Chứng sỹ săn tin!

TIN THẾ GIỚI 9-6: Nhà ông Trump chấp nhận bị điều tra; Mỹ sẽ giảm thuế với hàng Trung Quốc

TTO - Nga kiểm soát phần lớn thành phố Sievierodonetsk ở miền Đông Ukraine; Mỹ công bố kế hoạch kinh tế mới cho khu vực Mỹ Latin; Cha con ông Trump chấp nhận bị điều tra về hoạt động kinh doanh… là những tin tức thế giới đáng chú ý.

TIN THẾ GIỚI 9-6: Nhà ông Trump chấp nhận bị điều tra; Mỹ sẽ giảm thuế với hàng Trung Quốc - Ảnh 1.

Xe quân sự của lực lượng Ukraine di chuyển ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 8-6 - Ảnh: REUTERS

  • Tỉnh trưởng tỉnh Lugansk ở miền Đông Ukraine, ông Serhiy Gaidai, cho biết lực lượng Nga đã đẩy lực lượng Ukraine ra ngoại ô thành phố Sievierodonetsk, đánh dấu một bước ngoặt trong chiến sự tại đây.

“Các lực lượng của chúng tôi hiện chỉ kiểm soát ngoại ô thành phố, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu”, ông Gaidai nói trên truyền thông địa phương. Thành phố Lysychansk gần đó cũng đang bị không kích mạnh.

Nga đã tập trung binh lực tấn công thành phố Sievierodonetsk trong vài tuần qua. Trong khi đó, Ukraine cũng thề kháng cự đến cùng, cho biết chiến địa này có thể định hình cả chiến sự ở miền Đông Ukraine.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết lực lượng Nga được vũ trang gấp 10 lần lực lượng của nước này tại một số vùng ở Sievierodonetsk. Kiev cũng hối thúc phương Tây cung cấp thêm vũ khí để giữ chiến tuyến ở miền Đông.

  • Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và 2 con Donald Trump Jr., Ivanka Trump đồng ý ra điều trần trong cuộc điều tra của bang New York về hoạt động kinh doanh của gia đình ông bắt đầu từ ngày 15-7.

Tổng chưởng lý bang New York, bà Letitia James đang điều tra xem liệu Tập đoàn Trump Organization có lừa dối người cho vay và cơ quan thuế hay không.

  • Đàm phán Nga - Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine gặp trở ngại do các bên Kiev và Matxcơva đưa ra điều kiện khó trong thỏa thuận. Nga cũng đặt điều kiện các nước phương Tây phải dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga nếu muốn nước này tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc.

Các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, và cả Nga, bị trì trệ kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, gây ra khủng hoảng lương thực trầm trọng toàn cầu.

TIN THẾ GIỚI 9-6: Nhà ông Trump chấp nhận bị điều tra; Mỹ sẽ giảm thuế với hàng Trung Quốc - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị đến dự hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ tại California ngày 8-6 - Ảnh: REUTERS

  • Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch kinh tế mới cho khu vực Mỹ Latin tại hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ diễn ra ở Washington ngày 8-6.

Để cạnh tranh với Trung Quốc tại khu vực, Mỹ kêu gọi các nước tăng cường hợp tác với Washington về đầu tư, chuỗi cung ứng và các thỏa thuận thương mại hiện có. Kế hoạch này dự kiến được đưa ra bàn thảo trong mùa thu năm nay.

  • Ngày 9-6, Triều Tiên thông báo ghi nhận 50.860 ca có triệu chứng sốt. Đây là ngày thứ 2 số ca nhiễm hằng ngày xuống dưới mốc 60.000. Kể từ khi bùng dịch COVID-19 từ cuối tháng 4-2022, nước này đã có tổng cộng 4,3 triệu ca nghi nhiễm, trong đó đỉnh điểm lên đến 390.000 ca/ngày.

  • Twitter cho biết sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu của các cổ đông về thương vụ bán cho tỉ phú Mỹ Elon Musk trị giá 44 tỉ USD, trong bối cảnh mạng xã hội này vẫn đang trong quá trình hoàn tất thương vụ. Twitter cũng sẽ nhượng bộ yêu cầu cung cấp dữ liệu cho tỉ phú Mỹ sau khi ông Musk đầu tuần này cảnh báo có thể rút lui nếu Twitter không cung cấp dữ liệu về các tài khoản giả.

  • Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết chính quyền Biden đang tìm cách điều chỉnh lại thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nhưng khẳng định việc này không vì mục đích đối phó với lạm phát. Dưới thời tổng thống Donald Trump, Mỹ đã áp thuế đến 25% đối với hàng hóa xuất khẩu trị giá hàng trăm tỉ USD của Trung Quốc.

“Tôi tin rằng người Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, phải trả một số loại thuế này, làm tổn thương đến doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ”, Hãng tin Reuters dẫn lời bà Yellen nói.

TIN THẾ GIỚI 9-6: Nhà ông Trump chấp nhận bị điều tra; Mỹ sẽ giảm thuế với hàng Trung Quốc - Ảnh 3.

Người dân xếp hàng tiêm ngừa bệnh đậu mùa khỉ tại Canada ngày 6-6 - Ảnh: REUTERS

  • Cơ quan y tế Brazil xác nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại nước này ở một bệnh nhân nam, 41 tuổi, đã đến thành phố Sao Paulo sau khi du lịch Tây Ban Nha.

Văn phòng Thị trưởng Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, cho biết cũng đang theo dõi tình trạng của một ca nghi nhiễm khác là bệnh nhân nữ 26 tuổi, tình nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ mặc dù không đi du lịch nước ngoài, cũng như không có tiếp xúc gần với các ca nghi nhiễm.

Trong cuộc họp báo ngày 8-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số ca mắc đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi đã hơn 1.000 trường hợp, trải khắp 29 nước.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 9-6: Nhà ông Trump chấp nhận bị điều tra; Mỹ sẽ giảm thuế với hàng Trung Quốc - Tuổi Trẻ Online

Dự án 179 ha của DIC Corp có thể được điều chỉnh quy hoạch xây khu đô thị

Khu Công viên văn hóa – đô thị mới Bàu Trũng đang được nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch 1/2000.Theo đó, dự án có thể được tách thành 2 phần: công viên văn hóa - hồ điều hòa và phần khu đô thị mới, nhà ở xã hội.

image

Một dự án của DIC Corp tại Vũng Tàu.

Bà Rịa - Vũng Tàu vừa nghiên cứu lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu Công viên văn hóa – đô thị mới Bàu Trũng. Khu vực nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch thuộc phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu. Diện tích khoảng 173 ha (bao gồm cả một phần diện tích ven hồ thuộc dự án Khu Trung tâm Chí Linh). Dự án do Tổng CTCP Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC Corp - HoSE: DIG) làm chủ đầu tư.

Tính chất mới của quy hoạch phân khu thay đổi theo định hướng quy hoạch chung đã được duyệt. Cụ thể, đồ án ưu tiên hình thành công viên văn hóa - hồ điều hòa; phần còn lại tái thiết đô thị trên cơ sở phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: khu đô thị mới, khu dịch vụ thương mại và văn phòng, khu nhà ở xã hội, tái định cư và cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu…

Trong đó, khu nhà ở hiện trạng cải tạo chỉnh trang kết hợp công trình công cộng từ đường Nguyễn An Ninh đến hẻm 442 Bình Giã và khu nhà ở xã hội sẽ được nghiên cứu cụ thể trong quá trình nghiên cứu dự án đầu tư; khu nhà ở tái định cư tại chỗ, cùng với khu nhà ở thương mại, đô thị mới được đầu tư hiện đại, hài hòa với cảnh quan chung của khu vực.

Trước đó, đây là khu công viên văn hóa thể thao kết hợp hồ cảnh quan và hồ điều hòa thoát nước. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên 20 năm nay, dự án không thể thực hiện được.

Kết luận cuôc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ cơ bản thông qua nội dung Đồ án nêu trên. Tuy nhiên, ông Thọ yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND TP Vũng Tàu và đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, bổ sung, hoàn thiện đồ án, báo cáo xin ý kiến Ban cán sự đảng UBND tỉnh.

Nguồn bài viết: https://ndh.vn/du-an/du-an-179-ha-cua-dic-corp-co-the-duoc-dieu-chinh-quy-hoach-xay-khu-do-thi-1317394.html

1 Likes

Chỉ đưa tin =)) không bàn luận về DIG gì ở đây nhé các bác

Chủ tịch Quốc hội: Cơ quan nào cũng nói không siết sao 4-5 tháng qua hầu như không có phát hành trái phiếu?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính làm rõ thêm về thực trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay và báo cáo với Quốc hội…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính làm rõ thêm vấn đề 4-5 tháng qua phát hành trái phiếu hầu như không có.

Trả lời chất vấn tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15 sáng 8/6 về tình trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định không có một chủ trương nào nói về vấn đề siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp.

