Chứng sỹ săn tin!

giai đoạn này căng quá các bác ơi

Lập kỷ lục doanh thu và lãi, 1 công ty trên sàn HOSE giúp nhân viên giàu lên cực nhanh nhờ nắm giữ cổ phiếu, hàng trăm người có ô tô mới trong năm 2021

image

Nhắc đến tập đoàn hoá chất Đức Giang, những ai đầu tư chứng khoán đều không thể quên được làn sóng tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu DGC từ năm 2021 đến đầu năm 2022. Thậm chí tính đến tháng 4 năm nay, cổ phiếu này giao dịch ở mức đỉnh 262.100 đồng.

Cổ phiếu lập đỉnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi khiến ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên của tập đoàn hoá chất đầy hào hứng. Chia sẻ trong tập chí Forbes mới nhất, vị chủ tịch Đào Hữu Huyền cho biết ông tự hào một nhân viên vệ sinh môi trường của công ty cũng có 35 tỷ đồng, một kỹ sư có hơn 100 tỷ đồng nhờ sở hữu cổ phiếu DGC. Tập đoàn 2.000 nhân sự trong năm 2021 có thêm vài trăm ô tô mới nhờ nhân viên trở nên giàu có hơn.

image
Giá cổ phiếu DGC đạt đỉnh đỉnh 262.100 đồng vào tháng 4/2022.

Thiên thời địa lợi

Giá cổ phiếu lập đỉnh cũng là điều tất yếu phản ánh kết quả kinh doanh ấn tượng của tập đoàn hoá chất Đức Giang. Doanh thu thuần quý I năm 2022 của ông lớn ngành hoá chất cán mốc 3.634 tỷ đồng, gấp 1,8 lần con số cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cũng lập đỉnh 1.507 tỷ đồng, gấp 5 lần năm ngoái.

image

image

Nếu chia hoạt động kinh doanh của hoá chất Đức Giang theo sản phẩm, hiện tập đoàn này có 4 mảng lớn gồm: Chất tẩy rửa, Hóa chất công nghiệp, Phân bón, phụ gia thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên nếu xét theo chuỗi giá trị, những hoạt động kinh doanh này đều xoay quanh phốt pho vàng.

Kết quả kinh doanh ấn tượng của hoá chất Đức Giang trong 2 năm gần đây đến từ đến bối cảnh chung của thị trường thế giới về phốt pho vàng. Báo cáo phân tích của công ty chứng khoán SSI cho biết giá bán trung bình của phốt pho vàng của hoá chất Đức Giang tăng khoảng 25% so với cùng kỳ trong năm 2021 do 2 nguyên nhân chính. Đầu tiên là nhu cầu cao từ các nhà sản xuất chip. Thứ hai là việc cắt giảm sản lượng phốt pho vàng ở Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn, doanh thu chất bán dẫn trên toàn cầu năm 2021 đạt 554,1 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ, với doanh thu nửa cuối năm 2021 tăng nhanh hơn đạt mức 28% so với mức tăng trưởng 23% trong 6 tháng đầu năm 2021.

SSI ước tính giá phốt pho vàng sẽ duy trì xu hướng tăng trong năm 2022 nhờ nhu cầu của các nhà sản xuất chip liên tục tăng mạnh, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể chậm hơn. Deloitte và IHS Markit đều có chung quan điểm rằng tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn có thể kéo dài đến đầu năm 2023. Deloitte kỳ vọng ngành bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng 10% trong năm 2022, nhờ nhu cầu cao từ các nhà sản xuất máy tính, trung tâm dữ liệu và điện thoại. Do đó, nhu cầu về phốt pho vàng từ các nhà sản xuất chip vẫn có thể tăng trong năm 2022.

Nguồn: Lập kỷ lục doanh thu và lãi, 1 công ty trên sàn HOSE giúp nhân viên giàu lên cực nhanh nhờ nắm giữ cổ phiếu, hàng trăm người có ô tô mới trong năm 2021

Nhà đầu tư BĐS 25 tuổi hé lộ bí quyết kiếm nửa triệu USD mỗi năm
image

Ở tuổi 25, Sahil Mehta có một công việc toàn thời gian với tư cách là trợ lý giám đốc điều hành của một công ty môi giới bất động sản tại Golden Gate Sotheby’s (Berkeley, California). Mehta hỗ trợ việc quản lý và chốt doanh số bán hàng.

Trong thời gian rảnh rỗi, anh điều hành một công ty nhỏ cùng anh trai là Suyash (30 tuổi). Họ sở hữu 5 bất động sản trị giá 9,4 triệu USD quanh khu Berkeley. 4 trong số đó là những căn hộ cho sinh viên đại học hoặc gia đình thuê, căn còn lại được tận dụng để kinh doanh Airbnb.

Tiền hoa hồng từ công việc cố định và thu nhập từ việc cho thuê nhà đã giúp Sahil kiếm được khoảng 515.000 USD/năm, trong đó 350.000 USD là từ Sotheby’s và số còn lại là tiền thuê nhà. Tùy vào số lượng nhà bán được và thu nhập từ Airbnb, số tiền anh kiếm được có thể cao hơn nữa.

Sahil bắt đầu làm việc tại Sotheby’s kể từ khi còn là sinh viên tại Đại học California, Berkeley vào năm 2015. Anh đã tiết kiệm được 99% tiền hoa hồng trong thời gian đó, nhờ chia tiền thuê nhà với anh trai và duy trì các chi phí khác ở mức tối thiểu.

image

Năm 2017, khi ra trường, doanh nhân trẻ đã mua được bất động sản đầu tiên. Từ lâu, bất động sản đã là “niềm yêu thích” của Sahil. Sau khi thi đỗ bằng lái xe vào năm 18 tuổi, anh đã bán được căn nhà đầu tiên. Tuy nhiên, chàng trai trẻ chưa bao giờ nghĩ công việc của mình lại có khả năng sinh lời như hiện tại.

Đương nhiên, tìm hiểu về các quy định Sahil cũng là một vấn đề “đau đầu”. Sahil lên kế hoạch chuyển sang một căn hộ nhỏ hơn đã mua vào tháng 1/2020, nhưng các quy định về nhà ở lại khiến anh gặp khó khăn. Ước tính, Sahil đã mất hàng chục nghìn USD trước khi đổi hướng và chuyển căn hộ này thành một cơ sở Airbnb.

Sahil chia sẻ, các nhà đầu tư sẽ cần chuẩn bị nhiều tiền để bước chân vào lĩnh vực này và anh phần nào cũng may mắn khi nhận được công việc ở Sotheby’s từ khi còn đi học. Điều này giúp anh tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể khi còn trẻ.

Tuy nhiên, Sahil hy vọng những kinh nghiệm của anh sẽ truyền cảm những cho những người đang muốn đầu tư vào bất động sản, ngay cả khi gặp một số khó khăn. Anh nói: “Tôi đã trải qua những thời điểm lo lắng về việc mình không làm được gì. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có được những thành quả ở hiện tại.”

Bí quyết tiết kiệm của Sahil là sống trong một căn hộ không phải trả phí trong những tòa nhà mà công ty anh sở hữu. Do đó, thông thường, Sahil sẽ chuyển nhà vài tháng 1 lần, đến bất kỳ nơi nào có phòng trống.

Mỗi tháng, Sahil đều cố gắng tiết kiệm tiền nhiều nhất có thể. Khi anh và anh trai đã tiết kiệm đủ mức đặt ra, họ sẽ tìm kiếm một bất động sản khác. Hiện tại, tài khoản tiết kiệm của Sahil có khoảng 80.000 USD, sau khi mua một bất động sản triệu USD và cải tạo nó vào đầu năm nay.

Sahil cho hay: “Mục tiêu của tôi là tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Nhưng đôi khi, số tiền đó lại là rất ít vì tôi phải chi trả cho một số chi phí thiết yếu đi kèm với việc quản lý và cải thiện khu bất động sản. Ví dụ, bảo trì đường ống nước có thể khiến tôi mất số tiền tiết kiệm cả tháng.”

Sahil rất ngưỡng mộ Elon Musk và anh đã mua chiếc Tesla Model X vào tháng 12/2020 với giá 130.000 USD. Anh đã chi 45.000 USD và đi vay thêm 85.000 USD. Ngoài chiếc xe này, Sahil sống rất đơn giản. Chi tiêu hiện tại của anh không thay đổi nhiều so với thời gian kiếm được 15 USD/giờ. Anh luôn ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiêu cho bản thân, để phát triển công ty của 2 anh em.

Chàng trai 25 tuổi chia sẻ: “Một trong những rào cản lớn nhất khi bước chân vào lĩnh vực này là cần vốn. Chúng tôi biết điều đó và muốn tái đầu tư nhiều nhất có thể để phát triển hoạt động kinh doanh tốt nhất.”

Về kế hoạch tương lai, Sahil không đặt ra mục tiêu về tài chính hay con số cụ thể. Anh chỉ muốn tiếp tục làm việc chăm chỉ để hỗ trợ gia đình và xây dựng công ty. Anh muốn tiết kiệm đủ tiền để có thể sớm mua nhà cho bố mẹ.

Nguồn: Chàng trai 25 tuổi kiếm nửa triệu USD mỗi năm, sở hữu 5 bất động sản - CafeLand.Vn

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 14/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. MIG: Cổ đông Bảo hiểm Quân đội sắp được nhận “mưa” cổ phiếu từ cổ tức

  2. HPG: Cổ phiếu Hòa Phát về đáy 17 tháng

  3. ANV: Xuất khẩu thuỷ sản cả nước khởi sắc, Nam Việt đặt kế hoạch lãi 1.000 tỷ, gấp 6,6 lần năm ngoái.

  4. HAG: Điều chỉnh nhẹ phương án chào bán huy động 1.700 tỷ, ưu tiên chi vốn cho Hưng Thắng Lợi, đến trả nợ trái phiếu và sau đó rót vốn cho các công ty con còn lại

  5. Nam Long huy động nghìn tỷ từ IFC, tiếp tục mở bán BĐS tại hai dự án trong tháng 7 với doanh số ước tính 3.700 tỷ

  6. ĐHĐCĐ EVNGenco3: Nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch thoái vốn của EVN

_

  1. PGV: Tháng 5, các nhà máy điện thuộc EVNGENCO3 được huy động cao

😎 MAC: Năm 2022: Maserco lên kế hoạch lãi bằng 0

  1. SD3: Sông Đà 3 kỳ vọng lật ngược thế cờ, chuyển lỗ thành lãi trong năm 2022

  2. TTF: Nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

  3. Vietnam Airlines sẽ làm gì để đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN ra khỏi diện kiểm soát? Vietnam Airlines cam kết sẽ nỗ lực cải thiện kết quả kinh doanh và bổ sung vốn chủ sở hữu để hướng tới mục tiêu không còn thua lỗ và tránh âm vốn chủ.

