Chứng sỹ săn tin!

Vì sao Việt Nam dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc?

Sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, ngành sản xuất thép trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và trước mắt hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng không có khả năng tái diễn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước…

Bộ Công thương đã chính thức ngừng áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT về việc chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Mã vụ việc ER01.AD02.

Bộ Công Thương đã bắt đầu tiến hành rà soát cuối kỳ vào tháng 6/2021 theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương và trên cơ sở Hồ sơ đề nghị rà soát của đại diện ngành sản xuất trong nước.

Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.

Theo ý kiến một số doanh nghiệp, việc thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam gần đây gây thiệt hại nặng nề cho ngành thép trong nước, khiến các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa lao đao, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị phá sản. Nếu chậm áp dụng biện pháp tự về tạm thời sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép trong nước và khó có thể khắc phục được.

Do đó, việc ban hành các quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu là giải pháp để hạn chế tình trạng bất lợi cho ngành sản xuất thép trong nước, trong bối cảnh thép nhập khẩu gia tăng đột biến.

Trước những kiến nghị nêu trên, Bộ Công Thương đã thu thập thông tin, tổng hợp ý kiến các bên liên quan, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng về những tác động của sản phẩm thép mạ nhập khẩu với ngành sản xuất trong nước và mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Kết quả điều tra cho thấy sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và trước mắt hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng không có khả năng tái diễn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Trên cơ sở kết quả điều tra, thực hiện quy định của WTO, Luật Quản lý ngoại thương, các văn bản hướng dẫn và ý kiến của các bên liên quan, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình nhập khẩu một số mặt hàng thép mạ từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp, theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước cũng như của người tiêu dùng.

Nguồn bài viết: Vì sao Việt Nam dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tài khoản 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không có tiền

Ngày 17.5, Cục Thuế TP.HCM cho biết tài khoản ngân hàng 2 công ty trúng đấu giá đất khu đô thị Thủ Thiêm không có tiền nên sau 10 ngày thực hiện quyết định cưỡng chế không thu được đồng nào.

Vào ngày 6.5, Chi cục Thuế TP.Thủ Đức đã ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản 2 công ty là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega do quá hạn đóng tiền trúng lô đất tại khu đô thị Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức). Tháng 12.2021, Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446 m2) và phải đóng 3.820 tỉ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ. Công ty CP Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1 m2), đóng 4.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất, được miễn nộp lệ phí trước bạ theo hướng dẫn về lệ phí trước bạ đối với diện tích đất ở. Đầu tháng 1.2022, cơ quan thuế ban hành thông báo đến 2 doanh nghiệp. Theo quy định, trong vòng 30 ngày là thời hạn đóng tiền đợt 1 với 50% tiền sử dụng đất và trong vòng 90 ngày là thời hạn đóng tiền đợt 2 (50% còn lại).

Tài khoản 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không có tiền - ảnh 1
4 lô đất khu đô thị Thủ Thiêm mang ra đấu giá, 2 doanh nghiệp trúng bỏ cọc, còn lại 2 doanh nghiệp vẫn còn chưa nộp. Ngọc Dương

Sau 90 ngày, hết thời hạn nộp thuế mà 2 công ty vẫn chưa thực hiện đóng tiền vào ngân sách nhà nước, cơ quan thuế thực hiện quyết định cưỡng chế tài khoản ngân hàng. Thế nhưng cả 2 tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đều không có tiền. Sau khi áp dụng cưỡng chế tài khoản, cơ quan thuế sẽ triển khai các biện pháp cưỡng chế khác như khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ. Biện pháp cưỡng chế cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Theo như hợp đồng đã ký với UBND TP.HCM, thời gian nộp tiền trúng đấu giá là 180 ngày. Qua 180 ngày (tức ngày 6.7), 2 doanh nghiệp chưa nộp số tiền trên thì cơ quan thuế sẽ báo cáo lên cơ quan chức năng và công ty sẽ mất cọc. Tuy nhiên theo quy định về thuế, số tiền khoảng 8.000 tỉ đồng của 2 lô đất trên vẫn bị tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày, hiện nay đã lên khoảng 70 tỉ đồng.

NGUỒN: BÁO THANH NIÊN

1 Likes

Đà tăng vẫn áp đảo, tiền vào mạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng

Không rực rỡ ngay từ đầu, thậm chí vẫn có một nhịp lùi nhẹ đầu phiên, nhưng thị trường sáng nay vẫn trong đà đi lên tốt. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang dẫn dắt điểm số, đồng thời thu hút dòng tiền nổi bật…

VCB giảm giá nổi bật trong nhóm ngân hàng, nhưng không ảnh hưởng gì tới các mã còn lại.

Không rực rỡ ngay từ đầu, thậm chí vẫn có một nhịp lùi nhẹ đầu phiên, nhưng thị trường sáng nay vẫn trong đà đi lên tốt. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang dẫn dắt điểm số, đồng thời thu hút dòng tiền nổi bật.

VN-Index tạo đáy lúc 9h45, giảm 0,44% so với tham chiếu nhưng đến hết phiên sáng đã tăng 1,4% tương đương 17,18 điểm. VN30-Index đang tăng 1,03%, Midcap tăng 2,97% và Smallcap tăng 2,17%.

Diễn biến tất cả các chỉ số đều giống nhau, có một nhịp lùi nửa đầu phiên sáng, nhưng Midcap và Smallcap không giảm xuống dưới tham chiếu. Điều đó cho thấy VN-Index bị tác động từ các blue-chips trong nhịp điều chỉnh sớm. VN30-Index giảm tại đáy khoảng 0,89% so với tham chiếu, trong đó một số trụ giảm khá lớn như VHM giảm sâu nhất 2,39%, VIC giảm 2,56%, VCB giảm 1,3%, SAB giảm 3,9%, NVL giảm 4,2%, MSN giảm 3,1%…

Tại đáy, độ rộng của VN30 chỉ có 6 mã tăng, còn lại là giảm, nhưng hết phiên, số tăng đã lên 20 mã, số giảm 9 mã, trong đó 2 cổ phiếu kịch trần là MSN và STB.

