Chứng sỹ săn tin!

Công ty “cháu” của Hóa chất Đức Giang chào sàn UPCoM, giá 120,000 đồng/cp

Ngày 10/06/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận cho CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (PAC) giao dịch trên UPCoM, với mã chứng khoán PAT.

Số lượng cổ phiếu PAT đăng ký giao dịch là 25 triệu cp, tương đương vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Ngày giao dịch đầu tiên là 17/06/2022, với giá tham chiếu 120,000 đồng/cp.

PAT được thành lập vào ngày 13/01/2014 với mục đích sản xuất kinh doanh phốt pho vàng. Công ty có số vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, trong đó 3 cổ đông sáng lập góp 142.5 tỷ đồng, 8 cổ đông khác góp 7.5 tỷ đồng. Sở dĩ gọi PAT là công ty “cháu” của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) bởi đây là công ty con của Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Đức Giang - Lào Cai, nơi DGC đang nắm giữ 100% cổ phần.

Năm 2018, Công ty tiến hành chào bán 10 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất phốt pho vàng. Ngày 18/09/2018, PAT được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp chứng nhận với số vốn điều lệ 250 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 20/05/2021, danh sách cổ đông tại PAT là 189 người, với 3 cổ đông lớn sở hữu 67.72% vốn - tương đương 16.9 triệu cp. Trong đó, Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Đức Giang - Lào Cai với đại diện là ông Phạm Văn Hùng nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu chi phối 51%, ông Đào Hữu Duy Anh - thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc DGC nắm 9.03%, và ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT DGC nắm 7.69%. Số cổ phần còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông khác.

Sản phẩm chính mang lại doanh thu cho PAT là phốt pho vàng, được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp. Trong các năm 2018-2020, doanh thu từ phốt pho vàng luôn chiếm tỷ trọng trên 99%.

Do thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu, các khoản đầu tư PAT thực hiện trong năm 2018 và 2019 chủ yếu tập trung vào xây dựng nhà máy và mua máy móc, thiết bị, phân xưởng ép quặng apatit (nguyên liệu sản xuất phốt pho vàng). Tổng cộng giá trị đầu tư trong năm 2020 hơn 534 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh nghiệp đã chứng kiến những bước tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận từ năm 2018 đến nay. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2019 gần 10 tỷ đồng, tăng hơn 6.1 lần so với năm 2018 (1.62 tỷ đồng). Lãi ròng năm 2020 là 84.5 tỷ đồng, đến năm 2021 là 256.4 tỷ đồng.

Trong quý 1/2022, PAT đã đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 997 tỷ đồng và 349 tỷ đồng.

Công ty đặt kế hoạch sản xuất quý 2/2022 gồm 5,000 tấn phốt pho vàng, 300 tấn Ferro và 9,000 tấn xỉ phốt pho. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 803.9 tỷ đồng và 250 tỷ đồng.

Hồng Đức

Nguồn: Fili

1 Likes

Cuối cùng rồi đâu cũng sẽ vào đó thôi, làm gì mà cứ cầu viện hoài được.

1 Likes

hag sao giảm sàn vậy mọi người

Bamboo Airways được vinh danh có “Đoàn tiếp viên xuất sắc nhất châu Á”

Bamboo Airways được vinh danh có “Đoàn tiếp viên xuất sắc nhất châu Á”

Trong lễ trao giải PAX Awards 2022 tổ chức tại Hamburg (Đức), hãng hàng không Bamboo Airways đã lần lượt được vinh danh ở hai hạng mục quan trọng là “Đoàn tiếp viên xuất sắc nhất châu Á” và “Hãng hàng không cấp tiến nhất châu Á”.

Cụ thể, đêm 15/6/2022 (theo giờ Việt Nam) tại Hamburg, Đức đã diễn ra lễ trao giải PAX Awards 2022 do tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ chuyến bay PAX International (Canada) tổ chức bình chọn và công bố.

Tại sự kiện, đại diện của hàng không Việt Nam là Bamboo Airways đã được xướng tên vinh danh ở 2 hạng mục giải thưởng danh giá là “Đoàn tiếp viên xuất sắc nhất châu Á” (Best Cabin Crew in Asia) và “Hãng hàng không cấp tiến nhất châu Á” (Most Improved Airline in Asia).

Ông Trương Phương Thành, Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết: “Giải thưởng PAX Awards 2022 là sự ghi nhận rất quý báu từ khách hàng và các chuyên gia trong nước và quốc tế dành cho nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng dịch vụ của Bamboo Airways. Chúng tôi sẽ xem đây là sự khích lệ và động lực to lớn để tiếp tục tăng tốc phát triển, nâng cấp hơn nữa chất lượng dịch vụ hàng không định hướng 5 sao mà chúng tôi luôn hướng tới ngay từ những ngày đầu thành lập”.

Tổ chức thường niên xuyên suốt từ năm 2005 đến nay, các giải thưởng trong PAX Awards được tạp chí PAX International tổng hợp dựa kết quả bình chọn trực tuyến của đông đảo độc giả toàn cầu. PAX Awards được công nhận là một trong những giải thưởng hàng không uy tín, ghi nhận chất lượng dịch vụ và tôn vinh nỗ lực phát triển của hãng hàng không cùng các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng không xuất sắc trên thế giới.

Lễ trao giải năm nay tiếp tục được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Trải nghiệm Dịch vụ hành khách với chuỗi các sự kiện thường niên của ngành hàng không toàn cầu, bao gồm Triển lãm sản phẩm và dịch vụ hàng không 2022 (World Travel Catering & Onboard Services Expo – WTCE 2022) và Triển lãm Nội thất máy bay 2022 (Aircraft Interiors Expo – AIX 2022).

Trong lễ trao giải PAX Awards năm trước, nhiều tên tuổi nổi bật của ngành hàng không toàn cầu Qatar Airlines, Air Canada, Emirates Flight Catering… đã được vinh danh tại PAX Awards ở nhiều hạng mục giải thưởng như Dịch vụ suất ăn xuất sắc của Hãng hàng không, Đơn vị cung ứng suất ăn Hàng không của năm, Chương trình Miễn thuế trên máy bay xuất sắc nhất, Trải nghiệm bên trong khoang hành khách ấn tượng nhất và Phòng khách tốt nhất.

