Chứng sỹ săn tin!

Biến số mới trong cuộc chiến của Fed

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân của Mỹ chuẩn bị được công bố. Đây là thước đo lạm phát được Fed yêu thích và sẽ quyết định các động thái tiếp theo của cơ quan này.


Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân tại Mỹ được dự báo tiếp tục đi lên. Đây là tin xấu với Fed. Ảnh: Bloomberg.

Cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - có thể vẫn tăng trong tháng 2. Điều này sẽ đẩy cơ quan quản lý Mỹ rơi vào thế khó. Bởi họ đang mắc kẹt giữa cuộc chiến chống lạm phát và những căng thẳng trong lĩnh vực tài chính.

Theo khảo sát của Bloomberg, giới quan sát dự báo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ trong tháng 2 (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) sẽ tăng 0,4% so với một tháng trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

So với tháng 2/2022, chỉ số này được dự báo tăng 4,7%. Còn chỉ số giá tiêu dùng cá nhân nói chung vọt lên 5,1% sau một năm. Cả hai đều gấp đôi mục tiêu lạm phát của Fed.

Các dữ liệu “nóng”

Trong cuộc họp chính sách được coi là “khó khăn nhất của Fed trong nhiều năm”, ngân hàng trung ương Mỹ nhất trí tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4,75-5%, mức cao nhất kể từ năm 2007.

Sau khi tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - lưu ý rằng vẫn chưa chắc chắn về các động thái tiếp theo, và điều này sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu sắp tới.

“Ủy ban sẽ theo dõi sát sao thông tin và đánh giá tác động đối với chính sách tiền tệ”, FOMC tuyên bố sau cuộc họp. Cơ quan này cho rằng các chính sách phù hợp sẽ được đưa ra để “giảm lạm phát về mức mục tiêu 2%”.

Con đường đưa lạm phát trở lại mức 2% vẫn còn dài và gập ghềnh

Chủ tịch Fed Jerome Powell

“Con đường đưa lạm phát trở lại mức 2% vẫn còn dài và gập ghềnh”, ông Jerome Powell - Chủ tịch Fed - nhận định.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng 2 và 6% so với một năm trước đó. Nếu loại trừ giá năng lượng và lương thực biến động, CPI cốt lõi tăng 0,5% so với tháng 1 và 5,5% sau một năm.

Đà giảm của chi phí năng lượng đã giúp hạ nhiệt CPI trong tháng 2. Lĩnh vực này ghi nhận mức giảm 5,2%, riêng giá dầu nhiên liệu lao dốc 7,9%.

Tuy nhiên, giá lương thực vẫn tăng 0,4% so với tháng trước đó và 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trứng đã giảm 6,7%, dù vẫn tăng 55,4% trong vòng một năm.

Chi phí ở - chiếm khoảng 1/3 chỉ số CPI - đã tăng 0,8%, nâng mức tăng một năm lên 8,1%. Nhóm này chiếm hơn 60% tốc độ tăng của CPI.

Thị trường việc làm cũng vẫn “nóng” với số lượng việc làm mới tăng hơn 800.000 vị trí trong tháng 1 và tháng 2.

Quyết định khó khăn

Trong họp báo sau cuộc họp, ông Powell tiết lộ FOMC đã cân nhắc tạm dừng tăng lãi suất do khủng hoảng trong ngành ngân hàng. Nhưng cuối cùng, cơ quan này vẫn nhất trí nâng lãi suất điều hành vì các dữ liệu lạm phát và thị trường lao động còn nóng.

“Chúng tôi cam kết bình ổn giá cả và tất cả bằng chứng đều nói lên rằng mọi người cũng tin chúng tôi sẽ làm điều đó”, ông Powell cho biết và cam kết “duy trì niềm tin đó bằng lời nói cũng như hành động”.

Đối với mối đe dọa từ những vụ phá sản ngân hàng mới nhất, các quan chức Fed vẫn đặt niềm tin vào những tiêu chuẩn về vốn và thanh khoản cao hơn cuộc khủng hoảng tài chính 2008, cùng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rắc rối.

“Họ tin rằng mình có sẵn các công cụ để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng”, ông Jay Bryson - chuyên gia kinh tế trưởng của Wells Fargo - nhận định. Nhưng ông cảnh báo rằng đây có thể là một quyết định tồi.

KDH: ‘Bình chân như vại’ giữa cơn bão trái phiếu, cổ phiếu được cả Dragon Capital và VinaCapital săn đón

Tài sản của Nhà Khang Điền chủ yếu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, không phải bằng nợ giống như nhiều nhà phát triển đang gặp khó khăn thanh khoản hiện nay.

Giữa cơn bão trái phiếu đáo hạn của lĩnh vực bất động sản, một doanh nghiệp được coi là có khả năng “bình chân như vại” nhờ cấu trúc tài chính lành mạnh: CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (Mã chứng khoán: KDH).

Tính đến hết năm 2022, tài sản của Khang Điền chủ yếu vẫn được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, với cơ cấu nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) ở mức 0,83 lần. Mặc dù hệ số D/E của Khang Điền đã tăng gấp đôi trong năm 2022, nhưng nó vẫn ở mức rất thấp so với các công ty bất động sản niêm yết. Ví dụ, CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Mã chứng khoán: NVL), nhà phát triển bất động sản nổi tiếng với chiến lược tài trợ tài sản bằng nợ, hệ số D/E đạt 4,73 lần vào cuối năm ngoái.

Việc không phụ thuộc nhiều vào vốn vay giúp Khang Điền không bị ảnh hưởng nhiều khi tình hình kinh tế biến động, đặc biệt là bối cảnh lãi suất tăng cao như hiện nay. Trong các đại hội cổ đông thường niên, Khang Điền luôn tuyên bố định hướng giữ hệ số nợ an toàn.

“Triết lý kinh doanh của Khang Điền dựa trên nền tảng tài chính vững mạnh, pháp lý hoàn chỉnh, công trình chất lượng, dịch vụ tận tâm, hướng đến cộng đồng, thân thiện môi trường… sẽ định hướng công ty phát triển bền vững trong mọi hoạt động kinh doanh”, báo cáo HĐQT Khang Điền nêu tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.

Năm 2022, chi phí lãi vay mà Khang Điền ghi nhận trên báo cáo tài chính chỉ hơn 9 tỷ đồng, so với năm liền trước 16 tỷ đồng. Trong những năm trước đó, chi phí lãi vay của nhà phát triển bất động sản luôn duy trì ở mức thấp.

Dù vậy, cũng cần lưu ý rằng, nợ vay của Khang Điền đã tăng lên đáng kể trong năm ngoái để tài trợ đầu tư các dự án. Tổng giá trị các khoản vay dài hạn của công ty đã tăng hơn 3 lần lên mức 5.576 tỷ đồng với mục đích chính là tài trợ cho dự án khu dân cư Tân Tạo (330 ha). Cơ cấu nợ chủ yếu đến từ các khoản vay ngân hàng; ngoài ra, công ty có 1.100 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào năm 2025.

Với phong cách đầu tư an toàn, hiệu quả, Khang Điền là công ty bất động sản được các quỹ đầu tư nước ngoài săn đón, bao gồm cả Dragon Capital, VinaCapital, PYN Elite Fund… Như nhóm Dragon Capital hiện nay nắm khoảng 10% cổ phần công ty.

Người đặt nền móng cho sự thành công của Khang Điền cũng như tạo dấu ấn quan trọng đối với phong cách đầu tư của công ty là ông Lý Điền Sơn. Ông Sơn xuất thân từ một đạo diễn, đảm nhiệm vai trò chủ tịch cũng như tổng giám đốc điều hành công ty từ những ngày đầu. Hiện nay, ông Sơn là Phó Chủ tịch HĐQT, hỗ trợ quản trị chiến lược và giám sát ban điều hành.

Chủ tịch Khang Điền là bà Mai Trần Thanh Trang, một chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực bất động sản.

Nguồn bài viết: Một công ty bất động sản 'bình chân như vại' giữa cơn bão trái phiếu, cổ phiếu được cả Dragon Capital và VinaCapital săn đón

1 Likes

Kinh doanh khó khăn, Thế giới Di động hạ tỷ lệ cổ tức 2022

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) vừa bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, dự kiến diễn ra ngày 08/04/2023.

Cụ thể, Thế giới Di động bổ sung tờ trình chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt, 1 cp được nhận 500 đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023.

Con số trên chỉ bằng 1/2 tỷ lệ cổ tức tiền mặt đã trả cho năm 2021. Bên cạnh cổ tức tiền mặt, năm 2021, Thế giới Di động còn chia cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 1:1, tức 1 cp đang sở hữu sẽ nhận thêm 1 cp mới.

Thông tin trên được đưa ra sau khi MWG công bố kết quả kinh doanh ảm đạm trong 2 tháng đầu năm. Ông lớn bán lẻ ghi nhận doanh thu thuần 19 ngàn tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ và mới đạt 14% kế hoạch doanh thu. Trong đó, hai chuỗi quan trọng bậc nhất của MWG là ĐMX và TGDĐ giảm tới 32% trong 2 tháng đầu năm.

