Chứng sỹ săn tin!

Chứng khoán tiếp tục giảm mạnh nhất thế giới, ‘thủng’ mốc quan trọng 1.200 điểm

VN-Index thủng mốc 1.200 điểm trong phiên hôm nay, khi lực bán dâng cao toàn sàn. Toàn thị trường có đến 987 cổ phiếu giảm giá, trong đó khoảng 340 mã giảm sàn.

Dòng tiền “bắt đáy” đứng ngoài, khối ngoại bán mạnh cổ phiếu vốn hoá lớn,… thị trường tiếp tục giao dịch tiêu cực trong phiên cuối tuần. Chỉ số chính thủng mốc 1.200 điểm, chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh nhất thế giới. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp, và phiên thứ 3 trong tuần thị trường Việt Nam giữ vị trí này. Như vậy, chỉ số chính đã giảm hơn 20% từ đỉnh lịch sử.

Trên HoSE, chỉ 37 cổ phiếu giữ sắc xanh, không một nhóm ngành nào đủ lực “đỡ” thị trường. Càng về cuối phiên, diễn biến thị trường càng tiêu cực. Về phân bổ dòng tiền, giá trị giao dịch ở nhóm giảm giá lên tới 17.506 tỷ đồng, lấn át hoàn toàn phía tăng chỉ vỏn vẹn 170,3 tỷ đồng.

Tác động tiêu cực nhất đến chỉ số là VCB, GAS, HPG, MSN, VPB, BID, VPB, TCB, MWG, GVR, MBB… đều thuộc nhóm VN30. Cổ phiếu nhóm VN30 cũng là tâm điểm bán mạnh của khối ngoại. Bảy mã trong nhóm này giảm sàn: KDH, GVR, BVH, TCB, POW, MSN, STB. VJC là mã duy nhất giữ được sắc xanh.

Các nhóm vốn hoá lớn, thanh khoản cao như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản gần như chìm hoàn toàn trong sắc đỏ. Số cổ phiếu giảm sàn thậm chí còn áp đảo. Như nhóm chứng khoán, gần 20 cổ phiếu giảm sàn. Còn bất động sản, số cổ phiếu giảm sàn tiếp tục “không đếm xuể”.

Qua 2 phiên lao dốc mạnh liên tiếp, nhiều mã giảm sàn cả 2 phiên trên HoSE đã mất 15% thị giá, còn trên HNX, UPCoM, con số này lên tới hơn 20 – 30%.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 56,07 điểm (-4,53%) xuống 1.182,77 điểm. HNX-Index giảm 13,13 điểm (-4,16%) xuống 302,39 điểm. UPCoM-Index giảm 2,83 điểm (-2,93%) xuống 93,61 điểm.

Tổng giá trị khớp lệnh đạt 20.969 tỷ đồng, tăng 33,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 31,3% lên 18.388 tỷ đồng, Khối ngoại mua ròng 550 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Khối ngoại mua ròng đột biến chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF (Mã FUEVFVND) với giá trị 587 tỷ đồng, làm “xoay chiều” cục diện chung diễn biến dòng vốn ngoại hôm nay. Nếu trừ đi giá trị mua ròng đột biến FUEVFVND, khối ngoại có phiên giao dịch không mấy tích cực. Nhóm này bán ròng mạnh các bluechips rổ VN30 như HPG (230 tỷ đồng), STB (67 tỷ đồng), VHM (65 tỷ đồng). Tổng giá trị cổ phiếu khối ngoại bán ra trong phiên hôm nay lên đến 2.042 tỷ đồng trên HoSE.

Nguồn: Tiền phong

1 Likes

Sau giai đoạn bị “gấu vả”, nhà đầu tư nên làm gì?

Sau tuần giảm điểm sốc, nhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu đã nên mua thêm hay tiếp tục cắt lỗ khi nỗi lo “gấu vả” vẫn chực chờ…

Nhà đầu tư cần chế ngự cảm xúc vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/5/2022, chỉ số VN-Index chính thức bước vào thị trường con gấu (bear market) khi giảm so với đỉnh gần nhất trên 20%. Với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường lúc chỉ số ở vùng 1.500 điểm thì đây là một cú sốc khá lớn. Liệu thị trường có còn giảm nữa không? Có nên mua thêm hay cắt lỗ? Nếu mua hay nắm gi, nên ưu tiên cổ phiếu của nhóm ngành nào?

"GẤU VẢ" KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN HIẾM

Thị trường chứng khoán thường gắn chặt với nền kinh tế nên tính chu kỳ cũng là một đặc tính của các chỉ số chứng khoán. Chỉ số chứng khoán có lúc tăng trưởng mạnh, có lúc đi ngang xập xình, và có lúc cắm đầu đi xuống.

Như trường hợp chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ, từ năm 2000 đến nay đã có 5 lần rơi vào thị trường con gấu vào các thời điểm: tháng 03/2000, tháng 10/2007, tháng 4/2011, tháng 9/2018 và tháng 2/2020. Còn nếu tính từ năm 1950 đến nay thì chỉ số S&P 500 có đến 15 lần bị “gấu vả”, tính ra cứ trung bình 4,67 năm sẽ có 1 lần như vậy. Với chỉ số VN-Index thì gần đây nhất là tháng 4/2018, tháng 1/2020, và tháng 4/2022.

Lý do của thị trường bị “gấu vả” cũng khác nhau. Đó có thể là thị trường tăng trưởng nóng, nhiều cổ phiếu có giá thị trường vượt xa nhiều giá trị nội tại, tạo ra các bong bóng tài sản. Đó có thể xuất phát từ khủng hoảng của một ngành quan trọng nào đó trong nền kinh tế như bất động sản, hay thị trường tài chính. Hoặc đó có thể là sự thay đổi chính sách đột ngột của một Ngân hàng Trung ương quan trọng như Fed, hay có thể là một đại dịch hay khủng hoảng địa chính trị.

NÊN LÀM GÌ KHI THỊ TRƯỜNG BỊ “GẤU VẢ”?

Câu hỏi này chủ yếu dành cho các nhà đầu tư trung-dài hạn, tức là với một kế hoạch đầu tư từ 3 năm trở lên. Bởi vì trên thị trường chứng khoán chia ra thành hai nhóm người chính: những người mua và nắm giữ cổ phiếu, và những người mua đi bán lại thường xuyên. Với nhóm thứ hai thì đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm nhất định, và với nguyên tắc cắt lỗ (stop loss) thì phần lớn họ sẽ không đợi đến mức giảm 20%.

Khi thị trường rơi vào trạng thái con gấu, sẽ có những nhà đầu tư bắt đầu hoang mang và thậm chí bị hoảng loạn. Chính vì vậy mà điều quan trọng đầu tiên là cần kiểm soát được cảm xúc của mình. Nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy khi không kiểm soát được cảm xúc thì hầu như con người ra các quyết định sai lầm. Trong trường hợp này là bán tháo cổ phiếu hay “bắt dao rơi” với những cổ phiếu vừa tăng trưởng nóng trong thời gian trước.

Để chế ngự được cảm xúc và vượt qua giai đoạn khó khăn này, kinh nghiệm của nhiều nhà đầu tư đã trải qua những đợt “gấu vả” là không theo dõi danh mục đầu tư thường xuyên nữa, tốt nhất là quên đi một thời gian. Trong giai đoạn này, nên dành thời gian cho các công việc hay hoạt động khác, như rèn luyện nâng cao sức khỏe, nâng cao kiến thức hay chuyên môn của mình.

Tự nhắc lại mục tiêu và kế hoạch đầu tư của mình cũng là cách hiệu quả để vượt qua giai đoạn thị trường bị giảm mạnh. Bởi vì nhìn ở khung thời gian dài hơn, nếu nhìn chỉ số ở khung tuần hay tháng thì sẽ thấy những biến động theo ngày trở nên nhỏ bé hơn nhiều.

Ngoài ra về mặt tâm lý, suy nghĩ theo hướng mặc dù giá của cổ phiếu giảm nhưng số lượng cổ phiếu mình đang giữ vẫn như cũ, thì cũng giúp sự lạc quan được tăng lên rất nhiều. Không những thế, giá cổ phiếu giảm đồng nghĩa với việc mình mua được cổ phiếu ở mức giá rẻ hơn lúc trước.

Bên cạnh việc kiểm soát cảm xúc, cùng với việc nhìn khung thời gian đầu tư dài hơn đó là sự kiên nhẫn. Ở các nền kinh tế có tăng trưởng thì chỉ số chứng khoán về dài hạn luôn tăng. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường bị “gấu vả” sẽ đến một lúc nào đó kết thúc và hồi phục tăng trưởng trở lại.

Trường hợp chỉ số S&P 500 bị “gấu vả” từ năm 2000 đến nay thì thời gian của lần sau ngắn hơn lần trước. Theo lịch sử của chỉ số này thì năm 2000, sau khoảng 900 ngày thì chạm đáy; năm 2007 thì sau 500 ngày; năm 2011 là 150 ngày; năm 2018 là 95 ngày và năm 2020 là 33 ngày.

SẮP TỚI SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Đây là một câu hỏi mà rất khó để có câu trả lời đúng trong ngắn hạn. Là bởi vì trong bối cảnh thị trường lúc này, rất nhiều yếu tố bất định có thể khiến cho thị trường hồi phục trở lại hay cũng có thể khiến cho thị trường giảm thêm. Các chính sách siết chặt tiền tệ, lạm phát, chiến tranh Nga-Ukraine, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU là những ẩn số lớn tác động đến chỉ số chứng khoán.

Nhưng nếu lịch sử có tính tham khảo thì đầu tư vào những giai đoạn thị trường bị “gấu vả” là một chiến lược thông minh trong trung và dài hạn, vì nhà đầu tư sẽ mua được nhiều cổ phiếu ở mức giá tốt, và chờ đợi thành quả ở chu kỳ tiếp theo.

Những khi nền kinh tế khó khăn vì lạm phát, có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại hay thậm chí suy thoái thì vẫn có cách để giảm thiểu tác động của thị trường. Đó là việc dịch chuyển danh mục sang nhóm cổ phiếu có tính phòng thủ nhiều hơn. Cùng với đó, nếu có thể thì tăng khả năng sử dụng tiền mặt lên mức tối đa để đầu tư nhiều hơn so với mức trung bình đã dự tính.

Đối với chỉ số VN-Index, mặc dù trong ngắn hạn không thể dự đoán được hướng đi nhưng một số chỉ số cơ bản cho thấy trong trung và dài hạn, là phù hợp với chiến lược mua vào khi thị trường vào giai đoạn bị gấu vả. Chẳng hạn chỉ số VN-Index hiện nay đang quay lại mức đầu năm 2021, nếu như các doanh nghiệp niêm yết có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thực tế trung bình ở mức 20-30% thì đây là vùng giá tốt. Ngoài ra chỉ số đường dịch chuyển trung bình 100 tuần cũng vừa khẽ chạm giá đóng cửa và chỉ số RSI ở mức quá bán gần như đầu năm 2020 khi Covid-19 bùng phát.

Thị trường bị “gấu vả” là một hiện tượng bình thường theo chu kỳ của chỉ số chứng khoán. Điều quan trọng để vượt qua được giai đoạn này là phải kiểm soát tốt được cảm xúc, nhìn khung thời gian đầu tư dài hơn, và phải có sự kiên nhẫn. Bởi vì với một nền kinh tế có tăng trưởng thì chỉ số chứng khoán sẽ luôn tăng sau 10, 20 năm.

Nguồn bài viết: Sau giai đoạn bị "gấu vả", nhà đầu tư nên làm gì? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nâng cấp cầu, đường trên Quốc lộ 19

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 và các cầu trên địa bàn tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai đang được gấp rút được hoàn thiện trong tháng 6. Cùng với dự án sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), hai dự án này sẽ tạo trục kết nối quan trọng giữa Bình Định và Tây Nguyên…

Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn Km0-Km108 và các cầu trên địa bàn tỉnh Bình Định và Gia Lai dài khoảng 18km, tổng mức đầu tư hơn 522 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đầu kỳ dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn Km90 - Km108 và các cầu trên địa bàn tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai.

Dự án thuộc danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 1525 ngày 16/8/2021 với tổng mức đầu tư hơn 522 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án 2 được giao làm chủ đầu tư. Thời gian hoàn thành dự án trước năm 2025.

Dự án có chiều dài khoảng 18km, điểm đầu tại Km90+000, huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai; điểm cuối tại Km108+000, huyện Đắk Pơ. Đồng thời, dự án tiến hành xây dựng 3 cầu, gồm cầu Trắng 2 - Km24+650, Nước Xanh - Km36+645 và Đồng Xiêm - Km39+482 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Về quy mô, dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, một số đoạn tuyến qua khu đông dân cư nghiên cứu, mở rộng phù hợp điều kiện thực tế, khổ cầu bằng khổ nền đường.

Cũng trên Quốc lộ 19 đang nhộn nhịp thi công dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 dài hơn 243 km, qua địa phận tỉnh Gia Lai 171 km, địa phận tỉnh Bình Định 68 km được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 710/QĐ - TTg ngày 25/5/2017. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD (khoảng hơn 3.600 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia khoảng 2,1 triệu USD cho thiết kế kỹ thuật và 3,7 triệu USD vốn đối ứng trong nước. Dự án cũng được giao Ban Quản lý dự án 2 tổ chức quản lý và thực hiện.

Quốc lộ 19 tuyến giao thông huyết mạch có chiều dài hơn 240 km kết nối Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) tiếp giáp với Campuchia xuống cảng Quy Nhơn (Bình Định). Sau nhiều năm khai thác dưới áp lực lưu thông phương tiện lớn, các đoạn ngoài phạm vi đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT bị xuống cấp nghiêm trọng.

Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đánh giá, dự án cùng với các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 sử dụng vốn của WB khi hoàn thành là trục kết nối quan trọng giữa Bình Định và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án 2, tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra rà soát kỹ và triển khai ngay các thủ tục (nếu có) liên quan đến lập dự án đầu tư như báo cáo đánh giá tác động môi trường, khung chính sách giải phóng mặt bằng, thỏa thuận với địa phương, giám sát đầu tư cộng đồng… để bảo đảm điều kiện phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Đồng thời, rà soát quy mô, phạm vi đầu tư, xem xét các cấu phần trong tổng mức đầu tư để bảo đảm không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư được phê duyệt.

“Trường hợp vượt sơ bộ tổng mức đầu tư, Ban Quản lý dự án 2 nghiên cứu phương án chuyển 3 cầu thuộc tỉnh Bình Định sang đầu tư bằng nguốn vốn dư của WB trong dự án tăng cường kết nối khu vực Tây Nguyên”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng giao Vụ Kế hoạch đầu tư chủ trì cùng Ban Quản lý dự án 2 nghiên cứu khả năng sử dụng vốn dư dự án tăng cường kết nối khu vực Tây Nguyên để đầu tư 3 cầu nêu trên. Trường hợp cần thay đổi chủ trương đầu tư, cần thực hiện song song với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Với đoạn qua khu vực thị trấn Đăk Pơ, Thứ trưởng đề nghị cần rà soát kỹ quy hoạch của địa phương để đề xuất quy mô đầu tư cho phù hợp với hiện trạng dân cư, nguồn vốn đầu tư cũng như đồng bộ với các đoạn đô thị khác trên tuyến Quốc lộ 19 đầu tư, khai thác.

Cân nhắc việc đầu tư dải phân cách giữa trồng cây xanh tránh các phát sinh nguồn kinh phí duy tu trong quá trình khai thác. Đoạn Km92 đi qua hạ lưu đập hồ công viên thị trấn Đăk Pơ, tư vấn cần làm việc với cơ quan quản lý để đề xuất giải pháp thiết kế bảo đảm an toàn…

Nguồn bài viết: Gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nâng cấp cầu, đường trên Quốc lộ 19 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thụy Điển và Phần Lan muốn vào NATO, Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện

TTO - Ngày 15-5, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu yêu cầu Thụy Điển và Phần Lan ngừng hỗ trợ các nhóm khủng bố, đưa ra đảm bảo an ninh và dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, trong bối cảnh hai nước này muốn gia nhập NATO.

Thụy Điển và Phần Lan muốn vào NATO, Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Cavusoglu đã đưa ra những điều kiện trên giữa bối cảnh Thụy Điển và Phần Lan muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Phát biểu sau cuộc họp ngoại trưởng NATO tại Berlin (Đức), ông Cavusoglu cho biết ông đã gặp những người đồng cấp Thụy Điển và Phần Lan, và tất cả đều đang tìm cách giải quyết các mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ không đe dọa bất kỳ ai hoặc tìm kiếm đòn bẩy, nhưng phải lên tiếng về việc Thụy Điển chứa chấp các nhóm cực đoan người Kurd, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và Mỹ coi là một nhóm khủng bố.

Cũng trong ngày 15-5, Phần Lan đã xác nhận rằng họ sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO, và Thụy Điển dự kiến ​​sẽ có động thái tương tự.

Tuy nhiên, những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ra một trở ngại lớn, vì bất kỳ quyết định nào về việc mở rộng NATO đều cần có sự nhất trí của tất cả 30 quốc gia thành viên.

Ông Cavusoglu nói với các phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin: “Nhất thiết phải có những đảm bảo an ninh ở đây. Họ cần phải ngừng hỗ trợ các tổ chức khủng bố”.

Vị ngoại trưởng này nói thêm rằng lệnh cấm xuất khẩu của Thụy Điển và Phần Lan đối với một số hàng hóa trong lĩnh vực quốc phòng của họ sang Thổ Nhĩ Kỳ phải chấm dứt.

“Lập trường của chúng tôi là hoàn toàn cởi mở và rõ ràng. Đây không phải là một lời đe dọa, không phải là một cuộc đàm phán để chúng tôi tạo đòn bẩy cho lợi ích của mình”, ông Cavusoglu nói.

Ông Cavusoglu nhắc lại rằng Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã gia nhập NATO cách đây 70 năm, không phản đối chính sách mở của khối này.

Khi các cuộc thảo luận được nối lại ngày 14-5, Phó tổng thư ký NATO Mircea Geoana đã bày tỏ tin tưởng rằng những quan ngại của nước này sẽ được tháo gỡ.

Ông Geoana cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng và những quan ngại mà Ankara đưa ra cũng sẽ được giải quyết giữa các nước đồng minh và bạn bè.

Theo ông Geoana, nếu Thụy Điển và Phần Lan muốn gia nhập NATO thì khối cũng có thể hoan nghênh và tìm mọi cách để tạo sự đồng thuận chung trong khối về việc kết nạp thành viên mới.

Nguồn bài viết: Thụy Điển và Phần Lan muốn vào NATO, Thổ Nhĩ Kỳ ra điều kiện - Tuổi Trẻ Online

Ông Trump không tin tỉ phú Elon Musk còn muốn mua Twitter

TTO - Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump chê quyết định của tỉ phú Elon Musk rằng chỉ có kẻ đần mới mua lại Twitter với giá “nực cười” hàng chục tỉ USD. Tuần trước, tỉ phú Musk đã nói sẽ cho ông Trump mở lại tài khoản trên mạng xã hội này.

Ông Trump không tin tỉ phú Elon Musk còn muốn mua Twitter - Ảnh 1.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) cho rằng tỉ phú Elon Musk có thể đã rút lui khỏi thương vụ với Twitter nếu không vì mức phí chấm dứt hợp đồng - Ảnh: Wion

“Sẽ không có chuyện Elon Musk mua Twitter với giá nực cười như vậy”, ông Trump viết trên mạng xã hội TRUTH do ông thành lập. Cựu tổng thống Mỹ cho rằng bỏ 44 tỉ USD để mua Twitter là vô lý vì mạng xã hội này chủ yếu là các tài khoản bot (được lập trình sẵn) và spam.

Tuyên bố của ông Trump đưa ra sau khi tỉ phú Musk cuối tuần trước xác nhận đang tạm hoãn vụ thâu tóm Twitter cho đến khi ông xác nhận lại thông tin tỉ lệ tài khoản giả mạo hoặc spam có đúng là dưới 5% như mạng xã hội này tuyên bố hay không. Tuy nhiên ông khẳng định vẫn “cam kết” với thương vụ này, theo tạp chí Business Insider. Nếu “hủy kèo”, ông Musk sẽ phải trả mức phí chấm dứt hợp đồng lên đến 1 tỉ USD.

“Chỉ có kẻ đần mới mua Twitter với giá đó và Elon không phải như vậy. Ngoài ra, làm sao thương vụ này tiếp tục khi anh ta có thể đã mua cổ phần của mình một cách trái phép?”, Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Trump nhắc đến việc ông Musk đang đối mặt với đơn kiện về việc thu mua cổ phần của Twitter.

Theo đơn kiện, tỉ phú Mỹ đã trì hoãn việc công bố mua cổ phần của mình trong Twitter để tranh thủ mua thêm cổ phần với giá thấp trước khi đạt ngưỡng 9% và tuyên bố ý định mua lại mạng xã hội này.

Tuần trước, tỉ phú Musk đã nói ông sẽ cho phép cựu tổng thống Trump mở lại tài khoản trên Twitter sau hơn 1 năm ông bị cấm cửa trên mạng xã hội này và các mạng khác như YouTube, Instagram, liên quan đến vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ vào tháng 1-2021.

Tuy nhiên, ông Trump có vẻ không còn mặn mà với Twitter và đã từng tuyên bố không quay trở lại. “Theo ý kiến của tôi, TRUTH tốt hơn Twitter rất nhiều”, ông nói, tranh thủ quảng cáo cho mạng xã hội của mình.

Nguồn bài viết: Ông Trump không tin tỉ phú Elon Musk còn muốn mua Twitter - Tuổi Trẻ Online

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Tiền rẻ không còn, chứng khoán Việt Nam ‘trong chán ngoài thèm’

Khi tiền rẻ tiền dễ không còn, thị trường giảm điểm, nhiều nhà đầu tư trong nước bán chịu lỗ, trong khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, tuy khối lượng chưa lớn, tín hiệu của xu hướng “trong chán ngoài thèm”.

Đóng cửa phiên giao dịch 11/5, VN-Index tăng 7,97 điểm lên 1.301,53 điểm, HNX-Index tăng 3,02 điểm đạt 333,04 điểm, UPCoM-Index giảm 0,27 điểm về 98,79 điểm.

Tuy nhiên, thực tế thì thanh khoản vẫn ghi nhận sụt giảm mạnh, giá trị khớp lệnh trên HoSE cả phiên chỉ đạt 10.328 tỷ đồng, thấp nhất từ 31/12/2020.

Việc thanh khoản thấp phần nào phản ánh sự thận trọng từ phía mua, chưa quá hào hứng vì những lo ngại diễn biến bất ngờ của thị trường đã diễn ra trong những phiên trước.

Mirae Asset đánh giá thanh khoản đang suy giảm đáng lo ngại khi giá trị giao dịch bình quân tuần cuối tháng 4 chạm mức thấp nhất trong vòng 12 tháng.

Thay vì trông đợi với những phiên bùng nổ liên tục với giá trị giao dịch lên đến hàng tỷ USD như giai đoạn trước, nhà đầu tư có lẽ sẽ phải quen dần với mức thanh khoản thấp như hiện nay khi không còn môi trường tiền rẻ.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI cho biết: “Khi tiền rẻ tiền dễ không còn, thị trường giảm điểm, nhiều nhà đầu tư trong nước bán chịu lỗ, trong khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, tuy khối lượng chưa lớn, tín hiệu của xu hướng “trong chán ngoài thèm”, các tổ chức Quốc tế đánh giá tích cực về tương lai nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Hưng cũng chia sẻ về dự định ra nước ngoài tìm vốn cho thị trường, do “gần 3 năm Covid không ra ngoài chẳng gặp gỡ được ai trực tiếp, Singapore, Mỹ, Nhật, toàn những nơi nhiều tiền đang tìm cơ hội giải ngân!”.


Facebook cá nhân của ông Nguyễn Duy Hưng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên của SSI ngày 7/5, Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng cho hay thị trường chứng khoán có 2 chức năng là huy động vốn và tổ chức giao dịch tăng thanh khoản thị trường để nhà đầu tư mua bán.

Bản thân thị trường chứng khoán không sinh ra tiền nên có 2 chu kỳ. Chu kỳ thứ nhất là khi thị trường tiền rẻ được bơm vào thì ai chấp nhận rủi ro sẽ thu lời rất nhiều, khi tiền không còn rẻ thì những tài sản có khả năng sinh lời sẽ thành điểm quan trọng để thu lời trong thị trường tài chính.

Khi vốn trong nước trở nên đắt, thị trường giảm thì cơ hội cho dòng tiền nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu bán đắt có người mua đắt, tất cả phụ thuộc vào nhận định thị trường khác nhau của người mua, bán sẽ có giao dịch khác nhau.

Do đó, cơ hội năm 2022 là của những nhà đầu tư có dòng tiền không vay mượn, có thể mua các tài sản có thể sinh lời, như vậy an toàn hơn là đu đỉnh.

Ông Hưng cũng chia sẻ rằng không dự báo xu hướng ngắn hạn của thị trường vì người làm vĩ mô như ông không có năng khiếu. Cái ông quan tâm là nền tảng, cơ hội của thị trường.

Hiện những điều kiện biến đổi bên ngoài không kiểm soát được như Ukraina - Nga có thể chấm dứt chuỗi toàn cầu hoá, cắt đứt chuỗi cung ứng… Tuy nhiên rủi ro bên này là cơ hội của bên kia và chúng ta phải thích nghi.

Những biến đổi ngắn hạn có thể làm nhiều nhà đầu tư mất tiền, thua thiệt khi giao dịch, nhưng nếu nhìn nhận cơ hội dài hơn như nâng hạng thị trường, quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước… thì là cơ hội lớn, nhất là đối với SSI có thể vay nước ngoài rất lớn. Đó cũng là cơ hội của thị trường trong những năm tới.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng: Tiền rẻ không còn, chứng khoán Việt Nam

Thủ tướng: Việt Nam luôn tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, thành công tại Việt Nam…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Chip Kaye, Tổng giám đốc Warburg Pincus. Ảnh - VGP.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Chip Kaye, Tổng giám đốc Warburg Pincus. Ảnh - VGP.

Tiếp ông Charles Kaye, Tổng giám đốc Warburg Pincus - một trong những quỹ đầu tư tư nhân lâu đời nhất và lớn nhất trên toàn cầu sáng ngày 15/5 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, thành công tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao những hoạt động hợp tác kinh doanh có hiệu quả của Quỹ với các đối tác Việt Nam trong thời gian qua; cảm ơn sự hỗ trợ của Quỹ với công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua.

Lãnh đạo Warburg Pincus bày tỏ quan tâm tới chính sách giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam; trao đổi về kế hoạch mở rộng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam; cùng một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai các dự án, trong đó có dự án Hồ Tràm.

Ông Charles Kaye cũng cho rằng có 4 vấn đề mà các nhà đầu tư luôn quan tâm: Khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp nội địa; việc ổn định kinh tế vĩ mô; cơ sở hạ tầng; và khả năng đối thoại, trao đổi với các cơ quan chức năng.

Lãnh đạo Tập đoàn khẳng định về tổng thể, môi trường kinh doanh và kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định của Việt Nam thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên có nhiều điểm cần được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, như về cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, bản thân Thủ tướng từ khi nhậm chức “chưa từ chối một đề nghị đối thoại nào của doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, chưa quên trả lời bất cứ bức thư nào doanh nghiệp gửi tới”, ngay cả trong lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn nghiên cứu tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam và với mạng lưới khách hàng rộng lớn trên thế giới sẽ là cầu nối để đưa các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung đến đầu tư tại Việt Nam.

Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chuyển đổi công nghệ, thị trường vốn, chuyển đổi số, năng lượng, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và miền núi phía Bắc, phát triển các dự án hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng đề nghị hai bên phát huy kinh nghiệm hợp tác trong nhiều năm qua, triển khai các hoạt động hợp tác theo hướng giản tiện thủ tục hành chính, đi vào trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao hơn, tác động lan tỏa hơn.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, thành công tại Việt Nam.

“Tôi muốn giải quyết dứt điểm những băn khoăn của ngài, kể cả tại dự án cụ thể mà ngài nêu ra. Nếu ngài bước ra khỏi phòng này mà còn tiếp tục băn khoăn thì tôi còn băn khoăn hơn ngài. Nếu ngài còn tiếp tục băn khoăn, chúng ta có thể tiếp tục gặp nhau tại Hà Nội”, Thủ tướng chia sẻ và giao các cơ quan chức năng của Việt Nam trao đổi, giải quyết cụ thể các vấn đề với Tập đoàn này.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng cũng đã tiếp ông Brendan Duval, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Glenfarne chuyên về chuyển đổi năng lượng, thành viên Hội đồng Kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế của Mỹ (BCIU). Thủ tướng đã trao đổi, làm rõ một số nội dung liên quan tới quy hoạch điện VIII đang được xây dựng.

Thủ tướng cho biết, quy hoạch điện VIII chưa được ban hành là do phải điều chỉnh nhiều nội dung nhằm triển khai các cam kết về chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải tại Hội nghị COP26. Thủ tướng đề nghị Tập đoàn nghiên cứu đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Tập đoàn làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam, tránh các khâu trung gian, tránh mất thời gian và chi phí không cần thiết cho nhà đầu tư, chống tiêu cực, tham nhũng.

Nguồn bài viết: Thủ tướng: Việt Nam luôn tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Phần Lan chính thức quyết định gia nhập NATO

image

VTV.vn - Phần Lan đã chính thức thông báo quyết định sẽ nộp đơn gia nhập liên minh quân sự NATO.

Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), vừa kết thúc trong chiều tối 15/5 tại Berlin, đã hoan nghênh quyết định trên của Phần Lan.

Tổng thống và Thủ tướng Phần Lan cùng tuyên bố trong một cuộc họp báo chung rằng, Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO. Đây được coi là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Phần Lan, từ bỏ tôn chỉ trung lập, chuyển sang tham gia một liên minh quân sự.

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin nói: “Hôm nay, chúng tôi đã nhất trí một quyết định quan trọng. Chúng tôi hy vọng Quốc hội sẽ phê chuẩn quyết định xin gia nhập NATO trong những ngày tới”.

Tin tức trên được đón nhận một cách tích cực tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO. Phần Lan có quân đội hiện đại, tương thích với các tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, vẫn thường xuyên hợp tác quân sự với NATO. Thụy Điển cũng tỏ mong muốn gia nhập NATO nhưng chưa tuyên bố chính thức.

Phần Lan chính thức quyết định gia nhập NATO - Ảnh 1.

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. (Ảnh: AP)

Ông Antony Blinken, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, tuyên bố: “Nước Mỹ sẽ ủng hộ mạnh mẽ đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Chúng tôi từ lâu đã ủng hộ chính sách mở cửa của NATO và quyền của tất cả các quốc gia quyết định tương lai của chính mình, bao gồm chính sách và các thỏa thuận an ninh”.

Tuy nhiên, có hai vấn đề chưa tìm ra giải pháp. Thứ nhất là trong thời gian xem xét gia nhập, nếu Phần Lan bị tấn công, NATO không có “danh chính ngôn thuận” gì để hành động đáp trả. Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là thành viên NATO, đã phản đối do Phần Lan vẫn thể hiện quan điểm khoan hòa đối với một tổ chức chính trị mà Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Phần Lan và các nước NATO khác hy vọng thuyết phục được Thổ Nhĩ Kỳ từ nay cho tới khi Thượng đỉnh NATO diễn ra vào cuối tháng 6.

Ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư ký NATO, cho biết: “Nếu Phần Lan và Thụy điển quyết định gia nhập, đó sẽ là một thời khắc lịch sử. Tư cách thành viên của hai nước này trong NATO sẽ tăng cường an ninh chung của tất cả chúng ta”.

Khi Phần Lan trở thành thành viên NATO, nước Nga sẽ có thêm hơn 1.300 km đường biên nữa với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương. Lãnh đạo Nga tuyên bố, “Phần Lan từ bỏ chính sách trung lập là điều sai lầm”.

Theo một tuyên bố của Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto, thời điểm Phần Lan nộp đơn gia nhập NATO dự kiến là ngày 18/5 tới. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö vào ngày 15/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, việc Phần Lan gia nhập NATO có thể tác động tiêu cực đến quan hệ giữa Moscow và Helsinki.

Nguồn bài viết: Phần Lan chính thức quyết định gia nhập NATO | VTV.VN

Thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán

Ngày 16.5, Bộ Tài chính cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ thanh tra các tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty kiểm toán, tập trung vào các báo cáo tài chính (kiểm toán) có nhiều sai sót.

Báo cáo về tình hình thị trường chứng khoán, theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 4, chỉ số VN-Index đạt 1.366,8 điểm, giảm 8,4% so với cuối tháng trước và giảm 8,8% so với cuối năm 2021.

Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đạt 7,166 triệu tỉ đồng, giảm 7,7% so với cuối năm 2021, tương đương 85,3% GDP.

Về quy mô giao dịch, trong tháng 4, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.299 tỉ đồng/phiên, giảm 19% so với tháng trước. Tính chung từ đầu năm tới nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 29.924 tỉ đồng/phiên, tăng 12,5% so với bình quân năm trước.

Thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán - ảnh 1

Từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính cho biết sẽ khẩn trương thực hiện và rà soát vướng mắc, bất cập quy định pháp luật chứng khoán, các nghị định hướng dẫn luật Chứng khoán 2019. Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty kiểm toán được chấp thuận trên cơ sở kế hoạch đã được điều chỉnh; xử lý nghiêm vi phạm trên cơ sở kết quả giám sát.

“Thực hiện giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với các Sở Giao dịch chứng khoán có đánh giá, phân tích, tiến hành kiểm tra giao dịch đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm quy định; thực hiện giám sát hoạt động các công ty đại chúng. Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, chú ý đối với các doanh nghiệp có khách hàng có báo cáo tài chính sai lệch hoặc có nhiều sai sót”, Bộ Tài chính cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ này cũng khẳng định sẽ đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là phát hành không có tài sản bảo đảm; tiếp tục triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình và quy định pháp luật…

Ngoài ra, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; Nghị định về phát hành công cụ nợ của Chính phủ; Nghị định về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp…

Nguồn bài viết: Thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán

HoSE đang test hệ thống lô lẻ, có thể thực hiện ngay đầu tháng 6

HoSE đang test với các công ty chứng khoán và tuần sau sẽ hoàn tất. Ngay sau khi hoàn tất, đầu tháng 6 có thể sẽ giao dịch lô lẻ.

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Trao đổi trong chương trình Vấn đề hôm nay tối 16/5, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã chỉ đạo về việc giao dịch lô lẻ, HoSE đang test hệ thống với các công ty chứng khoán và tuần sau sẽ hoàn tất. Ngay sau khi hoàn tất, đầu tháng 6 có thể sẽ giao dịch lô lẻ.

Việc thị trường điều chỉnh thời gian vừa qua mà vấn đề dòng tiền không quá hào hứng với việc bắt đáy, theo ông Sơn, đầu tư vào cổ phiếu là đầu tư vào giá trị doanh nghiệp, số liệu thống kê quý 1/2022 cho biết, 86% doanh nghiệp niêm yết báo cáo có lãi, do đó ông Sơn khuyến nghị nhà đầu tư “tránh bán tháo một cách không cần thiết”.

Cũng theo ông Sơn, việc thanh tra, kiểm tra trên TTCK là việc làm thường xuyên, đây là trách nhiệm cơ quan quản lý. “Làm thị trường, mở rộng thị trường phải có kỷ cương và đây là việc làm thường xuyên, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Việc xử lý vi phạm là tốt cho thị trường, đây không phải là lý do có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư”, ông Sơn nói.

Liên quan đến việc công bố thông tin giao dịch tự doanh, ông Sơn cho biết, công bố thông tin mua bán theo từng ngày, từng mã cuối phiên giao dịch. Nguyên tắc thị trường chứng khoán công khai, minh bạch, càng công khai bao nhiêu càng tốt cho hoạt động của thị trường bấy nhiêu. Tất cả mọi người đều có thể tiếp nhận thông tin này trước 23/5.

Trong ngày 16/5, UBCKNN có công văn đề nghị SGDCK Việt Nam chỉ đạo HNX, HoSE công bố thông tin cuối ngày giao dịch về tổng khối lượng và tổng giá trị giao dịch mua, bán tự doanh đối với từng mã chứng khoán.

HoSE, HNX yêu cầu tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn từ năm (05) phiên liên tiếp trở lên phải báo cáo, công bố các thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu; SGDCK đồng thời công bố nội dung báo cáo giải trình của tổ chức niêm yết/tổ chức đăng ký giao dịch trên trang thông tin điện tử của SGDCK.

Nguồn bài viết: HoSE đang test hệ thống lô lẻ, có thể thực hiện ngay đầu tháng 6

Nhà đầu tư sẽ “soi” giao dịch tự doanh từ 23/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị SGDCK Việt Nam chỉ đạo HNX, HoSE công bố thông tin cuối ngày giao dịch về tổng khối lượng và tổng giá trị giao dịch mua, bán tự doanh đối với từng mã chứng khoán.
Nhà đầu tư sẽ “soi” giao dịch tự doanh từ 23/5

Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc công bố thông tin đối với giao dịch tự doanh.

Căn cứ báo cáo của các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) về tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK) thời gian qua, căn cứ quy định tại Điều 12 và khoản 2 Điều 37 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK, được sự chấp thuận của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị SGDCK Việt Nam chỉ đạo HNX, HoSE công bố thông tin cuối ngày giao dịch về tổng khối lượng và tổng giá trị giao dịch mua, bán tự doanh đối với từng mã chứng khoán.

HoSE, HNX yêu cầu tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn từ năm (05) phiên liên tiếp trở lên phải báo cáo, công bố các thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu; SGDCK đồng thời công bố nội dung báo cáo giải trình của tổ chức niêm yết/tổ chức đăng ký giao dịch trên trang thông tin điện tử của SGDCK.

Đề nghị các SGDCK tổ chức triển khai các giải pháp trên trước ngày 23/5/2022.

Trước đó, vào tháng 2, các công ty dữ liệu trên thị trường thông báo ngừng cung cấp dữ liệu tự doanh. Lý do được đưa ra là Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) dừng cung cấp gói dữ liệu tự doanh kể từ ngày 1/3.

Tuy nhiên, mới đây, trước biến động mạnh của thị trường, UBCKNN đã có động thái đầu tiên nhằm hỗ trợ thị trường ổn định, trấn an tâm lý nhà đầu tư khi yêu cầu công bố giao dịch tự doanh của CTCK, đổi cách tính giá thanh toán HĐTL VN30 ngày đáo hạn, yêu cầu các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch phải báo cáo, công bố thông tin liên quan khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn từ 5 phiên liên tiếp trở lên.

Nguồn bài viết: Nhà đầu tư sẽ “soi” giao dịch tự doanh từ 23/5

1 Likes

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan, làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tại New York

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui được tới thăm NYSE, sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường và bấm nút rung chuông kết thúc phiên giao dịch.

Thủ tướng trân trọng cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của ban lãnh đạo NYSE, mong NYSE quan tâm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả, bền vững ở Việt Nam, xây dựng thành công trung tâm tài chính quy mô khu vực; đồng thời hướng đến quan hệ đối tác bền vững, đôi bên cùng có lợi giữa NYSE và các đối tác Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng thực chất, hiệu quả.

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng sẽ chứng kiến lễ trao hai văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong đó, có văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán.

Nguồn: baodantoc

1 Likes

NYSE sẽ hỗ trợ nâng hạng thị trường Việt Nam

Tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng khiến lễ trao hai văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán.

Việt Nam quyết tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn

NYSE sẽ hỗ trợ nâng hạng thị trường Việt Nam

Chiều ngày 16/5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), dự tọa đàm bàn tròn với CEO của một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại NYSE.

Phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, những biến động của tình hình thế giới đang tác động đến kinh tế các nước, trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng ta cần cùng chung tay giải quyết các thách thức này. Thời gian qua, Việt Nam đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, các yếu tố như tỉ giá, lạm phát, lãi suất trong tầm kiểm soát. Việt Nam cần phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu theo hướng lành mạnh, bền vững.

Việt Nam cũng tập trung duy trì các cân đối lớn về thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu, năng lượng, an ninh lương thực, cung cầu lao động. Thủ tướng thông tin thêm về việc triển khai gói hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển với quy mô tương đương 4% GDP, tập trung vào 5 lĩnh vực: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh; đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Trong đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng vừa nhằm hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, vừa tạo việc làm, vừa thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra những biến đổi mang tính chiến lược và không gian phát triển mới cho đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh.

Sau hơn 35 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, năm 2021 đạt trên 362 tỷ USD (so với 4,2 tỷ USD năm 1986); GDP bình quân đầu người đạt gần 3.700 USD, tăng khoảng 26 lần so với năm 1990 (142 USD). Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, người dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vào tương lai ngày càng phát triển của đất nước.

NYSE sẽ hỗ trợ nâng hạng thị trường Việt Nam
Thủ tướng dự tọa đàm bàn tròn với CEO một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại NYSE - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện Việt Nam đang tập trung xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam xác định lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển, phát huy tối đa trí tuệ, năng lực, phẩm chất con người Việt Nam.

Về mục tiêu phát triển, đến năm 2025, Việt Nam sẽ là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay, Việt Nam phát huy mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dân, toàn diện và kêu gọi hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương. Việt Nam cũng đang tập trung vào 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế; xây dựng hệ thống hạ tầng; và phát triển nguồn nhân lực.

Thủ tướng cũng đánh giá, kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực và được nâng cấp lên quan hệ đối tác toàn diện từ năm 2013. Để thu hút đầu tư nước ngoài, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “chân thành, tin cậy, trách nhiệm”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa các bên.

Việt Nam đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và các cam kết quốc tế, trong đó có 15 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, trong đó có tất cả các nền kinh tế lớn nhất, phát triển nhất trên thế giới.

Thứ hai, Việt Nam tập trung phát triển hạ tầng chiến lược như hạ tầng chuyển đổi số (Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số), hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng y tế… để thu hút các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Thứ ba, Việt Nam xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định, giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả, trong đó, chuyển đổi số sẽ giúp giảm giao dịch trực tiếp, chống tiêu cực, phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. Một nhiệm vụ quan trọng khác là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, để người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam cũng đã kiểm soát dịch bệnh thành công, nhờ đó mà người dân trong nước và cả người nước ngoài được bảo đảm an toàn trước dịch bệnh, người nước ngoài được đối xử như người Việt Nam, trong đó các chuyên gia nước ngoài được ưu tiên. Việc kiểm soát dịch bệnh thành công cho thấy Việt Nam cũng có hạ tầng y tế tương đối bảo đảm và nhờ đó, chẳng hạn, người Mỹ có thể điều trị bệnh ngay tại Việt Nam mà không phải trở về nước.

Một lợi thế khác của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài là người lao động chịu khó, tuân thủ kỷ luật lao động và luật pháp.

Thủ tướng cho biết Việt Nam có quy hoạch phát triển với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trên tinh thần các ngành, nghề, lĩnh vực cần bổ sung cho nhau và phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam muốn xây dựng ngành công nghiệp chế tạo phát triển bền vững, trong đó định hướng phải làm chủ được các ngành luyện kim, cơ khí, đây là những ngành nền tảng; các ngành chế biến chế tạo vừa sản xuất hàng hóa tiêu dùng, vừa phục vụ các ngành khác; phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp y tế…

Trả lời câu hỏi của một số doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, trong quá trình phát triển, ngoài nguồn lực nhà nước, cần huy động nguồn lực của khu vực tư nhân và khu vực doanh nghiệp nước ngoài bằng việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác công tư. Việc phát triển công nghiệp phải dựa trên chuyển đổi công nghệ, bảo đảm phát triển theo chiều sâu, bảo vệ môi trường, xanh và bền vững.

Đại diện ngân hàng Deutsche Bank cho biết, vừa qua đã làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp niêm yết. Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho biết Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững, tuân thủ luật pháp. Trong đó, môi trường pháp lý là rất quan trọng, cần sự hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp để hoàn thiện. Trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ luôn bám sát tình hình, thích ứng với môi trường bên trong và bên ngoài để doanh nghiệp yên tâm, đồng thời định hướng cho doanh nghiệp.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng phải cố gắng vươn lên, tạo dựng uy tín trong nước và ngoài nước, chủ động học tập, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trên tinh thần “chân thành, tin cậy, trách nhiệm”. Doanh nghiệp cần nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam như Vietcombank, FPT, Vinfast đã có mặt tại Hoa Kỳ và rất cần sự hỗ trợ, hợp tác của các doanh nghiệp ở đây.

NYSE sẽ hỗ trợ nâng hạng thị trường Việt Nam

NYSE sẽ hỗ trợ nâng hạng thị trường Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gõ búa kết thúc phiên giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ngày 16/5 theo giờ địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng chứng kiến lễ trao hai văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán.

Thủ tướng cũng thực hiện nghi thức bấm nút rung chuông kết thúc phiên giao dịch trong sự chào đón nồng nhiệt của các nhà đầu tư với những tràng pháo tay kéo dài.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo NYSE đã thông tin về tình hình hoạt động của sàn, đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, trao đổi về những khả năng tăng cường hợp tác giữa hai bên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui được tới thăm NYSE, trân trọng cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của ban lãnh đạo NYSE; thông tin về tình hình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, cho biết Việt Nam đang tiến hành quyết liệt các biện pháp xử lý các sai phạm của một số ít các nhà đầu tư để bảo vệ đa số các nhà đầu tư làm ăn chân chính, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để thị trường phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng đề nghị NYSE quan tâm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả, bền vững ở Việt Nam, xây dựng thành công trung tâm tài chính quy mô khu vực; đồng thời hướng đến quan hệ đối tác bền vững, đôi bên cùng có lợi giữa NYSE và các đối tác Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng thực chất, hiệu quả.

Nguồn bài viết: NYSE sẽ hỗ trợ nâng hạng thị trường Việt Nam | Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Vì sao lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ khiến Mỹ và châu Âu lo sợ?

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng lương thực, sau khi lệnh cấm xuất khẩu Ấn Độ và một số quốc gia khác khiến cho vấn đề khan hiếm lương thực trên toàn cầu trở nên căng thẳng hơn…

Thu hoạch lúa mì ở Ấn Độ - Ảnh: BBC.

Cuối tuần vừa rồi, ngoại trưởng nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) cảnh báo rằng chiến tranh ở Ukraine đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng đói trên toàn cầu. Đó là bởi chiến tranh khiến Ukraine không thể xuất khẩu ngũ cốc, phân bón và dầu thực vật. Ngoài ra, chiến sự cũng phá huỷ mùa màng và cản trở việc gieo trồng vụ mới ở nước này.

Việc nguồn cung những mặt hàng trên trở nên thắt chặt đang làm khó nhiều quốc gia trên thế giới vì khiến giá tiêu dùng leo thang ngày càng mạnh. Một số nước, do muốn đảm bảo nguồn cung trong nước, đã áp lệnh hạn chế xuất khẩu. Chẳng hạn, Ấn Độ vào hôm thứ Bảy vừa rồi công bố cấm xuất khẩu lúa mì “để quản lý tình hình an ninh lương thực nói chung trong nước”.

“Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại”, ông Valdis Dombrovskis – quan chức phụ trách vấn đề thương mại của EU – nói với kênh CNBC về biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực của nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ.

“Chúng tôi đã nhất trí với Mỹ về hợp tác và phối hợp các giải pháp trong lĩnh vực này. Chiến tranh ở Ukraine và sự gia tăng giá lương thực do chiến tranh đang dẫn tới mối lo về an ninh lương thực, khiến nhiều quốc gia bắt đầu đặt ra các biện pháp hạn chế. Chúng tôi cho rằng đây là một khuynh hướng chỉ có thể khiến cho vấn đề thêm phần trầm trọng”, ông Dombrovskis phát biểu, đề cập đến những lệnh cấm như việc Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ hay Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì.

Việc đặt ra những biện pháp như vậy có thể đẩy giá hàng hoá cơ bản tăng cao, trong đó có giá lương thực. Đối với EU, đây là vấn đề lạm phát giá lương thực – ông Dombrovski giải thích.

Vào ngày thứ Hai (16/5), Mỹ và EU sẽ có các cuộc thảo luận tại Pháp về hoạt động của Hội đồng Thương mại và Kỹ thuật (TTC) song phương. Đây là cơ quan được thiết lập vào năm 2021 nhằm khôi phục quan hệ kinh tế và thương mại xuyên Đại Tây Dương sau những đòn thuế quan ăn miếng trả miếng và bất đồng gay gắt thời Tổng thống Mỹ Donald Trump giữa hai đồng minh lâu năm. Cải thiện chuỗi cung ứng lương thực dự kiến sẽ là một chủ đề của các cuộc thảo luận lần này.

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ được đưa ra sau khi một đợt sóng nhiệt kỷ lục gây sụt giảm sản lượng và đẩy giá lúa mì ở nước này tăng vọt. Dù áp lệnh cấm, Ấn Độ vẫn sẽ cung cấp lúa mì cho những nước có lời đề nghị từ chính phủ. Những lô lúa mì xuất khẩu đã có thư tín dụng (L/C) không thể thu hồi cũng vẫn được vận chuyển.

Giá lúa mì giao sau tại sàn Chicago Board of Trade của Mỹ đã tăng vọt sau khi Ấn Độ đưa ra lệnh cấm nói trên, từ mức dưới 1.200 cent/giạ lên xấp xỉ 1.250 cent/giạ. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đây có thể chỉ là phản ứng tức thời của thị trường và các nhà giao dịch cần có thêm thời gian để hiểu rõ chi tiết và ảnh hưởng thực sự của lệnh cấm.

Giá lúa mì ở Chicago Board of Trade tăng vọt sau khi có lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ. Đơn vị: cent/giạ.

Ai Cập, một trong những nước nhập khẩu nhiều lúa mì nhất thế giới, ngày 15/5 nói rằng các hợp đồng mua lúa mì giữa Chính phủ Ai Cập với phía Ấn Độ không nằm trong lệnh cấm. Gần đây, nước này đã nhất trí mua 500.000 tấn lúa mì từ Ấn Độ.

“Điều này có nghĩa là thế giới không mất hoàn toàn nguồn cung lúa mì xuất khẩu của Ấn Độ. Chẳng qua là dòng chảy thương mại thay đổi, và khối lượng xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ có thể giảm mà thôi”, nhà phân tích Dennis Voznesenski thuộc Rabobank nhận định.

Ngoài ra, theo ông Voznesenski, vụ thu hoạch lúa mì ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nga sẽ sớm bắt đầu, giúp giải toả tình trạng thắt chặt nguồn cung trên thị trường lúa mì vật chất và qua đó giúp giảm bớt áp lực lạm phát.

Tuy nhiên, động thái của Ấn Độ là một dấu hiệu quan trọng cho thấy các hợp đồng thuơng mại giữa chính phủ với chính phủ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, khi lương thực ngày càng được xem là một công cụ chính trị - vị chuyên gia nhấn mạnh. “Thay vì được bán cho người trả giá cao nhất, lúa mì sẽ được vận chuyển đến nơi mà chính phủ của nước bán mong muốn”, ông Voznesenski phát biểu.

Nguồn bài viết: Vì sao lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ khiến Mỹ và châu Âu lo sợ? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Kế hoạch gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan vấp phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ

TTO - Anh, Pháp, Canada ủng hộ sau khi chính quyền Thụy Điển theo gót Phần Lan tuyên bố quyết định nộp đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng phản đối.

Kế hoạch gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan vấp phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO - Ảnh: REUTERS

Ngày 16-5, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết “đa số (nghị sĩ) trong Quốc hội ủng hộ việc gia nhập NATO” sau cuộc tranh luận về chính sách an ninh.

“Chúng ta đang bước ra khỏi một kỷ nguyên và bắt đầu một kỷ nguyên mới”, Hãng tin AFP dẫn lời bà Andersson nói và cho biết Thụy Điển sẽ “sớm” thông báo đến NATO trong vài ngày tới.

Trước đó, ngày 15-5, Phần Lan đã chính thức công bố ý định gia nhập NATO. Phần Lan và Thụy Điển được cho là chuẩn bị nộp đơn gia nhập liên minh quân sự NATO trong tuần này.

Phản ứng sau đó, tổng thư ký NATO viết trên Twitter rằng: “Thụy Điển là một trong những đối tác thân cận nhất của chúng ta và sự gia nhập của nước này sẽ củng cố an ninh của khu vực Euro - Đại Tây Dương cũng như của Thụy Điển trong giai đoạn quan trọng”.

Anh cũng tuyên bố hoan nghênh Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn gia nhập NATO, cho rằng 2 quốc gia này nên được kết nạp “càng sớm càng tốt”. “Anh cực kỳ ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển tham gia NATO”, Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói.

Điện Élysée của Pháp thông báo sẽ “sát cánh” với 2 quốc gia Bắc Âu muốn tham gia NATO. “Những ai muốn thách thức sự đoàn kết của châu Âu bằng việc đe dọa hay tấn công chủ quyền của chúng tôi… phải hiểu rõ rằng Pháp sẽ sát cánh với Phần Lan và Thụy Điển”, Hãng tin Reuters dẫn thông báo viết. Tương tự, Canada cho biết muốn NATO nhanh chóng kết nạp Thụy Điển và Phần Lan.

Tuy nhiên, con đường gia nhập NATO của 2 nước trên vấp phải trở ngại lớn là sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc họp báo ngày 16-5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết Phần Lan và Thụy Điển không cần phải gửi phái đoàn đến Ankara để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ làm gì. “Chúng tôi sẽ không đồng ý cho những nước trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tổ chức an ninh NATO”, ông Erdogan nói. Thụy Điển trước đó đã ngừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2019 do hoạt động quân sự của nước này tại Syria.

Ông Erdogan cũng cáo buộc Phần Lan và Thụy Điển không có thái độ rõ ràng với khủng bố, thậm chí gọi Thụy Điển là “lò ấp” cho các tổ chức khủng bố. “Làm sao chúng ta có thể tin tưởng họ?”, ông nói.

Đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ cần sự đồng ý của tất cả 30 thành viên trong nhóm và quá trình phê duyệt có thể kéo dài đến 1 năm.

Ngày 16-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định việc Phần Lan và Thụy Điển quyết định tham gia NATO không phải là mối đe dọa trực tiếp với Nga, song cảnh báo việc khối này mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ của hai nước trên sẽ buộc Matxcơva phải có phản ứng.

Nguồn bài viết: Kế hoạch gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan vấp phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ - Tuổi Trẻ Online

Hàng trăm cổ phiếu tím trần, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất thế giới

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, 151 cổ phiếu trên HoSE tăng hết biên độ. Việc sắc tím bao trùm tới gần 30% cổ phiếu trên HoSE là điều rất lâu nhà đầu tư mới thấy.

Sắc xanh trụ vững trong phiên hôm nay, càng về cuối phiên càng tích cực, giúp VN-Index đóng cửa ở mức 1.228 điểm (tăng 56 điểm tương ứng 4,81%). Cổ phiếu tăng trần hàng loạt, nhiều mã trong số đó đã trống bên bán, nhà đầu tư vẫn kê lệnh “đu” giá trần.

Cổ phiếu vốn hoá lớn dẫn dắt thị trường, toàn bộ 30 mã VN30 tăng giá. VN30-Index tăng mạnh 64 điểm, 13 cổ phiếu tăng trần: BID, FPT, MSN, MWG, BVH, CTG, GVR, MBB, PLX, POW, TCB, VPB, STB. Các mã như SSI, HDB, TPB, VNM, GAS, KDH, ACB đều tăng trên 6%.

Các nhóm trụ cột, vốn hoá lớn như ngân hàng, bất động sản trở lại vai trò dẫn dắt thị trường. 26/27 cổ phiếu ngân hàng tăng giá, 9 mã tăng trần. Nhóm bất động sản ghi nhận “cơn mưa” cổ phiếu tăng trần, sắc đỏ bị đầy lùi. Tất cả cổ phiếu bất động sản, xây dựng, các nhóm liên quan như khu công nghiệp, vật liệu xây dựng… đều giao dịch rất tích cực.

Đáng chú ý, ở nhóm chứng khoán, số cổ phiếu tăng trần chiếm áp đảo, lên tới hơn 20 mã. Toàn bộ các mã chứng khoán trên HoSE tăng giá. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp, cổ phiếu chứng khoán giao dịch tích cực, nhiều mã có phiên thứ 2 liên tiếp tăng trần.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 56,42 điểm (4,81%) lên 1.228,37 điểm. HNX-Index tăng 8,39 điểm (2,73%) lên 315,44 điểm. UPCoM-Index tăng 2,69 điểm (2,89%) lên 95,89 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với hôm qua, giá trị khớp lệnh HoSE chỉ đạt 13.260 tỷ đồng. Thanh khoản kém khởi sắc, có phần lệch pha so với đà tăng của chỉ số, cho thấy phần nào tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Khối ngoại quay lại bán ròng hơn 27,7 tỷ đồng trên HoSE. Trong ngày cổ phiếu đồng loạt tăng mạnh, khối ngoại “ra hàng” lượng lớn cổ phiếu, khi bán ròng HPG (173 tỷ đồng), SSI (162 tỷ đồng), STB (140 tỷ đồng), VCB(100 tỷ đồng). Tuy nhiên, giá trị mua vào của khối ngoại không quá chênh lệch, khi mua ròng CTG, VNM, GMD, MSN,…

Khép lại phiên giao dịch hôm nay, chứng khoán Việt Nam ở vị trí tăng mạnh nhất thế giới, VN30-Index tăng hơn 5,3%.

Nguồn: Tiền Phong

1 Likes

HOSE lãi kỷ lục 2.500 tỉ đồng trong năm 2021

HOSE lãi kỷ lục 2.500 tỉ đồng trong năm 2021

Năm 2021, HOSE báo lãi trước thuế 2.536 tỉ đồng, tăng 267% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử hoạt động của đơn vị này.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Tự doanh CTCK tô thêm gam màu sáng trong phiên 17/5 khi mua ròng 156 tỷ đồng cổ phiếu

Tự doanh CTCK tô thêm gam màu sáng trong phiên 17/5 khi mua ròng 156 tỷ đồng cổ phiếu

  • Chủ tịch Tôn Nam Kim đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu NKG

Chủ tịch Tôn Nam Kim đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu NKG

  • VN-Index tăng mạnh nhất lịch sử, chứng khoán Việt Nam tốt nhất Châu Á trong phiên 17/5

VN-Index tăng mạnh nhất lịch sử, chứng khoán Việt Nam tốt nhất Châu Á trong phiên 17/5

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) cho biết, trong năm 2021, đơn vị này ghi nhận doanh thu lên tới 3.237,1 tỉ đồng, cao gấp 3 lần so với thực hiện năm 2020 và đạt 187% so với kế hoạch đã đề ra.

Trong đó, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ chiếm tới 92,23%, đạt hơn 2.985 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ của HOSE đạt 110,7 tỉ đồng, tăng trưởng 30,87%. Ở hướng ngược lại, doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 của HOSE có xu hướng giảm, đạt 51,3 tỉ đồng.

Tổng chi phí được HOSE hạch toán trong kỳ ở mức 701,3 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chủ yếu là chi phí giám sát thị trường, chiếm 70,6%. Được biết, đây là chi phí có sự biến động tỉ lệ thuận với doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán.

HOSE lãi kỷ lục 2.500 tỉ đồng trong năm 2021 - Ảnh 1.

Năm ngoái, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, chinh phục thành công ngưỡng 1.500 điểm – mức cao nhất trong 21 năm hoạt động của thị trường chứng khoán.

Không chỉ lọt tốp thị trường tăng trưởng mạnh nhất về mặt chỉ số, thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được cải thiện, với nhiều chỉ số tăng bằng lần so với năm 2020.

Cụ thể, khối lượng giao dịch bình quân ngày trên sàn HOSE năm 2021 đạt 766,75 triệu đơn vị, tăng 118% so với năm trước. Tương tự, giá trị giao dịch bình quân ngày trên sàn HOSE cũng tăng gấp 3 lần, lên mức 21.997 tỉ đồng.

Đáng chú ý, tổng lượng vốn mà các doanh nghiệp niêm yết huy động được qua các đợt phát hành thêm cổ phiếu trong năm trên sàn giao dịch này đạt tới 49.605 tỉ đồng, tăng gấp 5 lần về giá trị so với năm 2020.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến sôi động, năm 2021, HOSE báo lãi trước thuế 2.536 tỉ đồng, tăng 267% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của đơn vị này, vượt xa kế hoạch lãi trước thuế 648 tỉ đồng đã đề ra.

Đơn vị này hiện đang thử nghiệm hệ thống giao dịch lô lẻ với kỳ vọng sẽ triển khai ngay từ đầu tháng 6/2022. Cùng với đó, hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán (KRX) cũng được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ sớm được HOSE đưa vào vận hành./.

Nguồn bài viết: HOSE lãi kỷ lục 2.500 tỉ đồng trong năm 2021

Tự sản xuất được thức ăn chăn nuôi giữa “cơn bão” giá, bầu Đức vẫn thu lãi đậm từ heo BAPI - HAGL dù nhiều “đại gia” trong ngành đang gặp khó

i gia" trong ngành đang gặp khó

17-05-2022 - 15:53 PM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ1](javascript::wink:

BÁO NÓI - 3:53

![Tự sản xuất được thức ăn chăn nuôi giữa “cơn bão” giá, bầu Đức vẫn thu lãi đậm từ heo BAPI - HAGL dù nhiều “đại gia” trong ngành đang gặp khó](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/5/17/photo1652776843721-16527768439331589312375.jpeg “Tự sản xuất được thức ăn chăn nuôi giữa “cơn bão” giá, bầu Đức vẫn thu lãi đậm từ heo BAPI - HAGL dù nhiều “đại gia” trong ngành đang gặp khó”)

Đến nay, HAGL cho biết đang dần đưa thịt heo ra thị trường, mức tiêu thụ trung bình khoảng 400-500 con heo xuất chuồng mỗi ngày. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2 của HAGL sẽ tiếp tục lãi cao (doanh thu ước tính vượt ngàn tỷ) nhờ chủ động tự sản xuất thức ăn, trong đó quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu từ chuối chiếm từ 30-35 % giá thành.

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa có số ước tình hình kinh doanh tháng 4/2022 với doanh thu vào mức 348 tỷ đồng, LNST tương ứng đạt 105 tỷ đồng. Theo Công ty, không chỉ tình hình kinh doanh chuối đang khả quan (giá xuất đâu đó 12 USD/thùng 13 kg), mảng chăn nuôi heo của HAGL cũng đem về lợi nhuận lớn. Dù rằng, trong thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp chăn nuôi heo báo lỗ; nhiều hộ nông dân chăn nuôi heo nhỏ lẻ đối mặt nguy cơ giảm đàn cắt lỗ hoặc phải nghỉ nuôi do giá thức ăn liên tục tăng cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.

Theo một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản lượng thu hoạch hai loại nguyên liệu chính là bắp và đậu nành giảm do thời tiết không thuận lợi khiến giá thành tăng cao. Mặc khác, do ảnh hưởng cuộc chiến Nga – Ukraine, 2 quốc gia cung cấp nguồn nguyên liệu lớn của ngành thức ăn chăn nuôi tác động đến chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào.

Riêng HAGL, bất chấp ngành gặp khó khăn, nhờ tự chủ được 40% nguyên liệu cấu thành nên thức ăn chăn nuôi, mà cụ thể là chuối. Trong khi đó, thức ăn đang chiếm 65-70% tổng giá thành sản phẩm.

Đây cũng là lợi thế tuyệt đối trong mảng chăn nuôi heo của HAGL, sau thời gian dài thử nghiệm, các chuyên gia Công ty đã tìm ra công thức chế biến thức ăn cho heo với 40% thành phần là chuối, còn lại là bắp, đậu nành, vi chất, thảo mộc… giúp heo hơi của HAGL có giá thành thấp.

Được biết, HAGL đang trồng và khai thác 7.000 ha chuối. Mỗi buồng chuối trung bình đạt từ 25-30 kg, trong đó 10-15 kg đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, bầu Đức tận dụng những trái chuối thải loại để chế biến thành nguyên liệu nuôi heo.

Theo đó, chuối thải loại khoảng 200.000 tấn/năm sẽ là nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi heo, đáp ứng tiêu chí sản phẩm hữu cơ và đặc biệt chi phí giá thành gần như bằng 0.

Tự sản xuất được thức ăn chăn nuôi giữa cơn bão giá, bầu Đức vẫn thu lãi đậm từ heo BAPI - HAGL dù nhiều đại gia trong ngành đang gặp khó - Ảnh 1.

Song song với việc vận hành nhà máy chế biến thức ăn công suất 600 tấn mỗi ngày được phối trộn trên dây chuyền hiện đại và tự động hóa, HAGL cũng đã đưa vào hoạt động 5 dây chuyền sấy bột chuối làm nguyên liệu thức ăn cho heo; đồng thời đang tiến hành lắp đặt dây chuyền thứ 6.

Thử làm một phép so sánh nhỏ, giá thức ăn chăn nuôi heo trên thị trường hiện nay của một công ty lớn là 13.000 đồng/kg thì giá của HAGL chỉ 10.000 đồng/kg. Đây là lợi thế gần như tuyệt đối khó có doanh nghiệp nào có được, phía Công ty nhấn mạnh.

Một nguyên nhân khác, thương hiệu Heo ăn chuối BAPI HAGL đã và đang được thị trường đón nhận tích cực. Để thị trường trải nghiệm và tự đánh giá sản phẩm BAPI HAGL, Công ty đã:

(i) Đưa thịt heo ăn chuối vào các nhà hàng cao cấp, giới thiệu cho các đầu bếp nổi tiếng chế biến…

(ii) tặng cho 1.000 cổ đông HAGL mỗi người 4 kg thịt heo tươi dùng thử.

(iii) bán demo thịt heo BAPI một ngày tại thị trường Tp.HCM…

Đại đa số ý kiến phản hồi của người tiêu dùng, các bà nội trợ đều đánh giá thịt heo ăn chuối thơm, thịt nạt nhiều, mở không béo, có tính độc đáo, khác biệt. Tại Đại hội vừa qua, cổ đông cũng thẳng thắn gửi lời khen với bầu Đức về chất lượng và hương vị của thịt heo HAGL.

Ngoài ra, nhờ lợi thế sở hữu quỹ đất rộng lớn xa khu dân cư, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, khoảng cách địa lý và điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ thuận lợi cũng giúp HAGL kiểm soát được giá thành chăn nuôi thấp.

Đến nay, HAGL cho biết đang dần đưa thịt heo ra thị trường, mức tiêu thụ trung bình khoảng 400-500 con heo xuất chuồng mỗi ngày. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2 của HAGL sẽ tiếp tục lãi cao (doanh thu ước tính vượt ngàn tỷ) nhờ chủ động tự sản xuất thức ăn, trong đó quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu từ chuối chiếm từ 30-35 % giá thành.

Nguồn bài viết: Tự sản xuất được thức ăn chăn nuôi giữa "cơn bão" giá, bầu Đức vẫn thu lãi đậm từ heo BAPI - HAGL dù nhiều "đại gia" trong ngành đang gặp khó

1 Likes

Ba yếu tố để doanh nghiệp niêm yết thành công trên sàn chứng khoán nước ngoài

Để doanh nghiệp có thể niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán nước ngoài, Thủ tướng chia sẻ Nhà nước tạo cơ hội, môi trường, điều kiện để doanh nghiệp lớn mạnh; nhưng doanh nghiệp phải nỗ lực đáp ứng quy luật cung cầu, và cần thêm sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài…

Thủ tướng dự tọa đàm bàn tròn với CEO một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Ảnh - VGP.

Thủ tướng dự tọa đàm bàn tròn với CEO một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Ảnh - VGP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ nhiều nội dung quan trọng này khi tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), dự tọa đàm bàn tròn với CEO của một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại NYSE chiều ngày 16/5 (theo giờ địa phương).

BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, các yếu tố như tỷ giá, lạm phát, lãi suất trong tầm kiểm soát. Việt Nam cần phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu theo hướng lành mạnh, bền vững.

Lãnh đạo Amphenol Corporation, doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử cung cấp cho Boeing, Apple, Tesla… cho biết đang muốn chuyển sang sản xuất tại Việt Nam, đề nghị Thủ tướng thông tin thêm về các biện pháp của Chính phủ để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam đang tập trung vào 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế; xây dựng hệ thống hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Để thu hút đầu tư nước ngoài, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “chân thành, tin cậy, trách nhiệm”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa các bên.

Việt Nam đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và các cam kết quốc tế, trong đó có 15 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, trong đó có tất cả các nền kinh tế lớn nhất, phát triển nhất trên thế giới.

Thứ hai, Việt Nam tập trung phát triển hạ tầng chiến lược như hạ tầng chuyển đổi số (Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số), hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng y tế… để thu hút các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Thứ ba, Việt Nam xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định, giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả, trong đó, chuyển đổi số sẽ giúp giảm giao dịch trực tiếp, chống tiêu cực, phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. Một nhiệm vụ quan trọng khác là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, để người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam cũng đã kiểm soát dịch bệnh thành công, nhờ đó người dân trong nước và cả người nước ngoài được bảo đảm an toàn trước dịch bệnh, người nước ngoài được đối xử như người Việt Nam, trong đó các chuyên gia nước ngoài được ưu tiên. Một lợi thế khác của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài là người lao động chịu khó, tuân thủ kỷ luật lao động và luật pháp.

“KHÔNG GÂY PHIỀN HÀ, LO LẮNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ”

Cũng tại tọa đàm, đại diện Deutsche Bank cho biết vừa qua đã làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp niêm yết. Đại diện Deutsche Bank đặt câu hỏi: Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp để có thể niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán nước ngoài, trong đó có thị trường chứng khoán New York?

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng cho biết, Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững, tuân thủ luật pháp. Trong đó, môi trường pháp lý là rất quan trọng, cần sự hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp để hoàn thiện. Trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ luôn bám sát tình hình, thích ứng với môi trường bên trong và bên ngoài để doanh nghiệp yên tâm, đồng thời định hướng cho doanh nghiệp.

Thủ tướng chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ. Ảnh - VGP.

Thủ tướng chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ. Ảnh - VGP.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải cố gắng vươn lên, tạo dựng uy tín trong và ngoài nước, chủ động học tập, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trên tinh thần “chân thành, tin cậy, trách nhiệm”. Doanh nghiệp cần nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam như: Vietcombank, FPT, Vinfast, đã có mặt tại Hoa Kỳ và rất cần sự hỗ trợ, hợp tác của các doanh nghiệp ở đây.

“Tóm lại, thứ nhất Nhà nước tạo cơ hội, môi trường, điều kiện để doanh nghiệp lớn mạnh. Thứ hai, doanh nghiệp phải nỗ lực để tự lớn mạnh, đáp ứng quy luật cung cầu và thứ ba là sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ”, Thủ tướng khẳng định.

Trong khi đó, đại diện Goldman Suchs – tập đoàn quản lý quỹ đầu tư lớn hàng đầu thế giới muốn tìm hiểu kỹ hơn về định hướng chính sách về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, cũng như khả năng tiếp cận và sử dụng ngoại tệ.

Về vấn đề này, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải thiện hơn nữa điều kiện đầu tư vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng, minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng, tăng cường quản trị theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của một nước đang phát triển như Việt Nam không thể giống như Nhật, Mỹ hay Hàn Quốc. “Chúng tôi có những hạn chế về hạ tầng, cơ chế, chính sách, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên tiếp cận thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Điều này có lợi cho cả nhà đầu tư và cho Việt Nam. Tôi hay so sánh là một người lẽ ra gánh được 20 kg thì cố gắng nhiều cũng chỉ gánh được tới 25 kg chứ không thể gánh tới 50 kg được. Người còn yếu thì phải vậy thôi, phải đi từng bước thận trọng, mong các nhà đầu tư chia sẻ”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành mới nổi, như thị trường chứng khoán, chuyển đổi năng lượng, y tế, dược phẩm… Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, mang tính cạnh tranh, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và các cam kết tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. “Chúng tôi muốn tạo niềm tin và hiệu quả, cơ hội chắc chắn trong kinh doanh, không gây phiền hà, lo lắng cho các nhà đầu tư”, Thủ tướng nói.

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng chứng kiến lễ trao hai văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán.

Nguồn bài viết: Ba yếu tố để doanh nghiệp niêm yết thành công trên sàn chứng khoán nước ngoài - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Xuất khẩu gạo vào Asean: Cửa rộng nhưng vẫn vướng

Khu vực Asean được đánh giá là thị trường còn rất nhiều dư địa cho gạo Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu cần có chiến lược thâm nhập bài bản, linh hoạt với từng thị trường, xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho gạo Việt Nam…

Gạo Việt Nam có nhiều tiềm năng tại Asean

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), ASEAN là thị trường lớn với gần 700 triệu dân, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lối sống, khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, nên gạo của Việt Nam có nhiều tiềm năng tại thị trường này.

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU LỚN

Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines. Năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.

Mặc dù là nước sản xuất lúa gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Indonesia cũng được đánh giá là thị trường lớn của gạo Việt Nam. Diện tích canh tác lúa gạo của Indonesia năm 2021 là 10,41 triệu ha đạt 54,42 triệu tấn thóc, năng suất bình quân 5,22 tấn/ha.

Ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia, cho biết lượng gạo tiêu thụ bình quân ở Indonesia là 93kg/người/năm, với tổng nhu cầu 30,1 triệu tấn/năm.

Tuy là nước sản xuất lúa gạo nhưng nước này vẫn phải nhập khẩu gạo do phải đảm bảo lượng gạo dự trữ quốc gia, năng suất trồng lúa gạo của Indonesia thấp, giá thành cao, thu nhập mang lại cho người nông dân thấp nên họ không thiết tha với sản xuất lúa gạo…

Trong vài năm gần đây, lượng gạo nhập khẩu vào Indonesia tương đối ổn định. Năm 2019, nước này nhập khẩu 444.500 tấn, trị giá 184 triệu USD; năm 2020 là 356 nghìn tấn, 195 triệu USD và đến năm 2021 là trên 407 nghìn tấn, với trị giá 184 triệu USD.

Gạo nhập khẩu vào Indonesia chủ yếu từ Pakistan, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Trong đó Pakistan chiếm 31% sản lượng gạo nhập khẩu của Indonesia năm 2020, Việt Nam chiếm 24,9%, Thái Lan chiếm 24,8%.

Năm 2021, Ấn Độ cung cấp cho Indonesia là 215.380 tấn chiếm 52,8% tổng lượng gạo nước này nhập khẩu, còn Thái Lan chiếm 17%, Việt Nam 16,1%, Pakistan chiếm 12,8%. Ngoài ra, một lượng nhỏ gạo nước này nhập khẩu từ Myanmar.

Về cơ cấu, chủ yếu Indonesia nhập khẩu gạo chất lượng cao từ Việt Nam, Thái Lan, còn nhập từ Pakistan và Ấn Độ là gạo 100% tấm.

Với thị trường Malaysia, Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, bà Trần Lê Dung cho biết, Malaysia có 32,7 triệu dân, gạo được coi là lương thực chính. Nhưng nước này chỉ có 0,7 triệu ha trồng lúa gạo (diện tích ít nhất Đông Nam Á về trồng lúa gạo) nên không đáp ứng nhu cầu về cung cấp lúa gạo.

Gạo sản xuất tại Malaysia chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên hàng năm vẫn phải nhập trung bình 1 triệu tấn để tiêu dùng trong nước và dự trữ.

“Gạo Việt Nam chiếm vị trí quan trọng nhất trong sản lượng nhập khẩu gạo hàng năm của Malaysia. Số liệu thống kê của quốc gia Malaysia cho thấy, số lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng tăng cao. Năm 2018 gạo Việt Nam chiếm 26,3 lượng gạo Malaysia nhập khẩu, đến 2019 chiếm 44%, năm 2020 là 41,9%. Tuy nhiên sang 2021, gạo Việt Nam chỉ chiếm 23,1% do hợp đồng gạo với Việt Nam kết thúc và giá gạo Ấn Độ rẻ hơn”, bà Dung thông tin.

XÂY DỰNG, QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

Dù là các thị trường tiềm năng, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu gạo sang các nước ASEAN, nhưng trước mắt vẫn có những thách thức không nhỏ để giữ vững và mở rộng thị phần.

Đối với thị trường Indonesia, ông Cường cho biết nước này bảo hộ nền sản xuất lúa gạo trong nước nên có chính sách quản lý nhập khẩu gạo khá chặt chẽ, theo cơ chế cấp phép và giới hạn chủng loại gạo được phép nhập khẩu.

Các loại gạo nhập khẩu vào nước này là những loại trong nước chưa thể sản xuất hoặc không đáp ứng được như gạo chất lượng cao từ 0-5% tấm, gạo dành cho những người tiểu đường và gạo 100% tấm phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đó, gạo xuất sang Indonesia phải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn của nước này như quy định về hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật; đáp ứng quy định về hàm lượng tối đa các độc tố vi nấm… Đặc biệt, phải được kiểm nghiệm bởi 1 trong 10 phòng kiểm nghiệm Việt Nam đã được Indonesia phê duyệt.

Mặc dù gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Indonesia (top 3 trong những nước cung cấp gạo cho Indonesia), song theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian tới. Đó là chủ trương tự đảm bảo an ninh lương thực từ nguồn lúa gạo trong nước khiến nhu cầu nhập khẩu gạo có xu hướng sụt giảm.

Hơn nữa, Chính phủ Indonesia ngày càng thúc đẩy trồng lúa gạo thông qua việc xây dựng các vùng lúa chuyên canh, tập trung, phát triển và mở rộng hệ thống thủy lợi, xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu, đưa ra các chính sách khuyến khích nông dân trồng lúa như trợ cấp phân bón, phát triển nhiều giống lúa, đảm bảo đầu ra cho nông dân, hỗ trợ và khuyến khích nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp…

Ngoài ra là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa gạo Thái Lan và Việt Nam ở phân khúc gạo chất lượng cao trong bối cảnh nhập khẩu gạo của Indonesia sụt giảm.

“Nhận diện thương hiệu gạo của Việt Nam tại thị trường Indonesia chưa thực sự mạnh. Tại nhiều siêu thị của Indonesia, gạo Thái Lan đã có nhiều dấu hiệu nhận biết với người tiêu dùng nước này.

Tầng lớp trung lưu của Indonesia đông đảo, gần 60 triệu người, tương đương Hàn Quốc, Tây Ban Nha… nên nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao cũng ngày càng gia tăng trong bối cảnh khả năng cung ứng gạo chất lượng cao trong nước còn nhiều hạn chế. Các loại gạo thơm hay đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 hoàn toàn có khả năng gia tăng thị phần tại thị trường này.

Nhưng nhiều doanh nhân nhập khẩu gạo lớn chưa biết đến gạo chất lượng cao của Việt Nam như ST24, ST25. Do đó, trước sức ép cạnh tranh này, công tác quảng bá gạo Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nhiều”, ông Cường đề xuất.

Cùng quan điểm trên, bà Dung cho rằng, Công ty Bernas Berhad là doanh nghiệp độc quyền nhập khẩu gạo trắng dài của Việt Nam nhưng họ nhập theo container gạo thô, sau đó về nước đóng gói và dán nhãn mác dưới thương hiệu của họ. Vì thế, người tiêu dùng Malaysia chỉ biết đến thương hiệu gạo của Bernas Berhad mà không biết đó là gạo của Việt Nam. Đây là điểm bất cập cần được cải thiện.

Theo bà Dung, để người tiêu dùng biết đến gạo Việt Nam, cần đẩy mạnh quảng bá, truyền thông về gạo Việt. Hiện tại một số siêu thị Malaysia có hình thức gửi hàng mẫu tại các gian hàng. Doanh nghiệp sẽ mất phí thời gian đầu để giới thiệu hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý đến hình thức quảng bá này, bởi trong quá trình trưng bày, quảng bá, sản phẩm có nhiều người hỏi mua thì siêu thị sẽ nhập hàng, đồng thời các doanh nghiệp khác cũng sẽ quan tâm. Mặt khác, để đa dạng mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu gạo nếp vì nhu cầu tại Malaysia cũng rất cao.

Ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, lượng gạo của Việt Nam vào Singapore tăng đặc biệt với mặt hàng gạo tẻ trắng, năm 2021 tăng gần 30% so với năm 2020.

Trong 10 quốc gia xuất khẩu gạo vào Singapore năm 2021, Việt Nam vẫn duy trì ở vị trí thứ 3, sau Thái Lan và Ấn Độ. Gạo Việt Nam chiếm gần 26% thị phần, tuy nhiên so với vị trí số 1 là Thái Lan (36,46%) còn rất xa. Gạo Ấn Độ chiếm hơn 28% thị phần gạo nhập của Singapore.

Để cạnh tranh được với vị trí số 1 và số 2, các doanh nghiệp gạo Việt Nam cần rất cố gắng. Các doanh nghiệp Việt Nam đủ lớn có thể mở các chi nhánh hoặc công ty con tại Singapore để mở rộng và phát triển thị phần gạo Việt Nam.

Nguồn bài viết: Xuất khẩu gạo vào Asean: Cửa rộng nhưng vẫn vướng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới