Chứng sỹ săn tin!

Loạt ‘ông lớn’ bất động sản Him Lam, DIC… muốn tham gia làm đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô

Nhiều nhà đầu tư rất tiềm năng đã đề xuất mong muốn được tham gia thực hiện dự án như Vingroup, T&T, Him Lam, DIC…
Đại biểu Quốc hội đề xuất phê duyệt dự án song song với nhiệm vụ quy hoạch của Chính phủ.

Nhiều “ông lớn” bất động sản đề xuất làm đường

Mới đây, Quốc hội đã có phiên thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội. Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 112,8 km (gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) qua địa phận Hà Nội (dài 58,2 km), Hưng Yên (dài 19,3 km), Bắc Ninh (dài 25,6 km và tuyến nối 9,7 km).

Do đặc thù tổng vốn lớn, Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội có hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư phương thức PPP, nhằm huy động nguồn vốn tư nhân.

Dự án được chia thành 7 dự án thành riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng đường. Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ đầu tư (giai đoạn 1) với dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội khoảng 85.813 tỷ đồng, trong đó, bao gồm ngân sách nhà nước 28.173 tỷ đồng; ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng; vốn BOT 29.447 tỷ đồng

Trong báo cáo gửi Quốc hội, UBND thành phố Hà Nội cho biết, đã nhận được đề xuất của các Nhà đầu tư rất tiềm năng mong muốn được tham gia thực hiện dự án như: Tập đoàn Vingroup - CTCP (nhà đầu tư đề xuất dự án); Tập đoàn T&T; Tập đoàn Him Lam; Công ty cổ phần DIC…

Báo cáo nêu rõ, các nhà đầu tư đều có cam kết mạnh mẽ đối với việc huy động vốn nhà đầu tư trên thị trường và khẳng định tính khả thi của dự án nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội nêu dẫn chứng về điều kiện của doanh nghiệp đề xuất tham gia là Tập đoàn Vingroup – CTCP. Cụ thể, theo báo cáo tài chính của Tập đoàn Vingroup - CTCP đã được kiểm toán đến thời điểm ngày 30/6/2021, Tập đoàn có vốn chủ sở hữu: 80.136 tỷ đồng, nợ dài hạn: 65.663 tỷ đồng, tài sản dài hạn: 123.310 tỷ đồng. Khả năng cân đối nguồn vốn dài hạn để đầu tư của tập đoàn đến 30/6/2021 là 22.489 tỷ đồng lớn hơn mức vốn góp của nhà đầu tư 4.417 tỷ đồng. Như vậy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp dự án được bảo đảm.

UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư sẽ được tiếp tục đánh giá cụ thể tại bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Về tiến độ triển khai, do dự án có một phần xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác tác công tư, loại hợp đồng BOT nên tiến độ thực hiện triển khai của nhà đầu tư có thể rút ngắn, không phụ thuộc vào phần thực hiện của vốn ngân sách nhà nước. Theo đó, nhà đầu tư có thể chủ động triển khai hoàn thành sớm hơn (từ 2024-2026) so với phần đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và chủ động tiến độ giải ngân. Đối với phần vốn ngân sách bố trí thực hiện một số hạng mục hoàn thiện trong đầu năm 2027 và phần lãi vay thời gian này được tính toán trong giai đoạn giai đoạn vận hành.

Các khu đô thị dọc Vành đai 4 sẽ hưởng lợi

Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được thiết kế với phần lõi cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Thiết kế này nhằm mục đích việc đầu tư xây dựng đường song hành phải song hành với chức năng thu gom, dẫn phương tiện lên đường cao tốc, vừa phục vụ phát triển không gian đô thị, khu công nghiệp, khai thác quỹ đất hai bên đường.

Như vậy, trong tương lai, các đô thị dọc tuyến sẽ thực hiện xây dựng vỉa hè, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để khớp nối với các đô thị dọc tuyến theo vào quy hoạch tỉnh được duyệt. Các đô thị sẽ thu hút các nhà đầu tư, phát huy hiệu quả quỹ đất hai bên tuyến, góp phần tạo nguồn lực đầu tư.

Liên quan đến những khu đô thị nằm dọc đường Vành đai 4 được hưởng lợi, đại biểu Lê Thanh Vân, đoàn Cà Mau cho hay, khi có đường cao tốc sẽ có các dự án đô thị, khu công nghiệp, thậm chí cho thuê mặt bằng “ăn theo” nên cần tính toán, quy hoạch nhanh.

Đại biểu đề nghị phê duyệt dự án song song với nhiệm vụ quy hoạch của Chính phủ, xác định đầu tư của Nhà nước không chỉ dẫn đường mà còn tạo ra chênh lệch.

Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị rằng, Chính phủ cần triển khai ngay, vì nếu không, sau khi dự án hoàn thành hoặc bắt đầu khởi động mới lập các dự án thì việc thu hồi đất, xác định giá đất rất phức tạp.

Theo đại biểu này, trên thực tế, các đại gia bất động sản bắt đầu hái tiền từ dự án hoàn thành hoặc thậm chí chậm hơn, khi dự án bắt đầu hoạt động có hiệu quả, mật độ giao thông lớn hơn, các đại gia bất động sản mới nhảy vào, làm bổ sung quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp hay cho thuê mặt bằng. Khi đó, người thiệt hại không chỉ là dân mà còn là Nhà nước. Do đó, cần đi trước, lập song song không chỉ giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội mà còn có nguồn để thu hồi nhanh, không chỉ là cho thuê, bán thuế, thu phí…

Cũng theo đại biểu đoàn Cà Mau, nếu các dự án giao thông xây dựng đồng thời quy hoạch dự án khác thì nguồn tiền thu được từ sử dụng đất, địa tô chênh lệch là không ít, thậm chí có khi còn thừa tiền để làm đường, đặc biệt là các dự án đường đô thị.

Nguồn bài viết: Loạt 'ông lớn' bất động sản Him Lam, DIC… muốn tham gia làm đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô

2 Likes

Hơn 2,2 triệu tỷ đồng cho vay bất động sản là bình thường, không có gì hốt hoảng

Đây là quan điểm của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đưa ra tại tọa đàm “Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản” do báo Thanh Niên tổ chức vào sáng 7/6. Tọa đàm có sự tham dự của ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước.

Theo ông Châu, vốn đối với thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung là “mạch máu” lưu thông, là “ô xy” dưỡng khí của doanh nghiệp. Nếu không tiếp cận được nguồn vốn thì doanh nghiệp sẽ “ngộp thở” dẫn đến “tắc thở”. Do đó, nguồn vốn có vai trò rất quan trọng.

Hiện nay, thị trường bất động sản đang thiếu thanh khoản do có nhiều nguyên nhân. Cụ thể, có nhiều dự án chưa thể triển khai dẫn đến thiếu sản phẩm trong khi nhu cầu xã hội, nhu cầu của nhà đầu tư rất lớn.

Ông Châu thừa nhận các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang rất khó tiếp cận tín dụng bất động sản, mặc dù đại diện Ngân hàng Nhà nước nhiều lần phát biểu không có chủ trương siết tín dụng bất động sản mà chỉ kiểm soát chặt chẽ.

“Chúng tôi cũng đã kiến nghị với Thủ tướng là cần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp khỏe mạnh, uy tín, là khách hàng tin cậy của các ngân hàng và có các dự án khả thi được tiếp cận với tín dụng”, ông Châu nói.

Mặt khác, theo ông Châu cũng cần tạo điều kiện cho người tiêu dùng, người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để mua nhà, xây nhà, sửa chữa nhà, trong đó có cả nhà ở xã hội.

Tại tòa đàm, ông Châu dẫn báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tổng dư nợ cho thị trường bất động sản hiện 2,288 triệu tỷ đồng. Trong đó có khoảng 37.000 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ chiếm khoảng hơn 1,6%, nếu so với quy mô của nền kinh tế chỉ ở mức bình thường, chiếm 19,16%, không đáng lo ngại.

“Với hơn 2,2 triệu tỷ đồng cho vay bất động sản, nghe có vẻ rất lớn nhưng so với quy mô của nền kinh tế thì chỉ chiếm 19,16% nên dư nợ bất động sản không có gì hốt hoảng, rất bình thường. Tuy nhiên, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát chặt chẽ vốn tín dụng vào bất động sản để nợ xấu không phình lên”, ông Châu nhận định.

Cũng theo ông Châu, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định không siết tín dụng vào bất động sản thì đề nghị cần có cơ chế để các doanh nghiệp tiếp tục tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng.

Cụ thể, các doanh nghiệp khỏe mạnh, những khách hàng tin cậy, có tín nhiệm và các dự án đáp ứng đủ điều kiện, đảm bảo tính khả thi phải được tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Cùng với đó, các doanh nghiệp có dự án khả thi cũng cần có cơ chế tiếp cận nguồn tín dụng. Ông Châu cho rằng, ngân hàng thương mại hiện còn cho vay theo kiểu tiệm cầm đồ, yêu cầu tài sản thế chấp trên dưới 70%. Như vậy là chưa đánh giá tính khả thi của dự án để cho vay.

“Nếu chúng ta không thay đổi phương pháp cho vay trên cơ sở đánh giá tín nhiệm, đánh giá chất lượng thì rất khó để Việt Nam có thể xuất hiện những tập đoàn lớn, mạnh như Hyundai, Samsung của Hàn Quốc”, ông Châu nói.

Nguồn: Hơn 2,2 triệu tỷ đồng cho vay bất động sản là bình thường, không có gì hốt hoảng

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 7/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. HPG: 1,34 tỷ cổ phiếu HPG sắp “đổ ” ra thị trường

  2. AAS: Nhờ hoạt động đầu tư trái phiếu, Smart Invest báo lãi hơn 43 tỷ đồng trong tháng 5

  3. Cổ phiếu PAN kịch trần sau tin sắp triển khai huy động gần 1.600 tỷ để M&A, tái cơ cấu nợ

  4. QCG: Sau khi thanh tra vào cuộc, Quốc Cường Gia Lai bị xử phạt 2,3 tỷ đồng

  5. FLC: Bộ Công an phát thông báo tìm bị hại trong vụ “Thao túng thị trường chứng khoán” tại FLC

  6. HPG: Tiêu thụ thép xây dựng Hòa Phát tháng 5 hồi phục 31%

  7. VCG chính thức nới room ngoại lên 49%

_

😎 MWG: Sinh sau đẻ muộn, dựa vào đâu AVA Kids của Thế giới Di động muốn thống trị thị trường mẹ và bé vào năm 2024?

  1. SSB: SeABank có Phó Tổng Giám đốc cao cấp là người Pháp

  2. BSR: Lý giải đà tăng phi mã của cổ phiếu BSR

  3. ANV: Sẽ mở rộng xuất khẩu cá tra sang Mỹ

  4. Nam Việt (ANV) vay thêm Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc gần 123 tỷ đồng

  5. BCG: Vừa “về tay” Bamboo Capital, Công ty Taxi Việt Nam (Vinataxi) đã báo lãi lần đầu tiên sau chuỗi 28 tháng liên tục thua lỗ.

  6. AAT: Tiên Sơn Thanh Hóa đặt mục tiêu lãi năm 2022 cao kỷ lục

  7. DXP: Cảng Đoạn Xá dự kiến lãi năm 2022 giảm 18%

  8. VEA: VEAM muốn “bơi” ra biển HoSE

  9. IDP, SFI và HPG: 3 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn ba ngày tới

  10. LDG: Sau hai lần bất thành, LDG lên kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ lần 3 vào cuối tháng 6

  11. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, giàn nén khí mỏ Rồng đã đạt cột mốc tổng sản lượng 5 tỷ m3 khí vào ngày 19/5/2022 vừa qua.

  12. NVB: NCB đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 600 tỷ đồng, chưa tính đến phương án cơ cấu lại

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KDC: Kido muốn bán toàn bộ cổ phiếu quỹ, dự thu hơn 1.700 tỷ đồng

  2. NLG: Người nhà Chủ tịch Đầu tư Nam Long thông báo đã bán 800.000 cổ phiếu NLG

  3. VHM: Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore trở thành cổ đông lớn của Vinhomes sau khi mua thêm 612.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 218,23 triệu cổ phiếu (5,01%).

