Chứng sỹ săn tin!

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang “âm thầm” quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu

Trong khi VN-Index vẫn còn cách gần 17% so với đỉnh cao cũ, nhiều cổ phiếu cơ bản với tiềm năng tốt ghi nhận diễn biến tích cực, vượt xa mức phục hồi của VN-Index, thậm chí có mã đã bứt phá để thiết lập đỉnh giá mới.

VN-Index đang có những nhịp phục hồi sau chuỗi giảm điểm mạnh. Tuy nhiên, việc tăng hơn 50 điểm trong ba phiên gần nhất là chưa đủ để đưa thị trường thoát hoàn toàn khỏi xu hướng giảm. Chỉ số chính của TTCK Việt Nam hiện vẫn còn cách gần 17% so với đỉnh cao cũ 1.524,7 điểm thiết lập trong phiên 4/4.

Giữa áp lực bán vẫn đang thường trực, nhiều cổ phiếu cơ bản đã âm thầm trở về vùng đỉnh cũ, không những thu hẹp đáng kể mức giảm điểm mà có mã đã bứt phá lập đỉnh mới.

Đáng chú ý nhất là REE của REE Corp khi cổ phiếu này liên tục tăng điểm trong 3 phiên vừa qua, thậm chí tăng kịch trần trong phiên 25/5, sau đó tiếp tục tăng 4,49% để lên mức đỉnh lịch sử mới 83.800 đồng/cp. Vốn hóa theo đó lập kỷ lục 29.783 tỷ đồng, thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao trong bối cảnh thị trường chung giao dịch ảm đạm. Cũng cần nói thêm rằng mức đỉnh cũ vừa được REE thiết lập trong phiên 11/5, ngay giữa vòng xoáy bán tháo ồ ạt trên thị trường khi đó, đưa REE trở thành cổ phiếu vốn hóa tỷ đô hiếm hoi ngược dòng tăng tốt trong giai đoạn rung lắc mạnh.

Yếu tố giúp REE trở nên hấp dẫn được cho đến từ kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu thuần quý 1 tăng mạnh 73% so với cùng kỳ lên 2.045 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, REE lãi sau thuế hơn 955 tỷ đồng, gấp đôi so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Đồng thời, thông tin hỗ trợ khác là việc REE vừa tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:15, tương ứng phát hành thêm hơn 46 triệu cổ phiếu mới.

Mặt khác, hiện REE còn nằm trong rổ “kim cương” VNDiamond, cái tên được xem là thỏi nam châm hút vốn ngoại với tỷ trọng khá cao trên 8%.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 1.

Thị giá REE bứt tốc lập đỉnh mới chỉ sau nửa tháng

“Nữ hoàng” ngành cá tra là Vĩnh Hoãn (VHC) cũng vừa có phiên giao dịch khởi sắc. Thị giá có thời điểm rơi về vùng giá đỏ, tuy nhiên sau đó đã thành công trở lại tăng 1,5% và đóng cửa tại mức 102.000 đồng/cp, qua đó có thêm phiên thứ 4 tăng điểm tốt. Mức giá hiện tại của VHC đang tiến sát về vùng đỉnh cũ đạt được trong phiên 26/4 là 106.400 đồng/cổ phiếu, chỉ còn cách hơn 4%. Vốn hóa tương ứng đạt 18.700 tỷ đồng, tăng thêm gần 8% so với đầu tháng 4.

Tương tự REE, cổ phiếu VHC cũng được hỗ trợ tích cực đến từ nền tảng cơ bản với kết quả kinh doanh tăng trưởng. Doanh thu trong tháng 4/2022 đạt 1.651 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20% so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng, doanh nghiệp cá tra báo cáo tổng doanh thu 4.924 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, VHC đặt mục tiêu doanh thu thuần 13.000 tỷ đồng, tăng 44% và LNST 1.500 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và cũng là kế hoạch cao nhất kể từ khi niêm yết.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 2.

Thị giá VHC chỉ cách đỉnh cũ 4%, so với đầu tháng 4 thậm chí còn tăng gần 8%

Hai đại diện tiêu biểu của ngành cảng biển, vận tải biển là HAH và GMD cũng đang trên đà phục hồi tương đối tốt. Phiên 26/5, HAH giữ được sắc xanh 0,4% đến cuối phiên, dần thu hẹp khoảng cách với đỉnh cũ 87.500 đồng/cp thiết lập hồi đầu tháng. Như vậy, sau những phiên giảm mạnh, thậm chí giảm sàn khoảng giữa tháng 5, cổ phiếu HAH đang ghi nhận nhiều sự khởi sắc, vốn hóa thị trường đã phục hồi về sát ngưỡng 5.500 tỷ đồng.

Trong khi đó, GMD cũng có chuỗi tăng điểm 3 phiên liên tục trước khi điều chỉnh nhẹ 1,47% về mức 53.700 đồng/cp trong phiên 26/5. So với vùng đỉnh hồi đầu tháng 4, hiện thị giá GMD chỉ còn cách gần 8% giá trị, vượt xa mức phục hồi của VN-Index

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này đều đang tiếp tục đà tăng trưởng trong quý 1/2022. Đối với GMD, doanh thu thuần quý 1 tăng 28%, lên 879,9 tỷ đồng. Lãi sau thuế của công ty đạt 319,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần 86% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn tới, Gemadept sẽ triển khai mạnh các dự án đầu tư hạ tầng sau cảng và dịch vụ logistics khu vực phía Nam, từ đó gia tăng mạnh mẽ vị thế của Gemalink (thuộc khu vực cảng Cái Mép) như một trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực.

Đối với HAH, nhờ đầu tư thêm tàu trong bối cảnh giá cước vận tải nội địa và giá cho thuê tàu tăng mạnh giúp doanh thu và lợi nhuận của Hải An tăng trưởng tốt, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 199,9 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Đồng thời, lợi nhuận ghi nhận của các công ty liên kết cũng tăng mạnh so với cùng kỳ.

Chứng khoán ACB (ACBS) mới đây đã đánh giá hoạt động vận tải năm nay sẽ tiếp tục ổn định, khối lượng hàng hóa tăng khoảng 6%; khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt 750 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với năm 2021.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 3.

Hai cổ phiếu HAH và GMD đang “chực chờ” quay lại đỉnh cũ

Một cái tên cũng đang âm thầm tiến lên và sẵn sàng vượt đỉnh bất cứ lúc nào có thể kể đến là cổ phiếu đầu ngành hóa chất DGC. Cổ phiếu trong phiên hôm nay mặc dù giảm 1,58% xuống 224.900 đồng/cp, tuy nhiên cũng chỉ còn kém khoảng 12% so với đỉnh lịch sử thiết lập ngày 19/4 trước đó.

Năm 2022, DGC đạt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 12.117 tỷ đồng, tăng 26% và LNST dự kiến 3500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Công ty dự kiến sẽ phát hành hơn 200 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 2.000 tỷ đồng để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ là 117%. Ngoài ra, DGC cũng sẽ phát hành 8,55 triệu cổ phiếu ESOP (tỷ lệ 5%) với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 4.

Cổ phiếu DGC đang trên đà phục hồi sau vài phiên điều chỉnh

“Đại gia” ngành dược TRA dù đứng tại tham chiếu 94.900 đồng/cp khi kết phiên 26/5, nhưng vẫn trên đà tiến gần hơn tới việc trở lại nhóm cổ phiếu thị giá “ba chữ số”, đồng thời chỉ còn đỉnh cao cũ hơn 8% (103.500 đồng/cp vào phiên 15/4). Vốn hóa thị trường hiện tương ứng đạt 3.934 tỷ đồng, tăng 12% sau chưa khoảng 3 tháng.

Đà tăng của cổ phiếu TRA được hỗ trợ bởi thông tin lãi lớn trong quý 1 khi doanh thu thuần Traphaco đạt 624 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021, nhờ đó lợi nhuận sau thuế đạt 89 tỷ đồng tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Biên lãi gộp quý 1 tiếp tục neo ở mức cao, ghi nhận 52,4%, đồng nghĩa TRA bán thuốc 2 đồng, thu về 1 đồng tiền lãi (chưa tính đến chi phí phát sinh khác như bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, thuế…).

Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá chuỗi sản xuất xanh sẽ hỗ trợ Traphaco giữ vững vị thế dẫn đầu trong đấu thầu thuốc Đông Y nhóm 1 vào các cơ sở khám chữa bệnh. Trong tương lai, TRA sẽ tiếp tục công tác R&D cho các sản phẩm chủ lực (Boganic, Cebraton, Tottri) cũng như thử nghiệm các sản phẩm khả thi mới phù hợp yêu cầu thị trường.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 5.

Thị giá TRA đi ngược xu hướng chung khi bứt phá 12% sau hơn 3 tháng

Đánh giá gần đây của Lumen Vietnam Fund cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chờ những tín hiệu tích cực để phục hồi. Mức độ phục hồi sẽ không quá nhanh song sẽ lành mạnh hơn những đợt điều chỉnh trong quá khứ khi có động lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp niêm yết có nền tảng cơ bản tốt và tiềm năng tăng trưởng đột phá.

Hầu hết các dự báo vẫn đang đồng thuận cho rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng trưởng 18% đến 20% trong năm 2022. Chiếu theo kịch bản này, mức P/E dự phóng năm 2022 là 10,7 lần. Định giá này, theo Lumen Vietnam Fund, đang vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư theo trường phái dài hạn.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 6.

Nguồn bài viết: Nhiều cổ phiếu cơ bản đang "âm thầm" quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký thoái toàn bộ vốn Yeah1

image

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 đăng ký bán toàn bộ hơn 4 triệu cổ phiếu YEG từ ngày 1/6 đến 10/6.Phương thức giao dịch là thỏa thuận/khớp lệnh.

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 (HoSE:YEG) đăng ký bán toàn bộ hơn 4 triệu cổ phiếu YEG theo phương thức giao dịch thỏa thuận/khớp lệnh từ ngày 1/6 đến 10/6.

Trước đó, đầu năm nay, ông Tống đã bán 3,7 triệu đơn vị YEG, giảm lượng sở hữu từ 7,7 triệu cổ phần (tỷ lệ 24,7%) xuống 4 triệu cổ phần (tỷ lệ 12,9%) theo phương thức thỏa thuận. Số lượng cổ phiếu này bằng số cổ phần bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát thông báo đã mua trong cùng ngày. Sau giao dịch, bà Phương trở thành cổ đông lớn với 4,5 triệu cổ phần, tương đương 14,3% vốn.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu YEG kết phiên giao dịch ngày 26/5 tại mức 16.600 đồng/cp, giảm 46,5% so với mức đỉnh 31.000 đồng/cp đầu tháng 3.

yeg-2022-05-27-08-07-25-165361-9772-4660-1653614666

Về Tập đoàn Yeah1, kết thúc quý I, doanh thu thuần giảm 76,6% còn 67,5 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 839,9 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 47,9 tỷ đồng. Đơn vị lý giải mức tăng trưởng lợi nhuận này là do thu nhập khác từ việc thắng vụ kiện pháp lý với một bên đối tác nước ngoài hơn 17 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ghi nhận ở mức 872,2 triệu đồng, cùng kỳ lỗ 45,6 tỷ đồng. Năm nay, kế hoạch kinh doanh đơn vị đặt ra bao gồm doanh thu hợp nhất 588 tỷ đồng, giảm 46% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 24,7 tỷ đồng, tăng 25%. Theo đó, kết thúc 3 tháng đầu năm, doanh thu đạt 11,5% còn lợi nhuận hoàn thành 3,5% kế hoạch năm.

Nguồn: NDH

HAGL lập công ty bán heo ăn chuối, tham vọng có 5.000 cửa hàng phân phối trên cả nước

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, bầu Đức đã hé lộ HAGL sẽ bắt tay với đối tác để lập công ty chuyên phân phối thịt heo BAPI trên cả nước với số lượng cửa hàng dự kiến là 5.000 theo hình thức nhượng quyền.

Cổ đông HAGL được nhận thịt heo và chuối khi tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022. (Ảnh: Minh Hằng).

Hội đồng quản trị CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) vừa thông qua việc thành lập CTCP BAPI Hoàng Anh Gia Lai với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó HAGL sẽ góp 27,5 tỷ, tương ứng 55% vốn.

Công ty mới này có địa chỉ tại 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn thực phẩm. Bà Nguyễn Thị Huyền được cử làm người đại diện phần vốn góp tại công ty con này.

Trước đó vào tháng 3, HAGL đã tung sản phẩm thịt heo thương hiệu BAPI ra 16 cửa hàng ở TP HCM đồng thời gửi tặng 1.000 cổ đông ở TP HCM, Hà Nội và Gia Lai mỗi người 4 kg thịt để trải nghiệm sản phẩm.

Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, tức “bầu” Đức cũng khẳng định chất lượng thịt heo của HAGL khác biệt so với thị trường khi con heo được ăn chuối (do công ty trồng), đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật…

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã hé lộ về tham vọng thịt heo mang thương hiệu BAPI khi dự kiến xây dựng thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt, trong đó bao gồm hai cụm chuồng trại tại Lào và hai cụm chuồng trại tại Campuchia, nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 cụm với công suất hơn 1 triệu con heo thịt mỗi năm từ mức 400.000 con/năm của năm 2021.

Riêng tháng 7 tới, công ty sẽ khởi công nhà máy giết mổ heo công suất 3.000 con/ngày tại Gia Lai. Ông Đoàn Nguyên Đức cũng cho biết sẽ phối hợp với đối tác xây dựng nhà máy giết mổ và mở chuỗi cửa hàng bán thịt heo thương hiệu BAPI theo phương thức nhượng quyền. Mục tiêu số lượng cửa hàng trên cả nước là 5.000, chuyên bán các sản phẩm của HAGL như chuối, thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo.

Logo thương hiệu heo của HAGL. (Ảnh: HAGL).

Quý I vừa qua, HAGL đem về 803 tỷ đồng doanh thu, gấp 3 lần doanh thu đạt được kỳ trước. Trong đó doanh thu bán heo đạt 194 tỷ đồng và lợi nhuận gộp từ bán heo đạt 64 tỷ. Theo kỳ vọng, mảng heo dự kiến đem về 1.500 tỷ đồng doanh thu với lãi gộp 450 tỷ đồng trong năm 2022.

Vì sao Diamond ETF vượt trội hầu hết quỹ đầu tư bất kể thị trường nắng hay mưa?

(Tổ Quốc) - Các cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của VNDiamond như MWG, FPT, PNJ hay REE đều là những cái tên đầu ngành “hot” như công nghệ, bán lẻ, năng lượng và có khả năng tăng trưởng được đánh giá cao.

Trong làn sóng nhà đầu tư mới đổ bộ vào chứng khoán, câu hỏi “mua gì” vẫn luôn là điều được quan tâm nhất. Với hầu hết “tay chơi” mới, việc tìm kiếm cổ phiếu để mua giữa một rừng hàng nghìn mã trên thị trường không hề dễ dàng và xác suất mua phải hàng kém chất lượng là khá cao.

Không chỉ trong thị trường gấu, ngay cả trong uptrend, tài khoản của nhà đầu tư vẫn có thể giảm nếu mua nhầm cổ phiếu “yếu” hoặc tệ hơn thế. Bên cạnh đó, việc phải thường xuyên theo dõi thị trường với nhiều nhà đầu tư không chuyên cũng ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả công việc chính của họ. Trước những khó khăn đó, đầu tư vào ETF có thể là một giải pháp đáng được cân nhắc.

Vậy ETF là gì? Làm thế nào để mua được chứng chỉ ETF?

ETF (Exchange Traded Fund) là quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể. Danh mục của ETF gồm một rổ chứng khoán có thành phần như chỉ số mà nó mô phỏng và được cơ cấu theo thời gian định trước tương ứng với sự mô phỏng của chỉ số (thường là hàng quý). Nhà quản lý ETF không cần liên tục tái cơ cấu danh mục của quỹ mà chỉ cần bám sát theo rổ chứng khoán của chỉ số mục tiêu.

Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều quỹ ETF mô phỏng các bộ chỉ số, có thể kể tới như các quỹ mô phỏng chỉ số VN30 (VFMVN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, MAFM VN30 ETF), mô phỏng chỉ số Diamond (VFMVN Diamond ETF), mô phỏng chỉ số VNFinLead (SSIAM VNFinLead ETF), mô phỏng chỉ số VNX50 (SSIAM VNX50), mô phỏng chỉ số VN100 (VinaCapital VN100 ETF)…

Chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch như cổ phiếu thông thường

Các quỹ ETF kể trên đều do các tổ chức uy tín như Dragon Capital, VinaCapital, Mirae Asset, SSI,… quản lý và có sự giám sát của các ngân hàng, Uỷ ban Chứng khoán, vì thế nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư với rủi ro gần như bằng không.

Các quỹ ETF có danh mục và biến động gần như tương đồng với các chỉ số mà nó mô phỏng và hiện đều niêm yết trên HoSE với biên độ dao động trong phiên tương ứng /- 7%. Nhà đầu tư cá nhân có thể mua trực tiếp chứng chỉ quỹ ETF trên sàn chứng khoán tương tự như mua cổ phiếu thông thường. Tuy nhiên, ETF sẽ không chia cổ tức cho nhà đầu tư mà luôn tái đầu tư để bám sát chỉ số mô phỏng.

Nếu nhà đầu tư lo ngại danh mục các quỹ ETF quá rộng sẽ đi kèm với nhiều cổ phiếu kém chất lượng lọt vào danh mục cũng có thể yên tâm bởi các chỉ số mô phỏng sẽ cơ cấu định kỳ (tương ứng là các lần cơ cấu định kỳ của quỹ ETF), loại bỏ các cổ phiếu không đáp ứng đủ tiêu chí và thêm mới các cổ phiếu đạt tiêu chí. Ngoài ra, việc ETF sở hữu danh mục nhiều cổ phiếu cũng giúp giảm thiểu rủi ro “bỏ trứng vào một rổ”, đảm bảo tiêu chí an toàn cho nhà đầu tư.

Cái tên nào đang là hàng “hot”?

Trên thực tế, việc cố đánh bại thị trường là điều không dễ dàng với phần lớn nhà đầu tư, ngay cả với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư nếu muốn đầu tư chứng khoán với niềm tin thị trường sẽ tăng trưởng thì có thể lựa chọn ETF để nắm giữ, khi đó sẽ không bị rơi vào tình cảnh “chỉ số tăng, tài khoản giảm”.

Mặt khác, cần lưu ý rằng khi thị trường liên tục giảm mạnh như giai đoạn từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5 vừa qua, rất khó có thể đòi hỏi các ETF đi ngược xu hướng. Và thực tế cho thấy, các ETF đều có hiệu suất âm nếu tính từ đầu năm. Trong đó, Vaneck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) là cái tên “tệ” nhất với hiệu suất âm 26% tính tới thời điểm 25/5.

Vì sao Diamond ETF vượt trội hầu hết quỹ đầu tư bất kể thị trường nắng hay mưa? - Ảnh 2.

Hàng loạt quỹ ETF có hiệu suất âm trong khi chỉ có DCVFM Diamond ETF sắp “về bờ”

Nhiều quỹ ETF khác như Xtrackers FTSE Vietnam ETF Swap UCITS ETF, Global X MSCI Vietnam Fund, Premia MSCI Vietnam ETF, VinaCapital VN100 ETF cũng đều có hiệu suất âm trên 20%. Phần lớn các cái tên còn lại có hiệu suất âm trên 10% trong khi chỉ duy nhất DCVFM Diamond ETF sắp “về bờ” sau cơn giông bão vừa qua.

Thực tế, kể từ khi ra mắt vào tháng 5/2020 đến nay, chứng chỉ quỹ FUEVFVND của DCVFM Diamond ETF vẫn luôn nằm trong top có hiệu suất tốt nhất thị trường và đương nhiên vượt trội hơn nhiều so với các chỉ số quan trọng như VN-Index hay VN30 trong cùng thời kỳ. Không quá khi cho rằng, Diamond ETF vừa có thể là mũi tấn công trong uptrend lại vừa là nơi trú ẩn an toàn trong xu hướng giảm.

Vì sao Diamond ETF vượt trội hầu hết quỹ đầu tư bất kể thị trường nắng hay mưa? - Ảnh 3.

FUEVFVND luôn vượt trội so với VN-Index và VN30 kể từ khi ra mắt

Danh mục gồm nhiều viên kim cương hút vốn ngoại

Về cơ bản, đầu tư vào ETF có thể coi như gián tiếp rót tiền vào một danh mục gồm nhiều cổ phiếu thành phần. Nhà đầu tư chỉ cần mua 1 lô ETF (100 chứng chỉ ETF) đồng nghĩa với việc đầu tư vào nhiều doanh nghiệp trong danh mục quỹ (VN30 có 30 cổ phiếu, VNDiamond có 13 cổ phiếu, VNX50 có 50 cổ phiếu, VN100 có 100 cổ phiếu)…

Điều này đặc biệt có ý nghĩa với nhà đầu tư nước ngoài bởi thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cổ phiếu chất lượng nhưng khó tiếp cận bởi giới hạn room ngoại. Với Diamond ETF, nhà đầu tư ngoại đã có thể gián tiếp đầu tư vào các cổ phiếu “kín room” mà không phải thỏa thuận ngoài sàn kèm khoản premium lớn đến hàng chục % như trước đây. Do đó, nhiều quỹ ngoại như Pyn Elite Fund, CUBS ETF hay các nhà đầu tư tại Hàn Quốc, Thái Lan đã không ngần ngại đổ hàng nghìn tỷ đồng vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND thời gian qua.

Diamond ETF hút ròng hàng nghìn tỷ đồng từ đầu năm

Tính từ đầu năm đến nay, DCVFM VNDiamond ETF đã hút ròng hơn 3.100 tỷ đồng và là một trong những quỹ ETF đóng góp lớn nhất trong việc kéo khối ngoại trở lại thị trường Việt Nam. Trước đó trong năm 2021, dòng tiền đổ vào Diamond ETF cũng lên đến 3.247 tỷ đồng. Dòng vốn đổ vào quỹ ETF này thời gian qua có đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư Thái Lan khi DR Diamond ETF (chứng chỉ lưu ký bảo đảm bằng chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF) được phát hành và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET).

Bên cạnh mức định giá hấp dẫn của thị trường Việt Nam nhờ vĩ mô ổn định và tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết, DCVFM VNDiamond ETF còn có sức hút riêng nhờ danh mục tham chiếu chất lượng. Cụ thể, VNDiamond là chỉ số hiện bao gồm 18 cổ phiếu đáp ứng điều kiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ít nhất 95% trong đó MWG, FPT, REE, PNJ… là những cái tên có tỷ trọng lớn nhất.

Các cổ phiếu trên là những thỏi nam châm hút vốn ngoại, thậm chí không quá khi cho rằng “nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua 100% ngay trong đêm nếu được phép”. Đây đều là cổ phiếu đầu ngành trong các lĩnh vực “hot” như công nghệ, bán lẻ, năng lượng cùng khả năng tăng trưởng được đánh giá cao. Không chỉ khối ngoại, MWG, FPT, PNJ hay REE còn có sức hấp dẫn lớn cả với nhà đầu tư trong nước và dễ hiểu khi các cổ phiếu này đều có mức tăng vượt trội so với VN-Index từ đầu năm.

Vì sao Diamond ETF vượt trội hầu hết quỹ đầu tư bất kể thị trường nắng hay mưa? - Ảnh 5.

Các cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong VNDiamond đều tăng trưởng vượt trội VN-Index từ đầu năm

Nguồn bài viết: Vì sao Diamond ETF vượt trội hầu hết quỹ đầu tư bất kể thị trường nắng hay mưa?

SSI Research: Các quỹ ETF ngoại sẽ loại FLC, VGC và APH trong kỳ cơ cấu quý II

SSI Research dự kiến hai mã FLC và VGC sẽ bị loại khỏi danh mục quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF (chỉ số cơ sở MSCI Frontier and Emerging Markets Select Index). Bên cạnh đó, FTSE Vietnam Index có thể loại cổ phiếu APH khỏi rổ chỉ số.

Trên thị trường, các quỹ ETF ngoại sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục kỳ quý II/2022. Hai nhóm chỉ số của FTSE và MVIS sẽ hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 17/6 trong khi các chỉ số thuộc MSCI có lịch cơ cấu sớm hơn, vào ngày 31/5.

(Nguồn: CTCP Chứng khoán SSI).

Hiện MSCI đã công bố kết quả danh mục quý II với chỉ số tham chiếu MSCI Frontier Markets Index (nhóm large/mid cap) thêm 6 cổ phiếu là DIG, DGC, KDH, DPM, SSI, VND.

Trong khi đó, MSCI Frontier Markets Smallcap Index thêm 12 cổ phiếu là BCG, BWE, CEO, FRT, IDC, NLG, PC1, SCS, ITA, HUT, CTR, VIX và loại ra 8 cổ phiếu là DIG, DGC, FLC, KDH, DPM, SSI, VGC, VND, trong đó 6 cổ phiếu được nâng lên nhóm large/mid cap.

Quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF (chỉ số cơ sở MSCI Frontier and Emerging Markets Select Index) hiện có tổng tài sản 403 triệu USD. Trong đó, các cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất với 26,1% danh mục với 42 cổ phiếu.

SSI Research dự kiến hai mã FLC và VGC sẽ bị loại khỏi danh mục quỹ. Ngược lại, 6 cổ phiếu DIG, DGC, KDH, DPM, SSI, VND đã có sẵn trong danh mục nên tác động sẽ không nhiều trong khi một số trong 12 cổ phiếu thuộc nhóm small cap có thể được thêm vào danh mục.

Cơ cấu danh mục của FTSE Vietnam Index và FTSE Vietnam Swap UCITS ETF. (Nguồn: CTCP Chứng khoán SSI).

Với FTSE Vietnam Index, dựa trên số liệu chốt ngày 23/5, SSI Research dự báo, các mã SHB, NLG, VHC có thể được thêm vào chỉ số do đã đạt đủ các yêu cầu của chỉ số. Ngược lại, cổ phiếu APH có thể bị loại do không duy trì được giá trị vốn hóa yêu cầu. Giả định với các thay đổi như trên, danh mục chỉ số sẽ bao gồm 31 cổ phiếu.

Tổng tài sản quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF tại ngày 23/5 đạt 275 triệu USD. Ước tính quỹ này sẽ mua mới 7 triệu cổ phiếu SHB, 1,6 triệu cổ phiếu NLG, 724 nghìn cổ phiếu VHC và mua thêm 2,57 triệu cổ phiếu VND.

Cơ cấu danh mục cảu MVIS Vietnam Index và VanEck Vectors VietNam ETF. (Nguồn: CTCP Chứng khoán SSI).

Với MVIS Vietnam Index, dựa trên số liệu cập nhật ngày 23/5, SSI Research dự báo ORS, APH có thể bị loại khỏi chỉ số do không thỏa mãn điều kiện về vốn hóa và không có cổ phiếu nào được thêm.

Giả định với 2 cổ phiếu bị loại như trên, danh mục chỉ số MVIS Vietnam Index sẽ có 51 cổ phiếu, trong đó có 37 cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam và 14 cổ phiếu nước ngoài có liên quan.Tổng giá trị tài sản của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF tại ngày 23/5 đạt 404 triệu USD.

Ước tính tỷ trọng danh mục mới sẽ bán bỏ toàn bộ APH và ORS. Ngược lại, quỹ sẽ mua thêm 2,4 triệu cổ phiếu VIX; 2,9 triệu cổ phiếu POW; 1,7 triệu cổ phiếu NVL; 2,3 triệu cổ phiếu VND và các cổ phiếu còn lại cũng được mua vài trăm nghìn cổ.

Nguồn: Vietnambiz

Các ngân hàng đồng loạt xin nới ‘room’ tín dụng để triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%

Đại diện các ngân hàng cho rằng để có thể sớm triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, NHNN cần sớm nới room tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn đang tăng mạnh hiện nay.

Sáng 27/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn Ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của NHNN với sự tham gia của nhiều ngân hàng.

Tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã quán triệt các nhiệm vụ, nội dung của Nghị định 31 và Thông tư 03, đồng thời hướng dẫn toàn hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) các vấn đề cụ thể liên quan nhằm sớm triển khai ngay gói tín dụng ưu đãi.

Phó Thống đốc kỳ vọng gói tín dụng ưu đãi 2% có thể được triển khai ngay, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục sản xuất.


Phó Thống đốc Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn Ngân sách nhà nước. (Ảnh: SBV).

Phát biểu tại hội nghị đại diện Agribank, ngân hàng có dư nợ lớn nhất hệ thống hiện nay, cho biết ngân hàng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai chương trình. Theo rà soát sơ bộ ban đầu trong 11 nhóm ngành được hỗ trợ theo Nghị định, mức hỗ trợ sẽ vào khoảng 5.000 tỷ đồng tương ứng với hàng triệu khách hàng.

Các ngân hàng mong sớm được nới “room” tín dụng

Cùng với tư thế sẵn sàng, các ngân hàng đều có chung băn khoăn về khả năng được nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng trong năm.

Đại diện VietinBank nhận định với chương trình hỗ trợ lãi suất này, dự kiến nhu cầu tín dụng của khách hàng sẽ tăng mạnh trong khi room tăng trưởng hiện tại của VietinBank thì khá eo hẹp. Do đó, VietinBank đề xuất NHNN nghiên cứu xin ý kiến Chính phủ có thể có chính sách để hỗ trợ các ngân hàng, có thể loại trừ các khoản cho vay ưu đãi này ra khỏi cách tính room tín dụng.

“Nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp là rất lớn khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Đề nghị NHNN nới thêm room tín dụng để có thể thực hiện được các chương trình ưu đãi lãi suất lần này một cách hiệu quả”, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc MB đề xuất.

Đại diện BIDV cho biết trong quý IV vừa qua, nhu cầu tăng trưởng tín dụng tăng cao trong khi room tín dụng chỉ ở mức hơn 10% cũng là khó khăn cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng rất mong được sớm nới room tín dụng để có thể triển khai được Nghị quyết 31.

Đồng quan điểm với đại diện các ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng đánh giá: “Nhu cầu vốn hiện nay là rất lớn, nhu cầu tăng trưởng room tín dụng của các ngân hàng là rất lớn. Do đó, cần cân đối với mức lạm phát để đưa ra ngưỡng tăng trưởng tín dụng hợp lý, nếu không sẽ rất khó cho các ngân hàng khi điều kiện đủ nhưng lại không thể giải ngân do hết room”.

Còn khó trong việc xác định đối tượng được ưu đãi

Mặc dù Nghị định 31 đã quy định rõ 11 nhóm ngành được hưởng chương trình hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, việc xác định rõ nhóm ngành đối với từng khách hàng cũng là một trong những vướng mắc đối với các ngân hàng.

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cho rằng việc xác định rõ đối tượng cho vay theo chương trình là một vấn đề rất khó. Các đối tượng khách hàng của các ngân hàng là rất đa dạng và phong phú và nếu không có quy định cụ thể thì có thể đẫn đến mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu.

Bên cạnh đó, theo ông cần nhấn mạnh vấn đề là ngân hàng sẽ không hạ chuẩn tín dụng đối với chương trình hỗ trợ lãi suấ lần này. Đồng thời, cần tăng trưởng quá trình tham gia giám sát trong quá trình thực hiện.

Đại diện MB cho biết với các ngân hàng thương mại cổ phần chưa thực hiện nhiều các chương trình hỗ trợ lấy vốn từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) nên chưa nắm được thông tin được việc các khách hàng có đang nhận hỗ trợ từ các chương trình khác từ NSNN khác hay không, có thể tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất này hay không. Do đó, cần phải có đơn vị như Vụ Tín dụng của NHNN hỗ trợ xác minh, hỗ trợ về vấn đề này.

Tạm ứng 85% số tiền hỗ trợ có làm giảm hiệu quả kinh doanh các ngân hàng?

Phó Tổng Giám đốc BIDV cũng lo ngại chính sách tạm ứng 85% mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động và việc thực hiện kế hoạch kinh doanh trong năm.

Tuy nhiên, giải đáp về vấn đề này, đại diện Vụ Tài chính Kế toán NHNN khẳng định: “Việc tạm ứng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Toàn bộ lãi thu được từ khách hàng đều ghi nhận vào doanh thu, lợi nhuận của tổ chức tín dụng và do đó không ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của các TCTD”.

Theo ước tính trước đó của Bộ Tài chính, với 40.000 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp lãi suất cho vay 2%/năm, sẽ có khoảng 1 triệu tỷ đồng vốn vay trong diện được ưu đãi này. Chương trình được thực hiện trong năm 2022 và 2023, theo đó tổng quy mô các vòng quay có thể lên tới khoảng 2 triệu tỷ đồng vốn vay được hỗ trợ.

Một số nội dung của Nghị định số 31 như sau:

Đối tượng được hỗ trợ lãi suất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có mục đích sử dụng vốn vay: (i) thuộc một trong các ngành: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L) theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg; (ii) để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.

Điều kiện được hỗ trợ lãi suất:(i) Khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (ii) Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định nêu trên, chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác; (iii) Quy định 02 trường hợp khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất (tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31).

Thời hạn và mức lãi suất hỗ trợ: (i) Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31 tháng 12 năm 2023; (ii) Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định tại Nghị định.

Phương thức hỗ trợ lãi suất: Đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại thực hiện giảm cho khách hàng số lãi tiền vay phải trả bằng số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trong kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ kết quả hỗ trợ lãi suất của ngân hàng đối với khách hàng, NSNN sẽ thanh toán số tiền hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng.

Để tổ chức triển khai chính sách nhanh chóng, thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng, đúng mục tiêu, đối tượng theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, tại Nghị định còn quy định một số nội dung về nguyên tắc hỗ trợ lãi suất; hồ sơ, quy trình, thủ tục lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán hỗ trợ lãi suất (giữa ngân sách nhà nước với ngân hàng); trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND tỉnh thành phố, ngân hàng, khách hàng.

Doanh nghiệp BĐS lãi hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động mua rẻ

Novaland, Khang Điền, Kinh Bắc có lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng từ đánh giá lại tài sản trong quý I.Nam Long cũng là doanh nghiệp thường xuyên có khoản mục thu nhập bất thường từ đánh giá lại tài sản.Chuyên gia cho rằng hoạt động này chỉ ghi nhận trên sổ sách, tuy nhiên mang tính chất đặc thù ngành và phù hợp quy định pháp luật.

Trong quý I, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Novaland (HoSE: NVL), Khang Điền (HoSE: KDH), Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) thu lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động đánh giá lại tài sản.

Tại Novaland, lợi nhuận trước thuế quý I đạt 1.351 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận này chủ yếu đến từ giao dịch mua rẻ 1.269,7 tỷ đồng mà cùng kỳ năm trước không có. Lãi từ mua rẻ chiếm 94% lợi nhuận của doanh nghiệp.

image
Báo cáo hợp nhất kinh doanh Đà Lạt Valley vào Novaland. Nguồn: NVL

Đây là phần chênh lệch giữa sở hữu của tập đoàn trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được cao hơn giá phí khoản đầu tư vào Công ty TNHH bất động sản Đà Lạt Valley. Theo đó, vào cuối tháng 3, Novaland đã chi 2.000 tỷ đồng để mua 72,62% vốn điều lệ công ty Bất động sản Đà Lạt Valley. Đà Lạt Valley là công ty hợp tác phát triển với Novaland và hiện đang là chủ đầu tư của dự án Aqua Waterfront City với diện tích hơn 85 ha, nằm trong tổng thể Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City tại tỉnh Đồng Nai.

Nhà Khang Điền có lợi nhuận quý I đạt 310 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ. Phần lãi mua rẻ hơn 308 tỷ đồng, chiếm 99% lợi nhuận công ty, đến từ khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Bất động sản Phước Nguyên. Cụ thể, ngày 15/3, công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Gia Phước đã hoàn tất việc nhận chuyển nhượng 366 triệu cổ phiếu Phước Nguyên, tương ứng 60% vốn với giá phí 620 tỷ đồng.

image
Báo cáo hợp nhất kinh doanh công ty Phước Nguyên vào Khang Điền*. Nguồn: KDH*

Kinh Bắc cũng có lãi mua rẻ gần 499 tỷ đồng, chiếm 88% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Khác với 2 doanh nghiệp trên, lợi nhuận cả quý của Kinh Bắc vẫn giảm 35% cùng kỳ. Công ty không thuyết minh chi tiết về giao dịch mua rẻ này.

Một doanh nghiệp thường xuyên có lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản mua rẻ là Nam Long. Trong năm 2019 - 2020 - 2021, Nam Long thường xuyên ghi nhận hoạt động hạch toán này trên báo cáo tài chính như đánh giá lại giao dịch mua rẻ công ty Việt Thiên Lâm sở hữu dự án Paragon Đại Phước (Đồng Nai), đánh giá lại khoản đầu tư vào công ty con Southgate - đơn vị sở hữu dự án Waterpoint Long An 365 ha mà Nam Long đang triển khai cùng đối tác Nhật…

Quý I năm nay, Nam Long có lợi nhuận gần 33 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ có ghi nhận đánh giá lại tài sản). Tại ĐHCĐ thường niên 2022, ông Phạm Đình Huy, Giám đốc đầu tư cho biết lợi nhuận quý I dự tính trên 200 tỷ đồng, trong đó có bán cổ phần dự án Paragon Đại Phước (Đồng Nai). Các đối tác đã ký hợp đồng, chuyển tiền vào tài khoản phong tỏa. Tuy nhiên, thủ tục chuyển tên, cập nhật tiến độ đầu tư còn chậm hơn dự kiến. Do đó, giá trị chuyển nhượng 350 tỷ đồng này sẽ được rời lại, ghi nhận trong năm nay.

Cũng trong một số kỳ ĐHCĐ, ông Phạm Đình Huy có giải thích các công ty thường xuyên thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) sẽ có khoản định giá lại việc tăng sở hữu, định giá tài sản. Theo chuẩn mực kế toán mới, việc đánh giá lại tài sản sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh, tác động trực tiếp tới lợi nhuận công ty.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Nhà sáng lập Công ty Tư vấn quản lý tài sản FIDT thẳng thắn nhìn nhận lợi nhuận thực là phải có dòng tiền, còn lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản thực chất chỉ ghi nhận trên sổ sách. Tuy nhiên, ngành BĐS có tính chất đặc thù, một dự án phải bàn giao hết 95% mới được hạch toán doanh thu, lợi nhuận. Điều này có thể làm xấu báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo các năm vì dự án thường phải mất 2 - 3 năm mới có thể bàn giao. Do đó, doanh nghiệp thực hiện hạch toán lại giá trị mua rẻ tài sản là hợp lý theo đặc thù ngành và cũng hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật cho phép.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nhấn mạnh những doanh nghiệp lớn sở hữu lợi thế về tài chính, nhân sự, quan hệ thì mua được dự án có giá rẻ hơn so với mặt bằng chung. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra, và họ thực hiện đánh giá lại theo giá thị trường cho hợp lý hơn.

Nguồn: NDH

1 Likes

Duy trì hạn chế giao dịch thêm 5 mã trên sàn UPCoM

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 27/05 thông báo duy trì hạn chế giao dịch đối với B82, BLW, C12, CAD, CLG.

Nguyên nhân là các doanh nghiệp này chậm công bố báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán.

Cụ thể hơn, 5 doanh nghiệp B82, BLW, C12, CAD, CLG chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định và không có biện pháp khắc phục.

HNX sẽ thông báo về việc cho phép cổ phiếu thuộc danh sách nêu trên được giao dịch trở lại bình thường khi các đơn vị khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị hạn chế giao dịch.

Nguồn: Vietstock

1 Likes

Hòa Phát dự kiến chốt danh sách trả cổ tức 35% từ tháng 6 đến tháng 8

Chủ tịch Trần Đình Long cùng những người thân trong gia đình có thể nhận về khoảng 784 tỷ đồng tiền mặt và 737 triệu cổ phiếu.

Nghị quyết HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) thông qua trả cổ tức 2021 tỷ lệ 35%, trong đó 5% bằng tiền (mỗi cổ phiếu nhận 500 đồng). Với 4,47 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ phải bỏ ra 2.200 tỷ đồng để trả số cổ tức trên.

Ngoài ra, doanh nghiệp trong ngành thép này cũng sẽ phát hành thêm 1,34 tỷ cổ phiếu để trả nốt số cổ tức còn lại. Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm ngoái. Thời gian phát hành dự kiến là tháng 6 đến tháng 8 năm nay. Tổng giá trị theo mệnh giá là 13.400 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty lên 58.147 tỷ đồng.

Hiện nay, Chủ tịch Trần Đình Long cùng những người thân trong gia đình đang nắm giữ 1,56 tỷ cổ phiếu HPG (chiếm tỷ lệ 47,25% vốn). Như vậy, sau đợt trả cổ tức, gia đình ông Long có thể nhận về khoảng 784 tỷ đồng tiền mặt và 737 triệu cổ phiếu.

Theo số liệu của ông Long chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm nay, số cổ đông của Hòa Phát tại thời điểm chốt danh sách họp vào đầu tháng 4 là 161.000 người, nhiều nhất sàn chứng khoán Việt Nam khiến nhiều người gọi cổ phiếu của công ty là “cổ phiếu quốc dân”.

Theo số liệu của HoSE, cổ phiếu HPG là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất năm 2021 khi đạt 336.298 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,7% trên sàn. Đây còn là cổ phiếu đứng thứ hai về khối lượng giao dịch khi đạt 6,6 tỷ đơn vị.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/5, thị giá HPG đang ở mức 35.450 đồng/đơn vị, giảm 27,3% so với đầu năm.

Hòa Phát dự kiến chốt danh sách trả cổ tức 35% từ tháng 6 đến tháng 8 - Ảnh 1.

Thị giá cổ phiếu HPG. Nguồn: TradingView

Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm nay, nhiều cổ đông đã có ý kiến tăng chia cổ tức 2021 lên mức 40% với 10% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, Giám đốc Tài chính Phạm Thị Kim Oanh cho biết lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính công ty mẹ là hơn 17.000 tỷ đồng, tương ứng mức chia ở mức tối đa là 38%. Phần vốn của công ty mẹ quá thấp nếu so với các công ty thành viên. Vì vậy, mức cổ tức tối đa có thể chia là 35%, trong đó có 5% bằng tiền mặt.

Trong quý I, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 44.400 tỷ đồng, tăng 41%; lợi nhuận sau thuế 8.200 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất gang thép và các sản phẩm thép đóng góp 90% vào kết quả chung.

Kế hoạch kinh doanh năm nay công ty trình cổ đông gồm doanh thu 160.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 25.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu kinh doanh năm nay ghi nhận tăng trưởng gần 7% về mặt doanh thu nhưng giảm từ 13% đến 27,5% về lợi nhuận.

Trước nhiều ý kiến cho rằng công ty đặt kế hoạch lợi nhuận thấp, ông Long cho rằng các cổ đông sẽ thấy được những khó khăn của ngành thép sau kết quả kinh doanh quý II, quý III và cả năm “thê thảm” nên ban lãnh đạo công ty phải đặt ra mục tiêu thận trọng. Kế hoạch năm nay được đánh giá là thách thức.

Tuy nhiên, về dài hạn, vị Chủ tịch đồng thời cũng là cổ đông lớn nhất tự tin Hòa Phát sẽ không ngừng lại, sẽ liên tục tiến lên. Tập đoàn đang triển khai dự án Dung Quất 2 và đồng thời nghiên cứu về Dung Quất 3 với công suất 6 triệu tấn. Như vậy, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn, ngang với nhu cầu tiêu thụ thép hiện tại của Việt Nam.

Nguồn bài viết: Hòa Phát dự kiến chốt danh sách trả cổ tức 35% từ tháng 6 đến tháng 8

Tin tức trong ngày…hôm qua :)))

Tin trong nước:

  • Vận tải, hàng không sốt ruột với giá xăng dầu
  • Giá lợn hơi trồi sụt, giá thịt lợn 'ăn theo’ giá xăng
  • Rà soát các dự án FDI quy mô lớn, sử dụng nhiều đất
  • Quảng Ninh: Thu ngân sách nhà nước 5 tháng tăng 20% so với cùng kỳ 2021
  • 5 tháng đầu năm, cả nước thu hút được trên 11,71 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cả cấp mới và điều chỉnh đạt trên 338 triệu USD, giảm 39% với cùng kỳ năm 2021
  • Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian kết luận vụ điều tra chống lẩn tránh với thép tấm không gỉ Việt Nam
  • Doanh nghiệp dệt may Azerbaijan và Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
  • Cảng Cái Mép được đánh giá là cảng hiệu quả thứ 13 toàn cầu
  • Mục tiêu đến năm 2050, cả nước sẽ có 184 cảng cá
  • S&P nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam lên triển vọng ‘ổn định’
  • Xuất khẩu tăng càng nhanh, rủi ro phòng vệ thương mại càng lớn
  • Vingroup, Đèo Cả và loạt doanh nghiệp lớn muốn đầu tư cao tốc
  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “thúc” giải ngân vốn đầu tư công
  • Giá thép trong nước tiếp tục giảm đến 500.000 đồng/tấn
  • HVN: Vietnam Airlines bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, đã bán 35% vốn Cambodia Angkor
  • HPG: Tập đoàn Hoà Phát (HPG) - Đang nắm hơn 46.000 tỷ tiền mặt nhưng vẫn ‘khát’ tiền
  • CTCP Khoáng sản Hòa Bình (UPCoM: KHB) vừa có văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) để giải trình về việc cổ phiếu của công ty giảm sàn 7 phiên liên tiếp.
  • GVR: Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao su thương hiệu VRG
  • API: Báo lãi tháng 4/2022 gấp 2,5 lần cùng kỳ
  • FPT: Niêm yết bổ sung 6,6 triệu cổ phiếu từ 30/5
  • HMC: Vi phạm về thuế, HMC bị Cục Thuế TP.HCM “gõ đầu”
  • VLC: Vilico (VLC) chuẩn bị niêm yết bổ sung lượng lớn cổ phiếu

Tin thế giới

  • Nga đang thắng cuộc chiến thông tin ở nhiều mặt trận
  • Dự báo kinh tế liên tục bị hạ thấp, Trung Quốc họp khẩn quy mô toàn quốc
  • Chính phủ Trung Quốc kích cầu BĐS: Hạ lãi suất, hỗ trợ dân thành thị mua chung cư, phát triển thị trường cho thuê nhà dài hạn
  • Alibaba chứng kiến quý tăng trưởng chậm nhất kể từ khi IPO giữa bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều bất ổn
  • Tỷ lệ lạm phát trên toàn Liên minh châu Âu được dự báo sẽ tăng lên 6,8% trong năm nay, với tình trạng giá tăng ngày càng leo thang một phần do xung đột Ukraine.
  • Cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng dẫn dắt, chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh mẽ. Dow Jones vọt lên hơn 500 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 5.
  • Nhật Bản mở cửa đón khách quốc tế từ 10/6
  • Đức tránh được kịch bản suy thoái kinh tế trong quý I
  • Nhà sản xuất châu Á đối mặt thách thức khi cơn bùng nổ thương mại hạ nhiệt
  • Hàn Quốc trước nguy cơ giá tiêu dùng ở mức cao nhất trong 14 năm
  • Thái Lan đang “kiếm đậm” nhờ xuất khẩu lương thực, thực phẩm
1 Likes

Tập đoàn Hòa Phát sẽ trả cổ tức trong tháng 6-8/2022

Tập đoàn Hòa Phát sẽ chi tổng cộng 2.236 tỷ đồng tiền mặt và phát hành thêm 1,34 tỷ cổ phiếu HPG để trả cổ tức năm 2021.

Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa thông báo sẽ trả cổ tức năm 2021 trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 sắp tới. Phương án cổ tức đã được đại hội cổ đông thường niên ngày 24/5 vừa qua phê duyệt với tỷ lệ trên 99% số phiếu đồng ý. Tuy nhiên, ngày chốt danh sách cổ đông hiện chưa được công bố.

Theo đó, Hòa Phát sẽ chia cổ tức năm 2021 với tổng tỷ lệ 35%, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu HPG tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 50.000 đồng tiền mặt (chưa trừ thuế, phí) và 30 cổ phiếu HPG mới.

Tập đoàn Hòa Phát sẽ trả cổ tức năm 2021 trong tháng 6-8 tới đây

Được biết, Hòa Phát hiện nay có hơn 4,47 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, do đó phải cần chi ra khoảng 2.236 tỷ đồng tiền mặt và phát hành thêm 1,34 tỷ cổ phiếu để chi trả cổ tức 2021. Sau khi phát hành cổ phiếu, tổng số cổ phiếu của Hòa Phát là 5,8 tỷ đơn vị, ứng với vốn điều lệ 58.147 tỷ đồng.

Hiện Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long đang sở hữu 26,08% vốn điều lệ của Hòa Phát. Vợ và con trai của ông Long cũng là cổ đông của tập đoàn với 8,92%, tổng cộng cả gia đình ông Long nắm giữ 35% vốn. Theo đó, trong đợt chia cổ tức tới, gia đình Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát sẽ được nhận khoảng 782 tỷ đồng tiền mặt và 470 triệu cổ phiếu HPG.

Trong ĐHĐCĐ vừa qua, tập đoàn cũng đã chốt tỷ lệ cổ tức năm 2022 là 25%, chưa rõ bao nhiêu bằng cổ phiếu và bao nhiêu bằng tiền mặt. Số lượng cổ đông của Hòa Phát hiện đã lên tới 161.000, cao nhất trong số các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.

Trước đó, Tập đoàn Hòa Phát cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 với doanh thu đạt 44.000 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021.

Dù kết quả kinh doanh quý 1 khá tốt, tuy nhiên Chủ tịch Hòa Phát cho rằng, cổ đông cứ đợi kết quả kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 rồi sẽ thấy. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi.

Hiện Hòa Phát đang triển khai dự án Dung Quất 2 và đồng thời nghiên cứu về Hòa Phát 3 với công suất 6,5 triệu tấn. Như vậy, tổng công suất của Hòa Phát sẽ nâng lên 21 triệu tấn, ngang với nhu cầu tiêu thụ thép hiện tại của Việt Nam.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên ngày 27/5, cổ phiếu HPG của Hòa Phát tăng nhẹ 1,29% lên mức 35.450 đồng/cổ phiếu.

Nguồn: Cafefland

Lãi suất huy động lên 8,3%/năm, người dân mang hàng trăm nghìn tỷ đồng gửi tiết kiệm

Với việc lãi suất tiết kiệm được các nhà băng liên tục tăng trong thời gian gần đây, hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền nhàn rỗi đã được người dân đem gửi tiết kiệm.

Trước biến động mạnh của thị trường chứng khoán, vàng và BĐS trong thời gian qua khiến các nhà đầu tư ngày càng thận trọng với số tiền tích cóp được của mình.

Trái ngược với sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán, vàng, BĐS, kênh lãi suất tiết kiệm ngày càng hút dòng tiền khi khi mức lãi suất huy động trên 6,5-7%/năm ngày càng được nhiều nhà băng áp dụng. Theo đó, kênh lãi suất tiết kiệm ngân hàng đang được người dân quan tâm nhiều hơn.

Dữ liệu của Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, lãi suất huy động trong quý 1/2022 tăng trung bình 0,03 điểm % so với quý 4/2021. Trong đó, lãi suất huy động tăng mạnh nhất tại Techcombank (0,29 điểm %), VPBank (0,19 điểm %) và TPBank (0,14 điểm %).

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng khả quan trong quý 1/2022. Cụ thể, số dư tiền gửi của khách hàng cuối tháng 3/2022 đạt hơn 11,33 triệu tỷ đồng, tăng hơn 390.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021, tương đương tăng 3,6%.

Trong đó, tiền gửi của dân cư đạt hơn 5,47 triệu tỷ đồng, tăng gần 174.000 tỷ đồng, tương đương tăng 3,28%. Mức tăng này lớn hơn cả tăng trưởng đạt được trong năm 2021 (chỉ hơn 158.000 tỷ đồng). Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng gần 219.500 tỷ lên hơn 5,86 triệu tỷ, tương đương 3,89%.

Chứng khoán BSC nhận định, tiền gửi dân cư tăng thấp kỷ lục trong năm 2021 là do lãi suất tiền gửi thấp trong khi các kênh chứng khoán, trái phiếu và bất động sản thu hút hơn với khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, xu hướng này đang có sự thay đổi khi lãi suất huy động tăng trở lại và các kênh đầu tư không còn sôi động như trước.

Báo cáo tài chính quý 1/2022 của các nhà băng cũng cho thấy số dư tiền gửi tại nhiều ngân hàng tăng trưởng rất mạnh, một số nhà băng còn có mức tăng bằng cả năm 2021 như VPBank (13,4%), HDBank (9,9%), TPBank (9,3%), SCB (9,1%), Sacombank (7,1%),…

Tại báo cáo phát hành mới đây, nhóm nghiên cứu của BIDV và ADB cho rằng huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng khoảng 3% (cao hơn nhiều so với cùng thời điểm năm 2021 tăng 0,7%) do kênh tiền gửi đã hấp dẫn hơn so với năm 2021. Nhóm nghiên cứu đánh giá, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã tốt hơn, và dòng tiền đang có dấu hiệu quay trở lại ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm đã tăng nhẹ 0,25-0,5 điểm % so với cuối năm 2021.

Theo các chuyên gia, kênh tiết kiệm được đánh giá sẽ tiếp tục hút dòng tiền khi trong tháng 5, đã có nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động, theo đó, lãi suất cao nhất trên thị trường ghi nhận mốc cao mới lên tới 8,3% cho kỳ hạn 13 tháng tại ABBank.

Tại SCB, ngân hàng có lãi suất cao nhất là 7,55%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên khi gửi online và không yêu cầu số tiền gửi lớn, tăng 0,2 điểm % so với trước.

Ngoài ABBank và SCB, hàng loạt ngân hàng khác đã nâng lãi suất lên trên 7%/năm như NamABank, VietCapitalBank, VietABank, VietBank,…Ở nhóm ngân hàng lớn, VPBank, Sacombank, SHB cũng có lãi suất xấp xỉ 7%/năm.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm đến 25/4/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 6,75%, huy động vốn tăng 3,35%. Chênh lệch đáng kể giữa tăng trưởng tín dụng và huy động vốn sẽ khiến các ngân hàng phải tăng cường thu hút tiền gửi nhiều hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là tăng nguồn vốn giá rẻ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tăng cao hậu Covid-19 cũng như áp lực lạm phát trên toàn cầu, lãi suất huy động sẽ còn tăng tiếp trong thời gian tới.

Nguồn: Lãi suất huy động lên 8,3%/năm, người dân mang hàng trăm nghìn tỷ đồng gửi tiết kiệm

Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 27/5: Gom mạnh chứng chỉ quỹ FUEVFVND và cổ phiếu bluechip

(ĐTCK) Bên cạnh lực cầu trong nước sôi động, nhà đầu tư nước ngoài cũng tích cực hơn trong phiên cuối tuần ngày 27/5 khi trở lại mua ròng gần 150 tỷ đồng, với tâm điểm là chứng chỉ quỹ FUEVFVND và cổ phiếu bluechip.

Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 41,98 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.361,41 tỷ đồng, tăng 20,92% về lượng và 16,95% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó (ngày 26/5).

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 36,72 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 1.237,79 tỷ đồng, giảm 16,13% về lượng và 14,09% về giá trị so với phiên trước đó.

Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 5,26 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 123,62 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 9,07 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 276,75 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUEVFVND với khối lượng hơn 4,4 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt hơn 122,53 tỷ đồng.

Các mã được mua ròng mạnh khác là VNM đạt 56,81 tỷ đồng, VHM đạt 54,8 tỷ đồng, FRT đạt 44,69 tỷ đồng, HPG đạt hơn 36 tỷ đồng, VCB đạt 31,33 tỷ đồng…

Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu DGC với giá trị đạt 89,62 tỷ đồng, tương đương khối lượng 414.000 đơn vị.

Trong khi đó, NKG là mã dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt xấp xỉ 2,3 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 70,63 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại đã mua vào 761.600 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 23,17 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần về lượng và 3,4 lần về giá trị so với phiên trước.

Ngược lại, bán ra 227.400 đơn vị, giá trị tương ứng 5,94 tỷ đồng, tăng 22,85% về lượng và 2,24% về giá trị so với phiên trước đó.

Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 534.200 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 17,23 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó chỉ mua ròng 5.800 đơn vị, tổng giá trị là bán ròng 0,51 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với giá trị đạt 6,3 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 120.500 đơn vị.

Còn xét về khối lượng, PVS và TNG dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh. Cụ thể, PVS được mua ròng 212.300 đơn vị, giá trị 6,06 tỷ đồng và TNG được mua ròng 201.600 đơn vị, giá trị hơn 6,2 tỷ đồng.

Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu PLC với khối lượng 62.000 đơn vị, giá trị tương ứng 2,05 tỷ đồng.

Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 1,4 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 39,5 tỷ đồng, tăng gấp 4,4 lần về lượng và 2,6 lần về giá trị so với phiên trước.

Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,34 triệu đơn vị, giá trị 36,85 tỷ đồng, giảm 47,42% về lượng và 50,39% về giá trị so với phiên trước đó.

Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 63.400 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 2,65 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 2,29 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 63,25 tỷ đồng.

Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất BSR với khối lượng 163.800 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 3,93 tỷ đồng.

Tiếp theo là QNS được mua ròng 76.200 đơn vị, giá trị 3,68 tỷ đồng và GEE được mua ròng 67.500 đơn vị, giá trị 2,48 tỷ đồng.

Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VEA với giá trị đạt 2,71 tỷ đồng, tương đương khối lượng 61.600 đơn vị. Còn ABC bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng 270.000 đơn vị, giá trị 2,25 tỷ đồng.

Ngoài ra, khối ngoại bán ròng NTC với giá trị đạt 1,77 tỷ đồng và CSI bị bán ròng 1,53 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 27/5, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5,85 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 143,5 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua ngày 26/5 bán ròng 11,36 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 340,51 tỷ đồng.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan

Bầu Đức bán thịt heo cùng Dược phẩm Đông Á

Hoàng Anh Gia Lai sẽ nắm giữ 55% vốn tại công ty Bapi, còn Công ty Dược phẩm Đông Á sở hữu 40% cổ phần và là đơn vị điều hành chính.

Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua việc thành lập Công ty cổ phần Bapi Hoàng Anh Gia Lai với ngành nghề bán buôn thực phẩm.

Theo đó, HAGL góp vốn 27,5 tỷ đồng để nắm 55% vốn điều lệ công ty mới. Bà Nguyễn Thị Huyền được cử là người đại diện cho phần vốn của HAGL. Còn lại, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á giữ 40% cổ phần và bà Hoàng Thị Kim Nhung góp 5% vốn.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Công ty Bapi Hoàng Anh Gia Lai vừa được thành lập ngày 26/5, đặt trụ sở ngay tại tòa nhà điều hành của HAGL. Vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn thực phẩm.

Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Bapi là ông Đinh Văn Lộc, sinh năm 1971, là Chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại Dược phẩm Đông Á. Công ty này thành lập từ năm 1996, trụ sở tại Hà Nội với 2 cổ đông lớn nhất là ông Lộc sở hữu 58% và bà Lê Minh Nguyệt (Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Đông Á) nắm giữ 40% cổ phần.

Ngoài kinh doanh dược phẩm, công ty còn kinh doanh nhiều mảng khác nhau như logistics từ năm 2009, tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ từ 2012, đầu tư kho bãi và hạ tầng từ 2014…

Công ty có hệ thống phân phối ở 64 tỉnh thành (hơn 600 bệnh viện và gần 20.000 nhà thuốc). Công ty còn cung cấp các dịch vụ như xây dựng thương hiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, phát triển hệ thống điểm bán FMCG.

Hiện, công ty này tập trung nguồn lực cho mảng thực phẩm chức năng và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tỏi đen có diện tích lớn nhất Việt Nam vào năm 2020 với quy mô 1,5 ha và công suất 600 tấn một năm.

Cơ cấu cổ đông BAPI HAGL
HAGLHAGL
Dược phẩm Đông ÁDược phẩm Đông Á
Hoàng Thị Kim NhungHoàng Thị Kim Nhung
VnExpress
HAGL● null: 55
Theo ông Đoàn Nguyên Đức, mục tiêu thành lập Công ty cổ phần Bapi Hoàng Anh Gia Lai để phát triển buôn bán thịt heo có hệ thống và chuyên nghiệp. Công ty cũng sẽ xây dựng và nhượng quyền thương hiệu. Bắt đầu từ tháng 7 công ty sẽ đi vào hoạt động và bán thịt heo ra thị trường.

“Tôi tin Công ty Bapi Hoàng Anh Gia Lai sẽ sớm đạt doanh số cao để không phụ lòng mong đợi của cổ đông”, ông Đoàn Nguyên Đức nói.

Năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu doanh thu 4.820 tỷ, lợi nhuận 1.120 tỷ đồng. Nếu thực hiện được, đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất của HAGL kể từ năm 2015 tới nay.

Năm nay, HAGL sẽ trồng thêm 2.000 ha chuối, xây thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt. Trong số đó, có 2 cụm chuồng trại tại Lào và 2 cụm tại Campuchia, nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 với công suất hơn một triệu con heo thịt mỗi năm.

Nguồn bài viết: Bầu Đức bán thịt heo cùng Dược phẩm Đông Á - VnExpress Kinh doanh

Chứng khoán có nhiều yếu tố đồng pha với năm 2018, hai kịch bản cho VN-Index trong nửa cuối năm

(Tổ Quốc) - Theo phân tích của chuyên gia, VN-Index chứng kiến 3 pha giảm mạnh trong năm 2018. Từ đầu năm đến nay, chúng ta đã trải qua đã trải qua 2 pha giảm và đang có có một nhịp hồi khá giống với thời điểm trước đó.

Những đợt giảm sâu của thị trường chứng khoán thời gian qua kéo VN-Index về quanh mốc 1.200 điểm, định giá thị trường P/E trailing về khoảng 12 lần. Tuy nhiên có thể thấy tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn sau những biến động mạnh của thị trường. Vậy cơ hội nào mở ra trong nửa cuối năm 2022?

Đưa ra quan điểm trong buổi MBS’s Talk 22 với chủ đề “Cơ hội đầu tư tốt nhất năm 2022”, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Nghiên cứu Khách hàng cá nhân MBS cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed đã đi vào hồi kết và chúng ta đang ở giai đoạn từ siêu nới lỏng trở về chu kỳ bình thường.

Về vấn đề lạm phát, ông Sơn đánh giá lạm phát đang có xu hướng tạo đỉnh và đi xuống. Tuy vậy, căng thẳng giữa Nga – Ukraine rất khó đoán định và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn có thể gây áp lực cho giá hàng hoá, đặc biệt giá dầu vẫn có thể neo ở mức cao. Điều này sẽ khiến áp lực lạm phát sẽ có sự hạ nhiệt nhưng rất chậm. Thị trường chứng khoán vẫn còn gập ghềnh, song sẽ sớm tạo đáy và phục hồi đi lên.

Giám đốc Nghiên cứu MBS cho rằng bối cảnh hiện tại có nhiều nét tương đồng so với năm 2018. Thời điểm đó cũng kết thúc gói QE và bắt đầu tăng mạnh lãi suất. Sau chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, thị trường chứng khoán Mỹ cũng ghi nhận mức giảm 20% kể từ đỉnh. Một điểm tương đồng nữa là căng thẳng địa chính trị, năm 2018 có cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hiện căng thẳng giữa Nga – Ukraine cũng tác động mạnh đến kinh tế, chính trị và thương mại.

Tuy nhiên có một điểm khác biệt là năm 2018 nền kinh tế có sự phục hồi mạnh sau giai đoạn bơm tiền mạnh mẽ thì hiện tại nền kinh tế vẫn chỉ đang ở trong giai đoạn hồi phục sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, trong khi mức lạm phát hiện đang ở mức đáng báo động thì năm 2018 lạm phát lại tương đối thấp.

Theo thống kê tại chứng khoán Mỹ, chỉ số SP-500 giảm khoảng 27% tại thời kỳ nền kinh tế suy thoái và giảm khoảng 21% trong khi nền kinh tế chưa rơi vào suy thoái. Hiện, chỉ số này giảm hơn 20%. Cũng theo thống kê trong lịch sử, sau mỗi nhịp giảm sâu chỉ số có thể phục hồi trung bình 84% kể từ đáy và giai đoạn này kéo dài trong khoảng 42 tháng .

“Trong kịch bản xấu nhất, chứng khoán Mỹ có thể chứng kiến những nhịp giảm từ 8-10% khi kinh tế suy thoái. Tuy nhiên cơ hội vẫn mở ra bởi sau những nhịp giảm thì giai đoạn thị trường phục hồi có thể kéo dài đến 2-3 năm sau đó”, ông Trần Hoàng Sơn cho biết.

Đối với chứng khoán Việt Nam hiện tại, vị chuyên gia cũng cho rằng có nhiều nét tương đồng với thị trường thời điểm năm 2018. Nhìn lại lịch sử thời điểm đó, VN-Index từng chứng kiến cú giảm sâu nhất là 27% do ảnh hưởng những chính sách của các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới. Tuy nhiên, sau đợt giảm chỉ số này tăng 3 tháng liên tiếp từ cuối tháng 6 đến tháng 10. Đặc biệt, một sự đồng pha lớn có thể quan sát trên đồ thị là thị trường tạo đỉnh vào đầu tháng 4 trong cả năm 2018 và năm 2022.

Theo phân tích của chuyên gia, VN-Index chứng kiến 3 pha giảm mạnh trong năm 2018. Từ đầu năm đến nay, chúng ta đã trải qua đã trải qua 2 pha giảm và đang có có một nhịp hồi khá giống với thời điểm trước đó.

Chứng khoán có nhiều yếu tố đồng pha với năm 2018, hai kịch bản cho VN-Index trong nửa cuối năm - Ảnh 2.

VN-Index chứng kiến 3 pha giảm mạnh trong năm 2018. Nguồn: MBS

Tuy nhiên, một điểm đáng quan ngại trong thời điểm hiện tại là không hút được dòng tiền mạnh mẽ như năm 2018. Bên cạnh đó, nhà đầu tư tổ chức bán mạnh, tăng tỷ trọng tiền mặt cao. Do đó, chuyên gia cho rằng thị trường có thể có nhịp phục hồi nhưng sẽ không tăng mạnh mẽ như năm 2018. Trong trường hợp thế giới có biến động, thị trường có thể chứng kiến một phiên giảm thứ ba trước khi thực sự tạo đáy. So với mức thanh khoản năm 2018 cũng có sự đồng pha.

Thanh khoản khớp lệnh trên HOSE còn 12.800 tỷ đồng, giảm 16,9% so với tuần trước đó. Trong 2 phiên cuối tuần, mức thanh khoản chỉ đạt bình quân 11.500 tỷ đồng, dòng tiền vẫn tỏ ra thận trọng khi nhà đầu tư còn nghi ngờ nhịp tăng của thị trường là nhịp hồi mang tính kỹ thuật. Mức thanh khoản trong tháng 5 đang có sự sụt giảm nghiêm trọng hiện chỉ đạt 17.900 tỷ đồng, mức thấp nhất trong các tháng kể từ đầu năm.

Đưa ra kịch bản cho thị trường, chuyên gia vẫn cho rằng định giá hiện tại vẫn ở mức hấp dẫn. Nhìn lại lịch sử, không có nhiều thời điểm chỉ số PE thị trường về mức rẻ như vậy. Do đó, chiến lược mua khi thị trường điều chỉnh vẫn nên được ưu tiên hàng đầu. Vị chuyên gia cũng đưa ra hai kịch bản cho thị trường:

Kịch bản 1, chuyên gia cho rằng nếu nền kinh tế thế giới không suy thoái thì kịch bản thị trường vẫn sẽ tích cực trong thời gian tới. Cụ thể, mức đáy của VN-Index có thể là vùng 1.150 - chân sóng C và hướng tới mức cao nhất 1.350 điểm và các đáy dần đều lên. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý thời điểm này chiến lược phòng thủ vẫn cần được ưu tiên nên không thể mua cao bán cao hơn. Do đó, kế hoạch phù hợp trong nửa cuối năm là bán ở vùng kháng cự cao, mua khi thị trường quay về ngưỡng hỗ trợ mạnh.

Chứng khoán có nhiều yếu tố đồng pha với năm 2018, hai kịch bản cho VN-Index trong nửa cuối năm - Ảnh 3.

Kịch bản VN-Index. Nguồn MBS

Kịch bản 2, thị trường có thể gặp khó khăn hơn khi dòng tiền bị thu hẹp bởi những chính sách thắt chặt của Fed, chân sóng C là vùng 1.068 điểm thì đáy thị trường được xác lập. Thị trường sẽ có những nhịp sideway ở vùng 1.200 điểm từ 6 – 8 tháng.

Nguồn bài viết: Chứng khoán có nhiều yếu tố đồng pha với năm 2018, hai kịch bản cho VN-Index trong nửa cuối năm

5 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn tuần tới

BNEWS Trong tuần từ ngày 30/5-5/6, có 5 doanh nghiệp niêm yết sẽ thực hiện giao dịch cổ phiếu lượng lớn gồm: VIB, NLG, DGC, YEG và KGM.

1. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán VIB): Ngày 30/5, các lãnh đạo ngân hàng đăng ký nhận cổ phiếu thưởng theo chương trình ESOP của ngân hàng:

[

Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc đăng ký mua 28.857 cổ phiếu.
Ông Trần Nhất Minh, Phó tổng giám đốc đăng ký mua 217.365 cổ phiếu.
Ông Hồ Văn Long, Phó tổng giám đốc đăng ký mua 193.365 cổ phiếu.
Ông Ân Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc đăng ký mua 222.222 cổ phiếu.
Bà Phạm Thị Minh Huệ, Kế toán trưởng đăng ký mua 202.218 cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 27/5, giá cổ phiếu VIB tăng 2,48% và đóng cửa ở mức 26.850 đồng/cổ phiếu.
2. CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG): CTCP Đầu tư Thái Bình, đơn vị có liên quan đến Thành viên HĐQT Nguyễn Đức Thuấn, đăng ký bán 2,5 triệu cổ phiếu NLG, giảm lượng nắm giữ xuống 21,25 triệu đơn vị, chiếm 5,5% vốn.
Giao dịch được thực hiện từ ngày 30/5 đến 28/6 theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 27/5, giá cổ phiếu NLG tăng 1,16% và đóng cửa ở mức 47.800 đồng/cổ phiếu.
3. CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC): Ông Đào Hữu Tu, bố vợ Trưởng ban Kiểm soát Nguyễn Văn Kiên, đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu DGC, giảm lượng nắm giữ xuống 342.038 đơn vị, chiếm 0,2% vốn.

[
Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Ảnh: BNEWS/TTXVN]

Giao dịch được thực hiện từ ngày 31/5 đến 29/6 theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 27/5, giá cổ phiếu DGC giảm 4,85% và đóng cửa ở mức 214.000 đồng/cổ phiếu.
4. CTCP Tập đoàn Yeah 1 (mã chứng khoán YEG): Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký bán toàn bộ 4,03 triệu cổ phiếu YEG.
Giao dịch được thực hiện từ ngày 1/6 đến 10/6 theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 27/5, giá cổ phiếu YEG giảm 2,11% và đóng cửa ở mức 16.250 đồng/cổ phiếu.
5. CTCP Xuất nhập khẩu Kiên Giang (mã chứng khoán KGM): Ủy viên HĐQT Phan Hùng Minh đăng ký bán toàn bộ 2,54 triệu cổ phiếu KGM
Giao dịch được thực hiện từ ngày 1/6 đến 30/6 theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 27/5, giá cổ phiếu KGM đi ngang và đóng cửa ở mức 11.600 đồng/cổ phiếu./.

Nguồn: Bnews

1 Likes

Hoà Phát nhận tin chấp thuận đầu tư dự án 2.600 tỷ đồng ở Hưng Yên

(Tổ Quốc) - Dự án này do Công ty TNHH phát triển hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phát Hưng Yên - một thành viên của Tập đoàn Hoà Phát làm chủ đầu tư.

Theo Báo Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 27/5/2022 chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng, tỉnh Hưng Yên.

Dự án được thực hiện tại xã Trung Hưng, xã Trung Hòa và thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với quy mô 216 ha. Tổng mức vốn đầu tư dự án khoảng hơn 2.682 tỷ đồng.

Trước đó, hồi tháng 3/2021, UBND tỉnh Hưng Yên đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Điều chỉnh mở rộng KCN Yên Mỹ II.

Dự án trên do Công ty TNHH phát triển hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phát Hưng Yên - một thành viên của Tập đoàn Hoà Phát làm chủ đầu tư.

KCN Yên Mỹ II được quy hoạch nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất sạch, ít gây ảnh hưởng tới môi trường như: Sản xuất, chế tạo thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, các sản phẩm từ công nghệ mới; sản xuất, chế tạo cơ khí, máy móc, thiết bị, sản xuất hàng tiêu dùng (không bao gồm các dự án thuộc ngành dệt may, da dày, chế biến nông sản, thực phẩm).

Vừa bị chất vấn vì kế hoạch mảng BĐS mờ nhạt, Hoà Phát nhận tin chấp thuận đầu tư dự án 2.600 tỷ ở Hưng Yên - Ảnh 1.

Quy hoạch mở rộng KCN Yên Mỹ II

Cách đây ít ngày, tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Hoà Phát, Chủ tịch Trần Đình Long cũng nhận được nhiều câu hỏi chất vấn của các cổ đông, liên quan đến việc kế hoạch phát triển mảng bất động sản còn mờ nhạt, chưa rõ ràng.

Giải đáp những thắc mắc này, ông Trần Đình Long cho biết trước kia doanh nghiệp cũng đi theo trào lưu chung, đó là mua đất, mua dự án để triển khai. Tuy nhiên, “chúng tôi chưa mua dự án nào lại là may mắn. Bởi như mọi người biết, nhiều công ty phát hành trái phiếu quá dễ dàng, nguồn tiền sẵn nên đổ xô mua dự án, khiến giá bất động sản lên rất cao”.

Thay vào đó, Hoà Phát sẽ tích cực đi các địa phương xin tham gia đấu thầu các chương trình phát triển đô thị, sau đó phát triển dự án.

Hiện lĩnh vực bất động sản của Hòa Phát gồm xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án nhà ở, khu đô thị. Hiện tại, Hòa Phát đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 KCN bao gồm: KCN Phố Nối A (686ha), KCN Yên Mỹ II (giai đoạn 1: 97,5ha) – Hưng Yên; KCN Hòa Mạc – Hà Nam (131ha). KCN Hòa Mạc đạt tỷ lệ lấp đầy trên 75% diện tích, trong khi KCN Phố Nối A, Yên Mỹ II đạt 100% diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Nguồn: Nhịp sống Kinh tế

1 Likes

Bầu Đức đã thoái toàn bộ cổ phần HAGL Agrico

Bầu Đức đã thoái toàn bộ cổ phần HAGL Agrico

Ông Đoàn Nguyên Đức - Phó Chủ tịch HAGL Agrico đã bán toàn bộ 3 triệu cổ phần.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Phó Chủ tịch Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - HoSE: HNG) đã bán toàn bộ 3 triệu cổ phần (tỷ lệ 0,27%) theo phương thức khớp lệnh trên sàn từ ngày 4/5 đến 27/5.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HNG vào diện cảnh báo từ 7/9/2020 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 30/6/2020 là số âm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/5, mã này có giá 6.600 đồng/cp. So với mức đỉnh 13.650 đồng/cp tháng 12 năm ngoái, thị giá cổ phiếu HNG đã mất 51,6% giá trị.

Bầu Đức đã thoái toàn bộ cổ phần HAGL Agrico - Ảnh 1.

Thị giá cổ phiếu HNG. Ảnh: TradingView.

Trước đó, trong hai tháng đầu năm Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - HoSE: HAG) – công ty mà ông Đức làm Chủ tịch liên tục thoái vốn tại HAGL Agrico theo diện ngân hàng bán thu hồi nợ. Hiện HAGL còn sở hữu 104,6 triệu cổ phiếu HNG, tương đương 9,44% vốn điều lệ. Theo ông Đức, HAGL sẽ thoái hết vốn tại HAGL Agrico để thu hồi vốn, tập trung trả nợ, đầu tư chuối và nuôi heo.

Về HAGL Agrico, kết thúc quý I, doanh thu thuần 213,9 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ 2021, đạt 12,4% chỉ tiêu cả năm. Doanh nghiệp đã ghi nhận khoản lỗ ròng 112,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 6,7 tỷ đồng. Trong đó, lỗ thuần về sản xuất kinh doanh là 44,6 tỷ đồng, hạch toán lỗ do đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ 68 tỷ đồng. Với kết quả trong kỳ này, lỗ lũy kế tại thời điểm 31/3 đã nâng lên là 3.539 tỷ đồng.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, HAGL Agrico thông qua mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.731 tỷ đồng, tăng 44% so với năm trước. Dù vậy, doanh nghiệp này dự tính tiếp tục thua lỗ trước thuế 2.713 tỷ đồng. Năm 2021, HAGL Agrico lỗ 1.119 tỷ đồng. Theo đó, công ty không chia cổ tức năm nay do còn lỗ luỹ kế.

Nguồn bài viết: Bầu Đức đã thoái toàn bộ cổ phần HAGL Agrico

Tiếp tục khởi tố Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tam giam với Trần Phương Bình, Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á…

Trần Phương Bình, Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á .

Trần Phương Bình, Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á .

Ngày 30/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu “Vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty CP M&C và các đơn vị liên quan.

Căn cứ tài liệu, kết quả điều tra, ngày 24/5/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty CP M&C và các đơn vị liên quan; đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam (thời hạn 04 tháng) về tội Vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, quy định tại Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối với 3 bị can.

Ba bị can này gồm Trần Phương Bình, sinh năm 1959, Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á; Nguyễn Đức Tài, sinh năm 1968, nguyên Giám đốc Sở Giao dịch, Ngân hàng TMCP Đông Á; Phùng Ngọc Khánh, sinh năm 1963, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần M&C.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh đúng quy định pháp luật. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng vụ án và thu hồi tài sản.

Như vậy, đây là vụ án thứ 4 ông Trần Phương Bình bị khởi tố liên quan đến sai phạm, thất thoát tiền của Ngân hàng Đông Á. Trước đó, năm 2018, ông Bình đã nhận án tù chung thân trong vụ án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm chiếm đoạt, làm thất thoát tiền của Ngân hàng Đông Á. Năm 2020, ông Bình nhận án tù chung thân lần thứ hai trong vụ thất thoát hơn 8.000 tỷ đồng của ngân hàng.

Nguồn bài viết: Tiếp tục khởi tố Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN THẾ GIỚI 30-5: Nga nói ông Putin ‘không bệnh tật gì’; Israel: ‘Iran không còn được yên nữa’

TTO - WHO đánh giá nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ ở mức “trung bình”; Số ca COVID-19 mới trở lại mốc hơn 100.000 tại Triều Tiên; EU vẫn chưa thống nhất trong quyết định cấm vận dầu mỏ Nga… là một số thông tin quốc tế đáng chú ý ngày 30-5.

TIN THẾ GIỚI 30-5: Nga nói ông Putin không bệnh tật gì; Israel: Iran không còn được yên nữa - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: REUTERS

  • Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ đồn đoán rằng Tổng thống Vladimir Putin bị bệnh khi trả lời Đài truyền hình TF1 của Pháp ngày 29-5. Theo ông Lavrov, không có người bình thường nào nói tổng thống Nga có dấu hiệu bệnh tật và những người lan truyền tin đồn nên xem lại lương tâm của mình.

Nhà ngoại giao Nga cũng khẳng định ông Putin xuất hiện trước công chúng hầu như mỗi ngày, cho thấy sức khỏe của ông vẫn tốt.

  • Trong tuyên bố ngày 29-5, Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngầm xác nhận nước này đứng đằng sau vụ ám sát một đại tá lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran hồi tuần trước. Trong tuyên bố, ông Bennett nhấn mạnh Iran sẽ phải trả giá vì đã tài trợ khủng bố và kích động các cuộc tấn công nhỏ lẻ nhắm vào người Do Thái trên toàn cầu. “Thời kỳ an toàn của Iran đã chấm dứt”, ông Bennett nói.

Hồi tuần trước, đại tá Hassan Sayad Khodai của Iran, người bị Israel cáo buộc đã lên kế hoạch tấn công người Do Thái khắp thế giới, đã bị hai tay súng lạ mặt bắn chết ngay trong ôtô. Chính quyền Tehran cáo buộc Tel Aviv đứng sau vụ việc và thề sẽ báo thù.

  • Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 29-5, bệnh đậu mùa khỉ hiện đang đặt ra “nguy cơ trung bình” đối với sức khỏe cộng đồng nói chung ở cấp độ toàn cầu. Trước đó, WHO cho biết đã có nhiều trường hợp được ghi nhận tại các nước không có mầm bệnh lưu hành.

Theo WHO, rủi ro với sức khỏe cộng đồng chỉ tăng lên khi bệnh lây sang những nhóm có nguy cơ tổn thương cao như trẻ em và người bị ức chế miễn dịch. Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua việc tiếp xúc gần nên có thể phòng tránh bằng việc giữ khoảng cách và vệ sinh thường xuyên, theo AFP.

  • Số ca bị sốt mới ghi nhận trong ngày tại Triều Tiên đã vượt mốc 100.000 sau vài ngày dưới ngưỡng này, theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 30-5. Cụ thể, tính đến 18h ngày 29-5, nước này ghi nhận 100.710 ca bị sốt và 1 ca tử vong mới.

Số ca sốt mới ghi nhận hằng ngày tại Triều Tiên hiện đang có xu hướng giảm với ngày ghi nhận cao nhất là hơn 392.000 ca hôm 15-5.

Cũng trong ngày 29-5, KCNA cho biết Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã chủ trì một cuộc họp của Bộ Chính trị Triều Tiên và đánh giá tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát trên khắp cả nước.

Bản tin của KCNA cũng ám chỉ có khả năng Bình Nhưỡng sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch khi tình hình tiếp tục được cải thiện, theo Hãng thông tấn Yonhap.

Nhân viên y tế Triều Tiên lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh chụp màn hình Yonhap

  • Các nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm sự đồng thuận liên quan lệnh cấm dầu mỏ Nga. Theo Hãng tin Reuters, vướng mắc đang nằm ở chỗ một số thành viên Trung Âu phản đối lệnh cấm và yêu cầu được xếp vào diện ngoại lệ để tiếp tục mua dầu mỏ từ Nga.

Một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết “vẫn còn quá nhiều chi tiết cần giải quyết” và tỏ ra không lạc quan trước nhận định EU sẽ đạt được thống nhất trước khi các nhà lãnh đạo của khối tập trung tại Brussels chiều 30-5 cho hội nghị thượng đỉnh dài 2 ngày.

  • Theo thông báo của Bộ Tài chính Đức ngày 29-5, liên minh các đảng cầm quyền và một số đảng đối lập đã đạt được thỏa thuận về việc dỡ bỏ hạn chế sử dụng một quỹ quốc phòng hơn 100 tỉ euro.

Số tiền này sẽ được chia đều cho những năm tới, giúp chi tiêu quốc phòng của Đức tăng lên hơn 50 tỉ euro. Điều này sẽ giúp Đức đạt được cam kết với NATO là chi tiêu quân sự tối thiểu 2% GDP. Theo Reuters, việc giải phóng quỹ này là phản ứng của Berlin trước tình hình an ninh khu vực.

TIN THẾ GIỚI 30-5: Nga nói ông Putin không bệnh tật gì; Israel: Iran không còn được yên nữa - Ảnh 3.

Người Palestine đụng độ lực lượng chức năng Israel ở gần đền thờ Jerusalem’s Al-Aqsa trên Bờ Tây ngày 29-5 - Ảnh: REUTERS

  • Hàng loạt vụ đụng độ giữa người Israel và người Palestine đã xảy ra trong cuối tuần qua khi hơn 25.000 người Do Thái rước cờ qua khu phố cổ của Jerusalem, vốn là nơi có nhiều người Palestine theo Hồi giáo sinh sống.

Sự kiện diễn ra hằng năm nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ xung đột và căng thẳng vì những vấn đề lịch sử. Theo nhà chức trách Israel, ít nhất 62 người bị thương trong các vụ xô xát, khoảng 50 người bị bắt sau khi Thủ tướng Israel Naftali Bennett ra chỉ thị cảnh sát “không khoan nhượng” đối với hành vi phân biệt chủng tộc.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 30-5: Nga nói ông Putin 'không bệnh tật gì'; Israel: 'Iran không còn được yên nữa' - Tuổi Trẻ Online