“Chứng khoán 2024 bước vào chu kỳ tăng trưởng mới”

, ,

1. Điểm nhấn thị trường chứng khoán 2023:

Thị trường chứng khoán đã đi qua năm 2023 với nhiều thách thức và biến động. Tuy nhiên, tổng thể năm 2023 lại là năm phục hồi và tạo nền tảng cho thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung trong năm 2024 phát triển hơn.

  • Nhìn chung 2023 không phải là năm êm đềm của thị trường chứng khoán. Dù vậy, tình hình thị trường “dễ thở” hơn năm trước đã giúp lợi nhuận nhóm công ty chứng khoán (CTCK) hồi phục. Lợi nhuận trong toàn nhóm ngành vẫn đang tập trung ở nhóm dẫn đầu.

  • Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định vị ở phân khúc thị trường cận biên, phản ánh tính chất đầu cơ đáng kể trong hoạt động giao dịch, dẫn đến các quỹ đầu tư tiếp cận thị trường này thường có quy mô nhỏ và xu hướng đầu cơ cao, đây được xem là rào cản lớn cho các quỹ đầu tư tại các nước phát triển vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

2. Tiềm năng bứt phá của ngành chứng khoán:

a. Chứng khoán là một kênh đầu tư đầy hấp dẫn:

  • Trong thời gian tới khi các chính sách hiện tại đang kích thích mạnh và là điều kiện tốt để chứng khoán phát triển khi các chính sách tài khóa linh hoạt, nới lỏng tiền tệ được đưa ra. Kinh tế dự báo hồi phục cũng là cơ sở để nhà đầu tư có thêm niềm tin.

  • Kế hoạch thúc đẩy giải ngân đầu tư công, chính sách kích thích tiêu dùng trong nước, cắt giảm thuế, tăng lương ở cả khu vực công và tư nhân. Thêm nữa, Quốc hội thông qua một số dự án luật sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở… sẽ tạo ra cơ sở pháp lý ổn định, thúc đẩy đà tăng trưởng của giai đoạn mới. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt. Chiến lược này đặt ra mục tiêu tăng quy mô vốn hóa thị trường, mở rộng dư nợ thị trường trái phiếu, tăng trưởng thị trường chứng khoán phái sinh trung bình khoảng 20% - 30% mỗi năm.

  • Lãi suất thấp kỷ lục sẽ là động lực tăng trưởng chính để dòng tiền chảy vào TTCK, đặc biệt đối với nhà đầu tư cá nhân. Tiền gửi tại ngân hàng vẫn đang tiếp tục tăng do các kênh đầu tư khác khá hạn chế (giá vàng đã tăng đáng kể, trong khi ngành BĐS và trái phiếu doanh nghiệp cần nhiều thời gian để hồi phục).

  • Dòng vốn này có thể quay lại TTCK trong các giai đoạn của năm 2024. Do nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 92,2% khối lượng giao dịch trung bình ngày toàn thị trường năm 2023, dự đoán, VN-Index sẽ có một số bước nhảy vọt trong năm 2024 nhờ dòng vốn này. Thị trường chứng khoán sẽ có thêm nhiều bước chuyển tích cực, mạnh mẽ, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước.

b. Cơ hội rộng mở cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới:

  • Thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE Russell nâng hạng trong 2024-2025: Thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn quan trọng với mục tiêu nâng cấp từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Để đạt được mục tiêu, có hai vấn đề then chốt cần được giải quyết đó là: thực hiện yêu cầu ký quỹ trước khi giao dịch; và nới lỏng giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài…

  • Hệ thống KRX được kỳ vọng sẽ mang đến những sản phẩm, giải pháp giao dịch và thanh toán mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, hệ thống KRX được kỳ vọng sẽ đem đến các tính năng như giao dịch trong ngày, nghiệp vụ bán khống, phân tán rủi ro,…

  • Việc nâng hạng lên thị trường mới nổi tạo ra nhiều lợi ích đáng kể:

    • Thu hút vốn đầu tư từ các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và các quỹ đầu tư truyền thống với nguyên tắc đầu tư theo tiêu chuẩn của FTSE.
    • Giá trị giao dịch của các quỹ ETF vào nhóm thị trường mới nổi cũng giải quyết được câu chuyện thanh khoản hàng ngày của thị trường.
    • Việc nâng hạng giúp cải thiện tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, điều này sẽ hạn chế mức độ biến động mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam khi thị trường phụ thuộc quá nhiều vào các nhà đầu tư cá nhân trong nước, từ đó giảm tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán.
    • Tăng niềm tin của các nhà đầu tư với thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó giải quyết được câu chuyện thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, từ đó giảm rủi ro cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng.

  • Kỳ vọng sau khi được FTSE Russell nâng hạng chứng khoán sẽ hút 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, và nếu MSCI nâng hạng sẽ hút thêm khoảng 2 tỷ USD.

    • Một số yếu tố hỗ trợ trong tháng 3 bao gồm: Triển vọng kết quả kinh doanh Q1/2024 khá tích cực nhờ mức nền thấp của Q1/2023 và Dòng vốn đầu tư có dấu hiệu lan tỏa từ nhóm ngân hàng sang các nhóm ngành khác như chứng khoán, thép, tiêu dùng, … và chưa cho thấy tín hiệu dòng vốn đang rút khỏi thị trường.

    • Dự báo FED sẽ giảm lãi suất lần đầu tiên trong Q2/24 và có 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Ngoài ra, số liệu tích cực từ PMI, FDI và tăng trưởng xuất khẩu đang củng cố cho kịch bản khả quan về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2024. Vì vậy kịch bản cơ sở cho thị trường chứng khoán năm 2024, theo đó VN-Index có thể chạm mốc 1.350 điểm tăng 19%.

  • Triển vọng ngành chứng khoán trong năm 2024 tiếp tục được cải thiện:
    • Lợi nhuận cho vay ký quỹ, đầu tư và doanh thu từ mảng môi giới của các công ty chứng khoán tăng trưởng mạnh trong điều kiện thuận lợi. Đặc biệt, trước sự cải thiện của tâm lý thị trường, các công ty chứng khoán quy mô lớn sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các công cụ có thu nhập cố định. Nhờ nguồn vốn lớn và mạng lưới khách hàng rộng, các công ty lớn có nhiều lợi thế hơn trong việc mở rộng cho vay ký quỹ, đặc biệt khi hoạt động giao dịch chứng khoán gia tăng trong môi trường lãi suất thấp.

    • Bùng nổ số lượng tài khoản chứng khoán mới được mở, tín hiệu vui cho thị trường. Tính đến cuối tháng 3/2024, Việt Nam có hơn 7,6 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, tương đương khoảng 7,6% dân số.

  • Mục tiêu đến năm 2025 phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên mới nổi, đồng thời tích cực hội nhập thị trường tài chính, chứng khoán thế giới. Đảm bảo an ninh tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh và quản trị rủi ro, áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN.

3. Những rủi ro mà nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phải đối mặt là:

  • Xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ tạm ngưng trong bối cảnh cả sức mua (trong nước và thế giới) lẫn nhu cầu vốn của nền kinh tế Việt Nam đều chưa có sự cải thiện đáng kể;
  • Tác động của việc hút ròng tín phiếu của NHNN gây thắt chặt thanh khoản trên thị trường
  • Giá cả hàng hóa bật tăng trở lại đi cùng xu hướng mạnh lên của đồng USD kéo theo mức lạm phát cao hơn
  • Căng thẳng địa chính trị trong khu vực và trên thế giới tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam.

4. Cổ phiếu khuyến nghị:

SSI - Công ty cổ phần chứng khoán SSI:

Luận điểm đầu tư:

  • Tổng doanh thu hoạt động đạt 7.158 tỷ năm 2023, tăng 13% so với 2022. Kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 2.849 tỷ, tăng 35% so với cùng kỳ và vượt 12% kế hoạch đề ra.
  • SSI hiện đang kinh doanh 4 mảng chính, bao gồm dịch vụ chứng khoán, hoạt động đầu tư, nguồn vốn và kinh doanh tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư và khác. Trong cơ cấu doanh thu năm 2023, 2 mảng dịch vụ chứng khoán và hoạt động đầu tư đều đóng góp tới 45%, còn lại là khoảng 10% từ mảng ngân hàng đầu tư và khác, mảng nguồn vốn và kinh doanh tài chính đóng góp không đáng kể.
  • SSI là doanh nghiệp quy mô lớn hiếm hoi trong ngành chức khoán tiếp tục tăng vốn trong năm 2024 với kế hoạch chào bán hơn 151 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng một cổ phiếu. Ngoài ra, phát hành hơn 302 triệu cổ phiếu thưởng.
  • SSI đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 8.112 tỷ đồng và lãi trước thuế hợp nhất đạt 3.398 tỷ đồng năm 2024, lần lượt tăng 11% và 19% so với mức thực hiện của năm 2023.

HCM - CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh:

Luận điểm đầu tư:

  • Thị phần top đầu của thị trường chứng khoán cơ sở (top 4) và thị trường chứng khoán phái sinh.
  • HCM dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt và ủy quyền HĐQT quyết định thời điểm thực hiện và tỷ lệ cổ tức. Mức chi trả cổ tức là khoảng 55% từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2023 trên BCTC kiểm toán, tương đương khoảng 368 tỷ đồng. Năm 2024, tỷ lệ dự kiến không vượt quá 80% lợi nhuận sau thuế, tương đương khoảng 7% mệnh giá (700 đồng/cp).
  • Kỳ vọng các mảnh sẽ tiếp tục đóng góp chủ yếu vào doanh thu năm 2024, lần lượt là lãi từ cho vay (chiếm tỷ trọng hơn 48%), phí môi giới (chiếm 26%) và hoạt động tự doanh (chiếm 17,5%). Bên cạnh đó, doanh thu mảng tư vấn tài chính năm 2024 dự kiến tăng gấp 11 lần, lên mức 248 tỷ đồng.

VCI - Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap:

Luận điểm đầu tư:

  • Thị phần môi giới quý I của Chứng khoán Vietcap ghi nhận tăng mạnh từ mức 4,47% năm 2023 lên 5,57%, tăng 2 bậc để lên vị trí thứ 6. Động lực đến từ thị phần môi giới khách hàng tổ chức lập đỉnh mới 34%, duy trì vị thế đứng đầu trong ngành chứng khoán.
  • Vietcap có thế mạnh ở mảng khách hàng tổ chức. Trong 2 năm gần đây nhận thấy tiềm năng lớn ở lực lượng nhà đầu tư cá nhân, Vietcap đã xoay trục chiến lược, tập trung hơn cho mảng bán lẻ.
  • Năm 2024, VCI đặt kế hoạch doanh thu 2.511 tỷ đồng và lãi trước thuế 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 23% so với thực hiện trong năm 2023. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở VN-Index quanh 1.300 điểm vào cuối năm 2024. Mức cổ tức sẽ ủy quyền cho HĐQT quyết định, dự kiến là 5% - 10%.
  • Chứng khoán Vietcap muốn phát hành thêm 281 triệu cổ phiếu trong năm 2024, tăng vốn lên gần 7.200 tỷ đồng
1 Likes