Chứng khoán và cuộc sống

Ý tui là sao gọi tui là thím?? :face_with_spiral_eyes::face_with_spiral_eyes::face_with_spiral_eyes::face_with_spiral_eyes::face_with_spiral_eyes:

4 Likes

Các bác bên kia vẫn gọi là chị Bơ mà =))

13 Likes

ôi em chỉ mong bác xuất hiện nhiều hơn chút, bác ẩn dật quá ạ =((( F0 gặp những phân tích giảng giải của bác thì chắc sẽ học được nhiều. hơn cả là em cảm nhận bác “nice” và có chút gì đó “real” =))) ít nhất là cảm nhận ngay lúc này

2 Likes

chứng khoán đã quá mệt mỏi rồi mà gặp những người thị phi gây drama cho diễn đàn thì thực sự gây mệt mỏi hơn :(( bác ngoi lên thường xuyên hơn chút được không =))

2 Likes

Ok fine :woman_facepalming:t2:

5 Likes

Vâng, tôi sẽ cố viết bài nhiều hơn ạ. Cơ bản cái này nhiều khi phải nghĩ làm tnao để đưa ra 1 hình ảnh cho mn dễ liên tưởng hơn. Như thế thì các bác mới nhớ lâu đc ạ. Còn nếu viết lại như sách, thì các nguồn khác cũng đầy rẫy ấy mà.
Mà hiểu là 1 chuyện, làm lại là 1 chuyện khác bác nhé. Nhiều khi kinh pháp thuộc làu làu r, cuối cùng vì táy máy lại vẫn hẹo =)). Các bác cứ thử hết đi, kiểu chỉ báo nào thấy hay, cứ dùng. Thích mua con gì, bán con gì cứ làm (nên dùng 1 phần tài khoản thôi, nhỏ to tuỳ độ máu). Chỉ nên nhớ 1 điều thôi, nếu thua lỗ, bản thân mình phải là ng chịu trách nhiệm. Đừng đổ thừa cho hoàn cảnh, hay một lý do nào khác. Có vậy, thì mình mới nhìn lại đc rằng cần cải thiện điểm nào, và dần dần sẽ trở nên khôn ngoan hơn.

17 Likes

không cần cứ phải có gì mới nhoi lên đâu bác, rảnh có thời gian bác cứ lên đàm đạo trao đổi coi như mình cafe trà đá 247 thôi :))

2 Likes

Vâng bác :)). Các bác có xem VN đá không :))

12 Likes

ko bác =))

2 Likes

em fan phong trào =)))

2 Likes

Tôi vừa nghe mấy chuyện không được vui lắm, cũng lquan tới anh em chứng cháo. Một bài này viết từ lâu lâu rồi, nay repost. Cũng là thay lời muốn nói, đồng cảm với các bác kẹt hàng giai đoạn này. Cố lên, khó khăn sẽ chóng qua đi thôi ạ.

VÌ SAO CHÚNG TA THỞ DỐC KHI MỆT MỎI?

Đây là tên một chương trong cuốn sách “Bản chất của dối trá” mà mình đang đọc. Đọc xong bỗng thấy các sự việc, hiện tượng đều có liên hệ với nhau theo một cách thật kỳ lạ. Chương này thú vị tới nỗi, mình ngay lập tức đọc lại một lần nữa… cho thấm. Và cũng không thể ngăn được cái cảm giác háo hức, muốn viết về nó, y chang niềm vui khi tìm được đáp án cho một bài toán khó, hay tìm được cách giải quyết cho một vấn đề hóc búa trong cuộc sống vậy.

Tác giả cuốn sách, đề cập tới khái niệm “vắt kiệt bản ngã” bằng một tình huống trong cuộc sống hàng ngày, rất dí dỏm và thường gặp - vấn đề giảm cân.

