Chứng sỹ săn tin!

Bộ Tài chính: Sẽ thu tiền từ lưu thông về để ngăn đà lạm phát

Thu tiền từ lưu thông là một trong những giải pháp quan trọng mà Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng nhằm ngăn đà lạm phát…

Ảnh minh họa.

Lạm phát đang là vấn đề hóc búa đối với kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15 sáng 7/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: “Đây là vấn đề nóng, cần thiết phải tập trung để chống lạm phát nếu không thì không đảm bảo an sinh xã hội, không phát triển và gây khó cho người dân”.

Thế giới như Mỹ hiện nay đang lạm phát 8,3%, Singapore 5,4%, Thái Lan ngay bên cạnh cũng đã 4,6%, riêng Việt Nam vẫn giữ ở mức 2,25%, mức thấp hơn mục tiêu 4% mà Quốc hội giao Chính phủ đầu năm.

Nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng, song nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được nhiều, chủ yếu nhập khẩu nước ngoài. Giá nguyên vật liệu tăng kéo theo giá cả hàng hóa trong nước tăng làm tăng lạm phát, chẳng hạn như xăng dầu, thép, phân bón…

Nhưng chúng ta cũng có thế mạnh, là tự chủ lương thực thực phẩm - vốn chiếm 40% trong rổ hàng hóa, nên vấn đề lạm phát tác động đến Việt Nam ít hơn, do đó, đây là thời điểm vàng để đất nước bứt phá. “Nếu tận dụng được cơ hội này để kiến tạo thì đây là thời điểm vàng để Việt Nam bật lên vì các nước bây giờ áp lực lạm phát cao, còn chúng ta thường có độ trễ và tự chủ được về tiêu dùng trong nước”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15 sáng 7/6.

Tư lệnh ngành tài chính đã đưa ra hàng loạt giải pháp để ngăn đà lạm phát.

Thứ nhất, về chính sách tiền tệ sẽ thu tiền từ trong lưu thông về. Vấn đề này Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ giải thích sâu hơn như dùng biện pháp nào, tăng lãi suất…

Thứ hai, về chính sách tài khóa, chúng ta đã và đang thực hiện theo Nghị quyết 43 vừa giảm thuế đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa tiết kiệm chi đầu tư thường xuyên, các khoản khác.

Thứ ba, vấn đề quan trọng là quản lý chặt giá cả, thực hiện đúng Luật giá niêm yết công khai, quản lý giá…

Thứ tư, thúc đẩy cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển đảm bảo an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế, đột phá cơ sở hạ tầng và chuyển đổi số. Cốt lõi của nền kinh tế không hẳn chỉ có chính sách tài khóa, tiền tệ mà chính sách phải hướng đến doanh nghiệp và người dân, người dân doanh nghiệp làm ăn hiệu quả có thu nhập GDP tăng, nộp ngân sách tăng giải quyết việc làm có cuộc sống tốt sẽ giữ vững chính sách tiền tệ và tài khoá cả chính sách về chứng khoán.

“Nên mọi thủ tục hành chính, chuyển đổi số, tiến bộ khoa học kỹ thuật đều phải dồn cho vai trò doanh nghiệp người dân để sản xuất sản xuất kinh tế hiệu quả đồng thời là căn cơ chống lạm phát tốt nhất”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính: Sẽ thu tiền từ lưu thông về để ngăn đà lạm phát - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chứng khoán giảm khiến người Mỹ mất nửa nghìn tỷ USD tài sản trong 3 tháng

Tổng tài sản ròng của người Mỹ giảm chóng mặt trong quý 1 năm nay, khi thị trường chứng khoán nước này tụt dốc.

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Theo dữ liệu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 9/6, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận ở nước này “bốc hơi” 500 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, còn 149,3 nghìn tỷ USD. Đây là một sự đảo ngược xu hướng tăng mạnh mẽ mà khối tài sản của người Mỹ ghi nhận từ giữa năm 2020 nhờ giá nhà và giá chứng khoán cùng tăng mạnh.

Sự sụt giảm tài sản nói trên phản ánh biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ vào đầu năm nay. Trong quý 1, giá trị tài sản là cổ phiếu được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp của người Mỹ giảm 3 nghìn tỷ USD. Ở thời điểm cuối quý 1, cổ phiếu chiếm 46,3 nghìn tỷ USD, tương đương 31%, tổng tài sản của các hộ gia đình ở nước này.

Hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm gần 5% trong 3 tháng đầu năm, trong khi chỉ số Nasdaq sụt gần 9%. Đó là quý giảm tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ quý 1/2020 - thời điểm Covid-19 đảo lộn nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Năm nay, những nhân tố gây áp lực giảm lớn lên thị trường chứng khoán Mỹ là cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, giá dầu tăng mạnh, lạm phát không ngừng tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cũng như mối lo tiếp diễn về đại dịch Covid.

Tuy nhiên, sự sụt giảm tài sản do biến động thị trường chứng khoán gây ra đã được bù đắp phần nào bởi mức tăng tài sản 1,7 nghìn tỷ USD nhờ tăng giá bất động sản và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ngày càng tăng. Các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ nắm lượng bất động sản trị giá 44,1 nghìn tỷ USD.

Tỷ lệ tài sản ròng của hộ gia đình Mỹ so với thu nhập khả dụng vẫn đang gần mức cao kỷ lục và tiếp tục cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch ở thời điểm năm 2019.

Trong khi đó, nợ của hộ gia đình tăng với tốc độ 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh tăng trưởng mạnh ở cả các khoản vay thế chấp nhà và vay tiên dùng – theo Fed.

Giá nhà tiếp tục tăng dẫn tới mức tăng trưởng 8,6% ở các khoản vay thế chấp nhà. Người Mỹ cũng sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn và vay tiền nhiều hơn để mua ô tô, dẫn tới vay tiêu dùng tăng 8,7% trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm 2021.

Nguồn bài viết: Chứng khoán giảm khiến người Mỹ mất nửa nghìn tỷ USD tài sản trong 3 tháng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thế Giới Di Động, Hòa Phát, SeABank và loạt doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức, cao nhất 103%

Trong tuần từ 14/6 đến 20/6, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm, trong đó có những tên tuổi lớn như Hòa Phát, Thế Giới Di Động, SeABank, …

Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này gồm:

CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (Mã: CAP) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 50% và bằng cổ phiếu cũng với tỷ lệ 50%. Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) cùng là 14/6. Ngày thanh toán tiền mặt là 29/6.

CAP hiện có hơn 5,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi khoảng 26 tỷ đồng và phát hành mới 2,6 triệu cổ phiếu để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông.

CAP hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bột giấy và các loại vàng mã. Trong nửa đầu niên độ tài chính 2021 – 2022 (tức 6 tháng từ 10/2021 đến hết 3/2022), CAP ghi nhận doanh thu thuần 264 tỷ đồng và lãi sau thuế 37,5 tỷ, lần lượt giảm 0,9% và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Lương thực Bình Định (Mã: BLT) dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 2/2021 tỷ lệ 2,8% và cổ tức bằng tiền từ nguồn hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển tỷ lệ 100%. Tổng cộng, nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu BLT sẽ được nhận 10.280 đồng tiền mặt (chưa trừ thuế, phí).

Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 14/6 và 30/6. Trong một tháng gần đây, giá cổ phiếu BLT tăng khoảng 19%, thanh khoản mỗi phiên từ vài trăm đến vài nghìn đơn vị được khớp lệnh.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 17/6 để chuẩn bị trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100%. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Thế Giới Di Động sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 7.320 tỷ đồng lên 14.640 tỷ.

Vào ngày giao dịch không hưởng quyền 16/6, giá tham chiếu của cổ phiếu MWG dự kiến sẽ được điều chỉnh giảm còn khoảng một nửa so với mức 150.000 đồng/cp hiện nay.

Cũng vào ngày 17/6, Thế Giới Di Động sẽ thanh toán cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, tương đương 1.000 đồng/cp. Danh sách cổ đông đã được chốt vào ngày 8/6.

Vốn hóa của MWG hiện nay đạt gần 110.000 tỷ đồng, vượt xa các cổ phiếu bán lẻ khác, như thể hiện trong bảng thống kê dưới đây. Tuy nhiên khi xét về tốc độ tăng giá cổ phiếu, MWG đang xếp sau FRT của FPT Retail.

Trong 4 tháng đầu năm nay, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 47.908 tỷ đồng từ tất cả chuỗi bán lẻ (Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh, Bách hóa Xanh, …), lợi nhuận sau thuế đạt 1.819 tỷ đồng. Doanh thu online tăng 145% so với cùng kỳ lên 7.468 tỷ đồng, chiếm 16% tổng doanh thu của MWG.

Chuỗi Topzone chuyên kinh doanh sản phẩm Apple đã có 35 điểm bán và mang về doanh thu gần 670 tỷ đồng trong 4 tháng. MWG đặt mục tiêu doanh thu sản phẩm Apple đạt 650 triệu USD (15.000 tỷ đồng) trong năm 2022 và chạm mốc 1 tỷ USD trong năm 2023. Nếu hiện thực hóa được mục tiêu này, MWG sẽ trở thành đối tác hàng đầu của Apple ở khu vực Châu Á.

Chuỗi Bách Hóa Xanh báo cáo doanh thu 8.200 tỷ đồng trong 4 tháng, nhích lên 2% so với cùng kỳ. Hiện nay chuỗi này vẫn chưa làm ra lợi nhuận ròng.

Từ đầu năm 2022 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1.435 tỷ đồng MWG, nhiều thứ 5 toàn thị trường. MWG luôn trong tình trạng hết room ngoại, nếu được mở room, con số mua ròng sẽ còn cao hơn nhiều. Biểu đồ dưới đây cho thấy chứng chỉ quỹ FUEVFVND mô phỏng chỉ số VN Diamond là chứng khoán được khối ngoại gom nhiều nhất.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank – Mã: SSB) dự định trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,74% và phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 6,61%. Sau khi phát hành vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng từ 16.598 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng.

Vốn hóa thị trường của SeABank hiện nay đạt gần 55.000 tỷ đồng, xếp thứ 8 ngành ngân hàng Việt Nam.

Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) dự định trả cổ tức năm 2021 với tổng tỷ lệ 35%, trong đó cổ tức bằng tiền mặt là 5% và bằng cổ phiếu là 30%. Ngày GDKHQ đều là 17/6. Ngày chi trả tiền mặt là 6/7.

Nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu HPG tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 50.000 đồng tiền mặt (chưa trừ thuế, phí) và 30 cổ phiếu HPG mới.

Kết phiên 10/6, giá cổ phiếu HPG dừng ở 33.600 đồng/cp, thấp hơn 27,6% so với ngày đầu năm 2022 và giảm 42% so với đỉnh lịch sử ngày 28/10/2021.

Vốn hóa của Hòa Phát hiện nay là 150.290 tỷ đồng, đứng thứ 8 thị trường chứng khoán Veiệt Nam. Đầu năm nay, Hòa Phát xếp thứ 4, chỉ sau Vietcombank, Vingroup và Vinhomes.

CTCP Cencon Việt Nam (Mã: CEN)Tập đoàn Nagakawa (Mã: NAG) đều có kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ lần lượt là 90% và 100%. Ngày GDKHQ đều là 15/6, giá chào bán đều là 10.000 đồng/cp.

image

Nguồn: Thế Giới Di Động, Hòa Phát, SeABank và loạt doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức, cao nhất 103%

Nhận định thị trường ngày 13/6: Phân hóa và giằng co

Theo BSC, trong những phiên tới, có thể VN-Index có thể sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 1.250-1.300 điểm.YSVN dự báo thị trường có thể sẽ điều chỉnh ở các phiên giao dịch đầu tuần và VN-Index có thể sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ 1.255 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần.

Phụ thuộc phần lớn vào thông tin CPI của Mỹ

(Công ty Chứng khoán Asean - AseanSC)

AseanSC cho rằng diễn biến của thị trường trong phiên giao dịch tới sẽ phụ thuộc phần lớn vào thông tin CPI của Mỹ, và vùng 1.270 – 1.280 điểm, bao gồm đường trung bình động 20 ngày (MA20 ngày) được kỳ vọng sẽ là hỗ trợ tin cậy cho chỉ số. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

VN-Index có thể sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 1.250-1.300 điểm

(Công ty Chứng khoán BIDV - BSC)

Trong những phiên tới, có thể VN-Index có thể sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 1.250-1.300 điểm.

VN-dao động trong vùng 1.250 điểm – 1.300 điểm

(Công ty Chứng khoán MB – MBS)

VN-Index sau khi không giữ được ngưỡng tâm lý 1.300 điểm, có khả năng sẽ dao động trong vùng 1.250 điểm – 1.300 điểm, vùng hỗ trợ cho chỉ số này trong tuần sau ở 1.250 điểm – 1.260 điểm.

Nhịp điều chỉnh hiện tại không hẳn mang tính chất tiêu cực mà là rũ bỏ và tích lũy thêm

(Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội - SHS)

Thị trường tuần này gần như đi ngang sau 3 tuần phục hồi liên tiếp cho thấy đợt hồi phục này của thị trường khá mạnh và tin cậy, khối lượng giao dịch tuần này vẫn đang ở mức thấp nhưng ổn định trong suốt 4 tuần qua. Tuy nhiên, với việc VN-Index trong tuần đã vượt ngưỡng tâm lý 1.300 điểm nhưng với động lực yếu và sau 3 tuần tăng điểm liên tiếp rất có thể thị trường sẽ đối diện với khả năng điều chỉnh test lại ngưỡng này và thực tế thị trường đã có phiên cuối tuần giảm điểm mạnh và đóng cửa dưới 1.300 điểm. Nhịp điều chỉnh hiện tại không hẳn mang tính chất tiêu cực mà nó mang tính chất rũ bỏ và tích lũy thêm chờ cơ hội để bùng nổ vượt ngưỡng tâm lý một lần nữa.

Quay trở lại trạng thái phân hóa và giằng co

(Công ty Chứng khoán Rồng Việt - VDSC)

Với diễn biến thận trọng sau khi vượt ngưỡng 1.300 điểm, thị trường đang quay trở lại kiểm tra các tín hiệu hỗ trợ trong vùng giằng co 1.280-1.300 điểm của VN-Index. Áp lực chốt lời mạnh diễn ra ở những nhóm tăng mạnh thời gian qua, cùng với sự hạ nhiệt của các nhóm ngành lớn, đang đồng thuận gây khó khăn cho đà hồi phục của thị trường. Với diễn biến này, dự kiến thị trường sẽ quay trở lại trạng thái phân hóa và giằng co trong vùng 1.270-1.300 điểm với sự hỗ trợ của một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế mua cổ phiếu và theo dõi động thái hỗ trợ của thị trường. Đồng thời nên tận dụng khả năng hồi phục của thị trường để chốt lời và cơ cấu danh mục theo hướng giảm rủi ro.

Điều chỉnh

(Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - YSVN)

Thị trường có thể sẽ điều chỉnh ở các phiên giao dịch đầu tuần và VN-Index có thể sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ 1.255 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, rủi ro từ thị trường chứng khoán thế giới gia tăng dần và có thể tác động tiêu cực lên xu hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt đồ thị giá của các chỉ số đã quay trở lại trạng thái tích lũy ngắn hạn cho thấy đà tăng ngắn hạn có dấu hiệu chững lại.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nguồn: NDH

Fed gần như chắc chắn tăng lãi suất tuần này, quan trọng là ông Powell nói gì

Đó là cuộc họp báo của ông Powell diễn ra sau cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài 2 ngày của Fed - cuộc họp mà giới phân tích đã dự báo gần như chắc chắn là Fed sẽ nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm…

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: Getty/CNBC.

Diễn biến thị trường tài chính Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung trong tuần này có thể sẽ tuỳ thuộc nhiều vào việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói gì tại cuộc họp báo vào lúc 2h30 chiều ngày thứ Tư (15/6) theo giờ Washington.

Đó là cuộc họp báo diễn ra sau cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài 2 ngày của Fed - cuộc họp mà giới phân tích đã dự báo gần như chắc chắn là Fed sẽ nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Tuần trước, dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy lạm phát ở nước này lập đỉnh gần 41 năm trong tháng 5, khiến nhà đầu tư lo sợ về việc các nhà hoạch định chính sách trong lần họp này có thể trở nên cứng rắn hơn hoặc đưa ra dự báo về tiến độ tăng lãi suất nhanh hơn cho tới gian tới.

Vào lúc 2h chiều ngày 15/6 theo giờ địa phương, Fed sẽ công bố dự báo mới về kinh tế và lãi suất. Tuy nhiên, những phát biểu của ông Powell về triển vọng lãi suất trong mùa hè và mùa thu năm nay mới là nhân tố có thể định hình thị trường tài chính đang nhiều biến động. Cả giá cổ phiếu và trái phiếu đều trồi sụt thất thường thời gian gần đây khi giới đầu tư băn khoăn về việc lạm phát đã đạt đỉnh hay chưa và lo ngại rằng việc tăng lãi suất có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.

“Tôi thực sự nghĩ rằng mấu chốt của vấn đề là ông Powell sẽ nói gì tại cuộc họp báo và liệu ông ấy có đưa ra bất kỳ tín hiệu gì như một sự định hướng vững chắc cho lãi suất vào tháng 9 hay không”, chiến lược gia trưởng về vĩ mô Michael Schumacher của Wells Fargo nhận định với hãng tin CNBC. “Nếu ông ấy đưa ra tín hiệu như vậy, thì đó chỉ có thể là một tín hiệu cứng rắn. Nếu ông ấy không có tín hiệu nào, mọi người sẽ xem đó là sự mềm mỏng”.

Cũng theo ông Schumacher, thị trường lãi suất tương lai đang phản ánh khả năng lãi suất tăng 0,56 điểm phần trăm trong cuộc họp tuần này.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi, khi thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng mạnh hơn dự báo. Chỉ số S&P 500 giảm 2,9% trong phiên ngày thứ Sáu, nâng tổng mức giảm của cả tuần lên 5,1%.

“Thị trường muốn tìm thấy một vài bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng Fed có thể chặn lạm phát mà không gây suy thoái”, chiến lược gia trưởng về chứng khoán Mỹ Lori Calvasina của RBC Capital Markets nói với CNBC. Bà Calvasina nói thị trường sẽ dựa vào các dữ liệu kinh tế để phán đoán.

“Có thể, thị trường sẽ còn biến động trong một thời gian nữa”, vị chiến lược gia nhận định.

Bản báo cáo lạm phát công bố hôm thứ Sáu là một nhân tố tiêu cực đối với thị trường tài chính vốn dĩ đã phản ánh những mối lo về sự leo thang của lạm phát và giảm tốc tăng trưởng kinh tế. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 5 của Mỹ tăng 8,6%, vượt mức dự báo tăng 8,3% mà giới phân tích đưa ra trước đó.

Số liệu lạm phát này cũng thổi bùng cuộc tranh luận về việc liệu Fed có tính đến chuyện tăng lãi suất với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6 và tiếp tục nâng lãi suất với tốc độ nhanh sau đó. Hôm thứ Sáu, cả Barclays và Jefferies đều nâng dự báo mức tăng lãi suất của Fed trong tuần này lên 0,75 điểm phần trăm, nhưng phần lớn chuyên gia kinh tế khác vẫn dự báo mức tăng 0,5 điểm phần trăm.

Goldman Sachs cũng điều chỉnh dự báo về lãi suất Fed, cho rằng Fed sẽ có thêm một đợt nâng 0,5 điểm phần trăm vào tháng 9, sau hai đợt nâng tương tự vào tuần này và trong tháng 7.

JPMorgan Chase cho rằng Fed sau cuộc họp tuần này sẽ đưa ra dự báo lãi suất mới phản ánh tiến độ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn, nhưng vẫn cho rằng Fed tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào ngày thứ Tư tuần này. Ngân hàng Mỹ nhận định dự báo lãi suất bình quân của Fed sẽ là 2,625% vào cuối năm nay, cao hơn nhiều so với mức dự báo 1,875% mà Fed đưa ra hồi tháng 3.

“Chủ tịch Powell đã thể hiện mong muốn định hướng được kỳ vọng thay vì khiến cho thị trường bị bất ngờ. Vì Fed rõ ràng không muốn gây bất ngờ theo chiều hướng tiêu cực, mức tăng lãi suất của tuần tới nhiều khả năng là 0,5 điểm phần trăm”, một báo cáo của JPMorgan Chase nhận định.

Chuyên gia Calvasina của RBC cho biết bà chờ những phát biểu của ông Powell và không cho rằng cuộc họp này của Fed có điều gì gây bất ngờ. Bà nói rằng bà lạc quan về việc một số quan chức Fed thời gian quan đã phát đi tín hiệu sẵn sàng tăng lãi suất nhanh hơn, từ đó tạo ra dư địa để có thể linh hoạt hơn về sau.

“Tôi nghĩ rằng thị trường thích điều này. Tín hiệu đó cho thấy Fed không cứng nhắc”, bà nói với CNBC. “Cách làm đó phản ánh rằng Fed không muốn gây ra quá nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Tôi muốn được nghe thêm những đánh giá, nhận định xung quanh sự linh hoạt đó”.

Nguồn bài viết: Fed gần như chắc chắn tăng lãi suất tuần này, quan trọng là ông Powell nói gì - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Khởi tố gần 2.000 vụ án liên quan đến tín dụng đen

Trong 3 năm qua, Bộ Công an đã đấu tranh phát hiện xử lý 2.740 vụ việc với gần 5.000 đối tượng, đã khởi tố gần 2.000 vụ với gần 4.000 bị can, trong đó có hơn 1.000 vụ cho vay nặng lãi với nhiều bị hại là công nhân…

Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an thông tin về tình hình xử lý tội phạm tín dụng đen. Ảnh - Hải Nguyễn.

Tại cuộc gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/6, lãnh đạo Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước đã giải đáp nhiều thắc mắc của người lao động liên quan đến tín dụng đen.

Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, liên quan tín dụng đen, các đối tượng rất tinh vi, lợi dụng và tạo vỏ bọc là các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính.

“Các đối tượng cho vay không thế chấp, huy động vốn, góp vốn, góp tài sản kinh doanh, các đối tượng hoạt động tín dụng đen thường xuyên có thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo công nhân vay tiền trực tiếp, qua App, qua mạng xã hội hoặc núp bóng doanh nghiệp với lãi suất cao bất thường. Qua công tác đấu tranh của Bộ Công an, có lãi suất lên tới 90-100%/tháng, có lãi suất lên tới 700-1.000%/tháng. Trong quá trình đó, tín dụng đen sử dụng nhiều thủ đoạn như đe doạ, khủng bố tinh thần, chiếm đoạt tài sản tiền lương trả qua ATM…”, Thứ trưởng Lương Tam Quang thông tin.

Theo ông Quang, trong 3 năm qua, Bộ Công an đã đấu tranh phát hiện xử lý 2.740 vụ việc với gần 5.000 đối tượng, đã khởi tố gần 2.000 vụ với gần 4.000 bị can, trong đó có hơn 1.000 vụ cho vay nặng lãi với nhiều bị hại là công nhân.

Để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tín dụng đen, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 12, Bộ Công an sẽ tập trung tổ chức phòng ngừa xã hội; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin phương thức, thủ đoạn của tín dụng đen để nâng cao ý thức tự giác cho công nhân và người dân.

Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo công an các tỉnh, thành kiểm tra hành chính các cơ sở, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động này. Qua đó, để phát hiện tội phạm vi phạm pháp luật, xử lý cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng chính sách để hoạt động tín dụng đen.

“Chúng tôi cũng rà soát ngành nghề kinh doanh thường bị tín dụng đen lợi dụng để núp bóng và siết chặt quản lý, triệt phá các tổ chức này, mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc để phát hiện, ngăn chặn vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen”, Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cũng cho biết, về phía Ngân hàng Nhà nước đã cùng Bộ Công an nghiên cứu vì sao tín dụng đen vẫn có đất để tồn tại. Theo ông Tú, điều này xuất phát từ hai phía, trước hết là vẫn còn nhu cầu vay vốn của người lao động, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, từ đó dẫn đến khi có cầu ắt có cung, tín dụng đen có đất để hoành hành.

“Thứ nhất cần làm rõ nhu cầu vay chính đáng của người dân, khi họ có nhu cầu vay tín dụng ở những món nhỏ, lẻ cho sinh hoạt hàng ngày thì cần có nguồn tín dụng chính thức đáp ứng. Phần này thuộc trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước cùng các cấp chính quyền triển khai. Thứ hai là nhu cầu vay tín dụng nhưng không chính đáng để phục vụ nhu cầu bất chính là hoạt động lô đề, cá độ hay những tệ nạn xã hội, phần đó rõ ràng các cơ quan chức năng phải trấn áp, dẹp bỏ kể cả cầu và cung”, ông Tú nhìn nhận.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh - Hải Nguyễn.

Theo ông Tú, hiện Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh dan cho vay với chủ trương là cho vay, phát triển thị trường nhỏ lẻ. Cùng đó là sử dụng biện pháp công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho người vay tiếp cận nguồn vốn; tăng cường cho ngân hàng chủ động tiếp cận nhu cầu vay của người dân.

Ông Tú cho biết, cách đây 2 tuần, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường tín dụng tài chính vi mô, tạo điều kiện cho người yếu thế tiếp cận tín dụng tài chính ngân hàng.

Ở phần này tất cả các hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng có quy mô lớn, tổ chức tín dụng hợp tác đang hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố và các công ty tài chính cũng như 420 chương trình, dự án vi mô tại các tỉnh, thành phố đang hoạt động tích cực.

“Chúng tôi sẽ đẩy mạnh tín dụng toàn diện này để tăng cường khả năng tiếp cận của người dân nói chung, công nhân và nông dân nói riêng. Ngay tại đây, chúng tôi đã chỉ đạo 2 công ty thuộc 2 ngân hàng thương mại lớn: FE CREDIT là công ty tài chính thuộc ngân hàng VPBank và Công ty thuộc HD Bank cam kết mỗi ngân hàng có gói 10.000 tỷ với lãi suất bằng 50% lãi suất thị trường hiện nay để cho vay đến tất cả nhu cầu chính đáng của công nhân”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói và cho rằng, để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát cho vay để đạt được nhu cầu chính đáng của công nhân.

Nguồn bài viết: Khởi tố gần 2.000 vụ án liên quan đến tín dụng đen - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

NATO nói Ukraine phải tự định đoạt về nhượng bộ lãnh thổ

Tổng thư ký NATO cho rằng Ukraine phải tự quyết định chấp nhận cái giá nào cho hòa bình với Nga, kể cả vấn đề nhượng bộ lãnh thổ.

“Hòa bình là khả thi, nhưng câu hỏi duy nhất là bạn sẵn sàng trả cái giá nào cho hòa bình? Bạn sẵn sàng hy sinh bao nhiêu lãnh thổ, bao nhiêu độc lập, chủ quyền vì hòa bình”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Đối thoại Kultaranta ở Phần Lan hôm 12/6, đề cập đến vấn đề Ukraine.

Ông Stoltenberg không đề xuất Ukraine nên chấp nhận những điều khoản nào, nói rằng “những bên phải trả giá cao nhất mới đưa ra quyết định đó”, trong khi NATO và phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine để “củng cố vị thế” trong đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Tổng thư ký NATO nêu ra ví dụ của Phần Lan, quốc gia đã nhượng vùng Karelia cho Liên Xô như một phần thỏa thuận hòa bình trong Thế chiến II, cho rằng đây là “một trong những lý do giúp Phần Lan bước ra khỏi cuộc chiến với tư cách quốc gia độc lập có chủ quyền”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Đối thoại Kultaranta ở Naantali, Phần Lan ngày 12/6. Ảnh: AFP.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Đối thoại Kultaranta ở Naantali, Phần Lan ngày 12/6. Ảnh: AFP.

Tuyên bố của ông Stoltenberg được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng phương Tây sẽ gây áp lực để Ukraine chấp nhận đàm phán thỏa thuận hòa bình với Nga. Trong khi giới chức Mỹ và Anh công khai nhấn mạnh Ukraine “có thể thắng” trong xung đột với Nga, CNN dẫn các nguồn tin cho biết các quan chức ở Washington, London và Brussels đang họp để thảo luận về lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa bình mà không có đại diện của Kiev.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nói rằng một số bên đang cố gắng “thúc đẩy chúng tôi” để đạt một thỏa thuận, khi công chúng ở các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine ngày càng “mệt mỏi vì chiến tranh”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công khai phủ nhận việc thúc giục ông Zelensky từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy hòa bình, ý tưởng được cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đưa ra tháng trước. Theo ông Kissinger, Ukraine nên chấp nhận quay trở lại “tình trạng trước chiến sự”, có nghĩa từ bỏ tuyên bố chủ quyền với bán đảo Crimea và công nhận độc lập cho các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk.

Nga sáp nhập Crimea thông qua trưng cầu dân ý hồi năm 2014, trong khi Moskva cũng công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine trước khi mở chiến dịch quân sự.

Zelensky nhiều lần thay đổi quan điểm về thỏa thuận hòa bình với Nga. Sau tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán vào cuối tháng trước, ông Zelensky nói rằng “sẽ không có sự thay thế nào cho lá cờ Ukraine” bay trên các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass.

“Chúng tôi hiểu rằng với cuộc chiến đang diễn ra, Ukraine rất khó nhượng bộ lãnh thổ của họ. Nhưng đẩy lùi Nga khỏi tất cả những vùng họ đang kiểm soát không phải là điều khả thi vào thời điểm này. Đạt được hòa bình thực sự khó khăn”, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói trong cuộc thảo luận với ông Stoltenberg hôm qua.

Những bình luận trên được đưa ra khi chiến sự tiếp tục diễn biến khốc liệt ở miền đông Ukraine. Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau sau khi các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ từ cuối tháng 3. Nga hồi đầu tháng trước nói rằng Ukraine không sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình, trong khi các quan chức ở Kiev cáo buộc Moskva mới là bên khiến đàm phán không đạt được tiến bộ.

Nguồn bài viết: NATO nói Ukraine phải tự định đoạt về nhượng bộ lãnh thổ - VnExpress

1 Likes

Các quỹ ETF sắp mua hàng chục triệu cổ phiếu SHB cùng hàng triệu cổ phiếu HPG, VND

(VNF) - Các quỹ ETF có thể mua vào hơn 16 triệu cổ phiếu SHB, gần 9 triệu cổ phiếu HPG và hơn 8 triệu cổ phiếu VND trong kỳ tái cơ cấu sắp tới.

Các quỹ ETF sắp mua hàng chục triệu cổ phiếu SHB cùng hàng triệu cổ phiếu HPG, VND

FTSE Russell và MVIS đã công bố kết quả danh mục các chỉ số mới. Danh mục mới sẽ có hiệu lực từ ngày 22/6, do đó các quỹ ETF liên quan sẽ cần hoàn thành tái cơ cấu danh mục vào ngày thứ 6 (17/6) tới đây. Trong báo cáo công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI đã đưa ra ước tính giao dịch của các quỹ ETF trong kỳ tái cơ cấu tới.

Cụ thể, FTSE Vietnam Index loại APH và không thêm cổ phiếu nào. Quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF ước tính sẽ bán khoảng 1,6 triệu APH đồng thời cân đối lại tỷ trọng các cổ phiếu trong rổ với thay đổi không đáng kể. Ở chiều mua vào, VND là cổ phiếu dự kiến được mua nhiều nhất với 2,76 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu còn lại dự kiến giao dịch chưa tới 1 triệu đơn vị.

Ước tính giao dịch của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF

Trong khi đó, chỉ số FTSE Vietnam All-share Index thêm PC1 và loại APH, FLC. Tuy nhiên, hiện tại không có quỹ ETF nào trực tiếp sử dụng chỉ số này nên các thay đổi này không ảnh hưởng tới các cổ phiếu.

Còn với MVIS Vietnam Index, bao gồm 59 cổ phiếu, trong đó có 45 cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam và 14 cổ phiếu nước ngoài có liên quan, sẽ thêm mới SHB và VCG trong kỳ này. Ở chiều ngược lại, ORS là cổ phiếu bị loại.

Với tổng giá trị tài sản 418 triệu USD, SHB ước tính sẽ được quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF mua vào 5,92 triệu cổ phiếu. Kế đó là DXG với 3,08 triệu cổ phiếu, HPG với 2,21 triệu cổ phiếu, VCG với 1,7 triệu cổ phiếu, VIX với 1,2 triệu cổ phiếu, HUT với 1,14 triệu cổ phiếu và BCG với 1,13 triệu cổ phiếu. Đối nghịch, quỹ dự kiến bán 3,09 triệu cổ phiếu SHS, 1,64 triệu cổ phiếu ORS, 1,5 triệu cổ phiếu VIC và 1,05 triệu cổ phiếu STB.

Ước tính giao dịch của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF

Ngoài ra, mặc dù chỉ số Vietnam 30 Index không thực hiện rà soát danh mục trong kỳ này nhưng Fubon FTSE Vietnam ETF - quỹ ETF lớn thứ 2 trên thị trường Việt Nam với quy mô tài sản 12.700 tỷ đồng - dự kiến cũng sẽ thay đổi tỷ trọng các cổ phiếu trong rổ chỉ số.

Ước tính giao dịch của quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF

Theo đó, Fubon FTSE Vietnam ETF có thể mua vào 10,2 triệu cổ phiếu SHB, 6,74 triệu cổ phiếu HPG, 5,96 triệu cổ phiếu VND và 2,4 triệu cổ phiếu HCM. Trong khi đó, quỹ dự kiến bán ra 2,32 triệu cổ phiếu VIC, 1,4 triệu cổ phiếu MSN và 1 triệu cổ phiếu VHM.

Như vậy, tổng cộng, các quỹ ETF có thể mua vào hơn 16 triệu cổ phiếu SHB, gần 9 triệu cổ phiếu HPG và hơn 8 triệu cổ phiếu VND trong kỳ tái cơ cấu sắp tới.

Nguồn: VietnamFinance

Bộ Tài chính Mỹ khẳng định: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời cho rằng, Việt Nam không nằm trong các đối tác lớn của Mỹ thao túng tiền tệ trong năm 2021.

Ngày 10/6, Bộ Tài chính Mỹ ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, trong đó tiếp tục xem xét các đối tác thương mại chính trên cơ sở ba tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.

Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, Việt Nam không thao túng tiền tệ.

Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ đưa 12 nền kinh tế vào Danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Việt Nam và Đài Loan.

Thuỵ Sĩ là nền kinh tế duy nhất đáp ứng cả 3 tiêu chí và Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thực hiện tiếp xúc nâng cao với Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ. Trong khi đó, Việt Nam và Đài Loan, do không còn đáp ứng cả 3 tiêu chí, nên Bộ Tài chính Mỹ đưa trở lại Danh sách giám sát.

Báo cáo nhấn mạnh, Bộ Tài chính Mỹ kết luận không có đối tác lớn nào của Mỹ thao túng tiền tệ trong năm 2021.

Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1-12/2021, Việt Nam đáp ứng tiêu chí được BTC Mỹ đưa ra là thặng dư thương mại hàng hoá và dịch vụ với Mỹ ở mức 90 tỷ USD (ngưỡng 15 tỷ USD).

Từ đầu năm 2021, Bộ Tài chính Mỹ đã tiến hành tiếp xúc nâng cao song phương với Việt Nam và đạt được thỏa thuận chung vào tháng 7/2021 nhằm giải quyết các quan ngại của phía Mỹ về vấn đề tiền tệ, tỷ giá.

Đồng thời, tại chuyến thăm, làm việc của Bộ Tài chính Mỹ với Việt Nam ngày 5/4/2022, Bộ này đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thời gian qua đã thể hiện sự nghiêm túc của NHNN trong việc giải quyết các quan ngại của phía Mỹ và duy trì được ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.

Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, xây dựng quan hệ thương mại hài hoà, bền vững. Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Rà soát lần thứ hai áp dụng biện pháp chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc

Hàng hoá thuộc đối tượng rà soát là nhôm và các sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim. Sản phẩm ở dạng thanh, que và hình đã được ■■ ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm…

Mức thuế chống bán phá giá hiện hành với nhôm Trung Quốc từ 4,39% tới 35,58% tuỳ thuộc tên nhà sản xuất, xuất khẩu

Mức thuế chống bán phá giá hiện hành với nhôm Trung Quốc từ 4,39% tới 35,58% tuỳ thuộc tên nhà sản xuất, xuất khẩu

Bộ Công Thương cho biết, ngày 20 tháng 4 năm 2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

Ngày 20/4/2022, Bộ Công Thương nhận được hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc của bên liên quan là các công ty sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc.

Hàng hoá thuộc đối tượng rà soát là nhôm và các sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim. Sản phẩm ở dạng thanh, que và hình đã được ■■ ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm.

Các sản phẩm này có một dạng thù hình, có mạng lập phương, có thể thiết kế theo nhiều hình dạng và mặt cắt khác nhau, có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt, có thể tái chế lại.

Sản phẩm được phân loại theo mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.29.90 có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mức thuế chống bán phá giá hiện hành: từ 4,39% tới 35,58% tuỳ thuộc tên nhà sản xuất, xuất khẩu.

Bên yêu cầu là nhóm Công ty Xingfa Aluminium Co.,Ltd và các công ty liên kết. Nhóm công ty Xingfa đề nghị cơ quan điều tra rà soát lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với nhóm công ty.

Theo quy định của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018, trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc một năm kể từ ngày có quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, các bên liên quan có quyền nộp hồ sơ đề nghị rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Trên cơ sở xem xét Hồ sơ do bên liên quan nộp theo đúng quy định của pháp luật, ngày 10 tháng 6 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1149/QĐ-BCT về việc rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhôm trên.

Thời kỳ rà soát, từ ngày 01/04/2021 đến hết ngày 31/03/2022.

Để đảm bảo lợi ích cho tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát.

Đồng thời hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc không chính xác, gây nhầm lẫn hay cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc rà soát thì sẽ không được xem xét và kết luận rà soát đối với bên liên quan sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.

Căn cứ vào Luật quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 3 tháng.

Nguồn bài viết: Rà soát lần thứ hai áp dụng biện pháp chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

HAG: Phát hành gần 162 triệu cổ phiếu giá cao hơn thị giá 37%

HAG sẽ chào bán gần 162 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư với giá 10.500 đồng/cp.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) vừa công bố hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022.

Theo đó, HAG sẽ chào bán gần 162 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư với giá 10.500 đồng/cp.
Trong khi đó, trên thị trường cổ phiếu HAG đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/6 tại mốc 7.620 đồng/cp, ghi nhận giảm hơn 38% trong vòng 3 tháng qua. Như vậy giá phát hành của HAG cao hơn 37% so với thị giá.
Tổng số tiền huy động dự kiến là gần 1.700 tỷ đồng, HAG sẽ bổ sung vốn cho các công ty con và thanh toán một phần nợ gốc trái phiếu.

Cụ thể, HAG sẽ bổ sung vốn lưu động cho công ty con là Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai (500 tỷ đồng) để hoạt động kinh doanh, bao gồm nhưng không giới hạn hoạt động mua bán vật tư nông nghiệp, trái cây, thức ăn chăn nuôi.

Đồng thời bổ sung vốn gần 700 tỷ cho cho CTCP Chăn nuôi Gia Lai, CTCP Gia súc Lơ Pang để đầu tư các dự án trồng cây ăn trái tại huyện Mang Yang, huyện Chư Sê, huyện Đăk Pơ, huyện Đăk Đoa, huyện Chư Prong (tỉnh Gia Lai).

Đồng thời HAG dành 500 tỷ đồng trả nợ gốc đối với trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016.

Trước đó, ngày 19/5, UBCKNN đã có quyết định xử phạt đối với HAGL về hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Cụ thể, HAG đã dùng cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) bảo đảm cho khoản trái phiếu của Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Tây Nguyên tại Tổ chức tín dụng.

Do có khoản nợ lãi quá hạn đối với khoản trái phiếu này, tổ chức tín dụng đã bán 20 triệu cp HNG vào ngày 7/1/2022 và bán 5,4 triệu cp HNG vào ngày 10/1/2022 trên tài khoản chứng khoán của HAG để thu hồi nợ.
Tuy nhiên, HAGL đã không báo cáo về việc dự kiến giao dịch đối với giao dịch nêu trên.

Minh An

Nguồn bài viết: Hoàng Anh Gia Lai phát hành gần 162 triệu cổ phiếu giá cao hơn th

‘Bóng ma’ lạm phát và cơn hoảng loạn trên chứng khoán Việt Nam

Lạm phát tạo đỉnh sẽ là vùng đáy chứng khoán, việc thị trường chứng khoán Mỹ vẫn đang dò đáy khi lạm phát quốc gia này vừa tiến lên ngưỡng cao nhất 40 năm với 8,6%. Liệu “bóng ma” lạm phát có thực sự đáng lo ngại với chứng khoán Việt Nam?

Thị trường chứng khoán Việt Nam lại bị bán tháo trước nỗi lo ngại lạm phát tại Mỹ

Việc thị trường chứng khoán Mỹ bị xả mạnh trong hai phiên cuối tuần trước (9 - 10/6) đã tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sắc đỏ tràn ngập thị trường chứng khoán toàn cầu, thị trường tiền số và thị trường chứng khoán Việt Nam không phải ngoại lệ trong phiên hôm nay (13/6).

Dường như nỗi lo “bóng ma” lạm phát theo dữ liệu Mỹ công bố cuối tuần vừa qua lan tỏa sang các thị trường châu Á. Con số CPI của Mỹ cao kỷ lục trong hơn 40 năm và vượt ngoài dự báo của giới chuyên gia đã dấy lên lo ngại về khả năng xuất hiện cuộc suy thoái.

Theo đà bán mạnh cuối tuần trước, VN-Index giảm sâu trên 30 điểm ngay từ những phút giao dịch đầu phiên. Nỗ lực từ phía cầu chỉ giúp thị trường có được những đợt hồi ngắn trong phiên. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 57,04 điểm (tương đương tỷ lệ 4,44%) xuống 1.227,04 điểm. Tồi tệ hơn, chỉ số của sàn HNX giảm đến 5,9% xuống còn 288,37 điểm.

Mức giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay cao hơn một số thị trường khác trong khu vực như Hàn Quốc (3,52%), Nhật Bản (3,01%), Đài Loan (2,36%), Philippine (0,97%).

Tương tự như đợt giảm điểm trong tháng 5, cổ phiếu giảm sàn la liệt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổng cộng thị trường có 919 cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó 236 mã chứng khoán giảm kịch sàn. Riêng sàn HOSE có 162 cổ phiếu giảm sàn, rổ VN30 có 7 mã. Những cổ phiếu dư bán giá sàn hàng triệu đơn vị hôm nay có HQC, ROS, FLC, IDI, ASM, SSI.

Một điểm tích cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đó là sự cải thiện về thanh khoản, thể hiện lực cầu thường trực mua vào. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 22.831 tỷ đồng, đã lâu rồi giới đầu tư mới lại chứng kiến ngưỡng thanh khoản sát mốc 1 tỷ USD. Riêng trên HOSE, giá trị giao dịch đạt 18.523 tỷ đồng, trong khi thanh khoản phiên trước đó đạt 16.957 tỷ đồng, trung bình 1 tuần (16.550 tỷ đồng), 2 tuần (16.123 tỷ đồng) và 1 tháng (15.185 tỷ đồng).

Lạm phát tại Việt Nam đã thực sự đáng lo?

Trở lại câu chuyện như đề cập đầu bài viết, “bóng ma” lạm phát một lần nữa trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong cơn bĩ cực, nhà đầu tư đặt lệnh bán bất chấp những dự báo tích cực được công ty chứng khoán, quỹ đầu tư đưa ra trước đó rằng Việt Nam sẽ kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu 4% của quốc hội, nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt.

Trong báo cáo phân tích cập nhật đầu tháng 6 của Chứng khoán BSC, CPI năm 2022 dự báo ở mức 3,6% trong kịch bản tích cực và 5,1% trong kịch bản tiêu cực do giá dầu duy trì đà tăng cao. Các giả định chính gồm giá dầu brent trung bình quanh ngưỡng 100 USD/thùng, giá lợn giao dịch trong vùng 55.000 – 80.000 đồng/kg, giá dịch vụ y tế, giá điện tăng trở lại trong kịch bản tiêu cực và đi ngang trong kịch bản tích cực.

Theo dự báo của những đơn vị như MBS, Mirae Asset (Việt Nam), Dragon Capital, lạm phát tại Việt Nam sẽ kiểm soát dưới ngưỡng 4% như quốc hội thông qua và có áp lực tăng trong năm 2023. Còn theo VinaCaptial, lạm phát Việt Nam năm nay có thể đạt 4,5%, cao hơn so với mục tiêu.

Dường như trong mắt những quỹ đầu tư và công ty chứng khoán, bức tranh vĩ mô Việt Nam vẫn tương đối sáng màu. Song, những lo ngại về áp lực lạm phát không thể bỏ qua trước ẩn số lớn là giá xăng dầu, tình trạng leo thang của nhiều loại hàng hóa.

Trong nước, giá xăng dầu liên tiếp thiết lập đỉnh cao mới trong những lần điều chỉnh gần đây. Chiều ngày 13/6, giá xăng RON95-III tăng thêm 797 đồng/lít lên ngưỡng 32.375 đồng/lít.

Trước những diễn biến về giá xăng dầu và giá lương thực, khối phân tích của VCBS cho rằng áp lực lạm phát vẫn rất lớn. Theo dự báo của đơn vị này CPI tháng 6/2022 có thể tăng 0,4 – 0,5% so với tháng 5, tương ứng mức tăng 3,08 – 3,18% so với năm trước. Điều này gửi đi những thông điệp cảnh báo tới thị trường khi tình hình vĩ mô có thể diễn biến khó lường hơn.

Tuy vậy, trong bức tranh tổng quan, vĩ mô Việt Nam vẫn đang có những điểm sáng hơn là những lo ngại, đơn cử nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt khi dịch COVID-19 được kiểm soát thành công, sản xuất công nghiệp, bán lẻ có sự hồi phục. Hoạt động xuất nhập khẩu chậm lại trong tháng 5 nhưng trong 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu vẫn tăng trưởng 16,3% và 14,9% so với cùng kỳ.

Ngoài những khía cạnh trên, Việt Nam còn đang có những động lực tăng trưởng như giải ngân vốn đầu tư công, gói kích thích kinh tế, hoạt động thu hút dòng vốn FDI.

Nguồn: 'Bóng ma' lạm phát và cơn hoảng loạn trên chứng khoán Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản cả nước khởi sắc, Nam Việt (ANV) đặt kế hoạch lãi 1.000 tỷ, gấp 6,6 lần năm 2021

Chỉ tiêu lớn của ANV đặt ra trong bối cảnh toàn ngành có cơ hội lớn. Trong đó, ngành cá tra tại thị trường Việt Nam vận động theo chu kỳ (chu kỳ gần đây nhất là 2017 – 2019). Hai năm bị ảnh hưởng bởi Covid 19 cũng như tác động của giai đoạn ngành đi xuống (năm 2019) và chuỗi cung ứng bị đứt gãy (chu kỳ 2020 – 2021), ngành cá tra sẽ bứt phá trong chu kỳ 2022.

CTCP Nam Việt (Navico, ANV) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022, thông qua kế hoạch khá tham vọng với doanh thu 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận 1.000 tỷ đồng – gấp 6,6 lần năm ngoái. Được biết, chỉ tiêu này được điều chỉnh tăng so với con số trước đó công bố trong BCTN (doanh thu về 4.900 tỷ - tăng 40% và 720 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp 4,8 lần năm 2021).

Trong đó, ANV đặt mục tiêu tiếp tục áp dụng công nghệ cao để tự chủ về con giống cá tra chất lượng cao, đầu tư sản xuất Colagen và Genlatin, công suất 780 tấn/năm (dự kiến tháng 7/2022 hoàn thành và đưa vào sử dụng).

Chỉ tiêu lớn của ANV đặt ra trong bối cảnh toàn ngành có cơ hội lớn. Trong đó, ngành cá tra tại thị trường Việt Nam vận động theo chu kỳ (chu kỳ gần đây nhất là 2017 – 2019). Hai năm bị ảnh hưởng bởi Covid 19 cũng như tác động của giai đoạn ngành đi xuống (năm 2019) và chuỗi cung ứng bị đứt gãy (chu kỳ 2020 – 2021), ngành cá tra sẽ bứt phá trong chu kỳ 2022.

Về ANV, quý 1/2022 ghi nhận lãi ròng hơn 206 tỷ đồng, tăng hơn 3,2 lần cùng kỳ. Nguyên nhân nhờ giá thủy sản xuất khẩu sang các thị trường tăng mạnh 40 – 70%. Riêng tháng 3, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá tra tăng 88% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 654 triệu USD, chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Không riêng ANV, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 3 và quý 1 tăng đột phá trước nhu cầu của các thị trường và giá thủy sản sang các thị trường tăng mạnh. Theo lộ trình ANV công bố, bắt đầu từ tháng 8/2022, ANV sẽ xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra đi thị trường Mỹ.

Thuỷ sản Nam Việt (ANV) đặt kế hoạch lãi khủng 1.000 tỷ, gấp 6,6 lần năm 2021 - Ảnh 1.

Mặt khác, năm 2022 ANV cũng bắt đầu triển khai các dự án bất động sản trong năm 2022. Tháng 3/2022, Công ty có thông qua việc góp vốn vào Công ty TNHH MTV Bất động sản Nam Việt vừa được thành lập và bổ nhiệm ông Doãn Chí Thiên làm người đại diện phần vốn góp 81 tỷ đồng, tương đương chiếm 100% vốn điều lệ.

ANV còn dự kiến đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ từ phân cá, công suất 70.000 tấn/năm và đầu tư điện năng lượng mặt trời 650 Mw theo lộ trình Quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt.

Nguồn bài viết: Trang tìm kiếm | Toquoc.vn

WB: Việt Nam cần nhiều hành động để giảm áp lực lạm phát

Trước những tác động của lạm phát, Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam nên trợ giá có mục tiêu tạm thời cho các đối tượng sử dụng xăng dầu chính…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB), doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ trong tháng 5 với tốc độ tăng kỷ lục 22,6% (so cùng kỳ năm trước), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 12,7% trong tháng 4.

Theo WB, sự tăng tốc này, một phần xuất phát từ hiệu ứng cơ sở thấp do doanh thu bán lẻ tháng 5/2021 đã giảm 2,1% sau khi Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 4/2021 buộc Chính phủ phải áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại.

Một phần lớn hơn, tốc độ tăng trưởng này phản ánh sự củng cố của tiêu dùng trong nước và sự quay trở lại của du khách quốc tế sau khi Chính phủ mở cửa biên giới vào cuối tháng 3/2022. Khoảng 173.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5, cao hơn khoảng 70% so với tháng 4 và là con số cao nhất kể từ tháng 4/2020, tuy vẫn chưa bằng 16% con số ghi nhận trước đại dịch.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Đáng chú ý, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bật tăng mạnh mẽ hơn trong tháng 5 (với tốc độ lần lượt 41% và 18,3% so cùng kỳ năm trước) nhờ dịch vụ lưu trú và ăn uống bùng nổ, tăng đến gần 70% và đã cao hơn 12,4% so với mức trước đại dịch cách đây 3 năm. Doanh thu dịch vụ lữ hành cũng tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, tuy vẫn thấp hơn 60% so với mức trước đại dịch.

Bên cạnh đó, tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, giúp hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Cụ thể, tín dụng đối với nền kinh tế trong tháng 5 tăng 16,9% (so cùng kỳ năm trước), tương đương với tốc độ tăng trong vài tháng qua và cao hơn cùng kỳ năm trước 1,5 điểm phần trăm.

Theo WB, nền kinh tế Việt Nam duy trì đà phục hồi mạnh mẽ bất chấp tình trạng bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến chiến sự kéo dài tại Ukraine, giá hàng hóa thế giới tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng do giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch Covid-19 tại Trung Quốc, và điều kiện tài chính toàn cầu đang thắt chặt.

Mặc dù vậy, các cấp có thẩm quyền vẫn cần thận trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến xu hướng giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu tiếp tục tăng lên, có thể cản trở quá trình phục hồi tổng cầu trong nước đang diễn ra.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, các biện pháp hỗ trợ tạm thời, trong đó có hỗ trợ trực tiếp có mục tiêu nên được cân nhắc để giúp các hộ nghèo chống chọi với giá nhiên liệu tăng. Do cú sốc giá hàng hóa thế giới có vẻ như ảnh hưởng chủ yếu đến xăng dầu, với tác động lan truyền làm tăng chi phí vận tải, nên chính sách trợ giá tạm thời, có mục tiêu cho các đối tượng sử dụng xăng dầu chính (như lái xe tải) cũng là biện pháp nên được cân nhắc để giảm khó khăn và hạn chế áp lực lạm phát.

“Bên cạnh đó, Chính phủ nên khuyến khích đầu tư nhằm giúp tăng tổng cung. Khuyến khích sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế có thể sẽ giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhiên liệu nhập khẩu trong trung hạn và thúc đẩy tăng trưởng xanh hơn”, WB khuyến nghị.

Nguồn bài viết: WB: Việt Nam cần nhiều hành động để giảm áp lực lạm phát - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN THẾ GIỚI 14-6: Nga kiếm cả trăm tỉ đô nhờ bán năng lượng; Thái Lan làm 5G với Trung Quốc

TTO - Nga vẫn bỏ túi 97,5 tỉ USD chỉ trong 3 tháng chiến sự nhờ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chủ yếu sang châu Âu; Thái Lan bắt tay với ZTE của Trung Quốc để làm 5G; Châu Âu ưu tiên thủ tục cho Ukraine vào EU… là các tin tức thế giới đáng chú ý.

TIN THẾ GIỚI 14-6: Nga kiếm cả trăm tỉ đô nhờ bán năng lượng; Thái Lan làm 5G với Trung Quốc - Ảnh 1.

Khai thác khí đốt ở Nga - Ảnh: REUTERS

  • Theo báo cáo từ Trung tâm nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch (CREA) trụ sở tại Phần Lan, Nga đã bỏ túi 93 tỉ euro (tương đương 97,5 tỉ USD) từ xuất khẩu năng lượng trong 100 ngày đầu chiến sự với Ukraine. Đa số nguồn xuất khẩu này là sang châu Âu, nhưng khách hàng đơn lẻ lớn nhất là Trung Quốc.

Theo đó, khối Liên minh châu Âu (EU) chiếm đến 61% phần xuất khẩu năng lượng của Nga, tương đương 57 tỉ euro trong 100 ngày đầu chiến sự ở Ukraine (từ ngày 24-2 đến 3-6). Tính riêng quốc gia thì Trung Quốc là khách hàng lớn nhất (12,6 tỉ euro), kế đến là Đức (12,1 tỉ euro) và Ý (7,8 tỉ euro).

Điều này cho thấy những gói cấm vận của EU với Nga hầu như không gây hề hấn gì với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga. Nghiên cứu với con số cụ thể này cũng nhằm cho thấy nguồn thu tài chính của Nga vẫn đủ mạnh để duy trì các hoạt động quân sự.

  • Truyền thông Thái Lan ngày 13-6 đưa tin, nhà mạng hàng đầu của nước này là Advanced Info Service (AIS) gần đây đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE nhằm phát triển công nghệ 5G.

Theo thỏa thuận, ZTE sẽ phối hợp với AIS thành lập trung tâm nghiên cứu đổi mới công nghệ 5G tại Thái Lan với tên gọi “Trung tâm A-Z”, dự kiến chính thức ra mắt vào quý 3 năm 2022. Bên cạnh đó, công ty Trung Quốc cũng sẽ giúp nâng cấp mạng 5G của AIS thành một mạng quản trị độc lập chính xác tự xử lý Big Data (dữ liệu lớn) hay AI (trí tuệ nhân tạo).

Ngoài ra, việc mở rộng mạng 5G của AIS nhằm phục vụ việc triển khai chuyển đổi kỹ thuật số, hỗ trợ hiệu quả các ngành công nghiệp khác tại Thái Lan cũng là một trong những trọng tâm hợp tác giữa hai công ty.

"Ngon, thế thôi!" là p****hiên bản thay McDonald’s ở Nga

Russia mcdo

Dòng người Nga xếp hàng trước cửa hàng Vkusno i tochka ở thủ đô Mátxcơva trong ngày khai trương 12-6 Ảnh: REUTERS

Các chuỗi cửa hàng Vkusno i tochka (tạm dịch: Ngon, thế thôi!) - thương hiệu thay thế McDonald’s tại Nga - đã đón nhận khoảng 30.000 người Nga trong ngày đầu khai trương 12-6. Tập đoàn thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ đã quyết định rút toàn bộ hoạt động kinh doanh ở Nga sau khi Mátxcơva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

  • Theo Hãng tin Reuters, ngày 13-6, ông Denis Pushilin, lãnh đạo của Donetsk, một tỉnh ly khai của Ukraine ở vùng Donbass, đã lên tiếng kêu gọi tăng cường lực lượng ở đây do Ukraine tăng cường tấn công và pháo kích.

Đáp lại lời kêu gọi, theo Hãng tin RIA, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết mục tiêu chính của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine là để bảo vệ Donetsk và Lugansk.

Theo Hãng tin Sputnik, phía Donetsk cho rằng Ukraine đã tiến hành các cuộc pháo kích lớn vào nhiều thành phố của họ, bằng cả pháo và tên lửa. Một quả đạn pháo đã rơi trúng bệnh viện phụ sản, sản phụ được sơ tán xuống tầng hầm ở Donetsk.

TIN THẾ GIỚI 14-6: Nga kiếm cả trăm tỉ đô nhờ bán năng lượng; Thái Lan làm 5G với Trung Quốc - Ảnh 4.

Khói bốc lên từ thành phố Severodonetsk ở vùng Donbass, miền đông Ukraine ngày 13-6-2022. Các thành phố Severodonetsk và Lysychansk, bị nhắm mục tiêu trong nhiều tuần vì là những khu vực cuối cùng vẫn còn dưới sự kiểm soát của Ukraine ở khu vực phía đông Lugansk - Ảnh: AFP

  • Xe cộ hiện không thể đi lại ở 3 cây cầu nối Severodonetsk với thành phố Lysychansk, điều này có nghĩa là đường tiếp tế vào và rút lui ra hiện đã bị cắt đứt.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga có lợi thế đáng kể về số lượng thiết bị, đặc biệt là “hệ thống pháo binh”.

  • Trang Politico cho biết nhiều nguồn tin xác nhận Ủy ban châu Âu đề nghị cấp cho Ukraine tư cách chính thức là quốc gia ứng cử làm thành viên của EU, trong cuộc họp ngày 13-6.

Việc công nhận Ukraine là một quốc gia ứng cử viên vào EU cần được sự chấp thuận của 27 nguyên thủ quốc gia và chính phủ trong Hội đồng châu Âu. Theo các quan chức và nhà ngoại giao, có ít nhất ba nước phản đối việc này.

  • Ngày 13-6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ duy trì đối thoại cởi mở với Triều Tiên nhưng nước này đã phớt lờ các lời kêu gọi và thay vào đó, thử tên lửa và chuẩn bị khôi phục việc thử hạt nhân.

Ông Blinken khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực lên Triều Tiên cho tới khi nước này thay đổi. Ngoại trưởng Hàn Quốc hối thúc Trung Quốc gây áp lực để Triều Tiên không tiến hành thử tên lửa trở lại. Triều Tiên thử hạt nhân lần cuối năm 2017.

  • Ngày 13-6, ban điều tra vụ bạo loạn ngày 6-1-2021 tại Điện Capitol Mỹ tổ chức phiên điều trần công khai thứ hai. Cựu quản lý chiến dịch của cựu tổng thống Donald Trump là một trong những người cung cấp lời khai trong phiên họp, tập trung vào những cáo buộc vô căn cứ của ông Trump về gian lận bầu cử.

TIN THẾ GIỚI 14-6: Nga kiếm cả trăm tỉ đô nhờ bán năng lượng; Thái Lan làm 5G với Trung Quốc - Ảnh 5.

Bill Stepien, cựu quản lý chiến dịch của tổng thống Donald Trump (người bên trái), phát biểu tại phiên điều trần ở Hạ viện ngày 13-6-2022 về vụ bạo loạn tại Đồi Capitol - Ảnh: REUTERS

Trước đó, ngày 12-6, các thành viên của ủy ban cho biết sẽ có thêm nhiều bằng chứng trong các phiên điều trần cho thấy ông Trump biết mình thua trong cuộc tái tranh cử nhưng vẫn khơi lên tình trạng hỗn loạn.

  • Ngày 13-6, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gặp người đồng cấp Trung Quốc tại Luxembourg.

Theo Nhà Trắng, cuộc họp dài 4 tiếng rưỡi của họ “bao gồm các cuộc thảo luận thẳng thắn, thực chất và hiệu quả về một số vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu, cũng như các vấn đề chính trong quan hệ Mỹ - Trung, tầm quan trọng của việc duy trì đường dây liên lạc để quản lý cạnh tranh giữa hai quốc gia”.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 14-6: Nga kiếm cả trăm tỉ đô nhờ bán năng lượng; Thái Lan làm 5G với Trung Quốc - Tuổi Trẻ Online

Mua cổ phiếu nào khi lạm phát tăng cao?

Nhiều doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng được các cơ hội khi giá cả gia tăng, thậm chí doanh thu vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt trong ngành điện, nước, lương thực.

Các chuyên gia trao đổi tại Talk show Phố Tài chính tối ngày 13/6

Trao đổi tại Talk show Phố Tài chính tối ngày 13/6, ông Trần Thăng Long – Giám đốc phân tích CTCK BIDV (BSC) – cho hay, nhiều doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng lớn khi giá xăng dầu, than đá tăng mạnh.

“Giá dầu tăng 60% so với năm ngoái, giá than đá tăng 2-3 lần so với mọi năm, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động kinh tế. Những doanh nghiệp không liên quan trực tiếp đến nhóm hàng này cũng chịu ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển gia tăng.

Ngoài ra, các mặt hàng phái sinh khác như năng lượng, chất dẻo, hóa chất cũng tăng mạnh, ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp. Sức cầu của người tiêu dùng giảm đi đáng kể”, ông Long nói.

Giám đốc phân tích BSC đánh giá, Việt Nam có một nền kinh tế mở đối với thương mại và hội nhập quốc tế nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động lớn của giá cả hàng hóa thế giới, nhất là những mặt hàng cơ bản như năng lượng, hóa chất, chất dẻo.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng áp lực lạm phát ở Việt Nam không lớn so với các quốc gia ở Châu Âu và Mỹ, do vẫn chủ động được nhiều nguồn nguyên liệu như lương thực, thực phẩm. Do đó, những điều chỉnh về chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ thấp hơn và ảnh hưởng về giá trị đầu tư của nhà đầu tư là không nhiều.

Đồng quan điểm, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội – cho rằng, lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Các vấn đề như tài chính, cho vay, vận chuyển cũng bị gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cung ứng trong khu vực và toàn cầu.

Đối với nhà đầu tư, ông Trần Thăng Long cho rằng, lạm phát tăng cao chưa chắc đã là không tốt cho việc đầu tư bởi nhiều doanh nghiệp đang tận dụng được các cơ hội khi giá cả gia tăng, thậm chí doanh thu vẫn tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, chuyên gia của BSC lưu ý rằng, lạm phát gia tăng cũng là giai đoạn nhạy cảm đối với nhiều thị trường tài chính khác nhau nên nhà đầu tư cần đánh giá lại chiến lược đầu tư phù hợp. Một số nhóm ngành được ông Long đánh giá sẽ hưởng lợi khi lạm phát tăng như điện, nước, lương thực…

Ông Mạc Quốc Anh bổ sung thêm một số lĩnh vực đáng chú ý khác như công nghệ thông tin, phần mềm, dịch vụ du lịch, dệt may và da giày – đều là những ngành kinh doanh chủ lực của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Nguồn: Vietimes

Công ty con của Hóa chất Đức Giang lên UPCoM ngày 17/6, giá 120.000 đồng/cp

Công ty con của Hóa chất Đức Giang lên UPCoM ngày 17/6, giá 120.000 đồng/cp

Kết thúc quý I, công ty thu về 997 tỷ đồng doanh thu, tăng 160,4%, lợi nhuận sau thuế là 348,8 tỷ đồng, gấp 20,8 lần cùng kỳ.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc chính thức đưa cổ phiếu PAT của CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (PAC - UPCoM:PAT ) vào giao dịch trên thị trường UPCoM.

Cổ phiếu PAT sẽ giao dịch lần đầu tiên trên sàn chứng khoán ngày 17/6. Giá tham chiếu trong ngày này là 120.000 đồng/cp, biên độ dao động giá là ±40%.

Trước đó, ngày 7/6, HNX chấp thuận cho PAC đăng ký giao dịch 25 triệu cổ phiếu PAT trên UPCoM.

Photpho Apatit Việt Nam được thành lập tháng 1/2014 với vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, vốn điều lệ công ty được nâng lên 250 tỷ đồng và giữ từ đó đến nay. Công ty chuyên sản xuất phốt pho vàng với công suất 20.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Tằng Loòng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Nguồn nguyên liệu đầu vào của PAC được đảm bảo ổn định là nhờ công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam chuyên khai thác và cung cấp hầu hết quặng apatit tại Việt Nam, đóng góp 70% cổ phần.

PAC là công ty con của Hóa chất Đức Giang ( HoSE:DGC ). Trong cơ cấu cổ đông, công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai (công ty con mà Hóa chất Đức Giang sở hữu 100% vốn) sở hữu 51% vốn điều lệ. Chủ tịch Hóa chất Đức Giang Đào Hữu Huyền và con trai là ông Đào Hữu Duy Anh, lần lượt nắm giữ 7,69% và 9,03% vốn.

Công ty con của Hóa chất Đức Giang lên UPCoM ngày 17/6, giá 120.000 đồng/cp - Ảnh 1.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo thống kê, công ty ghi nhận đà tăng trưởng ở cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận từ năm 2018 đến năm 2021. Năm nay, đơn vị đặt mục tiêu tổng doanh thu 2.316,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, tăng lần lượt 45,3% và 134% so với thực hiện năm 2021.

Kết thúc quý I, công ty thu về 997 tỷ đồng doanh thu, tăng 160,4% so với cùng kỳ do sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm tăng, và sản xuất và tiêu thụ không bị ngừng do dịch Covid-19. Lợi nhuận sau thuế là 348,8 tỷ đồng, gấp 20,8 lần con số 16,8 tỷ đồng của năm trước do doanh thu tăng và tình hình tài chính được cải thiện.

Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm, doanh thu đạt 43% còn lợi nhuận hoàn thành 58,1% kế hoạch năm.

Nguồn bài viết: Công ty con của Hóa chất Đức Giang lên UPCoM ngày 17/6, giá 120.000 đồng/cp

Doanh nghiệp chống chọi với “bão giá” nguyên liệu đầu vào

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022 tương đối thuận lợi, song thực tế biến động tăng của giá nhiên liệu, nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu khan hiếm đang khiến nhiều ngành hàng sản xuất, chế tạo, chế biến gặp nhiều khó khăn…

Trong lĩnh vực sản xuất, khi giá xăng tăng sẽ kéo theo chi phí logistics, nguyên phụ liệu và vận hành nhà máy… đều tăng thêm, khiến doanh nghiệp đối mặt với bài toán khó trong mục tiêu kích cầu nội địa để phục hồi. Bên cạnh đó, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, áp lực về việc tăng giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào trong khi sức mua của thị trường còn yếu, hiện đang đẩy các doanh nghiệp vào cảnh chật vật để xoay sở.

NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỒNG LOẠT “ĐỘI GIÁ”

Chịu ảnh hưởng dễ thấy nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM, cho biết sức mua nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến đang giảm, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn phải tăng giá bán, do giá đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là các nguyên liệu nhập khẩu. Không những thế, các doanh nghiệp cho rằng giá thực phẩm thời gian tới còn tăng cao do giá thức ăn chăn nuôi tăng, nhiều người chăn nuôi bị thua lỗ, không tái đàn, thiếu nguồn cung khiến giá tăng lên.

Theo ông Trương Chí Cường, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Thành Đạt, khoảng 2 tuần trở lại đây giá nguyên liệu đầu vào đã tăng hơn 40%. Phần lớn đơn vị cung cấp nguyên liệu đều lấy lý do giá xăng dầu tăng buộc họ phải tăng giá bán. Tương tự, bà Ong Thị Kim Ngân, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nước mắm Thanh Hà, cho biết từ đầu năm đến nay, giá nguyên vật liệu tăng chóng mặt. Chưa bao giờ trong lịch sử có mức tăng mấy trăm phần trăm như vậy. Hiện, doanh nghiệp đã phải điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm khoảng 12 - 15%.

Trong lĩnh vực cơ khí - chế tạo, ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam, cho hay giá xăng dầu liên tiếp tăng khiến các nhà cung cấp đã thông báo tăng giá nguyên vật liệu trong thời gian tới từ 15 - 20% tùy chủng loại sản phẩm. Trong khi đó, doanh nghiệp rất khó có thể tăng giá các sản phẩm ra thị trường ở mức tương ứng. Theo ông Kết, mặc dù doanh nghiệp đã chủ động trong điều tiết dòng tiền, dự trữ lượng hàng sản xuất tồn kho nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi quy mô doanh nghiệp nhỏ, nguồn tài chính hạn chế.

Việc giá nguyên liệu tăng cùng tình trạng hàng hóa nhập khẩu về chậm gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị điện cho các dự án trong nước và xuất khẩu, thời gian qua Công ty Cát Vạn Lợi như “ngồi trên lửa” vì một số nguyên vật liệu nhập khẩu đội giá quá cao. Cụ thể, một số nguyên liệu đã tăng giá “khủng khiếp” như inox đã tăng tới 10 lần, kẽm, nhôm… cũng tăng giá gấp đôi. Ông Lê Mai Hữu Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cát Vạn Lợi, cho biết dù đã chủ động đến 80% nguồn nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp này vẫn phải nhập khẩu một số kim loại từ Trung Quốc nên việc tăng giá nguyên vật liệu này vẫn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

Đánh giá của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng cho thấy những dấu hiệu không mấy tích cực về nguồn cung nguyên phụ liệu do tác động của thị trường thế giới. Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex, cho hay giá bông tăng khoảng 19,1% so với hồi đầu năm. Chưa kể, giá các mặt hàng xơ sợi nhân tạo khác cũng tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào từ hóa dầu cũng tăng chóng mặt. “Việc giá nguyên liệu tăng cùng tình trạng hàng hóa nhập khẩu về chậm, các chi phí vận chuyển khác như logistics tăng cao gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp,” ông Cao Hữu Hiếu nói.

Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đã tối ưu hóa chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Bà Bùi Phương Mai, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vifon, cho biết, công ty đang triển khai nhiều giải pháp kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào, đồng thời tăng năng suất lao động để bù đắp một phần giá nguyên vật liệu tăng. Còn ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vissan, cho hay, hiện doanh nghiệp đang tăng cường kiểm soát tất cả các khâu sản xuất để tiết giảm tối đa các khoản chi phí, đồng thời tìm kiếm các nguồn cung nguyên liệu thay thế nhằm giảm giá thành sản xuất.

GỠ NÚT THẮT ĐỂ DOANH NGHIỆP “KHỎE” HƠN

Một trong những vấn đề được thảo luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2022 vừa qua thu hút sự quan tâm của toàn xã hội là giá nguyên vật liệu đầu vào, nhất là giá xăng dầu tăng cao… tạo áp lực đối với nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống người dân. Mặc dù các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu và thị trường xuất khẩu hàng hóa để tránh phụ thuộc, tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, vấn đề này đang là nút thắt lớn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước, để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu.

Tại buổi gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP.HCM mới đây, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Phạm Ngọc Hưng cho rằng, để bù đắp chi phí sản xuất, doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm để mở rộng thị trường, qua đó tăng sản lượng tiêu thụ. Song song, doanh nghiệp cần từng bước thay đổi công nghệ, thay thế dây chuyền sản xuất cũ, năng suất thấp sang dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất cao; ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản trị để tối ưu hóa bộ máy vận hành toàn hệ thống. Bài toán thay đổi về “chất” (công nghệ mới, quản trị hiện đại) sẽ giúp doanh nghiệp “khỏe hơn”, vững chãi vượt qua mọi khó khăn, trong đó có vấn đề chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay.

Doanh nghiệp cần tăng cường tiếp cận nguồn cung tin cậy, có giá thành tốt để có thể giảm thiểu những rủi ro phụ thuộc một thị trường cung ứng.

Đồng tình với nhận định trên, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam, cho rằng, doanh nghiệp cần phải hợp lý hóa sản xuất, thay đổi quy trình, công nghệ, đặc biệt là công nghệ ít thâm dụng năng lượng. Còn theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bộ Công Thương, cần phát huy hiệu quả vai trò của các Tham tán thương mại nước ngoài nhằm tăng cường tìm kiếm thị trường cung ứng nguyên liệu, kết hợp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn cung tin cậy, có giá thành tốt. Điều này vừa giúp tăng nội lực cạnh tranh cho doanh nghiệp lại vừa có thể giảm thiểu những rủi ro phụ thuộc một thị trường cung ứng hoặc đứt gãy nguồn cung, gây gián đoạn sản xuất.

Khẳng định sẽ tích cực hỗ trợ các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu trong kết nối cung - cầu nguyên phụ liệu, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã chỉ đạo các Thương vụ tích cực tìm kiếm, cung cấp và cập nhật thường xuyên danh sách các nhà phân phối, sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, máy tính và các nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất của ngành hóa chất, đồ gỗ, sắt thép… Đồng thời nghiên cứu, xúc tiến nhập khẩu nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử…

Trong dài hạn, Bộ Công Thương đang tìm giải pháp lâu dài để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai…

Nguồn bài viết: Doanh nghiệp chống chọi với “bão giá” nguyên liệu đầu vào - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Giữa lúc tiền ảo bị bán tháo, nhà đầu tư sừng sỏ dự báo giá BTC đạt 100.000 USD trong 2 năm tới

Theo CEO công ty quản lý đầu tư SkyBridge Capital, sau này nhiều người sẽ nhìn lại cú sụt của thị trường hiện nay và nói “ước gì mình có tiền để mua vào lúc đó”…

Ông Anthony Scaramucci, CEO của công ty quản lý đầu tư toàn cầu SkyBridge Capital - Ảnh: Getty Images

Ngày 13/6, giá tiền BTC bất ngờ giảm mạnh, tuột khỏi mốc 23.000 USD, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020, khi các nhà đầu tư bán tháo tiền ảo trong bối cảnh một cuộc tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro trên khắp thị trường tài chính toàn cầu. Chỉ riêng hôm qua, vốn hóa thị trường tiền ảo lần đầu tiên xuống dưới 1.000 tỷ USD kể từ đầu năm 2021.

Tuy vậy, trong một cuộc phỏng vấn cùng ngày với CNBC, ông Anthony Scaramucci, CEO của công ty quản lý đầu tư toàn cầu SkyBridge Capital, nhận định diễn biến này là cơ hội mua vào trước khi BTC quay đầu phục hồi bền vững. Ông dự báo giá tiền ảo này có thể dễ dàng chạm mốc 100.000 USD trong 12-24 tháng tới.

"Với lượng tiền mặt đổ vào quỹ của chúng tôi ngày càng tăng, chúng tôi đã mua thêm BTC và Ethereum. Chúng tôi có cổ phần riêng trên sàn FTX. FTX đang hoạt động rất tốt, đang chiếm lĩnh thị phần và là một công ty đang có lợi nhuận”, ông Scaramucci nói, đề cập tới sàn giao dịch tiền ảo FTX do tỷ phú tiền ảo 30 tuổi Sam Bankman-Fried điều hành.

Theo ông, sau này nhiều người sẽ nhìn lại cú sụt của thị trường này và nói “ước gì mình có tiền để mua vào lúc đó”.

Kể từ đầu năm 2022, giá đồng BTC đã giảm khoảng 50%, trong khi đó đồng Ethereum đã mất gần 67% giá trị (tính cả lần giảm 17% ngày 13/6).

“Việc dự báo mức đáy của BTC và Ethereum là bất khả thi”, CEO của SkyBridge Capital nói. “Nhưng nếu tham dự hội nghị Consensus của CoinDesk tuần trước ở Austin, bạn sẽ thấy động lực phát triển đang diễn ra mạnh mẽ với Web3 (thế hệ thứ 3 của internet) và thấy rằng tiền đầu tư đang được triển khai. Tôi cho rằng đà tăng là rất lớn”.

Vị CEO nhắc lại việc các ngân hàng đầu tư đã gác lại các ý tưởng về tiền ảo của mình vào năm 2018.

“Giờ đây, họ đang thực hiện các giao dịch phái sinh và những thứ như Ethereum. Có rất nhiều tin tốt ngoài kia, có rất nhiều mặt tích cực vì có liên quan tới các nguyên tắc cơ bản. Hiện tại chỉ có giá là kinh khủng thôi”, ông Scaramucci nói.

Theo ông, các nhà đầu tư có thể trông chờ dữ liệu về lạm phát được cải thiện vào cuối năm 2022, khi đại dịch Covid tiếp tục lắng xuống và chuỗi cung ứng toàn cầu phục hồi kết nối tốt hơn. Trong tháng 5, lạm phát giá tiêu dùng tại Mỹ tăng lên 8,6% - mức cao nhất trong 41 năm trở lại đây.

Nguồn bài viết: https://vneconomy.vn/giua-luc-tien-ao-bi-ban-thao-nha-dau-tu-sung-so-du-bao-gia-BTC-dat-100-000-usd-trong-2-nam-toi.htm

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh, cổ phiếu ngành gạo có hưởng lợi?

Riêng tháng 5, Việt Nam xuất khẩu 710.371 tấn gạo, tương đương 347,1 triệu USD, tăng 27,8% về lượng và tăng 25,8% kim ngạch.

Xuất khẩu gạo tháng 5 tăng hơn 25%

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần 2,8 triệu tấn gạo, tương đương trên 1,35 tỷ USD, tăng 6,6% về khối lượng, nhưng giảm 4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 45,9% trong tổng lượng và chiếm 43,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước và ở mức 1,3 triệu tấn, tương đương 589,81 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng tăng 34%, kim ngạch giảm 12,7%.

Thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ hai, chiếm trên 14% trong tổng lượng và chiếm 15% trong tổng kim ngạch, đạt 388.616 tấn, tương đương 203,34 triệu USD, giảm 19,5% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh, cổ phiếu ngành gạo có hưởng lợi? - Ảnh 1.

Xuất khẩu gạotiếp tục tăng trưởng ấn tượng, bất chấp những tác động không nhỏ của dịch COVID-19. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Đứng thứ ba là Bờ Biển Ngà, chiếm 9,7% trong tổng lượng và chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch với 273.078 tấn, tương đương 117,96 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 16,8% kim ngạch so với cùng kỳ 2021.

Riêng tháng 5, Việt Nam xuất khẩu 710.371 tấn gạo, tương đương 347,1 triệu USD, tăng 27,8% về lượng và tăng 25,8% kim ngạch. So với tháng 4, xuất khẩu mặt hàng này tăng 13,3% về lượng, tăng 2,4% kim ngạch so với cùng kỳ 2021.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo hưởng lợi

Trong quý I/2022, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều “ăn nên làm ra.”

Cụ thể, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) trong 3 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu đạt 958 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 27,1 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 119% và 697% so với cùng kỳ.

Agriseco Research đánh giá kết quả kinh doanh khả quan đến từ việc xuất khẩu gạo tăng trưởng tích cực khi TAR cho biết đã trúng thầu xuất khẩu gần 50.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022.

Ngoài hoạt động kinh doanh chính, Trung An có kế hoạch chuyển nhượng lô đất có diện tích khoảng hơn 10.000 m2 tại tỷnh Cần Thơ và kỳ vọng ghi nhận 470 tỷ đồng lợi nhuận từ giao dịch này. Agriseco Research kỳ vọng việc chuyển nhượng sẽ diễn ra trong thời gian tới và ghi nhận vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đánh giá của Agriseco Research, Trung An có triển vọng tích cực nhờ đà tăng giá lương thực và sự gia tăng của xu thế bảo hộ thương mại trước nỗi lo an ninh lương thực. Việc trúng thầu xuất khẩu gạo sang các thị trường và ghi nhận lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản sẽ giúp Trung An có kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) cũng ghi nhận doanh thu trong kỳ đạt 2.345 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cơ cấu doanh thu biến động khá mạnh, mảng lương thực tăng gần gấp đôi lên 1.183 tỷ đồng, song mảng thuốc bảo vệ thực vật lại suy giảm 37,7% cùng kỳ, xuống còn 981,2 tỷ đồng.

Kết thúc quý I/2022, LTG báo lãi sau thuế 184 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước.

Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác cũng ghi nhận kinh doanh tăng trưởng mạnh là Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex; HoSE: AGM). Trong quý I/2022, Angimex ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.019 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 13 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của Angimex đạt 10 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.

Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam-Vinaseed (HoSE: NSC) trong quý I/2022, ghi nhận doanh thu đạt 345,8 tỷ đồng tăng 21,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 37,5 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, những ngày đầu tháng 6/2022, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng 10 - 15 USD/tấn so với tháng 5. Thị trường xuất khẩu gạo khá ổn định, nhu cầu mua vẫn ở mức cao. Hiện, gạo 5% tấm Việt Nam đã tăng trở lại mức 423 USD/tấn, gạo 25% tấm giá chào bán 403 USD/tấn, gạo 100% tấm giá bán 378 USD/tấn và gạo Jasmine 528 - 532 USD/tấn.

Từ đầu tháng 6/2022 đến nay, giá gạo xuất khẩu chất lượng cao có xu hướng tăng, từ 10 - 15 USD/tấn so với tháng 5. Cụ thể, gạo trắng thông dụng 430 - 440 USD/tấn; gạo Jasmine 540 - 550 USD/tấn; gạo trắng 5451 giá 480 - 490 USD/tấn; gạo Nhật 580 - 590 USD/tấn.

Đối với các loại gạo thường của Việt Nam (504, 5451, Đài thơm 8…) đang có giá tốt nhờ nhiều nước tăng lượng mua. Bởi thông thường mọi năm, Philippines đến đầu tháng 6 mới mở hạn ngạch nhập khẩu gạo, nhưng năm nay nước này nhập khẩu sớm nên thị trường sôi động từ tháng 5.

Với nhu cầu mua gạo của các thị trường đang tăng, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm, đặc biệt là thị trường Philippines và Trung Quốc, bởi sản lượng gạo Trung Quốc bị giảm sút do ảnh hưởng của lũ lụt và nguồn gạo dự trữ của Philippines đang giảm mạnh, cần nhập vào.

Nhận định về triển vọng ngành gạo năm 2022, bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty Lương thực thực phẩm Long An dự báo vẫn có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo, bởi nhu cầu của thế giới tăng cũng như chất lượng gạo của Việt Nam được người tiêu dùng trên nhiều nước ưa chuộng.

Rủi ro lớn nhất cho ngành xuất khẩu gạo năm 2022 được cho là là tình trạng thiếu container rỗng và phí vận tải tăng cao, làm giảm biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gạo bên cạnh phát huy thế mạnh về sản phẩm của mình sẽ cần phải có kế hoạch thuê tàu hợp lý, kịp thời. Các thương nhân trong thời gian vừa qua cũng đã giảm giá gạo để chia sẻ khó khăn với các đối tác, xuống mức 486,5 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.