Chứng sỹ săn tin!

163 dự án và hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư tại Khu Công nghệ cao TP.HCM

Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP.HCM nhằm quảng bá, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức quốc tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu, doanh nghiệp trong và ngoài nước…

Ban Quản lý SHTP đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án R&D “Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo chuyên sâu điều trị đột quỵ S.I.S TP.HCM và Trao Giấy Chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho dự án Công ty Điện tử Samsung HCMC CE Complex.

Tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP.HCM diễn ra ngày 27/6, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Nguyễn Anh Thi đã công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư: Trung tâm Logistic Khu Công nghệ cao, Khu Dịch vụ Công nghệ cao, Nhà xưởng thông minh cho thuê phục vụ các ngành công nghệ 4.0; Khu R&D - Ươm tạo- Đào tạo, Khu Sản xuất Công nghệ cao…
Theo định hướng phát triển của Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với yêu cầu phát triển đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao cần phải đảm bảo tính chủ động, có định hướng, chọn lọc, hướng đến thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, gắn với khai thác thế mạnh của các hệ sinh thái ngành đã hình thành tại Khu Công nghệ cao.

Trong năm 2022 Khu Công nghệ cao cần tập trung thu hút các dự án theo danh mục kêu gọi đầu tư và thu hút thành công dự án trung tâm logistics Khu Công nghệ cao, với chức năng ga hàng không nối dài nhằm góp phần tiết giảm chi phí logistics của doanh nghiệp. Qua đó, tăng cường lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư của Khu Công nghệ cao nói riêng và Thành phố nói chung trong thời gian tới.

Khu Công nghệ cao TP.HCM được thành lập năm 2002, cách đây 20 năm với sứ mạng là xây dựng nền móng công nghiệp công nghệ cao cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung và tầm nhìn trở thành tiểu Khu đô thị khoa học và công nghệ. Đến nay, Khu Công nghệ cao TP.HCM đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 163 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 12,068 tỷ USD. Trong đó, nguồn vốn nước ngoài (FDI) là 10,107 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước là 1,961 tỷ USD. Nhiều dự án của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ cao như: Intel (Hoa Kỳ), Samsung (Hàn Quốc), TTI (Đức), NTT (Nhật Bản)…

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn liên tục tăng vốn, đầu tư mở rộng sản xuất tại SHTP, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố.

Tính đến nay, lũy kế tổng giá trị sản xuất công nghệ cao của Khu Công nghệ cao TP.HCM ước đạt 120,307 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 112,024 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 105,299 tỷ USD (xuất siêu: 6,725 tỷ USD); Lũy kế tổng thu ngân sách ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng nhanh trong những năm gần đây do một số dự án đầu tư đã hết thời gian được hưởng ưu đãi.

Theo Ban Quản lý SHTP, năng suất lao động tại Khu Công nghệ cao ước đạt 16,6 lần của cả nước. Ngoài ra, Khu Công nghệ cao TP.HCM đã góp phần hình thành các hệ sinh thái ngành mạnh trong các lĩnh vực điện tử - công nghệ thông tin, công nghệ sinh học - dược phẩm, cơ khí chính xác và tự động hóa và công nghệ vật liệu mới.

Dịp này, Khu Công nghệ cao TP.HCM đã hướng dẫn quy trình thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư vào SHTP; Góp phần cùng thành phố thực hiện các giải pháp nhanh chóng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Sự kiện là một trong hoạt động hướng đến kỷ niệm 20 năm thành lập Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Được biết, chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao không ngừng được nâng cao, đạt 117,92 triệu USD năm 2021. Bước đầu hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao như Nanogen, USM Healthcare, BSB…

Nguồn bài viết: 163 dự án và hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư tại Khu Công nghệ cao TP.HCM - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Gắt vl @@

Ông Medvedev: Nếu một thành viên NATO xâm phạm Crimea, Thế chiến 3 sẽ nổ ra

TTO - Một ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO sắp khai mạc ở Madrid hôm nay (28-6), phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ đối với liên minh quân sự này.

Ông Medvedev: Nếu một thành viên NATO xâm phạm Crimea, Thế chiến 3 sẽ nổ ra - Ảnh 1.

Ông Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga - Ảnh: SPUTNIK NEWS
Trả lời báo Argumenty i Fakty (báo Luận Chứng Và Sự Kiện của Nga) hôm 27-6, ông Medvedev - cựu thủ tướng và tổng thống Nga - khẳng định bất kỳ sự xâm phạm nào nhằm vào bán đảo Crimea bởi một quốc gia thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) sẽ là lời tuyên chiến với Nga.

Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 sau một cuộc trưng cầu ý dân.

Ngày 28-6, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Medvedev trả lời báo Argumenty i Fakty: “Với chúng tôi, Crimea là một phần của Nga. Và điều đó là mãi mãi. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm xâm phạm Crimea đều là lời tuyên chiến chống lại đất nước chúng tôi”.

“Nếu việc này (xâm phạm Crimea) do một quốc gia thành viên NATO thực hiện, điều này có nghĩa xung đột sẽ xảy ra với toàn bộ liên minh Bắc Đại Tây Dương; là Chiến tranh thế giới thứ ba, một thảm họa hoàn toàn” - ông Medvedev nói thêm.

Ông Medvedev - hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga - cho biết nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO , Nga sẽ củng cố biên giới của mình và “sẵn sàng cho các bước trả đũa”. Điều đó có thể bao gồm khả năng Nga lắp tên lửa siêu thanh Iskander “ở ngưỡng cửa của họ”.

Báo Argumenty i Fakty đặt câu hỏi: “Ukraine hay Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, cái nào nguy hiểm hơn cho Nga?”. Ông Medvedev nói: “Câu trả lời là hiển nhiên. Ukraine gia nhập NATO về thứ tự thì nguy hiểm hơn với đất nước chúng ta”.

Cũng trong ngày 27-6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này sẽ tăng cường khả năng phòng thủ để phản ứng trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Theo Hãng tin AFP, ông Stoltenberg cho biết NATO sẽ tăng cường các lực lượng sẵn sàng chiến đấu lên hơn 300.000 quân. Đồng thời tăng cường một số nhóm tác chiến của NATO dọc theo sườn phía đông lên cấp lữ đoàn.

Ngoài ra, NATO sẽ điều động thêm nhiều vũ khí hạng nặng, bao gồm các hệ thống phòng không, để bảo vệ các quốc gia thành viên của NATO ở sườn phía đông của liên minh quân sự này.

“Đây là đợt đại tu lớn nhất về năng lực phòng thủ và răn đe tập thể của chúng tôi kể từ chiến tranh lạnh” - ông Stoltenberg nêu.

Nguồn bài viết: Những thảm kịch di cư chết chóc nhất dọc biên giới Mỹ - Mexico - Tuổi Trẻ Online

2 Likes

=)))))))))

Một ngân hàng trung ương vừa tăng lãi suất lên 200%

Lạm phát cao và đồng tiền mất giá buộc ngân hàng trung ương Zimbabwe phải tăng mạnh lãi suất.
Lần thứ hai trong hơn 10 năm, Zimbabwe hợp thức hóa việc sử dụng đồng USD.

Ngân hàng trung ương Zimbabwe vừa tăng lãi suất lên ngưỡng cao kỷ lục. Chính phủ quốc gia này cũng chính thức đưa đồng USD trở thành đồng tiền hợp pháp nhằm sớm kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá.

Theo đó, Hội đồng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương quốc gia này đã tăng lãi suất gấp hơn 2 lần, từ 80% lên 200%, Thống đốc John Mangudya thông báo trong ngày 27/6.

“Hội đồng chính sách tiền tệ quan ngại sâu sắc về tình hình lạm phát thời gian gần đây”, ông Mangudya chia sẻ. “Hội đồng nhấn mạnh rằng lạm phát cao đang tàn phá nhu cầu tiêu dùng, xói mòn niềm tin của người dân, và nếu không được kiểm soát, tất cả thành tựu tăng trưởng trong suốt 2 năm quá sẽ bị xóa sổ”, ông nói.

b8589524aa91813e1240380f59dcac-1691-4276
“Cuộc đua” giữa lãi suất và lạm phát tại Zimbabwe. Ảnh: Bloomberg.

Nhiều ngân hàng trung ương trước đó cũng đã tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất toàn cầu, được đánh giá có mức độ “mãnh liệt nhất” kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhằm sớm kéo giảm lạm phát, hạn chế tình trạng thất thoát vốn và đà suy yếu của đồng nội tệ.

Lạm phát hàng năm của Zimbabwe trong tháng 6 đạt 192%, cao nhất trong vòng hơn 1 năm. Giá thực phẩm tại đây tăng gấp hơn 3 lần. Lạm phát cao khiến đồng đôla Zimbabwe mất hơn 2/3 giá trị so với đồng USD chỉ tính trong năm 2022, là đồng tiền nội tệ giảm giá mạnh nhất trên toàn châu Phi.

Điều này buộc chính phủ Zimbabwe lần thứ hai trong vòng hơn một thập kỷ hợp thức hóa việc sử dụng đồng USD, theo Bộ trưởng Tài chính Mthuli Ncube.

Ngoài ra, ngân hàng trung ương Zimbabwe cũng nâng lãi suất tiền gửi từ 12,5% lên 40%, đồng thời phát hành tiền xu bằng vàng nhằm cung cấp một kênh bảo toàn giá trị đối với người dân. Những đồng tiền vàng này, được đúc tại Fidelity Gold Refineries Ltd, một công ty quốc doanh, sẽ được chào bán qua các kênh ngân hàng, ông Mangudya chia sẻ.

Quyết định công bố trong ngày 27/6 thể hiện sự quyết tâm của Zimbabwe trong cuộc chiến chống lại khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ năm 2009, thời điểm đồng đôla nội tệ bị cấm lưu hành trong bối cảnh lạm phát tăng phi mã. Đồng đôla Zimbabwe được cho phép giao dịch trở lại vào năm 2019 nhưng ngay lập tức giảm giá.

Trước đó, để chặn đứng đà giảm của đồng tiền nội tệ, Zimbabwe từng đình chỉ hoạt động cho vay ngân hàng trong vòng 10 ngày, hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán…

OK Zimbabwe Ltd, công ty bán lẻ lớn nhất tại Zimbabwe, cho biết trong báo cáo công bố hồi tuần trước rằng hoạt động kinh doanh của họ đang “đối diện với nhiều thách thức trong bối cảnh lạm phát cao và biến động tỷ giá”.