Hiện nay, quy mô trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1.374.000 tỷ đông, chiếm khoảng 15% GDP. So với mục tiêu chiến lược mà Thủ tướng Chính phủ ban hành thì đến năm 2025 chúng ta phải đạt được 20% và đến năm 2030 đạt được 25%. Đây mới đạt 15%, tức là đang ở trong khoảng cho phép.

“So với các nước xung quanh, trái phiếu doanh nghiệp của chúng ta huy động đang ở mức thấp nhất và đang có dư địa để thực hiện, tuy nhiên, việc huy động phải minh bạch và phải đúng pháp luật”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

Không đồng tình với cách so sánh này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc so sánh quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của ta với các nước là khập khễnh vì các nước có lịch sử rất lâu đời, trong khi mình thì mới còn rất sơ khai.

Vấn đề quan trọng là riêng năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng rất đột biến. Nếu 2020 chỉ có khoảng hơn 4% GDP, nhưng đến 2021 đã tăng lên 15% GDP, trong khi đó mục tiêu chúng ta đến 2025 chỉ có 20%.

Riêng năm 2021 tăng rất đột biến và để xảy ra những sai phạm như đại biểu đã biết. Bây giờ cũng cần phải rà soát lại xem chính sách, pháp luật có gì bất cập và sơ hở không? Nghị định 153 chúng ta ban hành về lĩnh vực này như thế nào? Hướng tới đây hoàn thiện việc này như thế nào? Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ra sao?

"Mặc dù cơ quan nào cũng nói rằng không có động thái siết thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp nhưng trong thực tế 4, 5 tháng đầu năm nay hầu như không có phát hành và những vấn đề liên quan đến nợ đến hạn của một số các trái chủ, những người phát hành trái phiếu Chính phủ thì khả năng khi đến hạn phải trả của năm nay rất lớn, thanh khoản của lĩnh vực này như thế nào?

Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các đồng chí quan tâm báo cáo thêm với Quốc hội trong lĩnh vực này. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát như thế nào? Đại biểu Thái Quỳnh Mai còn nói ý là vụ Tân Hoàng Minh đang xử lý như vậy nhưng hiện nay vẫn còn có tình trạng các công ty đi mời chào các nhà đầu tư tư nhân để bán trái phiếu doanh nghiệp", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững. Việc kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh sai phạm chưa kịp thời nên khi phát hiện, xử lý thì các vụ việc đã rất nghiêm trọng, hiệu ứng xấu cho thị trường và niềm tin của nhà đầu tư.

Thị trường cổ phiếu xuất hiện hiện tượng tăng vốn khống, thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Một số cổ phiếu, nhóm cổ phiếu biến động giá bất thường, không gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhưng tiềm ẩn rủi ro đã xảy ra gian lận khi xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp vi phạm quy định khi cung cấp dịch vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp sử dụng vốn huy động. Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, hoặc tài sản bảo đảm bằng tài sản rủi ro còn lớn.

Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, có các giải pháp hiệu quả để khắc phục, tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau:

Như VnEconomy đưa tin, số liệu từ Chứng khoán KBSV cho thấy, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 4/2022 đạt 16.472 tỷ đồng giảm 23,2% so với tháng trước.

Lượng trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh trong tháng 4 sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bao gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Cung điện Mùa đông, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, đã khiến Chính Phủ và Bộ Tài chính liên tục đốc thúc các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn việc phát hành cũng như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Tháng 4, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu đến từ các ngân hàng với mức phát hành đạt 14.940 tỷ đồng (tương đương chiếm 90,7%), và không ghi nhận đợt phát hành nào đến từ các doanh nghiệp bất động sản.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Quốc hội: Cơ quan nào cũng nói không siết sao 4-5 tháng qua hầu như không có phát hành trái phiếu? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Người Mỹ bị cấm mua cổ phiếu và trái phiếu Nga

Đây là động thái mới nhất của Washington nằm trong nỗ lực gia tăng áp lực tài chính với Moscow nhằm phản ứng với cuộc chiến tranh ở Ukraine…

Ảnh minh họa: Getty Images

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố các biện pháp hạn chế đầu tư mới, trong đó cấm người Mỹ mua trái phiếu và cổ phiếu của Nga.

Đây là động thái mới nhất của Washington nằm trong nỗ lực gia tăng áp lực tài chính với Moscow nhằm phản ứng với cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Theo hướng dẫn về lệnh cấm mới của Bộ Tài chính Mỹ, nhà đầu tư nước này không được phép “mua cả trái phiếu mới và trái phiếu hiện hành cũng như cổ phiếu do một thực thể tại Liên bang Nga phát hành”.

Trước lệnh cấm này, người Mỹ vẫn có thể mua cổ phiếu và trái phiếu Nga chuyển nhượng trên các thị trường trường thứ cấp.

“Người Mỹ vẫn có thể bán cổ phiếu và trái phiếu Nga, nhưng chỉ được bán cho những người không mang quốc tịch Mỹ”, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong hướng dẫn. “Người Mỹ không bắt buộc phải bán cổ phiếu Nga và có thể tiếp tục giữ”.

Ngoài ra, nhà đầu tư Mỹ vẫn có thể đầu tư vào các quỹ của Mỹ có nắm giữ chứng khoán Nga, miễn là các tài sản này không chiếm phần lớn tài sản của quỹ đó.

"Chúng tôi nhất quán với mục tiêu chấm dứt các nguồn tài chính mà Nga dùng để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine”, người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ cho biết và nhấn mạnh rằng người Mỹ không được phép đầu tư mới vào các tài sản của Nga, bao gồm cả việc mua trên thị trường thứ cấp”.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine ngày 24/2, Mỹ đã đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow. Gần đây nhất, ngày 24/5, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố không gia hạn một biện pháp cho phép điện Kremlin tiếp tục thanh toán các khoản nợ trái phiếu chính phủ Nga mà các nhà đầu tư ở Mỹ nắm giữ.

Đây là giấy phép đặc biệt được chính quyền Biden cấp sau khi áp đặt trừng phạt với Ngân hàng Trung ương Nga (CBR), trong đó cho phép Moscow tiếp tục thanh toán nợ trái phiếu cho các trái chủ ở Mỹ. Việc Mỹ không gia hạn giấy phép này là động thái lớn đẩy Nga tiến gần hơn tới bờ vực vỡ nợ, khiến uy tín của Moscow giảm sút trong mắt giới đầu tư toàn cầu.

Ngoài CBR, Mỹ hiện cũng đang áp đặt trừng phạt với Sberbank – ngân hàng hiện nắm giữ 1/3 tổng tài sản ngành ngân hàng của Nga, và Alfabank – tổ chức tài chính lớn thứ 4 tại nước này. Hàng chục công ty quốc phòng và hàng trăm nhân vật cấp cao của Nga, bao gồm 2 con gái của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng đang nằm trong diện bị Mỹ trừng phạt.

Nguồn bài viết: Người Mỹ bị cấm mua cổ phiếu và trái phiếu Nga - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chuyển công an điều tra một số trường hợp có dấu hiệu rửa tiền qua kênh chứng khoán

Thị trường chứng khoán gần đây xuất hiện nhiều trường hợp giá cổ phiếu tăng bất thường nhưng thiếu kiểm chứng về thông tin hoạt động kinh doanh, đây được xem là khu vực không chỉ có nguy cơ thao túng giá mà còn có khả năng bị lợi dụng để rửa tiền.

Đã phát hiện dấu hiệu rửa tiền qua chứng khoán

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về các nội dung liên quan đến thị trường chứng khoán diễn biến bất thường trong thời gian qua tại phiên chất vấn 8/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng thị trường chứng khoán nước ta dù chỉ đang trong giai đoạn phát triển còn non trẻ nhưng đã đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế.

Việt Nam mới có 22 năm trong khi các quốc gia phát triển đã có trên 500 năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Tính đến cuối quý I/2022, quy mô thị trường vốn ước đạt 134,5% GDP năm 2021, trong đó vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 93,8% GDP.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua xảy ra một số hiện tượng thao túng chứng khoán như thao túng cổ phiếu, đưa thông tin sai lệch, thiếu chính xác, lừa dối khách hàng…

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, chuyện thao túng chứng khoán vừa qua chủ yếu là hành vi cá nhân. Những trường hợp này vi phạm trật tự kinh tế, Luật chứng khoán sẽ phải xử lý nghiêm.

Trong công tác quản lý, giám sát, Bộ Trưởng cho biết đã thử nghiệm đưa trí tuệ nhân tạo vào trong việc theo dõi thị trường chứng khoán, phát hiện và thanh tra kiểm tra đối với các cổ phiếu biến động bất thường, những giao dịch bất thường.

Bộ Tài chính sắp tới sẽ hoàn thiện Luật Chứng khoán và sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, bền vững, đáp ứng nhu cầu huy động vốn đầu tư kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

Bộ trưởng cũng cho biết trong quá trình thanh tra kiểm tra, Bộ đã phát hiện nhiều sai phạm, không những sai phạm trong vi phạm chứng khoán, mà kể cả lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền. Bộ đã gửi hồ sơ qua cơ quan điều tra để xử lý nghiêm.

Đây là điểm mới nhất trong công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu. Trước đó, trong tất cả các báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hầu hết các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện chỉ dừng ở mức độ thao túng.


Chưa phát hiện trường hợp rửa tiền trước đây

Thực tế, sau 22 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng được đánh giá là có thể trở thành mảnh đất màu mỡ đối với các tội phạm rửa “tiền bẩn” có được từ hoạt động phạm tội.

Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013, là văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực PCRT, quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong PCRT; hợp tác quốc tế về PCRT. Song song với đó là Nghị định số 116/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Cụ thể đối với lĩnh vực chứng khoán, theo quy định tại khoản 5, Điều 22, Luật Phòng, chống rửa tiền, các dấu hiệu đáng ngờ bao gồm:

Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện; Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý;

Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán; Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán ra khỏi Việt Nam; Khách hàng thường xuyên bán danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc;

Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán bằng tiền mặt hoặc séc trong khoảng thời gian ngắn hoặc sẵn sàng đầu tư vào các danh mục chứng khoán không có lợi;

Tài khoản chứng khoán của khách hàng không hoạt động trong một thời gian dài nhưng đột nhiên được đầu tư lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng;

Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ các quỹ đầu tư được mở ở các vùng lãnh thổ được các tổ chức quốc tế xếp loại là có nguy cơ rửa tiền cao.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền của Quốc hội, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán…; Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực chứng khoán…

Tuy nhiên, từ năm 2013 đến 2021, cơ quan này đã tiến hành 11 cuộc thanh tra về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bảo hiểm, 68 cuộc thanh tra trong lĩnh vực chứng khoán, 52 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý quỹ, 6 cuộc thanh tra trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng chưa phát hiện trường hợp nào có liên quan đến giao dịch nghi ngờ rửa tiền.

Theo đánh giá của các chuyên gia, dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi phải khắc phục được những hạn chế nội tại trong các quy định của pháp luật, đồng thời nhằm bảo đảm sự phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế và qua đó nâng cao công tác phòng, chống rửa tiền trong thời gian tới.

Nguồn: Chuyển công an điều tra một số trường hợp có dấu hiệu rửa tiền qua kênh chứng khoán

‘Công ty tài chính không được đòi nợ bằng biện pháp đe doạ’

Thông tư của NHNN quy định về cho vay của các công ty tài chính đã có chỉnh sửa theo hướng các công ty không được đòi nợ bằng các biện pháp đe dọa và thời gian đòi nợ từ 9 giờ đến 21 giờ.

'Cong ty tai chinh khong duoc doi no bang bien phap de doa' hinh anh 1Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 8/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Trả lời đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) về tín dụng đen vẫn đang hoành hành tại các địa phương, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Chính phủ đã có Chỉ thị 12, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành thực hiện giải pháp hạn chế vấn nạn này. Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ tăng cường các kênh tiếp cận tín dụng chính thức. Thời gian vừa qua, đơn vị này đã ban hành thông tư cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, trong đó có một phần quy định về cho vay phục vụ nhu cầu của đời sống.

[Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Nhiều khách hàng chống đối trả nợ ngân hàng]

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rà soát, sửa đổi cho áp dụng công nghệ vào hoạt động cho vay bằng việc cấp, lưu giữ hồ sơ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; ban hành thông tư riêng về tín dụng của công ty tài chính, trong đó quy định rất rõ về các quy định về đòi nợ, lãi suất.

Ngoài ra, trong quá trình chỉ đạo điều hành, Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo các tổ chức tín dụng đa dạng hóa sản phẩm, triển khai các chính sách cho vay ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng phối hợp tích cực với Bộ Công an tổ chức các hội nghị về phòng, chống tín dụng đen tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Một điểm quan trọng nữa theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Nhà nước rất chú trọng truyền thông để bà con vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hiểu được các chính sách tín dụng của nhà nước, tín dụng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách…

'Cong ty tai chinh khong duoc doi no bang bien phap de doa' hinh anh 2Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịnh đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) nêu tình trạng nhiều người dân không vay nợ nhưng bị gọi điện quấy rối, xúc phạm, bôi nhọ, đe dọa do có tên, số điện thoại trong danh bạ của người vay tiền qua các ứng dụng vay online mà không trả nợ đúng hạn.

Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay từ phản ánh của dư luận, báo chí về việc đòi nợ của các công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã rà soát và thấy rằng cần phải sửa đổi căn bản quy định của pháp luật.

Thống đốc cho biết hiện nay thông tư của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay của các công ty tài chính đã chỉnh sửa theo hướng các công ty không được đòi nợ bằng các biện pháp đe dọa và quy định rõ thời gian đòi nợ từ 9 giờ đến 21 giờ.

Liên quan đến quản lý tài khoản ngân hàng trước thực trạng lừa đảo đối những người có tiền trong tài khoản thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết khuôn khổ pháp lý về mở tài khoản ngân hàng đã được ban hành đầy đủ, chi tiết. Cùng với sự phát triển của công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo tiền đề để chuyển sang hoạt động ngân hàng số. Theo đó, trong tương lai cho phép mở tài khoản qua phương tiện điện tử và xác thực qua điện tử.

Theo bà Hồng, trên thực tế các cá nhân khi mở tài khoản đều phải xác thực định danh của mình. Mở tài khoản điện tử cũng phải chứng minh nhân dân và căn cước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua có hiện tượng lừa đảo để lấy thông tin, trộm tiền của chủ tài khoản…

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với các bộ, cơ quan chức năng để xác minh để có những thông tin và giải pháp để cảnh báo đối với người dân về những hiện tượng này để người dân có tiền trong tài khoản lưu ý, cảnh giác./.

Nguồn bài viết: 'Công ty tài chính không được đòi nợ bằng biện pháp đe doạ' | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)

ĐHĐCĐ Gỗ An Cường (ACG): Chia cổ tức 80% và sẽ niêm yết trên HoSE trong quý III

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Công ty Gỗ An Cường đã thông qua nhiều kế hoạch quan trọng, đặc biệt là sẽ niêm yết trên HoSE và chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 80%…

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Gỗ An Cường đã thông qua nhiều kế hoạch quan trọng.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Gỗ An Cường đã thông qua nhiều kế hoạch quan trọng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty cổ phần Gỗ An Cường (UPCoM: ACG) tổ chức chiều ngày 6/6/2022, các cổ đông đã đồng thuận thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với doanh thu 4.242 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 28,8% và 21,9% so với năm 2021.

Theo đánh giá của HĐQT ACG, kế hoạch năm 2022 là khả thi vì dựa trên kết quả đạt được trong 5 tháng đầu năm và dự báo trong thời gian còn lại đến cuối năm (nếu không có sự kiện ảnh hưởng lớn như dịch Covid-19 của năm 2021), công ty hoàn toàn có thể thực hiện đạt hoặc vượt kế hoạch 2022.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, công ty có bước tăng trưởng mạnh, đạt 1.709,6 tỷ đồng doanh thu và 237,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 5,8% và 43,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, sang nửa cuối năm 2021, dưới tác động mạnh của tình hình dịch bệnh Covid-19, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty bị ảnh hưởng đáng kể. Tính chung cả năm 2021, doanh thu hợp nhất của công ty đạt 3.293,5 tỷ đồng (giảm 12,3% so với năm 2020).

Nhờ vào việc chủ động cắt giảm chi phí và tập trung vào các đơn hàng có biên lợi nhuận tốt, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của công ty đạt 451 tỷ đồng (chỉ giảm 8,3% so với năm 2020). Mặc dù, kết quả năm 2021 có giảm so với năm 2020, kết quả kinh doanh của Công ty được đánh giá rất cao (khi so với các công ty cùng ngành) trong điều kiện Covid-19 Bước sang năm 2022, kết quả kinh doanh quý 1 của công ty tăng trưởng khả quan.

Cụ thể, nhờ vào việc kiểm soát dịch bệnh và các biện pháp khôi phục kinh tế của Chính phủ, nhu cầu đối với hàng hóa của công ty được củng cố, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý 1 năm 2022 của công ty giữ vững xu hướng tăng trưởng, lần lượt tăng 8,7% và 18,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, theo số liệu hiện có, kết quả kinh doanh tháng 4 và tháng 5/2022 tiếp đà tăng trưởng, với mức tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021.

Về định hướng kinh doanh, ACG tiếp tục kiên định đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi; đẩy mạnh công tác R&D; không ngừng nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tiếp tục chiếm lĩnh thị phần nội địa trong lĩnh vực gỗ và vật liệu gỗ công nghiệp ở phân khúc cao và trung cao cấp và mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung vào thị trường các nước.

Bên cạnh đó, trong năm 2022, ACG đã nghiệm thu Dự án “Cải tiến quy trình hoạt động”. Đồng thời, ban hành, triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện quy trình trên phạm vi công ty mẹ và các công ty con. Trên cơ sở đó, công ty kết hợp với việc thực hiện số hóa và chuyển đổi số toàn bộ hoạt động của toàn công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết giảm chi phí và gia tăng tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Từ năm 2021, công ty đẩy mạnh hoạt động tài chính và đầu tư với kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng CAGR của doanh thu tài chính và lợi nhuận tài chính trong giai đoạn 2017-2021 lần lượt đạt 51,6% và 58,9%.

