Chào các bác.
Bàn về thị trường thì nhiều rồi, các anh em người thì sử dụng phân tích kỹ thuật, người thì sử dụng phân tích cơ bản phản chiếu qua các thông tin vi mô, vĩ mô. Có người thì lại dùng thông tin nội gián, theo kiểu tôi quen đội nọ đội kia, hay chuẩn bị họp, chính phủ yêu cầu phải đỡ thị trường nọ kia. Hôm nay tôi xin nói về một góc nhìn khác, không phải cơ bản, không phải kỹ thuật mà cũng chẳng phải thông tin nội gián. Đơn giản nó là một câu chuyện thường gặp trong cuộc sống thôi.
Có một cụm từ, mà các NĐT thường hay sử dụng mỗi khi có một đợt giảm sâu của Index, đó là “thị trường đẫm máu”. Vậy tôi lấy cụm từ đó luôn làm câu chuyện ngày hôm nay.
Thị trường đang trong một đợt giảm mạnh, tôi ví giống như cơ thể chúng ta vừa bị một vết thương hở, máu sẽ mất rất nhanh. Vậy thì theo như lẽ thường, việc trước tiên để không “tèo” đó là phải cầm được máu đã. Mà cầm máu thì cũng cần phải có thời gian, giả như máu đang ra nhiều, sẽ ít dần, ít dần, cho tới khi ngừng hẳn. Đối chiếu với thị trường, dấu hiệu đầu tiên để cầm được máu phải là “biên độ giảm” hạ xuống, tức là các ngày trước giảm 50 - 60 điểm, thì dần dần biên độ phải xuống còn 40-30-20. Vẫn là thị trường giảm điểm, nhưng con số cũng phải hạ dần. Chứ vừa bị thương, mà đứng lên chạy ngay thì vẫn có khả năng xảy ra, nhưng chỉ trong ngắn hạn thôi. Về dài hạn, điều đó càng làm cho vết thương trầm trọng hơn, máu càng ra nhiều hơn.
Thi thoảng trên thị trường khi có những đợt sụt giảm, tôi vẫn thấy đồng chí nọ, đồng chí kia đăng đàn phát biểu: Mua đi bà con, vì thị trường sẽ hồi phục theo hình chữ V. Trên quan điểm của tôi, thị trường hồi phục theo hình chữ V chỉ khi xảy ra những sự kiện bất khả kháng và ngay sau đó được “đính chính” hoặc nhìn nhận lại sự việc một cách sâu xa hơn. Còn không, nếu đang giảm mạnh mà phục hồi ngay, nhìn thì có vẻ mạnh mẽ đấy, nhưng khả năng rớt lại và tiếp tục phá đáy là tương đối cao.
Tiếp đến, sau khi thị trường dần hết đỏ rồi, có nghĩa là “cầm máu” được rồi, thì sẽ cần thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục. Giai đoạn này, thường có khối lượng giao dịch tương đối thấp, kỹ thuật gọi là “tích lũy”. Lại suy ra giống mình lúc cầm máu xong, thì nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho nhanh lành, chứ đâu ai chạy nhảy, sôi động như lúc bình thường được. Nói thêm về giai đoạn này, cũng là lúc các MMs hoặc tổ chức lớn dần gom lại lượng cổ phiếu họ đã bán ra trước đó với giá thấp hơn rất nhiều. Vol thấp bởi họ không muốn lộ ra việc đang tích lũy một lượng lớn cổ phiếu, và cũng nhằm gây chán nản cho các NĐT đang nắm giữ cổ phiếu của họ => sinh tâm lý muốn bán cổ phiếu.
Sau thời gian nghỉ ngơi, thì mới tới thời gian phục hồi. Thời lượng nghỉ ngơi sẽ tùy thuộc vào độ nặng, nhẹ của vết thương. Thị trường luôn vận động theo cách như vậy. Tất nhiên, còn ti tỉ thứ khác nữa, nhưng nắm được bản chất, dần dần các NĐT F0 sẽ khôn ngoan hơn, và hành xử theo cách đúng đắn hơn.