“Lãi suất cao có thể sẽ không giúp ích nhiều cho Zimbabwe trong việc kéo giảm lạm phát”, theo Jee-A van der Linde, Nhà kinh tế học tại Oxford Economics. “Tình hình kinh tế hiện tại đang tạo ra môi trường kinh doanh hết sức khắc nghiệt đối với doanh nghiệp, và điều kiện sống của người dân được dự báo sẽ sụt giảm trong tương lai gần”, ông nói.

Nguồn bài viết: Một ngân hàng trung ương vừa tăng lãi suất lên 200%

2 Likes

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 179 tỷ đồng trong phiên 28/6, CTG được gom mạnh

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 157 tỷ đồng (giảm 38% so với phiên trước) trên HoSE trong phiên 28/6. Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã CTG với 106 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6, VN-Index tăng 15,28 điểm (1,27%) lên 1.218,1 điểm. HNX-Index tăng 3,45 điểm (1,23%) lên 283,87 điểm. UPCoM-Index tăng 0,87 điểm (0,99%) lên 89,01 điểm.

Khối ngoại giao dịch vẫn theo chiều hướng tích cực khi mua vào 45 triệu cổ phiếu, trị giá 1.413 tỷ đồng, trong khi bán ra 35,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.235 tỷ đồng. Tổng giá trị mua ròng đạt 9,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 179 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 157 tỷ đồng (giảm 38% so với phiên trước), tương ứng khối lượng mua ròng là gần 8 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã CTG với 106 tỷ đồng. MSN và DPM được mua ròng lần lượt 64 tỷ đồng và 47 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 118 tỷ đồng. VNM và DGC bị bán ròng lần lượt 93 tỷ đồng và 64 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 21 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 1,3 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất mã SHS với hơn 15 tỷ đồng. TNG và PVS được mua ròng lần lượt 4 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Trong khi đó, EIB bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 1,3 tỷ đồng.

Tại sàn UPCoM, khối ngoại chỉ bán ròng 112 triệu đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 18.323 cổ phiếu.

image

QNS được mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 1,1 tỷ đồng, trong khi đó, VEA bị bán ròng mạnh nhất với 1,1 tỷ đồng. Các cổ phiếu còn lại ở sàn UPCoM đều có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại dưới 1 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 28/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. Xây nhà máy ống thép lớn nhất Việt Nam, Hoà Phát tham vọng lấp đầy “chỗ trống” cực lớn của Hoa Sen

  2. HBC: Hòa Bình dừng xem xét 5 dự án lớn của FLC và Tân Hoàng Minh

  3. Giá nhiên liệu cùng nhiều “cục nợ” đè nặng cánh bay, Vietnam Airlines “xoay vần” giảm lỗ

  4. Họp ĐHĐCĐ Nam Tân Uyên: Vướng mắc được tháo gỡ, kỳ vọng sớm được giao đất làm khu công nghiệp NTC 3

  5. MWG: Sau chuỗi tăng trưởng liên tiếp nhiều năm, động lực tăng trưởng doanh thu của Bách Hóa Xanh (BHX) dường như đang chậm lại. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Bách Hóa Xanh mang về 10.500 tỷ đồng doanh thu, xấp xỉ với mức cùng kỳ năm trước với doanh thu mỗi cửa hàng khoảng 1,1 tỷ đồng.

_

  1. FLC tăng trần 5 phiên liên tiếp khi ngày đại hội cổ đông đến gần

  2. ANV: Nam Việt giảm vốn điều lệ 2 công ty con, lập thêm công ty mới

😎 VPG: Ước lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 120 tỷ đồng. Sản lượng tăng nhờ ký được nhiều hợp đồng với khách hàng lớn cùng giá hàng hóa neo cao là những yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận quý 2 năm nay.

  1. SQC: Công ty liên quan ông Đặng Thành Tâm giảm hơn 90% vốn hoá

  2. NED: Bị phạt và truy thu gần 400 triệu đồng do khai thiếu thuế

  3. VCF: CEO xin từ nhiệm, ban điều hành không còn nhân sự

  4. ITA: Thực hư việc buộc phá sản ITACO

  5. HVN: Hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines đang đối mặt nhiều khó khăn về dòng tiền, khi nợ quá hạn lớn, đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động.

  6. Vietnam Airlines lý giải việc đặt kế hoạch doanh thu gấp đôi năm ngoái nhưng lỗ không giảm tương ứng

  7. PDR: Đề xuất điều chỉnh cục bộ 5 khu đất thương mại dịch vụ tại Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng

  8. Ông Dominic Scriven rời HĐQT ACB từ 30/6

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. TCM: Thành viên HĐQT dự kiến chi 47 tỷ đồng gom 1 triệu cổ phiếu TCM

  2. Giá cổ phiếu liên tiếp rớt sâu, Chủ tịch TIG miệt mài gom mua

  3. Sếp AMV muốn gom thêm 1 triệu cp

  4. SRA: Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 2 triệu CP

  5. Chủ tịch HĐQT G36 mua thành công 5 triệu cp

  6. VXB: Dính loạt vấn đề vẫn được SCIC rao bán giá gấp 4 lần thị giá

  7. HSG, REE, AMV, SRA, TIG, VKD, XDH: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. SSB: Chốt giá phát hành hơn 59 triệu cổ phiếu ESOP, dự kiến huy động 891 tỷ đồng

  2. LPB: LienVietPostBank thu về 2.650 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

  3. Một công ty thành viên NovaGroup phát hành thêm 300 tỷ đồng trái phiếu

  4. DIG: Sắp phát hành gần 110 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn cổ phần

  5. BMJ: Thêm 75 triệu cổ phiếu BMJ sắp được giao dịch bổ sung

  6. RAL: Cổ đông chất vấn khoản phải thu tăng nhanh, kiến nghị tăng giá phát hành cổ ESOP

_

=> CỔ TỨC

  1. Lịch chốt quyền trả cổ tức doanh nghiệp mới nhất: DBT, PTP, VBC, BLI, CQN, NBT

  2. PET: ĐHĐCĐ - Dự kiến lãi 336 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 10% năm 2022

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng bứt phá, CTG hút dòng tiền ngoại, nhiều mã gần tăng trần

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 15,28 điểm (1,27%) lên 1.218,1 điểm. Toàn sàn có 326 mã tăng, 136 mã giảm

  • Thanh khoản thị trường tăng so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 13.923 tỷ đồng, tăng 25,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 28% lên 12.520 tỷ đồng

  • Phiên 28/6: Khối ngoại mua ròng gần 180 tỷ đồng, tâm điểm CTG, MSN

  • Tự doanh 28/06: Mua ròng gần 145 tỷ đồng, HTM, MWG và FPT là 3 mã được mua ròng nhiều nhất. Ở chiều ngược lại, NAB, VIC và VHM bị bán ròng nhiều nhất.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Những khoản đầu tư làm nên tên tuổi của Pyn Elite Fund: Lãi hàng nghìn tỷ với CEO và MWG, ngậm ngùi cắt lỗ HUT

  2. Uỷ ban Chứng khoán khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng với các hội nhóm trên mạng xã hội

  3. Cổ phiếu bank nổi sóng, nhiều mã tăng 10 – 20% sau vài phiên

  4. HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 29/06/2022

  5. Danh sách thoái vốn của SCIC thiếu vắng nhiều doanh nghiệp lớn

  6. Vì sao các hãng hàng không Việt Nam vẫn bị lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng?

  7. Các công ty chứng khoán nhận định thế nào về ‘‘cú phanh 70.000 tỷ’’ của Ngân hàng Nhà nước?

  8. 6 cổ phiếu nhóm VN30 tăng điểm trong nửa đầu năm, hàng loạt cái tên giảm mạnh hơn mức điều chỉnh của thị trường chung

_

  1. Vừa tái khởi động kênh tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 85.000 tỷ đồng

  2. Nhà đầu tư bất động sản “than” khó vay tiền ngân hàng, lãi suất tăng

  3. HoREA kiến nghị một số đề xuất chưa thật hợp lý, có biểu hiện của việc “thắt chặt tín dụng”

_

=> VIỆT NAM

  1. Giá xăng dầu cao nhất mọi thời đại: Lại nóng chuyện giá trần vé máy bay

  2. Giá xăng nhập khẩu từ Singapore đang rớt mạnh đã mở ra kỳ vọng giảm giá xăng trong kỳ điều chỉnh ngày 1-7 tới.

  3. Phó Thủ tướng: Dự kiến GDP quý II tăng 6,38%, cả năm có thể tăng đến 7%

  4. Phấn đấu khởi công nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào tháng 10-2022

  5. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%. Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục là hai thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam

  6. Giá thức ăn chăn nuôi tăng đợt thứ 6 liên tiếp từ đầu năm

  7. Tỷ lệ bàn giao đất xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 đạt gần 94%

  8. Đề xuất nhiều dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp Quảng Trị

  9. Thu phí tự động hoàn toàn các tuyến đường cao tốc từ 1/8/2022

  10. Theo nhận định của đại diện Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): Với những cơ hội thị trường, dự báo xuất khẩu thuỷ sản năm 2022 sẽ chạm ngưỡng 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2021. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực quyết liệt của cả chuỗi ngành hàng.

  11. Muốn chinh phục thị trường Bắc Âu, ngành thuỷ sản Việt Nam phải làm gì? Thị trường Bắc Âu nhỏ, khó tính, chủ yếu nhập khẩu từ các nước xung quanh, nên thủy sản Việt Nam khó có cơ hội tăng kim ngạch nếu không nghiên cứu phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng, phù hợp với thị trường đích…

  12. Thủ tướng đề nghị Australia tạo điều kiện hơn nữa cho nông thủy sản Việt Nam

  13. Xuất khẩu ngành gỗ tăng gần 16% sang Australia do nhu cầu tiêu thụ lớn

  14. Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tăng 15% trong 5 tháng

  15. Lộ diện top 10 địa phương hút vốn và 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất cả nước nửa đầu năm 2022

  16. Bộ Giao thông vận tải tăng tốc giải ngân trên 33.000 tỷ, khởi công 32 dự án 6 tháng cuối năm

  17. Dự kiến trong tháng 7, Việt Nam có thêm một loại vắc xin dịch tả heo Châu Phi

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên đầu tuần trong sắc đỏ sau khi hồi phục mạnh trong tuần trước và có thể kết thúc giai đoạn 6 tháng đầu năm giảm điểm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.