MWG chưa tiết lộ lợi nhuận trong 2 tháng đầu năm.

Thị trường chứng khoán cũng phản ánh những khó khăn của MWG với giá cổ phiếu giảm một mạch từ 74,000 đồng/cp xuống còn 39,000 đồng cp.

MWG hành động ra sao trong bối cảnh sức cầu yếu?

Trong bối cảnh sức cầu yếu, ông lớn bán lẻ Việt Nam cho biết sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để chia sẻ những khó khăn khi khách hàng đang có tâm lý thắt chặt chi tiêu, chủ động đưa ra nhiều lựa chọn mua sắm linh hoạt, tăng cường giảm giá khuyến mãi để thu hút khách hàng, bao gồm cả nhóm người tiêu dùng nhạy cảm về giá cả.

MWG cũng chủ động kiểm soát chặt chẽ tồn kho từ quý 4/2022 để giảm chi phi tài chính và rủi ro giảm giá hàng hóa. Đến cuối tháng 2/2023, giá trị hàng tồn kho tại MWG đã giảm hơn 30% so với thời điểm cuối quý 4/2022.

Năm 2023, MWG đặt mục tiêu đạt 135 ngàn tỷ đồng doanh thu và 4.2 ngàn tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 1.2% và 2.4% so với kết quả năm 2022.

Nguồn bài viết: Kinh doanh khó khăn, Thế giới Di động hạ tỷ lệ cổ tức 2022 | Fili

HNX sắp hủy niêm yết bắt buộc 2 mã chứng khoán

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu của CTCP VKC Holdings (HNX: VKC) và CTCP Hoàng Hà (HNX: HHG) vào ngày 25/04.

Cụ thể, 20 triệu cp VKC sẽ bị hủy niêm yết do Công ty có tổng số lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2022, đồng thời Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt đã từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2022 của VKC.

Tại thời điểm cuối năm 2022, khoản lỗ lũy kế của VKC hơn 215 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp ghi nhận cùng thời điểm là 200 tỷ đồng. Năm 2022 cũng là năm đầu tiên kể từ khi niêm yết, VKC lỗ ròng gần 238 tỷ đồng.

Lãi ròng VKC Holdings từ năm 2007

Bên cạnh đó, HNX cũng sẽ hủy niêm yết bắt buộc với gần 35 triệu cp HHG, do kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ 3 năm (2020, 2021, 2022).

Năm 2022, HHG lỗ ròng gần 58 tỷ đồng. Các năm trước (2020-2021), HHG lỗ ròng lần lượt 66 tỷ đồng và 69 tỷ đồng.

Lỗ ròng HHG giai đoạn 2020-2022

https://fili.vn/2023/03/hnx-sap-huy-niem-yet-bat-buoc-2-ma-chung-khoan-741-1052305.htm

Home Credit lên tiếng về việc công an TP.HCM kiểm tra trụ sở

Công ty tài chính tiêu dùng khẳng định đợt kiểm tra hành chính đã hoàn thành trong ngày, hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường và đúng quy định.

Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit) vừa có thông tin chính thức liên quan đến việc Công an TP.HCM kiểm tra trụ sở công ty tại TP Thủ Đức.

Cụ thể, trong ngày 28/3, Công an TP Thủ Đức đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ kiểm tra Công ty Home Credit Việt Nam tại địa chỉ tòa nhà số 20 Nguyễn Đăng Giai, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Home Credit cho biết đã xác nhận và phối hợp cùng công an phường Thảo Điền trong đợt kiểm tra hành chính các công ty tài chính tiêu dùng. Đợt kiểm tra cũng được hoàn thành trong ngày.

“Kết quả đợt kiểm tra cho thấy các hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường, theo đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật”, Home Credit cho biết.

Liên quan đến hoạt động cốt lõi, Home Credit khẳng định luôn đảm bảo tuân thủ thực hiện đúng từ quy trình cho vay, thẩm định, thu hồi nợ vay và giải quyết khiếu nại trong khuôn khổ các quy định pháp luật cho phép.

Home Credit là tập đoàn tài chính tiêu dùng toàn cầu gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2008. Doanh nghiệp này là một trong các công ty tài chính số hàng đầu với khoảng 6.000 nhân viên, phục vụ hơn 14 triệu khách hàng trên cả nước.

Home Credit hiện cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng với 3 ngành hàng chính gồm cho vay trả góp hàng tiêu dùng, cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng.

Đây là đơn vị tiếp theo bị kiểm tra trong bối cảnh các lực lượng chức năng đang đẩy mạnh rà soát, xử lý sai phạm tại nhiều công ty tài chính và thu hồi nợ trên địa bàn.

Trước đó, Công an TP.HCM đã khám xét văn phòng đại diện và các chi nhánh của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88, khám xét và lấy lời khai nhân viên công ty tài chính Mirae Asset Việt Nam.

Cùng ngày 28/3, Công an TP.HCM cũng tiến hành phong toả toà nhà Linh Tây Tower và làm việc với công ty TNHH mua bán nợ Galaxy. Hiện tại, chưa có bất kỳ thông tin phản hồi nào từ phía cơ quan chức năng và công ty mua bán nợ Galaxy.

ĐHĐCĐ STK: Kế hoạch lãi 253 tỷ đồng, phát hành hơn 12 triệu cp trả cổ tức

Sáng 30/03, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 với nội dung để trình kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận…

Tiếp tục cập nhật

ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của STK tổ chức sáng ngày 30/03

Năm 2023 đặt kế hoạch lãi sau thuế 253 tỷ đồng, tăng 5%

Năm 2023, STK dự kiến doanh thu hơn 2,149 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 253 tỷ đồng, tăng lần lượt 2% và 5% so với thực hiện năm 2022.

Tình hình kinh doanh của STK qua các năm và kế hoạch năm 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

​Phát hành gần 12.3 triệu cp trả cổ tức

Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2022, STK ghi nhận doanh thu gần 2,115 tỷ đồng, tăng 4% so với năm trước; nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 14% đạt 242 tỷ đồng, thực hiện hơn 80% kế hoạch năm.

Với kết quả này, STK trình cổ đông phương án chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cp được nhận thêm 15 cp mới. Thời gian chi trả dự kiến trong năm 2022.

Với gần 82 triệu cp đang lưu hành, ước tính STK phát hành gần 12.3 triệu cp để trả cổ tức. Qua đó tăng vốn điều lệ thêm 123 tỷ đồng lên hơn 966 tỷ đồng. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2023, sau khi được UBCK chấp thuận.

Quá trình tăng vốn điều lệ của STK

(Đvt: Tỷ đồng)

(ĐHĐCĐ STK: Dự kiến kết quả 2 quý đầu năm chưa khởi sắc | Fili)

SZC: Dự báo lợi nhuận tăng vọt 24% do nhu cầu bất động sản công nghiệp ngày càng tăng

Năm 2023, SSI Research dự báo doanh thu thuần của Công ty CP Sonadezi Châu Đức (HoSE: SZC) đạt mức 871 tỷ đồng, tăng 17,8% và LNST đạt 245 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận SZC năm 2022 giảm mạnh

Doanh thu thuần trong 2022 đạt 858 tỷ đồng (+20,4%, so với cùng kỳ (svck), nhưng LNST giảm mạnh 39% svck xuống mức 197 tỷ đồng. Trong đó:

(1) Hoạt động cho thuê đất tại KCN Châu Đức: Doanh thu đạt 752 tỷ đồng (+7,1%, svck) với diện tích cho thuê đạt 45 ha chủ yếu từ các khách thuê trực tiếp và giá thuê trung bình tăng 7% svck. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm 24,9% svck về mức 40,1% do từ năm 2022, SZC bắt đầu thực hiện trích trước vào giá vốn hàng bán một phần chi phí đền bù giải tỏa dự kiến tăng thêm từ mức 4.900 tỷ đồng lên 8.001 tỷ đồng cho 280 ha phần còn lại của KCN Châu Đức theo TT 200/2014/TT-BTC.

Diện tích cho thuê lũy kế đạt 485,13 ha, tương ứng với tỷ lệ lấp đầy đạt 51,4%.

(2) Cho thuê nhà xưởng xây sẵn: KCN Châu Đức có 2 nhà xưởng xây sẵn với diện tích 5.600 m2. Doanh thu từ mảng này đạt 1,5 tỷ đồng (-16.78% svck) do trong 6 tháng đầu năm 2022, SZC chỉ cho thuê được 1 nhà xưởng xây sẵn với diện tích 2.400 m2. Tỷ suất lợi nhuận gộp là 16% (-20% svck) do (1) Tăng chi phí đầu tư hệ thống nhà xưởng; (2) Diện tích cho thuê chỉ đạt ½ trong nửa đầu năm 2022.

(3) Kinh doanh KDC Sonadezi Hữu Phước: Trong kỳ, SZC ghi nhận 67 tỷ đồng doanh thu từ các hợp đồng mua shophouse tại KCN Hữu Phước. Biên lợi nhuận gộp đạt mức 80% do chi phí đền bù giải phóng mặt bằng dự án thấp.

(4) Doanh thu golf: Sân golf 16 lỗ tại KCN- ĐT Dịch vụ Châu Đức đã đi vào hoạt động từ Q2/2022. Trong năm 2022 doanh thu tại sân golf đạt 26,8 tỷ đồng (+100% svck). Tuy nhiên, do hiệu quả hoạt động thấp nên lợi nhuận gộp ghi nhận khoản lỗ hơn 38 tỷ đồng.

(5) Doanh thu phí: Không có doanh thu từ hoạt động thu phí. Việc thu phí tại BOT 768 đã tạm dừng từ 1/1/2021 trong khi SZC đang chờ UBND và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai thẩm định và phê duyệt chuyển đổi sang hình thức thu phí điện tử (ETC) và tính lại phương án thu phí phù hợp.

Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng mạnh 3,4x so với cùng kỳ lên mức 32 tỷ đồng do ghi nhận lãi vay đầu tư sân golf vừa được vận hành trong Q2/2022. Bên cạnh, khoản vay trái phiếu có giá trị 500 tỷ đồng, lãi suất 7,7%/năm.

Dư nợ tại KCN -KDT Dịch vụ Châu Đức được vốn hóa vào chi phí đầu tư xây dựng. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lũy kế cho KCN- Đô thị Dịch vụ Châu Đức đến Q4/2022 đạt mức 2.245 tỷ đồng (+4% svck) – chiếm 35% tổng tài sản của SZC.

Tổng vay nợ dài hạn đạt 1.844 tỷ đồng (+30% svck) chủ yếu tài trợ đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 26% svck chủ yếu là chi phí lương giảm và không còn phát sinh chi phí hỗ trợ Covid.

Triển vọng SZC trong năm 2023

Năm 2023, SSI Research dự báo doanh thu thuần đạt mức 871 tỷ đồng (+17,8% svck) và LNST đạt 245 tỷ đồng (+24% svck). Trong đó:

SSI Research ước tính diện tích thuê tại KCN Châu Đức ước đạt 721 tỷ đồng (-4% svck), với diện tích thuê đạt 40 ha (-11% svck) bao gồm 21 ha đã được ký MOU với Tổng công ty Sonadezi (SNZ: sở hữu 46,84% SZC) vào cuối năm 2022. Giá thuê trung bình dự kiến tăng 7% svck lên mức 75 USD/m2/chu kỳ thuê với giả định: (1) Diện tích cho SNZ thuê giá đạt 72 USD/m2/chu kỳ thuê; (2) Diện tích còn lại cho các nhà đầu tư trực tiếp (diện tích thuê nhỏ tầm 1-2 ha) đã ký MOU từ nửa cuối năm 2022, giá thuê là 80 USD/m2/chu kỳ thuê.

Biên lợi nhuận gộp dự kiến đạt 47,1% (+7% so với cùng kỳ) do giá thuê trung bình tăng. Trong năm 2023 SZC tiếp tục thực hiện trích trước giá vốn hàng bán do tăng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho KCN Châu Đức.

SSI Research giả định BOT 768 sẽ hoàn thành các thủ tục chuyển sang thu phí không dừng (ETC) vào Q3-Q4/2023. Do đó, doanh thu phí sẽ đạt 22,1 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt mức 49%.

Doanh thu dự án Khu dân cư Hữu Phước đạt 87 tỷ đồng. SZC tiếp tục ghi nhận phần còn lại từ dự án Hữu Phước giai đoạn 1, chủ yếu các shophouse do D2D hợp tác đầu tư xây dựng. Dự kiến lợi nhuận gộp 57 tỷ đồng.

Chi phí lãi vay dự kiến ở mức 30 tỷ đồng (-7% so với cùng kỳ) khi công ty đã giảm vay nợ trái phiếu từ 500tỷ xuống 400 tỷ đồng vào cuối năm 2022. Các khoản vay cho dự án KCN - ĐT Dịch vụ Châu Đức vẫn đang được vốn hóa vào chi phí đầu tư xây dựng.

Chi phí bán hàng và quản lý tăng 29% so với cùng kỳ do tăng chi phí tiếp thị khách hàng và nhân viên phụcvụ sân golf.

Trong ngắn hạn, SSI Research cho rằng giá chào thuê đối với các hợp đồng ký mới cho năm 2023 ở mức 100 USD/m2/chu kỳ thuê, cao hơn kỳ vọng và thông tin về các hợp đồng MOU với diện tích thuê lớn sẽ là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu SZC.

Trong dài hạn, SZC là 1 trong những doanh nghiệp có diện tích sẵn sàng cho thuê lớn hơn 400 ha tại Bà Rịa- Vũng Tàu, đồng thời cơ sở hạ tầng được cải thiện như cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, cảng Cái Mép, Gemalink… sẽ giúp cho SZC duy trì mức lợi nhuận tích cực từ KCN Châu Đức.

Năm nay là năm của CMT

Sau kiểm toán, lãi của HAG giảm 56 tỷ, nghi ngờ khả năng hoạt động của Tập đoàn

## HAG vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 và ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán viên trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2022.

Sơ đồ giá cổ phiếu HAG từ đầu năm 2023 đến nay trên HOSE.

CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã HAG-HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 và ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán viên trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2022.

Theo đó, HAGL ghi nhận doanh thu đạt 5.198 tỷ đồng, cao hơn 100 tỷ so với báo cáo tự lập.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng và quản lý tăng cao dẫn đến sau kiểm toán lợi nhuận sau thuế của HAGL giảm 56 tỷ đồng so với báo cáo tự lập (1.181 tỷ) giảm còn 1.125 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011, HAG có lãi trên ngàn tỷ đồng.

HAG cho biết, lợi nhuận sau kiểm toán đạt gần 1.125 tỷ đồng là do lợi nhuận gộp tăng 666,43 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận bán trái cây và bán heo trong năm 2022 tăng cao so với năm 2021; Doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 249 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là lãi từ việc thanh lý các khoản đầu tư giảm so với năm 2021.

Mặt khác, chi phí tài chính tăng 558,85 tỷ đồng chủ yếu là do trong năm 2022 Tập đoàn đã trích dự phòng các khoản đầu tư vào Nhóm Công ty HNG. Bên cạnh đó, lỗ chênh lệch tỳ giá cũng tăng cao so với năm 2021; Chi phí bán hàng tăng 122,651 tỷ đồng chủ yếu do hoạt động mua bán trái cây và heo trong kỳ tăng cao dẫn đến chi phí bán hàng tăng theo.

Ngoài ra, chi phí quản lý giảm 1.175 tỷ đồng chủ yếu là do năm 2022 Tập đoàn đã tăng hoàn nhập dự phòng liên quan đến các khoản công nợ phải thu.

Đáng chú ý, kiểm toán viên tiếp tục nhấn mạnh đến khoản lỗ lũy kế 3.341 tỷ đồng, và tình trạng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của HAGL. Như vây, đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp Ernst & Young (EY) nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của HAGL.

Trong năm 2023, doanh thu từ bán trái cây và heo tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và đem lại nguồn tiền chính cho Tập đoàn. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, Tập đoàn đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dư kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai.

Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay có liên quan.

Theo đó, HAG có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo. Do đó, dựa trên các cơ sở này, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

PAT chốt lịch trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 106,55%

PAT, công ty “nhà” Hoá chất Đức Giang (DGC) sắp hoàn tất việc chi trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông bằng tiền với tổng tỷ lệ 306,55% - tương ứng số tiền 766,4 tỷ.

CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (Mã PAT - UPCoM) thông báo ngày 10/4 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 3/2022 bằng tiền.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/4. Thời gian thanh toán vào ngày 24/4/2023. Tỷ lệ thực hiện là 106,55%, tương ứng với mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu nhận 10.655 đồng. Với 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty sẽ chi số tiền khoảng 266 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này.

Hiện, CTCP Hóa chất Đức Giang – Lào Cai đang sở hữu 12,75 triệu cổ phiếu PAT, ông Đào Hữu Duy Anh đang sở hữu gần 2,3 triệu cổ phiếu, ông Đào Hữu Huyền đang sở hữu hơn 1,9 triệu cổ phiếu. Theo đó, CTCP Hóa chất Đức Giang – Lào Cai sẽ nhận về gần 136 tỷ đồng, ông Đào Hữu Duy Anh nhận về 24 tỷ đồng và ông Đào Hữu Huyền nhận về 20 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, PAT ghi nhận 3.150 tỷ đồng doanh thu - tăng gần gấp đôi năm 2021; lãi ròng đạt hơn 964 tỷ - tăng 276% YoY đồng thời là mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn ngoại mua ròng gần 2.800 tỷ đồng trong tháng 3/2023

## Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2.759 tỷ đồng trong tháng 3/2023, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này mua ròng 2.722 tỷ đồng. Tính giao dịch khớp lệnh, nước ngoài mua ròng tập trung vào các mã HSG, VHM, POW, SHB, VCI.

Vn-Index tăng 39,96 điểm tương đương 3,9% trong tháng 3 kết thúc tháng ở mức 1.064,64 điểm, thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 9.256 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 10% so với 5 tháng trước. Tính riêng Q1/2023, Vn-Index tăng 5,71%.

Dòng tiền tăng vào cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID, giảm ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, đi ngang ở nhóm vốn hóa lớn VN30.

Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, Tài nguyên cơ bản, giảm ở nhóm Bất động sản, Thực phẩm và đồ uống, Dầu khí.

Nhóm Chứng khoán, Bất động sản, Du lịch và Giải trí tăng mạnh nhất trong tháng 3/2023 trong khi 11/19 nhóm ngành cấp 2 tăng điểm. Nhóm Truyền thông và Bán lẻ giảm điểm mạnh nhất trong tháng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2.759 tỷ đồng trong tháng 3/2023, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này mua ròng 2.722 tỷ đồng. Tính giao dịch khớp lệnh, nước ngoài mua ròng tập trung vào các mã HSG, VHM, POW, SHB, VCI.

Trong tháng nước ngoài cũng bán ròng mạnh một số cổ phiếu STB, MSN, DGW, VPB, PLX. Cổ phiếu họ VINGROUP có VHM, VIC nằm trong top mua ròng, động thái hoàn toàn đảo ngược với tháng trước đó khi họ bán ròng cả 3 mã này.

Nhà đầu tư cá nhân ngược lại bán ròng 948 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng khớp lệnh là 1.339 tỷ đồng. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm STB, DGW, DIG, VIB, MSN. Trong khi đó họ bán ròng gồm HSG, VHM, POW, SSI, SHB.

Tổ chức trong nước cũng bán ròng 1.618 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này bán ròng 1188 tỷ đồng. Tổ chức trong nước mua ròng khớp lệnh nhiều nhất STB, VCB, HPG, FPT, E1VFVN30. Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất DIG, VIB, VCG, MWG, VPB.

Tự doanh bán ròng 193 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh nhóm này bán ròng 198 tỷ đồng. Họ mua ròng khớp lệnh nhiều nhất VIB, FUEVFVND, THI, SSI, HDG. Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất STB, E1VFVN30, ACB, PNJ, FPT.

Trong tháng 3 nhóm Chứng khoán, Bất động sản, Du lịch và Giải trí tăng mạnh nhất lần lượt là 12,78%, 9,18% và 4,9%. Ngược lại, Nhóm Truyền thông và Bán lẻ giảm điểm mạnh nhất trong tháng giảm 7% và 4,28%.

Sau kiểm toán, Vietravel bất ngờ giảm lãi 2022 và tăng lỗ 2021

Sau kiểm toán, lợi nhuận của cả năm 2022 và 2021 của Vietravel đều có sự điều chỉnh khi 2022 giảm lãi, còn 2021 tăng lỗ.

Lợi nhuận 2022 điều chỉnh giảm 13% về còn 105 tỷ đồng sau kiểm toán

CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, UPCoM: VTR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2022 với nhiều biến động về số liệu so với báo cáo tự lập công bố trước đó.

Cụ thể, doanh thu thuần biến động tăng nhẹ lên 3.824 tỷ trong khi lợi nhuận gộp giảm nhẹ hơn 3 tỷ xuống mức 306 tỷ đồng. Riêng doanh thu tài chính lại điều chỉnh tăng tới 55% (138 tỷ) lên 387 tỷ đồng. Ngược lại chi phí tài chính tăng gấp 2 lần lên 105 tỷ đồng chủ yếu biến động tăng chi phí lãi vay.

Thêm vào đó, lỗ liên doanh liên kết cũng nặng thêm 83 tỷ lên 245 tỷ đồng. Các loại chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng đều nhích tăng nhẹ.

Do đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của Vietravel giảm 13% (tức giảm 16 tỷ) về còn 105 tỷ đồng so báo cáo tự lập trước đó.


Kết quả kinh doanh hợp nhất 2022 đã kiểm toán của Vietravel

Theo giải trình của Vietravel, sở dĩ lợi nhuận 2022 có sự điều chỉnh giảm sau soát xét do công ty ghi nhận trích lập thêm dự phòng các khoản nợ phải thu và hạch toán bổ sung chi phí quản lý ở các công ty con của Tập đoàn.

Năm 2021 bất ngờ điều chỉnh tăng lỗ lên 350 tỷ đồng

Đáng nói, các số liệu về kết quả kinh doanh của năm 2021 trên báo cáo tài chính kiểm toán này cũng điều chỉnh rất mạnh so báo cáo tự lập.

Trong đó, doanh thu thuần năm 2021 điều chỉnh giảm từ 792 tỷ lên 912 tỷ tại báo cáo kiểm toán (tức tăng 15%). Tuy nhiên, các chỉ tiêu trong kỳ cũng đều biến động nên Vietravel tăng lỗ từ 256 tỷ lên 350 tỷ tại báo cáo kiểm toán, tức lỗ nặng thêm 94 tỷ đồng.


Kết quả kinh doanh hợp nhất theo BCTC quý 4/2022 của Vietravel

Trong cơ cấu nợ, vay nợ tài chính tại thời điểm cuối năm 2022 vẫn ở mức 721 tỷ như báo cáo tự lập, song cơ cấu vay ngắn hạn và dài hạn có sự biến động khác nhau.

Còn các chỉ tiêu về tổng tài sản, vay nợ tài chính của năm cũ 2021 không có biến động giữa 2 báo cáo kiểm toán và tự lập.

1 Likes

S&P tăng phiên thứ tư liên tiếp, giá dầu tăng mạnh nhất 1 năm

## Cổ phiếu năng lượng có một phiên rực rỡ, với mức tăng 4,9% của nhóm năng lượng trong chỉ số S&P 500, sau khi OPEC+ có động thái cắt giảm sản lượng bất ngờ…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ tư liên tiếp trong phiên ngày thứ Hai (3/4), với sự dẫn đầu của cổ phiếu năng lượng sau động thái giảm sản lượng bất ngờ của OPEC+ và bất chấp giá cổ phiếu Tesla lao dốc sau khi lượng xe mà hãng này giao đến tay khách hàng trong quý 1 khiến nhà đầu tư thất vọng. Giá dầu thô tăng mạnh nhất gần 1 năm do nỗi lo thiếu cung.

Tesla giảm 6,1% sau khi hãng xe điện do tỷ phú Elon Musk điều hành công bố lượng xe giao trogn 3 tháng đầu năm chỉ tăng 4% so với quý trước đó, cho dù hãng đã mạnh tay giảm giá xe hồi tháng 1 để kích thích nhu cầu.

Trái lại, cổ phiếu năng lượng có một phiên rực rỡ, với mức tăng 4,9% của nhóm năng lượng trong chỉ số S&P 500, sau khi OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga, tuyên bố giảm sản lượng thêm gần 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Một số nhà phân tích cho rằng động thái này của OPEC+ có thể đẩy giá dầu lên ngưỡng 100 USD/thùng. Các cổ phiếu Chevron, Exxon Mobil và Occidental Petroleum đồng loạt tăng hơn 4%.

Tuy nhiên, triển vọng giá dầu tăng đẩy cao mối lo lạm phát ở Phố Wall, cho dù mới cách đây vài ngày, số liệu thống kê cho thấy lạm phát tăng chậm lại đã củng cố kỳ vọng của nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm chấm dứt chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay.

“Quyết định giảm sản lượng của OPEC+ đặt ra trở ngại đối với cuộc chiến chống lạm phát… Và đó là lý do tại sao tâm lý của thị trường đang nghiêng về phía thận trọng với rủi ro”, chiến lược gia trưởng Terry Sandven của US Bank Wealth Management nhận định.

Phiên “xanh” này của chỉ số Dow Jones có được một phần nhờ cổ phiếu UnitedHealth Group tăng 4,6% sau khi nhà chức trách phê chuẩn mức giá dịch vụ bảo hiểm y tế Medicare Advantage năm 2024 cao hơn so với đề xuất.

Những nhà đầu tư lo lắng về lạm phát đã cảm thấy dễ chịu phần nào khi các cuộc khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) và S&P Global cho thấy hoạt động sản xuất yếu đi trong tháng 3.

Thị trường lãi suất tương lai đang phản ánh khả năng 56% Fed tăng lãi suất 25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 5. Khả năng Fed giữ nguyên lãi suất là 44%.

Lúc đóng cửa, S&P 500 tăng 0,37%, đạt 4.124,49 điểm. Dow Jones tăng 0,98%, đạt 33.601,15 điểm. Riêng chỉ số Nasdaq giảm 0,27%, còn 12.189,45 điểm.

Quý 1 vừa qua, bất chấp khủng hoảng ngân hàng, S&P 500 đã tăng 7% và Nasdaq tăng 17%.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 ở Phố Wall đang đến gần, với các ngân hàng lớn sẽ là những doanh nghiệp đầu tiên công bố báo cáo. Đó sẽ là chi tiết về tình hình sức khoẻ của hệ thống ngân hàng Mỹ nói chung sau vụ sụp đổ gần đây của 3 ngân hàng khu vực ở nước này.

Nhận định về triển vọng giá cổ phiếu sau động thái giảm sản lượng dầu của OPEC+, chiến lược gia Mona Mahajan của Edward Jones nói rằng thị trường nhiều khả năng sẽ không phải ánh rủi ro suy thoái thêm một lần thứ hai sau đợt thị trường đầu cơ giá xuống (bear market) tương đối nghiêm trọng trong năm 2022. Nếu có biến động, đó sẽ là một sự điều chỉnh “bình thường” khoảng 5-10% trong nửa sau của năm - bà Mahajan nói với hãng tin CNBC.

“Chúng tôi tin là thị trường đang bước vào một thời kỳ điều chỉnh, có thể sẽ có những biến động”, nhà chiến lược nói, cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết, kỳ vọng của thị trường vào chính sách của Fed, và dòng chảy tín dụng chậm lại do cuộc khủng hoảng ngân hàng là ba trở ngại đối với thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 6,31%, chốt ở 84,93 USD/thùng. Đây là phiên tăng mạnh nhất của dầu Brent kể từ hom 21/3/2022.

Giá dầu thô WTI giao sau ở New York tăng 6,28 USD/thùng, chốt ở 80,42 USD/thùng. Đây là phiên tăng mạnh nhất của loại dầu này kể từ hôm 14/4/2022.

Saudi Arabia cho biết kế hoạch cắt giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ sẽ bắt đầu thực thi từ tháng 5 cho tới hết năm 2023.

“Kế hoạch giảm sản lượng của OPEC+ có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng lần nữa, xét tới việc Trung Quốc mở cửa trở lại và Nga đơn phương giảm sản lượng”, nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets nói với CNBC.

Chủ tịch Bob McNally của Rapidan Energy Group nói rằng OPEC+ muốn tránh sự sụt giảm chóng mặt của giá dầu như hồi năm 2008, khi giá dầu lao dốc từ 140 USD/thùng về 35 USD/thùng chỉ trong vòng 6 tháng. “Họ nhìn về nửa sau của năm nay và không muốn giá dầu lại có cú sập như năm 2008”, ông McNally nói.

Chuyên gia này cho rằng dù đây không phải là kịch bản chính của ông, giá dầu “vẫn có thể tăng lên 100 USD/thùng nếu nhu cầu của Trung Quốc trở lại mức 16 triệu thùng/ngày trong nửa sau của năm nay và nguồn cung dầu Nga giảm thêm”.

Một số nhà phân tích cho rằng quyết định giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so với quyết định giảm 2 triệu thùng/ngày mà nhóm này đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái.

“Phần lớn kế hoạch cắt giảm này sẽ được thực thi bởi các quốc gia đang khai thác bằng hoặc hơn hạn ngạch được phân bổ, nến mức giảm thực tế sẽ lớn hơn so với của kế hoạch trước”, nhà sáng lập Amrita Sen của Energy Aspects phát biểu, dự báo giá dầu sẽ tăng lên 100 USD/thùng.

Một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs cũng đưa ra quan điểm tương tự, cho rằng “khác với hồi tháng 10, xung lực của giá dầu hiện nay là tăng chứ không giảm vì Trung Quốc đang phục hồi mạnh”. Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu Brent vào tháng 12/2023 thêm 5 USD/thùng lên 95 USD/thùng.

Một cổ phiếu bất động sản đang tăng trần 3 phiên thì bị HNX cắt margin

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo bổ sung thêm 3 mã cổ phiếu vào danh sách cắt margin sau kiểm toán. Trong số này có NDN của Nhà Đà Nẵng.

Một cổ phiếu bất động sản đang tăng trần 3 phiên thì bị HNX cắt margin

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc bổ sung 3,6 triệu cổ phiếu L40 của CTCP Đầu tư và Xây dựng 40 vào diện chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ (margin) từ ngày 5/4/2023 do công ty lỗ kiểm toán tại báo cáo tài chính năm 2022 (lỗ gầm 770 triệu đồng).

Trớ trêu thay, cổ phiếu L40 trên thị trường đang ghi nhận chuỗi 4 phiên tăng mạnh 42% (trong đó có 3 phiên trần liên tiếp) kéo thị giá lên mức 31.000 đồng

Cùng ngày, HNX cũng thông báo gần 37,4 triệu cổ phiếu TTH của CTCP Thương mại và Dịch vụ Tiến Thành vào diện cảnh báo do công ty ghi nhận lỗ ròng 1,8 tỷ đồng năm 2022. Cùng với quyết định trên, mã cũng được đưa vào danh sách cắt margin trong bối cảnh thanh khoản tại đây đang diễn ra khá nhộn nhịp với gần 94.000 cổ phiếu được mua bán/phiên.

Tương tự, hơn 71,6 triệu cổ phiếu NDN của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng cũng bị đưa vào diện cảnh báo đồng thời bị cắt margin do tình trạng lỗ sau thuế năm 2022.

Ghi nhận tại báo cáo kiểm toán mới đây, Nhà Đà Nẵng đạt doanh thu gần 58 tỷ đồng - giảm 91,9% so với năm trước đó, lỗ sau thuế gần 143 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 297 tỷ.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NDN dần bị tút tiền nhà đầu tư lãnh quên khi thanh khoản trong nửa năm trở lại đây liên tục giảm mạnh từ mức hàng triệu cổ phiếu chỉ còn dưới 100.000 cổ phiếu khớp lệnh (tính trung bình 10 phiên gần nhất).

Mã hiện kết phiên 3/4/2023 tăng 2,7% lên mức 7.600 đồng - giảm 67% so với vùng giá đỉnh hồi giữa tháng 11. Trước đó, mã ghi nhận 5 phiên liên tiếp đứng tham chiếu.

Trên sàn HOSE, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cũng vừa bổ sung thêm 2 cổ phiếu gồm DTL, TSC vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện ký quỹ cũng với lý do lỗ sau thuế kiểm toán 2022.

Cụ thể, CTCP Đại Thiên Lộc (Mã DTL) - một doanh nghiệp thép - ghi nhận lỗ ròng gần 153 tỷ đồng năm 2022 trong khi CTCP Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (Mã TSC) - doanh nghiệp có liên quan đến FIT - báo lỗ ròng hơn 46 tỷ đồng trong khi năm 2021 lãi hơn 132 tỷ.

Trước đó, 3 mã cổ phiếu HAR, HII và NKG cũng đã lần lượt báo danh.

Dragon Capital trở thành cổ đông lớn thứ hai của Tập đoàn Hoa Sen

Nhóm quỹ Dragon Capital vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG).

Dragon Capital thông báo đã mua vào 1.1 triệu cp HSG vào ngày 28/03. Sau giao dịch, nhóm quỹ ngoại nâng tỷ lệ sở hữu từ 4.86% lên 5.05% và trở thành cổ đông lớn tại Tập đoàn Hoa Sen.

Xét theo cơ cấu sở hữu, nhóm quỹ Dragon Capital đang là cổ đông lớn thứ 2 của Tập đoàn Hoa Sen, chỉ sau Chủ tịch Lê Phước Vũ (sở hữu 17.09%).

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu HSG hồi phục mạnh từ sau đợt bán tháo tháng 11/2022, đến nay đã tăng hơn 130% so với mức đáy ngày 15/11.

Diễn biến giá cổ phiếu HSG

Những bước tăng phi mã diễn ra trong bối cảnh các lãnh đạo trong ngành đều xác nhận ngành thép đã qua giai đoạn tồi tệ nhất.

“Thời điểm khó khăn nhất đã qua”

Tại ĐHĐCĐ thường niên NĐTC 2022-2023, Chủ tịch Lê Phước Vũ chia sẻ Hoa Sen lỗ khoảng 800 tỷ đồng trong giai đoạn từ tháng 10/2022-1/2023, nhưng đã bắt đầu có lãi trở lại trong tháng 2/2023.

Người đứng đầu HSG đánh giá: “Thời điểm khó khăn nhất của Hoa Sen đã qua. Lượng hàng tồn kho giá cao đã xử lý xong".

Theo ông Vũ, Hoa Sen sẽ có lợi nhuận tốt trong giai đoạn tới vì Tập đoàn đã tích cực trữ tồn kho trong giai đoạn giá HRC giảm sâu và hàng tồn kho sẽ đủ dùng tới tháng 5/2023.

Tính tới tháng 2/2023, giá tồn kho trung bình của Hoa Sen khoảng 630 USD/tấn, trong khi giá thép cán nóng (HRC) của Formosa và Hòa Phát lên tới 700 USD/tấn.

Đặt mục tiêu lãi sau thuế tối thiểu 100 tỷ đồng

Năm 2023, Hoa Sen đặt ra hai kịch bản kinh doanh.

Ở kịch bản đầu tiên, Hoa Sen lên kế hoạch doanh thu 34 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng trong niên độ 2022-2023, với giả định sản lượng thành phẩm 1.4 triệu tấn.

Trong kịch bản tích cực hơn, Công ty ước tính doanh thu là 36 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, với giả định sản lượng thành phẩm 1.5 triệu tấn.

Năm nay, doanh nghiệp tôn mạ này sẽ ưu tiên phát triển thị trường nội địa trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, đồng thời tập trung phát triển Hoa Sen Home - hệ thống siêu thị chuyên phân phối vật liệu xây dựng và nội thất.

https://fili.vn/2023/04/dragon-capital-tro-thanh-co-dong-lon-thu-hai-cua-tap-doan-hoa-sen-3358-1055843.htm

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 4/4

=> DOANH NGHIỆP

  1. Xuất nhập khẩu thủy sản kém khả quan, Sao Ta (FMC) báo doanh thu tháng 3/2023 “thụt lùi”

  2. ACL: Năm 2023, Thủy sản Cửu Long An Giang tập trung chế biến cá tra xuất khẩu, dự kiến lãi 80 tỷ đồng, giảm 40,6% so với thực hiện năm 2022

  3. ANV: Thủy sản Nam Việt - Navico giải thể công ty con chuyên về bất động sản

  4. VHM: Kỳ vọng gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ, Vinhomes đẩy mạnh “tiến công” loạt địa phương

  5. Lần đầu tiên WinCommerce, đơn vị quản lý hàng nghìn chuỗi Winmart và Winmart+ công bố kết quả lợi nhuận và tình hình tài chính trong hai năm 2021 và 2022.

  6. DXG: Đất Xanh Miền Nam chậm thanh toán 3 kỳ trả lãi trái phiếu

_

  1. OIL: PVOil Hải Phòng trúng gói thầu cung cấp dầu diezel 89,56 tỷ đồng

😎 16 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 200 triệu cổ phiếu PG Bank, gấp 1,77 lần lượng Petrolime dự kiến bán

  1. QNS: Vinasoy cho biết các mẫu lưu đối chứng lô hàng sữa đậu nành bị thu hồi tại Nhật không nhiễm vi khuẩn Coliforms

  2. NVB: Muốn tăng nguồn thu từ bán bảo hiểm, tăng vốn điều lệ

  3. C4G: Hợp tác với Cty Nhật Bản, lấn sang lĩnh vực kinh doanh thiết bị nội thất

  4. IBC: Để lấy lại mốc 52 trung tâm tiếng Anh và tiếp tục tái cấu trúc đến cuối năm, lãnh đạo Apax English cho biết cần thêm 180 tỷ đồng, trong đó cần 15 tỷ đồng trước ngày 14/4.

  5. TGG: Bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước “khước từ” đề nghị gia hạn công bố BCTC kiểm toán năm 2022

  6. CMX: Buộc 3 công ty thủy sản lớn ở Cà Mau di dời tài sản ra khỏi đất nhà nước

  7. HWS: Tìm “lối thoát” cho hơn 30.000 m3 đất thải ở nhà máy nước Vạn Niên

  8. HBC: Hòa Bình giãn họp ĐHCĐ 2023 thêm gần 3 tháng

  9. BCG: Thành viên HĐQT Bamboo Capital từ nhiệm

  10. HQC: Buộc Hoàng Quân Cần Thơ phải khắc phục vi phạm tại 2 dự án khu dân cư, tự ý triển khai xây dựng hạ tầng và nhà ở liên kế sai với quy hoạch đã phê duyệt.

  11. NVL: Novaland cơ cấu nợ bằng cách… “tăng nợ”?

  12. CII: CII và “cuộc chơi” với nợ

  13. Vietravel (VTR): Lợi nhuận “thủng” 120 tỷ đồng sau kiểm toán, nợ gấp 14 lần vốn chủ sở hữu

  14. HCM: Dự báo thanh khoản năm 2023 giảm hơn một nửa, Chứng khoán HSC đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 16%

  15. Gỗ Trường Thành (TTF) chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. NVL: NovaGroup bị công ty chứng khoán bán giải chấp gần 500.000 cổ phiếu Novaland

_

  1. CII muốn huy động 4.500 tỷ từ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông

  2. HHV: Muốn phát hành thêm 177 triệu cổ phiếu. Theo HHV, đây là yêu cầu cần thiết khi giai đoạn 2021-2025, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô…

  3. MSN: Kế hoạch doanh thu 2023 tăng 31% lên 100.000 tỷ, phát hành ESOP giá 10.000 đồng, chào bán cổ phần riêng lẻ, vay thêm tối đa 500 triệu USD trái phiếu quốc tế, mở thêm 800-1.200 điểm minimart

_

=> CỔ TỨC

  1. SAM: SAM Holdings đặt mục tiêu lãi 2023 tăng 121%, không trả cổ tức năm 2022

  2. IDC: Cổ đông IDICO sắp nhận về 660 tỷ đồng tiền tạm ứng cổ tức đợt 2/2022

  3. Chủ tịch Biwase: “Đặt mục tiêu tăng 2-3% là sang lắm rồi”, dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 14%

  4. HDB: Công bố kế hoạch chia cổ tức tiền mặt, mục tiêu lợi nhuận đạt gần 13.200 tỷ trong năm nay

  5. TNG: Doanh nghiệp đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý 1/2023. Thông tin liên quan, TNG dự chia mức cổ tức tối thiểu cho cổ đông trong năm 2023 là 16%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Đứt chuỗi tăng điểm 10 phiên liên tiếp, VN-Index quay đầu giảm nhẹ trong phiên 4/4. Sau thời gian giằng co quanh tham chiếu, VN-Index lùi bước trước ngưỡng cản 1.080 điểm và quay đầu giảm nhẹ vào cuối phiên.

  • Kết phiên, VN-Index giảm 0,83 điểm (tương đương 0,08%) về mốc 1.078 điểm.

  • Dù bảng điện tử tích cực hơn và dòng tiền vẫn rất sôi động, nhưng ngoài một số cổ phiếu đơn lẻ ở các nhóm vận tải, công ty chứng khoán, nông nghiệp, bán lẻ khởi sắc thì phần còn lại chỉ có được lực mua thăm dò.

  • Trạng thái thị trường vẫn là “đỏ vỏ xanh lòng” khi cổ phiếu tăng điểm vẫn chiếm sóng với 506 mã, áp đảo hoàn toàn so với mã giảm. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt mức 15.484 tỷ đồng, giá trị giao dịch trên HOSE phiên hôm nay giảm so với phiên hôm trước, nhưng vẫn duy trì mức cao với 13.583 tỷ đồng.

  • Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 270 tỷ đồng

  • Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4): Tiếp đà bán ròng hơn 270 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB, VNM

  • Phiên 4/4: Tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng, VPB được “gom” mạnh 8 phiên liên tiếp

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. HoSE nhắc nhở loạt doanh nghiệp chậm nộp BCTC kiểm toán 2022, bao gồm Novaland, Vietnam Airlines, Hòa Bình…

  2. Nhiều “cá mập” đầu tư thua Index trong quý 1, Diamond ETF gây thất vọng với hiệu suất thấp bất ngờ

  3. Khoảng 40% doanh nghiệp niêm yết đặt mục tiêu lợi nhuận giảm hoặc lỗ năm 2023

  4. Kiểm toán vào cuộc, loạt “ông lớn” mất hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận, lỗ chồng lỗ

  5. NĐT cá nhân và tổ chức trong nước bán ròng hơn 2.500 tỷ đồng trong tháng 3, cùng gom STB

_

  1. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ

  2. Ngân hàng Nhà nước đã mua 4 tỷ USD trong quý 1/2023

  3. 33 doanh nghiệp BĐS chậm trả nợ trái phiếu có đòn bẩy tài chính gấp 9,5 lần

  4. UOB dự báo lãi suất tái cấp vốn có thể giảm thêm 0,5 điểm % vào quý II/2023

_

=> VIỆT NAM

  1. Xuất khẩu thủy sản đặt kỳ vọng tăng trưởng trong quý 2/2023

  2. Condotel và officetel sẽ được cấp ‘sổ đỏ’ nếu đủ điều kiện, hàng trăm nghìn nhà đầu tư vui mừng khôn siết

  3. Tháng 3 và quý 1/2023, tình hình kinh tế - xã hội cơ bản đạt được mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao

  4. Vì sao các “đại bàng” Samsung, Foxconn, LG chọn phía Bắc làm “cứ điểm”?

  5. Đề xuất đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng cho miền Tây: Dự án đường ven biển đi qua 7 tỉnh chiếm gần một nửa số vốn

  6. Hơn 81.000 căn nhà tại TP.HCM chưa được cấp ‘sổ hồng’

  7. Xuất khẩu gạo tháng 3 tăng mạnh cả về lượng và giá trị

  8. Bộ Tài chính không đồng ý giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

  9. Quý I/2023: Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh giảm tới 18,67%?

  10. Điện mặt trời Trung Nam lãi 251 tỷ đồng năm 2022, cứ 5 đồng vốn chủ đem về 1 đồng lợi nhuận

  11. 3 doanh nghiệp ở Đồng Nai cắt giảm hơn 2.000 lao động

  12. Vì sao xuất khẩu tôm cứ loay hoay ở 3 - 4 tỉ USD?

  13. Quảng Ngãi thu ngân sách quý I/2023: Đạt kết quả tích cực

  14. Bạc Liêu: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  15. Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM : TP.HCM sẽ có giải pháp “rã băng thị trường bất động sản”

  16. Nhóm ngành hàng 11 tỷ USD của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng âm trong tháng 3. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm nay, nhưng doanh nghiệp vẫn đang “ngóng” đơn hàng.

  17. ‘Đại gia’ khu công nghiệp VSIP: Tổng tài sản cán mốc tỉ USD, lãi hơn 2.250 tỉ đồng trong năm 2022, lãi ròng vượt trội so với các ông lớn bất động sản khu công nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, trong đó có thể kể tới: Becamex IDC (Mã CK: BCM), Kinh Bắc (Mã CK: KBC).

  18. Phú Mỹ Hưng tăng 40% lợi nhuận lên hơn 3.600 tỷ đồng trong năm 2022, nợ phải trả gần 1 tỷ USD với gần 9.000 tỷ trái phiếu

  19. Giá heo hơi ba miền đang dao động trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 3. Tuy nhiên, mức giá bán này vẫn đang thấp hơn giá thành.

  20. Bình Dương: Thông tin 8.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động là thất thiệt

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, Châu Âu cũng y chang, không có gì nổi bật

  2. Dow Jones tăng hơn 300 điểm, Phố Wall khởi đầu tháng 4 tích cực

  3. Theo kết quả thăm dò của Reuters/Ipsos công bố ngày 3/4, khoảng 48% số người ủng hộ đảng Cộng hòa muốn ông Trump đại diện đảng này tranh cử “ghế nóng” tại Nhà Trắng. Tỷ lệ này tăng so với mức 44% trong cuộc thăm dò từ ngày 14-20/3.

  4. Trong khi đó, khoảng 19% số người được hỏi ủng hộ đối thủ nặng ký nhất của ông Trump là Thống đốc bang Florida Ron DeSantis, giảm mạnh từ mức 30% thăm dò trong tháng 3. Các đối thủ khác của ông Trump chỉ giành được tỷ lệ ủng hộ ở mức một con số.

  5. Lợi thế cảng công suất lớn của Trung Quốc khiến phương Tây khó rời xa

  6. Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore phát triển nhà ở xã hội ra sao?

  7. Ấn Độ: App cho vay tiền từ Trung Quốc đẩy nhiều nạn nhân đến bờ vực tự sát

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Dogecoin tăng 25% sau khi bất ngờ trở thành biểu tượng mới của Twitter

  2. Dữ liệu cho thấy cá voi tích lũy 150 triệu đô la ADA chỉ sau một tháng

  3. BTC giảm xuống dưới 275000 USD, thị trường sợ hãi sau tin đồn CZ bị Interpol truy nã

  4. Binance đánh mất 16% thị phần spot toàn cầu trong quý I/2023

  5. Do Kwon có thể bị kết án hơn 100 năm ở Hoa Kỳ, 40 năm ở Hàn Quốc với tám tội danh. Điều đáng nhắc lại là cựu CEO FTX, Sam Bankman-Fried cũng có thể bị án phạt tương tự, hoặc thậm chí có thể nặng hơn. Vì Sam đang có tới 13 tội danh khác nhau, và nếu bị kết án tất cả thì Sam có thể đối mặt với án tù hơn một thế kỷ.

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng tại gần 28.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã để thủng mốc 28.000 USD, trước khi bật lên trên 28.200 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Động thái của OPEC+ gây hại cho tăng trưởng toàn cầu

  2. Việc hạn chế sản lượng của OPEC+ khiến hầu hết các nhà phân tích đều nâng dự báo giá dầu Brent lên 100 USD/thùng vào cuối năm nay. Điều này có thể thúc đẩy các đợt tăng lãi suất mạnh hơn từ các ngân hàng trung ương và dần dần đẩy các nền kinh tế đến gần suy thoái hơn. Hoạt động sản xuất của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm trong tháng 3/2023 và có thể giảm hơn nữa do tín dụng thắt chặt và chi phí đi vay tăng cao.

  3. Dòng chảy dầu thế giới sẽ thay đổi thế nào sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng?

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,75 USD (+0,93%), lên 81,17 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,73 USD (+0,86%), lên 85,66 USD/thùng. (hôm qua 2 loại dầu tăng trên 6%)

_

  1. Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga (BR) công bố đầu năm 2023 cho thấy lần đầu tiên đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga

  2. Vàng tiếp tục tiệm cận ngưỡng 2.000 USD/ounce

  3. Đồng USD đang ở mức kháng cự thấp nhất 2 tháng sau khi dữ liệu ISM yếu

_

  1. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 5%, do sản lượng tăng, dự báo thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm thấp hơn so với dự kiến trước đó.

  2. Giá vàng tăng 1%, do đồng USD giảm khiến vàng trở thành tài sản trú ẩn an toàn hấp dẫn hơn sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng, dấy lên mối lo ngại lạm phát kéo dài và gây ra sự không chắc chắn về phản ứng của ngân hàng trung ương.

  3. Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm, khi các thương nhân lo ngại về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường sau đợt phục hồi tuần trước.

  4. Giá đường trắng trên sàn London tăng lên mức cao nhất trong hơn 10 năm, được thúc đẩy bởi triển vọng sản lượng giảm và giá năng lượng tăng.

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,635 đồng

Bảng Anh 29,632 đồng

EUR 26,342 đồng

Nguồn: Thông Tô

Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4): Tiếp đà bán ròng hơn 270 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB, VNM

Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4) trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch bán ròng hơn 270 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 6,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Kết phiên VN-Index đóng cửa ở mốc 1.078,45 điểm, giảm nhẹ 0,83 điểm, tương đương 0,08%. Thanh khoản giữ ở mức cao tương đương với phiên giao dịch hôm qua.

Tuy chấm dứt chuỗi tăng điểm liên tục nhưng nguyên nhân chính của việc điều chỉnh chủ yếu đến từ các cổ phiếu trụ VIC, VHM, VCB, độ rộng thị trường vẫn nghiêng về phe mua với gần 60% mã tăng điểm. Dòng tiền luân chuyển liên tục giữa các mã, ngoài các nhóm bất động sản, chứng khoán nối tiếp đà tăng phiên hôm trước thì nay nhóm thuỷ sản, bán lẻ, vận tải có phiên giao dịch tích cực.

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên sàn HOSE

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên HOSE, họ bán ròng hơn 270 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 6,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VPB của VPBank dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 44,2 tỷ đồng.

Theo sau là VIC được mua ròng gần 36,4 tỷ đồng và KBC (30,4 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở HCM (19,8 tỷ đồng), HPG (14,5 tỷ đồng), NLG (12,8 tỷ đồng), E1VFVN30 (8,5 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã là EIB (7,7 tỷ đồng), HSG (6,8 tỷ đồng) và POW (6,4 tỷ đồng).

Tại chiều bán, cổ phiếu STB của Sacombank tiếp tục bị xả ròng mạnh nhất với quy mô gần 104 tỷ đồng.

Theo sau đó là VNM bị bán ròng gần 56,6 tỷ đồng, FUEVFVND (44,3 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã như VND (42,1 tỷ đồng), SSI (30,3 tỷ đồng), VCI (29 tỷ đồng), PNJ (23,8 tỷ đồng), GAS (21,5 tỷ đồng), DXG (20,1 tỷ đồng) và MSN (15,8 tỷ đồng).

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên sàn HNX

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên HNX, họ bán ròng gần 4,1 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 155.054 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 9,6 tỷ đồng mua gom cổ phiếu TNG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Kế tiếp là IDC (1,4 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như EVS (717 triệu đồng), CEO (372 triệu đồng), PVI (137 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng hơn 13 tỷ đồng ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Theo sau là SHS (1,2 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như PLC (670 triệu đồng), NVB (483 triệu đồng), CAP (203 triệu đồng), …

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên thị trường UPCoM

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên UPCoM, họ bán ròng hơn 6,8 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 187.191 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, nhóm này giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như MML (451 triệu đồng), VTP (428 triệu đồng), PAT (411 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất hơn 5,9 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam. Theo sau là QNS (1,9 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như CLX (434 triệu đồng), NTC (410 triệu đồng), MPC (168 triệu đồng), …

Nguồn bài viết: Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4): Tiếp đà bán ròng hơn 270 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB, VNM

Chứng khoán Mỹ chao đảo

Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo trong phiên giao dịch ngày 4/4, khi các nhà giao dịch xem xét về ảnh hưởng của việc giá dầu tăng mạnh sau động thái giảm sản lượng của OPEC+.

Chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch không mấy tích cực trong ngày 4/4. Ảnh: The Economic Times.


Chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch không mấy tích cực trong ngày 4/4. Ảnh: The Economic Times.

Cụ thể, khi kết phiên, chỉ số Dow Jones giảm 198,77 điểm - tương đương mức 0,59% - còn 33.402,38 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,58%, còn 4.100,6 điểm và chấm dứt 4 phiên tăng liên tiếp cùng với Dow Jones. Tương tự, chỉ số Nasdaq cũng giảm 0,52%, còn 12.126,33 điểm.

Theo trang tin CNBC, thị trường chứng khoán đã tụt mạnh sau báo cáo mới nhất về số lượng công việc cần tuyển dụng trong nền kinh tế.

Cụ thể, dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho biết số vị trí cần tuyển trong tháng 2 vừa qua đã giảm xuống dưới 10 triệu lần đầu tiên trong gần 2 năm - một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động thắt chặt đang bắt đầu suy yếu.

“Vẫn có tương đối nhiều việc làm nếu so với số người cần việc, nhưng thị trường luôn nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nhỏ nào theo hướng mà họ không kỳ vọng”, Chủ tịch Ed Yardeni của Yardeni Research giải thích.

Trên thực tế, trong khoảng thời gian trước đó, bất kỳ dấu hiệu nào của sự suy yếu trong nền kinh tế đều được giới đầu tư hào hứng đón nhận vì điều này sẽ củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển sang một chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn.

Nhưng giờ đây, khi giá dầu có khả năng leo thang vì liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+) bất ngờ giảm sản lượng, thị trường nhận thấy lạm phát có thể sẽ dai dẳng ở mức cao và Fed buộc phải tiếp tục thắt chặt lãi suất. Triển vọng này đặt ra áp lực lớn đối với nền kinh tế đang có những dấu hiệu suy yếu và khiến nhà đầu tư cảm thấy lo ngại hơn.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tương đối vững vàng khi các chỉ số đều tăng điểm trong quý I năm nay, bất chấp lạm phát cao, khủng hoảng ngân hàng và lãi suất tăng.

Ông Julian Emanuel - Giám đốc Điều hành cấp cao của Evercore ISI - cho biết: “Thị trường chứng khoán đã rất kiên cường bất chấp việc bối cảnh kinh tế tiếp tục yếu đi, trong khi mọi vị thế phòng thủ sẵn có đều bị đảo ngược".

Ngoài ra, một bất ổn mới đã xuất hiện trong tuần này khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng 1,16 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm. Trong phiên cùng ngày, giá dầu thô giao sau tại thị trường New York tăng mạnh nhất trong vòng một năm trở lại.

“Trong sự dịch chuyển mà thế giới đang trải qua để phát triển năng lượng xanh và sạch, OPEC+ thừa hiểu thị trường vẫn rất cần “vàng đen” nhưng sẽ đến lúc năng lượng hoá thạch mất đi sức hút”, chiến lược gia trưởng Quincy Krosby của LPL Financial cho biết.

“Vì vậy, các quốc gia chủ chốt của OPEC+ sẽ phải chuẩn bị cho tương lai bằng cách chi hàng nghìn tỷ USD để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và dịch chuyển nguồn thu chính khỏi dầu thô. Cho tới lúc đó, nhóm này sẽ kiểm soát giá dầu trực tiếp và mạnh mẽ hơn so với chúng ta nghĩ”, bà nói thêm.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ chao đảo - Tài chính - Chứng khoán - ZINGNEWS.VN

Thị phần môi giới HoSE quý 1/2023: VPS giữ vững “ngôi vương” quý thứ 9 liên tiếp, SSI tăng tốc

Chứng khoán VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới trong quý 1/2023 với 15,67%.

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố thị phần giao dịch môi giới quý 1/2023 của 10 CTCK lớn nhất.

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên HoSE trong quý đầu năm lần lượt là VPS, SSI, VNDirect, HSC, MAS, VCSC, MBS, TCBS, KIS, VCBS.

Theo công bố, Chứng khoán VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm với thị phần quý 1 đạt 15,67%. Đây cũng là quý thứ 9 liên tiếp VPS đạt vị trí thị phần số 1 sàn HoSE, con số trong quý 1 này cao hơn mức 14,81% quý 4/2022 trước đây.

Trong khi đó, SSI và VND duy trì vị trí số 2 và số 3 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm. SSI có mức tăng mạnh về thị phần, từ 9,96% trong quý trước lên con số 11,53% tại quý 1/2023. Tuy nhiên, VND đã có sự sụt giảm nhẹ, từ 7,51% xuống còn 6,8% ghi nhận tại quý 1/2023.

Ngoài ra, thị phần trong quý 1 có sự đảo ngược vị trí của Chứng khoán Mirae Asset và Chứng khoán HSC. HSC đã “vượt mặt” MAS tiến lên vị trí thứ 4 với sự gia tăng về thị phần lên mức 6,32%; MAS lùi xuống đứng thứ 5 với 5,9%.

Đáng chú ý, top 10 thị phần giá trị giao dịch môi giới trên HoSE trong quý 4 có một chút thay đổi so với quý trước khi VDSC rời top “nhường” vị trí cho VCBS.

Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 5/4: Gom mạnh HPG, trở lại mua ròng gần 200 tỷ đồng

## Mặc dù giao dịch khối ngoại giảm mạnh mẽ, nhưng với tâm điểm gom mạnh cổ phiếu HPG, khối này đã trở lại trạng thái mua ròng gần 200 tỷ đồng trong phiên 5/4.

Trên sàn giao dịch HOSE, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài mua vào 33,21 triệu đơn vị, tổng giá trị 813,97 tỷ đồng, giảm 4% về khối lượng và 3,27% về giá trị so với phiên hôm qua (ngày 4/4).

Ở chiều ngược lại, khối bán ra 18,13 triệu đơn vị, giá trị 589,25 tỷ đồng, giảm 55,47% về khối lượng và 46,91% về giá trị so với phiên trước.

Như vậy, phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng 15,08 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 224,72 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 6,12 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 268,51 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với khối lượng 3,46 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 73,29 tỷ đồng.

Tiếp theo đó là VHM được mua ròng 31,34 tỷ đồng (0,61 triệu đơn vị); CTG được mua ròng 30,91 tỷ đồng (hơn 1,04 triệu đơn vị); các mã NLG, VRE và HDB cùng được mua ròng hơn 27 tỷ đồng.

Trái lại, cổ phiếu ngân hàng STB tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khối lượng 1,01 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 26,75 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là VNM bị bán ròng 23,36 tỷ đồng, tương đương khối lượng 314.020 đơn vị.

Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào 141.820 đơn vị, giá trị 2,48 tỷ đồng, cùng giảm hơn 81% cả về lượng và giá trị so với phiên trước đó.

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 1,41 triệu đơn vị, giá trị đạt 31,79 tỷ đồng, tăng 56,49% về lượng và 81,14% về giá trị so với phiên trước đó.

Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,27 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 29,31 tỷ đồng; tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ bán ròng 155.060 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 4,09 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất SHS với khối lượng mua ròng đạt 22.600 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 0,22 tỷ đồng.

Mặt khác, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất PVS với khối lượng 876.100 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt hơn 23,15 tỷ đồng. Tiếp theo là PLC bị bán ròng 124.000 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 4,15 tỷ đồng.

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 182.620 đơn vị, giá trị 6,33 tỷ đồng, giảm 15,66% về khối lượng nhưng tăng 2,93% về giá trị so với phiên trước đó.

Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 392.300 đơn vị, giá trị 14,75 tỷ đồng, giảm 2,83% về lượng nhưng tăng 13,64% về giá trị so với phiên trước đó.

Do đó, phiên này khối ngoại đã bán ròng 209.680 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 8,42 tỷ đồng, tăng 12,02% về lượng và 23,28% về giá trị so với phiên trước đó.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PAT với giá trị đạt 1,71 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 18.300 đơn vị.

Đứng ở vị trí thứ 2 là CST được mua ròng 1,21 tỷ đồng (57.300 đơn vị).

Trong khi đó, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VEA với khối lượng 100.200 đơn vị, giá trị 3,76 tỷ đồng. Tiếp theo là NTC bị bán ròng 2,76 tỷ đồng, các mã QNS, VTP, LTG đều bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 5/4, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng 13,6 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 186,99 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua ngày 4/4 bán ròng 6,47 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 279,43 tỷ đồng.