Chu kỳ bơm tiền - Lạm phát // Phát triển kinh tế

Như tiêu đề, mới hôm qua NHTW Trung Quốc đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để bơm tiền ra thúc đẩy nền kinh tế sau thời gian dài bế quan tỏa cảng do Covid-19. Dòng tiền sẽ được kích hoạt chảy đều vào mạch máu từ 27/03 => Sản xuất sẽ khôi phục trở lại tuy nhiên lượng tiền lại được bơm ra quá nhiều dẫn đến việc hàng hóa tuy có nhiều nhưng vẫn sẽ có cầu lớn do tiền rẻ, vậy việc lạm phát vẫn song song với phát triển kinh tế là hiển nhiên và phải tìm cách phát triển nhanh hơn tốc độ làm phát là 1 bài toán…

Các ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu liên tục phá sản và có nguy cơ phá sản đã gây ra áp lực lớn lên FED, có thể FED vẫn sẽ tăng lãi suất nhưng ở mức thấp và sẽ duy trì trong thời gian dài để ngấm dần không làm tốc độ lạm phát tăng thêm nữa mà vẫn giữ được hệ thống tài chính không rơi vào ngõ cụt

Ở Việt Nam NHNN đã nắm được và đi tắt đón đầu khi hạ lãi suất bơm tiền ra trước, các gói kích thích sẽ còn được tung ra sau cuộc họp và định hướng của FED sau ngày 23/03, có thể sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc như cách Trung Quốc đã làm

Nhà nhà người người đang cầm tiền đợi sập thì nó lại không diễn ra, lấy ví dụ NĐT BĐS gặp áp lực về lãi suất họ sợ lãi suất sẽ còn cao hơn nữa vào cuối năm nên tranh thủ bán sớm BĐS của mình để trả nợ dẫn đến áp lực thị trường tài chính dần được cởi bỏ về nợ xấu khi các khoảng nợ liên tục được giải quyết, thế 1 câu hỏi được đặt ra: Nợ ở đâu nữa mà đòi thị trường BĐS đổ vỡ ???, đây được xem là đòn tâm lý của chính phủ khi giải quyết được áp lực cho ngành NH.

  • Tuần sau hơn 50 tập đoàn lớn của Mỹ qua Việt Nam thì sẽ có rất nhiều bản ký kết được diễn ra bơm hàng tỷ USD vào Việt Nam trước làn sóng chạy khỏi các nước phương tây để giảm áp lực về giá năng lượng làm giá thành cao khó cạnh tranh nên họ sẽ phải dịch chuyển qua Châu Á chúng ta thôi

Giao lưu trao đổi lành mạnh nhé anh em

1 Likes