“Triết lý cơ bản đứng sau chính là: Chống lại cám dỗ đòi hỏi rất nhiều công sức và nghị lực. Hãy hình dung ý chí giống như cơ bắp của bạn. Mỗi khi bạn nhìn thấy khoai tây chiên hay sữa khuấy sô cô la, phản ứng bản năng đầu tiên sẽ là: ngon quá, mình muốn ăn! Tiếp theo, khi cố gắng vượt qua cám dỗ, chúng ta lại hao tốn một phần nghị lực. Mỗi quyết định của chúng ta nhằm tránh né cám dỗ lại đòi hỏi mức nỗ lực tương xứng (như khi giảm được một cân) và chúng ta sẽ cạn kiệt ý chí nếu cứ hao phí chúng liên tục (như giảm hết cân này đến cân khác). Điều này đồng nghĩa: sau một ngày dài nói “không” với vô số cám dỗ lặt vặt, khả năng kháng cự của bạn sẽ suy giảm - cho đến khi chúng ta đầu hàng vô điều kiện với vòng bụng căng đầy pho - mát xanh , bánh oreo, khoai tây chiên hoặc bất kỳ món gì khiến ta chảy nước miếng. Dĩ nhiên, điều này thật đáng lo. Xét cho cùng, cuộc sống của chúng ta luôn ngập trong những quyết định, với vô số cám dỗ kéo dài không ngớt. Nếu những nỗ lực của bạn hòng kiểm soát bản thân lại triệt tiêu chính khả năng thực hiện điều đó, bạn sẽ còn ngạc nhiên khi chúng ta cứ mãi thất bại hay không? Vắt kiệt bản ngã cũng góp phần giải thích vì sao chúng ta thường kết thúc buổi tối với toàn những thất bại trong nỗ lực kiểm soát bản thân - sau một ngày làm việc năng nổ, chúng ta đã quá mệt mỏi cho mọi thứ. Và khi màn đêm buông xuống, chúng ta thật sự chỉ muốn phó mặc cho ham muốn (hãy nghĩ đến bữa ăn vặt vào giữa khuya như đỉnh cao của một ngày vất vả chông đỡ với cám dỗ)”

Đọc tới đoạn này, hình ảnh đầu tiên mà mình liên tưởng đến chính là khi thầy Q hướng dẫn một động tác, một đòn thế mới với các học viên:

  • Nào, gồng mình lên nào. Hãy tưởng tượng mình đang muốn lấn át đối thủ bằng sức mạnh.

  • Rồi, bây giờ hãy thả lỏng và cảm nhận sự khác biệt. Lỏng không có nghĩa là lỏng lẻo nhé. Thả lỏng, nhưng cơ thể vẫn có “Ki”.

Lại cũng qua những điều mà thầy chỉ bảo, học hỏi được từ những người anh chị khác, cũng như cảm nhận từ cá nhân, mình nhận ra rằng: Càng cố gồng mình để chống chọi lại những luồng “Ki” đối nghịch khác, thì khả năng gục ngã lại càng tăng. Và đó là lúc dễ dàng nhất để bản thân đưa ra một thoả hiệp - “đi theo” Ki của người khác - hay là tự thưởng cho mình cả tấn đồ đầy chất béo, sau một ngày dài nỗ lực chống lại sự ham muốn của bản thân, như trong ví dụ trên. Hãy cứ thả lỏng, tôn trọng hướng của đối phương - hay các nguồn năng lượng tiêu cực hướng tới mình trong cuộc sống, việc đầu tiên là đi cùng họ, sau đó mới là dẫn họ theo hướng của mình. Hoặc một cách khác có thể lựa chọn, là nhận thức và đặt mình trong một “phạm vi an toàn” - phạm vi mà đối phương không thể tác động đáng kể tới bản thân.

Lựa chọn cách thứ hai, đương nhiên dễ dàng hơn. Nhưng ngược lại, cũng sẽ khiến cho bản thân cảm thấy an phận trong một “phạm vi an toàn”. Sẽ chẳng có cơ hội để học hỏi, giác ngộ ra cái hay trong đòn thế mới, hoặc cơ hội để tăng tính trải nghiệm, và trưởng thành hơn.

Vậy nếu lựa chọn cách thứ nhất, thả lỏng, và tôn trọng hướng của đối phương chính là “chén thánh” để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống? Mình nghĩ đúng, nhưng nó chỉ là bước đầu. Khi “Ki” của đối phương quá mạnh mẽ, lấn át “Ki” của mình thì sao? Thì “ngã”. “Ngã” là thua hở? Còn lâu ấy! Thử nhìn cách thầy hoặc các anh chị sư huynh hành xử mà xem. Ngay lập tức sẽ là một sự chuẩn bị cho một luồng “Ki” mới ập đến. Nói đến đây mình lại thấy giữa Ki- Akido và Đạo Phật, hay cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống có một sợi dây liên hệ thật kỳ lạ. Giống như chữ “Buông” trong Đạo Phật, ngã ở Ki-Akido không có nghĩa là thua cuộc, và chấp nhận thất bại. Khi mà chúng ta đã cố gắng hết sức, chuẩn bị đủ tất cả nguồn lực cũng như khả năng của bản thân, để đương đầu với những khó khăn, những vấn đề trong cuộc sống, nhưng mọi sự không được như ý thì buộc phải “ngã” thôi. Nhưng sự “ngã” ở đây rất chủ động, và thuận theo tự nhiên, không khiên cưỡng. Vậy thì bản thân mới tránh được những chấn thương không đáng có.

Mình từng chứng kiến rất nhiều trường hợp, hay cũng chính là trải nghiệm của bản thân, khi đương đầu với một vấn đề, vì sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vì sự kỳ vọng quá cao, nên khi xảy ra những tình huống ngoài dự tính thường hay hành xử theo một cách rất bản năng, rất cảm tính. Điều đó dẫn tới những kết quả thật tệ hại. Và cũng chính vì đặt kỳ vọng quá cao, nên sự thất bại cũng giống như một bước hụt, lao thẳng xuống vực sâu vậy. Có người rút ra được bài học sâu sắc, nhưng cũng có những người chìm hẳn, và chẳng bao h quay trở lại được tư thế chuẩn bị.

Bài học rút ra từ bản thân sau rất nhiều lần “ngã” đấy là nên biết cách chấp nhận. Chúng ta có thể thất bại trong một đòn thế, một tình huống, nhưng chưa hẳn đã thua trong cả một ván đấu. Hãy cứ đón nhận sự “thất bại” như một lẽ thường tình. Chỉ là thiếu mất một chút may mắn. Chỉ một chút may mắn thôi! Lại quay trở lại với vị trí xuất phát, với mọi sự chuẩn bị tốt nhất cho một đợt “tấn công” mới từ phía đối thủ. Và rồi có thể chúng ta lại tiếp tục thất bại, nhưng đừng nản chí. Dù cho có nhỏ con hơn, dù cho yếu thế hơn, hãy cứ lì lợm, hãy cứ giữ vững bản lĩnh và chờ đợi thời cơ, chờ đợi sự may mắn. “Gặp thời một tốt cũng thành công” mà. Biết đâu một cú phản đòn chính xác, đúng thời điểm cũng giúp mình làm nên chuyện! Rồi một ngày nào đó, chú gà con cũng sẽ bay được thôi ^^!

“Cuối cùng, tôi cần phải lưu ý rằng, đôi khi sự đuối sức cũng có tác dụng tốt. Thỉnh thoảng chúng ta sẽ cảm thấy mình đang kiểm soát bản thân quá nhiều, mình đang phải đối mặt với vô số ràng buộc, và vẫn chưa thể tự do theo đuổi những ham muốn bản năng. Đôi khi, dường như chúng ta chỉ cần thôi tỏ ra người lớn, thôi tỏ ra có trách nhiệm và tự tháo bỏ gông cùm. Vậy nên, tôi sẽ tiết lộ một mẹo nhỏ: Lần tới, nếu bạn thật sự muốn giải phóng tất cả và nuông chiều bản ngã của mình, thì trước hết hãy thử làm bản thân kiệt sức bằng cách viết một trang tự truyện không dùng đến chữ cái “a” và “n”. Sau đó, hãy đến khu mua sắm, thử hết bộ này đến bộ khác nhưng đừng mua bất cứ món nào. Cuối cùng, với tất cả ý chí vị vắt kiệt, hãy đặt bản thân vào một tình huống cám dỗ bạn ưng ý nhất và “để mọi thứ thật tự nhiên”. Và hãy nhớ: đừng sử dụng mẹo này quá thường xuyên”

15 Likes

NHỮNG CÂU NÓI KINH ĐIỂN TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam
Warren Buffett

Chắc hẳn với các nhà đầu tư chứng khoán, câu nói trên không phải là cái gì đó quá xa lạ. Đây gần như là một câu cửa miệng của các nhà môi giới, hoặc xuất hiện dày đặc trong các bài báo truyền thông khi muốn thuyết phục khách hàng của mình tham gia vào thị trường (có thể là bắt đáy, có thể là mua mới). Nhưng có lẽ, hoặc vô tình hoặc cố ý, đôi khi những người đó sử dụng mà cũng chưa hiểu hết được hàm ý trong câu nói trên của Buffett. Vô tình lang thang, tìm được một bài cũng khá tâm đắc được đăng trên Vietnambusinessinsider, xin phép post lại để các bác cùng tham khảo.

“Sợ khi người khác tham, tham khi người khác sợ” ý nghĩa của Warren Buffett
Trong giới nội dung tài chính, đây có lẽ là một trong những câu được trích dẫn nhưng hiểu sai nhiều nhất.
“Be fearful when others are greedy and greedy only when others are fearful.”
Dịch: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi.”
Lời của Buffett, một trong những nhà đầu tư giá trị dài hạn nổi tiếng nhất, đã được dùng đi dùng lại trong vô số bài viết và phương tiện truyền thông. Nhưng gần như ít ai ngừng lại và tìm hiểu ý nghĩa thật của nó.
Chính vì ngộ nhận nên nó được sử dụng để cổ vũ cho văn hóa đầu cơ chụp giật trong khi tác giả lại muốn miêu tả và cảnh báo hành vi đó.
Danh ngôn này được Buffett viết và xuất bản trong lá thư gửi cho cổ đông của Berkshire Hathaway năm 2004. Người ta chỉ trích đoạn cuối rồi bỏ phần đầu.


Để hiểu thì bạn phải đọc đầy đủ (file đính kèm). Trích và dịch như sau.
“Thay vào đó, nhiều nhà đầu tư lại có hiệu suất tầm thường đến thảm họa.
Có ba nguyên nhân chính.

  1. Thứ nhất, chi phí cao. Thường là vì nhà đầu tư chi quá nhiều cho phí quản lý bởi các quỹ đầu tư.
  2. Thứ hai, quyết định mua bán dựa trên lời đồn thay vì suy luận.
  3. Thứ ba, hành vi mua bán chụp giật trong thị trường dựa trên cảm tính.

Các nhà đầu tư nên nhớ rằng sự phấn khởi và chi phí là kẻ thù của họ. Và nếu họ muốn tiếp tục chọn thời điểm để tham gia chứng khoán, thì họ nên sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi.”
Ông ta đang lên án trào lưu đầu cơ chụp giật trong thị trường, được cổ vũ bởi các công ty chứng khoán và truyền thông. Chứ không phải kêu gọi mua chứng khoán mù quáng, đi ngược lại với đám đông hoặc tham lam trong khủng hoảng. Đó không chỉ là sự ngu ngốc mà là cách nhanh nhất để đốt tiền và hủy hoại bản thân.
Trong bối cảnh bong bóng của những năm vào thập niên 1990s và 2000s, con người chạy theo cơn sốt làm giàu nhanh rồi bỏ mặc lý trí để rồi nhận hậu quả nặng nề. Họ nghĩ rằng sự tăng giá chớp nhoáng của cổ phiếu là thịnh vượng và đánh bạc là tài năng.
Khi bạn thấy vốn được chuyển từ sản xuất sang đầu cơ, các công ty không kiếm lời từ kinh doanh mà từ buôn cổ phiếu và những người bình thường bỏ bê công việc để dùng tiền hưu trí để dồn vào các mã đang lên đỉnh dù không có cơ sở - đó là dấu hiệu của nền kinh tế sắp rơi vào khủng hoảng và bạn nên sợ hãi trước sự phi lý trí của đám đông.
Rồi khi mọi người thua lỗ vì sóng đã hết sức và thù oán thị trường vì đã không tiếp tục tăng, thì đó là lúc bạn nên bắt đầu quá trình đầu tư và tìm kiếm cơ hội.
Không có nền kinh tế nào có thể phát triển bằng cách chuyển tiền từ người này sang người khác hay ngộ nhận những con số trên bảng giá là của cải. Chỉ khi họ đầu tư cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ thì mới có thể tăng trưởng.
Thị trường chứng khoán là cách để chúng ta huy động vốn, kết nối với hàng triệu người và giá cả lúc này sẽ phản ánh giá trị được tạo ra.
Dựa trên lý lẽ đó, “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi.” Đó là ý nghĩa của đầu tư và triết lý của Buffett.
Nguồn: Trong Nhan Nguyen/ Bóc Phốt Tài Chính

15 Likes

Tôi lại nhờ bác phân tích giùm con Sam, bất động sản ko hiểu có chuyện gì mà ngày nào cũng xấu quá. Riêng con Sam tôi thấy cứ Atc là kéo lên đc 2 line, trong lúc mấy con bđs khác toàn bị dìm. Nhờ bác xem chart nó giúp!

image

Về cơ bản, quan điểm của tôi cũng khá tương đồng với bài viết trên. Chỉ xin bổ sung thêm 1 số ý. Trước tiên, về hoàn cảnh xuất hiện, các bác cứ để ý mà xem trong một giai đoạn điều chỉnh của thị trường sẽ thấy các bài viết quote đi quote lại câu trên rất nhiều lần. Điều này đặc biệt cổ vũ hành động “bắt dao rơi” - vốn là một quan điểm đầu tư mà tôi không tán thành. Có mấy điểm vô lý mà những người sử dụng câu nói trên không nhắc tới ở đây
Thứ nhất: Buffett là một nhà đầu tư dài hạn và ông đã xây dựng được một hệ thống đầu tư thành công - thể hiện qua quy mô quỹ Berkshire Hathaway liên tục tăng mạnh, đồng thời mức lợi suất ổn định trong nhiều năm liền. Điều này có nghĩa, Buffett chỉ quyết định xuống tiền đối với những doanh nghiệp thỏa mãn đầy đủ tất cả các tiêu chí trong hệ thống đầu tư của ông. Nhưng phần lớn các NĐT trong số chúng ta, chưa xây dựng được MỘT nguyên tắc nhất quán về đầu tư, chứ chưa nói đến một hệ thống.
Thứ hai: Hệ thống đầu tư trên bao gồm rất nhiều các tiêu chí, nhưng quan trọng nhất trong số đó vẫn là “DN này có đang được đánh giá là rẻ hơn rất nhiều so với thị giá của nó hay không”. Điều này dẫn tới việc, khi giá cổ phiếu càng giảm, Buffett sẽ bỏ thêm tiền để gia tăng % sở hữu. Xu hướng của ông cũng là đầu tư và nắm quyền kiểm soát đối với một DN - điều mà phần đa các NĐT cá nhân không đủ khả năng và tiềm lực để làm được.
Thứ ba: Các NĐT cá nhân hiện nay, hay thậm chí là nhiều broker trên thị trường, có biết thế nào là đắt, thế nào là rẻ với một cổ phiếu không? Tôi cho rằng câu trả lời là không? Vậy nếu không biết nó đắt rẻ thế nào, tại sao lại xuống tiền. Một lý do mà mọi người rất hay nhắc đến đó là “giá cổ phiếu đã giảm rất sâu từ đỉnh”. Tôi không cho rằng luận điểm trên được coi là một phương pháp định giá. Như đã từng nói rất nhiều lần với các bác, cổ phiếu rẻ vẫn có thể rẻ hơn nữa. Rất rẻ có thể trở nên rất rất rẻ. Việc này đã được kiểm chứng ở giai đoạn 2009-2011. Rất nhiều các NĐT xuống tiền vì giá cổ phiếu đang từ 40-50k xuống còn 3k. Cũng với lý do như trên, cp đã chiết khấu rất sâu rồi, nó không thể rẻ hơn được nữa. Kết quả là gì, CỔ PHIẾU HỦY NIÊM YẾT, nhiều NĐT mất trắng tài sản, cực kỳ cay đắng.
Thứ tư: Ngay cả các báo lớn, không rõ do vô tình hay cố ý, giai đoạn hô hào mua đi nhiều nhất thường là thị trường đột ngột sụt giảm nhanh, mạnh, ngay trước đó là một giai đoạn tăng tốt. Do đó dễ sinh tâm lý "Yên tâm đi, đây chỉ là một đợt điều chỉnh thôi. Nhưng như tôi cũng đã từng viết, đột ngột giảm chắc chắn là “không lành” rồi. Việc đầu tiên chúng ta thực hiện, nên là quan sát. Lúc đó, chắc chắn trong chúng ta ai cũng sẽ nổi “lòng tham”, và các bài báo, các lời hô hào chỉ là một cái cớ để chúng ta hiện thực hóa “lòng tham” đấy thôi. (Tôi cũng không phải là ngoại lệ, chính vì thế tôi vẫn nói cta nên xây dựng ra các nguyên tắc nhất quán để hạn chế những sai lầm mang tính cảm tính. Điều này tôi đánh giá còn quan trọng hơn cả việc học PTCB và PTKT. Ví như các bác có cầm trong tay một khẩu súng rất hiện đại, nhưng không biết cách dùng hoặc dùng sai, thì rõ là nó cũng chẳng hiệu nghiệm). Các bác cũng cứ để ý thêm, có thể lần đầu tiên sụt giảm mạnh mà k rõ nguyên nhân, thị trường sẽ tăng trở lại. Các báo hô hào, anh em brk hô hào sẽ đăng đàn: “Đấy, tôi bảo mà. Tôi đã dự đoán thế nọ thế kia…”. Lần 2 tiếp tục lặp lại kịch bản tương tự. Các bác bắt dao rơi vẫn có ăn. Nhưng đến lần thứ 3, thứ 4, thứ 5… Chỉ sai 1 lần là đi nguyên băng, và rơi vào trạng thái kẹt hàng luôn. Xóa apps, tắt bảng là một ví dụ.
Trên đây là một số quan điểm của tôi. Có thể đâu đó, các bác sẽ thấy hơi gay gắt. Nhưng thật tâm, tôi mong rằng các bác có thể rút ra được một điều gì đó để hạn chế những lỗi sai trong tương lai. Nguy hiểm luôn rình rập mà :)). Chúng ta chấp nhận điều đó, thì phải cố gắng update bản thân nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Đừng để các lỗi sai lặp lại lần này qua lần khác, và phải trả giá bằng những khoản tiền không hề nhỏ.
Thân ái!

17 Likes

Bác đang muốn hỏi trên góc độ vào hàng mới hay đang nắm giữ hàng ạ?

6 Likes

Nghe hơi nhột bác ạ :)))

4 Likes

Đặt gạch bài tiếp theo của bác :slight_smile:

2 Likes

Mình nắm giữ bác

SAM đoạn này thanh khoản thấp, nên sẽ hơi khó để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, tôi thấy số lượng phiên đỏ đang nhiều hơn so với số lượng phiên xanh => bên bán vẫn đang chiếm ưu thế. Nhìn thì có vẻ mốc 11 đang là một mốc hỗ trợ tương đối cứng, khi test đi test lại 3-4 lần vẫn không thủng. Dù vậy, lực để tăng mạnh vượt qua được vùng 13.5 trong ngắn hạn là chưa có. Cửa hồi thấp, cửa tiếp tục đi ngang và giảm đang cao hơn. Bác có thể canh những phiên break từ nền 11 lên để bán. Tôi nghĩ đó là hướng tối ưu nhất trong ngắn hạn với cp này ạ

10 Likes


Lâu lâu mới có 1 cuối tuần thành thơi. Mời các bác :))

23 Likes