Tôi biết, thời điểm này nhiều anh em sẽ sống bằng hi vọng, bản thân tôi cũng từng trải qua cám cảnh, nên tôi hiểu. Nhưng sau khi vấp ngã, điều quan trọng nhất vẫn là chúng ta học được bài học gì từ đó, và tìm cách đứng lên như thế nào. Mong nhận được sự chia sẻ từ các bác.
Về các mã cụ thể, cách xử lý các bác có thể cmt bên dưới. Tôi sẽ sớm phản hồi
Thân ái!
Hi vọng sẽ có nhiều bài viết hay và chất lượng hơn. Thanks bác!
sắp tới mua con nào dc chủ top ơi
tks bác, chia sẻ gần gũi dễ hiểu cho bà con F0. đang trọng thương thì đừng mong hồi phục kiểu “siêu nhân” nhé các bác =)))
Trước mắt, trong thời gian này, tôi nghĩ vẫn là ưu tiên cơ cấu danh mục, theo hướng giữ lại hoặc bán đi một cổ phiếu nào đó. Với cá nhân tôi, từ ra Tết, tôi đã không còn nắm giữ cổ phiếu nữa rồi. Và cho tới nay, vẫn chưa tìm được cơ hội nào khác. Sẽ thông tin tới các bác khi có kết quả
Đây là một mẫu hình đã được kiểm chứng tên gọi là Cái nêm hướng lên. Xuất hiện sau một xu hướng giảm trước đó. Cần kết hợp thêm khối lượng để có kết luận chính xác hơn, nhưng nói vậy để các bác dễ hình dung
Review sách
Vào thị trường cũng khá lâu, ít nhiều cũng có một số cuốn sách tâm đắc. Xin gửi tới các bác chút quan điểm cá nhân về cuốn “Chiến lược đầu tư chứng khoán” của David Brown và Kassandra Bentley. Hi vọng có thể giúp ích gì đấy cho ae thực sự muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán một cách nghiêm túc và lâu dài
Cuốn sách này chủ yếu tập trung nói về 4 chiến lược đầu tư chính bao gồm:
- Đầu tư giá trị
- Đầu tư tăng trưởng
- Đầu tư theo đà tăng trưởng
- Đầu tư kỹ thuật
Ngoài ra, các chương còn lại cũng điểm qua một số chiến lược khác như: Đầu tư cơ bản, đầu tư doanh thu, giao dịch chủ động, đầu tư kết hợp, lướt sóng.
Ngoại trừ chương 1 của cuốn sách nói về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu, và chương 2 nói về quy trình đầu tư, các chương còn lại đều có cách tiếp cận vấn đề tương đối giống nhau, theo hướng cụ thể như sau:
- Những điểm đặc trưng của từng phong cách đầu tư.
- Từ những đặc điểm đặc trưng trên, tác giả sẽ đưa ra những phẩm chất cần thiết mà một NĐT cần có (tính kỷ luật, khả năng chịu rủi ro, quỹ thời gian…) đối với phong cách đầu tư đó.
- Quy trình đầu tư cụ thể cho mỗi chiến lược (Tất cả các chiến lược đầu tư đều cần phải tuân theo quy trình: Lọc cổ phiếu => Chọn điểm mua, bán => Quản lý danh mục đầu tư)
- Ví dụ cổ phiếu điển hình.
Một NĐT có thể có áp dụng nhiều CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ KHÁC NHAU trong NHỮNG THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU. Việc sử dụng chiến lược nào, trong điều kiện thị trường như thế nào sẽ hình thành nên PHONG CÁCH ĐẦU TƯ của mỗi người. Sẽ không có phong cách nào được gọi là TỐT NHẤT, mà chỉ có phong cách PHÙ HỢP NHẤT với bạn.
Vì vậy, để tìm ra một phong cách phù hợp và hiệu quả nhất, trước tiên NĐT cần hiểu rõ về từng chiến lược đầu tư riêng lẻ. Nhìn chung, cuốn sách không sâu, nhưng cho chúng ta cái nhìn tương đối bao quát. Rất phù hợp với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán.
Thanks bác!
Vậy sao tháng 4 2020 tháng 2, tháng 7 2021 thị trường sập lại lên theo hình chữ V? Đừng cố đoán thị trường, vì thị trường thường làm ngược lại những gì mình phán đoán
Thị trường luôn có sác xuất mà bác. Tôi nói đúng cả thì đã không ngồi đây chém. He he. Ngay cả thời điểm bây giờ, có nhìn lại thấy sau T4/2020 thị trường tăng lại mạnh mẽ như thế thì tôi cũng không vào ngay mà sẽ chờ nhịp điều chỉnh. Trong quá trình đó vẫn sẽ tích cực chọn những mã đã ổn định được lại sau đợt giảm mạnh. Bởi tôi không vào ra liên tục, không lướt con nọ, nhảy con kia được nên chấp nhận việc đấy bác ạ. Giống như Quách Tĩnh thôi, học được có mỗi một chiêu, vào thế đó, là đấm. Còn không thì chạy. He he he
thường thì từ đáy đi lên ít chỉnh lắm, lên dựng đứng luôn. Cho nên định giá cổ phiếu, chọn doanh nghiệp tốt, chiết khấu tốt thì vào, khỏi lăn tăn
Vâng, mỗi một người có một góc nhìn khác nhau, thế thị trường mới có người mua người bán ạ. Anw, cảm ơn vì bác đã chia sẻ quan điểm
The Big Short
Short trong chứng khoán được định nghĩa là hành động bán một tài sản không thuộc quyền sở hữu của NĐT (bán khống) với kỳ vọng sẽ mua lại nó ở giá thấp hơn. Phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua chính là lợi nhuận tiềm năng mà NĐT có thể thu lợi được.
Dựa trên một câu chuyện có thật, bộ film kể về một nhóm người cho rằng thị trường Mỹ đang có nguy cơ sụp đổ cực kỳ cao, hoàn toàn trái ngược với nhận định của phần đa các NĐT cũng như chuyên gia của phố Wall tại thời điểm đó. Họ bắt đầu bán khống các hợp đồng thế chấp nhà ở. Và kết quả là, giữa năm 2008, thị trường chứng khoán bắt đầu lao dốc mạnh, nhóm người trên kiếm được một khoản lợi nhuận cực kỳ lớn.
Mình cực kỳ ấn tượng với phân cảnh Ben Rickert do Brad Pitt thủ vai nói với hai chàng trai người Do Thái đang nhảy nhót ăn mừng
- Dừng lại, các cậu có biết mình đang làm gì không?
- Thôi nào, chúng tôi vừa làm được phi vụ quyết định cả đời cũng đáng để ăn mừng chứ
- Các cậu đang đặt cược cả nền kinh tế Mỹ, điều đó có nghĩa là nếu các cậu đúng, mọi người sẽ mất nhà, mọi người sẽ mất việc, mọi người sẽ mất tiền tiết kiệm và lương hưu.
Sau cuộc khủng hoảng, 5 trillion dollars, tiền hưu trí, bất động sản, 401k tiền tiết kiệm và trái phiếu đã biến mất. Tám triệu người mất việc, 6 triệu người mất nhà và đó là mới chỉ ở Mỹ.
Thị trường chứng khoán luôn là vậy, thiên đường với một số người, nhưng địa ngục với phần đa còn lại. Lợi nhuận của người này lại là thiệt hại của người khác, bởi đây là một Zero Sum Game.
Rõ ràng, cư xử của Ben Rickert là rất chừng mực. Thị trường sẽ sụp đổ, đó là điều chắc chắn. Và nếu ông không làm, sẽ có người khác thay thế, vấn đề ở tính thời điểm. Ông kiếm tiền một cách chân chính, dựa trên những nhận định của bản thân, nhưng không lấy đó làm vui mừng hay đáng tự hào vì có rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đó. Một bộ film rất hay bên cạnh “Sói già phố Wall” nổi tiếng, ae tham gia chứng cháo cũng xem tí cho vui.
TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG
6h P.M, đang lụi cụi lấy xe dưới tầng hầm, bỗng chị nọ lướt qua cái vèo, trên người trùm áo mưa, khẩu trang kín mít. Thế là đồng loạt mọi người dừng lại, mở cốp, lôi áo mưa ra như một phản xạ tự nhiên. Mình cũng chợt nhớ, sáng xem dự báo thời tiết thấy bảo hnay có gió mùa về, tầm này hình như có mưa “thì phải”. Có chút do dự, nhưng rồi tặc lưỡi, kệ cứ đi, gặp mưa thì mặc sau. Ra khỏi toà nhà, thấy trời tạnh ráo, chả làm sao mới thấy quyết định của mình đúng đắn. Rồi bỗng bật cười. Suýt nữa thì mình cũng mắc lỗi tâm lý đám đông.
Chưa hề có sự đánh giá chi tiết, chính xác về thông tin nhưng đã vội ra quyết định. Và quyết định trên lại chịu tác động mạnh mẽ từ hành vi của một người lo xa hoặc chỉ đơn giản là mặc áo mưa để chống rét chẳng hạn. Niềm tin rằng ngoài trời đang mưa to của đám đông liên tục được củng cố bởi lần lượt 1, 2, 3 …n người.
Mình vẫn luôn tin, ngay lập tức hành động theo đám đông không bao giờ là một lựa chọn khôn ngoan và đáng tin cậy. Vậy thì phải đi ngược lại? Cũng không. Bởi nếu bị kẹt giữa một đám đông hỗn loạn, đi ngược lại chẳng khác gì tự sát. Hãy cứ xuôi theo dòng, nhưng xích dần ra rìa và sau cùng là chọn cho mình một vị trí tách biệt, không còn bị ảnh hưởng bởi xu hướng của đám đông đó nữa.
Bình tâm, suy xét kỹ càng sẽ giúp cho bản thân có thể nhìn ra được một lối đi tắt, ít người đi hơn, gập ghềnh hơn nhưng bù lại có xác suất tới đích nhanh hơn.
Có đôi khi, chúng ta sẽ lại đi theo hướng mà đám đông đã đi, đương nhiên bị chậm chân đôi chút, nhưng luôn có cơ hội quay đầu khi cần thiết. Và nếu trường hợp đó xảy ra, ngay lập tức vị thế của chúng ta hoán đổi, ngay lập tức chúng ta trở thành một trong những người người đi đầu của một xu hướng mới.
Đối với thị trường tài chính, tâm lý đám đông được bộc lộ tương đối rõ nét, bởi con người chịu ảnh hưởng rất mạnh của “lòng tham” và “nỗi sợ hãi”. Chừng nào hai yếu tố trên còn ngự trị trong con người, thì chừng ấy vẫn còn tồn tại tâm lý đám đông. Nhưng khi một đám đông hành động ngược lại với những điều NĐT phân tích, thì quyết định đúng đắn và khôn ngoan nhất là nên tránh xa khỏi đám đông đó. Thà từ bỏ một khoản lời tiềm năng còn hơn là mất một khoản vốn trước mắt.
Việc ra quyết định, chấp nhận bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền mươi mươi là một tâm lý vô cùng khó khăn. Một nghịch lý trong kinh doanh vẫn thường xảy ra: Bản năng tự nhiên của con người và mong muốn được hòa nhập với đám đông lại là những tình huống đưa các NĐT tài chính đến bờ vực phá sản.
“Quy tắc đầu tư số 1: Không bao giờ được để số tiền của bạn bị hao hụt.
Quy tắc đầu tư số 2: Đừng bao giờ quên quy tắc số 1.”
Warren Buffett
Yếu tố cần thiết để thành công
“Yếu tố cần thiết để có được thành công một cách đều đặn trong các giao dịch chứng khoán là phải có một triết lý chủ đạo. Nếu không, bạn sẽ không thể tồn tại trong những thời điểm khó khăn. Bạn phải hiểu rõ, có niềm tin mãnh liệt, và hoàn toàn tận tâm với triết lý kinh doanh của mình.
Để đạt được trạng thái tinh thần ấy, bạn phải tự minh nghiên cứu và thậm chí cả trái nghiệm. Triết lý kinh doanh là một cái gì đó không thể chuyển dịch từ người này sang người khác, mà bạn phải tự tích lũy qua thời gian với sự nỗ lực hết minh”
Richard Driehaus
Chấm
Quy tắc số 1: Vợ luôn đúng
Quy tắc số 2: Đừng bao giờ quên quy tắc số 1
Trích 1 người đàn ông đã có gia đình cho hay =))
Một tấm gương sáng đây bác :)). Chắc tấm chiếu mới