Chứng sỹ săn tin!

FPT liên tiếp phá đỉnh lịch sử, vốn hóa vượt mốc 100.000 tỷ đồng

FPT liên tiếp phá đỉnh lịch sử, vốn hóa vượt mốc 100.000 tỷ đồng

Độ “hot” của cổ phiếu FPT có thể lý giải qua triển vọng kinh doanh tích cực của công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Nối tiếp xu hướng tăng kéo dài nhiều năm qua, cổ phiếu FPT tiếp tục lập đỉnh cao mới 84.400 đồng/cp trong phiên 28/7. Tại mức giá này, vốn hóa FPT lên tới 107.185 tỷ đồng.

Mức định giá hiện tại giúp FPT đứng thứ 13 trong top những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam và là đại diện duy nhất trong nhóm công nghệ xuất hiện trong danh sách "tỷ đô"vốn hóa.

FPT liên tiếp phá đỉnh lịch sử, vốn hóa vượt mốc 100.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Lợi nhuận quý 2 cao kỷ lục, triển vọng kinh doanh tích cực

Kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng là yếu tố quan trọng giúp cổ phiếu FPT bứt phá xuyên suốt nhiều năm qua.

Riêng trong quý 2/2023, FPT ghi nhận 12.484 tỷ đồng doanh thu, tăng 24%; lợi nhuận sau thuế 1.856 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục FPT đạt được tính theo quý, điều đã diễn ra khá quen thuộc trong nhiều quý trước đó.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, FPT đạt tổng doanh thu 24.166 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.339 tỷ đồng, tăng lần lượt 22% và 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 3.003 tỷ đồng.

Về cơ cấu doanh thu nửa đầu năm, mảng công nghệ vẫn là động lực tăng trưởng chính của FPT khi tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước, đạt 14.202 tỷ đồng nhờ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ từ thị trường Nhật Bản (+39,1%) và châu Á – Thái Bình Dương (+42,5%). Song song, doanh thu của hai mảng còn lại là viễn thông và giáo dục & khác trong 6 tháng đầu 2023 cũng khá tích cực với mức tăng lần lượt 9% và 64% so với cùng kỳ năm trước.

FPT liên tiếp phá đỉnh lịch sử, vốn hóa vượt mốc 100.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Trong báo cáo cập nhật mới công bố, Chứng khoán VNDirect đưa ra quan điểm tích cực về triển vọng của FPT 2023-24. Giá trị hợp đồng ký mới (chưa ghi nhận doanh thu) của dịch vụ CNTT toàn cầu nửa đầu năm đạt trên 15.000 tỷ đồng, tăng 29% so với 6 tháng đầu 2022 cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn về doanh thu trong các quý tiếp theo.

VNDirect dự phóng doanh thu mảng công nghệ của FPT đạt 29.699 tỷ đồng trong năm 2023 và đạt 37.037 tỷ đồng trong năm 2024, lần lượt tăng trưởng 16% và 25% so với cùng kỳ. Trong đó, dịch vụ CNTT toàn cầu dự kiến tăng 24% và 28% trong các năm 2023 và 2024 nhờ đóng góp cao hơn từ thị trường APAC và Nhật Bản.

Đồng thời, nhóm phân tích kỳ vọng doanh thu mảng công nghệ đạt CAGR 14,1% trong giai đoạn 2023-25 nhờ sự tăng trưởng của Data Center. Mảng kinh doanh Data Center sẽ phát triển nhờ nhu cầu điện toán đám mây ngày càng tăng. FPT tiếp tục mở rộng Data Center với kế hoạch mở thêm 2 Data Center tại Hồ Chí Minh và 1 Data Center tại Hà Nội.

Chung quan điểm tích cực, Agriseco Research nhận định FPT là cổ phiếu đầu ngành công nghệ và sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. Nhóm phân tích Agriseco dự báo FPT sẽ tăng trưởng 18-20% trong quý 3/2023 và cả năm 2023 nhờ 2 động lực tăng trưởng chính là xuất khẩu phần mềm và chuyển đổi số bất chấp kinh tế toàn cầu suy yếu.

Luôn nằm trong danh sách yêu thích của quỹ ngoại

Không những tăng trưởng đều đặn, FPT còn là cổ phiếu có độ “hot” bậc nhất trên sàn chứng khoán trong nhiều năm qua nhờ cơ cấu cổ đông khá cô đặc.

Minh chứng rõ nhất, FPT luôn trở thành tâm điểm và là một trong những cái tên khó sở hữu nhất của nhà đầu tư. Tình trạng kín “room” ngoại thường xuyên xảy ra khiến các nhà đầu tư đến sau gặp khó trong việc nắm giữ, thậm chí nhà đầu tư phải trả thêm phí thưởng (premium) để giao dịch. Từng có thời điểm, NĐT ngoại phải trả giá cao hơn thị giá trên sàn 20-30% để có thể giao dịch.

Tính đến ngày 28/7, NĐT nước ngoài đang nắm giữ trên 541 triệu cổ phiếu FPT, tương đương 49% vốn điều lệ.

Thêm vào đó, cổ phiếu FPT thường có mặt trong nhóm những khoản đầu tư lớn nhất của các quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường. Báo cáo mới nhất ngày 20/7 của VEIL, quỹ tỷ USD do Dragon Capital quản lý cho biết, tỷ trọng mã FPT đạt mức 4,95%, xếp thứ 6 trong danh mục các khoản đầu tư lớn nhất.

Danh sách cổ đông của FPT còn có hàng loạt các quỹ lớn khác như quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND, tổ chức Macquarie Bank Limited, VOF Investment Limited,…

Nguồn: FPT liên tiếp phá đỉnh lịch sử, vốn hóa vượt mốc 100.000 tỷ đồng

Thế Giới Di Động giữa cuộc chiến giá rẻ: Lợi nhuận “bốc hơi” 98% xuống thấp kỷ lục, lượng tiền nắm giữ lên hơn 1 tỷ USD, cao nhất lịch sử

Thế Giới Di Động giữa cuộc chiến giá rẻ: Lợi nhuận “bốc hơi” 98% xuống thấp kỷ lục, lượng tiền nắm giữ lên hơn 1 tỷ USD, cao nhất lịch sử

Thời điểm cuối quý 2, số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn của Thế Giới Di Động lên đến hơn 24.400 tỷ đồng (~1 tỷ USD), tăng 4.600 tỷ so với cuối quý 1 và cao hơn 10.200 tỷ so với cuối năm 2022.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt 29.465 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cao hơn gần 9% so với quý trước. Như vậy, doanh nghiệp bán lẻ này đã chấm dứt chuỗi 4 quý liên tiếp sụt giảm doanh thu so với quý liền trước.

Dù vậy, biên lãi gộp lại tiếp tục bị thu hẹp xuống chỉ còn 18,5% so với mức 21,4% cùng kỳ năm ngoái và 19,2% trong quý trước. Đây là mức biên lãi gộp thấp theo quý thấp nhất của Thế Giới Di Động kể từ quý 3/2019. Chỉ tiêu này giảm mạnh sau khi chiến dịch “giá rẻ quá” được tung ra từ cuối quý 1.

Sức mua điện thoại điện máy nói chung suy yếu từ quý 4/2022 và chưa có dấu hiệu hồi phục trong nửa đầu năm 2023 (ngoại trừ máy lạnh và quạt). Để thu hút khách hàng mới (nhóm chưa được phục vụ hoặc nhạy cảm về giá), Thế Giới Di Động đã thực hiện chiến dịch “giá rẻ quá” từ cuối tháng 3/2023 với các khuyến mãi hấp dẫn.

Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 5.441 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các chi phí, Thế Giới Di Động lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng trong quý 2, giảm 98% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong một quý của doanh nghiệp bán lẻ này kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2014.

Với việc thủng đáy lợi nhuận nhuận, Thế Giới Di Động đã có 6 quý liên tiếp ghi nhận lãi ròng sụt giảm so với quý liền trước. Tuy nhiên, đà giảm lợi nhuận so với quý trước đã chậm lại và ít nhất doanh nghiệp này vẫn còn có lãi trong khi một đối thủ trong cuộc chiến giá rẻ là FPT Retail (FRT) lỗ nặng trong quý 2 vừa qua.

Thế Giới Di Động giữa cuộc chiến giá rẻ: Lợi nhuận “bốc hơi” 98% xuống thấp kỷ lục, lượng tiền nắm giữ lên hơn 1 tỷ USD, cao nhất lịch sử - Ảnh 2.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần đạt 56.571 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 98% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu (135.000 tỷ) nhưng mới thực hiện vỏn vẹn chưa đến 1% mục tiêu lợi nhuận (4.200 tỷ) cả năm đề ra.

Trong cơ cấu doanh thu nửa đầu năm, chuỗi Thế giới Di động và Topzone đóng góp 13.351 tỷ đồng (tỷ lệ 23,6%) và Điện Máy Xanh mang về 28.228 tỷ đồng (chiếm 49,9%). Tổng doanh thu 2 chuỗi giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, doanh thu chuỗi Bách hóa Xanh tăng 7% so với nửa đầu năm 2022, đạt mức 13.600 tỷ đồng. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp trong năm 2023 doanh thu từ Bách Hoá Xanh vượt chuỗi Thế Giới Di động.

Lượng tiền nắm giữ tăng cao kỷ lục

Một điểm đáng chú ý là dù đang trong cuộc chiến giá rẻ “hao tài, tốn lực”, lượng tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn) trong tay Thế Giới Di Động lại liên tục tăng mạnh. Đến cuối quý 2, số dư tiền mặt của doanh nghiệp bán lẻ này lên đến hơn 24.400 tỷ đồng (~1 tỷ USD), cao nhất trong lịch sử hoạt động. Con số này đã tăng 4.600 tỷ so với cuối quý 1 và cao hơn 10.200 tỷ so với cuối năm 2022.

Khoản tiền gửi khổng lồ đã mang về cho Thế Giới Di Động đến hơn 809 tỷ đồng tiền lãi trong 6 tháng đầu năm, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu trên đã đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp bán lẻ này thoát lỗ trong bối cảnh phải căng mình giữa cuộc chiến giá rẻ từ quý 2.

Mặt khác, nợ vay tài chính của Thế Giới Di Động cũng đã tăng hơn 5.600 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức 22.200 tỷ đồng tại thời điểm 30/6. Sự gia tăng chủ yếu đến từ nợ vay ngắn hạn từ dưới 10.700 tỷ đầu năm lên trên 16.300 tỷ đồng vào cuối quý 2. Trong khi đó, nợ dài hạn biến động không đáng kể quanh mức 5.900 tỷ đồng.

So với cùng thời điểm năm ngoái, tổng nợ vay tài chính của Thế Giới Di Động là tương đương. Tuy nhiên, cơ cấu đã thay đổi với sự xuất hiện của khoản nợ dài hạn trong khi thời điểm giữa năm ngoái chưa phát sinh. Điều này phần nào lý giải cho việc chi phí lãi vay trong nửa đầu năm nay đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, bên cạnh yếu tố lãi suất.

Thời điểm 30/6, tổng tài sản của Thế Giới Di Động đã tăng hơn 3.500 tỷ so với đầu năm lên gần 59.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, hàng tồn kho đã giảm gần 4.000 tỷ đồng so với đầu năm, xuống mức gần 22.000 tỷ đồng. Cùng với đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng đã giảm từ 360 tỷ hồi đầu năm xuống 280 tỷ đồng. Số lượng nhân viên vẫn ở mức hơn 68.000 người, tương đương cuối quý 1 nhưng giảm gần 6.000 người so với đầu năm.

https://markettimes.vn/the-gioi-di-dong-giua-cuoc-chien-gia-re-loi-nhuan-boc-hoi-98-xuong-thap-ky-luc-luong-tien-nam-giu-len-hon-1-ty-usd-cao-nhat-lich-su-35552.html

Kinh tế trưởng MBS: Dòng tiền hưng phấn đẩy thị trường tăng mạnh, nhiều cổ phiếu đang có định giá “đắt” so với KQKD năm nay, thậm chí năm sau

![Kinh tế trưởng MBS: Dòng tiền hưng phấn đẩy thị trường tăng mạnh, nhiều cổ phiếu đang có định giá “đắt” so với KQKD năm nay, thậm chí năm sau](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2023/7/30/avatar1690729970667-16907299714241784539642.jpg “Kinh tế trưởng MBS: Dòng tiền hưng phấn đẩy thị trường tăng mạnh, nhiều cổ phiếu đang có định giá “đắt” so với KQKD năm nay, thậm chí năm sau”)

Với dòng tiền mạnh, chuyên gia MBS cho rằng thị trường sẽ có một “chạy nước rút” với thanh khoản duy trì trên 20.000 tỷ đồng.

VN-Index có một tuần giao dịch bùng nổ khi chỉ số vượt dứt khoát ngưỡng cản tâm lý 1.200 với sự ủng hộ của cả điểm số và thanh khoản. Bất chấp các chỉ báo đi vào vùng quá mua, nhưng dòng tiền vẫn đang vận động tích cực giúp VN-Index tăng điểm 4 tuần liên tiếp.

Chưa có dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ điều chỉnh

Trong Tiêu điểm chứng khoán do Chứng khoán MBS tổ chức, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng MBS cho rằng cú bứt mạnh trong phiên cuối tuần một lần nữa xác nhận xu hướng tăng của chỉ số.

Lực mua chủ động áp đảo khiến các nhóm cổ phiếu dẫn dắt như chứng khoán, bất động sản gần như không có nhịp chỉnh nào đáng kể. Thậm chí, tại những nhịp chỉ số chậm lại, nhà đầu tư không những không có ý định chốt lời mà xem đó là cơ hội để giải ngân.

Tâm lý hưng phấn khiến dòng tiền không còn quá quan tâm đến mùa báo cáo quý 2, nhiều cổ phiếu vẫn tăng bất chấp KQKD ảm đạm. Đơn cử như nhóm BĐS, dù KQKD phân hoá nhưng cả nhóm đều đồng loạt đi lên.

“Tính riêng trong nửa tháng gần đây, điểm số VN-Index luôn nằm trên ngưỡng MA5. Thị trường vẫn đang trong xu hướng uptrend và chưa có dấu hiệu nào cho thấy chỉ số sẽ gặp điều chỉnh trong thời gian tới”, ông Hoàng Công Tuấn đưa ra bình luận.

Một trong những yếu tố kích hoạt đà tăng của thị trường là xu hướng tích cực từ lãi suất. Dù lãi suất toàn cầu đã xác lập vùng đỉnh, song ông Tuấn cho rằng Fed khó đưa ra quyết định hạ lãi suất trong năm nay khi nền kinh tế Mỹ đang rất “khoẻ” và thị trường lao động cũng tương đối ổn định.

Thực tế, NHNN đã đón đầu xu hướng giảm lãi suất với 4 lần hạ lãi suất. Để đưa ra quyết định hạ thêm lãi suất điều hành hay không cần chờ đợi phản ứng của các NHTW lớn, song ông Tuấn cho rằng lãi suất cho vay ở Việt Nam có thể sẽ giảm thêm trong thời gian tới.

“Dòng tiền trên thị trường đang khá hung hãn, thị trường tuần sau khả năng sẽ có một nhịp tăng nước rút lên 1.240 điểm với thanh khoản duy trì trên 20 nghìn tỷ đồng”, vị chuyên gia cho hay.

Nhiều cổ phiếu đang “đắt” so với KQKD năm nay, thậm chí năm sau nữa

Chuyên gia MBS cho rằng dòng tiền đầu cơ đang chảy trên thị trường có thể sẽ tìm đến một số nhóm cổ phiếu dẫn dắt như BĐS, chứng khoán, ngân hàng và bán lẻ.

Những nhóm cổ phiếu này chủ yếu đi lên với kỳ vọng KQKD sẽ sáng sủa hơn trong thời gian tới, song cần lưu ý giá cổ phiếu đã “chạy” trước một đoạn khá dài và không còn quá rẻ. Do đó, nhà đầu tư cần xác định đây là thời điểm đầu cơ nhanh theo dòng tiền, nếu tham gia cần quản trị rủi ro tốt.

“Hiện tại, để tìm được cổ phiếu tiềm năng tốt, định giá rẻ khó hơn nhiều so với giai đoạn thị trường lình xình đi ngang. Sau nhịp tăng dài, định giá thị trường không còn rẻ, nhiều cổ phiếu đang đắt so với KQKD trong năm nay, thậm chí năm sau nữa”, Kinh tế trưởng MBS cho biết.

Trước đó, ông Hoàng Công Tuấn nhận định thị trường vẫn còn nhiều lực cản khi động lực tăng trưởng lợi nhuận vẫn kém khả quan. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, tăng trưởng lợi nhuận dù có thể tạo đáy nhưng khó hồi phục mạnh mẽ. Chuyên gia cho rằng dòng tiền khó vào mạnh đẩy giá cổ phiếu tăng quá cao khi kết quả kinh doanh kém ấn tượng.

Bên cạnh đó, khi VN-Index càng lên cao và xa định giá thực, sẽ cần một lượng tiền dồi dào hơn. Nhiều kỳ vọng cho rằng thị trường sẽ lên 1.400 -1.500 điểm nhưng điều này không dễ. Bởi để tăng mạnh về lại mức điểm trên, ước tính cần thêm 30% lượng tiền “bơm” vào thị trường, tương đương xấp xỉ 42.000 tỷ/phiên.

https://markettimes.vn/kinh-te-truong-mbs-dong-tien-hung-phan-day-thi-truong-tang-manh-nhieu-co-phieu-dang-co-dinh-gia-dat-so-voi-kqkd-nam-nay-tham-chi-nam-sau-35547.html

“Sếp” Pyn Elite Fund: Chứng khoán còn đi lên nhờ động lực giảm lãi suất, tiền tiếp tục đổ vào thị trường

image

Người đứng đầu Pyn Elite Fund cho biết lãi suất tại Việt Nam đã giảm đáng kể trong những tháng đầu năm và động thái hạ nhiệt lãi suất sẽ tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới.

Trong bức thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng, nhà sáng lập và quản lý PYN Eltie Fund tiết lộ rằng hiệu suất đầu tư của quỹ đã trở nên khả quan trong năm nay.

Đầu năm 2023, NAV của quỹ Pyn Elite bắt đầu với giá trị 395 USD và con số mới nhất đã vượt quá 443 USD. Kể từ đầu năm, tỷ suất sinh lợi đạt được là 12% trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 4% trong nửa đầu năm. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết ghi nhận những con số dưới tốc độ bình thường.

Tuy nhiên, ông Petri Deryng vẫn kỳ vọng rằng xu hướng của thị trường chứng khoán vẫn là đi lên . Người đứng đầu Pyn Elite Fund cho biết lãi suất tại Việt Nam đã giảm đáng kể trong những tháng đầu năm và động thái hạ nhiệt lãi suất sẽ tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới. Trong quý 3, lãi suất dự kiến ở mức 6%, nhờ đó mà tăng trưởng thu nhập của các công ty niêm yết sẽ tăng tốc và việc tái phân bổ vốn trở lại thị trường chứng khoán sẽ tiếp diễn.

Trước đó, Pyn Elite Fund vừa công bố báo cáo tháng 6 với hiệu suất đầu tư đạt 2,35%. Tính từ đầu năm, Pyn Elite Fund cũng không thắng được thị trường chung khi hiệu suất đầu tư chỉ đạt 8,79% trong khi VN-Index tăng đến 11,23% sau 6 tháng.

PYN Elite Fund từ lâu đã đặt niềm tin lớn vào các cổ phiếu “vua”. Đến cuối tháng 6, top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ (chiếm hơn 85% NAV) có đến một nửa là cổ phiếu ngân hàng chưa kể chứng chỉ quỹ VNFinLead ETF (mô phỏng theo rổ chỉ số tài chính). Tổng tỷ trọng của 5 cổ phiếu ngân hàng (STB, CTG, TPB, MBB, HDB) và ccq VNFinLead ETF đã xấp xỉ 50% NAV của quỹ.

Ngoài nhóm ngân hàng, quỹ còn phân bổ tỷ trọng lớn vào các cổ phiếu như VHM, VRE, ACV, VEAM. Thời điểm cuối tháng 6, tổng tài sản do Pyn Elite Fund quản lý lên đến hơn 750 triệu EUR (~820 triệu USD) và là một trong những quỹ ngoại có quy mô lớn nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo Pyn Elite Fund, hành động của Chính phủ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong năm nay. Các quyết định của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Các biện pháp đang có tác động tích cực đến xu hướng và sức mạnh của thị trường chứng khoán và có thể tiếp tục trong những tháng tới. Kích cầu nội địa trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay là vô cùng quan trọng và Chính phủ cũng như NHNN đã và đang tích cực hành động để hướng tới mục tiêu đó.

Nguồn: "Sếp" Pyn Elite Fund: Chứng khoán còn đi lên nhờ động lực giảm lãi suất, tiền tiếp tục đổ vào thị trường

Tự doanh CTCK tiếp đà mua ròng gần trăm tỷ, tập trung nhóm cổ phiếu bán lẻ

Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng 67 tỷ đồng.

VN-Index chứng kiến phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7 bùng nổ về cả điểm số lẫn thanh khoản. Đóng cửa, VN-Index tăng 15,23 điểm (+1,26%) lên 1.222,9 điểm, qua đó tiến lên cao nhất hơn 10 tháng.

Thanh khoản thị trường cũng rất sôi động với hơn 1,1 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh trên HoSE, giá trị giao dịch trên HoSE theo đó bứt phá lên hơn 22.419 tỷ đồng, ghi nhận mức cao nhất trong vòng 15 tháng trở lại đây (kể từ phiên 22/4/2022) .

Về giao dịch khối ngoại, nhóm này tiếp đà mua ròng với tổng giá trị hơn 90 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Cùng chiều, tự doanh CTCK cũng ghi nhận mua ròng hơn 68 tỷ đồng toàn thị trường.

Tự doanh CTCK tiếp đà mua ròng gần trăm tỷ, tập trung nhóm cổ phiếu bán lẻ - Ảnh 1.

Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng 67 tỷ đồng , trong đó mua ròng mạnh 155 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh, và bán ròng 88 tỷ tại kênh thoả thuận.

Cụ thể, tự doanh CTCK mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu MWG trên sàn HoSE với giá trị trên 34 tỷ đồng; theo sau, PNJ cũng được mua ròng mạnh với giá trị 30 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, nhóm CTCK tập trung bán ròng mạnh cổ phiếu VNM với giá trị 41 tỷ đồng, xếp tiếp theo, VPB, STB, TPB, SSI… cùng bị bán ròng với giá trị từ 16-23 tỷ đồng.

Trên HNX, tự doanh CTCK mua ròng 2 tỷ đồng, chủ yếu “gom” cổ phiếu IDC gần 3 tỷ đồng.

Trên UPCoM, tự doanh CTCK ghi nhận bán ròng chỉ 1 tỷ đồng, tập trung tại cổ phiếu DDV.

Nguồn: Tự doanh CTCK tiếp đà mua ròng gần trăm tỷ, tập trung nhóm cổ phiếu bán lẻ

Kỳ lân VNG có lãi trở lại


Quý 2/2023, doanh thu thuần của VNG đạt gần 2.246 tỷ đồng.

Sau 6 quý thua lỗ liên tiếp, đến quý 2/2023, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) báo lãi sau thuế hơn 50 tỷ đồng nhờ vào sự thành công của các sản phẩm trò chơi mới và cắt giảm chi phí quảng cáo.

CTCP VNG (UPCoM: VNZ) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.246 tỷ đồng, tăng 12,4% so với quý 2/2022, lợi nhuận gộp của công ty từ đó cũng tăng 25,5% lên 1.099,2 tỷ đồng.

Bóc tách cơ cấu doanh thu, dịch vụ trò chơi trực tuyến chiếm 75% tổng doanh thu của VNG, ghi nhận tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước, lên 3.038 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và Internet và dịch vụ nhạc chờ, bản quyền bài hát lần lượt tăng 45% và 16%, tương ứng với 443 tỷ đồng và 16,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu quảng cáo trực tuyến giảm 24,4% về còn 473,2 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của VNG đạt 24,4 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính tăng đáng kể, từ 7,4 tỷ đồng của quý 2/2022 lên 83,6 tỷ đồng. Trong đó, quý 2 năm nay, công ty phát sinh thêm chi phí lãi vay hơn 22 tỷ đồng. Còn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt ghi nhận 554,3 tỷ đồng và 344,3 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 25,6% và 1% so với quý 2/2022.

Quý 2 năm ngoái, VNG chịu lỗ sau thuế lên đến 380 tỷ đồng thì đến quý 2/2023, công ty báo lãi hơn 50 tỷ đồng, đánh dấu quý có lãi trở lại sau 6 quý thua lỗ liên tiếp.

Trong văn bản giải trình chênh lệch lợi nhuận, VNZ cho biết, lợi nhuận sau thuế tại quý 2/2023 tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do sự thành công của các sản phẩm trò chơi mới cũng như nhờ vào việc tiết giảm chi phí quảng cáo.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, VNG ghi nhận doanh thu 4.098,3 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế là 39,8 tỷ đồng, giảm hơn 92% so với khoản lỗ 510 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2023, VNG đặt mục tiêu doanh thu đạt 9.281 tỷ đồng và lên kế hoạch lỗ sau thuế 572 tỷ đồng. Dự kiến VNG tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng thị trường, đặc biệt đầu tư vào các sản phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản tại ngày 30/6/2023 của VNZ đạt 9.569,4 tỷ đồng, tăng 7,5% so với đầu năm. Trong đó, 3.455,3 tỷ đồng là tiền, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền, chiếm hơn 1/3 tổng tài sản. So với đầu năm, khoản này tăng hơn 826 tỷ đồng.

Về các khoản đầu tư vào công ty liên kết, tổng giá trị đầu tư của VNG tính đến ngày 30/6/2023 là hơn 1.980 tỷ đồng. Đáng chú ý, chỉ duy nhất khoản đầu tư vào Dayone là có lãi với hơn 4 tỷ đồng, còn lại các công ty Tiki Global, Rocketeer, Ecotruck, Beijing Youtu, Telio và Funding Asia đều thua lỗ.

Trong đó, khoản đầu tư vào Tiki đã bị “ăn mòn” toàn bộ, bởi khoản lỗ lũy kế VNG phải gánh từ Tiki đã bằng đúng với số tiền đầu tư (hơn 510 tỷ đồng). Tương tự với Beijing Youtu, công ty cũng phải chịu khoản lỗ hơn 35 tỷ đồng bằng với số tiền đầu tư. Đồng thời, khoản đầu tư vào Telio lỗ gần 99 tỷ đồng; tại Funding Asia lỗ 68,7 tỷ đồng; tại Ecotruck lỗ gần 33 tỷ đồng…

Nửa đầu năm nay, VNG phát sinh thêm khoản đầu tư hơn 104 tỷ đồng vào công ty thương mại điện tử xuyên biên giới OpenCommerce Group của Singapore. Tuy nhiên, khoản đầu tư này hiện cũng chứng kiến khoản lỗ hơn 562 triệu đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả của công ty là 4.503,2 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cuối năm 2022, với 3.284,4 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, bao gồm 1.325,4 tỷ đồng chi phí phải trả ngắn hạn; 615,6 tỷ đồng vay ngắn hạn; hơn 607 tỷ đồng phải trả ngắn hạn khác…

Nguồn: Kỳ lân VNG có lãi trở lại | Mekong ASEAN

Thu hơn 1.500 tỷ tiền lãi từ Honda, Toyota, Ford,… “đại gia” trên sàn chứng khoán đem gần nửa tài sản gửi ngân hàng

image

Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ công ty liên doanh, liên kết khi đem về 1.570 tỷ đồng.

Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM, mã VEA) đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt hơn 974 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế quý 2 ghi nhận đạt 1.808 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với mức thực hiện quý 2/2022.

Doanh thu tài chính của VEAM (chủ yếu lãi tiền gửi ngân hàng) trong kỳ đạt 295 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ công ty liên doanh, liên kết khi đem về 1.570 tỷ đồng.

