Chứng sỹ săn tin!

Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 12 tỷ cổ phiếu trong năm nay

(Tổ Quốc) - Những ngân hàng dự kiến phát hành nhiều cổ phiếu nhất gồm có: VPBank (gần 3,428 tỷ cp), SHB (978,4 triệu cp), Vietcombank (856,6 triệu cp), MB (820,6 triệu cp), ACB (675 triệu cp),…

Thống kê từ các đợt phát hành trong năm 2021 cho thấy, các ngân hàng đã đưa thêm vào thị trường hơn 12 tỷ cổ phiếu thông qua việc niêm yết mới, đăng ký giao dịch trên UPCoM và phát hành thêm. So với cuối năm 2020, lượng cổ phiếu ngân hàng lưu hành đã tăng thêm gần 33%.

Nối dài xu hướng trên, các nhà băng tiếp tục lên kế hoạch phát hành một lượng lớn cổ phiếu trong năm 2022. Theo số liệu được người viết tổng hợp, các ngân hàng đang niêm yết và giao dịch trên UPCoM có kế hoạch phát hành thêm hơn 12,2 tỷ cổ phiếu trong năm nay thông qua chia cổ tức, thưởng, phát hành riêng lẻ, chào bán cho cổ đông hiện hữu và ESOP.

Những ngân hàng dự kiến phát hành nhiều cổ phiếu nhất gồm có: VPBank phát hành gần 3,428 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức 50% và chào bán riêng lẻ 15% vốn cho nhà đầu nước ngoài; SHB phát hành hơn 978,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 15%, chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20% và chào bán 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP; Vietcombank phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020 theo tỷ lệ 18,1%; MB phát hành phát hành 820,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 20% và chào bán riêng lẻ; ACB phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 25%;…

Tính đến hiện tại, chỉ có 4 trong số 27 ngân hàng trên sàn chưa có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu là Sacombank, Saigonbank, PG Bank và NCB. Trong đó, Sacombank chưa thể chia cổ tức và chào bán cổ phần do vẫn trong quá trình cơ cấu. Saigonbank và PG Bank cũng đều có những vấn đề riêng nên không thực hiện phát hành mới, còn NCB chưa công bố thông tin.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng chỉ phát hành thêm 6,3 triệu cổ phiếu cho nhân viên theo chương trình ESOP, tương đương hơn 0,18% số cổ phần đang lưu hành.

Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 12 tỷ cổ phiếu trong năm nay - Ảnh 2.

Lo ngại dư cung cổ phiếu ngân hàng

Hầu hết ngân hàng đều đẩy mạnh phát hành cổ phiếu trong năm nay do yêu cầu không chia cổ tức bằng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.

Ngay từ đầu năm, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022. Trong đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022 để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Đây là năm thứ ba liên tiếp NHNN yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt. Trong năm 2021, cơ quan này cũng đã ra chỉ thị tương tự buộc các ngân hàng phải chuyển sang trả cổ tức bằng cổ phiếu. Ngoại lệ duy nhất đối với việc trả cổ tức tiền mặt là đối với các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, VietinBank) do yêu cầu từ Kho bạc Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc phát hành cổ phiếu cũng xuất phát từ nhu cầu tăng vốn luôn thường trực tại nhiều ngân hàng. Đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch BIDV tiếp tục đề xuất tăng thêm vốn dù ngân hàng này vừa mới thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu và đang dẫn đầu về quy mô vốn điều lệ.

Theo ông Tú, tăng năng lực tài chính là điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức tín dụng để đáp ứng được các chỉ số an toàn và phát triển tín dụng phục vụ đất nước. Áp lực tăng vốn khi tiếp tục thực hiện Basel II nâng cao, Basel III và đặc biệt trong giai đoạn tới 2022 - 2023, khi Chính phủ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, đòi hỏi duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao.

Dẫn chứng cho nhận định trên, ông Tú viện dẫn số liệu của World Bank, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam đã giảm từ 13% năm 2015 xuống còn 11,1% vào tháng 6/2021. CAR 4 ngân hàng thương mại Nhà nước còn thấp hơn chỉ khoảng 9,17% với 3 ngân hàng thương mại đã áp dụng Thông tư 41 và khoảng hơn 10% với Agribank – hiện đang áp dụng Thông tư 22.

Với BIDV, mặc dù đã được chấp thuận chia cổ tức 25,77% để tăng vốn song theo hiện hệ số an toàn vốn (CAR) của BIDV vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh dư nợ cho vay, cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng và yêu cầu thực hiện Basel II, Basel III khiến áp lực với hệ số CAR ngày càng tăng.

“Vì vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành có kế hoạch tạo điều kiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, trước mắt, thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ cổ tức, từ lợi nhuận còn lại, cổ phiếu cho cán bộ nhân viên (ESOP)…”, ông Phan Đức Tú nói.

Trong báo cáo mới công bố, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV và nhóm cộng sự cũng đánh giá, việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu sẽ tiếp tục được các tổ chức tín dụng chú trọng trong năm 2022.

Bởi, năm nay NHNN tiếp tục chỉ thị các tổ chức tín dụng không chi cổ tức bằng tiền mặt để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, và tiếp tục tăng vốn. Việc tăng vốn cũng là nhu cầu hiện hữu của các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng chuẩn Basel II và ứng với mức tăng tài sản rủi ro (tín dụng) ở mức khá cao (14-15%). Tuy nhiên, mức độ tăng vốn sẽ ít hơn năm 2021, do thị trường chứng khoán đang điều chỉnh, chịu nhiều rủi ro hơn và khả năng giảm điểm là cao.

Để tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng vốn vừa đảm bảo an toàn, vừa tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, nhất là giai đoạn phục hồi, nhóm chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần giảm thiểu thủ tục hành chính trong xét duyệt phương án bán chiến lược của các tổ chức tín dụng; cho phép các tổ chức tín dụng giữ lại cổ tức; cho phép phát hành ESOP để vừa tăng vốn, vừa tăng gắn kết của nhân viên… Đồng thời, xây dựng cơ chế lâu dài về biện pháp tăng vốn cho các tổ chức tín dụng nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng khả năng huy động.

Ở phương diện khác, không ít chuyên gia lo ngại việc phát hành thêm một lượng lớn cổ phiếu sẽ gây ra áp lực giảm giá, đặc biệt khi thị trường chung diễn biến không mấy thuận lợi trong thời gian gần đây.

‘‘Trong những năm qua, các ngân hàng đã phải phát hành không ít cổ phiếu để tăng vốn, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn của cơ quan điều hành. Với lượng cổ phiếu lưu hành đã tăng lên đáng kể, khi dòng tiền rời đi, thị trường giảm thì nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng thuộc diện dễ bị ảnh hưởng nhất.’’, Chuyên gia Đặng Trần Phục - Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty AzFin đánh giá.

Nguồn: Nhipsongkinhte

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam lãi nghìn tỷ

Thành lập chưa đầy một năm, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam báo lãi sau thuế 1.343 tỷ đồng do hợp nhất kết quả kinh doanh của HoSE và HNX.

2021 là năm tài chính đầu tiên của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) do mới được thành lập từ ngày 13/4.

Báo cáo tài chính riêng của VNX không ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguồn thu phát sinh duy nhất là doanh thu tài chính 1.354 tỷ đồng từ lợi nhuận sau thuế của hai công ty con là Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau khi trừ tiền lương cho quản lý và nhân viên, Sở báo lãi sau thuế 1.343 tỷ đồng.

Trên báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu đạt 2.054 tỷ đồng cũng từ hợp nhất kết quả của hai công ty con. Dịch vụ chứng khoán đóng góp áp đảo vào tổng doanh thu với gần 1.950 tỷ đồng. Phần còn lại là dịch vụ đấu giá, quản lý thành viên và các hoạt động nghiệp vụ. Khoản lãi sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 21 tỷ đồng thì nộp về ngân sách toàn bộ.

VNX có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và tổng nguồn vốn hợp nhất tính đến cuối năm ngoái hơn 4.600 tỷ đồng.

VNX ra đời với mục tiêu thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ thị trường. Theo lãnh đạo VNX, hai công ty con có nhiệm vụ tương đối độc lập, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, tạo ra một thị trường chứng khoán toàn diện và tổng thể, từng bước tiếp cận tới chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, khi thị trường phát triển đến một cấp độ nào đó, sự giao thoa trong một số hoạt động của hai công ty con đã làm giảm đi gia tốc phát triển.

Chẳng hạn, cả hai có sự giao thoa về sản phẩm khi đều tổ chức vận hành thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa có sự đồng bộ về cơ chế, phương thức giao dịch, kỹ thuật giao dịch… Với hạ tầng công nghệ, mỗi Sở đều có những kiến trúc riêng của mình nên đòi hỏi thành viên thị trường duy trì hệ thống kết nối độc lập.

Nguồn: Vnexpress

Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 qua 15 bức ảnh

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy nền kinh tế đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Điển hình như chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn cả 2 năm trước dịch là 2018 và 2019; số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở mức cao nhất cùng kỳ 5 năm qua…

Nguồn: Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cổ phiếu EAD sắp rời sàn UPCoM

CTCP Thủy điện Điện lực Đắk Lắk (UPCoM: EAD) thông báo hủy đăng ký giao dịch vào ngày 21/06. Ngày giao dịch cuối cùng là 20/06.

Lý do hủy đăng ký giao dịch là EAD hủy tư cách công ty đại chúng theo công văn đã được thông qua trước đó.
Cổ phiếu EAD sắp rời sàn UPCoM
Báo lỗi 2 giờ trước
CTCP Thủy điện Điện lực Đắk Lắk (UPCoM: EAD) thông báo hủy đăng ký giao dịch vào ngày 21/06. Ngày giao dịch cuối cùng là 20/06.

Lý do hủy đăng ký giao dịch là EAD hủy tư cách công ty đại chúng theo công văn đã được thông qua trước đó.

Số lượng hủy đăng ký giao dịch gần 2.9 triệu cp, tương ứng tổng mệnh giá gần 29 tỷ đồng.

Trong phiên sáng 02/06, giá cổ phiếu EAD ở mức 25,400 đồng/cp, tăng 16% qua 1 tháng, thanh khoản đạt 5,500 cp/phiên.
Số lượng hủy đăng ký giao dịch gần 2.9 triệu cp, tương ứng tổng mệnh giá gần 29 tỷ đồng.

Trong phiên sáng 02/06, giá cổ phiếu EAD ở mức 25,400 đồng/cp, tăng 16% qua 1 tháng, thanh khoản đạt 5,500 cp/phiên.


Nguồn: FILI

Điểm danh các cổ phiếu tăng mạnh, giảm sâu trong tháng 5 - có mã tăng gần 175%

REE là cổ phiếu biến động tích cực nhất trong nhóm vốn hóa lớn khi tăng hơn 26% trong tháng 5.Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường trong tháng 5 thuộc về một “tân binh” là DSD với gần 175%. Cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường là THD với mức giảm hơn 62%.

Sau đợt bán tháo hồi đầu tháng 4, thị trường phải đối mặt với tâm lý tiêu cực lan rộng trong tháng 5. VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5 ở mức 1.292,68 điểm, tương ứng giảm 74,12 điểm (-5,42%) so với cuối tháng 4, tương tự, HNX-Index giảm 50,07 điểm (-13,69%) xuống 315,76 điểm, UPCoM-Index cũng giảm 8,86 điểm (-8,5%) xuống 95,45 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với tháng 4. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 17.773 tỷ đồng, giảm 32,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 16.174 tỷ đồng/phiên, giảm 33%.

Nhiều nhóm ngành cổ phiếu tiếp tục biến động tiêu cực trong tháng 5. Trong top 50 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán chỉ có 12 mã tăng giá trong khi có đến 38 mã giảm giá. REE của Cơ điện Lạnh (HoSE: REE) là cổ phiếu biến động tích cực nhất trong nhóm vốn hóa lớn khi tăng đến 26,3% lên mức đỉnh 90.500 đồng/cp. Động lực thúc đẩy cổ phiếu bứt phá đến từ kết quả kinh doanh tăng trưởng quý đầu năm. Theo đó, REE ghi nhận doanh thu thuần 2.045 tỷ đồng trong quý I, tăng 73% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, REE lãi sau thuế hơn 955 tỷ đồng, gấp đôi so với thực hiện quý I/2021. Với kết quả này, công ty đã thực hiện 22% kế hoạch doanh thu và 33% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Hai cổ phiếu ngành xăng dầu, dầu khí là BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) và GAS của PV Gas (HoSE: GAS) có sự hồi phục rất tốt trong tháng 5 với mức tăng lần lượt 21,4% và 11%. Cả BSR và GAS đều là hai cổ phiếu có mô hình hồi phục “chữ V” sau giai đoạn lao dốc trước đó cùng thị trường chung.

Chiều ngược lại, cổ phiếu VEF của Triển lãm Việt Nam (UPCoM: VEF) giảm mạnh nhất trong top 50 vốn hóa với 20%. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này ở mức khiêm tốn với khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ 13.083 đơn vị/phiên.

HPG của Hòa Phát (HoSE: HPG) gây thất vọng khi giảm gần 20% ở tháng 5. Cổ phiếu này lao dốc sau những thông tin không mấy tích được Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đưa ra hôm ĐHĐCĐ cổ đông thường niên diễn hôm 24/5. Trước nhiều ý kiến cho rằng công ty đặt kế hoạch lợi nhuận thấp, ông Long cho rằng các cổ đông sẽ thấy được những khó khăn của ngành thép sau kết quả kinh doanh quý II, quý III và cả năm “thê thảm” nên ban lãnh đạo công ty phải đặt ra mục tiêu thận trọng. Kế hoạch năm nay được đánh giá là thách thức.

Bên cạnh đó, STB của Sacombank (HoSE: STB) và SSH của Phát triển Sunshine Homes (UPCoM: SSH) đều giảm trên 19%.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường trong tháng 5 thuộc về một “tân binh” là DSD của DHC Suối Đôi (UPCoM: DSD) với gần 175%. DSD giao dịch lần đầu tiên trên sàn UPCoM ngày 17/5, với giá tham chiếu 10.000/cp. Doanh nghiệp này thành lập năm 2012. Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực: Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản (thăm dò, khai thác mỏ nước khoáng nóng); Kinh doanh nhà hàng; Khu lưu trú, nghỉ dưỡng; Cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao; Dịch vụ thư giãn tăng cường sức khỏe (spa, tắm khoáng nóng, tắm bùn,…); Tổ chức khai thác tour du lịch sinh thái,…Công ty Cổ phần DHC Suối Đôi hiện đang là chủ đầu tư của Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, nằm tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Tiếp sau đó, cổ phiếu MAC của Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNX: MAC) tăng gần 64% từ 6.100 đồng/cp lên 10.000 đồng/cp. MAC tăng giá bất chấp việc cổ phiếu này bị đưa vào diện kiểm soát do lợi nhuận sau thuế năm 2020 và 2021 là số âm.

Trong khi đó, cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường là THD của Thaiholdings (HNX: THD) với mức giảm hơn 62%. Giữa tháng 5, HĐQT Thaiholdings ra Nghị quyết thông qua phương án điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021. Cụ thể, chấp hành theo công văn số 1428 của của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Bộ Công an (C03), Thaiholdings thông qua phương án Thaigroup (công ty con thuộc tập đoàn) hoàn trả số tiền đã giao dịch với công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh theo đúng quy định của pháp luật. Số tiền hoàn trả là 840 tỷ đồng. Tuy nhiên, Thaigroup sẽ nhận lại cổ phần của CTCP Bình Minh Group (chủ sở hữu dự án 11A Cát Linh) kèm hồ sơ pháp lý, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án.

Ông Nguyễn Đức Thụy mới đây đã đăng ký bán toàn bộ 87,4 triệu cổ phiếu, tương đương 24,97% vốn của Thaiholdings. Thời gian giao dịch từ 1/6 đến 30/6.

Trái ngược với diễn biến tích cực của nhóm thủy sản, cổ phiếu SSN của Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Sài Gòn (UPCoM: SSN) giảm đến 54% trong tháng 5. Đầu tháng 5, Tòa án nhân dân TP HCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản với Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Sài Gòn vì mất khả năng thanh toán. Toà án TP HCM đã chỉ định Công ty Hợp danh quản lý tài sản Sen Việt là đơn vị quản lý tài sản của Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Sài Gòn trong quá trình thanh lý tài sản…

Nguồn: ndh

Một cổ phiếu xăng dầu chuẩn bị lên sàn UPCoM

Ngày 30/5, HNX chấp thuận cho CTCP Petro Times đăng ký giao dịch 8 triệu cổ phiếu.Mục tiêu kinh doanh năm nay là doanh thu 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 7,2 tỷ đồng, tăng 39,6% và 69,8% so với cùng kỳ.

Ngày 30/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận cho CTCP Petro Times đăng ký giao dịch 8 triệu cổ phiếu mã PPT.

Petro Times tiền thân là CTCP Thương mại vật tư Dầu khí Hải Phòng, thành lập năm 2015 với vốn điều lệ ban đầu 4,5 tỷ đồng. Đơn vị hoạt động chính trong lĩnh vực buôn bán xăng dầu và các sản phẩm liên quan. Đến năm 2021, doanh nghiệp đã nâng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 7,2 tỷ đồng, tăng 39,6% và 69,8% so với thực hiện năm trước.

screenshot-2022-06-01-112223-4219-165405
[Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Petro Times*. Ảnh: PPT.*

Năm 2021, Petro Times có doanh thu 1,432 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4,2 tỷ đồng, tăng lần lượt 188,4% và 281,8% so với cùng kỳ.