  4. VinFast mở một loạt 50 cửa hàng tại châu Âu

  5. VNM: Vinamilk và các công ty con liên tiếp công bố thêm thông tin các dự án lớn

  6. PAT: Thị trường “lao dốc”, “ngã ngửa” với giá chào sàn của cổ phiếu PAT với 120.000 đồng, đây là công ty con của DGC

  7. PPT: Petro Times - Một cổ phiếu xăng dầu chào sàn UPCoM ngày 17/6 với giá 11.000 đồng

  8. SCG: Bổ nhiệm ông Vũ Anh Phương làm Tổng Giám đốc

  9. DPM: Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Đạm Phú Mỹ

  10. Công ty quản lý quỹ của nhóm FLC đổi chủ

  11. VOS: Vận tải Biển Việt Nam liên tiếp nhận “tin dữ”

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HPG: VEIL bán ròng hơn 34 triệu cổ phiếu Hòa Phát chỉ trong 3 tháng

  2. EVG: Em trai Chủ tịch Everland chi hàng chục tỷ dự gom 5 triệu cổ phiếu EVG

  3. G36: Thoái vốn tại Tổng Công ty 36, Trường Lộc “bỏ túi” gần 50 tỷ đồng

  4. MHC: Cổ đông lớn tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại MHC

_

  1. HTN: Hưng Thịnh Land huy động gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu

  2. HAGL chào bán riêng lẻ gần 162 triệu cổ phiếu, giá 10.500 đồng/cp

_

=> CỔ TỨC

  1. DGW: Digiworld lên nhiều kế hoạch kinh doanh và thưởng cổ phiếu tỉ lệ 80%

  2. HAR: Dự kiến lãi “bốc hơi”, không chia cổ tức năm 2021 và 2022

  3. FIT: Tham vọng lợi nhuận năm 2022 tăng 111%, cổ đông vẫn “đói” cổ tức

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng hồi phục, VIB có phiên sàn thứ 2

  • Một số mã dòng P tiếp tục có mức tăng ấn tượng, kéo chỉ số dầu khí tăng 5,7%

  • Nhóm thép và chứng khoán gây áp lực lên VN-Index

  • Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán như SSI, HCM, VCI, MBS, SHS,… đều đã đánh mất thành quả tăng giá trong giai đoạn thăng hoa trước đó cùng mức giảm hàng chục % so với thời điểm cách đây 1 năm.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,27 điểm (0,27%) lên 1.230,31 điểm. Toàn sàn có 173 mã tăng, 288 mã giảm và 47 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.480 tỷ đồng, giảm 26% trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 26% xuống 13.142 tỷ đồng.

  • Tự doanh 14/06: Mua ròng mạnh DPM, TDM

  • Phiên 14/6: Khối ngoại mua ròng gần 360 tỷ đồng toàn sàn, tâm điểm GAS, HPG, BSR

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp trên HNX với giá trị gấp 6 lần phiên trước và đạt 35,7 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. VinaCapital, dư nợ cho vay margin giảm khoảng 30% giai đoạn vừa qua, tương ứng 60.00 tỷ đồng, qua đó đã giúp giảm áp lực bán tháo lên thị trường

  2. Cổ phiếu ngành chứng khoán xuống đáy một năm

_

  1. Chốt số tháng 5, các doanh nghiệp bất động sản đã quay trở lại đẩy mạnh phát hành TPDN với khối lượng 6.879 tỷ đồng, tương đương gần 29% tổng giá trị phát hành chung của tháng.

_

=> VIỆT NAM

  1. Bão giá càn quét, Phó Thủ tướng chỉ đạo, họp với các Bộ, ngành về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu

  2. Việt Nam nằm trong 7 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới

  3. WB ghi nhận nhiều điểm sáng của kinh tế Việt Nam

  4. Nắm bắt ‘thời điểm vàng’ phát triển logistics ở ĐBSCL

  5. Xuất khẩu cá tra sang Mexico tăng vọt

  6. EU ngừng kiểm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp với bún, miến, phở Việt Nam

  7. Xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp tăng khá

  8. Nghiên cứu giảm phí, lệ phí đường sắt, cảng biển khi giá xăng dầu tăng cao

  9. IPEF sẽ là “đòn bẩy” cho thương mại

  10. Muốn kiểm soát lạm phát, dư địa CPI mỗi tháng chỉ được tăng 0,7%

  11. Đồng Nai sẽ đấu giá hơn 280 ha đất khu công nghiệp Biên Hòa 1

  12. Bình Dương: Gỡ vướng cho dự án 1 tỷ USD của Tập đoàn Lego

  13. Tiền Giang: Công bố 59 dự án mời gọi đầu tư, tổng vốn trên 22 nghìn tỷ đồng

  14. Bộ Công Thương rà soát chống bán phá giá nhôm Trung Quốc

  15. Chính phủ chỉ đạo: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức kinh doanh vàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

  16. Tổng cục Thuế thẳng tay tính thuế chuyển nhượng nhà đất, không cần trả hồ sơ khai lại

  17. Nhập khẩu phân bón của Việt Nam giảm trong tháng 5

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 13/6 chìm trong biển lửa khi cổ phiếu thuộc tất cả 11 nhóm ngành đều sa sút. Chỉ số S&P 500 rơi xuống đáy mới của năm, thiết lập thị trường gấu.

  2. Thị trường châu Âu đóng cửa cũng diễn biến tiêu cực không kém khi các chỉ số chính tại Đức, Pháp, Anh đều đi xuống rõ rệt. Chỉ số Stoxx 600 đại diện toàn châu Âu mất 2,41%.

  3. Sea lỗ ròng gần 600 triệu USD trong một quý, doanh thu tăng chậm nhất trong 4 năm: Shopee lên kế hoạch sa thải nhân viên với số lượng lớn

  4. LG Energy Solutions đầu tư hơn 500 triệu USD vào pin xe điện

  5. Giữa đà phục hồi du lịch, các hãng hàng không lớn chưa đón được tín hiệu

  6. Giới tỷ phú toàn cầu mất 1.400 tỷ USD kể từ đầu năm 2022 khi thị trường chứng khoán và tiền số lao dốc. Riêng ngày 13/6 mất hơn 200 tỷ USD

  7. Gần 150 công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết ở Mỹ

  8. Số ca mắc Covid-19 tại Bắc Kinh tăng vọt

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. BTC hiện lao dốc về dưới mốc 22.000 USD khi cơn bán tháo xảy ra, hơn 200 tỷ USD bị xóa sổ khỏi thị trường trong 3 ngày

  2. Vốn hóa thị trường tiền điện tử lần đầu tiên giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD kể từ tháng 2/2021.

  3. Trong khi đó, một công ty cho vay tiền điện tử có tên là Celsius đã tạm dừng việc rút tiền cho khách hàng của mình, làm dấy lên lo ngại về sự lây lan sang thị trường rộng lớn hơn.

  4. Binance tạm ngưng rút BTC trong vài giờ

  5. BTC lao dốc, hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng của giới tỷ phú tiền số ‘bay màu’ nhanh như cách chúng được tạo ra

  6. Giá sàn NFT đã không thể tiếp tục “ngược bão” trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa hiện tại. Trong hàng ngũ các bộ sưu tập NFT thời đại, có dự án đã trải qua cơn sụt giảm lên đến 55% chỉ trong 4 ngày qua, tuy nhiên doanh số bán hàng vẫn đang tăng lên đáng kể, có lẽ nhiều người đang tích cực “bắt đáy” NFT.

  7. Cho thuê NFT có thể là xu hướng bùng nổ tiếp theo trong không gian Game Blockchain

  8. Gã khổng lồ ngành thực phẩm Kraft Foods nộp đơn xin cấp bằng sáng chế NFT và metaverse

  9. Jim Cramer chế nhạo MicroStrategy khi BTC giảm khiến công ty thua lỗ 1 tỷ USD

_

  1. Lãnh đạo châu Âu dồn dập tới Israel tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Nga

  2. Thiếu nguồn dầu khí giá rẻ của Nga, nhiều nhà máy châu Âu phải đóng cửa

  3. Ukraine ngừng xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu

  4. OPEC+ khó hiện thực hóa mục tiêu sản lượng, giá dầu tăng

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,78 USD (+0,65%), lên 121,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,91 USD (+0,74%), lên 123,18 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD mạnh nhất 20 năm khiến doanh nghiệp Mỹ mất hàng chục tỷ USD lợi nhuận

  2. Vàng miếng SJC giảm tới 1,2 triệu đồng/lượng, lùi về giao dịch quanh 68 triệu đồng/lượng

  3. Vàng thế giới sau khi chốt phiên đêm qua 13/6 giảm mạnh 2,73% tương đương 46,8 USD thì tiếp tục giằng co và giao dịch quanh ngưỡng 1818 USD/ounce

_

  1. Lượng gạo dồi dào, Ấn Độ khẳng định không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu

  2. Giá gạo tăng 5 tháng liên tiếp lên mức cao nhất 1 năm qua

Vàng SJC 68.4 tr/lượng

USD 23,370 đồng

Bảng Anh 28,649 đồng

EUR 24,859 đồng

Nguồn: Thông Tô

Tỷ phú tiền số Changpeng Zhao mất hơn 85 tỷ USD từ đầu năm

(VNF) - Vừa được ghi danh vào bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg từ tháng 1 năm nay, tài sản của tỷ phú tiền số Changpeng Zhao, nhà sáng lập kiêm CEO sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới Binance, là người chứng kiến tài sản “bốc hơi” nhiều nhất kể từ đầu năm tới nay khi giảm tới 85,6 tỷ USD.

Tỷ phú tiền số Changpeng Zhao mất hơn 85 tỷ USD từ đầu năm

Tỷ phú tiền số Changpeng Zhao là người chứng kiến tài sản giảm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay.

Theo ghi nhận của Bloomberg Billionaires Index, tài sản của tỷ phú Zhao hồi đầu tháng 1 là 95,8 tỷ USD. Ở thời điểm hiện tại, khổi tài sản này chỉ còn vỏn vẹn 10,2 tỷ USD.

Tài sản của vị tỷ phú 44 tuổi này sụt giảm mạnh trong bối cảnh thị trường tiền điện tử liên tục liên tục “rơi tự do” kể từ đầu năm tới nay. Vốn hóa của toàn thị trường hiện đã chọc thủng mốc 1.000 tỷ USD thu hẹp về hơn 900 tỷ USD.

Dù vậy, Changpeng Zhao không phải là tỷ phú hiếm hoi chứng kiến tài sản sụt giảm mạnh kể từ đầu năm tới nay. Theo Bloomberg Billionaires Index, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 1.400 tỷ USD trong năm nay. Đặc biệt, chỉ tính riêng hôm 13/6, nhóm này đã mất 206 tỷ USD.

Các tỷ phú đã chứng kiến khối tài sản của mình suy giảm trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu lao dốc trước nỗi lo lạm phát và tăng lãi suất.

Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk là người chứng kiến mức giảm mạnh thứ 2, khi giảm 73,2 tỷ USD còn 197 tỷ USD, tuột mất mốc 200 tỷ USD. Tài sản của Elon Musk lao dốc mạnh nhất sau khi ông tuyên bố muốn mua lại Twitter hồi tháng 4.

Người “mất mát” nhiều thứ 3 là ông chủ Amazon Jeff Bezos, tài sản của vị tỷ phú giàu thứ 2 thế giới giảm 65,3 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay, hiện còn 127 tỷ USD. Từng nắm giữ vị trí tỷ phú giàu nhất thế giới trong nhiều năm, tài sản của tỷ phú Jeff Bezos đã liên tục sụt giảm do đà giảm giá của cổ phiếu Amazon.

Nếu trong năm ngoái, thị trường tăng trưởng mạnh đã khiến số lượng người có giá trị tài sản ròng cao tăng 8%, theo báo cáo của Capgemini World Wealth. Thì sang năm nay, thị trường chứng khoán thế giới liên tục ghi nhận những tín hiệu tiêu cực khi hàng loạt chỉ số quan trọng giảm sâu.

Giới đầu tư thời gian gần đây ồ ạt bán tháo các tài sản rủi ro như tiền số, chứng khoán vì lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất trong những tháng tới nhằm kiểm soát lạm phát tăng nóng.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá dầu tăng cao… cũng là những yếu tố góp phần làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường.

Nguồn: VietnamFinance

1 Likes

TIN THẾ GIỚI 15-6: Tổng thống Pháp sắp thăm Ukraine?; Nhóm nhạc BTS tạm nghỉ

TTO - Tổng thống Pháp Macron đang ở thăm Romania và được dự đoán sắp thăm Ukraine; Nhóm nhạc BTS tạm nghỉ để tập trung phát triển sự nghiệp solo của các thành viên; Thiếu mặt hàng băng vệ sinh tại Mỹ… là những tin tức đáng chú ý sáng 15-6.

TIN THẾ GIỚI 15-6: Tổng thống Pháp sắp thăm Ukraine?; Nhóm nhạc BTS tạm nghỉ - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo trước khi sang Romania thăm ủy lạo 500 binh sĩ tham gia lực lượng của NATO - Ảnh: REUTERS

  • Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm ủy lạo binh sĩ tham gia lực lượng của NAtO trú đóng tại Romania vào ngày 14-6. Sau đó ông sẽ sang thăm Moldova.

Truyền thông Pháp đoán già đoán non rằng ông sắp có chuyến thăm Ukraine cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi. Truyền thông Pháp suy đoán thông tin này từ những nguồn tin rò rỉ trên truyền thông Đức và Ý.

  • Nhân viên cứu hộ Ấn Độ đã giải cứu một cậu bé 10 tuổi bị câm và điếc sau khi cậu bé mắc kẹt trong một cái giếng hẹp suốt 4 ngày, theo AFP. Bé Rahul Sahu đã rơi xuống giếng sâu 24m vào chiều 10-6 khi đang chơi ở sân nhà tại bang Chhattisgarh.

  • Nhóm nhạc K-pop nổi tiếng của Hàn Quốc BTS thông báo sẽ tạm nghỉ một thời gian để các thành viên tập trung phát triển solo, theo AFP. Họ trấn an người hâm mộ khi khẳng định nhóm không hề tan rã, cho biết nhóm nhạc cũng từng có những khoảng nghỉ ngắn trước đây là năm 2019 và mới nhất là tháng 12-2021.

TIN THẾ GIỚI 15-6: Tổng thống Pháp sắp thăm Ukraine?; Nhóm nhạc BTS tạm nghỉ - Ảnh 2.

Nhóm nhạc K-pop Hàn Quốc BTS - Ảnh: AFP

  • Ngày 14-6, Nga cho biết sẽ mở một hành lang nhân đạo để sơ tán thường dân khỏi Nhà máy hóa chất Azot ở Severodonetsk, trong khi các lực lượng Nga và Ukraine đang giành quyền kiểm soát thành phố quan trọng này ở vùng Donbass, miền đông Ukraine.

Tỉnh trưởng Lugansk, ông Sergiy Gaidai cho biết lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi khỏi trung tâm Severodonetsk, và binh lính Nga đã kiểm soát 70-80% thành phố trong nỗ lực bao vây nơi này, Hãng tin AFP đưa tin.

Hiện còn khoảng 500 thường dân đang trú ẩn bên trong Nhà máy Azot. Việc chiếm được Severodonetsk sẽ mở ra con đường tới Sloviansk và thành phố lớn khác là Kramatorsk trong bối cảnh Matxcơva đang nỗ lực để kiểm soát Donbass.

  • Ngày 14-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần nữa kêu gọi vũ khí hạng nặng từ phương Tây. Ông Zelensky khẳng định cuộc chiến chỉ có thể kết thúc khi người Ukraine là những người duy nhất còn lại trên lãnh thổ nước này.

Theo ông Zelensky, cuộc chiến kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc “rất nhiều” vào sự hỗ trợ của quốc tế và các nhà lãnh đạo của các nước châu Âu. Thứ trưởng Quốc phòng Anna Malyar cho biết Kiev chỉ mới nhận được 10% số vũ khí mà họ đã yêu cầu phương Tây cung cấp, theo AFP.

TIN THẾ GIỚI 15-6: Tổng thống Pháp sắp thăm Ukraine?; Nhóm nhạc BTS tạm nghỉ - Ảnh 3.

Quang cảnh nhìn từ trên không ở thị trấn Pryvillya, vùng Donbass, miền đông Ukraine ngày 14-6 - Ảnh: AFP

  • Nga đã đưa 49 công dân Anh, trong đó có các quan chức quốc phòng, các nhà báo và biên tập viên nổi tiếng của Đài BBC, báo Financial TimesGuardian vào danh sách đen, với lý do “cố tình phổ biến thông tin sai lệch và một chiều về Nga cũng như các sự kiện tại Ukraine và Donbass”.

Phản ứng lại, Thủ tướng Anh Boris Johnson tố Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách trấn áp những người đưa tin chính xác về chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, theo AFP.

  • Ngày 14-6, bà Afshan Khan, giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc khu vực châu Âu và Trung Á, cho biết trẻ em Ukraine không nên được nhận nuôi tại Nga, nơi hàng ngàn người trẻ tuổi được cho là đã di chuyển đến kể từ khi Matxcơva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo bà Khan, những trẻ em đến Nga vì cuộc xung đột tại Ukraine không thể được coi là trẻ mồ côi, và mọi quyết định phải dựa trên những lợi ích tốt nhất của chúng và trên tinh thần tự nguyện, Hãng tin AFP đưa tin.

TIN THẾ GIỚI 15-6: Tổng thống Pháp sắp thăm Ukraine?; Nhóm nhạc BTS tạm nghỉ - Ảnh 4.

Các kệ hàng băng vệ sinh tại một siêu thị ở New York, Mỹ - Ảnh: TIME

  • Băng vệ sinh là mặt hàng mới nhất biến mất khỏi các kệ hàng tại Mỹ, sau tình trạng thiếu sữa công thức. Các chuỗi nhà thuốc CVS và Walgreens xác nhận với AFP rằng một số nhãn hàng băng vệ sinh tạm thời không có sẵn ở một số khu vực.

Ông Patrick Penfield, chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng tại ĐH Syracuse, cho biết nhu cầu băng vệ sinh đang tăng lên thời gian gần đây, do người tiêu dùng muốn trữ hàng phòng khi nhận thấy việc thiếu hàng của một số nhãn hàng. Ông Penfield so sánh vụ việc này với việc tích trữ giấy vệ sinh lúc đại dịch COVID-19 mới xảy ra.

  • Trước áp lực của giá nhiên liệu cao kỷ lục và lạm phát, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Israel, Bờ Tây Palestine và Saudi Arabia từ ngày 13 đến 16-7, theo Hãng tin Reuters. Ông sẽ gặp Thái tử Mohammed bin Salman để bàn về sản lượng dầu mỏ tại Saudi Arabia, gạt bỏ căng thẳng giữa hai nước kể từ vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi.

  • Người đứng đầu Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, ngày 14-6 cho biết Liên minh châu Âu muốn tăng cường hợp tác năng lượng với Israel trong bối cảnh Nga sử dụng nguồn cung khí đốt để “tống tiền” các thành viên của liên minh liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Tuyên bố trên được đưa ra khi Matxcơva thông báo cắt hơn 40% lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream tới Đức vì việc “sửa chữa” các đơn vị máy nén của Công ty Siemens (Đức).

  • Chuyến bay đầu tiên chở người xin tị nạn ở Anh sang Rwanda đã không thể cất cánh theo dự kiến vào cuối ngày 14-6 sau khi Tòa án Nhân quyền châu Âu ban hành lệnh ngừng trục xuất những người di cư đã lên máy bay, theo Hãng tin Reuters.

Trước đó, Chính phủ Anh đã thông báo thỏa thuận trị giá 120 triệu bảng (157 triệu USD) với Chính phủ Rwanda. Theo đó, Rwanda sẽ tiếp nhận những người nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh. Chính phủ Anh cho biết chính sách mới sẽ làm suy yếu mạng lưới buôn người và ngăn chặn dòng người di cư liều mạng vượt qua eo biển Anh.

Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền cho biết chính sách này là vô nhân đạo, và sẽ khiến người di cư gặp rủi ro.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 15-6: Tổng thống Pháp sắp thăm Ukraine?; Nhóm nhạc BTS tạm nghỉ - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Đề xuất huy động đất, vàng trong dân chuyển thành cổ phiếu chứng khoán

TTO - Cần bổ sung quy định huy động nguồn lực trong nhân dân như đất đai, nhà xưởng, vàng… và cho Ủy ban Chứng khoán thành lập công ty đầu tư để huy động nguồn vốn, chuyển đổi thành trái phiếu, cổ phiếu…

Đề xuất huy động đất, vàng trong dân chuyển thành cổ phiếu chứng khoán - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội đề xuất đa dạng hàng hóa trên thị trường chứng khoán - Ảnh: Quochoi.vn

Đó là đề xuất của đại biểu Lê Công Nhường (tỉnh Bình Định) khi thảo luận tại hội trường về Luật chứng khoán sửa đổi chiều 13-6. Theo đại biểu này, cách làm đó có thể tạo thành “con gà đẻ trứng vàng” trong huy động nguồn vốn đầu tư.

Đa dạng hàng hóa trên thị trường chứng khoán

“Cần bổ sung quy định cho phép Ủy ban Chứng khoán thành lập công ty đầu tư như Temasek của Singapore để huy động nguồn vốn đầu tư và sử dụng cho hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thiếu hụt nguồn vốn đầu tư, đòi hỏi đầu tư vốn nhà nước phải đảm bảo tài sản, quy đổi ra trái phiếu và cổ phiếu”, ông Nhường nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng đề xuất dự thảo cần mở rộng thêm thị trường chứng khoán phái sinh, mở rộng chủng loại hàng hóa, chống rủi ro cho nhà đầu tư.

“Chính phủ hoàn toàn có thể mở rộng sản phẩm hàng hóa như thị trường cho vay thứ cấp, khoản vay thứ cấp bất động sản, vàng, đôla, xăng dầu, dầu khí. Vì vậy, nếu đứng trên quan điểm của Chính phủ mở rộng hàng hóa, đa dạng trên thị trường thì vai trò điều tiết không dừng lại ở Bộ Tài chính mà phải là cơ quan lớn hơn”, ông Cường nói.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) lại cho rằng cần giữ nguyên như quy định hiện hành là cơ quan này trực thuộc Bộ Tài chính, đảm bảo thực hiện nghị quyết của Đảng là không thành lập tổ chức mới trên tinh thần sắp xếp không tăng thêm đầu mối, không tăng bộ máy và biên chế. Trong khi tách Ủy ban Chứng khoán ra khỏi Bộ Tài chính đồng nghĩa tăng đầu mối, biên chế và tăng chi ngân sách.

“Nâng cao bộ máy không phải nằm ở đâu mà trao quyền năng gì, nếu tách ra khỏi Bộ Tài chính mà không trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng không mang lại hiệu quả. Quan trọng là con người, chất lượng bộ máy, sự chuyên nghiệp và hiệu quả công việc”, bà Mai nói.

Ngăn tình trạng "cổ phiếu trà đá"

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) thì chỉ ra tình trạng “cổ phiếu trà đá” - giá trị cổ phiếu chỉ tương đương với giá cốc trà đá nhưng vẫn tồn tại trên thị trường, thậm chí có lúc tăng trần mà không rõ lý do.

Theo ông Thường, loại cổ phiếu này nhà đầu tư mua bao nhiêu cũng không có quyền lợi gì, giá trị chỉ là trên giấy, nên ông đề nghị siết chặt, cải tổ thị trường chứng khoán, giảm rủi ro và mang lại niềm tin cho nhà đầu tư.

“Luật chứng khoán phải chặt, ngăn hiện tượng hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, lên sàn để trục lợi, thực hiện kỹ thuật làm đẹp báo cáo tài chính, chào sàn thì cổ phiếu sôi động nhưng sau đó thì thanh khoản rơi và làm mất tiền của nhiều nhà đầu tư. Luật cũng cần bổ sung trách nhiệm trong xét duyệt đầu tư lên sàn”, ông Thường đề nghị.

Do đó, nhiều đại biểu đồng tình tăng vốn điều lệ của công ty đại chúng từ 10 tỉ lên 30 tỉ đồng để nâng cao chất lượng, sự ổn định của thị trường chứng khoán. Cũng có đại biểu lưu ý là hiện có tới 98% doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, mức vốn trung bình 11 tỉ đồng, nên đề nghị chỉ tăng mức vốn điều lệ từ 10 tỉ lên 20 tỉ đồng.

Nguồn bài viết: Đề xuất huy động đất, vàng trong dân chuyển thành cổ phiếu chứng khoán - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Vietnam Airlines đưa ra 3 giải pháp lớn để thoát lỗ và khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát

Vietnam Airlines đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025 bao gồm các nội dung này và đã gửi báo cáo lấy ý kiến cổ đông Nhà nước và các cấp có thẩm quyền trước khi hoàn thiện để báo cáo Đại hội cổ đông thông qua.

Ảnh minh hoạ.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP - Vietnam Airlines (mã HVN-HOSE) giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát

Văn bản giải trình của Vietnam Airlines cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Hoạt động vận tải hàng không quốc tế thường lệ đã hoàn toàn ngưng trệ sau khi dịch bùng phát từ tháng 3/2020 và chỉ mới được tái khởi động trở lại từ 15/3/2022.

Do đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Vietnam Airlines năm 2020, năm 2021 và quý 1/2022 đã bị lỗ và vốn chủ sở hữu hợp nhất đã bị âm tài thời điểm 31/3/2022, dẫn đến cổ phiếu HVN bị thuộc diện kiểm soát theo quy định của HOSE.

Trước các ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, Vietnam Airlines đã chủ động xây dựng các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn, dòng tiền cho doanh nghiệp tại Đề án cơ cấu lại Tổng công ty hàng không giai đoạn 2021-2025. Đối với năm 2022, các giải pháp tại Đề án hướng đến mục tiêu không tiếp tục bị lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu hợp nhất cuối năm 2022.

Tiếp đó giai đoạn 2023-2025, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung vốn chủ sở hữu để từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi và phát triển.

Vietnam Airlines đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025 bao gồm các nội dung này và đã gửi báo cáo lấy ý kiến cổ đông Nhà nước và các cấp có thẩm quyền trước khi hoàn thiện để báo cáo Đại hội cổ đông thông qua. Các giải pháp bổ sung lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu Vietnam Airlines đã xây dựng trong Đề án bao gồm 3 nhóm giải pháp lớn:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng phục hồi và cải thiện hoạt động kinh doanh, giảm tối đa mức lỗ trong hoạt động kinh doanh vận tải trong giai đoạn thị trường chưa phục hồi hoàn toàn (2022-2023) và tiến tới có lãi trong các năm sau.

Thứ hai, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền. Theo đó Vietnam Airlines sẽ triển khai bán hoặc bán và thuê lại các tàu bay cũ; thoái vốn, chuyển nhượng vốn đối với một số danh mục đầu tư tài chính. Giải pháp này sẽ được thực hiện chủ yếu từ 2022-2024.

Thứ ba, phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu: dự kiến thực hiện năm 2023-2024.

Cũng theo Vietnam Airlines, đối với các giải pháp tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu, thoái vốn và tái cơ cấu danh mục đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn góp khác: các giải pháp này sẽ được Vietnam Airlines triển khai sau khi Đề án cơ cấu lại Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025 và các chủ trương giải pháp thoái vốn, phát hành cổ phiếu tăng vốn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, được cổ đông Nhà nước và ĐHĐCĐ của Vietnam Airlines thông qua.

Vietnam Airlines sẽ tiếp tục có văn bản báo cáo UBCKNN, SGDCK TP.HCM và thực hiện công bố thông tin, giải trình, báo cáo tình hình hàng quí sau khi các nội dung này được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền và được ĐHĐCĐ của Vietnam Airlines thông qua, HĐQT quyết định phê duyệt đưa vào triển khai thực hiện.

Trước đó, HOSE đã thông báo nhắc nhở công bố thông tin thoái vốn công ty liên kết, thù lao HĐQT, BGĐ, BKS đối với Vietnam Airlines. Cụ thể: ngày 26/05/2022, HOSE đã nhận được BCTC kiểm toán năm 2021 của HVN và thực hiện công bố thông tin. Theo đó, Thuyết minh nghiệp vụ và số dư các bên liên quan về tiền lương, thù lao của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban kiểm soát trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 chưa đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 163 và Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2020.

Nguồn bài viết: Vietnam Airlines đưa ra 3 giải pháp lớn để thoát lỗ và khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tân Uyên sẽ là thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương

Các chuyên gia đánh giá, Tân Uyên đang hội tụ đầy đủ những yếu tố tăng trưởng về kinh tế, vốn FDI, dân số, hạ tầng… để bứt phá với lộ trình lên thành phố trước năm 2025…

Tân Uyên hiện đang là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp thần tốc.

Tân Uyên hiện đang là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp thần tốc.

Cùng 3 thành phố hiện hữu là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; trước năm 2025, Tân Uyên sẽ là thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Tân Uyên tương lai được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và hạ tầng giao thông.

TÂN UYÊN LÊN THÀNH PHỐ - LOẠT CÔNG TRÌNH TIẾP BƯỚC NÂNG TẦM

Là địa bàn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, Tân Uyên tiếp giáp với 4 thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Đây là lợi thế để địa phương này thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Sau khi đạt chuẩn đô thị loại 3 vào 2018, kinh tế Tân Uyên đã phát triển mạnh mẽ với bàn đạp là lĩnh vực công nghiệp. Nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương luôn duy trì ở mức hai con số. Năm 2020, Tân Uyên thu hút vốn FDI lên đến gần 4 tỷ USD.

Các chuyên gia đánh giá, Tân Uyên đang hội tụ đầy đủ những yếu tố tăng trưởng về kinh tế, vốn FDI, dân số, hạ tầng… để bứt phá với lộ trình lên thành phố trước năm 2025.

Tân Uyên đang được hưởng lợi mạnh mẽ từ kế hoạch lớn về giao thông của tỉnh Bình Dương. Hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng như Đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Uyên Hưng, Vành đai 4 và một loạt tuyến tỉnh lộ như ĐT 741, ĐT 742, ĐT 745, ĐT 746, ĐT 747… đã được triển khai, nhằm tăng cường năng lực giao thông, vận chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, hệ thống hạ tầng giao thông tỷ đô tại Tân Uyên còn có các tuyến giao thông đối nội quan trọng, kết nối với các trục đường chính đô thị như đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV14 cũng được đầu tư quy hoạch mở rộng lộ giới lên tới 28m.

Với “cú huých” từ hạ tầng, Tân Uyên sẽ phát huy được thế mạnh của mình, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh các khu công nghiệp như khu công nghiệp Nam Tân Uyên, khu công nghiệp Tân Lập, khu công nghiệp Uyên Hưng, khu công nghiệp Phú Chánh… Sắp tới, khu công nghiệp VSIP III sẽ được xây dựng với quy mô khoảng 1.000 ha, tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến hơn 6.400 tỷ đồng. Hiện có khoảng 31 doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu khả năng phát triển sản xuất tại đây, tương đương 176 ha đất công nghiệp và 1,8 tỷ USD vốn đầu tư dự kiến.

BẤT ĐỘNG SẢN TÂN UYÊN ĐÓN SÓNG THỊ TRƯỜNG

Giao thông thuận lợi, công nghiệp sầm uất là những lợi thế giúp Tân Uyên trở thành cực phát triển mới của Bình Dương, thu hút nguồn lượng lớn các chuyên gia, kỹ sư trong và ngoài nước, người lao động về địa phương an cư lạc nghiệp, tạo đà cộng hưởng cho bất động sản khu vực này gia tăng giá trị.

Đây là điều không khó dự đoán khi trước đó, bất động sản của Dĩ An và Thuận An đã thiết lập những kỷ lục tăng giá không ngờ sau khi được nâng cấp lên thành phố.

Tại Dĩ An, thời điểm cuối năm 2019, một dự án nhà phố được rao bán với giá khoảng 30 triệu đồng/m2. Tháng 4/2020, khi Dĩ An lên thành phố, giá giao dịch đã tăng lên 40 - 45 triệu đồng/m2. Tương tự, năm 2019, giá bất động sản Thuận An rơi vào khoảng 16 triệu đồng m2. Nhưng khi Thuận An chính thức lên thành phố, trong năm 2021, gần 75% giá bán các dự án mới tại thành phố Thuận An từ ngưỡng 31 triệu đồng/m2 trở lên.

Nói về tiềm năng bất động sản Tân Uyên trong tương lai, TS. Trần Nguyễn Minh Hải, chuyên gia địa ốc trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM cho biết: “Cùng sở hữu lợi thế về vị trí địa lý, công nghiệp phát triển mạnh như hai thành phố Thuận An và Dĩ An, Tân Uyên sẽ trở thành địa phương có nhu cầu về nhà ở khổng lồ, nhất là với giới chuyên gia và người có thu nhập cao. Tuy nhiên với nguồn cung có giới hạn, giá bất động sản Tân Uyên sẽ sớm tiệm cận so với thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An.”

Thực tế, hiện nay nguồn cung dự án mới tại Tân Uyên vẫn chưa đủ để tạo nên một làn sóng mạnh mẽ, tại địa phương chưa có bất kỳ dự án căn hộ nào. Trong năm 2022, chỉ duy nhất Tecco Felice Tower là dự án khu căn hộ chuẩn chuyên gia đầu tiên được ra mắt tại Tân Uyên, do Tecco Group làm chủ đầu tư, Tecco Service và DXMD Vietnam là nhà phát triển dự án.

Tecco Felice Tower là dự án căn hộ chuẩn chuyên gia đầu tiên tại Tân Uyên.

Được biết, dự án có 16 tầng nổi và 1 tầng hầm, quy mô 504 căn hộ. Đây cũng là dự án đầu tiên có trung tâm thương mại tại Tân Uyên với loạt tiện ích nội khu phong phú đáp ứng nhu cầu của cư dân. Được đầu tư bài bản, giao thông kết nối dễ dàng, pháp lý hoàn thiện với mức giá lý tưởng hiếm có chỉ từ 17,9 triệu đồng/m2, Tecco Felice Tower được giới chuyên gia đánh giá là dự án đáng đầu tư nhất trên thị trường Tân Uyên ở thời điểm hiện tại.

Một góc cổng vào khu căn hộ Tecco Felice Tower.

Thành phố Tân Uyên trong tương lai đang sở hữu hàng loạt khu công nghiệp và hệ thống giao thông “cực khủng” để trở thành đô thị thông minh điển hình của Bình Dương.

Điều này cũng đang là yếu tố tạo sức ép cho Tân Uyên về nguồn cầu nhà ở cho hàng triệu lao động, chuyên gia, kỹ sư. Thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi không nhỏ, đòi hỏi nhà đầu tư và người có nhu cầu ở thực phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội.

Nguồn bài viết: Tân Uyên sẽ là thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Mỹ âm thầm giục các công ty mua phân bón của Nga

Mỹ đã bí mật thúc giục các công ty nông nghiệp và vận tải biển của nước này tăng cường mua phân bón từ Nga, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt khiến nguồn cung giảm mạnh, Bloomberg dẫn nguồn tin nắm được tình hình cho biết.

Trong một nhà kho phân bón ở Cherepovets, Nga. (Ảnh: Bloomberg)

Nỗ lực này là một phần trong các cuộc đàm phán phức tạp và khó khăn với sự tham gia của Liên Hợp Quốc nhằm tăng nguồn cung phân bón, ngũ cốc và các nông sản khác từ Nga và Ukraine, trong bối cảnh các mặt hàng này rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Giới chức Mỹ và châu Âu cáo buộc Nga dùng lương thực làm vũ khí, ngăn chặn Ukraine xuất khẩu. Nga bác bỏ, cho rằng tình trạng gián đoạn là do các lệnh trừng phạt mà Mỹ và đồng minh áp đặt.

Mỹ và EU áp dụng biện pháp miễn trừ để cho phép mua bán phân bón, khi Nga là một nhà cung cấp lớn của thế giới. Nhưng nhiều hãng vận tải biển, ngân hàng và bảo hiểm không muốn tham gia hoạt động này vì sợ có thể vi phạm trừng phạt. Xuất khẩu phân bón của Nga đã giảm 24% từ đầu năm đến nay. Bất ngờ vì thái độ thận trọng đó, giới chức Mỹ giờ đây đang tìm cách thúc đẩy việc mua phân bón.

Nỗ lực này cho thấy những thách thức mà Washington và các đồng minh đang phải đối mặt khi muốn gây sức ép lên Mátxcơva, trong khi cũng muốn hạn chế tác hại lên nền kinh tế toàn cầu vốn phụ thuộc nhiều vào khí tự nhiên, dầu mỏ, phân bón và ngũ cốc của Nga. Giá các mặt hàng này đã tăng vọt từ khi xung đột nổ ra vào cuối tháng 2.

Washington đã cử đại diện dự các cuộc đối thoại cho Liên Hợp Quốc chủ trì tại Mátxcơva trong tháng này để bàn về nguồn cung, những người nắm được tình hình cho biết. Lượng phân bón thiếu hụt trong năm nay cũng có thể ảnh hưởng đến cả vụ mùa của năm sau.

Nhà Trắng chưa phản hồi bình luận về thông tin này.

Điện Kremlin kêu gọi Mỹ bảo đảm cho bên mua và bên vận chuyển phân bón và ngũ cốc, để họ không chịu tác động của các lệnh trừng phạt. Kêu gọi này gợi ý điều kiện mà Nga có thể đặt ra cho bất kỳ bước đi nào nhằm dỡ phong toả đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Ukraine.

“Đối với Nga, điều thực sự quan trọng là giới chức Mỹ phải gửi tín hiệu rõ ràng rằng những thoả thuận đó được phép tiến hành, và vì an ninh lương thực toàn cầu, họ không nên từ chối”, ông Ivan Timofeev, một chuyên gia về trừng phạt tại Viện các vấn đề quốc tế của Nga, nói.

Nga tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt đang kìm hãm xuất khẩu ngũ cốc của họ, nhưng tổng lượng xuất khẩu trong mùa này của Nga mới giảm 14%, và xuất khẩu lúa mì đã tăng gấp đôi trong tháng 5, theo số liệu của Liên minh ngũ cốc Nga.

Trong khi đó, hơn 25 triệu tấn ngũ cốc, dầu hướng dương và các nông sản khác đang mắc kẹt ở Ukraine vì lo ngại an ninh ở các cảng trên Biển Đen và các tuyến vận tải biển truyền thống. Giới chức cảnh báo tình hình sẽ càng tồi tệ khi vụ thu hoạch mới bắt đầu.

Nguồn bài viết: Mỹ âm thầm giục các công ty mua phân bón của Nga

1 Likes

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia: Tin nhập xăng giá 13.000 đồng/lít là hiểu lầm

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái vừa chính thức có công văn trả lời Bộ Công Thương về thông tin giá xăng Malaysia 13.000 đồng/lít gây thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua.

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia: Tin nhập xăng giá 13.000 đồng/lít là hiểu lầm ảnh 1
Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã có văn bản phản hồi Bộ Công Thương về việc làm rõ thông tin về giá xăng và việc Chính phủ Malaysia đồng ý xuất xăng RON95 cho Việt Nam (Ảnh: Mạnh Quân).

Cụ thể, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái cho biết, do được trợ giá nên giá xăng dầu trên thị trường Malaysia tương đối ổn định. Cụ thể, xăng RON 95 có giá 2,05 ringgit/lít và dầu diesel là 2,15 ringgit/lít.

Quy đổi tỷ giá giữa Việt Nam và Malaysia là 5.400 - 5.800 đồng/ringgit thì giá xăng dầu tại Malaysia tương đương 11.000 - 13.000 đồng/lít.

“Mức giá này đã được trợ giá và được điều chỉnh thông qua cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu tự động do Bộ Công Thương Malaysia điều hành. Mức giá này được giữ ổn định từ hồi tháng 2/2021 đến nay và sẽ tiếp tục được duy trì ổn định tới lần điều chỉnh tự động vào ngày 8/6/2022”, ông Thái cho biết.

Ông Thái cũng cho biết mức giá này là giá bán nội địa có trợ giá, không phải giá xuất khẩu, càng không phải là giá do phía Malaysia đề xuất cho Việt Nam.

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi không cung cấp thông tin cho báo chí. Nhận lời mời của cơ quan thương vụ Việt Nam tại Malaysia, sáng ngày 2/6, tôi đã tham dự và phát biểu khai mạc trực tuyến tại Hội thảo về xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM tổ chức…”.

“Đại sứ quán rất lấy làm tiếc về việc một số báo chí đưa tin đã dẫn tới những hiểu lầm không đáng có”, ông Thái nói.

Về thông tin Chính phủ Malaysia đồng ý đề xuất cho Việt Nam 300.000 tấn xăng RON 95, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cho biết, nội dung trên đã được lãnh đạo cấp cao phụ trách lĩnh vực này của hai nước trao đổi và Bộ trưởng Bộ Công Thương Malaysia trực tiếp điện thoại cho chủ tịch Tập đoàn Petronas và phía Petronas đồng ý cung ứng cho Việt Nam 300.000 tấn xăng.

Chiều cùng ngày, tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri bin Yaakob với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Malaysia đã thông tin với lãnh đạo cấp cao Việt Nam về vấn đề này và tỏ ý sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh có nhiều biến động hiện nay.

Sáng ngày 22/3, trước khi ra sân bay về nước, Thủ tướng Malaysia đã tổ chức họp báo tại Hà Nội và đã cung cấp thông tin này cho báo chí. Do vậy, các báo, hãng tin lớn của Malaysia như Bernama, The Malaysia Reserve đưa tin về vấn đề này. Cũng theo ông Thái, “có một khác biệt nhỏ là báo Malaysia đưa tin là thùng, trong khi Thủ tướng Malaysia nêu là tấn”.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam cho rằng, dù sao đi nữa, Đại sứ quán hiểu rằng đây là cử chỉ thiện chí, hữu nghị của phía Malaysia trong chuyến thăm. Phía bạn sẵn sàng trao đổi, bàn bạc cụ thể, trực tiếp giữa các bên liên quan nhưng đến nay có thể do khâu thông tin chưa khớp mà hai bên chưa triển khai được.

Về phía Việt Nam, ông Thái khẳng định, sau khi kết thúc chuyến thăm, Bộ Ngoại giao đã có báo cáo Thủ tướng và lãnh đạo cấp cao, sau đó ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1128 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai các kết quả đạt được của chuyến thăm, trong đó có liên quan đến vấn đề xăng dầu và việc nhập khẩu 300.000 tấn xăng RON 95.

“Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cũng nhận được điện thông báo kết quả chuyến thăm và đã được truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để triển khai tại địa bàn”, ông Thái cho hay…

Thời gian qua, trong quá trình trao đổi, làm việc với các đối tác ở Malaysia, ông Thái cho biết phía Malaysia có thăm dò ông (với tư cách là Đại sứ tại Malaysia) 1-2 lần về việc cùng triển khai các vấn đề nêu trên, không chỉ là vấn đề xăng dầu mà còn các vấn đề khác như nhập khẩu dầu cọ, gạo… như Đại sứ quán đều không có thông tin.

“Tôi đã nhờ cơ quan thương vụ điện về Bộ Công Thương hỏi nhưng cơ quan thương vụ Việt Nam tại Malaysia đều trả lời không có thông tin về vấn đề này”, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái nói.

Nguồn bài viết: Đại sứ Việt Nam tại Malaysia: Tin nhập xăng giá 13.000 đồng/lít là hiểu lầm | Báo Dân trí

1 Likes

Nguồn cung khu công nghiệp hạn chế, lợi thế nghiêng về các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê?

Nguồn cung khu công nghiệp hạn chế, lợi thế nghiêng về các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê?

SSI Research cho rằng nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ mở cửa kinh tế và làn sóng chuyển dịch sản xuất trong khi nguồn cung bị hạn chế do các KCN mới đi vào hoạt động phải từ cuối 2023 đến năm 2025.

Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn có nhiều biến động khó lường dưới áp lực của lạm phát. Sự phân hóa về các yếu tố cơ bản tạo ra sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành và cũng như cổ phiếu trong cùng một ngành. Điển hình như nhóm khu công nghiệp (KCN) phiên 14/6 vừa qua có nhiều cổ phiếu khởi sắc như KBC, NTC, GVR, IDC, LHG, PHR,… thậm chí VGC còn “tím lịm” trong khi một số cái tên vẫn chưa thoát nhịp điều chỉnh.

Nguồn cung khu công nghiệp hạn chế, lợi thế nghiêng về các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê? - Ảnh 1.

Trong báo cáo mới đây, SSI Research chia nhóm KCN thành 3 nhóm: (1) Các doanh nghiệp KCN còn quỹ đất cho thuê bao gồm: SZC, IDC, KBC, VGC, BCM; (2) Các khu công nghiệp đã lấp đầy, không còn diện tích sẵn sàng cho thuê, không có dự án mới bao gồm: MH3, BAX, TIP, SZL, D2D; (3) Các khu công nghiệp đang có dự án mở rộng chuẩn bị cho thuê trong năm 2022 như LHG, NTC, HPI, SIP.

Theo SSI Research, nhu cầu thuê đất tại các KCN Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ việc mở cửa đường bay và áp dụng hộ chiếu vaccine để phục hồi nền kinh tế giúp các hợp đồng được ký MOU trong thời gian trước hoàn tất các thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD cũng ổn định hơn so với các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia.

Các chính sách như miễn thuế TNDN về 0% trong 4 năm đầu tiên hoạt động, giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm tiếp theo hay ưu đãi về nhà ở xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ thu hút FDI vào Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid cũng có thể đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Nguồn cung khu công nghiệp hạn chế, lợi thế nghiêng về các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê? - Ảnh 2.

Nguồn cung hạn chế

Nghị định 35/2022/NĐ-CP ban hành vào ngày 28/05/2022 thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP nổi bật với việc gỡ bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp. Đồng thời, phân quyền quản lý nhà nước nhiều hơn cho Bộ kế hoạch đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh trong triển khai hoạt động các KCN.

Theo SSI Research, việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương, có thể giúp giảm thủ tục cấp phép đầu tư tại các khu công nghiệp, đặc biệt khi mà các khu công nghiệp sẽ có thể có giấy phép đầu tư ngay khi được chấp thuận đầu tư.

Từ đầu năm 2022, Phó Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định thanh lập 9 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 2.472 ha, tổng vốn đầu tư các dự án đạt 29.411 tỷ đồng. Các dự án cũng quy định thời gian xây dựng từ 3-4 năm kể từ khi được thành lập và thời gian hoạt động kể từ 50 năm kể từ ngày thành lập.

Nguồn cung khu công nghiệp hạn chế, lợi thế nghiêng về các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, nguồn cung các khu công nghiệp mới này có thể đi vào hoạt động vào cuối 2023 đến năm 2025. Dù các thủ tục pháp lý liên quan đến việc cấp phép đầu tư khu công nghiệp đã được đơn giản hóa nhưng tiến độ đền bù giải tỏa vẫn còn khá chậm, có thể dẫn đến làm chậm tiến độ đi vào hoạt động của dự án.

Do đó, SSI Research cho rằng, các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất sẵn sàng cho thuê như SZC, IDC, KBC, VGC, BCM có lợi thế do (1) nguồn cung mới vẫn còn hạn chế khi các khu công nghiệp mới duyệt quy hoạch đến 2-3 năm sau mới đi vào hoạt động; (2) giá thuê tại các khu công nghiệp hiện hữu tăng với mức trung bình đạt 8-20% so với cùng kỳ tại các KCN như Châu Đức, Phú Mỹ, Bàu Bàng, Yên Phong…

Nguồn bài viết: Trang tìm kiếm | Toquoc.vn

2 Likes

Mỹ gia hạn giao dịch năng lượng với Nga đến cuối năm 2022

TTO - Ngày 14-6, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Washington sẽ cho phép tiếp tục các giao dịch liên quan đến mặt hàng năng lượng nhất định với Sberbank, VTB Bank, Alfa-Bank và nhiều thực thể khác của Nga cho đến ngày 5-1

Mỹ gia hạn giao dịch năng lượng với Nga đến cuối năm 2022 - Ảnh 1.

Đường ống khí đốt của Tập đoàn năng lượng Gazprom tại thị trấn Svobodny, Nga - Ảnh: REUTERS

Văn phòng kiểm soát các tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đang gia hạn giấy phép cung cấp cho các giao dịch với các thực thể, trong đó có Ngân hàng Trung ương Nga, các ngân hàng Sovcombank, Vnesheconombank, và các thực thể khác.

Mỹ đã cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga, và áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Matxcơva vì cuộc xung đột tại Ukraine.

Tuy nhiên, Washington đã cho phép tiếp tục các giao dịch ngân hàng liên quan đến dầu và khí đốt của Nga được chuyển đến các quốc gia châu Âu. Mỹ cũng đồng ý cho các quốc gia này có thời gian chuyển tiếp sang các nguồn nhiên liệu hóa thạch và năng lượng thay thế khác.

Nếu không gia hạn, việc miễn trừ trừng phạt đối với giao dịch năng lượng với các pháp nhân Nga sẽ hết hạn vào ngày 24-6. Ngoài ra, ngày 5-12 tới cũng là ngày Liên minh châu Âu (EU) dự định ban hành lệnh cấp nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển. Lệnh cấm đã được EU nhất trí trong tháng 6.

EU phụ thuộc vào Nga, một trong những nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới, với khoảng 40% lượng khí đốt và 27% lượng dầu nhập khẩu của liên minh là từ Nga.

“Giấy phép này sẽ cung cấp một quá trình chuyển đổi có trật tự, để giúp liên minh các đối tác rộng lớn của chúng tôi giảm sự phụ thuộc của họ vào năng lượng Nga trong khi chúng tôi làm việc để hạn chế nguồn thu của Điện Kremlin”, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Nguồn bài viết: Mỹ gia hạn giao dịch năng lượng với Nga đến cuối năm 2022 - Tuổi Trẻ Online

2 Likes

VinFast công bố mở hơn 50 trung tâm bán hàng và dịch vụ hậu mãi (VinFast Store) tại Đức, Pháp và Hà Lan.

Showroom VinFast tại California

VinFast mở hàng loạt Store tại Đức, Pháp, Hà Lan

Thông báo được đưa ra tại chương trình giới thiệu chính thức các mẫu xe VF 8 và VF 9 ở thị trường châu Âu trong khuôn khổ sự kiện EVS35. Bên cạnh đó, VinFast cũng công bố chính sách khách hàng dành riêng cho các thị trường này.

Theo đó, VinFast có kế hoạch mở ít nhất 25 VinFast Store tại Đức, 20 tại Pháp và 5 tại Hà Lan. Các “store” đầu tiên ở Đức sẽ hiện diện ở các thành phố lớn Frankfurt, Berlin, Cologne, Oberhausen và Hamburg. Ở Pháp là các thành phố Paris, Marseille, Nantes, Rennes, Nice, Montpellier, Aix en Provence và Metz. Ở Hà Lan, dự kiến VinFast Store đầu tiên sẽ hiện diện tại thành phố Amsterdam.

Các địa điểm mở VinFast Store được lựa chọn với quy trình đánh giá chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng cũng như tiềm năng của địa phương và cộng đồng xe điện nhằm mang đến sự thuận tiện tối ưu cho khách hàng. Các cửa hàng sẽ có quy mô khác nhau, cung cấp dịch vụ trải nghiệm sản phẩm, bán hàng và xưởng dịch vụ, tùy thuộc vào quy mô của địa điểm.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu, cho biết: “Công bố về hệ thống VinFast Store ở các thị trường Pháp, Đức, Hà Lan khẳng định cam kết và sự nghiêm túc của VinFast. Chúng tôi không chỉ ở đây để bán xe điện mà còn truyền cảm hứng cho quá trình chuyển đổi sang xe điện, vì một tương lai xanh cho mọi người. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong suốt hành trình của họ với VinFast, từ khi đặt chỗ trước đến các trải nghiệm trong suốt vòng đời sản phẩm. Tôi tin rằng, bên cạnh chất lượng sản phẩm, mức giá hợp lý, các chính sách bán hàng sáng tạo và linh hoạt, thì đẳng cấp dịch vụ của VinFast sẽ là yếu tố quan trọng mang đến trải nghiệm sở hữu tuyệt vời cho khách hàng”.

Vừa qua, VinFast đã công bố chi tiết giá xe và các gói cho thuê pin tại Đức, Pháp và Hà Lan, mang đến nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Trong đó, để tri ân những khách hàng tiên phong, tất cả khách hàng mua VF 8 và VF 9 trong năm 2022 và 2023 sẽ được hưởng chính sách ưu đãi giá thuê pin trọn đời không đổi.

Tại sự kiện EVS35, VinFast cũng công bố chính sách ưu đãi dành cho khách hàng châu Âu. Theo đó, khách hàng đặt mua xe VF 8 và VF 9 từ ngày 1/6/2022 đến ngày 30/9/2022 sẽ được miễn phí 1 năm sử dụng gói VinFast Smart Driving, bao gồm các tính năng cao cấp của bộ dịch vụ thông minh (Smart Services) và hệ thống trợ lái nâng cao cấp độ 2+ và được miễn phí dịch vụ tư vấn/hướng dẫn sử dụng xe điện và giao hàng tại nhà.

Nguồn: VietnamFinance

1 Likes

Hàng không Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế vừa công bố báo cáo mới nhất về sự phục hồi của thị trường hàng không.

Theo công bố của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam bất ngờ đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.

Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu

Các vị trí tiếp theo lần lược là Mexico, Brazil, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia…

Trong danh sách này, khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam đứng vị trí số 1 còn có Indonesia đứng thứ 8, Malaysia thứ 9, Philippines thứ 13 và Thái Lan đứng thứ 24.

Riêng dịp cao điểm 30/4 vừa qua, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay Việt Nam ước đạt hơn 1,1 triệu hành khách.

Trong số này, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đón 375 nghìn khách, Nội Bài đón 240 nghìn khách và Đà Nẵng đơn 94,8 nghìn khách.

Được biết, 6 tháng đầu năm, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong số này này chỉ có 1,8 triệu khách quốc tế và 38,9 triệu khách nội địa.

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 667 nghìn khách, khách nội địa 19,5 triệu khách, tăng 51,8% so với cùng kỳ 2021.

Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021, trong đó khách quốc tế đạt 5 triệu khách, tăng 844% so với năm 2021.

Khách nội địa 82,8 triệu khách, tăng 178,4% so với năm 2021.

Các hãng hàng không Việt Nam dự kiến vận chuyển 43,3 triệu khách, tăng 185% so với năm 2021trong đó có 1,8 triệu khách quốc tế: 1,8 triệu khách và 41,5 triệu khách.

image

Nguồn: Báo giao thông

1 Likes

Thống kê quỹ đất hộ cụ…

6 Likes

IDC VGC mlem mlem :)))

3 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 14/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. MIG: Cổ đông Bảo hiểm Quân đội sắp được nhận “mưa” cổ phiếu từ cổ tức

  2. HPG: Cổ phiếu Hòa Phát về đáy 17 tháng

  3. ANV: Xuất khẩu thuỷ sản cả nước khởi sắc, Nam Việt đặt kế hoạch lãi 1.000 tỷ, gấp 6,6 lần năm ngoái.

  4. HAG: Điều chỉnh nhẹ phương án chào bán huy động 1.700 tỷ, ưu tiên chi vốn cho Hưng Thắng Lợi, đến trả nợ trái phiếu và sau đó rót vốn cho các công ty con còn lại

  5. Nam Long huy động nghìn tỷ từ IFC, tiếp tục mở bán BĐS tại hai dự án trong tháng 7 với doanh số ước tính 3.700 tỷ

  6. ĐHĐCĐ EVNGenco3: Nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch thoái vốn của EVN

_

  1. PGV: Tháng 5, các nhà máy điện thuộc EVNGENCO3 được huy động cao

😎 MAC: Năm 2022: Maserco lên kế hoạch lãi bằng 0

  1. SD3: Sông Đà 3 kỳ vọng lật ngược thế cờ, chuyển lỗ thành lãi trong năm 2022

  2. TTF: Nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

  3. Vietnam Airlines sẽ làm gì để đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN ra khỏi diện kiểm soát? Vietnam Airlines cam kết sẽ nỗ lực cải thiện kết quả kinh doanh và bổ sung vốn chủ sở hữu để hướng tới mục tiêu không còn thua lỗ và tránh âm vốn chủ.

  4. VinFast mở một loạt 50 cửa hàng tại châu Âu

  5. VNM: Vinamilk và các công ty con liên tiếp công bố thêm thông tin các dự án lớn

  6. PAT: Thị trường “lao dốc”, “ngã ngửa” với giá chào sàn của cổ phiếu PAT với 120.000 đồng, đây là công ty con của DGC

  7. PPT: Petro Times - Một cổ phiếu xăng dầu chào sàn UPCoM ngày 17/6 với giá 11.000 đồng

  8. SCG: Bổ nhiệm ông Vũ Anh Phương làm Tổng Giám đốc

  9. DPM: Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Đạm Phú Mỹ

  10. Công ty quản lý quỹ của nhóm FLC đổi chủ

  11. VOS: Vận tải Biển Việt Nam liên tiếp nhận “tin dữ”

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HPG: VEIL bán ròng hơn 34 triệu cổ phiếu Hòa Phát chỉ trong 3 tháng

  2. EVG: Em trai Chủ tịch Everland chi hàng chục tỷ dự gom 5 triệu cổ phiếu EVG

  3. G36: Thoái vốn tại Tổng Công ty 36, Trường Lộc “bỏ túi” gần 50 tỷ đồng

  4. MHC: Cổ đông lớn tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại MHC

_

  1. HTN: Hưng Thịnh Land huy động gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu

  2. HAGL chào bán riêng lẻ gần 162 triệu cổ phiếu, giá 10.500 đồng/cp

_

=> CỔ TỨC

  1. DGW: Digiworld lên nhiều kế hoạch kinh doanh và thưởng cổ phiếu tỉ lệ 80%

  2. HAR: Dự kiến lãi “bốc hơi”, không chia cổ tức năm 2021 và 2022

  3. FIT: Tham vọng lợi nhuận năm 2022 tăng 111%, cổ đông vẫn “đói” cổ tức

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng hồi phục, VIB có phiên sàn thứ 2

  • Một số mã dòng P tiếp tục có mức tăng ấn tượng, kéo chỉ số dầu khí tăng 5,7%

  • Nhóm thép và chứng khoán gây áp lực lên VN-Index

  • Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán như SSI, HCM, VCI, MBS, SHS,… đều đã đánh mất thành quả tăng giá trong giai đoạn thăng hoa trước đó cùng mức giảm hàng chục % so với thời điểm cách đây 1 năm.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,27 điểm (0,27%) lên 1.230,31 điểm. Toàn sàn có 173 mã tăng, 288 mã giảm và 47 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.480 tỷ đồng, giảm 26% trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 26% xuống 13.142 tỷ đồng.

  • Tự doanh 14/06: Mua ròng mạnh DPM, TDM

  • Phiên 14/6: Khối ngoại mua ròng gần 360 tỷ đồng toàn sàn, tâm điểm GAS, HPG, BSR

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp trên HNX với giá trị gấp 6 lần phiên trước và đạt 35,7 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. VinaCapital, dư nợ cho vay margin giảm khoảng 30% giai đoạn vừa qua, tương ứng 60.00 tỷ đồng, qua đó đã giúp giảm áp lực bán tháo lên thị trường

  2. Cổ phiếu ngành chứng khoán xuống đáy một năm

_

  1. Chốt số tháng 5, các doanh nghiệp bất động sản đã quay trở lại đẩy mạnh phát hành TPDN với khối lượng 6.879 tỷ đồng, tương đương gần 29% tổng giá trị phát hành chung của tháng.

_

=> VIỆT NAM

  1. Bão giá càn quét, Phó Thủ tướng chỉ đạo, họp với các Bộ, ngành về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu

  2. Việt Nam nằm trong 7 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới

  3. WB ghi nhận nhiều điểm sáng của kinh tế Việt Nam

  4. Nắm bắt ‘thời điểm vàng’ phát triển logistics ở ĐBSCL

  5. Xuất khẩu cá tra sang Mexico tăng vọt

  6. EU ngừng kiểm soát an toàn thực phẩm khẩn cấp với bún, miến, phở Việt Nam

  7. Xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp tăng khá

  8. Nghiên cứu giảm phí, lệ phí đường sắt, cảng biển khi giá xăng dầu tăng cao

  9. IPEF sẽ là “đòn bẩy” cho thương mại

  10. Muốn kiểm soát lạm phát, dư địa CPI mỗi tháng chỉ được tăng 0,7%

  11. Đồng Nai sẽ đấu giá hơn 280 ha đất khu công nghiệp Biên Hòa 1

  12. Bình Dương: Gỡ vướng cho dự án 1 tỷ USD của Tập đoàn Lego

  13. Tiền Giang: Công bố 59 dự án mời gọi đầu tư, tổng vốn trên 22 nghìn tỷ đồng

  14. Bộ Công Thương rà soát chống bán phá giá nhôm Trung Quốc

  15. Chính phủ chỉ đạo: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức kinh doanh vàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

  16. Tổng cục Thuế thẳng tay tính thuế chuyển nhượng nhà đất, không cần trả hồ sơ khai lại

  17. Nhập khẩu phân bón của Việt Nam giảm trong tháng 5

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 13/6 chìm trong biển lửa khi cổ phiếu thuộc tất cả 11 nhóm ngành đều sa sút. Chỉ số S&P 500 rơi xuống đáy mới của năm, thiết lập thị trường gấu.

  2. Thị trường châu Âu đóng cửa cũng diễn biến tiêu cực không kém khi các chỉ số chính tại Đức, Pháp, Anh đều đi xuống rõ rệt. Chỉ số Stoxx 600 đại diện toàn châu Âu mất 2,41%.

  3. Sea lỗ ròng gần 600 triệu USD trong một quý, doanh thu tăng chậm nhất trong 4 năm: Shopee lên kế hoạch sa thải nhân viên với số lượng lớn

  4. LG Energy Solutions đầu tư hơn 500 triệu USD vào pin xe điện

  5. Giữa đà phục hồi du lịch, các hãng hàng không lớn chưa đón được tín hiệu

  6. Giới tỷ phú toàn cầu mất 1.400 tỷ USD kể từ đầu năm 2022 khi thị trường chứng khoán và tiền số lao dốc. Riêng ngày 13/6 mất hơn 200 tỷ USD

  7. Gần 150 công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết ở Mỹ

  8. Số ca mắc Covid-19 tại Bắc Kinh tăng vọt

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. BTC hiện lao dốc về dưới mốc 22.000 USD khi cơn bán tháo xảy ra, hơn 200 tỷ USD bị xóa sổ khỏi thị trường trong 3 ngày

  2. Vốn hóa thị trường tiền điện tử lần đầu tiên giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD kể từ tháng 2/2021.

  3. Trong khi đó, một công ty cho vay tiền điện tử có tên là Celsius đã tạm dừng việc rút tiền cho khách hàng của mình, làm dấy lên lo ngại về sự lây lan sang thị trường rộng lớn hơn.

  4. Binance tạm ngưng rút BTC trong vài giờ

  5. BTC lao dốc, hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng của giới tỷ phú tiền số ‘bay màu’ nhanh như cách chúng được tạo ra

  6. Giá sàn NFT đã không thể tiếp tục “ngược bão” trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa hiện tại. Trong hàng ngũ các bộ sưu tập NFT thời đại, có dự án đã trải qua cơn sụt giảm lên đến 55% chỉ trong 4 ngày qua, tuy nhiên doanh số bán hàng vẫn đang tăng lên đáng kể, có lẽ nhiều người đang tích cực “bắt đáy” NFT.

  7. Cho thuê NFT có thể là xu hướng bùng nổ tiếp theo trong không gian Game Blockchain

  8. Gã khổng lồ ngành thực phẩm Kraft Foods nộp đơn xin cấp bằng sáng chế NFT và metaverse

  9. Jim Cramer chế nhạo MicroStrategy khi BTC giảm khiến công ty thua lỗ 1 tỷ USD

_

  1. Lãnh đạo châu Âu dồn dập tới Israel tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Nga

  2. Thiếu nguồn dầu khí giá rẻ của Nga, nhiều nhà máy châu Âu phải đóng cửa

  3. Ukraine ngừng xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu

  4. OPEC+ khó hiện thực hóa mục tiêu sản lượng, giá dầu tăng

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,78 USD (+0,65%), lên 121,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,91 USD (+0,74%), lên 123,18 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD mạnh nhất 20 năm khiến doanh nghiệp Mỹ mất hàng chục tỷ USD lợi nhuận

  2. Vàng miếng SJC giảm tới 1,2 triệu đồng/lượng, lùi về giao dịch quanh 68 triệu đồng/lượng

  3. Vàng thế giới sau khi chốt phiên đêm qua 13/6 giảm mạnh 2,73% tương đương 46,8 USD thì tiếp tục giằng co và giao dịch quanh ngưỡng 1818 USD/ounce

_

  1. Lượng gạo dồi dào, Ấn Độ khẳng định không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu

  2. Giá gạo tăng 5 tháng liên tiếp lên mức cao nhất 1 năm qua

Vàng SJC 68.4 tr/lượng

USD 23,370 đồng

Bảng Anh 28,649 đồng

EUR 24,859 đồng

Nguồn: Thông Tô

3 Likes

ĐHĐCĐ PGV: Kế hoạch tới 2025 đạt công suất điện đầu tư mới 2,613MW, mục tiêu lãi sau thuế 2022 giảm gần 40%

Sáng ngày 14/06/2022, ĐHĐCĐ thường niên của Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO 3, HOSE: PGV) đã được tổ chức.

Tại đại hội, PGV thông qua kế hoạch sản lượng điện năm 2022 là gần 28.5 tỷ kWh, tăng 10% so với thực hiện năm trước. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ lần lượt hơn 45 ngàn tỷ đồng và 1,827 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 14% và 39% so với kế hoạch năm 2021.

Tuy nhiên, đây thực chất là một mục tiêu khá khiêm tốn nếu so với kết quả kinh doanh thực tế năm qua của PGV khi đạt lãi ròng tới hơn 3 ngàn tỷ đồng, vượt kế hoạch 230.37%. So với con số thực hiện, Công ty đang đặt kế hoạch giảm gần 40%.

Kế hoạch kinh doanh PGV năm 2022

Nguồn: PGV

Lý giải cho sự thận trọng này, ông Lê Văn Danh - Tổng Giám đốc PGV nhận định mục tiêu như vậy là phù hợp khi năm 2022 có những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến đầu vào, đặc biệt việc giá nhiên liệu than tăng cao đột biến. Ngoài ra, nhu cầu dùng điện thấp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng điện, giảm khoảng 3 tỷ kWh so với bình quân các năm trước, qua đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

Bên cạnh đó, ông Danh cho biết lợi nhuận 5 tháng đầu năm 2022 của Công ty đã là 1,304 tỷ, thực hiện 68.4% kế hoạch năm. Do đó, ông Danh tin rằng mục tiêu kinh doanh năm tới hoàn toàn có thể đạt được.

Giai đoạn 2022 - 2025, PGV sẽ tiếp tục tham gia góp vốn và đầu tư vào các dự án nguồn điện mới - bao gồm các loại hình nhà máy điện (NMĐ): Tuabin khí LNG, thủy điện, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời… với tổng quy mô công suất 2,613MW (trong đó điện gió chiếm 750MW, điện khí 1,500MW, còn lại là các nhà máy thủy điện nhỏ). Công ty cũng nghiên cứu thị trường để mua bổ sung nguồn khí LNG cho NMĐ khí Phú Mỹ và triển khai các gói thầu bổ sung than nhiên liệu cho NMĐ than Vĩnh Tân 2.

Hình ảnh tại ĐHĐCĐ 2022 của PGV.

Về tình hình giá thị trường điện trong thời gian tới, ông Danh cho rằng trong tháng 6 và quý 3, do lượng nước trong các hồ thủy điện (như hồ thủy điện Sơn La) đang ở mức cao nên mức giá nhiệt điện (điện khí và điện than) sẽ thấp. Tuy nhiên qua quý 4, các hồ thủy điện cần tích trữ nước để chuẩn bị cho mùa khô năm kế tiếp. Thời điểm này, ông Danh nhận định nguồn phát chủ yếu sẽ nằm ở khối khí và khối than, qua đó đẩy giá nhiệt điện thị trường lên cao.

Với việc giá than tăng cao, một cổ đông đã đặt ra câu hỏi về sự ảnh hưởng cung ứng than đến khả năng hoạt động của PGV khi điện than chiếm tới 43% cơ cấu. Ông Danh cho biết, nhà máy Nhiệt điện Mông Dương đã có hợp đồng dài hạn với 2 nhà cung cấp lớn là TKV và Đông Bắc với nguồn cung ổn định, đảm bảo đáp ứng 100% lượng than cho nhà máy. Đồng thời, nhà máy luôn đảm bảo trữ lượng than tồn kho cao, đáp ứng khả năng vận hành của hệ thống.

Đối với nhà máy Vĩnh Tân 2, sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn do hợp đồng cung ứng than với 2 nhà cung cấp nêu trên chỉ chiếm 60%, còn lại là đấu thầu giữa các nhà cung ứng trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ cuộc xung đột vũ trang giữa Nga-Ukraine, giá than nhập khẩu đã tăng vượt trần và liên tục neo cao. Ông Danh cho biết tình trạng này đã phần nào được tháo gỡ đưa tình hình sản xuất Vĩnh Tân 2 trở lại ổn định.

Với lãi ròng 2021 tăng đột biến, PGV nâng tỷ lệ thực hiện chia cổ tức tiền mặt năm 2021 từ 7% lên 13%. Tỷ lệ trả cổ tức 2022 dự tính là 11%.

Kỳ đại hội lần này thông qua việc miễn nhiệm ông Trương Quốc Phúc – thành viên HĐQT đại diện 30% vốn góp của EVN. Ông Phúc nghỉ chế độ hưu trí bắt đầu từ ngày 01/05/2022, qua đó cũng thôi đại diện phần vốn của EVN tại PGV. Số lượng thành viên HĐQT giảm còn 4 người, được duy trì đến khi có thể bổ sung thành viên mới.

PGV dự tính mức thù lao chi trả cho HĐQT (4 thành viên bao gồm Chủ tịch HĐQT) và BKS (3 thành viên) là gần 3.3 tỷ đồng trong năm 2022.

Nguồn: Fili

Vietnam Airlines công bố thù lao ban lãnh đạo: Cao nhất 993 triệu đồng/năm

Tổng quỹ tiền lương và thù lao cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc Vietnam Airlines năm 2021 là hơn 8 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa (thứ 2 từ trái sang), Phó Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà (đầu tiên bên phải) tại đại hội cổ đông bất thường cuối năm 2020. Bước sang năm 2021, ông Hà sẽ đảm nhiệm chức Tổng Giám đốc Vietnam Airlines. (Ảnh: Đức Quyền).

Hôm nay 15/6, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) vừa công bố bổ sung bảng tiền lương và thù lao cho các lãnh đạo cấp cao trong năm 2021 và 2020.

Trước đó vào ngày 1/6, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã nhắc nhở Vietnam Airlines về việc thuyết minh tiền lương, thù lao của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 chưa đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 163 và Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo thông tin được công bố bổ sung mới đây, Vietnam Airlines cho biết tổng quỹ tiền lương và thù lao cho Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát (BKS) và Ban Tổng Giám đốc trong năm 2021 là hơn 8 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2020.

Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa dẫn đầu với thù lao 993 triệu đồng trong cả năm, ứng với gần 83 triệu đồng/tháng. Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà nhận về 988 triệu đồng, đứng thứ 2. Bảng thống kê dưới đây cho thấy nhiều lãnh đạo Vietnam Airlines có tiền lương và thù lao xấp xỉ 800 triệu đồng trong năm qua, tương đương khoảng 66 triệu đồng/tháng.

Nhiều lãnh đạo Vietnam Airlines có thu nhập tăng mạnh do được thăng chức.

Một số lãnh đạo của Vietnam Airlines mới được bầu hoặc bổ nhiệm trong năm 2021 nên không có số liệu so sánh năm 2020, ví dụ như Thành viên HĐQT Lê Trường Giang, Thành viên BKS Nguyễn Thanh Tùng, …

Một số lãnh đạo khác nhậm chức trong tháng cuối năm nên thù lao và tiền lương năm 2021 rất khiêm tốn, chưa tới 10 triệu đồng, cụ thể như Thành viên BKS Nguyễn Thị Hồng Loan, các Thành viên HĐQT Đinh Việt Tùng và Trương Văn Phước.

Một vài lãnh đạo của Vietnam Airlines ghi nhận thu nhập tăng mạnh so với 2020 do thay đổi vị trí công tác. Cụ thể, ông Đặng Ngọc Hòa làm Phó Tổng Giám đốc đến ngày 9/8/2020, sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Phạm Ngọc Minh đến tuổi về hưu.

Ông Lê Hồng Hà làm Phó Tổng Giám đốc từ tháng 4/2015 đến 31/12/2020. Kể từ 1/1/2021, ông Hà được bổ nhiệm vào chức Tổng Giám đốc thay cho ông Dương Trí Thành nghỉ hưu.