Chứng sỹ săn tin!

Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan đến Ngân hàng Đông Á

VOV.VN - Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - Trần Phương Bình tiếp tục bị khởi tố, liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, Công ty CP M&C và các đơn vị liên quan.

Ngày 30/5, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu “Vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty CP M&C và các đơn vị liên quan.


Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - Trần Phương Bình (giữa)

Căn cứ tài liệu, kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty CP M&C và các đơn vị liên quan.

Đồng thời, lực lượng chức năng ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam về tội “Vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, quy định tại Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối với các bị can: Trần Phương Bình, SN 1959, Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á; Nguyễn Đức Tài, SN 1968, nguyên Giám đốc Sở Giao dịch, Ngân hàng TMCP Đông Á; Phùng Ngọc Khánh, SN 1963, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần M&C.

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.

Hiện, lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng vụ án và thu hồi tài sản.

Trước đó ngày 14/1/2022, ông Trần Phương Bình đã bị TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên phạt bản án tù Chung thân về các tội danh Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng./.

Nguồn: Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan đến ngân hàng Đông Á
Các nguồn khác:
Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á tiếp tục bị khởi tố
Khởi tố vụ án liên quan đến Ngân hàng Đông Á | baotintuc.vn
Cựu TGĐ Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình tiếp tục bị khởi tố - Pháp luật - ZINGNEWS.VN
Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình tiếp tục bị khởi tố

1 Likes

Khối ngoại mua ròng tới 1.700 tỷ đồng, tập trung vào FUEVFVND và FPT

Trong phiên ngày thứ Hai, khối ngoại mua ròng 1.705 tỷ đồng trên HOSE, bán ròng 575,73 triệu đồng trên HNX và mua ròng 1,22 tỷ đồng trên UPCoM. Tổng cộng, họ mua ròng tới 1.706,02 tỷ đồng trên 3 sàn.

Khối ngoại mua ròng tới 1.700 tỷ đồng, tập trung vào FUEVFVND và FPT ảnh 1

Trên HOSE, khối ngoại vẫn tập trung mua ròng FUEVFVND với giá trị ròng 1.135,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, họ cũng mua vào 390 tỷ đồng FPT. Các mã còn lại chỉ được dưới 50 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, E1VFNV30 (-62,8 tỷ đồng), PNJ (-59,1 tỷ đồng) bị bán ròng với quy mô thấp.

Khối ngoại mua ròng tới 1.700 tỷ đồng, tập trung vào FUEVFVND và FPT ảnh 2

Trên HNX, IDC (+10,3 tỷ đồng) bị các mã BVS (-4,1 tỷ đồng), PLC (-2,1 tỷ đồng), VCS (-1,9 tỷ đồng), PVS (-1,2 tỷ đồng) triệt tiêu hết đóng góp tích cực.

Khối ngoại mua ròng tới 1.700 tỷ đồng, tập trung vào FUEVFVND và FPT ảnh 3

Trên UPCoM, BSR (+6 tỷ đồng) vẫn đủ át chế lại các mã bị khối ngoại bán ra như VEA (-2,7 tỷ đồng), GHC (-1,4 tỷ đồng), ACV (-1,2 tỷ đồng), QNS (-1 tỷ đồng).

Nguồn: Bizlive

TIN THẾ GIỚI 31-5: EU thỏa thuận cấm 2/3 dầu mỏ Nga; Canada cấm sở hữu súng ngắn

TTO - Canada cấm sở hữu súng ngắn; Nhà báo Pháp tử vong khi lên xe buýt nhân đạo rời vùng chiến sự ác liệt Severodonetsk ở Ukraine; Liên minh châu Âu họp về cấm vận dầu Nga… là những tin tức đáng chú ý.

TIN THẾ GIỚI 31-5: EU thỏa thuận cấm 2/3 dầu mỏ Nga; Canada cấm sở hữu súng ngắn - Ảnh 1.

Thành viên Tổ chức Hòa bình xanh biểu tình chống quyết định của Hungary trong việc cấm vận dầu mỏ Nga. Biểu ngữ ghi “Đứng về phía hòa bình chứ không về phía dầu mỏ” trước tòa nhà Quốc hội Hungary ở thủ đô Budapest ngày 30-5 - Ảnh: REUTERS

  • Đến tận tối 30-5 ở Brussels (Bỉ), 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) mới đạt được thỏa thuận cấm vận dầu mỏ Nga, nhắm vào hơn 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel cho biết việc cắt giảm nhập dầu tiến hành từ nay cho đến cuối năm “sẽ làm giảm đi nguồn tài chính lớn” với Nga và tạo áp lực tối đa với Matxcơva để chấm dứt chiến sự tại Ukraine.

Ngoài lệnh cấm dầu mỏ, gói trừng phạt mới chống lại Nga sẽ bao gồm các biện pháp quan trọng khác, trong đó có hủy bỏ tham gia hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT của ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank, cấm ba đài truyền hình nhà nước của Nga, liệt kê danh sách các cá nhân đã phạm tội ác chiến tranh tại Ukraine, theo quan chức này.

Hungary, một quốc gia nằm sâu trong đất liền không có lối ra biển phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga, trước đó phản đối bất kỳ lệnh cấm vận dầu mỏ nào trừ phi nước này được miễn trừ thực hiện trong ít nhất 4 năm để có thời gian chuẩn bị và EU tài trợ 800 triệu euro để sửa chữa các nhà máy lọc dầu của nước này cho phù hợp với các nguồn dầu thô khác.

  • Ngày 30-5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết đã ban hành luật mới để thực hiện cấm sở hữu súng ngắn và cấm mua và bán súng ngắn trên toàn quốc.

“Ngoài súng thể thao và súng săn, không có lý do gì bất cứ ai ở Canada cần súng trong cuộc sống hằng ngày của họ”, ông Trudeau nói, Hãng tin Reuters dẫn lời.

TIN THẾ GIỚI 31-5: EU thỏa thuận cấm 2/3 dầu mỏ Nga; Canada cấm sở hữu súng ngắn - Ảnh 2.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu tại cuộc họp báo về luật kiểm soát vũ khí đưa ra ngày 30-5 tại Hạ viện ở Ottawa - Ảnh: REUTERS

  • Ý bỏ yêu cầu liên quan “chứng nhận không COVID” khi nhập cảnh. Ngày 30-5, Bộ Y tế Ý tuyên bố hủy bỏ yêu cầu những người nhập cảnh nước này phải xuất trình “thẻ xanh COVID-19”, bằng chứng về việc đã tiêm vắc xin, mới khỏi bệnh trong vòng 6 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV2.

Bộ Y tế nước này thông báo rằng yêu cầu xuất trình “thẻ xanh” COVID-19 sẽ không được gia hạn khi nó hết hạn vào ngày 31-5. Ý là quốc gia châu Âu có các quy định phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt nhất, trong đó yêu cầu người lao động phải xuất trình thẻ xanh. Hiện hầu hết các biện pháp phòng dịch đã được dỡ bỏ, mặc dù vẫn còn quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và trong trường học.

  • Theo Hãng tin Reuters, ngày 30-5, Bộ Ngoại giao Đức cho biết chuyến đi Trung Quốc của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet không làm rõ được các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương như mong đợi .

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức giải thích rằng do các hạn chế từ chính quyền Bắc Kinh, việc tự do tiếp cận với cá nhân và địa điểm không thể thực hiện được trong chuyến đi. “Điều này có nghĩa là không thể có một đánh giá độc lập về tình hình tại chỗ”, phía Đức đưa ra đánh giá.

Tuy nhiên, người phát ngôn này nói thêm rằng Đức vẫn tiếp tục mong chờ bà Bachelet sẽ công bố báo cáo về tình hình nhân quyền ở Tân Cương càng sớm càng tốt.

  • Leclerc-Imhoff, 32 tuổi, phóng viên kênh BFMTV của Pháp, bị bắn tử vong khi đang lên một chuyến xe buýt nhân đạo cùng với các thường dân chạy khỏi bom đạn của Nga tại Severodonetsk, Ukraine.

Theo Hãng tin Reuters, Pháp kêu gọi tiến hành điều tra về vụ việc. Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đây là nhà báo thứ 32 tử vong trong chiến sự.

TIN THẾ GIỚI 31-5: EU thỏa thuận cấm 2/3 dầu mỏ Nga; Canada cấm sở hữu súng ngắn - Ảnh 3.

Nhà báo Leclerc-Imhoff - Ảnh: CNN

  • Lực lượng cứu hộ của Nepal ngày 30-5 đã tìm thấy 21 trong tổng số 22 thi thể nạn nhân trong vụ chiếc máy bay De Havilland DHC-6-300 Twin Otter rơi ở nước này 1 ngày trước đó.

  • Ngày 30-5, tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga xác nhận sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Công ty kinh doanh khí đốt GasTerra của Hà Lan từ ngày 31-5.

“Gazprom Export ngừng cung cấp khí đốt từ ngày 31-5-2022 cho đến khi việc thanh toán được thực hiện theo thủ tục được thiết lập”, thông báo trên kênh ■■■■■■■■ của Gazprom cho biết, đề cập đến sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.

Phía GasTerra của Hà Lan từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Nga đã cắt nguồn cung khí đốt với Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan vì lý do tương tự.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 31-5: EU thỏa thuận cấm 2/3 dầu mỏ Nga; Canada cấm sở hữu súng ngắn - Tuổi Trẻ Online

“Ngân hàng, hàng không, du lịch sẽ hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 2%”

Agriseco Reseacrh cho rằng ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 2% vừa ban hành khi có thể mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, nhóm dịch vụ hàng không, du lịch, sản xuất - xuất khẩu, công nghệ thông tin cũng được hưởng lợi.

image

Ngày 20/5/2022, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về việc hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đồng thời trong cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất theo nghị định trên.

Theo Ngân hàng Nhà nước, chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, góp phần kích thích cả phía cung và cầu, tạo nền tảng để tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ theo hướng bền vững hơn.

Nghị định này sẽ được thực hiện trong năm 2022 và 2023 hoặc có thể kết thúc sớm hơn khi tổng số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023. Mức hỗ trợ lãi suất là 2%/năm thông qua hình thức giảm trực tiếp số lãi tiền vay phải trả bằng số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trong kỳ.

Đánh giá ảnh hưởng của chính sách này tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán (TTCK), trong báo cáo vừa công bố, Agriseco Research kỳ vọng gói hỗ trợ lãi suất sẽ tạo ra cú hích để các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình hồi phục, góp phần vào tăng trưởng kinh tế để hoàn thành mục tiêu 6% - 6,5% của Chính phủ. Tuy nhiên, nhóm phân tích cũng lưu ý, việc doanh nghiệp được hỗ trợ sử dụng nguồn vốn sai mục đích có thể dẫn tới những hiệu ứng không mong muốn cho nền kinh tế.

Với TTCK, Agriseco Research kỳ vọng gói hỗ trợ lãi suất sẽ đem lại những hiệu ứng tích cực nhưng không quá mạnh mẽ do quy mô thị trường đã lớn hơn nhiều so với 2009.

Cụ thể, vốn hóa của TTCK cuối năm 2009 là 620 nghìn tỷ đồng, đạt 45% GDP trong khi vốn hóa TTCK tại thời điểm cuối năm 2021 đạt gần 5.800 nghìn tỷ đồng, đạt gần 93% GDP.

Đội ngũ phân tích cũng cho rằng đà tăng trưởng của thị trường sẽ xuất phát từ việc cải thiện kết quả kinh doanh và năng lực nội tại doanh nghiệp thay vì sự thúc đẩy từ dòng tiền đầu cơ.

Agriseco Reseacrh cho rằng ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất này khi có thể mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh thu nhập lãi thuần. Đặc biệt, nhóm ngân hàng quốc doanh có thể sẽ được ưu tiên hơn khi đã tích cực đi đầu trong việc cắt giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng trong thời gian dịch vừa qua.

Thêm vào đó, nhóm phân tích kỳ vọng sẽ có đợt nới room tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới cho các NHTM khi nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức được cấp đầu năm.

Bên cạnh ngân hàng, Agriseco Reseacrh nhận định các doanh nghiệp đầu ngành trong các ngành được hỗ trợ, đáng chú ý là: (1) Nhóm dịch vụ hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; (2) Nhóm ngành sản xuất - xuất khẩu, bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và công nghiệp chế biến, chế tạo; (3) Nhóm Công nghệ thông tin cũng sẽ hưởng lợi từ chính sách này.

Theo nghị định được ban hành, các doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ lãi suất khi đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Cùng với đó, các khoản vay gia hạn nợ cũng sẽ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.

Do vậy, các doanh nghiệp đầu ngành sẽ có khả năng đáp ứng được điều kiện hỗ trợ cao hơn do có sức chống chịu tốt hơn phần còn lại của ngành khi chịu ảnh hưởng từ dịch. Hơn nữa, đây sẽ là các doanh nghiệp được hưởng lợi kép từ: (i) việc phục hồi sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế đang dần trở về bình thường và (ii) gói hỗ trợ lãi suất 2% mới ban hành.

Nguồn: "Ngân hàng, hàng không, du lịch sẽ hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 2%"

VinFast tăng vốn lên gần 57.400 tỷ đồng

Từ đầu năm tới nay, VinFast đã tăng vốn điều lệ hai lần thông qua phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức

Ngày 19/5, CTCP Sản xuất và Kinh doanh VinFast đã tăng vốn điều lệ từ gần 56.497 tỷ đồng lên gần 57.380 tỷ đồng thông qua việc phát hành hơn 88 triệu cổ phần ưu đãi cổ tức.

Trước đó vào ngày 21/3 năm nay, VinFast đã tăng vốn điều lệ từ gần 50.497 tỷ lên gần 56.497 tỷ đồng thông qua phát hành 600 triệu cổ phần ưu đãi cổ tức.

Tại thời điểm 19/5, VinFast Trading and Investment Pte.Ltd là cổ đông lớn nắm hơn 87,9% vốn của VinFast.

Nhằm chuẩn bị cho quá trình VinFast IPO tại Mỹ, là nền tảng quan trọng trong chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu của công ty, Vingroup đã đưa ra chiến lược tái cấu trúc cuối năm ngoái.

Trong đó, Tập đoàn Vingoup sẽ chuyển nhượng toàn bộ 51,52% vốn góp tại VinFast cho Công ty VinFast Trading and Investment Pte.Ltd., một công ty con của Tập đoàn Vingroup có trụ sở chính tại Singapore.

Sau khi hoàn thành quá trình tái cấu trúc, Tập đoàn Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast Việt Nam. Tập đoàn Vingroup vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích 51,52% trong VinFast Việt Nam như hiện tại.

VinFast cũng quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung nguồn lực cho xe điện. Quyết định này sẽ giúp Vingroup hiện thực hóa nhanh hơn chiến lược trở thành hãng xe toàn cầu, thâm nhập sâu vào các thị trường quốc tế bởi trong tương lai, xe điện sẽ dần thay thế xe chạy bằng động cơ đốt trong.

Ảnh minh hoạ: Vingroup.

Để chuẩn bị cho tham vọng IPO quốc tế, ngày 10/5, Tập đoàn Vingroup đã hoàn tất huy động 525 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Tổng khối lượng trái phiếu huy động là 525 và mệnh giá trái phiếu là 1 triệu USD. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm.

Trước đó, HĐQT của Tập đoàn Vingroup đã thông qua phương án phát hành phát hành tối đa 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế với kỳ hạn 5 năm và dự kiến thực hiện trong 2022. 1 tỷ USD trái phiếu này dự kiến được Vingroup phát hành thành ba đợt trong năm 2022.

1 tỷ USD thu được dự kiến dùng để bổ sung vốn hoạt động của Vingroup để thanh toán cho các khoản phí, chi phí cho việc phát hành trái phiếu; tăng quy mô vốn hoạt động của tập đoàn thông qua việc góp vốn đầu tư trực tiếp vào VinFast để thực hiện dự án tổ hợp sản xuất ô tô VinFast.

Chia sẻ tại Đại hội đồng thường niên 2022 đầu tháng 5, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup chia sẻ: "Với VinFast, bây giờ đang là thời cơ vàng để có thể chiếm lĩnh thị trường, tạo dựng được thương hiệu, tạo dựng vị thế. Cho nên chúng tôi đang rất quyết liệt, ngày đêm tập trung vào nghiên cứu phát triển xe, giải quyết tìm kiếm từng các linh kiện, từng nguồn cung.

Trên thế giới bây giờ chỉ thiếu xe chứ không phải thừa xe, nếu chúng ta có xe chúng ta có thể bán được rất nhanh ở rất nhiều thị trường. Chúng tôi cho đây rằng đây là cơ hội vàng, cho nên chúng tôi rất khó khăn nhưng phải thúc đẩy quyết liệt câu chuyện này".

Nguồn: Bizlive

Cổ phiếu nào thường tăng trong tháng 6?

Trải qua một tháng “Sell in May” với nhiều biến động, thị trường chứng khoán đã dần phục hồi trong những phiên cuối tháng 5. Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra bây giờ là liệu đà hồi phục này sẽ kéo dài bao lâu? Bước sang tháng 6, việc dự báo xu hướng tiếp theo của thị trường sẽ càng khó khăn khi theo dữ liệu quá khứ, số cổ phiếu thường tăng và thường giảm khoảng thời gian này hàng năm khá cân bằng.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, có 27 cổ phiếu trên sàn HOSE đã luôn tăng trong tháng 6 giai đoạn 2019-2021. Chiều ngược lại, có 15 cổ phiếu đã luôn giảm cũng trong thời gian này.

Ở nhóm thường tăng, ghi nhận sự xuất hiện của nhiều cổ phiếu có liên quan đến lĩnh vực bất động sản – xây dựng. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như SCR, DLG, VPH, FCN, CRE, KDH, SAM, BCM,…

Cổ phiếu trên sàn HOSE tăng giá trong tất cả tháng 6 giai đoạn từ 2019-2021

Nguồn: VietstockFinance

Trong khi đó ở nhóm thường giảm lại ghi nhận sự có mặt của nhiều cổ phiếu ngân hàng như SHB, BID, TPB, TCB và CTG.

Cổ phiếu trên sàn HOSE giảm giá trong tất cả tháng 6 giai đoạn từ 2019-2021

Nguồn: VietstockFinance

Còn tại sàn HNX, số cổ phiếu thường tăng và thường giảm gần như bằng nhau với số lượng lần lượt là 12 cổ phiếu và 11 cổ phiếu.

Cổ phiếu trên sàn HNX tăng/giảm giá trong tất cả tháng 6 giai đoạn từ 2019-2021

Nguồn: VietstockFinance

Không chỉ số lượng cổ phiếu thường tăng và thường giảm khá cân bằng, diễn biến VN-Index trong tháng 6 của 1 thập kỷ qua cũng có kết quả ngang nhau khi có 5 năm tăng điểm và 5 năm giảm điểm.

Tháng 5 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua khoảng thời gian “Sell in May” với nhiều biến động tiêu cực. Tuy những phiên gần đây, thị trường bắt đầu có những phiên hồi phục liên tiếp nhưng theo ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích Công ty chứng khoán VPS tại chương trình Talkshow Phố Tài chính số ngày 02/05 nhận định, giai đoạn giữa năm lại thường là giai đoạn kém tích cực, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Thị trường có thể sẽ diễn biến theo hình zig zag, răng cưa.

Mặt khác, sắp tới vào ngày 16/06, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố kết quả họp FOMC. Nhiều tín hiệu thể hiện khả năng tổ chức này sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ đang tăng cao. Do đó, các thị trường mới nổi như Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.

NGUỒN: FILI

“Cần xem xét lại phiên ATO, ATC và giao dịch T0”


Từ trái qua: ông Nguyễn Đức Lệnh, ông Hoàng Văn Cường, ông Nguyễn Văn Trình

Nhiều ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm “Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vững” do báo Người lao động tổ chức đang diễn ra sáng nay (25/5).

Tại tọa đàm, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đồng tình với quan điểm thị trường chứng khoán trong thời gian qua là một giai đoạn tăng trưởng nóng.

Vốn hóa thị trường đã tăng lên mức tương đương với nhiều nước trong khu vực, tới gần 93% của GDP Việt Nam. Quy mô thị trường cũng tăng nhanh, từ mức khoảng 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2019 lên tới 7,7 triệu tỷ đồng năm 2021.

Số lượng nhà đầu tư mở mới tài khoản tham gia vào thị trường cũng liên tục lập kỷ lục. Năm 2019, chỉ khoảng 2,3 triệu tài khoản và năm 2021 đã lên đến 4,3 triệu tài khoản. Chỉ trong 2 năm đã tăng thêm khoảng 2 triệu tài khoản mới, bằng cả 20 năm qua. Chỉ số VN-Index đã tăng khá cao. Năm 2019, nền kinh tế thịnh vượng thì chỉ số VN-Index khoảng 1.000 điểm, đến tháng 3/2022 đã hơn 1.500 điểm.

“Tăng trưởng của thị trường chứng khoán 2 năm qua là không bình thường mà gọi là tăng trưởng nóng. Đương nhiên sẽ tới giai đoạn hết nóng, quay trở lại trạng thái bình thường và tạo ra sự trồi sụt gần đây”, GS.TS Hoàng Văn Cường cho biết.

Theo ông Cường, khoảng 2 triệu nhà đầu tư mới tham gia thị trường hầu hết là những nhà đầu tư cá nhân mới bước vào thị trường trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn. Nhiều người chưa đủ thông tin, chỉ tham gia đầu tư với 3 chữ cái mà không rành về doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực gì. “Họ đầu tư theo cảm xúc, theo đám đông, chứ không phải dựa trên cơ sở có phân tích, có đánh giá, và khi thị trường nóng thì đổ xô vào mua. Khi thị trường rung lắc, có suy giảm thì rút ra, càng tạo chao đảo thị trường, phản ánh tính chất không chuyên nghiệp”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó, ông Cường chỉ ra, quản lý nhà nước và hệ thống về thể chế, pháp luật, khuôn khổ cũng bộc lộ những điểm yếu, dẫn tới việc lũng đoạn thị trường của một số nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư dẫn dắt. Hệ quả trực tiếp là những nhà đầu tư cá nhân, những người mới tham gia thị trường ở giai đoạn nóng, mua với giá cao, thị trường sụt giảm với giá thấp, dẫn tới thua lỗ. Đây là những lỗ hổng cần phải sớm hoàn thiện.

Ông Cường cho rằng, nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch, doanh nghiệp cần huy động vốn. Thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, cần phát triển thị trường để trở thành kênh huy động các nguồn vốn của nhà đầu tư cá nhân, trở thành nguồn vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Về biến động của thị trường thời gian qua, PGS.TS Nguyễn Văn Trình, chuyên gia kinh tế, Phó hiệu trưởng trường ĐH Võ Trường Toản cho rằng, nguyên nhân có bên ngoài và bên trong, khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô.

Trước hết, nguyên nhân bên ngoài là chứng khoán thế giới, nhất là chứng khoán Mỹ có những phiên sụt giảm mạnh, Dow Jones mất trên 1.000 điểm, cũng tác động tới Việt Nam vì chúng ta là nền kinh tế mở, liên thông. Nguyên nhân chứng khoán Mỹ sụt giảm là do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang có động thái quyết liệt tăng lãi suất, lên 0,5 điểm % và thậm chí tăng thêm 0,75%… khiến tâm lý của nhà đầu tư Mỹ thận trọng, rút vốn và bán tháo chứng khoán làm cho các chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm.

Thị trường sụt giảm còn do nhà đầu tư lo ngại lạm phát. Lạm phát đến từ nhiều nguyên nhân, như sau hàng loạt các gói hỗ trợ trong phòng chống dịch bệnh, tiền đẩy ra ồ ạt, dẫn đến cung tiền cao, giá cả sẽ tăng vọt… Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch bệnh, do ảnh hưởng của xung đột địa chính trị, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng; Trung Quốc áp dụng chính sách Zero COVID cũng tác động tới thị trường.

Ông Trình cho rằng, việc tìm những biện pháp để ngăn ngừa, kiểm soát lạm phát, sẽ giảm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Ông nêu một số ý kiến.

Một, căn cơ là kiểm soát được chất lượng công ty niêm yết. Bản chất của đầu tư trên thị trường là các sản phẩm có chất lượng thì nhà đầu tư mới tin tưởng. Vừa qua công ty tốt xấu đều giảm giá nhưng khi hồi phục nhà đầu tư sẽ tìm sản phẩm tốt để đầu tư.

Hai, cần kiểm soát vấn đề tăng vốn ảo, có những công ty trên sàn in giấy ra bán ảo, làm mất uy tín trên thị trường chứng khoán.

Ba, cần xem xét lại phiên ATO và ATC, làm như sàn HNX giao dịch thông suốt. Đây là 2 phiên có thể gây xáo trộn trên thị trường. Nên chăng xem xét cho giao dịch T0.

Cuối cùng, cố gắng đưa trái phiếu vào giao dịch để tạo thêm sản phẩm mới, tạo tính thanh khoản cho thị trường.

"Điều chỉnh chỉ là ngắn hạn"

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, chứng khoán là kênh huy động vốn hiện quả cho các tổ chức tín dụng nói chung, nhất là những ngân hàng đã niêm yết trên thị trường. Do đó, việc minh bạch thị trường có tác động đến các ngân hàng đã niêm yết, dẫn vốn vào các ngân hàng và một phần giúp nâng cao uy tín thương hiệu.

Ông Lệnh đánh giá, sự điều chỉnh trong thị trường chứng khoán thời gian qua chỉ là ngắn hạn. Giá trị cốt lõi là trong những tháng đầu năm 2022, ngành ngân hàng tăng trưởng ổn định, nợ xấu được kiểm soát, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt… 4 tháng đầu năm dư nợ tín dụng tăng khoảng 7% và các ngân hàng niêm yết đều công bố kết quả kinh doanh minh bạch, công khai trên thị trường. Đây là các chỉ số tham chiếu để các nhà đầu tư tham khảo.

Nguồn: Nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn

Mua ròng hai tháng liên tiếp, khối ngoại dồn tiền vào FUEVFVND 8 phiên gần nhất

Khối ngoại chốt phiên cuối cùng của tháng 5 với giá trị mua ròng 3 sàn là hơn 430 tỷ đồng. Tính chung cả tháng họ mua ròng hơn 3.400 tỷ đồng và là tháng mua ròng thứ 2 liên tiếp.

Theo thống kê trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, khối ngoại mua ròng 384,28 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng 56,91 tỷ đồng trên HNX và bán ròng 8,8 tỷ đồng trên UPCoM. Tổng cộng, khối ngoại mua ròng 432,39 tỷ đồng trên 3 sàn.

Tính trong cả tháng 5, khối ngoại mua ròng 3.470 tỷ đồng qua đó có tháng thứ 2 liên tiếp giải ngân vào thị trường sau 8 tháng liên tục rút tiền. Trong tháng 4, khối ngoại mua ròng hơn 3.900 tỷ đồng

Trong phiên hôm nay, FUEVFVND (+214,9 tỷ đồng) tiếp tục là tâm điểm giải ngân của khối ngoại xếp trên VHM (+63,4 tỷ đồng), DGC (+46,8 tỷ đồng). Diễn biến giao dịch này tiếp tục cho thấy ưu tiên của khối ngoại bởi đây đã là phiên thứ 8 liên tiếp họ đổ tiền vào ETF VN Diamond, tổng giá trị mua ròng 8 phiên này là hơn 1.800 tỷ đồng.

image

Chiều ngược lại, các mã bị khối ngoại bán ra là E1VFVN30 (-98,2 tỷ đồng), PNJ (-66,8 tỷ đồng), DPM (-55,1 tỷ đồng).

Mua ròng hai tháng liên tiếp, khối ngoại dồn tiền vào FUEVFVND 8 phiên gần nhất ảnh 2

Trên HNX, IDC (+32,9 tỷ đồng), CEO (+18,1 tỷ đồng), SHS (+4,6 tỷ đồng), PVS (+3,1 tỷ đồng) lấn lướt các giao dịch bán ra. Mã bị rút tiền nhiều nhất chỉ là PLC (-2,8 tỷ đồng).

Mua ròng hai tháng liên tiếp, khối ngoại dồn tiền vào FUEVFVND 8 phiên gần nhất ảnh 3

Trên UPCoM, SIP (+2,3 tỷ đồng), CLX (+2,2 tỷ đồng) lại lép vế trước động thái chốt lời BSR (-12,2 tỷ đồng). Cổ phiếu BSR hôm nay đã tăng hơn 7% nhờ hiệu ứng bùng nổ của nhóm Dầu khí.

Hai năm 15 vụ thao túng cổ phiếu, Uỷ ban chứng khoán sắp có loạt giải pháp ngăn chặn

(Tổ Quốc) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong xác minh, điều tra xử lý một số vụ việc có dấu hiệu thao túng chứng khoán.

Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2020 đến tháng 4/2022, đã có tổng cộng 15 vụ việc vi phạm thao túng thị trường chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý, bao gồm: 13 vụ việc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 10,8 tỷ đồng; 2 vụ việc đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đã được cơ quan điều tra khởi tố (vụ án thao túng cổ phiếu FLC, vụ án thao túng liên quan nhóm Louis Holding (thao túng TGG và BII). Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong xác minh, điều tra xử lý một số vụ việc có dấu hiệu thao túng khác.

Thao túng thị trường chứng khoán gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường nên pháp luật chứng khoán đã quy định đây là một trong các hành vi bị cấm; đồng thời, Bộ luật Hình sự cũng quy định đây là một loại tội phạm. Các cơ quan quản lý đã ban hành các chế tài xử lý hành vi thao túng mang tính nghiêm khắc về cả hành chính và hình sự; không ngừng hoàn thiện chế tài xử lý thông qua nâng cao mức phạt tiền, xây dựng phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, bổ sung cấu thành tội phạm là khoản thu lợi bất chính nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý tội thao túng.

Nhằm giám sát, phát hiện giao dịch bất thường, hệ thống giám sát trên thị trường chứng khoán, Luật Chứng khoán 2019 đã bổ sung thêm cấp giám sát là công ty chứng khoán, tăng thành 3 cấp giám sát so với 2 cấp trước đây; đồng thời có quy định riêng về hoạt động giám sát giao dịch tại thông tư hướng dẫn.

Trong quá trình giám sát, cơ quan quản lý đã thường xuyên chỉ đạo các tuyến giám sát chặt giao dịch đối với các mã cổ phiếu theo nhóm có liên quan đến nhau có dấu hiệu bất thường, có nhiều tin đồn, nổi cộm. Thời gian qua, cơ quan quản lý và cơ quan chức năng đã kiên quyết xử lý các vụ việc thao túng.

Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nâng cao vai trò giám sát của các tuyến giám sát, nhất là giám sát của các sở giao dịch chứng khoán trong kịp thời phát hiện dấu hiệu giao dịch bất thường, vi phạm trên thị trường để kịp thời cảnh báo cho nhà đầu tư. Đồng thời, thực hiện thanh kiểm tra giao dịch khi có dấu hiệu bất thường, thao túng.

Đặc biệt, cơ quan quản lý sẽ chủ động ngăn chặn, hạn chế vi phạm phát sinh theo hướng nghiên cứu giải pháp để ngăn chặn việc cổ đông nội bộ giao dịch cổ phiếu mà không công bố thông tin trước khi giao dịch, có giải pháp chặn kỹ thuật và xem xét sửa đổi các quy định có liên quan về giao dịch chứng khoán.

Cùng với đó, bên cạnh việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với cơ quan công an trong xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc thao túng, xử lý các tin đồn sai sự thật, cơ quan quản lý sẽ rà soát và hoàn thiện quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, nâng cao trách nhiệm của công ty chứng khoán trong quản lý tài khoản giao dịch, cung cấp dịch vụ tài chính và giám sát giao dịch của khách hàng.

Thực tế trên thế giới, các vụ việc thao túng chứng khoán cũng xuất hiện, thậm chí ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển. Điển hình và gần đây nhất là tại Nhật Bản, ngày 24/3/2022, các công tố viên đã truy tố SMBC Nikko Securities và một số nhân viên do cáo buộc thao túng thị trường; đồng thời, bắt giữ Phó Chủ tịch của công ty. Hay tại Hàn Quốc, vào tháng 9/2020, các công tố viên của Văn phòng công tố quận trung tâm Seoul đã truy tố một Phó Chủ tịch Samsung Electronics Co. Ltd., do các cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán và gây mất lòng tin trong vụ sáp nhập giữa Samsung C&T Corp. và Cheil Industries vào năm 2015.

Hoặc tại thị trường chứng khoán phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, năm 2021, cổ phiếu của công ty bán lẻ trò chơi điện tử GameStop gây sốt do phía mạng xã hội thúc đẩy, làm tổn hại cho các nhà đầu tư có tổ chức lớn.

Nguồn: Nhịp sống doanh nghiệp

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng “Sell in May”: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE

Sau giai đoạn bùng nổ, hiện tại mức tăng bằng lần thậm chí không còn xuất hiện trong tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, những cổ phiếu nội tại tốt và có câu chuyện tăng trưởng riêng vẫn đang có những nhịp bứt phá bất chấp thị trường rung lắc mạnh.

Hiệu ứng “Sell in May” có vẻ đã đúng với thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 của 2022. Bối cảnh nhiều thị trường toàn cầu điều chỉnh mạnh đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư, thông tin tiêu cực đẩy áp lực bán gia tăng tại nhiều nhóm cổ phiếu. Trong khi đó, các yếu tố nội tại về vĩ mô hay tăng trưởng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp trong nước vẫn đang ghi nhận tương đối khởi sắc. Đồng thời, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán của các cơ quan chức năng thời gian qua đang giúp thị trường ngày càng trở nên minh bạch và phát triển bền vững hơn.

Xét về mặt điểm số, chỉ số VN-Index kết phiên 31/5 giảm nhẹ 1,24 điểm, qua đó lùi về mức 1.292,68 điểm, hồi phục đáng kể từ vùng đáy 1.171,95 giữa tháng (16/5). Tuy vậy, nếu so với mức điểm khi bắt đầu tháng 5 thì chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm 5,4%. Theo cùng là việc thanh khoản tụt áp, giá trị giao dịch bình quân trong tháng chỉ đạt hơn 17.700 tỷ đồng/phiên, giảm hơn 30% so với giá trị giao dịch trong tháng trước.

Tuy nhiên, bất chấp thị trường có nhịp điều chỉnh sâu, vẫn có những cổ phiếu đã lội ngược dòng ấn tượng, ghi nhận đà tăng tương đối vững chắc.

Quán quân tăng điểm thuộc về cổ phiếu sàn HNX với mức tăng gần 65%

Vị trí quán quân tăng điểm trong tháng 11 thuộc về cổ phiếu MAC của Công ty Cổ phần Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (Maserco). Sau chuỗi phiên giảm mạnh trong tháng 4, thị giá MAC lùi về giao dịch tại vùng giá 6.100 đồng/cổ phiếu vào thời điểm đầu tháng 5. Tuy nhiên, cổ phiếu đã bứt tốc trong nửa sau của tháng, ghi nhận 5 phiên tăng kịch trần đan xen những phiên tăng điểm. Nhờ giao dịch trên HNX nơi có biên độ tăng/giảm tối đa là 10%, cổ phiếu MAC nhanh chóng ghi nhận mức tăng xấp xỉ 64% để đóng cửa phiên 31/5 tại 10.000 đồng/cp.

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 1.

Cổ phiếu MAC giành ‘quán quân’ tăng điểm với mức tăng gần 64% sau 1 tháng

Mặc dù cổ phiếu tăng mạnh song thanh khoản của MAC không có gì đột biến, vẫn giữ ở mức vài trăm nghìn đơn vị được khớp lệnh mỗi phiên. Thông tin đáng chú ý là cổ phiếu MAC hiện đang bị đưa vào diện bị kiểm soát và danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế hai năm liên tục 2020 và 2021 là số âm. Giải trình về việc này, nguyên nhân gây ra khoản lỗ do Maserco phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi, trích lập dự phòng tổn thất đầu tư và ảnh hưởng của đại dịch dẫn đến sản lượng sụt giảm.

Bước sang năm 2022, công ty tiếp tục có thêm một quý làm ăn thua lỗ, lợi nhuận sau thuế quý 1/2022 âm hơn 625 triệu đồng, “khá khẩm” hơn đôi chút so với khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Hiện Maserco chưa tiến hành họp cũng như công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, danh sách cổ đông sẽ được chốt vào ngày 16/6 tới đây.

Hai cổ phiếu sàn UPCoM tăng hơn 60% nhờ được nới biên độ dao động sau khoảng "chết lâm sàng"

Mức tăng trên 60% trong tháng 5 vừa qua còn được ghi nhận tại hai cổ phiếu CCV của Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam và DDH của CTCP Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. Tuy nhiên, không giao dịch sôi động, hai cổ phiếu này có điểm chung là “chết lâm sàn” với nhiều phiên liên tiếp không có thanh khoản.

Hai phiên duy nhất giao dịch trong tháng cũng là hai phiên thị giá tăng kịch trần, trong đó có 1 phiên được nới tăng trần tới 40% (do cổ phiếu không có giao dịch trong 25 phiên trước đó). Điều này đã đưa hai mã CCV và DDH lọt top tăng mạnh nhất trong tháng 5.

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 2.

Hai cổ phiếu CCV và DDH tăng mạnh sau khoảng thời gian dài “đóng băng” thanh khoản

Bluechips duy nhất lọt top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE

Đáng chú ý, giữa làn sóng bán tháo mạnh, không thể không kể đến mức tăng tốt của một bluechips hiếm hoi là REE - Cơ điện lạnh. Mặc dù được đánh giá là ở nhóm phòng thủ, song REE trong vài tháng gần đây không chỉ tỏ ra không bị ảnh hưởng mà thậm chí còn đang gây ra chú ý lớn khi liên tục bứt phá vượt đỉnh mới, đóng cửa phiên 30/5 tăng gần 5,7% lên mức 94.700 đồng/cp – mức giá kỷ lục trong lịch sử tồn tại trên sàn chứng khoán. Theo đó, vốn hóa thị trường leo lên mức cao chưa từng có, hơn 33.000 tỷ đồng. Sau khi chỉnh nhẹ trong phiên cuối tháng song REE vẫn ghi nhận tăng 26,3% trong tháng 5, là bluechips duy nhất lọt top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HOSE

Yếu tố giúp REE trở nên hấp dẫn được cho đến từ kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu thuần quý 1 tăng mạnh 73% so với cùng kỳ lên 2.045 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, REE lãi sau thuế hơn 955 tỷ đồng, gấp đôi so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Đồng thời, thông tin hỗ trợ khác là việc REE vừa tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:15, tương ứng phát hành thêm hơn 46 triệu cổ phiếu mới.

Mặt khác, hiện REE còn nằm trong rổ “kim cương” VNDiamond, cái tên được xem là thỏi nam châm hút vốn ngoại với tỷ trọng khá cao trên 8%.

Báo cáo mới công bố của VNDIRECT cho biết, 2022 được cho sẽ tiếp tục là năm tích cực của thủy điện nhờ pha La Nina sẽ kéo dài đến hết năm. Do đó, Cơ điện lạnh (REE) được xem là ứng viên nặng ký với danh mục thủy điện dày đặc và có dự án thủy điện mới đi vào hoạt động.

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 3.

REE liên tục vượt đỉnh trong thời gian qua

Trong khi đó trên sàn UPCOM, cổ phiếu PND ngược dòng thị trường nhờ nhiều phiên tăng điểm liên tục. Khoảng nửa đầu tháng 5, PND tăng liên tục 6 phiên từ 29/4 đến 10/5, nhiều phiên tăng gần hết biên độ, qua đó ghi nhận tăng tới gần 66% chỉ sau 2 tuần giao dịch. Mặc dù có điều chỉnh trong những phiên sau đó tuy nhiên PND vẫn kết phiên cuối tháng 5 tại mức 32.700 đồng/cp, tương ứng tăng hơn 49% trong vòng 1 tháng.

Đáng chú ý, trong quá khứ, PND cũng từng gây nhiều nhà đầu tư quan tâm vào giai đoạn cuối năm 2020. Thị giá liên tục tăng kịch trần 16 phiên, gấp 10 lần sau hơn 1 tháng, từ mức 2.100 đồng/cp lên 20.000 đồng/cp trước khi quay đầu giảm sàn 5 phiên liên tục.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2021 vừa qua, công ty đạt doanh thu thuần 1.367 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm trước. Kết quả, doanh nghiệp này đã thành công chuyển lỗ sang lãi, khi lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ gần 46 tỷ đồng. Lên kế hoạch cho năm 2022, doanh thu của PND kỳ vọng đạt 1.099 tỷ đồng, tương ứng giảm20% so với thực hiện trong năm trước; lợi nhuận trước thuế kỳ vọng thu về 4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thực hiện năm 2021.

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 4.

PND tăng mạnh chủ yếu vào nửa đầu tháng 5

Cùng hoạt động trong mảng xăng dầu nhưng trên sàn HoSE, cổ phiếu COM của Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng dầu ghi nhận mức tăng “khiêm tốn” hơn là 41%. Đà tăng của COM tương đối vững chắc với số phiên tăng đan xen phiên giảm điểm, tổng cộng COM tăng điểm 12 phiên trong đó 4 phiên kịch trần, còn lại là giảm và đứng tại tham chiếu. Kết quả, từ mức 46.900 đồng/cp, thị giá COM hiện đã vượt lên vùng 65.900 đồng/cp.

COM kinh doanh bán xăng dầu tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Với đặc thù thương mại nên giá vốn hàng bán chiếm tỷ trong cao, do đó dù doanh thu thuần trong quý 1 tăng 33% lên tới 1.056 tỷ đồng song kết quả LNST của COM chỉ còn vỏn vẹn 58 triệu đồng – giảm mạnh so với con số lãi hơn 13 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Theo đó kết thúc quý 1 COM đã hoàn thành được 30% mục tiêu về doanh thu nhưng còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận.

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 5.

COM “thầm lặng” tăng hơn 40% trong vòng 1 tháng

Loạt cổ phiếu khác tăng mạnh trong tháng 5

Tháng 5 vừa qua, cũng có rất nhiều cổ phiếu ngược thị trường với mức tăng tốt, đa số giao dịch trên sàn UPCoM do biên độ dao động lớn. Cụ thể, EAD của Điện lực Đắk Lắk tăng 40,4%, DUS của Dịch vụ Đô thị Đà Lạt tăng 40%, IME của Xây lắp Công nghiệp tăng 39,9%, FBC của Cơ khí Phổ Yên tăng 39,7%, CAP của Lâm nông sản Yên Bái tăng 37,3%, ST8 của Thiết bị Siêu Thanh tăng 33%, VTL của Vang Thăng Long tăng 32,7%, CTT của Chế tạo máy Vinacomin tăng 32,5%, VLA của PT Công nghệ Văn Lang tăng 29,57%…

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 6.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 5 trên HoSE

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 7.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 5 trên HNX

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 8.

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 5 trên UPCoM

Trong khi đó, rổ VN30 chỉ ghi nhận 8/30 mã có mức tăng dương trong tháng 5, dẫn đầu là GAS với mức tăng trưởng 11,04% với phiên giao dịch nổi bật nhất là 31/5 khi tăng kịch trần 7% lên mức 117.000 đồng/cp, gồng gánh chỉ số chung của thị trường. Diễn biến khởi sắc của GAS được cho bắt nguồn từ diễn biến theo thang của giá dầu thế giới, trở về lại đỉnh 14 năm đạt được hồi tháng 3 sau quãng điều chỉnh gần đây.

Tương tự, VHM của Vinhomes, FPT hay PNJ của Vàng Phú Nhuận ghi nhận mức tăng khoảng 5-7% sau tháng giao dịch tương đối giằng co của thị trường chung, HDB kết thúc tháng 5 26.100 đồng/cổ phiếu (phiên 30/11), tương ứng tăng 3.16% so với thời điểm đầu tháng. Hay POW cũng tăng hơn 3% để đóng cửa tháng tại mức 13.550 đồng/cổ phiếu.

Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng Sell in May: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE - Ảnh 9.

Như vậy, sau giai đoạn bùng nổ cuối năm trước, hiện tại mức tăng bằng lần thậm chí không còn xuất hiện trong tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, những cổ phiếu nội tại tốt và có câu chuyện tăng trưởng riêng vẫn đang có những nhịp bứt phá bất chấp thị trường rung lắc mạnh. Trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm như hiện tại, dòng tiền sẽ khó có thể đủ sức để lan tỏa đến toàn bộ các mã trên thị trường, vì vậy tình trạng phân hóa trong các phiên vừa rồi là điều khá dễ hiểu. Do vậy, với những mã tiềm năng hoặc được hỗ trợ bởi các thông tin tích cực, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ. Ngược lại những cổ phiếu mang tính đầu cơ hoặc đã tăng “nóng” trong giai đoạn trước đó thì nên tận dụng nhịp hồi để tất toán vị thế nắm giữ.

Nguồn bài viết: Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng "Sell in May": Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE

Ấn Độ vẫn miệt mài mua dầu giá rẻ của Nga

Dầu thô Urals của Nga hiện đang được giao dịch ở mức giá khoảng 95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao sau tại thị trường London – giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu – là hơn 119 USD/thùng…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Dầu thô được bán với giá rẻ của Nga đang có một sức hút ngày càng lớn đối với Ấn Độ, mặc cho phương Tây tiếp tục áp lên Moscow những biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ.

Trang CNN Business dẫn ước tính của Refinitiv cho biết, dòng dầu thô Nga chảy sang Ấn Độ được dự báo đạt 3,36 triệu tấn trong tháng 5, tăng gấp gần 9 lần so với mức bình quân hàng tháng 382.500 tấn của năm 2021. Tổng cộng, Ấn Độ đã nhập khầu 4,8 triệu tấn dầu từ Nga kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra.

Dầu thô Urals của Nga hiện đang được giao dịch ở mức giá khoảng 95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao sau tại thị trường London – giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu – là hơn 119 USD/thùng.

Một phần nguyên nhân dẫn tới việc dầu thô Nga “đại hạ giá” là sự quay lưng của khách hàng phương Tây. Hôm thứ Hai tuần này, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí đến cuối năm nay giảm 90% nhập khẩu dầu từ Nga. Khu vực này vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của năng lượng Nga. Biện pháp này nằm trong gói trừng phạt thứ 6 của châu Âu đối với Nga và vẫn đang chờ sự phê chuẩn chính thức của 27 quốc gia thành viên. Trước EU, các nước gồm Mỹ, Canada, Anh và Australia đều đã cấm vận dầu Nga.

Lệnh cấm vận dầu Nga mà châu Âu đưa ra được cho là sẽ áp lực lớn lên nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, Moscow cũng đã tìm được những khách hàng khác ở khu vực châu Á để bù đắp.

Ấn Độ, quốc gia phải nhập khẩu 80% tổng lượng dầu tiêu thụ trong nước, vốn thường chỉ nhập 2-3% từ Nga. Tuy nhiên, với giá dầu thế giới tăng vọt trong năm nay, Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường mua dầu Nga, tranh thủ việc dầu Nga rẻ hơn nhiều so với mặt bằng giá của thị trường quốc tế.

Cũng theo dữ liệu của Refinitiv, lượng dầu của Nga xuất khẩu sang Ấn Độ có thể tăng vọt lên 1,01 triệu tấn trong tháng 4, từ mức 430.000 tấn trong tháng 3.

Hồi đầu tháng 5, Ấn Độ đưa ra những tuyên bố mang tính hạ thấp tầm quan trọng của việc nước này tăng mạnh nhập khẩu dầu từ Nga. Trong một tuyên bố, Bộ Xăng dầu và khí đốt Ấn Độ nói rằng nước này nhập khẩu dầu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm khối lượng lớn từ Mỹ.

“Mặc cho những nỗ lực nhằm vẽ nên một bức tranh khác, nhập khẩu năng lượng từ Nga vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ. Các giao dịch năng lượng hợp pháp của Ấn Độ không nên bị chính trị hoá”, tuyên bố viết.

Đến nay, Ấn Độ vẫn tránh đưa ra một lập trường cứng rắn nhằm vào Nga liên quan tới cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Nga và Ấn Độ là hai quốc gia có quan hệ thân thiện lâu năm từ thời Liên Xô cũ, khi Liên Xô đứng về phía Ấn Độ trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan hồi năm 1971, theo CNN Business.

Ấn Độ không phải là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Á đang tăng mua dầu Nga. Trung Quốc, vốn đã là nước mua nhiều dầu Nga nhất, được dự báo sẽ ra sức gom dầu Nga hạ giá.

OilX, công ty dữ liệu về ngành công nghiệp dầu lửa, phát hiện thấy nhập khẩu dầu Nga vào Trung Quốc qua đường ống và tàu chở dầu đã tăng thêm 175.000 thùng/ngày trong tháng 4, tương đương tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu ban đầu cũng cho thấy nhập khẩu dầu Nga qua đường biển vào Trung Quốc thậm chí còn tăng mạnh hơn trong tháng 5 vừa qua.

Nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, được dự báo sẽ tăng tốc mạnh trở lại khi nước này bắt đầu nới lỏng các quy định chống Covid tại các thành phố lớn. Từ ngày 1/6, trung tâm tài chính Thượng Hải bắt đầu mở cửa trở lại.

Giới phân tích cho rằng một khi lệnh cấm vận dầu Nga được EU chính thức thực thi, Nga sẽ tìm khách hàng mới một cách quyết liệt, nhưng đó sẽ không phải là một việc dễ dàng.

Một phần lớn dầu Nga xuất khẩu sang châu Âu được vận chuyển qua đường ống. Việc đưa dòng dầu này chuyển hướng sang châu Á sẽ đòi hỏi cơ sở hạ tầng mới rất tốn kém và sẽ mất nhiều năm để xây dựng.

Nguồn bài viết: Ấn Độ vẫn miệt mài mua dầu giá rẻ của Nga - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Các lực lượng hạt nhân Nga tập trận

TTO - Hãng thông tấn Interfax dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng hạt nhân của nước này đã tổ chức các cuộc tập trận tại tỉnh Ivanovo, phía đông bắc Matxcơva trong ngày 1-6.

Các lực lượng hạt nhân Nga tập trận - Ảnh 1.

Các quân nhân Nga đứng xếp hàng trước các hệ thống tên lửa liên lục địa Yars, khi chuẩn bị cho buổi lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng 9-5 tại quảng trường Đỏ ở thủ đô Matxcơva, Nga - Ảnh: GETTY IMAGES

Bộ Quốc phòng Nga cho biết khoảng 1.000 binh lính đang tham gia các cuộc diễn tập cường độ cao cùng với hơn 100 phương tiện và trang thiết bị quân sự, bao gồm các bệ phóng tên lửa liên lục địa Yars.

Thông tin về các cuộc diễn tập của các lực lượng hạt nhân Nga được đưa ra trong bối cảnh ngày 31-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Washington sẽ cung cấp các loại pháo hiện đại cho Ukraine.

Một số quan chức Mỹ tiết lộ đó là Hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS) có tầm bắn đến 80km, theo Hãng tin Reuters. Washington mong muốn Kiev có thể sử dụng các hệ thống rocket này tại khu vực Donbass ở miền đông Ukraine.

Thời gian qua Kiev đã kêu gọi Mỹ và đồng minh cung cấp các tên lửa tầm xa có khả năng tấn công mục tiêu cách xa hàng trăm kilômet để kháng cự trước các đợt tấn công của Nga.

Theo Hãng tin AP, Mỹ đang cố gắng cân bằng giữa mong muốn giúp Ukraine kháng cự trước các đợt pháo kích dữ dội từ Nga trong khi không cung cấp các vũ khí cho phép Kiev tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong Nga và gây leo thang cuộc xung đột hiện nay.

Trong phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng ngày 30-5, ông Biden cũng đã nhấn mạnh Mỹ sẽ không gửi cho Ukraine những hệ thống tên lửa có khả năng bắn tới Nga.

Điện Kremlin đã cảnh báo bất cứ nước nào cung cấp vũ khí tối tân cho Ukraine sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn bài viết: Các lực lượng hạt nhân Nga tập trận - Tuổi Trẻ Online

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí không dừng 100%

TTO - Từ 9h sáng 1-6, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã đóng các làn thu phí thủ công, bắt đầu thực hiện thu phí điện tử không dừng (ETC) toàn tuyến. Ghi nhận đến trưa cùng ngày, dòng xe lưu thông qua tuyến cao tốc này thuận lợi.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí không dừng 100% - Ảnh 1.

Trước 9h ngày 1-6 có nhiều xe chủ động dừng lại dán thẻ tại các điểm dán thẻ sử dụng dịch vụ ETC trước lối vào đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Trước 9h sáng, ngay đầu vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng phía gần cầu Thanh Trì đã có hàng chục xe tấp vào các điểm dán thẻ để sử dụng dịch vụ ETC. Đây là những xe chưa dán thẻ sử dụng ETC được tài xế chủ động dán thẻ trước khi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tại đây, các nhân viên của Công ty TNHH thu phí tự động VETC (thẻ Etag), Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam - VDTC (thẻ ePass) đã đối chiếu thông tin giấy tờ, biển số xe và thực hiện dán thẻ, cài app lên điện thoại của tài xế, hướng dẫn nộp tiền vào tài khoản thu phí để xe sử dụng dịch vụ ECT. Việc dán thẻ, mở tài khoản thu phí hoàn toàn miễn phí. Sau vài phút, xe tiếp tục đi vào đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, trả phí tự động.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí không dừng 100% - Ảnh 2.

Dòng xe vào dán thẻ sử dụng ETC trước trạm thu phí đầu Hà Nội của đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tương tự, tại các điểm trước và sau trạm thu phí trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đều có hàng chục xe tấp vào điểm dán thẻ để sử dụng dịch vụ ETC. Anh Trần Xuân Hà (trú tại Gia Lâm, Hà Nội) cho biết anh nắm thông tin qua báo chí việc từ ngày 1-6 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ phục vụ xe sử dụng ETC, nên chủ động dán thẻ sử dụng dịch vụ này trước khi vào đường cao tốc.

Tuy nhiên, tại các làn thu phí ETC của trạm thu phí vẫn thỉnh thoảng xảy ra trường hợp xe đã dán thẻ nhưng barie không mở. Trao đổi với nhân viên thu phí, tài xế cho biết xe mua lại của chủ khác, tài khoản thu phí vẫn của chủ cũ, chưa nộp tiền vào. Đây là lý do hệ thống ETC không ra lệnh mở barie. Những xe này được phát thẻ vào đường cao tốc và hướng dẫn vào điểm dán thẻ sau trạm thu phí để sử dụng ETC với thông tin chủ xe mới.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí không dừng 100% - Ảnh 3.

Nhân viên của Công ty TNHH thu phí tự động VETC kiểm tra khả năng thu - nhận tín hiệu của thẻ sử dụng ETC vừa dán trên kính xe

Trong buổi sáng 1-6 cũng có một số xe chưa dán thẻ vẫn đi vào trạm thu phí do tài xế chưa nắm được thông tin. Có xe đã dán thẻ nhưng tài khoản thu phí chưa nộp tiền khiến barie không mở. Những xe này chưa bị cảnh sát giao thông xử phạt mà được nhân viên thu phí hướng dẫn vào điểm dán thẻ sử dụng ETC hoặc nạp tiền vào tài khoản thu phí.

Ông Cao Xuân Sơn (Hà Nội) cho biết ông lái xe của công ty, thỉnh thoảng mới đi xa và chưa sử dụng ETC. Ông Sơn cho biết bản thân ông cũng có tuổi, không biết cài đặt app của đơn vị cung cấp ETC trên điện thoại.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí không dừng 100% - Ảnh 4.

Nhân viên của Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam dán thẻ cho xe trước trạm thu phí đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Các nhân viên của đơn vị cung cấp ETC đã giải thích, cài app, dán thẻ lên xe của ông Sơn và hướng dẫn chuyển khoản vào tài khoản thu phí để xe sử dụng ETC. Với những xe đăng ký thuộc doanh nghiệp, các nhân viên này nạp tiền vào tài khoản thu phí qua tài khoản ngân hàng của mình, sau đó thu tiền mặt từ tài xế bằng số tiền đã chuyển khoản, viết hóa đơn cho tài xế về thanh toán với công ty.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện - tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, nhờ tuyên truyền, nhận thức của nhiều chủ xe được nâng cao nên không xảy ra trục trặc khi bước đầu triển khai thu phí ETC hoàn toàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ông Huyện cho biết, việc thí điểm chỉ thu phí ETC trên cao tốc này sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm trước khi thực hiện với các tuyến đường cao tốc khác.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí không dừng 100% - Ảnh 5.

Trong buổi sáng 1-6, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khai thác thuận lợi, không xảy ra sự cố khi thực hiện thu phí không dừng hoàn toàn

Trong ngày đầu thực hiện ETC hoàn toàn tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, lực lượng cảnh sát giao thông chủ yếu làm công tác phân luồng, hướng dẫn xe vào các điểm dán thẻ khi xe đông. Những xe chưa dán thẻ đi vào trạm thu phí được tuyên truyền, nhắc nhở sử dụng dịch vụ, chưa xử phạt.

Theo ông Hồ Trọng Vinh - phó tổng giám đốc Công ty TNHH thu phí tự động VETC, cách đây 2 tuần có 65% xe đi qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sử dụng ETC. Nhưng đến trước ngày 1-6 lượng xe sử dụng ETC tăng lên 75%. Ông Vinh hy vọng, qua việc thí điểm chỉ thu phí ETC tại cao tốc này, số xe sử dụng ETC sẽ tăng lên.

Nguồn bài viết: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí không dừng 100% - Tuổi Trẻ Online

Dồn thêm hơn 700 tỷ đồng, khối ngoại đã bơm ròng gần 3.000 tỷ đồng trong 4 phiên

Hoạt động giải ngân của khối ngoại đang rất quyết liệt với động thái mua ròng phiên thứ 4 liên tiếp, hôm nay mua ròng thêm hơn 700 tỷ đồng. Cả 3 sàn đều có tiền ngoại đổ vào.

Theo thống kê, khối ngoại mua ròng trên HOSE 599,8 tỷ đồng, trên HNX là 57,15 tỷ đồng và UPCoM là 59,7 tỷ đồng. Tổng cộng, họ mua ròng 716,65 tỷ đồng trên 3 sàn, qua đó nâng giá trị giải ngân trong 4 phiên liên tiếp lên gần 3.000 tỷ đồng.

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng 148,5 tỷ đồng DGC cùng các mã VHM (+85,9 tỷ đồng), DPM (+79,8 tỷ đồng), HPG (+62,6 tỷ đồng), MSN (+46 tỷ đồng), VND (+40,6 tỷ đồng), CTG (+34,2 tỷ đồng).

Dồn thêm hơn 700 tỷ đồng, khối ngoại đã bơm ròng gần 3.000 tỷ đồng trong 4 phiên ảnh 1

Dù giá trị không ấn tượng nhưng FUEVFVND (+23,2 tỷ đồng) vẫn tiếp tục nhận được tiền ngoại.

Chiều ngược lại, đã không có mã nào bị bán ròng trên 30 tỷ đồng.

Dồn thêm hơn 700 tỷ đồng, khối ngoại đã bơm ròng gần 3.000 tỷ đồng trong 4 phiên ảnh 2

Trên HNX, PVS (+38,1 tỷ đồng), SHS (+22,7 tỷ đồng) là 2 mã chủ chốt giúp cho hoạt động giải ngân ấn tượng.

Dồn thêm hơn 700 tỷ đồng, khối ngoại đã bơm ròng gần 3.000 tỷ đồng trong 4 phiên ảnh 3

Còn trên UPCoM, BSR (+60,3 tỷ đồng) độc diễn ở chiều mua vào của khối ngoại. Mã này chốt phiên đã tăng hơn 5%.

Nguồn: Bizlive

LONG BIÊN: CHƠI CHỨNG KHOÁN THUA LỖ, NAM THANH NIÊN HOANG TIN BỊ CƯỚP TÀI SẢN

Công an quận Long Biên đã lập hồ sơ, ra quyết định xử phạt một nam thanh niên trình báo tin cướp giả trên địa bàn.

Trước đó, khoảng 22h30’ ngày 27/5/2022, Công an phường Việt Hưng, quận Long Biên nhận được tin trình báo của anh D (SN 1993) về việc bị cướp tài sản. Theo đơn trình báo, khoảng 19h40’ cùng ngày, tại khu vực đường Đoàn Khuê giao Nguyễn Cao Luyện, anh D bị 2 đối tượng đe doạ, cướp 02 chiếc điện thoại iPhone 13 Pro max, 01 chiếc balo bên trong có 1.900 USD và 200 triệu đồng. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường Việt Hưng đã phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Long Biên xác minh, làm rõ thông tin trên là không đúng sự thật. Quá trình làm việc, anh D khai nhận do đầu tư chứng khoán thua lỗ nên đã nghĩ ra việc bị cướp tài sản.

Công an quận Long Biên đã lập hồ sơ, ra quyết định xử phạt đối với anh D về hành vi “Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến cơ quan có thẩm quyền” theo điểm c, Khoản 3, Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Nguồn: Công an thành phố Hà Nội

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 1/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. SMC: Thấp thỏm trong “vòng xoáy” của giá nguyên liệu

  2. NVL: Không lâu sau buổi làm việc với Thủ tướng, quỹ đầu tư Mỹ rót 250 triệu USD vào Novaland

  3. PXS: Gửi “tâm thư” mong HOSE cân nhắc lại việc hủy niêm yết

  4. ANV: Hoàn thành 45% mục tiêu lợi nhuận cả năm sau 4 tháng

  5. Doanh số Thực phẩm Sao Ta đạt gần 100 triệu USD sau 5 tháng, tăng 31%

  6. VCB: S&P Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank lên mức cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam

_

  1. HDG: Hà Đô (HDG) dự bán giai đoạn 3 dự án Charm Villas sau nhiều lần trì hoãn

😎 HPG: Vốn hóa cổ phiếu HPG giảm mạnh nhất TTCK tháng 5

  1. HVN: Liên tục thoát án hủy niêm yết, ‘vận may’ của Vietnam Airlines còn tiếp tục?

  2. HVN: Vietnam Airlines giảm hơn 2.500 lao động trong hai năm, chi phí nhân công bằng một nửa trước dịch

  3. VPG: ‘Bóng’ Việt Phát Group tại khu công nghiệp 4.600 tỷ tại Hải Phòng

  4. GVR: Bổ nhiệm 3 Phó Tổng giám đốc

  5. OCB: Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho OCB tăng vốn lên gần 13.758 tỷ đồng

  6. THD: “Bầu Thụy” muốn “tháo chạy” khỏi Thaiholdings, cổ phiếu THD liên tiếp “lao dốc”.

  7. FLC công bố ba ứng viên vào Ban Kiểm soát

  8. PPT: Petro Times - Một cổ phiếu xăng dầu chuẩn bị lên sàn UPCoM

  9. TDP: Thuận Đức (TDP) hoàn tất chuyển nhượng công ty con, thu về 20 tỷ đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. TEG: Bất động sản Trường Thành (TEG) - Lãnh đạo “rủ nhau” gom cổ phiếu

  2. LDG: Thị giá LDG giảm mạnh 49%, một lãnh đạo muốn thoái toàn bộ 80.005 cổ phiếu

  3. Tracodi (TCD) chuẩn bị bán 60 triệu cổ phần BCG Land, thu về tối thiểu 600 tỷ đồng

  4. NHH: APH và AAA đăng ký mua trên 6,08 triệu CP

  5. CLX: Transimex đăng ký bán gần 3,5 triệu CP

_

  1. HAX: Haxaco (HAX) tạm hoãn việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

  2. DXG: Đã chốt xong đối tác mua 300 triệu USD trái phiếu quốc tế

_

=> CỔ TỨC

  1. MWG: Sắp chi 732 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông vào ngày 17/6

  2. SKH: Nước giải khát Sanest Khánh Hòa sắp trả cổ tức bằng tiền mặt

  3. MSH: May Sông Hồng dự kiến phát hành 25 triệu cổ phiếu trả cổ tức

  4. CSV: Hóa chất Cơ bản miền Nam (CSV) định ngày chốt danh sách trả cổ tức năm 2021

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index biến động giằng co với những nhịp tăng, giảm điểm đan xen.

  • Nhóm cổ phiếu dầu khí, thủy sản, phân bón, cảng biển… biến động tích cực vào cuối phiên.

  • Nhóm cổ phiếu ngành Dầu khí ghi nhận giá trị giao dịch tăng 15% với trung bình 5 phiên liền trước, chỉ số giá ngành tăng 3,4%, là ngành tăng mạnh nhất thị trường hôm nay.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,84 điểm (0,53%) lên 1.299,52 điểm. Toàn sàn có 175 mã tăng, 275 mã giảm

  • Tổng giá trị khớp lệnh trên toàn thị trường đạt 16.578 tỷ đồng, giảm 4,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 0,9% xuống còn 14.154 tỷ đồng.

  • Phiên 1/6: Khối ngoại vào ròng gần 720 tỷ đồng, nhóm hóa chất - phân bón hút tiền mạnh

  • Tự doanh 01/06: Mua ròng gần 371 tỷ đồng, GAS và DPM được mua ròng mạnh nhất. Ở chiều bán, PNJ và FPT bị bán ròng mạnh nhất.

_

Tháng 5

– VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5 ở mức 1.292,68 điểm, tương ứng giảm 74,12 điểm (-5,42% so với cuối tháng 4)

– Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với tháng 4. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 17.773 tỷ đồng, giảm 32,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 16.174 tỷ đồng/phiên, giảm 33%.

– Nhà đầu tư cá nhân duy trì đà bán ròng trong tháng 5 nhưng giá trị giảm 90% so với tháng 4 đạt 3.200 tỷ đồng

– Tổ chức trong nước giao dịch tiêu cực trở lại ở tháng 5 khi bán ròng lên đến 2.698 tỷ đồng.

– Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 3.200 tỷ đồng ở sàn HoSE.

– Hàng nghìn tỷ đổ vào chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF

– TTCK: Vốn hóa Hòa Phát, VPBank, Techcombank ‘bốc hơi’ mạnh nhất tháng 5, FPT, Vinhomes, GAS ngược dòng ấn tượng

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Hai năm 15 năm vụ thao túng cổ phiếu, Uỷ ban chứng khoán sắp có loạt giải pháp ngăn chặn

  2. Sau FLC và Louis Holdings, Ủy ban Chứng khoán đang cùng công an điều tra một số vụ có dấu hiệu thao túng

  3. Một loạt công ty bị phạt tiền do không công bố thông tin phải công bố

  4. Cán bộ, nhân viên ngân hàng được nhận “mưa” thưởng cổ phiếu ESOP.

  5. Lộ diện những cổ phiếu ngược dòng tăng điểm trong tháng “Sell in May”: Quán quân bứt phá gần 65%, duy nhất một bluechips lọt TOP tăng mạnh nhất sàn HoSE

  6. VN-Index đã tạo đáy, 4 động lực giúp thị trường tốt hơn trong tháng 6

_

  1. Phần lớn các ngân hàng ghi nhận lãi dự thu tăng trong quý I/2022

  2. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm chạm mức thấp nhất năm 2022

  3. Hà Nội: Tín dụng 5 tháng tăng 5,4%

  4. Tín dụng các ngân hàng tại TP HCM tăng gần gấp đôi so với năm ngoái

_

=> VIỆT NAM

  1. Lần thứ tư, giá thép trong nước giảm đến 350.000 đồng/tấn

  2. Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thương mại vắc xin dịch tả heo châu Phi

  3. Giá mỗi bình gas 12kg giảm 31.000 đồng

  4. Giá xăng dầu tăng đợt thứ 5 liên tiếp, RON 95 vượt 31.500 đồng/lít

  5. Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước

  6. Kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch

  7. Nova Consumer dự kiến hàng tiêu dùng chiếm 40% doanh thu năm 2025

  8. Bộ Giao thông vận tải quyết định khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không.

  9. Hàng loạt dự án khu công nghiệp được chấp thuận đầu tư.

  10. Thăng hạn tín nhiệm quốc gia: Mức điểm BB+ đã tiệm cận với nhóm điểm mức Đầu tư của S&P, tức là nếu lên đến điểm BBB-, Việt Nam sẽ lọt vào tiêu chí đầu tư của nhiều định chế tài chính trên thế giới

  11. Miền Tây sẽ có 1.180 km đường bộ cao tốc, đang nghiên cứu 174 km đường sắt TP HCM - Cần Thơ

  12. PMI tăng lên 54,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện

  13. Xuất khẩu thuỷ sản tháng 5 hạ nhiệt, vẫn chạm mốc 1 tỷ USD và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. 5 tháng đạt 4,6 tỷ USD, tăng 42% cùng kỳ.

  14. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2022, giá xi măng tăng 13,7% so với 5 tháng cùng kỳ năm 2021 và tăng 3% so với quý IV/2021

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Mỹ kết phiên 31/5 với sắc đỏ, khép lại một tháng 5 đầy sóng gió khi chỉ số S&P 500 có thời điểm rơi vào thị trường “con gấu”.

  2. Hiện tại, Dow Jones thấp hơn 10,7%, S&P 500 thấp hơn 14,2% và Nasdaq thấp hơn 25,5% so với đỉnh.

  3. Theo tờ Finanancial Times, trong vòng 3 tháng trở lại đây, các ngân hàng trung ương đã có hơn 60 lần công bố tăng lãi suất, nhiều nhất kể từ ít nhất năm 2000.

  4. ECB dự kiến sẽ bắt đầu tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 7 năm nay

  5. EU: Con số 8,1% trong tháng 5 cao hơn nhiều so với mức lạm phát 7,4% trong tháng 4 và vượt quá dự báo 7,8% mà các nhà kinh tế từng đưa ra.

  6. Lạm phát ở châu Âu đã tăng trong 7 tháng liên tục.

  7. Trung Quốc đối diện khủng hoảng thất nghiệp ở người trẻ

  8. Ngày 31/5, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một gói biện pháp 33 điểm bao gồm các chính sách tài khóa, tài chính, đầu tư và công nghiệp nhằm hồi sinh nền kinh tế bị đại dịch tàn phá, đồng thời cho biết sẽ kiểm tra cách chính quyền địa phương thực hiện các chính sách này.

  9. Điểm lại danh sách trừng phạt của EU đối với Nga

  10. Sản xuất tại Trung Quốc được cải thiện sau khi chính phủ nới lỏng các hạn chế

  11. Indonesia mở rộng cấp thị thực khi đến cho du khách từ 72 nước

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Nga có thể cho phép sử dụng tiền điện tử trong giao dịch quốc tế

  2. Vừa lên sàn, phiên bản mới của tiền ảo Luna đã rớt giá chóng mặt

  3. Prada trở thành thương hiệu thời trang mới nhất ra NFT

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua lên trên 31.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giằng co, rung lắc quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Dòng chảy dầu thế giới đã được vẽ lại

  2. OPEC cân nhắc loại Nga khỏi các thoả thuận dầu mỏ

  3. Đức sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu Nga từ cuối năm 2022

  4. Các nhà máy lọc dầu toàn cầu ‘hụt hơi’ đáp ứng nhu cầu

  5. Giá xăng tại Mỹ liên tiếp lập mức cao kỷ lục mới

  6. Ấn Độ mua dầu Nga gấp 9 lần năm ngoái

  7. Dự trữ khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) đã được lấp đầy tới 41% công suất cho mùa Đông tới, tức là nhiều hơn 5% so với cùng thời điểm năm ngoái.

  8. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,57 USD (+1,37%), lên 116,24 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,54 USD (+1,33%), lên 117,14 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 16,7 USD xuống mức 1.837,4 USD/ounce, mức thấp nhất trong hai tuần. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co và về quanh 1.830 USD/ounce vào cuối ngày.

  2. Giá vàng miếng “cố thủ” mốc 69 triệu đồng/lượng dù thế giới giảm mạnh

  3. Vàng thế giới giảm 2,9% trong tháng 5 và có tháng giảm thứ 2 liên tục.

_

  1. Nguồn cung lớn khiến giá gạo Ấn Độ xuống đáy hơn 5 năm

  2. Giá quặng sắt Trung Quốc chạm 900 CNY (135 USD)/tấn lần đầu tiên trong gần 6 tuần và ghi nhận một tháng tăng

Vàng SJC 69.3 tr/lượng

USD 23,340 đồng

Bảng Anh 29,694 đồng

EUR 25,584 đồng

Nguồn: Thông Tô

2 Likes

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 5 hạ nhiệt, vẫn chạm mốc 1 tỷ USD

(vasep.com.vn) Sau khi đạt kỷ lục trên 1,1 tỷ USD trong tháng 4/2022 với mức tăng trưởng trên 50%, bước sang tháng 5/2022, XK thuỷ sản không duy trì được mức tăng trưởng nóng, nhưng vẫn chạm mốc 1 tỷ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 5 hạ nhiệt vẫn chạm mốc 1 tỷ USD

Theo đó, luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.

XK thuỷ sản tháng 5/2022 chững lại một chút so với tháng 4 chủ yếu do XK tôm. Trong tháng 5, XK tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19%, sau khi tăng nóng 47% trong tháng 4. Tính đến hết tháng 5, XK tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% và chiếm 39% tổng kim ngạch XK thuỷ sản.

Theo một số doanh nghiệp, XK tôm 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá vì 5 lý do: có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh Covid căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng, sự trở lại của doanh nghiệp Việt Nam với các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…

Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm. Do vậy, tháng 5 và vài tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tôm của một số thị trường NK chính có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Do vậy, XK tôm quý II dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại so với quý I.

XK cá tra trong tháng 5 tăng 65% đạt 245 triệu USD, cũng tăng trưởng thấp hơn so với tháng 4. Tuy nhiên, luỹ kế 5 tháng đầu năm, XK cá tra vẫn giữ được tăng trưởng cao gần 90% đạt trên 1,2 tỷ USD. Năm nay, lạm phát giá thực phẩm và thuỷ sản cao kỷ lục trên thế giới là một lợi thế cho mặt hàng cá tra XK của Việt Nam. XK cá tra sang các thị trường tăng mạnh, nhất là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều DN cá tra đang hoang mang khi XK sang Trung Quốc vì quy định kiểm tra chặt dấu vết Covid trên thuỷ sản NK, đã có một số DN bị trả hàng về và bị tạm ngừng XK sang thị trường này vì lý do Covid. Mặc dù một số thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải đã mở cửa trở lại, nhưng chính sách zero Covid vẫn còn là trở ngại lớn với doanh nghiệp Việt Nam.

XK cá ngừ vẫn giữ được tăng trưởng cao 41% trong tháng 5/2022 đạt trên 93 triệu USD. Tính đến hết tháng 5/2022, XK cá ngừ đạt 461 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021.

XK các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với tháng 4.

Tình hình chiến sự Nga chưa đến hồi kết, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế, trong đó có khai thác thuỷ sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu hải sản để chế biến XK tiếp tục là bài toán khó với các DN hiện nay.

Nguồn: Xuất khẩu thuỷ sản tháng 5 hạ nhiệt, vẫn chạm mốc 1 tỷ USD

2 Likes

Tăng 75% từ đầu năm nhờ xuất khẩu thuận lợi, Vĩnh Hoàn (VHC) có thể thành công ty thủy sản đầu tiên đạt vốn hóa tỷ đô

Vĩnh Hoàn và nhiều cổ phiếu thủy sản khác đồng loạt tăng trần ngày 1/6.

Kết phiên 1/6/2022, cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn kịch trần với 109.900 đồng/cp, thanh khoản hơn 3,4 triệu đơn vị. Đây cũng là mức đỉnh mới của VHC trong 15 năm qua, vốn hoá theo đó xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, tăng gần 75% từ đầu năm.

Tăng 75% từ đầu năm nhờ xuất khẩu thuận lợi, Vĩnh Hoàn (VHC) có thể thành công ty thủy sản đầu tiên đạt vốn hóa tỷ đô - Ảnh 1.

Cổ phiếu thủy sản đồng loạt tăng trần ngày 1/6

Sự tăng giá mạnh mẽ của VHC là phản ánh cho nền tảng kinh doanh vững chắc cùng cơ hội lớn từ căng thẳng Nga – Ukraine hiện nay. Trong đó, xung đột Nga - Ukraine mở ra thị trường lớn cho cá tra Việt Nam khi sản phẩm này được kỳ vọng có thể thế chỗ cho các minh thái của Nga trong khẩu phần ăn của người dân khu vực châu Âu.

Tăng 75% từ đầu năm nhờ xuất khẩu thuận lợi, Vĩnh Hoàn (VHC) có thể thành công ty thủy sản đầu tiên đạt vốn hóa tỷ đô - Ảnh 2.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc VHC, cũng nhấn mạnh xung đột Nga và Ukraine sẽ tạo lợi thế cho công ty tại thị trường EU. Trong đó, một số siêu thị bắt đầu có động thái hạn chế nhập khẩu cá minh thái và cá haddock của Nga. Trong khi nhu cầu cá thịt trắng ở EU đang rất cao. Do đó, đây là cơ hội cho cá tra Việt Nam nói chung và VHC nói riêng.

Hiện, thị trường thuỷ sản Châu Âu đang phụ thuộc nhiều vào cá thịt trắng của Nga. Theo dữ liệu từ Groundfish Forum, Nga đứng đầu về sản lượng cá minh thái trên toàn cầu, và thứ hai về cá tuyết Đại Tây Dương, cá tuyết Thái Bình Dương và cá tuyết chấm đen. Như vậy, các nhà nhập khẩu cá thịt trắng châu Âu đã và đang đối mặt với thách thức lớn trong việc tìm các nguồn thay thế trong trường hợp EU ra lệnh cấm đối với mặt hàng này của Nga. Đây chính là cơ hội để con cá tra lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.

Chỉ tính riêng thị trường Anh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) mới đây cũng nhận định cuộc xung đột Nga - Ukraine vừa qua diễn ra tưởng như không liên quan tới thương mại cá tra Việt Nam - Anh nhưng có thể điều này lại đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới.

Trước đó, năm 2020, Anh phải nhập khẩu trực tiếp đến 48.000 tấn cá thịt trắng từ Nga, thậm chí Anh cũng nhập khẩu 143.000 tấn cá thịt trắng từ Trung Quốc nhưng xuất xứ từ Nga. Một lượng cá thịt trắng nhập khẩu của Anh khác từ Nauy, Ba Lan, Đức cũng có xuất xứ từ Nga.

Theo tính toán, sự sụt giảm lượng cá thịt trắng đột ngột này của Anh có thể đẩy giá nguyên liệu thủy sản tại thị trường này tăng ít nhất từ 20-30% so với trước, các nhà nhập khẩu của Anh đang gặp nhiều khó khăn để tìm nguồn sản phẩm thay thế, giảm thiểu sự thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam có thể nắm bắt để đẩy mạnh doanh số bán hàng ở thị trường này. Trong đó, VHC đang là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều cá tra nhất sang Anh, theo số liệu của VASEP.

Thực tế, chỉ số kinh doanh của VHC cũng liên tục bứt phá. Lũy kế 4 tháng đầu năm, VHC ghi nhận tổng doanh thu 4.924 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.

Còn theo BCTC quý 1/2022, Công ty ghi nhận lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 548 tỷ đồng, gấp 4,2 lần. Kết quả này đến từ việc sản lượng và giá bán cùng tăng, hầu hết các thị trường đều hồi phục, đặc biệt là Mỹ và EU.

Tăng 75% từ đầu năm nhờ xuất khẩu thuận lợi, Vĩnh Hoàn (VHC) có thể thành công ty thủy sản đầu tiên đạt vốn hóa tỷ đô - Ảnh 3.

Tận dụng đà tăng mạnh của cổ phiếu, Công ty vừa lên kế hoạch bán 1,4 triệu cổ phiếu quỹ để tăng nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian giao dịch sau khi được UBCK chấp thuận.

NGuồn bài viết: Tăng 75% từ đầu năm nhờ xuất khẩu thuận lợi, Vĩnh Hoàn (VHC) có thể thành công ty thủy sản đầu tiên đạt vốn hóa tỷ đô

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cảnh báo nhà đầu tư thận trọng khi mua bán trái phiếu doanh nghiệp

Lãnh đạo Bộ Tài chính bày tỏ tin tưởng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn trung, dài hạn tốt trong thời gian tới…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu - Ảnh: Quochoi.vn

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV, sáng 2/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước từ sáng 1/6.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2021 dịch bệnh khắc nghiệt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và nội lực của Nhân dân và sự điều hành Chính phủ đã thu được nhiều thắng lợi GDP tăng 2,58%, thu ngân sách vượt 16,8%, CPI 1,84% và nợ công, bội chi ngân sách 3,41%. Cùng với đó, nguồn kinh phí và nguồn lực để mua vaccine chống dịch thành công và tháo gỡ khó khăn cho người dân doanh nghiệp cũng là một kết quả to lớn trong năm qua.

Nói về vấn đề thu ngân sách, Bộ trưởng ghi nhận các ý kiến cho rằng thu chủ yếu từ đất và từ dầu thô, trong đó thu từ đất chiếm 11% tổng thu ngân sách.

“Thu từ dầu thô chiếm 2,9%, như vậy là chúng ta chỉ chiếm 14% tổng thu ngân sách thực hiện. Điều đó có nghĩa là năng lực về sản xuất kinh doanh của Việt Nam vẫn tốt”, Bộ trưởng phát biểu.

Đối với thu thuế bất động sản, Bộ trưởng cho biết để giảm tình trạng trốn thuế và có sự trục lợi về thuế, Bộ Tài chính đã có hai văn bản chỉ đạo cơ quan thuế phải siết chặt vấn đề thu thuế để đúng với giá trị mua bán.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có công điện nghiêm cấm cán bộ thuế nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, làm tốt công tác “tiền phòng, hậu kiểm” sẽ không để các vụ án hình sự xảy ra. Nếu có tình trạng cơ quan thuế nhũng nhiễu, lót tay, trục lợi, hối lộ thì sẽ xử lý nghiêm.

“Bộ Tài Chính cũng sẽ đề nghị các địa phương xây dựng hệ số điều chỉnh, xây dựng dữ liệu về mua bán bất động sản để minh bạch hơn trong quá trình thu thuế bất động sản”, ông Phớc nhấn mạnh.

Toàn cảnh phiên thảo luận - Ảnh: Quochoi.vn

Về quản lý thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá hiện vẫn còn nhiều tiềm năng để huy động vốn trên thị trường trên trái phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông cũng khuyến nghị các nhà đầu tư cẩn trọng khi mua bán và tham gia đầu tư do vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Dù vậy, lãnh đạo Bộ Tài chính bày tỏ tin tưởng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn trung, dài hạn tốt trong thời gian tới.

Tại phiên thảo luận trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan ngại về những vụ việc nghiêm trọng xảy ra trên thị trường chứng khoán, tài chính cũng như thị trường bất động sản thời gian qua.

Theo đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định), thời gian qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn, có sự phát triển nhất định nhưng đã xuất hiện một số vụ việc và biểu hiện không lành mạnh trong thị trường chứng khoán, trái phiếu, như thao túng thị trường, che giấu thông tin, trục lợi… làm ảnh hưởng đến an toàn tín dụng, an toàn của nền tài chính đất nước.

Do đó, đại biểu đề nghị các Bộ, ngành cần rà soát các quy định của pháp luật về chứng khoán và phát hành cổ phiếu doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ việc phát hành cổ phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thông qua sửa Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định liên quan.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về các lĩnh vực chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường công khai minh bạch thông tin cho người dân; trang bị kiến thức cần thiết cho người dân về lĩnh vực này.

Nguồn: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cảnh báo nhà đầu tư thận trọng khi mua bán trái phiếu doanh nghiệp  - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

PMI tăng lên 54,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện

Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI) của Việt Nam tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 so với mức 51,7 điểm của tháng 4, từ đó cho thấy mức cải thiện theo tháng đáng kể của sức khỏe lĩnh vực tư nhân vào thời điểm giữa quý 2…

Ngành sản xuất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5.

IHS Markit vừa công bố báo cáo chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 5/2022. Trong đó có ba điểm nhấn nổi bật là sản lượng tăng mạnh hơn trong bối cảnh phục hồi sản xuất từ đại dịch; Tốc độ tạo việc làm nhanh hơn; Mức độ chậm trễ giao hàng tăng lên.

Theo báo cáo, ngành sản xuất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5 khi tiếp tục phục hồi từ làn sóng mới nhất của đại dịch Covid-19 trong thời gian đầu năm.

Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều được ghi nhận tăng mạnh, trong khi các công ty đã tăng hoạt động mua hàng và việc làm. Có một số khó khăn liên quan đến các biện pháp phong tỏa do đại dịch ở Trung Quốc Đại lục đã kìm hãm xuất khẩu và tiếp tục gây ra chậm trễ trong khâu chuyển hàng. Trong khi đó, áp lực lạm phát vẫn tăng nhưng đã giảm bớt so với tháng 4.

Chỉ số PMI của Việt Nam tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 so với mức 51,7 điểm của tháng 4, từ đó cho thấy mức cải thiện theo tháng đáng kể của sức khỏe lĩnh vực tư nhân vào thời điểm giữa quý 2. Trên thực tế, các điều kiện kinh doanh đã cải thiện thành mức tốt nhất trong hơn một năm.

PMI tăng lên 54,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện - Ảnh 1

Sản lượng ngành sản xuất tiếp tục phục hồi từ tình trạng suy giảm do đại dịch được ghi nhận hồi tháng 3, khi tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

Các công ty thường cho rằng nguyên nhân tăng sản lượng là do tăng số lượng đơn đặt hàng mới, mà đây là chỉ số đã tăng với tốc độ đáng kể và nhanh ở mức tương tự trong tháng 5 khi nhu cầu khách hàng cải thiện. Tăng trưởng của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn, nhưng đã yếu hơn so với mức tăng của tổng số lượng đơn đặt hàng mới khi có một số báo cáo của thành viên nhóm khảo sát cho thấy biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục đã làm hạn chế nhu cầu quốc tế.

PMI tăng lên 54,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện - Ảnh 2

Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc các công ty tiếp tục phải xây dựng lại đội ngũ nhân viên vào thời điểm giữa quý 2. Việc làm đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ tăng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

Hoạt động mua hàng cũng tăng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, và tốc độ tăng đã nhanh hơn thành mức cao của ba tháng. Mặc dù mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh, tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào đã được dùng trong quá trình sản xuất. Tồn kho hàng hóa trước sản xuất đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù mức giảm là nhẹ.

Tồn kho thành phẩm cũng giảm, và đây là lần giảm thứ ba liên tiếp khi hàng tồn kho được sử dụng để đáp ứng các đơn hàng. Mức giảm là nằm trong hai mức giảm mạnh nhất trong mười tháng. Tốc độ lạm phát vẫn tăng mặc dù có một số dấu hiệu chậm lại trong tháng 5.

Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với tốc độ chậm nhất trong ba tháng, nhưng trong cả hai trường hợp lạm phát vẫn nằm trên xu hướng chung của lịch sử chỉ số. Người trả lời khảo sát cũng cho biết chi phí dầu và khí đốt tăng, cùng với mức tăng của phí vận chuyển cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng.

Ngoài việc kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu, một ảnh hưởng khác mà các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục gây ra cho ngành sản xuất Việt Nam là tình trạng chậm chễ trong khâu nhận hàng hóa đầu vào. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã kéo dài với mức độ trầm trọng hơn so với tháng 4. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết những khó khăn trong chuỗi cung ứng cũng là do những vấn đề trong khâu chuyển hàng quốc tế gây ra.

Niềm tin không còn gián đoạn sản xuất do đại dịch trong năm tới đã hỗ trợ cho mức độ lạc quan về sản lượng, và tâm lý kinh doanh đã tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 1.

Nguồn bài viết: PMI tăng lên 54,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes