Chờ đợi cơ hội - xu hướng thị trường đảo chiều

Thị trường chứng khoán là một thị trường xác suất, không ai biết ngày mai tăng hay giảm, tôi cũng đâu có biết, nhưng tôi biết nếu tôi bắt đáy mà cổ phiếu phá đáy tiếp thì sẽ thua lỗ, rõ ràng đang trend xuống đâm thẳng khủng khiếp như 2008, cầu vào rất ít, sao phải bắt đáy. Nguyên lý cơ bản khi một thị trường giảm sâu giảm sốc rất khó để cổ phiếu tăng lại hình chữ V, dù có tăng lại cũng không hề lên mạnh chỉ khoảng 10% - 20% rồi sẽ tích lũy đi ngang đợi sóng mới, vậy tại sao phải liều bắt đáy vẫn có rủi ro phá đáy mà lại không để thị trường cân bằng lại có một xu hướng uptrend tiếp theo. Nhiều người thích bắt cổ phiếu theo định giá cơ bản nhưng với TTCK đầu cơ như ở VN thì sử dụng phân tích kĩ thuật tốt hơn, rất ít người thua lỗ nếu giỏi phân tích kĩ thuật. Với phân tích kĩ thuật chỉ cần chart mở rộng biên độ rơi không ai bắt, lúc nào cũng phải tích lũy trở lại và có xu hướng lên thì NĐT mới tham gia lại, trong 1 pha rơi chỉ cần chạm xu hướng xuống mà không quay trở lại tim đường trung bình thì sẽ bán bỏ và đứng ngoài. Vậy nên PTKT dễ thoát khỏi những pha rơi sâu đầy hỗn loạn như ở TTCK VN.

Lúc đầu tôi còn lưỡng lự giữa phân tích cơ bản hay phân tích kĩ thuật mới hợp lý nhưng sau đợt rơi thảm khốc năm 2022 chắc chẳng phải lưỡng lự gì nữa, cứ theo chart PTKT mà chơi, tin chưa ra nhưng chart đã phản ánh rõ tin xấu hoặc tin tốt rồi.

Câu nói hạ sát nhiều chứng sĩ nhất đó chính là “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi” thực ra Warren Buffett chưa từng nói câu đó.

4 Likes

Tay to sẽ mua đỡ thị trường nhưng chỉ khi giá cổ phiếu trở nên rẻ mạt đủ kích thích họ quay trở lại mua gom và điều cần để kích hoạt dòng tiền quay trở lại là chính sách tháo gỡ về room tín dụng cũng như trái phiếu và BĐS, khôi phục niềm tin của NĐT không phải một sớm một chiều, không ai kéo giá cổ phiếu lên để làm người bị đổ bô.

Giai đoạn 1150 tôi cũng không hề bắt cổ phiếu đương nhiên tôi lỡ cơ hội kiếm lời sóng tăng từ 1150 - 1270 nhưng nó thực sự không quá quan trọng khi thị trường test đáy 1150 tới 3 lần suýt nữa thủng, lực hồi phục ban đầu quá yếu, cơ hội còn nhiều an toàn thì vào rủi ro thì không nên đánh đố thị trường, không có lời thì cũng không mất tiền, giữ được tiền trong downtrend đã giàu hơn người khác rồi.

3 Likes

Từ lúc tham gia f247 mới đọc được 1 com chất lượng thế này ,rất trung lập và sâu sắc .Bác nhận em làm đệ dạy em ptkt cơ bản với ,e mù tịt :((

2 Likes

Câu nói “Hãy sợ hãi khi mọi người tham lam và hãy tham lam khi mọi người sợ hãi - They should try to be fearful when others are greedy and greedy only when others are fearful” là của WB đó bác. Câu nói đó thể hiện chiến lược Đầu tư giá trị của WB. Có thể ông nói chuyện nhiều lần trong đời nhưng sách này dẫn viết năm 2004.

Danh ngôn này được Buffett viết và xuất bản trong lá thư gửi cho cổ đông của Berkshire Hathaway năm 2004.

1 Likes

Bác lại không hiểu Warren Buffett chưa bao giờ viết sách bác ạ. Sách của ông toàn mấy người khác thuật lại theo góc nhìn của họ về Warren Buffett thôi, câu nói đó cũng trích dẫn không đủ ý, mà điều đặc biệt là nó không hề phù hợp ở TTCK đầu cơ nặng như ở VN, dòng tiền vào và dòng tiền ra liên tục mà không quan tâm tới giá trị cơ bản của doanh nghiệp. Với tôi sách của Mark Minervini là đáng đồng tiền bát gạo nhất, đọc thấm nhuần tư tưởng của TTCK đầu cơ như ở VN, chẳng qua bản tính con người thường vẫn có những hành động vượt qua ngoài quy tắc đặt trước. Nhưng lần rơi mạnh downtrend 2022 phải thừa nhận tuân thủ nguyên tắc của Mark Minervini là sống còn.

3 Likes

Ông viết trong thư gửi cổ đông, ghi rõ mà. WB hay viết thư cho cổ đông trong những thời điểm đặc biệt. Câu nói kia trích rõ là trong lá thư gửi cổ đông 2004, không phải là sách.

1 Likes

Câu nói đó không đủ ý đấy bác, trích dẫn trong sách toàn là “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi” nhưng khi bác áp dụng vào TTCK VN đi lao vào bắt đáy thì toàn cụt tay chứ mấy khi có lời. Định giá cơ bản ở TTCK VN không ăn thua đâu, bác thấy ITC không dưới giá trị sổ sách 4 lần rồi đấy, giá trị sổ sách hơn 22k mà cổ phiếu giờ 5k, công ty vẫn tăng trưởng, vẫn hoàn thành kế hoạch năm dù chỉ ở quý 3/2022 và vẫn sàn.

2 Likes

Theo dõi post nhé, hoặc liên hệ 0932631105

2 Likes

Không đây là phương pháp tôi đã chứng kiến nhiều người, nhiều quỹ thắng rồi bác. Khác với nhà đầu tư nhỏ, tại thời điểm giá rẻ, quỹ họ sẽ mua khối lượng lớn (giả sử mua vài chục triệu đến vài trăm triệu cổ phiếu giá thấp từ 10 - 15) thì chỉ từ 1000 - 1500 tỷ, họ phải mua dần vì nếu họ mua sâu thì sẽ đẩy thị trường lên cao. Do vậy, họ mua trong 1 khu vực họ cho là rẻ so với định giá và triết lý Đầu tư giá trị được áp dụng.

Khủng hoảng năm 2008, WB đã từng giải ngân ở mốc DJ trên 9000 điểm bằng phương pháp đầu tư giá trị. Lúc DJ về điểm đáy khu vực trên 6000 điểm có nhiều bài viết đánh giá đó là sai lầm của WB. Tuy nhiên, sau đó DJ phục hồi về vượt 9000 điểm trong chưa đến 1 năm, thế giới đã đánh giá lại các nhận định về WB ở thời điểm đáy vì lúc đó danh mục của ông, đặc biệt mua GS đã lãi rất lớn.

Đó là một phương pháp đầu tư phù hợp với phong cách một số người, đặc biệt là quỹ và các tổ chức lớn. Đặc trưng của nó là người Đầu tư giá trị phải định giá được cổ phiếu. Tỷ lệ chênh giá thị giá và giá trị định giá được WB gọi là Safety Margin, tạm dịch là biên an toàn. Nếu trên 30%, công ty có dòng tiền tốt, ngành nghề, đạo đức chủ doanh nghiệp được đánh giá tốt là WB quan tâm.

Hệ thống định giá Tài chính, phân tích tài chính và các tiêu chí đánh giá Phi tài chính của WB vẫn được nhiều người học hỏi và thực hành.

4 Likes

Bác biết điểm mạnh của Warren Buffett là gì không, ông nghiên cứu về doanh nghiệp đó rất kĩ một con người có nhiều mối quan hệ nên ông dễ dàng nắm bắt tin tức, và ông thường sẽ tham gia HĐQT hoặc có tư vấn cho doanh nghiệp mà ông cầm nắm cổ phiếu và thêm nữa báo cáo tài chính, kiểm toán, kì vọng sản phẩm mới… rất nhiều thứ mà TTCK Mỹ khác xa so với TTCK VN, bác thấy nhiều doanh nghiệp kiểm toán lại ở VN báo lỗ không. Bác đang bắt đáy cổ phiếu theo kiểu phân tích cơ bản nhưng thực chất ở TTCK VN nó vẫn là đi theo dòng tiền nên nó không phù hợp đâu.

2 Likes

Bạn đọc bài này, nguyên bản tiếng Anh có trích dẫn những câu nói nổi tiếng của WB trong các lá thư viết cho cổ đông. Có trích dẫn câu nói nổi tiếng đó.

1 Likes

Các tổ chức đều tập hợp những chuyên gia rất giỏi về định giá vì đó là nghề của họ, các quỹ lớn đầu tư khối lượng rất lớn khi thị trường hạ giá. Tất nhiên, họ thực hiện định giá chuẩn mực. Một số nhà đầu tư có danh mục nhỏ thì ra vào dễ dàng khi đánh TA vì khi có tín hiệu mua cũng không muộn. Tuy nhiên, danh mục quỹ nặng với hàng trăm triệu thì khi đánh TA, mua lớn thị trường sẽ bị đẩy giá mạnh (khối lượng mua của họ làm thị trường tăng). Họ không mua đủ nếu có tín hiệu và không thoát đủ khối lượng khi có tín hiệu. Do vậy, phải mua sớm thoát sớm.

Do vậy, các quỹ lớn thường theo 2 trường phái Đầu tư và Đầu cơ thường chia làm 2 (1) Đầu tư tăng trưởng mua cao bán cao hơn và (2) Đầu tư giá trị - mua thấp bán cao. Hai trường phái này lại được sáng tạo ra nhiều phương pháp nhưng tầm đầu tư chuyên nghiệp thường họ phân tích nhiều yếu tố gồm cả TA và FA và nhiều công cụ khác trong đó buộc phải phân tích vĩ mô và môi trường đầu tư. Lúc giao dịch tuỳ theo vị thế danh mục và trạng thái thị trường để sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên, mỗi quỹ lại có thiên hướng nghiêng hơn về Đầu cơ với TA kiểu Soros, Oneil hay nghiêng hơn đầu tư kiểu WB. Oneil có thể nói là kết hợp TA và FA nhưng hơi thiên về Đầu cơ.

Thế nên cách mua, bán nó đa dạng, nhiều phương pháp và mỗi người áp dụng theo phương pháp phù hợp với mình.

2 Likes

Quỹ và tổ chức ở Mỹ rất đông nên họ đủ lực neo giá cổ phiếu đúng với bản chất kì vọng của thị trường, ngay cả NĐT cá nhân thường đầu tư qua quỹ chứ không trực tiếp mua bán, ở thị trường đó không có nhiều tin tức nội gián nên khi báo cáo tài chính ra thì giá cổ phiếu mới chạy. Sự đa dạng ngành nghề và sự phát triển sản phẩm cũng vượt trội.

Còn ở TTCK VN quỹ và tổ chức rất ít nên khi cổ phiếu rơi mạnh gần như không có lực đỡ và đặc tính đầu cơ ở TTCK VN thấy rõ là cổ phiếu nhìn nhau đi xuống nhìn nhau đi lên bất chấp tình hình kết quả kinh doanh tốt hay xấu, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là bank, chứng, thép, BĐS là chủ đạo. Ở TTCK VN thường giá cổ phiếu sẽ chạy trước tin, khi tin doanh nghiệp tốt lên thì mọi người đã có tin nội gián âm thầm mua gom cổ phiếu, khi tin doanh nghiệp xấu đội biết tin đã úp bô lên cổ phiếu, giá cổ phiếu thường chạy trước khi báo cáo tài chính được tung ra và thường khi báo cáo được tung ra cũng là một pha điều chỉnh.

Nói chung mọi thứ đều không phù hợp lắm khi dùng ở TTCK VN đâu, ai bảo HPG không nhiều tiền, ai dám nói HPG không có lợi thế cạnh tranh gần như độc quyền trong ngành thép nhưng cổ phiếu sàn thì nó vẫn sàn thôi à, về lại nơi bắt đầu.

3 Likes

Quỹ nào cũng thế, kể cả ở Việt Nam bạn. Đầu tư tại các tổ chức đều có những người chuyên gia rất giỏi, rất có kinh nghiệm chỉ huy danh mục. Nhiều khi, Việt Nam mình hay đánh giá cao Quỹ ngoại nhưng lịch sử chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự kém hiệu quả của quỹ ngoại trong một số giai đoạn. Nhiều người Việt quản lý danh mục tốt hơn các quỹ ngoại, tôi chứng kiến giai đoạn 2006 - 2009 quỹ ngoại vào Việt Nam thua lỗ rất lớn.

1 Likes

Quỹ và tổ chức mạnh thì mới đỡ được DJ, chứ ở TTCK VN toàn nhỏ lẻ tháo chạy theo dòng tiền, không đỡ được đâu à. Tôi không đoán đáy cũng không quan tâm cổ phiếu đắt hay rẻ nữa, giờ nó tích lũy chặt và tăng lại thì xem xét, giảm thì thôi.

Giai đoạn TTCK VN từ 1000 về 900 đó là 1 cú sốc rất lớn mà rất ít năm sau chưa chắc được trải nghiệm. Việc này thay đổi hoàn toàn quan điểm đầu tư chứng khoán của tôi, nó cũng là lý do tôi lập ra topic này.

2 Likes

Họ đâu có đỡ VNINDEX, họ chỉ mua khi thị trường rẻ, giá thấp, định giá thấp. Họ sẵn sàng chờ 1 năm, thậm chí nhiều năm, hưởng cổ tức nếu là Đầu tư giá trị. Khi thị trường vượt quá giá trị Định giá họ bán danh mục để thu lời. Nước nào cũng thế, khi thị trường hạ giá thì chẳng tổ chức riêng lẻ mạnh đến mấy có thể đỡ thị trường, tự dòng tiền thông minh tìm đến khi rẻ.

Phần lớn hoạt động Đầu tư không bao giờ để đỡ giá cổ phiếu. Chỉ một số nghiệp vụ đặc biệt : lái, người chống thôn tính, mua cổ phiếu quỹ … mới có mục đích ảnh hưởng giá cổ phiếu.

Ai từng trải nghiệm chu kỳ giảm từ 1170 - 235 giai đoạn 2007 - 4/2009 thì cú này chưa ăn thua. Cú 2009 từ 624 về hơn 300 cũng ghê. 2 cú đó ghê hơn về thị giá rơi.

2 Likes

Không đỡ thị trường thì giá trị cổ phiếu của quỹ sẽ giảm, đồng nghĩa với NĐT sẽ muốn rút vốn khỏi quỹ sẽ tăng, quỹ sẽ phải cần 1 lượng lớn tiền mặt để thanh toán. Căng lắm đó bác.

Còn tôi là thành tín đồ nguyên tắc của Mark Minervini, phải luôn tuân thủ nguyên tắc mua bán, không được phép để cảm xúc cá nhân chi phối, đặc biệt không cần coi trọng định giá cơ bản của cổ phiếu nữa mà tập trung vào dòng tiền, ngành nghề dẫn sóng và cổ phiếu dẫn dắt.

Giờ tôi chả còn coi bọn tây hay tự doanh là số liệu cần phải tham khảo vì chúng nó thua lỗ quá nhiều.

2 Likes

Họ Đầu tư giá trị thì rơi nữa họ cũng chấp nhận vì cổ tức và lợi ích nắm giữ đã vượt trội so với giá mua. Giả sử, tôi vay vốn được giá 10%, hiện nay nhiều cổ phiếu rẻ, ROE cao, EPS cao, họ trả cổ tức tiền mặt từ 10% trở lên và lợi nhuận giữ lại vẫn trên 50, tổng lợi nhuận. Lúc đó, tiền trả cổ tức tôi tăng 10% đủ trả lãi, lợi nhuận giữ lại làm giá cổ phiếu hàng năm tăng, kể cả thị trường ảm đạm. Như vậy, NAV của tôi vẫn tăng mạnh mẽ, vượt kỳ vọng.

Đầu tư giá trị họ có thể giữ qua chu kỳ giảm giá. Ở Việt Nam, chu kỳ giảm giá thường dưới 2 năm. Sau giai đoạn cực nóng mới giảm và đi ngang lâu. Bạn xem danh mục của WB có thể giữ rất lâu năm, đặc biệt cổ phiếu Coca và Wasington Post.

2 Likes

Và các công ty chứng khoán có thống kê rất ít NĐT ở TTCK VN giữ cổ phiếu trên 3 tháng bác nhé, còn mấy ông đầu tư giá trị và đầu tư dài hạn toàn do đu đỉnh, vô tình lướt sóng thành cổ đông. Ở xứ nào thì phải theo xu hướng đầu tư của xứ đó đừng lấy phong cách nước ngoài tham chiếu nhiều quá.

Tôi không phủ nhận định giá cơ bản doanh nghiệp nhưng nó không phù hợp lắm với tình hình TTCK VN, đoạn vừa rồi có nhiều cổ phiếu chia tận 10 lần, thực sự đừng nên định giá doanh nghiệp làm gì nhiều để rồi yêu cổ phiếu, uptrend thì nó cũng chỉ là công cụ tạo sóng điều hướng dòng tiền là chính.

2 Likes

Đấy là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, chỉ mua vì lòng tham. Đâu so với bọn chuyên nghiệp, tay to. Mọi người đều hiểu là tại đỉnh, khối lượng giao dịch, phân phối lớn là của ai bán cho ai? Hội phân phối thành công trên đỉnh giá cao ngất thì họ lại mua lại khối lượng lớn, giá rẻ mạt ở vùng đáy hay vùng định giá thấp.

Tôi cũng là người nghiên cứu TA rất lâu, thực hành TA nhiều. Tuy nhiên, tôi thấy nhiều người Đầu tư giá trị cực kỳ thành công. Ông giám đốc CTCK thời tôi làm đã từng vét 1 mã giá 8k - 10k khối lượng rất lớn giai đoạn giảm giá sau 2009, EPS của nó ít nhất trên 2000, dòng tiền mạnh, trả cổ tức ít nhất 1000 bằng tiền chưa kể tách cổ. Sau con này tăng trưởng anh ý lãi số tiền cực khủng và vẫn là cổ đông lớn. Lợi nhuận thậm chí hơn những người lướt lát nhiều.

Đó là phương pháp chơi thôi. Trước tôi hay chê anh Giám đốc công ty CK tôi làm vì phương pháp Đầu tư giá trị này của anh ta. Sóng 2009, tôi chứng kiến anh ta nhân gần 10 lần tài khoản 1 mã. Gom khu 16-20 (chỉ sử dụng tiền vay 20% thôi), bạch thủ 1 mã khối lượng lớn (tính bằng % sở hữu doanh nghiệp) thì thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về Đầu tư giá trị.

Nói chung, phương pháp nào cũng có cái hay, cái dở phụ thuộc vào trình độ người đầu tư thôi.

4 Likes