Trạng thái đảo chiều này giúp biên độ biến động giá của nhiều blue-chips rất rộng. Chẳng hạn MSN thay đổi giá tới trên 10% chỉ trong phiên sáng, GAS khoảng 4,1%, STB hơn 5%. Loạt cổ phiếu ngân hàng hầu hết phục hồi trên 3% so với giá thấp nhất đầu phiên và nhóm này cũng đang tăng tốt nhất thị trường.

VN-Index chỉ nhúng xuống rất nhanh đầu phiên, sau đó phục hồi tốt.

Trong 10 cổ phiếu kéo điểm số cho VN-Index tốt nhất thì ngân hàng chiếm 7 mã là TCB tăng 5,02%, BID tăng 2,76%, CTG tăng 2,67%, MBB tăng 3,04%, VPB tăng 2,1%, STB tăng 6,88%, SHB tăng 6,92%. Nhìn rộng hơn, trong 27 cổ phiếu ngân hàng thì chỉ còn VCB giảm nhẹ 0,66%, KLB giảm 4,89% và NVB giảm 0,29%. 21 cổ phiếu còn lại trong nhóm ngân hàng tăng giá, 17 mã tăng trên 1%.

Thanh khoản của rổ cổ phiếu ngân hàng cũng mạnh lên đáng kể. Đối với các mã trên HoSE, giá trị giao dịch đạt gần 1.740 tỷ đồng, chiếm 23% giá trị khớp lệnh của sàn này. Đây là tỷ trọng cao vì suốt từ tháng 3 đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã lép vế, chỉ có vài phiên đạt tỷ trọng trên 20%. STB đang là mã thanh khoản nhất thị trường với 493,4 tỷ đồng và vẫn còn hơn 1,08 triệu cổ dư mua trần. VPB, TCB, MBB cũng thuộc top 10 thanh khoản thị trường.

Mức tăng tốt ở các chỉ số Midcap và Smallcap cũng cho thấy nhóm vốn hóa vừa và nhỏ giao dịch khởi sắc dù thanh khoản không mạnh. Midcap chỉ giao dịch 2.962,4 tỷ đồng, thấp hơn VN30. Smallcap thậm chí chỉ khớp xấp xỉ 920 tỷ đồng. Dòng tiền đang có tín hiệu ưu tiên vào nhóm blue-chips, dù tổng thể thanh khoản chung vẫn còn thấp. Giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết sáng nay đạt 8.691 tỷ đồng, tăng 12,4% so với sáng hôm qua, trong đó HoSE tăng 11% và VN30 tăng 31%.

Hiện tượng rung lắc nhẹ trong phiên sáng nay cho thấy vẫn đang có sự nghi ngờ lớn trên thị trường, nhưng không dẫn tới thay đổi mang tính đảo ngược. Thời điểm blue-chips Vn30 yếu nhất kéo VN-Index giảm tạo đáy, độ rộng tổng thể của chỉ số này vẫn tốt, với 213 mã tăng/199 mã giảm. Cổ phiếu tiếp tục giữ giá phân hóa ổn định và sau đó khi các blue-chips hồi lại, độ rộng mở rộng rất nhanh. Đến hết phiên sáng VN-Index đã có 319 mã tăng/129 mã giảm.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay bán ròng 108,3 tỷ đồng trên HoSE trong đó VN30 bị bán ròng 139,4 tỷ đồng. SSI bị xả ròng lớn nhất 94,7 tỷ đồng, HPG -45,5 tỷ đồng, VHM -33,2 tỷ, VIC -22,8 tỷ đồng. Phía mua có MSN +49,7 tỷ, GAS +20,6 tỷ, VNM +19,9 tỷ.

Nguồn bài viết: Đà tăng vẫn áp đảo, tiền vào mạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bố vợ bầu Thuỵ cắt lỗ 18% với thương vụ lướt sóng 6.900 cổ phiếu LPB

Tổng cộng ông Hòa bỏ ra hơn 126,5 triệu đồng để mua LBP, tuy vậy ông Hoà chỉ thu về 103,5 triệu đồng sau khi bán, theo đó bố vợ bầu Thuỵ đã lỗ 18% với thương vụ lướt sóng cổ phiếu LBP.

Vừa qua, ông Nguyễn Cao Hòa - bố vợ của ông Nguyễn Đức Thụy, Phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, LPB) thông báo giao dịch về việc giao dịch 6.900 cổ phiếu trong thời gian từ 18-25/4.

Cụ thể, ngày 18/4 ông Hoà mua vào 6.000 cổ phiếu, trong ngày 19/4 ông tiếp tục mua 900 cổ phiếu. Trong 2 phiên giao dịch này, LPB liên tiếp giảm sàn, mất gần 14%. Giá bình quân của 2 phiên khoảng gần 18.000 đồng/cp.


Ông Nguyễn Đức Thuỵ - bầu Thuỵ.

Ở chiều ngược lại, trong ngày 25/4, ông Nguyễn Cao Hòa bán ra 6.900 cổ phiếu. Giá của LPB trong phiên khoảng 15.000 đồng/cp.

Như vậy, tổng cộng ông Hòa bỏ ra hơn 126,5 triệu đồng để mua LBP, tuy vậy ông Hoà chỉ thu về 103,5 triệu đồng sau khi bán, theo đó bố vợ bầu Thuỵ đã lỗ 18% với thương vụ lướt sóng cổ phiếu LBP.

Tại LienVietPostBank, ông Thụy hiện đang nắm giữ hơn 34,2 triệu cổ phiếu LPB. Với mức giao dịch sáng 18/5 là 14.900 đồng, tổng tài sản của ông Thụy có hơn 509 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Bố vợ bầu Thuỵ cắt lỗ 18% với thương vụ lướt sóng 6.900 cổ phiếu

Điều trần tại Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc nói gì về UFO?

TTO - Phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 17-5 về UFO cuối cùng vẫn chưa có xác nhận của chính phủ về sự sống ngoài Trái đất. Tuy nhiên Lầu Năm Góc cho biết đã đề cử giám đốc cho một lực lượng đặc nhiệm mới để điều phối thu thập dữ liệu về UFO.

Điều trần tại Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc nói gì về UFO? - Ảnh 1.

Khung cảnh phiên điều trần của Quốc hội Mỹ về vật thể bay không xác định (UFO) - Ảnh: AP

Làm chứng trước Tiểu ban Tình báo Hạ viện Mỹ, các quan chức Lầu Năm Góc không tiết lộ thêm thông tin từ các cuộc điều tra về các vật thể bay không xác định (UFO) đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho biết họ đã đề cử giám đốc cho một lực lượng đặc nhiệm mới để điều phối các nỗ lực thu thập dữ liệu về UFO.

Ông Ronald Moultrie, thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách tình báo, cho biết Lầu Năm Góc cũng đang cố gắng xác định các vấn đề liên quan đến UFO. Đồng thời khuyến khích các phi công và quân nhân báo cáo các bất thường mà họ thấy.

Theo Hãng tin AP, các nhà lập pháp Mỹ nhấn mạnh UFO là mối quan tâm an ninh quốc gia. Trong các báo cáo về việc nhìn thấy UFO, có nhiều trường hợp được ghi nhận gần các căn cứ quân sự và đường bờ biển, làm tăng nghi vấn đó là thiết bị công nghệ bí mật của Trung Quốc hoặc Nga.

Tuy nhiên, những điều các nhân chứng nhìn thấy thường chỉ thoáng qua. Một số hình ảnh xuất hiện không quá một khoảnh khắc và đôi khi chúng bị ống kính máy ảnh làm méo mó.

Điều trần tại Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc nói gì về UFO? - Ảnh 2.

Hình ảnh một video về UFO được chiếu trong phiên điều trần - Ảnh: AP

Chính phủ Mỹ được cho là nắm giữ những thông tin bổ sung về kỹ thuật trong những lần nhìn thấy UFO mà họ chưa tiết lộ công khai.

Một báo cáo tạm thời do các quan chức tình báo công bố năm 2021 đã thống kê được 144 lần nhìn thấy máy bay hoặc các thiết bị khác dường như đang bay với tốc độ hoặc quỹ đạo bí ẩn. Tuy nhiên, có quá ít thông tin để các nhà điều tra có thể mô tả khái quát bản chất của vụ việc.

Hạ nghị sĩ André Carson, đảng viên Đảng Dân chủ bang Indiana, người chủ trì phiên điều trần, đã kêu gọi các nhà điều tra cho thấy họ “sẵn sàng theo dõi sự việc mà họ đã công bố”.

Trong khi đó hạ nghị sĩ Rick Crawford, đảng viên Cộng hòa bang Arkansas, lưu ý rằng các cuộc điều tra “không phải về việc tìm kiếm phi thuyền của người ngoài hành tinh, mà cần tập trung vào việc cung cấp thông tin tình báo vượt trội”.

“Việc không thể hiểu được hoạt động của các đối tượng trong khu vực nhạy cảm của chúng ta cũng tương đương với thất bại tình báo mà chúng ta chắc chắn muốn tránh”, ông Crawford nói.

Nguồn bài viết: Điều trần tại Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc nói gì về UFO? - Tuổi Trẻ Online

Khối ngoại và tự doanh đang gom cổ phiếu nào?

Bộ phận tự doanh các công ty chứng khoán mua ròng hơn 150 tỷ đồng trong ngày 17/5, còn khối ngoại liên tục gom hàng cổ phiếu bluechip, đặc biệt là nhóm ngân hàng.

Thị trường vừa có phiên giao dịch ngập sắc xanh, với biên độ tăng mạnh nhất trong hai năm. VN-Index đóng cửa tại 1.228,37 điểm, tăng 4,81% so với tham chiếu. Phiên giao dịch hôm qua cũng là phiên đầu tiên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) trở lại công bố thông tin giao dịch tự doanh.

Theo dữ liệu từ HoSE, bộ phận tự doanh các công ty chứng khoán là một nhân tố hỗ trợ đà tăng của thị trường khi mua ròng hơn 150 tỷ đồng trong phiên 17/5. Nhóm này mua vào gần 13,7 triệu cổ phiếu, giá trị gần 474 tỷ đồng, trong khi bán ra 8,7 triệu đơn vị, với giá trị gần 320 tỷ đồng.

Xét về quy mô, STB, HPG và SSI là ba mã được mua nhiều nhất, với quy mô mua ròng đều trên một triệu cổ phiếu. Trong đó, nếu xét về giá trị, bộ phận tự doanh mua ròng hơn 54 tỷ đồng cổ phiếu HPG, hơn 37 tỷ đồng cổ phiếu STB và hơn 30 tỷ đồng mã SSI.

Ngược lại, DXG là mã bị bán ra mạnh nhất với khối lượng bán ròng gần 1,4 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 32 tỷ đồng. Các mã khác như AAA, BCM, KDH ghi nhận lực bán ròng từ 200.000 đến gần 400.000 đơn vị.

Với khối ngoại, nhóm này liên tục gom hàng trong bối cảnh thị trường giảm sâu, nhà đầu tư cá nhân trong nước bán tháo. Tính trong một tháng gần nhất, nhóm này mua ròng hơn 170 triệu cổ phiếu, trị giá trên 5.000 tỷ đồng. Trong đó, các mã được khối ngoại “chuộng” nhất là chứng chỉ quỹ FUEVFVND, nhóm ngân hàng, bất động sản.

Tính trong một tuần gần nhất, ngoại trừ chứng chỉ quỹ FUEVFVND, hai mã ngân hàng được mua vào nhiều nhất là CTG và SHB. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 9,4 triệu cổ phiếu CTG và hơn 2,2 triệu cổ phiếu SHB. Ngoài ngân hàng, cổ phiếu VCI và VNM cũng được chú ý.

Xét trong một tháng, CTG và SHB cũng nằm trong nhóm 5 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất, với khối lượng mua ròng lần lượt là 13,7 triệu và 7,6 triệu cổ phiếu.

Các mã bất động sản cũng nằm trong danh sách được nhóm này quan tâm. Từ giữa tháng 4 tới nay, NLG và VRE được mua ròng 19,6 và 12,6 triệu cổ phiếu.

P/E (chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa thị giá và thu nhập trên một cổ phiếu) của VN-Index về mức trung bình 10 năm, theo nhận định của một số nhóm phân tích, là nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài tích luỹ cổ phiếu. Việt Nam trở thành một trong số ít các thị trường ghi nhận dòng tiền đổ vào mạnh hơn rút ra, ngược chiều với nhiều thị trường lớn của châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Nguồn: Vneconomy

1 Likes

Khai trừ khỏi Đảng Tổng Giám đốc HOSE Lê Hải Trà

Trong hai ngày 16 và 17/5/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 15. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:

Cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.

Khai trừ ra khỏi Đảng đồng chí Lê Hải Trà, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Cảnh cáo các đồng chí: Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; Nguyễn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Nguồn bài viết: https://vietstock.vn/2022/05/khai-tru-khoi-dang-tong-giam-doc-hose-830-965966.htm

Bộ Tài chính thông tin về nhân sự Ủy ban Chứng khoán

Chiều 17.5, Bộ Tài chính tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về một số vấn đề nhân sự, cũng như tình hình ổn định thị trường chứng khoán.

Trước đó, ngày 31.3, Ủy ban Kiểm tra T.W đã có kết luận về dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo đó, Đảng ủy Cơ quan UBCK đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Các ông Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBCK; Trần Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBCK; Nguyễn Thành Long, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Phó chủ tịch UBCK, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội; Lê Hải Trà, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, nguyên Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị; Nguyễn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Cơ quan UBCK, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín của tổ chức đảng và UBCK, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

image

Trao đổi với báo chí chiều 18.5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan có thẩm quyền có kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán. Qua đó phát hiện những tồn tại, yếu kém, thậm chí những khuyết điểm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ. Quan điểm của Bộ Tài chính là tiếp thu đầy đủ và thực hiện nghiêm kết luận của cơ quan điều tra.

Về cơ chế chính sách, theo ông Chi, Bộ Tài chính đã có kế hoạch chủ động phối hợp với cơ quan điều tra có liên quan, để sửa, điều chỉnh, bổ sung liên quan đến thị trường chứng khoán.

Đối với cán bộ, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng có phương án tăng cường năng lực toàn diện để quản lý thị trường chứng khoán cũng như các sở giao dịch, trung tâm lưu ký. Bố trí cán bộ năng lực có chuyên môn chủ chốt giúp cơ quan này có đủ năng lực để quản lý, vận hành thị trường hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, Bộ Tài chính khẳng định sẽ luôn chủ động có phương án đảm bảo thị trường chứng khoán vận hành liên tục, ổn định và an toàn. "Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kể cả phương án về nhân sự, công tác cán bộ, để tăng cường cho UBCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong mọi tình huống, mọi phương án”, ông Chi nói.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng bị cách tất cả chức vụ Đảng; khai trừ Đảng ông Lê Hải Trà

Trong hai ngày 16 và 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 15. Ông Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - chủ trì Kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật Cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.

Khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Hải Trà - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Cảnh cáo các ông: Vũ Bằng - nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; Nguyễn Sơn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Trước đó tại kỳ họp thứ 13 (từ 28-31/3), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhiệm kỳ 2015-2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Các ông: Vũ Bằng - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Trần Văn Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long - Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội; Lê Hải Trà - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, nguyên Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị; Nguyễn Sơn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín của tổ chức Đảng và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Nguồn: danviet

Kỷ luật cảnh cáo thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc và thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

TTO - Trong hai ngày 16 và 17-5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 15.

Kỷ luật cảnh cáo thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc và thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi họp - Ảnh: UBKTTƯ

Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 13 về việc xem xét, xử lý kỷ luật các tập thể và cá nhân liên quan đến những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban cán sự đảng Bộ Y tế, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; căn cứ các quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định:

(1) Tại Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Khai trừ ra khỏi Đảng đồng chí Trịnh Thanh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ.

  • Cảnh cáo các đồng chí: Phạm Công Tạc, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Thiện Thành, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; Lê Bách Quang, Chủ tịch các Hội đồng tư vấn, Hội đồng nghiệm thu Đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm phát hiện Covid-19.

  • Khiển trách đồng chí Nguyễn Đình Hậu, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016 - 2021 và đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

(2) Tại Bộ Y tế

  • Khai trừ ra khỏi Đảng các đồng chí: Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế; Nguyễn Nam Liên, nguyên Phó Bí thư, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Bộ Y tế, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.

  • Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Trường Sơn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế; Đặng Đức Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

  • Khiển trách các đồng chí: Đỗ Xuân Tuyên, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Bộ, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra Bộ Y tế.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 và đồng chí Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế.

(3) Tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

  • Cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.

  • Khai trừ ra khỏi Đảng đồng chí Lê Hải Trà, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

  • Cảnh cáo các đồng chí: Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; Nguyễn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

II- Xem xét Báo cáo của Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Bình, căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư:

1- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Lê Minh Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng do đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương; vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.

2- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Đinh Quý Nhân, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình do đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương; vi phạm quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; làm trái các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tuyển dụng cán bộ, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Thanh tra Tỉnh và các cá nhân liên quan trong việc ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý đối với các vi phạm nêu trên.

III- Xem xét Báo cáo của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách đồng chí Trung tướng Nguyễn Thế Quyết, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an do đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý đầu tư, xây dựng và thanh lý một số hợp đồng kinh tế.

IV- Xem xét kết quả giám sát một số tổ chức đảng và đảng viên, bên cạnh những ưu điểm, UBKT Trung ương nhận thấy:

1- Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 và một số cá nhân đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong tham mưu, xây dựng thể chế, chính sách và trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm; chỉ đạo kiểm tra, xử lý các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vi phạm đã được chỉ ra; báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

2- Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và một số cá nhân đã có vi phạm, khuyết điểm trong việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí, xuất bản, trong công tác tổ chức, cán bộ và quản lý tài chính, tài sản công.

UBKT Trung ương yêu cầu Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan; báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

V- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi, UBKT Trung ương nhận thấy bên cạnh một số ưu điểm, các tổ chức đảng trên còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật. UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng được kiểm tra kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra.

VI- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác.

Nguồn bài viết: Kỷ luật cảnh cáo thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc và thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Tuổi Trẻ Online

quá tuyệt vời

Trà xanh thường cho vào nước sôi mới thơm ngon, còn Trà này mà đem đun lò thì cháy bén lắm Trà ơi!!

Warren Buffett: Khi cổ phiếu lao dốc, không nên theo dõi thị trường sát sao

Trong khi nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn nên làm gì trong giai đoạn thị trường biến động mạnh, tỷ phú Warren Buffett khuyên rằng: “Hãy cố gắng không lo lắng quá nhiều về điều này”…

Tỷ phú Warren Buffett - Ảnh: Getty Images

Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua những biến động lớn do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, lạm phát leo thang, động thái siết chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương…

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã có 7 tuần giảm điểm liên tiếp, dài nhất kể từ năm 2001, còn S&P 500 có 6 tuần lao dốc - chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 6/2011, theo CNBC.

Trong khi nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn nên làm gì trong giai đoạn thị trường biến động mạnh như vậy, câu trả lời đơn giản của tỷ phú Warren Buffett cho câu hỏi này là: “Hãy cố gắng không lo lắng quá nhiều về điều này”.

“Tôi sẽ nói với các nhà đầu tư rằng đừng theo dõi thị trường quá sát sao”, ông Buffett từng nói với CNBC vào năm 2016 trong giai đoạn thị trường chứng khoán Mỹ cũng biến động mạnh.

Nhà đầu tư huyền thoại nói thêm rằng nhà đầu tư mua cổ phiếu của “các công ty tốt” theo thời gian sẽ nhìn thấy kết quả trong 10, 20 và 30 năm sau.

“Nếu họ cố gắng bán hoặc mua cổ phiếu (trong thời điểm biến động), họ sẽ không nhận được kết quả tốt”, ông nói. “Lợi nhuận được tạo ra nhờ việc sở hữu cổ phiếu của các công ty tốt trong thời gian dài. Đó là điều mà nhà đầu tư nên làm với cổ phiếu”.

Nhiều chuyên gia, bao gồm ông Buffett, cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên mua các quỹ chỉ số - vốn đã tự động đa dạng hóa và nắm giữ mọi cổ phiếu có trong chỉ số đó. Ví dụ như chỉ số S&P 500 bao gồm cổ phiếu của nhiều công ty lớn tại Mỹ như Apple và Amazon.

Cũng giống như ông Buffett, nhà đầu tư huyền thoại quá cố Jack Bogle khuyến khích nhà đầu tư tuân thủ chiến lược “mua và giữ”. Ông từng chia sẻ với CNBC rằng việc mua và giữ cổ phiếu trong dài hạn là cách đầu tư tốt nhất bởi vì “cảm xúc sẽ khiến bạn gục ngã hoàn toàn” nếu cố gắng bán cổ phiếu để “cắt lỗ” và sau đó mua lại.

“Hãy kiên định tới cùng”, ông Bogle nói vào năm 2018. “Đừng để những biến động trên thị trường, kể cả những biến động mạnh (như khủng hoảng tài chính)… thay đổi quyết định của bạn và đừng bao giờ ra hay vào thị trường vào những lúc đó. Luôn luôn kiên định ở một mức độ nhất định”.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, đối với hầu hết các nhà đầu tư, việc cố gắng phản ứng với các xu hướng thị trường có thể gây phản tác dụng. Họ khuyên rằng tốt hơn hết là chờ những thăng trầm của thị trường qua đi.

Đồng quan điểm, cố vấn tài chính Sean M. Pearson tại Ameriprise Financial, cho rằng những nhà đầu tư bán cổ phiếu khi thị trường đi xuống có thể gặp thất bại trong kế hoạch dài hạn của mình.

“Khi ngừng lao dốc, thị trường sẽ bắt đầu đi lên”, ông Pearson nói. “Vào lúc những tin tức có vẻ tốt hơn một chút, thị trường đã phục hồi rồi. Và nếu bạn bỏ lỡ sự phục hồi, bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu tài chính của mình”.

1 Likes

Murphy Oil - Mỹ đầu tư 300 triệu USD vào tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam

Chiều 13/5, theo giờ địa phương tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Roger Jenkins, Tổng giám đốc Murphy Oil.

Đây là tập đoàn lớn của Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại Hoa Kỳ và Canada và đang phát triển trữ lượng tại Australia, Brazil, Đông Nam Á. Trong năm 2020, sản lượng của Tập đoàn đạt hơn 174.000 thùng dầu mỗi ngày. Năm 2021, doanh thu của Công ty đạt 2,8 tỷ USD.

Tập đoàn đã đầu tư khoảng 300 triệu USD vào công tác tìm kiếm thăm dò tại Việt Nam và hiện đang điều hành các lô dầu khí tại Bể Cửu Long, Bể Phú Khánh. Tập đoàn cũng đang hợp tác với Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) tích cực triển khai phát triển Dự án Lạc Đà Vàng (Bể Cửu Long) với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD.

Tại cuộc gặp, lãnh đạo Murphy Oil đánh giá cao thị trường Việt Nam, báo cáo về các hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là tiến độ phát triển Dự án Lạc Đà Vàng và đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy tiến độ của Dự án; trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục các hoạt động tìm kiếm thăm do tại các lô thuộc quyền điều hành theo đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự hợp tác, tham gia tích cực của Murphy Oil tại các hoạt động tìm kiếm thăm dò tại Việt Nam trong thời gian qua, cũng như hoan nghênh kế hoạch mở rộng các hoạt động tại Việt Nam của Tập đoàn trong thời gian tới trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Đề nghị hai bên đẩy nhanh tiến độ các công việc, Thủ tướng cho biết đã có các chỉ đạo và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức cuộc họp với tổ hợp nhà thầu và các bộ ngành để xem xét và giải quyết các vướng mắc của dự án mỏ Lạc Đà Vàng.

Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Murphy Oil khẩn trương tiếp tục phối hợp với PVN, PVEP giải quyết các vấn đề liên quan; chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các đề xuất của Tập đoàn, triển khai các công việc cần thiết để thúc đẩy tiến độ của Dự án Lạc Đà Vàng./.

Nguồn: VOV

Hai quỹ ngoại quy mô gần 1 tỷ USD sẽ chi 850 tỷ đồng mua mới 4 cổ phiếu Việt Nam

Trong kỳ cơ cấu danh mục quý 2/2022, hai ETF ngoại quy mô gần 1 tỷ USD gồm FTSE Vietnam và V.N.M ETF sẽ mua mạnh 3 cổ phiếu gồm FTS, SHB, NLG và VCG…

Ảnh minh hoạ.

V.N.M ETF hiện có tổng tài sản gần 545 triệu USD còn FTSE ETF hiện có tổng tài sản 374 triệu USD.