  4. ELC: Viễn thông Elcom (ELC) - Chủ tịch gom thêm 352.800 cổ phiếu, nâng sở hữu lên 9,4% vốn điều lệ

_

  1. RAL: Rạng Đông (RAL) dự kiến phát hành cổ phiếu ESOP với giá thấp hơn 92% thị giá trên sàn

  2. Ngân hàng Bản Việt được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.600 tỷ đồng

  3. PSD: Dự kiến chào bán lượng lớn cổ phiếu giá 15.000 đồng/cp

  4. Khang Điền sắp trả cổ tức năm 2021 và phát hành 9,6 triệu cổ phiếu ESOP giá 24.000 đồng/cp

_

=> CỔ TỨC

  1. NTL: Dự kiến trả cổ tức còn lại năm 2021 với tỷ lệ 10%

  2. Xây dựng SCG đặt mục tiêu lãi sau thuế 164 tỷ đồng, đề xuất cổ tức 20% năm 2021

  3. TID: Tín Nghĩa (TID) đặt mục tiêu mang về 9.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022, tăng tới 22% và dự kiến cổ tức 10%.

  4. HUB: Dự kiến ngày 12/07/2022 đăng ký cuối cùng trả cổ tức cổ phiếu 20%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Đà giảm của các chỉ số ngay đầu phiên chiều tiếp tục bị nới rộng khi hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu vấp phải áp lực bán mạnh đặc biệt là nhóm bất động sản khiến Vnindex giảm tới 31 điểm (-2%).

  • POW tăng kịch trần. Loạt cổ phiếu đảo chiều thành công, VN-Index rút chân xanh nhẹ sau phiên ATC

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,34 điểm (0,1%) lên 1.291,35 điểm. Toàn sàn có 149 mã tăng, 309 mã giảm

  • Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 20.017 tỷ đồng, tăng 7,8%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 7,6% lên 16.460 tỷ đồng.

  • Tự doanh chứng khoán bán ròng hơn 138 tỷ đồng ở phiên 07/06, đánh dấu 4 phiên bán ròng liên tiếp. Trong đó DPM và NVB bị bán ròng mạnh nhất

  • Phiên 7/6: Khối ngoại mua ròng hơn 240 tỷ đồng toàn thị trường, tâm điểm FUEVFVND và BSR

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Những cổ phiếu VN30 nào được cả khối ngoại và tự doanh mua ròng kể từ đầu năm?

  2. Bộ Tài chính sẽ rà soát Luật Chứng khoán để tăng tính răn đe

  3. Dư cung kéo dài, cân nhắc khi mua cổ phiếu ngành xi măng

  4. Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund âm 4 tháng liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ năm 2018

  5. NHNN trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng quốc doanh

  6. Thị trường đi vào vùng trống thông tin, VDSC gợi ý chiến lược giao dịch và cổ phiếu đầu tư cho tháng 6

  7. Công ty chứng khoán liên tục đổi chủ

  8. Dòng tiền ETF vào thị trường chứng khoán ghi nhận mức cao nhất trong 1 năm

  9. Vndirect: Cổ phiếu ngân hàng đang ở mức định giá hấp dẫn, lợi nhuận ngành dự kiến tăng 29% trong năm 2022

_

  1. 20 ông lớn bất động sản huy động vốn qua trái phiếu “khủng” cỡ nào?

  2. Thống đốc NHNN: 4 tháng đầu năm đã xử lý được gần 55 nghìn tỷ đồng nợ xấu

  3. Tổng số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hơn 320 ngàn tỉ đồng, hiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng.

  4. Ngân hàng Nhà nước: Cho vay chứng khoán, bất động sản và đầu tư TPDN của hệ thống đang được kiểm soát và ổn định

  5. SSI: Tín dụng tăng mạnh, hầu hết ngân hàng thương mại đã cạn ‘room’

  6. Lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng hé mở những “sợi dây” liên kết tại Tập đoàn Tiến Phước

  7. Cho vay bds: Lãnh đạo BIDV và VietinBank khẳng định không có chủ trương siết cho vay đối với bất động sản. Các ngân hàng cho biết vẫn ưu tiên cho vay đối với các chủ đầu tư có kinh nghiệm và các dự án tốt.

_

=> VIỆT NAM

  1. Giá thép trong nước tiếp tục giảm hơn 300.000 đồng/tấn lần thứ năm

  2. Hà Nội bắt đầu thanh tra loạt ‘ông lớn’ bất động sản

  3. Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều sai phạm trong quy hoạch đường Lê Văn Lương - Tố Hữu

  4. Xuất khẩu gạo tăng mạnh trong tháng 5, đạt mức 800.000 tấn

  5. Doanh nghiệp vận tải trong thế tiến thoái lưỡng nan

  6. Giá phân bón tăng cao, doanh nghiệp lãi lớn nhưng khó tham gia bình ổn

  7. 5 tháng, xuất khẩu cà phê thu về hơn 2 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ.

  8. Các FTA thúc đẩy thương mại, đầu tư hai chiều giữa Việt Nam - Australia

  9. ACBS chỉ ra loạt sự kiện ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng tới

  10. Theo IATA, năm 2022 dự kiến 70-80 triệu lượt hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam. Trong đó, khách quốc tế ước đạt khoảng 10 triệu lượt, còn lại là nội địa. Để cho bạn dễ so sánh thì 2019 có 116 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 41,7 triệu lượt.

  11. Nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất gỗ đến 7 tỷ USD/năm, Canada là thị trường đầy hứa hẹn của gỗ Việt

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (6/6), với cả ba chỉ số cùng chốt phiên trong sắc xanh

  2. Khủng hoảng giá xăng dầu đặt ông Biden vào thế khó

  3. Australia dự kiến tăng lãi suất, chứng khoán châu Á trái chiều

  4. Sau một năm ‘siết’ tín dụng bất động sản, doanh số bán nhà Trung Quốc giảm 49%. Tài sản của những đại gia địa ốc hàng đầu bốc hơi 65 tỷ USD.

  5. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt ngưỡng 3%.

  6. Chứng khoán tương lai châu Âu giảm khi ECB được dự đoán sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ

  7. Sony và Honda thành lập liên doanh sản xuất xe điện, muốn ra mắt xe trong 3 năm tới, có thể sẽ IPO

  8. Tại sao giá vé máy bay hiện nay lại đắt tới vậy, cao tới hơn 30% so với trước đại dịch? Câu chuyện không đơn giản chỉ nằm ở giá xăng.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Hơn 70 tỷ đô la đổ vào thị trường tiền điện tử trong 24 giờ khi BTC phá vỡ ngưỡng kháng cự 31K$

  2. Nhà đầu tư Ấn Độ chịu cảnh trăm dâu đổ đầu tằm, niềm tin vào “tài sản ảo” lung lay dữ dội

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 31.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp giảm khá mạnh về gần 29.300 USD, trước khi nảy nhẹ thêm đôi chút vào cuối ngày.

_

  1. Các tập đoàn Eni của Italy và Repsol của Tây Ban Nha sẽ bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela tới châu Âu trong tháng sau để bù đắp thiếu hụt dầu thô của Nga.

  2. Nhật Bản dự báo giá năng lượng tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,23 USD (-0,23%), xuống 118,23 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,33 USD (-0,28%), xuống 119,18 USD/thùng.

_

  1. Đồng yen lại giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm

  2. Chiều 7/6 giá vàng châu Á gần mức thấp nhất trong một tuần

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 9,9 USD xuống mức 1.841,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên trên 1.845 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Giá khí đốt leo lên mức cao kỉ lục trong vòng 13 năm

  2. Đường đạt đỉnh 5,5 năm, quặng sắt cao nhất 10 tháng

  3. Giá đồng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tuần sau khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa chống COVID-19 làm tăng triển vọng nhu cầu kim loại này, trong khi tồn trữ giảm cũng góp phần hỗ trợ giá.

  4. Lo ngại Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào

  5. Giá chip bán dẫn, phân bón và cước vận tải đang trong xu hướng giảm.

Vàng SJC 69.6 tr/lượng

USD 23,325 đồng

Bảng Anh 29,486 đồng

EUR 25,489 đồng

Nguồn: Thông Tô

Những cổ phiếu VN30 nào được cả khối ngoại và tự doanh mua ròng kể từ đầu năm?

14:37 | 07/06/2022[Chia sẻ](javascript::wink:

Nhóm VN30 nói chung bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 11.000 tỷ đồng kể từ đầu năm đến nay nhưng một số cổ phiếu cá biệt vẫn được gom thêm như MWG, FPT, STB, MBB …

Cổ phiếu STB của Sacombank là mã được khối ngoại và tự doanh gom nhiều nhất kể từ đầu năm. (Ảnh minh họa: Song Ngọc).

Từ đầu năm 2022 đến hết phiên 6/6, nhà đầu tư nước ngoài mua tổng cộng 100.638 tỷ đồng cổ phiếu trong rổ VN30, đồng thời bán ra 111.907 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại đã bán ròng gần 11.269 tỷ đồng, số liệu của Chứng khoán SSI cho thấy.

Quy mô giao dịch của nhóm tự doanh tỏ ra khiêm tốn hơn với tổng giá trị mua là 18.820 tỷ đồng cổ phiếu VN30, bán ra 17.805 tỷ đồng, tương ứng với giá trị mua ròng 1.015 tỷ, theo số liệu của Algo Platform.

Khối ngoại mua ròng nhiều nhất cổ phiếu STB của Sacombank với giá trị 1.920 tỷ đồng, nhóm tự doanh cũng gom 85 tỷ. Xét theo tổng giá trị giao dịch ròng của cả khối ngoại và tự doanh, STB đang đứng đầu top mua vào, theo sát phía sau là MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động.

Cụ thể, MWG được khối ngoại mua ròng 1.495 tỷ đồng. Bộ phận tự doanh cũng gom thêm 329 tỷ trong thời gian từ đầu năm đến hết phiên 6/6. Điểm khác biệt đáng chú ý là cổ phiếu MWG gần như luôn trong trạng thái hết room ngoại trong khi STB vẫn còn dư địa khoảng 175 triệu đơn vị cho nhà đầu tư nước ngoài mua thêm.

Bất cứ khi nào MWG hở room, khối ngoại đều mua hết trong một phiên. Nếu không vướng rào cản về room, nhiều khả năng MWG sẽ được khối ngoại mua ròng lớn hơn nhiều so với STB.

Một cửa hàng Điện máy Xanh của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) tại Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Trong 4 tháng đầu năm nay, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 47.908 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.819 tỷ đồng. Doanh thu online đạt 7.468 tỷ đồng, tăng 145% so với cùng kỳ, chiếm 16% tổng doanh thu của MWG.

Chuỗi Topzone chuyên kinh doanh sản phẩm Apple đã có 35 điểm bán và mang về gần 670 tỷ đồng doanh thu trong 4 tháng. MWG đặt mục tiêu doanh thu sản phẩm Apple đạt 650 triệu USD (15.000 tỷ đồng) trong năm 2022 và chạm mốc 1 tỷ USD trong năm 2023. Nếu hiện thực hóa được mục tiêu này, MWG sẽ trở thành đối tác hàng đầu của Apple ở khu vực Châu Á.

Chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận doanh thu 8.200 tỷ đồng trong 4 tháng, nhích 2% so với cùng kỳ. Hiện nay chuỗi này vẫn chưa làm ra lợi nhuận ròng.

Ngày 17/6 tới đây, MWG sẽ trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100%. Nhà đầu tư sở hữu một cổ phiếu MWG sẽ được nhận 1.000 đồng và một cổ phiếu mới. Tổng cộng, MWG sẽ cần chi 732 tỷ đồng tiền mặt và phát hành mới 732 triệu cổ phiếu để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại và tự doanh mua ròng.

Cổ phiếu TCB của Techcombank là mã được nhóm tự doanh mua ròng nhiều nhất với giá trị 566 tỷ đồng, như thể hiện trong bảng thống kê trên đây. Giống với MWG, cổ phiếu TCB cũng đã hết room ngoại, giá trị giao dịch trong những tháng vừa qua không đáng kể.

Ngoài TCB và STB, một số cổ phiếu ngân hàng khác cũng được nhóm tự doanh + khối ngoại mua ròng như VPB, TPB, ACB, BID, MBB và VCB.

Trong nhóm bán lẻ, ngoài MWG còn có cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng được nhà đầu tư nước ngoài và tự doanh công ty chứng khoán quan tâm. Sau nhịp điều chỉnh trong tháng 5, PNJ đã hồi phục mạnh mẽ và lập đỉnh mới.

Cổ phiếu PNJ lập đỉnh mới.

Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu blue chip bị cả khối ngoại và tự doanh bán ròng như MSN của Tập đoàn Masan, HPG của Tập đoàn Hòa Phát, VIC của Tập đoàn Vingroup, … Các cổ phiếu này đều đã giảm trên 17% so với đầu năm 2022.

Nhiều cổ phiếu blue chip bị khối ngoại và tự doanh bán mạnh.

Nguồn: Vietnambiz

Chứng khoán Mỹ đi lên phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 260 điểm

Các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0,8%, 0,95% và 0,94%.
Lĩnh vực bán lẻ giảm điểm, trong khi lĩnh vực năng lượng đóng vai trò trụ đỡ thị trường.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 3%.

Chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp dù Target vừa mới lên tiếng cảnh báo về triển vọng lợi nhuận quý II của mình, qua đó tạo áp lực giảm điểm lên nhóm cổ phiếu bán lẻ.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 264,36 điểm, tương đương 0,8%, lên 33.180,14 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,95% lên 4.160,68 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,94% lên 12.175,23 điểm. Cả ba chỉ số giảm điểm đầu phiên nhưng đã nhanh chóng phục hồi và lấy lại sắc xanh khi phiên giao dịch kết thúc.

107072436-1654632412872-a7-img-7396-8759
Diễn biến chỉ số Dow Jones trong hai phiên giao dịch gần nhất. Ảnh: CNBC.

Cả ba chỉ số chứng khoán chính đều tăng điểm dù nhóm cổ phiếu lĩnh vực bán lẻ giảm.

Giá cổ phiếu của Target giảm 2,3% sau khi công ty này công bố kế hoạch cắt giảm hàng tồn kho của mình. Công ty cho biết họ sẽ áp dụng thêm các chương trình giảm giá và hủy một số đơn hàng, bên cạnh đó, hạ triển vọng biên lợi nhuận quý II/2022. Giá cổ phiếu của Walmart giảm 1,2%, Amazon giảm 1,4% sau sự kiện này.

Các doanh nghiệp bán lẻ lớn công bố kết quả kinh doanh và triển vọng trái ngược nhau trong một vài tuần gần đây, khiến cho thị trường liên tục biến động trong bối cảnh nhà đầu tư cố gắng phân tích liệu những phát biểu đó có ám chỉ một cuộc suy thoái đang tới gần và chi tiêu tiêu dùng đang thay đổi khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với trình trạng hàng tồn kho lớn.

“Người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng nhưng không dừng tiêu dùng. Trong một vài năm gần đây, họ chuyển từ tiêu dùng hàng hóa sang tiêu dùng dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ đang trỗi dậy khi dịch bệnh Covid-19 ngày càng lùi xa”, Brent Schutte tới từ Northwestern Mutual Wealth Management chia sẻ trong chuyên mục “Squawk on the Street” của CNBC.

Năng lượng là nhóm ngành tăng điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch ngày 7/6 khi giá dầu tương lai giao động quanh ngưỡng 120 USD/thùng. Giá cổ phiếu của Exxon tăng hơn 4% lên ngưỡng trên 100 USD/cổ phiếu lần đầu tiên từ năm 2014. Giá cổ phiếu của Phillips 66 và Chevron tăng lần lượt 3,7% và 1,9%.

Chứng khoán Mỹ nhận được hỗ trợ từ thị trường trái phiếu khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm xuống ngưỡng thấp hơn 3%.

Các chỉ số chứng khoán đang trong xu hướng tăng điểm từ giữa tháng 5, nhưng nhà đầu tư vẫn đang đánh giá liệu đây là những đợt tăng điểm trong thị trường giá xuống hay thị trường thực sự đã chạm đáy sau một thời gian dài cổ phiếu bị bán tháo.

“Trong 6 tuần liên tiếp từ đầu tháng 4, nhà đầu tư liên tục bổ sung các lệnh bán khống mới, do đó, làm trầm trọng hơn tâm lý giảm điểm trên thị trường. Xu hướng giảm điểm có dấu hiệu chững lại trong cuối tháng 5, tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu cho thấy đà tăng điểm trên thị trường đã được hình thành nhằm tạo nên một giai đoạn tăng điểm bền vững”, Chris Montagu, Chiến lược gia tới từ Citi, chia sẻ trong một báo cáo.

Tâm lý quan ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô đang là rào cản đối với đà tăng điểm của chứng khoán Mỹ. Công cụ theo dõi GDPNow của Cục Dự trữ Atlanta cho thấy tăng trưởng của Mỹ trong quý II có thể chỉ đạt 0.9%, thấp hơn so với dự báo 1,3% trong tuần trước. Ngân hàng Thế giới cùng vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,9%.

Tuy nhiên, tiêu dùng lại là điểm sáng đối với các nhà đầu tư. “Chúng tôi dự báo tăng trưởng tiêu dùng vẫn tốt trong năm nay”, theo Ed Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại OANDA.

Chỉ số giá tiêu dùng, dự kiến được công bố trong ngày 10/6, là chỉ dấu kinh tế quan trọng mà nhà đầu tư chờ đợi trong tuần này. Nếu như lạm phát thấp hơn so với tháng 4, đó chắc chắn là một thông tin tích cực cho thấy “cơn bão giá cả” đã chạm đỉnh.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ đi lên phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 260 điểm

Lãi suất thị trường tổ chức và dân cư bật tăng

Lãi suất ở thị trường liên ngân hàng giảm mạnh trong khi ở thị trường dân cư lại tăng. Cầu tín dụng được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới…

Ghi nhận trong tuần vừa qua (30/5-3/6), các mức lãi suất trên thị trường 2 (liên ngân hàng) giảm mạnh. Trong đó, kỳ hạn qua đêm chỉ còn ở mức 0,5%/năm, tương đương giảm 0,6 điểm phần trăm so với cuối tuần liền trước, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021.

Hiện tại, dòng tiền rút từ các kênh đầu tư nóng trong năm 2021 như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu, tiền điện tử… đã dồn vào ngân hàng với nhu cầu trú ẩn, nhất là trong bối cảnh lãi suất huy động đang có xu hướng tăng đều. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2022, tiền gửi ròng của khu vực dân cư và tổ chức kinh tế ước 402.300 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng.

Mặt khác, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 5/2022 đạt 8,03%. Mức tăng trưởng này gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chủ yếu đến từ những tháng đầu năm, vài tháng trở lại đây tín dụng tăng khá chậm.

Nguyên nhân một phần do thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn chững lại (tài trợ trái phiếu doanh nghiệp được tính trong tăng trưởng tín dụng). Phần khác do tăng trưởng tín dụng ở hầu hết ngân hàng lớn đã gần chạm mức trần tín dụng Ngân hàng Nhà nước đặt ra đầu năm.

Như vậy, khi được hỗ trợ bởi cả chiều cung lẫn cầu, thanh khoản hệ thống đã được cải thiện rõ rệt. Điều này giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn giảm sâu.

Trái lại, trên thị trường 1 (ngân hàng với dân cư và doanh nghiệp), một loạt ngân hàng tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất theo hướng tăng lên. Xu hướng này xuất hiện từ những tháng cuối năm 2021 và ngày càng thể hiện rõ.

Điển hình, Techcombank sau một thời gian để lãi suất tiền gửi thấp hơn nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối thì mới đây đã tăng thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tại quầy đối với kỳ hạn 36 tháng, mức tăng đối với các kỳ hạn ngắn từ 0,3 - 0,45 điểm phần trăm. Ngoài ra, nhằm thu hút khách hàng mới, Techcombank có chính sách tặng thêm 0,5%/năm lãi suất đối với khách hàng gửi tiền lần đầu.

Tương tự, VPBank tăng thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất đối với tiền gửi các kỳ hạn 13, 24 và 36 tháng, đưa lãi suất lên 6,4%/năm. Trường hợp giá trị tiền gửi trên 300 triệu đồng với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất cao hơn 0,3 - 0,5%/năm so với gửi tại quầy.

Đáng chú ý, sau khi hàng loạt các ngân hàng thương mại tư nhân tăng lãi suất tiết kiệm lên từ 0,3-0,5 điểm phần trăm so với đầu năm, BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đầu tiên tham gia làn sóng tăng lãi suất huy động sau gần một năm giữ nguyên mức lãi suất cũ. Ngân hàng này điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, hiện cố định ở 5,6%/năm.

Theo giới chuyên môn, diễn biến trái chiều lãi suất giữa các thị trường chủ yếu do độ trễ.

Cụ thể, thị trường 2 thể hiện yếu tố tạm thời, dòng tiền nhàn rỗi chỉ tạm trú ẩn. Dĩ nhiên, khi xuất hiện kênh đầu tư mới hiệu quả hơn lãi suất ngân hàng hoặc tình hình sản xuất kinh doanh phát đi tín hiệu sáng, dòng tiền dồi dào này sẽ nhanh chóng được rút ra.

Đồng thời, dòng tiền này cũng bị ngăn chảy sang thị trường 1 bởi một loạt rào cản như: tỷ lệ an toàn vốn khắt khe được áp lên hệ thống ngân hàng thương mại như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả…

Trong khi đó, tín dụng tăng trưởng là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi lẽ, hiện nay tăng trưởng tín dụng mới đạt 8,03% như đã nói, cách khá xa so với định hướng 14% của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại phải có kế hoạch để đáp ứng nhu cầu này của thị trường bằng cách tích cực huy động vốn trung và dài hạn. Điều này cũng giúp họ đảm bảo lãi suất thực dương, qua đó có thể tiếp tục huy động vốn trước áp lực của lạm phát tăng cao.

Lãi suất thị trường tổ chức và dân cư bật tăng - Ảnh 2

Do vậy, có nhiều quan điểm cho rằng, lãi suất thị trường 2 sẽ sớm bắt nhịp cùng đà tăng của lãi suất thị trường 1. Tại kỳ khảo sát gần nhất, Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) dự báo, cuối tháng 6/2022, lãi suất kỳ hạn 1 tuần trên liên ngân hàng sẽ đạt khoảng 1,38%/năm, cao hơn mức 1,26% của bình quân 5 ngày đầu tháng.

NGuồn: Lãi suất thị trường tổ chức và dân cư bật tăng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN THẾ GIỚI 8-6: Nhật và Mỹ tập trận không quân; Nga bàn giao thi thể binh sĩ cho Kiev

TTO - Mỹ siết chặt thêm cấm vận tài chính với Nga; Nga đã bàn giao thi thể của 210 binh sĩ Ukraine; Nhật Bản và Mỹ tập trận máy bay chiến đấu nhằm răn đe Triều Tiên; Chứng khoán Mỹ tăng nhờ các công ty công nghệ… là những tin thế giới đáng chú ý.

TIN THẾ GIỚI 8-6: Nhật và Mỹ tập trận không quân; Nga bàn giao thi thể binh sĩ cho Kiev - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen - Ảnh: REUTERS

  • Ngày 7-6, Bộ Tài chính Mỹ cấm các nhà quản lý tiền tệ của họ mua bất kỳ khoản nợ hoặc cổ phiếu nào của Nga trên các thị trường thứ cấp, trong các lệnh trừng phạt mới nhất đối với Matxcơva. Trước đó, Mỹ đã cấm các giao dịch này ở thị trường sơ cấp.

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết Mỹ đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm lách các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga thông qua việc sử dụng vàng. Theo bà Yellen, các giao dịch như vậy có thể bị trừng phạt theo sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Joe Biden ban hành để trừng phạt Nga.

  • Quân đội Ukraine cho biết Nga đã bàn giao cho Kiev thi thể của 210 binh sĩ, hầu hết trong số họ đã hy sinh khi bảo vệ thành phố Mariupol.

Theo Hãng tin Reuters, nhiều người dân và binh sĩ Ukraine thuộc Tiểu đoàn Azov đã bị bao vây trong khu hầm ngầm nhà máy thép Azovstal của Mariupol trong nhiều tuần, khi Nga cố gắng chiếm thành phố. Các binh sĩ Ukraine cuối cùng đã đầu hàng vào tháng trước và bị Nga bắt giữ.

Ngày 7-6, chỉ số MSCI cho chứng khoán toàn cầu đã tăng 0,4%, trong khi STOXX 600 của châu Âu giảm 0,28%.

Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones Industrial Averag tăng 0,8%, S&P 500 tăng 0,95% và Nasdaq Composite tăng 0,94%.

Giá dầu tăng khoảng 1%, trong đó dầu thô của Mỹ đóng cửa ở mức cao nhất trong 13 tuần do lo ngại về nguồn cung.

Dầu thô giao sau của Mỹ tăng 91 cent lên 119,41 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng 1,06 USD lên 120,57 USD/thùng.

Giá vàng giao sau của Mỹ tăng 0,5% lên mức 1.852,10 USD/ounce.

TIN THẾ GIỚI 8-6: Nhật và Mỹ tập trận không quân; Nga bàn giao thi thể binh sĩ cho Kiev - Ảnh 3.

Các tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ Đan Mạch thực hiện quy trình tìm kiếm các thiết bị nổ với máy dò kim loại Ebinger bên ngoài thị trấn Ichnia, thuộc vùng Chernihiv, Ukraine ngày 7-6 - Ảnh: REUTERS

  • Thống đốc vùng Lugansk Serhiy Gaidai cho biết các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga ở trung tâm thành phố Sievierodonetsk, nhưng các lực lượng của Matxcơva chưa kiểm soát được thành phố.

Trong thông báo trên mạng xã hội, ông Gaidai cũng nói quân đội Nga liên tục pháo kích vào thành phố Lysychansk, nằm bên kia sông Siverskyi Donets.

  • Hãng tin KCNA cho biết, ngày 8-6, Triều Tiên ghi nhận hơn 54.610 người mới có các triệu chứng sốt trong bối cảnh bùng phát COVID-19.

  • Ngày 7-6, Nhật Bản và Mỹ đã diễn tập máy bay chiến đấu trên biển Nhật Bản lần thứ 2 trong vòng 2 tuần qua. Hoạt động này diễn ra chỉ vài ngày sau các vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên và ngày càng có nhiều lo ngại Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết cuộc diễn tập này nhằm thể hiện “ý chí mạnh mẽ của Nhật Bản và Mỹ trong việc ứng phó với mọi tình huống” và “sự hợp tác chặt chẽ” giữa hai nước này, cũng như nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đồng minh giữa hai bên.

Thông cáo báo chí của bộ trên cho hay 4 máy bay tiêm kích F-15 từ căn cứ Chitose của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản ở Hokkaido và 2 máy bay tiêm kích F-16 từ căn cứ không quân Mỹ ở Misawa, tỉnh Aomori đã tham gia “một loạt bài huấn luyện chiến thuật”.

TIN THẾ GIỚI 8-6: Nhật và Mỹ tập trận không quân; Nga bàn giao thi thể binh sĩ cho Kiev - Ảnh 4.

Ba máy bay chiến đấu F-15 (phía trước) của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản và hai chiếc F-16 của không quân Mỹ trong cuộc tập trận chung ngày 7-6 - Ảnh: KYODO

  • Ngày 7-6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã bị đình trệ bởi “chiến dịch quân sự đặc biệt” đang diễn ra.

Chiếc máy bay chở ông Lavrov đã hạ cánh xuống sân bay ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận việc hộ tống các tàu từ các cảng của Ukraine cho dù đã phát hiện một số quả thủy lôi gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Theo tờ The Hill số ra mới đây, các nghị sĩ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ ngày càng bất đồng về vấn đề kiểm soát súng đạn mỗi khi xảy ra các vụ xả súng hàng loạt ở nước này.

Các nghị sĩ Đảng Dân chủ cho rằng nên “có ít súng và ít người sử dụng hơn” vì lợi ích và sự an toàn của người dân trước các vụ bạo lực mà họ cho là có thể ngăn chặn được. Trong khi đó, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa lại thiên về quan điểm cho rằng quyền sở hữu súng là bất khả xâm phạm và bất kỳ nỗ lực nào hạn chế quyền này đều là vi hiến.

Tình trạng bế tắc này tại Quốc hội Mỹ có nghĩa là cơ quan lập pháp hầu như không có phản ứng gì trước hàng nghìn vụ xả súng hàng loạt xảy ra trong những năm gần đây tại Mỹ.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 8-6: Nhật và Mỹ tập trận không quân; Nga bàn giao thi thể binh sĩ cho Kiev - Tuổi Trẻ Online

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 252 tỷ đồng trong phiên 7/6, gom mạnh CCQ ETF

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 160 tỷ đồng ở sàn HoSE, gấp 2,9 lần phiên trước.
Khối ngoại mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/6, VN-Index tăng 1,34 điểm (0,1%) lên 1.291,35 điểm. HNX-Index giảm 2,66 điểm (-0,87%) xuống 304,15 điểm. UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,22%) xuống 93,69 điểm.

Khối ngoại giao dịch vẫn khá tích cực khi mua vào 49,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.887 tỷ đồng, trong khi bán ra 40,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.635 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 252 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 160 tỷ đồng (gấp 2,9 lần phiên trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 5,8 triệu cổ phiếu.

2022-06-07-170604-3991-1654596599.png

Chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với 316 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là PNJ với 58 tỷ đồng. Trong khi đó, DCM bị bán ròng trở lại 66 tỷ đồng. GAS và DXG bị bán ròng lần lượt 54 tỷ đồng và 50 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 24,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là gần 1,2 triệu cổ phiếu.

2022-06-07-170619-7175-1654596600.png

Khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất mã SHS với 17,7 tỷ đồng. PVI và TNG đều được mua ròng trên 3 tỷ đồng. Chiều ngược lại, THD bị bán ròng mạnh nhất sàn này nhưng giá trị chỉ hơn 500 triệu đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng 68 tỷ đồng, giảm 64% so với phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng là 2 triệu cổ phiếu.

2022-06-07-170636-3459-1654596600.png

BSR đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 72 tỷ đồng. ACG và CLX được mua ròng lần lượt 4,6 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Trong khi đó, QNS bị bán ròng mạnh nhất với 6 tỷ đồng. QTP và LTG bị bán ròng lần lượt 4,5 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khối ngoại tiếp tục mua ròng 252 tỷ đồng trong phiên 7/6, gom mạnh CCQ ETF

Một cổ phiếu tăng giá liên tục 4,5 năm sau khi lên sàn, doanh nghiệp đang kinh doanh ra sao?

Cổ phiếu DDG của CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) tăng giá bất chấp đợt điều chỉnh mạnh của VN-Index thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Theo quan sát, giá cổ phiếu này liên tục tăng kể từ khi niêm yết trên HNX.

Cổ phiếu ngược dòng trong bối cảnh VN-Index biến động mạnh

Theo tìm hiểu, cổ phiếu DDG niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 18/12/2018 với khối lượng 12 triệu đơn vị. Sau khi lên sàn, mã chứng khoán này có chu kỳ tăng giá khoảng 4,5 năm từ mức giá 8.000 đồng/cp (sau điều chỉnh) lên 39.500 đồng/cp đóng cửa phiên 7/6, gấp 5 lần thời điểm chào sàn.

Quan sát giao dịch trong ngắn hạn, kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này ngược sóng thị trường tăng giá mạnh, bất chấp đợt điều chỉnh của VN-Index. 5 tháng đầu năm, TTCK Việt Nam chịu tác động tiêu cực bởi các sự kiện như căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine, giá dầu neo cao gây áp lực lạm phát lớn, các chính sách thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới, cũng như các vụ việc xử lí sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Cổ phiếu của DDG không có một đợt điều chỉnh đáng kể nào. So với đầu năm, mã này tăng gần 30%. Trước diễn biến trên, không ít nhà đầu tư tò mò đây là doanh nghiệp do ai sở hữu và công ty đang kinh doanh ra sao?

Diễn biến giá cổ phiếu DDG từ lúc niêm yết cuối 2018. Nguồn: TradingView.

Ai đang sở hữu DDG?

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Giáo dục Đông Dương thành lập tháng 6/2010. Hoạt động kinh doanh sản xuất của Xuất nhập khẩu Đông Dương tập trung vào lĩnh vực thiết kế, đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp hơi nhiệt – điện và thương mại nhiên liệu Biomass và phế phẩm nông nghiệp. Công ty cung cấp dịch vụ hơi – nhiệt cho một số doanh nghiệp như công ty Bia Heineken Việt Nam, Cao su Phước Hoà, Tôn Đông Á…

Cơ cấu sở hữu CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương. Nguồn: Nguyễn Hoàng tổng hợp.

Tại ngày 31/12/2021, DDG có hai cổ đông lớn là ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT, nắm giữ 3,63 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ sở hữu 6,36%, bà Trần Kim Sa, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, nắm giữ 3,41 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ sở hữu 5,98%. Hai con của bà Sa là Yang Tuấn An và Yang Hỷ An sở hữu lần lượt 4,12% vốn và 3,43% vốn.

Ngoài ra, em trai của ông Trần Kim Sa là ông Trần Kim Cương, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, nắm giữ 1,21 triệu cổ phiếu, tỉ lệ sở hữu 2,12%.Bà Trần Ngọc Phụng, vợ ông Cương cũng nắm giữ 4,75% vốn công ty. Như vậy, nhóm cổ đông liên quan đến bà Trần Kim Sa, ông Trần Kim Cương sở hữu gần 20,6% vốn công ty.

Thông tin thêm, tại thời điểm chốt quyền dự họp đại hội cổ đông của DDG vào ngày 21/4/2022, công ty có 526 cổ đông, trong đó 48 cổ đông sở hữu 82,4% vốn của công ty.

Công ty đang kinh doanh ra sao?

Về kết quả kinh doanh, theo dõi cho thấy doanh thu của DDG liên tục trong trưởng trong những năm qua từ 218,5 tỷ đồng năm 2017 lên hơn 752 tỷ đồng năm 2021.

Theo báo cáo tài chính 2021, dù gặp nhiều khó khăn do chính sách giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19 trong quý III/2021, nhưng DGG vẫn ghi nhận được kết quả kinh doanh khá tích cực. Cụ thể, doanh thu đạt 751 tỷ đồng, tăng 65,6% so với năm 2020 và vượt 44% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 41,3 tỷ đồng, tăng 175,2% so với năm 2020 và vượt gần 15% so với kế hoạch).

Tháng 11/2021, DDG chào bán hơn 28,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỉ lệ 1:1) với giá 10.000 đồng/cp. Nguồn tiền hơn 285 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành này sử dụng để bổ sung vốn đầu tư mở rộng nhà máy tại Heineken Vũng Tàu, đầu tư mở rộng lắp thêm 1 dây chuyền sấy hèm KCN Trà Nóc – Cần Thơ, đầu tư hệ thống sản xuất CO2 hóa lỏng tại nhà máy cấp hơi Heineken Vũng Tàu và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Kết quả kinh doanh của DGG. Nguồn: Nguyễn Hoàng tổng hợp.

Năm 2022, DDG đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng mạnh với doanh thu đạt 880 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện 2021, lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng, tăng 70%. Chia sẻ về kế hoạch năm 2022, ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT cho biết DDG sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các dự án hiện tại, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nhằm tạo nguồn vốn cho các dự án.

Một số dự án trọng điểm dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay như: dự án đốt rác phát điện Biwase - Bình Dương; giai đoạn 2 dự án cấp hơi nhiệt và xử lý bã hèm Heneiken Vũng Tàu, dự án thu hồi và sản xuất khí CO2 hóa lỏng, dự án xử lý rác công nghiệp Long An.

Nguồn bài viết: Một cổ phiếu tăng giá liên tục 4,5 năm sau khi lên sàn, doanh nghiệp đang kinh doanh ra sao?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Chúng tôi đã nỗ lực ngăn chặn sai phạm nên chứng khoán đã minh bạch hơn”

Đối với trách nhiệm Bộ Tài chính với việc quản lý thị trường chứng khoán vừa qua, báo cáo trước Quốc hội, tư lệnh ngành tài chính cho biết đã nỗ lực hết sức mình, vì sự nỗ lực đó mới ngăn chặn và xử lý sai phạm làm cho thị trường chứng khoán minh bạch hơn và tốt hơn…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Trả lời tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15 sáng 7/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay hệ thống KRX do Hàn Quốc tài trợ vẫn chưa xong. Bộ đang tích cực thúc đẩy và có những giải pháp mạnh yêu cầu nhà thầu phải sang Việt Nam hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, khi dự án này chưa hoàn thành, cơ quan quản lý ngành tài chính đã kịp thời xây dựng dự án dùng công nghệ của HNX đưa vào HoSE, nới room từ 1 triệu lệnh 1 ngày lên 2-3 triệu và hiện nay giao dịch 2,5 triệu lệnh/ngày.

Bộ Tài chính tiếp tục đưa các chuyên gia giỏi nâng “room” lên 5 triệu lệnh đảm bảo cho hệ thống công nghệ thông tin của HOSE không nghẽn mạch như thời gian tháng 4-5/2021 bị nghẽn. Thời gian đó đã có 100 ngày giải cứu nhờ vào sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin như FPT, Viettel và chuyên gia giỏi, giải cứu thành công.

“Dự án mà thành công, sắp tới hoàn thành sẽ là một hệ thống công nghệ thông tin dự phòng để khi bị nghẽn mạch và sự cố thì hệ thống này ngay lập tức được thay thế. Tuy nhiên hiện nay cũng có hệ thống dự phòng cho hệ thống công nghệ thông tin của HOSE và vừa rồi khi ngắt mạch đã đưa hệ thống dự phòng vào hoạt động, và sẽ có hệ thống dự phòng nữa như vậy sẽ đảm bảo hoạt động thông suốt trong quá trình phát triển dài hạn của thị trường chứng khoán”, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Đối với trách nhiệm của Bộ Tài chính với việc quản lý thị trường chứng khoán vừa qua, báo cáo trước Quốc hội, tư lệnh ngành tài chính nói: “Chúng tôi đã nỗ lực hết sức mình, vì sự nỗ lực đó mới ngăn chặn và xử lý sai phạm làm cho thị trường chứng khoán minh bạch hơn và tốt hơn”.

Trong năm 2021, từ tháng 4 đến 9, Bộ Tài chính đã ra 5 thông cáo báo chí về vấn đề rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trả lời nhiều báo và đài để cảnh báo nhà đầu tư. Ngày 1/9 ra công điện yêu cầu Ủy ban chứng khoán và các cơ quan tiến hành thanh tra, đến ngày 3/12 tăng cường thanh tra phát hiện sai phạm và xử lý.

Ngày 1/4/2022, tiến hành thanh tra các đơn vị kiểm toán độc lập cho các công ty chứng khoán, phát hiện nhiều sai phạm chuyển cơ quan điều tra 34 vụ và xử phạt hành chính 568 vụ, xử phạt hành chính 29 tỷ đồng, đây cũng là bước để lành mạnh hóa thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên cán bộ tài chính cũng có trách nhiệm. Bộ đã cách chức 2 cán bộ lãnh đạo và cảnh cáo 2 lãnh đạo liên quan đến trách nhiệm, ví dụ ban hành thông tư không đúng với thông tư Bộ Tài chính, làm nghẽn mạch công nghệ thông tin ảnh hưởng nhà đầu tư, thiếu tranh tra giám sát, khi phát hiện xử phạt hành chính nhưng không đưa các quyết định bổ sung như hủy giao dịch chứng khoán, với sai phạm này chúng tôi đã xử lý kỷ luật và củng cố cơ quan quản lý với đối lĩnh vực chứng khoán.

Nguồn bài viết: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Chúng tôi đã nỗ lực ngăn chặn sai phạm nên chứng khoán đã minh bạch hơn” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

PYN Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư âm trong 4 tháng liên tiếp

Tính từ đầu năm đến nay, hiệu suất của PYN Elite Fund âm 13,13%, thấp hơn mức giảm của VN-Index (âm 13,72%).Tính tới cuối tháng 5, quy mô danh mục PYN Elite Fund đạt 773 triệu EUR, tăng 1,5% so với tháng trước.

PYN Elite Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 5. VN-Index giảm 5,4% trong tháng vừa qua chủ yếu do ảnh hưởng của cổ phiếu HPG và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, PYN Elite Fund ghi nhận kết quả khả quan hơn với hiệu suất âm 1,6% nhờ cổ phiếu VHM tăng 10% sau khi Vinhomes mở bán dự án thành công.

Theo đó, quỹ đến từ Phần Lan ghi nhận hiệu suất đầu tư âm trong 4 tháng liên tiếp, là chuỗi dài nhất kể từ tháng 8/2018. Tính từ đầu năm đến nay, hiệu suất của PYN Elite Fund giảm 13,13%, thấp hơn mức giảm của VN-Index (âm 13,72%).

screenshot-2022-06-07-100703-1-9217-1993

Tháng 5 cũng là tháng thứ 3 xảy ra các vụ bắt giữ lãnh đạo cấp cao liên quan tới việc thao túng thị trường chứng khoán và sai phạm trong phát hành trái phiếu. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đều bị cách chức. Trong khi đó, một loạt doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn với khối lượng lớn, lập kỷ lục trong tháng.

Theo PYN Elite Fund, nhiều bằng chứng chưa chính thức cho thấy dòng tiền mua lại trái phiếu đến từ thị trường chứng khoán. Thanh khoản giao dịch ở mức 760 triệu USD mỗi phiên, giảm 30% so với mức trung bình 12 tháng là 1,1 tỷ USD. Dư nợ cho vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán hàng đầu giảm 20-30% vào cuối tháng 5 so với quý I/2022.

Vè tình hình vĩ mô, Việt Nam ghi nhận sự phục hồi tích cực với sản xuất công nghiệp tăng 10,4% so với cùng kỳ, doanh thu bán lẻ tăng 22,5%, xuất khẩu tăng 16,4%. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) tăng lên 54,7 điểm; và lượng xe khách bán ra trong 4 tháng đầu năm tăng 43%. Trong tháng 5, S&P đã nâng xếp hạng tín dụng Việt Nam lên BB+ với triển vọng ổn định. Điều này sẽ giúp giảm chi phí huy động vôn cho các ngân hàng và các doanh nghiệp blue-chips. Tuy nhiên, do chịu áp lực leo thang từ giá xăng dầu, lạm phát tăng 2,9%.

Tính tới cuối tháng 5, quy mô danh mục PYN Elite Fund đạt 773 triệu EUR (khoảng 19.170 tỷ đồng). So với tháng trước đó, quy mô danh mục của quỹ đã tăng 1,5%, tương đương 11,1 triệu EUR (275,3 tỷ đồng).

Về cơ cấu danh mục khoản đầu tư, tỷ trọng top 10 cổ phiếu có một số biến động trong tháng qua. Cổ phiếu MBB tụt hai hạng xuống vị trí thứ 7 với 58,7 triệu EUR, tỷ trọng 7,6%. Giá trị đầu tư vào ngân hàng Tiên Phong và VEAM đều là 68,8 triệu EUR, chiếm 8,9%. Cổ phiếu ACV được nâng hạng lên thứ 6, với 61,8 triệu EUR.

Trong khi đó, top 3 khoản đầu tư lớn nhất không đổi so với một tháng trước đó. VHM vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 17,9%, theo sau là CTG (15%) và VRE (9,6%).

screenshot-2022-06-07-114930-1-6500-6598

KDC là cổ phiếu tăng trưởng tích cực nhất trong tháng 5 với mức tăng 20,2%. Theo sau là VHM và MIG, với mức tăng lần lượt là 10,2% và 4,5%. Ở chiều ngược lại, giá cổ phiếu Khang Điền giảm nhiều nhất với 12,2%, xếp sau là CMG (âm 7,1%) và MBB (âm 6,9%).,

screenshot-2022-06-07-104630-1-3481-8700

Nguồn: PYN Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư âm trong 4 tháng liên tiếp

Chính phủ đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh xem xét điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển trong tháng 7/2022

Kết luận tại cuộc họp về phí hạ tầng cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, các cơ quan, sớm trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh trong tháng 7 năm 2022…

Các bộ ngành và cơ quan đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý một số nội dung về mức thu, đối tượng thu phí hạ tầng cảng biển

Các bộ ngành và cơ quan đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý một số nội dung về mức thu, đối tượng thu phí hạ tầng cảng biển

Ngày 8/6, Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/5.

Kết luận nêu rõ Nghị quyết quy định mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển) để cụ thể hóa pháp luật về phí, lệ phí và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đúng thẩm quyền.

Mặc dù, Thành phố Hồ Chí Minh đã 2 lần lùi thời điểm để triển khai thu phí hạ tầng cảng biển và bắt đầu thu phí từ ngày 1/4/2022 nhưng giai đoạn hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 và tác động bởi nhiều yếu tố khác trong nước và thế giới. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội có kiến nghị về việc thu phí hạ tầng cảng biển của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, các bộ ngành và cơ quan đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý một số nội dung về mức thu, đối tượng thu phí hạ tầng cảng biển như:

Đó là, thứ nhất, việc quy định mức thu phí khác nhau đối với hàng hóa mở tờ khai tại Thành phố Hồ Chí Minh và hàng hóa mở tờ khai tại địa phương khác cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định Luật Phí và Lệ phí;

Thứ hai, rà soát mức thu của hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu;

Thứ ba, rà soát sự phù hợp với các cảm kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia về vận tải đường thủy;

Thứ tư, xem xét điều chỉnh mức thu phí hợp lý đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển bằng đường thủy nội địa theo Chỉ thị số 37/CT-TTG ngày 19/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các Bộ, các cơ quan, sớm trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh trong tháng 7/2022; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích đến doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan hữu quan để tạo sự đồng thuận khi thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tình hình tổ chức điều chỉnh thu phí hạ tầng cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Nguồn bài viết: Chính phủ đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh xem xét điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển trong tháng 7/2022 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bộ trưởng Tài chính: Không siết trái phiếu doanh nghiệp

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Bộ Tài chính không có chủ trương siết hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp vì đây vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp.

Thông tin này được Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đưa ra trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 8/6. Cụ thể, trả lời câu hỏi của các đại biểu về bong bóng thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Tài chính cho biết trong những năm vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển tương đối tốt, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2021 khoảng 26%/năm.

Đến cuối 2021, thị trường cổ phiếu đã đạt 7,774 triệu tỷ, tương đương 92,5% GDP năm 2021 và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 15% GDP, tương đương 1,374 triệu tỷ.

Thị trường trái phiếu đã trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp, cùng với tín dụng ngân hàng, đảm bảo nguồn lực cho nền kinh tế phát triển.

Lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền

Theo Bộ trưởng Tài chính, các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều có trên 500 năm phát triển thị trường chứng khoán, Việt Nam đến nay mới được khoảng 22 năm, nhưng đã có những bước tăng trưởng tích cực. Điều này thể hiện sức mạnh của thị trường chứng khoán, doanh nghiệp trong nước.

Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán xuất hiện một số trường hợp thao túng giá, tung tin giả mạo, tạo nhiều tài khoản để lôi kéo khách hàng rồi đột ngột bán ra, khi bán không báo với cơ quan quản lý Nhà nước… Tuy nhiên, đây chỉ là hành vi của cá nhân.

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng phát sinh một số trường hợp đưa thông tin sai lệch, dùng một công ty để phát hành trái phiếu cho công ty khác, rồi làm hợp đồng đầu tư góp vốn với các cá nhân. “Điều này chính là vi phạm trật tự kinh tế, vi phạm Luật Chứng khoán và các nghị định liên quan và phải bị xử lý nghiêm”, ông Phớc nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính cho biết qua thanh tra đã phát hiện trường hợp lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bộ trưởng Phớc cho biết thêm hiện Bộ Tài chính đã có những giải pháp để tăng cường kiểm tra hoạt động của thị trường, đưa trí tuệ nhân tạo vào hoạt động theo dõi nghiệp vụ phát sinh, yêu cầu báo cáo về các cổ phiếu lên xuống đột ngột, thiết lập sàn giao dịch riêng cho trái phiếu riêng lẻ để theo dõi.

Cùng với các giải pháp hoàn thiện Nghị định 153, tới đây, Bộ sẽ đề xuất với Quốc hội hoàn thiện Luật Chứng khoán, quy định rõ điều kiện phát hành, như doanh nghiệp phải có lãi, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, mục đích phát hành…

Đặc biệt, Bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt với các giao dịch bất thường về dòng tiền, trường hợp phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm.

“Thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm thông qua quá trình kiểm tra, không những vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán mà còn có cả hành vi lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền. Bộ đã chuyển hồ sơ một số vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý”, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Không siết trái phiếu doanh nghiệp

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về việc có hay không siết trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết hiện Bộ Tài chính không có chủ trương nào nói sẽ siết và hạn chế trái phiếu doanh nghiệp. Bởi đây vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp, đóng góp vào sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc huy động này phải đúng pháp luật, minh bạch và không được lợi dụng để sử dụng số tiền sai mục đích, đưa tiền vào đầu cơ bất động sản hay kênh khác mà không đóng góp cho nền kinh tế.

Về tình trạng tung tin đồn thất thiệt, tin giả mạo ảnh hưởng tới thị trường, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết các nội dung này đã được đưa vào điều cấm của Luật Chứng khoán và đã có nhiều trường hợp bị xử lý cả về hành chính và hình sự.

“Bộ sẽ tăng cường phối hợp với cơ quan công an để xử lý việc tung tin đồn thất thiệt, đưa thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư khác, đảo lộn trật tự kinh tế trên thị trường chứng khoán”, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Ông Phớc cũng trình bày thêm, hiện nay quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 15% GDP, trong khi mục tiêu chiến lược Thủ tướng ban hành là đến năm 2025 phải đạt 20% GDP và năm 2030 đạt 25% GDP. Do đó, mức 15% hiện vẫn nằm trong quy mô cho phép.

Ngoài ra, so với các nước trong khu vực thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất, do đó còn nhiều dư địa để thực hiện.

Nói thêm về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng việc so sánh thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam với các nước là khập khiễng, vì các quốc gia này đã có lịch sử thị trường rất lâu đời. Vấn đề quan trọng là riêng năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tăng đột biến và để xảy ra những sai phạm.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Tài chính cần rà soát lại chính sách pháp luật, hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường.

“Cơ quan nào cũng nói không có động thái siết, nhưng thị trường chứng khoán, trái phiếu trong 4-5 tháng đầu năm nay gần như không có tăng trưởng. Rồi những vấn đề liên quan nợ đến hạn của một số nhà phát hành năm nay rất lớn, thanh khoản lĩnh vực này thế nào, đề nghị Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo thêm, trách nhiệm kiểm tra như thế nào”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.

Trong chiều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về các lĩnh vực liên quan.

Nguồn: Zingnews

1 Likes

VnDirect gọi tên 3 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng

Dựa trên câu chuyện riêng của từng ngân hàng, định giá hấp dẫn cùng với nền tảng cơ bản vững chắc, VnDirect đã đưa ra danh sách 3 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng là VPB, TCB, HDB

VPB - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam thịnh vượng

VnDirec kỳ vọng VPB sẽ ghi nhận hạn mức tăng trưởng tín dụng cao trong năm nay, ít nhất 23%, dựa vào tỷ lệ an toàn vốn cao nhất ngành (15,2% cuối Q1/22).

  • FE Credit sẽ hồi phục trở lại về mức trước đại dịch (3-4 nghìn tỷ đồng LNTT; gấp 6 lần năm 2021).

  • Quan trọng hơn, việc bán vốn thành công cho đối tác nước ngoài sẽ là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho VPB trong thời gian sắp tới.

  • VPB hiện đang giao dịch tại mức P/BV dự phóng 2022 là 1,37 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 3 năm là 1,74 lần và trung bình ngành là 1,46 lần trong khi tăng trưởng LN và khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn mạnh mẽ (lần lượt là 30,1% và 18%)- cho thấy định giá hiện tại của VPB đang rất hấp dẫn. Với mô hình ngân hàng độc đáo và tiềm năng phát triển còn rất lớn, chúng tôi cho rằng VPB xứng đáng với mức định giá P/BV ít nhất là 2 lần.

HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh

HDB cũng sẽ là ngân hàng nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhờ vào tỷ lệ an toàn vốn thuộc top toàn ngành (14,4%); chúng tôi dự kiến tăng trưởng tín dụng của HDB sẽ đạt ít nhất 22% vào năm nay. Ngoài ra, HDB cũng sẽ là 1 trong số ít các ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp của toàn ngành trong năm 2022 dựa trên tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) rất thấp 66% (so với quy định là 85%).

  • Bảo hiểm sẽ là điểm sáng trong bức tranh kết quả kinh doanh của HDB khi HDB là 1 trong số ít các ngân hàng mới tái khởi động lại hoạt động bảo hiểm và đồng thời chưa ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền. Với tệp khách hàng lớn và tiềm năng vốn có, VnDirect tin rằng HDB sẽ đẩy mạnh được thu nhập từ phí 1 cách mạnh mẽ thông qua mảng bảo hiểm.

  • HDB hiện đang giao dịch tại P/BV là 1,38 lần, thấp hơn mức trung bình 3 năm là 1,64 lần và trung bình ngành là 1,46 lần mặc dù khả năng sinh lời của ngân hàng đã vượt trội hơn so với quá khứ rất nhiều (ROE 23%). Vì vậy VnDirect cho rằng HDB xứng đáng được định giá ở mức 1,9 lần P/BV.

TCB - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Việc Chính phủ sẽ kiểm soát và giám sát chặt chẽ thị trường vốn theo chúng tôi là một điểm tích cực để giúp nâng tính minh bạch và bền vững của thị trường trong dài hạn. Tuy vậy, điều này đã gây ra tâm lý dè chừng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu TCB - cổ phiếu của 1 ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản lớn trong danh mục cho vay và nắm giữ khối lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong toàn ngành NH.

  • VnDirect tin rằng TCB sẽ gặp ít rủi ro đối với sự kiện trên nhờ vào mô hình kinh doanh tốt và vị thế vững chắc của ngân hàng trong thời điểm hiện tại để có thể nắm bắt được xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trái phiếu và bất động sản trong những năm tới. Việc bán tháo ồ ạt trên thị trường vừa qua đã khiến TCB có được mức định giá rất hấp dẫn: 1,13 lần P/BV so với mức 1,56 lần trung bình 3 năm và 1,46 lần toàn ngành - tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn có thể bắt đầu mua vào và nắm giữ.

  • Về bức tranh KQKD 2022: TCB sẽ là 1 trong các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao (khoảng 22%) dựa trên tỷ lệ an toàn vốn CAR cao (15,1%). NIM nhìn chung sẽ không giảm mạnh nhờ vào tỷ lệ CASA cao nhất trong toàn ngành và tiềm năng lớn để mở rộng cho vay cá nhân. Kết hợp với chất lượng tài sản tốt nhất toàn ngành, VnDirect tự tin rằng TCB sẽ đạt 26% tăng trưởng LN ròng trong năm nay với tỷ suất sinh lời ROE là 22%.

Nguồn: 24hmoney

Lãnh đạo UBCK: Kỳ vọng áp dụng giao dịch lô 10 tại HoSE trong tháng 7

HoSE đã gửi yêu cầu thử nghiệm giao dịch lô 10 với các công ty chứng khoán thành viên từ đầu tháng 5, thời gian thử nghiệm từ 9/5 đến 20/5. Tương lai, HoSE sẽ tăng trở lại giao dịch lô 100 và xây dựng 1 hệ thống riêng cho các giao dịch từ 1 đến 99 đơn vị tương tự nhiều thị trường trên thế giới.

Trao đổi bên lề hội thảo Maybank Invest Asean 2022, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, UBCK cho biết sau thời gian thử nghiệm giao dịch lô lẻ về 10 cổ phiếu, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) dự kiến áp dụng ngay trong tháng 6. Tuy nhiên, do một số lỗi phát sinh, Sở cần thêm vài tuần để khắc phục. Theo đó, lãnh đạo UBCK kỳ vọng trong tháng 7 có thể áp dụng giao dịch lô 10.

image

Lãnh đạo UBCK kỳ vọng áp dụng giao dịch lô 10 tại HoSE trong tháng 7.

Bà Bình cũng cho biết thêm trên thế giới đa phần các sở giao dịch đều áp dụng lô 100 và có 1 hệ thống riêng vận hành cho các giao dịch lô từ 1 đến 99. Trong tương lai, định hướng của cơ quan quản lý lý thị trường là nâng lô giao dịch tại HoSE lên 100 và xây dựng 1 hệ thống riêng cho các giao dịch lô lẻ để giảm tải áp lực cho toàn hệ thống.

Trước đó, vào đầu tháng 5, HoSE đã gửi văn bản tới các công ty chứng khoán thành viên để thử nghiệm toàn thị trường triển khai giao dịch lô lẻ, thời gian diễn ra từ 9/5 đến 20/5. HoSE cũng yêu cầu các công ty chứng khoán gửi kết quả báo cáo trước ngày 25/5.

HoSE đang áp dụng giao dịch lô bội số của 100 cổ phiếu. Trước đây, HoSE áp dụng lô là bội số 10 cổ phiếu, song do sự cố nghẽn lệnh diễn ra từ cuối năm 2020 nên từ 4/1/2021, lô giao dịch được điều chỉnh. Theo Bộ Tài chính, việc nâng lô lên 100 cổ phiếu là giải pháp tạm thời để giảm thiểu tình trạng nghẽn lệnh của sàn HoSE, qua đó hạn chế thiệt hại cho nhà đầu tư.

Kể từ đầu tháng 7/2021, khi hệ thống giao dịch tại HoSE do Công ty cổ phần FPT cung cấp đi vào vận hành chính thức, tình trạng nghẽn lệnh tại sàn này đã chấm dứt. Ngay sau đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu HoSE khẩn trương áp dụng giao dịch lô tối thiểu 10 cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư.

Nguồn: NDH

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 8/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. YEG: Lộ diện nhóm cổ đông “thay máu” Yeah1

  2. BII: Louis Land - Nhân sự cao cấp cuối cùng “tháo chạy” trước thềm ĐHCĐ

  3. VLC: ĐHĐCĐ Vilico 2022 - Chuyển dự án bò thịt Tam Đảo cho công ty liên doanh với Nhật triển khai, lập kế hoạch lên sàn HoSE

  4. MSN: Tròn một năm thâu tóm Phúc Long đưa định giá tăng gấp 5 lần, biên lợi nhuận gần 70%, quy mô top đầu thị trường

  5. DAG: Đầu tư gần 650 tỷ đồng mở rộng nhà máy sản xuất

_

  1. DBC: Dabaco có thể đối mặt với năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận ròng âm

  2. NVB: Hai thành viên HĐQT bất ngờ đệ đơn từ nhiệm ngay trước đại hội

😎 BII: Kỷ lục một công ty niêm yết trong vòng 1 năm trải qua 5 đời Chủ tịch, 4 CEO

  1. ANV: Vợ chồng Phó Chủ tịch Navico bỏ tiền túi cho công ty vay 653 tỷ đồng

  2. LPB: LienVietPostBank bị nhắc nhở vi phạm công bố tài liệu ĐHĐCĐ 2022

  3. THD: Thaispace bất ngờ giảm vốn điều lệ từ hơn tỷ USD xuống còn chưa tới 2.300 tỷ, cơ cấu cổ đông cũng chỉ còn bầu Thụy và Thaiholdings.

  4. FIR: First Real (FIR) - Doanh thu tăng vọt, dòng tiền âm trong 6 tháng đầu năm 2022

  5. PVT: PVTrans lên kế hoạch lợi nhuận giảm mạnh 43%, đầu tư thêm 6 tàu trong năm nay

  6. Gạo Trung An (TAR) trình chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 110 tỷ đồng năm 2022, bằng 1/6 so với kế hoạch đầu năm

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. DBD: Người nhà lãnh đạo Dược phẩm Bidiphar bán hết gần 1 triệu cổ phiếu DBD

  2. PVI: Tổ chức liên quan đến Chủ tịch PVI chi hơn 24 tỷ đồng gom cổ phiếu công ty

  3. Tổng Giám đốc CMT đăng ký mua hơn 1 triệu cp

_

  1. SSB: SeABank sắp phát hành hơn 300 triệu cổ phiếu SSB

  2. ART: Chứng khoán BOS hủy kế hoạch phát hành 40 triệu cổ phiếu ART, kỳ vọng lợi nhuận năm 2022 tăng 35% so với cùng kỳ

_

=> CỔ TỨC

  1. Viettel Construction chốt quyền trả cổ tức 2021 tỷ lệ 33,1% bằng cổ phiếu và tiền

  2. HDG: Hà Đô (HDG) dự kiến phát hành lượng lớn cổ phiếu trả cổ tức

  3. CTR: Cổ đông Viettel Construction chuẩn bị nhận cổ tức “kép”

  4. DPR: Cao su Đồng Phú dự kiến chia cổ tức 2021 tỷ lệ 35%

  5. Digiworld triển khai phương án thưởng cổ phiếu tỷ lệ 80%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Nhiều nhóm ngành đồng thuận bứt phá, VN-Index chính thức lấy lại mốc 1.300 điểm

  • Thị trường đuối dần về cuối phiên, một số nhóm ngành tăng mạnh giai đoạn trước như dầu khí, cảng biển, thủy sản có dấu hiệu chốt lời. Mặc dù vậy với độ rộng của mức độ lan tỏa các ngành, phiên hôm nay vẫn được đánh giá là một phiên tích cực.

  • Ngành Ngân hàng ghi nhận giá trị giao dịch tăng 39% với trung bình 5 phiên liền trước, chỉ số giá ngành tăng 1,75%, tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành tăng lên 12,61%, cao thứ 2 trong 10 phiên liên tiếp. Điều này cho thấy cung vào cổ phiếu Ngân hàng có tăng.

  • Giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu Bất động sản tăng 34% với trung bình 5 phiên trước, chỉ số giá tăng 1,66%. Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm này tăng lên 4,74% cao nhất trong vòng 10 phiên gần nhất.

  • VN-Index đóng cửa phiên giao dịch tăng 16,56 điểm (1,28%) lên 1.307,91 điểm. Toàn sàn có 389 mã tăng, 80 mã giảm

  • Khối ngoại mua ròng gần 320 tỷ đồng phiên VN-Index vượt 1.300 điểm, tâm điểm nhóm hóa chất, BĐS. Chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị 182 tỷ đồng

  • Tự doanh 08/06: Bán ròng gần 95 tỷ đồng, đánh dấu 5 phiên bán ròng liên tiếp. Tập trung xả NVL, VIC…

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng, chứng khoán tăng mạnh

  2. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hệ thống KRX hiện vẫn chưa xong, nâng quy mô sàn HOSE lên 5 triệu lệnh mỗi ngày

  3. Lãnh đạo UBCK: Kỳ vọng áp dụng giao dịch lô 10 tại HoSE trong tháng 7

  4. Đại gia “tháo chạy”, cổ đông chịu thiệt

  5. Tiền đổ vào ETF Đông Nam Á cao nhất 8 năm, nhắm chủ yếu đến Việt Nam

  6. Nhờ đâu cổ phiếu dầu khí tiếp tục tăng cao và lập đỉnh?

  7. MoMo bắt tay với Dragon Capital, cho phép mua chứng chỉ quỹ trên ví điện tử

  8. Giảm tỷ trọng cổ phiếu HPG, quỹ của SGI Capital vẫn ghi nhận hiệu suất âm tháng thứ 2 liên tiếp

  9. Tháng 5, phái sinh đạt 1.005.897 tài khoản, tăng 3,36% so với tháng trước

_

  1. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện chỉ có trường hợp Tân Hoàng Minh chưa trả được nợ trái phiếu, còn các doanh nghiệp khác đến hạn đều trả được nợ.

  2. Bộ trưởng Tài chính: Không siết trái phiếu doanh nghiệp

_

=> VIỆT NAM

  1. Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giảm thuế, hạ nhiệt giá xăng có thể mở đường cho buôn lậu

  2. Bất chấp 2 lần tăng giá, lượng tiêu thụ xi măng đang phục hồi mạnh

  3. Nỗi lo khủng hoảng lương thực ở EU, cơ hội cho cá tra Việt Nam

  4. Từ ngày 9/6, Hà Nội sẽ xét cấp ‘sổ đỏ’ cho tổ chức đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính

  5. Giá xăng dầu có thể giảm tiếp 2 nghìn đồng mỗi lít thông qua giảm thuế

  6. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc

  7. Xuất khẩu tiêu tháng 5 gãy đà phục hồi, giá tiêu nội địa giảm hơn 7%

  8. Với quy mô đóng góp hơn 85 tỷ USD/năm, chăn nuôi là động lực lớn thúc đẩy phục hồi kinh tế

  9. Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á trong “cuộc đua” năng lượng sạch, đứng thứ 10 thế giới

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên, Hang Seng tăng hơn 2%

  2. Nhật Bản: BoJ phát tín hiệu chưa thắt chặt tiền tệ

  3. Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 0,6% trong quý I/2022, chậm hơn so với dự kiến

  4. Ấn Độ tăng lãi suất thêm 50 điểm, lên mức 4,90% khi lạm phát tăng mạnh

  5. Trung Quốc: Xuất khẩu hết thời bùng nổ, tiền ‘chảy’ sang các đối thủ cạnh tranh tại Đông Nam Á

  6. Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 thêm 1,2 điểm phần trăm, xuống còn 2,9%, đồng thời cảnh báo nguy cơ nhiều nước có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

  7. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (7/6), khi nhà đầu tư tỏ ra không mấy lo ngại về những dấu hiệu giảm tốc của nền kinh tế và tiếp tục hướng sự chú ý tới báo cáo lạm phát quan trọng sắp công bố.

  8. Cổ đông thúc ép Twitter chơi tới cùng, đáp ứng các yêu sách của Elon Musk để được ‘bán mình’

  9. Pakistan: Quốc gia châu Á rút ngắn ngày làm việc trong tuần để tiết kiệm năng lượng

  10. Kinh tế Nam Phi phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19

  11. Đậu mùa khỉ vọt lên hơn 1.000 ca toàn cầu, CDC cảnh báo những đường lây, biểu hiện ít ngờ

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Khảo sát cho thấy 52% người giàu châu Á nắm giữ tiền điện tử

  2. PayPal chính thức bước “hai chân” vào Crypto, bắt đầu hỗ trợ chuyển tiền điện tử mã hóa

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng ở trên 31.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã rung lắc khá mạnh và đe dọa thủng 30.000 USD trước khi bật lên trên ngưỡng này vào cuối ngày.

_

  1. Sau khi để Venezuela bán dầu cho châu Âu, Mỹ cũng có thể cho phép Iran xuất khẩu dầu ra thị trường thế giới.

  2. Nhiều tổ chức kinh tế nâng mạnh dự báo giá dầu thô Brent trong thời gian tới

  3. Trung Quốc và Ấn Độ đẩy mạnh mua dầu Nga nhân lúc giá giảm

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,74 USD (+1,46%), lên 121,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,56 USD (+1,29%), lên 122,13 USD/thùng.

_

  1. USD, Nhân dân tệ và đồng rúp đồng loạt quay đầu giảm

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 10,7 USD lên mức 1.852,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh 1.850 USD/ounce cho đến cuối ngày.

_

  1. ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm, giá phục hồi trở lại vào cuối tháng 5

  2. Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine

  3. Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc

  4. Khí đốt giảm nhưng vẫn duy trì mức cao gần 13 năm

Vàng SJC 69.6 tr/lượng

USD 23,330 đồng

Bảng Anh 29,636 đồng

EUR 25,521 đồng

Nguồn: Thông Tô

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 322 tỷ đồng trong phiên 8/6, bán mạnh HPG

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp trên HoSE với giá trị tăng 72% so với phiên trước và đạt 275 tỷ đồng.Khối ngoại bán ròng trở lại ở sàn HNX với 13,8 tỷ đồng.DPM được mua ròng mạnh nhất sàn HoSE với 85 tỷ đồng.

VN-Index đóng cửa phiên giao dịch tăng 16,56 điểm (1,28%) lên 1.307,91 điểm. HNX-Index tăng 6,78 điểm (2,23%) lên 310,93 điểm. UPCoM-Index tăng 1,31 điểm (1,4%) lên 95 điểm.

Giao dịch khối ngoại vẫn đi theo chiều hướng tích cực và góp phần giúp thị trường đi lên. Cụ thể, khối ngoại mua vào 44,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.641 tỷ đồng, trong khi bán ra 33,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.319 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 11,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 322 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị tăng 72% so với phiên trước và đạt 275 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là hơn 9,4 triệu cổ phiếu.

2022-06-08-170406-1425-1654682717.png

DPM được mua ròng mạnh nhất sàn HoSE với 85 tỷ đồng. MSN và GAS được mua ròng lần lượt 84 tỷ đồng và 65 tỷ đồng. DCM cũng được mua ròng 56 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị 182 tỷ đồng. NVL và MWG bị bán ròng lần lượt 46 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 13,8 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 93.567 cổ phiếu.

2022-06-08-170422-8794-1654682718.png

PVS bị khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất với giá trị 66 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là HUT với chỉ 610 triệu đồng. Trong khi đó, SHS được mua ròng mạnh nhất sàn này với 21,4 tỷ đồng. TNG và IDC được mua ròng lần lượt 17 tỷ đồng và 13 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng 61 tỷ đồng (giảm 9,4% so với phiên trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 1,8 triệu cổ phiếu.

2022-06-08-170434-5030-1654682718.png

Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã BSR với 63 tỷ đồng. FOC và SIP đều được mua ròng hơn 2 tỷ đồng. Chiều ngược lại, QNS bị bán ròng mạnh nhất với 5,7 tỷ đồng. LTG cũng bị bán ròng 2,2 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khối ngoại tiếp tục mua ròng 322 tỷ đồng trong phiên 8/6, bán mạnh HPG

Sức mạnh của Nhật Bản ở Đông Nam Á suy yếu: Câu hỏi về Trung, Hàn?

Sức mạnh của Nhật Bản ở Đông Nam Á suy yếu: Câu hỏi về Trung, Hàn?

Thế giới 08/06/2022 19:16

[Chia sẻ0](javascript::wink:

(Tổ Quốc) - Sự hiện diện của Nhật Bản đang lu mờ dần ở Đông Nam Á – khu vực là động lực của tăng trưởng toàn cầu.

Theo nhận định của tờ Nikkei Asia, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản về giá trị giao dịch thương mại với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hàn Quốc đang bắt kịp nhanh chóng xu hướng này. Tiến trình trên của hai ông lớn châu Á cũng tăng tốc một phần do Tokyo quyết định đóng cửa biên giới để ngăn chặn đại dịch virus corona.

Trung, Hàn nhanh chóng vượt lên

Nhật Bản lâu nay đã cạnh tranh với Mỹ để giành được vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 5 năm, từ năm 2003 đến 2008, trước khi Trung Quốc gia tăng giá trị thương mại của họ với khối này, theo Ban Thư ký ASEAN. Sau khi bỏ xa Nhật Bản vào năm 2009, Trung Quốc gần như tăng gấp 3 lần con số trên, và đạt vị trí dẫn đầu về giao dịch thương mại với ASEAN vào năm 2021.

Khi so sánh với Hàn Quốc, vào năm 2003, thương mại của ASEAN và Nhật Bản lớn gấp 3 lần giá trị giao dịch của khối này với Hàn Quốc. Tuy nhiên, khoảng cách này thu hẹp xuống còn 1,3 lần vào năm 2021.

Đầu tư trực tiếp hàng năm của Nhật Bản vào ASEAN đạt tổng cộng 14,85 tỷ USD trong năm 2012, lớn thứ ba sau giá đầu tư của nội bộ khu vực và của Mỹ vào khối này. Tuy nhiên, giá trị đầu tư của Nhật Bản đã giảm xuống vị trí thứ sáu, ở mức 8,52 tỷ USD vào năm 2020.

Sức mạnh của Nhật Bản ở Đông Nam Á suy yếu: Câu hỏi về Trung, Hàn? - Ảnh 1.

Ảnh hưởng của Nhật Bản tại Đông Nam Á đang vấp phải cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung, Hàn, Mỹ. Ảnh: Nikkei Asia.

Sự hiện diện ngày càng giảm của Nhật Bản cũng có thể được nhìn thấy trong sự di chuyển dân cư. Vào năm 2020, Nhật Bản chiếm 10% số du khách đến thăm các nước ASEAN từ các nước châu Á khác. Con số này đã giảm đi nhiều so với số liệu năm 2012 là 16%. Các chuyến thăm của quan chức chính phủ cấp cao và giám đốc điều hành doanh nghiệp cũng đã giảm do các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt Covid-19 của Tokyo mà một số người chế giễu là “chính sách đóng cửa.”

Trong một cuộc khảo sát năm 2022 của Viện tham vấn chính sách ISEAS Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, chỉ 2,6% các chuyên gia chính sách và các nhà tham vấn ở các quốc gia ASEAN coi Nhật Bản là “cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhất”, một con số quá thấp khi so với tỷ lệ 77% về Trung Quốc. Trong cuộc khảo sát năm 2019, tỷ lệ tương tự về Nhật Bản là 6,2%.

Vị thế từ sự hỗ trợ quá khứ

Tuy nhiên, vị thế của Nhật Bản chủ yếu nằm ở đóng góp kinh tế trong quá khứ của nước này cho khu vực, các chuyên gia nhận định. Trong khi tỷ trọng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN ngày càng giảm, nước này vẫn nổi bật về tổng vốn đầu tư tích lũy.

Nhật Bản đã giúp các nền kinh tế Đông Nam Á phát triển nhờ viện trợ tài chính từ sau Thế chiến II. Từ năm 1999 đến năm 2019, Nhật Bản đã phân bổ 15% tổng giải ngân ròng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho ASEAN. Trung Quốc thường yêu cầu các nước nhận viện trợ mua sắm vật tư và thiết bị từ nước này, nhưng Nhật Bản nói chung đã không kèm theo các điều kiện đó.

Các chuyên gia cho biết, mặc dù Tokyo có ảnh hưởng trong khu vực nhờ những đóng góp của nước này đối với sự phát triển của khu vực, Nhật Bản không thể tiếp tục “ngủ quên trên chiến thắng”.

Yuri Sato, một nhà nghiên cứu tại Viện các nền kinh tế đang phát triển thuộc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cho biết: “Nhật Bản có xu hướng nghĩ rằng mối quan hệ gắn bó sâu sắc của họ với ASEAN, được vun đắp trong hơn nửa thế kỷ qua, là một điều đặc biệt. Nhưng xã hội liên tục thay đổi, và Nhật Bản cũng nên đổi mới nhận thức của mình về Đông Nam Á.”

Các đối thủ đang tận dụng thời cơ

Các đối thủ của Nhật Bản đang nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của họ trong khu vực. Ngoại giao vắc xin là một trường hợp điển hình. Trong khi Nhật Bản thất bại trong việc phát triển vắc-xin COVID-19, Bắc Kinh đã gửi hơn 500 triệu liều vắc-xin do nước này sản xuất đến ASEAN, giúp giảm bớt lo lắng của công chúng trước đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta.

Giờ đây, Nhật Bản cũng trở nên khó cạnh tranh với Trung Quốc về khối lượng sản xuất khi nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp ba lần Nhật Bản.

Một chuyên gia cho biết niềm tin là một điều mà Nhật Bản vẫn có thể giành được vị thế được trong khu vực. Trong cuộc khảo sát năm 2022 của ISEAS, 54% người được hỏi cho rằng Nhật Bản là quốc gia “làm điều đúng đắn” để giúp thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng trên toàn thế giới, trong khi chỉ 27% chọn Trung Quốc. Mọi người rõ ràng đang bị ảnh hưởng bởi các chiến thuật mạnh tay của Bắc Kinh ở Biển Đông và các nơi khác.

Chuyên gia Sato nói: “Những người ở độ tuổi 40 và 50 đã trưởng thành cùng với các thương hiệu và các giá trị mềm của Nhật Bản, và nhìn chung có ấn tượng tốt về Nhật Bản. Nhật Bản nên tận dụng lòng tin của họ trong khi điều đó vẫn đang được duy trì”. Ông Sato cũng cho rằng giáo dục và giao lưu thanh niên là hai lĩnh vực có thể giúp Nhật Bản gia tăng ảnh hưởng.

Một chuyên gia khác cũng cho biết, trong khi tầm quan trọng về địa chính trị của Đông Nam Á đang gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine chưa có điểm dừng, Nhật Bản cần khẩn cấp xây dựng lại quan hệ với ASEAN, vì sự hiện diện ngày càng giảm ở đây có thể làm xói mòn sức mạnh ngoại giao của nước này.

Nguồn bài viết: Sức mạnh của Nhật Bản ở Đông Nam Á suy yếu: Câu hỏi về Trung, Hàn?

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 9/6: Có khả năng test lại 1.300 điểm

Điểm trừ của thị trường vẫn là yếu tố thanh khoản mặc dù có sự cải thiện so với trung bình tuần trước nhưng không cải thiện so với phiên hôm qua nếu coi hôm nay là một ngày bứt phá (Break out).

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 9/6.

CTCK SHS

Phiên bùng nổ vượt ngưỡng tâm lý 1.300 điểm hôm nay với khối lượng chưa thực sự thuyết phục, VN-Index cũng suy yếu dần về cuối phiên cho thấy khả năng bứt thoát hẳn tạo ra một giai đoạn tăng mới của thị trường là chưa thực sự rõ ràng.

Mặc dù xu hướng trung hạn như chúng tôi liên tục nhận định là tích cực và thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng trong ngắn hạn rất có thể thị trường vẫn có rung lắc test lại ngưỡng 1.300 điểm.

Đối với góc nhìn kỹ thuật và ngắn hạn VN-Index đã vượt mốc 1.300 điểm là mục tiêu đầu tiên sóng hồi phục b, mốc 1.300 điểm cũng là ngưỡng cản tâm lý của VN-Index và như chúng tôi nhận định thị trường đã có phiên bùng nổ vượt ngưỡng tâm lý này.

Tuy nhiên, việc thị trường bùng nổ chưa thực sự thuyết phục nên khả năng rung lắc điều chỉnh test lại 1.300 điểm vẫn có thể diễn ra trong thời gian tới.

CTCK Rồng Việt - VDSC

Sau tín hiệu hồi phục nhanh từ vùng 1.260-1.270 điểm, VN-Index đã có chuyển biến tốt hơn và vượt ngưỡng cản tâm lý 1.300 điểm.

Tuy nhiên, thanh khoản vẫn ở mức thấp và có động thái giằng co trên 1.300 điểm, cho thấy dòng tiền nhìn chung vẫn còn thận trọng.

Với tín hiệu tốt và thận trọng xen kẽ, có khả năng VN-Index sẽ có diễn biến đi ngang (sideway) tại vùng 1.300 – 1.330 điểm (trước vùng gap giảm ngày 9/5) trong thời gian tới trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 9/6: Có khả năng test lại 1.300 điểm ảnh 1
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.

CTCK Tân Việt - TVSI

Chúng tôi cảm nhận mức độ tích cực của phiên giao dịch hôm nay ở nhiều góc độ như chỉ số tạo mức cao mới một tháng, số lượng cổ phiếu tăng vượt trội và nhiều cổ phiếu tăng hết biên độ khi kết phiên.

Điểm trừ của thị trường vẫn là yếu tố thanh khoản mặc dù có sự cải thiện so với trung bình tuần trước nhưng không cải thiện so với phiên hôm qua nếu coi hôm nay là một ngày bứt phá (Break out).

Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm về chỉ số VN-Index hồi phục hướng về vùng 1.350-1.370 điểm như các bản tin trước và các cổ phiếu không hẳn sẽ hồi phục theo kịp chỉ số.

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 9/6: Có khả năng test lại 1.300 điểm ảnh 2
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan

1 Likes

Goldman Sachs mạnh tay nâng dự báo giá dầu

Dự báo trên cho thấy điều tồi tệ nhất còn chưa qua đối với người tiêu dùng đang trầy trật vì giá xăng cao trên toàn cầu…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Giá dầu và giá xăng cần tăng cao hơn nữa trong mùa hè này để có thể khuyến khích việc sản xuất nhiều dầu hơn và khiến người tiêu dùng hạn chế tiêu thụ nhiên liệu - một báo cáo của Goldman Sachs nhận định.

Ngân hàng Mỹ này dự báo giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London sẽ bình quân 140 USD/thùng trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, từ mức dự báo trước đó là 125 USD/thùng. Giá dầu Brent hiện dao động quanh mốc 120 USD/thùng.

Tệ hơn, Goldman Sachs nói rằng giá bán lẻ xăng trong mùa hè năm nay cần phải tăng lên mức phù hợp với giá dầu 160 USD/thùng mới có thể kéo được nhu cầu xuống. “Một đợt tăng giá mạnh trong mùa hè này là rất có thể xảy ra”, các chiến lược gia của nhà băng Phố Wall viết trong một báo cáo.

Dự báo trên cho thấy điều tồi tệ nhất còn chưa qua đối với người tiêu dùng đang trầy trật vì giá xăng cao trên toàn cầu.

Tại Mỹ, giá bán lẻ xăng bình quân toàn quốc lập lập kỷ lục mới vào ngày 7/6 khi tăng lên mức 4,92 USD/gallon, theo dữ liệu từ AAA. Giá xăng tại nước này đã tăng 0,3 USD/gallon trong vòng 1 tuần và tăng 0,62 USD/gallon trong vòng 1 tháng trở lại đây.

“Tôi phát điên mất. 5.99 USD một gallon xăng? Anh có nghiêm túc không vậy?” Cleavie Jordan, một người đi đổ xăng ở Manhattan, New York, nói.

13 tiểu bang ở Mỹ và thủ đô Washington DC đã chứng kiến giá xăng từ 5 USD/gallon trở lên. Tại một loạt bang khác, giá xăng cũng đang ngấp nghé ngưỡng này.

Báo cáo của Goldman Sachs cho rằng giá dầu Brent sẽ đạt bình quân 135 USD/thùng trong nửa sau của năm nay và nửa đầu năm 2023. Con số này tăng 10 USD/thùng so với dự báo trước đó của Goldman Sachs.

“Chúng tôi tin rằng giá dầu cần tăng cao hơn nữa mới có thể bình thường hoá được mức tồn kho dầu toàn cầu đang rất thấp, cũng như công suất khai thác dầu dự trữ của OPEC và công suất lọc dầu dự trữ toàn cầu”, báo cáo viết.

Hồi tháng 3, giá dầu Brent có lúc vượt 139 USD/thùng, cao nhất trong 14 năm. Tuy nhiên, mức giá đó không tồn tại được lâu. Lần này, Goldman Sachs dự báo về một đợt tăng giá dầu bền vững hơn, với giá dầu Brent có thể bình quân 140 USD/thùng trong cả quý 3.

Trước đó, chuyên gia kinh tế Mark Zandi của Moody’s Analytics cảnh báo rằng mức giá 150 USD/thùng dầu sẽ đồng nghĩa với một vấn đề lớn của nền kinh tế Mỹ. “Nếu giá dầu tăng lên mức 150 USD/thùng, kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Chắc chắn là như vậy”, ông Zandi nói với CNN Business.

Goldman Sachs không đưa ra dự báo cụ thể nào về giá xăng, chỉ nói rằng giá dầu phải tăng rất cao mới có thể khiến nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu giảm 500.000 thùng/ngày để cân bằng thị trường.

Cùng ngày 7/6, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) nâng dự báo giá dầu, giá xăng và giá khí đốt. Cơ quan này từ bỏ dự báo đưa ra trước đó cho rằng đến tháng 9, giá xăng ở Mỹ sẽ giảm dưới mức 4 USD/gallon.

“Chúng tôi cho rằng áp lực tăng giá năng lượng hiện nay sẽ giảm bớt, nhưng giá năng lượng cao sẽ tiếp tục duy trì ở Mỹ trong năm nay và năm tới”, Giám đốc EI Joe DeCarolis nói trong một tuyên bố.

EIA dự báo giá dầu Brent sẽ bình quân ở mức 111,28 USD/thùng trong quý 3 năm nay là 104,97 USD/thùng trong quý 4. Cách đây 1 tháng, 2 con số dự báo tương ứng mà EIA đưa ra là 103,98 USD/thùng và 101,66 USD/thùng.

“Chúng tôi tiếp tục dự báo mức giá năng lượng cao so với lịch sử do sự phục hồi kinh tế và ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine”, ông DeCarolis phát biểu.

Dự báo của EIA dựa trên cơ sở cho rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ thực thi lệnh cấm vận dầu Nga. Tuy nhiên, dự báo này chưa tính đến kế hoạch của EU về cấm các công ty bảo hiểm châu Âu cung cấp hợp đồng bảo hiểm cho các chuyến tàu chở dầu Nga.

Và dù Mỹ và liên minh OPEC+ dự kiến tăng thêm sản lượng khai thác dầu, EIA cho rằng sản lượng dầu của Nga sẽ giảm 1,1 triệu thùng/ngày trong thời gian từ tháng 5/2022 đến cuối năm 2023. Đó là một mức giảm lớn hơn so với dự báo trước đây của EIA.

Nguồn bài viết: Goldman Sachs mạnh tay nâng dự báo giá dầu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới