Chứng sỹ săn tin!

DIG - THÔNG BÁO GIAO DỊCH CỔ PHIẾU VỢ CHỦ TỊCH NGUYỄN THIỆN TUẤN - BÀ LÊ THỊ HÀ THÀNH

Nguồn: DIG - THÔNG BÁO GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CỦA NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NỘI BỘ - BÀ LÊ THỊ HÀ THÀNH | Tổng Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Xây Dựng

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 23/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. TCM: Giảm sâu, cựu sếp Prime mất phần lớn số lãi sau gần 2 năm đầu tư

  2. Chủ tịch Sao Ta: Lợi nhuận nửa đầu năm tăng 45%, cả năm chắc chắn hoàn thành kế hoạch

  3. FPT/BSR: 2 doanh nghiệp vừa dắt tay nhau ra khỏi “câu lạc bộ vốn hóa 100.000 tỷ”, danh sách chỉ còn 15 thành viên

  4. DIG: Thị giá cổ phiếu DIG chỉ còn 1/3 so với đỉnh, vốn hóa mất đi gần 2 tỷ USD

  5. HPG: Sau 1 năm được chấp thuận đầu tư, dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát còn 20% diện tích chưa giải phóng xong mặt bằng do có vướng mắc

_

  1. FCN: FECON hợp tác cùng Corio Generation tại dự án điện gió ngoài khơi Vũng Tàu

  2. FLC: Ông Lã Quý Hiển xin từ nhiệm, Hội đồng quản trị của FLC còn hai người

😎 PDR: Phát Đạt nhận chuyển nhượng Khu phức hợp Hòa Bình - Thanh Yến

  1. BID: BIDV cần đấu giá khoản nợ lên tới 4.383 tỷ đồng

  2. VJC: Vietjet mở đường bay Tp.Hồ Chí Minh/Hà Nội - Mumbai cùng các đường bay giữa Việt Nam - Ấn Độ

  3. MWG: Ông Nguyễn Đức Tài lý giải - Vì sao MWG không bán TV, tủ lạnh, máy giặt ngay trong chuỗi Thegioididong?

  4. Vi phạm công bố thông tin, TOP và NVL bị phạt tiền

  5. VNW: Thương hiệu quạt 50 năm tuổi Điện cơ Thống nhất (Vinawind) chuẩn bị lên sàn

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. An Phát Holdings (APH) muốn mua gần 41 triệu cổ phiếu Nhựa An Phát Xanh (AAA)

  2. ADG: Cho rằng thị giá ADG còn rẻ, Chủ tịch Nguyễn Khánh Trình đăng ký mua 100.000 cp

  3. DDG: Người nhà Tổng Giám đốc đã sang tay 1 triệu cp

  4. G36: Công ty CP Vận tải và Thương mại Anh Quân đăng ký bán trên 7,2 triệu CP

_

  1. GMD: Gemadept dự phát hành 100 triệu cổ phiếu giá chiết khấu 60% so thị giá

  2. Hạ tầng Đèo Cả (HHV): ước LNST 6 tháng tăng 17%, chuẩn bị chào bán cổ phiếu huy động 2.000 tỷ cho nhiều dự án giao thông

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường chứng khoán có phiên trả điểm khi lấy lại phần điểm đã mất trong hai phiên trước đó. VN-Index đóng cửa cao nhất phiên lên 1.188,88 điểm.

  • Hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng và thủy sản hồi phục trở lại sau phiên lao dốc hôm qua.

  • VN-Index đảo chiều tăng 20 điểm nhưng thanh khoản xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2020

  • Tuy phiên thị trường hồi phục về điểm số nhưng với thanh khoản thấp cho thấy dòng tiền lớn vẫn khá thờ ơ việc bắt đáy. Các cổ phiếu thuộc nhóm dầu, điện, cảng, thủy sản,… sau khi chiết khấu 20 - 30% từ đỉnh đã bắt đầu hồi phục với thanh khoản thấp tạo bước cân bằng đầu tiên.

  • Thanh khoản thị trường ở mức thấp với tổng giá trị khớp lệnh đạt 10.325 tỷ đồng, giảm 27,3% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt 8.859 tỷ đồng.

  • Tự doanh CTCK bán ròng 317 tỷ đồng cổ phiếu sàn HOSE, ưu tiên Short phái sinh khi VN-Index tăng điểm, xả ròng IDC gần 108 tỷ đồng

  • Khối ngoại tiếp tục gom ròng hơn 350 tỷ đồng trên HOSE phiên VN-Index bật tăng gần 20 điểm

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Báo cáo đánh giá thị trường năm 2022 của MSCI mang lại nhiều thông tin kém vui về giấc mơ nâng hạng thị trường của Việt Nam, khi có tới 9 tiêu chí định lượng bị đánh giá tiêu cực, nhấn mạnh tới vấn đề room nước ngoài.

  2. KIM Việt Nam chuẩn bị ra mắt quỹ ETF tập trung cổ phiếu ngân hàng

  3. Cơ hội nào cho nhóm dầu khí, phân bón, điện trong nửa cuối năm?

  4. Sôi động giao dịch nội bộ khi cổ phiếu về vùng đáy một năm

_

=> VIỆT NAM

  1. Thị trường trong nước ghi nhận giá ure giảm nhiệt khoảng 40.000 -50.000 đ/bao. Giá ure giảm nhiệt liệu có kéo được đà giảm giá của các loại phân bón khác?

  2. Nhà ở xã hội và vừa túi tiền được ‘kích hoạt’ trở lại

  3. Xuất khẩu thủy sản thu về hơn 1 tỉ USD/tháng trong 3 tháng liên tiếp, đạt mức tăng trưởng 10%-90% tùy thị trường, giá bán bình quân tăng 10%-15%.

  4. Hết tiền trả lương, công ty vận hành tuyến Metro số 1 kiến nghị khẩn :3

  5. “Bão” giá xăng dầu và nguyên liệu, doanh nghiệp càng “khát” vốn

  6. Tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh đạt hơn 10,6% trong 6 tháng đầu năm

  7. Tăng trưởng kinh tế Cần Thơ đạt hơn 8%, cao nhất trong 3 năm

  8. Trả nợ công trực tiếp của Chính phủ sẽ không quá 25% tổng thu NSNN vào năm 2030

  9. Theo “Chiến lược nợ công đến năm 2030”, Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP; nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

  10. Việt Nam đang là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ hai cho Trung Quốc

  11. Dù tăng đến 3.000 đồng/kg ở miền Nam, giá lợn hơi vẫn chưa thực sự khởi sắc

  12. Thu hoạch lúa ở ĐBSCL: Thất thoát 15 nghìn tỷ đồng mỗi năm

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (22/6), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell thừa nhận nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá dầu sụt 3%

  2. Chứng khoán châu Á chốt phiên trái chiều, Trung Quốc dẫn đầu đà tăng

  3. Nhập khẩu hơn 90% lương thực, Singapore đang ứng phó thế nào với lạm phát?

  4. Bùng nổ “cuộc chiến” xe điện ở Đông Nam Á

  5. Italy trên bờ vực rơi vào một cuộc khủng hoảng lương thực

  6. Thời thế thay đổi, Alibaba, Tencent bị đối thủ đến sau qua mặt

  7. Masayoshi Son bị hoài nghi: Bỏ 142 tỷ USD đầu tư khắp làng công nghệ, hiện Softbank lỗ hàng chục tỷ USD mỗi quý, vốn hóa bay 34 tỷ USD

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Hublot bắt đầu chấp nhận BTC và các khoản thanh toán bằng tiền điện tử

  2. Mark Zuckerberg ra mắt Meta Pay – Ví kỹ thuật số cho Metaverse

  3. Meta chuẩn bị thử nghiệm NFT trên Instagram Stories với Spark AR

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm xuống dưới mốc 20.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích lên và lên 20.700 USD/BTC vào cuối ngày.

  5. Tổng vốn hoá của thị trường tiền ảo toàn cầu đang ở mức 892 tỷ USD, giảm 1,7% so với cách đó 24 tiếng, và đã giảm hơn 70% so với mức kỷ lục trên 3 nghìn tỷ USD thiết lập vào tháng 11 năm ngoái.

_

  1. Tổng thống Mỹ sẽ kêu gọi quốc hội đình chỉ thuế xăng trong ba tháng

  2. Nga đẩy mạnh bán dầu giá rẻ cho Trung Quốc

  3. Ấn Độ ồ ạt mua dầu Nga bất chấp trừng phạt của phương Tây

  4. Nguy cơ suy thoái kinh tế đe dọa tới triển vọng tiêu thụ dầu

  5. Thị trường dầu thô đang trải qua giai đoạn điều chỉnh mạnh nhất kể từ tháng 3 tới nay. Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, giá dầu đã giảm hơn 15% và chạm mức thấp nhất trong vòng một tháng.

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,03 USD (-0,97%), xuống 105,16 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,06 USD (-0,95%), xuống 110,71 USD/thùng.

_

  1. Trung Quốc: Đồng NDT số đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi

  2. Trong phiên giao dịch 23/6, đồng won của Hàn Quốc đã giảm xuống dưới mức 1.300 won/USD lần đầu tiên trong khoảng 13 năm qua.

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 5,3 USD lên mức 1.838 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lùi về dưới 1.830 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Nhiều nhà phân tích cảnh báo giá các kim loại công nghiệp sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn khi nhu cầu sử dụng tăng lên nhưng các hãng khai khoáng lớn nhất thế giới giảm đầu tư vào mở rộng khai thác.

  2. Giá cao su giữa tháng 6 giảm mạnh

  3. Xuất khẩu lương thực của Thái Lan dự báo tăng trưởng cao

  4. Châu Âu tăng sử dụng than để đối phó với khủng hoảng năng lượng

  5. Thụy Điển, Đan Mạch đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt ‘nghiêm trọng’

  6. Đức, Áo, Hà Lan đã kích hoạt kế hoạch năng lượng khẩn cấp trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt, giá khí đốt tăng, neo vùng giá 3 tháng

  7. Đồng giảm xuống mức thấp nhất 15 tháng

  8. Giá quặng sắt Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tuần, trong khi việc bán tháo tiếp tục tại Singapore, do lo lắng về dư cung thép tại Trung Quốc, nước sản xuất vật liệu xây dựng và gia công lớn nhất thế giới.

  9. Giá quặng 62% nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc ngày 22/6 là 109 USD/tấn, giảm 6% so với ngày trước đó, thấp nhất hơn 6 tháng

Vàng SJC 68.7 tr/lượng

USD 23,390 đồng

Bảng Anh 28,945 đồng

EUR 25,283 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

Cổ phiếu ngân hàng giảm 40% trong vòng 3 tháng, định giá liệu đã rẻ?

Nếu tính trong vòng 3 tháng qua, hầu hết thị giá cổ phiếu ngân hàng đều có mức giảm từ 30-40%. Trong đó, giảm mạnh nhất là VIB -42%; VBB 41%; PGB -41,78%; SHB -40%; MSB -38%; STB -39%, TCB -30%…

Đồ họa: Thu Minh.

Cổ phiếu ngân hàng đã chấm dứt đà tăng từ thời điểm tháng 2 đến nay. Nếu tính trong vòng 3 tháng qua, hầu hết thị giá cổ phiếu ngân hàng đều có mức giảm từ 30-40%. Trong đó, giảm mạnh nhất là VIB -42%; VBB 41%; PGB -41,78%; SHB -40%; MSB -38%; STB -39%, TCB -30%… Không có bất kỳ một cổ phiếu ngân hàng nào lội ngược dòng tăng trưởng trong 3 tháng qua.

Nguyên nhân cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh thời gian qua chủ yếu do việc kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn tín dụng vào bất động sản, thanh tra trái phiếu doanh nghiệp tại các ngân hàng, lo ngại nợ xấu gia tăng do doanh nghiệp bất động sản đói vốn gần như không có dự án mới tung ra thị trường và áp lực lạm phát đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư.

KỲ VỌNG NGÂN HÀNG QUỐC DOANH ĐƯỢC NÂNG VỐN

Ở vùng giá này, xét trên định giá vĩ mô và vi mô, nhiều công ty chứng khoán cho là đã đủ hấp dẫn để mua vào. Cụ thể, theo đánh giá của Agriseco, định giá ngành ngân hàng hiện tại theo P/B (1,6x) đã giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm (2,0) và thấp hơn so với VN-Index.

Mặc dù định giá hiện nay của các ngân hàng tại Việt Nam P/B 1,6x cao hơn so với đa số các nước trong khu vực P/B khoảng 1,3x nhưng chỉ số ROE 18,6x% cao hơn hẳn so với mức trung bình các nước trong khu vực 10,x%. Do vậy, Agriseco Research đánh giá ngành ngân hàng hấp dẫn để đầu tư trong 2022.

Các ngân hàng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 tăng trưởng khả quan lợi nhuận sau thuế tăng trung bình 30% so với cùng kỳ trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau dịch cùng các chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ ban hành.

So sánh kết quả thực hiện được trong năm 2021 và kế hoạch năm 2022, nhóm ngân hàng tư nhân đặt mục tiêu tăng trưởng tốt, đáng chú ý, VPB có mục tiêu tăng trưởng cao nhất ngành (+107% so với cùng kỳ) nhờ ghi nhận khoản phí trả trước một lần từ việc gia hạn hợp đồng bảo hiểm với AIA. Nhóm ngân hàng TMCP nhà nước nổi trội có BID đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ (+52% so với cùng kỳ) do giảm mạnh chi phí dự phòng. VCB dù có kế hoạch thận trọng hơn, lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 12% so với cùng kỳ nhưng quy mô lợi nhuận vẫn dẫn đầu ngành, 30.676 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ. Việc tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ giúp các ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu, cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn. Nhiều ngân hàng đã và đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ/phát hành ra công chúng và thông thường sẽ tạo ra những biến động lên giá cổ phiếu khi các thông tin cụ thể được công bố.

Hiện nay, nhóm ngân hàng TPCP nhà nước có bộ đệm an toàn vốn CAR (dao động khoảng 9%) khá nhỏ so với nhóm ngân hàng TMCP tư nhân (khoảng 11% - 15%). Trong bối cảnh hiện nay, trước tốc độ mở rộng quy mô hoạt động và tăng vốn mạnh mẽ của nhóm ngân hàng TMCP tư nhân đòi hỏi nhóm ngân hàng quốc doanh phải tăng vốn nếu không muốn bị mất vị thế. Kỳ vọng, nhóm ngân hàng TMCP quốc doanh sẽ được Ngân hàng Nhà nước nâng vốn điều lệ trong thời gian tới, giúp giải tỏa dần áp lực, củng cố thị phần và gia tăng khả năng ứng phó với các rủi ro.

Xét trong các quý tới, Agriseco duy trì triển vọng tích cực đối với nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng nhờ (1) dư địa đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng sau khi dịch bệnh được khống chế; (2) các chính sách mới Chính phủ ban hành: (2a) gói hỗ trợ lãi suất 2% giúp ngân hàng gia tăng thu nhập lãi thuần và (2b) kéo dài thời hạn áp dụng Nghị định 42 về thí điểm xử lý nợ xấu giúp hỗ trợ chất lượng tài sản; (3) kế hoạch 2022 tăng trưởng tích cực; (4) kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ dự kiến sẽ triển khai trong năm và (5) mặt bằng giá cổ phiếu Ngân hàng đã trở về trạng thái hấp dẫn.

Trong trung và dài hạn, vẫn duy trì quan điểm kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ chuyển mình và là cơ hội đầu tư hấp dẫn nhờ quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngân hàng đang dần hình thành hệ sinh thái ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với các sản phẩm tài chính công nghệ 4.0 giúp gia tăng giá trị thặng dư; quy mô và năng lực tài chính của các ngân hàng đang được đẩy mạnh nhờ lợi nhuận tích lũy cùng quá trình tăng vốn, phát hành cho đối tác chiến lược.

NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG PHẢN ỨNG THÁI QUÁ

Trong báo cáo vừa công bố, Yuanta cũng khuyến nghị các ngân hàng chất lượng cao, có tiềm năng tăng trưởng mảng bancassurance rất tích cực như là: ACB, MBB và VCB. ACB đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng tổng doanh thu APE trong 4 tháng đầu năm 2022, theo sau đó là MBB.

Theo công ty chứng khoán này, Yuanta cho rằng thu nhập của các ngân hàng sẽ ít bị phụ thuộc vào mảng cho vay trong tương lai. Thu nhập phí sẽ trở thành động lực thúc đẩy lợi nhuận, với 2 nhân tố đóng góp chính là: doanh thu bancassurance và phí dịch vụ thẻ.

Thống kê từ 17 ngân hàng niêm yết, Bancasurrance chiếm trung bình 37% trong tổng thu nhập phí năm 2021 của các ngân hàng niêm yết. Kỳ vọng tỷ trọng đóng góp của mảng bancassurance vào doanh thu tại CTG, VCB, TCB, VPB, MSB và STB sẽ tăng lên đáng kể sau khi đã ký kết hợp đồng với các đối tác bảo hiểm độc quyền của họ. Vì thế, tổng doanh thu bancassurance sẽ chiếm khoảng 50% tổng thu nhập phí của toàn ngành vào năm 2025E.

Tương tự, VnDirect cũng kỳ vọng ngân hàng là lựa chọn đầu tư tiêu biểu trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Mặc dù biên lãi thuần NIM khó có thể tiếp tục cải thiện do lãi suất huy động cao hơn, các ngân hàng vẫn có thể duy trì tăng trưởng lợi nhuận tốt ước tính khoảng 29,4% so với cùng kỳ và khả năng sinh lời mạnh mẽ ở mức 22% trong năm nay, do tín dụng tăng trưởng ổn định, thu nhập từ phí tăng nhanh và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt.

Ngành ngân hàng đang giao dịch ở mức P/BV dự phóng trung bình là 1,46 lần trong năm 2022 - thấp hơn nhiều so với mức P/BV trung bình 3 năm là 2 lần mặc dù lợi nhuận toàn ngành ước tính vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và khả năng sinh lời ROE cao, điều này cho thấy mức định giá rất hấp dẫn.

Ngành ngân hàng đã phải đối mặt với những khó khăn do lo ngại về lạm phát, NIM thu hẹp và nợ xấu tăng nhanh sau khi Thông tư 14 kết thúc. Hơn nữa, tâm lý dè chừng đối với cổ phiếu ngân hàng đã trở nên nghiêm trọng hơn do phản ứng thái quá của nhà đầu tư khi Chính phủ có những động thái quản lý và giám sát chặt chẽ hơn đối với thị trường vốn, cho dù việc này sẽ giúp cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường trong dài hạn.

“Những sự kiện nói trên sẽ không đem lại những hệ quả nghiêm trọng và các ngân hàng Việt Nam có thể vượt qua mọi rủi ro về chất lượng tài sản nhờ vào bộ đệm dự phòng lớn và việc kiểm soát chặt chẽ khi giải ngân vào phân khúc bất động sản có rủi ro cao; và đợt bán tháo ồ ạt vừa qua đã đưa định giá của các ngân hàng về mức rất hấp dẫn”, VnDirect nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu ngân hàng giảm 40% trong vòng 3 tháng, định giá liệu đã rẻ? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Một doanh nghiệp bất ngờ lùi thời hạn trả cổ tức thêm… 1 năm

Cong-trinh-Ta-Trach

Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) vừa thông báo về việc điều chỉnh thời gian chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền của Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP (UPCoM: HEJ).

Trước đó, HEJ dự kiến thanh toán cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7.5% vào tháng 1/2022. Sau đó, Công ty lùi đến 29/06/2022. Song đến nay, HEJ lại thay đổi lần 2 thành 29/06/2023, tức sau 1 năm nữa.

Công ty cho hay vì một số lý do bất khả kháng nên công tác thanh quyết toán với chủ đầu tư là các ban quản lý dự án chưa thực hiện được như kỳ vọng. Do đó, Công ty chưa thu xếp được tiền thanh toán cổ tức cho cổ đông theo kế hoạch.

Tổng giám đốc Thủy sản Minh Phú (MPC): “Cổ phiếu MPC giá 100.000 đồng vẫn thấp”

(ĐTCK) Ngày 24/6, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC - UPCoM) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022.

Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Minh Phú cho biết thị phần tiêu thụ năm 2021 Mỹ chiếm 24,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; Nhật Bản chiếm 19,52% tổng kim ngạch xuất khẩu; EU chiếm 11,42% tổng kim ngạch xuất khẩu; Canada chiếm 10,35% tổng kim ngạch xuất khẩu; Úc và New Zealand chiếm 10,66% tổng kim ngạch xuất khẩu …

image

Bước sang 5 tháng đầu năm, thị phần tiêu thụ có thay đổi. Trong đó, Nhật Bản chiếm 23,02% tổng kim ngạch xuất khẩu; ÚC và New Zealand chiếm 17,23% tổng kim ngạch xuất khẩu; EU chiếm 15,9% tổng Kim ngạch xuất khẩu; Mỹ chiếm 15,41% tổng kim ngạch xuất khẩu; Canada chiếm 14,91% tổng kim ngạch xuất khẩu…

Ông Quang nhấn mạnh định hướng năm 2022 thực hiện kế hoạch 5 năm, Minh Phú cho biết thêm với tầm nhìn phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số, duy trì là công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam và của thế giới, giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có cũng như không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mới.

Công ty sẽ triển khai các dự án lớn nhằm xây dựng các vùng nuôi tập trung như tôm rừng, tôm quảng canh, tôm siêu thâm canh công nghệ cao và tôm lúa theo phương thức liên kết hợp tác với đầy đủ cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, dịch vụ kỹ thuật.

Theo đó, trong năm 2022, Minh Phú đặt kế hoạch doanh thu 18.963,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.266,5 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng 92,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%

Xét về cổ tức, năm 2021, Công ty thông qua kế hoạch cổ tức 23% trên mệnh giá, tương đương 2.300 đồng/cổ phiếu và dự kiến thực hiện trong năm 2022. Như vậy, so với kế hoạch đầu năm cổ tức từ 50 đến 70%, mức cổ tức Công ty trình cổ đông thấp hơn hoạch. Bước sang năm 2022, mức cổ tức dự kiến từ 50 đến 70%.

Ngoài ra, Minh Phú cũng thông qua kế hoạch giảm vốn điều lệ khi thực hiện mua lại 56.350 cổ phiếu quỹ từ người lao động để giảm vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng về chỉ còn 1.999,4 tỷ đồng.

Một nội dung đáng chú ý, Công ty thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 1:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Như vậy, nếu tính sau khi điều chỉnh mua lại cổ phiếu quỹ từ nhân viên, nếu phát hành thành công vốn điều lệ công ty sẽ tăng từ 1.999,4 tỷ đồng lên 3.998,9 tỷ đồng. Thời gian triển khai dự kiến trong năm 2022 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.

Đồng thời, Công ty cũng thông qua kế hoạch miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Nagoya Yutaka và ông Tsukahara Keiichi và đồng thời đề cử bổ sung hai thành viên thay thế là ông Sasaki Takahiro và ông Hamaya Harutoshi, đại diện cho nhóm cổ đông MPM Investments Pte. Ltd sở hữu 70,2 triệu cổ phiếu, chiếm 35,1% vốn điều lệ.

Được biết, ông Hamaya Harutoshi sinh năm 1967, quốc tịch Nhật Bản, trình độ Cử nhân Nông Nghiệp, Đại học Hokkaido. Ông Sasaki Takahiro sinh năm 1969, quốc tịch Nhật Bản.

Phần thảo luận đại hội:

Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc trả lời toàn bộ câu hỏi của cổ đông:

Cho biết tình hình kinh doanh năm 2022 và khả năng hoàn thành kế hoạch?

Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc cho biết 5 tháng đầu năm tương đối thuận lợi, cuối năm khó khăn do tình hình thời tiết mưa nhiều, mưa sớm, bà con thu hoạch sớm, năm nay phát sinh nhiều dịch bệnh, nuôi tôm thành công kém hơn.

6 tháng đầu năm lạm phát cao, 6 tháng cuối năm sẽ khó khăn. Trong năm 2022, Minh Phú có nhiều thuận lợi, vùng nuôi ở Lộc An đã chấn chỉnh lại, cải tiến bộ máy, năm nay nuôi tôm đạt kết quả tương đối tốt. Minh Phú Kiên Giang đã đầu tư hệ thống nước biển hơn 2 năm, dự kiến xong sớm nhưng do thủ tục chưa xong, dự kiến tháng 9 sẽ xong, đây là khó khăn thủ tục.

Nếu như vùng nuôi, đường nước biển tới vùng nuôi tôm mà xong sớm sẽ có thể đạt lợi nhuận kế hoạch đặt ra tại Minh Phú Kiên Giang.

Về con giống, công ty quyết tâm nâng cấp và đầu tháng 7 sẽ đưa vào hoạt động, năm nay con giống sẽ tốt và vùng nuôi tôm. Chiến lược kinh doanh, năm 2022 Công ty chắc chắn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch sản lượng và giá trị có thể không đạt.

Trong 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tăng 25,7% so với cùng kỳ . Thị trường Mỹ năm nay có nhiều khó khăn. Cụ thể, quý II/2022, Công ty kinh doanh tốt.

Chia sẻ về các vùng nuôi tôm và khả năng tự chủ vùng nguyên liệu?