  2. Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á đảo ngược đà giảm lúc đầu trong phiên 28/6 sau khi Trung Quốc rút ngắn thời gian cách ly cho khách du lịch.

  3. Chứng khoán Trung Quốc hướng tới thị trường giá lên

  4. Trung Quốc khẳng định vẫn nới lỏng chính sách tiền tệ, đi ngược xu thế thắt chặt

  5. Các hãng công nghệ Trung Quốc đối mặt với các chấn chỉnh mới từ ngày 1-7

  6. Kinh tế giảm tốc, các nhà máy thép ở Trung Quốc lâm “cơn bĩ cực”

  7. 10 biểu đồ cho thấy nền kinh tế Anh đang rơi vào suy thoái

  8. Lạm phát ở Nhật Bản và câu chuyện doanh nghiệp thà phá sản chứ không tăng giá

  9. NHTW nhiều nước châu Á dành hàng tỷ USD ngăn đồng nội tệ sụt giá

  10. Iran muốn vào nhóm BRICS cùng Nga, Trung Quốc khi sắp đàm phán cùng Mỹ

  11. Nga yêu cầu trái chủ tự tới cơ quan tài chính phương Tây để đòi tiền

  12. Tesla, Ford, General Motors,… đồng loạt tăng giá xe điện tại Mỹ trước áp lực chi phí nguyên vật liệu tăng cao

  13. Các hãng hàng không Mỹ hủy hơn 700 chuyến trong ngày 27/6 do thiếu nhân lực và thời tiết xấu

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Từ bạn thành “thù”, Goldman Sachs hạ cấp cổ phiếu của sàn giao dịch Coinbase

  2. Cổ phiếu sàn tiền ảo hàng đầu thế giới lập tức “tuột dốc không phanh”. Từng được định giá gần 100 tỷ USD khi chào sàn, giá trị vốn hoá thị trường của sàn tiền ảo Coinbase hiện chỉ còn hơn 12 tỷ USD

  3. Quỹ đầu cơ tiền ảo nổi tiếng Three Arrows Capital (3AC) vừa vỡ nợ với một khoản vay trị giá hơn 670 triệu USD

  4. Dòng vốn tổ chức thoái lui khỏi các sản phẩm đầu tư crypto đạt mức kỷ lục

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 20.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên trên 21.000 USD/BTC vào cuối ngày.

  6. Báo Đảng của Trung Quốc gọi tiền điện tử là kế hoạch Ponzi

  7. Tội phạm tiền điện tử đánh cắp hàng chục triệu USD BTC chịu tù 20 năm

_

  1. OPEC+ hạ ước tính dư cung dầu trên thị trường xuống 1 triệu thùng/ngày, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.

  2. Libya và Ecuador đều báo hiệu khả năng giảm nguồn cung toàn cầu do những khó khăn chính trị ở các quốc gia này.

  3. Các nhà lãnh đạo G7 đang thảo luận về đề xuất giới hạn giá dầu của Nga, động thái mới nhất nhằm hạn chế tài chính của Moscow, nhưng điều này có thể dễ dàng làm tăng thêm tình trạng thiếu hụt trên thị trường dầu và sản phẩm tinh chế toàn cầu

  4. Mỹ muốn áp trần giá lên dầu Nga để “lợi cả đôi đường”

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,67 USD (+1,52%), lên 111,24 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,25 USD (+1,95%), lên 117,33 USD/thùng.

_

  1. Trung Quốc lập quỹ dự trữ thanh khoản nhân dân tệ cùng 4 nước để đối chọi với đồng USD

  2. Đồng USD bước vào một giai đoạn mới, gặp khó khăn so với các đối thủ lớn khi thị trường kỳ vọng lạm phát bắt đầu hạ nhiệt – điều có thể khiến các ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng lãi suất.

  3. Đồng won của Hàn Quốc tăng vượt trội so với các đồng tiền trong khu vực, với mức tăng 1,2% trong phiên 27/6, trong khi chỉ số chứng khoán chính của nước này tăng 1,8%.

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 3,7 USD xuống mức 1.822,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng nhẹ lên 1.825 USD/ounce và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Nắng nóng bất thường đẩy thủ đô nước Nhật vào cuộc khủng hoảng điện

  2. Mỹ nâng thuế nhập khẩu với một số hàng hóa Nga lên 35%

  3. Sau lệnh cấm, Ấn Độ vẫn xuất khẩu 1,8 triệu tấn lúa mì ra nước ngoài

  4. Giá quặng sắt tại Đại Liên và Sigapore lên mức cao nhất một tuần, bởi hy vọng các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ khởi động lại hàng chục lò cao đã dừng hoạt động do lợi nhuận giảm và nhu cầu yếu để bổ sung hàng tồn kho.

Vàng SJC 68.8 tr/lượng

USD 23,390 đồng

Bảng Anh 28,981 đồng

EUR 25,297 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhưng tự doanh lại toàn gom bất động sản và bán lẻ

Giá trị mua ròng không đáng kẻ với 90 tỷ đồng song nhóm bất động sản và bán lẻ là những cổ phiếu được tự doanh mua vào nhiều nhất phiên hôm nay…

Vn-Index vượt 1.200 điểm một cách thuyết phục, thanh khoản hôm nay tốt hơn hôm qua rất nhiều với giá trị mua bán toàn thị trường 17.000 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index tăng 15,28 điểm lên 1.218, độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 16/19 ngành tăng điểm, trong đó mức tăng mạnh nhất thuộc về ngành Ngân hàng và Công nghệ thông tin với số mã tăng với ít nhất 600 mã xanh, 50 mã kịch trần.

Khối ngoại hôm nay mua ròng 155.02 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm CTG (106.76 tỷ), MSN (63.72 tỷ), DPM (47.03 tỷ). Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX với giá trị 21.0 tỷ đồng.

Tự doanh hôm nay tiếp tục xu hướng mua ròng dù Vn-Index đang hạ cánh ở vùng cản khá cứng. Giá trị mua ròng không đáng kẻ với 90 tỷ đồng song nhóm bất động sản và bán lẻ là những cổ phiếu được tự doanh mua vào nhiều nhất phiên hôm nay. Top 10 cổ phiếu được tự doanh gom ròng gồm GEX 64 tỷ đồng; MWG 31,8 tỷ; FPT 27,8 tỷ; SZC 14 tỷ; DXG 10,6 tỷ; PVT, KDH, REE, GAS, BMI, BCM cũng là những cổ phiếu được tự doanh gom ròng.

Ở chiều ngược lại, tự doanh bán ròng VIC 10,63 tỷ; VHM 10 tỷ; TCB 8,29 tỷ; NVL 8,24 tỷ, HPG, VNM, VRE, PNJ, CTG, VCB cũng bị nhóm này lôi ra bán. Nếu VNIndex có thể vượt qua ngưỡng kháng cự 1250 trong những phiên tới thì khả năng sẽ quay về chinh phục vùng 1260-1280.

Nguồn: Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhưng tự doanh lại toàn gom bất động sản và bán lẻ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Cổ phiếu chiết khấu sâu, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp mạnh tay ‘gom’ cổ phiếu

Trong tuần qua, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết đã chi những khoản tiền lớn để mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp mình, trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đã chiết khấu 50-70% giá trị so với đỉnh cao.

Giải thích cho động thái này, một số lãnh đạo doanh nghiệp đã ghi rõ mục đích khi đăng ký mua vào vì “giá thấp nên mua”.

“Tham lam khi người khác sợ hãi” – Câu nói Warrant Buffet đúng với diễn biến trên thị trường chứng khoán vừa qua. Có thể thấy, cơn hoảng loạn của các nhà đầu tư đã khiến giá của nhiều cổ phiếu penny lẫn bluechip rớt sâu, bất chấp tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn đang khởi sắc.

Trước những biến động tiêu cực của thị trường, hàng loạt các lãnh đạo doanh nghiệp đã có động thái “trấn an” nhà đầu tư. Đơn cử như Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình (HoSE:HBC), ông Nguyễn Hùng Cường - Phó Chủ tịch DIG Corp lần lượt đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu HBC, DIG. Bà Đinh Thị Nhật Hạnh – Tổng Giám đốc và ông Phùng Quang Hải – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE:KHG) lần lượt đăng ký mua vào 1 triệu và 500.000 cổ phiếu KHG với hình thức khớp lệnh trên sàn,…

Theo thống kê, cổ phiếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường. Đơn cử như cổ phiếu của Tập đoàn Khải Hoàn Land đã chiết khấu hơn 50% kể từ mức giá đỉnh do cơn hoảng loạn của thị trường. Hoạt động của doanh nghiệp vẫn khá tích cực trong thời gian qua. Cụ thể, trong thời gian ngắn, Tập đoàn Khải Hoàn Land đã khai trương hàng loạt các chi nhánh qui mô tập trung từ Nam ra Bắc, thu hút lực lượng lớn chuyên viên môi giới – yếu tố then chốt giúp Khải Hoàn Land luôn đạt thành tích bán hàng xuất sắc, giữ vững vị trí Top 1 đại lý phân phối của các chủ đầu tư lớn trên thị trường như Vingroup, Masterise Homes, GS E&C Group, Keppel Land,….

Trong quý I/2022, doanh thu của Tập đoàn Khải Hoàn Land đã tăng gần 3 lần so với cùng kỳ 2021, lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng gấp 7 lần cùng kỳ. Kế hoạch kinh doanh đặt ra trong năm 2022 của Khải Hoàn Land cũng rất ấn tượng với mức tăng trưởng gần 100%, tỷ lệ cổ tức 10%.

Ngoài ra, Khải Hoàn Land hiện là đơn vị tiếp thị và phân phối độc quyền toàn bộ sản phẩm mang thương hiệu T&T Group trên toàn quốc. T&T Group là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm dày dặn và tiềm lực mạnh mẽ. Trong đó, có nhiều dự án đang triển khai như: đại đô thị T&T City Milennia quy mô 267,3ha tại Long Hậu giáp sát Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7 vừa được Newtecons - nhà thầu xây dựng uy tín khởi công xây dựng vào ngày 23/06; dự án căn hộ cao cấp T&T Victoria tại trung tâm TP.Vinh tỉnh Nghệ An, khu đô thị T&T Phố Nối tại “thủ phủ công nghiệp” Phố Nối, tỉnh Hưng Yên; dự án căn hộ cao cấp T&T Capella tại số 2 Phạm Ngọc Thạch – Hà Nội, dự án T&T Tamda, TP. Vĩnh Long…. và hàng loạt các dự án khác đang được triển khai tại các tỉnh lân cận TP.HCM và Hà Nội.

Sự biến động của thị trường chứng khoán quý II đã khiến tâm lý nhà đầu tư dao động và dễ mất phương hướng. Theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, nhà đầu tư cần nhìn nhận các yếu tố cốt lõi như quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra xuyên suốt, kết quả kinh doanh ấn tượng để làm điểm tựa vững chắc trong tình hình thị trường hiện nay. Định giá hấp dẫn, tình hình kinh doanh tăng trưởng, thương hiệu mạnh… là những thước đo bền vững nhất cho giá trị của doanh nghiệp và tiềm năng cổ phiếu dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Nguồn: NDH

1 Likes

Tin vui khi NĐT sắp được giao dịch cổ phiếu sớm hơn 1 ngày, bán cổ phiếu ngay chiều ngày T+2

Theo quy chế giao dịch mới, cổ phiếu về tài khoản nhà đầu tư trong khoảng thời gian 11h30 – 12h00 trong ngày T+2 thay vì 15h30 – 16h00 như trước đó. Theo đó, nhà đầu tư có thể giao dịch trong phiên chiều của ngày T+2, rút ngày 1 ngày so với trước đó.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa lấy ý kiến dự thảo Quy chế hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán theo chỉ đạo điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán có chu kỳ thanh toán T+2 của UBCKNN.

Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán mới dự kiến được áp dụng từ tháng 8 tới đây. Trong dự thảo của VSD, một số điểm thay đổi trong quy chế.

Thứ nhất, thành viên lưu ký xác nhận đủ tiền hoặc thiếu tiền thanh toán giao ịch chứng khoán chậm nhất vào 16h45 ngày T+1

Thứ hai, điều chỉnh thời gian VSD hoàn thất thanh toán chứng khoán và ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền từ 15h30 – 16h00 lên 11h30 – 12h00 ngày T+2.

Với điểm này, chứng khoán sẽ về tài khoản nhà đầu tư sớm hơn 1 ngày. Theo quy định trước đó, khi chứng khoán về tài khoản vào thời gian 15h30 – 16h00 ngày T+2, thời điểm đó thị trường đã kết thúc giao dịch, khi đó nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch trong ngày tiếp theo.

Nhưng với quy định mới này, khi cổ phiếu về tài khoản trong khoảng thời gian 11h30 – 12h00, nhà đầu tư có thể giao dịch ngay trong phiên giao dịch buổi chiều của ngày T+2. Như vậy, thời gian giao dịch đã được rút ngắn thêm 1 ngày.

Thứ ba, thành viên lưu ký có trách nhiệm thực hiện phân bố ngay tiền và chứng khoán cho khách hàng sau khi VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán và ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền (sau 12h00) để đảm bảo cho nhà đầu tư có thể giao dịch trước giờ kết thúc giao dịch.

Tương tự như với cổ phiếu, tiền giao dịch chứng khoán cũng sẽ về tài khoản của nhà đầu tư sớm hơn 1 ngày so với quy chế cũ. Nhà đầu tư có thể dùng tiền để mua bán chứng khoán ngay trong phiên chiều của ngày T+2 thay vì phải ứng tiền công ty chứng khoán như trước kia.

Thứ tư, thành viên lưu ký thông báo VSD kết quả phân bổ tiền và chứng khoán cho nhà đầu tư chậm nhất 16h30 ngày T+2.

Ngoài ra, VSD cũng dự thảo quy chế thay thế quy chế thành viên lưu ký, trong đó bổ sung một số trường hợp xử lý vi phạm do vi phạm quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

Theo thông báo được gửi đến các thành viên tham gia lấy ý kiến VSD sẽ lấy ý kiến cho dự thảo quy chế đến trước ngày 5/7 tới đây.

Nguồn bài viết: Tin vui khi NĐT sắp được giao dịch cổ phiếu sớm hơn 1 ngày, bán cổ phiếu ngay chiều ngày T+2

1 Likes

Thổ Nhĩ Kỳ đổi ý, chuyển sang ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

TTO - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã rút lại việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự NATO sau cuộc hội đàm với lãnh đạo của hai nước Bắc Âu này.

Thổ Nhĩ Kỳ đổi ý, chuyển sang ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bắt tay Thủ tướng Thụy Điển và Tổng thống Phần Lan tại Madrid, Tây Ban Nha ngày 28-6 - Ảnh: AP

Theo kênh Euronews, ngày 28-6, Phần Lan và Thụy Điển đã đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó Ankara sẽ không còn phản đối hai quốc gia Bắc Âu này gia nhập liên minh quân sự NATO.

Ra tuyên bố, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết ông đã có được “sự hợp tác đầy đủ” từ Phần Lan và Thụy Điển về vấn đề đối phó các chiến binh Đảng Công nhân người Kurrd (PKK) cùng các lực lượng liên quan, sau hơn 3 giờ thảo luận tại Madrid bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO.

Sau cuộc hội đàm nói trên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết “hiện tại chúng tôi đã có được một thỏa thuận mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO”.

“Sau cuộc họp này, các ngoại trưởng của chúng tôi đã ký một bản ghi nhớ 3 bên xác nhận rằng tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid trong tuần này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ việc mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO” - Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö cho biết.

Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ca ngợi đây là một “thỏa thuận rất tốt đẹp”.

"Tất nhiên việc thực hiện bước tiếp theo để chính thức trở thành thành viên NATO là điều quan trọng đối với Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng thỏa thuận này cũng là một bước đi rất quan trọng đối với NATO, bởi vì các quốc gia của chúng tôi sẽ là những bên đảm bảo an ninh bên trong NATO " - bà Andersson nói.

Thủ tướng Andersson cũng bác bỏ những thông tin cho rằng bà đã nhượng bộ quá nhiều cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thuyết phục ông từ bỏ phủ quyết đối với tư cách thành viên của Stockholm.

Trước đây ông Erdogan kiên quyết từ chối bật đèn xanh cho các đơn xin gia nhập NATO từ hai nước Bắc Âu nói trên, bất chấp lời kêu gọi từ các đồng minh NATO.

Về cơ bản, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phủ quyết việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vì tất cả thành viên phải đồng ý tiếp nhận các thành viên mới.

Nguồn bài viết: Thổ Nhĩ Kỳ đổi ý, chuyển sang ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

NATO lo ngại Nga và Trung Quốc gần nhau hơn

TTO - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ‘thất vọng’ vì Trung Quốc không lên án Nga về cuộc xung đột ở Ukraine, và lo ngại việc Matxcơva, Bắc Kinh ngày càng thân thiết hơn.

NATO lo ngại Nga và Trung Quốc gần nhau hơn - Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại hội nghị ngày 28-6 ở Madrid, Tây Ban Nha - Ảnh: REUTERS

“Chúng tôi không coi Trung Quốc là kẻ thù”, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Stoltenberg nói tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 28-6. Ông cho biết Trung Quốc sẽ sớm trở thành một nền kinh tế thế giới, và NATO cũng cần hợp tác với Bắc Kinh trong các vấn đề như biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, ông Stoltenberg bày tỏ thất vọng về việc Trung Quốc không lên án Nga và “lan truyền nhiều thông tin sai sự thật về NATO và phương Tây”. “Trung Quốc và Nga hiện cũng xích lại gần nhau hơn bao giờ hết”, ông nói.

Cuộc họp thượng đỉnh thường niên của NATO bắt đầu từ ngày 28-6 tại Madrid, Tây Ban Nha, với sự tham gia của tổng thống Mỹ và các lãnh đạo khác của liên minh này. NATO dự kiến tuyên bố Nga là “mối đe dọa an ninh tức thời nhất” đối với liên minh.

Tại cuộc họp kéo dài 2 ngày này, NATO sẽ công bố khái niệm chiến lược của nhóm, bao gồm sứ mệnh và lập trường về các nước không phải thành viên như Nga và Trung Quốc. Tài liệu này được cập nhật lần cuối vào năm 2010.

Cũng trong ngày 28-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ngừng gây bất ổn ở châu Á.

“Những gì NATO cần làm là từ bỏ tư duy Chiến tranh lạnh… Sau sự hỗn loạn ở châu Âu, các nước NATO nên từ bỏ nỗ lực gây mất ổn định châu Á và thế giới”, Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Triệu nói.

Bắc Kinh cũng chỉ trích NATO là “sản phẩm của Chiến tranh lạnh”, “với những quan điểm lỗi thời về các vấn đề an ninh và từ lâu đã trở thành công cụ cho các quốc gia riêng lẻ duy trì bá quyền”.

Các nhà lãnh đạo NATO cũng dự kiến thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận Phần Lan và Thụy Điển gia nhập nhóm. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gặp lãnh đạo 2 nước này và ông Stoltenberg trong ngày 28-6, và dự kiến gặp ông Biden vào ngày 29-6.

Anh cho biết các cuộc đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ rất “khó khăn”. Mỹ cho biết sẽ không đóng vai trò trung gian trong cuộc đàm phán này.

Trước đó, Nga đã dọa sẽ đặt tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân dọc biên giới nếu NATO kết nạp Thụy Điển và Phần Lan, đồng thời cảnh báo việc Ukraine gia nhập tổ chức này có thể kích hoạt Thế chiến thứ ba, theo Wall Street Journal.

Ông Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho biết Matxcơva không lo ngại về Thụy Điển và Phần Lan nhưng phải có sự chuẩn bị trước, bởi “nếu NATO mở rộng, đường biên giới trên bộ của tổ chức này với Nga sẽ dài gấp đôi”.

Nguồn bài viết: NATO lo ngại Nga và Trung Quốc gần nhau hơn - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

UBCKNN: ‘Nhiều hội nhóm trên Za lo, Facebook lôi kéo nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu T+0’

(VNF) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết theo quy định hiện hành, giao dịch T+0 vẫn chưa được áp dụng mà chỉ đang trong quá trình nghiên cứu và khi được cho phép được cơ quan quản lý công bố thông tin chính thức, rộng rãi.

UBCKNN: 'Nhiều hội nhóm trên ■■■■, Facebook lôi kéo nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu T+0'

UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng với các hội nhóm trên mạng xã hội.

Ngày 28/6, UBCKNN cho biết thời gian gần đây, trên các không gian mạng, điển hình là ■■■■ và Facebook đã xuất hiện một số hiện tượng thành lập các hội nhóm hô hào, mời chào, lôi kéo nhà đầu tư giao dịch mua và bán cổ phiếu trong ngày (T+0), hoặc đầu tư vào một số mã cổ phiếu sẽ đem lại tỷ lệ sinh lời rất cao.

Qua theo dõi, giám sát, UBCKNN nhà đầu tư cần cẩn trọng, cân nhắc khi tham gia vào các hội nhóm trên các mạng xã hội, tránh bị lôi kéo, dẫn dắt dẫn tới thiệt hại không đáng có.

“Trước khi giao dịch, nhà đầu tư nên tìm hiểu, kiểm chứng thật kỹ lưỡng thông tin dựa trên các kênh chính thống của các cơ quan chức năng, từ các đơn vị có chức năng tư vấn, môi giới chứng khoán được cơ quan quản lý cấp phép”, UBCKNN nhấn mạnh.

UBCKNN cũng cho biết theo quy định pháp luật hiện hành, nhà đầu tư muốn giao dịch trên thị trường cổ phiếu đều phải thông qua công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ mà nhà đầu tư mở tài khoản và công ty chứng khoán đó phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán.

Do đó, các giao dịch phát sinh liên quan (tiền, cổ phiếu…) đều phải thông qua pháp nhân là công ty chứng khoán. Đồng thời, theo quy định hiện hành, giao dịch T+0 vẫn chưa được áp dụng mà chỉ đang trong quá trình nghiên cứu và khi được cho phép được cơ quan quản lý công bố thông tin chính thức, rộng rãi.

UBCKNN cũng khuyến cáo để nhà đầu tư cần tìm hiểu và cẩn trọng khi tham gia các hội nhóm trên các mạng xã hội. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý, giám sát, UBCKNN rất chú trọng việc giám sát, xử lý thông tin trên không gian mạng.

UBCKNN cho hay các cơ quan quản lý đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định pháp luật có liên quan.

Nguồn: VietnamFinance

1 Likes

mấy thằng broker chứ ai nữa, lúc nào chả khuyên trade T0

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 29/6

=> DOANH NGHIỆP

  1. HAH: Quý II, Hải An ghi nhận doanh thu 963 tỷ đồng, tăng 114% so với quý II/2021, lợi nhuận sau thuế 174 tỷ đồng

  2. HAH: Ước lãi sau thuế 6 tháng đạt 437 tỷ, hoàn thành 79% kế hoạch năm

  3. HVN: Vietnam Airlines đã phục hồi 80% dòng tiền bình quân hàng ngày

  4. VCB: Chất lượng tài sản tốt và tất cả các khoản vay tái cơ cấu đều đã được trích lập dự phòng trong năm 2021 nên việc Thông tư 14 hết hiệu lực vào cuối quý II sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến ngân hàng trong năm 2022.

  5. VCB: VNDirect dự báo lợi nhuận Vietcombank vượt 33.000 tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng tăng 20%.

  6. KIDO cổ phần hóa KDF, dự thu tối thiểu 1.680 tỷ từ bán cổ phiếu quỹ

_

  1. Họp ĐHĐCĐ bất thường Angimex: Sếp cũ Sunshine được bầu làm Chủ tịch HĐQT

😎 PDR: Thấy gì từ chuyện làm ăn đầy lùm xùm và rủi ro của bất động sản Phát Đạt?

  1. ITA: HOSE yêu cầu ITA công bố thông tin liên quan đến việc mở thủ tục phá sản

  2. ITA: Đầu phiên “cầu nguyện” khớp sàn, giữa phiên thi nhau “đua trần”

  3. FLC, ROS hút tiền trước thềm Đại hội bất thường vào đầu tháng 7

  4. HOSE yêu cầu FLC, ROS giải trình sau 5 phiên cổ phiếu “tím lịm”. ROS giải trình - Công ty không có sự kiện, thông tin gì ảnh hưởng tới giá cổ phiếu

  5. FLC tiếp tục dùng hàng nghìn bất động sản để bảo đảm nghĩa vụ nợ tại OCB

  6. HUT: Tasco muốn lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

  7. DLG: Dự kiến doanh thu tăng hơn 60% trong năm 2022

  8. BCG: Bamboo Capital lập công ty con vốn 400 tỷ đồng triển khai dự án ở Đắk Nông

  9. DAH: Khách sạn Đông Á tự tin lợi nhuận đạt hơn 80 tỷ đồng năm 2022 (+31%)

  10. DIG bị cưỡng chế hơn 30 tỷ đồng tiền thuế

  11. DIC Corp nói gì trước thông tin bị cưỡng chế thuế hơn 30 tỷ đồng?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KIDO cổ phần hóa KDF, dự thu tối thiểu 1.680 tỷ từ bán cổ phiếu quỹ

  2. TAC: Sau khi hủy niêm yết - Tăng giá mua lại cổ phiếu từ cổ đông nhỏ lẻ lên 70.000 đồng/cp

  3. C4G: Cienco4 thoái bớt vốn khỏi 4 công ty con

  4. SCIC và REE cùng muốn thoái vốn tại công ty nhiệt điện than

  5. OCB: Hai con gái Chủ tịch OCB hoàn tất sang tay 51,3 triệu cổ phiếu

  6. QNS: ‘Sếp’ QNS đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu, giá ước tính gần 45 tỷ đồng

  7. HII: Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua 2 triệu CP

  8. NRC: Cổ đông lớn “xả hàng”, thu về hơn trăm tỷ đồng

  9. CMT: Tổng Giám đốc CMT “chốt đơn” thành công 1,1 triệu cổ phiếu

_

  1. SBS: Sắp tăng vốn thêm 1.500 tỷ đồng cho cổ đông chiến lược

_

=> CỔ TỨC

  1. HDG: Hà Đô chốt danh sách trả cổ tức 2021 vào ngày 7/7

  2. GEX: Gelex chốt danh sách trả cổ tức 5% tiền mặt năm 2021 vào ngày 14/7

  3. HAX: 22/7 là ngày ĐKCC để lập danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu và tiền, tổng tỷ lệ 20%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Kéo mạnh cuối phiên, VN-Index hồi sát mốc tham chiếu, cổ phiếu thép trở lại hút tiền

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường, BID tăng 7 phiên liên tiếp

  • Khối ngoại chưa dừng ‘‘gom’’ cổ phiếu ngân hàng, giao dịch thỏa thuận ‘‘khủng’’ tại SHB và EIB

  • Phiên 29/6: Khối ngoại chuyển bán ròng nhẹ trên HOSE, tập trung rút vốn khỏi nhóm hóa chất

  • Tự doanh 29/06: MUA ròng 179.8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 23.1 tỷ đồng. Gom ròng mạnh GAS, BSR và HPG

  • Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.763 tỷ đồng, giảm 15,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 16,85% xuống còn 10.419 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Vụ “chứng khoán Ngô Nam” có những mã cổ phiếu nào, biến động ra sao?

  2. Chủ nhóm “chứng khoán Ngô Nam” trần tình về sự việc

  3. Dự kiến từ tháng 8 tới, nhà đầu tư sẽ được mua bán cổ phiếu T+2

  4. Dự thảo mới của VSD rút ngắn giao dịch T+2 về “T+1.5”

  5. Cổ phiếu ngân hàng trong danh mục các quỹ đầu tư lớn như VEIL, VOF, Pyn Elite, Vietnam Holding, Diamond ETF, VN30 ETF… ước tính có giá trị lên đến hàng tỷ USD

  6. VinaCapital rót 25 triệu USD vào một doanh nghiệp địa ốc

  7. Nhiều doanh nghiệp ước lợi nhuận quý II tăng cao so với cùng kỳ

_

  1. NHNN hút ròng gần 100.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu, lãi suất liên ngân hàng nhích tăng

  2. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 8,51%, hơn 880.000 tỷ được bơm thêm ra thị trường

  3. 4 ‘ông lớn’ ngân hàng quốc doanh ráo riết bán loạt bất động sản để thu hồi nợ

_

=> VIỆT NAM

  1. 85,4% số dòng thuế trong Hiệp định ASEAN - Trung Quốc được xoá bỏ, loạt mặt hàng được hưởng lợi

  2. Kinh tế TP HCM phục hồi hình chữ V, quý II tăng trưởng 5,73%

  3. Thông tin nổi bật nhất trong sáng nay là GDP quý 2/2022 của Việt Nam ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021. 6 tháng đầu năm 2022, GDP ước tăng 6,42%, lạm phát kiểm soát ở mức phù hợp

  4. 9 nhóm hàng hóa tăng, chỉ có 2 nhóm giảm, CPI quý II tăng 2,96%

  5. Bùng nổ FDI vào ASEAN: Việt Nam vươn lên thành thị trường nổi bật hơn cả Singapore, Thái Lan

  6. Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt 27,75% kế hoạch

  7. Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc tăng gần gấp đôi bất chấp chính sách Zero COVID

  8. Xuất khẩu thép xây dựng tăng mạnh gần 50% trong tháng 5

  9. TP. HCM: 6 tháng hút hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư, tăng 60% so với cùng kỳ

  10. Việt Nam chính thức có Mạng lưới kinh tế tuần hoàn

  11. Adani Group - tập đoàn đa ngành Ấn Độ sẵn sàng đầu tư 2 tỷ USD phát triển cảng biển trong thời gian sớm nhất tại Việt Nam.

  12. 6 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, ước đạt gần 371 triệu tấn. Cùng với đó, nhiều khu vực cảng biển lớn và lượng hàng nhập khẩu vẫn tiếp đà giảm trong nhiều tháng liên tục…

  13. Ngân sách nhà nước bội thu lớn, thu từ dầu thô tăng vọt

  14. Doanh nghiệp thuỷ sản, du lịch kêu cứu vì giá xăng dầu

  15. Làn sóng “rời Trung Quốc đến Việt Nam” chưa dừng lại

  16. Apple đã chuyển 11 nhà máy sang Việt Nam

  17. Xuất khẩu nông sản tăng vọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nâng mục tiêu đạt 55 tỷ USD

_

=> THẾ GIỚI

  1. Phần Lan và Thụy Điển sắp trở thành thành viên NATO, cục diện an ninh châu Âu có bước ngoặt

  2. Ngỡ phục hồi mạnh, chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” cuối phiên, các chỉ số đều giảm từ 2%-3%

  3. Chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống do hoạt động bán tháo trong chiều 29/6

  4. Trung Quốc tố G7 đang cố tạo ra ‘bẫy nợ’ với kế hoạch hạ tầng 600 tỷ USD

  5. Làm xe điện không hề dễ, loạt hãng xe sang nước Ý đang chật vật với hành trình điện khí hóa

  6. Giá bất động sản cao cấp tại London tăng liên quan đến xung đột tại Ukraine

  7. Đức: Lạm phát giảm khi Chính phủ giảm thuế nhiên liệu và giảm giá vé tàu

  8. Có gì trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway?

  9. Người Nga phải mua phụ tùng ôtô chợ đen, hàng giả vì đòn trừng phạt

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Theo dữ liệu từ Glassnode, số lượng địa chỉ ví nắm giữ ít nhất 1 BTC đạt mức cao nhất mọi thời đại là 873.043.

  2. Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ trừng phạt Triều Tiên vì hack tiền điện tử

  3. Hạ viện Nga quyết định miễn thuế VAT đối với hoạt động bán crypto

  4. Gã khổng lồ kiểm toán hàng đầu thế giới KPMG tham gia Metaverse

  5. Uzbekistan bắt buộc các thợ đào BTC sử dụng năng lượng tái tạo

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 20.270 USD, thì sang phiên hôm nay đã lùi dần về gần 20.000 USD/BTC vào cuối ngày.

  7. Các công ty tiền điện tử và Web3 của Ấn Độ đang chuyển địa điểm hoạt động đến Dubai

_

  1. Giá dầu tăng liên tiếp 3 phiên khi “đại gia” dầu Trung Đông khó nâng sản lượng

  2. Mỹ là người chiến thắng thực sự của cuộc chiến năng lượng toàn cầu? Nga có thể bắt bí phương Tây trong ngắn hạn nhưng lại đánh mất vị thế siêu cường năng lượng. Mỹ gặp rắc rối trước mắt nhưng lại ở vị thế tốt hơn nhiều trong dài hạn.

  3. Cú sốc giá dầu những năm 1970 đã dạy cho các chính trị gia phương Tây bài học đắt giá về quyền lực của các cường quốc năng lượng. 50 năm sau, phương Tây một lần nữa phải nếm trái đắng.

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,45 USD (+0,40%), lên 112,21 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,28 USD (+0,24%), lên 118,26 USD/thùng.

_

  1. Tỉ giá đồng Rúp của Nga tăng mạnh nhất trong vòng 7 năm so với USD

  2. Đồng ruble tăng cao, nguồn thu xuất khẩu của Nga giảm sút

  3. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde không hé lộ những chi tiết mới về triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương khu vực đồng tiền chung, EUR giảm.

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 2,3 USD xuống mức 1.820,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như dao động ngay sát dưới ngưỡng này cho đến cuối ngày.

  5. Quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã có 5 phiên bán ròng vàng liên tiếp.

_

  1. Thượng Hải không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, giá thép thanh vằn, quặng sắt tăng

  2. Ngành công nghiệp kim loại đang chứng kiến sự suy giảm về giá cả tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 khi giá cả bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về suy thoái kinh tế.

  3. Nga áp dụng luật nhập khẩu song song. Theo luật này, các công ty Nga được phép nhập khẩu danh mục hàng hóa hiện hành mà không cần được sự đồng ý của chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp. Hoạt động nhập khẩu này được miễn truy cứu trách nhiệm về dân sự, hành chính và hình sự.

  4. Nhiều nhà máy thép Ấn Độ muốn giảm sản lượng khi nhu cầu giảm mạnh

Vàng SJC 68.9 tr/lượng

USD 23,380 đồng

Bảng Anh 28,775 đồng

EUR 25,121 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

Chuyên gia MBS kiến nghị áp dụng giao dịch T+0, đại diện UBCKNN lên tiếng

Tại toạ đàm “Đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán”, ông Nguyễn Đức Lâm, Trưởng nhóm đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho biết hiện nay giao dịch T+3 gây rủi ro cho nhà đầu tư khi giá chứng khoán trồi sụt theo ngày. Ông kiến nghị đưa thị trường về giao dịch T+0.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

“Muốn thị trường chứng khoán tăng trưởng buộc phải có giao dịch T+0. Khi đó nhà đầu tư mới dám mua và nếu có rủi ro họ có thể bán ngay trong ngày”, ông Nguyễn Đức Lâm cho biết.

Về vấn đề này, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) cho biết theo thông lệ quốc tế thì chu kỳ thanh toán T+2 và T+3 đang được áp dụng phổ biến.

“Thị trường chứng khoán thế giới cho phép các giải pháp giao dịch như bán khống, mua bán trong ngày. Việc không phát sinh nghĩa vụ thanh toán cuối ngày như vậy làm giảm đi yêu cầu của nhà đầu tư về việc phải được bán chứng khoán ngay sau khi mua”, đại diện UBCKNN cho biết.

Theo bà Tạ Thanh Bình, hiện nay về mặt pháp lý, Việt Nam đã sẵn sàng cho những giải pháp giao dịch bao gồm bán khống, mua bán trong ngày hoặc bán chứng khoán đang trên đường về. Bà cho rằng cơ quan quản lý cũng kỳ vọng có một nền tảng giao dịch mới để có thể hỗ trợ những giải pháp giao dịch này được triển khai trên thực tế. Tuy nhiên trước mắt, theo bà chỉ có thể rút ngắn bớt chu kỳ thanh toán.

Lý giải về việc không thể thanh toán ngay, bà Tạ Thanh Bình cho biết thị trường chứng khoán trong nước không áp dụng thanh toán song phương từng giao dịch, mà thanh toán bù trừ dòng đa phương. Nhanh nhất là tới cuối ngày giao dịch, các sở giao dịch và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán mới có thể thống kê được số lượng các giao dịch diễn ra, thực hiện bù trừ và tính toán số lượng chứng khoán, số lượng tiền cần phải chuyển giao của ngày hôm đó.

“Chúng tôi cũng đang nỗ lực cố gắng giảm hơn nữa thời gian nhưng trước mắt là rút bớt từng khâu trong quá trình thanh toán, mà như giải pháp tôi chia sẻ thì nó sẽ là khoảng T+1,5”, bà Bình nói.

Liên quan đến giao dịch T+0, UBCKNN mới đây cũng đã khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng với các hội nhóm trên mạng xã hội hô hào, mời chào, lôi kéo nhà đầu tư giao dịch mua và bán cổ phiếu trong ngày (T+0).

UBCKNN cho biết, theo quy định hiện hành, giao dịch T+0 vẫn chưa được áp dụng mà chỉ đang trong quá trình nghiên cứu và khi được cho phép được cơ quan quản lý công bố thông tin chính thức, rộng rãi.

Nguồn bài viết: Chuyên gia MBS kiến nghị áp dụng giao dịch T+0, đại diện UBCKNN lên tiếng

1 Likes

Tin thế giới 30-6: Quảng trường ở Paris mang tên phi công người Việt; Lính Azov được thả

TTO - Chính quyền Paris đặt tên phi công Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường; Ông Putin nói “không có vấn đề gì” nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO; Nga trao trả tù binh là lính tiểu đoàn Azov… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 30-6.

Tin thế giới 30-6: Quảng trường ở Paris mang tên phi công người Việt; Lính Azov được thả - Ảnh 1.

Lễ đặt tên đường Đỗ Hữu Vị diễn ra tại Paris (Pháp) ngày 29-6 - Ảnh: TTXVN
*** Một quảng trường ở trung tâm quận 16 thủ đô Paris, Pháp chọn lấy theo tên phi công người Việt.** Theo TTXVN, ngày 29-6, tại thủ đô Paris đã diễn ra lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ ở trung tâm quận 16 thủ đô Paris, với sự hiện diện của phó thị trưởng thành phố Paris, bà Laurence Patrice, cùng thị trưởng quận 16 Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, và đông đảo người thân trong gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và bà con địa phương.

Quảng trường Đỗ Hữu Vị tọa lạc trên nút giao giữa đại lộ Versailles và bến Louis Blériot ở quận 16, nhìn ra trụ sở Đài Phát thanh Pháp và cầu Grenelle.

Ông Đỗ Hữu Vị (1883-1916) là người Việt Nam, song ông làm nên sự nghiệp trong lực lượng không quân Pháp, tham gia chiến đấu và hy sinh ở vịnh Somme trong Thế chiến 1.

Tin thế giới 30-6: Quảng trường ở Paris mang tên phi công người Việt; Lính Azov được thả - Ảnh 2.

Ông Đỗ Hữu Vị chuẩn bị cho chuyến bay Casablanca - Marrakech (Morocco). Ông là người lính dẫn đầu những chuyến bay trinh sát đầu tiên ở Morocco, trong hàng ngũ quân đội Pháp - Ảnh: HUMANITE

*** Tổng thống Putin lên tiếng về việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.** Theo Hãng tin AFP, phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Ashgabat của Turkmenistan vào ngày 29-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định: “Chúng tôi không có vấn đề với Thụy Điển và Phần Lan giống như với Ukraine”.

“Chúng tôi không có những bất đồng về vấn đề lãnh thổ. Không có gì có thể khiến chúng tôi bận tâm về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Nếu Phần Lan và Thụy Điển muốn, họ có thể gia nhập. Điều đó tùy thuộc vào họ. Họ có thể tham gia bất cứ cái gì họ muốn” - ông Putin khẳng định.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nhắc nhở “nếu lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng quân sự được triển khai ở những nước đó, chúng tôi (Nga) sẽ có nghĩa vụ phản ứng một cách đối xứng”.

Tin thế giới 30-6: Quảng trường ở Paris mang tên phi công người Việt; Lính Azov được thả - Ảnh 3.

Phó chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn gặp tổng thống sắp mãn nhiệm của Philippines là ông Rodrigo Duterte tại Manila, Philippines vào ngày 29-6 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

  • Theo Hãng tin Tân Hoa xã, ngày 29-6, Phó chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn và tổng thống sắp mãn nhiệm của Philippines là ông Rodrigo Duterte đã nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương Trung Quốc - Philippines và tăng cường hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.

Tại cuộc gặp, ông Vương Kỳ Sơn đánh giá quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã có sự thay đổi hoàn toàn trong vòng hơn 6 năm qua. Hai bên đã củng cố mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, tăng cường hợp tác và quan hệ hữu nghị, quản lý hiệu quả các bất đồng và hợp tác vì sự phát triển chung.

  • Theo Hãng tin AFP, ngày 29-6, Anh đã cam kết viện trợ quân sự thêm 1 tỉ bảng Anh (1,2 tỉ USD) cho Ukraine để giúp đối phó các hoạt động quân sự của Nga.

Gói viện trợ này bao gồm “các hệ thống phòng không tinh vi, các phương tiện bay không người lái, thiết bị tác chiến điện tử mới cải tiến và hàng ngàn bộ thiết bị quan trọng cho binh sĩ Ukraine”.

Gói viện trợ mới này sẽ nâng số viện trợ của Anh dành cho Kiev kể từ ngày 24-2 lên tổng cộng 2,3 tỉ bảng Anh.

  • Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ thông tin cho rằng lực lượng Nga đã tấn công vào một trung tâm mua sắm đông đúc ở thành phố Kremenchuk, miền trung Ukraine, khiến 18 người thiệt mạng vào đầu tuần này. Trước đó, tại Liên Hiệp Quốc, phía Nga cũng đã bác bỏ thông tin này, sau khi Kiev cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công.

“Quân đội của chúng tôi không tấn công bất kỳ cơ sở hạ tầng dân sự nào. Chúng tôi có mọi khả năng để biết được cái gì đang tọa lạc ở đâu” - Hãng tin AFP dẫn lại lời ông Putin nói trong cuộc họp báo ở thủ đô Ashgabat của Turkmenistan vào ngày 29-6.

  • Theo Đài Al Jazeera, ngày 29-6, cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết Kiev vừa tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất với Nga kể từ hôm 24-2, với 114 binh sĩ Ukraine (trong đó có 95 binh sĩ từng cố thủ tại nhà máy thép ở TP Mariupol) đã được trả tự do.

  • Theo Hãng tin Tass, ngày 29-6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này đã trong tình trạng sẵn sàng đối đầu với Nga kể từ năm 2014.

“Chúng tôi thực sự đã chuẩn bị cho khả năng này trong một thời gian dài” - ông nói tại cuộc họp báo vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. “Không có chuyện NATO đột nhiên ‘thức giấc’ vào ngày 24-2 (ngày Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine) và nhận ra mối nguy hiểm từ Nga” - ông giải thích.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 30-6: Quảng trường ở Paris mang tên phi công người Việt; Lính Azov được thả - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Dragon Capital mua thêm hàng triệu cổ phiếu GEX

Theo tin từ Sở Giao dịch TP Hồ Chí Minh (HOSE), quỹ Amersham Industries Limited do công ty Dragon Capital quản lý đã mua 2 triệu cổ phiếu GEX vào ngày 28/6. Cổ phiếu về tài khoản vào ngày hôm nay 30/6.

Trước giao dịch, nhóm quỹ do Dragon Capital nắm giữ tổng cộng gần 50,63 triệu cổ phiếu GEX, tương đương 5,9458% vốn của Gelex. Sau khi mua vào, tỷ lệ nắm giữ tăng lên thành 6,1807%. Tính theo thị giá của GEX hiện nay, Dragon Capital đã phải chi khoảng 40 tỷ đồng để hoàn tất mua vào.

Tháng trước, nhóm quỹ ngoại này cũng đã mua 900.000 cổ phiếu GEX trong phiên 19/5 và bán ra 500.000 đơn vị trong phiên 20/5.

Giá cổ phiếu GEX đã giảm khoảng 60% từ đỉnh lịch sử đầu năm 2022.

Mới đây, bà Nguyễn Bích Hà - con gái của Chủ tịch Gelex Nguyễn Hoa Cương - đã đăng ký mua 850.000 cổ phiếu GEX trong thời gian từ 23/6 đến 22/7. Trước giao dịch, bà Hà đang nắm giữ 207.454 cổ phiếu GEX, tương đương 0,024% vốn điều lệ tập đoàn. Nếu mua hết số cổ phiếu GEX đã đăng ký, bà Hà sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên thành 0,124%. Mục đích mua vào là “đầu tư tài chính”.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoa Cương hiện nay đang sở hữu hơn 11,1 triệu cổ phiếu GEX, tương đương tỷ lệ 1,31%.

Công ty cổ phần Chứng khoán VIX (Mã: VIX) cũng đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu GEX trong thời gian từ 24/6 đến 22/7. Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn đồng thời là cổ đông lớn sở hữu 14,84% vốn của Chứng khoán VIX. Ngoài ra, chị gái của ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Tuyết đang giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Chứng khoán VIX.

Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện nay cũng là cổ đông lớn nhất của Gelex với tỷ lệ sở hữu 23,75%, tương đương gần 202,3 triệu cổ phiếu GEX. Vào tháng 5, ông Tuấn đã mua khớp lệnh 10 triệu cổ phiếu GEX, trị giá khoảng 220 tỷ đồng. Kể từ khi ông Tuấn hoàn tất giao dịch đến nay, giá cổ phiếu GEX đã giảm khoảng 11%. So với đầu năm 2022, GEX đã giảm gần 52%.

CEO Nguyễn Văn Tuấn là cổ đông lớn nhất của Gelex.

Nguồn: VietnamBiz

1 Likes

Từ ngày 1/7, Tân Hoàng Minh dừng kinh doanh tại các chi nhánh

Tu ngay 1/7, Tan Hoang Minh dung kinh doanh tai cac chi nhanh hinh anh 1Trụ sở Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) vừa ký thông báo về việc tạm dừng kinh doanh tại các chi nhánh.

Ông Minh là người được ủy quyền điều hành Tân Hoàng Minh thay cha là ông Đỗ Anh Dũng.

Từ ngày 1/7, tất cả các chi nhánh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ dừng hoạt động, trừ trụ sở tại Hà Nội có địa chỉ 24 phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm. Trong các cơ sở bị dừng hoạt động của Tập đoàn Tân Hoàng Minh có cả chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do được Tân Hoàng Minh đưa ra là tập đoàn buộc phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí, tổn thất về tài chính, đồng thời ưu tiên tối đa cho việc thu xếp tài chính nhằm sớm hoàn trả tiền cho nhà đầu tư trái phiếu.

Từ tháng 4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thông báo hủy 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh với tổng quy mô phát hành hơn 10.000 tỷ đồng.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an sau đó đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc phát hành trái phiếu, đồng thời bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng và 6 người khác của tập đoàn này.

[Nhà đầu tư của Tân Hoàng Minh vẫn chờ ngày nhận lại tiền]

Tập đoàn Tân Hoàng Minh khẳng định sự việc đáng tiếc xảy ra là một rủi ro lớn ngoài dự kiến và đã tác động tiêu cực đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của tập đoàn, cũng như của khách hàng.

Doanh nghiệp cho biết vẫn đang tiếp tục thực hiện mục tiêu trong tháng 7/2022 thu xếp được khoảng từ 50-60% số tiền bán trái phiếu đã huy động từ các nhà đầu tư. Hiện Tân Hoàng Minh thông báo đã nộp tổng cộng 2.100 tỷ đồng vào Kho bạc Nhà nước.

Khó khăn nhất với Tân Hoàng Minh lúc này là không có sự hiện diện của các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn để cùng giải quyết công việc hiện tại. Hiện, tập đoàn có 5 dự án đủ điều kiện chuyển nhượng về pháp lý gồm: 2 dự án ở Phú Quốc, dự án Nguyễn Thị Minh Khai, dự án Việt Tiến, dự án Ngọc Hồi.

Sau nhiều buổi làm việc với khách hàng nhưng đến nay, đã hơn 2 tháng kể từ ngày hủy 9 lô trái phiếu, các nhà đầu tư phản ánh, hằng tuần họ vẫn lên trụ sở Tân Hoàng Minh (Hà Nội) để đòi tiền nhưng vẫn chưa có tiến độ thanh toán cụ thể.

Nhiều nhà đầu tư còn lên Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để yêu cầu có biện pháp hỗ trợ, văn bản hướng dẫn giải quyết./

Nguồn: VietnamPlus

1 Likes

Bộ Công an: Tân Hoàng Minh ‘cưỡng đoạt trên 8.000 tỷ đồng’

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bước đầu xác định, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã 'cưỡng đoạt trên 8.000 tỷ đồng của nhà đầu tư".

Chiều 30/6, thông tin được Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) nêu trong cuộc họp với báo giới.

Tân Hoàng Minh mới đây đã chuyển 2.100 tỷ đồng vào tài khoản của C03 tại Kho bạc Nhà nước nhưng nhà đầu tư vẫn chưa biết khi nào có thể nhận. Trước áp lực đòi tiền của khách hàng, Tân Hoàng Minh cho biết đã hai lần gửi công văn cho C03 đề xuất phương án chi trả, nhưng đến nay chưa có phản hồi.

Trả lời việc này, tướng Thành cho hay, các bị hại đến khai báo và xuất trình chứng từ chưa đầy đủ, ước tính mới khoảng 50%. Bởi vậy, C03 đang tiếp tục điều tra để xác minh số lượng nhà đầu tư bị thiệt hại, cũng như số tiền.

“Vụ án này thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo nên C03 tuân thủ tuyệt đối đường lối”, ông Thành thông tin.

Nói hiểu tâm lý của nhà đầu tư bị thiệt hại đang rất lo lắng, ông Thành cho hay “cơ quan điều tra sẽ giải quyết minh bạch” để đảm bảo quyền lợi cho họ. “Vụ án này chúng tôi chỉ điều tra riêng về hành vi lừa đảo nên các nhà đầu tư yên tâm”, tướng Thành cho hay.


Bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an

Gần 3 tháng trước, ngày 5/4, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng con trai là Đỗ Hoàng Việt và bốn người bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều tra ban đầu xác định, từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng. Việc này bị cho rằng có “mục đích huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu”.

Nguồn: Bộ Công an: Tân Hoàng Minh 'cưỡng đoạt trên 8.000 tỷ đồng'

1 Likes

Tin thế giới 1-7: Ông Tập sang Hong Kong rồi lại về, rồi lại sang; Hàn Quốc ký kết với NATO

TTO - Lễ kỷ niệm 25 năm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc; Ba Lan lên án hành vi phá hoại các ngôi mộ; Nga sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phân bón cho các nước thân thiện… là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 1-7.

Tin thế giới 1-7: Ông Tập sang Hong Kong rồi lại về, rồi lại sang; Hàn Quốc ký kết với NATO - Ảnh 1.

Một người đi xe đạp trong mưa bên dưới những lá cờ Trung Quốc và Hong Kong treo trên đường phố vào hôm 30-6, trước lễ kỷ niệm 25 năm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

*** Ông Tập Cận Bình đi tàu cao tốc đến Hong Kong dự lễ kỷ niệm.** Hôm nay (1-7) đánh dấu tròn 25 năm kể từ ngày Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ chủ trì lễ kỷ niệm này khi ông có chuyến thăm 2 ngày tại Hong Kong. Ông cũng sẽ dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lý Gia Siêu (John Lee).

“Sau những cơn bão, Hong Kong đã tái sinh từ ngọn lửa và trỗi dậy với sức sống mạnh mẽ” - ông Tập phát biểu khi đến Hong Kong bằng tàu cao tốc vào chiều 30-6.

Theo báo South China Morning Post, đi cùng ông Tập có phu nhân Bành Lệ Viên. Họ được đón tiếp với thảm đỏ, cờ, hoa, múa lân cùng dàn quan chức cấp cao Hong Kong vào hôm 30-6. Ông Tập đi tàu cao tốc từ TP Thâm Quyến sang Hong Kong, sau đó quay về Thâm Quyến nghỉ ngơi vào tối cùng ngày. Hôm nay 1-7, ông quay trở lại Hong Kong dự các hoạt động.

  • Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo Tổng thống Yoon Suk Yeol đã gặp Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 30-6 để thảo luận các kế hoạch của Seoul về việc gia nhập thỏa thuận quan hệ đối tác mới với NATO, cũng như mở một phái bộ tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ).

Tại cuộc gặp diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (Tây Ban Nha), Tổng thống Yoon Suk Yeol và Tổng thư ký Stoltenberg đã đánh giá quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và NATO kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vào năm 2006.

Thông cáo của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc có đoạn: “Tổng thống Yoon bày tỏ hy vọng hợp tác song phương sẽ gia tăng sau khi ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác mới trong nửa cuối năm nay, cũng như liên lạc song phương sẽ được thể chế hóa hơn nữa sau khi Hàn Quốc mở phái bộ tại NATO”.

*** Ba Lan lên án hành vi phá hoại các ngôi mộ, yêu cầu chính quyền Belarus hỗ trợ.** Hãng tin Reuters cho biết ngày 30-6, Ba Lan cáo buộc chính quyền Belarus tạo ra “bầu không khí khoan nhượng” đối với hành vi phá hoại các ngôi mộ của người Ba Lan, đồng thời yêu cầu Belarus trừng phạt các thủ phạm. Vụ việc này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Warsaw và Minsk.

Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết các thủ phạm không rõ danh tính gần đây đã phá hoại các bia mộ và công trình tưởng niệm của người Ba Lan ở một số địa điểm, chủ yếu ở tây Belarus - nơi từng là một phần của Ba Lan trước Thế chiến 2 và là nơi chôn cất nhiều binh sĩ Ba Lan.

Căng thẳng đang gia tăng giữa hai quốc gia láng giềng này liên quan đến cuộc khủng hoảng người di cư mà Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan cho rằng do Belarus gây ra - cáo buộc đã bị Minsk bác bỏ. EU cũng cáo buộc Belarus hỗ trợ Nga trong chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraine.

Tin thế giới 1-7: Ông Tập sang Hong Kong rồi lại về, rồi lại sang; Hàn Quốc ký kết với NATO - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp của họ ở Matxcơva, Nga vào ngày 30-6 - Ảnh: REUTERS

  • Theo Hãng tin Tass, ngày 30-6, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Indonesia Joko Widodo, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Matxcơva sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu phân bón của các nhà sản xuất nông nghiệp đến từ các nước nằm trong danh sách quốc gia thân thiện.

“Chúng tôi đã trao đổi về các vấn đề được cả thế giới và tất cả quốc gia quan tâm trong thời điểm hiện tại. Ý tôi là việc cung cấp thực phẩm và các hàng hóa nông nghiệp, trong đó có phân bón, cho thị trường toàn cầu” - ông Putin nói.

  • Mỹ đàm phán thất bại tại Venezuela. Theo Hãng tin Reuters, các quan chức Mỹ cho biết một phái đoàn Mỹ do ông Roger Carstens, trưởng đoàn đàm phán về con tin của Tổng thống Joe Biden, dẫn đầu đã kết thúc chuyến thăm Venezuela vào ngày 30-6 sau khi không đạt được mục tiêu trả tự do cho bất kỳ người Mỹ nào bị giam giữ ở quốc gia Nam Mỹ này.

  • Ngày 30-6, tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nhất trí Philippines và Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì và củng cố trật tự hàng hải dựa trên luật lệ. Ngoại trưởng Hayashi cho biết Nhật Bản sẽ ủng hộ nỗ lực của Manila trong việc cải tiến thiết bị của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này.

  • Trên kênh truyền hình Rossiya 24, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết các nước OPEC+ đã quyết định cùng nhau tăng sản lượng khai thác dầu trong tháng 8 lên 648.000 thùng/ngày.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 1-7: Ông Tập sang Hong Kong rồi lại về, rồi lại sang; Hàn Quốc ký kết với NATO - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Bán tháo xuất hiện, VN-Index gây sức ép với đáy, vốn ngoại mua ròng

Thị trường bất ngờ phản ứng rất xấu mặc dù số liệu vĩ mô tháng 6 tích cực. Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7 chìm vào bán tháo toàn diện dù hai sàn chỉ có 30 mã giảm sàn. VN-Index bốc hơi hơn 20 điểm, xuống 1.177,3 điểm và đang ngấp nghé thủng đáy…

Nhóm blue-chips đỏ rực, nhưng vẫn còn nhẹ hơn các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Thị trường bất ngờ phản ứng rất xấu mặc dù số liệu vĩ mô tháng 6 tích cực. Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7 chìm vào bán tháo toàn diện dù hai sàn chỉ có 30 mã giảm sàn. VN-Index bốc hơi hơn 20 điểm, xuống 1.177,3 điểm và đang ngấp nghé thủng đáy…

Chứng khoán thế giới khá yếu nhưng cũng không phải là sức ép quá lớn, mạch thông tin trong nước hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nhu cầu bán giá thấp lại gia tăng đột biến, đẩy thanh khoản sáng nay tăng 29% so với sáng hôm qua, đồng thời cổ phiếu giảm hàng loạt.

Độ rộng của VN-Index chỉ còn 57 mã tăng/409 mã giảm, trong đó 17 mã giảm sàn, 200 mã giảm trên 2%, 60 mã giảm trên 1%. Dù VN-Index chỉ lao dốc mạnh từ giữa phiên, nhưng độ rộng lại cực hẹp ngay từ đầu: Lúc 9h30 HoSE đã chỉ còn 86 mã tăng/299 mã giảm. Điều này cho thấy thị trường có xu hướng giảm từ rất sớm.

Nhóm blue-chips chỉ còn sót lại VNM tăng 0,42%, BVH tăng 0,57%. Nhóm trụ rơi rất mạnh gồm GAS giảm 2,86%, GVR giảm 3,1%, HPG giảm 2,47%, VCB giảm 1,2%. Rổ VN30 có 11 mã rơi trên 2% giá trị, chỉ số đại diện giảm 1,4%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phản ứng mạnh hơn đáng kể so với blue-chips, Midcap giảm 2,32%, Smallcap giảm 2,78%. Với độ rộng quá hẹp, tất cả các nhóm cổ phiếu đều giảm giá, chỉ là mức độ khác nhau.

Đà lao dốc của VN-Index xuất hiện ngay từ đầu phiên.

Khối ngoại hoàn toàn không phải bên tham gia bán tháo, trái lại còn đang mua ròng. HoSE chỉ ghi nhận tổng giá trị bán 440,9 tỷ đồng từ khối này, chiếm xấp xỉ 8% tổng giao dịch của sàn. Mức mua vào đạt 622,5 tỷ, chiếm 11,3%, tương ứng mua ròng 181,5 tỷ đồng.

Như vậy lực bán tháo chủ yếu đến từ nhà đầu tư trong nước. Điều đáng chú ý là nhóm blue-chips tuy đang điều chỉnh nhưng phần lớn có nhịp tăng khá tốt trước đó, nên mức độ giảm vẫn cao hơn so với đáy gần nhất. Trong khi đó cả VN-Index lẫn VN30-Index lại đang giảm nhanh hơn về sát đáy cũ. Do đó nếu kịch bản xấu xảy ra là các blue-chips lớn kiểm định đáy, sức ép có thể khiến các chỉ số này thủng đáy.

Thanh khoản phiên sáng nay tăng cao một phần vì lượng hàng T+3 về tài khoản hầu hết là lỗ và phiên T+3 đạt giao dịch khá lớn. Cụ thể, ở HoSE, thanh khoản ngày 28/6 là 12,52 ngàn tỷ đồng khớp lệnh và 14,43 ngàn tỷ tính cả thỏa thuận. Đây là phiên thanh khoản đột biến nhất trong giai đoạn trầm lắng nửa sau tháng 6. Riêng với các blue-chips, mức lỗ T+3 nếu bán sáng nay nhiều mã vượt 3%, thậm chí là -7%, tạo sức ép khá lớn.

Điều ngược lại, nếu nhà đầu tư đã lướt sóng thành công trong nhịp phục hồi vừa qua sẽ có cơ hội để mua lại với mức chiết khấu tương ứng. Do đó thị trường sẽ thu hút dòng tiền tốt hơn từ những nhà đầu tư lạc quan. Sáng nay thị trường lao dốc rất mạnh và liên tục, nhưng tình trạng bán tháo cực điểm vẫn không xảy ra. Số lượng cổ phiếu giảm sàn chủ yếu nằm ở nhóm đầu cơ.

Nguồn bài viết: Bán tháo xuất hiện, VN-Index gây sức ép với đáy, vốn ngoại mua ròng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes