Chứng sỹ săn tin!

Elon Musk có “linh cảm rất xấu” về nền kinh tế, muốn giảm 10% số nhân viên Tesla

Đánh giá bi quan của Musk về tình hình kinh tế và kế hoạch cắt giảm nhân sự của ông khiến giá cổ phiếu Tesla sụt 9% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi…

Xe Tesla được vận chuyển từ một nhà máy ở Mỹ - Ảnh: Bloomberg.

CEO Elon Musk của Tesla có một “linh cảm rất xấu” về nền kinh tế và muốn cắt giảm 10% lực lượng lao động trong biên chế tại hãng xe điện Mỹ này – theo nội dung một bức email mà ông Musk gửi các nhà điều hành Tesla do hãng tin Reuters thu thập được cách đây ít ngày.

Trước đó, ông Musk - người giàu nhất thế giới – yêu cầu nhân viên Tesla đến văn phòng làm việc, hoặc phải nghỉ việc.

Đánh giá bi quan của Musk về tình hình kinh tế và kế hoạch cắt giảm nhân sự của ông khiến giá cổ phiếu Tesla sụt 9% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi. Khối tài sản ròng của Musk, người giàu nhất thế giới, vì thế giảm 16,7 tỷ USD, nâng tổng mức giảm từ đầu năm lên gần 60 tỷ USD – theo dữ liệu từ xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.

Hiện Tesla chưa đưa ra thông tin chính thức nào về việc cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, theo Bloomberg, trong một dòng tweet vào hôm thứ Bảy, tức là chỉ một ngày sau khi rò rỉ bức email với nội dung cắt giảm nhân sự biên chế, Musk lại nói rằng tổng số nhân viên của Tesla sẽ tăng.

Trong dòng tweet này, Musk nói số nhân viên biên chế sẽ “tương đối đi ngang” ngay cả khi tổng số nhân viên tăng. Trong bức email bị rò rỉ, Musk nói việc cắt giảm nhân sự sẽ không áp dụng đối với những người làm ở bộ phận sản xuất xe hoặc pin.

Theo một báo cáo hàng năm của Tesla gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC), Tesla có khoảng 100.000 nhân viên tại công ty và các chi nhánh vào thời điểm cuối năm 2021.

Nhận định u ám của Musk về nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ và ảnh hưởng đối với các hãng sản xuất xe là cảnh báo trực tiếp và gây chú ý nhất về ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh hiện nay.

Nhưng dù nguy cơ suy thoái gia tăng, nhu cầu đối với xe điện do Tesla và các hãng khác sản xuất vẫn đang mạnh. Bên cạnh đó, những chỉ báo truyền thống về một cuộc suy thoái kinh tế - bao gồm lượng xe tồn kho tăng tại các đại lý xe ở Mỹ - vẫn chưa trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, Tesla đang gặp nhiều khó khăn trong việc tái khởi động sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải, sau khi đợt phong toả chống Covid ở thành phố này dẫn tới gián đoạn hoạt động gây nhiều thiệt hại tại nhà máy.

Đánh giá bi quan của Musk về triển vọng kinh tế tương tự như nhận định gần đây của CEO ngân hàng JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, và Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs, ông John Waldron.

Tuần trước, ông Dimon nói “một cơn bão kinh tế đang xuất hiện trên con đường của chúng ta”.

Lạm phát tại Mỹ đang ở gần đỉnh của 40 năm, dẫn tới chi phí sinh hoạt leo thang và đặt Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trước một nhiệm vụ khó khăn là làm thế nào thắt chặt chính sách tiền tệ để kéo được lạm phát xuống mà không gây ra suy thoái kinh tế.

Bức email nói trên của Musk có tựa đề là “dừng tất cả việc tuyển dụng trên toàn cầu”. Trước email này, Tesla có đăng tuyển khoảng 5.000 vị trí trên mạng xã hội LinkedIn, từ nhân viên bán hàng tại Tokyo cho tới kỹ sư làm việc cho nhà máy mới ở Berlin và nhà khoa học về học sâu (deep learning) ở Palo Alto.

Yêu cầu của Musk về việc nhân viên phải đến văn phòng đã vấp phải sự phản kháng ở Đức.

“Mọi người tại Tesla phải có thời gian tối thiểu 40 giờ làm việc tại văn phòng mỗi tuần”, Musk viết trong bức email vào hôm thứ Ba tuần trước. “Nếu các bạn không đến, chúng tôi cho rằng bạn đã nghỉ việc”.

Hôm thứ Năm, ông Musk có một cuộc tranh cãi trên Twitter với tỷ phú công nghệ Australia Scott Farquhar, nhà đồng sáng lập Atlassian (TEAM). Trước đó, ông Farquhar đăng một loạt tweet chế nhạo chỉ thị nhân viên phải đến cơ quan làm việc của Musk, nói rằng quy định này giống như “thứ gì đó của thập niên 1950”.

Musk đáp trả rằng: “suy thoái có một chức năng quan trọng là làm sạch kinh tế”.

Nguồn bài viết: Elon Musk có “linh cảm rất xấu” về nền kinh tế, muốn giảm 10% số nhân viên Tesla - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chứng khoán SBS hé lộ ‘game’ lớn: Đổi chủ, xoá lỗ, chuyển sàn

Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, một đại gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản ở phía Nam đang “nhắm” bổ sung SBS vào hệ sinh thái đa ngành của mình.

image

Sáng ngày 03/06, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (UPCoM: SBS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 lần 3.

Đại hội đã thông qua thực hiện đổi tên và thay đổi địa điểm trụ sở của công ty.

Đáng chú ý, cổ đông đã thông qua phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP cho cổ đông chiến lược, nhằm tăng vốn lên 2.760 tỷ đồng.

Mục đích phát hành là để tăng quy mô vốn chủ sở hữu để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển. Công ty phân bổ sử dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, giao dịch ký quỹ chứng khoán, đầu tư tự doanh chứng khoán.

Ông Phan Quốc Huỳnh - Chủ tịch HĐQT cho hay sau 10 năm tái cơ cấu, SBS sắp bước sang trang mới, đổi tên, chuyển trụ sở sang địa điểm mới khang trang hơn. Đồng thời năm nay, công ty thực hiện tăng vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, tăng quy mô margin, tham gia các hoạt động mới trên thị trường chứng khoán.

Lãnh đạo SBS cũng hé lộ công ty sẽ có cổ đông lớn mới nắm quyền chi phối mới tham gia thay cho Sacombank. Do yêu cầu bảo mật trong biên bản ghi nhớ giữa hai bên nên công ty chưa thể để lộ tên cổ đông mới, có thể trong vòng 3 tháng nữa có thể công bố thông tin về cổ đông này.

“Đó là một công ty lâu đời trên sàn chứng khoán, có lượng cổ đông đông đảo. Cả 2 bên sẽ tận dụng thế mạnh của nhau để cùng phát triển. Việc tham gia hệ sinh thái của đối tác mới có thể nâng cao tiềm lực của công ty, cổ đông chiến lược trong đợt phát hành riêng lẻ phải giữ cổ phiếu trong 1 năm nên không ảnh hưởng tới giao dịch cổ phiếu trên sàn”, lãnh đạo SBS hé lộ về chủ sở hữu mới của công ty chứng khoán này.

Với sự tham gia của cổ đông mới, SBS sẽ tiến tới xoá lỗ luỹ kế và chuyển sang sàn HoSE trong giai đoạn 2023-2024.

Năm 2022, SBS lên kế hoạch doanh thu thuần khoảng 250 - 350 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh dự kiến khoảng 50 - 100 tỷ đồng với kịch bản VN-Index đạt từ 1.600 - 1.700 điểm.

Nguồn: Chứng khoán SBS hé lộ 'game' lớn: Đổi chủ, xoá lỗ, chuyển sàn

BSC: SHB, NLG và DGW có thể được thêm vào chỉ số cơ sở của quỹ V.N.M ETF

BSC dự báo SHB, NLG và DGW có thể được thêm vào danh mục chỉ số MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF). ORS có thể bị loại khỏi danh mục MVIS Vietnam Index.

MV Index Solutions (MVIS) sẽ công bố kết quả cơ cấu danh mục quý II của chỉ số MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) vào 10/6. Đối với V.N.M ETF, quỹ sẽ giao dịch trong thời gian 13-17/6.

Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu do MVIS công bố, Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo MVIS Vietnam Index có thể xem xét thêm mới cổ phiếu SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB), NLG của Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) và DGW của Digiworld (HoSE: DGW), đồng thời sẽ loại cổ phiếu ORS của Chứng khoán Tiên Phong (HoSE: ORS). Đối với cổ phiếu HNG của HAGL Agrico (HoSE: HNG) và APH của Tập đoàn An Phát Holdings (HoSE: APH) có thể bị loại do HNG đang trong diện cảnh báo và APH ở ngưỡng giới hạn tỷ trọng vốn hóa 98% - giá trị có thể thay đổi do hệ số tỷ lệ free-float mà MVIS áp dụng.

Theo kịch bản trên, BSC dự báo V.N.M ETF có thể mua vào khoảng 25 triệu cổ phiếu SHB, 2,34 triệu cổ phiếu NLG và 554.000 cổ phiếu DGW. Các mã có thể được mua vào mạnh có MSN (1,1 triệu cổ phiếu), VNM (1,6 triệu cổ phiếu), DXG (4,7 triệu cổ phiếu)…

Trong khi đó, ORS có thể bị bán ra 1,6 triệu cổ phiếu. Các mã bị bán mạnh ở đợt cơ cấu này có HPG (6 triệu cổ phiếu), VRE (3 triệu cổ phiếu), VIC (1,6 triệu cổ phiếu), STB (13,7 triệu cổ phiếu), SHS (3,9 triệu cổ phiếu)

Trước đó, FTSE Russell đã công bố loại cổ phiếu APH ra khỏi danh mục của FTSE Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF (FTSE ETF), trong khi không thêm mới cổ phiếu nào. Như vậy tổng số lượng cổ phiếu Việt Nam giảm xuống còn 28 mã.

Nguồn bài viết: BSC: SHB, NLG và DGW có thể được thêm vào chỉ số cơ sở của quỹ V.N.M ETF

Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6

Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6

30 tổ chức thông báo chốt quyền cổ tức, trả cổ phiếu trong tuần tới.

Theo thống kê, 30 tổ chức thông báo chốt quyền cổ tức, trả cổ phiếu trong tuần 6/6 – 10/6. Trong đó, một doanh nghiệp thưởng cổ phiếu, 5 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu và 25 doanh nghiệp thanh toán cổ tức bằng tiền.

Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6 - Ảnh 1.

Nguồn: Vietstock.

Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) là đơn vị duy nhất thưởng cổ phiếu. Doanh nghiệp sẽ phát hành 10,7 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ thực hiện 15%, tương đương người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 8/6. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 106,8 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty lên 820,5 tỷ đồng.

Sản phẩm của Dệt may Thành Công chủ yếu xuất khẩu sang châu Mỹ với tỷ trọng 50% (Mỹ 33,3% và Canada 16,77%), theo sau là châu Á đạt 43,8% (chủ yếu Hàn Quốc và Nhật Bản). Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu đạt 64,3 triệu USD (1.487 tỷ đồng), tăng 19%. Lợi nhuận sau thuế 3,8 triệu USD (khoảng 87,8 tỷ đồng), tăng 14%.

Năm nay, công ty đặt kế hoạch đạt gần 183 triệu USD (hơn 4.200 tỷ đồng) và 11 triệu USD (254 tỷ đồng) lãi sau thuế, lần lượt tăng 18% và 77% so với cùng kỳ. Theo đó, sau 4 tháng đầu năm, doanh thu đạt 35,1% còn lợi nhuận hoàn thành 34,5% mục tiêu cả năm.

Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail - HoSE: FRT) trả cổ tức năm trước bằng tiền mặt và cổ phiếu, tổng tỷ lệ 55%, với ngày đăng ký cuối cùng là 8/6. Về phương án thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ thực hiện là 5%, tương đương 500 đồng/cp. Ngày thanh toán là 22/6.

Về phương án chi trả bằng cổ phiếu, công ty dự kiến phát hành 39,5 triệu đơn vị FRT với tỷ lệ 50%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 50 cổ phiếu mới. Vốn điều lệ sẽ tăng lên hơn 1.184 tỷ đồng. Trong 5 doanh nghiệp công bố chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, FPT Retail là đơn vị có tỷ lệ thực hiện cao nhất.

Năm 2022, doanh nghiệp bán lẻ lên kế hoạch doanh thu 27.000 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng, tăng 30%; cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%.

Riêng quý I, FPT Retail ghi nhận doanh thu 7.786 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu chuỗi Long Châu đạt 2.159 tỷ đồng, gấp 3,7 lần; chuỗi FPT Shop đóng góp 5.646 tỷ đồng, tăng 38%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 165 tỷ đồng, gấp 5,3 lần cùng kỳ năm trước.

Trong 25 công ty thanh toán cổ tức bằng tiền mặt, Dịch vụ Trực tuyến FPT (UPCoM: FOC) là đơn vị công bố mức trả cao nhất với 80%, tương đương 8.000 đồng/cp. Ngày chi trả là 30/6.

Năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 760 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 332 tỷ đồng, tăng lần lượt 25,1% và 20,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ trả cổ tức ít nhất 5.000 đồng/cp.

Kết thúc quý I, doanh thu thuần 151 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 68,1 tỷ đồng, tăng lần lượt 24,3% và 30,2% so với thực hiện năm trước; nguyên nhân được công ty đưa ra là do các doanh nghiệp đang dần phục hồi đồng thời được hỗ trợ các chính sách kinh tế từ chính phủ sau thời kỳ ảnh hưởng dịch bệnh. Theo đó, sau 3 tháng đầu năm, doanh thu đạt gần 20% còn lợi nhuận hoàn thành 20,5% kế hoạch năm.

Nguồn: Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6

Chuyển động quỹ đầu tư tuần 30/5 - 5/6: Dragon Capital mua VPB

Dragon Capital nâng sở hữu tại VPBank lên 268,1 triệu cổ phần, sau khi quỹ thành viên Hanoi Investments Holdings Limited mua 2,1 triệu đơn vị VPB trong ngày 31/5.
Ngày 25/5, quỹ America bán 12.200 cổ phần tại Bê tông ly tâm Thủ Đức, giảm sở hữu còn 5,9% vốn điều lệ.

Dragon Capital mua VPB

Dragon Capital nâng sở hữu tại VPBank (HoSE:VPB) lên 268,1 triệu cổ phần, sau khi quỹ thành viên Hanoi Investments Holdings Limited mua 2,1 triệu đơn vị VPB trong ngày 31/5. Sau giao dịch trên, quỹ thành viên này tăng tỷ lệ sở hữu từ 0,2% lên 0,3%, tương đương với 12,2 triệu cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu VPB có giá 31.000 đồng/cp, giảm 22,4% so với mức đỉnh năm nay 39.950 đồng/cp thiết lập ngày 6/4. Tạm tính theo thị giá này, Dragon Capital đã chi gần 84 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần trên.

Trong các quỹ của Dragon Capital, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) sở hữu lượng cổ phiếu VPB lớn nhất với gần 2% vốn VPBank, tương đương 87,5 triệu cổ phiếu.Tính tới ngày 26/5, VPBank là khoản đầu tư lớn nhất trong top 10 các khoản đầu tư của VEIL với tỷ trọng 11,5%, xếp trên MWG (11%) và ACB (10,2%).