Công ty có vùng Nuôi Lộc An 300 ha, Kiên Giang 900 ha. Công ty có 1.200 ha đất vùng nuôi, Công ty có nuôi hết cả hai vùng nuôi này, khả năng cung cấp nguyên liệu cho Công ty chỉ chiếm 10% vì không tự chủ vùng nguyên liệu. Công ty liên kết, giúp đỡ người nuôi tôm thành công. Bởi quản lý nuôi tôm không đơn giản, người dân nuôi tôm tốt hơn chúng ta tự nuôi.

Đối với người nuôi tôm, tôm là máu thịt của họ nên tỷ lệ nuôi tôm thành công cao hơn. Nên chủ trương công ty, không phải công ty tự nuôi để chủ động nguyên liệu mà giúp người dân nuôi thành công với giá thành thấp, để mua với giá thấp và đủ nguyên liệu cho Minh Phú.

Công ty giống Minh Phú có ý định bán ra bên ngoài không?

Công ty cung cấp cho Minh Phú và bán ra bên ngoài, chủ trương của Công ty làm sao sản xuất ra con giống chất lượng cao, giá thành thấp, tỷ lệ sống trên 90% trở lên. Công ty tài trợ cho vùng nuôi tôm giống chất lượng cao, quy hoạch và tài trợ.

Minh Phú sẽ đầu tư hệ thống lấy nước biển cách 2km, để giảm giá thành. Việc sản xuất con giống, phải thuần hoá con Tôm, hệ thống nước ngọt. Công ty chủ trương đầu tư hệ thống xử lý nước ngọt.

Ngoài ra, muốn có con giống tốt phải có nguồn thức ăn tốt cho tôm bố mẹ, Minh Phú đã đầu tư và hợp tác với đối tác để có con dời, con dời cung cấp cho tôm bố mẹ. Muốn có con giống tốt phải có nguồn thức ăn cho tôm ấu trùng.

Tảo khuê giúp tôm lớn nhanh, luộc lên màu đẹp. Ao tôm nào có màu trà, ao đó chắc chắn thành công.

Công ty sẽ sản xuất tảo khuê để cung cấp cho tôm giống để tăng chất lượng con giống.

Thực sự ở Việt Nam, sản xuất con giống sạch bệnh nhưng lại mang thả vào môi trường nhiễm bệnh nên khó sống. Chính vì vậy cần thay đổi, đối với mô hình nuôi tôm rừng, tôm bán thâm canh làm sao xử lý nước hết bệnh được. Minh Phú sẽ gia hoá tôm bố mẹ, kháng bệnh, thích nghi để cung cấp con giống mà con giống thả vào môi trường nhiễm bệnh và thích nghi với môi trường để sống tốt tới ngày thu hoạch.

Vì sao Đại hội cổ đông tổ trễ so với các doanh nghiệp niêm yết khác?

Chúng ta có Công ty bên Mỹ, bán hàng và phân phối bên Mỹ. Công ty bên Mỹ nào cũng báo cáo chậm, chưa có báo cáo của họ, Công ty chưa tổ chức ĐHĐCĐ được. Người ta là đối tác, bán hàng cho mình nên không báo cáo được, Công ty đang đề nghị chuyển sang công ty liên kết thì không phải chờ báo cáo.

Minh Phú làm báo cáo nhanh, chỉ cần 15 ngày là báo cáo xong. Trong đó, chỉ cần 30 ngày là có báo cáo hợp nhất.

Nhà máy Khánh An tới đâu?

Nhà máy khánh An, Công ty đã xây dựng và lợi nhuận sẽ cao, tiến độ do dịch khởi công chậm, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine dẫn tới giá vật tư tăng lên. Tiến độ nhà máy chậm do luật đầu tư, thông tư thay đổi, trước đây công ty đầu tư và hoàn thành giấy phép sau. Tuy nhiên, luật đầu tư thay đổi, các giấy phép phải hoàn thành mới đầu tư. Chính vì vậy, tiến độ dự án bị chậm.

Được biết, Nhà máy Khánh An có công suất thiết kế 19 nghìn tấn/năm, diện tích 29.800 m2, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng và nhà máy xử lý nước thải tập trung, công suất 2.700 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng.

Vì sao giá cổ phiếu MPC kém hơn các cổ phiếu thuỷ sản?

Thực ra cổ phiếu Minh Phú không thanh khoản, các thành viên Minh Phú nắm hết, chỉ có 7% bên ngoài. Trong đó, cán bộ nhân viên nắm mấy % trong 7% nên cổ phiếu không có thanh khoản.

Công ty vướng vùng nuôi lớn, công ty xây dựng nuôi theo nước biển, hệ thống vùng nuôi đầu tư chậm. Nếu đúng ra, hệ thống nước biển Kiên Giang phải xong cách đây 1 năm.

Công ty quyết tâm đầu tư vùng nuôi và con giống và có kết quả kinh doanh tốt. Minh Phú có công ty con tại Mỹ, công ty phải báo cáo hợp nhất. Trong đó, công ty đưa hàng hoá sang cho công ty con bên Mỹ bán, Công ty phải đưa hàng sang trước. Tuy nhiên, đưa hàng sang trước bị loại trừ doanh thu do chưa đưa hàng bán cho người mua cuối cùng, còn phải dự phòng giảm giá tồn kho hàng đã bán. Chính vì vậy, lợi nhuận công ty bị ảnh hưởng do quy định kế toán.

Thực tế, công bố hay không công bố tiền vẫn nằm trong túi, nhưng đối với cổ đông thì cần.

Giá cổ phiếu Minh phú 100.000 đồng vẫn thấp, công ty có 1.200 ha đất vùng nuôi, có lúc mua 10.000 đồng/m2, 20.000 đồng, 40.000 đồng/m2. Nếu chỉ tính riêng tiền đất, giá trị Minh Phú phải tăng gấp 10 - 20 lần.

Có nguy cơ thiếu nguyên liệu giống năm 2019?

Giải pháp tảo khuê để thích ứng với thời tiết. Minh Phú có đường nước biển để luôn luôn đảm bảo độ mặn, Công ty cố gắng hoàn thiện đường nước biển ở Kiên Giang và tiếp tục đầu tư các đường nước biển ở vùng nuôi khác để bà con thành công, để Minh Phú mua được giá thành thấp, giúp bà con thành công để đủ nguyên liệu và giảm giá thành nuôi tôm. Giá tôm ở Đồng Bằng sông Cửu Long do Minh Phú điều tiết.

Minh Phú có kế hoạch chuyển sàn không?

Công ty chưa thảo luận và chưa có kế hoạch chuyển sàn.

Thời điểm chia cổ tức năm 2021?

Sau khi Đại hội cổ đông, Công ty sẽ làm các thủ tục và chia cổ tức cho cổ đông năm 2021 và nhanh nhất có thể.

Nguyên liệu đầu vào có cung cấp đủ đảm bảo xuất khẩu?

Công ty đủ nguyên liệu cho các nhà máy, các nhà máy đang sản xuất dưới công suất do thiếu công nhân. Công ty đang làm theo lượng công nhân có, tuyển công nhân rất khó.

Tại sao thị trường Mỹ giảm tỷ trọng?

Thuế có mấy phần trăm nhưng chi phí ở Mỹ tăng nhiều, Công ty kinh doanh vì lợi nhuận. Chính vì vậy, Công ty không cần tập trung vào thị trường không có lợi nhuận. Ở đâu có lợi nhuận cao, công ty sẽ tập trung.

Nguồn: Tổng giám đốc Thủy sản Minh Phú (MPC): “Cổ phiếu MPC giá 100.000 đồng vẫn thấp”

1 Likes

Louis Capital (TGG): Cổ phiếu “bốc hơi” 93% giá trị, Louis Holdings tiếp tục đăng ký bán thêm 3 triệu cổ phiếu

(ĐTCK) Cổ đông lớn tiếp tục muốn thoái thêm vốn tại CTCP Louis Capital (mã chứng khoán TGG - sàn HOSE).

Theo đó, từ ngày 26/5 đến 22/6, CTCP Louis Holdings, tổ chức liên quan ông Nguyễn Mai Long, Chủ tịch HĐQT đã bán 696.400 cổ phiếu TGG để giảm sở hữu từ 27,84% về 25,29% vốn điều lệ.

Thêm nữa, từ 29/6 đến 26/7, Louis Holdings tiếp tục đăng ký bán thêm 3 triệu cổ phiếu TGG để giảm sở hữu từ 25,29% về còn 14,3% vốn điều lệ.

image
Cổ phiếu TGG lao dốc từ 21/9/2021 tới nay.

Thực tế từ giữa tháng 9 năm ngoái tới nay cổ phiếu TGG liên tục lao dốc. Cụ thể, từ 21/9/2021 đến 24/6/2022, cổ phiếu TGG giảm 93% từ 73.800 đồng về chỉ còn 5.250 đồng/cổ phiếu và thuộc cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HOSE.

Ở một diễn biến khác, ngày 23/3/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Louis Holdings (địa chỉ: 14 Nguyễn Văn Vĩnh, Phường 4, quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh).

Cụ thể, Louis Holdings bị phạt tiền 161.205.000 đồng theo quy định tại điểm h Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (Nghị định số 128/2021/NĐ-CP).

Lý do công ty đã vi phạm giao dịch vượt quá giá trị đăng ký.

Theo đó, ngày 11/11/2021, Công ty cổ phần Louis Holdings đăng ký giao dịch mua 3.600.000 cổ phiếu Công ty cổ phần Louis Capital (mã TGG) từ ngày 17/11/2021 đến ngày 15/12/2021.

Tuy nhiên, Công ty cổ phần Louis Holdings đã mua 4.674.700 cổ phiếu TGG từ ngày 17/11/2021 đến ngày 30/11/2021, tức mua vượt 1.074.700 cổ phiếu TGG (tương ứng 10.747.000.000 đồng mệnh giá cổ phiếu TGG) so với lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Bên cạnh đó, công ty chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 2 tháng theo quy định tại điểm a Khoản 7 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 22/03/2022.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý I/2022, Louis Capital ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 305,97 tỷ đồng, gấp gần 11 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 18,66 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 352 triệu đồng.

Giải trình về kết quả kinh doanh quý I/2022 tăng đột biến, Louis Capital cho biết là do trong quý I/2021, Công ty không đầu tư vào các công ty con và không lập báo cáo tài chính hợp nhất. Lợi nhuận sau thuế quý I/2022 hợp nhất tăng mạnh chủ yếu đến từ lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ và lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/6, cổ phiếu TGG giảm 70 đồng về 5.250 đồng/cổ phiếu.

Nguồn: Louis Capital (TGG): Cổ phiếu “bốc hơi” 93% giá trị, Louis Holdings tiếp tục đăng ký bán thêm 3 triệu cổ phiếu

1 Likes

DIG: Lãnh đạo chưa kịp mua vào, cổ đông lớn nhất đã bán ra hàng triệu cổ phiếu

Trong hơn một tháng qua, Đầu tư Phát triển Thiên Tân đã bán ra khoảng 4 triệu cổ phiếu DIG, giảm tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn DIC xuống dưới 17%.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DIC Nguyễn Thiện Tuấn (ngồi bên phải) tại sự kiện ngày 20/6/2022. (Ảnh: DIG).

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân vừa thông báo đã bán hơn 1,15 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 21/6. Sau giao dịch, sở hữu của Thiên Tân tại Tập đoàn DIC giảm từ 85,58 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,11%) xuống còn 84,42 triệu đơn vị (tương ứng 16,89%). DIG phải công bố kết quả giao dịch này vì tỷ lệ sở hữu giảm qua ngưỡng 17%.

Theo báo cáo kết quả giao dịch lần gần đây nhất vào ngày 18/5, Thiên Tân đang sở hữu 88,51 triệu cổ phiếu DIG, tương đương tỷ lệ 17,7%. Như vậy, trước khi bán 1,15 triệu cổ phiếu vào ngày 21/6 như vừa nói ở trên, Thiên Tân đã bán ra khoảng 2,93 triệu cổ phiếu DIG trong giai đoạn 18/5 – 20/6. Do tỷ lệ sở hữu không biến động quá các ngưỡng tròn 1% nên Thiên Tân không có nghĩa vụ công bố thông tin.

Tổng cộng trong khoảng một tháng từ 18/5 cho đến 21/6, Thiên Tân đã bán ra hơn 4 triệu cổ phiếu DIG. Giao dịch được thực hiện trong bối cảnh giá DIG liên tục lao dốc, hiện nay đang ở vùng thấp nhất kể từ tháng 10/2021.

So với đỉnh lịch sử 119.800 đồng/cp vào ngày 11/1/2022, cổ phiếu DIG đã lao dốc gần 71%.

Sau nhiều phiên DIG giảm sàn liên tiếp, ngày 20/6, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn đã viết thư trấn an cổ đông. Cụ thể, ông Tuấn cho rằng thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam nói chung đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tiêu cực như dịch COVID-19 tái bùng phát, xung đột Nga - Ukraine làm giá nhiều hàng hóa tăng mạnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất làm giảm cung tiền, …

Ông Tuấn khẳng định tập đoàn đang hoạt động tốt, theo đúng kế hoạch đề ra. “DIC Group tin rằng các ảnh hưởng gần đây của thị trường chỉ mang tính ngắn hạn đến thị giá cổ phiếu và sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng phát triển dài hạn của DIC Group”.

Ngày 22/6 vừa qua, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Hùng Cường - con trai của Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn - đã đăng ký mua 10 triệu đơn vị DIG trong thời gian từ 30/6 đến 29/7.

Ngày 23/6, bà Lê Thị Hà Thành – vợ của Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và mẹ của Phó Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường – cũng công bố ý định mua 1 triệu cổ phiếu DIG trong thời gian từ 28/6 đến 27/7.

Có thể thấy, mẹ con Phó Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường chưa kịp mua cổ phiếu DIG nào để hỗ trợ giá nhưng cổ đông lớn nhất là Đầu tư và Phát triển Thiên Tân đã bán ra hàng triệu đơn vị. Sau khi liên tục thoái vốn, Thiên Tân vẫn đang là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn DIC.

Gia đình Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn đang nắm giữ lượng lớn cổ phần DIG.

Vào tháng 1 và tháng 2 năm nay, Phó Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường từng đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu DIG nhưng thực tế chỉ mua 145.000 đơn vị. Để mua 10 triệu cổ phiếu DIG đã đăng ký mới đây, ông Cường sẽ cần chi ra khoảng 350 tỷ đồng, ước tính theo mức giá kết phiên gần nhất là 35.050 đồng/cp.

Hiện nay ông Cường đang sở hữu 51,4 triệu cổ phiếu DIG, tương đương tỷ lệ 10,28%. Nếu hoàn thành giao dịch như đăng ký, tỷ lệ sở hữu của ông Cường sẽ tăng lên thành 12,28%.

Em gái của ông Cường là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng đang giữ chức Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn DIC, đồng thời sở hữu 3,61% vốn.

Nguồn: Vietnambiz

1 Likes

Vãi thật

Người có nhiều nhà, đất sẽ bị áp thuế cao

Nghị quyết Trung ương yêu cầu quy định mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng hoặc bỏ đất hoang.

Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Nghị quyết nêu, đất đai là nguồn lực to lớn cần được phát huy, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; không để đất đai bị suy thoái, hủy hoại, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Để khơi thông nguồn lực, chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, nghiên cứu chính sách điều tiết chênh lệch địa tô.

Trung ương yêu cầu các cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp. Bên cạnh quy định mức thuế cao hơn với một số nhóm nêu trên, cần có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công với cách mạng. Ưu đãi thuế cũng cần được áp dụng với những địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ các loại rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng…

Vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó thương mại hoá quyền sử dụng đất sẽ được đẩy mạnh. Hệ thống thông tin thị trường bất động sản được xây dựng gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.

“Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản; có cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai”, Trung ương yêu cầu.

Bên cạnh đó, nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng, hệ sinh thái tự nhiên, “thể hiện được thông tin đến từng thửa đất”. Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng. Quy định rõ, chặt chẽ việc phê duyệt, ban hành kế hoạch sử dụng đất hàng năm cũng như các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá.

Nhà đất, chung cư tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Nhà đất, chung cư tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Theo Nghị quyết 18, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước, đảm bảo sau khi thu hồi đất thì người dân có chỗ ở, cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ.

Trung ương cũng đặt vấn đề quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất; điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại, sẽ được tiếp tục thực hiện.

Đất của tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng không đúng mục đích, nhất là tại vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi cao, sẽ kiên quyết thu hồi.

Trung ương cũng quyết định bỏ khung giá đất. Các cơ quan có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan xác định giá đất.

Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong xây dựng bảng giá đất. HĐND cấp tỉnh quyết định và giám sát việc thực hiện giá đất. Hội đồng thẩm định giá đất; tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên được đảm bảo tính độc lập. Một số quy định đảm bảo minh bạch sẽ được bổ sung như: công khai giá đất; bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch; thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt…

Nghị quyết nêu quan điểm, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra.

Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo pháp luật, bảo đảm công bằng, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng.

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Chính sách về đất đai sẽ được hoàn thiện đồng bộ, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường; có chính sách phù hợp với từng loại hình sử dụng đất để phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí.

Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hoá, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý với tầm nhìn dài hạn.

Trung ương yêu cầu năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật đất đai 2013 và một số luật liên quan. Năm 2030, hệ thống pháp luật về đất đai được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, khắc phục được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái; những vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại…

Nguồn bài viết: Người có nhiều nhà, đất sẽ bị áp thuế cao - VnExpress

1 Likes

Trên 25% số làn thu phí phải tăng tốc lắp đặt hệ thống thu phí không dừng ETC

Chỉ còn hơn 1 tháng nhưng tổng số làn thu phí phải lắp đặt hệ thống ETC là 214 làn tại 48 trạm, tương đương tồn đọng 26,2%. Trước thời gian gấp gáp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị, phải hoàn thành thu phí không dừng toàn quốc trước ngày 31/7. Nếu chưa hoàn thành phải xả trạm và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm…

Tổng cộng số làn còn phải lắp đặt hệ thống thu phí không dừng trong thời gian tới là 214/817 làn (26,2%) tại 48 trạm.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa chủ trì cuộc họp về việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng.

214 LÀN ĐANG GẤP RÚT TRIỂN KHAI, TỒN ĐỌNG LỚN NHẤT TỪ VEC

Báo cáo tiến độ triển khai thu phí không dừng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, cho biết tổng số trên toàn quốc hiện cần triển khai 157 trạm với 915 làn thu phí.

Trong đó, có 16 trạm với 98 làn được cho phép không triển khai hoặc lùi thời gian do một số nguyên nhân như thời gian thu phí còn lại ngắn, điều kiện triển khai thu phí không hiệu quả, người dân phản đối do vị trí đặt trạm chưa hợp lý…

Như vậy, còn lại 141 trạm/817 làn cần phải lắp hệ thống thu phí điện tử không dừng trên toàn quốc.

Tính đến thời điểm hiện nay thực hiện thu phí không dừng tại 113/141 trạm, đạt 80,14%, với tổng cộng 603/817 làn, đạt 73,8%.

Trong đó, Bộ Giao thông vận tải có tất cả 66/66 trạm được lắp đặt hệ thống thu phí không dừng, đạt 100%. Tuy nhiên, số làn được lắp mới chỉ đạt 342/380 làn, tương đương 90%, còn lại 38 làn chưa lắp đặt nằm tại 13 trạm và sẽ được bổ sung khi cần thiết.

Các địa phương có toàn bộ 47/47 trạm đều được lắp đặt ETC nhưng số làn hoàn thành lắp đặt mới đạt 87,2% (246/282 làn). Còn lại 36 làn nằm ở 7 trạm chưa lắp đặt.

Đối với Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC), hiện mới lắp được 3/28 trạm, đạt 10,7% với 15/155 làn cần phải lắp, đạt 9,7%, thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ báo cáo về tiến độ triển khai ETC trên toàn quốc - Ảnh: VGP.

“Đến ngày 31/7/2022 toàn bộ các trạm thu phí sẽ được lắp đặt 100% làn thu phí không dừng, bảo đảm tại mỗi chiều xe chạy chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, ông Lê Đình Thọ cam kết.

Cùng với đó, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết thêm, sau 20 ngày triển khai thí điểm thực hiện thu phí điện tử không dừng 100% trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng diễn ra tương đổi thuận lợi, tình hình an ninh trật tự và an toàn giao thông tại trạm thu phí được bảo đảm, số lượng phương tiện dán thẻ tăng nhiều, nhanh.

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư dự án và nhà cung cấp dịch vụ tiếp tục tập trung triển khai thí điểm làm tiền đề triển khai trên các tuyến cao tốc khác.

Về công tác dán thẻ, vừa qua, việc dán thẻ được hai nhà cung cấp dịch vụ triển khai tốt, số lượng tăng nhanh, đặc biệt sau khi triển khai thí điểm chỉ thu phí không dừng 100% trên tuyến tuyến Hà Nội - Hải Phòng, đạt khoảng 3,1 triệu xe dán thẻ, chiếm khoảng 70% phương tiện trên toàn quốc.

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ tiếp tục đẩy mạnh công tác dán thẻ phấn đấu đến tháng 9/2022 đạt mục tiêu 80%.

QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH TRƯỚC NGÀY 31/7

Tại cuộc họp, các nhà đầu tư BOT đều khẳng định quyết tâm, cam kết sẽ hoàn thành hệ thống thu phí tự động không dừng vào ngày 31/7.

Theo ông Trần Anh Tú, Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), khi thí điểm thu phí không dừng 100% trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ ngày 1/6, đại đa số phương tiện chấp hành tốt, nghiêm túc, đây là tín hiệu rất tốt. Trung bình 46.000 lượt xe/ngày, tăng 7% lưu lượng so với trung bình 22 ngày trước khi thực hiện thí điểm còn ngày cao điểm hơn 60.000 lượt xe/ngày.

“Qua triển khai cho thấy kinh nghiệm là cần phối hợp tốt với đơn vị dán thẻ, cảnh sát giao thông, thực hiện dán thẻ tại các nút giao trước khi vào cao tốc… Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trung bình mỗi ngày có khoảng 1.600 xe vào đường cao tốc dán thẻ mới hoặc kích hoạt lần đầu tiên”, ông Tú nói.

Tuy nhiên, thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp phương tiện chưa dán thẻ, hoặc số dư trong thẻ không đủ trả phí, do đó, đề xuất triển khai việc trả sau.

Ông Phạm Hồng Quang, Tổng Giám đốc Công ty VEC, cũng khẳng định, đơn vị sẽ làm ngày, làm đêm, cam kết đến ngày 31/7, 150 làn sẽ được triển khai thu phí không dừng.

Theo thông tin cập nhật từ đại diện Tập đoàn Đèo cả, hiện có hơn 70% phương tiện dán thẻ nhưng thực tế chỉ khoảng 50% phương tiện sử dụng dịch vụ ETC, số còn lại sẽ đi vào làm thu phí thủ công, nguy cơ xảy ra ùn tắc rất cao.

Do đó, lãnh đạo Đèo Cả kiến nghị cần có các giải pháp mạnh để tăng số lượng phương tiện sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài để các phương tiện cơ giới khi lưu thông phải dán thẻ ETC, coi đây như một loại giấy tờ bắt buộc; đồng thời, tạo thêm tiện ích cho tài khoản giao thông khi coi đây là một ví điện tử, có thể sử dụng được số tiền dư trong ví…

CHẬM TIẾN ĐỘ, CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, thu phí điện tử không dừng ETC là hình thức rất văn minh, hiện đại, với rất nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích to lớn như làm giảm chi phí xã hội, tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, chi phí, nhân lực và bộ máy vận hành, từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân…

Việc triển khai thu phí điện tử không dừng là yêu cầu được nêu rõ trong các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và nhiều văn bản chỉ đạo, kết luận của lãnh đạo Chính phủ.

“Do đó, chúng ta phải kiên quyết thực hiện”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong vòng hai tháng, với quyết tâm cao, cả hệ thống từ Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, chủ đầu tư phối hợp với đơn vị lắp đặt thiết bị, các địa phương vào cuộc nên hiện đạt được kết quả đáng mừng.

Theo đó, hơn 80% số trạm, 73% số làn lắp ETC và 72,5% số phương tiện dán thẻ, đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó, hiện nay chỉ còn 214/817 làn (26,2%) phải lắp đặt hệ thống thu phí không dừng.

Phó Thủ tướng ghi nhận quyết tâm cao của các nhà đầu tư BOT, đặc biệt VEC là đến ngày 31/7 hoàn thành hệ thống thu phí không dừng.

“Tính khả thi là có nhưng phải có nhiều giải pháp và quyết tâm rất cao thì mới thực hiện được”, Phó Thủ tướng nói và ghi nhận cam kết của các bộ, ngành, doanh nghiệp, ngân hàng, chủ đầu tư chậm nhất ngày 31/7 là sử dụng thu phí không dừng tại tất cả các trạm.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, kiên quyết không lùi tiến độ, nhất định hoàn thành thu phí không dừng toàn quốc trước ngày 31/7 - Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, kiên quyết không lùi tiến độ, nhất định hoàn thành thu phí không dừng toàn quốc trước ngày 31/7 - Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ Giao thông vận tải, các địa phương, các chủ đầu tư, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chủ động tuyên truyền, phổ biến lợi ích của thu phí không dừng ETC cũng như các quy định liên quan để người dân biết, nắm rõ và đồng thuận thực hiện.

Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ dán thẻ, tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp dán thẻ, mở tài khoản một cách thuận lợi nhất.

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, giám sát việc lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí không dừng; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lợi dụng gây rối mất an ninh trật tự tại khu vực thu phí…

“Kiên quyết không lùi bất cứ mốc tiến độ nào, nhất định hoàn thành trên toàn quốc trước ngày 31/7/2022, ngoại trừ 16 trạm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận không triển khai. Sau thời hạn này, nếu trạm thu phí nào chưa hoàn thành sẽ phải xả trạm, không được tiếp tục thu phí, chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Nguồn bài viết: Trên 25% số làn thu phí phải tăng tốc lắp đặt hệ thống thu phí không dừng ETC - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Đạm Phú Mỹ chuyển hướng không đầu tư bất động sản

Dự án trung tâm thương mại Cửu Long không phát huy hiệu quả nên Tổng Công ty chuyển hướng chiến lược không đầu tư bất động sản.Dự án nhà máy NH3-NPK mục tiêu sản lượng năm nay đạt 180.000 tấn.Cổ đông thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50% trong 2021 và 2022, tương đương mức chia 1.957 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh năm nay doanh thu tăng 31% và lợi nhuận tăng 9% so với thực hiện năm trước.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - HoSE:DPM) đã tổ chức cuộc họp ĐHĐCD thường niên năm nay ngày 23/6. Theo biên bản họp đại hội, tại phiên thảo luận, nói về hiệu quả đầu tư vào dự án trung tâm thương mại Cửu Long, đại diện Đạm Phú Mỹ chia sẻ dự án không phát huy hiệu quả và Tổng Công ty chuyển hướng chiến lược không đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Tổ hợp trung tâm thương mại Cửu Long được Tổng Công ty đầu tư từ năm 2009 theo chiến lược phát triển đa ngành 2008-2015. Dự án này nằm ngay giao lộ của hai con đường trọng yếu nối liền khu công nghiệp Cà Mau với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và nằm trong khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc tỉnh Cà Mau.

Tổ hợp có tổng diện tích 90.700 m2 gồm các hạng mục công trình là Cửu Long Plaza, khu triển lãm và các tiện ích hạ tầng khác như công viên, cây xanh và các công trình phục vụ phát triển kinh doanh, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa. Trong đó, Cửu Long Plaza - hạng mục chính của dự án, là trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng cao cấp, có tổng diện tích sử dụng là 9.942 m2.

Đạm Phú Mỹ đã hợp tác với đối tác Huỳnh Châu để chuyển đổi mục đích của khu đất 1,23 ha trong dự án sang đất ở. Đơn vị khẳng định, Tổng Công ty không liên quan và không chịu trách nhiệm về sai phạm của đối tác Huỳnh Châu trong quá trình hợp tác.

Bên cạnh đó, với tòa nhà Cửu Long Plaza - hiện là tài sản của Đạm Phú Mỹ, đơn vị sẽ xem xét chuyển nhượng để thu hồi vốn đầu tư.

Về dự án NH3-NPK, ban chủ tọa cho biết việc quyết toán sẽ hoàn thành trong quý III năm nay. Việc chậm tiến độ quyết toán này không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, vận hành công trình. Về tình hình hoạt động, từ khi vận hành thương mại cho đến nay, phần dự án nâng công suất xưởng NH3 đạt hiệu quả cao hơn so với dự án đầu tư (FS). Công suất hoạt động nhà máy NPK tăng dần từ năm 2018 đến nay, năm 2021 đã có lãi, và năm nay hướng tới sản lượng đạt 180.000 tấn.

Về tiến độ chuyển văn phòng trụ sở chính Tổng Công ty từ TP HCM đến nhà máy đạm Phú Mỹ (khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ban chủ tọa cho biết Tổng Công ty và tư vấn của đề án tái cơ cấu mô hình tổ chức hoạt động sẽ hoàn chỉnh đề án trong năm nay. Theo đó, việc lựa chọn và áp dụng mô hình tổ chức bộ máy văn phòng và nhà máy sẽ được xem xét trong giai đoạn 3 vào năm 2023, 2024. Kết quả cụ thể hơn sẽ được cập nhật vào kỳ ĐHĐCĐ năm tới.

Tại đại hội, cổ đông thông qua mức chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 50%, tương đương tổng chi 1.957 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức kế hoạch (10%) đề ra năm trước. Đây là mức chia cổ tức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Năm 2014, doanh nghiệp cũng chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50%.

Phương án chia cổ tức này được đưa ra dựa trên kết quả kinh doanh khởi sắc năm qua. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 12.786 tỷ đồng, tăng 65%; lãi sau thuế 3.172 tỷ đồng, gấp 4,5 lần năm 2020 và ghi nhận mức kỷ lục.

Năm nay, Đạm Phú Mỹ đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 17.239 tỷ đồng, lãi sau thuế 3.473 tỷ đồng; tăng lần lượt 31% và 9% so với thực hiện 2021. Theo đó, HĐQT đề xuất mức chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50% mệnh giá, tương đương mức chia 2021.

Quý I, doanh nghiệp phân bón báo cáo doanh thu 5.885 tỷ đồng, gấp 3 lần; lãi sau thuế 2.126 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ năm trước. Công ty hoàn thành 61% kế hoạch lợi nhuận năm sau quý I.

image

Với việc trở thành cổ đông lớn và liên tục tăng sở hữu trong thời gian gần đây lên 24,1 triệu cổ phần (tỷ lệ 6,16%), Dragon đặt ra nhiều câu hỏi cho ban lãnh đạo, trong đó có việc kế hoạch kinh doanh thấp và các năm trước thường dùng toàn bộ lợi nhuận để chia cổ tức.

Ban lãnh đạo cho biết kế hoạch sản xuất kinh doanh được xây dựng trên nhiều cơ sở, dự báo, thực tế. Vào thời điểm xem xét trình ĐHĐCĐ, căn cứ vào tình hình quý I, Tổng công ty đã đề xuất chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng nhiều so với kế hoạch đã lập vào cuối năm 2021. Thị trường còn nhiều bất ổn nên con số lợi nhuận đề ra như báo cáo là phù hợp.

Mức cổ tức đề xuất cho năm 2021 và 2022 được cân nhắc và tính toán phù hợp với nhu cầu đầu tư theo định hướng chiến lược phát triển sắp tới.

Lãnh đạo Đạm Phú Mỹ đánh giá năm 2022 diễn ra trong bối cảnh các yếu tố về thị trường phân bón, giá khí tiếp tục có những khó khăn như đã diễn ra trong năm 2021 cùng với những tác động của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, nguồn cung khí thiên nhiên đã chuyển sang thời kỳ khó khăn, các nguồn khí giá rẻ sụt giảm sản lượng.

Do vậy, nhiệm vụ trong năm nay là tìm kiếm nguồn khí ổn định (sản lượng, giá bán) dài hạn cho sản xuất đạm, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm; xây dựng hệ thống phân phối phân bón bền vững trong nước và tìm kiếm mở rộng thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, công ty cũng nghiên cứu đầu tư các dự án mới như sản xuất Melamin, Adblue nhằm nâng cao giá trị gia tăng và vận hành đủ tải xưởng UFC/formaldehyde; sản xuất sô đa từ CO2 và NH3 dư; sản xuất DAP; sản xuất PVC; xây dựng kho cảng hoá chất.

Nguồn: NDH

1 Likes

Tin thế giới 27-6: G7 công bố dự án đấu Trung Quốc; Con gái ông Shinawatra được dân ủng hộ

TTO - Nhóm các nước G7 gom được 600 tỉ USD cho dự án khổng lồ toàn cầu; Thiệt hại từ trừng phạt xuất khẩu vàng với Nga là 19 tỉ USD/năm; Con gái út của cựu thủ tướng Thái Thaksin được ủng hộ để làm thủ tướng… là những tin tức thế giới đáng chú ý.

Tin thế giới 27-6: G7 công bố dự án đấu Trung Quốc; Con gái ông Shinawatra được dân ủng hộ - Ảnh 1.

Các lãnh đạo nhóm G7 và châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại lâu đài Elmau ở miền nam nước Đức ngày 26-6 - Ảnh: REUTERS

  • Các lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ đầu tư 600 tỉ USD trong 5 năm tới cho dự án hạ tầng tại các nước đang phát triển và tạo đối trọng với sáng kiến Vành đai con đường ngàn tỉ USD của Trung Quốc.

Nguồn tiền sẽ lấy từ các quỹ nhà nước và tư nhân tại các nước G7. Cụ thể, Mỹ sẽ góp 200 tỉ USD trong khi Liên minh châu Âu sẽ đầu tư 300 tỉ USD, số còn lại sẽ do các thành viên còn lại đóng góp.

Một quan chức ngoại giao Mỹ cho hay sáng kiến trên chủ yếu hướng tới các nước có thu nhập thấp và trung bình. Mục tiêu là hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó các quốc gia tiếp nhận dự án “không bị điều khiển từ bên ngoài” dù không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc.

  • Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và khoảng 70 người bị thương ngày 26-6 khi một phần khán đài bị sập tại một trường đấu bò ở thị trấn El Espinal, Colombia. Các video được đăng trên mạng xã hội cho thấy phần khán đài lật đổ về phía trước sàn đấu, nơi nhiều người dân địa phương đang tham gia sự kiện chạy cùng những con bò nhân ngày lễ của Thánh Peter và Thánh Paul.

Tin thế giới 27-6: G7 công bố dự án đấu Trung Quốc; Con gái ông Shinawatra được dân ủng hộ - Ảnh 2.

Vàng là mặt hàng sinh lời lớn thứ 2 của Nga - Ảnh: AFP

  • Tại cuộc họp của nhóm G7 ngày 26-6, Tổng thống Mỹ Joe Biden hối thúc các nước sát cánh cùng nhau đối phó với Nga. Trước đó, 4 thành viên của nhóm đã tuyên bố sẽ trừng phạt xuất khẩu vàng của Matxcơva. Tuyên bố chính thức của G7 dự kiến sẽ được công bố tại cuộc họp này.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga sẽ khiến Matxcơva mất đi nguồn doanh thu hằng năm lên đến 19 tỉ USD, bởi đây là mặt hàng sinh lợi lớn thứ 2 của Nga sau năng lượng.

Tuy nhiên, châu Âu phản ứng cẩn trọng với động thái của G7. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói rằng EU sẵn sàng cân nhắc khả năng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga, với điều kiện biện pháp này không phản tác dụng.

  • Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khẳng định không tham gia các biện pháp trừng phạt Nga. Ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, khẳng định Ankara sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Haberturk ngày 26-6, ông Kalin nêu rõ: “Chúng ta đang thực hiện chính sách cân bằng tốt liên quan đến Nga… Chúng ta sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt và sẽ không tham gia với họ (phương Tây). Chúng ta phải tuân thủ những lợi ích riêng của chúng ta. Nếu mọi người phá hủy những cây cầu, thì người nào sau đó sẽ nói chuyện với nước Nga?”.

Ông Kalin chia sẻ: “Quan hệ kinh tế của chúng ta với Nga có đặc điểm là các biện pháp trừng phạt sẽ gây hại nhiều hơn cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ so với nền kinh tế Nga. Chúng ta có quan điểm rõ ràng (về vấn đề trừng phạt)”.

Không nhà

Tin thế giới ngày 27-6: G7 công bố dự án đối trọng với Vành đai con đường - Ảnh 3.

Một cậu bé đứng trước ngôi nhà bị phá hủy do động đất ở làng Akhtar Jan, tỉnh Paktika của Afghanistan trong ảnh chụp ngày 25-6. Trận động đất mạnh 5,9 độ Richter xảy ra trước đó 3 ngày đã giết chết hơn 1.000 người, làm bị thương hơn 3.000 người, và khiến hàng chục ngàn người mất nhà cửa ở Afghanistan - Ảnh: AFP

  • Ngày 26-6, Sri Lanka cho biết sẽ cử các bộ trưởng đến Nga và Qatar từ tuần này để tìm mua dầu giá rẻ trong lúc trong nước đã cạn kiệt nhiên liệu. Nước này đã mua được 90.000 tấn dầu thô giá rẻ từ Siberia (Nga) vào tháng trước, nhưng cuối tuần qua cho biết đã không còn giọt xăng nào.

Chính quyền Colombo khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng đóng cửa những cơ quan nhà nước không cần thiết và duy trì một lượng nhân viên tối thiểu để giảm thiểu các hoạt động đi lại gây hao tốn nhiên liệu.

  • Thăm dò mới nhất cho thấy bà Paetongtarn Shinawatra, con gái út của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, nhận được nhiều sự ủng hộ nhất trong cuộc đua đến ghế thủ tướng . Đảng Pheu Thai cũng được tin tưởng nhất. Trong khảo sát trên 2.500 người từ ngày 20 đến 23-6, bà Paetongtarn được 25,2% ủng hộ, bỏ xa ứng viên tiếp theo.

Tin thế giới 27-6: G7 công bố dự án đấu Trung Quốc; Con gái ông Shinawatra được dân ủng hộ - Ảnh 5.

Bà Paetongtarn Shinawatra phát biểu tại chiến dịch của Đảng Pheu Thai ở Si Sa Ket ngày 18-6 - Ảnh: Pheu Thai

  • Chính quyền khu hành chính đặc biệt Macau tiến hành xét nghiệm bắt buộc lần thứ 3 đối với toàn bộ người dân sau khi ghi nhận tổng cộng 299 ca mắc mới COVID-19 kể từ ngày 18-6.

Theo đó, từ 9h ngày 27-6 đến 18h ngày 28-6, toàn bộ người dân Macau và những người đang có mặt ở Macau đều phải thực hiện xét nghiệm axit nucleic tại các trung tâm xét nghiệm cộng đồng. Trước khi đến điểm xét nghiệm, người dân phải làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà, chỉ những người có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính mới được vào nơi xét nghiệm cộng đồng.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 27-6: G7 công bố dự án đấu Trung Quốc; Con gái ông Shinawatra được dân ủng hộ - Tuổi Trẻ Online

2 Likes

Giá phân bón “hạ nhiệt”: Doanh nghiệp lại lo tồn kho

Giá phân bón thế giới đột ngột giảm mạnh trong tháng 6/2022, giúp giá phân bón trong nước “hạ nhiệt”. Tuy nhiên, ngược với niềm vui của nông dân, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang lo lắng vì tồn kho tăng cao do cung vượt cầu, muốn xuất khẩu để giải phóng hàng tồn kho lại phải đối mặt với đề xuất áp thuế xuất khẩu 5% từ phía Bộ Tài chính…

Giá phân bón thế giới đột ngột giảm mạnh trong tháng 6/2022, giúp giá phân bón trong nước “hạ nhiệt”. Ảnh minh hoạ.

Giá phân bón thế giới đột ngột giảm mạnh trong tháng 6/2022, giúp giá phân bón trong nước “hạ nhiệt”. Ảnh minh hoạ.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tại thị trường trong nước, giá phân urê vào giữa tháng 6/2022 đã giảm khoảng 2 triệu đồng/tấn so với đầu năm. Trong đó, giá urê Phú Mỹ và urê Cà Mau bán buôn cho các đại lý từ mức 17 triệu đồng/tấn vào hồi đầu năm thì đến nay đã giảm xuống còn 15 triệu đồng/tấn. Tại các cửa hàng bán lẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long, so với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón như Urê, DAP, NPK, Kali… đã giảm ít nhất từ 20.000-50.000 đồng/bao 50kg.

GIẢM GIÁ BẤT THƯỜNG, TRÁI QUY LUẬT

Trên thị trường thế giới, giá urê bình quân tháng 1/2022 là 18,7 triệu đồng/tấn, đến tháng 5 đã giảm chỉ còn 16,45 triệu đồng/tấn. Bà Nguyễn Thị Tiêu, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hà Anh, đơn vị nhập khẩu và phân phối phân bón lớn ở miền Bắc, cho biết giá phân urê Indonesia công ty nhập về đến Việt Nam vào giữa tháng 6/2022 là 14,2 triệu đồng/tấn.

Giá phân bón “hạ nhiệt”: Doanh nghiệp lại lo tồn kho - Ảnh 1

Hiện giá chào thầu phân urê hạt đục trên thế giới (giá FOB- giá đã bao gồm chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu) vào ngày 16/6 vừa qua (lấy theo bình quân 4 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và Trung Quốc) là 547 USD/tấn.

Đặc biệt, giá phân urê hạt đục của Sơn Đông, Trung Quốc chào thầu ngày 16/6 chỉ còn 448 USD/tấn. Nếu so với mức 1.060 USD/tấn thời điểm tháng tháng 1/2022 thì giá phân bón đã giảm hơn một nửa.

Lý giải nguyên nhân giá phân bón đột ngột giảm mạnh, các chuyên gia phân tích ngành hàng phân bón cho rằng rất bất thường, trái với quy luật, vì vậy nông dân chưa nên vội mừng. Theo thông lệ trên thị trường thế giới, giá phân urê phụ thuộc chủ yếu vào giá dầu thế giới. Trong khi đó, giá dầu thế giới vẫn được nhiều tổ chức phân tích thị trường dự báo vẫn khó giảm do nguồn cung thắt chặt.

Cụ thể, trong các phiên giao dịch từ giữa tháng 6 đến nay, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7/2022 đã tăng 2,27 USD (2%) lên 117,58 USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu Brent giao tháng 8/2022 tăng 1,3 USD (1,1%) lên 119,81 USD/thùng tại London.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu khó có thể đáp ứng được nhu cầu trong năm tới khi các biện pháp trừng phạt siết chặt hơn buộc Nga phải đóng cửa nhiều giếng dầu và số lượng các nhà sản xuất hạn chế sản lượng ngày càng tăng.

"Công suất sản xuất phân bón của Trung Quốc lên tới 200 triệu tấn/năm. Thời điểm này do cung vượt cầu, nên Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, khiến giá phân bón giảm nhanh".

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam.

Trong bản báo cáo hàng tháng được công bố ngày 14/6, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết thị trường dầu mỏ sẽ được cung cấp thấp hơn đáng kể trong nửa cuối năm nay.

Với giá dầu thế giới vẫn ở mức cao và dự báo khó giảm trong những tháng cuối năm, Hiệp hội Phân bón Việt Nam dự báo, giá phân bón hạ nhiệt hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn.

Giá phân urê thế giới giảm mạnh vào thời điểm này là do Trung Quốc thay đổi chính sách cho phép xuất khẩu phân bón trở lại khi cao điểm mùa vụ tại Trung Quốc đã qua.

Bên cạnh đó, Nga sau những tháng phát động chiến tranh với Ukraine, không xuất khẩu được phân bón sang châu Âu, nên tồn kho ngày càng tăng. Hiện Nga đang đẩy mạnh xuất khẩu phân bón sang thị trường Ấn Độ và Nam Mỹ với giá bán thấp hơn 30% mặt bằng giá thế giới.

THỐNG NHẤT MỨC THUẾ, DOANH NGHIỆP KHÓ CẠNH TRANH

Giá phân bón tăng gấp đôi suốt gần 2 năm qua, đã khiến nông dân sản xuất nông nghiệp điêu đứng. Nhằm kiềm chế giá phân bón, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng đề xuất Chính phủ có giải pháp hạn chế xuất khẩu, để tăng lượng phân bón bán ở thị trường trong nước.

"Thực tế là phân bón urê nhập khẩu về Việt Nam không bị đánh thuế nhập khẩu, nhưng phân bón urê xuất khẩu đi sẽ bị áp 5%, đây là sự bất hợp lý làm khó doanh nghiệp".

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC).

Để đảm bảo nguồn cung, hạ nhiệt giá mặt hàng này, vào đầu tháng 6/2022, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón vô cơ, không phân biệt tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong các sản phẩm.

Đề xuất đưa thuế phân bón vô cơ có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm, vốn trước đây thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, nay tăng lên 5% đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón phản đối.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC), nếu thuế xuất khẩu phân bón (dự kiến áp mức 5%) được áp dụng, sẽ khiến doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bị giảm sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp nước ngoài.

Mặc dù giá phân bón vẫn còn rất cao so với mức giá của 2 năm trước đây, nhưng với mức giá hiện nay, doanh nghiệp sản xuất phân bón đối diện với nguy cơ thua lỗ.

Nguyên nhân do giá dầu khí thời gian qua tăng quá cao, khiến giá thành sản xuất không thể hạ được. Thực tế là các doanh nghiệp sản xuất urê như PVCFC đang phải mua khí Nam Côn Sơn theo giá thị trường điều chỉnh theo tháng và chốt theo giá dầu FO (giá miệng giếng, cộng các thuế khác, chi phí phí vận chuyển các kiểu để về bờ) nên lên tới 12 USD/1 triệu BTU. Với giá khí theo thị trường như vậy, bình quân giá thành sản xuất phân đạm của Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới.

Trong khi đó, giá khí ở các nước trên thế giới là giá khí nội địa, thấp hơn giá xuất khẩu. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất phân bón ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí nguyên liệu đầu vào nên giá thành sản xuất cạnh tranh hơn so với Việt Nam.

Về xuất khẩu phân bón, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 5/2022 cả nước xuất khẩu 132.624 tấn phân bón, tương đương 87,82 triệu USD, giá trung bình 662 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 4/2022, với mức giảm tương ứng 10,9%, 13,7% và 3%. So với tháng 5/2021 đã tăng 27,2% về lượng, tăng mạnh 146% kim ngạch và tăng 93,4% về giá.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón xuất khẩu của cả nước đạt 759.812 tấn, tăng 31,7% so với 5 tháng đầu năm 2021, thu về 499,94 triệu USD, tăng 169%, giá trung bình đạt 658 USD/tấn, tăng 104%.

Ông Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam

Các doanh nghiệp cần phát huy tối đa công suất và tìm mọi cách giảm chi phí, hạ giá thành. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng khác là tìm cách giảm các đầu mối trung gian phân phối phân bón, nhanh chóng đưa phân bón đến nông dân. Vào các cao điểm mùa vụ ở trong nước, doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy trách nhiệm xã hội, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp trong nước trước khi nghĩ tới xuất khẩu cho dù phân bón không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu…

Việc áp 5% thuế xuất khẩu với mặt hàng phân bón cần phải được tính toán cẩn trọng hơn nữa. Nếu chỉ nghĩ đơn thuần là áp thuế xuất khẩu thì có thể hạ được giá phân bón trong nước là điều không thể.

Với ngành sản xuất phân bón trong nước, hiện không có một ưu đãi gì từ giá than, giá điện, các chính sách về thuế phí. Giá phân bón tăng thời gian qua là do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chi phí đầu vào rất lớn chiếm tỉ trọng cao. Trong số đó, giá than để sản xuất urê, kể cả than nhiệt điện lẫn than phản ứng đều tăng gấp 1,5 lần trong vòng 10 tháng nay. Điều này dẫn đến việc than chiếm 63% trong cơ cấu giá thành sản xuất urê.

Cây trồng sử dụng phân bón theo mùa vụ, từng thời điểm trong năm chứ không phải dùng hàng ngày, yếu tố này dẫn đến dư thừa cục bộ ở một số thời điểm. Do đó, chi phí tài chính về hàng lưu kho cho các doanh nghiệp cũng tăng cao, việc bảo quản hao hụt cũng rất lớn. Về bản chất, muốn hạ nhiệt giá phân bón trong nước thì phải tìm căn nguyên ở đâu khiến giá phân bón tăng như vậy. Đừng nghĩ đánh thuế, hạn chế việc xuất khẩu thì giá phân bón trong nước sẽ hạ.

Nguồn: Vneconomy

1 Likes

Những cổ phiếu blue-chips nào định giá P/B đã rẻ, kinh doanh lại cải thiện tốt?

Định giá của nhóm cổ phiếu trong VN30 đang ở vùng hợp lý và đã xuất hiện một số cổ phiếu ở vùng giá hấp dẫn…

Ảnh minh họa.

Thị trường có xu hướng hồi phục khá tốt trong những phiên gần đây nhưng thanh khoản vẫn sụt giảm thể hiện tâm lý giằng co cả bên mua và bên bán. Bên bán chưa sẵn sàng cắt lỗ khi mà hiệu suất đã âm nặng trong khi bên mua vẫn chờ có cơ hội được mua với giá rẻ hơn nữa. Do đó, dự đoán chỉ số trong ngắn hạn là rất khó, việc lựa chọn cổ phiếu có hiệu quả kinh doanh cải thiện, giá đã về vùng hấp dẫn mua vào cho đầu tư dài hạn là lựa chọn nên được cân nhắc nhiều hơn.

Về mặt định giá, nhiều ý kiến cho rằng, mặt bằng định giá cổ phiếu hiện đã trở nên hấp dẫn khi so sánh với chỉ tiêu P/E, P/B lịch sử của VN-Index. Tuy nhiên, theo đánh giá của Agriseco, mức độ đắt – rẻ của thị trường sẽ bị ảnh hưởng trong các môi trường lãi suất khác nhau.

Trong thống kê vừa công bố, Agriseco tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số VN30 và VNMidCap. Có nhiều phương pháp để nhà đầu tư có thể xác định cổ phiếu đang đắt hay rẻ. Tuy nhiên, Agriseco Research sử dụng phương pháp P/B, nhằm so sánh mức độ tương quan giữa giá trị cổ phiếu và giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Phương pháp P/B cũng phù hợp hơn phương pháp P/E và P/S do nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây trải qua đỉnh chu kỳ của hoạt động kinh doanh, hoặc ghi nhận các khoản lợi nhuận một lần/lợi nhuận khác có thể không phản ánh chính xác mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Dữ liệu P/B được lấy tại thời điểm ngày 31/12/2019 (trước Covid-19) và thời điểm hiện tại. Kết quả thống kê cho thấy, có 13/30 cổ phiếu trong nhóm VN30 đang ghi nhận định giá P/B hiện tại cao hơn trước Covid-19, mặc dù vậy, chỉ 10/30 doanh nghiệp ghi nhận tình hình hiệu quả kinh doanh khả quan hơn so với thời điểm trước dịch.

Nhìn tổng quan toàn bộ rổ cổ phiếu VN30, mức định giá P/B trung bình của 30 cổ phiếu hiện tại là 2,66 lần; thấp hơn một chút so với thời điểm cuối năm 2019 là 2,70 lần; tuy nhiên ROE bình quân của 30 cổ phiếu là khoảng 18%, thấp hơn so với mức 20,1% trước khi Covid-19 xuất hiện.

Như vậy, mặc dù định giá P/B của VN30 đang thấp hơn một chút so với trước dịch, nhưng hiệu quả kinh doanh chưa cải thiện nhiều. Do vậy, Agriseco Research cho rằng, định giá của nhóm cổ phiếu trong VN30 đang ở vùng hợp lý và đã xuất hiện một số cổ phiếu ở vùng giá hấp dẫn. Các cổ phiếu thỏa mãn cả tiêu chí định giá hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh cải thiện bao gồm: HPG, KDH, MBB, TPB, VHM.

Đối với nhóm Vn-Midcap, mặc dù chỉ số VN-Midcap đã giảm khoảng 30% kể từ đầu tháng 4 tới nay, tuy nhiên vẫn còn tới 41% cổ phiếu đang có định giá P/B đắt hơn định giá tại thời điểm trước dịch Covid-19. Đáng chú ý hơn, có tới 62% số cổ phiếu trong rổ VN-Midcap hiện đang ghi nhận hiệu quả kinh doanh chưa cải thiện so với trước khi có dịch Covid-19, điều này có nghĩa khá nhiều cổ phiếu trong rổ cổ phiếu này hiện có định giá cao hơn nhiều so với hiệu quả kinh doanh thực tế.

Agriseco Research cho rằng, định giá các cổ phiếu trong rổ VN MidCap hiện vẫn còn đắt đỏ và cơ hội đầu tư chưa xuất hiện nhiều. Một số cổ phiếu thỏa mãn tiêu chí định giá hấp dẫn kết hợp hiệu quả kinh doanh cải thiện bao gồm: BWE, DGW, DHC, HDG, PHR, SCS, SZC.

Những cổ phiếu định giá P/B rẻ và kết quả kinh doanh cải thiện.

“Dựa trên góc độ định giá P/B, kết hợp với đánh giá hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu ROE, nhóm cổ phiếu VN30 hiện đang ở vùng định giá phù hợp và một số cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn. Trong khi nhóm VN-Midcap hiện được định giá tương đối đắt đỏ nếu so sánh tương quan với hiệu quả hoạt động và cơ hội đầu tư cổ phiếu trong nhóm này sẽ tương đối khan hiếm”, các chuyên gia phân tích của Agriseco nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý, thống kê của Agriseco chỉ là một phương pháp để nhà đầu tư tham khảo trong quá trình nghiên cứu, và mỗi phương pháp khác nhau có thể đem lại những kết quả khác nhau. Do vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ phương pháp nghiên cứu thích hợp và lựa chọn thời điểm để giải ngân cũng như phân bổ cơ cấu vốn hợp lý trước các kịch bản thị trường.

Nguồn bài viết: Những cổ phiếu blue-chips nào định giá P/B đã rẻ, kinh doanh lại cải thiện tốt? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Chuyên gia của VinaCapital: Việt Nam chống chọi tốt “cơn bão” tăng lãi suất toàn cầu, chứng khoán sẽ hưởng lợi

Khả năng chống chịu tốt, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng thu nhập cao của Việt Nam sẽ thúc đẩy chỉ số VN-Index tăng đáng kể nếu -và - khi Fed nới lỏng việc tăng lãi suất…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) nhằm kiềm chế lạm phát, chủ yếu gây ra bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu, đã khiến thị trường chứng khoán trên toàn thế giới lao dốc trong thời gian qua. Một số nhà đầu tư đặc biệt lo ngại về khả năng xảy ra một “cơn bão” đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi, do lãi suất toàn cầu tăng mạnh, chỉ số USD/DXY tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và sự gia tăng gần đây của giá năng lượng và thực phẩm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã giảm hơn 20% so với đầu năm, một phần do chỉ số S&P500 đã điều chỉnh 21% so với đầu năm vì hiện tượng “hệ số tương quan tiến đến một trong giai đoạn thị trường điều chỉnh”, và cũng do một số yếu tố cụ thể của Việt Nam.

VIỆT NAM CHỐNG CHỊU TỐT HƠN VỚI VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT

Tuy nhiên, nhận định về kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán trước biến cố toàn cầu, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang chống chịu tốt hơn với những khó khăn hiện tại ở Mỹ và châu Âu so với trước đây, nhờ các chính sách của Chính phủ đã đưa ra trong suốt thập kỷ qua để bảo vệ nền kinh tế của đất nước khỏi những cơn bão kinh tế toàn cầu.

Việc củng cố khả năng chống chịu của Việt Nam giúp quốc gia đối phó tốt hơn với các đợt tăng lãi suất của Fed so với các chu kỳ tăng lãi suất trước đây. Sự cải thiện này được phản ánh bởi tác động giảm thiểu mà các bất ổn hiện nay trên thị trường toàn cầu đang gây ra đối với tỷ giá USD-VND - so với trước đây.

“Mặc dù chỉ số VN-Index hiện có dấu hiệu suy giảm cùng với thị trường chứng khoán toàn cầu, nhưng nền kinh tế đất nước vẫn đang trong tình trạng vững mạnh, chủ yếu do tiêu dùng nội địa - chiếm 2/3 GDP của Việt Nam - đang bùng nổ. Do đó, thị trường có đồng thuận rằng kỳ vọng EPS của VN-Index sẽ tăng trưởng gần 20% trong năm nay, theo Bloomberg. Vì thế, VinaCapital kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ một khi Fed nới lỏng việc tăng lãi suất”, vị này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, điều tương tự không thể xảy ra đối với tất cả những nền kinh tế mới nổi khác, đặc biệt là các quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai và các khoản nợ bằng USD khổng lồ.

Các giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu trong quá khứ đã ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam - bao gồm Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu năm 2008, sự kiện “Taper Tantrum” của Fed vào năm 2013 và sự kiện đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá vào năm 2015. VinaCapital luôn cảnh giác với các dự đoán trên thị trường cho rằng “lần này sẽ khác”, nhưng quan sát cho thấy một số cơ sở sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng cường đáng kể khả năng chống chịu đối với sự leo thang của căng thẳng kinh tế toàn cầu hiện nay.

Ví dụ, Fed Dallas đã công bố nghiên cứu 1 phân tích các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời kỳ “Taper Tantrum” năm 2013, và kết luận rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi và thị trường cận biên chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed vào thời điểm đó là những đất nước có quá ít dự trữ ngoại hối và/hoặc có quá nhiều khoản nợ bằng USD.

Trong khi đó, Việt Nam hiện có gần 100 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, phù hợp với mức khuyến nghị của IMF, và nợ bằng ngoại tệ của Việt Nam đang ở mức dưới 40%/GDP, và khoảng một nửa trong số đó về cơ bản là các khoản vay “mềm” từ các nhà cho vay siêu quốc gia (ví dụ: Ngân hàng Thế giới) với các điều khoản ưu đãi.

Hơn nữa, vào cuối năm 2021, tạp chí Economist và các tạp chí khác đã công bố bảng xếp hạng các nền kinh tế thị trường mới nổi/cận biên sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất khi Fed tăng lãi suất và thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening) trong năm nay. Việt Nam được xếp hạng là quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất do mức dư nợ khiêm tốn, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định (bao gồm cả mức lạm phát), và có tài khoản vãng lai liên tục đạt mức thặng dư.

NHỜ CÁC QUYẾT SÁCH ĐÚNG ĐẮN

Những dự đoán nêu trên của tạp chí Economist đối với Việt Nam trong quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại của Fed đã được chứng minh bằng các diễn biến kinh tế ở Việt Nam trong năm nay. Tiền đồng mất giá chưa đến 2% so với đầu năm, so với mức giảm 5% của đồng Nhân dân tệ, và lạm phát ở Việt Nam vẫn đang ở mức khiêm tốn - trái ngược hoàn toàn với hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái của Việt Nam hiện ở mức dưới 3%, và kỳ vọng tỷ lệ lạm phát của cả nước sẽ đạt mức trung bình 3,5% trong năm nay. CPI của Việt Nam có khả năng đạt đỉnh ở mức khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa sau của năm 2022, và sau đó giảm xuống 4,5% vào cuối năm.

Chính phủ đặt mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam dưới 4% trong năm nay, vì vậy dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không cần tăng lãi suất chính sách - hiện đang ở mức khoảng 4% - trái ngược với các quốc gia ASEAN mới nổi khác cùng khu vực khi tất cả các nước này đều đang tăng lãi suất, hoặc dự kiến sẽ tăng lãi suất trong những tuần tới.

Cuối cùng, sự cải thiện trong khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cơn bão kinh tế toàn cầu là kết quả của các chính sách đã được thực hiện trong suốt thập kỷ qua sau quyết định được đưa ra ở các cấp cao nhất của Chính phủ Việt Nam vào khoảng năm 2011.

Vào thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách đã thay đổi cách tiếp cận trong việc quản lý nền kinh tế Việt Nam, chuyển từ ngầm chấp thuận tăng trưởng GDP thiếu kiểm soát, sang cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Các quyết định chính sách xuất phát từ sự thay đổi mang tính chiến lược đó bao gồm nhiều chính sách an toàn vĩ mô, kiểm soát cho vay tín dụng thiếu cẩn trọng của các ngân hàng thương mại trong nước, và nỗ lực gia tăng mức dự trữ ngoại hối của quốc gia.

Hơn nữa, khi Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2015, sự kiện làm rung chuyển thị trường chứng khoán toàn cầu (bao gồm cả Việt Nam), NHNN đã chuyển từ cố gắng duy trì tỷ giá USD-VND cố định sang thực hiện chế độ “thả nổi có quản lý”, điều càng giúp ổn định hơn nữa nền kinh tế vĩ mô của đất nước, và từ đó củng cố khả năng chống chịu của Việt Nam trước những cơn bão kinh tế toàn cầu.

“Khả năng chống chịu này, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng thu nhập cao của Việt Nam sẽ thúc đẩy chỉ số VN-Index tăng đáng kể nếu-và - khi Fed từ bỏ việc tăng lãi suất”, VinaCapital nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: Chuyên gia của VinaCapital: Việt Nam chống chọi tốt “cơn bão” tăng lãi suất toàn cầu, chứng khoán sẽ hưởng lợi - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Một vài chiếc thẻ đỏ tuần vừa qua :)))) :smiley:



Nguồn bài viết: https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vitintucsukien/thanhtragiamsat?_adf.ctrl-state=qi1j5hh0_38&dDocName=APPSSCGOVVN162146946&_afrLoop=29233559801000

1 Likes

Giá dầu thô hôm nay 27/6: Giá dầu thô biến động nhẹ, thị trường chờ đợi nhiều thông tin quan trọng

rong phiên giao dịch chiều nay ngày 27/6, giá dầu thô thế giới biến động nhẹ. Trong đó, giá dầu thô Brent giao dịch quanh ngưỡng 113 USD/thùng. Thị trường hiện tập trung theo dõi diễn biến Hội nghị thượng đỉnh G7 và phiên họp chính sách định kỳ của liên minh OPEC+ để đánh giá tình hình cung - cầu dầu mỏ thời gian tới.

Diễn biến giá dầu thô thế giới

Diễn biến giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI trong vòng 30 ngày trở lại đây (Đồ hoạ: Oil Price)
Vào lúc 14h00 chiều nay ngày 27/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 8/2022 tăng nhẹ lên mức 113,14 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tháng 8/2022 giảm 0,30% xuống mức 107,30 USD/thùng.

Trong tuần trước, giá dầu thô thế giới đã biến động mạnh khi chịu sự chi phối giữa các luồng thông tin trái chiều, giữa lo ngại về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu khi nhiều ngân hàng trung ương lớn siết chặt chính sách tiền tệ và tình trạng căng thẳng nguồn cung dầu thô. Tính chung cả tuần trước, giá dầu thô Brent gần như không biến động; trong khi đó, giá dầu thô WTI giảm nhẹ 0,3% - xác lập tuần giảm giá thứ hai liên tiếp.

Tình trạng căng thẳng chính trị tại Libya leo thang khiến hoạt động khai thác dầu của nước này gần như bị đình trệ hoàn toàn đã nâng đỡ giá dầu thô phục hồi mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần trước. Nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo tình trạng căng thẳng nguồn cung sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết công suất khai thác dầu thô dự phòng trên toàn cầu trong tháng 5 vừa qua đã giảm hơn 50% so với mức trung bình của năm 2021. Trong đó, công suất khai thác dầu dự phòng tại các quốc gia không thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô (OPEC) trong tháng 5 đã giảm tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất khai thác dự phòng của OPEC giảm gần 45%. Công suất dự phòng là phần công suất khai thác có thể đưa vào sử dụng ngay trong vòng 30 ngày và duy trì trong ít nhất 90 ngày để đáp ứng các nhu cầu thị trường gia tăng đột biến.

Sự sụt giảm mạnh của công suất khai thác dầu thô dự phòng trên toàn cầu đồng nghĩa với việc sản lượng khai thác dầu thô khó có thể tăng mạnh trong thời gian tới và thị trường thiếu đi “bộ đệm” cần thiết để đối phó với bất kỳ cú sốc nhu cầu nào, khiến giá dầu thô dễ biến động mạnh.

Thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện tập trung theo dõi diễn biến Hội nghị thượng đỉnh G7 (Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển). Dự kiến lãnh đạo các quốc gia G7 sẽ thảo luận về các phương án đối phó với việc giá năng lượng tăng vọt trên toàn cầu và giải pháp thay thế năng lượng của Nga, cũng như các biện pháp trừng phạt tiếp theo nhắm vào Nga mà không gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu. Các biện pháp có thể bao gồm việc đưa ra giới hạn giá đối với các sản phẩm năng lượng xuất khẩu của Nga nhằm hạn chế doanh thu của nước này trong khi giảm thiệt hại cho các nền kinh tế khác.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ thảo luận về triển vọng khôi phục các cuộc đàm phán hạt nhân Iran sau khi đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell gặp các quan chức cấp cao Iran để cố gắng thúc đẩy các cuộc đàm phán. Nếu hoạt động đàm phán diễn ra thuận lợi có thể thúc đẩy một lượng lớn dầu thô từ Iran được đưa ra thị trường.

Trong tuần này, OPEC và các quốc gia sản xuất dầu thô đồng minh (hay còn gọi là Liên minh OPEC+) cũng sẽ để đánh giá tình hình thị trường và quyết định chính sách khai thác trong thời gian tới. Giới quan sát nhận định liên minh OPEC+ nhiều khả năng sẽ giữ nguyên cam kết nâng sản lượng như trong tháng trước.

Nguồn bài viết: Giá dầu thô hôm nay 27/6: Giá dầu thô biến động nhẹ, thị trường chờ đợi nhiều thông tin quan trọng

1 Likes

Khối ngoại mua ròng trở lại 250 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 27/6

Khối ngoại mua ròng tổng cộng 250 tỷ đồng ở phiên 27/6.Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã MWG với 60 tỷ đồng. DGC bị bán ròng mạnh nhất với 77,4 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 17,34 điểm (1,46%) lên 1.202,82 điểm. HNX-Index tăng 4,49 điểm (1,63%) lên 280,42 điểm. UPCoM-Index tăng 1,04 điểm (1,19%) lên 88,14 điểm.

Khối ngoại giao dịch tích cực trở lại khi mua vào 35,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.173 tỷ đồng, trong khi bán ra 27,5 triệu cổ phiếu, trị giá 963 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 8,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 210 tỷ đồng.

Riêng ở sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 252 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng hơn 10 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã MWG với 60 tỷ đồng. MSN và CTG được mua ròng lần lượt 57 tỷ đồng và 51 tỷ đồng. Trong khi đó, DGC bị bán ròng mạnh nhất với 77,4 tỷ đồng. NVL đứng sau với giá trị bán ròng là 76 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 15,8 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 775.185 cổ phiếu.
image

Khối ngoại sàn HNX bán ròng chủ yếu mã SHS với 13,9 tỷ đồng. Trong khi đó, TNG được mua ròng mạnh nhất với 1,4 tỷ đồng. IDC cũng được mua ròng 1,37 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại cũng bán ròng trở lại hơn 30 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 1,1 triệu cổ phiếu.

image

BSR bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 30 tỷ đồng, bỏ xa mã thứ 2 là VEA với hơn 2,4 tỷ đồng. Trong khi đó, QNS được mua ròng mạnh nhất với 2,9 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

1 Likes

Quỹ đầu cơ tiền ảo nổi tiếng vỡ nợ 670 triệu USD, nguy cơ lây lan toàn thị trường?

Việc 3AC mất khả năng thanh toán diễn ra sau nhiều tuần thị trường tiền ảo biến động mạnh khiến hàng trăm tỷ USD vốn hóa bị “thổi bay”…

Ảnh minh họa: Coindesk

Quỹ đầu cơ tiền ảo nổi tiếng Three Arrows Capital (3AC) vừa vỡ nợ với một khoản vay trị giá hơn 670 triệu USD.

Theo thông báo của công ty môi giới tài sản kỹ thuật số Voyager Digital ngày 27/6, 3AC đã không trả được một khoảng vay trị giá 350 triệu USD bằng đồng stablecoin USDC và 15.250 BTC - trị giá khoảng 323 triệu USD theo giá hiện tại.

Theo CNBC, việc 3AC mất khả năng thanh toán diễn ra sau nhiều tuần thị trường tiền ảo biến động mạnh khiến hàng trăm tỷ USD vốn hóa bị “thổi bay”. Cả đồng BTC và Ether đều giảm giá so với 24h trước và thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục mọi thời đại từng thiết lập được.

Trong khi đó, tổng vốn hóa của thị trường tiền ảo hiện là 950 tỷ USD, giảm đáng kể so với mức cao nhất khoảng 3.000 tỷ USD vào tháng 11/2021.

Voyager cho biết kỳ vọng sự phục hồi từ 3AC, nhấn mạnh rằng nền tảng của mình vẫn tiếp tục hoạt động và thực hiện các lệnh giao dịch và rút tiền của khách hàng. Đây được cho là động thái nhằm kiềm chế nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư lây lan trong hệ sinh thái tiền điện tử.

“Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ và khẩn trương để củng cố bảng cân đối kế toán và theo đuổi các lựa chọn để có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng”, Stephen Ehrlich, CEO của Voyager, cho biết.

Voyager cho biết tính tới ngày 24/6, công ty này nắm giữ tổng cộng khoảng 137 triệu USD dưới dạng tài sản số và đồng USD và có khả năng tiếp cận 200 triệu USD bằng tiền mặt và đồng USDC, cũng như 15.000 BTC từ quỹ Alameda Ventures.

Tuần trước, Alameda đã cam kết đầu tư 500 triệu USD cho Voyager Digital và Voyager đến nay đã nhận được 75 triệu USD trong số này.

“Việc 3AC vỡ nợ không gây đổ vỡ thỏa thuận với Alameda”, thông cáo của Alameda cho biết.

3AC được thành lập vào năm 2012 bởi Zhu Su và Kyle Davies. Su được biết đến là người có quan điểm ủng hộ BTC mạnh mẽ. Năm 2021, ông dự báo đồng tiền ảo lớn nhất thế giới này có thể tăng giá lên 2,5 triệu USD/đồng. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm nay, khi thị trường tiền ảo bắt đầu lao dốc, ông đã chia sẻ trên Twitter rằng “luận điểm về siêu chu kỳ tăng giá của ông đã sai một cách đáng tiếc”.

Sự khởi đầu của cái gọi là “mùa đông tiền điện tử” mới đã gây tổn hại tới hầu hết dự án và công ty tiền ảo trên thị trường.

Các vấn đề của 3AC bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng này sau khi ông Zhu chia sẻ lên Twitter một thông điệp khó hiểu rằng công ty đang “trong quá trình trao đổi với các bên liên quan” và “hoàn toàn cam kết giải quyết vấn đề này”. Sau đó không có thông tin nào làm rõ đây là những vấn đề cụ thể gì.

Sau dòng tweet trên của ông Zhu, tờ Financial Times dẫn nguồn tin cho biết hai hãng cho vay tiền số tại Mỹ gồm BlockFi và Genesis đã tiến hành thanh lý một số tài sản của 3AC. Công ty này đã vay từ BlockFi nhưng không thể đáp ứng cuộc gọi yêu cầu ký quỹ.

Tiếp sau đó, đồng stablecoin thuật toán terraUSD và đồng tiền “chị em” Luna sụp đổ, khiến 3AC chịu lỗ nặng.

Hiện tại, 3AC đang đối mặt cuộc khủng hoảng tín dụng ngày càng trầm trọng hơn do áp lực liên tục đối với thị trường tiền điện tử. Giá đồng BTC dao động quanh mức 21.000 USD trong ngày 27/6 và đã giảm khoảng 53% từ đầu năm nay.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, khiến các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi các tài sản rủi ro cao.

3AC, một trong những quỹ đầu cơ tiền ảo lớn nhất thế giới, đã vay một lượng tiền lớn từ nhiều công ty và đầu tư vào nhiều dự án tài sản số khác nhau. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự lây lan rộng trên toàn thị trường.

“Vấn đề là giá trị tài sản của 3AC cũng đã sụt giảm mạnh theo thị trường. Nhìn chung, đây là những dấu hiệu không tốt”, Vijay Ayyar, phó chủ tịch phát triển doanh nghiệp và quốc tế tại sàn giao dịch tiền điện tử Luno, nói với CNBC. “Điều cần theo dõi là liệu có bất kỳ công ty lớn nào khác có liên quan tới họ hay không. Điều này sẽ quyết định tình trạng này có lây lan ra hay không”.

Hiện tại, một số công ty tiền điện tử đang phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản do thị trường lao dốc. Hồi đầu tháng, hãng cho vay Celsius - công ty từng hứa hẹn mức lợi nhuận siêu cao cho người gửi tiền ảo - đã tạm dừng cho khách hàng rút tiền với lý do “điều kiện thị trường khắc nghiệt”.

Babel Finance, một hãng cho vay tiền ảo khác, mới đây cũng nói rằng công ty đang “đối mặt với áp lực thanh khoản bất thường” và tạm dừng việc rút tiền.

Nguồn bài viết: Quỹ đầu cơ tiền ảo nổi tiếng vỡ nợ 670 triệu USD, nguy cơ lây lan toàn thị trường? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes

Thủ tướng phê duyệt xây cao tốc Cao Lãnh – An Hữu gần 5.900 tỷ đồng qua Đồng Tháp, Tiền Giang

Cao tốc Cao Lãnh – An Hữu giai đoạn 1 qua hai tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp sẽ được đầu tư 5.886 tỷ đồng bằng vốn ngân sách nhà nước. Thời gian làm tuyến cao tốc dài 27,43km bắt đầu ttừ năm 2022 đến hết năm 2027…

Đầu tư 5.886 tỷ đồng xây 27,43 km cao tốc Cao Lãnh – An Hữu giai đoạn 1 qua Đồng Tháp, Tiền Giang (Ảnh minh hoạ).

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 769/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, giai đoạn 1 với chiều dài tuyến khoảng 27,43 km.

Dự án có điểm đầu giao với cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Về hướng tuyến, từ điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, dự án đi theo hướng Đông Nam và cách thị trấn Mỹ Tho khoảng 7 km; sau đó đi theo hướng Đông qua giữa khu dân cư và khu sinh thái Xẻo Quýt, vượt qua sông Cái Lân và kết thúc giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Cao tốc Cao Lãnh – An Hữu được phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc khai thác 80 km/h.

Sơ đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu.

Sơ đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu.
Theo Quyết định số 769, dự án được chia thành 2 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 (Km0+000 - Km16+000) có chiều dài khoảng 16 km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 458 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 (Km16+000 - Km27+430) có chiều dài khoảng 11,43 km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.246 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 398 tỷ đồng.

Dự án được thực hiện theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội.

Như vậy, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là khoảng 5.886 tỷ đồng, được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 3.486,8 tỷ đồng, bao gồm vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải là 2.282,8 tỷ đồng và vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 1.204 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2006 – 2030, dự án được bố trí khoảng 2.399,2 tỷ đồng trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật.

Về cơ quan chủ quản các dự án thành phần, Quyết định số 769 nêu rõ, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng về phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc.

Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và các thông tin, số liệu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh Đồng Tháp và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai dự án; thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng công trình theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan rà soát, cân đối nguồn vốn để triển khai dự án theo tiến độ, đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan được giao chủ quản dự án thành phần được giao nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình triển khai dự án thành phần; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thành phần trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai dự án, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước.

Sau khi hoàn thành cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, giai đoạn 1 sẽ từng bước hình thành trục ngang và mạng lưới đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các trục dọc cao tốc.

Từ đó, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang trục ngang quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tạo không gian phát triển vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng; góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo; từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Nguồn bài viết: Thủ tướng phê duyệt xây cao tốc Cao Lãnh – An Hữu gần 5.900 tỷ đồng qua Đồng Tháp, Tiền Giang - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes