Này lãi huy động mới hay sao thế bác?
Lãi suất trái phiếu mới phát hành hiện nay khoảng 17% - 21% bác nhé.
Còn cái lãi suất 115% kia là lãi suất cộng dồn từ trái phiếu mà chưa được thanh toán, giống như giá vốn của bác mua cổ phiếu là 100 triệu mà bác đang có lợi nhuận trên giấy là 115%, cộng cả gốc và lãi thì có tổng giá trị là 215 triệu ấy. Bác có quyền mua bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp như mua bán cổ phiếu thôi, bác cần bán gấp trái phiếu để thu tiền về thì có thể bán hạ giá trái phiếu tổng trị giá 215 triệu với giá 150 triệu chẳng hạn chấp nhận lỗ 65 triệu, còn người mua trái phiếu thì có thể chấp nhận rủi ro nắm giữ trái phiếu mà bỏ 150 triệu mua lại trái phiếu đó để nhận toàn bộ phần lợi nhuận và vốn gốc trị giá 215 triệu khi trái phiếu đáo hạn.
Đúng r bác, trái chủ bên trên đã chấp nhận cắt tiết, và đây là lợi tức chứ ko phải trái tức
Chú ăn kệ chú, cứ ăn đi. Cash is King =))
Thế này thì chú lại chưa nghe câu nói “Chỉ cần xu hướng lên, càng đắt anh càng mua, chỉ cần xu hướng xuống rẻ mấy anh cũng không mua.” Kaka, thế mới không phải cắt lỗ giống như chú. Chơi chứng mà để cắt lỗ cháy tài khoản thì nói chuyện làm cái gì.
Nhìn cái chart nó cắm đầu thế kia mà cũng lao vào mua lấy được, ăn hên thì được tí T+, xui thì lại cụt mấy ngón tay. Kaka
Cái lãi 115% là nó cộng dồn lại chưa thanh toán, có nghĩa là độ rủi ro cao khiến trái chủ cảm thấy không ổn rồi cắt lỗ thôi. Giống Evergrande vỡ nợ đỉnh điểm lãi trái phiếu phải trả cộng dồn là 36x% không thể thanh toán được. Trái chủ bán rẻ chỉ thu lại gốc 7 tỷ nhường 5 tỷ phần lãi cho người mua, rủi ro người mua chịu.
Đừng đoán đáy, chẳng ai đoán nổi đáy ở TTCK này đâu, qua đáy rồi mới biết đó là đáy. Còn thị trường hiện tại tôi chả kì vọng gì nhiều, lý do năm 2020 bùng nổ sau sự kiện covid là thị trường đã tích lũy được 2 năm, với khoảng thời gian dài tích lũy như vậy việc thị trường đi lên theo hình chữ V không có gì khó hiểu, sau khi bank giảm lãi suất thì năm 2021 còn bùng nổ mạnh hơn, ngay trong dịch covid còn sốt BĐS đủ thấy tiền rẻ thế nào.
Năm 2022 thì khác cổ phiếu chẳng có chút tích lũy nào cả gần như là rơi thẳng đứng, vĩ mô thì xấu, lãi suất thì đang trong quá trình tăng, room tín dụng thì hết cạn kiệt LDR của bank cao ngất ngưỡng trên 100% trong khi NHNN yêu cầu 31/12/2022 phải giảm về dưới 90%.
Vậy nên đôi khi cũng phải thực tế một chút, sóng hồi chỉ là sóng hồi mà thôi, mơ mộng nhiều là vỡ mộng nhiều đó. Cái vấn đề khiến nhiều người thất bại trên thị trường chứng khoán đấy chính là kì vọng, ông có nhớ không, chính kì vọng mà ông đu đỉnh DIG đấy, nếu ông hiểu được tiền không dễ kiếm đâu, một khi mất một phần vốn rồi lần sau muốn kiếm lại sẽ kiếm được rất ít, thì có lẽ ông đã giữ được tiền rồi chứ không phải giữ cổ phiếu DIG.
Ai bắt đáy thành công là quá giỏi mà, tôi không có phủ nhận đâu, trên TTCK chỉ nói chuyện lời hay lỗ, nhưng cứ bắt đáy hoài mà không kiểm soát được rủi ro sẽ có ngày ông chẳng còn gì cả.
khi cả thị trường đang cùng cực về call margin chéo của các chủ tịch, thì 1 thế lực lớn giải cứu người giàu.
Mới là giải cứu trong ngắn hạn thôi, cũng không biết kéo dài được bao lâu, họ có tham gia giải cứu thì mục đích của họ cũng là kiếm lợi nhuận, phiên hôm thứ 6 tuy nhìn thì khá tích cực nhưng việc bung vol to cũng xác nhận đội bắt đáy lướt sóng khá là đông, ăn xong rồi là rút chưa chắc họ đã tham gia lại lượt kéo lên.
Tam sàn cơ mà người anh em tiền đâu ra mà cứu nhỉ
Lãi suất trái phiếu niêm yết giờ này cũng không có chuyện chiết khấu 115%, năm 2008 lãi suất cực cao thì trái phiếu mới chiết khấu tầm 40% đã quá ghê gớm, các ngân hàng dầy vốn ở top trên mua rất nhiều và có lãi lớn.
Trái phiếu là nợ của tổ chức kinh tế nên định mức tín nhiệm là quan trọng. Với tổ chức định mức tín nhiệm BB+ trở lên thì tầm này huy động trái phiếu chưa thấy cao hơn 13%. Còn tổ chức sắp phá sản thì có lãi 1000% nó vẫn vay. Do vậy, lãi suất bạn đưa ra trên 100% không phản ánh đúng trạng thái bình thường của giao dịch trái phiếu.
Tôi không bàn đến trạng thái của trái phiếu lãi suất huy động phát hành mới có ghi rõ đó tôi chả cần phải giải thích gì nhiều, tôi đang nói đến ảnh hưởng niềm tin của NĐT bạn hiểu chứ, thị trường trái phiếu cũng có thị trường thứ cấp cung giao dịch dựa trên cung và cầu, như cổ phiếu khi mất niềm tin thì đó chỉ là đống giấy vô giá trị, không phải tự nhiên cổ phiếu chỉ trong vài tuần giảm không phanh. Cái đó mới là cái quan trọng, sau này phát hành tiếp trái phiếu để đảo nợ trái phiếu cũ ai mua cho, khi niềm tin đã mất NĐT sẵn sàng cắt lỗ toàn bộ phần lãi tới 115% chỉ mong lấy lại vốn gốc.
Gồng được tới bao giờ tôi không quan tâm, tôi chỉ biết đang nợ quá nhiều gấp tới 10 lần số lượng tiền mặt đang nắm giữ, khi vấn đề chưa được giải quyết thì chỉ cần 1 cơn gió nhẹ cũng đủ lạnh rồi.
Trái phiếu khác với cổ phiếu về bản chất, trái phiếu là khoản nợ nên Tổ chức nợ có làm ăn kém vẫn phải trả, lãi suất cố định dù làm tốt hay không. Cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
Do vậy, lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng và lãi suất trên thị trường tài chính
Còn thông tin bạn đưa ra 115% là lãi suất không tưởng, chẳng có giá trị gì nếu bạn không trích rõ: trái phiếu của Công ty nào? Thời điểm nào? Đưa thông tin thế chẳng có giá trị gì, đưa 1000% cũng được nếu công ty sắp tuyên bố phá sản. Ai biết một chút về trái phiếu thấy bất hợp lý.
Ví dụ, công ty tôi có khoản có nợ xấu trái phiếu, tôi có thể bán 20% giá trị, ai muốn mua trên thị trường nợ không thiếu loại trái phiếu chủ nợ yếu, thành nợ xấu.
Thế bọn Ngân hàng thương mại mới bị NHNN cấm mua trái phiếu nợ xấu, công ty mua bán nợ mua và họ trả căn cứ trên khả năng có thể đòi được nợ, nhiều trái phiếu siêu rẻ, gần như cho không.
Nến phiên 18/11 gọi là nến Doji nếu giá đóng và mở cửa gần như bằng nhau.
đồng ý quan điểm của bác, 10 phiên sau nếu tạo nền giá thì có thể mua dần.
Còn giờ vĩ mô chưa có gì thay đổi, DN vẫn không thể vay bank, không thể phát hành TP và CP. Đầu tư công vẫn chưa giải ngân được => Tiền vẫn bị ứ đọng, chưa có dấu hiệu cho thấy có thể bơm ra tạo thanh khoản.
Tech đang bị vụ rút tiền quỹ trái phiếu làm mất cân đối thanh khoản, còn hạn chế rút làm cho chả khác gì chứng khoán giảm giá bị chặn sàn không bán được bác à. Dân mắc phải chứng chỉ quỹ đang đi đòi kìa. Cái vấn đề này là vấn đề làm mất niềm tin chứ không phải là tiền nữa rồi, nhiều người mua chứng chỉ quỹ mà còn chẳng biết mình đang mua cái gì và cơ chế nó hoạt động như thế nào.
Thị trường chứng khoán giai đoạn này có hồi mình cũng không đánh giá cao. Khả năng phiên bùng nổ theo đà nếu có thì cũng xuất hiện rất muộn. Nhiều người chửi suốt ngày bùng nổ theo đà, nhưng có mấy ai hiểu bùng nổ theo đà để làm gì đâu, không quan tâm đến rủi ro khi đầu tư là một sai lầm rất lớn.
Ảo tưởng vừa thôi. Luôn tuân thủ nguyên tắc giao dịch nhé. Tạo tích lũy đi, tạo mẫu hình đi tôi sẽ mua cổ phiếu đỡ giá cho kaka. Phải luôn học hỏi kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân trước kia. Không được để tâm lý thao túng dù bất kì lúc nào.
Tôi lập ra topic để gặp gỡ những người như ông bạn đấy, luôn sẽ có người đối lập để tôi soi vào. Càng phải tự tin hơn với nguyên tắc giao dịch và thực hiện theo đúng kỉ luật giao dịch.
Phiên mai bác nhận định sao bác ??? Khi mà lái cứ ra tay gom hành và dân cầm cash lại sốt ruột
Bác không thấy cản dày đặc phía trên à, qua được đó đi rồi tính bác nhé. Vội vàng đi đâu, điểm đến tiếp theo của VNI là 1000 nhé. Cầm tiền xoắn chỉ có mấy ông ham đồ rẻ thôi, tôi giờ chỉ ham đồ tăng giá chứ không ham đồ rẻ. Biết thế nào là rẻ, DIG 125k còn về 9k được thì tốt nhất an toàn đứng ngoài đi đã.
Có tăng giá thì cũng chỉ mua ở nhịp tăng thứ ba chứ tôi sẽ không mua ở nhịp tăng đầu tiên và thứ hai. Để mua được ở nhịp tăng thứ ba thì xu hướng thị trường chung phải tăng, lượng cung phải giảm, chứ xu hướng thị trường chung giảm mà lượng cung hàng tăng lên thì cũng không chơi đâu.
Giờ này tôi cũng không tin vào rẻ nữa rồi. Đợt trước ở vùng 1000 có vào 1 tí thăm dò mà phải thoát ra ngay vì lực cầu quá yếu. Lực cầu yếu không bao giờ cổ phiếu kéo đi xa được. Vậy nên mới sinh ra khái niệm phải tích lũy, tích lũy càng lâu nén càng chặt thì bung càng mạnh.