Bamboo Airways được vinh danh có “Đoàn tiếp viên xuất sắc nhất châu Á” - Ảnh 1.

Với mong muốn đem đến những trải nghiệm “hơn cả một chuyến bay” trên mọi hành trình cho mọi hành khách, Bamboo Airways luôn nỗ lực đảm bảo sự hài lòng của khách hàng ở mức cao nhất. Tính đến nay, hãng bay đã vận chuyển hơn 10 triệu lượt hành khách an toàn tuyệt đối, với tỉ lệ đúng giờ trung bình năm cao nhất toàn ngành hàng không Việt Nam, xuyên suốt từ khi Bamboo Airways bắt đầu khai thác cho tới nay.

Bamboo Airways được vinh danh có “Đoàn tiếp viên xuất sắc nhất châu Á” - Ảnh 2.

Tiếp viên Bamboo Aiways ghi điểm bằng nụ cười thân thiện và sự chu đáo, tận tâm.

Tỉ lệ hài lòng của khách hàng của hãng luôn ghi nhận ở mức 4,5/5. Hãng đã được các tổ chức và người tiêu dùng trong nước và quốc tế vinh danh ở nhiều giải thưởng danh giá như là Hãng hàng không khu vực hàng đầu châu Á, Hãng hàng không có dịch vụ tốt nhất, Hãng hàng không được người chơi golf yêu thích nhất tại Việt Nam.

Cùng với việc đón nhận giải thưởng hàng không danh giá tại Đức, nối dài những dấu ấn nổi bật của Bamboo Airways tại thị trường trọng điểm này, ngay trong ngày 16/6, Bamboo Airways chính thức khai trương đường bay thẳng thường lệ thứ hai đến Đức, kết nối TP HCM và Frankfurt (Đức) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/tuần.

Bamboo Airways được vinh danh có “Đoàn tiếp viên xuất sắc nhất châu Á” - Ảnh 3.

Với đường bay thẳng này, Bamboo Airways đang cho thấy nỗ lực tăng tốc mở rộng mạng bay quốc tế nói chung và các đường bay kết nối tới các nước châu Âu như Anh, Đức… nói riêng. Hãng đặt mục tiêu mở rộng quy mô mạng bay lên 120 đường, trong đó có 40 đường bay quốc tế ngay trong năm 2022 để đáp ứng nhu cầu di chuyển bùng nổ của hành khách sau dịch

Hình ảnh các “đại sứ bầu trời” của Bamboo Airways cúi chào bằng nụ cười thân thiện, đặt bàn tay lên trái tim và sẵn sàng hỗ trợ mọi hành khách trong suốt hành trình bay đã đem lại những trải nghiệm ấn tượng cho hành khách khi lựa chọn bay cùng hãng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, hãng đã chú trọng đào tạo bài bản đội ngũ chiêu đãi viên theo định hướng chất lượng dịch vụ 5 sao chuẩn quốc tế. Hãng cũng liên tục tổ chức các sự kiện tuyển dụng tiếp viên hàng không xuyên Việt, thu hút đông đảo các ứng viên tiềm năng từ nhiều quốc gia, nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao và mang tới cơ hội sử dụng dịch vụ hàng không định hướng 5 sao cho khách hàng.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 335 tỷ đồng trong phiên 17/6, vẫn mua mạnh HPG

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 316 tỷ đồng trên HoSE (giảm 55% so với phiên trước).HPG được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 110 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/6, VN-Index giảm 19,33 điểm (-1,56%) xuống 1.217,3 điểm. HNX-Index giảm 7,71 điểm (2,68%) xuống 280,06 điểm. UPCoM-Index giảm 2,15 điểm (-2,41%) xuống 87,1 điểm.

Khối ngoại giao dịch vẫn tích cực khi mua vào 92,8 triệu cổ phiếu, trị giá 2.766 tỷ đồng, trong khi bán ra 72,8 triệu cổ phiếu, trị giá 2.432 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 20 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 335 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 316 tỷ đồng (giảm 55% so với phiên trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 23,4 triệu cổ phiếu.

image

HPG được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 110 tỷ đồng. VND và DXG được mua ròng lần lượt 71 tỷ đồng và 68 tỷ đồng. Trong khi đó, VIC bị bán ròng mạnh nhất với 151 tỷ đồng. DXG và NVL bị bán ròng lần lượt 103 tỷ đồng và 65 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng 3,3 tỷ đồng (giảm 70% so với phiên trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 439.500 cổ phiếu.

image

HUT được khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất với 19,7 tỷ đồng. CEO đứng sau với giá trị mua ròng là 12,5 tỷ đồng. TNG và MBG được mua ròng lần lượt 3,2 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SHS đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn này với 24,2 tỷ đồng. THD và PVS bị bán ròng lần lượt 5,8 tỷ đồng và 2,5 tỷ đồng.

Tại sàn UPCoM, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị giảm 74% so với phiên trước và ở mức 14,7 tỷ đồng.
image

Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã BSR với 61,3 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là SIP với chỉ 2,2 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ABC bị bán ròng mạnh nhất với 47,5 tỷ đồng. LTG đứng sau nhưng giá trị bán ròng chỉ là 2,2 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

1 Likes

Khối ngoại mua ròng hơn 1.200 tỷ đồng trong tuần 13-17/6, gom mạnh HPG và BSR

Khối ngoại có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp trên HoSE với giá trị tăng 27% so với tuần trước và đạt 964 tỷ đồng.Khối ngoại nối dài chuỗi mua ròng liên tiếp lên trên UPCoM thành 7 tuần nhưng giá trị giảm 45% so với tuần trước và ở mức 205 tỷ đồng.HPG được khối ngoại sàn HoSE mua ròng rất mạnh với 448 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động tiêu cực trong tuần giao dịch từ 13-17/6. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.217,3 điểm, tương ứng giảm 66,78 điểm (-5,2%) so với tuần trước, bên cạnh đó, HNX-Index cũng giảm 26,38 điểm (-8,61%) xuống 280,06 điểm, UPCoM-Index giảm 6,62 điểm (-7,06%) xuống 87,1 điểm.