Trong năm 2022, công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư và M&A theo hướng thận trọng, an toàn nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Dự kiến lợi nhuận tài chính của ACG sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 và tăng mạnh trong năm 2023-2024.

Về cổ tức, năm 2021, ACG thông qua việc chi cổ tức với tỷ lệ 80%. Trong đó, 50% bằng cổ phiếu đã thực hiện chi trả và công ty cũng đã tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5%. ACG dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20% ngay trong tháng 6 năm 2022.

Theo cập nhật mới nhất, ngày 31/5, HoSE đã nhận hồ sơ niêm yết 135,8 triệu cổ phiếu ACG với vốn điều lệ là 1.358,46 tỷ đồng.

Nguồn: baodautu

Cổ phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu danh mục quỹ midcap của Dragon Capital

Dragon Capital chào bán các lô chứng chỉ quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP từ 3/6 đến 29/6.Ba mã cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất đều thuộc nhóm ngân hàng, gồm SSB, MSB, và VIB.

Ngày 25/5, Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam (DCVFM) được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán ra công chúng cho quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP.

Theo bản cáo bạch, Dragon Capital chào bán các lô chứng chỉ quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP từ 3/6 đến 29/6. Trong vòng 30 ngày kể từ khi giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ có hiệu lực, DCVFM sẽ hoàn tất các thủ tục niêm yết chứng chỉ quỹ mới trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

Đây là quỹ ETF thứ 3 được Dragon Capital cho ra mắt sau DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF, và là quỹ ETF nội thứ 10 trên thị trường. Mục tiêu đầu tư của DCVFM VNMIDCAP ETF là mô phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số Vietnam Midcap Index (VNMIDCAP). Đây là bộ chỉ số do HoSE xây dựng từ rổ cổ phiếu thành phần của VNAllshare, gồm 70 công ty có giá trị vốn hóa cao nhất sau VN30 đáp ứng tư cách tham gia vào bộ chỉ số và các điều kiện sàng lọc cụ thể.

Danh mục đầu tư của DCVFM VNMIDCAP ETF*. Nguồn: Dragon Capital.*

Theo thông tin Dragon Capital công bố, danh mục quỹ DCVFM VNMIDCAP ETF có 45 mã chứng khoán. Top 10 khoản đầu tư lớn nhất chiếm 47,8% giá trị danh mục ngày 2/6, trong đó ba mã cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất đều thuộc nhóm ngân hàng bao gồm SSB (7,44%), MSB (6,11%), VIB (5,52%). Theo sau là các mã VND (5,47%), DGC (4,67%), LPB (4,38%), REE (3,7%), KBC (3,55%), OCB (3,55%) và GMD (3,45%).

image

Top 10 cổ phiếu danh mục DCVFM VNMIDCAP ETF

Nguồn: NDH

Tài khoản chứng khoán mở mới kỷ lục, vì sao thanh khoản vẫn tụt áp?

image

Tháng 5, nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 480.000 tài khoản, gấp đôi so với tháng trước và là con số kỷ lục trong lịch sử. Tuy nhiên thanh khoản trên thị trường chứng khoán dường như đang không đồng thuận với đà tăng trên.

Sau nhịp chỉnh mạnh của tháng Năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ghi nhận những phiên giao dịch tương đối khởi sắc. Chỉ số VN-Index phục hồi liên tục trong ba phiên đầu tuần, đặc biệt đã bứt phá gần 17 điểm trong phiên 8/6 để thành công giành lại ngưỡng điểm quan trọng 1.300.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường có chuyển biến tích cực sau nhiều tuần trượt dài, giao dịch ở mức thấp vẫn đang là xu hướng chi phối thay vì một sự bùng nổ theo đà như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Phiên 9/6 ghi nhận giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ ở mức 11.876 tỷ đồng, thấp nhất kể từ đầu tuần. Nếu nhìn rộng ra trong tháng 5 trước đó, thanh khoản ghi nhận tụt áp khi giá trị giao dịch bình quân trong tháng chỉ đạt hơn 17.700 tỷ đồng/phiên, giảm hơn 30% so với giá trị giao dịch trong tháng 4 và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân 30.000 tỷ đồng/ngày của tháng 11/2021.

image

Thanh khoản sàn HoSE

Thực tế, niềm hân hoan vì “mưa rào sau nắng hạn” đã không quá mãnh liệt từ những nhịp phục hồi từ đáy của thị trường trước đó. Điều này đã gây ra sự bất ngờ bởi nhà đầu tư trong khoảng 2 năm gần đây, khi họ đã quen với việc dòng tiền ồ ạt chảy vào bởi làn sóng nhà đầu tư mới F0 đổ bộ vào chứng khoán. Mỗi khi thị trường biến động mạnh, lập tức thanh khoản sẽ được đẩy lên
ngưỡng rất cao, mức trên 30.000 tỷ không phải quá hiếm gặp do nhà đầu tư không ngại đua lệnh. Vì thế, ngay cả khi chỉ số VN-Index giảm hơn 200 điểm mà dòng tiền vẫn khá “thờ ơ”, nhiều nhà đầu tư càng thấy khó giải thích. Đặc biệt, thanh khoản liên tục sụt giảm lại trong bối cảnh lượng tài khoản mở mới đang liên tục tăng mạnh, thậm chí là lập kỷ lục ấn tượng.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới 476.455 tài khoản chứng khoán trong tháng 5, gấp đôi so với tháng trước và là con số kỷ lục trong lịch sử.

Lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư nội trong tháng vừa qua thậm chí còn cao hơn 200.000 tài khoản so với đỉnh cũ lập được vào tháng 3. Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là nòng cốt khi mở mới 476.332 tài khoản bên cạnh 123 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức. Tính chung 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 1,38 triệu tài khoản chứng khoán, gần bằng con số cả năm 2021 (1,53 triệu tài khoản). Tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước đến cuối tháng 4 đạt 5,6 triệu, chiếm gần 5,7% dân số.

Tính đến cuối quý 1/2022, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán ước tính lên đến 100.000 tỷ đồng, tăng khoảng 6.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021. Đây là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm cuối tháng 3. Vậy thì điều gì đang thực sự diễn?

Lượng tài khoản mở mới liên tục lập kỷ lục

Nhiều nguyên nhân đưa lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước tăng mạnh

Hoà vào dòng chảy chung, giải pháp mở tài khoản trực tuyến ứng dụng công nghệ eKYC (định danh khách hàng điện tử) đã được các công ty chứng khoán đẩy mạnh triển khai trong khoảng thời gian bùng nổ của thị trường chứng khoán. Nhờ sự thuận tiện và nhanh chóng, bước đầu đã gặt hái được những thành quả ban đầu với số lượng mở mới tài khoản mở mới gia tăng nhanh chóng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng số tài khoản của TTCK Đài Loan giai đoạn 1985 – 1990. Tuy nhiên, cần chú ý rằng lượng tài khoản mới chưa phản ảnh chính xác mức độ người dân tham gia vào chứng khoán bởi một nhà đầu tư có thể có nhiều tài khoản tại nhiều CTCK, chưa kể những tài khoản ở trạng thái “passive”.

Bên cạnh đó, bối cảnh thị trường chứng khoán nhiều tiềm năng và tăng trưởng đột phá, một số công ty chứng khoán mới cũng được ra đời với những chính sách vô cùng hấp dẫn nhằm phát triển lượng khách hàng, trực tiếp làm gia tăng lượng tài khoản mở mới trên thị trường. Mặc dù vậy, bộ phận không nhỏ trong số đó là nhà đầu tư đã mở tài khoản tại các công ty chứng khoán khác nhưng mong muốn trải nghiệm dịch vụ mới và chính sách ưu đãi hơn. Như vậy, lượng tài khoản mới tăng không đồng nghĩa là dòng tiền mới chảy vào thị trường, “bình mới nhưng rượu không mới”.

Xét về yếu tố vĩ mô, ngày 5/5 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 50 điểm cơ bản, đánh dấu bước nâng lãi suất mạnh nhất trong hơn 20 năm. Trong nước, mặt bằng lãi suất đã duy trì ở mức thấp trong suốt 2 năm 2020 và 2021 để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn bởi đại dịch Covid-19. Do đó, áp lực từ các động thái mang tính diều hâu của FED ít nhiều ảnh hưởng đến dòng tiền chảy vào chứng khoán khi môi trường tiền rẻ không còn duy trì.

Những nhịp rung lắc mạnh của các chỉ số chứng khoán thời gian qua cũng khiến cả nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu hay những người cầm tiền tỏ ra e dè. Với bên đang nắm giữ cổ phiếu, nhà đầu tư chưa thực sự tự tin với đà tăng của thị trường do áp lực bán mạnh vẫn thường trực nhằm hạ nhiệt đà tăng của chỉ số. Với bên cầm tiền, nhà đầu tư cũng tỏ ra không thực sự sẵn sàng nhập cuộc, khi mà nhịp tăng có thể biến thành bẫy “bull-trap” và đẩy họ vào trạng thái “đu đỉnh”.

Triển vọng tích cực của thị trường chứng khoán

Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam vẫn được kiểm soát rất ổn định, cộng thêm lộ trình tăng lãi suất đã rõ ràng của NHNN, thị trường vốn hay cụ thể hơn là thị trường chứng khoán vẫn đang sở hữu những dư địa màu mỡ để phát triển bền vững trong dài hạn. Thêm nữa, câu chuyện nâng hạng thị trường cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự trở lại của dòng vốn ngoại trong tương lai. Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm TGĐ FiinGroup cho biết, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Markets), Việt Nam cũng có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường.

Báo cáo mới đây của đội ngũ phân tích SGI Capital đánh giá nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi vững chắc. Doanh nghiệp mở mới tiếp tục gia tăng nhanh chóng, chi tiêu bán lẻ tăng mạnh, sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, kèm theo đó là ngân sách Nhà nước liên tục thặng dư nhờ thuế.

image

Theo SGI Capital, thị trường chứng khoán luôn đi trước các diễn biến kinh tế và có thể đang phản ánh những lo lắng về lạm phát và rủi ro thắt chặt tiền tệ ở mức độ cao nhất. Khi những tín hiệu của rủi ro lạm phát giảm bớt, dòng tiền sẽ quay trở lại. Nhìn vào thị trường trong nước, chúng tôi tiếp tục lạc quan với kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cùng với đà phục hồi kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có nền so sánh thấp trong giai đoạn ảnh hưởng Covid nặng nề trong quý 2 và quý 3/2021. SGI Capital tin tưởng vào khả năng các doanh nghiệp trong VN-Index sẽ duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận trên 20% cho năm 2022.

Những nền tảng vĩ mô vững chắc và triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam là khác biệt và những chính sách giúp thị trường minh bạch hơn chính là điều kiện cần cho thị trường vốn phát triển hiệu quả, hấp dẫn các dòng vốn lớn tiếp tục tìm đến.

Nguồn: Theo Nhịp sống kinh tế

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 1.150 tỷ đồng trong tuần 6-10/6, gom mạnh BSR và CCQ FUEVFVND

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với 478 tỷ đồng.
Khối ngoại sàn UPCoM đẩy mạnh mua ròng mã BSR với giá trị lên đến 431 tỷ đồng.
Khối ngoại mau ròng 757 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE,giảm 62% so với tuần trước.

Thị trường tiếp tục có những diễn biến giằng co trong tuần giao dịch từ 6-10/6. Trong đó, VN-Index có tuần điều chỉnh trở lại sau 3 tuần tăng liên tiếp. Chỉ số này đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (10/6) ở mức 1.284,08 điểm, tương ứng giảm 3,9 điểm (-0,3%) so với phiên cuối tuần trước, HNX-Index giảm 4,04 điểm (-1,3%) xuống 306,44 điểm, UPCoM-Index giảm 0,45 điểm (-0,48%) xuống 93,72 điểm.

Điểm tích cực của thị trường là khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào 196 triệu cổ phiếu, trị giá 8.367 tỷ đồng, trong khi bán ra 163 triệu cổ phiếu, trị giá 7.217 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 33 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt 1.150 tỷ đồng.

untitled32-9770-1654869239.png

Riêng ở sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 757 tỷ đồng (giảm 62% so với tuần trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 19 triệu cổ phiếu.

2022-06-10-205210-6257-1654869239.png

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với 478 tỷ đồng, trong đó có 331 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại sàn này là DPM với 372 tỷ đồng. Tiếp sau đó, MSN cũng được mua ròng 245 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 262 tỷ đồng. VNM và NVL được mua ròng lần lượt 115 tỷ đồng và 111 tỷ đồng.

untitled15-5015-1654869239.png

Tại sàn HNX, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị giảm 82% so với tuần trước và đạt 19 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 2 triệu cổ phiếu.

2022-06-10-205221-6783-1654869240.png

SHS đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 78 tỷ đồng. TNG và IDC đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 29 tỷ đồng và 27 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 108 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là THD với chỉ 4,4 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng tuần thứ 6 liên tiếp với giá trị gấp 9 lần tuần trước và đạt 374 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 11,8 triệu cổ phiếu.

2022-06-10-205235-2761-1654869240.png

Khối ngoại sàn UPCoM đẩy mạnh mua ròng mã BSR với giá trị lên đến 431 tỷ đồng. VEA đứng sau nhưng giá trị mua ròng chỉ là 8 tỷ đồng. Trong khi đó, ACV đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại ở sàn UPCoM với 35 tỷ đồng. OIL và QNS bị bán ròng lần lượt 20 tỷ đồng và 15 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khối ngoại tiếp tục mua ròng 1.150 tỷ đồng trong tuần 6-10/6, gom mạnh BSR và CCQ FUEVFVND

=> DOANH NGHIỆP

  1. Thuduc House lại bị cưỡng chế thu hồi hơn 128 tỷ tiền thuế

  2. YEG tăng dựng đứng, cổ đông lớn tranh thủ ‘lướt sóng’

  3. LTG: Bao tiêu 2 triệu tấn lúa cho HTX An Giang

  4. LTG: Lộc Trời tự tin lợi nhuận đạt tối thiểu 400 tỷ đồng năm 2022, +15%

  5. TDH: Câu chuyện “ghế nóng” và những án phạt

  6. DXG: Năm nay Đất Xanh có thể tái khởi động Gem Riverside

  7. PDR: Khởi công dự án căn hộ du lịch biển cao cấp ở Quy Nhơn

_

😎 HDB: HDBank điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 21,5% xuống 18%

  1. DQC: Hợp tác chiến lược Điện Quang – Schréder và kỳ vọng thống lĩnh thị trường chiếu sáng Đông Dương

  2. BRC: Gặp khó về vận chuyển, Cao su Bến Thành (BRC) dự lãi năm 2022 đạt 27 tỷ đồng

  3. DRC: Đầu tư hơn 900 tỷ đồng mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial

  4. FIR: Cổ phiếu FIR vào diện cảnh báo do chưa họp ĐHĐCĐ

  5. FLC: ĐHĐCĐ bất thường của Tập đoàn FLC không đủ điều kiện tiến hành, dự kiến lần hai ngày 2/7

  6. FLC: Chủ tịch FLC sẽ chỉ nhận 20 triệu đồng/tháng

  7. FLC: Ông Trịnh Văn Quyết “thổi” vốn FLC để làm gì?

  8. VCG: Chinh phục niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài thông qua dự án Mikazuki

  9. VOS: Chậm công bố thông tin, “ông lớn” Vosco phải nộp phạt 70 triệu đồng

  10. SJF: Lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 “thụt lùi”

  11. VinFast tuyên bố giữ nguyên giá thuê bao pin cho tất cả khách hàng mua ô tô điện năm 2022 và 2023

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KBC: Giá giảm 27% trong 3 tháng qua. Vinatex - Tân Tạo, công ty của ông Đặng Thành Tâm đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu KBC từ ngày 16/6 - 15/7.

  2. G36: Em trai Chủ tịch HĐQT G36 gom thành công hơn nửa triệu cổ phiếu công ty

  3. APG: Lãnh đạo Chứng khoán APG chỉ gom được 85% lượng cổ phiếu đã đăng ký

  4. CMG: Agribank vẫn quyết tâm thoái toàn bộ vốn tại CMG

  5. Giao dịch lớn cổ phiếu MAC, GKM, BBS, CEN, VGL, NTH, CTB, AGP, G36, DDV, TRT

_

  1. SSI: Chốt quyền trả gần 993 tỷ đồng cổ tức (10%) và chào bán hơn 497 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cp

  2. SHS: Thông qua việc phát hành gần 163 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và thưởng tỷ lệ 25%

  3. ASM: Tập đoàn Sao Mai muốn chào bán lượng lớn cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cp

  4. IPA dự kiến trình cổ đông phương án chào bán 213,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương 100% số cổ phiếu

_

=> CỔ TỨC

  1. LIX: Bột giặt Lix chi gần trăm tỷ trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 30%

  2. DGC: Đức Giang dự kiến lãi đậm, trả cổ tức tỷ lệ 200% năm 2022, thị giá hiện tại là 127k

  3. HMC: Chốt quyền trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 45% bằng tiền và 30% bằng cổ phiếu, thị giá hiện tại khoảng 33k

  4. PV GAS sẽ trả cổ tức 3.000 đồng/cp vào tháng 9 - 10/2022

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu dầu khí đột ngột giảm sốc, VN-Index lại thủng mốc 1.300 điểm

  • Nhóm dầu khí với đại diện là GAS là tác nhân chính gây ra cú chỉnh sâu của thị trường hôm nay. Cùng với GAS giảm kịch sàn, nhiều mã dầu khí bất ngờ bị bán tháo trong phiên hôm nay, đặc biệt là vào thời điểm cuối phiên.

  • Nhóm Hóa chất: Chốt lời ồ ạt

  • VN-Index đóng cửa tại mốc thấp nhất ngày hình thành nên một cây nến đỏ. Đáng nói trong phần lớn thời gian VN-Index xuất hiện lực bán đều xuất hiện lực cầu nâng đỡ kéo chỉ số tích lũy lại trong vùng 1.300 điểm. Nhưng chỉ sau thời điểm 14h20, áp lực bán đột ngột dâng cao và cứ thế kéo chỉ số chính sàn HOSE bốc hơi gần 24 điểm khi đóng cửa

  • VN-Index kết phiên giảm 23,72 điểm (-1,81%) xuống 1.284,08 điểm. Toàn sàn có 85 mã tăng, 375 mã giảm

  • Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 giảm xuống 35,47% từ mức 39,42% phiên trước.

  • Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 19.100 tỷ đồng, tăng 36%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 30,7% lên 15.525 tỷ đồng

  • Phiên 10/6: Khối ngoại mua ròng hơn 84 tỷ đồng bất chấp sắc đỏ của VN-Index, STB, HDB là tâm điểm hút tiền

  • Khối ngoại đã gom ròng 5 phiên liên tiếp.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Giao dịch của nhà đầu tư ngoại trên UpCoM đạt 35,4 triệu cổ phiếu, tăng 40% so với tháng trước

  2. Dragon Capital tiếp tục thua lỗ trong tháng 5. Cổ phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu danh mục quỹ midcap của Dragon Capital

  3. VEIL mua ròng 39 triệu USD, DGC vào top 10 danh mục

_

  1. FE Credit tiếp tục phát hành thêm 400 tỷ đồng trái phiếu. Tổng giá trị trái phiếu của FE Credit từ đầu năm đến nay là 1.700 tỷ đồng

  2. Việt Nam tăng 9 bậc xếp hạng về công khai minh bạch ngân sách

  3. Đến năm 2025, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng là 5.000 tỷ đồng

  4. ‘Bộ Chính trị đã cho ý kiến về chủ trương xử lý 4 ngân hàng yếu kém’

_

=> VIỆT NAM

  1. Ngày 13/6 tới, giá xăng dự báo tăng lần thứ 6, lên mức 32.000 đồng/lít

  2. Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc đột biến, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MFN

  3. Xuất khẩu gỗ mang về hơn 7 tỷ USD sau 5 tháng, thực hiện 40% mục tiêu năm 2022

  4. Trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 306 tỷ USD, khu vực FDI vẫn chiếm ưu thế

  5. Trong 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, tăng 23,5% so cùng kỳ năm 2021 đã thể hiện sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Theo dự báo, với diễn biến khó lường của thị trường cùng với giá cả nguyên phụ liệu liên tục tăng cao sẽ là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp.

  6. TP. Cần Thơ: Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh

  7. THACO Industries bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

  8. Người nuôi heo khó vì giá thức ăn chăn nuôi tăng 15 đợt trong gần hai năm

  9. Kit test Covid-19: Cả nước mua 8.000 tỷ, riêng tiền về Việt Á hơn 2.100 tỷ

_

=> THẾ GIỚI

  1. Ngân hàng trung ương châu Âu chốt thời điểm tăng lãi suất sau 11 năm, dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% trong tháng 7.

  2. Hàn Quốc không loại trừ khả năng tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

  3. Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones cắm đầu hơn 600 điểm, nhóm công nghệ kéo tụt chứng khoán Mỹ trong khi chờ số liệu lạm phát

  4. Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả mới nhất về lạm phát của Mỹ, sẽ công bố vào thứ Sáu (10/6) dưới dạng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5. Thị trường nhận định CPI của Mỹ tháng 5 tăng 8,3%, không thay đổi so với mức tăng của tháng Tư.

  5. Đổ tiền vào chứng khoán, tài sản người dân Mỹ ‘bốc hơi’ 3 nghìn tỷ USD đầu năm 2022

  6. Bộ trưởng Tài chính Mỹ tự tin về triển vọng kinh tế trong nước

  7. ICWA - đăng tải bài phân tích tác động của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tới kinh tế Đông Nam Á

  8. Trái ngược với lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát tại Mỹ, rủi ro kinh tế chính của Trung Quốc lại xuất phát từ việc hàng trăm triệu người đang phải bám vào tiết kiệm khi tiền lương giảm hoặc biến mất.

  9. Trung Quốc công bố dữ liệu lạm phát giảm, chứng khoán châu Á trái chiều

  10. PPI Trung Quốc tăng chậm nhất 14 tháng

  11. Trung Quốc: Xuất khẩu tháng 5 tăng trưởng hai con số

  12. Tesla tăng trưởng sản lượng 212% trong tháng 5

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Thợ đào BTC ở bang Washington sẽ phải trả thêm 29% cho tiền điện khai thác

  2. Terraform Labs bị Hàn Quốc điều tra cáo buộc “biển thủ”, bị tòa án Mỹ bác đơn kháng cáo SEC

  3. Mastercard hợp tác với Immutable X, The Sandbox đưa thanh toán NFT trở nên dễ dàng hơn

  4. Alibaba Cloud ‘nhá hàng’ giải pháp NFT

  5. Hãng hàng không Qatar Airways vừa tiết lộ rằng họ đang ấp ủ kế hoạch phát hành NFT và mở bán vé metaverse cho các chuyến bay thực.

  6. PayPal cho phép chuyển tiền điện tử sang ví bên ngoài

_

  1. Ả Rập Xê-út thông báo cắt một phần dòng chảy dầu sang Trung Quốc

  2. Cú sốc năng lượng: các nước nghèo gặp khó, mua dầu giá rẻ Nga có thể trở thành áp lực

  3. Dân Mỹ quay cuồng vì xăng quá đắt: 100 đô mới đủ bơm đầy 1 bình, chấp nhận đi bộ nhiều hơn để tiết kiệm xăng

  4. UAE thừa nhận các nước thành viên OPEC đang gặp khó trong việc nâng sản lượng dầu theo đúng kế hoạch. Với sự phục hồi của Trung Quốc, giá dầu có khả năng lập đỉnh mới.

_

  1. Giá vàng trong nước vẫn đắt hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng

  2. USD tiếp tục tăng giá, hướng tới tuần tăng nhiều nhất trong 5 tuần

  3. Đồng ruble của Nga trong phiên giao dịch ngày 10/6 đã tăng giá sát mức cao nhất trong 2 tuần qua so với đồng USD

_

  1. Trong một ngày, giá khí đốt tăng gần 22% do ảnh hưởng vụ nổ trạm LNG tại Mỹ

  2. Trung Quốc: Biên lợi nhuận sản xuất thép thấp khiến giá quặng sắt tiếp tục giảm

  3. Trung Quốc có thể tiếp tục nhập siêu tôm trong vài năm tới

  4. Theo Reuters, Ấn Độ có thể sớm cho phép các thương nhân xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn lúa mì nhằm giải tỏa một lượng lớn lúa mì đã được ký hợp đồng nhưng mắc kẹt tại các cảng vì quyết định dừng xuất khẩu của Chính phủ hồi tháng trước

  5. Giá một hóa chất tăng thẳng đứng, giá phân bón cao do thiếu cung

  6. Dầu cọ giảm 4% khi Indonesia chuẩn bị tăng cường xuất khẩu

  7. Giá đậu tương đạt “đỉnh” 10 năm

Vàng SJC 69.5 tr/lượng

USD 23,310 đồng

Bảng Anh 29,392 đồng

EUR 25,353 đồng

Nguồn: Thông Tô

Hãng xe điện Tesla thông báo chuẩn bị chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1

Tesla vừa cho biết chuẩn bị chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1. Điều này đồng nghĩa giá cổ phiếu công ty sẽ giảm xuống 3 lần, song khối lượng cổ phiếu của nhà đầu tư sẽ tăng gấp 3.

Theo Tesla, nếu nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu Tesla với mức giá 696 USD/đơn vị, sau quá trình chia tách sẽ nắm 300 cổ phiếu với giá 232 USD/đơn vị.

Theo CNN, có nhiều lý do đằng sau động thái này. Việc chia nhỏ có thể giúp cổ phiếu công ty tiếp cận được những nhà đầu tư cá nhân với số vốn nhỏ. Ngoài ra, hoạt động này cũng giúp công ty tăng thanh khoản và tạo nhiều nhu cầu hơn đối với cổ phiếu của công ty.

“Chúng tôi tin rằng việc chia tách sẽ giúp thiết lập lại giá trị phổ thông của cổ phiếu, từ đó giúp nhân viên linh hơn trong hoạt động quản lý vốn chủ sở hữu. Tất cả đều giúp tối đa hóa giá trị của cổ đông. Ngoài ra, việc chia tách cổ phiếu sẽ giúp cổ phiếu dễ dàng tiếp cận với cổ đông cá nhân”, Tesla thông báo.

Đây là lần chia tách cổ phiếu đầu tiên của công ty từ tháng 8/2020. Tesla đã công bố kế hoạch này vào tháng 3 nhưng không tiết lộ tỷ lệ.

Cùng ngày, Tesla cho biết giá cổ phiếu đã tăng 43,5% kể từ lần chia tách cuối cùng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu công ty đã giảm 30% kể từ thời điểm công bố kế hoạch.

Động thái của Tesla cũng có thể đưa cổ phiếu này vào chỉ số công nghiệp Dow Jones, vốn bao gồm các cổ phiếu giá trị nhỏ hơn.

Việc chia tách cổ phiếu diễn ra tương đối phổ biến ở nhóm công ty công nghệ. Ngoài Tesla, Amazon cũng thông báo chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 20:1 vào đầu tuần. Alphabet, công ty sở hữu Google, thông qua tỷ lệ chia tách tương tự có hiệu lực từ tháng 7. Trong khi đó, Shopify có kế hoạch chia với tỷ lệ 10:1 vào cuối tháng 6.

Nguồn: VTVmoney

Shopify announces 10-for-1 stock split, proposes founder share for CEO

The logo of Shopify is seen outside its headquarters in Ottawa, Ontario, Canada, September 28, 2018. REUTERS/Chris Wattie/File Photo

April 11 (Reuters) - Canadian e-commerce giant Shopify Inc on Monday announced a 10-for-1 split of its class A and class B stock, joining a growing list of companies that have split their shares to make them more attractive for investors.

Shopify would also seek shareholder approval to authorize and issue a new class of shares, called the Founder share, to Tobi Lutke, its chief executive officer and founder.

The proposal seeks to preserve the voting power of Lutke, as the Founder share will provide him with a variable number of votes and that combined with his previously owned shares from other classes would represent 40% of the total voting power attached to all of Shopify’s outstanding shares.

The proposal, however, said that Lutke will hold the Founder shares only until he is an executive at Shopify or a board member.

While D.A. Davidson & Co analyst Tom Forte said the brokerage is generally opposed to founder shares and believes they are not in the interest of shareholders, he said he is willing to give Lutke the benefit of doubt due to his “superb” track record.

“We believe it may protect the company from unwanted suitors, such as Salesforce and Oracle, considering the recent weakness in the (Shopify) stock,” Forte added.

U.S.-listed shares of Shopify were marginally down at $602.61 in morning trading, while they were slightly up at C$765 on the Toronto Stock Exchange. They have lost more than half their value this year.

Currently, the company’s class A shares carry one vote per share and class B shares carry 10 votes per share.

Other stock split announcements this year came from e-commerce giant Amazon.com Inc (AMZN.O), Google-parent Alphabet Inc (GOOGL.O) as well as videogame retailer GameStop Corp (GME.N). Tesla Inc (TSLA.O) also had said it would seek shareholder approval for a stock split. read more

Nguồn: Reuters

Google parent Alphabet announces 20-for-1 stock split

  • Before the Alphabet rebrand in 2015, Google effectively split its stock with the introduction of a third class of shares.
  • Alphabet stock has doubled in less than two years, and the new split would make it more affordable for more people.

Alphabet CFO Porat on 20-for-1 stock split

Google parent Alphabet said its board approved plans for a 20-for-1 stock split on Tuesday as part of the technology company’s quarterly earnings statement. Alphabet stock rose more than 9% in after-market trading following the news.

The move comes a year and a half after Apple most recently split its stock, giving three shares for each share that people owned. Alphabet and Apple are among the few technology companies that have seen their market capitalizations stretch into the trillions, as investors opted for profitable growth.

Alphabet intends to split the Class A, Class B and Class C shares of the stock, according to the earnings statement. The change requires shareholder approval. Each shareholder at the close of business on July 1 will receive, on July 15, 19 additional shares for each share of the same class of stock they own.

In 2012, Google added a third class of shares, Class C, with no voting rights. The company already had Class A shares, which carry one vote per share, and Class B shares, which are held closely by founders and early investors and carry 10 votes. The company maintained this stock structure through its 2015 rebrand to Alphabet.

In a letter included the 2004 prospectus for Google’s initial public offering, Larry Page and Sergey Brin, Google’s founders, emphasized that they would always act “with the long-term welfare of our company and shareholders in mind.”

They described the introduction of the third class as “effectively a stock split” in a 2012 letter and said it was something many shareholders had been clamoring for. The 2-for-1 stock split came in 2014, before the switch to Alphabet.

Stock picks and investing trends from CNBC Pro:

Markets expect the Fed will now be more willing to risk recession to fight hot inflation

Buffett disciple has just one U.S. stock in his portfolio — and it’s a chip stock

This recession will be different, so buy these names with higher-income customers, BofA says

Page and Brin own a combined 12% of Alphabet’s Class C shares, which trade under the ticker symbol “GOOG” and have no voting rights, according to FactSet. The duo control 83% of the company’s Class B shares, which do not trade on open markets.

Shares of Alphabet stock have become more expensive lately, at over $2,750 each at the time of market close on Tuesday, having doubled in price since May 2020. The lower price would mean that more investors might be able to afford buying entire, rather than fractional, shares of the advertising company.

Were the split to happen as of Tuesday’s close, the cost of each share would go from $2,752.88 to $137.64, and each existing holder would get 19 additional shares for every one they own.

Nguồn: CNBC

Đợt chia tách cổ phiếu Amazon có thể thu hút thêm nhà đầu tư cá nhân

(TBTCO) - Việc chia tách cổ phiếu của Amazon có thể phần nào trấn an các cổ đông sau khi chứng kiến cố phiếu của “gã khổng lồ” thương mại điện tử này sụt giảm trong năm nay.

image
(https://cdnimg.vietnamplus.vn/uploaded/izdss/2022_06_07/amazonco_phieu.jpg)
Cổ phiếu của Amazon đã giảm 24% trong năm nay tính đến thời điểm hiện tại

Cổ phiếu của Amazon đã tăng 3,1% lên 126,17 USD trong phiên giao dịch chiều 6/6 sau khi chia tách theo tỷ lệ 20:1. Kế hoạch chia tách này đã được công bố trước đó trong năm nay nhưng vừa có hiệu lực vào ngày 6/6. Cổ phiếu của Amazon đã giảm 24% trong năm nay tính đến hiện tại.

Các chuyên gia phân tích của công ty MKM Partners tin rằng sự khởi sắc trong giá cổ phiếu của Amazon kể từ tháng Năm, tức khoảng thời gian mà cổ phiếu của “ông lớn” này đã thu hẹp được 1/3 mức giảm trong năm nay, được hỗ trợ bởi những kỳ vọng về đợt chia tách này.

Dù việc chia tách cổ phiếu không có liên quan đến nền tảng của một công ty, nhưng nó có thể giúp đẩy giá cổ phiếu lên bằng cách giúp nhiều nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu hơn. Việc chia tách cổ phiếu có thể thúc đẩy sự tham gia mua vào của các nhà đầu tư cá nhân, những người thương mua số lượng nhỏ do ít vốn.

Ông Peng Cheng, người đứng đầu bộ phận chiến lược trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn của ngân hàng JPMorgan, cho biết lượng cổ phiếu nắm giữ của các nhà đầu tư cá nhân tại Amazon khá thấp.

Bộ phận nghiên cứu Global Research của ngân hàng Bank of America cho biết các đợt chia tách cổ phiếu thường có lợi cho các công ty thực hiện chúng, khi giá cổ phiếu của các công ty này trung bình tăng 25% một năm sau đó, cao hơn mức tăng 9% của thị trường nói chung.

Amazon là công ty có vốn hóa lớn gần đây nhất thực hiện chia tách cổ phiếu. Kể từ năm 2020, nhiều công ty lớn khác như Apple, Tesla và Nvidia cũng đã có động thái tương tự. Tập đoàn Alphabet hồi tháng 2 cũng đã công bố kế hoạch chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 20:1, dự kiến có hiệu lực vào tháng tới./.

ôi vãi ông :)))) post vào nguyên bài Tiếng anh thế này thì ai đọc được…

Quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý giải ngân 1.650 tỷ đồng, DGC lọt top 10 danh mục

Quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý giải ngân 1.650 tỷ đồng, DGC lọt top 10 danh mục

Về cơ cấu danh mục, top 10 khoản đầu tư ghi nhận nhiều sự thay đổi trong tuần qua. MWG vượt VPB lên đứng đầu danh sách với 251,4 triệu USD (tỷ lệ 11,5%), xếp theo sau lần lượt là ACB (10,54%), HPG (7,23%), VHM (6,13%), FPT (4,86)…

Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý vừa công bố báo cáo cập nhật danh mục đầu tư đến hết ngày 02/06 với quy mô tài sản lên tới gần 2,2 tỷ USD. Cụ thể, tỷ trọng tiền mặt của VEIL hiện chỉ còn 5,16%, giá trị tương ứng 112,7 triệu USD (khoảng 2.592 tỷ đồng).

Về cơ cấu danh mục, top 10 khoản đầu tư ghi nhận nhiều sự thay đổi trong tuần qua. MWG vượt VPB lên đứng đầu danh sách với 251,4 triệu USD (tỷ lệ 11,5%), xếp theo sau lần lượt là ACB (10,54%), HPG (7,23%), VHM (6,13%), FPT (4,86)…

Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý vừa công bố báo cáo cập nhật danh mục đầu tư đến hết ngày 02/06 với quy mô tài sản lên tới gần 2,2 tỷ USD. Cụ thể, tỷ trọng tiền mặt của VEIL hiện chỉ còn 5,16%, giá trị tương ứng 112,7 triệu USD (khoảng 2.592 tỷ đồng).

Quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý (VEIL) đã giải ngân 1.650 tỷ đồng sau khi đẩy lượng tiền mặt lên đỉnh - Ảnh 1.

Dữ liệu ngày 26/5 cho thấy giá trị tiền mặt của VEIL đạt 152,1 triệu USD tương đương 3.498 tỷ đồng. Chỉ sau 1 tuần, VEIL mua ròng 39,4 triệu USD, tương đương 906 tỷ đồng.

Trước đó, tỷ trọng tiền mặt của VEIL đạt đỉnh nhiều năm vào ngày 19/5 (8,71%), quỹ này đã đẩy mạnh giải ngân khoảng 72 triệu USD tương đương 1.656 tỷ đồng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ chỉ sau 2 tuần. VEIL có động thái giải ngân ra thị trường khi VN-Index duy trì xu hướng tăng, đà phục hồi được kéo dài 3 tuần liên tiếp.

Về cơ cấu danh mục, top 10 khoản đầu tư ghi nhận nhiều sự thay đổi trong tuần qua. Cụ thể, MWG vượt VPB lên đứng đầu danh sách với 251,4 triệu USD (tỷ lệ 11,5%). Sự biến động này đồng pha với sự biến động của giá cổ phiếu MWG tăng 6% trong khi nhà băng VPB lại giảm 2%.

Quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý (VEIL) đã giải ngân 1.650 tỷ đồng sau khi đẩy lượng tiền mặt lên đỉnh - Ảnh 2.

Xếp tiếp theo sau MWG, VPB, danh sách top 10 còn có sự hiện diện của ACB (10,54%), HPG (7,23%), VHM (6,13%), FPT (4,86)…

Đáng chú ý, VEIL đã loại VIC khỏi top 10 khoản đầu tư lớn nhất. Thay thế vị trí thứ 9 của VIC là cổ phiếu của TĐ Hóa chất Đức Giang DGC, chiếm tỷ lệ 3,35% danh mục quỹ tương ứng với 73,2 triệu USD.

Tại ngày 2/6, giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/share) VEIL đạt 10,46 USD, tăng 1,16% so với tuần trước nhưng vẫn giảm 14,33% so với đầu năm. Hiệu suất hoạt động của VEIL tích cực hơn thị trường chung khi VN-Index ghi nhận mức giảm 15,03% từ đầu năm tới nay (tính theo USD).

Về cơ cấu nhóm ngành, ngân hàng vẫn là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục VEIL với 30,35%, tỷ trọng nhóm bất động sản xếp ngay sát với 24,11%. Trong khi ngành F&B hiện chiếm tỷ trọng 7,06%.

Việc VEIL đẩy mạnh giải ngân tiền mặt gần đây là những động thái dễ hiểu khi Dragon Capital bày tỏ quan điểm tương đối tích cực khi thị trường đã giảm về vùng định giá hấp dẫn và đang có dấu hiệu quá bán.

Theo đánh giá của Dragon Capital, nền kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, có tiềm năng tăng trưởng và định giá thị trường thấp (hiện tại định giá thị trường đang ở mức 11.x lần dưới mức trung bình 12 năm), nhà đầu tư nên cân nhắc tận dụng cơ hội để đầu tư với mức giá hấp dẫn. Lịch sử cho thấy sau các đợt điều chỉnh lớn trong 10 năm gần đây, thị trường đều hồi phục mạnh mẽ và chinh phục các mốc đỉnh mới.

Cũng trong tháng 5, nhà đầu tư nước nước ngoài tiếp tục có tháng thứ 2 liên tiếp mua ròng với giá trị gần 3.200 tỷ đồng. Trước đó, khối ngoại cũng đã bất ngờ quay lại mua ròng 4.000 tỷ đồng trong tháng 4 qua đó chấm dứt chuỗi 8 tháng bán ròng liên tiếp.

Yếu tố thúc đẩy khối ngoại tiếp tục bán ròng trong giai đoạn trước được cho là đến từ những dự báo về chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed trong bối cảnh lạm phát tại nhiều nước tăng cao. Tuy nhiên, khi lộ trình tăng lãi suất đã rõ ràng, nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ sớm quay lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam.

Ngoài ra, câu chuyện nâng hạng thị trường cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự trở lại của khối ngoại trong tương lai. Hiện, quy mô vốn mà các quỹ có thể phân bổ cho các thị trường cận biên chỉ khoảng 95 tỷ USD, còn quy mô vốn dành cho các thị trường mới nổi đang vào khoảng 6.800 tỷ USD. Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm TGĐ FiinGroup cho biết: "Nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Markets), Việt Nam cũng có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường".

Nguồn bài viết: Quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý giải ngân 1.650 tỷ đồng, DGC lọt top 10 danh mục

Thống đốc lý giải nguyên nhân giúp các ngân hàng lãi “khủng”

Đại biểu Quốc hội cho rằng việc chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân của ngành ngân hàng là chưa tương xứng với mức lợi nhuận mà các ngân hàng công bố…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Ngày 9/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng về xu hướng báo lãi khủng của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua bất chấp dịch bệnh Covid-19.

Theo đại biểu Lâm, khi hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, đối mặt với các gói nợ xấu thì cả hệ thống chính trị đã góp sức hỗ trợ với Nghị quyết 42 /2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV được cho là khá mạnh mẽ và hiệu quả. Ở chiều ngược lại, trong 2 năm qua ngành ngân hàng cũng đã hỗ trợ rất tích cực cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch.

Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng cho biết, vẫn có ý kiến cho rằng mức độ chia sẻ của ngân hàng đối với doanh nghiệp, người dân chưa tương xứng trong bối cảnh kinh tế đất nước trong 2 năm qua tăng trưởng thấp, rất nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản, ngừng hoạt động, rút khỏi thị trường, người dân gặp vô vàn khó khăn, lao đao vì dịch bệnh; nhiều khoản nợ ngân hàng không trả được, nợ tăng trở lại nhưng hầu hết các ngân hàng vẫn lợi nhuận cao, chia lãi khủng.

“Thống đốc đánh giá và chia sẻ gì về sự đồng hành của ngân hàng đối với doanh nghiệp, nền kinh tế đất nước ta trong thời gian qua và giải pháp nào trong thời gian tới. Liệu đây là “nỗi oan Thị Kính” hay nỗi oan gì?”, đại biểu Trần Văn Lâm nêu vấn đề.

Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng đã thực hiện theo sự kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước để đồng hành với doanh nghiệp và người dân. Từ khi đại dịch đến nay, các tổ chức tín dụng thực hiện miễn, giảm lãi vay và tổng số tiền giảm đến nay đạt 47.000 - 48.000 tỷ đồng.

Theo Thống đốc, đây là con số đáng được ghi nhận, bởi bản thân hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, hoạt động thu lợi từ lãi vay và các dịch vụ. Do đó việc chấp nhận giảm lãi vay đã thể hiện sự đồng hành của các tổ chức tín dụng với người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, hoạt động ngân hàng cũng gắn liền với rủi ro và nợ xấu có thể thường xuyên phát sinh, đây là vấn đề không thể tránh khỏi. Do đó, các tổ chức tín dụng cần có dự phòng cho việc xử lý các khoản nợ xấu này.

Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp của người dân. Các tổ chức tín dụng tham gia rất tích cực, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp và người dân có thể vay nợ trở lại, tiếp cận thêm khoản vay. Cùng với đó, nhờ thông tư tái cơ cấu khoản vay, giữ nguyên nhóm nợ đã giúp doanh nghiệp có khả năng phục hồi, tiếp tục được vay vốn.

Về lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm rõ các ngân hàng là doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu kinh doanh. Nhưng khác với doanh nghiệp thông thường, số vốn điều lệ và quy mô tài sản của ngân hàng là rất lớn.

“Nếu như đến cuối 2020 toàn hệ thống tổ chức tín dụng tổng tài sản là 14 triệu tỷ đồng thì tính đến tháng 3/2022 tổng tài sản của hệ thống ngân hàng lên đến hơn 16 triệu tỷ đồng; tín dụng khoảng 12 triệu tỷ và tài sản khoản 1,6-1,7 triệu tỷ”, Thống đốc nói.

Do đó, Thống đốc cho rằng, nếu tính lợi nhuận sinh lời trên tổng tài sản như vậy thì không phải là lớn. Theo những số liệu tổng hợp được trên thị trường chứng khoán, đánh giá theo tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản hoặc tỷ lệ sinh lời trên vốn của các tổ chức tín dụng so với một số các doanh nghiệp ở các ngành khác thì không cao.

Nguồn bài viết: Thống đốc lý giải nguyên nhân giúp các ngân hàng lãi “khủng” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới