Chứng sỹ săn tin!

Thủ tướng nêu nhiệm vụ triển khai quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long

TTO - Trong việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành không được đẩy việc cho nhau mà phải phối hợp chặt chẽ giải quyết công việc nhanh, dứt điểm, không kéo dài.

Thủ tướng nêu nhiệm vụ triển khai quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030 ngày 21-6 - Ảnh: VGP

Ngày 21-6, tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021 - 2030.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo về triển khai quy hoạch và phát triển vùng này sau khi công bố quy hoạch.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch, hành động về phát triển ĐBSCL; không đẩy qua đẩy lại, cái gì thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì mình giải quyết, cái gì vượt quá thẩm quyền thì mới đi hỏi. Đồng thời hạn chế hình thức trao đổi công văn mà khi cần thì họp với nhau thống nhất giải quyết một lần cho xong. Phối hợp với tinh thần giải quyết nhanh, dứt điểm, không kéo dài.

Thủ tướng cũng đề nghị các đối tác phát triển, các nhà khoa học, nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, cùng với hội đồng vùng ĐBSCL, các bộ ngành và các địa phương cùng chung sức đồng lòng để thực hiện chủ trương, đường lối cũng như cơ chế chính sách cho ĐBSCL.

Thủ tướng nêu nhiệm vụ triển khai quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến các đối tác nước ngoài cam kết tài trợ vốn cho các dự án phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngoài ra, Thủ tướng cũng kêu gọi các đối tác tích cực hỗ trợ cả quá trình xây dựng quy hoạch, đến tài trợ các chương trình, dự án ODA, vay vốn ưu đãi nước ngoài để triển khai thực hiện quy hoạch vùng, địa phương ở ĐBSCL; nghiên cứu, tìm thấy và khai thác, tận dụng cơ hội phát triển, tham gia sâu vào những ngành kinh tế được xác định là trọng tâm, trung tâm, ưu tiên đầu tư trong vùng và mang tính dài hạn.

Đối với các cơ quan thông tấn báo chí, Thủ tướng cũng yêu cầu tích cực truyền thông, quảng bá vùng đất, con người, văn hóa, truyền thống lịch sử hào hùng của vùng đất này; về tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố nói riêng, cả vùng nói chung, tạo đồng thuận, thương hiệu.

Về triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL vừa công bố, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành trong vùng căn cứ vào quy hoạch chung ĐBSCL thực hiện quy hoạch sao cho phù hợp tình hình, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương.

Việc này phải đảm bảo 2 yếu tố. Đó là quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để thu hút nguồn lực, nhưng cũng phải tạo ra động lực (từ cơ chế, chính sách) để thu hút thêm nguồn lực, chứ không chỉ dựa vào điều kiện sẵn có của mình.

“Tức là phát triển từ cái đã có, thứ hai là suy nghĩ cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực để phát triển. Tất nhiên quy hoạch phải có tầm nhìn, chiến lược, có tư duy đột phá. Quy hoạch làm sao phát huy tối đa thế mạnh, hạn chế khó khăn, thách thức”, Thủ tướng nói.

Nguồn bài viết: Thủ tướng nêu nhiệm vụ triển khai quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Chính phủ muốn giữ trần nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030

Việt Nam lên kế hoạch giữ mức nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030. Cùng với đó, nợ nước ngoài của quốc gia cũng cần được kiểm soát dưới mức trần là 45% GDP…

Toàn cảnh hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030.

Trong các ngày 20-21/6, tại thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Bộ Tài chính phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tổ chức hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết, để góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030.

“Đây là một trong chín chiến lược nhánh trong tổng thể hệ thống chiến lược ngành tài chính, là cơ sở quan trọng tiếp tục cải cách công tác quản lý nợ công bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia”, ông Tuấn nói.

Chiến lược nợ công được xây dựng trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 cùng các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, chiến lược đặt ra một số chỉ tiêu cân đối lớn như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; phấn đấu bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP.

Việc xây dựng Chiến lược nợ công đến năm 2030 kế thừa vai trò tích cực của chính sách quản lý nợ công giai đoạn vừa qua, góp phần tăng cường ổn định vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước.

Chiến lược cũng đề ra một số quan điểm chủ đạo và mục tiêu chủ yếu trong quản lý nợ công.
Về quan điểm, chiến lược nợ bám sát Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, nợ công theo kế hoạch trung hạn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; đảm bảo khả năng trả nợ, chủ động cơ cấu lại danh mục nợ và tăng cường chuyển đổi số trong quản lý nợ công.

Ngoài ra, Chiến lược nợ công cũng đề ra 6 định hướng lớn trong việc huy động và sử dụng vốn vay, 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai chiến lược, tập trung hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ; tổ chức thực hiện các công cụ, biện pháp quản lý nợ hiện đại; thực hiện huy động, quản lý và sử dụng nợ hiệu quả; phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước; quản lý nghĩa vụ nợ dự phòng; tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và minh bạch hóa thông tin.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều thách thức, tác động sâu rộng tới việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong nước, các cơ quan, tổ chức, Bộ Tài chính cho rằng, các địa phương cần sớm nghiên cứu, quán triệt đầy đủ và đề ra kế hoạch, lộ trình chi tiết đối với từng mục tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể tại từng cơ quan, tổ chức, địa phương, tổ chức thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn vay nợ công để triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030 một cách hiệu quả, thiết thực.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2020, nợ công tương đương 55,9% GDP, nợ nước ngoài chiếm 47,3% GDP.

Tính đến cuối tháng 6/2021, nợ của Chính phủ lên đến hơn 3,1 triệu tỷ đồng, trong đó, vay nước ngoài hơn 1,1 triệu tỷ đồng; vay trong nước hơn 2 triệu tỷ đồng. Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 333 nghìn tỷ, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 33 nghìn tỷ, 32 nghìn tỷ, 14 nghìn tỷ.

Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 382 nghìn tỷ, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với hơn 193 nghìn tỷ…

Nguồn: Bộ Tài chính.

Nguồn bài viết: Chính phủ muốn giữ trần nợ công không quá 60% GDP đến năm 2030 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

CII ước đạt 93% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

- Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) vừa công bố một số cập nhật về tình hình hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022.

CII ước đạt 93% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

CII: Lãi sau thuế công ty mẹ hoàn thành 93% kế hoạch sau 6 tháng

Theo đó, tổng doanh số thu phí của CII lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 710 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt khoảng hơn 700 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 93% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2022 (757 tỷ đồng).

EPS 6 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 2.800 đồng/cổ phiếu.

CII cho biết, dự án Trung Lương – Mỹ Thuận đã hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng từ tháng 4/2022 và dự kiến sẽ bắt đầu được thu phí hoàn vốn trong quý III/2022.

Dự án The River Thủ Thiêm đã hoàn tất đầu tư xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến có thể bắt đầu bàn giao căn hộ từ cuối quý II này.

Về dự án Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), CII cho biết đang tiếp tục đẩy mạnh công tác đền bù, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần diện tích kinh doanh còn lại của dự án. Công ty đặt mục tiêu hoàn thành kinh doanh bán hàng 100% vào cuối năm 2022.

Về tình hình trả nợ trái phiếu của công ty mẹ, được biết, công ty mẹ CII từ đầu năm 2019 đến cuối năm 2021 đã huy động ròng hơn 2.400 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu. Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ trái phiếu của CII mẹ đạt khoảng 7.342 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, khi các dự án trọng điểm và cao ốc 152 ĐBP đã bắt đầu đi vào khai thác và đem lại dòng tiền lớn, CII cho biết khả năng trả nợ của công ty đã được cải thiện và đã thanh toán khoảng 350 tỷ đồng tiền lãi trái tức và 870 tỷ đồng tiền nợ gốc trái phiếu, đưa tổng số dư nợ trái phiếu về khoảng 6.470 tỷ đồng vào cuối quý II/2022.

Nghĩa vụ nợ gốc trái phiếu đến hạn đối với công ty mẹ CII đến cuối năm 2022 chỉ còn khoảng 200 tỷ đồng. CII dự kiến hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trái phiếu đến hạn trong năm 2022 và có thể thanh toán trước hạn một lượng lớn trái phiếu đáo hạn trong năm 2023.

Cụ thể, trong thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 2/2023, công ty mẹ CII có kế hoạch tiếp tục thanh toán khoảng 2.800 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu (trước hạn). Với kế hoạch này, số dư nợ trái phiếu tại cuối quý I/2023 dự kiến chỉ còn khoảng gần 3.700 tỷ đồng.

Nguồn: VietnamFinance

Một cổ đông phải bán giải chấp 80% số cổ phần vì cổ phiếu bất động sản lao dốc với chuỗi giảm sàn

Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Anh Minh vừa thông báo bán giải chấp cổ phiếu HDC của Công ty Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, Mã: HDC).

Theo thông báo, Thiên Anh Minh sẽ bán 200.000 cổ phần trong tổng số 250.000 cổ phần đang sở hữu. Lý do mà cổ đông này bán ra là bị bán giải chấp. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 24/6 đến ngày 22/7.

Theo tìm hiểu, Đầu tư Thiên Anh Minh là công ty do ông Nguyễn Tuấn Anh, Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Hodeco làm Chủ tịch. Ông Nguyễn Tuấn Anh đang sở hữu cá nhân 247.015 cổ phiếu HDC.

Diễn biến giá cổ phiếu HDC. Nguồn: TradingView.

Việc cổ đông trên phải bán giải chấp cổ phiếu xuất hiện trong bối cảnh giá cổ phiếu HDC rớt giá mạnh trong những tháng gần đây. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/6, giá cổ phiếu HDC ở 29.750 đồng/cp, giảm khoảng 65% so với vùng đỉnh trên 80.000 đồng/cp cuối tháng 3. Giai đoạn trước đó, cổ phiếu HDC tăng giá phi mã và gia nhập nhóm ba chữ số.

Kể từ phiên 10/6, cổ phiếu HDC lao dốc mạnh với chuỗi phiên giảm kịch sản đi kèm khối lượng giao dịch đột biến.

Để bình ổn giá thị trường, Hodeco quyết định mua bình ổn giá tối đa 3 triệu cổ phiếu quỹ với nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần. Giá mua không vượt quá 40.000 đồng/cp hoặc khi công ty sử dụng hết tiền từ nguồn vốn mua cổ phiếu. Thời gian thực hiện giao dịch vào quý III năm nay.

Nguồn: VietnamBiz

Một doanh nghiệp vay nợ nghìn tỷ, khát vốn lưu động nhưng vẫn đầu tư cổ phiếu, danh mục có GEX, TCB, VPB, SHS, IPA

Với nhu cầu vốn cao do cơ cấu tài sản của PLP phần lớn tập trung ở các khoản phải thu và hàng tồn kho và tài sản cố định, Nhựa Pha Lê đã liên tục huy động vốn mới trong những năm gần đây từ kênh ngân hàng, phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Song, nhưng Nhựa Pha Lê cũng đang dùng tiền để đầu tư cổ phiếu với danh mục gồm nhiều cổ phiếu “hot”.

Trong tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 mới công bố của CTCP công nghệ Nhựa Pha Lê (Mã: PLP), công ty cho biết năm 2021, do việc tăng vốn không được chấp thuận nên việc đầu tư nhà máy và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh được tài trợ chủ yếu từ vốn vay, nhất là vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động.

Thực tế, trên báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 của Nhựa Pha Lê, công ty đi vay tổng cộng 1.362 tỷ đồng tính đến ngày 31/12 từ các ngân hàng, trong đó hơn 1.222 tỷ đồng là nợ đi vay ngắn hạn, gần gấp đôi ngày đầu năm. Số nợ vay này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn của công ty là 2.616 tỷ đồng. Năm vừa rồi, doanh nghiệp phải trả gần 79 tỷ đồng chi phí lãi vay.

Nguồn đi vay của Nhựa Pha Lê thường chiếm tỷ lệ trên 50% tổng nguồn vốn của công ty. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán của Nhựa Pha Lê).

Như trong tài liệu ĐHĐCĐ, doanh nghiệp sử dụng vốn vay trên nghìn tỷ chủ yếu để tài trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, công ty vẫn dành một phần vốn để đầu tư cổ phiếu trong năm 2021 với giá gốc xấp xỉ 120 tỷ đồng.

Số cổ phiếu này được ghi nhận giá trị hợp lý trên 153 tỷ đồng vào cuối năm, tương ứng mức lãi khoảng 27,5% trong giai đoạn thị trường chứng khoán hưng phấn.

Nguồn: Thuyết minh BCTC đã kiểm toán năm 2021 của PLP.

Danh mục đầu tư chứng khoán của Nhựa Pha Lê hầu hết là cổ phiếu của các công ty mảng tài chính, gồm TCB của Ngân hàng Techcombank, SHS của CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội, bên cạnh GEX của Tập đoàn Gelex và Tập đoàn I.P.A – công ty có liên quan mật thiệt tới Chứng khoán VNDirect.

Nhìn lại giai đoạn năm 2021, giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư nói trên tăng rất mạnh, tính bằng lần, trong đó cổ phiếu IPA tăng gấp 5 lần từ 7.000 đồng/cp từ đầu năm và chạm tới 60.000 đồng/cp ngày 31/12/2021.

Đến cuối quý I/2022, PLP vẫn giữ nguyên danh mục đầu tư này. Tuy nhiên, hiện giá thị trường của cổ phiếu đã giảm sâu so với năm 2021, dẫn đến nhiều khả năng Công ty phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư này.

Trong khi đó, với nhu cầu vốn cao (do cơ cấu tài sản của PLP phần lớn tập trung ở các khoản phải thu và hàng tồn kho và tài sản cố định), Nhựa Pha Lê phải liên tục huy động vốn mới trong những năm gần đây từ kênh ngân hàng và phát hành trái phiếu.


Giá trị thị trường của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của Nhựa Pha Lê tính đến ngày 20/6/2022. (Nguồn: MH tổng hợp).

Mới đây, Nhựa Pha Lê vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai phương án chào bán 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán 10.000 đồng/cp, dự kiến huy động 100 tỷ đồng, trong đó 70 tỷ để thanh toán nợ vay ngân hàng, còn lại là bổ sung vốn lưu động.

Trước đó hồi đầu tháng 3, Nhựa Pha Lê cũng đã chào bán thành công 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp, nâng vốn điều lệ lên mức 600 tỷ đồng. Nếu đợt chào bán này thành công, vốn điều lệ của Nhựa Pha Lê sẽ nâng lên mức 700 tỷ đồng.

Đại diện Nhựa Pha Lê cũng nói thêm, khi việc kinh doanh đi vào ổn định, công ty sẽ dùng nguồn lợi nhuận giữ lại để bổ sung hoạt động, từ đó giảm vay ngân hàng và giảm bớt gánh nặng tài chính.

Nhựa Pha Lê được thành lập năm 2008, chuyên kinh doanh hạt nhựa. Hiện công ty đang sở hữu 6 mỏ khoáng sản: 2 mỏ đá Granite tại Ninh Thuận, 3 mỏ đá cẩm thạch trắng tại Nghệ An, 1 mỏ đá tại Tuyên Hóa – Quảng Bình. Trong đó mỏ đá Granite tại Ninh Thuận có trữ lượng 1,3 triệu m3, là mỏ đá duy nhất tại Việt Nam có hệ thống đường sắt đi vào tận cửa mỏ.

Những năm gần đây, Công ty tập trung vào chế biến sâu hơn như CaCO3 (Filler masterbatch). Công ty cũng đầu tư lớn vào sản phẩm sàn đá công nghệ SPC thông qua khoản đầu tư vào công ty con là CTCP Hoàng Gia Pha Lê có nhà máy đặt tại Đồng Nai.

Về kết quả kinh doanh, năm 2021 ghi nhận lãi trước thuế tăng đột biến lên 122 tỷ đồng sau kiểm toán. Trong đó, “thu nhập tài chính” góp gần 85 tỷ đồng được PLP lý giải là “doanh thu từ hợp nhất kinh doanh”

Lãnh đạo Công ty cho biết đây là năm đầu tiên hai dự án sản xuất sàn đá công nghệ SPC tại liên doanh CTCP Hoàng Gia Pha Lê và dự án khu nhà ở chung cư và dịch vụ sau đường bao biển Lán Bè - Cột 8, phường Hồng Hà, TP Hạ Long đem lại hiệu quả cho công ty.

Trước kiểm toán, mức lãi mà Công ty tự lập lên đến 144 tỷ đồng, cao hơn 22 tỷ đồng so với con số sau kiểm toán. PLP cho biết “do trích lập các khoản dự phòng các khoản đầu tư theo quy định chuẩn mực kế toán mới và việc áp dụng quy định loại trừ chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có các giao dịch liên kết theo nghị định 68/2020/NĐ-CP”.

Quý I/2022, Nhựa Pha Lê ghi nhận doanh thu tăng 52% lên 698 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 16 tỷ, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng thực hiện được 18% chỉ tiêu doanh thu và 16% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp vay nợ nghìn tỷ, khát vốn lưu động nhưng vẫn đầu tư cổ phiếu, danh mục có GEX, TCB, VPB, SHS, IPA

1 Likes

Lãnh đạo DAT giải trình khi cổ phiếu tăng trần 5 phiên liếp tiếp

CTCP Đầu tư Du lịch và Phát Triển Thủy Sản (Trisedco, Mã: DAT ) mới đây đã có công văn giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Cụ thể, theo HĐQT Công ty, giá cổ phiếu DAT tăng trần 5 phiên liên tiếp “là do cung cầu của thị trường, quyết định mua bán cổ phiếu do các nhà đầu tư quyết định nằm ngoài kiểm soát của công ty”.

“Trisedco không tác động đến giá giao dịch trên thị trường”, bản giải trình của Triseco cho hay.

Nguồn DAT

Cổ phiếu DAT đã bật tăng trần liên tục trong 5 phiên giao dịch gần nhất. Kết thúc phiên giao dịch 21/6, cổ phiếu DAT tăng 6,87% lên mức 19.450 đồng/cp

Nguồn: Đinh ngân - 24hmoney

1 Likes

Một cổ phiếu ngành điện rời sàn chứng khoán

CTCP Thủy điện Điện lực Đắk Lắk (EAD) hủy đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) từ ngày 28/06/2022.

Số lượng chứng khoán hủy đăng ký gần 2.9 triệu cp, tương ứng tổng giá trị hủy đăng ký gần 29 tỷ đồng.

Lý do là EAD hủy tư cách công ty đại chúng.

Cổ phiếu EAD đã ngừng giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 20/06. Giá chốt phiên giao dịch cuối cùng là 28,100 đồng/cp.

https://owa.hnx.vn/ftp///cims/2022/6_W3/000000011656010_EADTB_huy_dang_ky_chung_khoandk.pdf

Nguồn: Fili

2 Likes

Tội HSBC quá =))))))) mấy nay cũng tưởng lãnh đạo ngân hàng nước ngoài lớn mà làm ăn lõm vcc

Ngân hàng HSBC lên tiếng việc lãnh đạo Công ty tài chính HSBC Việt Nam bị bắt

Ngân hàng HSBC khẳng định không có mối liên hệ với Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính HSBC Việt Nam sau khi lãnh đạo công ty này bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ngày 21-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Quang Sơn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính HSBC Việt Nam, để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước thông tin này, cùng ngày trao đổi với Báo Người Lao Động, Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) khẳng định không có mối liên hệ với công ty này.

Theo đó, Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) là ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo luật pháp và quy định của Việt Nam. Thương hiệu HSBC đã được tập đoàn HSBC đăng ký và bảo hộ trên toàn cầu.

“Trong suốt hơn 150 năm thành lập và hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) luôn tập trung phát triển các sản phẩm và giải pháp, mang lại giá trị thiết thực cho người dân Việt Nam cũng như hỗ trợ sự phát triển minh bạch của thị trường tài chính Việt Nam” - thông cáo của ngân hàng này nêu rõ.

Trở lại vụ việc của Công ty cổ phần Tập đoàn tài chính HSBC Việt Nam, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, theo điều tra của cơ quan công an, ông T.Q.K. (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Đ.T.N.) xin cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại tỉnh Sóc Trăng và tìm nguồn vốn để đầu tư.

Năm 2018, thông qua mối quan hệ, ông K. quen Nguyễn Tấn Sự, Tổng giám đốc Công ty Núi Chúa (trụ sở tại quận Tân Bình, TP HCM) và Nguyễn Thụy Long Phượng (Giám đốc Tài chính công ty này).

Sự và Phượng khoe Công ty Núi Chúa có nguồn ngoại tệ 100 tỉ USD từ tổ chức đầu tư tài chính “HSBC Vietnam Finance Group” để đầu tư vào dự án của ông K. Nghe vậy, ông K. chuyển trước cho Phượng 570 triệu đồng và tiếp tục những lần sau ông K. bị lừa nên làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.

Nguồn bài viết: Ngân hàng HSBC lên tiếng về việc lãnh đạo Công ty tài chính HSBC Việt Nam bị bắt - Báo Người lao động

1 Likes

Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, lần đầu tiên vượt mốc 45.000 MW

Vào trưa ngày 21/6/2022, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 45.000 MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 45.528 MW…

Nắng nóng kéo dài làm tiêu thụ điện tăng rất cao, dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải.

Thông tin về tình hình tiêu thụ điện toàn quốc vào chiều ngày 22/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở miền Bắc và miền Trung từ giữa tháng 6 trở lại đây đã làm tiêu thụ điện của toàn quốc và miền Bắc tăng rất mạnh.

Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, vào trưa ngày 21/6/2022, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 45.000 MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với con số là 45.528 MW.

Riêng khu vực miền Bắc công suất tiêu thụ điện cũng đã lập mức kỷ lục mới, với công suất đỉnh là 22.330 MW vào trưa ngày 21/6/2022.

Như vậy, nếu so với mức trung bình của tuần trước đó thì công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia ngày 21/6/2022 đã tăng tới hơn 6.500 MW; đối với riêng miền Bắc thì công suất đỉnh cũng đã tăng hơn 5.200 MW - tương đương tăng gần 31% so với mức trung bình tuần trước đó.

Nếu so với mức đỉnh năm 2021 thì công suất tiêu thụ toàn quốc ngày 21/6/2022 cao hơn tới gần 3.100 MW và công suất đỉnh miền Bắc cũng cao hơn gần 1400 MW.

Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, lần đầu tiên vượt mốc 45.000 MW - Ảnh 1

Về sản lượng tiêu thụ điện, trên cả quy mô toàn quốc và miền Bắc cũng đều thiết lập những con số kỷ lục mới trong đợt nóng này. Đặc biệt, ngày 21/6/2022 cũng là lần đầu tiên sản lượng điện ngày toàn hệ thống điện quốc gia lần đầu tiên vượt 900 triệu với con số cụ thể là 909 triệu kWh, vượt xa mức đỉnh năm 2021 là 880 triệu kWh. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ điện của miền Bắc cũng lên mức đỉnh mới là 459 triệu kWh trong ngày 21/6/2022.

Nắng nóng kéo dài làm tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao, phần lớn do sử dụng nhiều thiết bị làm mát như điều hòa nhiệt độ. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Đối với các hộ gia đình, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện. Ngay việc sử dụng điện trong sinh hoạt thì nguy cơ quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ vào những ngày nắng nóng cao điểm cũng sẽ tăng cao so với bình thường.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố cục bộ trên lưới điện cũng như trong gia đình, EVN tiếp tục khuyến cáo người dân, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối, cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 14h30, buổi tối từ 20h00 đến 22h00.

Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ (đặt ở mức 26-27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt) và chú ý không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn.

Nguồn bài viết: Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, lần đầu tiên vượt mốc 45.000 MW - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Bộ Tài chính phân trần việc không giảm thuế VAT và tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Theo Bộ Tài chính, trước biến động bất thường của giá xăng dầu, nhiều quốc gia mạnh tay giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thậm chí trợ cấp từ ngân sách, thẳng tay hỗ trợ tiền mặt cho người dân. Tuy nhiên, tại Việt Nam mới dừng lại ở việc giảm thuế bảo vệ môi trường…

Các doanh nghiệp xăng dầu đồng loạt tăng giá trong kỳ điều hành ngày 21/6. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 là 31.300 đồng/lít (tăng 190 đồng); RON 95-III là 32.870 đồng/lít (tăng 500 đồng).

Bộ Tài chính cho biết, qua nghiên cứu phản ứng chính sách của các nước cho thấy, để giảm thiểu tác động tiêu cực do giá xăng dầu tăng cao, nhiều quốc gia thực hiện điều chỉnh chính sách thuế tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể của từng nước.

Thứ nhất, đối với biện pháp giảm thuế, một số quốc gia mạnh tay giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đến 15%.

Cụ thể, Bỉ giảm thuế VAT khí đốt xuống 6% từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/9/2022. Hai quốc gia như Croatia và Ba Lan giảm thuế suất thuế VAT khá lớn như: Croatia giảm thuế VAT đối với khí đốt và nhiệt từ 25% xuống 13%; Ba Lan giảm thuế suất thuế VAT đối với xăng và dầu diesel giảm từ 23% xuống 8% trong 6 tháng từ ngày 1/2/2022…

Một số quốc gia lựa chọn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đến 50%. Trong đó, Úc giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu, từ 0h ngày 29/3/2022 đến ngày 28/9/2022; Thái Lan giảm 3 bạt/lít thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng từ ngày 18/2/2022 đến ngày 20/5/2022 và giảm 5 bạt/lít thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu diesel từ 20/5/2022 đến ngày 20/7/2022.

Hà Lan giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và dầu diesel xuống 21%; Ai Len giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và dầu diesel lần lượt là 20 cent/lít và 15 cent/lít…

Thứ hai, biện pháp trợ giá năng lượng. Ngoài các biện pháp ứng phó về thuế, một số quốc gia đưa ra biện pháp trợ giá năng lượng khi giá năng lượng tăng cao. Biện pháp này như một khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng cao và người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình.

Thứ ba, biện pháp về chi tiêu. Một số quốc gia đưa ra gói hỗ trợ các hộ gia đình bị tổn thương thông qua giải pháp hỗ trợ bằng tiền mặt như tại Đan Mạch, Đức, Na Uy, Anh…; gói hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà buôn bán dầu như tại Nhật Bản.

Bộ Tài chính khẳng định, xăng dầu vừa là mặt hàng chiến lược, quan trọng, vừa là mặt hàng thiết yếu, có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô.

“Việc giá xăng dầu tăng cao sẽ gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân”, Bộ Tài chính nhìn nhận.

Vì vậy, để góp phần ổn định giá xăng dầu, việc điều chỉnh thuế với mặt hàng xăng dầu là cần thiết. Gần đây nhất, Bộ Tài chính đề xuất giảm kịch sàn thuế bảo vệ môi trường 500-1.000 đồng/lít với xăng, dầu tuỳ loại tại dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, dẫn đến giảm thu ngân sách cả năm khoảng 20.305 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Bộ Tài chính đề nghị trước mắt không thực hiện điều chỉnh giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu.

Đánh giá tác động của việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu đến chỉ số CPI, Bộ Tài chính tính toán, với giả định giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng giảm tương ứng 550 - 1.100 đồng/lít (bao gồm cả thuế VAT) như các mức giảm thuế bảo vệ môi trường theo đề xuất và giữ ổn định trong các tháng còn lại của năm 2022, trường hợp Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/8/2022 thì ước tác động của giải pháp giảm thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần giảm chỉ số CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,16%.

Tuy nhiên, “do thuế bảo vệ môi trường là số tuyệt đối, chỉ số CPI là số tương đối nên tác động của việc giảm thuế bảo vệ môi trường đến chỉ số CPI còn tùy thuộc vào biến động của mức giá bán lẻ xăng dầu tại mỗi kỳ điều hành”, Bộ Tài chính đánh giá.

Từ đầu năm 2022, giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm thế giới có xu hướng tăng cao.

Cụ thể, mức giá dầu thô bình quân từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 13/6/2022 đối với WTI là 100,96 USD/thùng, tăng 58,49% so với thời điểm ngày đầu năm. Đối với giá dầu Brent, bình quân đạt 103,80 USD/thùng, tăng 54,77%.

Giá dầu WTI, Brent trên thế giới tăng trên 50% tính từ đầu năm.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính phân trần việc không giảm thuế VAT và tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Chứng khoán thủng đáy một năm

Nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu dầu khí, phân bón, hàng tiêu dùng khiến VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp xuống mức thấp nhất 15 tháng qua.

Trong phiên giao dịch hôm nay, VN-Index nhiều lần đảo chiều từ tăng thành giảm và có thời điểm bị nhấn xuống sát vùng 1.160 điểm. Lần gần nhất chỉ số đại diện cho sàn TP HCM đóng cửa dưới mức này là 26/3/2021. Chỉ số khi đó giảm nhẹ còn 1.162 điểm, nhưng là dấu chấm hết cho chuỗi giằng co kéo dài nhiều phiên và mở ra sóng tăng lên 1.420 điểm sau đó ba tháng.

Diễn biến này đúng với dự đoán của phần đông công ty chứng khoán trước phiên giao dịch hôm nay. Điển hình như Công ty Chứng khoán Rồng Việt và Chứng khoán Đông Á cho rằng VN-Index chưa thể ngắt đà giảm vì lực bán mạnh nhưng khả năng hấp thụ không cải thiện, cộng thêm nhà đầu tư lo ngại các tài khoản sử dụng đòn bẩy tiếp tục bị gọi ký quỹ.

Áp lực bán mạnh các cổ phiếu dầu khí và phân bón, trong đó hai mã vốn hoá lớn gồm GAS và POW cùng giảm hết biên độ, là nguyên nhân chính khiến chỉ số đi xuống. Một số cổ phiếu ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng như MSN, VNM, MWG cũng nằm trong nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

Quảng cáo

Động thái xả hàng của nhà đầu tư diễn ra cục bộ, bởi VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ nhưng cổ phiếu tăng lại áp đảo cổ phiếu giảm. Sàn TP HCM hôm nay có 295 mã chốt phiên trên tham chiếu, trong khi chiều ngược lại chỉ 181 mã.

Số lượng cổ phiếu tăng trần lên đến 59 mã, tập trung nhiều ở những nhóm bị bán mạnh từ cuối tuần trước đến đầu tuần này như ngân hàng (STB, VIB, LPB, MSB), chứng khoán (SSI, HCM, VND), bất động sản (QCG, DIG, SCR, LDG). Các mã vốn hoá nhỏ liên quan đến Tập đoàn FLC và Louis Holdings cũng đồng loạt tăng trần và không có bên bán.

Sau một phiên hồi phục, thanh khoản thị trường lại diễn biến theo chiều hướng xấu. Tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 13.300 tỷ đồng, giảm hơn 2.400 tỷ đồng so với hôm qua. POW thay HPG trở thành cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất với giá trị sang tay gần 500 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua bán cân bằng. Giá trị giải ngân hôm nay đạt 1.340 tỷ đồng, trong khi bán ra xấp xỉ 1.320 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND là mã được khối ngoại mua nhiều nhất.

Nguồn: Chứng khoán thủng đáy một năm - VnExpress Kinh doanh

1 Likes

Khối ngoại giao dịch thận trọng trong phiên 22/6

Khối ngoại mua ròng chỉ 28,8 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 22/6.Khối ngoại sàn UPCoM tập trung bán ròng mã AGX với 62 tỷ đồng.Chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với giá trị 56 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/6, VN-Index giảm 3,2 điểm (-0,27%) xuống 1.169,27 điểm. HNX-Index tăng 4,77 điểm (1,8%) lên 269,39 điểm. UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (0,71%) lên 85,63 điểm.

Giao dịch khối ngoại diễn ra ảm đạm hơn các phiên trước khi mua vào 42 triệu cổ phiếu, trị giá 1.407 tỷ đồng, trong khi bán ra 38,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.418 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 3,37 triệu cổ phiếu, tuy nhiên, nếu tính về giá trị, dòng vốn này bán ròng gần 11 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 28,8 tỷ đồng, giảm 92% so với phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng là 4,4 triệu cổ phiếu.

image

Chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với giá trị 56 tỷ đồng. HPG và STB đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 39 tỷ đồng và 37 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VHM bị bán ròng mạnh nhất sàn này với giá trị 87 tỷ đồng. VNM và MWG bị bán ròng lần lượt 55 tỷ đồng và 48 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị giảm 54% so với phiên trước và ở mức 2,6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 219.200 cổ phiếu.
image

Khối ngoại sàn HNX bán ròng chủ yếu mã PVS với 3,6 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là CEO với 861 triệu đồng. Ở chiều ngược lại, PVI được mua ròng mạnh nhất với 1,34 tỷ đồng. TNG cũng được mua ròng 1,25 tỷ đồng.

Tại sàn UPCoM, khối ngoại chấm dứt chuỗi 7 phiên mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 37 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 829.900 cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn UPCoM tập trung bán ròng mã AGX với 62 tỷ đồng, trong khi đó, BSR vẫn được mua ròng mạnh với 22,6 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại sàn này là MCH với 1,7 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 22/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. POW: PV Power bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra “đầu tư không hiệu quả”, các công ty liên kết vẫn bết bát

  2. DIG, HDC giảm sàn liên tiếp 5 phiên, doanh nghiệp giải trình có cũng như không

  3. Lãnh đạo Trisedco ‘không tác động đến giá’ khi cổ phiếu DAT tăng trần 5 phiên liên tiếp

  4. Ông Lê Thanh Thuấn và ASM thắng đậm từ đà tăng 48% của cổ phiếu DAT, tiêu đề báo là thế tuy nhiên thanh khoản cp này có một tí thôi

  5. PV GAS 6 tháng lãi gần 7.000 tỷ, tương đương 98% kế hoạch cả năm

  6. LTG: Lộc Trời đề xuất dự án lúa gạo chất lượng cao vào Quy hoạch ĐBSCL

  7. Vietnam Airlines tiếp tục tái cơ cấu, đang tìm nhà đầu tư để thoái vốn Pacific Airlines

_

😎 HSG: Hoa Sen làm ăn sao mà công ty của Chủ tịch Lê Phước Vũ muốn thoái vốn?

  1. TTC Sugar mua doanh nghiệp Ấn Độ, đầu tư vào Australia

  2. KDC: Triển vọng tăng trưởng nửa cuối năm 2022 nhờ giá dầu cọ

  3. TVG: Doanh nghiệp tích lãi 6 năm, “bay hơi” sau 1 lần bị cưỡng chế thuế

  4. SSB: SeABank được DFC cấp khoản vay 200 triệu USD

  5. HDB: Một Phó Tổng Giám đốc của HDBank từ chức

  6. STB: Tăng trưởng tín dụng Sacombank dự báo ‘đi ngang’ trong năm 2022

  7. TID: Tổng công ty Tín Nghĩa và Đầu tư Nhơn Trạch làm ăn ra sao dưới thời ông Quách Văn Đức vừa bị bắt?

  8. KBC: Doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm muốn vay 200 tỷ đồng từ công ty con

  9. MWG: Vì sao WinMart và WinMart+ đạt điểm hòa vốn - mục tiêu mà Bách Hóa Xanh chưa thực hiện được?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HDC: Một cổ đông bị bán giải chấp cổ phiếu do thị giá rớt mạnh

  2. HDC: Giá cổ phiếu liên tục “lau sàn”, lãnh đạo và công ty có liên quan phải bán giải chấp

  3. Chứng khoán VIX đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu GEX khi giá ở vùng đáy hơn một năm

  4. VPB: Nhóm quỹ của Dragon Capital “ồ ạt” bán ra 780.000 cổ phiếu VPBank

  5. DP1: Dược phẩm CPC1 Hà Nội gặp khó khi thoái vốn tại DP1

  6. DIG: Phó Chủ tịch muốn mua 10 triệu cp sau 5 phiên giảm sàn

  7. MWG: Dragon Capital bán gần 1,1 triệu cổ phiếu

  8. HBC, VPB, HDC, SJF, C47, DBD: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. NLG: Nam Long đem cổ phần công ty con ra đảm bảo để huy động 500 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 9,35%/năm

  2. NVL: Novaland sẽ phát hành gần 500 triệu cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ lên trên 1 tỷ USD

  3. BVL: BV Land phát hành hàng chục triệu cổ phiếu với giá bằng 33% thị giá trên sàn

  4. CII vừa thông báo về số lượng chứng khoán thay đổi niêm yết bổ sung thêm 707 nghìn cổ phiếu. Đây là số lượng cổ phiếu phát hành thực hiện chuyển đổi đợt 3 trái phiếu chuyển đổi của CII. Số lượng chứng khoán sau khi thay đổi niêm yết là 284 triệu cổ phiếu.

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Trụ GAS kéo lùi chỉ số, VN-Index giảm hơn 3 điểm bất chấp nỗ lực hồi phục của nhóm ‘bank, chứng, thép’

  • Ngược lại họ bán lẻ, dầu khí, phân bón, hóa chất, thủy sản cùng các nhóm ngành mang tính phòng thủ như điện, bảo hiểm tiếp tục đỏ lửa. Thậm chí, nhiều đại diện thuộc các nhóm này giảm kịch sàn trong trạng thái trắng bên mua

  • Cổ phiếu dầu khí lao dốc, tiền “lom dom” bắt đáy

  • Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng tăng trần nhưng thanh khoản suy yếu

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,2 điểm (-0,27%) xuống 1.169,27 điểm. Toàn sàn có 295 mã tăng, 181 mã giảm và 42 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.200 tỷ đồng, giảm 9,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 12,3% xuống còn 11.914 tỷ đồng.

  • Tự doanh 22/06: Mua ròng 4 phiên liên tiếp, tập trung gom bán lẻ MWG, PNJ và FPT…

  • Khối ngoại tiếp đà mua ròng nhẹ hơn 24 tỷ đồng sàn HOSE, “quay xe” gom mạnh HPG

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Bị rút ròng gần 1.500 tỷ đồng từ đầu năm, quy mô của VN30 ETF xuống thấp nhất trong vòng 15 tháng

  2. DCVFM VN30 ETF là quỹ ETF mô phỏng theo rổ VN30 gồm 30 cổ phiếu lớn nhất thị trường đáp ứng các tiêu chí về vốn hóa, tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi tự do – free float và thanh khoản.

  3. Doanh nghiệp “đói vốn”, ngân hàng “cạn room”

  4. Chuẩn bị công bố KQKD quý 2, liệu các ngân hàng có giữ được phong độ như quý 1?

  5. Nhóm cổ phiếu có thể tăng trưởng tốt trong 6 tháng cuối năm 2022

  6. Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp chi tiền tỉ cứu giá cổ phiếu đang lao dốc

_

  1. Ngân hàng UOB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam quý 3 sẽ đạt 7,6%, tỷ giá sẽ lên 23.500 đồng/USD vào cuối năm

  2. Đại diện Tân Hoàng Minh: Đã nộp hơn 2.100 tỷ, mục tiêu thu xếp 50-60% tổng dư nợ 9 lô trái phiếu đã bị hủy bỏ trong tháng 7

  3. Moody’s duy trì bậc xếp hạng tín nhiệm cho FE Credit

_

=> VIỆT NAM

  1. Phí và lệ phí hàng hải chỉ chiếm từ 3-9% tổng chi phí vận tải biển

  2. EVS: Giá thép hạ nhiệt giúp CPI tăng chậm hơn so với lo ngại chung

  3. Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc tăng mạnh

  4. Xuất khẩu thủy sản sang Đan Mạch lập đỉnh trong tháng 5

  5. Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas): Một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị dừng đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ

  6. Xuất khẩu đến nửa đầu tháng 6: Nhiều mặt hàng tăng trưởng hai con số

  7. Kon Tum đón liên tiếp 3 trận động đất

  8. TP.HCM: Khó khăn trong chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị

  9. Ngành gỗ và cơ hội xuất khẩu vào Canada

  10. Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam “bám rễ” tại thị trường Bắc Âu

  11. Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam tại Mỹ nhỉnh hơn các đối thủ

  12. Xuất khẩu tôm tháng 5 chững lại ở thị trường Mỹ, tăng bật ở Trung Quốc

  13. Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 457 triệu USD, tăng 31% so với tháng 5-2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái – VASEP

  14. Thành ủy TPHCM khai trừ ra khỏi Đảng nhiều Đảng viên vi phạm pháp luật

  15. Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện lên cao kỷ lục

_

=> THẾ GIỚI

  1. Khủng hoảng khí đốt, suy thoái phủ bóng nền kinh tế lớn nhất EU

  2. Nội bộ khối liên minh châu Âu (EU) đang chia rẽ về cách giúp các quốc gia nghèo hơn chống lại cuộc khủng hoảng lương thực và giải quyết tình trạng thiếu phân bón.

  3. Phố Wall: Giới đầu tư săn hàng giá rẻ, nhưng nỗi lo “bull trap” vẫn treo lơ lửng

  4. Chứng khoán châu Á giảm, BoJ ủng hộ chính sách lãi suất siêu thấp

  5. Evergrande sẽ công bố kế hoạch tái cấu trúc trước cuối tháng 7/2022

  6. Xuất hiện xu hướng M&A ngành xe điện: Các doanh nghiệp mong muốn bứt tốc, chi hàng chục triệu USD thâu tóm công ty khác

  7. Elon Musk ‘chốt kèo’ sa thải 10% nhân sự Tesla

  8. Citigroup: 50% khả năng kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái, tất cả phụ thuộc vào lạm phát

  9. Vương Quốc Anh: Lạm phát cao nhất trong 40 năm

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Tether ra mắt stablecoin được bảo chứng bằng bảng Anh

  2. Lượng người dùng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số Trung Quốc tăng vọt 1,800% trong 12 tháng

  3. Ngân hàng Trung ương Israel thử nghiệm hợp đồng thông minh CBDC

_

  1. Trong ngày 20/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết quyết định tạm dừng thuế xăng liên bang có thể được đưa ra trong tuần này. Mỹ cũng đang đàm phán với Canada và các đồng minh khác để hạn chế hơn nữa doanh thu năng lượng của Moscow bằng cách áp giá trần với dầu của Nga.

  2. Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu đặt mục tiêu duy trì áp lực với Nga tại hội nghị thượng đỉnh trong tuần này bằng cách cam kết tiếp tục thực hiện các lệnh trừng phạt.

_

  1. Nhiều ngân hàng lớn của Nga ngừng chuyển ngoại tệ

  2. Lãi suất vay thế chấp tại Anh cao nhất trong 13 năm

  3. Khi Yên Nhật trở thành “nạn nhân” của sự trái chiều chính sách tiền tệ. “Tỷ giá giữa Yên và USD đang là một giao dịch mà ở đó Fed đang ra sức thắt chặt còn Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn chưa có động tĩnh gì. Có khả năng đồng Yên sẽ còn tiếp tục mất giá”…

_

  1. Indonesia là một trong những nước xuất khẩu dầu ăn lớn ở khu vực, song lại đang đối mặt với tình trạng giá mặt hàng này leo thang từng ngày

  2. Giá quặng sắt lao dốc 8%, giảm phiên thứ 9 liên tiếp, chuyện gì đang xảy ra?

  3. Giá lúa mì của Mỹ giảm 5,7% xuống mức thấp nhất trong 2,5 tháng bởi áp lực vụ thu hoạch sớm tại Mỹ và Châu Âu cũng như những nỗ lực mới nhằm tăng khối lượng ngũ cốc được xuất khẩu từ Ukraine.

Vàng SJC 68.6 tr/lượng

USD 23,385 đồng

Bảng Anh 28,837 đồng

EUR 25,088 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Một doanh nghiệp ở Hải Phòng có trong tay gần 9.000 tỷ đồng tiền gửi, vay nợ ít nhưng vốn hóa chỉ hơn 6.000 tỷ đồng

Thị giá TCH đã xuống dưới 10.000 đồng trong khi nếu chia đều thì mỗi cổ phiếu đang có tới 13.000 đồng tiền mặt và tiền gửi.

Trong xu hướng giảm thời gian vừa qua của thị trường, rất nhiều cổ phiếu bất động sản đã giảm rất sâu, mất tới 60-70% giá trị so với đỉnh, có thể kể đến như Đất Xanh (DXG), Vinaconex (VCG), Tài chính Hoàng Huy (TCH), CEO, DIG…

Từ mức giá 27.000 đồng vào đầu năm, hiện cổ phiếu TCH đã rơi xuống mệnh giá trong phiên 20/6. Tại mức giá 9.910 đồng, vốn hóa của công ty chỉ còn 6.600 tỷ đồng – thấp hơn rất nhiều không chỉ so với giá trị sổ sách mà còn thấp hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt mà công ty đang có.

Một doanh nghiệp ở Hải Phòng có trong tay gần 9.000 tỷ đồng tiền gửi, vay nợ ít nhưng vốn hóa chỉ hơn 6.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Tại thời điểm 31/3/2022, lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn của TCH lên đến 8.681 tỷ đồng. Vốn đã luôn có nhiều tiền, lượng tiền của TCH còn tăng thêm đáng kể từ quý 4/2021 sau khi công ty hoàn tất chào bán cho cổ đông hiện hữu thu về 2.500 tỷ đồng. Nếu chia đều lượng tiền đang có cho toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành thì mỗi cổ phiếu sẽ có gần 13.000 đồng trong khi thị giá chỉ chưa đến 10.000 đồng.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả của công ty chỉ có 2.300 tỷ (riêng nợ ngân hàng là hơn 800 tỷ đồng).

Một doanh nghiệp ở Hải Phòng có trong tay gần 9.000 tỷ đồng tiền gửi, vay nợ ít nhưng vốn hóa chỉ hơn 6.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Khi mà rất nhiều doanh nghiệp bất động sản thường xuyên trong tình trạng “kẹt tiền”, nợ vay gấp nhiều lần vốn chủ thì có thể nói TCH là một hiện tượng lạ của ngành khi có quá nhiều tiền mặt trong khi nợ vay không đáng kể.

Khởi đầu là một đơn vị kinh doanh ô tô, hiện nay Hoàng Huy và các đơn vị thành viên là một trong những đơn vị phát triển bất động sản lớn ở Hải Phòng và Hà Nội.

Trong khoảng thời gian 2 năm từ Q3/2018 đến Q3/2020, lợi nhuận sau thuế của TCH chứng kiến sự đột biến từ mức 67 tỷ VND lên mức 394 tỷ VND. Thế nhưng, từ Q1/2021 đến Q1/2022, mức LNST của TCH chỉ dao động trên dưới mức quanh 100 tỷ VND.

Với lượng tiền gửi lớn (có lãi suất từ 4,8 – 6,15%/năm), lãi tiền gửi luôn đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của TCH.

Một doanh nghiệp ở Hải Phòng có trong tay gần 9.000 tỷ đồng tiền gửi, vay nợ ít nhưng vốn hóa chỉ hơn 6.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Việc doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hơn lượng tiền mặt đang có (trading below cash) cũng không phải trường hợp hiếm thấy ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Theo Investopedia, khi giá trị vốn hóa nhỏ hơn lượng tiền mặt nắm giữ, đó có thể là một dấu hiệu rất tiêu cực nếu như công ty không có triển vọng kinh doanh, hoặc dấu hiệu tích cực nếu như công ty đang trong quá trình thay đổi.

Việc vốn hóa nhỏ hơn cả tiền mặt hiếm khi xảy ra trong giai đoạn thị trường tăng, nhưng đó sẽ là một trường hợp có khả năng xảy ra trong một đợt điều chỉnh mạnh như thời khủng hoảng tài chính 2008.

Số công ty có giá trị vốn hóa nhỏ hơn lượng tiền mặt đang tăng “chóng mặt” ở Mỹ. Trong phiên giao dịch ngày 15/6/2022, 167 công ty trong danh sách Russell 3000 của Mỹ có vốn hóa nhỏ hơn lượng tiền mặt và khoản đầu tư tài chính, trong khi con số này vào thời điểm 31/3/2021 chỉ là 12. Con số này còn lớn hơn cả con số kỷ lục 165 vào năm 2009, trong thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.

Một doanh nghiệp ở Hải Phòng có trong tay gần 9.000 tỷ đồng tiền gửi, vay nợ ít nhưng vốn hóa chỉ hơn 6.000 tỷ đồng - Ảnh 4.

Lượng công ty có giá trị vốn hóa nhỏ hơn lượng tiền mặt và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ở Mỹ từ năm 2002. Nguồn: Bloomberg

Một số các công ty công nghệ hiện nay cũng đang trong tình cảnh giá trị vốn hóa nhỏ hơn lượng tiền mặt và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nắm giữ, ví dụ như công ty Robinhood. Vốn hóa của công ty này đã giảm xuống dưới mức 6 tỷ USD, tương đương với 7 USD/cổ phiếu, đây là mức giảm 80% kể từ khi công ty này IPO vào tháng 7/2021. Theo tờ New York Post, Robinhood đang phải đối mặt với những nguy cơ về mặt pháp lý trong tương lai.

Trang Investopedia cho rằng, có 2 cách để nhận ra việc đầu tư vào các công ty có vốn hóa nhỏ hơn lượng tiền mặt có phải một khoản đầu tư tốt hay không. Cách đầu tiên đó là so sánh giá trị sổ sách của công ty và lượng tiền mặt trên mỗi cổ phiếu. Đây là cách tính trong trường hợp công ty có nguy cơ phá sản, với mục đích định lượng giá trị mà nhà đầu tư có thể nhận lại khi công ty giải thể.

Cách thứ hai, nhà đầu tư có thể tính giá trị doanh nghiệp, hay enterprise value (EV), đây là công thức tính giá trị doanh nghiệp khi đã trừ đi mục tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Nếu giá trị doanh nghiệp thấp hoặc âm, đó có thể là dấu hiệu xấu mà nhà đầu tư cần tránh.

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp ở Hải Phòng có trong tay gần 9.000 tỷ đồng tiền gửi, vay nợ ít nhưng vốn hóa chỉ hơn 6.000 tỷ đồng

1 Likes

Cổ phiếu VNM hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao

Cổ phiếu VNM hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao

Sapo: Vinamilk chuẩn bị chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 24,5%, tương đương 5.120 tỷ đồng ứng với 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động như hiện tại, những cổ tức ngày càng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

Với lực cầu yếu và áp lực bán mạnh, VnIndex chính thức thủng mốc 1.200 vào ngày 20/6 với hơn 900 mã giảm. Thị trường chứng khoán sau đó vẫn tiếp tục chứng kiến những phiên giảm điểm, nhiều mã cổ phiếu rực lửa nhiều phiên. Cơ hội kiếm lời từ hoạt động trading của nhà đầu tư ngày càng trở nên khó khăn và bất định.

Vì vậy, dòng tiền trên thị trường dịch chuyển qua những kênh ổn định hơn như đầu tư vào các cổ phiếu bền vững, ít có biến động giá hay trả cổ tức cao. Xu hướng đó đã thúc đẩy một số cổ phiếu ngược dòng tăng mạnh.

Dù vẫn còn nhiều khó khăn qua 2 năm Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định chi trả cổ tức, thậm chí trả cổ tức tỷ lệ cao cho cổ đông. Điểm lại những ngày qua, có nhiều doanh nghiệp đã chốt ngày trả cổ tức như Đạm cà Mau (DCM), như PVGas (GAS)… Các doanh nghiệp này đều công bố ngày chốt danh sách cổ đông trong những ngày đầu tháng 7.

Trong đó Vinamilk (VNM) – gương mặt quen thuộc trong top những doanh nghiệp trả cổ tức cao trên thị trường chứng khoán – cũng công bố chốt quyền cổ tức bằng tiền, tổng tỷ lệ 24,5%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận được 2.450 đồng.

Theo đó, ngày 7/7 tới đây là ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại của năm 2021 (tỷ lệ 9,5%) và tạm ứng cổ tức đợt 1 của năm 2022 (tỷ lệ 15%).

Cổ phiếu VNM hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao - Ảnh 1.

Với 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Vinamilk sẽ thanh toán tổng cộng 5.120,4 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Số tiền này sẽ được chi trả vào ngày 19/8.

Vinamilk luôn nằm trong top những doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất. Những năm gần đây, công ty tập trung nguồn tiền vào các dự án đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ chi trả cổ tức giảm nhẹ nhưng vẫn thuộc top cao trên thị trường.

Hiện tại đến ngày chốt danh sách, cổ đông Vinamilk vẫn còn khoảng 2 tuần để “căn” mua cổ phiếu VNM nhằm hưởng cổ tức. Đây cũng là động thái khiến cổ phiếu VNM ngược dòng bứt phá, tăng mạnh các phiên vừa qua từ mức giá 66.700 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/6 lên đến 73.700 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa ngày 21/6), tương ứng tỷ lệ tăng 10,5% chỉ trong 2 phiên. Thanh khoản thị trường phiên ngày 21/6 cũng tăng gần gấp đôi phiên 20/6, đạt xấp xỉ 5 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong phiên. Với thị giá này, vốn hoá thị trường của Vinamilk đạt hơn 154.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu VNM hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu VNM trong tương quan với VNIndex trong 1 tháng. (VNM: Đường kẻ xanh, VNIndex: Đường kẻ tím). Nguồn: TradingView

Sức hút của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đối với cổ phiếu VNM không chỉ nằm ở các nhà đầu tư trong nước, mà khối ngoại cũng đang tiến hành “gom” hàng. Phiên ngày 21/6 khối lượng mua ròng của khối ngoại đạt 2,07 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch ròng hơn 152,6 tỷ đồng. Khối lượng mua ròng của khối ngoại phiên 21/6 đã gấp gần 2,4 lần phiên trước đó ngày 20/6.

Dấu hiệu khối ngoại “gom” cổ phiếu VNM còn diễn ra liên tục 4 phiên gần đây nhất, từ 16/6 đến 21/6.

Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, cổ đông đã thông qua phương án cổ tức năm 2021, tỷ lệ 38,5% bằng tiền mặt (3.850 đồng/cp), tương ứng tổng giá trị 8.046 tỷ đồng. Vinamilk đã tạm ứng 29% cổ tức cho cổ đông vào ngày 30/9/2021 và 25/2. Bên cạnh đó, mức cổ tức cho năm 2022 cũng là 38,5% bằng tiền.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu VNM hấp dẫn khối ngoại nhờ cổ tức cao

1 Likes

‘Giá rẻ nên mua thêm’, Chủ tịch Clever Group muốn nâng tỷ lệ sở hữu lên 27,23%

(VNF) - Ông Nguyễn Khánh Trình, Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Clever Group (HoSE: ADG), vừa đăng ký mua thêm cố phiếu ADG.

Ông Nguyễn Khánh Trình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Clever Group.

Ông Nguyễn Khánh Trình, Chủ tịch HĐQT Clever Group vừa đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu ADG trong thời gian từ ngày 28/6 đến ngày 27/7. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh, với mục đích là “giá rẻ nên mua thêm”.

Trước giao dịch, ông Trình nắm giữ tổng cộng hơn 5,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 26,73%.

