Hồi mạnh mà cắt đúng đáy
chào mừng chú kẹp DIG, hi vọng chú an toàn trên chuyến tàu này.
cắt đúng zái luôn b à, giờ lảm nhảm như thằng hâm
Nghe lời anh thì các chú ấm thân rồi. Thấy đỉnh cao của thao túng phái sinh chưa. Chiên giòn cả 2 đầu long short, đến cuối giờ nó mới chốt hạ bên long hay bên short. Thị trường này đánh tởm kinh khủng còn hơn cả tiền ảo hay ngoại hối. Chơi làm cái gì, nhảy vào cho bọn nó quay như con dế. Biên thì rộng, đánh thì bẩn bựa, mấy mã cổ phiếu vốn hóa nhỏ chả tác động được gì đến thị trường.
Giờ này chỉ có phái sinh hoạt động thôi. Bank, chứng, thép gì tầm này nữa.
Mày vừa giã mấy nghìn hợp đồng lúc 2h 13 phút phải không, khá lắm.
Chúng nó đang đánh phái sinh thì cổ phiếu cơ sở cũng gãy be bét vì hành động thao túng chỉ số của chúng nó, các cổ phiếu cơ sở có khỏe cũng cưa chân bàn từ từ, rất khó có lợi nhuận, vào lệnh trong trạng thái run thì chơi làm gì. Nghỉ đi.
Chú ý quan sát 3 cp họ nhà V có thủng đáy hay không, thêm 2 cp VCB vs BID bank NN có gãy hay không CTG đi trước rồi không tính nữa, VCB sau nhiều phiên rút chân đã có phiên bị bán ngược, BID dễ tạo mô hình vai đầu vai vì giá tăng mà khối lượng giảm dần là tăng yếu rồi.
5 ông thần có khả năng biến động mạnh ảnh hưởng cực kì lớn đến chỉ số của VNI, kéo VNI quay trở lại test đáy. Ngoài ra còn có cp MSN đang cắm đầu cũng chú ý dần test lại đáy rồi.
Giờ này phải quan sát VN30 xem nó đưa mọi người về đâu.
Những nhận định và phân tích của bất kì ai kể cả những người có vị trí cao đều chỉ trên quan điểm cá nhân, một cá nhân có tiếng nói thì chỉ ảnh hướng đến 1 nhóm nhỏ, 1 cái nhân không có tiếng nói thì chẳng ảnh hưởng đến ai cả. Chẳng ai tài giỏi có thể đoán được thị trường ngày mai tăng hay giảm, điều mọi người có thể làm đó là nghiên cứu lịch sử để tìm kiếm điểm lặp lại y nguyên của thị trường trong tương lai vì bản tính con người trên thị trường đầu tư là không bao giờ thay đổi, chứng khoán ra đời hàng trăm năm trước nhưng nhiều kiến thức cũ vẫn còn được áp dụng đến tận bây giờ.
Chẳng có bất kì một ai có để chỉ vài lời nói làm đảo lộn được cái xu hướng chính của thị trường. Khi thị trường đã vào trend tăng thì có tung tin xấu bằng trời cũng chả ai nghe, còn khi thị trường đã vào trend giảm tin tốt đến mấy cũng dễ thành tin không đáng quan tâm.
A7 là một ví dụ điển hình, dù A7 có kêu gọi động viên anh em nắm giữ cổ phiếu BĐS, nhưng nó đã vào xu thế giảm rồi thì nó sẽ giảm tiếp và giảm nữa, đến vùng nào nó trơ ra với thị trường không phán ứng nữa thì có thể đấy là đáy. Nhưng tất nhiên bắt đáy để làm cái gì khi chắc gì nó đã tăng giá.
Học thêm kiến thức đi mọi người, chứng khoán không phải trò trẻ con đâu, nó còn tàn ác hơn BĐS nhiều lắm. Hủy hoại cả đời mọi người chỉ trong vài tháng, mang tiền làm lụng bao nhiêu năm cho bọn đại gia lái cổ phiếu đứng phía sau sắm siêu xe, mua nhà là điều nhục nhã nhất khi đi đầu tư vì thiếu kiến thức.
Xuất phát điểm của tôi cũng như mọi người, 1 đứa chẳng có tí kiến thức gì nhảy vào TTCK, cũng cổ phiếu bank cầm dài hạn, cũng magrin bừa bãi, cũng đánh láo với đống cổ phiếu penny tăng trần rồi giảm sàn như cơm bữa hay trong trạng thái lo lắng, nhưng rồi đến 1 thời điểm nhận ra được mặt trái của thị trường, có một bàn tay vô hình thao túng ở phía sau thì tôi đã chẳng còn tin ba cái lý luận về cổ phiếu dài hạn và giá trị nữa, cũng chẳng tin ai nói rằng nên đầu tư như này như kia.
Cách tốt nhất test các phương pháp giao dịch, phương pháp nào kiếm ra tiền thì dùng và luôn tuân thủ nguyên tắc giao dịch của phương pháp đó và luôn hoàn thiện nó hơn là điều cơ bản để thành công.
Khi Bamboo Airways hoạt động thua lỗ, FLC phải trích lập dự phòng đầu tư theo tỷ lệ sở hữu. Số FLC đã trích lập năm 2021 giữ nguyên khoảng 373 tỷ đồng. Số FLC dự kiến trích lập cho năm 2022 có thể lên tới 3.642 tỷ đồng.
Con số trích lập này tương ứng với tỷ lệ sở hữu 21,7% của FLC, từ đây có thể tính ra số lỗ của Bamboo Airways trong năm 2022 là khoảng 16.000 – 17.000 tỷ đồng. Con số thua lỗ này của Bamboo Airways lớn hơn nhiều so với khoản lỗ 10.369 tỷ đồng của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) năm ngoái.
Bảo sao anh Quyết không lên sàn úp bô, lỗ tới cỡ này thì bay 10 năm chưa hoàn vốn.
Thay vì phân tích như mấy thằng ngố đang bốc phét ngoài kia, bro cho hỏi nên mua con gì lúc này.? Vì tt ko thể cắm mỏ tất cả các mã được.
Đánh chứng quan trọng nhất là lọc thông tin, kiểm soát rủi ro và đánh giá chất lượng cổ phiếu. Mấy ông đánh chứng mà cứ nghe theo người khác thì có thua lỗ cũng đáng thôi à. Vì chả biết mình đang mua cái quái gì, mà khi nó có vấn đề thì xử lý ra sao.
Ở trên sàn chứng khoán phải dùng cả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật để xác định cổ phiếu này đang ở vị thế nào. Phân tích cơ bản cho ta biết giá trị thực của doanh nghiệp, tiềm năng phát triển cũng như lãnh đạo doanh nghiệp đó có đủ tầm không. Còn phân tích kĩ thuật cho ta biết, cổ phiếu này có vào thế đánh đẹp hay không, điểm mua tốt không, có dòng tiền vào không.
Nếu một cổ phiếu có cơ bản tốt thì đó là cổ phiếu có thể đầu tư lâu dài được, nó điều chỉnh xuống thì là cơ hội để mua. Ví dụ như HPG quanh 10k là vùng để mua của rất nhiều người đầu tư giá trị, khi cả thị trường bị bán xuống và magrin call liên tục thì HPG về tới 12k đã bắt đầu phản ứng đi ngang giữ giá, nếu có thể định giá trị của một cổ phiếu tốt thì việc nó hồi phục lại chỉ là sớm hay muộn. Vì nó tốt sẽ có rất nhiều nhà đầu tư giá trị tham gia ở giai đoạn kéo giá.
Còn nếu là một cổ phiếu đã không có nền tảng cơ bản tốt hoặc giá vượt quá xa giá trị cơ bản, mỗi lần nổi sóng đều do làm giá cổ phiếu là chính thì xác định cổ phiếu đó phải đánh thuần phân tích kĩ thuật, mà thuần phân tích kĩ thuật thì không ai đu cao, không ai là không biết cắt lỗ. Đã thuần phân tích kĩ thuật thì đừng có nghĩ nhiều, bẻ chart, chart bị gãy thì auto bán và không được quay lại ở nhịp kéo số 2 hoặc số 3. Thường những mã cổ phiếu làm giá do đội lái sẽ tạo ra mô hình đối xứng lên ở đâu thì rơi về ở đó.
Cổ phiếu phụ thuộc vào giá trị cơ bản nó luôn bám sát với khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Còn cổ phiếu phụ thuộc vào giá trị kĩ thuật đơn giản là nó đủ khả năng làm giá thì nó sẽ nhảy vào đánh và đương nhiên hết nhịp đánh lên thì sẽ là nhịp rơi.
Đánh chứng khoán những điều cơ bản ấy còn không rõ thì chia buồn cùng các bạn, đầu cơ không biết mà đầu tư cũng chả hay. Có quá nhiều người hô hào bên ngoài kia mục đích là để phục vụ lợi ích của chính bản thân, nhưng hô hào đến mấy cũng không bao giờ thay đổi được xu hướng chính của cổ phiếu và thị trường chung. Bởi thế người ta luôn nói, thị trường luôn đúng, chart đồ thị và khối lượng giao dịch nó luôn đi trước thông tin trên media rất nhiều.
Đã thấy nó thao túng và hô hào vẽ nên một kịch bản giàu sang phú quý của doanh nghiệp, nhảy vào đánh cổ phiếu lên theo nó thì phải biết chấp nhận rủi ro, xác định tư tưởng trước là 1 mất 1 còn. Nên khi bị nó úp bô thì cũng đừng có khóc lóc kêu ai hay chửi ai cả, bởi đó là quyết định của bản thân và phải chịu trách nhiệm với quyết định xuống tiền đó.
Đá rủi ro về cho trái chủ, trái chủ có đồng ý hay không mới là vấn đề. Coi như đầu tư cổ phiếu bị chia 2, chia 3 tài khoản. Mấy bác nghĩ trái chủ có cắt lỗ hay không. Tôi thì nghĩ là không rồi, đi vốn nghìn tỷ mà cắt lỗ thì có mà phá sản.
Bắt đáy BĐS, ngon hay không thì hàng về mới biết, nhưng mà nó đang xấu đến mức này mà dám vào bắt cổ phiếu thử vận may thì cũng xứng đáng có được lợi nhuận. Tây nó đang tháo hàng mà các bác vào bắt hàng hộ tây thật mừng cho tụi nó.
Phân tích về trái phiếu.
Đầu tiên là một doanh nghiệp cực kì lớn ở VN mang nghiệp vụ phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo về VN. Doanh nghiệp này phát hành thành công gây tiếng vang lớn nên các doanh nghiệp khác bắt đầu học theo. Không cần tài sản đảm bảo, chỉ cần niềm tin vào thương hiệu là có thể huy động được tiền việc này quá là sướng, còn sướng hơn nhiều phát hành thêm cổ phiếu huy động tiền.
Chỉ trong vòng 5 năm số lượng trái phiếu phát hành tăng theo cấp số nhân vì hoạt động đảo nợ trái phiếu, ví dụ năm đầu phát hành 3000 tỷ thì năm thứ 2 phát hành 5000 tỷ năm thứ 3 sẽ là 8000 tỷ, năm thứ 4 sẽ là 10000 tỷ và năm thứ 5 sẽ là 20000 tỷ. Một số doanh nghiệp đỉnh cao còn phát hành hơn 100000 tỷ. Họ sẽ lấy tiền huy động được của năm sau trả gốc và lãi cho số tiền huy động của năm trước, cứ một vòng lặp như vậy được phát triển.
Các doanh nghiệp muốn bán được trái phiếu thì phải có kênh để bán vì vậy doanh nghiệp nào càng có mối thân quen với các tổ chức tài chính, đặc biệt là bank thì càng dễ bán trái phiếu, họ có thể bán bằng đủ mọi cách với các chiêu trò lấy lòng tin NĐT, khi có tiền rồi thì… thế nào cũng được.
Cái chúng ta cần để ý là dòng tiền từ trái phiếu đi đâu về đâu. Trong giai đoạn 2019 trở đi giá BĐS liên tục tăng không thấy đỉnh kết hợp với việc quá nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn phát hành trái phiếu sai mục đích, VTP vs THM là minh chứng rõ nét nhất cho việc huy động trái phiếu đi mua BĐS, đẩy giá BĐS tăng một cách chóng mặt, vụ đấu giá đất Thủ Thiêm lên tới 2,45 tỷ/m2 khiến nhiều người nhận ra họ lấy đâu ra tiền để mua BĐS tới 2,45 tỷ/m2. Chắc ai cũng rõ họ mua BĐS để làm gì và tiền đâu để mua.
Một số doanh nghiệp hiện tại phải mua lại trước hạn rất nhiều từ đó có thể suy ra các doanh nghiệp này dùng tiền huy động trái phiếu nhưng không sử dụng đúng mục đích nên buộc phải mua lại tránh bị tra theo vết xe đổ của THM vs VTP, vậy nên lý do mua lại chắc ai cũng biết.
Sau khi các doanh nghiệp đó mua BĐS rồi họ sẽ làm gì. Rất đơn giản, họ sẽ thế chấp BĐS mua được từ tiền trái phiếu vào các bank vs các tổ chức tài chính để vay tiền và thế là họ có tiền để tiếp tục tái đầu tư mua thêm BĐS hoặc mang đi đầu tư, làm dự án.
Đây là một dạng đòn bẩy gấp thếp thường thấy ở các thị trường tài chính lớn. Họ nghĩ ra các công cụ dùng để hợp thức hóa việc huy động vốn, từ một bàn tay không họ có thể hô biến ra hàng chục nghìn tỷ thông qua các công cụ vay nợ. Ví dụ như giai đoạn khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, một người sở hữu cùng lúc 4,5 căn nhà từ tiền đi vay thông qua các công cụ vay nợ khác nhau. Đó là lý do tại sao mà trái phiếu có rủi ro rất lớn ở thời điểm hiện tại khi việc đổ vỡ dây chuyền xảy ra.
Khi BĐS mất thanh khoản và giảm giá đồng nghĩa với việc số tài sản đó bị kẹt cứng không thể biến thành tiền quay trở lại trả nợ. BĐS giảm giá thì giá trị tài sản thế chấp cũng bị giảm đi rất nhiều nên các chủ nợ sẽ buộc họ phải tăng thêm tài sản đảm bảo vài lần, và cuối cùng khi bị siết nợ thì sẽ rất là căng. Làm sao để trả nợ khi BĐS mất thanh khoản đấy là một câu hỏi cực kì khó.
Nợ cuối cùng vẫn là phải trả.
vỡ nợ thôi bro, call mẹc zin. Làm đíu gì có chuyện đại gia bds chạy nhông nhông ngoài đường đầy ra được, call cho bớt bọn tiền mới này đi.
Lại 1 phiên đánh phái sinh, kéo trụ úp nhỏ lẻ. Tăng 20 điểm rồi giảm 20 điểm trong tích tắc, không cẩn thận cháy khét lẹt, biên +30 - 20 là quá rộng. Thôi cứ để các anh phiêu linh với mấy hợp đồng long short của các anh ấy đi.
Cụ phải công nhận mày chỉ báo chuẩn thật. 6/3 lên bài cắt ngay đáy. 2 hôm sau 7/3 và 8/3 tăng mạnh mẽ