thật ra thì ‘bạn’ vẫn phải đọc bác ạ :)))
Tân Hoàng Minh đề xuất lộ trình trả tiền nhà đầu tư
Tân Hoàng Minh liên tiếp có 2 công văn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) để đề xuất phương án chi trả cho nhà đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh căng băng rôn trước trụ sở tập đoàn đòi tiền mua trái phiếu.
Cụ thể, hướng chi trả như sau: Khi số tiền chuyển vào tài khoản tạm giữ của C03 mở tại Kho bạc Nhà nước đạt từ 10% trở lên trên tổng số dư nợ của 9 đợt phát hành trái phiếu (1.003 tỷ đồng - PV) thì Tân Hoàng Minh sẽ phối hợp cùng C03 bắt đầu trả cho các nhà đầu tư.
Tỷ lệ chi trả ở đây được Tân Hoàng Minh đề xuất là “đồng đều tương ứng”.
Hiện phương án này đã được gửi đến C03. “Nếu được chấp thuận, chúng tôi sẽ thông tin cụ thể đến các nhà đầu tư”, Tân Hoàng Minh cho biết.
Tân Hoàng Minh cũng cam kết bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư và “sẽ nỗ lực tối đa để đạt được các con số đã đặt ra với mục tiêu sớm hoàn trả đầy đủ tiền cho nhà đầu tư trái phiếu”.
Tân Hoàng Minh cho biết đã và đang tích cực làm việc với C03 về việc uỷ quyền của các cá nhân đang bị tạm giam cho người đại diện quản lý cổ phần, phần vốn góp. Công ty cho biết vẫn đang chủ động cùng với các cổ đông và thành viên góp vốn khác của một số công ty tiến hành các thủ tục pháp lý nội bộ nhằm hoàn thiện bộ máy quản trị, điều hành doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 để thực hiện các phương án nhằm sớm hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư trái phiếu.
Ngoài ra, Tân Hoàng Minh cũng cho biết, đến nay công ty này vẫn đang phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) để thu hồi số tiền 370 tỷ đồng và nộp vào tài khoản tạm giữ của C03 tại Kho bạc Nhà nước.
Cùng với số tiền 296,1 tỷ đồng đã nộp trước đó, đến nay tổng số tiền Tân Hoàng Minh đã nộp vào tài khoản của C03 là 666,1 tỷ đồng.
Số tiền này chưa bao gồm số tiền C03 trực tiếp thu hồi.
“Tân Hoàng Minh sẽ tiếp tục tăng cường việc thu hồi các khoản tiền có liên quan đến trái phiếu. Theo kỳ vọng của chúng tôi, tổng số tiền thu hồi trên tổng dư nợ của 9 đợt phát hành trái phiếu đã bị huỷ bỏ (bao gồm các khoản thu hồi trước đó) đến hết tháng 6/2022 dự kiến sẽ đạt 15-20% và đến cuối tháng 7 kỳ vọng sẽ đạt khoảng 50-60%”, Tân Hoàng Minh thông tin.
Được biết, tổng số tiền huy động của 9 đợt phát hành trái phiếu bị huỷ nói trên là 10.030 tỷ đồng. Như vậy, đến hết tháng 6 số tiền Tân Hoàng Minh thu hồi được có thể đạt 2.006 tỷ đồng và đến tháng 7 có thể đạt 6.018 tỷ đồng.
Đối với việc chuyển nhượng dự án để tăng thêm tài chính, Tân Hoàng Minh thông tin: “Chúng tôi vẫn đang nỗ lực không ngừng để tìm kiếm và đàm phán với các đối tác có tiềm năng, nguồn lực tài chính để chuyển nhượng dự án”.
Thực tế, việc chuyển nhượng dự án bất động sản trải qua quá trình từ tìm kiếm đối tác, thẩm định năng lực, đàm phán tới ký kết và thực hiện giao dịch thành công đòi hỏi nhiều thời gian.
“Trong khi đó, các giao dịch chuyển nhượng dự án của chúng tôi có liên quan đến 9 đợt chào bán trái phiếu bị huỷ bỏ đang bị điều tra trong vụ án hình sự sẽ phải báo cáo và được sự chấp thuận của C03 nên sẽ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn bình thường”, Tân Hoàng Minh thông tin.
Nguồn: TPO
Công ty phục vụ mai táng chia cổ tức bằng ‘hỗ trợ 100% dịch vụ mai táng’?
TTO - Hình ảnh truyền tải thông tin Công ty CP Phục vụ mai táng Hải Phòng (mã chứng khoán CPH) chia cổ tức cho cổ đông bằng hình thức “hỗ trợ 100% dịch vụ mai táng” đang được nhiều người lan truyền trên mạng là thật hay giả?
Hình ảnh lan truyền trên mạng.
Hôm nay 21-6, hình ảnh thể hiện tiêu đề của một bài viết, với nội dung: “Công ty CP Phục vụ mai táng Hải Phòng - CPH: Chia cổ tức cho cổ đông bằng hình thức hỗ trợ 100% dịch vụ mai táng” bị lan truyền trên mạng xã hội, gây chú ý đối với nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Qua hình ảnh có thể thấy tin được đăng vào 9h05 sáng nay, trên mục “Thị trường chứng khoán” của một trang tin tức khá quen thuộc. Tuy nhiên vào trang tin này tìm kiếm thì không thấy nội dung trên.
Thực tế, theo tìm hiểu tại nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2022 có nêu rõ, các cổ đông của Công ty CP Phục vụ mai táng Hải Phòng đã thống nhất tỉ lệ trả cổ tức dự kiến của năm 2022 là 16,1%/mệnh giá, tương đương mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức 1.610 đồng. Nguồn chi trả từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp.
Ngày 3-6 vừa qua doanh nghiệp này cũng thực hiện trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt. Tỉ lệ trả cổ tức là 16,4%/cổ phiếu, tương đương một cổ phiếu được nhận 1.640 đồng. Tổng số tiền chi trả hơn 7,2 tỉ đồng.
Công ty CP Phục vụ mai táng Hải Phòng lên kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Nội dung thể hiện trong nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2022.
Công ty CP Phục vụ mai táng Hải Phòng là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực mai táng niêm yết trên chứng khoán, vào tháng 2-2017, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tiền thân của doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Phục vụ mai táng, được thành lập năm 2010, chuyên cung cấp dịch vụ tang lễ tại thành phố Hải Phòng và khu vực lân cận.
Hiện tại mã CPH của doanh nghiệp này đang neo ở giá 300 đồng/cổ phiếu - thuộc top 5 mã có thị giá thấp hàng đầu sàn chứng khoán. Cổ phiếu này cũng hiếm khi xuất hiện giao dịch, nên có trường hợp nhà đầu tư đặt mua nhưng không có người bán.
Trong nhiều năm qua, doanh nghiệp liên tục duy trì doanh thu hàng trăm tỉ đồng, nhưng khoản chi phí cũng tương đối lớn.
Riêng năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 112 tỉ đồng, tăng gần 3% so với năm trước. Sau khi trừ đi giá vốn, chi phí…, doanh nghiệp này còn lại lãi sau thuế hơn 9 tỉ đồng.
Doanh nghiệp này giải thích, trong năm qua đã phải đối mặt nhiều thách thức lớn, như sự cạnh tranh giữa các công ty khác cùng ngành, các dịch vụ tang lễ tư nhân tại thành phố Hải Phòng ngày càng gia tăng, một số tỉnh thành lân cận cũng đã đầu tư lò hỏa táng.
Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng không ổn định làm ảnh hưởng nhu cầu của người dân thành phố Hải Phòng tới việc dùng dịch vụ mai táng, hỏa táng, cải táng…
Nguồn bài viết: Công ty phục vụ mai táng chia cổ tức bằng 'hỗ trợ 100% dịch vụ mai táng'? - Tuổi Trẻ Online
Sáng giờ vụ này hot quá nè :)))
Tăng giá xăng lần thứ 7 liên tiếp
TTO - Từ 15h ngày 21-6, giá xăng dầu được các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh tăng sau phiên điều hành của liên bộ Tài chính - Công thương.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng E5RON92 tăng thêm 190 đồng/lít, từ 31.110 đồng/lít lên mức 31.300 đồng/lít.
Xăng RON95-III tăng 500 đồng/lít, từ mức 32.370 đồng/lít lên mức 32.870 đồng/lít.
Dầu diesel tăng 990 đồng/lít, từ mức 29.020 đồng/lít lên mức 30.010 đồng/lít. Dầu hỏa là 28.780 đồng một lít, tăng 950 đồng. Còn dầu mazut là 20.730 đồng một ký, tăng 380 đồng.
Để có mức giá như trên, cơ quan điều hành thực hiện tiếp tục không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với các loại xăng, dầu diesel và dầu hỏa; trích lập Quỹ bình ổn giá đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg. Đồng thời chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu diesel ở mức 400 đồng/lít giống như kỳ trước và tăng chi Quỹ bình ổn giá đối với dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít, tăng 100 đồng/lít so với kỳ trước.
Trong năm nay giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7-2014. Giá xăng liên tục tăng trong 7 kỳ điều hành gần đây.
Như vậy giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử.
Nguồn bài viết: Tăng giá xăng lần thứ 7 liên tiếp - Tuổi Trẻ Online
Giá giảm 50%, Chủ tịch đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HBC
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT đã đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu HBC nhằm bình ổn giá cổ phiếu…
Sơ đồ giá cổ phiếu HBC trong 6 tháng qua.
Ông Lê Viết Hải thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC-HOSE).
Theo đó, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT đã đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu HBC nhằm bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 26/6 đến ngày 22/07/2022 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận tại thời điểm giao dịch. Giá trị giao dịch dự kiến tính theo mệnh giá là 100 tỷ đồng.
Nếu giao dịch thành công, ông Hải sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu HBC từ hơn 38,9 triệu cổ phiếu, chiếm 15,84% lên hơn 10,7 triệu cổ phiếu, chiếm 19,91% vốn tại HBC.
Trên thị trường, cổ phiếu HBC đã giảm tới hơn 50% kể từ đầu năm 2022, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/6, giá cổ phiếu này tăng 6,80% lên 16.500 đồng/CP - trong đó, nếu chỉ tính trong 7 phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu HBC đã giảm tới hơn 29%.
Kết thúc quý 1/2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 2.983 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 10,6 tỷ đồng, tăng 18,3%.
Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác như Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn DragonGroup nhằm tăng cường hợp tác chiến lược, các đối tác cũng sẽ ưu tiên lựa chọn Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là nhà thầu thi công những công trình đạt chất lượng, an toàn theo đúng tiến độ.
Nguồn bài viết: Giá giảm 50%, Chủ tịch đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HBC - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Masan sắp chi 1.100 tỉ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022
Với 1,4 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, Masan dự kiến chi khoảng 1.130 tỉ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỉ lệ 8%.
Masan sắp chi 1.100 tỉ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022
CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) vừa ra thông báo ngày 5/7 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỉ lệ 8% (1 cổ phiếu nhận được 800 đồng).
Theo đó, với 1,4 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, MSN dự kiến chi khoảng 1.130 tỉ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 (13.482 tỉ đồng) để trả cổ tức đợt này. Ngày thanh toán là 13/7/2022.
Trước đó vào cuối năm ngoái, MSN đã thanh toán nốt tiền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2021 với tỉ lệ 2,5% (250 đồng/cp) trong tổng tỉ lệ 12% bằng tiền của cả năm.
Bên cạnh đó, MSN cũng thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng theo tỉ lệ 5:1 – tức cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu sẽ nhận thêm một cổ phiếu mới. Thương vụ hoàn tất vào giữa tháng 4/2022 giúp MSN tăng vốn điều lệ lên hơn 14.166 tỉ đồng.
Đến tháng 6/2022, MSN còn phát hành thêm 7 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), nâng tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành lên 1,42 tỉ đơn vị, tương đương vốn điều lệ hơn 14.237 tỉ đồng.
Năm 2022, MSN đặt kế hoạch mở rộng quy mô chuỗi WinMart+ thêm 700 - 1.000 điểm bán, nâng tổng số siêu thị mini lên 3.300 – 3.600 điểm. Tập đoàn cũng dự kiến chuyển đổi ít nhất 50% điểm bán WinMart+ thành các cửa hàng theo mô hình mini-mall.
Tại ngày 31/3/2022, lượng tiền và các khoản tương đương tiền, cùng các khoản tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 12 tháng của MSN đạt 12.936 tỉ đồng, chiếm 10,4% quy mô tổng tài sản.
Kết thúc quý 1/2022, MSN ghi nhận doanh thu thuần đạt 18.189 tỉ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.596 tỉ đồng, gấp 8,5 lần so với cùng kỳ năm trước./.
Nguồn: Viettimes
Tây Ninh chi hơn 1.500 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cao tốc TP HCM - Mộc Bài
Tại họp báo cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thái Bình đã thông tin về dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài. Trong đó, tỉnh Tây Ninh sẽ bố trí 1.532 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên tổng số 7.433 tỷ đồng của dự án, phần kinh phí còn lại sẽ do TP HCM bố trí.
Tây Ninh bố trí hơn 1.500 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cao tốc TP HCM - Mộc Bài.
Dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài có chiều dài khoảng 50 km, với tổng mức đầu tư dự kiến là 16.000 tỷ đồng. Trong số đó, 23,7 km đi qua địa phận TP HCM và 26,3 km đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh.
Dự án có diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 223 ha, diện tích thu hồi đất của dự án thuộc phạm vi tỉnh Tây Ninh khoảng 231 ha, trong đó, 7,22 ha đất công.
Đến nay, dự án này đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các cơ quan chuyên môn thẩm định tham mưu UBND TP HCM ký trình Bộ Kế hoạch & Đầu tư thẩm định vào tháng sau.
Nguồn bài viết: Tây Ninh chi hơn 1.500 tỷ đồng giải phóng mặt bằng cao tốc TP HCM - Mộc Bài
Giá một hóa chất giảm hơn 6% một ngày, kali hạ 10.000 đồng/bao
2-etylhexanol (2-EH), chất được sử dụng trong sản xuất cao su, khai thác dầu khí, tại Trung Quốc giảm 6,2% so với ngày 20/6 và ở mức 1.503 USD/tấn.Giá DAP giữ nguyên so với ngày 20/6 với 646 USD/tấn, không đổi từ ngày 16/6.
2-etylhexanol (2-EH), chất được sử dụng trong sản xuất cao su, khai thác dầu khí, tại Trung Quốc giảm 6,2% so với ngày 20/6 và ở mức 10.066 nhân dân tệ/tấn (1.503 USD/tấn). Từ đầu tháng 6, giá mặt hàng này liên tục giảm và hiện thấp hơn đỉnh khoảng 20%.
Diễn biến giá 2-EH tại Trung Quốc. Nguồn: Sunsirs
Giá lưu huỳnh là 3.873 nhân dân tệ/tấn (578 USD/tấn), giảm 1% so với ngày trước đó. Trong tuần trước, giá lưu huỳnh hạ ,3%.
Giá photpho vàng cũng giảm 0,1% xuống còn 38.420 nhân dân tệ/tấn (5.737 USD/tấn). Trong tuần trước, giá giảm 0,4%. Giá DAP giữ nguyên với 4.333 nhân dân tệ/tấn (646 USD/tấn), không đổi từ ngày 16/6.
Trong khi đó, giá ure tăng gần 0,1% lên 3.094 nhân dân tệ/tấn (461 USD/tấn), ngược với diễn biến trước đó. Từ ngày 12/6, giá mặt này liên tục giảm sau đó hồi phục như hiện nay.
Về thị trường trong nước, theo 2Nông, giá hầu hết các loại phân ở khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ có xu hướng chững lại sau chuỗi ngày tăng nóng từ đầu năm. Đặc biệt là giá ure so với thời điểm một tháng trước giảm mạnh từ 30.000 đến 60.000 đồng/bao.
Hiện ure Cà Mau ở mức 830.000 - 840.000 đồng/bao, ure phú Mỹ là 820.000 đồng/bao. Nguồn cung ure toàn cầu có dấu hiệu phục hồi do Trung Quốc thay đổi chính sách, cho phép xuất khẩu phân bón trở lại. Bên cạnh đó, Nga cũng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Ấn Độ và Nam Mỹ với giá bán thấp hơn khoảng 30% mặt bằng thế giới.
Diễn biến giá kali Phú Mỹ. Nguồn: 2Nông
Kali Hà Anh tại Quảng Bình là 895.000 đồng/bao, giảm 10.000 đồng/bao so với ngày trước đó. Kali Phú Mỹ tại Quảng Bình cũng giảm 10.000 đồng/bao so với ngày trước đó và 895.000 đồng/bao.
Giá DAP Hồng Hà tại Đắk Lắk là 1,255 triệu đồng/bao, đi ngang so với ngày trước đó.
Nguồn bài viết: Giá một hóa chất giảm hơn 6% một ngày, kali hạ 10.000 đồng/bao
Kkkk, gia đình có việc tí bác ạ Hôm nay đi làm lại và trở lại rồi nè =))) ủng hộ pic tiếp nhé
Thị giá xuống đáy một năm, con gái Chủ tịch Gelex đăng ký mua 850.000 đơn vị GEX
Bà Nguyễn Bích Hà, con gái ông Nguyễn Hoa Cương – Chủ tịch HĐQT Gelex đăng ký mua 850.000 cổ phiếu GEX.Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh từ 23/6 đến 22/7.
Bà Nguyễn Bích Hà, con gái ông Nguyễn Hoa Cương – Chủ tịch Gelex (HoSE:GEX) đăng ký mua 850.000 cổ phiếu GEX từ 23/6 đến 22/7 theo phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Nếu giao dịch hoàn tất, bà Hà sẽ tăng lượng sở hữu từ 207.454 đơn vị (tỷ lệ 0,02%) lên 1,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 0,12%).
Trước đó, từ 4/5 đến 24/5 ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Gelex cũng mua 10 triệu đơn vị GEX theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, lượng nắm giữ của vị lãnh đạo tăng từ 192,3 triệu đơn vị (tỷ lệ 22,6%) lên 202,3 triệu đơn vị (tỷ lệ 23,8%).
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GEX kết phiên giao dịch ngày 20/5 tại mức 18.200 đồng/cp, vùng đáy của một năm. So với mức đỉnh 49.350 đồng/cp ngày 11/1, thị giá mã này đã mất hơn 63% giá trị.
Thị giá cổ phiếu GEX*. Ảnh: TradingView.*
Về Gelex, kết quả kinh doanh quý I tăng mạnh với doanh thu thuần đạt 8.645 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 901,2 tỷ đồng, gấp 2,7 lần.
Phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 268 tỷ đồng, tăng gần 6%. Tập đoàn lý giải lợi nhuận quý I tăng mạnh chủ yếu nhờ việc sở hữu chi phối tại Tổng công ty Viglacera (HoSE:VGC) từ quý II/2021 với tỷ lệ sở hữu 50,2%. Viglacera báo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 702 tỷ đồng trong quý I.
Năm nay, tập đoàn đặt kết hoạch doanh thu thuần hợp nhất 36.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2.618 tỷ đồng, tăng lần lượt là 26% và 27,3% so với thực hiện cùng kỳ. Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, doanh thu đạt 24% còn lợi nhuận hoàn thành 34,4% kế hoạch năm.
Nguồn bài viết: Thị giá xuống đáy một năm, con gái Chủ tịch Gelex đăng ký mua 850.000 đơn vị GEX
TDH: Cổ phiếu TDH của Thuduc House sang diện kiểm soát, chỉ giao dịch phiên chiều
Cổ phiếu TDH hiện vẫn bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận). Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu TDH đóng cửa phiên 20/6 với mức 5.910 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu TDH của Thuduc House sang diện kiểm soát, chỉ giao dịch phiên chiều
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thông báo chuyển cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House; HOSE: TDH) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.
Theo quyết định số 399/QĐ-SGDHCM ngày 20/6/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, cổ phiếu TDH của Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị đưa vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/6/2022.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 là âm 363 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm 942,05 tỷ đồng căn cứ BCTC Hợp nhất kiểm toán năm 2020 và năm 2021 của TDH.
Cổ phiếu TDH hiện vẫn bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận). Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu TDH đóng cửa phiên 20/6 với mức 5.910 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu TDH thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Đầu tháng 6, Thuduc House vừa nhận các quyết định của Cục Thuế TP.HCM về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của công ty với số tiền 128 tỷ đồng.
Liên quan đến tiền chậm nộp tiền thuế (lãi chậm nộp) nêu trên, Thuduc House khẳng định không chủ trương chậm nộp tiền lãi. Tuy nhiên, do cách tính của Cục Thuế TP.HCM chưa khớp với số liệu do Công ty tạm tính và Công ty đang chờ kết luận từ Cơ quan điều tra để thực hiện việc nộp này. Do đó, Công ty sẽ có văn bản tiếp tục kiến nghị các cơ quan liên quan thống nhất số phải nộp chính xác. Riêng số tiền gốc Công ty đã nộp đầy đủ theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước.
Trước đó, vì chưa đóng tiền lãi chậm nộp thuế gần 125 tỷ đồng, Thuduc House bị Cục thuế TP.HCM cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn. Số tiền thuế mà công ty chưa đóng tiền lãi chậm nộp là thuế giá trị gia tăng liên quan đến hoạt động kinh doanh linh kiện điện tử từ năm 2017-2019.
Như vậy, tính từ đầu năm 2020 đến nay, công ty đã nhận tổng cộng 6 quyết định xử phạt liên quan đến thuế từ Cục thuế TP HCM. Theo thông tin từ phiên họp thường niên trước đó, các khoản nợ gốc đã được TDH tạm nộp đầy đủ, được chia làm 3 khoản. Trong đó, 365 tỷ đồng đã được nộp vào tài khoản tạm giữ cho Cơ quan cảnh sát điều tra vào năm 2021. Năm nay, ThuDuc House tiếp tục nộp hai khoản gồm 20 tỷ đồng và 17 tỷ đồng theo đúng các quyết định của Cục thuế TP.HCM.
Về tình hình kinh doanh, quý 1/2022, Thuduc House ghi nhận doanh thu chỉ 20 tỷ đồng, giảm hơn 90% so với cùng kỳ 2021 nhưng lợi nhuận lên tới gần 60 tỷ đồng nhờ nghiệp vụ hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2022, trong tổng nợ phải trả tại thời điểm cuối quý I/2022, Thuduc House ghi nhận khoản phải nộp theo các quyết định của Cục thuế là gần 477 tỷ đồng, không đổi so với thời điểm đầu năm.
Cùng với hoạt động kinh doanh lao dốc, nhân sự cấp cao của TDH cũng liên tục biến động. Chỉ chưa đầy 4 tháng nhưng TDH đã có tới 3 lần thay đổi vị trí lãnh đạo cao nhất của Công ty. Ông Nguyễn Huy Hoàng vừa nhận chức danh Chủ tịch HĐQT Thuduc House từ 9/6 thay ông Dương Ngọc Hải - người vừa từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân chỉ sau hơn 2 tháng ngồi ghế Chủ tịch.
Khối ngoại mua ròng trở lại 417 tỷ đồng trong phiên 21/6, vẫn bán mạnh HPG
Khối ngoại mua ròng trở lại 383 tỷ đồng tại sàn HoSE trong phiên 21/6.Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp trên UPCoM với giá trị giảm 65% so với phiên trước và ở mức 40,7 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6, VN-Index giảm 7,93 điểm (-0,67%) xuống 1.172,47 điểm. HNX-Index giảm 3,3 điểm (-1,23%) xuống 264,62 điểm. UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,48%) xuống 85,03 điểm.
Giao dịch khối ngoại diễn ra tích cực trở lại khi mua vào 60,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.869 tỷ đồng, trong khi bán ra 50,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.452 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức hơn 10 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 417 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 383 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là gần 10 triệu cổ phiếu.
!
Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VNM với 150 tỷ đồng. Tiếp sau đó, REE và GAS được mua ròng lần lượt 83 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE với 214 tỷ đồng. VND và MWG bị bán ròng lần lượt 55 tỷ đồng và 32 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng 5,8 tỷ đồng (giảm 48% so với phiên trước), tương ứng khối lượng 356.200 cổ phiếu.
SHS bị khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất với 6,8 tỷ đồng. HUT và THD bị bán ròng lần lượt 4,7 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Trong khi đó, TNG được mua ròng mạnh nhất với 4,6 tỷ đồng. IDC cũng được mua ròng 2,3 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị giảm 65% so với phiên trước và ở mức 40,7 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng gần 1,4 triệu cổ phiếu.
BSR đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 42 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VTP được mua ròng 5,7 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM bán ròng chủ yếu mã VEA với 9,2 tỷ đồng.
Nguồn: NDH
Triết lý đầu tư của Bà lão U70 bán trà đá sở hữu 5 BĐS trị giá hơn 16 tỷ đồng
Bà chủ quán trà đá vỉa hè U70 sở trong tay nhiều bất động sản có giá trị lên tới 16 tỷ đồng luôn tâm đắc với quan “triết lý làm giàu” của mình: “Cứ có đất là ra nhiều tiền”.
Đầu tư bất động sản được xem là 1 trong những lĩnh vực có khả năng sinh lời cao nhất hiện nay. Vì vậy, từ cá nhân cho đến các công ty, tập đoàn đều rất chú trọng đến mảng bất động sản. Theo nhiều nhà môi giới chuyên nghiệp, chỉ cần nắm được xu hướng thị trường, có sự am hiểu bất động sản, sự nhạy bén trước khi “xuống tiền” thì chắc chắn sẽ thu lời lớn từ lĩnh vực.
Và quả thực như vậy, hiện có rất nhiều người giàu lên từ bất động sản (BĐS). Nếu tìm hiểu kỹ thì sẽ vô cùng ngạc nhiên khi một người xe ôm công nghệ cũng là triệu phú BĐS, một bà chủ quán trà đá vỉa hè cũng sở hữu trong tay vài mảnh đất có giá trị đến hơn chục tỷ đồng. Và nhân vật dưới đây là một ví dụ điển hình.
Theo Cafebiz, ở tuổi 65, nhiều người đã bắt đầu với cuộc sống nhàn hạ, hưởng thụ nhưng bà Nguyễn Xuân thì khác. Mặc dù đã cao tuổi nhưng bà vẫn minh mẫn, nhạy bén, nói tới đất đai là bà lẩm nhẩm miệng tính và tính tiền cực nhanh.
Khi dịch chưa xuất hiện, quán trà đá ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) của bà lúc nào cũng tấp nập người ra vào uống trà đá, ăn kẹo lạc. Dù vậy, bà Xuân luôn nói: “Tôi bán cho vui thôi, bây giờ ngồi không làm gì cũng buồn chân buồn tay”.
Bà Xuân tâm sự, vào thời điểm trước năm 2015, bà vẫn buôn bán ở chợ gần nhà, khách mua hàng đông nhưng tuổi càng lớn thì chân tay càng chậm chạp hơn. Vì lo cho sức khỏe của bà nên con trai khuyên đóng cửa hàng để nghỉ ngơi. Bà cũng đồng ý vì nghĩ đến tuổi dưỡng già nên mở một quán trà đá bán cho vui.
Thế nhưng ai mà ngờ được, bà chủ quán trà đá vỉa hè này lại đang sở hữu trong tay 4 miếng đất trị giá hơn 10 tỷ đồng. “Quán trà đá thì đủ thứ chuyện, từ kinh tế, xã hội hay kể cả chuyện gia đình bà cũng được nghe. Hàng ngày ngồi bán người thì thi thoảng có mấy cậu trẻ trẻ làm môi giới bất động sản ngồi nói chuyện mua đất chỗ này, bán chỗ kia rồi giá chỗ nào đang tăng. Lúc đầu tôi cũng không quan tâm gì, sau dần dần câu chuyện qua lại bà mới bén nghĩ tới chuyện mua đất để dành”, bà Xuân chia sẻ.
Lúc này, bà Xuân mới lân la hỏi tới chuyện giá đất từng khu vực từ những người khách đến uống trà đá. Thời điểm cuối năm 2015, giá đất tại Thạch Thất (Hà Nội) vẫn còn rẻ, với số tiền tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng trong tay, bà Xuân mạnh dạn mua gần 350m2, với mức giá 3 triệu đồng/m2.
Sau khi mua, người phụ nữ U70 cũng không ngờ giá đất sẽ tăng nhanh như vậy. Sau khoảng hơn 1 năm, người môi giới cho bà Xuân mảnh đất đó có gọi bảo bây giờ tăng lên gần 7 triệu đồng/m2 rồi và nói có người muốn mua, nhưng khi đó bà không bán. Đến giữa năm 2017, bà quyết định bán đi 150m2 với mức giá 10 triệu đồng/m2.
Cầm trong tay 1,5 tỷ đồng, bà Xuân chia làm 2 phần: 1 tỷ dùng mua 2 mảnh đất tại Hưng Yên, diện tích gần 100m2. 500 triệu còn lại mua tiếp 100m2 đất Ba Vì (Hà Nội), trong đó có 150m2 đất thổ cư, còn lại là đất vườn.
Bây giờ, bà Xuân chỉ ở nhà, thi thoảng cũng vẫn có người gọi tới hỏi mua những ô đất đó. Cứ ai tới quán uống nước bà lại lân la hỏi chuyện xem giá đất ở quê họ giờ bao nhiêu? Chỉ cần hỏi được như vậy là bà biết đất ở vùng nào đang rẻ, đất ở đâu đang sốt. Khi nào quyết định mua ở đâu, bà mới bắt tay vào tìm hiểu sâu, khảo giá đất xung quanh rồi mới “xuống tiền”.
Bà Xuân ngồi tính nhẩm, theo giá thị trường, ngôi nhà bà đang ở tại Nam Từ Liêm đang có giá khoảng 5 tỷ đồng; mảnh đất ở Ba Vì hiện có giá khoảng 2,3 tỷ đồng; 2 lô đất tại Hưng Yên bây giờ cũng có giá hơn 2 tỷ đồng/lô; còn 200m2 đất tại Thạch Thất có giá khoảng 4,5 tỷ đồng. Tổng tất cả bất động sản bà đang sở hữu khoảng gần 16 tỷ đồng.
“Bà cũng không phải đầu tư chuyên nghiệp gì cả, chủ yếu mua đất để dành có lãi là bán. Nhiều người cứ bảo bà gửi ngân hàng lấy lãi cho nhàn nhưng lãi ngân hàng làm sao bằng lãi đất được. Trước kia bà là dân buôn bán nên thấy tiền để một chỗ là phí lắm nên mới mua đất. Sau mấy năm đầu tư bất động sản mới thấy cứ có đất là sẽ ra nhiều tiền, bảo sao bây giờ cứ đua nhau đi mua đất”, bà Xuân nói.
Thời điểm hiện tại, dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, quán trà đá của bà vẫn chưa được trở lại hoạt động. Hàng ngày, bà Xuân vẫn liên lạc với giới môi giới bất động sản các vùng ven đô để khảo giá bất động sản, tìm hiểu về xu hướng bất động sản để khi có cơ hội là “xuống tiền” đầu tư thêm.
Thiên thời Cổ rẻ như năm 2020, có nên gom ‘cổ phiếu trà đá’ để chờ thời thành đại gia?
Chứng khoán lao dốc, chỉ số VN-Index giảm hơn 300 điểm kể từ đỉnh lịch sử. Chứng kiến hàng loạt cổ phiếu đang bán với giá chưa bằng ly trà đá vỉa hè, nhiều người kháo gom mua, chờ thời tăng thành ‘cổ phiếu trà sữa’, chốt lời thành đại gia.
Tràn ngập "cổ phiếu giá trà đá"
Thị trường chứng khoán rơi vào xu hướng giảm, chỉ số VN-Index rớt xuống mốc 1.217 điểm, tương đương mất 311 điểm kể từ đỉnh lịch sử lập vào hồi đầu năm. Trong khoảng thời gian trên, chỉ tính riêng vốn hóa sàn chứng khoán TP.HCM - HoSE cũng bị “bốc hơi” hơn 1,1 triệu tỉ đồng.
Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp ngành thép (HPG, HSG, NKG…), ngành chứng khoán (SSI, VND, FTS…), ngành ngân hàng (MBB, TPB, TCB…) từng được tung hô hết mực vì mang đến khoản lãi bằng lần, giờ giá đã bị giảm 30 - 60% so với mốc đỉnh. Trong khi nhiều người mua trúng thời kỳ suy giảm đang phải ôm khoản lỗ lớn, cũng có không ít người chờ cơ hội mua vào.
Đáng chú ý, toàn thị trường hiện có tới 194 mã có thị giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu (sàn HoSE 20 mã, sàn HNX 28 mã, sàn UPCoM 146 mã).
Theo đó, top 3 mã có thị giá thấp nhất trên sàn HoSE đều rơi vào “họ FLC”, gồm: HAI (Nông dược H.A.I, 2.090 đồng/cổ phiếu), ROS (Xây dựng FLC Faros, 2.360 đồng/cổ phiếu) và AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone).
Trong khi đó, ACM (Khoáng sản Á Cường, 1.500 đồng/cổ phiếu), LCS (Licogi 166, 2.200 đồng/cổ phiếu), BII (Louis Land - doanh nghiệp liên quan đến ông Đỗ Thành Nhân, chủ tịch Louis Holdings, mới bị bắt vì thao túng chứng khoán, 2.700 đồng/cổ phiếu) là ba mã chứng khoán dẫn đầu danh sách có thị giá thấp nhất sàn HNX.
Sàn UPCoM đang chứa 16 mã có thị giá dưới 1.000 đồng. Trong đó các mã đứng đầu bảng xếp hạng thị giá thấp lần lượt thuộc về DNN (Cấp nước Đà Nẵng, 200 đồng/cổ phiếu), PTG (May xuất khẩu Phan Thiết, 200 đồng/cổ phiếu), CPH (Phục vụ mai táng Hải Phòng, 300 đồng/cổ phiếu) và X77 (Thành An 77, 300 đồng/cổ phiếu).
Trong rổ cổ phiếu có thị giá chưa bằng ly trà đá, rất nhiều mã thuộc “danh sách đen”. Riêng sàn UPCoM có 146 mã dưới 5.000 đồng, thì 1/3 đang trong diện “bị kiểm soát”, “cảnh báo”…
Có nên gom “cổ phiếu trà đá” chờ thời?
Khi cổ phiếu rơi xuống vùng giá thấp, bên cạnh những người chỉ muốn cắt lỗ, thì vẫn có người kháo nhau mua vào.
“Giá thấp quá rồi, đang rẻ, tính gom một ít hy vọng chục năm nữa ăn bằng lần”, anh T.Nam (nhà đầu tư) chia sẻ, khi thấy cổ phiếu của Tập đoàn FLC hiện rơi xuống giá 3.920 đồng, tương đương giảm 83% so với mốc đỉnh hồi đầu năm. Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui vụ “bán chui” cổ phiếu và bị bắt giam vì thao túng chứng khoán, cổ phiếu “họ FLC” liên tục nằm sàn.
Đồng hành thị trường, ông Nguyễn Anh Vũ - giảng viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM - cho biết, một cổ phiếu có 4 loại giá: mệnh giá, giá trị sổ sách, giá thị trường và giá trị nội tại.
“Nhìn lướt qua một cổ phiếu có giá 2.000 - 3.000 đồng thì thấp, nhưng rẻ hay không cũng phụ thuộc sức khỏe doanh nghiệp trong hiện tại và tiềm lực tương lai. Nếu doanh nghiệp làm ăn sa sút, mục rỗng bên trong, sắp bị hủy niêm yết, sắp phá sản… thì 2.000 - 3.000 đồng cũng chưa chắc rẻ, nhiều khi còn đắt”, ông Vũ cho hay.
Trường hợp bị hủy niêm yết, giá cổ phiếu thường lao dốc mạnh, thanh khoản chạm đáy, đôi khi không xuất hiện giao dịch, nhà đầu tư khó cắt lỗ, bị “chôn vốn”. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp phá sản thì nhà đầu tư phải chờ mòn mỏi để nhận được một phần tiền từ thanh lý tài sản.
Lựa chọn mua cổ phiếu đang bị giảm giá sâu của những doanh nghiệp có nền tảng tốt, hay mua “cổ phiếu trà đá”, “cổ phiếu rác”, theo ông Vũ: “Tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư. Dĩ nhiên nếu đó là một doanh nghiệp có nội lực tốt, hoạt động trong ngành nghề hứa hẹn tiềm năng lợi nhuận cao, nếu nhà đầu tư nào đồng hành trong lúc doanh nghiệp khó khăn thì nhiều khả năng sẽ được đền đáp xứng đáng”.
Với nhìn từ quỹ đầu tư, chia sẻ tại Hội nghị Invest ASEAN, ông Lê Anh Tuấn - phó tổng giám đốc đầu tư, kinh tế gia trưởng Dragon Capital - cho biết vào năm 2012 khi lạm phát cao, nền kinh tế đi xuống, VN-Index chạm đáy 350 điểm, nhiều nhà đầu tư lo lắng, nhưng hai quỹ đầu tư nổi tiếng nói rằng thị trường Việt Nam đang “ngồi trên mỏ vàng”.
10 năm sau nhiều cổ phiếu đã tăng 30-50 lần, nhận định trên đã đúng. Hiện chứng khoán Việt Nam đang rẻ hơn khu vực, nếu lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết vẫn tăng, thị trường được nâng hạng, rõ ràng “chúng ta đang nằm trên mỏ vàng trong vòng 5 năm tới”.
Tuy nhiên, cần lưu ý vàng ròng chỉ dành cho người biết chọn đúng cổ phiếu và đúng thời điểm, và không phải lúc nào “rác” cũng hóa thành vàng.
Nguồn: Có nên gom 'cổ phiếu trà đá' để chờ thời thành đại gia? - Tuổi Trẻ Online
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 21/6
=> DOANH NGHIỆP
-
Hiện tượng lạ ở MWG: Khối ngoại bán ròng qua khớp lệnh
-
HBC: Thị giá giảm hơn 55% từ đỉnh, Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu
-
Hòa Bình – Coteccons: Sao đổi ngôi
-
DBC: Bị thu hồi hơn 1.400m2 đất ở Thuận Thành
-
HDC: Cổ phiếu HDC liên tục mất giá, Hodeco muốn “nhúng tay”
-
TID: Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa
-
AGM: “Chao đảo”
_
HPG: Chủ tịch - Hòa Phát sẽ là doanh nghiệp chịu thiệt hại cuối cùng nếu thị trường thép đi xuống
-
HPG: Chỉ sau vài tháng, Hòa Phát mất hơn 5 tỷ USD vốn hóa, bằng tổng 5 ngân hàng cộng lại
-
HPG: Nhà đầu tư lỗ vốn 70% với cổ phiếu của “vua thép” Trần Đình Long
-
TDH: Cổ phiếu TDH của Thuduc House sang diện kiểm soát, chỉ giao dịch phiên chiều
-
PAT: Mã phân bón tăng 61% sau 2 phiên
-
CII: CII ước lãi 53 tỷ đồng quý II, còn khoảng 6.400 tỷ đồng dư nợ trái phiếu
-
TNG: Lãi tháng 5 đạt hơn 30 tỷ đồng, tăng 47% so cùng kỳ
-
VinFast bắt đầu sản xuất xe điện tại Mỹ từ tháng 7/2024, đặt mục tiêu doanh số 1 triệu chiếc trên toàn cầu
-
PNJ lãi 1.066 tỷ sau 5 tháng, tăng 47%
-
PNJ: 5 tháng, doanh thu vàng miếng của PNJ tăng 59,4% so với cùng kỳ
-
ACB dẫn đầu về doanh thu phí bán bảo hiểm qua ngân hàng 4 tháng đầu năm
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
-
POM: Người thân Chủ tịch Thép Pomina “bán hụt” gần 3 triệu cổ phiếu
-
Louis Capital muốn thoái hết 51% vốn SMT với giá gấp đôi thị giá
-
OIL chính thức"dứt tình" với PTT, hoàn tất thoái 10% vốn
-
LPB: Hàng loạt lãnh đạo LienVietPostBank đăng ký mua vào cổ phiếu phát hành
-
VIB: Người nhà sếp lớn VIB đăng ký bán ra cổ phiếu
-
Quỹ thành viên VinaCapital trở thành cổ đông PVS
-
Chủ tịch TIG gom vào 1 triệu cp
-
DBD: Vợ Phó Chủ tịch mua 57% số cổ phiếu đăng ký, tương đương 570,000 cp
_
-
BCM: Đến lượt Becamex mua lại hàng chục tỷ đồng trái phiếu trước hạn
-
NVL: Novaland chậm công bố phương án phát hành trái phiếu
-
TVB: UBCKNN không cho phép Trí Việt (TVB) gia hạn thời gian chào bán cổ phiếu trong đợt phát hànhh\
-
KPF: Tài chính Hoàng Minh dự kiến chào bán hàng chục triệu cổ phiếu riêng lẻ
-
Đại hội cổ đông F.I.T có 36 trên 26.735 cổ đông tham dự, chưa thể phát hành cổ phiếu tăng vốn vì giá giảm sâu
_
=> CỔ TỨC
- DGW: Thế giới số định ngày chốt quyền nhận cổ tức cùng cổ phiếu thưởng
- Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-
Bán mạnh midcap và penny, VN-Index quay đầu giảm gần 8 điểm
-
Nhiều cổ phiếu ngân hàng hồi phục, VIB mất gần 20% sau 3 phiên
-
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,93 điểm (-0,67%) xuống 1.172,47 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 323 mã giảm và 57 mã đứng giá
-
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.768 tỷ đồng, giảm 7,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 7,8% xuống còn 13.586 tỷ đồng.
-
Phiên 21/6: Khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 410 tỷ đồng, tâm điểm VNM, REE, GAS
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
-
Hàng loạt cổ phiếu về dưới mức khi thị trường tạo đáy vào tháng 3/2020
-
Một doanh nghiệp vay nợ nghìn tỷ, khát vốn lưu động nhưng vẫn đầu tư cổ phiếu, danh mục có GEX, TCB, VPB, SHS, IPA
_
-
Vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi doanh nghiệp phục hồi sau dịch
-
SSI: Các ngân hàng sẽ được cấp thêm hạn mức tín dụng vào cuối quý III/2022
-
Bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính HSBC Việt Nam
-
Ngân hàng HSBC khẳng định không có mối liên hệ với Công ty tài chính HSBC Việt Nam
-
Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam lớn thứ 2 khu vực ASEAN
_
=> VIỆT NAM
-
Nhiều tín hiệu mở ra với xuất khẩu gạo nửa cuối năm
-
Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới, 5 tháng đầu năm nay đạt chạm mốc 500 triệu USD, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái và gần bằng giá trị thu về của cả năm 2021. Tuy vậy, thành tích này khó có thể lập lại trong nửa cuối năm nay khi giá phân bón trên thị trường đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
-
Quy hoạch hiệu quả, thúc đẩy logistics khu vực ĐBSCL phát triển
-
Giá xăng tăng lên gần 33.000 đồng/lít. Từ đầu năm, mặt hàng này đã có 13 lần điều chỉnh tăng.
-
Xi măng tăng giá lần thứ ba trong năm
-
Bộ Tài chính đề xuất giảm kịch sàn thuế bảo vệ môi trường 500-1.000 đồng/lít với xăng, dầu tuỳ loại, dẫn đến giảm thu ngân sách cả năm khoảng 20.305 tỷ đồng. Cùng đó, bộ này cũng “cố thủ” giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế VAT
-
Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước
-
Cục Hàng Hải VN: Giảm phí, lệ phí hàng hải tác động không nhiều đến giá thành vận tải biển
-
Sau 30/6 sẽ dừng những trạm BOT chưa thu phí tự động
-
5 tháng đầu năm, ô tô nhập từ Trung Quốc giảm sâu hơn 22% so với vùng kỳ
-
Mỹ và EU đẩy mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam
-
Thái Nguyên: Thêm nhiều hecta đất để thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022
-
Phó Thủ tướng đốc thúc tiến độ các dự án cao tốc phía nam
-
Marubeni muốn hợp tác với EVN trong các dự án nguồn điện khí LNG mới
-
MBKE: Lạm phát của Việt Nam tỷ lệ thuận với Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ, dự báo đạt mức 3,7%
-
Xuất khẩu cá tra trên đà phục hồi mạnh, dự báo đạt 2,6 tỷ USD trong năm 2022
_
=> THẾ GIỚI
-
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng, RBA dự báo lạm phát đạt đỉnh vào cuối năm
-
Chỉ số Dow tương lai tăng 480 điểm; Tâm lý tích cực bất chấp nỗi lo về suy thoái
-
Châu Á dẫn đầu các thương vụ IPO khi thị trường toàn cầu co cụm
-
Người tiêu dùng Trung Quốc rơi vào khủng hoảng niềm tin, để lại vết sẹo khó phai lên nền kinh tế
-
Thế giới chỉ còn 4 tỷ phú thuộc ‘Câu lạc bộ 100 tỷ USD’
-
Đức tịch thu tài sản đầu tiên thuộc sở hữu của Nga
-
Đức duy trì mục tiêu đóng cửa các nhà máy điện than vào năm 2030
-
Ngành công nghiệp chip Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các gã công nghệ khổng lồ từ Huawei Technologies đến Hikvision đã thúc đẩy cơn khát đối linh kiện sản xuất trong nước.
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
-
Visa ra mắt thẻ BTC và tiền điện tử ở khu vực Mỹ La-tinh
-
Sàn Stake đạt giao dịch kỷ lục sau khi hợp tác với CLB bóng đá Everton
-
Logo BTC và những câu chuyện đằng sau
-
ProShares ra mắt sản phẩm bán khống BTC
-
WeChat của Trung Quốc cấm tài khoản liên quan đến tiền kỹ thuật số và NFT
_
-
Mỹ dự định áp ‘giá trần’ với dầu Nga
-
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga đã tăng 55% so với một năm trước đó lên mức kỷ lục vào tháng 5 và Nga cũng thay thế Ả Rập Xê Út trở thành nhà cung cấp hàng đầu của nước này
-
Israel và Ai Cập cung ứng khí đốt “giải cứu” Liên minh châu Âu
-
Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
-
Châu Âu khó dựa vào Israel giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga
-
Ai Cập và Chevron ký MoU về vận chuyển khí đốt từ Đông Địa Trung Hải
_
-
Ruble Nga lên cao nhất 7 năm so với USD
-
USD giảm ngay phiên đầu tuần, Euro tăng mạnh
-
Giá vàng châu Á giảm chiều 21/6 do triển vọng lãi suất tăng
_
-
Phiên giao dịch đầu tuần giá dầu tăng bất chấp lo ngại kinh tế toàn cầu đang chậm lại trong khi đồng giảm xuống thấp nhất 9 tháng, quặng sắt giảm 11%, cao su, cà phê đồng loạt giảm. Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ.
-
Giá thép Trung Quốc chạm đáy 16 tháng vì chính sách Zero COVID
-
Thép thanh vằn thấp nhất 7 tháng
-
Các thương nhân lo lắng về yếu tố cung cầu của thị trường trong bối cảnh Trung Quốc đang phải vật lộn chống lại sự bùng phát của Covid-19 gần đây, hoạt động xây dựng sụt giảm trong mùa mưa, tồn kho thép ngày càng tăng do nhu cầu chậm và lợi nhuận yếu của các nhà máy.
-
Hungary đề xuất giải pháp cho vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Hungary không chỉ cho phép sử dụng lãnh thổ nước này, mà còn tạo điều kiện cho việc chuyển thực phẩm từ Ukraine đến nhiều khu vực trên thế giới, trong đó chủ yếu là Bắc Phi hoặc Trung Đông.
-
Giá đường thế giới tăng nhẹ, thị trường lo ngại Ấn Độ áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đường
-
Giá một hóa chất giảm hơn 6% một ngày, kali hạ 10.000 đồng/bao
-
Giá cao su tại Nhật Bản giảm theo xu hướng cổ phiếu Châu Á giảm và giá nguyên liệu thô đi xuống tại Thái Lan, mặc dù được hỗ trợ từ đồng JPY yếu và hy vọng Mỹ có thể cắt giảm một số thuế quan đối với Trung Quốc.
Vàng SJC 68.7 tr/lượng
USD 23,380 đồng
Bảng Anh 28,949 đồng
EUR 25,160 đồng
Nguồn: Thông Tô
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/6: Chưa nên mua mới ở giai đoạn này
(ĐTCK) Lực cầu bắt đáy gia tăng về cuối phiên giúp cho chỉ số VN-Index tránh được một nhịp giảm sâu và hình thành mẫu nến doji trung tính. Mặc dù vậy, VN-Index sẽ tiếp tục phải chịu áp lực điều chỉnh từ ngưỡng cản mạnh quanh 1.19x điểm trong phiên tới và rủi ro phá đáy đang có phần lấn át.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 22/6.
Quan sát sự hỗ trợ của nhóm các cổ phiếu lớn
CTCK Rồng Việt (VDSC)
Mặc dù vẫn trong sắc đỏ khi kết phiên nhưng thị trường đang chuyển sang trạng thái giằng co khi VN-Index dần tiệm cận hơn với vùng đáy cũ quanh 1.160 điểm. Đà giảm của chỉ số tạm thời được kiềm hãm với nến Doji Star.
Tuy nhiên, thanh khoản vẫn chưa có sự cải thiện nên nhìn chung dòng tiền vẫn còn e ngại và ý chí xoay chuyển tình thế chưa rõ ràng.
Với yếu tố chưa rõ ràng này, thị trường sẽ cần thêm thời gian kiểm tra lại vùng đáy cũ 1.150-1.160 điểm của VN-Index. Tuy nhiên, có thể kỳ vọng dòng tiền hỗ trợ sẽ hoạt động mạnh hơn và giúp thị trường hồi phục ngắn hạn từ vùng này.
Do vậy, nhà đầu tư có thể quan sát sự hỗ trợ của nhóm các cổ phiếu lớn trong thời gian tới để tìm kiếm cơ hội giao dịch ngắn hạn. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng và duy trì tỷ trọng cổ phiếu hợp lý do thị trường vẫn chưa có tín hiệu tạo đáy rõ ràng.
Chưa nên mua mới giai đoạn này
CTCK Yuanta Việt Nam
Chúng tôi cho rằng, thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ kiểm định kháng cự 1.223 điểm.
Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, cho nên nhịp hồi phục vẫn chưa phải là thời điểm mua vào và nên ưu tiên cơ cấu lại danh mục ngắn hạn để giảm rủi ro ngắn hạn.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm sâu vào vùng bị quan quá mức cho nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật ở những phiên giao dịch tới.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài và tận dụng nhịp hồi để hạ tỷ trọng cổ phiếu với các vị thế mua mới đã được khuyến nghị trước đó. Đồng thời, các nhà đầu tư chưa nên mua mới giai đoạn này.
Tín hiệu tích cực chưa xuất hiện
CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
Chúng tôi nhận thấy tín hiệu tích cực chưa xuất hiện, nên tiếp tục ưu tiên quan điểm đứng ngoài quan sát, hạn chế bắt đáy và kiên nhẫn chờ đợi những dấu hiệu rõ ràng hơn.
Rủi ro phá đáy đang có phần lấn át
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Lực cầu bắt đáy gia tăng về cuối phiên giúp cho chỉ số VN-Index tránh được một nhịp giảm sâu và hình thành mẫu nến doji trung tính.
Mặc dù vậy, VN-Index sẽ tiếp tục phải chịu áp lực điều chỉnh từ ngưỡng cản mạnh quanh 1.19x điểm trong phiên tới và rủi ro phá đáy đang có phần lấn át.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chờ chỉ số phá đáy, rơi xuống vùng hỗ trợ đã đề cập trước khi có thể tích lũy trở lại một phần vị thế ngắn hạn.
Mô hình hai đáy có thể sẽ bị phá vỡ
CTCK BIDV (BSC)
Thị trường mở cửa đi lên, chững lại và giằng co tại vùng 1.180 điểm trước khi quay đầu giảm vào phiên chiều, đóng cửa mất gần 8 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 13/19 ngành giảm điểm.
Phiên giao dịch hôm nay cho thấy sự lưỡng lự của thị trường khi gặp ngưỡng hỗ trợ cũ quanh vùng 1.160-1.180 điểm. Nếu mất ngưỡng hỗ trợ này, mô hình hai đáy sẽ bị phá vỡ khả năng VN-Index sẽ lùi tiếp về vùng 1.100 điểm.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan
Xuất khẩu đến nửa đầu tháng 6: Nhiều mặt hàng tăng trưởng hai con số
Tính chung từ đầu năm đến hết 15/6/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 168,28 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, nhiều nhóm hàng tăng trưởng hai con số.
Kết quả này đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2022 đạt 337,85 tỷ USD, tăng 16,7%, tương ứng tăng 48,44 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 232,67 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng tới 32,03 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 105,18 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng 16,41 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2022 đạt 15,11 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2022.
Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 6/2022 giảm so với kỳ 2 tháng 5/2022 ở một số nhóm hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 914 triệu USD, tương ứng giảm 30,1%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 426 triệu USD, tương ứng giảm 18,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 220 triệu USD, tương ứng giảm 10,4%; thủy sản giảm 126 triệu USD, tương ứng giảm 20,7%…
Tính chung từ đầu năm đến hết 15/6/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 168,28 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 24,65 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhiều nhóm hàng tăng hai con số như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,81 tỷ USD, tương ứng tăng 16,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 3,27 tỷ USD, tương ứng tăng 20,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,94 tỷ USD, tương ứng tăng 13,6%; hàng dệt may tăng 2,92 tỷ USD, tương ứng tăng 21,3%… so với cùng kỳ năm 2021.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 6/2022 đạt 10,75 tỷ USD, giảm 18,2%, tương ứng giảm 2,4 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 5/2022. Tính đến hết ngày 15/6/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 122,66 tỷ USD, tăng 15,7%, tương ứng tăng 16,65 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72,9% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2022 đến 15/6/2022 so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2022 đạt 16,53 tỷ USD, giảm 3,7% (tương ứng giảm 626 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2022.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 6/2022 giảm so với kỳ 2 tháng 5/2022 chủ yếu ở một số nhóm hàng: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 303 triệu USD, tương ứng giảm 8,3%; vải các loại giảm 129 triệu USD, tương ứng giảm 15,9%; kim loại thường khác giảm 117 triệu USD, tương ứng giảm 20,8%…
Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng tăng như: Than các loại tăng 308 triệu USD, tương ứng tăng 93,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 95 triệu USD, tương ứng tăng 14,7%…
Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 169,58 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 23,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,99 tỷ USD, tương ứng tăng 29,3%; xăng dầu các loại tăng 2,53 tỷ USD, tương ứng tăng 128,4%; than các loại tăng 2,19 tỷ USD, tương ứng tăng 135,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 10,51 tỷ USD, giảm 2% (tương ứng giảm 212 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 5/2022. Tính đến hết ngày 15/6/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 110 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 15,38 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 64,9% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Nguồn bài viết: Xuất khẩu đến nửa đầu tháng 6: Nhiều mặt hàng tăng trưởng hai con số
TIN THẾ GIỚI 22-6: Ông Putin nói về tên lửa khủng Sarmat; 29 máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan
TTO - Singapore ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ và là ca đầu tiên ở Đông Nam Á; 29 máy bay Trung Quốc vào ADIZ của Đài Loan; Quân đội Nga tiếp nhận hệ thống phòng không S-500; Chứng khoán tăng mạnh… là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 22-6.
Hình ảnh cuộc thử nghiệm tên lửa Sarmat được Bộ Quốc phòng Nga cung cấp cho truyền thông quốc tế - Ảnh: REUTERS
- Theo Hãng tin TASS ngày 21-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết quân đội Nga đã bắt đầu tiếp nhận các hệ thống phòng không tối tân S-500 vốn “không có đối thủ trên thế giới”.
Tại lễ tốt nghiệp các trường ĐH quân sự ở thủ đô Matxcơva, Tổng thống Putin nói Nga sẽ tăng cường và hiện đại hóa hơn nữa các lực lượng vũ trang của mình, trong đó có việc triển khai Sarmat - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới được thử nghiệm thành công hồi tháng 4 - vào cuối năm 2022.
Theo Đài Al Jazeera, hệ thống phòng không S-500 có thể được triển khai nhanh chóng và có thể đánh chặn máy bay tầm xa, tên lửa siêu thanh và ICBM. Còn theo tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga Sergey Karakayev, Sarmat có thể mang một số đầu đạn siêu thanh Avangard được thiết kế để xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện có.
- Triều Tiên triệu tập hội nghị Ủy ban Quân sự trung ương. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban Quân sự trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên để thảo luận về đường lối quân sự và các chính sách quốc phòng quan trọng của đất nước.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 22-6 cho biết tại cuộc họp mở rộng ngày trước đó, các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã xem xét lại tổng thể công tác quốc phòng trong nửa đầu năm 2022. Ủy ban Quân sự trung ương thực hiện thảo luận các nội dung nằm trong chương trình nghị sự.
- Monsanto lại yếu thế trước tòa. Tòa án tối cao Mỹ ngày 21-6 đã bác đơn kháng cáo của Công ty Monsanto thuộc Tập đoàn dược phẩm Bayer liên quan đến phán quyết trước đó của một tòa án California rằng sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup của hãng gây ung thư.
Tuyên bố của tòa không giải thích lý do không tiếp nhận đơn kháng cáo của Monsanto về phán quyết yêu cầu hãng phải bồi thường 25 triệu USD cho nguyên đơn Edwin Harderman, do ông này đã mắc ung thư sau khi sử dụng Roundup trong nhiều năm.
Quyết định của Tòa án tối cao Mỹ là đòn giáng mạnh đối với tập đoàn dược phẩm Đức trong nỗ lực pháp lý nhằm ngăn chặn khoảng 31.000 đơn kiện liên quan đến Roundup. Trong một tuyên bố, Bayer khẳng định không nhất trí với quyết định của Tòa án tối cao Mỹ.
Bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ là một người Anh 42 tuổi, đang được điều trị tại Trung tâm Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (NCID) ở Singapore - Ảnh: STRAITS TIMES
- Singapore ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, là ca đầu tiên ở Đông Nam Á. Theo Hãng tin Reuters, ngày 21-6, Bộ Y tế Singapore cho biết nước này đã ghi nhận một trường hợp nhập cảnh mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đây cũng là ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được báo cáo ở khu vực Đông Nam Á trong đợt bùng phát dịch bệnh này trong năm nay.
Bệnh nhân nói trên có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 20-6. Nam bệnh nhân này là người Anh, 42 tuổi, làm nghề tiếp viên hàng không. Ông đã bay ra vào Singapore vào khoảng giữa tháng 6.
Ông hiện trong tình trạng ổn định, nằm tại khu điều trị của Trung tâm Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm ở Singapore.
Tính tới ngày 21-6, chính quyền Singapore đã xác định được 13 người tiếp xúc gần với người đàn ông này. Tất cả họ sẽ được cách ly trong 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với nam bệnh nhân. Công tác truy vết vẫn đang diễn ra đối với các chuyến bay bị ảnh hưởng và trong thời gian người đàn ông có mặt tại Singapore.
Trước đó (không phải đợt bùng phát dịch hiện tại trên thế giới), ca bệnh đậu mùa khỉ cuối cùng được phát hiện ở Singapore là 3 năm trước.
Đến nay hơn 35 quốc gia - nơi bệnh đậu mùa khỉ không phải bệnh đặc hữu - đã ghi nhận dịch bùng phát, với tổng số ca bệnh được ghi nhận hiện đã vượt qua 2.500 người. Điều cần lưu ý là ở những nước mà bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh đặc hữu, chỉ 1 ca mắc bệnh cũng được coi là bùng phát ổ dịch.
Một máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc - Ảnh: CNA/Cơ quan Phòng vệ Đài Loan
*** 29 máy bay Trung Quốc vào ADIZ của Đài Loan trong một ngày là đợt xâm nhập lớn thứ 3 trong năm.** Theo Hãng tin AFP, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết 29 chiến đấu cơ của Trung Quốc vào ngày 21-6 đã tiến vào phần tây nam của vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà vùng lãnh thổ này tuyên bố.
Các máy bay này gồm 17 tiêm kích, 6 máy bay ném bom H-6, cũng như các máy bay tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, săn ngầm và tiếp nhiên liệu trên không.
Đài Loan đã điều động các máy bay để phát cảnh báo xua đuổi và triển khai các hệ thống tên lửa phòng không để theo dõi các máy bay Trung Quốc.
Theo AFP, đây là số lượng máy bay Trung Quốc xâm nhập ADIZ của Đài Loan trong ngày nhiều thứ 3 kể từ đầu năm đến nay, sau khi 39 máy bay Trung Quốc xâm nhập ADIZ của hòn đảo này vào ngày 23-1 và 30 máy bay có hoạt động tương tự vào ngày 30-5. Số lượng nhiều nhất trong ngày được ghi nhận vào ngày 4-10-2021, với 56 máy bay quân sự Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc chưa bình luận ngay về thông tin trên. Trước đây, Bắc Kinh nói rằng các hoạt động như vậy là tập trận nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước.
-
Các bệnh viện và phòng khám ở Mỹ bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho những trẻ nhỏ tuổi nhất của nước này vào ngày 21-6. Đây là một cột mốc quan trọng được các bậc phụ huynh hoan nghênh nhằm bảo vệ trẻ khỏi những tác động tồi tệ nhất của COVID-19.
-
Ngày 21-6, Ai Cập và Saudi Arabia ký 14 thỏa thuận đầu tư trị giá 7,7 tỉ USD nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng tái tạo, hydro xanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dược phẩm, cơ sở hạ tầng và an ninh mạng.
-
Báo cáo của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc công bố ngày 21-6 cho biết Iran đã xử tử hơn 100 người trong 3 tháng đầu năm 2022. Trước đó, khoảng 260 người đã bị xử tử vào năm 2020 và ít nhất 310 người bị xử tử vào năm ngoái.
-
Hãng tin TASS tường thuật ngày 21-6, đại diện thường trực Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebezya nhắc lại Nga đã đảm bảo các tàu đi lại an toàn để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, nhưng Kiev phải rà phá bom mìn tại các cảng của mình.
Người đứng đầu khu vực Kharkov Oleh Synegubov cho biết ít nhất 15 dân thường đã thiệt mạng ở khu vực Kharkov của Ukraine do Nga pháo kích vào ngày 21-6.
Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 22-6: Ông Putin nói về tên lửa khủng Sarmat; 29 máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan - Tuổi Trẻ Online