Lý giải về nguyên nhân tăng trưởng, đơn vị cho biết việc tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng đã giúp công ty có thêm nguồn vốn để đảm bảo việc mua và duy trì được một lượng hàng hóa ổn định để cung cấp cho khách hàng. Mặt khác, Petro Times được Bộ Công Thương cấp phép là thương nhân phân phối xăng dầu đã giúp nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty

Petro Times luôn duy trì được một lượng lớn tập khách hàng với danh mục gần 700 khác hàng, trong đó có các khách hàng lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xăng dầu Hưng Yên, Xuất nhập khẩu xăng dầu Hoàng Anh (lĩnh vực kinh doanh xăng dầu), Thép Hòa Phát Dung Quất (lĩnh vực sản xuất thép); công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Linh Hương (lĩnh vực vận tải – logictics).

Đặc biệt, năm 2021 khi giá xăng biến động liên tục và nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu dữ trữ xăng dầu của các đơn vị nói trên tăng cao, từ đó giúp doanh thu năm trước tăng trưởng đột biến so với năm 2020.

Nguồn: Người Đồng Hành

Dragon Capital mua 2.1 triệu cp VPB

Sau giao dịch, quỹ ngoại Dragon Capital tăng sở hữu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB) lên mức 6.03%, tương đương hơn 268 triệu cp.

Trong phiên 31/05/2022, quỹ thành viên Hanoi Investments Holdings Limited của Dragon Capital đã mua 2.1 triệu cp VPB, tăng sở hữu tại Ngân hàng từ hơn 10.1 triệu cp (tỷ lệ 0.23%) lên 12.2 triệu cp (tỷ lệ 0.28%).

Qua đó, tăng sở hữu của cả nhóm Dragon Capital tại VPB từ hơn 266 triệu cp (tỷ lệ 5.98%) lên mức hơn 268 triệu cp (tỷ lệ 6.03%).

Diễn biến giá cổ phiếu VPB từ đầu năm 2022 đến phiên 02/06

Đóng cửa phiên 31/05/2022, giá cổ phiếu VPB chốt ở mức 31,000 đồng/cp, giảm 23% sau gần 2 tháng trở lại đây. Chiếu theo mức giá này, ước tính quỹ ngoại đã chi hơn 65 tỷ đồng để tăng sở hữu tại Ngân hàng.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý 1/2022, VPB báo lãi trước thuế gấp 2.8 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 11,146 tỷ đồng, nhờ hoạt động chính tăng 8% so cùng kỳ, thu được gần 9,888 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 27%, ghi nhận hơn 1,249 tỷ đồng và giảm 7% trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

So với kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 107% lên khoảng 29,700 tỷ đồng trong năm 2022, VPBank đã thực hiện được gần 38% chỉ sau quý đầu năm.

Nguồn: Fili

Bộ trưởng Công Thương nói gì khi giá xăng tiếp tục ‘lập kỷ lục’?

Để giải quyết “cả trong lẫn ngoài” khi giá xăng tăng cao, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng nên dùng chính sách an sinh để hỗ trợ đối tượng yếu thế thay vì “ép giá thật thấp".

Chiều 1/6, giá xăng một lần nữa “lập đỉnh” mới sau khi liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh theo chu kỳ. Với đợt tăng thứ 5 liên tiếp, xăng E5 RON 92 tăng lên 30.230 đồng/lít, còn xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 920 đồng/lít, lên mốc 31.570 đồng/lít.

Tăng giá xăng cũng là vấn đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra trên nghị trường khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 1/6.

Ép giá đầu vào sẽ tạo nhiều nguy cơ

Trao đổi bên hành lang Quốc hội về động thái xăng tăng giá kỷ lục, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận so với thế giới, giá xăng của Việt Nam vẫn thấp hơn nên đang có tình trạng “chảy xăng dầu ra nước ngoài”.

Theo ông Diên, việc tăng giá xăng, dầu làm tăng giá đầu vào vật tư, làm tăng chi phí sản xuất, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chương trình phục hồi kinh tế - xã hội là không sai.

Nhưng người đứng đầu ngành công thương cũng lý giải nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất cao nên hàng hóa làm ra chủ yếu xuất khẩu, nếu ép giá đầu vào thì giá thành sản phẩm không phản ánh đúng giá trị, vô hình trung gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Quốc hội.


Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Quốc hội.

“Ta sản xuất ra bán cho người tiêu dùng cả thế giới, giá thành sản phẩm không phản ánh đúng giá trị, thì có phải là thiệt hại không?”, ông Diên nêu vấn đề.

Mặt khác, ông nhấn mạnh Việt Nam là đối tác thương mại của rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Nếu chúng ta ép giá đầu vào sẽ có nguy cơ bị kiện về chống bán phá giá, chống trợ cấp, thậm chí, các đối tác có thể kiện chúng ta thao túng tiền tệ.

Nhắc đến giải pháp, Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh phải cân nhắc và tính toán rất kỹ, không thể nói một chiều. Vì vậy, một mặt phải cố gắng dùng các công cụ, kể cả thuế, để kiểm soát thị trường để giảm giá.

Trong trường hợp giá xăng dầu tăng quá cao, chúng ta phải dùng chính sách an sinh hỗ trợ cho đối tượng yếu thế, như vậy mới được “cả trong lẫn ngoài”.

“Nếu ta chỉ nghiêng về hướng làm sao để ép cho giá thật thấp, để giúp giảm giá nguyên liệu đầu vào, sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và chuốc thêm hậu quả như bị kiện và có thể gây nên tình trạng buôn lậu”, ông Diên nhắc lại.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách), lưu ý phải kiểm soát được đà tăng của giá xăng dầu mới kiểm soát được lạm phát, chỉ số CPI, bởi xăng dầu là mặt hàng nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế.

“Mặt hàng xăng dầu, mặc dù điều hành theo cơ chế thị trường, không có nghĩa rằng, giá thế giới lên một thì giá trong nước cũng lên một. Bộ Công Thương phải cố gắng điều hành xăng dầu làm sao để giá có biên độ dao động nhỏ, đảm bảo ổn định cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và trong phạm vi kiểm soát lạm phát dưới 4%”, ông Lâm nói.

Song cũng theo ông Lâm, kiểm soát giá xăng dầu không có nghĩa giữ giá xăng dầu ở mức thấp. Vì nếu chênh lệch quá lớn giữa giá xăng dầu trong nước và giá xăng dầu thế giới sẽ tạo điều kiện cho buôn lậu xăng dầu.

Việc chênh lệch giá quá lớn giữa xăng dầu trong nước và xăng dầu thế giới cũng không đảm bảo yếu tố cạnh tranh của thị trường tự do. Hệ quả khiến chúng ta phải đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp… Thị trường Việt Nam cũng sẽ vì thế bị đánh giá không vận hành theo đúng cơ chế thị trường.

Không thể để giá xăng dầu quá thấp

Để “hạ nhiệt” giá xăng, ông Lâm cho rằng Việt Nam có các công cụ, đó là Quỹ bình ổn xăng dầu, công cụ thuế, phí. Công cụ nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Công Thương giải quyết được, cần làm ngay. Còn nếu vượt quá thẩm quyền của Chính phủ, cần sớm tham mưu, kiến nghị các cấp có thẩm quyền cho ý kiến, quyết định.

Về dài hạn, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, vượt quá mục tiêu kiểm soát lạm phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế, đại biểu Trần Văn Lâm nhấn mạnh khi đó cần có các giải pháp cần thiết để kiểm soát giá xăng dầu, đảm bảo không vượt quá sức chống chịu của nền kinh tế, của người dân và doanh nghiệp.

Chiều 1/6, giá xăng một lần nữa “lập đỉnh” mới sau khi liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh theo chu kỳ. Ảnh: Việt Linh.


Chiều 1/6, giá xăng một lần nữa “lập đỉnh” mới sau khi liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh theo chu kỳ. Ảnh: Việt Linh.

Ông gợi ý Việt Nam nên tăng nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia để đảm bảo an toàn, dù việc này không dễ bởi ngân sách còn hạn hẹp.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng giá xăng, dầu trong nước tăng chủ yếu do giá trên thế giới tăng rất mạnh. Khi tăng giá xăng dầu, người dân là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, và cả nền kinh tế đều phải chịu ảnh hưởng vì xăng dầu là mặt hàng đầu vào. Mục tiêu kiểm soát lạm pháp vì thế cũng sẽ rất khó khăn.

Đề cập giải pháp kiềm chế tăng giá mặt hàng này, ông Cường nhấn mạnh buộc phải rà soát, tiếp tục cắt giảm những phần thu thêm, như các loại thuế, phí. Ví dụ giảm các phần dự trữ, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu.

“Khi giá tiếp tục tăng, đó cũng chính là dư địa để tiếp tục giảm tiếp các loại thuế. Dù giảm thuế trong lúc này cùng với chính sách giãn, hoãn, miễn các loại đóng góp sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, chúng ta phải chấp nhận để bình ổn giá”, ông Cường nêu quan điểm.

Nói thêm, vị đại biểu nhìn nhận với mặt hàng xăng dầu, nguồn cung là điều quan trọng nhất. Ông lưu ý có hai nguồn phải tính đến. Trước tiên, bản thân Việt Nam cũng là nước khai thác dầu khí, có các nhà máy lọc hoá dầu nên phải tăng cường khai thác, các nhà máy lọc hoá dầu cần hoạt động hết công suất.

“Phải chủ động được nguồn cung để không bị phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Qua đó biến động giá xăng dầu trong nước sẽ ít hơn”, theo lời đại biểu Hoàng Văn Cường.

Bên cạnh đó, theo ông, việc dự trữ xăng dầu sẽ góp phần bình ổn nguồn cung, cần phấn đấu dự trữ cao hơn nữa để phòng ngừa những rủi ro về giá.

Nguồn: Zing news

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 2/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. VET: Doanh nghiệp vừa sản xuất thành công vắc-xin Dịch tả lợn châu Phi: Lợi nhuận gần trăm tỷ mỗi năm, có vốn của Nova Consumer, cổ phiếu bật tăng 60% trong nửa tháng

  2. THD: Bộ Công an yêu cầu ThaiHoldings của Bầu Thuỵ trả cho Tân Hoàng Minh 840 tỷ đồng

  3. VHC: Tăng 75% từ đầu năm nhờ xuất khẩu thuận lợi, Vĩnh Hoàn có thể thành công ty thủy sản đầu tiên đạt vốn hóa tỷ đô

  4. ASG chi phối VFC, “hợp nhất” đường hàng không, đường biển, đường bộ

  5. YEG: Sau khi thoái hết vốn khỏi Yeah1, Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cũng không còn là người công bố thông tin của Tập đoàn này từ 1/6.

_

  1. HU4: HUD4 bị thu hồi nộp bổ sung gần 100 tỷ đồng ở Khu Đô thị sinh thái Sông Đơ

  2. HOSE giữ nguyên diện kiểm soát đối với HVN

😎 TCH: Lợi nhuận giảm hơn 41%, Tài chính Hoàng Huy tăng nợ vay gấp 3,4 lần trong năm 2021

  1. STT: Vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) báo lỗ năm thứ 7 liên tiếp

  2. FIR: Nợ thuế của Công ty CP Địa ốc First Real (FIR) có chiều hướng gia tăng

  3. DFF: Lỗ quý đầu năm vẫn muốn chuyển sang niêm yết HoSE

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HDG: Chứng khoán Bản Việt bán ra 200.000 cổ phiếu HDG (Hà Đô)

  2. OPC: Người thân “Sếp lớn” Dược phẩm OPC đồng loạt thoái vốn

  3. CII muốn bán thêm 10 triệu cổ phiếu Năm Bảy Bảy

  4. VPB: Dragon Capital vừa chi 65 tỷ đồng gom 2,1 triệu cổ phiếu VPB

  5. VIG: Chứng khoán VIG - Nhà đầu tư cá nhân chi 13 tỷ để “ngồi ghế” cổ đông lớn

  6. MAC: Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải - Maserco (MAC) đón thêm một cổ đông lớn

  7. Tổng Giám đốc APS đã mua xong 1 triệu cp

  8. IDJ: Ủy viên HĐQT đã mua xong 2 triệu CP

  9. PVL: Công ty liên quan đến Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 2 triệu CP

_

  1. NVL: Novaland (NVL) niêm yết bổ sung 19,3 triệu cổ phiếu từ 3/6

  2. KBC: 22/6 là ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1

_

=> CỔ TỨC

  1. Viconship sẽ trả cổ tức cổ phiếu 2021 vào quý II hoặc III

  2. MWG chốt quyền chia cổ tức cổ phiếu 2021 tỷ lệ 100%

  3. GEX điều chỉnh ngày trả cổ tức 5% năm 2021 sang 18/7 tới

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý: Bảo hiểm

  • Giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu Hàng cá nhân & gia dụng tăng 53% so với trung bình 5 phiên trước, chỉ số giá tăng 2,67%là nhóm tăng mạnh nhất thị trường.

  • Top cổ phiếu giao dịch mạnh nhất là PNJ, TNG, GIL, TCM, VGT tất cả cùng tăng điểm trong đó GIL tăng trần.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 10,9 điểm (-0,84%) xuống 1.288,62 điểm. Toàn sàn có 123 mã tăng, 332 mã giảm

  • Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 17.847 tỷ đồng, tăng 7,66%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 4,4% lên 14.782 tỷ đồng.

  • Tự doanh 02/06: bán ròng với giá trị hơn 150 tỷ đồng, tập trung xả PNJ, DPM và MWG

  • Khối Ngoại 2/6: Khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 540 tỷ đồng, tâm điểm HPG, VIC, GAS

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Ngân hàng vẫn khát vốn, kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu còn xếp dài

  2. BSC dự báo FTSE Vietnam sẽ thêm mới hai cổ phiếu là SHB của Ngân hàng SHB và NLG của Bất động sản Nam Long, đồng thời sẽ loại cổ phiếu APH của An Phát Holdings.

  3. Tháng 5/2022, thanh khoản giảm hơn 32%, thị phần khối ngoại xấp xỉ 9%

  4. Đến hết tháng 05/2022, trên HOSE có 44 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD (giảm 3 doanh nghiệp), trong đó, 03 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm VIC, VCB, VHM.

  5. Điểm danh các cổ phiếu tăng mạnh, giảm sâu trong tháng 5 - có mã tăng gần 175%

  6. VNDirect gợi ý 5 cổ phiếu đầu tư cho tháng 6

_

  1. Quốc hội sẽ chất vấn cơ chế cấp hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

  2. Bộ Tài chính điểm mặt 20 DN địa ốc ôm nợ trái phiếu nghìn tỷ

  3. Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Gói hỗ trợ được xây dựng có tính toán và mục đích rõ ràng, không hỗ trợ dàn trải gây hiệu ứng ngược và rủi ro cho hệ thống tín dụng. Điều này thể hiện rõ ở đối tượng hỗ trợ lãi suất đó là các doanh nghiệp hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

_

=> VIỆT NAM

  1. ĐBQH: Cần đưa phân bón trở lại là mặt hàng chịu thuế VAT, từ đó có thể giảm giá bán cho nông dân.

  2. Xuất khẩu gỗ bật dậy sau dịch nhưng giá nguyên liệu và logistics tăng cao sẽ tiếp tục đè nặng doanh nghiệp

  3. Giá xăng dầu tăng, ngành thủy sản gặp khó

  4. Thủy sản có dấu hiệu “hụt hơi”, xuất khẩu tôm dự báo tăng trưởng chậm trong quý 2

  5. Xăng dầu liên tục xô đổ mọi kỷ lục, ĐBQH đề nghị sớm giảm nhiều loại thuế

  6. Giá xăng tiếp tục thiết lập mức cao kỷ lục mới trong lịch sử, đặt doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trước tình cảnh tiết giảm tối đa chi phí vẫn khó có lãi. Trong bối cảnh này, chính sách hỗ trợ giảm các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, giúp giữ giá bán hàng hóa là rất quan trọng để bình ổn thị trường.

  7. Cán cân thương mại duy trì trạng thái tích cực, xuất siêu 0,8 tỷ USD

  8. HoREA: Đề xuất doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư, không được kinh doanh bất động sản

  9. Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản

  10. Xuất khẩu cá tra sang Colombia giảm chỉ là nhất thời

  11. Cầu Mỹ Thuận 2 vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trong năm 2023

  12. Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhiệm vụ cấp bách là chống được lạm phát

  13. TP HCM sẽ có thêm 4 thành phố

  14. Phó Thủ tướng: Đã giải ngân 22.000 tỷ đồng trong gói hỗ trợ kinh tế

_

=> THẾ GIỚI

  1. Mỹ ‘tích cực xem xét’ dỡ bỏ thuế quan với Trung Quốc để kiềm chế lạm phát

  2. Tổng thống Mỹ thừa nhận hiện khó có cách để giảm giá những mặt hàng như thực phẩm hay nhiên liệu ngay lập tức mà cần sự phối hợp và kế hoạch dài hơi

  3. Croatia sẽ trở thành thành viên thứ 20 của Eurozone vào ngày 1/1/2023

  4. Khó khăn bủa vây kinh tế Âu - Á

  5. Apple không bị ảnh hưởng nhiều khi Trung Quốc phong tỏa

  6. Những con số gây choáng cho thấy bong bóng xe điện đang xì hơi: Amazon, Ford đốt 12,3 tỷ USD vào những dự án thất bại, có công ty mất 75% giá trị sau 1 năm

  7. CEO JPMorgan bi quan trước “cơn bão tố” sắp đến với nền kinh tế Mỹ

  8. Lạm phát Sri Lanka lên kỷ lục, mấy chục phần trăm luôn

  9. Mỹ: Lĩnh vực chế tạo tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5

  10. Thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong phiên 1/6 rồi đóng cửa trong sắc đỏ. Nhà đầu tư lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô sẽ có chuyển biến xấu trong thời gian tới.

  11. Chứng khoán châu Á trái chiều trong phiên giao dịch 2/6. Thặng dư thương mại tháng 4 của Australia cao hơn dự báo

  12. Nhật Bản thúc đẩy sáng kiến “Quốc gia, thành thị, nông thôn kỹ thuật số”

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Thống đốc Hàn Quốc thành lập Ủy ban tài sản kỹ thuật số sau sự kiện Terra sụp đổ

  2. Hàn Quốc tìm ra bằng chứng Do Kwon “rửa tiền”

  3. Sàn giao dịch tiền số Binance gây quỹ đầu tư cho startup về NFT, DeFi, Metaverse,…

  4. Argentina: 12% dân số sở hữu tiền điện tử khi lạm phát lên đến 60%

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 29.700 USD từ mức 31.800, thì sang phiên hôm nay đã phục hồi, nhưng vẫn còn yếu và chạm gần 30.100 USD/BTC vào cuối ngày.

  6. Sàn FTX vượt Coinbase trở thành sàn tiền ảo lớn thứ hai về thị phần

_

  1. Châu Âu đang tranh thủ gom khí đốt Nga với tốc độ chóng mặt, khả năng sẽ gây đảo lộn thị trường LNG vốn dĩ đã mong manh

  2. Ủy ban kỹ thuật của OPEC+ trong ngày 1/6 đã cắt giảm 500.000 thùng/ngày dự báo của họ về dư thừa dầu mỏ năm 2022 xuống 1,4 triệu thùng/ngày.

  3. Đường đi nước bước của OPEC ‘rối như tơ vò’ khi phương Tây cấm vận dầu mỏ Nga

  4. Hiện phương án loại Nga ra khỏi thoả thuận sản lượng dầu thô đang một số nước thuộc nhóm OPEC cân nhắc. Tuy nhiên, một số nước thành viên vẫn tỏ ra lo lắng rằng việc loại Nga ra khỏi thoả thuận sẽ làm suy yếu sức mạnh và sự gắn kết của OPEC+.

  5. Giá dầu quay đầu giảm sau thông tin Ả-rập Xê-út có thể tăng sản lượng

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,81 USD (-2,44%), xuống 112,45 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 3,03 USD (-2,61%), xuống 113,26 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 9,1 USD lên mức 1.846,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co và về quanh 1.830 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

  2. Hoạt động xây dựng Trung Quốc đang dần phục hồi, đẩy giá thép tăng trở lại

  3. Quặng sắt của Trung Quốc tiếp tục tăng do hy vọng nhu cầu

  4. Lệnh cấm xuất khẩu thịt gà của Malaysia bắt đầu có hiệu lực

Vàng SJC 69.5 tr/lượng

USD 23,350 đồng

Bảng Anh 29,424 đồng

EUR 25,437 đồng

Nguồn: Thông Tô

4 Likes

Bộ Tài chính: Nhiều chiêu “lách luật” chuyển vốn lòng vòng của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, dấu hỏi trách nhiệm của công ty chứng khoán

image

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nhiều lĩnh vực (sản xuất, thương mại, dịch vụ, năng lượng…). Mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, các doanh nghiệp vẫn lựa chọn kênh phát hành trái phiếu để huy động vốn với khối lượng phát hành tăng 40,36% so với năm 2020.

Khối lượng đăng ký chào bán TPDN ra công chúng năm 2021 tăng cao nhất từ trước tới nay, đạt 51.125 tỷ đồng, tăng 51,8% so với năm 2020; khối lượng phát hành thực tế tăng 11,8%, chiếm 5,3% tổng khối lượng phát hành. Trong quý I/2022, các doanh nghiệp đã chào bán 5.486 tỷ đồng TPDN ra công chúng.

Khối lượng giao dịch trên thị trường TPDN thứ cấp, bao gồm cả TPDN niêm yết và TPDN phát hành riêng lẻ, đều tăng so với năm 2020. Theo đó, “nhu cầu giao dịch TPDN trên thị trường là tương đối lớn, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao dịch TPDN tại Sở Giao dịch chứng khoán là cần thiết để vừa tăng cường tính minh bạch của thị trường, vừa thúc đẩy thanh khoản trái phiếu” – Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết.

Bộ Tài chính cho biết thêm, thông tin thị trường TPDN ngày càng minh bạch với việc yêu cầu công bố thông tin tập trung trên hệ thống chuyên trang thông tin đối với cả doanh nghiệp phát hành và tổ chức đăng ký, lưu ký.

Nhiều chiêu “lách luật” để phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ

Tuy nhiên, thị trường TPDN năm 2021 còn xuất hiện những vấn đề mới, có thể là các rủi ro đối với sự phát triển của thị trường. Qua công tác quản lý giám sát, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình hoạt động của thị trường TPDN 10 tháng đầu năm 2021 và phân tích một số rủi ro trên thị trường.

Theo đó, về nhà đầu tư TPDN riêng lẻ, mặc dù trên thị trường sơ cấp, tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân mua TPDN riêng lẻ giảm mạnh so với năm 2020, nhưng trên thị trường thứ cấp tỷ trọng mua của các nhà đầu tư cá nhân lên tới mức 19% tổng khối lượng phát hành. Để chào mời, mua TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân, thị trường đã xuất hiện nhiều cách thức “lách” quy định của pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán riêng lẻ.

Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân được xác nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (hiệu lực trong vòng 1 năm) bằng hợp đồng mua kỳ hạn TPCP hoặc chứng khoán niêm yết trong thời gian từ 2 - 4 ngày; nhà đầu tư cá nhân sử dụng tài khoản vay ký quỹ để chứng minh danh mục chứng khoán niêm yết đang nắm giữ có giá trị trên 2 tỷ đồng nhưng thực tế số vốn tự có thấp hơn; cá nhân không trực tiếp đứng tên mua trái phiếu mà ký hợp đồng dân sự với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp khác để mua TPDN riêng lẻ.

Về doanh nghiệp phát hành, trong số 358 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ năm 2021, có 57 doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh lỗ trước khi phát hành; 45 doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 10 và 10 doanh nghiệp phát hành có tỷ lệ khối lượng phát hành gấp trên 5 lần vốn chủ sở hữu.

Một số doanh nghiệp phát hành để góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu của doanh nghiệp khác hoặc cho doanh nghiệp khác vay vốn; hoặc phát hành để chuyển vốn “lòng vòng” nhằm lách quy định về giới hạn cho vay/đầu tư TPDN của tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng/nhóm khách hàng.

Dấu hỏi trách nhiệm công ty chứng khoán

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn cho biết, trên thị trường có hiện tượng các doanh nghiệp chào bán công khai TPDN phát hành riêng lẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trái phiếu được chào bán là trái phiếu có lãi suất cao (11% - 12%/năm), thông tin chào bán do chính tổ chức phát hành trực tiếp chào mời trên thị trường sơ cấp hoặc do doanh nghiệp có liên quan chào bán lại trên thị trường thứ cấp.

Về tổ chức cung cấp dịch vụ, theo Bộ Tài chính, tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu là công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn, rà soát, hỗ trợ xây dựng hồ sơ chào bán TPDN riêng lẻ đáp ứng quy định về điều kiện và hồ sơ chào bán trái phiếu theo Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và có trách nhiệm rà soát, đảm bảo tính tuân thủ của hồ sơ. Tuy nhiên, có hiện tượng một số tổ chức tư vấn xây dựng hồ sơ chào bán có lợi cho doanh nghiệp để huy động vốn mà không cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin công bố cho nhà đầu tư.

Theo quy định tại Nghị định số 153, tổ chức đại lý phát hành, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu có trách nhiệm rà soát chào bán cho đúng đối tượng nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện đăng ký, chuyển nhượng trái phiếu cho đúng đối tượng nhà đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, một số tổ chức đại lý phát hành, tổ chức đăng ký lưu ký cung cấp các dịch vụ để hợp thức hóa hồ sơ xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để chào mời nhà đầu tư cá nhân mua TPDN riêng lẻ.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính: Nhiều chiêu "lách luật" chuyển vốn lòng vòng của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, dấu hỏi trách nhiệm của công ty chứng khoán

Thế Giới Di Động sắp tăng vốn gấp đôi

Với việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100%, MWG sẽ gia nhập nhóm doanh nghiệp niêm yết có quy mô hàng tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 17/6 để thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho năm 2021.

Doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm gần 732 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1 (cổ đông cứ sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Nguồn thực hiện được lấy từ lợi nhuận giữ lại theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Do phát hành tỷ lệ 100% nên sẽ không phát sinh cổ phiếu lẻ hàng thập phân.

Vốn điều lệ dự kiến tăng thành 14.639 tỷ đồng, chính thức vào nhóm các doanh nghiệp niêm yết có quy mô hàng tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán (1,46 tỷ cổ phiếu). Hiện sàn HoSE mới có 34 doanh nghiệp đạt vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng.

Năm 2020

Doanh thu:108.546 Tỷ đồng

Năm ngoái tập đoàn bán lẻ này ghi nhận kết quả khả quan bất chấp đại dịch. Doanh thu thuần tăng trưởng 13% lên 122.958 tỷ và lãi sau thuế tăng 25% đạt mức kỷ lục 4.901 tỷ đồng. Tổng quy mô hoạt động vượt 5.300 cửa hàng.

Với kết quả đạt được, cổ đông doanh nghiệp thống nhất phương án chia cho năm 2021 với tổng tỷ lệ 110%, trong đó bao gồm 10% bằng tiền mặt (732 tỷ đồng) và 100% bằng cổ phiếu (gần 732 triệu đơn vị).

MWG mới đây cũng thông báo ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% là vào 8/6. Cổ đông cứ sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về tương ứng 1.000 đồng.

Sang năm 2022, nhà bán lẻ tiếp tục đặt mục tiêu thách thức hơn với doanh thu 140.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 30% so với mức nền cao của năm 2021.

Theo báo cáo kinh doanh 4 tháng đầu năm, toàn chuỗi ghi nhận doanh thu thuần tăng 18% lên mức kỷ lục hơn 47.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 8% đạt 1.819 tỷ đồng.

Tập đoàn bán lẻ này đang được chú ý về diễn biến cổ phần hóa chuỗi thực phẩm Bách Hóa Xanh. Mới nhất, MWG quyết định sẽ góp thêm 13.890 tỷ đồng vào Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Hóa Xanh - tiến gần đến mục tiêu chào bán riêng lẻ và IPO.

Theo các kế hoạch đã công bố, đơn vị chủ quản chuỗi thực phẩm Bách Hóa Xanh sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỷ lệ tối đa 20% nhưng ưu tiên phương án bán với tỷ lệ thấp hơn. Thời điểm thực hiện trong giai đoạn 2022-2023 và đối tác chưa được công bố.

Nguồn: Zingnews

Dàn lãnh đạo Louis Land có liên quan ông Đỗ Thành Nhân xin từ nhiệm

(NLĐO) - Cùng một ngày, cả chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc của Công ty CP Louis Land (mã chứng khoán BII) nộp đơn xin từ nhiệm. Louis Land có liên quan Louis Holding của ông Đỗ Thành Nhân - người đang bị tạm giam để điều tra về hành vi thao túng chứng khoán.

Theo đó, ngày 1-6, HĐQT Công ty CP Louis Land nhận đơn của bà Nguyễn Giang Quyên, xin từ nhiệm chức danh tổng giám đốc.

Cùng ngày, HĐQT Công ty CP Louis Land cũng nhận đơn của ông Hoàng Xuân Hạnh, xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT và chủ tịch HĐQT.

Biểu đồ cổ phiếu BII

Trước đó, ngày 4-4, Louis Land đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc miễn nhiệm chức danh phó tổng giám đốc của ông Hoàng Xuân Hạnh, đồng thời ông Hạnh được bổ nhiệm chức làm Chủ tịch HĐQT thay ông Lục Tấn Huy xin từ nhiệm vị trí này. Như vậy, ông Hạnh xin từ nhiệm chỉ sau gần 2 tháng nhậm chức. Hiện Louis Land chưa có lãnh đạo thay thế, điều hành…

Trong một năm qua, đây là lần thứ 5, Louis Land thay đổi chủ tịch HĐQT, lãnh đạo cấp cao. Hiện doanh nghiệp này chỉ còn duy nhất nhân sự cấp cao là ông Trần Sĩ Chương giữ chức danh phó chủ tịch HĐQT (được bổ nhiệm vào tháng 11-2021).

Trong năm 2021, Louis Land, ghi nhận mức doanh thu đạt 493 tỉ đồng, cao gấp 7 lần năm 2020, lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi ở mức 33 tỉ đồng. Lợi nhuận công ty này cải thiện chủ yếu nhờ khoản doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến, lên đến 94 tỉ đồng.

Mã cổ phiếu BII của Louis Land trong năm 2021 gây được chú ý của nhiều nhà đầu tư khi bất ngờ tăng trần liên tục sau khi có sự tham gia của ông Đỗ Thành Nhân. Giữa tháng 9-2021, cổ phiếu BII lên mức 29.400 đồng/cổ phiếu nhưng giảm mạnh sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt vào giữa tháng 4 vừa qua. Hiện tại, giá BII chỉ còn 5.600 đồng cổ phiếu, giảm đến gần 600% so với đỉnh hồi giữa tháng 4. Một số cổ phiếu có liên quan ông Nhân cũng giảm mạnh liên tục mới mức độ tương ứng vài trăm phần trăm.

Ông Đỗ Thành Nhân nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của 2 công ty con là CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (AGM) và Công CP Dược Lâm Đồng (Ladophar), bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến hành vi thao túng chứng khoán. Trước khi bị bắt, ông Nhân có đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings kể từ ngày 19-4.

Nguồn: NLĐ

Techcombank huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu trong một tháng

3 lô trái phiếu TCB phát hành từ cuối tháng 4/2022 đều có kỳ hạn 36 tháng, là loại tổ chức phát hành có thể mua lại với điều kiện thông báo trước ít nhất 15 ngày.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (HoSE: TCB) mới đây đã cho biết chào bán thành công lô cổ phiếu trị giá 500 tỷ đồng vào hôm 25/5/2022. Nâng tổng lượng phát hành trái phiếu năm 2022 lên 2.000 tỷ đồng.

Cụ thể, lô trái phiếu này có mã là TCBL2225004, có kỳ hạn 36 tháng. Trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước. Khối lượng phát hành là 500 trái phiếu có giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Lô này được chào bán và hoàn tất trong ngày 25/5.

Về vấn đề mua lại và hoán đổi, Techcombank nêu rõ tổ chức phát hành có quyền mua lại trước hạn trái phiếu với điều kiện tổ chức phát hành thông báo trước ít nhất 15 ngày. Khi đó, người sở hữu trái phiếu có nghĩa vụ bán lại trái phiếu cho tổ chức phát hành.

Trước đó, Techcombak cũng phát hành lô trái phiếu mã TCBL2225002, cùng kỳ hạn 36 tháng và được phát hành tại thị trường trong nước. Khối lượng phát hành là 1.000 trái phiếu có giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Tổng lô trái phiếu này trị giá 1.000 tỷ đồng.

Hôm 12/5/2022, Techcombak cũng phát hành lô trái phiếu mã TCBL2225003, vẫn là loại có kỳ hạn 36 tháng và được phát hành tại thị trường trong nước. Khối lượng phát hành là 500 trái phiếu có giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Tổng lô trái phiếu này trị giá 500 tỷ đồng.

Như vậy, Techcombank đã hoàn tất chào bán 2.000 tỷ đồng trái phiếu từ cuối tháng 4/2022 đến nay. Quý I/2022 không ghi nhận ngân hàng này phát hành trái phiếu.

Chỉ mới đây, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 8857/CĐ-VPCP, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng tại 8 ngân hàng. Techcombank là một trong 8 ngân hàng nằm trong danh sách thanh tra.

Theo đó, đoàn thanh tra giám sát đã báo cáo người ra quyết định thanh tra và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo kết quả thanh tra, bổ sung nội dung thanh tra hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng. Đồng thời, kết quả thanh tra cũng được gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý các sai phạm liên quan đến việc sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành.

Cổ phiếu TCB của Techcombank đã giảm khoảng 28% theo đà giảm của thị trường. (Ảnh: F247)

Tại ĐHĐCĐ thường niên mới được tổ chức, trước thắc mắc của cổ đông về vấn đề siết trái phiếu bất động sản, Chủ tịch HĐQT Techcombank là ông Hồ Hùng Anh cho rằng: “Định hướng đã rất rõ ràng, chúng ta không có ai nói hạn chế việc phát triển thị trường vốn cả. Việc làm sạch thị trường với nhiều vấn đề xảy ra thời gian vừa rồi chỉ là thiểu số. Những thông điệp rõ như vậy, thì việc chúng ta đóng góp phát triển thị trường vốn là chiến lược phù hợp”.

“Với trái phiếu doanh nghiệp, Techcombank thẩm định dưới góc độ như một khoản vay trung - dài hạn và đương nhiên trong đó sẽ có từ phương án kinh doanh, nguồn tiền, khả năng trả nợ… Thay vì khoản vay trung - dài hạn, Techcombank tư vấn thành các khoản trái phiếu có thể giúp cho các nhà đầu tư cùng ngân hàng đầu tư”, ông Hồ Hùng Anh nói.

Ông Hồ Hùng Anh cho rằng việc này giúp cho các nhà đầu tư tận dụng cơ hội đầu tư cùng với Techcombank ở mảng trái phiếu để phát triển thị trường vốn. Ông cũng cho rằng nói “siết trái phiếu” là hơi mạnh. “Đây là làm sạch thị trường vốn”, ông nói. Ông cũng nêu quan điểm, đây là tạo cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp làm việc chuyên nghiệp để mang đến sản phẩm tốt cho thị trường vốn. Theo Chủ tịch Techcombank, động thái của Chính phủ là cơ hội cho thị trường.

Nguồn: Người đưa tin

1 Likes

Cảm ơn bác @Anhcongan liên tục cập nhật cho pic nhé :joy: :rofl:

2 Likes

Muốn hóng tin hot trong ngày là cứ vào topic này =))

1 Likes

cảm ơn các bác đã cập nhật tin tức cho ae chứng sĩ ^^

Nếu bỏ thuế - phí, xăng còn 20.000 đồng/lít; làm rõ tin ‘Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam’

TTO - Theo Bộ Công thương, trong cơ cấu giá xăng hiện nay, các loại thuế, phí chiếm khoảng 30-32%. Như vậy, nếu không có thuế phí thì giá xăng Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 20.000 đồng/lít.

image
Bộ Công thương cho hay chưa nhận được thông tin nhập khẩu xăng từ Malaysia với giá rẻ - Ảnh: Q.Đ.

Trước thông tin một số báo nêu về việc giá xăng tại Malaysia chỉ ở mức 13.000 đồng/lít, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã cung cấp thêm thông tin, cho hay ​đây là nước sản xuất xăng dầu lớn và xuất khẩu xăng dầu, song nước này không đánh các loại thuế đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước.

Chính phủ Malaysia có chính sách trợ giá đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước cho người dân. Hiện, Chính phủ Malaysia đang trợ giá 1,65 RM tương đương 0,4 USD cho mỗi lít xăng RON95 và 1,85 RM tương đương 0,45 USD cho mỗi lít dầu diesel.

Còn tại Việt Nam, trong cơ cấu giá xăng hiện nay thì các loại thuế, phí chiếm khoảng 30-32% (tương đương 10.000-11.000 đồng/lít). Như vậy, nếu không có thuế phí thì giá xăng Việt Nam sẽ khoảng 20.000 đồng/lít (tương đương 0,86 USD/lít).

Như vậy, Vụ Thị trường trong nước cho rằng nếu Chính phủ Malaysia không trợ giá và nếu Việt Nam không đánh các loại thuế, phí, giá xăng RON95 của hai quốc gia là tương đương nhau, tại Malaysia hiện sẽ là 0,87 USD/lít, trong khi giá tại Việt Nam nếu bỏ các loại thuế phí là khoảng 0,86 USD/lít.

Tuy nhiên, Bộ Công thương cho rằng chính sách trợ giá của Malaysia chỉ áp dụng cho người bản địa. Ngay cả người nước ngoài tại Malaysia cũng phải mua xăng không được trợ giá nên xăng dầu xuất khẩu của Malaysia cũng được bán theo giá thị trường chung của khu vực.

​Như tại Singapore, nước xuất khẩu xăng dầu lớn tại khu vực châu Á, giá xăng dầu cũng đang ở mức khá cao, giá xăng RON95 của Singapore hiện ở mức 2,315 USD/lít (tương đương khoảng 54.000 đồng/lít).

Liên quan đến thông tin Malaysia muốn xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 300.000 lít xăng RON95 như thông tin một số báo chí đưa trước đó, Bộ Công thương khẳng định với tư cách là bộ chuyên ngành quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu xăng dầu và là bộ đối tác của Malaysia nhưng đến nay cũng chưa hề nhận được thông tin này.

Cơ quan quản lý xăng dầu trực thuộc Bộ Công thương cho hay đang đề nghị đại sứ Việt Nam tại Malaysia có thông tin làm rõ thêm về những nội dung đã phát ngôn trên báo chí thời gian vừa qua.

Nếu trong trường hợp nhập được 300.000 lít xăng từ Malaysia, để hỗ trợ cho thị trường trong bối cảnh giá tăng cao, thì lượng xăng này cũng chỉ tương đương khoảng 1% lượng tiêu thụ xăng trong 1 ngày của cả nước, đủ để một cửa hàng xăng dầu ở thành phố lớn bán trong 5 ngày. Theo tính toán, hiện nay nhu cầu tiêu thụ xăng cả nước khoảng 20 triệu lít/ngày.

Trong khi đó, thông tin từ một số đầu mối xăng dầu lớn, giao dịch mua bán xăng dầu đều phải theo giá thế giới.

Việt Nam thường giao dịch mua bán xăng dầu với Singapore, ngoài ra còn có nguồn hàng ở Thái Lan, Hàn Quốc… Đối với việc mua xăng giá rẻ từ Malaysia khó có thể thực hiện được do Malaysia chỉ áp dụng chính sách trợ giá dành riêng cho người bản địa, nên khó có thể xuất khẩu giá rẻ.

Giá xăng dầu của Malaysia thuộc mức thấp nhất thế giới nhờ chính sách trợ giá nhiên liệu. Chính phủ Malaysia trợ giá xăng RON95 và dầu diesel, trong khi xăng RON97 không được trợ giá.

Trợ cấp nhiên liệu ở Malaysia là trợ cấp bất kể đối tượng, có nghĩa là cả người giàu và người nghèo. Để giữ giá xăng dầu tại đây ổn định bất kể tình hình giá xăng dầu thế giới, Malaysia phải tốn thêm tiền trợ cấp mỗi khi giá xăng dầu tăng - số tiền vốn có thể được đưa vào các dự án kinh tế khác.

Theo một báo cáo nghiên cứu của CGS - CIMB và The Star, ước tính, giá dầu tăng 1 USD/thùng (tương đương 4,18 RM) thì Chính phủ Malaysia sẽ phải chi ra thêm 80 triệu RM (18 triệu USD) tiền trợ cấp nhiên liệu để giữ giá xăng RON95 lần lượt là 2,05 RM (0,47 USD) và 2,15 RM/lít (0,49 USD).

Nguồn bài viết: Nếu bỏ thuế - phí, xăng còn 20.000 đồng/lít; làm rõ tin 'Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam' - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu gấp 47 lần vốn chủ sở hữu

Một loạt “đại gia” bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp với doanh số “khủng”, thậm chí, Mediterranena Revival Villas phát hành gấp 47 lần vốn chủ sở hữu, đã được Bộ Tài chính báo cáo lên lên Thủ tướng…

![Nhiều doanh nghiệp đang phải khắc phục sai phạm sau khi bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước “tuýt còi” vì phát hành chui trái phiếu.]

Nhiều doanh nghiệp đang phải khắc phục sai phạm sau khi bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước “tuýt còi” vì phát hành chui trái phiếu.

Bộ Tài chính vừa gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 và quý 1/2022. Báo cáo đã “điểm mặt” top 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất năm qua.

VAY NỢ QUA TRÁI PHIẾU GẤP 47 LẦN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Theo Bộ Tài chính, năm 2021 ghi dấu mức phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục 639.766 tỷ đồng, tăng gần 39% so với năm 2020. Trong đó, trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới gần 95%, tương đương 605.520 tỷ đồng, tăng tương ứng 39% so với năm liền trước.

Nhiều năm gần đây, nhóm doanh nghiệp bất động sản thường xuyên so kè thứ hạng nhất nhì với nhóm ngân hàng trong phát hành trái phiếu với giá trị “khủng”. Riêng năm 2021, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp của nhóm công ty bất động sản phát hành lên tới hơn 212.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính riêng tổng khối lượng trái phiếu phát hành của top 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất đạt trên 100.054 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành.

Những “đại gia” bất động sản hút tiền khủng qua kênh trái phiếu

Bước sang quý 1 năm 2022, khối lượng phát hành riêng lẻ vẫn tích cực, đạt 104.752 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp của nhóm công ty bất động sản phát hành trong quý 1 cũng đạt hơn 47.000 tỷ đồng.

Vào tháng 4/2022, sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy các đợt phát hành trái phiếu của 3 công ty liên quan đến Tân Hoàng Minh, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sụt giảm mạnh tới 33% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tổng khối lượng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản quay đầu đảo chiều giảm sâu, chỉ còn chiếm tỷ trọng 11,6%.

Báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ, có doanh nghiệp bất động sản có khối lượng phát hành trái phiếu lớn nhất năm vừa qua lên tới 9.650 tỷ đồng với lãi suất 10,7%/năm. Doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu hơn 14.032 tỷ đồng; tỷ lệ trái phiếu phát hành trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp địa ốc này vào khoảng 68,8%.

Xếp “á quân” về khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Vạn Trường Phát với 8.000 tỷ đồng, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu với lãi suất 10%/năm.

Tiếp đó, Công ty cổ phần Osaka Garden phát hành 7.700 tỷ đồng, gấp 28,5 lần vốn chủ sở hữu, với lãi suất là 11,1%, chỉ xếp sau Công ty cổ phần Hoàng Phú Vượng với “mồi nhử” lãi suất cao nhất lên đến gần 13%.

Đáng chú ý, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Mediterranena Revival Villas phát hành thành công 7.200 tỷ đồng với mức độ cảnh báo cao nhất khi khối lượng phát hành/vốn chủ sở hữu lên đến hơn 47 lần với lãi suất trái phiếu là 8%/năm.

Nguồn: Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, trong nhóm 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất năm vừa qua, còn nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tỷ lệ gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu như Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Vạn Trường Phát gấp 4 lần; Công ty cổ phần Hoàng Phú Vương và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Residence cùng gấp khoảng 6 lần…

Bình luận về điều này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh chia sẻ, trước đây, theo quy định tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, đến khi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế ban hành ngày 31/12/2020, quy định trên đã được gỡ bỏ. Thay vào đó, Nghị định 153 quy định kỳ hạn và khối lượng trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Cũng theo vị chuyên gia này, nhiều quốc gia quy định rất rõ ràng về tỷ lệ cụ thể vốn vay (trong đó có trái phiếu doanh nghiệp) trên vốn tự có, như tại Canada tỷ lệ này 2:1, Trung Quốc 2:1 với doanh nghiệp thông thường. Bởi doanh nghiệp với khả năng quản lý có giới hạn nhưng huy động lượng vốn quá lớn thì khó lòng quản lý, sử dụng hiệu quả và khả năng trả nợ cũng kém.

Bên cạnh đó, hàng loạt rủi ro tiềm ẩn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua cũng được Bộ Tài chính bóc trần như hiện tượng nhà đầu tư cá nhân không chuyên “lách” quy định của pháp luật để mua trái phiếu riêng lẻ; doanh nghiệp phát hành yếu kém có khối lượng phát hành lớn; một số tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu vì lợi ích trước mắt xây dựng hồ sơ chào bán có lợi cho doanh nghiệp mà không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư…

XỬ NGHIÊM DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH "CHUI"

Để lập lại trật tự thị trường, trong năm 2021, Bộ Tài chính chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước triển khai các đoàn kiểm tra tại các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp và một số doanh nghiệp bất động sản.

Theo đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức đoàn kiểm tra tại 09 công ty chứng khoán và 02 doanh nghiệp bất động sản.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ, đáng chú ý, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước “mạnh tay” ban hành 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 tổ chức phát hành trái phiếu, trong đó có Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group và 1 tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam.

Để hút được tiền qua trái phiếu, Apec Group từng đưa ra “mồi nhử” lãi suất cao lên tới 13%/năm nhưng sau đó bị cơ quan quản lý xử phạt vi phạm vì phát hành “chui” .

Ghi nhận tại ngày 13/05/2022, APEC Group hoàn trả toàn bộ hơn 507 tỷ đồng giá trị trái phiếu cần hoàn trả và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Không dừng ở những sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Apec Group cũng vướng hàng loạt sai phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Trong bối cảnh đó, ngày 3/4/2022, căn cứ hồ sơ, tài liệu và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBCK hủy bỏ 9 đợt chào bán với tông trị giá 10.030 tỷ đồng.

GIẢI PHÁP NẮN CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRONG NĂM 2022

Bộ Tài chính khẳng định, năm 2022, khi kinh tế bắt đầu phục hồi sau Covid-19, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ tăng cường huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra công chúng.

Tuy nhiên, việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng, không bền vững sẽ ảnh hưởng chung đến thị trường tài chính, ảnh hưởng đến nhu cầu huy động vốn hợp pháp của các doanh nghiệp đề đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, trong năm 2022, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi khung khổ pháp lý để khắc phục các tồn tại trong thời gian qua, tăng cường quản lý, giám sát để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển theo hướng minh bạch, an toàn và bền vững.

Đề cập đến kế hoạch triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022, Bộ Tài chính chỉ rõ, đầu tiên là rà soát, hoàn thiện khung pháp lý.

Theo đó, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các bộ, ngành và thành viên thị trường, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153 về hoạt động chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm hạn chế những rủi ro trên thị trường.

Song song với việc ban hành Thông tư, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật để vận hành ngay thị trường giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ…

Nhằm khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu huy động vốn, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chuẩn phát hành trái phiếu xanh để vừa tạo kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp, vừa thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước; đồng thời, phát triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trái phiếu dự án để thúc đẩy thị trường vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, về thanh tra, kiểm tra và phối hợp trong quản lý, giám sát thị trường, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp các bộ, ngành trong quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Bộ Tài chính sẽ giám sát việc phát hành và cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, một số doanh nghiệp phát hành có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao…

Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan nắm bắt tình hình, tiếp nhận thông tin, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật để xử lý theo quy định và công bố rộng rãi các đối tượng và hành vi vi phạm.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh thông tin tuyên truyền; thúc đẩy dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, từ đó, nâng cao chất lượng các trái phiếu được chào bán, phát hành và bổ sung công cụ cho nhà đầu tư đánh giá rủi ro trước khi mua trái phiếu; phát triển cơ sở nhà đầu tư, trong đó, ưu tiên phát triển nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, thúc đẩy các định chế tài chính trung gian như doanh nghiệp bảo hiểm, các loại hình quỹ đầu tư, hệ thống quỹ hưu trí…

Nguồn bài viết: Doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu gấp 47 lần vốn chủ sở hữu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Phó Thủ tướng đề nghị xem xét đầu tư 4.000 tỷ đồng xây hơn 10 km cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ, địa phương liên quan nghiên cứu về kiến nghị đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại dài 10,3 km, đoạn từ đường Vành đai 4 đến Quốc lộ 18 với tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng…

Tỉnh Bắc Ninh đề xuất đầu tư 4.000 tỷ đồng xây 10 km cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại, liên kết các chuỗi công nghiệp lớn của tỉnh với nhau.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 3369 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn từ đường Vành đai 4 đến Quốc lộ 18.

Theo đó, về đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh tại văn bản số 255/UBND-XDCB ngày 28/4/2022 về đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn từ đường Vành đai 4 đến Quốc lộ 18, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan nghiên cứu xử lý kiến nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh tại văn bản nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Dự án có điểm đầu giao với đường Vành đai 4; điểm cuối, giao với Quốc lộ 18.

Đây là một tuyến đường quan trọng liên kết các chuỗi công nghiệp lớn của Bắc Ninh với nhau, đặc biệt chuỗi công nghiệp phía Đông - Nam của tỉnh Bắc Ninh từ Thuận thành, Nam Sơn và Quế Võ cũng như kết nối lên chuỗi công nghiệp của tỉnh Bắc Giang.

Được biết, dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có tổng chiều dài khoảng 20 km được Thủ tướng cho phép đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) vào tháng 1/2020, đồng thời giao UBND tỉnh Bắc Ninh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, ngày 18/6/2020, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP. Vì vậy, dự án nằm trong diện bãi bỏ thực hiện theo hình thức BT.

Hiện tuyến cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đoạn từ đường Vành đai 4 đến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang dài khoảng 9,7 km đã được đưa vào dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – Vùng thủ đô Hà Nội. Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Tờ trình số 126/TTr-CP ngày 15/4/2022.

Vì vậy, UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng, việc xây dựng đoạn tuyến còn lại, đoạn từ đường vành đai 4 đến Quốc lộ 18 theo hình thức đầu tư công sẽ góp phần đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, đồng thời tạo động lực phát triển các khu đô thị, công nghiệp trong vùng.

Nguồn bài viết: Phó Thủ tướng đề nghị xem xét đầu tư 4.000 tỷ đồng xây hơn 10 km cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Đọc bài này làm nhớ lại video của bác Long Phan :))