Chứng sỹ săn tin!

Chứng khoán SSI dự trả cổ tức tiền mặt 10%, tăng vốn điều lệ lên lớn nhất thị trường

## Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niêm 2023 mới công bố, Chứng khoán SSI dự kiến trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt tỷ lệ 10% và chào bán tối đa 104 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ.

Chứng khoán SSI hiện có vốn hóa lớn nhất toàn ngành chứng khoán Việt Nam.

Theo kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, CTCP Chứng khoán SSI (mã: SSI) dự kiến chi 1.501 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% mệnh giá, tức là nhà đầu tư sẽ nhận được 1.000 đồng trên mỗi cổ phần nắm giữ.

Kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022 của SSI. (Nguồn: SSI).

Bên cạnh đó, để tăng cường năng lực tài chính cho công ty theo phương án sử dụng vốn, SSI dự kiến chào bán tối đa 104 triệu cổ phần với mức giá không thấp hơn 90% giá đóng cửa bình quân của 10 ngày giao dịch liên tiếp liền trước ngày Hội đồng Quản trị (HĐQT) quyết định phê duyệt phương án phát hành chi tiết. Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định giá chào bán cụ thể đảm bảo theo nguyên tắc trên.

Dự kiến sau khi chào bán, Chứng khoán SSI sẽ sở hữu vốn điều lệ lớn nhất thị trường với hơn 16.000 tỷ đồng. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. HĐQT được ủy quyền tìm kiếm, lựa chọn đối tượng chào bán phù hợp với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư được mua cổ phần không được chuyển nhượng quyền mua. Cổ phần chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng ba năm đối với nhà đầu tư chiến lược và một năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Việc chào bán không bị hạn chế trong trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2023 - 2024 hoặc thời hạn khác do HĐQT quyết định.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/chung-khoan-ssi-du-tra-co-tuc-tien-mat-10-tang-von-dieu-le-len-lon-nhat-thi-truong-42202345164744428.htm

DCM: Dragon Capital bán 1.8 triệu cổ phiếu DCM

Sau khi mua vào giai đoạn cuối năm 2022, quỹ ngoại Dragon Capital bắt đầu bán ra cổ phiếu của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM).

Cụ thể, ngày 03/04, thành viên của Dragon Capital là DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán ra 1.8 triệu cp DCM.

Qua đó, tổng tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital giảm từ 33.2 triệu đơn vị (tỷ lệ 6.27%) xuống còn 31.4 triệu đơn vị (tỷ lệ 5.93%).

Diễn biến giá cổ phiếu DCM từ đầu năm 2022 đến cuối phiên 06/04/2023

Đóng cửa phiên giao dịch 03/04, thị giá cổ phiếu DCM dừng tại mức 24,050 đồng/cp, giảm 12% so với đầu năm 2023. Chiếu theo mức giá này, ước tính Dragon Capital có thể thu về hơn 43 tỷ đồng sau khi bán bớt cổ phiếu DCM.

Trước đó, Dragon Capital liên tục mua vào cổ phiếu DCM. Trong đó, quỹ ngoại này trở thành cổ đông lớn của DCM sau khi mua tổng cộng gần 1.2 triệu cp DCM trong phiên 11/11/2022. Đến ngày 30/11, Dragon Capital tiếp tục mua thêm 930,000 cp DCM, tăng sở hữu tại đây lên mức 6.1%, tương đương hơn 32.1 triệu đơn vị.

Cũng trong phiên 03/04, Dragon Capital đã bán ròng 979,600 cp của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG). Trong đó, thành viên Amersham Industries Limited bán 1 triệu đơn vị, còn Hanoi Investments Holdings Limited mua 20,400 đơn vị.

Sau giao dịch, tổng sở hữu của Dragon Capital tại MWG giảm từ 117.2 triệu đơn vị (tỷ lệ 8.01%) xuống còn 116.2 triệu đơn vị (tỷ lệ 7.94%).

Diễn biến giá cổ phiếu MWG từ đầu năm 2022 đến cuối phiên 06/04/2023

Cuối phiên 03/04, giá cổ phiếu MWG dừng tại mức 39,000 đồng/cp, giảm 10% so với đầu năm 2023. Tạm tính theo mức giá này, số tiền mà Dragon Capital có thể thu về hơn 38 tỷ đồng.

https://fili.vn/2023/04/dragon-capital-ban-18-trieu-cp-dcm-739-1057294.htm

1 Likes

Cổ phiếu SHS được giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 7/4

(ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách 77 mã chứng khoán không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý II/2023.

Trong đó, cổ phiếu SHS của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội không còn nằm trong danh sách này và được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 7/4.

Cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội được giao dịch ký quỹ trở lại khi công ty công bố báo cáo tài chính năm 2022 với lợi nhuận dương.

Như vậy, nhà đầu tư sẽ được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính - margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua mã cổ phiếu SHS. Theo báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm công bố mới đây, SHS có lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 162 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 23/8/2022, SHS không được phép giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 tại báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán soát xét âm.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/4, cổ phiếu SHS đứng tại mức giá 9.300 đồng/CP.

Nguồn: Cổ phiếu SHS được giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 7/4 | Tin nhanh chứng khoán

Sau tin này SHS cũng vừa được AI báo khuyến nghị mua tại giá 9.40, target tới 10.30 :smiley: Dòng tiền (cột màu vàng) đã và đang vào mạnh, cùng với đó điểm rating của AI cũng tăng vọt trở lại. Chi tiết tại: XWealth

Hi @DATX_AITrading :)) chào mừng bác đến với pic

Hi bác :smiley: Em thấy bác update thông tin nhanh quá nên vào góp vui :grin:

1 Likes

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2023, gấp gần 6 lần năm ngoái

Với giả định thị trường đã tạo đáy trung, dài hạn vào giữa tháng 11/2022, tuy nhiên sẽ không thể bùng nổ trong năm 2023 mà chủ yếu là phục hồi và tích luỹ lại, SHS dự kiến VN-Index sẽ biến động trong vùng 900 – 1.200 điểm, tối đa có thể đạt được 1.250 điểm.

Chứng khoán SHS đặt mục tiêu lãi gấp 5,6 lần so với năm 2022

Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông năm 2023 mới công bố, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã: SHS) đặt chỉ tiêu doanh thu năm nay đạt 1.942,2 tỷ đồng, tăng 25,5% so với thực hiện năm 2022. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.103,4 tỷ đồng, gấp 5,6 lần. Năm 2022, công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu 1.547,7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 197,3 tỷ đồng, thực hiện lần lượt 45,1% và 9,7% kế hoạch đề ra.

Kế hoạch kinh doanh của Chứng khoán SHS. (Nguồn: SHS).

Về phương án chia cổ tức năm 2022, SHS sẽ trình đại hội cổ đông phương án không thực hiện chia cổ tức để phục vụ các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2023, theo đó toàn bộ lợi nhuận còn lại tính đến thời điểm 31/12/2022 sau khi trích lập các quỹ sẽ được giữ lại.

Chứng khoán SHS dự kiến VN-Index biến động trong vùng 900 – 1.200 điểm, tối đa 1.250 điểm

Nhận định về bối cảnh thị trường năm 2023, trên cơ sở những thay đổi tích cực tuy còn chậm nhưng chắc chắn vào những tháng cuối năm 2022, SHS nhìn nhận với niềm tin kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhờ những chính sách mở cửa linh hoạt của Chính phủ, SHS kỳ vọng năm 2023 thị trường sẽ chuyển mình tích cực để đem lại những cơ hội mới với nhiều lợi nhuận và ít rủi ro hơn.

Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng phát triển theo hướng hình thành được một mặt bằng giá mới và đi vào quá trình tích luỹ với ngưỡng hỗ trợ vào quanh vùng 950 điểm và ngưỡng trên khoảng 1.050 – 1.100 điểm. Chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế trong dài hạn.

Với giả định thị trường đã tạo đáy trung, dài hạn vào giữa tháng 11/2022, tuy nhiên sẽ không thể bùng nổ trong năm 2023 mà chủ yếu là phục hồi và tích luỹ lại, VN-Index dự kiến sẽ biến động trong vùng 900 – 1.200 điểm, tối đa có thể đạt được 1.250 điểm.

Tuy nhiên rủi ro bất thường có thể xuất hiện nếu thị trường trái phiếu đổ vỡ do các doanh nghiệp không trả được nợ trái phiếu đến hạn. Trong trường hợp này thị trường chứng khoán sẽ có thêm những đợt downtrend bất thường và có thể giảm qua vùng đáy tháng 11/2022.

Kịch bản thị trường của Chứng khoán SHS. (Nguồn: SHS).

Về danh mục tự doanh của công ty, theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán mới công bố, tại thời điểm 31/12/2022, các tài sản tài chính FVTPL của SHS tăng gần hai lần từ 2.202 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 4.099 tỷ đồng. Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) tăng 3,8 lần lên 675 tỷ đồng.

Chi tiết về danh mục trái phiếu, tại thời điểm cuối năm 2022, SHS đang nắm giữ 358 tỷ đồng trái phiếu CTCP Bamboo Capital, 306 tỷ đồng trái phiếu CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải, 240 tỷ đồng trái phiếu CTCP Neo Floor, 203 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng TMCP Bắc Á, 200 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt,…

Về danh mục cổ phiếu, SHS đầu tư nhiều nhất vào cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) với tổng giá trị đầu tư 421 tỷ đồng (đang ghi nhận lãi 18%, tương đương 76 tỷ đồng), tiếp đến là cổ phiếu của CTCP Tôn Đông Á (200 tỷ đồng),…

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/chung-khoan-sai-gon-ha-noi-shs-muc-tieu-lai-nghin-ty-nam-2023-gap-gan-6-lan-nam-ngoai-42202347114121383.htm

HAG: Kế hoạch lợi nhuận 2023 tăng nhẹ lên 1.130 tỷ đồng, nằm im chờ thời

Trong tài liệu trình sắp tới không có chương trình phát hành tăng vốn. Theo đó, năm 2023 HAGL dự kiến chưa tăng quy mô, duy trì quy mô 7.000ha chuối và 10 cụm chuồng trại với công suất 600.000 con heo thịt/năm.

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến trình thông qua kế hoạch doanh thu 5.120 tỷ đồng, LNST 1.130 tỷ đồng - tăng nhẹ so với năm 2022.

Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh tình hình còn nhiều khó khăn, đặc biệt ngành heo khi giá heo trên thị trường còn neo ở giá thấp. Trong chia sẻ gần nhất, đại diện HAGL xác định năm 2023 nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu chuối, mảng heo sẽ không kỳ vọng có lợi nhuận trong năm nay.

Trong tài liệu trình sắp tới không có chương trình phát hành tăng vốn. Theo đó, năm 2023 HAGL dự kiến chưa tăng quy mô, duy trì quy mô 7.000ha chuối và 10 cụm chuồng trại với công suất 600.000 con heo thịt/năm.

Năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu 5.111 tỷ đồng, LNST 1.125 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2022, Công ty còn lỗ luỹ kế 3.341 tỷ đồng. Do đó, năm 2022 và 2023 HAGL sẽ không chia cổ tức.

Tại BCTC kiểm toán 2022, lỗ luỹ kế cùng tình trạng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.

Nói về điều này, HAGL cho biết sang năm 2023, doanh thu từ trái cây và heo tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và đem lại nguồn thu chính cho Tập đoàn. Tại ngày lập BCTC hợp nhất, Tập đoàn đã lên kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai. Tập đoàn cũng đã đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay và việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay có liên quan. Do đó, Tập đoàn có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo. Dựa trên các cơ sở này, Ban Tổng Giám đốc tiến hành lập BCTC trên cơ sở đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

Điểm qua một số giao dịch đáng chú ý với các bên liên quan, HAGL năm qua:

  • Cho vay 20 tỷ với Chăn nuôi Gia Lai;

  • Cho vay hơn 20 tỷ và bảo lãnh khoản vay 300 tỷ đồng với Gia súc Lơ Pang. Trong đó, Lơ Pang đã chính thức trở thành công ty con của HAGL từ ngày 31/3/2022.

Lơ Pang là công ty được thành lập hồi tháng 6/2020, hoạt động chính là chăn nuôi và trồng cây ăn trái. Việc sáp nhập Lơ Pang và một công ty cùng ngành khác là Chăn nuôi Gia Lai đã được ĐHĐCĐ năm 2021 của HAGL thông qua. Trong đó, Lơ Pang hoạt động song song với Chăn nuôi Gia Lai, nếu Chăn nuôi Gia Lai là phía đông thì Gia súc Lơ Pang là đảm nhận phía Nam.

  • Tại Hưng Thắng Lợi Gia Lai, HAGL đang cho vay 859,5 tỷ đồng, bảo lãnh 2 khoản vay với tổng giá trị 900 tỷ đồng.

Cuối cùng là HAGL Agrico (HNG), năm qua phía HNG đã trả cho HAGL hơn 600 tỷ, dư nợ còn lại vào khoảng 1.500 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ Chứng khoán Nhất Việt: Mục tiêu tăng vốn lên 2.400 tỷ đồng, chuyển niêm yết sang HOSE

## Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VietFirst, UPCoM: VFS) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 với nhiều kế hoạch quan trọng được trình tới các cổ đông, và đều được chấp thuận thông qua.

ĐHĐCĐ Chứng khoán Nhất Việt: Mục tiêu tăng vốn lên 2.400 tỷ đồng, chuyển niêm yết sang HOSE
Về kế hoạch kinh doanh, năm 2023, Chứng khoán Nhất Việt đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến lần lượt đạt 230 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, tăng 35% và 27% so với năm 2022.

Theo đó, Chứng khoán Nhất Việt sẽ triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 (tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu mới) trong năm nay, hướng đến mục tiêu tăng vốn điều lệ gấp 3 lần, lên mức 2.400 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng thêm được công ty dự kiến phục vụ cho hoạt động tự doanh chứng khoán và cho vay ký quỹ.

Bên cạnh đó, Chứng khoán Nhất Việt đặt mục tiêu chuyển niêm yết cổ phiếu VFS sang sàn HOSE hoặc HNX. Việc chuyển sàn đăng kí niêm yết cổ phiếu giúp công ty nâng cao vị thế và có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư hơn.

Với việc tăng vốn này, Chứng khoán Nhất Việt sẽ lọt top 20 các công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường chứng khoán và hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của công ty trong những năm tới.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2023, Chứng khoán Nhất Việt đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến lần lượt đạt 230 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, tăng 35% và 27% so với năm 2022.

Trong đó, các mảng Môi giới chứng khoán và dịch vụ tài chính được chú trọng phát triển với doanh thu tăng trưởng dự kiến lần lượt 73% và 65% trong năm 2023. Ngoài ra, VFS cũng có kế hoạch triển khai thêm mảng sản phẩm phái sinh để đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp đến nhà đầu tư, góp phần thu hút thêm khách hàng.

Nhìn lại năm 2022, trong bối cảnh trường chứng khoán đi xuống gây ra sự khó khăn cho cả ngành, Chứng khoán Nhất Việt vẫn gặt hái thành công nhất định. Cụ thể, công ty ghi nhận doanh thu tăng trưởng gần 26% so với năm 2021 đạt 170 tỷ đồng và vượt 12% so với kế hoạch năm 2022.

Động lực chính đến từ mảng môi giới và dịch vụ tài chính với sự tăng trưởng lần lượt là 49% và 48% so với cùng kỳ.

Việc hàng loạt chi phí gia tăng khiến lợi nhuận sau thuế của Chứng khoán Nhất Việt chỉ đạt gần 63 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2021. Tuy nhiên, đó vẫn được đánh giá là kết quả kinh doanh khả quan nếu đặt cạnh các đối thủ cùng phân khúc khác.

‘Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng’

## Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền trước ngày 15/4/2023 để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất năm 2023 (trong đó nghiên cứu, đề xuất cả việc giảm thuế giá trị gia tăng).

(Ảnh minh họa: H.H).

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 50 sau khi diễn ra Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.

Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát. Xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2023 về phương án tổng thể điều hành chính sách tài khóa trong tình hình hiện nay.

Bộ này cũng được giao trình cấp có thẩm quyền trước ngày 15/4/2023 để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023 (trong đó nghiên cứu, đề xuất cả việc giảm thuế giá trị gia tăng).

Hoàn thiện phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.

Bộ Tài chính có trách nhiệm khẩn trương xử lý giải quyết vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp; sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để đưa chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, theo dõi, đánh giá Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 của Chính phủ và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh mới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để xử lý phù hợp, hiệu quả các vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay theo quy định pháp luật.

Trước đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2023. Dự kiến tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng trên 100.000 tỷ đồng.

Theo dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 1 đến tháng 6/2023 (đối với trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II/2023 (đối với trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý).

Đánh giá về tác động của việc gia hạn thời hạn nộp thuế, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT theo phương án trên: Tổng số thuế GTGT gia hạn từ tháng 1 đến tháng 6/2023 và quý I, quý II/2023 là khoảng 64.000 - 65.000 tỷ đồng; tổng số thuế gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN tạm nộp quý I, quý II của kỳ tính thuế TNDN năm 2023, ước tính khoảng 42.800 - 43.600 tỷ đồng; tổng số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 272 tỷ đồng.

Tuy nhiên, số thu NSNN năm 2023 không giảm do số thuế được gia hạn, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 31/12/2023.

Tương tự, dự kiến số tiền thuê đất, thuê mặt nước được gia hạn khoảng 3.500 tỷ đồng, nhưng số thu NSNN của năm 2023 không giảm do doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 30/11/2023.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/bo-tai-chinh-nghien-cuu-de-xuat-giam-thue-gia-tri-gia-tang-42202349161441294.htm

MWG: Bách Hóa Xanh muốn trở thành nơi “tám chuyện” của các bà nội trợ

Bách Hoá Xanh theo ông Tài cũng cần thời gian để cắt đứt sự “thân quen” đó, do nhiều bà nội trợ đi chợ về quen nhau, ra tám với nhau. MWG muốn Bách Hoá Xanh trở thành điểm đến của bà nội trợ.

Đó là ví dụ của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) – khi nói về kế hoạch Bách Hoá Xanh năm nay. Cụ thể, Bách Hoá Xanh sau 1 năm tái cấu trúc, có Giám đốc điều hành mới đang hướng đến mục tiêu là điểm đến của các bà nội trợ dưới hình thức cửa hàng, song song là trang TMĐT số 1 Việt Nam.

Khá tham vọng cho một năm đầy thử thách như 2023.

Về Bách Hoá Xanh, theo ông Tài hiện khách hàng hôm nay trở lại có thể hoàn toàn hài lòng về sản phẩm, chất lượng dich vụ, cách trưng bày. Trong đó, với nhóm ngành hàng khô như thực phẩm đóng gói, dầu gội đầu thì Bách Hoá Xanh tự tin “ăn đứt” các đối thủ.

Công ty cũng đang cải thiện nhóm hàng tươi gồm rau củ quả, trái cây, thịt, cá…: Đây sẽ là điểm mấu chốt thu hút các bà nội trợ.

Bách Hoá Xanh cần thời gian để cắt đứt sự “thân quen” giữa các bà nội trợ với nhau

“Thị trường này có 4 mô hình, tuỳ thuộc vào tính chất của từng đất nước. Ví dụ ở nước có đường xá rộng, dân đi xe hơi nhiều thì mô hình lớn (5.000m2 trở lên) chiếm ưu thế. Còn ở nước chật chội, xe gắn máy nhiều, kẹt xe thường xuyên như Việt Nam, Indonesia… thì mô hình nhỏ lợi thế hơn.

Còn về ngành hàng thì có hàng tươi và hàng khô. Hiện, Bách Hoá Xanh muốn đẩy mạnh nhóm hàng tươi để làm sao phải tốt hơn ở chợ.

Cá nhân tôi đã trải nghiệm mua cam ở Bách Hoá Xanh 13.000 VND/kg nhiều nước, to hơn so với cam tôi mua ở chợ với giá 15.000 VND/kg. Dù tôi đồng ý 15.000 VND/kg là quá rẻ rồi.

Còn thịt, thì Bách Hoá Xanh chắc chắn là nơi bán sạch nhất, vì hầu hết thịt lấy từ hãng Thái là C.P và giá thì không cao hơn ở chợ nhiều.

Với sản phẩm tôm chúng tôi cũng cam kết tươi nhất, vì lúc chúng tôi lấy hàng là còn sống và nó chết đi lúc vận chuyển (việc gắn oxy cho tôm trong quá trình chở thì quá đắt). Ở Bách Hoá Xanh độ tươi ổn định, còn ở chợ thì hên xui (lúc tươi hơn lúc không tươi)”, ông Tài nói.

Tuy nhiên, Bách Hoá Xanh vẫn chưa thể thu hút được đối tượng là các bà nội trợ. Công ty đã từng đặt câu hỏi “Bạn có vấn đề gì với Bách Hoá Xanh không?” thì bà nội trợ nói không. Nhưng khi hỏi “Tại sao ra chợ?” thì bà ấy bảo “tôi quen rồi”.

Nên, Bách Hoá Xanh theo ông Tài cần thời gian để cắt đứt sự “thân quen” đó, do nhiều bà nội trợ đi chợ về quen nhau, ra tám với nhau. MWG muốn Bách Hoá Xanh trở thành điểm đến của bà nội trợ.

Ngoài ra, với chiến lược lôi kéo khách từ siêu thị, ông Tài tự tin nếu Bách Hóa Xanh tiếp tục làm tốt hơn ở mọi thứ như rau tươi hơn, trái cây đa dạng hơn, giá cạnh tranh hơn, hàng FMCG nhiều khuyến mại hơn, phong phú hơn thì chắc chắn những người đang đi siêu thị mua sẽ thay đổi thói quen mua sắm. Đặc biệt với những người đi siêu thị chỉ mua khoảng 200.000-300.000 đồng, Bách Hóa Xanh hoàn toàn có thể phục vụ được một cách bài bản và thậm chí là tính ra giỏ hàng đó có thể hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.

“Nếu cuối tuần bạn “ế” quá không có gì làm và phải đến siêu thị”, thì đây không phải khách hàng của Bách Hoá Xanh

“Còn với khách hàng nếu cuối tuần “ế” quá không biết làm gì, có thể đến siêu thị vì nó rộng và có nhiều thứ để bạn làm hơn”, ông Tài nói. Tương tự, nhóm khách hàng siêu thị có giá trị giỏ hàng lên đến cả triệu đồng thì Bách Hoá Xanh cũng chưa đáp ứng được, do danh mục hiện tại còn giới hạn với 3.000 SKUs.

Ngoài ra, so với Bách Hoá Xanh, siêu thị mạnh hơn về việc quản trị hàng tồn kho. Đây cũng là điểm Bách Hoá Xanh hướng tới cải thiện trong năm 2023.

Tại Đại hội lần này, ông Tài cũng ra mắt tân Giám đốc Bách Hoá Xanh là ông Phạm Văn Trọng. Nhận vai trò mới, ông Trọng cam kết sẽ không nhận lương cho đến khi có kết quả. Cam kết cho năm 2023 của Bách Hóa Xanh đáng chú ý với việc tuyên bố hoà vốn vào năm 2023, phát triển trang TMĐT thành số 1 Việt Nam, đưa Bách Hoá Xanh thành điểm đến của bà nội trợ…

Như vậy, 2023 là một năm dự nhiều thử thách cho ông Trọng khi tính đến cuối năm 2022, Bách Hoá Xanh lỗ kỷ lục với 2.961 tỷ đồng. Tương ứng, MWG đang “gánh” số lỗ luỹ kế 7.395 tỷ đồng với chuỗi bách hoá này.

Trước khi ngồi ghế nóng, ông Trọng là người xem xét lại toàn bộ hệ thống Bách Hoá Xanh, đảm nhận khâu quan trọng nhất chính là cầu nối giữa bên mua hàng và đội siêu thị.

Cuối cùng, trả lời cổ đông về việc bán vốn, ông Tài nhấn mạnh đến nay Bách Hoá Xanh chỉ đang thực hiện phát hành riêng lẻ, không phải IPO. Do tính chất bảo mật, MWG từ chối chia sẻ chi tiết về vấn đề này.

Quỹ ETF gần 19 ngàn tỷ đồng sẽ mua hơn 16 triệu cp NLG trong đợt cơ cấu tháng 4?

Theo CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo hai quỹ ETF bám theo chỉ số VN-Diamond sẽ mua gần 13 triệu cp GMD và 16 triệu NLG, đồng thời bán 15 triệu cp MSB, 14 triệu cp ACB và gần 6 triệu cp EIB trong đợt review tháng 4/2023.

Ngày 17/04/2023, HOSE sẽ công bố danh mục các cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN-Diamond Index đồng thời sẽ có hiệu lực từ ngày 04/05/2023 do ngày 01/05-03/05 thị trường đóng cửa khi bước vào kỳ nghỉ lễ.

BSC dự báo chỉ số VN-Diamond Index sẽ không thêm mới cổ phiếu nào đồng thời sẽ loại bỏ cổ phiếu EIB.

Hiện tại có hai quỹ ETF đang tham chiếu theo chỉ số VN-Diamond và giao dịch tại HOSE bao gồm: FUEVFVNDFUEMAVND với tổng tài sản ước tính khoảng 18,704 tỷ đồng trong đó ETF FUEVFVND có quy mô lớn nhất với giá trị 18,653 tỷ đồng;

Dựa trên giả định về kết quả như trên, BSC dự báo hai quỹ ETF bám theo chỉ số VN-Diamond sẽ mua gần 13 triệu cp GMD và 16 triệu NLG, đồng thời bán 15 triệu cp MSB, 14 triệu cp ACB và gần 6 triệu cp EIB.

Cụ thể danh mục dự báo như sau:

Nguồn bài viết: Quỹ ETF gần 19 ngàn tỷ đồng sẽ mua hơn 16 triệu cp NLG trong đợt cơ cấu tháng 4? | Fili

1 Likes

Tỷ phú Warren Buffet bơm tiền vào loạt doanh nghiệp Nhật Bản

Công ty của tỷ phú Warren Buffet sẽ là tổ chức nước ngoài đầu tiên bán trái phiếu bằng đồng yên dưới thời thống đốc mới của ngân hàng trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda.

Cổ phiếu của các tập đoàn thương mại Nhật Bản đã tăng trong phiên giao dịch chiều 11/4 sau khi nhà tiên tri xứ Omaha Warren Buffett cho biết, ông có kế hoạch tăng cổ phần của mình tại các tập đoàn này, tờ Nikkei Asia đưa tin.

Cổ phiếu của Mitsubishi tăng 2,7%, Mitsui tăng 2,6%, Itochu tăng 2,5% và Marubeni tăng 3,7% và Sumitomo tăng 2,7% trong phiên giao dịch buổi chiều tại Nhật Bản.

Đây là 5 tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản, chuyên nhập khẩu nhiều mặt hàng, từ năng lượng, kim loại đến thực phẩm và dệt may, đồng thời cung cấp nhiều loại dịch vụ cho các nhà sản xuất.

Vị chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway dự định gặp gỡ các công ty này vào cuối tuần để thảo luận về hoạt động kinh doanh cũng như sự hỗ trợ của Berkshire Hathaway, theo Nikkei Asia.

Tỷ phú Warren Buffet chi hơn 6 tỷ USD mua cổ phần của 5 tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản vào năm 2020 nhân dịp sinh nhật lần thứ 90 của ông. Ảnh: Yahoo News

Năm 2020, Berkshire Hathaway gây bất ngờ cho thị trường Nhật Bản khi mua hơn 5% cổ phần của 5 tập đoàn trên với giá khoảng 6,25 tỷ USD. 2 năm sau đó, Berkshire Hathaway đã tăng số cổ phần này lên hơn 6% tại mỗi tập đoàn.

Hồ sơ công bố vào tháng 11 cho thấy, số cổ phần của Berkshire Hathaway ở mức 6,6% tại Mitsubishi, 6,6% tại Mitsui, 6,2% tại Itochu, 6,8% tại Marubeni và 6,6% tại Sumitomo.

Số cổ phần tại Itochu đã tăng lên thành 7,4%, vị tỷ phú tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia hôm 11/4.

Berkshire Hathaway có trụ sở tại Omaha, Nebraska, Mỹ, đã bắt đầu bán trái phiếu bằng đồng yên lần đầu tiên vào năm 2019. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những công ty nước ngoài lớn nhất phát hành trái phiếu bằng đồng yên, theo dữ liệu của Bloomberg.

Theo Nikkei Asia, Berkshire Hathaway đang chuẩn bị phát hành một trái phiếu bằng đồng yên khác. Công ty Mỹ sẽ định giá trái phiếu ngay trong tuần này.

Đây sẽ là đợt phát hành trái phiếu bằng đồng yên đầu tiên của một tổ chức nước ngoài kể từ khi thống đốc Kazuo Ueda tiếp quản ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm 9/4.

Số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được sử dụng cho các mục đích chung của công ty, chẳng hạn như thanh toán một số khoản nợ đang tồn đọng.

Nguyễn Tuyết (Theo CNBC, Bloomberg)

Dự án khu dân cư “khủng” ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên

Thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đai, xây dựng trong vụ hơn 500 biệt thự, nhà liên kế mọc lên trái phép.

Ngày 12-4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký kết luận Thanh tra dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom).

Dự án này là một trong những vụ việc được bổ sung vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cuộc họp tháng 11-2022.

Dự án khu dân cư khủng ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên - Ảnh 1.

Dự án khu dân cư Tân Thịnh

Theo kết luận, thời điểm thanh tra, Công ty cổ phần Đầu tư LDG (Công ty LDG) chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng để thực hiện đầu tư dự án.

Tuy nhiên, phía công ty đã tổ chức thi công 680 căn nhà, trong đó 198 căn biệt thự. Có 290 căn nhà liên kế đã thi công xong, 192 căn nhà liên kế đang thi công dang dở.

Phía Công ty cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc bán nhà với 60 khách hàng với số tiền hơn 132 tỉ đồng. Các khách hàng đã thanh toán cho công ty từ 25% đến 95% giá trị hợp đồng, có 7 hộ chuyển đến sinh sống. Trong khi đó, dự này chưa đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật và kinh doanh bất động sản.

Liên quan việc để một công trình “khủng” trái phép, kết luận thanh tra chỉ rõ trách nhiệm của hàng loạt tổ chức, cá nhân liên quan và kiến nghị hình thức xử lý.

Dự án khu dân cư khủng ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên - Ảnh 2.

Hàng loạt cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã liên quan sai phạm

Trong đó, hành vi của ông Hoàng Văn Dung, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, ký xác nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị đề nghị chuyển cơ quan điều tra làm rõ dấu hiệu tội hình sự.

Cụ thể, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai xác nhận với nội dung “Chuyển nhượng cho Công ty cổ phần đầu tư LDG” diện tích 16.094m2, trong đó có 12.889m2 đất trồng lúa khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp thực hiện dự án là không đúng theo quy định khoản 1, Điều 193, Luật Đất đai năm 2013.

Hành vi này có dấu hiệu tội phạm theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trách nhiệm thuộc về Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, nguyên lãnh đạo đơn vị này và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Công ty LDG đã tổ chức thi công trái phép 680 căn nhà

Kết luận Thanh tra xác định hơn 20 cá nhân khác liên quan đến sai phạm được xác định gồm: Giám đốc và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai thời kỳ Công ty LDG thực hiện dự án; lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom; lãnh đạo, chuyên viên Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Trảng Bom; Trung tâm phát triển quỹ đất huyện; 4 chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã Đồi 61 và các công chức địa chính xã; 2 cá nhân Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh tham gia kiểm tra lập, sửa biên biên bản xác nhận không đúng thực tế.

Bên cạnh đó, 13 tổ chức liên quan đến sai phạm cũng được chỉ rõ. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu tổ chức, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân thiếu sót, sai phạm.

Đối với công ty LDG, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị báo cáo tình hình thực hiện dự án gửi cơ quan quản lý nhà nước và chấp hành nghiêm việc xử lý sai phạm; không được thực hiện các giao dịch mua bán, đến khi hoàn thành các thủ tục.

Nguồn bài viết: Dự án khu dân cư "khủng" ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên - Báo Người lao động

1 Likes

Fed dự đoán cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ gây ra suy thoái trong năm nay

## Hôm thứ Tư (12/4), biên bản cuộc họp tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) được công bố, cho thấy hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái vào cuối năm nay.

Biên bản cuộc họp tháng 3 bao gồm phần trình bày của các quan chức về những hậu quả tiềm tàng từ sự thất bại của Silicon Valley Bank (SVB) và những xáo trộn khác trong lĩnh vực tài chính bắt đầu vào đầu tháng 3.

Mặc dù Phó chủ tịch Giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Michael Barr cho rằng ngành ngân hàng đang “lành mạnh và kiên cường”, nhưng theo các nhà kinh tế học thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

“Dựa trên đánh giá của họ về tác động kinh tế tiềm ẩn của những phát triển gần đây của ngành ngân hàng, dự đoán của các quan chức tại thời điểm diễn ra cuộc họp tháng 3 bao gồm một cuộc suy thoái nhẹ bắt đầu vào cuối năm nay và phục hồi trong hai năm tiếp theo”, biên bản tóm tắt cuộc họp cho biết.

Các dự đoán sau cuộc họp chỉ ra rằng, các quan chức Fed dự kiến ​​tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội chỉ 0,4% cho cả năm 2023. Fed Atlanta cho biết, mức tăng trưởng GDP quý I đạt khoảng 2,2%, điều đó có thể cho thấy sự sụt giảm vào cuối năm.

Cuộc khủng hoảng đó đã gây ra một số suy đoán rằng Fed có thể giữ nguyên lãi suất, nhưng các quan chức nhấn mạnh rằng, cần phải làm nhiều hơn nữa để chế ngự lạm phát.

Các quan chức Fed trong cuộc họp tháng 3 đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và đưa lãi suất lên phạm vi mục tiêu là 4,75% - 5%, mức cao nhất kể từ cuối năm 2007.

Việc tăng lãi suất diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi SVB sụp đổ. Sự thất bại của SVB và hai ngân hàng khác đã thúc đẩy Fed tạo ra các cơ sở cho vay khẩn cấp để đảm bảo các ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động trơn tru.

Biên bản cho biết: “Phản ánh tác động của việc thắt chặt thị trường sản phẩm và lao động ít được dự đoán hơn, lạm phát cơ bản được dự báo sẽ giảm mạnh vào năm tới”.

Tuy nhiên, mối lo ngại về các điều kiện kinh tế rộng lớn hơn vẫn còn cao, đặc biệt là về các vấn đề ngân hàng. Sau sự sụp đổ của SVB và các tổ chức khác, các quan chức của Fed đã mở một cơ sở vay mới cho các ngân hàng và nới lỏng các điều kiện cho các khoản vay khẩn cấp ở cửa sổ chiết khấu.

Trong khi biên bản lưu ý các chương trình đã giúp ngành ngân hàng vượt qua khó khăn, thì các quan chức lại dự đoán việc cho vay sẽ thắt chặt hơn và các điều kiện tín dụng sẽ xấu đi.

“Ngay cả với các hành động vừa qua, những người tham gia cuộc họp nhận ra rằng, có sự không chắc chắn đáng kể về cách những điều kiện đó sẽ phát triển”, biên bản cho biết.

Theo dữ liệu lạm phát mới được công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và giảm tốc xuống mức 5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng trong tháng 2.

Tuy nhiên, lạm phát lõi trong tháng 3 đã tăng hơn 0,4% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với mức của tháng 2.

Theo dữ liệu của CME Group vào chiều thứ Tư (12/4), các thị trường đã xác định khoảng 72% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng 5 trước khi có một chính sách xoay trục cắt giảm lãi suất trước cuối năm nay.

1 Likes

HLB: Doanh nghiệp bia kín tiếng có EPS gần 41.000 đồng, dự kiến chia cổ tức 2022 bằng tiền tỷ lệ 150%

Nhìn lại lịch sử, đây không phải cái tên xa lạ trong top doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khủng”. Trong giai đoạn 2014- 2018, công ty đều đặn chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông,năm 2016 với tỷ lệ 60%, năm 2017 là 70%, thậm chí năm 2018 lên đến 200%.

Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông mới công bố, CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long (mã HLB) đưa ra kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022.

Cụ thể, HLB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông 150%, tương đương 15.000 đồng/cp. Với hơn 3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, HLB dự chi khoảng 46,3 tỷ đồng trả cổ tức năm 2022. Thời gian chi trả sẽ được công bố sau đại hội cổ đông vào ngày 25/4 tới đây.

Sang năm 2023, với mục tiêu lợi nhuận thận trọng, HLB dự kiến chia cổ tức khá khiêm tốn, tối thiểu 10%. Cần nói thêm, doanh nghiệp cũng từng đặt mục tiêu chia cổ tức tối thiểu 10% trong năm 2022. Như vậy, có thể thấy kế hoạch chia cổ tức có thể được điều chỉnh trong năm tùy vào tình hình kinh doanh.

Nhìn lại lịch sử, HLB không phải cái tên xa lạ trong top doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khủng”. Trong giai đoạn 2014- 2018, công ty đều đặn chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông,năm 2016 với tỷ lệ 60%, năm 2017 là 70%, thậm chí năm 2018 lên đến 200%.

Năm 2019 hoạt động cổ tức bị gián đoạn do HLB dành toàn bộ phần lợi nhuận còn lại sau khi trích thưởng để đầu tư nâng cấp và hoàn thiện nhà máy sản xuất bia Đông Mai công suất 50 triệu lít/năm. Doanh nghiệp chia cổ tức trở lại cho cổ đông vào năm 2020 với tỷ lệ 20% bằng tiền. Với lợi nhuận kỷ lục, năm 2021, HLB tiếp tục gây chú ý khi chia cổ tức tiền mặt đến 100% cho cổ đông.

Kinh doanh ổn định, EPS cao ngất ngưởng

HLB tiền thân là nhà máy liên hợp thực phẩm Hồng Gai, thành lập từ năm 1967. Năm 1992 đánh dấu bước ngoặt lớn nhất của công ty khi chính thức thâm nhập vào thị trường bia. Tuy nhiên phải đến năm 2003, công ty mới chính thức chuyển đổi thành CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long như hiện tại.

Ban đầu doanh nghiệp chỉ tập trung phát triển tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đến thời điểm hiện tại, thương hiệu bia Hạ Long đã phủ sóng khắp 13 tỉnh phía Bắc. Không chỉ tập trung vào những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp còn tập trung khai thác nhiều loại sản phẩm cao cấp đa dạng trong những năm gần đây. Một số sản phẩm tiêu biểu của HLB bao gồm Hạ Long Classic, bia Hạ Long Sapphire, bia Hạ Long Golden, Rồng Việt,…

Nền tảng kinh doanh ổn định là yếu tố giúp doanh nghiệp ngành bia duy trì cổ tức tiền mặt cao. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2016-2021 đạt 24% với doanh thu và 25% với lợi nhuận sau thuế. Những con số tăng trưởng khá khả quan ngay cả các doanh nghiệp đầu ngành.

Trong năm 2022, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ 71,6 triệt lít bia. Doanh thu năm 2022 ghi nhận 1.369 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2021. Mảng bán bia đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu HLB khi đem về 1.241 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90%, còn lại là nguồn thu đến từ vận chuyển bia.

Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 127 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021. EPS công ty đạt 40.886 đồng/cp, cao thứ hai thị trường sau Logistics Portserco (PRC) - EPS đạt 41.537 đồng. Năm 2021, EPS của HLB cũng thuộc top cao nhất thị trường với 27.267 đồng.

Thận trọng kế hoạch 2023, tham vọng trong tương lai

Sang năm 2023, doanh nghiệp đặt kế hoạch sản lượng bia các loại đạt 82 triệu lít, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Về kế hoạch kinh doanh, mục tiêu tổng doanh thu đạt 1.616 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 37% xuống còn gần 80 tỷ đồng.

Dù dự báo về sản lượng ngành bia khá ổn định, có khả năng tăng trưởng 0-5% trong năm 2023. Tuy nhiên, ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn thận trọng trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn do lãi suất cao, ngành bia cũng chịu ảnh hưởng.

Đặc biệt, HLB cho biết ngành bia chịu áp lực tăng giá nguyên vật liệu đầu vào lớn, cao bất thường. Đơn cử như giá Malt cao gấp đôi, vỏ lon tăng 30-40% so với giá đầu năm 2022, trong khi giá đầu ra không thể tăng tương ứng. Mặt khác, năm 2023 cũng là năm thứ 2 công ty thực hiện chiến lược đẩy mạnh phát triển ra ngoài tỉnh Quảng Ninh nên còn gặp khó khăn trong việc vận hành hệ thống lớn.

Dù đặt kế hoạch thận trọng trong năm 2023, song HLB có mục tiêu khá tham vọng trong tương lai. Theo giới thiệu của HLB, sứ mệnh đến năm 2025 sẽ phát triển Bia Hạ Long thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hướng đến mục tiêu “Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới”. Cụ thể, là đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng.

Quán quân thị giá ngành bia

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HLB giao dịch trên sàn UPCOM từ tháng 2/2017 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 24.000 cổ phiếu. Hiện nay, thị giá của HLB là 270.000 đồng/cp, thuộc top cao nhất thị trường và là cổ phiếu đắt giá nhất ngành bia. Tuy nhiên, cổ phiếu thường trong tình trạng không có giao dịch hoặc chỉ giao dịch vài trăm cổ phiếu.

Thị giá vượt xa hai mã lớn ngành bia là Sabeco (SAB) và Habeco (BHN) nhưng vốn hóa của HLB khiêm tốn hơn rất nhiều với khoảng 830 tỷ đồng do chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu lưu hành. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng khá “èo uột” với nhiều phiên thậm chí không có giao dịch.

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp bia địa phương kín tiếng có EPS gần 41.000 đồng, dự kiến chia cổ tức 2022 bằng tiền tỷ lệ 150%

HAG: Tạm dừng kế hoạch mở rộng chăn nuôi heo ăn chuối

Hoàng Anh Gia Lai đã tạm dừng kế hoạch mở rộng chăn nuôi heo ăn chuối khi 2 tháng liên tiếp, hoạt

Tham vọng bị bỏ ngỏ

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) từng đặt mục tiêu trong năm 2023 sẽ sản xuất được 1 triệu con heo mang thương hiệu “Bapi Food - Heo ăn chuối” và tích cực tìm kiếm thêm đối tác tiềm năng để mở rộng sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dòng sản phẩm được chế biến từ thịt heo. Ngoài ra, Công ty tiến hành nuôi thí điểm 100.000 con gà trên diện tích 2 ha tại Gia Lai (mục tiêu cung cấp ra thị trường 1 triệu con heo ăn chuối và 20 triệu con gà ăn chuối).

Kỳ vọng doanh thu từ các sản phẩm chuối, heo và gà sẽ mang lại dòng tiền lớn để Công ty trả nợ và mở rộng kinh doanh, tuy nhiên, trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 28/4 tới đây, Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn, Công ty dự kiến duy trì quy mô 7.000 ha trồng chuối; duy trì 10 cụm chuồng trại với công suất nuôi 600.000 con heo thịt mỗi năm (thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 1 triệu heo ăn chuối).

Về định hướng kinh doanh, tập trung mọi nguồn lực cho hai ngành nghề kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi và trồng trọt; thực hiện các thủ tục liên quan tới việc nhận chuyển nhượng CTCP Gia súc Lơ Pang và đầu tư góp vốn thành lập CTCP BAPO Hoàng Anh Gia Lai; hoàn thành cơ bản việc thoái vốn đầu tư vào nhóm CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã HNG), giảm mạnh số dư nợ ngân hàng và giảm chi phí lãi vay; triển khai thực hiện việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022.

Được biết, luỹ kế 3 tháng đầu năm 2023, ước tính doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai là 1.826 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước tính 307,7 tỷ đồng, hoàn thành 22,83% kế hoạch lợi nhuận năm. Tính tới cuối tháng 3/2023, giá thịt heo tại thị trường trong nước duy trì ở mức thấp, song giá chuối lại cao nhất trong năm, cùng với sản lượng đạt được tương đương kỳ vọng nên toàn bộ lợi nhuận trong tháng 3 đến từ doanh thu chuối (tháng 2 lợi nhuận cũng đến từ chuối).

Như vậy, đã 2 tháng liên tiếp, hoạt động chăn nuôi heo không tạo ra lợi nhuận và Công ty không có dấu hiệu tăng quy mô nuôi heo, cũng như dự án “gà chạy bộ ăn chuối” đang bỏ ngỏ về tính khả thi và không còn được nhắc tới.

Loay hoay tìm động lực tăng trưởng

Từ năm 2012, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai đã có quyết định bước ngoặt khi chuyển từ lĩnh vực bất động sản sang cao su. Thời điểm năm 2012, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu bất động sản, xây dựng và bán khoáng sản lên tới 3.666,14 tỷ đồng, chiếm tới 83% tổng doanh thu. Tới năm 2014, doanh thu đã dịch chuyển khi nhóm nông nghiệp gồm mía đường, bán bắp, mủ cao su ghi nhận tới 1.473,3 tỷ đồng, chiếm 48% tổng doanh thu. Được biết, để có sự dịch chuyển đó, Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư 100 triệu USD vào trồng mía, đồng thời thực hiện trồng hàng loạt dự án cây cao su.

"Từ năm 2012 tới nay, Hoàng Anh Gia Lai liên tục thay đổi lĩnh vực cốt lõi nhằm tìm động lực tăng trưởng. Việc xoay trục “chóng mặt” này đã tạo sự hoài nghi về chiến lược dài hạn của Công ty."

Tháng 6/2014, Hoàng Anh Gia Lai chính thức nhảy vào lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng chiến lược nuôi bò ở cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Năm 2016, doanh thu từ chăn nuôi bò ghi nhận 3.465 tỷ đồng, chiếm 54% tổng doanh thu. Ngược lại, lĩnh vực mía đường, bán bắp, mủ cao su chỉ ghi nhận 718,63 tỷ đồng, chiếm 11% tổng doanh thu.

Sau đó, doanh thu chăn nuôi bò có dấu hiệu suy giảm, ông Đức tiếp tục chuyển dịch sang lĩnh vực trái cây với kỳ vọng từ chanh leo, thanh long và chuối.

Năm 2017, khi chuyển dịch mô hình sang công ty nông nghiệp trồng cây ăn trái, HAGL từng kỳ vọng trái chanh leo sẽ tạo sự đột biến cho Công ty và thâm nhập được thị trường Trung Quốc, bên cạnh thanh long và chuối.

Trong năm 2018, doanh thu bán trái cây đạt 2.897,28 tỷ đồng, chiếm 53,8% tổng doanh thu. Ngược lại, doanh thu nuôi bò chỉ đạt 126,83 tỷ đồng, chiếm 2% tổng doanh thu. Tới năm 2020, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu trái cây giảm 21,2% so với thời điểm năm 2018 và đạt 2.283,09 tỷ đồng, chiếm 71,9% tổng doanh thu, đồng thời không ghi nhận doanh thu nuôi bò.

Năm 2022, cơ cấu doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai một lần nữa chuyển dịch khi doanh thu chăn nuôi là 1.620 tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng doanh thu; doanh thu cây ăn trái là 2.277 tỷ đồng, chiếm 49,8% tổng doanh thu; doanh thu phụ trợ ghi nhận 677 tỷ đồng, chiếm 14,8% tổng doanh thu.

Thời điểm dịch chuyển sang lĩnh vực chăn nuôi heo, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết: “Tôi có thể khẳng định, Hoàng Anh Gia Lai đã sang trang mới và tỷ suất lợi nhuận của ngành nông nghiệp không hề thấp”.

Như vậy, từ năm 2012 tới nay, công ty của ông Đoàn Nguyên Đức liên tục thay đổi lĩnh vực cốt lõi, từ bất động sản sang nông nghiệp mía đường, cao su, tiếp tục dịch chuyển sang lĩnh chăn nuôi bò, rồi sang lĩnh vực trái cây và mới nhất là chăn nuôi heo.

1 Likes

Dòng tiền đầu cơ khó giúp VN-Index bứt phá

## Các chuyên gia cho rằng, dòng tiền đầu cơ chỉ tạo được hưng phấn trong ngắn hạn, nhưng sẽ khó giúp chỉ số có cơ hội bứt phá.

Dù VN-Index giảm hơn 11 điểm trong phiên cuối tuần, nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây là nhịp điều chỉnh cần thiết của chỉ số này, giúp lành mạnh hóa thị trường, bởi dòng tiền có xu hướng đầu cơ và đã luân chuyển khắp các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, thậm chí cả các mã penny, trong khi không quan tâm nhiều đến các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, dòng tiền đầu cơ chỉ tạo được hưng phấn trong ngắn hạn, nhưng sẽ khó giúp chỉ số có cơ hội bứt phá. Với góc độ của nhà đầu tư muốn “lướt sóng” theo dòng tiền này để kiếm lợi nhuận, đây cũng là một thử thách lớn.

Nhìn lại toàn bộ quá trình tăng điểm từ nửa cuối tháng 3 đến nay cho thấy, thị trường đã phản ánh bất cứ thông tin nào được cho là tích cực, nhưng lại không kéo dài quá vài phiên. Chẳng hạn, khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành, thị trường có phản ứng tích cực trong một phiên, nhưng ngay lập tức áp lực chốt lời xuất hiện. Sau đó, nhiều thông tin hỗ trợ khác cho nhóm bất động sản, nhưng phản ứng cũng rất khó đoán định và không kéo dài.

“Dòng tiền đầu cơ đã thể hiện được sự tích cực khi đẩy chỉ số đi lên. VN-Index đã có chuỗi 10 phiên tăng liên tục và nó thể hiện được sự đầu cơ là giá tăng liên tục mà không có luồng điều chỉnh và không có đối trọng cụ thể. Tuy nhiên khi lên giá cao thì sự hưng phấn lại bị tạt nước lạnh”, ông Đoàn Tú, nhà môi giới chứng khoán, đánh giá.

Dòng tiền đầu cơ khó giúp VN-Index bứt phá - Ảnh 1.

Dòng tiền có xu hướng đầu cơ và đã luân chuyển khắp các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

“Thanh khoản có cải thiện, nhưng đang có xu hướng chậm lại. Thông thường để thị trường đi xa, cần có nhiều “xăng”, “xăng” có nghĩa là thanh khoản, dòng tiền. Ở giai đoạn này dòng tiền đang có trạng thái chững lại. Thông thường lượng hay đi trước, giá đi sau”, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, nhận định.

Cũng theo ông Đỗ Bảo Ngọc, phần “xăng” còn thiếu để thị trường đi xa chính là “nguồn xăng - dòng tiền” đầu tư dài hạn và có tính lan tỏa. Bởi sức nóng của dòng tiền đầu cơ chỉ tập trung vào 1 - 2 nhóm nhỏ trong một thời điểm và có thể nhanh chóng “nguội lạnh” trở lại. Minh chứng là các cổ phiếu đã tăng mạnh 40 - 60% trong thời gian ngắn, như BSI, FTS của nhóm chứng khoán, DIG, NLG của nhóm bất động sản đã chững lại, cũng giống như một số mã đầu tư công trước đó. Nhìn lại thì dễ, nhưng để nhà đầu tư “lướt sóng” kiếm được 10 - 15% lợi nhuận từ các mã này cũng là một thách thức lớn.

“Quan điểm của tôi, 70% đầu tư phải thiên về cơ bản, 30% là phân tích kỹ thuật. Nếu chúng ta đủ khả năng, kỹ năng bám tin tức, bám bảng điện và giao dịch thường xuyên thì hoàn toàn có thể theo thuần túy dòng tiền đầu cơ, vẫn có thể kiếm được lợi nhuận, nhưng sẽ phải tập trung nhiều hơn và phải có những bộ kỹ năng đi kèm”, ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty CP Chứng khoán SmartInvest, cho hay.

“Ở trường phái nào cũng thế thôi, chúng ta cũng cần phải có sự kiên nhẫn nhất định với cổ phiếu và thị trường. Thay vì việc chạy đua khi tăng giá hay quá sợ hãi khi giảm quá mạnh”, ông Đoàn Tú, nhà môi giới chứng khoán, cho biết.

Các công ty chứng khoán cũng dự báo, dòng tiền đầu cơ sẽ yếu dần trong 1 - 2 tuần tới và hướng dần trở lại nhóm cổ phiếu cơ bản như ngân hàng, chứng khoán vốn hóa lớn và nguyên vật liệu cơ bản, với mặt bằng giá hấp dẫn hơn trong mắt dòng tiền đầu tư.

Nguồn bài viết: Dòng tiền đầu cơ khó giúp VN-Index bứt phá | VTV.VN

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Khả năng Fed nâng lãi suất sẽ giảm khi các ngân hàng siết tín dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết các ngân hàng có thể trở nên thận trọng hơn và siết tín dụng sau một vài vụ sụp đổ. Điều này có thể hỗ trợ thêm cho quá trình kéo giảm lạm phát của Fed.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen

Tháng trước, các cơ quan chức trách đã ra động thái chính sách để giảm thiểu rủi ro lây lan sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank. Trong cuộc phỏng vấn với CNN, bà Yellen cho biết các động thái này đã giúp ổn định tình hình ở các ngân hàng và lượng vốn rút đi đã giảm bớt. “Tình hình có vẻ đã lắng dịu”, bà Yellen cho biết.

“Các ngân hàng nhiều khả năng sẽ cẩn trọng hơn trong môi trường hiện nay”, vị quan chức Mỹ cho biết. “Chúng tôi đã thấy một số động thái siết tiêu chuẩn cho vay trong hệ thống ngân hàng trước khi sự vụ của SVB diễn ra. Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng sẽ siết thêm”.

Bà cho biết điều này sẽ dẫn tới sự thắt chặt tín dụng trong nền kinh tế, nhưng sẽ làm giúp phần việc của Fed. “Tình trạng này có tác động tương đương với các đợt nâng lãi suất của Fed”, bà nói.

Tuy nhiên, bà cho biết chưa thấy bất kỳ điều gì “đủ ghê gớm hoặc đủ quan trọng” để bà thay đổi triển vọng kinh tế.

“Vì vậy, tôi vẫn giữ kịch bản tăng trưởng vừa phải và thị trường lao động tiếp tục mạnh, với lạm phát hạ nhiệt”, bà nói.

Không chỉ bà Yellen, các quan chức Fed cũng cho rằng tình hình tín dụng sẽ bị thắt chặt sau sự sụp đổ của SVB. Một số thành viên Fed cho biết NHTW nên cẩn trọng hơn vì họ kỳ vọng các ngân hàng sẽ siết tín dụng trong vài tháng tới.

Theo dữ liệu bảng cân đối kế toán hàng tuần do Fed công bố, hoạt động cho vay ở ngân hàng đã thu hẹp đáng kể, đồng thời dòng vốn rút ra khỏi các ngân hàng đã chậm lại trong 2 tuần qua.

Trong buổi phỏng vấn, phóng viên CNN đã hỏi rằng trong bối cảnh nhiều người lo ngại về sự an toàn tiền gửi, liệu có khôn ngoan khi phát triển một đồng tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành và cho phép người tiêu dùng Mỹ có tài khoản trực tiếp ở Fed hay không.

Bà Yellen đáp lại: “Có những ưu và nhược điểm quan trọng với quyết định này. Đây là điều cần phải được phân tích kỹ lưỡng và có thể thuộc về tương lai của nước Mỹ”.

https://fili.vn/2023/04/bo-truong-tai-chinh-my-kha-nang-fed-nang-lai-suat-se-giam-khi-cac-ngan-hang-siet-tin-dung-775-1060210.htm

Quỹ Fubon ETF tiếp tục bị rút vốn

## Trong tuần giao dịch vừa qua, Fubon FTSE Vietnam ETF bị rút ròng gần 25 tỷ đồng…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong tuần từ ngày 10-14/04/2023, các quỹ ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam ghi nhận mức rút ròng gần 126 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở quỹ VFMVN Diamond ETF.

Các quỹ ETF nước ngoài vào ròng hơn 4 tỷ đồng. Tập trung chủ yếu ở quỹ Xtrackers FTSE Vietnam Swap ETF vào ròng gần 70 tỷ đồng. Ngược lại, hai quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF và VanEck Vietnam ETF rút ròng lần lượt 24,9 tỷ đồng và 39,7 tỷ đồng.

Các quỹ ETF trong nước rút ròng hơn 130 tỷ đồng, đây là tuần rút ròng thứ 8 liên tiếp của quỹ này, tổng lũy kế rút ròng gần 1,030 tỷ đồng. Trong tuần từ 10-14/4, Quỹ VFMVN Diamond ETF rút ròng hơn 144 tỷ đồng, đây là mức rút ròng cao nhất trong gần 2 tháng trở lại đây.

Riêng trong ngày 17/04/2023, quỹ VFMVN Diamond ETF rút ròng hơn 2 tỷ đồng và quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vào ròng hơn 12 tỷ đồng.

Top các cổ phiếu bị bán ròng mạnh trong tuần qua gồm có PNJ, FPT, REE, TCB, VPB, ACB, MBB, KDH.

Cường độ vào ròng của ETF Fubon Việt Nam đã chậm lại trong cuối tháng 3 và chính thức rút ròng trong khoảng 1 tuần trở lại đây. Xu hướng rút ròng bắt đầu từ phiên 6/4 với giá trị ròng 18 tỷ đồng; phiên 7/4 vào ròng 33 tỷ đồng nhưng phiên 10/4 lại rút ròng 23 tỷ đồng. Lũy kế trong vòng 4 phiên vừa qua, ETF Fubon Việt Nam rút ròng 6,6 tỷ đồng.

Nhận định về xu hướng rút ròng của Fubon ETF trong tuần vừa qua, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối phân tích khách hàng cá nhân, Công ty CP Chứng khoán Yuanta cho rằng, các ETF không giống với các quỹ đóng hay quỹ truyền thống, họ tracking theo chỉ số, nguyên tắc đầu tư của các ETF để làm sao giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ đó đi theo chỉ số mà họ đưa ra.

Như vậy, khi các quỹ ETF được huy động ròng là lúc thị trường đi lên, giá giao dịch chứng chỉ quỹ ETF cao hơn giá trị tài sản ròng NAV (premium) trên 2% thì quỹ có trạng thái hút tiền, hay nói cách khác là được huy động tiền. Trong ngày quỹ Fubond ETF được phép huy động thêm 4.000 tỷ, khi đó tỷ lệ Premium là 4-5%, thông thường tỷ lệ cao như vậy quỹ ETF sẽ dễ hút tiền.

Ngược lại, thời gian gần đây, tỷ lệ này có khuynh hướng giảm lại, hoặc khi premium bị âm thì quỹ dừng huy động ròng và có thể bị rút ra nếu tỷ lệ này giảm mạnh dưới mức 0%.

Chưa kể, Fubon ETF niêm yết nên phụ thuộc cả vào thị trường chứng khoán Đài Loan. Thời gian vừa rồi chỉ số chứng khoán Đài Loan chững lại giá của chứng chỉ quỹ khựng lại nên tỷ lệ premium cân bằng thì họ dừng huy động lại hoặc bị rút ra.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng dòng vốn ETF nói riêng và dòng vốn ngoại nói chung sẽ lại vào mạnh trong 6 tháng cuối năm 2023.