Điểm tích cực của thị trường trong tuần qua là khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng tốt. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào 254 triệu cổ phiếu, trị giá 9.500 tỷ đồng, trong khi bán ra 220 triệu cổ phiếu, trị giá 8.286 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức hơn 34,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 1.214 tỷ đồng.
untitled63-1703-1655475515

Riêng trên sàn HoSE, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị tăng 27% so với tuần trước và đạt 964 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 29,8 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ xét về khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 927 tỷ đồng.
image

HPG được khối ngoại sàn HoSE mua ròng rất mạnh với 448 tỷ đồng. Tiếp sau đó, GAS và DPM được mua ròng lần lượt 198 tỷ đồng và 160 tỷ đồng. Các mã gồm VHM, GMD, VGC và DCM đều có giá trị mua ròng của khối ngoại trên 100 tỷ đồng. Chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND bị bán ròng mạnh nhất với 274 tỷ đồng. DGC và VIC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 269 tỷ đồng và 247 tỷ đồng.

untitled169-1771-1655475515.png

Tại sàn HNX, khối ngoại cũng có tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị gấp 2,4 lần tuần trước và đạt 44,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 663.995 cổ phiếu.

2022-06-17-211405-9096-1655475516.png

HUT đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 35 tỷ đồng. PVS và CEO được mua ròng lần lượt 27 tỷ đồng và 17 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SHS bị bán ròng mạnh nhất với 42 tỷ đồng. THD đứng sau với giá trị bán ròng là 7,5 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại nối dài chuỗi mua ròng liên tiếp lên thành 7 tuần nhưng giá trị giảm 45% so với tuần trước và ở mức 205 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng 3,9 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng tập trung mã BSR với 254 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là ACV với 33 tỷ đồng. Trong khi đó, IDP bị bán ròng mạnh nhất với 63 tỷ đồng. ABC cũng bị bán ròng 48 tỷ đồng.

1 Likes

VNDirect chỉ ra những ảnh hưởng của việc Fed tăng lãi suất đến TTCK Việt Nam

Nhóm phân tích của VNDirect cho rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) về lý thuyết có thể bị tác động tiêu cực bởi “taper tantrum” - tức là dòng tiền rút đi khi Fed nâng lãi suất và cắt giảm các biện pháp kích thích tiền tệ.

Theo báo cáo cập nhật vĩ mô được công bố mới đây, nhóm phân tích của Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) cho thấy lộ trình tăng lãi suất của Fed sẽ nhanh và mạnh mẽ hơn.

Tại cuộc họp ngày 14 - 15/6, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 75 điểm cơ bản lên biên độ mới từ 1,5% đến 1,75%. Quyết định tăng thêm 0,75% đánh dấu mức tăng mạnh nhất được thực hiện trong một cuộc họp duy nhất kể từ tháng 11/1994.

Về lộ trình tăng lãi suất tiếp theo, các thành viên FOMC dự báo lãi suất điều hành có thể tăng lên mức 3,1 - 3,6% vào cuối năm 2022 (cao hơn 1,5% so với ước tính hồi tháng 3) và lên 3,6 - 4,1% vào năm 2023 (cao hơn 1% so với dự báo trước đó).

Về kỳ vọng thị trường, theo khảo sát của CME Group, lãi suất điều hành của Fed có thể tăng lên mức khoảng 3,75 - 4% (mức bình quân các dự báo) vào cuối năm 2022, nhỉnh hơn một chút so với kịch bản của Fed.

Fed cũng cho biết sẽ giữ nguyên lộ trình thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán kể từ tháng 6/2022, bắt đầu với 47,5 tỷ USD mỗi tháng (30 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ và 17,5 tỷ USD chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp), sau ba tháng sẽ là 95 tỷ USD mỗi tháng (60 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ và 35 tỷ USD chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp).

Nguồn: Fed, VNDirect Research.

Các thành viên FOMC cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2022 và 2023 xuống còn 1,7% mỗi năm, từ mức lần lượt là 2,8% và 2,2% được đưa ra hồi tháng 3.

Dự báo lạm phát năm 2022 được nâng lên mức 5,2% cho năm 2022 từ mức dự báo trước đó là 4,3% và lạm phát cơ bản (không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng), được dự báo ở mức 4,3%, tăng 0,2% so với dự báo trước đó.

Tuy nhiên, Fed kỳ vọng lạm phát tại Mỹ sẽ giảm mạnh trong năm 2023, xuống 2,6% đối lạm phát tổng thể và 2,7% đối với lạm phát lõi, gần như không đổi so với dự báo từ tháng 3.

Tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam

Báo cáo của VNDirevt chỉ ra 5 ảnh hưởng từ việc Fed tăng lãi suất đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ nhất, tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn làm giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn.

Thứ hai, lãi suất huy động (bằng VND) chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 5/2022, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng quốc doanh không đổi so với mức cuối năm 2021 trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng tư nhân lần lượt tăng 20 điểm cơ bản và 23 điểm cơ bản so với mức cuối năm 2021.

Thứ ba, lãi suất USD tăng gây áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ tư, về mối liên hệ với thị trường chứng khoán, nhóm phân tích của VNDirect cho rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) về lý thuyết có thể bị tác động tiêu cực bởi “taper tantrum”.

“Taper tantrum” được hiểu là là sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn.

Tuy vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã chứng kiến một đợt giảm điểm mạnh trong hai tháng qua, kéo mặt bằng định giá các chỉ số chứng khoán về vùng hấp dẫn khi so sánh với lịch sử và các thị trường chứng khoán trong khu vực. Định giá hấp dẫn sẽ kích thích dòng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam và phần nào giảm thiểu tác động của “taper tantrum”.

Nguồn: Bloomberg, VNDirect Research.

Thứ năm, đồng USD mạnh gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Vào ngày 14/6/2022, chỉ số đồng USD (đo sức mạnh của đồng USD so với rổ tiền tệ) đạt 104,7 điểm, mức cao trong vòng 20 năm qua. Đồng USD mạnh kéo tỷ giá USD/VND tăng 1,7% kể từ đầu năm. Tuy nhiên, VND vẫn là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực.

VNDirect cho rằng NHNN sẽ nỗ lực duy trì chính sách tiền tệ “phù hợp”, chưa vội thắt chặt chính sách ngay để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và ổn định thị trường vì mặc dù áp lực lạm phát trong nước dự kiến sẽ gia tăng trong những tháng tới, nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân nửa đầu năm 2022 dự báo ở mức 2,5% so với cùng kỳ, vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4%.

Bên cạnh đó, nhu cầu trong nước vẫn yếu và chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch và NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi. Đối với lãi suất điều hành, nếu có bất kỳ đợt tăng nào trong năm nay thì khả năng cao sẽ diễn ra vào quý IV/2022 và mức tăng (nếu có) sẽ hạn chế, khoảng 0,25 - 0,5%

Nguồn: Vietnambiz

1 Likes

Đại diện nhóm cổ đông miền Bắc chất vấn: Hoàng Quân có sẵn sàng cho một cuộc thanh tra công khai hoặc cổ đông đưa hồ sơ lên Bộ Công an?

Chủ tịch Hoàng Quân khẳng định các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp đều có kiểm toán hàng năm và doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Mã: HQC) sáng ngày 18/6, nhiều cổ đông chất vấn ban điều hành về nội dung nhiều năm liền doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh rất cao nhưng kết quả thực tế rất thấp, khiến cổ đông nhiều lần hi vọng rồi thất vọng.

Bên cạnh đó, cổ đông đặt vấn đề: Báo cáo hàng năm đều cho thấy Hoàng Quân có nhiều dự án rất tốt nhưng không rõ doanh thu, lợi nhuận như thế nào và đề nghị phía doanh nghiệp giải trình về một số nghiệp vụ đầu tư trong thời gian qua.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, thừa nhận 2021 là năm thứ 7 Hoàng Quân không hoàn thành kế hoạch kinh doanh và còn nhiều vấn đề chưa xử lý triệt để, trong đó có nợ thuế. Song, tính đến hiện tại, Hoàng Quân không nợ ngân hàng và không nợ trái phiếu.

Liên quan đến khoản đầu tư, Chủ tịch HQC cho rằng rất nhiều người, kể cả cổ đông hay nhầm lẫn giữa công ty Hoàng Quân (HQC) và tập đoàn Hoàng Quân. Hai doanh nghiệp này đều do ông Tuấn làm Chủ tịch HĐQT nhưng hoạt động độc lập.

Trong đó, Tập đoàn Hoàng Quân liên kết với khoảng 30 công ty thành viên. Còn HQC chỉ có công ty liên kết, không có công ty thành viên và bản thân HQC hiện nay có rất ít dự án.

Thông tin thêm, ông Tuấn cho biết HQC đang đầu tư tài chính vào nhiều công ty trong tập đoàn Hoàng Quân như Mê Kông, Cần Thơ,… Các khoản đầu tư này sẽ tạo ra dòng tiền từ năm nay.

“Phần lớn các công ty HQC đầu tư tài chính đều có báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm. Kết thúc năm 2021, HQC đầu tư khoảng 2.100 tỷ vào 4 công ty. Ngược lại, nợ phải trả trên 3.000 tỷ, trong đó có tôi”, Chủ tịch HQC cho biết.

Sau khi nghe ban điều hành giải trình một số vấn đề nóng, đại diện nhóm cổ đông miền Bắc chia sẻ, “chúng tôi rất băn khoăn khi nhắc đến sự minh bạch. Liệu có bao giờ Chủ tịch thử suy nghĩ lựa chọn một cách khác để chứng minh sự minh bạch này không. Ví dụ Hoàng Quân sẵn sàng cho một cuộc thanh tra công khai hoặc nhóm cổ đông sẽ tập hợp và đưa hồ sơ lên Bộ Công an chẳng hạn?”

Theo phản hồi của ông Trương Anh Tuấn, hiện nay HQC có hơn 46.000 cổ đông, không phải ai cũng đồng tình với ý kiến của ông và mọi người tôn trọng sự khác biệt.

“Bất kỳ công ty nào phải tuân thủ pháp luật và tôi rất tự hào từ ngày HQC thành lập cho đến nay gần 22 năm. Có rất nhiều cấp thanh tra khác nhau từ trung ương đến địa phương. Để làm dự án nhà ở xã hội, việc thanh tra gấp đôi so với làm nhà ở thương mại.

HQC luôn luôn chủ động, tuân thủ việc thanh tra từ các cơ quan chức năng, kể cả cơ quan báo chí liên quan đến vấn đề về dư luận. Những công ty nhỏ làm sai còn bị bắt, huống gì HQC là một doanh nghiệp niêm yết”.

Cũng theo chia sẻ của Chủ tịch Hoàng Quân, thời gian qua trong bối cảnh “vàng thau lẫn lộn” còn đáng sợ hơn đại dịch, khi một số lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt liên quan đến các vụ án hình sự, nhiều cổ đông cũng nghi ngại và sợ mất vốn khi đầu tư vào HQC.

“Chúng tôi buộc phải rút toàn bộ các khoản đầu tư như ở Bình Thuận để đảm bảo an toàn cho các đối tác. HQC có kiểm toán và đã công bố thông tin.

Khoảng hai tuần nay, tôi mới thương lượng lại và đối tác nhận thấy sóng yên gió lặng, ông Chủ tịch còn ngồi đây, tuân thủ pháp luật, không nợ ngân hàng, không nợ trái phiếu,… Trước mắt, các bên không hợp tác với hình thức mua cổ phần nữa mà sẽ hợp tác thông qua các sản phẩm”, ông Tuấn nói.

Liên quan đến thông tin nhóm cổ đông muốn thâu tóm HQC, ông Tuấn cho rằng ban điều hành hoàn nghênh cổ đông mua nhiều cổ phiếu để cùng đồng hành cùng doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, nếu cổ đông hoặc một nhóm cổ đông nào đó mua nhiều cổ phiếu với mực đích vào HĐQT hay được gọi là thù địch thì chúng tôi không hoan nghênh.

Vào để lôi nhau ra tòa, làm việc này việc kia để xào xáo nội bộ chắc chắn không nên. Nhiều công ty và ngân hàng đã xảy ra việc này và người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất là khách hàng”, Chủ tịch Hoàng Quân thông tin đến cổ đông.

Nguồn: Vietnambiz

1 Likes

Cổ phiếu lao dốc hơn 50%, lãnh đạo PAS muốn gom vào 600,000 cp

Tại CTCP Quốc tế Phương Anh (UPCoM: PAS), ông Vũ Văn Toản - thành viên HĐQT đăng ký mua 600,000 cp từ ngày 20/06-19/07.

Ông Toản hiện sở hữu 655,100 cp PAS, tương ứng tỷ lệ 2.3%. Nếu mua thành công 600,00 cp, vị lãnh đạo sẽ nâng sở hữu lên mức 1.3 triệu cp (4.5%). Chiếu theo giá 12,000 đồng/cp kết phiên 16/06, ước tính thương vụ có giá trị khoảng 7.2 tỷ đồng.

Động thái ra tay gom cổ phiếu diễn ra khi thị giá PAS có cú rơi sâu. Kể từ vùng đỉnh 25,000 đồng/cp vào tháng 3/2022, PAS đã rớt giá hơn 50%.

Diễn biến giá PAS


Nguồn: Fili

1 Likes

Hòa Phát muốn đầu tư hai dự án 120.000 tỷ tại Phú Yên

Tập đoàn Hòa Phát muốn đầu tư dự án cảng biển Bãi Gốc và hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hòa Tâm với tổng mức đầu tư khoảng 120.000 tỷ đồng.

Quang cảnh buổi làm việc.

UBND tỉnh Phú Yên vừa có buổi làm việc với CTCP Tập đoàn Hòa Phát để nghe doanh nghiệp này trao đổi, đề xuất đầu tư một số dự án tại địa phương.

Cụ thể, doanh nghiệp này muốn đầu tư dự án cảng biển Bãi Gốc và dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hòa Tâm với tổng mức đầu tư khoảng 120.000 tỷ đồng, tiến độ thực hiện 36 tháng kể từ ngày bàn giao đất và cấp giấy phép xây dựng.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên, mục tiêu đầu tư công nghiệp, cảng biển cơ bản phù hợp thuộc danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư trên địa bàn tỉnh; các dự án có quy mô lớn, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển nhanh trong thời gian tới và đưa vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thị xã Đông Hòa được UBND tỉnh phê duyệt (tại Quyết định số 1994 ngày 31/12/2021).

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh ủng hộ đề xuất chủ trương đầu tư của Tập đoàn Hòa Phát. Ông Thế cho biết, để sớm hiện thực hóa dự án tại địa phương, tỉnh sẽ thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Tấn Hổ làm tổ trưởng, có nhiệm vụ theo dõi và chỉ đạo triển khai thực hiện.

Lãnh đạo UBND tỉnh cũng giao các ngành chức năng liên quan hỗ trợ, tạo các điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát khu vực đề xuất, đặc biệt lưu ý dự án đầu tư phải phù hợp quy hoạch và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường theo quy định.

Nguồn: Vietnambiz

2 Likes

Thị trường bất động sản xuất hiện thêm nhiều tân binh

Thị trường đang sôi động trở lại, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần, kéo theo số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng tăng.

Thị trường bất động sản xuất hiện thêm nhiều tân binh

Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2022, bất động sản là ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, với tỷ lệ tăng tới 47,2%. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do dịch bệnh trước kia, thì nay cũng đã mở cửa hoạt động trở lại. Số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 845 doanh nghiệp, tăng tới 92% so với cùng kỳ năm trước.

Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh VP (VP Corp) và Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh địa ốc HKT (HKT Group) đã chính thức ra mắt thị trường bất động sản phía Nam. Trong đó, VP Corp hoạt động trong 3 lĩnh vực là tư vấn, phát triển các dự án bất động sản, đầu tư - kinh doanh, phân phối bất động sản và đầu tư tài chính. Còn HKT Group hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực bất động sản với danh mục dự án đa dạng ở các tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa… và sẽ mở rộng đến các khu vực tiềm năng khác.

Sức hấp dẫn của bất động sản đã thu hút được sự quan tâm lớn từ giới showbiz Việt. Nếu như trước kia, việc một số ca sỹ, diễn viên tham gia đầu tư bất động sản như một nghề tay trái, mua bán đơn lẻ, âm thầm… thì nay họ đã đổ bộ vào thị trường bất động sản với tư cách chủ doanh nghiệp môi giới bán hàng, hoặc phát triển dự án nghỉ dưỡng, bất động sản nông nghiệp với sản phẩm đa dạng, quỹ đất lớn.

Thị trường chứng khoán cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản, hoặc đẩy mạnh mảng kinh doanh này.

Cụ thể, Công ty cổ phần FPT (mã FPT) đã đề xuất ý tưởng đầu tư 3 dự án tại tỉnh Khánh Hoà, với quy mô lên tới 860 ha, gồm quần thể du lịch nghỉ dưỡng dành cho chuyên gia quốc tế tại khu Hồ Na - Mũi Đôi, có diện tích 360 ha; Trung tâm Đào tạo chuyển đổi số và đô thị dịch vụ khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang Bắc Vân Phong, quy mô 350 ha và Dự án Khu đô thị công nghệ - giáo dục FPT, quy mô 150 ha.

Sau nhiều năm tham gia thị trường bất động sản, nhưng với tốc độ khá dè dặt, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) đang tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực này. Theo đó, Công ty dự kiến góp thêm 3.300 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Hòa Phát lên 6.000 tỷ đồng (Tập đoàn Hòa Phát sở hữu 99,967% vốn).

Được biết, trong năm 2021, ước tính lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 463,93 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng lợi nhuận của Công ty. Với việc tăng vốn gấp đôi, kỳ vọng tỷ trọng và đóng góp của lĩnh vực bất động sản vào báo cáo hợp nhất của Tập đoàn sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Tránh rủi ro tiềm ẩn

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về nội dung này, ông Cao Hữu Phi, Tổng giám đốc Công ty CopiHome cho biết, việc có nhiều doanh nghiệp tham gia vào mảng bất động sản cho thấy tính hấp dẫn của thị trường. Thế nhưng, thị trường này đòi hỏi người tham gia phải có tài chính, năng lực, chính vì vậy, các tân binh cần chuẩn bị cho mình những hành trang nhất định để tránh gặp phải những rủi ro tiềm ẩn, nhất là rủi ro pháp lý.

“Luật pháp về đất đai và thị trường bất động sản tại Việt Nam rất nhiều và rộng. Không cẩn thận, rất dễ vướng mắc những vấn đề pháp lý, dẫn đến phát sinh kiện tụng không cần thiết”, ông Phi nói.

Theo ông Phi, nếu các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh bất động sản đã chuẩn bị kiến thức, có hiểu biết và tiềm lực tài chính tốt, phát triển được những dự án bất động sản, mang đến những giá trị cho người sở hữu, cả ở góc độ đầu tư lẫn góc độ người dùng cuối (mua để ở, hoặc kinh doanh…) thì sẽ là diễn biến tích cực.

Ngược lại, nếu họ chỉ đầu tư kinh doanh theo phong trào, đổ xô kinh doanh sau những cơn sốt đất, đến khi thị trường có sự điều tiết từ cấp độ quản lý nhà nước như hạ nhiệt các cơn sốt đất, siết tín dụng, tăng lãi suất, có thể dẫn đến rủi ro tạo ra làn sóng chạy đua “hớt váng” thị trường, không có lợi cho sự phát triển bền vững.

Nguồn: baodautu

1 Likes

Cổ phiếu DIG lao dốc với nhiều phiên giảm sàn, Chủ tịch DIC Corp trấn an cổ đông

Trước bối cảnh thị giá cổ phiếu DIG liên tục lao dốc và giảm sàn nhiều phiên khiến tâm lý NĐT e ngại, Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn vừa có thư gửi đến các cổ đông.

Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) vừa có thư gửi cổ đông công ty, chia sẻ về bối cảnh giá cổ phiếu DIG liên tục lao dốc trong thời gian gần đây.

Ông Tuấn cho rằng, tiềm lực của công ty chưa được phản ánh đúng vào giá cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây do xu hướng tiêu cực chung của thị trường như sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11/2021, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hay áp lực lạm phát tăng, FED tăng lãi suất.

Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng chịu tác động mạnh do các chính sách siết chặt hoạt động đầu tư, trong đó có chính sách siết chặt tín dụng bất động sản.

Trước bối cảnh này, ông Tuấn cho rằng các ảnh hưởng gần đây của thị trường chỉ mang tính ngắn hạn đến thị giá cổ phiếu và sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng phát triển dài hạn của DIC Corp.

image

Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho biết DIC Corp đang tận dụng toàn bộ năng lực để có thể đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.

Cụ thể, DIC Corp đang tích cực triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh tại 5 dự án trọng điểm năm nay, gồm dự án Khu dân cư Vị Thanh - Hậu Giang, dự án Khu phức hợp CSJ (Vũng Tàu), dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), dự án Khu nhà ở Lam Hạ - Hà Nam và dự án Khu đô thị ATA Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiện, dự án Vị Thanh đã cơ bản hoàn thành để mở bán đợt 1 trong tháng 7/2022. Giai đoạn 2 dự án CSJ đã được đẩy mạnh triển khai. Dự án Nam Vĩnh Yên và dự án Lam Hạ đang được công ty triển khai hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiếp tục mở bán trong quý III/2022.

Bên cạnh đó, công ty cũng đang tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ chuyển nhượng M&A cho nhà đầu tư cấp 2 tại dự án Đại Phước; đôn đốc thu hồi công nợ đối với các dự án chuyển tiếp (gồm CSJ, Hiệp Phước, Đại Phước, Phoenix, Gateway) và bàn giao sản phẩm để hạch toán doanh thu.

Ông Tuấn cho biết thêm, công ty đã xây dựng các phương án dự phòng trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thắt chặt tín dụng bất động sản và phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn không thuận lợi thì cho phép mở bán thêm một số sản phẩm dự phòng đã đủ điều kiện chuyển nhượng để tạo dòng tiền đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023.

Ngoài ra, trong 6 đầu năm 2022, DIC Corp cũng không phát sinh dư nợ vay tín dụng trung và dài hạn.

Ông Tuấn khẳng định, công ty vẫn giữ nguyên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 1.900 tỷ đồng. Trước đó, trong quý I, công ty đạt doanh thu thuần 519 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 87,1 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ và hoàn thành được 4,6% chỉ tiêu.

Cũng trong bối cảnh thị giá cổ phiếu giảm nhiều phiên liên tiếp, vào ngày 17/6, DIC Corp cũng có văn bản đề nghị Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cung cấp danh sách cổ đông của DIC Corp chốt tại ngày 31/5; 1/6; 2/6; 3/6; 6/6; 7/6; 8/6; 9/6; 10/6; 13/6; 14/6; 15/6 và 16/6 vừa qua để cập nhật cơ cấu cổ đông của công ty, căn cứ Phụ lục hợp đồng giữa VSD và công ty.

Từ ngày 15/6 đến nay, cổ phiếu DIG đã “nằm sàn” 4 phiên liên tiếp. Kết phiên giao dịch ngày 20/6, cổ phiếu DIG đang ở mức giá 33.850 đồng/cp, giảm gần 25% so với tại thời điểm chốt phiên ngày 14/6.

Nguồn: Việt Nam Mới

2 Likes

Công ty riêng của Chủ tịch Lê Phước Vũ đăng ký bán sạch 17,7 triệu cổ phiếu HSG khi giá giảm 70% từ đỉnh

Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen vừa đăng ký bán toàn bộ gần 17,75 triệu cổ phiếu HSG để qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn Hoa Sen từ 3,6% xuống 0%.

Thời gian bán ra dự kiến là từ 23/6 đến 22/7. Phương thức giao dịch bao gồm thỏa thuận và khớp lệnh, mục đích là “giải quyết nhu cầu tài chính của công ty”.

Kết phiên hôm nay 20/6, giá cổ phiếu HSG giảm kịch sàn còn 14.750 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen sẽ thu về khoảng 262 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn HSG.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen, đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen. Cá nhân ông Vũ hiện nay đang sở hữu 84,3 triệu cổ phiếu HSG, tương đương tỷ lệ nắm giữ 17,09%.

So với đỉnh lịch sử thiết lập tháng 10 năm ngoái, giá cổ phiếu HSG đã rớt 70%. Biểu đồ bên trên cho thấy giá HSG hiện nay còn thấp hơn so với đầu năm 2021.

Nguồn: Công ty riêng của Chủ tịch Lê Phước Vũ đăng ký bán sạch 17,7 triệu cổ phiếu HSG khi giá giảm 70% từ đỉnh

1 Likes

Gửi bác số đẹp. Mấy hôm không ngoi lên vậy bác @Fearless ?

2 Likes

Chủ tịch lil

Lạm phát cao: Đầu tư cổ phiếu vẫn lãi hơn mua vàng?

Lạm phát khi kinh tế đang trong đà tăng trưởng thường là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán. Thống kê cho thấy, cổ phiếu là nhóm chống lạm phát hiệu quả hàng đầu nhưng cụ thể là cổ phiếu ngành nào?

image

Lạm phát đang là tâm điểm của kinh tế thế giới và giới đầu tư toàn cầu do lo ngại những ảnh hưởng lớn đến chính sách điều hành của mỗi quốc gia, về suy thoái kinh tế và dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán (TTCK).

Các số liệu công bố gần đây cho thấy, lạm phát tại Mỹ và các quốc gia EU đang ở mức cao nhất trong 30 năm. Tại Việt Nam, lạm phát đang có những dấu hiệu gia tăng. Với nền kinh tế mở và chịu tác động từ những yếu tố “chi phí đẩy” và “cầu kéo” thì áp lực lạm phát giai đoạn tới có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ.

Trong khi việc dự báo lạm phát sẽ tốn nhiều nguồn lực và đang có nhiều quan điểm trái chiều từ các nhà kinh tế hàng đầu, việc chuẩn bị trước kịch bản xây dựng danh mục khi lạm phát tăng cao, sẽ giúp nhà đầu tư chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của nền kinh tế.

Trong báo với tựa đề ‘Đầu tư cổ phiếu khi lạm phát cao’ công bố mới đây, dẫn chứng số liệu lịch sử, bộ phận nghiên cứu của CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho biết, lạm phát tăng chưa chắc đã làm giảm giá chứng khoán.

Cụ thể, lạm phát xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong đà tăng trưởng thường vẫn là tín hiệu tích cực cho TTCK, và ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Đáng chú ý, báo cáo của AGR còn dẫn khảo sát của JP Morgan, thể hiện cổ phiếu là nhóm chống lạm phát hiệu quả thứ hai, sau nhóm hàng hoá. Không chỉ JP Morgan, nhiều tổ chức nghiên cứu lớn khác cũng có kết quả tương tự.

Thậm chí, theo thống kê của Bloomberg, vàng không phải là kênh đầu tư hấp dẫn trong môi trường lạm phát khi tỉ suất sinh lời của kênh tài sản này thấp hơn nhiều so với chỉ số S&P 500 và giá cả hàng hóa cơ bản như dầu, kim loại, mặt hàng nông sản.

image

Lạm phát dưới 10% vẫn không đáng ngại đối với TTCK?

Đối với TTCK Việt Nam, theo thống kê của Agriseco Research, chỉ số VN-Index ghi nhận mức sinh lời 1,8%/tháng khi lạm phát dưới 5%.

Đáng chú ý, mức lạm phát từ 5-10% lại mang đến tỉ suất sinh lời cao nhất cho VN-Index. Cụ thể, kinh tế Việt Nam đã trải qua 81 tháng có mức CPI từ 5- 10%, trong các tháng này VN-Index tăng trưởng trung bình 2,71%/tháng – cao nhất so với các mức độ lạm phát khác.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo, khi lạm phát tăng vọt lên vùng 2 chữ số, chứng khoán thường lao dốc rất mạnh và gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

VN-Index đã trải qua 37 tháng có mức lạm phát cao hơn 10%. Tỷ suất thị trường giai đoạn này sụt giảm tới 2,83%/tháng.

Đặc biệt, có những tháng giảm rất mạnh trên 20%/tháng như các tháng trong giai đoạn 2008-2009. Do hệ lụy của nới lỏng tiền tệ, tài khóa quá mức, lạm phát đã tăng vượt 10% từ cuối 2007 và tăng liên tục, tạo đỉnh giữa 2008 với mức gần 30%. VN-Index đã sụt tới 70% trong giai đoạn này.

Một ví dụ khác diễn ra vào năm 2011, khi lạm phát duy trì trong ngưỡng 12 - 23%, (chủ yếu do kích thích tài khóa không hiệu quả), chứng khoán đã sụt giảm gần như cả năm với mức sụt giảm lên tới 30% tính riêng trong năm 2011.

image

Theo số liệu thống kê từ Fiinpro, trong giai đoạn 2009 – 2014, một số nhóm ngành mang lại mức sinh lời cao bao gồm: Tiện ích (Gas, Nước); Du lịch & Giải trí; Kỹ thuật công nghiệp; Động cơ & các bộ phận. Ngược lại, nhóm ngành có tỷ suất thấp như Bán lẻ thực phẩm, dược phẩm; Hàng hóa dịch vụ giải trí.

Đối với môi trường lạm phát từ 5-10%, các nhóm ngành thể hiện sự tăng trưởng mạnh bao gồm Ôto & phụ tùng, công nghệ phần cứng và thiết bị; đầu tư và dịch vụ bất động sản; lâm nghiệp và giấy. Nhóm mang lại tỷ suất thấp là các cổ phiếu thuộc nhóm bảo hiểm nhân thọ, bán lẻ thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, du lịch và giải trí./.

Nguồn: Lạm phát cao: Đầu tư cổ phiếu vẫn lãi hơn mua vàng?

Chuyên mục đọc báo thay bạn ah các cụ? Hay đấy.

3 Likes

Khối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng trên HoSE trong phiên 20/6, tập trung ‘xả’ HPG, MWG và VND

Khối ngoại bán ròng tổng cộng 500 tỷ đồng trong phiên 20/6.Khối ngoại bán ròng trở lại 604 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 23,5 triệu cổ phiếu.Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã HPG với 248 tỷ đồng. MWG và VND bị bán ròng lần lượt 192 tỷ đồng và 145 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 36,9 điểm (-3,03%) xuống 1.180,4 điểm. HNX-Index giảm 12,14 điểm (-4,33%) xuống 267,92 điểm. UPCoM-Index giảm 1,66 điểm (-1,91%) xuống 85,44 điểm.

Giao dịch khối ngoại theo chiều hướng xấu khi mua vào 44,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.526 tỷ đồng, trong khi bán ra 65 triệu cổ phiếu, trị giá 2.025 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 20,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là gần 500 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại 604 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 23,5 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã HPG với 248 tỷ đồng. MWG và VND bị bán ròng lần lượt 192 tỷ đồng và 145 tỷ đồng. Trong khi VNM được mua ròng mạnh nhất với 60 tỷ đồng. VGC và VHC được mua ròng lần lượt 39 tỷ đồng và 33 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 11 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 744.300 cổ phiếu.

image

SHS đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HNX với 12,7 tỷ đồng. VCS và PVS bị bán ròng lần lượt 2 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng. Trong khi đó, IDC được mua ròng mạnh nhất sàn này với 3 tỷ đồng. TNG cũng được mua ròng 2,2 tỷ đồng.

Tại sàn UPCoM, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 116 tỷ đồng (gấp 8 lần phiên cuối tuần trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 3,6 triệu cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại sàn UPCoM đã mua ròng trong 6 phiên liên tiếp với tổng giá trị 321 tỷ đồng.

image

Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng chủ yếu hai mã BSR và GEE với giá trị lần lượt 63 tỷ đồng và 59 tỷ đồng. Trong khi đó, VTP bị bán ròng mạnh nhất với 5,2 tỷ đồng. LTG cũng bị bán ròng 2 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

Một cổ phiếu tăng gần 61% sau 2 phiên giao dịch

Kết phiên ngày 20/6, cổ phiếu PAT có giá 193.200 đồng/cp, tương đương tăng 61% so với mức giá tham chiếu 120.000 đồng/cp ngày 17/6.Khối lượng khớp lệnh trong phiên là 1.200 cổ phiếu, tăng 50% so với mức 800 cổ phiếu ngày chào sàn UPCoM.

Ngày 17/6, 25 triệu cổ phiếu PAT của CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (PAC - UPCoM:PAT) lên sàn UPCoM với mức giá tham chiếu 120.000 đồng/cp. Kết phiên ngày 20/6, thị giá mã này leo lên mức 193.200 đồng/cp, tương đương tăng 61%. Đây là một trong những cổ phiếu “đắt đỏ” nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ thua VCF của VinaCafe Biên Hòa.

Khối lượng khớp lệnh trong phiên là 1.200 cổ phiếu, so với mức 800 cổ phiếu ngày chào sàn UPCoM.

Photpho Apatit Việt Nam có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, là công ty con của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE:DGC). Trong cơ cấu cổ đông, Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai (công ty con mà Hóa chất Đức Giang sở hữu 100% vốn) sở hữu 51% vốn điều lệ. Chủ tịch Hóa chất Đức Giang Đào Hữu Huyền và con trai là ông Đào Hữu Duy Anh, lần lượt nắm giữ 7,69% và 9,03% vốn.

PAC chuyên sản xuất phốt pho vàng với công suất 20.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Tằng Loòng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Nguồn nguyên liệu đầu vào của PAC được đảm bảo ổn định là nhờ công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam chuyên khai thác và cung cấp hầu hết quặng apatit tại Việt Nam, đóng góp 70% cổ phần.

Xét kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu thuần tăng 26,9% lên 1.594,6 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn với mức 15,5% lên 1.253,5 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp gấp gần hai lần lên 341,1 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 13,6% lên 21,4%.

Doanh thu tài chính tăng 87,5% lên 19,5 tỷ đồng do trong kỳ khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện tăng từ 10,3 tỷ đồng lên 17,8 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính giảm 36,3% còn 17,4 tỷ đồng nhờ việc cắt giảm 62% chi phí lãi vay còn 4,6 tỷ đồng. Song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều ghi nhận đà tăng, lần lượt là 28,4% và 38,4% lên 66,5 tỷ đồng và 17,3 tỷ đồng.

Kết quả, đơn vị ghi nhận lãi sau thuế tăng 203,4%, còn 256,4 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 9.702 đồng, cùng kỳ 3.197 đồng.

image

Tính đến cuối năm trước, quy mô tổng tài sản PAC tăng 17,6% so với đầu năm, lên 1.005,7 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm gần 58%, tương đương 582,1 tỷ đồng, tăng 48,3%. Trong đó, doanh nghiệp phát sinh thêm 240 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây là lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại trong nước có kỳ hạn gốc từ 9 đến 12 tháng với lãi suất tiết kiệm 5,1%/năm.

Trong năm qua, doanh nghiệp gia tăng lượng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn từ 1,8 tỷ đồng lên 49,4 tỷ đồng, nên lượng tiền và các khoản tương đương tiền đạt 49,4 tỷ đồng, gấp 26 lần cùng kỳ.

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 51% còn 157,3 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho tăng 100,3% lên 132,8 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, PAC không có nợ vay dài hạn. Nợ vay tài chính ngắn hạn ở mức 238,5 tỷ đồng, giảm 33%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 252,8 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu 250 tỷ đồng, và quỹ đầu tư phát triển 18,3 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

Cảm ơn bác :joy: hổm nay lo vụ nhà cửa cho xong ấy mà, bận bịu quá, nay trở lại cùng mọi người đây :smiley:

1 Likes