Chính thức cho phép mua bán điện trực tiếp giữa các bên - PC1 hưởng lợi trực tiếp

Ngày 3/7/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP cho phép dự án điện mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối,… có thể được mua bán trực tiếp thông qua hai phương án gồm qua đường dây riêng và lưới quốc gia (EVN) (cơ chế DPPA).

Cơ chế DPPA là cơ chế cho phép khách hàng sử dụng điện có cam kết hoặc mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững được tiếp cận và mua trực tiếp một lượng điện được từ một đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được gọi là (Đơn vị phát điện) thông qua một hợp đồng song phương dài hạn có giá và thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận và thống nhất.

Cơ chế này được thực hiện có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia gồm: Bên mua, bên bán và đơn vị truyền tải.

Ở bên mua, Các tập đoàn và công ty lớn tham gia vào cơ chế Hợp đồng Mua Bán Điện Trực Tiếp (DPPA) không chỉ nâng cao uy tín qua các cam kết sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển bền vững, mà còn đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và dài hạn, đồng thời giảm thiểu rủi ro về chi phí điện năng trong tương lai. Ngoài ra, khách hàng có thể thương lượng và cố định giá mua điện trực tiếp với các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, mang lại lợi thế về kinh tế và chiến lược.

Theo các tổng công ty điện lực, có khoảng 30% khách hàng lớn tiêu thụ trên 500.000 kWh điện mỗi năm. Trong khi đó, hơn 7.700 khách hàng, chiếm 36,5% tổng điện năng tiêu thụ, sử dụng từ 200.000 kWh trở lên. Việc này không chỉ phản ánh nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn mà còn cho thấy tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng tái tạo trong tương lai.

Ở chiều ngược lại, các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tham gia cơ chế Hợp đồng Mua Bán Điện Trực Tiếp (DPPA) có thể dự báo doanh thu dài hạn nhờ khả năng chủ động xác định rằng phần lớn hoặc toàn bộ sản lượng điện sản xuất sẽ được mua bởi những khách hàng uy tín với giá bán điện được cố định trong suốt thời gian hợp đồng. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và đơn vị phát triển dự án trong việc tiếp cận các nguồn vốn có hạn để triển khai dự án.

PC1 có bàn đạp vững chắc
Tập đoàn PC1 đang khẳng định tham vọng mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Được biết đến với những bước đi táo bạo, vào tháng 10/2021, PC1 đã gây tiếng vang lớn khi chính thức đưa vào vận hành thương mại cụm nhà máy điện gió Liên Lập, Phong Lập, Phong Nguyên tại Quảng Trị với tổng công suất 144 MW, đáp ứng điều kiện bán điện theo giá FIT.

Không dừng lại ở đó, PC1 đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho tương lai. Đến năm 2025, tập đoàn dự kiến đầu tư và quản lý 350MW năng lượng tái tạo, thể hiện cam kết mạnh mẽ với sự phát triển bền vững. Đặc biệt, đến năm 2035, PC1 hướng đến mục tiêu vận hành thành công 1GW điện gió ngoài khơi, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình chinh phục năng lượng sạch và khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.

5 Likes

Ngoài PC1, tâm lý thị trường được cải thiện tích cực đối với giá cổ phiếu của các công ty năng lượng tái tạo khác như GEG, REE

Tuy nhiên, giá bán điện cho người mua DPPA dự kiến sẽ cao hơn so với EVN do có thêm nhiều người mua và cấp chứng chỉ tái tạo.

Các bác có thắc mắc về mã Điện nào cứ trao đổi nha

Giá thì éo lên; chỉ thấy giảm. Chán!

Chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Công ty Điều hành đường ống Tây Nam vừa phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn điều chỉnh. Tổng mức đầu tư của Dự án là 28.788,181 tỷ đồng. Theo kế hoạch, 4 gói thầu sẽ được triển khai trong quý III/2024, bao gồm: Gói thầu Cung cấp hàng hóa và xây lắp tuyến ống biển vùng nước nông (PC1): Giá trị 6.222,778 tỷ đồng. Gói thầu Cung cấp hàng hóa và xây lắp tuyến ống biển xa bờ (PC2): Giá trị 8.077,656 tỷ đồng. Gói thầu Rà phá bom mìn vật nổ phần đường ống biển: Giá trị 92,013 tỷ đồng. Gói thầu Tư vấn khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công, dự toán và giám sát thi công, rà phá bom mìn vật nổ phần đường ống biển: Giá trị 6,14 tỷ đồng. Các gói thầu này sẽ đảm bảo việc thực hiện Dự án một cách hiệu quả, đồng bộ và đúng tiến độ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống hạ tầng khí tại Việt Nam.