Về VPBank, kết thúc quý I, lợi nhuận trước thuế gấp 2,8 lần cùng kỳ 2021, đạt hơn 11.146 tỷ đồng, thực hiện gần 38% kế hoạch lợi nhuận năm sau quý đầu.

Theo báo cáo tài chính của ngân hàng, lãi thuần từ các hoạt động khác, xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Lãnh đạo VPBank cho biết phần lớn trong đó đến từ khoản phí hỗ trợ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với AIA. Chính nguồn thu này đã đưa VPBank lên đỉnh cao nhất về lợi nhuận trong quý I vừa qua.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng của VPBank tăng 13,4% so với đầu năm, lên 274.148 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá giảm 5,6%, còn 76.718 tỷ đồng, do giảm giấy tờ có giá kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 5 năm. Lợi nhuận chưa phân phối hơn 31.110 tỷ đồng, bên cạnh quỹ tổ chức tín dụng là 12.558 tỷ đồng.

America LLC bán BTD

Ngày 25/5, quỹ America LLC bán 12.200 cổ phần tại CTCP Bê tông ly tâm Thủ Đức (UPCoM:BTD), giảm sở hữu còn 5,9% vốn điều lệ. Tạm tính theo giá kết thúc phiên giao dịch là 34.000 đồng/cp, America LLC đã thu về 414,8 triệu từ việc bán lượng cổ phiếu trên.

CTCP Bê tông ly tâm Thủ Đức tiền thân là xưởng Bê tông ly tâm Thủ Đức được thành lập từ tháng 5/1989, trực thuộc công ty Xây lắp Điện 2 - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Đơn vị hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bê tông công nghiệp, chủ yếu là trụ điện. Vốn điều lệ doanh nghiệp 64,1 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm trước, đơn vị thu về 300,6 tỷ đồng doanh thu và 28,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 12,5% và 10,2% so với năm 2020. Sang năm nay, đơn vị đặt kế hoạch doanh thu tăng 3% lên 310 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 20,4% còn 22,5 tỷ đồng.

screenshot-2022-06-05-162157-1-6591-2689
Chuyển động giao dịch quỹ đầu tư.

Trong tuần qua, Dragon Capital thông báo được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán ra công chúng cho Quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP. Đây là quỹ ETF thứ 3 được Dragon Capital cho ra mắt sau DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF và là quỹ ETF nội thứ 10 trên thị trường.

Quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP là quỹ đại chúng dạng mở, được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ và được niêm yết, giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Mục tiêu đầu tư của DCVFM VNMIDCAP ETF là mô phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số Vietnam Midcap Index (VNMIDCAP). Đây là bộ chỉ số do HoSE xây dựng từ rổ cổ phiếu thành phần của VNAllshare, gồm 70 công ty có giá trị vốn hóa cao nhất sau VN30 đáp ứng tư cách tham gia vào bộ chỉ số và các điều kiện sàng lọc cụ thể.

Nhiều quỹ ngoại lớn như Dragon Capital, PYN Elite Fund,… vẫn đánh giá cao thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ yếu tố vĩ mô ổn định và tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được dự báo ở mức 20-25% năm 2022 sẽ là động lực cho thị trường tăng trưởng trong trung và dài hạn. Thêm nữa, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường.

Nguồn bài viết: Chuyển động quỹ đầu tư tuần 30/5 - 5/6: Dragon Capital mua VPB

2 ngân hàng được tăng vốn điều lệ

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

06/06/2022 12:50

2 ngân hàng được tăng vốn điều lệ - Ảnh 1.

Ngân hàng BVB và OCB được tăng vốn điều lệ

Cụ thể, NHNN chấp thuận BVB tăng vốn điều lệ tăng thêm tối đa 1.618.360.000.000 đồng dưới hình thức phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu (tối đa 550.635.000.000 đồng), phát hành cho cổ đông hiện hữu (tối đa 917.725.000.000 đồng) và phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (tối đa 150.000.000.000 đồng) đã được Đại hội đồng cổ đông BVB thông qua tại Nghị quyết số 03/22/NQ-ĐHĐCĐ ngày 08/04/2022 và Hội đồng quản trị BVB thông qua tại Nghị quyết số 62/22/NQ-HĐQT ngày 12/04/2022.

BVB có trách nhiệm thực hiện việc tăng vốn theo quy định của pháp luật và của NHNN; BVB chỉ được thực hiện tăng vốn theo quy định khi tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, BVB thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

NHNN cũng chấp thuận việc OCB tăng vốn điều lệ tối đa thêm 58.823.410.000 đồng, trong đó: tăng vốn điều lệ thêm tối đa 50.000.000.000 đồng thông qua phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động OCB và thêm tối đa 8.823.410.000 đồng thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (Ngân hàng Aozora) theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông OCB thông qua tại Nghị quyết số 01/2021/NQ-ĐHĐCĐ ngày 28/04/2021 và Hội đồng quản trị OCB thông qua tại Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐQT ngày 11/01/2022.

Đồng thời, chấp thuận việc Ngân hàng Aozora - cổ đông lớn của OCB được mua cổ phần của OCB theo phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ đã được Đại hội đồng cổ đông OCB thông qua tại Nghị quyết số 01/2021/NQ-ĐHĐCĐ ngày 28/04/2021 và Hội đồng quản trị OCB thông qua tại Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐQT ngày 11/01/2022.

OCB có trách nhiệm thực hiện việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, OCB thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nguồn: Báo Chính Phủ

Thống đốc: Nợ xấu bất động sản 37.000 tỉ, thanh kiểm tra các hồ sơ tín dụng


Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

GIA HÂN

Cụ thể, tính đến cuối tháng 4.2022, số liệu NHNN cho thấy, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt hơn 2,288 triệu tỉ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%, khoảng 37.000 tỉ đồng.

Cơ quan này cho rằng, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, cần có các giải kiểm soát giải pháp. Theo đó, hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Đồng thời, giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng.

“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng, tập trung kiểm tra các hồ sơ cấp tín dụng lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng. Từ đó phát hiện các vấn đề, tồn tại, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng để kịp thời xử lý, đưa ra kiến nghị cụ thể hạn chế rủi ro của các tổ chức tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và bất động sản nói riêng”, Thống đốc NHNN cho biết.

Về khó khăn, vướng mắc, theo Thống đốc NHNN, thị trường bất động sản biến động mạnh; tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất với giá cao bất thường… ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.

Mặc dù tình hình cấp tín dụng cũng như chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn đang được NHNN kiểm soát ổn định nhưng để hạn chế tác động của thị trường bất động sản đối với kinh tế vĩ mô, tiền tệ, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, cần có các giải pháp toàn diện, đồng bộ với sự phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan.

Trong thời gian tới, theo Thống đốc, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản. Đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mua nhà, đầu tư nhà ở tự sử dụng, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ.

1 Likes

Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị trung ương bất thường vào 16h30 chiều nay

TTO - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho hay Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị trung ương bất thường vào 16h30 chiều nay, nên phiên họp chiều 6-6 của Quốc hội sẽ làm việc một mạch, không nghỉ giải lao.

Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị trung ương bất thường vào 16h30 chiều nay - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Ảnh: Quochoi.vn

Mở đầu phiên họp chiều 6-6, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị trung ương bất thường vào lúc 16h30 chiều. Vì vậy, Quốc hội điều chỉnh chương trình làm việc chiều nay, không nghỉ giải lao và sẽ nghỉ lúc 16h.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số ủy viên Trung ương Đảng cũng xác nhận vào chiều nay, trung ương sẽ có hội nghị họp bất thường này. Nội dung được xác nhận có liên quan đến công tác cán bộ.

Theo chương trình kỳ họp, chiều nay Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023; thảo luận ở hội trường về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

1 Likes

Lâu lâu góp 2 bài cho pic bác @Fearless nhé :smiley:
Link đây: Thống đốc: Nợ xấu bất động sản 37.000 tỉ, thanh kiểm tra các hồ sơ tín dụng

1 Likes

T.W Đảng họp hội nghị bất thường vào 16 giờ 30 chiều nay 6.6 để kỉ luật…

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, chiều nay 6.6, Bộ Chính trị triệu tập hội nghị bất thường của Ban Chấp hành T.W Đảng từ lúc 16 giờ 30.

Ông Phương cho biết thông tin trên khi Quốc hội bắt đầu chương trình phiên họp kỳ họp 3 Quốc hội XV chiều nay 6.6.

Theo đó, chương trình chiều nay Quốc hội sẽ họp liên tục mà không có thời gian nghỉ giải lao và kết thúc sớm để các đại biểu được triệu tập tham dự kỳ họp T.W Đảng bất thường.

Nội dung kỳ họp bất thường của T.W Đảng dự kiến là sẽ xem xét kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nguyên Bộ trưởng KH-CN; và ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, theo đề nghị của Bộ Chính trị.

Trước đó, ngày 4.6, tại phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng xem xét, thi hành kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long.

Cụ thể, tại phiên họp, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ KH-CN nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 gây hậu quả nghiêm trọng.

Các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Công Tạc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ KH-CN, Bộ Y tế.

Từ đó, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự Đảng Bộ KH-CN nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Công Tạc.

Bộ Chính trị cũng đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với các tập thể, cá nhân đã bị kỷ luật Đảng.

Vi phạm liên quan vụ Việt Á

Trước đó, tại kỳ họp thứ 13 hồi cuối tháng 3.2022, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư kết luận: Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á.

Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ KH-CN đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc phê duyệt, giao tổ chức thực hiện, ký hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu, chuyển giao, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Học viện Quân y; trong truyền thông, xác nhận và đề nghị khen thưởng đối với Học viện Quân y, Công ty CP công nghệ Việt Á và một số cá nhân.

Các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long cùng hàng loạt cán bộ của 2 bộ này (đã bị UBKT T.Ư kỷ luật - PV), cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trên; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Sau đó, tại kỳ họp 15 (từ ngày 16 - 17.5), UBKT T.Ư đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ KH-CN nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 và cá nhân các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long.

Nguồn: T.Ư Đảng họp hội nghị bất thường vào 16 giờ 30 chiều nay 6.6

Bộ Tài chính sẽ rà soát Luật Chứng khoán để tăng tính răn đe

Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã có kế hoạch rà soát Luật Chứng khoán để sửa đổi các quy định và chế tài xử phạt nhằm tăng tính răn đe.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo một số nội dung liên quan đến vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.

Cụ thể, theo Bộ Tài chính, thị trường vốn trong nước đã duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trên 28,5%/năm suốt giai đoạn 2016-2021 vừa qua. Trong đó, riêng năm 2021, thị trường đã tăng trưởng tới 33,2%. Tính đến cuối quý I/2022, quy mô thị trường vốn ước đạt 134,5% GDP năm 2021, trong đó vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP; quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 16,4% GDP. Bộ Tài chính cho biết các chỉ số này đã cân bằng với thị trường tín dụng ngân hàng với quy mô dư nợ tín dụng là 131,8% GDP.

Cũng tại báo cáo này, Bộ Tài chính cho biết trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng. Điển hình là vụ việc của FLC và Louis.

Với trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết thị trường này đã tăng trưởng nhanh dẫn tới phát sinh rủi ro. Trong đó, một bộ phận nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu biết rõ về pháp luật đã gian lận khi xác định trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để mua trái phiếu riêng lẻ. Bên cạnh đó, một số tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, công ty thẩm định giá…) chưa tuân thủ quy định pháp luật trong việc tư vấn hồ sơ chào bán, kiểm toán báo cáo tài chính, định giá tài sản đảm bảo hoặc chào mời không đúng đối tượng nhà đầu tư, đang bị các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra để xử lý vi phạm, như vụ việc của Tân Hoàng Minh.

Ngoài ra, tình hình tài chính của một số doanh nghiệp phát hành còn hạn chế, một số doanh nghiệp sử dụng vốn cho mục đích không rõ ràng.

Bộ Tài chính cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tính tuân thủ của một số doanh nghiệp phát hành chưa cao, có doanh nghiệp cố tình vi phạm và thông đồng với các công ty chứng khoán, tổ chức cung cấp dịch vụ để thực hiện các hành vi gian lận trên thị trường; Nhận thức của nhà đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, mặc dù đã được thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn đầu tư theo tâm lý đám đông, theo tin đồn, chưa có kinh nghiệm phân tích, khả năng quản lý tài chính, đầu tư, thậm chí có nhiều cá nhân đã đầu tư theo hình thức hợp đồng góp vốn do đó không được coi là chủ sở hữu trái phiếu.

Thêm vào đó, tính tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp của một số tổ chức cung cấp dịch vụ chưa cao, một số tổ chức trung gian (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) cung cấp thông tin không đầy đủ để lôi kéo khách hàng cá nhân, có trường hợp hỗ trợ lập hồ sơ chào bán có thông tin chưa chính xác, hoặc hỗ trợ hợp thức hóa hồ sơ xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để được mua TPDN riêng lẻ.

“Thị trường vẫn trong giai đoạn đầu phát triển nên còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý trước tác động của các thông tin quốc tế và trong nước bất lợi, các tin đồn thất thiệt, lo ngại về yếu tố dòng tiền, áp lực lạm phát nên TTCK có nhiều phiên giảm mạnh thời gian gần đây”, báo cáo nêu rõ.

Để phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu minh bạch, bền vững, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ triển khai quyết liệt một số giải pháp như: Phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ, hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý giám sát thị trường và cải thiện chất lượng cầu đầu tư.

Trong đó, Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã có kế hoạch rà soát Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành TPDN, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các biện pháp và chế tài xử phạt để tăng tính răn đe; và thẩm quyền của UBCKNN trong giám sát dòng tiền và quản lý, giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính sẽ rà soát Luật Chứng khoán để tăng tính răn đe

Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm của BSR ước đạt 6.764 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm 2022 của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn-CTCP (mã chứng khoán BSR) ước đạt 6.764 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch 1.295 tỷ đồng được giao.

Theo BSR, tính đến tháng 5, sản lượng sản xuất của công đạt 2,84 triệu tấn và bằng 44% kế hoạch cả năm; sản lượng tiêu thụ đạt 2,75 triệu tấn và bằng 42% kế hoạch năm. Doanh thu của BSR đạt trên 65.840 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch năm.
Kết quả kinh doanh BSR khởi sắc trong bối cảnh giá dầu Brent biến động tăng từ vùng 102 USD/thùng lên 117 USD/thùng. Theo đó, giá xăng trong nước tăng tại kỳ điều hành ngày 1/6, giá xăng RON 95 lập kỷ lục mới khi tăng 921 đồng/lít lên 31.578 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 602 đồng lên mức 30.235 đồng/lít.

Để hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh của năm 2022, BSR tiếp tục tập trung vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục ở công suất tối ưu phù hợp với nhu cầu và tình hình thị trường và tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
BSR cũng đẩy mạnh nghiên cứu, đánh giá và chế biến thử nghiệm các loại dầu mới để không ngừng mở rộng giỏ dầu thô cho Nhà máy và nghiên cứu, đánh giá các nguồn nguyên liệu trung gian cho chế biến để nâng cao hiệu quả; xây dựng chiến lược mua dầu thô dài hạn và triển khai đàm phán, ký kết các hợp đồng cung cấp dầu thô dài hạn cho 50% - 80% nhu cầu dầu thô chế biến của Nhà máy.
Bên cạnh đó, BSR đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hoạt động dự báo, đảm bảo hàng tồn kho ở mức thấp nhất, dự phòng cho khả năng giá dầu giảm. Cùng đó, việc bảo dưỡng được thực hiện định kỳ, hiệu quả, đảm bảo chi phí tối ưu và vận hành an toàn, hoạt động ổn định cho Nhà máy.
Ngoài ra, BSR tiếp tục nâng cao hệ thống quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho BSR; tiếp tục nâng cao quản trị ở một số lĩnh vực như dự báo thị trường, xây dựng phương án mua dầu thô, sản xuất kinh doanh phù hợp, giảm thiểu rủi ro nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 2/6, cổ phiếu BSR đi ngang và đóng cửa ở mức 27.100 đồng/cổ phiếu./.

Nguồn: Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm của BSR ước đạt 6.764 tỷ đồng

Một cổ phiếu tăng gần 143% sau hơn một tuần

Giá cổ phiếu CCV tăng trần 3 phiên liên tiếp, nâng thị giá lên 42.600 đồng/cp kết phiên 6/6. Dù vậy, cổ phiếu CCV nằm trong diện thanh khoản rất thấp. Cổ phiếu này giao dịch phiên đầu tiên trên sàn UPCoM ngày 9/1/2017 với mức giá 15.200 đồng/cp.

Kết phiên 6/6, cổ phiếu CCV của CTCP Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (UPCoM:CCV ) tăng trần 3 phiên liên tiếp, nâng thị giá lên 42.600 đồng/cp. Sau một thời gian dài không có thanh khoản, cổ phiếu tăng 40% trong phiên 30/5 và tăng trần phiên sau đó. Như vậy, thị giá CCV tăng 143% sau 6 phiên giao dịch.

Dù vậy, cổ phiếu CCV nằm trong diện thanh khoản rất thấp. Trong tuần qua, mã này có 4 phiên có thanh khoản nhưng chỉ đạt 100 đơn vị/phiên. Cổ phiếu này giao dịch phiên đầu tiên trên sàn UPCoM ngày 9/1/2017.

Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, được chuyển thành CTCP từ năm 2007. Ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn thiết kế xây dựng. Vốn điều lệ doanh nghiệp là 18 tỷ đồng. Trong cơ cấu cổ đông, Chủ tịch HĐQT Trần Nhật Minh nắm giữ tỷ lệ cao nhất với 19,14%, tương đương 344.555 cổ phần.

Xét kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu thuần giảm 23,6% còn 121,8 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán giảm 24,1% còn 96,3 tỷ đồng nên biên lợi nhuận tăng từ 20,5% lên 20,9%.

Lãi tiền gửi, tiền cho vay đi ngang ở mức 2 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính chỉ có 139,7 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8,7% còn 18,8 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 39% còn 8,6 tỷ đồng. Song lợi nhuận từ hoạt động khác âm 37,9 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi 75,2 triệu đồng.

Kết quả, đơn vị ghi nhận lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng, giảm 39,7% so với thực hiện năm 2020. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.017 đồng, cùng kỳ 4.005 đồng.

Một cổ phiếu tăng gần 143% sau hơn một tuần - Ảnh 1.

Tính đến cuối năm trước, quy mô tổng tài sản của Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam ở mức 260 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 96,8%, tương đương 251,8 tỷ đồng. Trong đó hàng tồn kho trị giá 138,2 tỷ đồng, tăng 10,3%.

Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, là tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng tăng từ 30,5 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 4,7% lên hơn 31 tỷ đồng, phần lớn bởi đơn vị gia tăng lượng tiền gửi ngân hàng từ 19,4 tỷ đồng lên 22,7 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 25,5% còn 44,5 tỷ đồng, chủ yếu do đơn vị cắt giảm 23% phải thu ngắn hạn của khách hàng còn 38,4 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, công ty không có nợ vay tài chính. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7,3 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu 18 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 10,5 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Một cổ phiếu tăng gần 143% sau hơn một tuần

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 6/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. Yeah1 sắp đổi chủ

  2. SBS: Cổ phiếu SBS trần cứng khi công bố ‘game’ đổi chủ, xoá lỗ

  3. MGR: MGroup lên kế hoạch 2022 có lãi nhưng quý đầu năm đã chìm trong thua lỗ

  4. VET: Việc trở thành công ty đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công vắc xin đại dịch 100 năm vẫn không có thuốc chữa này được nhiều người kỳ vọng sẽ là “ngòi nổ” cho kết quả kinh doanh của Navetco trong năm nay và cả những năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong năm 2022, công ty chỉ đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trưởng khiêm tốn khoảng 1%.

  5. Sao Ta (FMC) M&A công ty cùng ngành, mở rộng vùng nuôi tôm thêm 203 ha

  6. SSI Research: PVTrans có thể lãi gần 140 tỷ đồng nhờ thanh lý tàu PVT Athena trong 2022

BSR: Trong vòng 1 tháng cổ phiếu BSR tăng mạnh nhất 27,72% do được hưởng lợi từ giá dầu tiếp tục duy trì ở mức cao đặc biệt với việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch Covid 19.

_

  1. CTG: VCBS - VietinBank sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì khả năng tăng trưởng tín dụng cao trong dài hạn

😎 VJC: Vietjet Air mở hai đường bay thẳng từ Hà Nội, TP HCM tới Ấn Độ

  1. Kinh Bắc đặt trọng điểm phát triển mới tại Long An, quy mô quỹ đất khu vực dự kiến lên 3.000 ha

  2. KBC: Mục tiêu lợi nhuận năm 2022 cao gấp 4,7 lần thực hiện năm ngoái

  3. KDH: Lạc quan trong thận trọng

  4. Liên danh Đất Xanh được chỉ định làm dự án bất động sản 592 tỷ đồng tại Thừa Thiên Huế

  5. VEA: VEAM CORP (VEA) đặt chỉ tiêu kinh doanh “đi lùi” cho năm 2022

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. APG: Cổ phiếu APG trượt giá, Chủ tịch Chứng khoán APG mua vào 4,1 triệu đơn vị

  2. DGC: Người nhà lãnh đạo DGC vừa “sang tay” 3 triệu cổ phiếu, thu hơn 700 tỷ đồng

  3. Cổ phiếu KDC lập đỉnh lịch sử, KIDO muốn bán sạch hơn 28 triệu cổ phiếu quỹ

  4. BWE: Chủ tịch HĐQT Biwase hoàn tất mua vào nửa triệu cổ phiếu BWE

  5. G36: Chủ tịch G36 dự chi 61 tỷ đồng gom 5 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu tại Công ty lên hơn 17% vốn

_

  1. NHH: Nhựa Hà Nội (NHH) lãi đậm, phát hành thành công 36,44 triệu cổ phiếu

  2. ‘Vua tôm’ Minh Phú dự báo lợi nhuận vượt 1.200 tỷ năm nay, muốn phát hành gần 200 triệu cổ phiếu

  3. ADG: Clever Group (ADG) muốn huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu để trả nợ ngân hàng

_

=> CỔ TỨC

  1. PVD: Niêm yết bổ sung 84,2 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020

  2. PVG: Chốt danh sách trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 3%

  3. GAS: Từ 28/6 PV GAS LPG chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông

  4. Trong tuần này từ ngày 6-12/6, có 4 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu gồm: MSH, VPG, DC4 và DBD.

  5. FOC: Ngày 30/6, FPT Online (FOC) sẽ thanh toán cổ tức năm 2021 tỷ lệ 80% bằng tiền

  6. HVT: Cổ đông Hóa chất Việt Trì (HVT) sắp nhận nốt cổ tức bằng tiền năm 2021

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Sau khi giao dịch hưng phấn trong sáng nay, nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý cho một phiên lấy lại ngưỡng 1.300 điểm nhưng lực bán mạnh tại các nhóm cổ phiếu khiến VN-Index lại lần nữa lỡ hẹn.

  • GAS vượt đỉnh lịch sử, cổ phiếu dầu khí, hóa chất tăng dữ dội

  • Nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý: Dầu khí, ghi nhận giá trị giao dịch tăng 40% với trung bình 5 phiên liền trước, chỉ số giá ngành tăng 5,84%, là ngành tăng mạnh nhất thị trường hôm nay và cũng là nhóm ngành tăng bền vững nhất trong tháng.

  • Giá trị giao dịch nhóm cp Hóa chất tăng 28% trung bình 5 phiên, chỉ số giá tăng 1,57% là nhóm tăng thứ 3 thị trường. Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm này tăng vọt lên 9,58% cao nhất trong vòng 10 phiên liên tiếp.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,03 điểm (0,16%) lên 1.290,01 điểm. Toàn sàn có 141 mã tăng, 315 mã giảm và 53 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 18.570 tỷ đồng, tăng 32%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 30,6% lên 15.299 tỷ đồng

  • Phiên 6/6: Khối ngoại gom ròng đột biến gần 190 tỷ đồng mã BSR

  • Tự doanh: BÁN ròng 338 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 63 tỷ đồng. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bán lẻ.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. 10 yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cuối năm 2022

  2. “Sóng” từ nhiệm tại các doanh nghiệp có lãnh đạo dính án thao túng giá chứng khoán

  3. Tuần hồi phục thứ 3, VN Diamond tiếp tục hút được hơn 1.300 tỷ đồng từ khối ngoại

  4. Nhiều cổ phiếu mất 30% - 50% giá trị trong vài tháng, doanh nghiệp gian nan huy động vốn qua phát hành cổ phiếu

  5. Một số cổ phiếu đã về lại đỉnh cũ, thậm chí lập kỷ lục giá mới

_

  1. Siêu đại dự án Sài Gòn Bình An và những “điểm mờ” từ phát hành trái phiếu của Masterise Group

  2. Techcombank, MB, MSB là ba ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cuối quý I.

_

=> VIỆT NAM

  1. Xuất khẩu cao su tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tháng 5/2022

  2. 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt giảm mạnh

  3. Xuất khẩu rau quả 5 tháng giảm 14%, thất thu ở thị trường Trung Quốc

  4. Giá cà phê quay trở lại đà tăng trong tháng 5

  5. SSI: Chính sách ‘Zero-COVID’ của Trung Quốc chưa tác động lớn tới ngành sản xuất Việt Nam dựa theo số liệu tháng 5

  6. PVN - Khai thác dầu thô 5 tháng đầu năm vượt 22% kế hoạch

  7. Nhu cầu tiêu thụ chưa phục hồi trở lại là nguyên nhân khiến giá lợn hơi chỉ dao động quanh mức 60.000 đồng/kg. Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi được điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay, việc giá lợn hơi “đi ngang” khiến giá thành sản xuất cao hơn giá bán, nông dân thua lỗ

  8. Chặn đà tăng giá xăng dầu, Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm 8% thuế nhập khẩu

  9. Khởi sắc như ngành gỗ: Xuất khẩu có thể đạt 18 tỷ USD

_

=> THẾ GIỚI

  1. Dòng vốn vào các thị trường Châu Á khác phân hóa, như Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam ghi nhận bơm ròng vào tháng 5, trong khi đó Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Thái Lan rút ròng.

  2. 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc liên tục lao dốc vì các lệnh hạn chế vận chuyển, phong tỏa kéo dài ở nước này và tổng đàn heo nội địa phục hồi mạnh sau dịch tả heo châu Phi.

  3. Chứng khoán châu Á trái chiều, hoạt động dịch vụ Trung Quốc giảm chậm

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Số lượng lắp mới ATM BTC giảm kỷ lục trong tháng 5

  2. Doanh thu bán NFT trên mạng Solana đạt mức cao kỷ lục hơn 2 tỷ USD

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 29.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên và vượt 31.300 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Giá dầu đã tăng vọt trở lại mức tương tự những ngày đầu mà cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra và không có khả năng sẽ giảm trong thời gian sớm. 3 lý do khiến giá dầu tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới

  2. Saudi Arabia đã nâng giá bán thêm 2 USD

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,54 USD (+0,45%), lên 119,543 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,50 USD (+0,42%), lên 120,22 USD/thùng

_

  1. Đồng USD đã lấy lại những gì đã mất gần đây và vẫn chiếm ưu thế trong các giao dịch tiền tệ bởi những yếu tố hỗ trợ còn nguyên giá trị, bao gồm là nơi trú ẩn an toàn. Trái lại, tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi có triển vọng mờ nhạt.

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 17,2 USD xuống mức 1.851,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

_

  1. Thụy Sĩ đối mặt khả năng giá điện tăng cao kéo dài trong năm tới

  2. Trung Quốc: Lượng container hàng hóa thông qua các cảng lớn tăng ổn định

Vàng SJC 69.5 tr/lượng

USD 23,335 đồng

Bảng Anh 29,395 đồng

EUR 25,557 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Buộc thôi việc thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Công Tạc

TTO - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Công Tạc, thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, bằng hình thức buộc thôi việc.

Buộc thôi việc thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Công Tạc - Ảnh 1.

Ông Phạm Công Tạc bị buộc thôi việc theo quyết định được Thủ tướng Chính phủ ban hành - Ảnh: X.L

Quyết định của Thủ tướng được ban hành ngày 6-6 và có hiệu lực kể từ ngày ký, ông Phạm Công Tạc nhận hình thức kỷ luật buộc thôi việc do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và đã bị Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật Đảng.

Trước đó ngày 4-6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và công nghệ nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và công nghệ nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 gây hậu quả nghiêm trọng.

Các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Công Tạc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm, theo quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và công nghệ nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Công Tạc.

Cũng trong chiều 6-6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp bất thường và quyết định thi hành khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long. Đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với cá nhân đã bị kỷ luật đảng.

Tại Bộ Khoa học và công nghệ, ông Tạc được giao phụ trách việc chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ trong các ngành kinh tế - kỹ thuật; sở hữu trí tuệ; năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ hạt nhân; quỹ phát triển khoa học và công nghệ; công tác thi đua khen thưởng, thanh tra.

Ông Phạm Công Tạc sinh năm 1962, quê Nam Định. Trước đây ông từng giữ các chức vụ như trưởng phòng khoa học và công nghệ nội bộ, Văn phòng Bộ Khoa học và công nghệ, phó chánh Văn phòng Bộ Khoa học và công nghệ, chánh Văn phòng Bộ Khoa học và công nghệ.

Nguồn bài viết: Buộc thôi việc thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Công Tạc - Tuổi Trẻ Online

Mỹ miễn thuế 2 năm các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam

TTO - Theo thông báo đăng trên trang web Nhà Trắng, ngoài Việt Nam, các tấm pin mặt trời sản xuất đến từ Thái Lan, Campuchia và Malaysia cũng được miễn thuế trong vòng 2 năm để hỗ trợ sản xuất năng lượng sạch tại Mỹ.

Mỹ sẽ sử dụng đạo luật sản xuất khẩn cấp dành cho thời chiến để sản xuất các tấm pin mặt trời dùng cho các hộ gia đình - Ảnh minh họa của Đài CNBC

Thông báo của Nhà Trắng cho biết sẽ có một số khoản thuế nhất định được miễn trong 2 năm cho các tấm pin mặt trời đến từ Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan. Phía Mỹ không nói rõ các khoản thuế được miễn là gì.

Tuy nhiên theo Hãng tin Reuters, việc chính quyền miễn thuế sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành năng lượng sạch giải phóng hàng tỉ USD cho việc sản xuất.

Số tiền này ban đầu được đưa vào diện đóng băng, phòng hờ các khoản thuế quan bổ sung mà Mỹ có thể áp lên các tấm pin mặt trời và linh kiện nhập khẩu từ 4 nước trên.

Trung Quốc không nằm trong danh sách được miễn thuế do Bộ Thương mại Mỹ đang điều tra xem liệu một số công ty Trung Quốc có đang lách thuế quan của Mỹ bằng cách chuyển việc lắp ráp sang nước khác hay không.

“Công nghệ năng lượng sạch ngày nay là một phần quan trọng trong kho vũ khí mà chúng ta phải khai thác để giảm chi phí năng lượng cho các gia đình, giảm rủi ro cho lưới điện và giải quyết cuộc khủng hoảng cấp bách do khí hậu thay đổi”, Nhà Trắng nêu vấn đề.

Việc miễn thuế cho các nước sẽ giúp thúc đẩy sử dụng và sản xuất năng lượng sạch tại Mỹ, theo Reuters.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ sử dụng Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA) để tăng tốc sản xuất các thành phần trong hệ thống sản xuất năng lượng sạch.

Cũng theo Nhà Trắng, DPA còn được sử dụng để mở rộng sản xuất vật liệu cách nhiệt cho các tòa nhà, máy bơm nhiệt, máy biến áp và thiết bị cho “nhiên liệu sạch được tạo ra từ điện” như máy điện phân và pin nhiên liệu.

Bà Heather Zichal, giám đốc điều hành của Hiệp hội Điện sạch Mỹ, hoan nghênh thông báo miễn thuế của chính quyền Biden và cho rằng điều này sẽ giúp các nhà sản xuất năng lượng tự tin hơn.

Nguồn bài viết: Mỹ miễn thuế 2 năm các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam - Tuổi Trẻ Online

Cổ phiếu nhiên liệu, chất đốt tăng mạnh thanh khoản

Thanh khoản thị trường cải thiện, trong đó có nhóm nhiên liệu, chất đốt hút tiền mạnh.

Thị trường biến động nhẹ về mặt điểm số trong tuần 30/05 - 03/06, VN-Index tăng 0.2% lên gần 1,288 điểm, HNX-Index giảm nhẹ 0.2% về còn 310.48 điểm.

Thanh khoản thị trường có xu hướng được cải thiện. Sàn HOSE ghi nhận khối lượng giao dịch tăng 6.6% lên hơn 15.6 ngàn tỷ đồng/phiên. Sàn HNX thì đạt giá trị giao dịch hơn 2 ngàn tỷ đồng/phiên, tăng 16%.

Tổng quan thanh khoản thị trường tuần 30/05 - 03/06

image

image

Trong bối cảnh thanh khoản thị trường hồi phục nhóm cổ phiếu nhiên liệu, chất đốt hút tiền mạnh. Đầu tiên là nhóm cổ phiếu khí đốt, GAS dẫn đầu toàn nhóm với khối lượng giao dịch tăng hơn 170% so với tuần trước, đạt hơn 1.7 triệu đơn vị/phiên. Giá cổ phiếu cũng theo đó tăng mạnh gần 13%.

CNG cũng ghi nhận mức tăng thanh khoản 120% trong tuần. Với dòng tiền mạnh, cổ phiếu này tăng giá gần 18%.

Ngoài 2 mã kể trên, ASP, PVG của nhóm phân phối khí cũng có tên trong top tăng mạnh thanh khoản.

Song hành cũng cổ phiếu khí đốt, nhóm cổ phiếu than cũng hút tiền mạnh. TVD, TDN, NBC, TC6 có tên trong top cổ phiếu tăng mạnh thanh khoản sàn HNX. Giá của nhóm cổ phiếu này cũng có một tuần tích cực.

Nhóm cổ phiếu điện cũng khá hút tiền trong tuần qua. VSH, GEG, NT2 đều ghi nhận thanh khoản tăng mạnh. Trong đó, VSH có khối lượng giao dịch tăng hơn 235%, giá cổ phiếu tăng gần 15%.

Ở chiều giảm thanh khoản, dòng tiền có xu hướng rút ra khỏi nhóm cổ phiếu chứng khoán sàn HNX. VIG, APS, ART, PSI, SHS giảm thanh khoản từ 17% - 30%.

Nhóm xây dựng cũng khá ảm đạm. ITC, CII, C47, IDJ, DTD, MST cùng một số mã vật liệu xây dựng như HDA, DVG giảm thanh khoản trong tuần qua.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

image

image

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

image

image

  • Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.

Nguồn: Fili

Tín dụng tăng nhanh, Thống đốc nói về cơ chế cấp hạn mức tín dụng?

Đến ngày 31/5/2022, tín dụng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021. Thống đốc đã có báo cáo giải trình chất vấn của đại biểu Quốc hội về cơ chế cấp hạn mức tín dụng…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa gửi đến các đại biểu Quốc hội báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trong đó có cơ chế cấp hạn mức tín dụng.

Cập nhật dữ liệu, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Đến ngày 31/5/2022, tín dụng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn cùng kỳ và 3/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP lạm phát, hàng năm Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của cả hệ thống tổ chức tín dụng, đồng thời có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Việc này bảo đảm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trong với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Cụ thể như xác định và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước khẳng định, việc thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc, tổ chức tín dụng có tình hình hoạt động an toàn, lành mạnh hơn sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn, qua đó, thúc đẩy tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động và các chỉ số an toàn hoạt động.

Bên cạnh đó, theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét một số yếu tố như mặt bằng lãi suất huy động, cho vay, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềm ấn rủi ro, tiếp tục giảm mặt băng lãi suất cho vay.

Thống đốc cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc. Đơn cử, năm 2022, sức ép tăng trưởng tín dụng lớn do cộng hưởng nhiều yếu tố: Đầu tư công giải ngân vẫn còn chậm khiến nguồn vốn phục hồi kinh tế phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng; việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng trong năm 2022 - 2023 trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng và tỷ lệ tín dụng/GDP đã ở mức cao khiến công tác điều hành tín dụng gặp nhiều thách thức…

Nêu định hướng trong thời gian tới, với áp lực lạm phát thời gian tới khá lớn, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước để điều hành phù hợp.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống; tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và tình hình thị trường để có giải pháp điều hành phù hợp.

Nguồn bài viết: Tín dụng tăng nhanh, Thống đốc nói về cơ chế cấp hạn mức tín dụng? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện

TTO - Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về thiếu điện, cho phép mua phụ kiện năng lượng mặt trời từ Việt Nam; Thủ tướng Anh vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm; Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh… là những tin tức đáng chú ý.

TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện - Ảnh 1.

Giáo sư người Việt Nguyễn Thị Kim Thanh - Ảnh: UCL

  • Theo phóng viên TTXVN tại London, giáo sư người Việt Nguyễn Thị Kim Thanh đã được vinh danh là người chiến thắng Giải thưởng liên ngành (Interdisciplinary Prize) của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Vương quốc Anh (RSC) để ghi nhận sự xuất sắc trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh, đang làm việc tại Đại học UCL Vương quốc Anh, đã giành được giải thưởng do những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu cơ bản về tổng hợp hóa học và các phân tích tính chất vật lý của vật liệu nano plasmonic và từ tính cho các ứng dụng y sinh.

Phát biểu khi được trao giải thưởng, giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết: “Tôi rất vui, rất vinh dự khi các công trình nghiên cứu liên ngành với các cộng tác viên của mình được công nhận, vì vậy giải thưởng này là dành cho cả nhóm nghiên cứu và các cộng tác viên của tôi”.

Giáo sư Thanh cũng rất vui khi nghiên cứu của mình có thể mang lại những lợi ích trực tiếp trong việc kéo dài tuổi thọ của các bệnh nhân ung thư.

  • Theo Hãng tin Reuters, trong một bức thư ủy quyền cho luật sư gửi tới Công ty Twitter, tỉ phú Elon Musk - chủ tịch Tập đoàn Tesla - nói Twitter đang vi phạm điều khoản về cung cấp tài liệu theo nghĩa vụ, do đó ông bảo lưu mọi quyền hợp pháp chấm dứt thỏa thuận mua lại nền tảng mạng xã hội này.

TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện - Ảnh 2.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đi thăm mặt trận ở Donbass ngày 5-6 - Ảnh: AFP

  • Trong video thông tin tối 6-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân nhân Ukraine sẽ không từ bỏ các vị trí chiến đấu ở thành phố Severodonetsk , nơi đang diễn ra những trận đánh lớn gần đây giữa Ukraine và Nga.

“Những người hùng của chúng ta sẽ không từ bỏ các vị trí ở Severodonetsk. Trong thành phố, các cuộc giao tranh ác liệt trên đường phố vẫn tiếp diễn”, ông Zelensky nói.

Ông Zelensky cũng cảm ơn Vương quốc Anh vì đã cung cấp cho Kiev chính xác thứ vũ khí nước này cần để chống lại Nga. Trước đó, Anh cho biết sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống rocket phóng loạt có thể nhắm đến các mục tiêu cách 80km.

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson giành được sự ủng hộ của đa số nghị sĩ Bảo thủ trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội ngày 6-6.

Theo Sputnik News, ông giành được 211 phiếu ủng hộ và 148 phiếu chống, đồng nghĩa với việc vị trí thủ lĩnh Đảng Bảo thủ của ông sẽ không thể bị thách thức trong một năm tới.

Trước đó, có một cuộc vận động lớn của 67 nghị sĩ Đảng Bảo thủ chống lại vai trò lãnh đạo của ông.

Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh đây là kết quả mang tính thuyết phục, đồng thời nhấn mạnh chính phủ và đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ tiếp tục tập trung vào các vấn đề mà người dân thực sự quan tâm.

TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện - Ảnh 3.

Ông Johnson, được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh năm 2019, thời gian qua chịu áp lực ngày càng tăng liên quan bê bối gọi là “partygate”, tổ chức tiệc tùng trong thời gian đất nước phong tỏa vì dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS

  • Ngày 6-6, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với 61 cá nhân là quan chức Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm, cùng các giám đốc điều hành quốc phòng và truyền thông hàng đầu.

Những cá nhân này bị cấm nhập cảnh vào Nga để trả đũa việc Mỹ “không ngừng mở rộng các biện pháp trừng phạt với các nhân vật chính trị và công chúng Nga, cũng như đại diện của các doanh nghiệp trong nước”, theo Bộ Ngoại giao Nga.

  • Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về cách chính quyền Tổng thống Joe Biden xử lý nền kinh tế tại Quốc hội trong tuần này, sau khi thừa nhận rằng bà đã “sai” về diễn biến lạm phát ở Mỹ.

TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện - Ảnh 4.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen - Ảnh: REUTERS

Bà Yellen sẽ điều trần trước Ủy ban Tài chính Thượng viện ngày 7-6 và Ủy ban Tài chính Hạ viện vào ngày 8-6. Lạm phát đã lên đến mức cao nhất trong 40 năm.

  • Theo Sputnik News, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố tình trạng khẩn cấp do khả năng thiếu điện trong nước.

Trong tài liệu do Nhà Trắng công bố, ông Biden nói rằng có “nhiều yếu tố” đe dọa khả năng sản xuất đủ điện của Mỹ.

TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện - Ảnh 5.

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS

“Tôi, Joseph R. Biden, Jr., Tổng thống Mỹ với thẩm quyền được trao trong Hiến pháp và luật pháp Mỹ xin tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan tới các mối đe dọa đến việc cung cấp đủ điện để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng” - tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.

Để giải quyết vấn đề này, tổng thống đã miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn hai năm với “một số loại pin và môđun năng lượng mặt trời” nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

  • Ngày 6-6, một tòa án Mỹ ra lệnh thu giữ 2 chiếc máy bay thuộc sở hữu của nhà tài phiệt người Nga Roman Abramovich.

TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện - Ảnh 6.

Tỉ phú Nga Roman Abramovich - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, hai máy bay nêu trên gồm chiếc Boeing 787-8 Dreamliner trị giá 350 triệu USD và máy bay phản lực Gulfstream G650ER trị giá 60 triệu USD, đã bay vào lãnh thổ Nga hồi tháng 3-2022, vi phạm các quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ với máy bay do Mỹ sản xuất vào ngày 2-3.

Chiếc Gulfstream bay từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Matxcơva vào ngày 12-3, rời đi Tel Aviv (Israel) vào ngày hôm sau. Nó bay lại từ Istanbul đến Matxcơva vào ngày 15-3. Chiếc Boeing bay từ Dubai (UAE) đến Matxcơva vào ngày 4-3.

Vì những chiếc máy bay này do Mỹ sản xuất và các chuyến bay diễn ra sau khi các hạn chế xuất khẩu có hiệu lực, nên tỉ phú Abramovich, một công dân Nga, sẽ cần có giấy phép của Bộ Thương mại Mỹ để bay chúng đến Nga.

Bộ Thương mại Mỹ có thể tìm cách phạt ông Abramovich đến 328.000 USD cho mỗi chuyến bay không có giấy phép, hoặc gần 1 triệu USD cho ba chuyến bay, cùng các hình phạt khác.

Cả hai chiếc máy bay này, được Bộ Tư pháp Mỹ định giá 400 triệu USD, hiện không nằm trong lãnh thổ Mỹ.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI ngày 7-6: Nữ giáo sư gốc Việt được vinh danh ở Anh; Mỹ bị thiếu điện - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Bộ Công an thông báo tìm bị hại mua 6 mã cổ phiếu thuộc “họ” FLC

Ngày 6/6, Bộ Công an đã phát thông báo tìm người bị hại vụ “Thao túng thị trường chứng khoản”, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.


Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), cơ quan này đang tiến hành điều tra vụ “[Thao tùng thị trường chứng khoán", xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan, theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT ngày 29/3/2022 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Quá trình điều tra xác định: Từ ngày 01/9/2016 đến ngày 10/01/2022, Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết, làm nhân viên kế toán thuộc Ban Kế toán, Công ty CP Tập đoàn FLC), liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập công ty.


Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ “Thao tùng thị trường chứng khoán", xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC và các đơn vị có liên quan

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Quyết, Huế liên hệ và cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 công ty, đồng thời mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân, mở tổng cộng 450 tài khoản chứng khoán đứng tên Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán (120 tài khoản mở tại Công ty CP Chứng khoa BOS, 330 tài khoản mở tại các công ty chứng khoán khác).

Từ đó, các đối tượng liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán khớp chéo (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu); mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa; đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Việc mua bán này được thực hiện đối với 6 mã chứng khoán, gồm: Mã chứng khoán FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC; mã chứng khoán ROS của Công CP Xây dựng FAROS; mã chứng khoán ART của Công ty CP Chứng khoa BOS; mã chứng khoán HAI của Công ty CP Nông dược HAI; mã chứng khoán AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone và mã chứng khoán GAB của Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC, thu lợi bất chính và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Để phục vụ yêu cầu điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo cho các nhà đầu tư (người bị hại) mua mã chứng khoán FLC trong giai đoạn từ ngày 23/9/2020 đến ngày 10/01/2022; mã chứng khoán ROS trong giai đoạn từ ngày 01/9/2016 đến nay; mã chứng khoán ART trong giai đoạn từ ngày 02/01/2021 đến ngày 11/6/2021; mã chứng khoán HAI trong giai đoạn từ ngày 26/6/2017 đến ngày 09/02/2018; mã chứng khoán AMD trong giai đoạn từ ngày 26/5/2017 đến ngày 13/7/2017 và mã chứng khoán GAB trong giai đoạn từ ngày 19/12/2019 đến ngày 27/11/2020 biết, liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Phòng 4/C01) trước ngày 29/6/2022 để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: Số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; số điện thoại trực ban: 069.2345860; số điện thoại di động 0912.733.444.

Nguồn: Công thương