VEAM hiện nắm giữ 30% cổ phần Honda Việt Nam, 20% cổ phần Toyota Việt Nam, 25% cổ phần Ford Việt Nam, đây là những liên doanh “đẻ trứng vàng” cho VEAM và gần như toàn bộ lợi nhuận đến từ các công ty liên doanh, liên kết này.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của giảm tăng 12% xuống mức 1.984 tỷ đồng. Khoản lãi từ các công ty liên doanh liên kết đạt 2.745 tỷ đồng trong 6 tháng. Khấu trừ chi phí, VEA lãi ròng 3.180 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước.

Tính tới cuối quý 2/2023, tổng tài sản của VEA đạt 30.131 tỷ đồng, tăng 2.686 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, VEAM có tổng cộng 15.280 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn và dài hạn là 14.993 tỷ đồng, tăng hơn 2.400 tỷ đồng so với đầu năm. Việc có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng cũng đem lại khoản lãi đều đặn hàng trăm tỷ mỗi năm cho VEAM.

Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của VEAM đạt hơn 1.774 tỷ đồng, giảm hơn 447 tỷ so với đầu năm, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết quý 2/2023 đạt 14.841 tỷ đồng.

VN-Index đón nhận phiên giao dịch bùng nổ với thanh khoản tỷ USD, nhà đầu tư nên hành động ra sao?

Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất Đông Nam Á, vượt xa cả thị trường Mỹ và Hàn

VN-Index đã tăng trưởng ấn tượng 9,2% so với đầu tháng trong tháng 7/2023 vượt xa mức tăng trưởng của chứng khoán Mỹ, Hàn và trở thành quán quân tăng trưởng trong các thị trường Đông Nam Á…


Ảnh minh họa.

Trong tháng 7, VN-Index đã tăng trưởng ấn tượng 9,2% so với đầu tháng. Đây hiệu suất theo tháng tốt thứ 2 kể từ đầu năm, theo thống kê từ VnDirect.

Động lực giúp thị trường tăng điểm gồm: Nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách mở rộng tiền tệ và tài khóa sẽ giúp kết quả kinh doanh các doanh nghiệp tạo đáy và tăng trở lại trong những quý tới; Lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt nhanh thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân đổ sang thị trường chứng khoán.

Triển vọng “hạ cánh mềm” của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu ngày càng khả quan. Trong khi đó, HNX-INDEX tăng 5,4% còn UPCOM-INDEX tăng 3,9% so với đầu tháng. Kể từ đầu năm 2023, HNX-INDEX tăng 16,7% và UPCOM-INDEX tăng 24,6%.

Trong tháng 7/2023, VN-Index có hiệu suất vượt trội hơn so với hầu hết các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á. Điều này là do niềm tin trở lại và sự kỳ vọng của nhà đầu tư về các chính sách tài khóa, tiền tệ của chính phủ được triển khai mạnh mẽ, sẽ khiến triển vọng phục hồi lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trở nên rõ rệt hơn trong thời gian tới.

Nhịp tăng điểm vượt trội của VN-Index trong T7/2023 đã góp phần giúp hiệu suất thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 21,4% so với đầu năm vượt qua nhiều thị trường chứng khoán lớn khác như Mỹ (+19,3% so với đầu năm), Hàn Quốc (+17,7% so với đầu năm) và chỉ xếp sau Nhật Bản với mức tăng 27,1% so với đầu năm.

Tiếp nối đà tăng của tháng trước, ngành Bán lẻ tiếp tục thể hiện mức tăng điểm ấn tượng 19,7% trong T7/23. Cổ phiếu Bán lẻ tăng giá phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phục hồi của ngành Bán lẻ trong các quý tới nhờ các điều kiện vĩ mô cải thiện và lãi suất giảm giúp tín dụng tiêu dùng quay trở lại. Trong T7/23 nhóm ngành Hóa chất ghi nhận tăng trưởng 13,4%, được hỗ trợ bởi DGC được cấp phép dự án Nhôm-Boxit và các cổ phiếu phân bón được hưởng lợi nhờ giá ure phục hồi.

Giá trị giao dịch bình quân ba sàn tăng 6,9% so với tháng trước tăng 55,2% so với cùng kỳ lên 21.216 tỷ đồng/phiên giao dịch trong đó HOSE: 18.397 tỷ đồng/phiên, +8,0% so với tháng trước; HNX: 1.734 tỷ đồng/phiên, -9,6% so với tháng trước; UPCoM: 1.085 tỷ đồng/phiên, +19,4% so với tháng trước).

Thanh khoản cải thiện tháng thứ tư liên tiếp do niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục được củng cố nhờ lãi suất tiếp tục giảm giúp giảm chi phí cơ hội, chi phí vốn khi đầu tư chứng khoán, lãi suất giảm và một loạt chính sách tài khóa được ban hành (gồm giảm thuế VAT 2%, giảm thuế trước bạ ô tô, đẩy mạnh đầu tư công,…) giúp cải thiện triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.

Khối ngoại ghi nhận bán ròng 1.926 tỷ đồng trong T7/23 (gấp 4,7 lần so với tháng trước) chủ yếu là do dòng vốn ngắn hạn có xu hướng chảy khỏi thị trường Việt Nam trong bối cảnh lãi suất tại Việt Nam quay đầu giảm và trở nên kém hấp dẫn hơn so với mặt bằng lãi suất một số thị trường trong khu vực và các thị trường phát triển khác.

Sau khi bán ròng 1.926 tỷ đồng trong T7/23, giá trị mua bán ròng lũy kế từ đầu năm 2023 của khối ngoại giảm còn 11 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại tiếp tục duy trì ở mức thấp 6,9% trong T7/23 trong bối cảnh dòng tiền nội quay trở lại mạnh mẽ những tháng vừa qua.

VNDirect (VND) sắp phát hành hơn 304 triệu cổ phiếu

Kết phiên 2/8, thị giá cổ phiếu VND đạt 20.200 đồng/cp, tương ứng tăng hơn 50% so với thời điểm tháng 3/2023.

Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Cụ thể, VND dự kiến chào bán 243,57 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20%. Tỷ lệ thực hiện quyền là 5:1, tương đương cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu sẽ có 1 quyền mua. Giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện trong năm 2023 và hoặc sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Đồng thời, VND cũng sẽ phát hành hơn 60,89 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông. Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong Báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán năm 2022, trong đó sử dụng hơn 608,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2023 sau khi có chấp thuận của UBCKNN.

Như vậy, tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán và phát hành của VND trong thời gian tới đây là gần 304,5 triệu cổ phiếu. Nếu thương vụ thành công, vốn điều lệ của VND sẽ được nâng từ 12.178 tỷ lên gần 15.223 tỷ đồng.

Về phương án sử dụng vốn, VND dự kiến dùng 40% số tiền thu được để cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán, 20% số tiền để đầu tư vào giấy tờ có giá, 20% để bảo lãnh phát hành chứng khoán và 20% cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền.

Trên thị trường, cổ phiếu VND đã tăng mạnh kể từ đầu quý 2/2023 từ 14.300 đồng/cp lên 20.200 đồng/cp vào kết phiên 2/8, tương ứng tăng hơn 50% thị giá.

Đứng trước bờ vực phá sản, giá cổ phiếu của một công ty vẫn tăng tới 800%

Diễn biến này cho thấy cơn sốt cổ phiếu meme vẫn chưa kết thúc.

Tháng 4 năm nay, Tupperware - tập đoàn Mỹ 77 năm tuổi nổi tiếng với các sản phẩm hộp đựng thức ăn đã tuyên bố sắp cạn kiệt tiền mặt để duy trì hoạt động.

Tupperware khi đó cho biết phải cân nhắc sa thải quy mô lớn và đánh giá lại danh mục như một cách để thắt lưng buộc bụng. Sở Giao dịch Chứng khoán New York cũng cảnh báo cổ phiếu này sẽ bị hủy niêm yết nếu báo cáo tài chính năm không được đệ trình như yêu cầu, theo CNN.

Cổ phiếu bật tăng

Bất chấp những dấu hiệu kể trên cho thấy Tupperware đang đứng trên bờ vực phá sản, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã mua vào 15 triệu USD cổ phiếu của hãng gia dụng này kể từ ngày 21/7, tờ Fortune dẫn số liệu từ Vanda Securities.

Khi đó, giá trị thị trường của Tupperware vào khoảng 40 triệu USD. Đến nay, vốn hóa công ty đã tăng gần gấp 5 lần lên 224 triệu USD.

Theo Marketwatch, cổ phiếu của Tupperware tăng 304,5% trong 5 phiên giao dịch và 767,7% trong 10 ngày tính đến 1/8. Mặc dù giá cổ phiếu đã tăng 273,5% trong 3 tháng, nhưng hãng vẫn ghi nhận mức giảm 39,3% trong 12 tháng qua.

Hơn nữa, hãng gia dụng 77 năm tuổi của Mỹ cũng nằm trong số những mã cổ phiếu đang được quan tâm nhiều nhất trên phòng chat Stockwits của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, theo Fortune. Lượt nhắc đến Tupperware trên diễn đàn WallStreetBets của Reddit cũng nhảy vọt cùng với giá cổ phiếu.

Nguyên nhân

Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp đang gặp khó tăng vọt thường đi kèm với dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc hoặc tìm được người mua đủ điều kiện. Đối với Tupperware, không có bằng chứng nào cho thấy một trong 2 điều đó đã xảy ra.

Hãng gia dụng này cho biết đã đạt được thỏa thuận miễn trừ với một số chủ nợ vào cuối tháng 6, nhưng vẫn dự báo không đủ thanh khoản để thanh toán tiền lãi tháng 7.

CNN dẫn một số bài đăng trên Reddit có thể giải thích cho đà tăng cổ phiếu của công ty. Trong đó, nhiều người mua vào bởi cho rằng đây sẽ là đợt bán khống lớn tiếp theo.

“Vẫn ném 3.000 USD vào Tupperware. Điều tương tự cũng xảy ra với Bed Bath & Beyond vào mùa hè năm ngoái. Miễn là tôi không chơi quá nhiều và có điểm dừng lỗ thì tôi có thể chấp nhận mất vài trăm USD", một người dùng khác cho biết.

Cổ phiếu của Tupperware cũng giống các cổ phiếu meme khác đã bị bán khống rất nhiều. Khoảng 30% cổ phiếu của hãng sẵn có cho giao dịch hiện đang bị bán khống, mức cao nhất trong hơn một năm qua.

Đà tăng giá cổ phiếu Tupperware cũng khiến các tay bán khống lỗ 37 triệu USD, chi phí để bán khống tăng hơn 10 lần trong tháng qua, tờ Fortune dẫn dữ liệu từ công ty phân tích S3 Partners.

Tỷ lệ bán khống ở mức cao và chi phí để thực hiện những khoản đặt cược cũng không nhỏ cho thấy Phố Wall không tin rằng cuộc phục hồi này sẽ kéo dài.

Bằng chứng là cổ phiếu của Tupperware đã giảm 18,8% trong phiên giao dịch sáng ngày 2/8 (theo giờ Mỹ), đánh dấu mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ ngày 8/5 (giảm 27,5%).

Em gái Chủ tịch Thép Pomina lại muốn thoái sạch vốn sau đà tăng bốc 60% của giá cổ phiếu

image

Ước tính bà Đỗ Nhung có thể thu về khoản tiền 55 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn tại Thép Pomina.

Trong thông báo mới nhất, bà Đỗ Nhung vừa đăng ký bán ra toàn bộ gần 7,3 triệu cổ phiếu CTCP Thép Pomina (mã POM), tương đương tỷ lệ 2,6%, nhằm phục vụ mục đích đầu tư. Bà Nhung mang quốc tịch Mỹ, là em của ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT POM.

Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian từ 7/8 đến 5/9/2023, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính bà Đỗ Nhung có thể thu về khoản tiền 55 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn tại Thép Pomina.

Thời gian qua, vị nữ cổ đông này liên tục có động thái bán ra cổ phần POM. trong thời gian tháng 7, bà Đỗ Nhung đã không bán ra cổ phiếu POM nào trong tổng số hơn 5 triệu cổ phiếu đăng ký. Lý do không hoàn tất giao dịch là “không đạt được giá kỳ vọng”.

Trên thị trường, cổ phiếu POM trong khoảng 2 tháng gần đây có nhiêu biến động mạnh, thị giá nhiều phiên tăng kịch trần liên tiếp. Chốt phiên 2/8, thị giá POM đạt 7.500 đồng/cp, tăng khoảng 60% sau hai tháng.

Em gái Chủ tịch Thép Pomina lại muốn thoái sạch vốn sau đà tăng bốc 60% của giá cổ phiếu - Ảnh 1.

POM cũng đã công bố BCTC quý 2, ghi nhận khoản lỗ đậm 350 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu Pomina giảm đến 70% so với cùng kỳ. Chi phí tăng cao, khiến Pomina lỗ 537 tỷ đồng, trong khi nửa đầu năm 2022 vẫn lãi sau thuế hơn 8 tỷ đồng.

Mới đây tại đại hội cổ đông thường niên 2023, diễn ra vào ngày 14/7 vừa qua, Thép Pomina đã thông qua kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận âm 150 tỷ đồng giảm mạnh so với mục tiêu được trình trước đó là doanh thu thuần đạt 14.000 tỷ đồng và có lãi 300 tỷ đồng.

Theo ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh thể hiện sự thận trọng trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Tuy nhiên, yếu tố chính thôi thúc Công ty điều chỉnh kế hoạch là dự báo ngành bất động sản chưa tốt lên trong năm nay.

Một cổ phiếu tăng hơn 100% trong tháng 7

(ĐTCK) Trong tháng 7/2023, cổ phiếu ghi nhận tăng giá mạnh nhất thị trường là mã chứng khoán trên thị trường UPCoM với tăng 103,61% so với cuối tháng trước.

Cụ thể, theo dữ liệu vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố, trên thị trường UPCoM, trong tháng 7, cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất là mã chứng khoán VSF của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP với giá đóng cửa cuối kỳ đạt 16.900 đồng, tăng 103,61% so với cuối tháng trước.

Tiếp theo là MVC của CTCP Vật liệu và Xây dựng Bình Dương với giá đóng cửa đạt 12.900 đồng, tăng 86,96% so với cuối tháng trước. Ngoài ra, trong nhóm tăng giá mạnh nhất còn có cổ phiếu SAL của CTCP Trục vớt Cứu hộ Việt Nam, HPI của CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước, CEG của CTCP Tập đoàn Xây dựng và Thiết bị Công nghệ.

Về khối lượng giao dịch, 5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong tháng trên UPCoM là BSR, PGB, SBS, C4G, NAB với khối lượng giao dịch lần lượt là 188 triệu, 172 triệu, 71 triệu, 69 triệu, và 51 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 35% KLGD toàn thị trường.

Thị trường UPCoM tháng 7/2023 có diễn biến sôi động và tăng trưởng bứt phá về giá cổ phiếu so với tháng trước. Chỉ số UPCoM-Index có xu hướng tăng liên tục trong tháng, đóng cửa tháng 7/2023 đạt 89,35 điểm, tăng 3,9% so với cuối tháng 6/2023. Đây là mức chỉ số UPCoM Index đóng cửa cao nhất từ đầu năm đến nay.

Với mức tăng 3,9% của chỉ số giá UPCoM -Index, nên mặc dù khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân giảm 7,15%, đạt xấp xỉ 73,29 triệu cổ phiếu/phiên, nhưng giá trị giao dịch (GTGD) bình quân vẫn tăng 19,39%, đạt hơn 1.000 tỷ đồng/phiên so với tháng 6/2023. Phiên giao dịch có KLGD cao nhất tháng đạt 218,3 triệu cổ phiếu tại ngày 11/7/2023, đây cũng là phiên có GTGD cao nhất tháng với 4.100 tỷ đồng và cũng là phiên giao dịch có KLGD và GTGD cao nhất tính từ đầu năm đến nay. Giá trị vốn hóa thị trường tại ngày 31/7/2023 đạt hơn 1.087 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với tháng trước.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh so với tháng 6/2023, với tổng GTGD đạt hơn 2.064 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 53% so với tháng trước. Trong đó, giá trị mua vào đạt 363 tỷ đồng và bán ra 1.700 tỷ đồng, tính chung trong tháng 7/2023, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng xấp xỉ 1.337 tỷ đồng. Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất là LTG, QTP, VGT, BSR, ACV. Các cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất là QNS, VEA, LTG, VNZ, VTP.

Giao dịch của khối tự doanh các CTCK đạt 226 tỷ đồng, giảm hơn 461% so với tháng 6/2023, trong đó giá trị mua vào đạt 99,29 tỷ đồng, bán ra đạt 127,31 tỷ đồng.

Thị trường UPCoM trong tháng 7 đón nhận thêm 4 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới và có 6 doanh nghiệp hủy ĐKGD, tại thời điểm cuối tháng 7/2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường đạt 863 doanh nghiệp, giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 420 nghìn tỷ đồng, khối lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch bổ sung đạt 197 triệu cổ phiếu.

Nguồn: VSF là cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 7 | Tin nhanh chứng khoán

pla 4 cây ce rồi

Những phát ngôn ấn tượng tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bất động sản

image

Chiều 03/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. Đại diện các bộ ngành, doanh nghiệp và chuyên gia đã báo cáo, đề xuất nhiều vấn đề nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản.


Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thông điệp của Hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.


Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú báo cáo kết quả triển khai các giải pháp nhằm cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ thúc đẩy thị trường bất động sản; kết quả triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng; các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất một số giải pháp.


Về phía doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) Bùi Thành Nhơn gửi lời cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.


Chủ tịch CTCP đầu tư IMG Lê Tự Minh đã nêu quan điểm về vấn đề lãi suất, đánh thuế chống đầu cơ và vướng mắc của xử lý hành chính


Tại Hội nghị, Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu GP.Invest Nguyễn Quốc Hiệp chia sẻ về tác động tích cực của Nghị quyết 33 đến thị trường bất động sản.


Về phía các chuyên gia, Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản TP. HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, trong Nghị quyết 33/NQ-CP có một điểm ấn tượng là tất cả các chủ thể có liên quan đề cao trách nhiệm chung tay tháo gỡ khó khăn trong thị trường bất động sản.

GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, sự chỉ đạo quyết liệt, có thời hạn, giải quyết công việc cụ thể của Chính phủ, đặc biệt có những chính sách tháo gỡ như gói tín dụng 120 nghìn tỷ, Đề án 1 triệu nhà ở xã hội… và giải pháp rất kịp thời cho thị trường trái phiếu đang gặp khó khăn.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục có phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Nguồn: Những phát ngôn ấn tượng tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bất động sản

1 Likes

Chứng khoán Hoà Bình (HBS) có tân chủ tịch sinh năm 2003

Chứng khoán Hoà Bình (HBS) có tân chủ tịch sinh năm 2003

Tính đến hết năm 2022, vị chủ tịch này đang nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu HBS, tương đương 15,15% vốn điều lệ.

Thông tin mới cập nhật, CTCP Chứng khoán Hoà Bình (mã: HBS) vừa công bố quyết định HĐQT thông qua việc bổ nhiệm ông Lê Đình Dương (sinh năm 2003) giữ chức Chủ tịch HĐQT thay cho ông Trịnh Thanh Giảng kể từ ngày 3/8/2023.

Vào ngày 24/7, ông Trịnh Thanh Giảng đã đệ đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT HBS. “Do một số lý do cá nhân nên không đủ thời gian để thực hiện tốt vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty”, ông Giảng nêu rõ. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Giảng đã trúng cử vào HĐQT và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028.

Về phía ông Lê Đình Dương, trước khi được bổ nhiệm, ông Dương đang là thành viên HĐQT. Đáng chú ý, theo báo cáo thường niên năm 2022 của HBS, ông Lê Đình Dương sinh vào 28/9/2003. Như vậy, đến thời điểm được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Dương chưa đầy 20 tuổi. Tính đến hết năm 2022, ông Dương đang nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu HBS, tương đương 15,15% vốn điều lệ.

Về kết quả kinh doanh trong quý 2/2023, Chứng khoán Hòa Bình ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 3,3 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với con số âm 6 tỷ đồng cùng kỳ 2022. HBS báo lãi sau thuế 3,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 13 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HBS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt hơn 6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 8 tỷ đồng, lần lượt giảm 49% và tăng 295% so với cùng kỳ năm 2022.

Trên thị trường, cổ phiếu HBS trải qua nhịp tăng mạnh từ cuối tháng 4 lên đỉnh hơn 1 năm 10.300 đồng/cp, song hiện đang điều chỉnh về mức 9.800 đồng/cp (chốt phiên 4/8).

Nguồn: Chứng khoán Hoà Bình (HBS) có tân chủ tịch sinh năm 2003

“Sóng sánh” cổ phiếu đầu tư công

(ĐTCK) Nhóm cổ phiếu đầu tư công cứ rộ lên từng đợt khi xuất hiện làn sóng thông tin liên quan tới kế hoạch giải ngân vào lĩnh vực này của Chính phủ.

Hưởng lợi từ thông tin giải ngân đầu tư công

Quan sát nhóm cổ phiếu đầu tư công (xây lắp, vật liệu xây dựng) trong vòng 2 năm trở lại đây có thể thấy, các nhịp tăng của nhóm cổ phiếu này thường gắn với làn sóng thông tin liên quan tới kế hoạch giải ngân đầu tư công của Chính phủ. Do vậy, phần lớn các cổ phiếu trong nhóm này có diễn biến tăng giá theo kỳ vọng rồi chững lại một thời gian để “chờ đợi” thông tin.

Sáu tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm tăng cường giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, cả nước đã giải ngân được 30,49% kế hoạch được giao cả năm, cải thiện vượt bậc so với con số 25,68% của cùng kỳ năm 2022, dù quy mô vốn đầu tư công được giao trong năm 2023 là rất lớn, khoảng 711.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước. Các địa phương có tốc độ giải ngân nhanh có thể kể đến như Tiền Giang (56,65%), Đồng Tháp (53,26%), hay Long An (53,11%). Bộ Giao thông Vận tải, với việc giải ngân 34.300 tỷ đồng vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2023, đạt 36,48% so với kế hoạch được giao, được đánh giá là điểm sáng trong việc giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay. Theo Công ty Chứng khoán DSC, việc hàng loạt tuyến cao tốc thành phần Bắc - Nam giai đoạn 1 được khánh thành và đưa vào sử dụng trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, cùng với công tác khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam với tổng chiều dài 723,7 km, khởi công tuyến Vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 Hà Nội đúng hẹn vào tháng 6, đã tạo tâm lý tích cực cho thị trường với nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công. Tuy vậy, các yếu tố này đã phần nào được phản ánh vào giá các cổ phiếu.

Ở thời điểm hiện tại, khi bức tranh tài chính quý II/2023 cũng như nửa đầu năm của các doanh nghiệp phần nào lộ rõ, các nhóm cổ phiếu này đang phân hóa theo kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Với đặc thù giải ngân đầu tư công thường tăng nhanh trong giai đoạn cuối năm, ông Trương Thái Đạt, Giám đốc Công ty Chứng khoán DSC kỳ vọng, các dự án giao thông sẽ được đẩy nhanh trong nửa cuối năm 2023, từ đó, giúp tốc độ giải ngân duy trì đà tích cực, hoàn thành kế hoạch Chính phủ đã giao, là động lực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng. Nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi. Đặc biệt, các nhà thầu xây dựng có năng lực thi công cao, uy tín, sở hữu nhiều gói thầu như Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã HHV), Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 (C4G), Tổng công ty Vinaconex (mã VCG), hoặc các doanh nghiệp sở hữu các mỏ đá có vị trí thuận lợi như Công ty cổ phần Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (mã KSB), Công ty cổ phần Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (mã VLB) sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

“Sóng sánh” cổ phiếu đầu tư công ảnh 1

Chuyển động tích cực từ doanh nghiệp

Cuối năm 2022, đầu năm 2023, Cienco4 cho biết, Công ty đã trúng thầu hai dự án lớn: dự án Cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh, với giá trị trúng thầu phần thi công là hơn 1.800 tỷ đồng; dự án Cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau, với giá trị trúng thầu hơn 1.700 tỷ đồng. Theo chia sẻ của lãnh đạo Cienco4, khối lượng công việc hiện tại đủ cho Công ty hoạt động trong 3 năm.

Công ty cổ phần FECON (mã FCN) cũng cho biết đã trúng nhiều gói thầu như thi công kè bê tông thuộc Dự án Cầu Hôn trị giá gần hơn 59,7 tỷ đồng tại Phú Quốc; gói thầu thi công cọc xi măng đất D1200 thuộc Dự án Royal Group Headquarters (tại Campuchia) trị giá hơn 22,2 tỷ đồng, hay gói sản xuất và ép cọc tại Dự án Clubhouse Vũng Bàu (Phú Quốc) trị giá 12,2 tỷ đồng. Ngoài ra, FECON cũng làm nhà thầu phụ tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2… Tính từ đầu năm 2023 đến nay, FECON đã trúng các gói thầu với tổng trị giá gần 800 tỷ đồng.

Công ty cho biết, sẽ tiếp tục duy trì quan điểm chọn lọc dự án để tham gia đấu thầu và triển khai thi công, đảm bảo nguồn lực tốt nhất cho các dự án, không trúng thầu bằng mọi giá bất chấp rủi ro thanh toán. Đây được cho là giải pháp an toàn trong bối cảnh lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức cao và trên thị trường, dòng tiền vẫn tiếp tục khó khăn.

Dự kiến, trong tháng 8/2023, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ khởi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1. Đại diện ACV cho biết, gói thầu thi công, xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 (gói thầu 5.10) có 3 liên danh tham gia đấu thầu, hiện đang trong giai đoạn chấm thầu. Hiện UBND huyện Long Thành đã bàn giao 100% mặt bằng cho ACV để triển khai thi công dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 khu vực 1.810 ha và khu vực 722 ha. Đối với Dự án tuyến giao thông kết nối T1 có diện tích thu hồi đất 66,45 ha, đến nay, đã phê duyệt toàn bộ diện tích nêu trên. Trong đó, địa phương đã bàn giao mặt bằng cho ACV 38,14 ha, còn lại 22,42 ha UBND huyện Long Thành đang phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của huyện vận động hộ dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

Vinaconex cũng có giá trị trúng thầu các gói thầu thi công dự án đầu tư công khá lớn. Sau khi hoàn thành 3 gói thầu Phan Thiết - Dầu Giây (2.300 tỷ đồng), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (3.225 tỷ đồng) và Mai Sơn - Quốc lộ 45 (2.500 tỷ đồng), Vinaconex được giao các dự án giao thông lớn khác như gói XL -11 dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi (5.232 tỷ đồng), gói XL01 dự án Vũng Áng - Bùng (5.400 tỷ đồng), gói XL-12 dự án Quy Nhơn - Chí Thạnh (3.055 tỷ đồng), gói XL-02 dự án Vân Phong - Nha Trang (3.549 tỷ đồng).

Trong khi đó, Đèo Cả trúng thầu 3 gói trong dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, với tổng trị giá 14.677 tỷ đồng, thời gian thi công đến cuối năm 2026. Bên cạnh đó, sự hồi phục của ngành du lịch giúp hoạt động thu phí giao thông của Công ty khả quan hơn khi phần lớn các trạm BOT ở các tuyến từ Khánh Hòa đến Huế là các khu vực có du lịch phát triển…

Những chuyển động tích cực đang diễn ra trong ngành xây lắp nói chung và nhóm doanh nghiệp trúng thầu các dự án đầu tư công nói riêng.

Ông Nguyễn Vũ Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDIRECT nhìn nhận, đầu tư công là một chủ đề lớn của nền kinh tế và là câu chuyện hứa hẹn xuyên suốt thị trường chứng khoán trong nước năm 2023. Các dự án hạ tầng trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ để đến cuối năm hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh thúc đẩy giải ngân, Chính phủ đã và đang có những giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, qua đó hỗ trợ nhiều ngành nghề liên quan đến đầu tư công và tạo động lực thúc đẩy kinh tế hồi phục.

VNDirect tin rằng, các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng sẽ được hưởng lợi lớn từ xu hướng đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2023 - 2025. Sau khi liên tiếp được chỉ định thầu tại các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (đầu năm 2023), các công ty xây dựng hạ tầng hàng đầu đã ghi nhận giá trị backlog (đơn hàng tồn đọng) tăng đáng kể sau tiến trình theo dõi báo cáo tài chính của 8 công ty niêm yết được chỉ định thầu đầu năm 2023 tại cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.

Nguồn bài viết: “Sóng sánh” cổ phiếu đầu tư công | Tin nhanh chứng khoán

Liên danh của Coteccons khiếu nại về gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành

Liên danh Hoa Lư nói “có bằng chứng” Liên danh Vietur không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đề nghị ACV dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu sân bay Long Thành.

Trong văn bản gửi các cấp lãnh đạo và các cơ quan bộ, Liên danh Hoa Lư khiếu nại chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về quyết định chỉ có Liên danh Vietur đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cho gói xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành. Đây là gói thầu 5.10 trị giá 35.000 tỷ đồng.

Liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu, gồm 8 nhà thầu như Hòa Bình, Central, An Phong, Delta, Unicons, Thành An và Power Line Engineering (PLE - Thái Lan). Đây là liên danh duy nhất do nhà thầu nội dẫn dắt, từng cam kết hoàn thành dự án vào tháng 8/2026 nếu trúng thầu.

Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Istas (thuộc IC Holdings của Thổ Nhĩ Kỳ). Các thành viên còn lại gồm Ricons, Newtecons, Sol E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Trong đó, Ricons, Newtecons và Sol E&C là ba doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương.

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: ACV

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: ACV

Phía Hoa Lư nói “có bằng chứng” cho thấy thành viên đứng đầu Liên danh Vietur - IC Holdings - đã vi phạm quy định về đấu thầu và không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Thứ nhất, chủ tịch công ty IC Holdings - ông Ibrahim Cecen, vướng vào nhiều nghi vấn tham nhũng. Thứ hai, IC Holdings có lịch sử thi công chậm ở nhiều công trình, từng bị chấm dứt các dự án lớn và kiện tụng chủ đầu tư. Thứ ba, các kinh nghiệm xây dựng sân bay của IC Holdings là không đúng sự thật và có dấu hiệu bị chậm trễ.

Đơn khiếu nại nêu, trên trang web của IC Holdings cho biết công ty xây dựng sân bay Pulkovo ở Nga, sân bay Varna Burgas ở Bulgaria, còn lại là các sân bay ở quê nhà Thổ Nhĩ Kỳ. “Kinh nghiệm thi công công trình quốc tế, nhất là công trình tại xứ sở nhiệt đới mưa bão chưa có”, đại diện liên danh này nhận xét.

Với dự án sân bay Pulkovo, Hoa Lư nói IC Holdings là một trong hai nhà thầu thi công trong liên danh. Công suất sân bay dự kiến 17 triệu khách vào năm 2025, trong khi IC Holdings công bố 20 triệu khách. Còn Varna Burgas là sân bay nhỏ, công suất 3 triệu khách mỗi năm nên phía Hoa Lư cho rằng, không thể so với sân bay Long Thành. Ngoài hai sân bay trên, IC Holdings còn công bố có kinh nghiệm xây dựng sân bay King Khaled ở Saudi Arabia, song dự án này khởi công từ năm 2017 đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Liên danh do Coteccons đứng đầu đề nghị ACV thẩm định lại thông tin do IC Holdings công bố và đề nghị Bộ Công an kiểm tra nhân thân của chủ tịch công ty này cùng các cáo buộc tham nhũng trên báo chí.

Ngoài ra, nhóm Hoa Lư còn quan ngại việc chọn một liên danh vào vòng xét mở hồ sơ tài chính có khả năng đồng nghĩa với việc, đơn vị trúng thầu đã được xác định từ phòng xét tuyển hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Nhóm này nói quyết định của ACV dẫn đến nguy cơ không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng về giá.

Với những khiếu nại trên, Liên danh Hoa Lư đề nghị cơ quan thẩm quyền xem xét chỉ đạo ACV dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10 và đề nghị thẩm tra xác minh lại năng lực của các liên danh nhà thầu hoặc mời đơn vị độc lập thứ ba có đủ năng lực, chuyên môn để đánh giá lại hồ sơ kỹ thuật dự thầu của các bên.

Đại diện Coteccons nói liên danh Hoa Lư đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng. “Chúng tôi đang tiến hành thực hiện quyền kiến nghị theo Luật đấu thầu và chỉ dẫn của hồ sơ mời thầu”, người này nói và từ chối bình luận thêm.

Nói với VnExpress, đại diện ACV cho biết vẫn chưa nhận được đơn khiếu nại của Liên danh Hoa Lư. Đơn vị này từ chối bình luận thêm vì “đang trong giai đoạn đấu thầu nên mọi thông tin phải đảm bảo tính bảo mật”.

Theo luật định, khi thấy quyền và lợi ích của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền kiến nghị chủ đầu tư và người có thẩm quyền xem xét lại các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Nhà thầu có quyền yêu cầu chủ đầu tư giải thích lý do không đạt điểm kỹ thuật, yêu cầu cung cấp thông tin về điểm chấm cụ thể đối với từng tiêu chí chấm điểm trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Ngoài ra, nhà thầu còn có quyền yêu cầu chấm lại các tiêu chí.

Liên danh Hoa Lư dẫn quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) và cho rằng, chủ đầu tư trước khi quyết định các yếu tố kỹ thuật có điểm liệt hay chưa rõ, đều phải công khai yêu cầu công ty dự thầu giải thích, cung cấp thêm để đảm bảo tính khách quan. Việc áp dụng điểm liệt cần phải xem xét theo quy định đấu thầu quốc tế để tránh các khả năng tranh chấp sau này từ các nhà thầu có kinh nghiệm, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Trước đó, đại diện ACV cho biết hiện đã lựa chọn Vietur là nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Chủ đầu tư sân bay Long Thành sẽ thực hiện bước tiếp theo là chấm hồ sơ về tài chính vào ngày 4/8 và hoàn thành trong tháng 8.

Nguồn: Liên danh của Coteccons khiếu nại về gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành - VnExpress Kinh doanh

VN-Index tăng mạnh, nhiều quỹ đầu tư ‘thắng’ lớn

Cùng với diễn biến tích cực của chỉ số VN-Index, nhiều quỹ đầu tư cũng công bố giá trị tài sản ròng (NAV) tăng trưởng ở mức hàng chục phần trăm.

Với diễn biến tích cực của VN-Index trong năm 2023, nhiều quỹ lớn đồng loạt báo NAV tăng trưởng mạnh. Ảnh: Econlib.

Chốt phiên giao dịch 4/8, VN-Index đạt 1.225,98 điểm, tương đương tăng gần 21,4% so với số đầu năm. Thống kê từ StockQ cho thấy TTCK Việt Nam đứng thứ 11 trong top các chỉ số tăng mạnh nhất thế giới.

Giới chuyên gia nhìn nhận đà hồi phục của thị trường được hỗ trợ bởi các yếu tố như: NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc cắt giảm mạnh lãi suất điều hành; hàng loạt quy định được chính phủ đưa ra nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” của nền kinh tế; hay Chính phủ mở rộng chính sách tài khóa bằng cách thúc đẩy đầu tư công và giảm hoặc hoãn thuế.

Với diễn biến tích cực của TTCK, nhiều quỹ đầu tư đều ghi nhận NAV tăng mạnh so với đầu năm 2023.

Đứng ở vị trí đầu tiên là SSIAM VNFin Lead ETF. Tính tại ngày 4/8/2023, SSIAM VNFin Lead ETF cho biết NAV/CCQ (Giá trị tài sản ròng/Chứng chỉ quỹ) của quỹ tăng 33,31% so với số đầu năm. ETF SSIAM VNX50 – quỹ cùng nhóm với SSIAM VNFin Lead ETF, cũng gây ấn tượng với hiệu suất tính từ đầu năm đến nay đạt 24,77%.

SSIAM VNFin Lead ETF hoạt động dựa trên diễn biến chỉ số VNFIN LEAD (gồm tối thiểu 10 cổ phiếu được lựa chọn từ các cổ phiếu thành phần thuộc chỉ số ngành tài chính. Trong khi đó, ETF SSIAM VNX50 vận hành theo phương thức bám sát diễn biến chỉ Số VNX50 (bao gồm 50 công ty có giá trị vốn hóa, tính thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu trong rổ cổ phiếu VNX Allshare).

Đây đều là những nhóm cổ phiếu dẫn dắt VN-Index tăng điểm mạnh trong hơn 7 tháng trở lại đây. Do đó, không ngạc nhiên khi hiệu suất của SSIAM VNFin Lead ETF và ETF SSIAM VNX50 đều đạt mức rất cao.

Một quỹ đầu tư khác cũng gây ấn tượng là FTSE Vietnam All-Share. Tính tại ngày 31/7/2023, FTSE Vietnam All-Share cho biết hiệu suất quỹ đạt lần lượt 20,2% trong 3 tháng trở lại đây và 23,6% tính từ đầu năm. Top 5 cổ phiếu chiếm tỷ trọng chính của quỹ là VHM (8,26%), HPG (8,05%), VIC (6,79%), VNM (5,65%), và MSN (5,6%).

Trong khi đó, ở báo cáo mới nhất, quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thông tin NAV tính tại ngày 3/8/2023 tăng 18,2% so với số đầu năm. Mục tiêu đầu tư của VEIL là tìm kiếm các khoản đầu tư có thể tăng giá trong trung và dài hạn. Tiêu chí đầu tư mà VEIL đặt ra là có mức tăng trưởng và định giá hấp dẫn, quản trị doanh nghệp tốt và gắn với các động lực tăng trưởng cơ bản của Việt Nam.

Lumen Vietnam Fund cho biết NAV của quỹ tại ngày cuối tháng 7/2023 tăng 7,66% và tăng 23,24% tính từ đầu năm. Mục tiêu đầu tư mà Lumen Vietnam Fund hướng tới là đạt được lợi nhuận dài hạn trên mức trung bình, bằng cách thúc đẩy đầu tư ESG (chỉ số đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên). Lumen Vietnam Fund đầu tư ít nhất 51% tài sản dưới dạng cổ phần và chứng khoán do các công ty tại Việt Nam (hoặc có hoạt động chủ yếu tại Việt Nam) phát hành.

Có thể thấy, chiếm đến 54,95% tổng NAV của Lumen Vietnam Fund là các mã cổ phiếu vốn hóa lớn “quen mặt” trên thị trường chứng khoán Việt Nam như: VHM (chiếm tỷ trọng 8,26% NAV), HPG (8,05%), VIC (6,79%), VNM (5,65%), MSN (5,6%), FPT (5,3%)….

Pyn Elite Fund gây bất ngờ khi thông báo NAV quỹ này trong tháng 8/2023 giảm 1,34%, nhưng vẫn duy trì mức dương là +12,86% tính từ đầu năm. Hiện tại, các mã chiếm tỷ trọng trọng của Pyn Elite Fund là STB, VHM, CTG, VRE….

Về phía VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), báo cáo tháng mới nhất của VOF cho hay NAV của quỹ đầu tư này tăng 3,5% trong tháng 6/2023 và tăng 10% tính từ đầu năm trở lại đây. Quỹ cho biết xét trong 3 và 5 năm trở lại đây, NAV của quỹ tăng lần lượt 43,7% và 38,7%.

“Tính 1 năm trở lại đây, lĩnh vực đóng góp hiệu quả hàng đầu cho VOF là HPG (tỷ suất sinh lợi 15,9%) và đóng góp tăng 1,5% cho NAV. Cổ phiếu lớn nhất trong danh mục ACB đứng thứ 2 với hiệu suất +8,5% và góp 1% vào tổng hiệu suất của NAV”, VOF thông tin.

Có thể thấy hầu hết các quỹ đầu tư đều có khẩu vị ưa chuộng những mã cổ phiếu bluechip, các mã vốn hóa lớn, hoặc có nền tảng cơ bản và kết quả kinh doanh tốt. Họ đặt tiêu chí là các mã cổ phiếu có nền tảng kinh doanh cơ bản tốt, có mức vốn hóa ổn định. Do đó, nhóm VN30 luôn là những mã xuất hiện trong danh mục của họ.

Các quỹ đánh giá thế nào về triển vọng TTCK Việt Nam?

Trong bức thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng, nhà sáng lập và quản lý Pyn Eltie Fund kỳ vọng rằng xu hướng của thị trường chứng khoán vẫn là đi lên. Lý do bởi lãi suất tại Việt Nam đã giảm đáng kể trong những tháng đầu năm và động thái hạ nhiệt lãi suất sẽ tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới. Pyn Elite Fund cho biết lãi suất trong quý III/2023 dự kiến ở mức 6%, nhờ đó mà tăng trưởng thu nhập của các công ty niêm yết sẽ tăng tốc và việc tái phân bổ vốn trở lại thị trường chứng khoán sẽ tiếp diễn.

Về phía VOF, quỹ đầu tư này nhìn nhận TTCK Việt Nam vẫn được định giá hấp dẫn cho những nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường.

Triển vọng thu nhập năm 2023 có phần giảm sút do các ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô, nhu cầu - sản xuất đều suy giảm… Một số dữ liệu nhìn nhận thị trường có thể duy trì mức tăng trưởng thu nhập khoảng 9% và tạo tiền đề cho sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024 đạt 25%.

Về mặt chính sách, đã có nhiều cải thiện tích cực (lãi suất thấp hơn, lạm phát thấp, ổn định tiền tệ, tăng chi tiêu công) và chu kỳ tâm lý đang ở mức tốt (thể hiện qua khối lượng giao dịch cao hơn, thanh khoản được cải thiện), VOF cho biết quỹ sẽ theo dõi tiếp sự phục hồi trong chu kỳ kinh doanh và tác động đến tăng trưởng thu nhập và nền kinh tế.

Nguồn: VN-Index tăng mạnh, nhiều quỹ đầu tư 'thắng' lớn

Vingroup muốn xin ý kiến cổ đông phát hành cổ phiếu ESOP

Vingroup muốn xin ý kiến cổ đông phát hành cổ phiếu ESOP

Ngày 25/8/2023 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham gia lấy ý kiến. Thời gian dự kiến lấy ý kiến cũng diễn ra trong tháng 8/2023.

Ngày 4/8, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vingroup (mã VIC) đã thay mặt HĐQT ban hành Quyết định số 14/2023 về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Ngày 25/8/2023 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham gia lấy ý kiến. Thời gian dự kiến lấy ý kiến cũng diễn ra trong tháng 8/2023.

Trên thị trường, cổ phiếu VIC đang giao dịch đầy khởi sắc thời gian gần đây. Chỉ sau 6 phiên giao dịch, thị giá VIC đã tăng 24% qua đó leo lên mức 63.900 đồng/cp, cao nhất trong vòng 8 tháng. Vốn hóa thị trường tương ứng tăng thêm gần 47.300 tỷ đồng (~2 tỷ USD) lên mức 243.700 tỷ đồng.

Đà tăng của cổ phiếu phần nào được hỗ trợ bởi liên tiếp những thông tin tích cực thời gian qua. Mới nhất vào ngày 28/7, hồ sơ đăng ký theo mẫu F-4 của VinFast liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Space đã được Ủy Ban Chứng khoán Mỹ công bố hiệu lực và VinFast dự kiến sẽ niêm yết vào tháng 8 năm nay theo đúng tiến độ đề ra.

Trước đó, VinFast đã chính thức khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ, đây được xem là bước ngoặt quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu xe điện toàn cầu và tự chủ nguồn cung của hãng tại khu vực Bắc Mỹ. Đây sẽ là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đồng thời là dự án phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử bang cho đến thời điểm hiện tại.

Trong một diễn biến khác, Vingroup vừa thông báo sẽ phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng. Giá bán sẽ là 100.000 đồng/trái phiếu. Tổng số tiền thu được sẽ được Vingroup cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Cát Hải, Hải Phòng.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, Vingroup ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất bao gồm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính đạt 102.530 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023 đạt 7.936 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: Vingroup muốn xin ý kiến cổ đông phát hành cổ phiếu ESOP

Chủ tịch Dragon Capital đưa ra ba lời khuyên cho nhà đầu tư chứng khoán

Chủ tịch Dragon Capital đưa ra ba lời khuyên cho nhà đầu tư chứng khoán

Chủ tịch Dragon Capital cho rằng nhà đầu tư nên quản trị rủi ro tốt để tránh rơi vào trường hợp “nước biển cạn kiệt thì mới biết ai để quần bơi ở nhà” như trong câu nói bất hủ của Warren Buffett.

Chia sẻ tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 vào chiều ngày 8/8, ông Dominic Scriven – Chủ tịch Dragon Capital cho rằng các tổ chức lớn như World Bbank, IMF,… có những dự báo ngược chiều về nền kinh tế Việt Nam. Điều này cho thấy sự lúng túng của các tổ chức khi cố gắng phân tích các biến số tác động đến kinh tế vĩ mô.

Dưới góc độ của người quản lý quỹ, ông Dominic thừa nhận năm 2022 đã chủ quan khi không dự báo chính xác các yếu tố vĩ mô về lạm phát, tỷ giá, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine để chuẩn bị cho biến động thị trường.

Những nhà đầu tư chứng khoán trải qua năm 2022 đều biết đó là một năm có rất nhiều nỗi buồn và mất mát, thậm chí nhiều người mất đến 1/3 vốn. Đặc biệt, cuối năm ngoái thị trường trái phiếu cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Nhận định về bối cảnh năm 2023, đại diện Dragon Capital đánh giá các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã khá cởi mở. Ví dụ như Mỹ vẫn duy trì tăng lãi suất tăng, song Fed luôn đưa thông điệp tăng từng ít trong mỗi đợt. Các thị trường tài chính phản ánh khá tích cực trong thời gian gần đây, minh chứng là hầu hết các thị trường đã tăng 15-28% trong năm nay và trong đó có Việt Nam.

Điều khác biệt giữa chính sách tiền tệ của Việt Nam với các quốc gia Phương Tây là lạm phát. Với lạm phát được kiểm soát, NHNN có dư địa tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán. Đó là lý do giúp nhà đầu tư phục hồi một phần khoản lỗ từ năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Dominic cho rằng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đang có nhận định quá lạc quan về khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. “Nhiều dự báo lạc quan cho rằng tăng trưởng lợi nhuận công ty niêm yết năm sau có thể đạt 24%. Cá nhân tôi cho rằng nhận định đó hơi chủ quan. Vì nhiều “đầu tàu” lớn cho nền kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,…đều đang có vấn đề”, Chủ tịch Dragon Capital cho biết.

Do đó, lãnh đạo Dragon capital cho rằng nhà đầu tư chứng khoán cần nhớ ba yếu tố trong thời điểm này, (1) quản trị rủi ro tốt, (2) đa dạng hóa danh mục đầu tư và (3) đánh giá đúng khẩu vị rủi ro của mình, tránh rơi vào trường hợp “nước biển cạn kiệt thì mới biết ai để quần bơi ở nhà” như trong câu nói bất hủ của Warren Buffett.

Nguồn: Chủ tịch Dragon Capital đưa ra ba lời khuyên cho nhà đầu tư chứng khoán