Ngày chốt số liệu của V.N.M ETF là 31/5/2022 và ngày công bố 10/6, ngày hoàn thành tái cơ cấu danh mục 17/6/2022. Dựa trên dữ liệu ngày 17/5, chứng khoán Yuanta dự báo V.N.M ETF sẽ mua mới 3 cổ phiếu gồm FTS, SHB, VCG. Trong đó, SHB được mua mới 13,8 triệu cổ phiếu với giá trị 202,6 tỷ đồng. VCG được mua mới 4,5 triệu cổ phiếu tương ứng với 126,1 tỷ đồng và FTS được mua mới 1,8 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị mua 73,8 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, V.N.M ETF không loại bỏ cổ phiếu nào nhưng sẽ bán giảm tỷ trọng ở hầu hết các cổ phiếu còn lại trong đó VIC bị bán nhiều nhất 1,9 triệu cổ phiếu, HPG bị bán 479 nghìn cổ phiếu, các cổ còn lại bán không đáng kể.

279698919_372858648140845_1380899751747733782_n

V.N.M ETF sẽ mua mới 3 cổ phiếu gồm FTS, SHB, VCG.

V.N.M ETF sẽ mua mới 3 cổ phiếu gồm FTS, SHB, VCG.

Với FTSE ETF, quỹ này sẽ chốt số liệu vào ngày 27/5, công bố ngày 3/6 và hoàn thành tái cơ cấu danh mục 17/6. Ước tính của Yuanta, SHB và NLG đáp ứng các tiêu chí đặt ra của quỹ do đó, quỹ này sẽ mua mới lần lượt 15,3 triệu cổ phiếu SHB tương ứng với 225 tỷ đồng và 4,7 triệu cổ phiếu NLG tương ứng giá trị 233 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, quỹ này sẽ loại APH vì giá trị vốn hoá thị trường thấp hơn 0,5% giá trị vốn hoá thị trường của FTSE ETF. Quỹ ngoại cũng sẽ bán ra 1,3 triệu cổ phiếu HPG, 776 nghìn cổ phiếu VIC, VHM bị bán 807 nghìn cổ phiếu, SSI là 461 nghìn cổ phiếu, các cổ phiếu còn lại bị bán không đáng kể.

FTSE ETF sẽ mua mới NLG và SHB.

Như vậy, 2 quỹ ngoại quy mô gần 1 tỷ USD sẽ mua mới 4 cổ phiếu Việt Nam với giá trị tương ứng 859 tỷ đồng.

Nguồn: Vneconomy

2 Likes

Sửa đổi Luật Dầu khí, mở cánh cửa cho hành trình phát triển năng lượng Việt Nam


Các giàn khoan khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoàn thiện dự thảo Luật Dầu khí nhằm góp phần phát triển bền vững ngành Dầu khí Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của một số chuyên gia, nhà quản lý đến từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Kinh tế Việt Nam, Hội Dầu khí Việt Nam; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Viện Dầu khí Việt Nam…

Chia sẻ tại Hội thảo, Tiến sỹ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi sẽ lần đầu được đưa ra xem xét, thảo luận trước Quốc hội.

Luật Dầu khí hiện hành được ban hành ngày 6/7/1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành Dầu khí. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện phát sinh một số vấn đề mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí, cần được nghiên cứu hoàn thiện. Điển hình như một số quy định trong luật hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn đã có những thay đổi, chưa có sự đồng bộ với các luật liên quan, chưa cập nhật tình hình phát triển năng lượng trong bối cảnh hiện nay…

Từ yêu cầu thực tiễn trên, Tiến sỹ Võ Trí Thành nhận định, cần xem xét, sửa đổi Luật Dầu khí để phù hợp, tạo ra cơ chế chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư. Tiến sỹ Võ Trí Thành cho rằng, việc sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan sẽ giúp “mở cánh cửa mới” cho ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng, cho hành trình phát triển năng lượng của đất nước nói chung.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 9 chương, 56 điều kế thừa các điều khoản cơ bản của của Luật Dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các hợp đồng dầu khí, hiệp định đã ký kết và đang có hiệu lực.

Dự án Luật tập trung quy định những nội dung đặc thù trong lĩnh vực dầu khí với 6 nhóm chính sách về bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí; quy định về điều tra cơ bản; quy định việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý; quy định về ưu đãi đầu tư dầu khí và ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí; quy định các bước triển khai dự án trong hoạt động dầu khí; quy định công tác kế toán, quyết toán, kiểm toán và xử lý chi phí hoạt động dầu khí; quy định khung cho phép bên thứ ba tiếp cận các cơ sở hạ tầng có sẵn của ngành dầu khí. Ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh tới việc cập nhật tình hình thực tiễn vào dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) nhằm phù hợp với bối cảnh chung.

Đồng quan điểm với ông Phan Đức Hiếu, thảo luận tại Hội thảo, Tiến sỹ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) chưa thể hiện rõ những vấn đề mang tính thời đại, xu hướng mới như cục diện bản đồ năng lượng châu Á, nội dung có thể ảnh hưởng sâu rộng đến ngành dầu khí; về xu hướng thị trường có nhiều thay đổi; việc thay đổi ứng dụng công nghệ tiên tiến, cạnh tranh giá; những nguồn năng lượng mới như đá phiến, băng cháy… Bên cạnh đó, các điều khoản về tài chính trong phạm vi dự án Luật chưa được đề cập cụ thể như chính sách ưu tiên, phương án chi ngân sách, huy động vốn đầu tư cho ngành dầu khí, vấn đề cạnh tranh thị trường…

Nêu quan điểm tại Hội thảo, ông Nguyễn Huy Quý, Tổng Thư ký Hội Dầu khí Việt Nam cho biết, hiện nay, sản lượng dầu đang suy giảm, tuy nhiên tiềm năng là vẫn còn. Do đó, việc sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho ngành Dầu khí tiếp tục phát triển.

Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) có nhiều tiến bộ, tiếp thu được ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý; trong đó thể hiện rõ việc phân cấp, phân quyền trong các hoạt động của ngành dầu khí… Tuy nhiên, dự án cần bổ sung một số nội dung về xây dựng các công trình dầu khí; nêu rõ vị trí, vai trò của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đối với sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu nêu nhiều vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện dự án Luật Dầu khí, góp phần phát triển bền vững ngành Dầu khí Việt Nam.

VCSC: Cơ hội mua vào nhưng nên thực hiện từng phần

VCSC: Cơ hội mua vào nhưng nên thực hiện từng phần

Kịch bản tích cực VN-Index có khả năng hồi phục lên các kháng cự tại 1.370 điểm và 1.420 điểm (Ảnh minh họa)

Việc mua vào đối với chiến lược đầu tư dài hạn nên được thực hiện từng phần để đảm bảo việc duy trì đủ dòng tiền giải ngân cho đến khi thị trường phát ra tín hiệu tạo đáy, VCSC cho biết.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới công bố báo cáo thị trường tháng 5 khi thị trường vừa bước qua mùa công bố KQKD Q1/2002 và họp ĐHCĐ thường niên, do đó, tháng 5 được coi là vùng trũng đối với các thông tin hỗ trợ. VCSC cho rằng đây là giai đoạn mà thị trường đi tìm kiếm điểm cân bằng giữa lực bán ra, vốn vẫn đang còn quán tính và lực mua vào từ các nhà đầu tư theo giá trị khi mà mức định giá của thị trường và nhiều cổ phiếu ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

Ngưỡng hỗ trợ mạnh của chỉ số VN-Index lúc này là vùng đáy tháng 7/2021 tại 1.240-1.260 điểm và chỉ số đại diện sàn HOSE đã có 2 lần hồi phục khi chạm vào hỗ trợ này.

VCSC xây dựng 2 kịch bản. Ở kịch bản tích cực, nếu VN-Index không đánh mất hỗ trợ tại 1.240-1.260 điểm và vượt lên trên kháng cự tại 1.310 điểm, thị trường có thể phát tín hiệu cân bằng ngắn hạn và VN-Index có khả năng hồi phục lên các kháng cự tại 1.370 điểm và 1.420 điểm.

Trong kịch bản kém khả quan hơn nếu VN-Index đóng cửa dưới hỗ trợ quan trọng tại 1.240 điểm, chỉ số có thể bước vào một nhịp giảm điểm mới với hỗ trợ mạnh được kỳ vọng nằm quanh mốc 1.130-1.150 điểm. “Ở kịch bản này, những cơ hội mua vào sẽ trở nên ngày càng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư theo trường phái giá trị”, VCSC cho biết.

VCSC: Cơ hội mua vào nhưng nên thực hiện từng phần - Ảnh 1.

Mặc dù vậy, theo VCSC, việc mua vào đối với chiến lược đầu tư dài hạn cũng nên được thực hiện từng phần để đảm bảo việc duy trì đủ dòng tiền giải ngân cho đến khi thị trường phát ra tín hiệu tạo đáy.

VCSC khuyến nghị nhiều cổ phiếu với mức sinh lời trên 50% như: IDC, TCB, LHG, SSI, HDG, DXS, STB, HSG, LPB, PLX, CTG, BSR, CTD, HPG, CII, DXG, GVR, PVT, CTR, KBC, VHM, VPB, PVD, DCM, MSN, POW, SZC, NKG, PVS. ACB.

Đánh giá về thị trường tháng 4, mặc dù chỉ số ghi nhận tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, tất cả các nhóm ngành đồng loạt ghi nhận mức giảm và thanh khoản sụt giảm nhưng điểm tích cực theo VCSC là kết quả kinh doanh quý 1 ghi nhận kết quả khả quan. Trong quý 1/2022, tổng LNST sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo của 80/81 cổ phiếu trong danh mục theo dõi của VCSC tăng 28,3% so với cùng kỳ và hoàn thành 26,1% tổng dự báo cả năm 2022 của công ty chứng khoán.

Tính đến cuối tháng 4, P/E trượt của VN-Index đạt 14,9 lần, mức hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực như SET của Thái Lan là 18,3 lần, JCI của Indonesia là 19,1 lần và PCOMP của Philippines là 20,1 lần.

VCSC: Cơ hội mua vào nhưng nên thực hiện từng phần - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, mặc dù thị trường chịu áp lực bán mạnh từ các NĐT trong nước, các NĐT nước ngoài đã mua ròng 175,5 triệu USD trong tháng 4 trên tổng cả 3 sàn. Các cổ phiếu được NĐT nước ngoài mua ròng nhiều nhất bao gồm MWG (+65,7 triệu USD), VNM (+22,4 triệu USD) và chứng chỉ quỹ FUEVFVND (+16,5 triệu USD).

Nguồn bài viết: VCSC: Cơ hội mua vào nhưng nên thực hiện từng phần

1 Likes

lâu lâu góp mấy tin cháu cũng ạ :)))))))))))

1 Likes

Đáo hạn bình yên, phái sinh không còn “quậy”?

VN30-Index gần như không đổi trong đợt đóng cửa ATC dù vẫn có một vài cổ phiếu trụ biến động giật cục với khối lượng giao dịch lớn. Phiên đáo hạn phái sinh kết thúc êm đẹp do các mã lớn bù trừ cho nhau và VN-Index tăng vừa đủ để có màu xanh.

Các blue-chips vẫn giảm nhiều hơn tăng, nhưng không có biến động giật cục trong ngày đáo hạn phái sinh.

VN30-Index gần như không đổi trong đợt đóng cửa ATC dù vẫn có một vài cổ phiếu trụ biến động giật cục với khối lượng giao dịch lớn. Phiên đáo hạn phái sinh kết thúc êm đẹp do các mã lớn bù trừ cho nhau và VN-Index tăng vừa đủ để có màu xanh.

Hầu hết các phiên đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 thường thay đổi thất thường. Hôm nay thì không, mức chênh lệch của chỉ số này giữa thời điểm cuối cùng đợt khớp lệnh liên tục và đợt đóng cửa ATC thậm chí còn biến động không quá 0,4 điểm.

Vẫn có một vài cổ phiếu trụ xuất hiện giao dịch lớn và giá thay đổi giật cục. VHM chốt đợt khớp lệnh liên tục đang đứng mức 66.400 đồng, dưới tham chiếu đợt ATC có 934.800 cổ phiếu giao dịch, đẩy vọt lên 67.000 đồng, tăng 0,15%. VNM đang từ 69.500 đồng bị ép xuống 69.000 đồng, giảm 1,85%. Nói chung mức thay đổi vài bước giá không phải là mạnh, nên có thể đợt ATC hôm nay chỉ là cung cầu bình thường.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn không thay đổi là điều kiện để các chỉ số ổn định. VN-Index tăng nhẹ 0,88 điểm, nhưng vẫn xác lập một phiên tăng. VN30-Index giảm 0,59%, Midcap tăng 0,41%, Smallcap giảm 0,39%.

Mặc dù VN-Index tăng không đáng kể ngay cả so với thời điểm cuối phiên sáng, nhưng độ rộng vẫn cải thiện. Từ chỗ chỉ có 108 mã tăng/332 mã giảm, kết phiên chỉ số ghi nhận 151 mã tăng/292 mã giảm. Mặt bằng thị trường ổn định và vẫn có những cổ phiếu đơn lẻ tăng tích cực.

Trong nhóm VN30, MSN đột biến với mức tăng giá kịch trần lúc đóng cửa. Khoảng 53% giao dịch của MSN là đến từ bên mua của các tài khoản ngoại. MSN cũng không tăng nóng ngay từ đầu, thậm chí ngay đầu phiên còn rơi -3,1% so với tham chiếu, tức là biên động trong ngày hôm nay của MSN tới 10,4%. Cổ phiếu này cũng trở thành trụ mạnh nhất của VN-Index.

Loạt cổ phiếu Midcap cũng chứng kiến PVD, VGC tăng kịch trần với hàng trăm tỷ đồng thanh khoản. Cả hai mã này cũng giảm đầu phiên và đến gần cuối phiên thì tăng hết biên độ. Các mã như DGC, DCM, VCI tăng trên 5% giá trị và thanh khoản từ khoảng 200 tới trên 300 tỷ đồng. Sàn HoSE phiên này có 8 mã đóng cửa ở giá trần, 40 mã tăng trên 2%. Số lượng này cũng không phải là nhiều, nhưng đặt trong bối cảnh độ rộng khá hẹp hôm nay lại cho thấy dòng tiền đang mạnh có trọng điểm.

VN-Index duy trì được đà phục hồi đến hết ngày.

VN-Index duy trì được đà phục hồi đến hết ngày.

Trong phiên đáo hạn phái sinh, diễn biến của nhóm cổ phiếu blue-chips VN30 là quan trọng nhất. Rổ này có số giảm áp đảo với 18 mã và chỉ 8 mã tăng. Có 9 mã giảm trên 1%, trong đó giảm nhiều nhất là TPB -3,26%, PDR -3,23%, PLX -2,17%. Các mã này tuy giảm sâu nhưng ảnh hưởng tới chỉ số lại hạn chế. Các trụ giảm như HPG, TCB, BID, FPT, NVL, VIC lại khá nhẹ.

Nói chung diễn biến thị trường cả ở chỉ số lẫn mặt bằng cổ phiếu hôm nay không biến động nhiều. Trong số giảm, 67 mã giảm trên 2%, 57 mã khác giảm trên 1%. Nhìn từ góc độ nguy cơ chốt lời T3 thì mức giảm như vậy là bình thường. Rất nhiều cổ phiếu bắt được ở giá đáy nhịp rơi vừa qua về đến tài khoản đã có lãi tốt, nên chốt lời giảm với cường độ nhẹ là tích cực.

Mặt khác thanh khoản hai sàn niêm yết hôm nay tụt xuống mức thấp nhất 6 phiên với 13.253 tỷ đồng khớp lệnh. Nếu tính lần lượt vòng T3 và T4 của khối lượng giá rẻ nhất về tài khoản thì có hàng ngàn tỷ đồng giá trị cổ phiếu đã được giữ lại.

Mặt khác, trong 382 cổ phiếu sàn HoSE có thanh khoản hôm nay, chỉ có 28 mã đóng cửa ở giá thấp trong ngày, còn lại đều thoát đáy ở mức độ khác nhau. Tới 278 cổ phiếu phục hồi từ 2% trở lên so với giá thấp nhất ngày. Điều này thể hiện xu hướng phục hồi dần của các chỉ số là phù hợp với diễn biến giá của đa số cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Đáo hạn bình yên, phái sinh không còn “quậy”? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ba Lan hứa hỗ trợ Thụy Điển, Phần Lan nếu ‘bị tấn công trước khi vào NATO’

TTO - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định nước này sẽ hỗ trợ Phần Lan và Thụy Điển nếu 2 nước này bị tấn công trước khi trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ba Lan hứa hỗ trợ Thụy Điển, Phần Lan nếu bị tấn công trước khi vào NATO - Ảnh 1.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki - Ảnh: REUTERS

“Tôi xem việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO là một tín hiệu quan trọng trong việc củng cố an ninh ở châu Âu. Tôi muốn nói rõ rằng trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công nhắm vào Thụy Điển hoặc Phần Lan trong quá trình kết nạp, Ba Lan sẽ hỗ trợ họ”, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Morawiecki.

Thụy Điển và Phần Lan đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18-5. NATO dự kiến thảo luận về vấn đề này trong vài tuần tới. Cuối tuần trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tổ chức này sẽ đẩy nhanh quá trình kết nạp Phần Lan và Thụy Điển.

Tuy nhiên, việc kết nạp thành viên mới sẽ cần sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên NATO.

Ba Lan là một trong những nước ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Ông Morawiecki trước đó cho biết Warsaw muốn 2 nước này được kết nạp càng sớm càng tốt. Tương tự, các nước khác như Mỹ, Pháp, Canada cũng ủng hộ kết nạp Thụy Điển và Phần Lan.

Ngược lại, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Zoran Milanovic của Croatia phản đối sự gia nhập của hai nước Bắc Âu trên. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Stockholm không nên mong đợi Ankara ủng hộ gia nhập NATO mà không giải quyết “những kẻ khủng bố”.

Ankara đang cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các nhóm cực đoan người Kurd, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một nhóm khủng bố.

Trong khi đó, ngày 16-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định việc Phần Lan và Thụy Điển quyết định tham gia NATO không phải là mối đe dọa trực tiếp với Nga, tuy nhiên cảnh báo Matxcơva sẽ phản ứng nếu khối này mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ của hai nước trên.

Nguồn bài viết: Ba Lan hứa hỗ trợ Thụy Điển, Phần Lan nếu 'bị tấn công trước khi vào NATO' - Tuổi Trẻ Online

1 Likes