CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM ĐI NGƯỢC VỚI THẾ GIỚI - VNindex sẽ đi về đâu?

I. Chính sách tiền tệ của Việt Nam đi ngược với thế giới
Như chúng ta đã biết từ đầu năm 2022 đến nay quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như Mỹ, EU,… đều là thắt chặt tiền tệ nhằm mục đích kiềm chế lạm phát. Vây tại sao chính sách tiền tệ của Việt Nam từ đầu năm 2023 lại đi ngược hay chẳng nhẽ các nhà điều này hành chính sách của Việt Nam không nhận thấy được điều này hay sao?
Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta phải đi đến cái nguyên nhân chính dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ của các nước trên thế giới đó chính là kiềm chế lạm phát. Vậy chúng ta hãy cùng bóc tách nguyên nhân này. Như chúng ta đã biết tỷ lệ lạm phát được đo bằng sự tăng trưởng của chỉ số CPI. Có sự khác biệt rất rõ nét trong cơ cấu CPI của Mỹ và Việt Nam đó chính là tỷ trọng cấu thành CPI. Ở Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất đó chính là giá năng lượng. Chính vì vậy sự tăng lên của giá dầu đã đẩy lạm phát của nước này lên mức cao. Trong khi đó cơ cấu CPI của VN thì thực phẩm lại là thứ chiếm tỷ trọng cao nhất. Chính vì vậy giá dầu tăng cao trong 2022 đã đẩy lạm phát của Mỹ lên mức cao trong khi đó của VN chúng ta có ảnh hưởng nhưng không quá nhiều. Chính vì vậy đây là tiền đề cho chúng ta có những biện pháp nới lỏng hậu đại dịch.


Như vậy thì việc chính sách tiền tệ nới lỏng như vậy có tác động đến tỷ giá hay không ? Câu trả lời là có nhưng là ở mức độ nào.
Các nhân tố tác động chính dẫn đến tỷ giá tác động bao gồm: cán cân tài chính, cán cân thương mại, và cung tiền.
(1) Cán cân tài chính ở đây chủ yếu là vốn FDI đổ vào VN và VN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên thì cán cân này của VN luôn dương do chúng ta đầu tư ra nước ngoài rất ít và chủ yếu là nhận vốn FDI. Vốn FDI đổ vào Việt Nam nửa đầu năm vẫn tăng trưởng rất tốt. Và điều này cũng giúp hỗ trợ tỷ giá rất tốt
(2) Cán cân thương mại ở đây là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy xuất khẩu của chúng ta ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong những thời điểm khó khăn nhất nhưng vẫn thặng dư. Chính vì thặng dư nên chúng ta vẫn có nguồn ngoại tệ chảy vào, điều này cũng giúp hỗ trợ tỷ giá rất nhiều.
(3) Cung tiền: Với việc hạ lãi suất nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế nhưng theo số liệu thì tăng trưởng cung tiền M2 vẫn rất thấp, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào. Tuy nhiên hiện tại các bank vẫn chưa thể giải ngân cho vay được nhiều do nhu cầu yếu từ phía các DN cũng như việc một số các bank vẫn đang còn phải xử lý nợ xấu đặc biệt là đối với các bank có tỷ lệ cho vay BĐS lớn. Trong thời gian gần đây chính phủ cũng đã cho ra một số thông tư, nghị đình nhằm hỗ trợ ngành BĐS và tháo gỡ khó khăn. Chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục được triển khai do các chính sách vẫn chưa thực sự ngấm vào nền kinh tế.
=> Như vậy hiện tại rủi ro tỷ giá vẫn chưa tác động quá nhiều trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong dài hạn sẽ bị ảnh hưởng nếu như Mỹ không tăng lãi suất nữa nhưng sẽ giữ ở mức cao và các chính sách nới lỏng của VN bắt đầu ngấm vào nền kinh tế thì việc tỷ giá có những cú giật là điều không thể tránh khỏi.
II. VNINDEX sẽ đi về đâu ?

Theo lý thuyết DOW trên khung thời gian tuần thì chung ta có thể thấy rõ rằng hiện tại VNINDEX vẫn đang trong một xu hướng giảm dài hạn và VNINDEX đang trong vùng tương đối rủi ro khi mà đang dần tiến về vùng đỉnh quan trọng. VNINDEX vẫn sẽ được xem là trong xu hướng giảm dài hạn nếu như vẫn chưa vượt qua được mốc 1320 điểm.

Tuy nhiên trên khung thời gian ngày lại đang cho thấy sự lệch pha khi mà xu hướng trên khung ngày lại đang là xu hướng tăng. Vậy hành động hiện tại của chúng ta là gì? Theo quan điểm của tôi thì không phải nhận thấy thị trường rủi ro là chúng ta sẽ đứng ngoài vì làm như vậy chúng ta sẽ bỏ qua cực kỳ nhiều cơ hội. Thêm vào đó xu hướng ngắn hạn của VNINDEX vẫn là xu hướng tăng và các yếu tố vĩ mô vẫn đang ủng hộ thì việc hiện tại chúng ta cần làm đó chính là chọn những nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường chung và quản trị rủi ro vị thế một cách tốt nhất. Nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường chung là những cổ phiếu có xu hướng tăng trong cả ngắn và dài hạn sau đó là tìm điểm mua hợp lý cho các cổ phiếu này. Xác định đươc nhóm cổ phiếu này rồi thì việc tiếp theo là quản trị rủi ro cho các vị thế hiện tại. Cố gắng không để mất quá 2% trên tổng tài khoản cho mỗi lênh mua. Việc tìm điểm mua và quản trị rủi ro thì tôi sẽ nêu rõ hơn trong những bài viết sau.
Cảm ơn quý nhà đầu tư đã đọc, quý nhà đầu tư hãy đóng góp thêm ý kiến ở phía bên dưới để chúng ta cùng bàn luận. Xin chân thành cảm ơn.

Video chi tiết về Vĩ mô - Tiền tệ Việt Nam https://youtu.be/g7N7BoU6U_o