Nếu hoàn tất, số lượng nắm giữ của ông Trình sẽ tăng lên hơn 5,4 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương đương lên 27,23%,

Tạm tính theo thị giá của cổ phiếu ADG, Chủ tịch Clever Group dự kiến chi 3,75 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Năm 2022, Clever Group lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất đạt 670 tỷ đồng, tăng 15% so với mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng thu về 54 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng ở mức 46%.

Riêng trong quý I, công ty đạt doanh thu thuần hơn 117,8 tỷ đồng, giảm gần 22% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn ở mức 42%, đạt hơn 2,2 tỷ đồng.

Clever Group dự kiến trình ĐHCĐ kế hoạch phát hành 1,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 7,5% và phương án phát hành 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 30.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Số vốn huy động được trong đợt chào bán sẽ được công ty sử dụng để tăng vốn cho Công ty Cổ phần Review Thông Minh (M&A và đầu tư vào công ty công nghệ) và trả nợ ngân hàng.

Cổ phiếu ADG đóng cửa phiên 22/6 ở mức giá 37.500 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hoá thị trường ước tính hơn 745 tỷ đồng.

1 Likes

Nước Đức ‘xét lại’ vì chiến tranh Ukraine

TTO - Ngày 21-6, Ukraine thông báo lô vũ khí hạng nặng đầu tiên Đức viện trợ cho họ đã tới nơi, trong khi chính quyền Berlin công bố danh sách đầy đủ hỗ trợ quân sự mà họ đã chuyển cho Kiev trong một động thái chưa từng thấy kể từ Thế chiến II.

Nước Đức xét lại vì chiến tranh Ukraine - Ảnh 1.

Pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 của Đức - Ảnh: Wikipedia.org

Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói lô pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 của Đức “cuối cùng” đã tới tay binh sĩ Ukraine, cũng là lô vũ khí hạng nặng đầu tiên Đức chuyển cho Kiev.

Panzerhaubitze 2000 là loại pháo mạnh nhất trong kho vũ khí của Đức, có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 40km, theo Đài DW (Đức).

Sự thay đổi của Đức

Ông Reznikov đã cảm ơn và nhân dịp này ca ngợi người đồng cấp Đức Christine Lambrecht. “Panzerhaubitze 2000 cuối cùng cũng đã gia nhập kho lựu pháo 155 ly của pháo binh Ukraine”, ông viết trên Twitter và gọi đây là “ví dụ về sự hợp tác quốc tế hỗ trợ Ukraine”.

Trong danh sách được Đức công bố nói trên, ngoài hệ thống pháo tự hành còn có 14.900 quả mìn chống tăng, 500 tên lửa phòng không STINGER và 2.700 tên lửa chống máy bay, theo Bộ Quốc phòng Đức.

Cùng với các vũ khí hạng nhẹ và trang thiết bị khác, Berlin đã hỗ trợ Ukraine 16 triệu viên đạn, 100.000 lựu đạn, 175 xe vận tải, 23.000 nón cối, 10.000 túi ngủ quân dụng, 1.200 giường bệnh và 100 lều dã chiến. Đáng chú ý trong danh sách này có 30 xe tăng Gepard và 3 hệ thống phóng tên lửa MARS II nhưng chưa được giao.

Động thái mới phản ánh sự thay đổi thái độ của chính quyền Thủ tướng Đức Olaf Scholz, sau rất nhiều chỉ trích về việc Berlin không hành động đủ nhanh và dứt khoát để hỗ trợ Ukraine sớm và nhiều hơn.

Do phụ thuộc khá nhiều vào nguồn khí đốt từ Nga cũng như những kiềm tỏa từ sau Thế chiến II, ban đầu Đức chỉ hỗ trợ Ukraine vũ khí và trang thiết bị không sát thương.

Chính quyền Ukraine liên tục kêu gọi phương Tây tăng cường viện trợ quân sự thời gian qua, khi tình hình trên chiến trường đang tỏ ra bất lợi với họ.

Các lực lượng Nga tuy chậm mà chắc vẫn đang lấn dần về phía tây Ukraine, sau khi có vẻ đã kiểm soát được gần hết vùng Donbass. Kiev nói họ cần 1.000 khẩu lựu pháo, 500 xe tăng và 1.000 máy bay không người lái “ngay lập tức” để chặn bước quân Nga.

Ông Scholz nói trước Quốc hội Đức rằng quyết định cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine là “đúng đắn và cần thiết trong tình hình hiện tại”. Ông khẳng định Nga phải chấm dứt cuộc chiến và nhấn mạnh quyền được tồn tại của Ukraine: “Mọi việc chúng ta làm nhắm tới điều đó”.

Đối mặt suy thoái

Tuy nhiên, nếu chiến sự kéo dài, những tổn thất với chính Đức cũng sẽ ngày một lớn hơn. Hiệp hội Các nhà sản xuất công nghiệp Đức (BDI) ngày 21-6 đưa ra dự báo về nguy cơ suy thoái nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn.

EU hiện nhập khẩu 40% nhu cầu khí đốt từ Nga, và với riêng Đức là 55%. BDI từng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Đức trong năm 2022 từ 3,5% xuống còn 1,5% khi cuộc chiến nổ ra. Giờ họ bổ sung rằng suy thoái sẽ là không tránh khỏi với nền kinh tế lớn nhất châu Âu nếu Nga ngừng hẳn cấp khí đốt.

Cũng chính vì vậy mà Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cuối tuần trước đã thông báo Đức sẽ phải hạn chế dùng khí đốt để sản xuất điện và trở lại dùng nhiều than đá hơn “trong thời kỳ chuyển giao”, tức trước khi có thể chuyển sang các loại năng lượng sạch.

Ông Habeck cảnh báo mùa đông sắp tới sẽ “khá ngặt nghèo” nếu Đức không có biện pháp đối phó tình trạng thiếu hụt nhiên liệu. “Thật cay đắng, nhưng giảm tiêu thụ khí đốt lúc này gần như là bắt buộc” - ông Habeck, một đảng viên Đảng Xanh trong liên minh cầm quyền, nói.

Tuần trước, Hãng khí đốt nhà nước Nga Gazprom thông báo sẽ hạn chế hơn nữa nguồn cung qua hệ thống Dòng phương Bắc 1 - dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic - “vì lý do kỹ thuật”, cụ thể là do chậm nhận được thiết bị từ Công ty Đức Siemens Energy. Ông Habeck bác bỏ tuyên bố đó và nói Matxcơva hành động vì lý do chính trị.

Tuy nhiên, CEO của Gazprom Alexei Miller nói Nga sẽ chơi theo luật của họ sau khi công ty này đã giảm một nửa nguồn cung cho Đức.

“Sản phẩm của chúng tôi, luật của chúng tôi. Chúng tôi không chơi theo luật mà chúng tôi không được viết nên”, ông Miller nói ở Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg, vẫn được gọi là Davos của Nga, diễn ra tuần trước, theo The Moscow Times.

Nguồn bài viết: Nước Đức 'xét lại' vì chiến tranh Ukraine - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

TIN THẾ GIỚI 23-6: Mỹ sẽ bị suy thoái kinh tế; Nga gặp Iran bàn chuyện hạt nhân

TTO - FED khẳng định không muốn tạo ra suy thoái để ngăn lạm phát; Thái tử Kuwait giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm; Matxcơva đổi tên ngã tư gần Đại sứ quán Mỹ theo tên Donestk… là một số tin thế giới đáng chú ý ngày 23-6.

TIN THẾ GIỚI 23-6: Mỹ sẽ bị suy thoái kinh tế; Nga gặp Iran bàn chuyện hạt nhân - Ảnh 1.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell điều trần tại một phiên điều trần trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ ngày 22-6 - Ảnh: REUTERS

  • Ngày 22-6, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell tuyên bố FED không cố gắng tạo ra một cuộc suy thoái để ngăn chặn lạm phát, nhưng cam kết đưa giá cả vào tầm kiểm soát, ngay cả khi làm như vậy có nguy cơ gây suy thoái kinh tế.

Theo Hãng tin Reuters, ông Powell thừa nhận suy thoái “chắc chắn là một khả năng” và việc kiềm chế lạm phát trở nên khó khăn hơn trong vài tháng qua.

“FED trong những tháng tới sẽ tìm kiếm bằng chứng thuyết phục về việc giảm áp lực giá cả, trước khi giảm bớt các đợt tăng lãi suất FED đã bắt đầu cách đây ba tháng", ông Powell nói.

  • Thái tử Kuwait đã giải tán quốc hội vào ngày 22-6 và kêu gọi bầu cử sớm trong bối cảnh xung đột giữa chính phủ và quốc hội dân cử đã cản trở cải cách tài khóa. Các nhà lập pháp đối lập đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với động thái nhằm chấm dứt bế tắc này.

Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Thái tử Sheikh Meshal al-Ahmad al-Sabah tuyên bố chính trường trong nước đang bị “giằng xé bởi bất đồng và lợi ích cá nhân”, gây bất lợi cho Kuwait.

TIN THẾ GIỚI 23-6: Mỹ sẽ bị suy thoái kinh tế; Nga gặp Iran bàn chuyện hạt nhân - Ảnh 2.

Biển chỉ đường “Quảng trường Cộng hòa nhân dân Donetsk” mới đặt phía trước Đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva - Ảnh: REUTERS

  • Ngày 22-6, chính quyền thành phố Matxcơva (Nga) đổi tên một ngã tư liền kề Đại sứ quán Mỹ theo tên Donetsk - vùng lãnh thổ ly khai do Nga hậu thuẫn của Ukraine.

Các công nhân đã đặt các biển báo đường với tên mới ngay bên ngoài khu phức hợp đại sứ quán, nằm gần tòa nhà của Chính phủ Nga ở trung tâm Matxcơva.

  • Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga sẽ đáp trả việc Mỹ không cho phép máy bay Nga đón các nhà ngoại giao và gia đình của họ từ Mỹ trở về.

Bà Zakharova tuyên bố: “Phía Mỹ tiếp tục phá hủy một cách có hệ thống các mối quan hệ song phương vốn đã ở trong tình trạng đáng tiếc”.

  • Ngày 22-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông tin là tất cả các thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ ủng hộ đề xuất cấp tư cách ứng viên EU cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần này.

“Tôi tin rằng toàn bộ 27 quốc gia thuộc EU sẽ ủng hộ tư cách ứng cử viên của chúng tôi. Điều này giống như bước từ bóng tối ra ánh sáng”, ông Zelensky phát biểu thông qua một liên kết video với các sinh viên của Trường Chính sách công và vấn đề toàn cầu Munk ở Toronto, Canada.

TIN THẾ GIỚI 23-6: Mỹ sẽ bị suy thoái kinh tế; Nga gặp Iran bàn chuyện hạt nhân - Ảnh 3.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (phải) gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Tehran ngày 22-6 - Ảnh: REUTERS

  • Truyền hình nhà nước Iran đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tới Iran ngày 22-6 trong bối cảnh nỗ lực đàm phán giữa các cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức (Nhóm P5+1) với Tehran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 hiện đang bế tắc.

Cụ thể, “trong chuyến thăm của ông Lavrov, thỏa thuận hạt nhân, tăng cường hợp tác song phương và năng lượng, cùng các vấn đề quốc tế và khu vực sẽ được hai bên thảo luận”. Truyền hình Iran phát hình ảnh ông Lavrov gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, song không cung cấp thông tin chi tiết.

  • Theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 22-6 đã khẳng định chính sách thân thiện của Bắc Kinh đối với Hàn Quốc không thay đổi, và Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt Seoul ở vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng.

Phát biểu trong cuộc gặp ông Jang Ha Sung, đại sứ Hàn Quốc tại Bắc Kinh sắp hết nhiệm kỳ, ông Vương bày tỏ mong muốn chính quyền mới tại Seoul sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách hữu nghị với Trung Quốc.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 23-6: Mỹ sẽ bị suy thoái kinh tế; Nga gặp Iran bàn chuyện hạt nhân - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Lời khuyên của Warren Buffett để vượt qua “nỗi sợ” khi thị trường lao dốc

Theo Warren Buffett, nếu nhà đầu tư không thể xử lý nỗi sợ của mình bằng tâm lý, thì họ thực sự không nên nắm giữ cổ phiếu, bởi vì họ sẽ mua và bán cổ phiếu không đúng thời điểm…

Tỷ phú Warren Buffett - Ảnh: Getty Images

Trong hơn 3 thập kỷ, tỷ phú Warren Buffett nhiều lần khuyên các nhà đầu tư không nên khuất phục trước nỗi sợ khi tham gia thị trường và xem các giai đoạn “sợ hãi” trên thị trường tài chính là cơ hội để mua vào giá rẻ.

CEO của Birkshire Hathaway cũng cảnh báo các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu “điên cuồng” khi thị trường lao dốc có nguy cơ chịu khoản thua lỗ khổng lồ. Trong khi đó, những người bình tĩnh và duy trì danh mục cổ phiếu blue-chip hầu như đảm bảo được lợi nhuận ổn định trong thời gian dài.

Dưới đây là những lần bày tỏ quan điểm về nỗi sợ khi đầu tư tài chính của nhà đầu tư huyền thoại này.

"Chúng tôi (Berkshire Hathaway) thường có được những giao dịch mua vào tốt nhất khi nỗi lo sợ về một số sự kiện vĩ mô lên tới đỉnh điểm. Nỗi sợ hãi là kẻ thù của người theo chủ nghĩa ngắn hạn nhưng lại là bạn của những theo chủ nghĩa chính thống”, Warren Buffett (1994) - Ảnh: AP

"Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền trong thời kỳ hỗn loạn hai năm qua. Đó là thời kỳ lý tưởng cho các nhà đầu tư: Môi trường sợ hãi là người bạn tốt nhất của nhà đầu tư. Những người chỉ đầu tư khi các nhà bình luận lạc quan cuối cùng phải trả giá đắt cho sự trấn an vô nghĩa đó”, Warren Buffett (2009) - Ảnh: Reuters

“Trong những giai đoạn đáng sợ như vậy, bạn đừng bao giờ quên hai điều: Thứ nhất, nỗi sợ lan rộng là bạn của nhà đầu tư, vì nó mang tới những thương vụ mua vào giá hời. Thứ hai, nỗi sợ cá nhân là kẻ thù của bạn. Đây là thứ không được phép xảy ra. Những nhà đầu tư tránh được những khoản phí cao, không cần thiết và chỉ cần nằm im trong dài hạn với tập hợp cổ phiếu doanh nghiệp lớn, chắc chắn sẽ kiếm lời tốt”, Warren Buffett (2016) - Ảnh: Getty Images

“Dù nhìn chung các nhà đầu tư trên thị trường luôn lý trí, nhưng đôi khi họ cũng làm những điều điên rồ. Việc nắm bắt các cơ hội không đòi hỏi phải có trí thông minh tuyệt vời, bằng cấp kinh tế hay sự quen thuộc với các biệt ngữ Phố Wall như alpha và beta. Thay vào đó, những gì nhà đầu tư cần là khả năng bỏ qua nỗi sợ hãi hoặc sự điên cuồng của đám đông, đồng thời tập trung vào một số nguyên tắc cơ bản và đơn giản. Việc sẵn sàng trở nên ngoài sức tưởng tượng trong một khoảng thời gian bền vững – hoặc thậm chí có vẻ ngu ngốc – cũng là điều cần thiết”, Warren Buffett (2017) - Ảnh: Reuters

“Dù nhìn chung các nhà đầu tư trên thị trường luôn lý trí, nhưng đôi khi họ cũng làm những điều điên rồ. Việc nắm bắt các cơ hội không đòi hỏi phải có trí thông minh tuyệt vời, bằng cấp kinh tế hay sự quen thuộc với các biệt ngữ Phố Wall như alpha và beta. Thay vào đó, những gì nhà đầu tư cần là khả năng bỏ qua nỗi sợ hãi hoặc sự điên cuồng của đám đông, đồng thời tập trung vào một số nguyên tắc cơ bản và đơn giản. Việc sẵn sàng trở nên ngoài sức tưởng tượng trong một khoảng thời gian bền vững – hoặc thậm chí có vẻ ngu ngốc – cũng là điều cần thiết”, Warren Buffett (2017) - Ảnh: Reuters

“Đôi khi, sự bùng phát của hai căn bệnh siêu truyền nhiễm – nỗi sợ và lòng tham – sẽ xảy ra trong cộng đồng nhà đầu tư. Không thể đoán trước thời điểm xảy ra những dịch bệnh này. Và diễn biến thị trường do chúng tạo ra cũng không thể đoán trước được, cả về thời gian và mức độ. Vì vậy, chúng tôi không bao giờ cố gắng đoán trước sự xuất hiện hoặc khởi phát của một trong hai căn bệnh. Mục tiêu của chúng tôi khiêm tốn hơn: Chúng tôi chỉ cố gắng sợ hãi khi người khác tham lam và chỉ tham lam khi người khác sợ hãi”, Warren Buffett (1986) - Ảnh: Getty Images

Nguồn bài viết: Lời khuyên của Warren Buffett để vượt qua "nỗi sợ" khi thị trường lao dốc - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Doanh nghiệp nào vừa ra khỏi nhóm CLB vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng?

2 doanh nghiệp vừa rời top là công ty FPT (Mã: FPT) và công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR).

Nếu như ở cuối tuần trước, TTCK Việt có 17 doanh nghiệp có quy mô vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong 3 phiên giao dịch ở tuần này đã có 2 doanh nghiệp rời top CLB vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng là FPT và BSR.

Cụ thể, vốn hóa của FPT giảm từ 101 nghìn tỷ đồng xuống còn 92,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó vốn hóa của BSR giảm mạnh từ 101,4 nghìn tỷ đồng xuống còn 79,4 nghìn tỷ đồng.

Ngoài BSR, một doanh nghiệp dầu khí cũng đang chịu tác động mạnh là GAS. Tính riêng 3 phiên giao dịch gần đây, vốn hóa của GAS đã bị “thổi bay” hơn 43,6 nghìn tỷ đồng.

Những doanh nghiệp có vốn hóa giảm mạnh trong 3 phiên qua có thể kể đến như: MSN (15,7 nghìn tỷ đồng), MWG (11,6 nghìn tỷ đồng), HPG (10 nghìn tỷ đồng).

Quy mô doanh nghiệp vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng

Ngược lại, cổ phiếu VNM lại bất ngờ ngược dòng để tăng vốn hóa thêm 8,1 nghìn tỷ đồng.

Nguồn: Lý Bằng

1 Likes