Chứng sỹ săn tin!

CÁCH THỨC GIAO DỊCH LÔ LẺ VÀ…T+1,5

  • Thời gian nào sẽ áp dụng?

  • Cách thức giao dịch sẽ như nào?

  • Không phải bán giá sàn cho CTCK thì cụ thể đặt lệnh/ huỷ lệnh/ cổ phiếu nào được giao dịch?

Cụ thể đây nhé anh em:

LÔ LẺ

Sở GDCK TPHCM đã thực hiện kiểm thử giao dịch lô lẻ với các công ty chứng khoán vào tháng 05/2022. Trên cơ sở đó, Sở GDCK TPHCM đã hoàn thiện hệ thống và dự kiến sẽ tiếp tục thử nghiệm giao dịch chứng khoán lô lẻ đợt 2 với các công ty chứng khoán vào tháng 7/2022. Nếu kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu, Sở GDCK TPHCM sẽ trình các cơ quan quản lý áp dụng giao dịch chứng khoán lô lẻ từ tháng 8/2022.

CÁCH THỨC GIAO DỊCH LÔ LẺ

Cách thức nhà đầu tư đặt lệnh, phương thức giao dịch, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, việc sửa, hủy lệnh giao dịch lô lẻ tương tự như giao dịch lô chẵn. Tuy nhiên, giao dịch lô lẻ được tách biệt với giao dịch lô chẵn, các lệnh giao dịch lô lẻ chỉ được khớp với nhau, lệnh lô lẻ không được khớp với lệnh lô chẵn, giá khớp của giao dịch lô lẻ không được sử dụng để xác định giá tham chiếu và giá tính chỉ số.

Ngoài ra, có một số điểm khác biệt dự kiến như sau:

  • Lệnh đặt mua/bán lô lẻ có khối lượng từ 1-99 chứng khoán.

  • Thời gian giao dịch của khớp lệnh lô lẻ từ 9h15 -11h30 và 13h00-14h30. Thời gian giao dịch của thỏa thuận lô lẻ từ 09h15-11h30 và 13h00-15h00.

  • Nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh giới hạn đối với giao dịch lô lẻ.

  • Không được giao dịch lô lẻ cho chứng khoán mới niêm yết hoặc chứng khoán giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng từ hai mươi lăm (25) ngày giao dịch trở lên cho đến khi có giá đóng cửa được xác lập.

RÚT NGẮN THỜI GIAN THANH TOÁN

Tháng 8, tiền và chứng khoán sẽ về tài khoản của nhà đầu tư vào thời điểm T+1,5

Nôm na là mua hôm nay, thì chiều ngày kia sẽ nhận được tiền nếu bán cổ phiếu. Cổ phiếu sẽ về tài khoản nếu đặt lệnh mua cổ phiếu.

Để có giao dịch trong ngày (T+0) thì Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho biết, hiện nay về mặt pháp lý đã có những cơ chế giao dịch trong ngày, tuy nhiên việc triển khai cần sự đồng bộ về hệ thống. Đồng thời chính bản thân nhà đầu tư cũng cần làm chủ tình hình, tránh tình trạng “chạy theo mồi lửa” mà T+0 thì ko có thời gian cho…biết thế mình ko…

Hệ thống giao dịch đồng bộ chính là KRX. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho biết, đang bước vào giai đoạn kiểm tra thử với các thành viên đấu nối để tìm ra lỗi sai sót. Theo kế hoạch, trong năm 2022, Uỷ ban chứng khoán sẽ đưa vào hệ thống công nghệ thông tin mới này đi vào vận hành.

Nguồn: Cà vạt tím

1 Likes

SSI Research: Cổ phiếu ngành BĐS đã được chiết khấu xuống mức hấp dẫn cho nắm giữ dài hạn

So với đầu năm nay, chỉ số giá cổ phiếu ngành bất động sản giảm 25%, tương đương với mức giảm của VN-Index tính đến giữa tháng 6. Do đó, SSI Research cho rằng giá cổ phiếu bất động sản đã được chiết khấu xuống mức hấp dẫn để nắm giữ dài hạn. Tuy nhiên, với nhiều khó khăn bất ổn của thị trường trong thời gian tới, báo cáo giữ quan điểm thận trọng đối với cổ phiếu ngành bất động sản, ít nhất là trong năm nay.

capture-png91-3180-1656646054.png
Diễn biến cổ phiếu bất động sản so với VN-Index. Nguồn: SSI Research

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, SSI Research nhận thấy hầu hết các chủ đầu tư bất động sản vẫn đặt mức tăng trưởng lợi nhuận hai con số trong năm nay, ngoại trừ Vinhomes (HoSE: VHM) đặt kế hoạch lợi nhuận giảm từ mức nền cao trong năm 2021. Kế hoạch tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc bàn giao các sản phẩm bất động sản mà các chủ đầu tư đã bán trong giai đoạn 2019 - 2021. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2023-2024, lợi nhuận ròng của các chủ đầu tư có thể bị ảnh hưởng do các dự án xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2022 có chi phí quỹ đất, chi phí tài chính và chi phí xây dựng cao hơn (chi phí nguyên liệu đầu vào như xi măng, thép tăng 7 - 15% so với cuối năm 2021).

2-png-4126-1656646054.png

Về tỷ lệ đòn bẩy, các công ty niêm yết cố gắng giữ hệ số nợ ở mức hợp lý hoặc có kế hoạch giảm dần tỷ lệ này. Đây là yếu tố then chốt giúp duy trì sự ổn định của công ty bất động sản niêm yết trong thời gian tới. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với các công ty chưa niêm yết, trong đó có nhiều công ty có sức khỏe tài chính yếu và phải huy động vốn từ phát hành riêng lẻ trái phiếu.

Ngoài ra, nhiều đợt thanh tra, rà soát hành chính của các cơ quan chức năng đối với nhiều dự án tại các khu vực trọng điểm như Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng… có thể tạo ra sự biến động đối với giá cổ phiếu có liên quan đến những vấn đề như vậy.

SSI Research bày tỏ những công ty có hoạt động bài bản có thể là lựa chọn an toàn trong giai đoạn hiện nay. Nam Long (HoSE: NLG), Khang Điền (HoSE: KDH) hay Vinhomes được nhắc tới khi có vị thế tốt để phát triển, bất chấp các khó khăn hiện tại. Theo đó, các công ty này có danh mục dự án tiềm năng tốt, kỳ vọng dòng tiền mạnh và kết quả kinh doanh tốt trong 3 năm tới nhờ quỹ đất giá trị ở nhiều địa phương.

Nguồn bài viết: SSI Research: Cổ phiếu ngành BĐS đã được chiết khấu xuống mức hấp dẫn cho nắm giữ dài hạn

1 Likes

Khối ngoại mua ròng gần 3.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, đâu là tâm điểm?

(Tổ Quốc) - Đặc biệt, nếu chỉ xét riêng trong quý 2/2022, giá trị mua ròng của nhà đầu tư ngoại trên toàn thị trường ghi nhận con số ấn tượng là 10.417 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tương đối tích cực sau năm 2021 họ bán ròng kỷ lục 62.358 tỷ đồng rồi tiếp tục bán ròng gần 7.000 tỷ trong quý 1/2022.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một nửa chặng đường của năm 2022 đầy thăng trầm. Chỉ số VN-Index sau khi đạt mức đỉnh mới 1.524,7 điểm vào ngày 4/4 đã quay đầu bước vào nhịp điều chỉnh mạnh. Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 khép lại với sắc đỏ bao trùm, VN-Index đóng cửa giảm tới hơn 20 điểm xuống mức 1.197,6 - một lần nữa mất mốc 1.200, tổng cộng giảm hơn 300 điểm (20%) so với hồi đầu năm.

Trong bối cảnh thị trường trồi sụt, giao dịch khối ngoại ghi nhận tổng giá trị giao dịch đạt 419.337 tỷ trong 6 tháng qua, tương ứng tỷ trọng 6,8%. Điểm sáng là việc dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu trở lại thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo thống kê trong 6 tháng đầu năm 2021, khối ngoại đã mua vào 211.597 tỷ đồng và bán ra 207.740 tỷ đồng, như vậy giá trị mua ròng đạt 3.856 tỷ đồng, trong đó mua ròng trên kênh khớp lệnh đạt 3.219 tỷ đồng và tiếp tục mua ròng thêm 638 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

Đặc biệt, nếu chỉ xét riêng trong quý 2/2022, giá trị mua ròng của nhà đầu tư ngoại trên toàn thị trường ghi nhận con số ấn tượng là 10.417 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tương đối tích cực sau năm 2021 họ bán ròng kỷ lục 62.358 tỷ đồng rồi tiếp tục bán ròng gần 7.000 tỷ trong quý 1/2022.

Khối ngoại mua ròng gần 3.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, đâu là tâm điểm? - Ảnh 1.

Xét về diễn biến cụ thể, tại chiều mua, xu hướng ETFs đang ngày càng nở rộ tại Việt Nam và được khối ngoại mạnh tay rót tiền, trong đó phải kể tới chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF – FUEVFVND. Mã chứng khoán này dẫn đầu danh sách bên mua với giá trị mua ròng đạt 3.304 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Nhiều quỹ ngoại tỏ ra ưa thích FUEVFVND do lợi thế danh mục gồm nhiều mã cổ phiếu đã kịch room, sở hữu triển vọng tăng trưởng tích cực. Trong đó, các nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục là một trong những nhân tố chủ lực của động thái gom các chứng chỉ ETFs trong thời gian qua trên thị trường chứng khoán Việt.

Trong bối cảnh giá cả hàng hoá leo thang trên toàn cầu, “ông lớn” ngành phân bón hoá chất là DPM được khối ngoại mua ròng tích cực với nhiều lợi thế hưởng lơi từ giá cả tăng cao. Tổng giá trị mua ròng tại mã chứng khoán này sau 6 tháng qua xấp xỉ 1.360 tỷ đồng và chủ yếu thông qua khớp lệnh. Cùng với đó, dòng tiền của khối ngoại còn chảy về một mã cổ phiếu khác cùng ngành là DCM, ghi nhận lượng mua ròng đạt 646 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhờ hoạt động phát hành cổ phiếu ESOP dẫn đến nới “room” ngoại, cổ phiếu MWG gần như lập tức được nhà đầu tư nước ngoài “gom” mạnh với những giao dịch giá trần ngay từ đầu phiên. Trong nửa đầu năm, MWG được mua ròng 1.185 tỷ đồng và phần lớn được thực hiện thông qua giao dịch thoả thuận.

Danh sách ghi nhận mã cổ phiếu bất động sản là NLG khi đã hút một lượng vốn ngoại mạnh với giá trị mua ròng đạt 1.091 tỷ đồng.

Hai mã cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại đẩy mạnh gom trong 6 tháng vừa qua là CTG và HDB với giá trị ghi nhận lần lượt là 957 tỷ đồng và 616 tỷ đồng. Trên thị trường, thị giá của hai cổ phiếu này đều đã điều chỉnh khoảng hơn 20% về giá trị từ đầu năm đến nay.

Khối ngoại mua ròng gần 3.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, đâu là tâm điểm? - Ảnh 2.

Ở chiều ngược lại, dẫn đầu trong số các mã chứng khoán bị khối ngoại rút ròng mạnh nhất trong nửa đầu năm 2022 là HPG của Tập đoàn Hòa Phát, giá trị ghi nhận hơn 2.353 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục “tháo chạy” khỏi cổ phiếu ngành thép này sau khi vừa bán ròng lên tới 18.925 tỷ đồng trong cả năm 2021. Xét về diễn biến cổ phiếu này, thị giá kết thúc phiên 30/6 tại mức 22.300 đồng/cổ phiếu, vùng đáy giá 17 tháng, tương ứng giảm gần 37% kể từ đầu năm. Vốn hoá theo đó cũng bốc hơi hàng tỷ USD.

Mã cổ phiếu “họ Vin” là VHM xếp thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại 6 tháng đầu năm 2022 với giá trị trên ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Tương tự HPG, thị giá VHM hiện cũng đang trong xu hướng giảm, từ đầu năm đến nay đã giảm khoảng 23%.

Danh sách bán ròng còn có sự xuất hiện của 2 đại diện tiêu biểu nhóm chứng khoán là VND và SSI, giá trị bán ròng cụ thể là SSI (-958 tỷ đồng) và VND (-392 tỷ đồng). Xu hướng điều chỉnh của thị trường tác động trực tiếp tới triển vọng nhóm ngành chứng khoán, do đó dẫn tới việc khối ngoại đẩy mạnh bán ra những mã cổ phiếu này.

Ngược với FUEVFVND, một chứng chỉ quỹ là E1VFVN30 (lấy chỉ số VN30 làm tham chiếu) lại ghi nhận việc bị rút ròng 554 tỷ đồng. Đồng thời, khối ngoại đã bán ròng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2021 với cổ phiếu VIC (-864 tỷ đồng), NVL (-485 tỷ đồng), VCB (-339 tỷ đồng), PVD (-174 tỷ đồng).

"Giai đoạn vàng" để phát huy vai trò kênh dẫn vốn

Trong bài phát biểu tại toạ đàm đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đón nhận sự trở lại của khối nhà đầu tư nước ngoài. Những diễn biến này thể hiện niềm tin trở lại vào triển vọng của thị trường.

Niềm tin đó của nhà đầu tư nước ngoài, hướng phục hồi mạnh là sự ủng hộ của thị trường đối với những giải pháp, bước đi quyết liệt của Chính phủ trong chủ trương thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, minh bạch và bền vững.

Nói thêm, ông Hoàng Quang Phòng cho biết thế giới cũng như Việt Nam vừa trải qua giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID và đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Hơn lúc nào hết, đây là giai đoạn thị trường vốn toàn cầu nói chung và thị trường vốn Việt Nam cần phát huy vai trò của mình là kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Theo đó, cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm cơ hội sinh lời từ dòng vốn nhàn rỗi.

Nguồn: Nhịp sống kinh tế

1 Likes

Văn hóa kiểm soát ở Tesla: Nhân viên bị cảnh báo nếu không chấm công đủ

Chính sách theo dõi chấm công mới của Tesla được đưa ra sau khi CEO Tesla nói rằng ông dự định sa thải khoảng 10% nhân sự công ty do quan ngại về tương lai nền kinh tế Mỹ…

Ông Elon Musk, CEO của Tesla - Ảnh: Getty Images

Chia sẻ trên ứng dụng mạng lưới việc làm Blind mới đây, một nhân viên của hãng xe điện Tesla cho biết công ty này có cơ chế giám sát việc nhân viên tới văn phòng hàng ngày.

Trong một đăng tải ngày 28/6, nhân viên này chia sẻ ảnh chụp màn hình một email tự động từ công ty. Email thông báo rằng người này đã không sử dụng huy hiệu của mình để chấm công trên hệ thống khi vào văn phòng Tesla ít nhất 16 ngày trong tháng qua.

“Đây là thông báo tự động”, email trên viết. “Bạn nhận được email này vì không có dữ liệu cho thấy bạn đã sử dụng huy hiệu của mình để vào một văn phòng của Tesla ít nhất 16 ngày trong giai đoạn 30 ngày kết thúc vào ngày 28/6. Để nhắc nhở, tất cả nhân viên phải trở lại văn phòng làm việc toàn thời gian. Chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều lý do cho việc bạn không dùng huy hiệu để chấm công, bao gồm ốm đau, đi du lịch hoặc đi công tác. Dù là trường hợp nào, vui lòng nêu rõ lý do cho sự vắng mặt của bạn với quản lý của mình bằng email, kèm theo một bản sao gửi đến absence@tesla.com”.

Một đăng tải khác trên Blind về Tesla cho rằng chính sách mới này có thể là một biện pháp răn đe đối với nhân viên công ty này sau thời gian làm việc tại nhà vì đại dịch Covid-19.

"Việc này thật sai trái”, người đăng tải viết. "Tôi không thể diễn giải thành lời vì sao việc này lại khiến tôi thấy bực bội. Đây dường như một bước đi thái quá, là sự kiểm soát và thiếu tôn trọng”.

Blind là một diễn đàn ẩn danh dành cho nhân viên đã được xác minh, nơi họ thảo luận các vấn đề của công ty. Nền tảng này xác minh danh tính người dùng thông qua email công ty của họ. Người dùng Blind không phản hồi các yêu cầu bình luận trong thời gian đăng tải bài.

Trước đó, ngày 31/5, ông Elon Musk, CEO của Tesla, ra tối hậu thư cho nhân viên, yêu cầu họ trở lại văn phòng làm việc tối thiểu 40 giờ/tuần hoặc nghỉ việc. Tỷ phú cho biết động thái này là một phần trong nỗ lực thúc đẩy sự bình đẳng giữa công nhân nhà máy - những người được yêu cầu làm việc trực tiếp trong suốt đại dịch - và các quản lý.

Đầu tuần này, trang The Information đưa tin nói rằng nhiều nhân viên Tesla đang gặp khó khăn trong tìm bàn làm việc và chỗ đỗ xe tại nhà máy Fremont của Tesla trong bối cảnh ông Musk đang tìm cách đưa 100.000 nhân sự của Tesla trở lại văn phòng làm việc đầy đủ.

Trang này cũng cho biết một số quản lý yêu cầu nhân viên tới công sở dưới 5 ngày/tuần vì không có chỗ ngồi – một yêu cầu mâu thuẫn với tối hậu thư của ông Musk.

Tesla không phải là công ty đầu tiên theo dõi chấm công của nhân viên. Hôi tháng 4, trang Insider cho biết ngân hàng JPMorgan đã bắt đầu theo dõi việc tới văn phòng của nhân viên bằng “bảng điều khiển” và “báo cáo”. Ngân hàng sử dụng dữ liệu này để thúc đẩy chỉ tiêu nhân viên trở lại văn phòng, bao gồm thông qua các cuộc gọi, email từ quản lý với những nhân viên không đáp ứng yêu cầu quay lại công sở.

Thời điểm đó, nhiều người lao động nói với trang Insider rằng chính sách mới khiến họ muốn nghỉ việc và tìm chỗ làm mới.

Theo Insider, Tesla có thể cũng sẽ ghi nhận phản ứng tương tự của nhân viên. Đầu tháng này, các nhà tuyển dụng tại một số doanh nghiệp lớn, bao gồm Amazon và Microsoft, đã bắt đầu nhắm tới nhân viên Tesla trên LinkedIn – những người có thể cảm thấy bất mãn với yêu cầu quay lại văn phòng của ông Musk.

Chính sách theo dõi chấm công mới của Tesla được đưa ra sau khi CEO Tesla nói rằng ông dự định sa thải khoảng 10% nhân sự công ty do quan ngại về tương lai nền kinh tế Mỹ. Trang Insider trước đó cho biết quá trình sa thải này đã bắt đầu diễn ra.

Nguồn bài viết: Văn hóa kiểm soát ở Tesla: Nhân viên bị cảnh báo nếu không chấm công đủ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 1/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. LDG: LDG Grand Đà Nẵng có thể đạt doanh thu 14.000 tỷ, đang từng bước chuẩn bị cho dự án 418 ha ở Hạ Long - Quảng Ninh

  2. VIB nhiều khả năng sẽ thế chỗ PNJ trong rổ VN30

  3. BSR: Có thể lập mức lợi nhuận kỷ lục trên 7.000 tỷ năm nay, Bùi Ngọc Dương - Tổng giảm đốc BSR chia sẻ

  4. Chủ tịch LDG tiết lộ nguyên nhân nhiều dự án đình trệ và tiến độ triển khai

  5. LDG: Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi về việc xuất hiện thông tin nhóm cổ đông thuộc tập đoàn Đất Xanh (DXG) đang nắm lượng cổ phiếu lớn chi phối công ty LDG (LDG) và làm lũng loạn, giảm giá cổ phiếu LDG. Ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch LDG khẳng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt, không đúng sự thật.

_

  1. FMC: Doanh thu 6 tháng đầu năm ước 118,6 triệu USD (~2.763 tỷ đồng), tăng 136%; lợi nhuận dự kiến tăng trên 40% so cùng kỳ năm 2021

  2. Đô Thị Kinh Bắc tăng sở hữu công ty có nhiều khu công nghiệp tại Huế và Đà Nẵng

😎 Gỗ Trường Thành muốn vay Vietcombank tối đa 120 tỷ đồng

  1. [Infographic] Cục diện tại FLC trước ngày đại hội cổ đông bất thường lần 2

  2. TCH: Tài chính Hoàng Huy dự định vay 300 tỷ và nhận bảo lãnh thanh toán 700 tỷ từ Nhà Đại Lộc

  3. ITD: ĐHĐCĐ - Mục tiêu doanh thu gấp 2,3 lần, tỷ lệ cổ tức tối thiểu 10% năm 2022

  4. VNM: Vinamilk vào Top 5 cổ phiếu đáng quan tâm của Đông Nam Á

  5. MBB: VCBS ước tính lợi nhuận trước thuế MB tăng 30% trong năm 2022

  6. Hưng Thịnh muốn đầu tư khu đô thị 137 ha tại Đồng Tháp

  7. BID: Bán thủy điện của công ty con Đức Long Gia Lai giá khởi điểm 362 tỷ đồng

  8. YEG: Dự kiến mua 51% vốn điều lệ tại CTCP Tổ hợp Truyền thông STV

  9. FLC dự định mua lại tòa trụ sở từ OCB rồi bán với giá ít nhất 2.000 tỷ

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Z175 trực thuộc Bộ Quốc phòng đang muốn bán ra 200.000 cổ phần của MB với giá khởi điểm dự kiến không thấp hơn 26.500 đồng/cp.

  2. NLG: Đầu tư Thái Bình bán thành công 1,2 triệu cổ phiếu NLG

  3. FPT: Dragon Capital quay lại ghế cổ đông lớn, ước chi hơn trăm tỷ mua thêm cổ phiếu

_

  1. Chứng khoán Trí Việt phát hành ế hơn 99%, cổ đông lớn nhất liên quan đến chủ tịch Phạm Thanh Tùng không mua

  2. Gelex sẽ tiếp tục chi hàng trăm tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn một năm

  3. DXS: 4/7 niêm yết bổ sung gần 54 triệu CP

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Rầm rập đảo chiều, cổ phiếu chứng khoán trần cả loạt

  • Kéo mạnh phái sinh, VN-Index rút chân xanh nhẹ cuối phiên

  • Thị trường đảo chiều đột ngột giữa lúc bi quan nhất. Chiều nay VN-Index tạo đáy sâu mới giảm gần 27 điểm, để rồi xuất hiện một nhịp phục hồi cũng rất bất ngờ. Chỉ số kết phiên tăng 1,3 điểm, rất nhỏ, nhưng là kết quả của một hành trình ấn tượng. Cổ phiếu chứng khoán là tín hiệu dẫn dắt…

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,3 điểm (0,11%) lên 1.198,9 điểm. Toàn sàn có 210 mã tăng, 243 mã giảm

  • Tổng giá trị khớp lệnh toàn thị trường đạt khoảng 12.700 tỷ đồng, tăng 6,5% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm nhẹ 0,3% xuống mức 10.527 tỷ đồng.

  • NĐT ngước ngoài bán ròng gần 280 tỷ đồng trên toàn thị trường phiên đầu tháng 7, xả hơn trăm tỷ đồng mã VPB

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. VinaCapital và Dragon Capital rót vốn 103 triệu USD, Hưng Thịnh Land có gì?

  2. “Soi” mảng màu sáng, tối trong bức tranh ngành ngân hàng 2022

  3. SSI Research: Nhiều khó khăn bất ổn của thị trường, cần thận trọng với cổ phiếu ngành bất động sản

  4. Nửa đầu 2022, giao dịch hàng hoá tại Việt Nam tăng 30%

  5. Khép lại 6 tháng đầu năm, VN-Index ghi nhận mức giảm 20% trong khi HNX-Index mất đến 41,4% còn UPCoM-Index cũng giảm 21,4% so với cuối năm ngoái. Vốn hóa toàn thị trường tương ứng giảm hơn 1,22 triệu tỷ đồng (~53,3 tỷ USD) trong đó riêng sàn HoSE đã mất 1,08 triệu tỷ đồng (~49,6 tỷ USD).

  6. Hơn một nửa số vốn hóa thị trường đánh rơi trong 6 tháng đầu năm đến từ nhóm VN30

  7. Dòng tiền cá nhân bán ròng khớp lệnh hơn 3.100 tỷ đồng trên HOSE trong tháng 6, tập trung xả nhóm ngân hàng, hóa chất

  8. Điểm tích cực trong tháng 6 là hoạt động mua ròng của nhóm nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và khối tự doanh công ty chứng khoán.

  9. SSI Research: Dự báo VN30 thêm VIB loại PNJ, VNFIN Lead thêm SHB loại BVH

  10. Bộ trưởng Bộ Tài chính: Lập tổ chỉ đạo Hệ thống KRX, nhanh chóng đưa vào vận hành

  11. Lợi nhuận doanh nghiệp dệt may dự báo phân hoá mạnh trong nửa cuối năm khi lượng đơn hàng không còn dồi dào

_

  1. Ngân hàng Nhà nước tăng cường độ hút tiền, gần 45.000 tỷ tín phiếu được phát hành phiên 30/6

  2. Như vậy, trong 8 phiên giao dịch gần đây, NHNN đã phát hành tổng cộng hơn 151.600 tỷ đồng tín phiếu.

_

=> VIỆT NAM

  1. GDP quý 2/2022 tăng bất ngờ, UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng cả năm lên 7%

  2. Sau khi công bố GDP quý 2/2022, Việt Nam được dự báo tăng trưởng cao nhất trong khối ASEAN-6

  3. Nếu tăng trưởng kinh tế cao mà lạm phát vượt 4% thì vẫn là thành công

  4. Lai Châu tiếp tục trong top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất nước

  5. Bắc Giang trồng thành công vải thiều không hạt

  6. Trái ngược với đà tăng của giá xăng dầu, giá gas bán lẻ từ ngày mai 1/7 sẽ giảm tháng thứ ba liên tiếp; trong đó, bình 12 kg có mức giảm hơn 7.000 đồng tuỳ từng công ty.

  7. Hàng không Việt bay hơn 111.000 chuyến trong 5 tháng, Vietnam Airlines Group dẫn đầu tốc độ hồi phục

  8. Sẽ xử lý minh bạch, công khai cho quyền lợi của nhà đầu tư trong vụ Tân Hoàng Minh

  9. Bộ Công an: Tân Hoàng Minh chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ đồng

  10. Huyện Nhà Bè phát triển lên thẳng thành phố thuộc TPHCM thay vì lên quận

  11. Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít, dầu giảm 400 đồng

  12. BSR: Vì sao BSR có lãi mà nhà máy Nghi Sơn lại lỗ?

  13. Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT với xăng dầu. Theo đó, nếu được đồng ý giảm 3/4 sắc thuế, giá xăng trong nước dự kiến giảm mạnh. Dự đoán giảm khoảng 6.000 đồng

  14. Anh nhập khẩu cá tra Việt Nam tăng 6 lần

  15. Kim ngạch xuất khẩu tôm hùm Việt Nam tăng 30 lần

  16. TP HCM muốn xây cảng quốc tế 6 tỷ USD tại Cần Giờ

  17. Đại dịch đã đi qua, lượng việc làm đạt mức cao nhất trong 3,5 năm

  18. Vải thiều Việt Nam có giá 600.000 đồng/kg tại Australia

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán toàn cầu vừa ghi nhận nửa đầu năm tồi tệ nhất trong hơn 5 thập kỷ

  2. Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong phiên giao dịch cuối tuần

  3. Cổ phiếu hạng A của Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô IPO

  4. Singapore và Hồng Kông đứng đầu châu Á lĩnh vực “bất động sản xanh”

  5. Hội nghị thượng đỉnh G7: Chưa có giải pháp đột phá cho khủng hoảng lương thực và năng lượng

  6. Trong phiên giao dịch sáng ngày hôm nay, chỉ số S&P 500 đã chạm đáy kể từ năm 1970. Trước đó, nó đã mất 16% giá trị sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tuyên bố tăng lãi suất. Chỉ số Nasdaq Composite về công nghệ cũng lao dốc 22%.

  7. Cổ phiếu Amazon mất gần 35% giá trị, mức sụt giảm lớn nhất kể từ quý III/2001. Tesla đang chứng kiến đà sụt giảm hàng quý lớn nhất lên tới 38% kể từ khi công ty này phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hồi năm 2010.

  8. Nguy cơ châu Âu chia rẽ và ‘hỗn loạn’ vì thiếu khí đốt trong mùa đông lạnh giá

  9. “Thể trạng” của nền kinh tế Canada bất ngờ suy yếu

  10. Pháp: Lạm phát tháng 6/2022 đạt mức cao kỷ lục 6,5%

  11. Giá tiêu dùng tại 19 nước thành viên Eurozone trong tháng 6 tăng 8,6%, vượt mức kỷ lục trước đó là 8,1% ghi nhận trong tháng 5.

  12. Tỷ lệ lạm phát của Malaysia vẫn nằm trong số nước thấp nhất trên thế giới do chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát giá hàng hóa và nhu yếu phẩm.

  13. Cuộc đua chuỗi cung ứng pin xe điện: Nhật Bản và Trung Quốc nỗ lực chiếm thị phần lithium

  14. Phong tỏa Thượng Hải do Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất và chuỗi cung ứng của Tesla, trong khi tiến độ đẩy mạnh sản lượng tại các nhà máy mới cũng chậm lại.

  15. Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng nhẹ trong tháng 6 sau 3 tháng sụt giảm vì phong tỏa Covid.

  16. Chủng phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh chóng mặt tại nhiều quốc gia. Số liệu cuối tháng 6 , thế giới có trên 552,28 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,35 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng tại 19.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và có thời điểm lên trên 20.500 USD, trước khi lùi về lại về gần 19.100 USD/BTC vào cuối ngày.

  2. BTC vừa trải qua quý tồi tệ nhất thập kỷ

  3. Riêng tháng 6, BTC đã giảm khoảng 39,8%, hiệu suất tệ nhất kể từ năm 2010.

  4. Sự lao dốc của thị trường tiền mã hóa trong thời gian qua đã ”xóa sổ” 80.000 triệu phú BTC kể từ tháng 11 năm ngoái.

  5. Quỹ ETF BTC đầu tiên tại Châu Âu sẽ chính thức được ra mắt vào tháng 7

  6. Sau hai năm miệt mài thảo luận, Liên minh Châu Âu cuối cùng đã nhất trí thông qua dự luật “Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa” (MiCA). Đây được xem là một thỏa thuận mang tính bước ngoặc đối với 27 quốc gia thành viên của khối.

  7. Tranh thủ thị trường Gấu, El Salvador tiếp tục “bắt đáy” 80 BTC

  8. MicroStrategy “chơi lớn” mua thêm gần 500 BTC, bất chấp nghịch cảnh

  9. Bộ Tư pháp Mỹ phạt một người Việt Nam 2,6 triệu USD vì lừa đảo NFT, có thể đối mặt với 40 năm tù

_

  1. OPEC+ đã đồng ý bám sát kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 8, bất chấp lời kêu gọi bơm thêm thùng để hạ nhiệt giá dầu thô.

  2. Kết phiên 30/6, giá dầu giảm 3% dù OPEC+ quyết định tuân thủ kế hoạch sản lượng

  3. Giá dầu sụt mạnh trong tháng 6/2022

  4. Trong tháng 6/2022, giá dầu có tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 11/2022 khi mà nhóm các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mở (OPEC) và liên minh đã tăng sản lượng trở lại như ngưỡng trước đại dịch, ngoài ra có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ hiện đang ở trên cái nền yếu hơn so với tính toán.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,25 USD (+2,13%), lên 108,81 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,21 USD (+2,03%), lên 111,24 USD/thùng.

_

  1. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng từ mức 7,5% lên 12,5%, đồng thời tăng thuế xuất khẩu xăng và dầu diesel.

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 10,4 USD xuống mức 1.807,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp và lùi về gần 1.790 USD/ounce vào cuối ngày.

  3. Tính cả quý 2, giá vàng đã giảm hơn 6%, đánh dấu quý giảm mạnh nhất trong vòng 5 quý trở lại đây. Nếu so với thời điểm đầu năm, giá vàng thế giới gần như đi ngang.

  4. Chỉ số USD gần mức đỉnh của hai thập kỷ và tăng 6% trong quý này, khiến vàng đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.

_

  1. Dự báo giá quặng sắt sẽ giảm xuống trong dài hạn khi Trung Quốc dần chuyển đổi công nghệ sản xuất thép

  2. Giá thép, quặng sắt của Trung Quốc đồng loạt giảm

  3. Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 2,2% xuống 791 CNY/tấn sau 4 phiên tăng liên tiếp, cả quý giảm hơn 10%. Mặt hàng này đã đạt mức đỉnh năm nay tại 948 CNY/tấn trong ngày 6/6

  4. Ấn Độ cấm đồ nhựa sử dụng một lần

  5. Đồng có quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2011

  6. Các kim loại công nghiệp khác cũng có quý tồi tệ nhất trong nhiều năm, giảm từ 20% đến 40%.

  7. Bangladesh giảm thuế nhập khẩu gạo xuống 25% từ 62,5%, khối lượng lớn sẽ được nhập từ nước láng giềng Ấn Độ. Lũ lụt đã gây thiệt hại cho nhiều diện tích cây trồng và khiến giá trong nước tăng đột biến, mặc dù hiện tại là đỉnh điểm của vụ thu hoạch lớn nhất của nước này.

Vàng SJC 68.8 tr/lượng

USD 23,440 đồng

Bảng Anh 28,657 đồng

EUR 25,046 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

Hoa Sen ế 2 triệu cổ phiếu HSG chào bán giá ưu đãi 10.000 đồng/cp

Tập đoàn Hoa Sen chào bán hơn 4,9 triệu cổ phiếu HSG cho cán bộ lãnh đạo, quản trị - điều hành chủ chốt với giá thấp hơn thị trường nhưng vẫn còn 2 triệu cổ phiếu không có người mua.

Một siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home. (Ảnh: HSG).

2 triệu cổ phiếu ưu đãi không có người mua

Đại hội cổ đông thường niên ngày 21/3 và Hội đồng quản trị (HĐQT) của Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) đã phê duyệt phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đối với cán bộ lãnh đạo, quản trị - điều hành chủ chốt năm 2022 “nhằm gắn kết lợi ích giữa cán bộ nhân viên và công ty, thu hút, duy trì và thúc đẩy cán bộ nhân viên có năng lực, gắn bó lâu dài”.

Hoa Sen đã lập danh sách các cán bộ lãnh đạo, quản trị - điều hành chủ chốt đủ điều kiện tham gia chương trình ESOP. Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành là 4.934.800 đơn vị, giá chào bán là 10.000 đồng/cp, tức là thấp hơn đáng kể so với giá trên thị trường.

Thực tế đến ngày 30/6, các cán bộ của Hoa Sen đã nộp tiền mua 2.930.800 cổ phiếu, còn lại 2.004.000 cổ phiếu không được mua hết.

HSG kết phiên 1/7 ở mức 16.900 đồng/cp, tức là cao hơn 69% so với giá chào bán trong đợt ESOP.

Ban đầu, Hoa Sen quy định thời gian nhận tiền mua cổ phiếu ESOP là từ 3/6 đến 20/6. Sau đó, tập đoàn gia hạn nộp tiền đến ngày 30/6 nhưng vẫn có nhiều cán bộ lãnh đạo không mua cổ phiếu HSG với giá 10.000 đồng/cp.

Các cán bộ cấp cao và người thân (thuộc diện phải công bố thông tin giao dịch) đã mua tổng cộng 2.164.000 cổ phiếu HSG trong đợt ESOP vừa qua, như thể hiện trong bảng thống kê dưới đây:

Nhiều lãnh đạo của Hoa Sen tham gia vào đợt ESOP vừa qua nhưng không mua hết tổng số cổ phiếu HSG mà tập đoàn muốn phát hành.

Trong đợt ESOP vừa qua, Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ mua nhiều nhất với 500.000 đơn vị HSG trị giá 5 tỷ đồng, qua đó củng cố vị thế cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn Hoa Sen. Trong diễn biến mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen cũng do ông Vũ làm Chủ tịch đã bán sạch 17,75 triệu cổ phiếu HSG trong ngày 24/6, thu về khoảng 250 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Trần Ngọc Chu và Tổng Giám đốc Trần Quốc Trí mỗi người mua 250.000 cổ phiếu HSG. Tất cả thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc của Hoa Sen đều tham gia mua cổ phiếu ESOP trong đợt này.

Hoa Sen cho biết sẽ tiếp tục phân phối 1,97 triệu cổ phiếu HSG trong chương trình ESOP mà người lao động không mua trong đợt đầu cho những người lao động khác của công ty.

Điều kiện chào bán không thay đổi, tức là giữ nguyên mức giá 10.000 đồng/cp, hạn chế chuyển nhượng trong 12 tháng kể từ ngày kết thúc việc thu tiền mua cổ phiếu của người lao động.

Hạn chót để nộp tiền mua cổ phiếu ESOP đợt này là ngày 4/7. Nếu người lao động vẫn không đăng ký mua hoặc nộp tiền không đúng thời hạn thì những cổ phiếu còn lại sẽ bị hủy bỏ. Số tiền thu được từ đợt ESOP sẽ bổ sung vào vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Hoa Sen.

Kết phiên hôm nay 1/7, giá cổ phiếu HSG dừng ở 16.900 đồng/cp, giảm 55% so với đầu năm 2022 và thấp hơn 66% so với đỉnh lịch sử trong tháng 10 năm ngoái, tuy nhiên vẫn cao hơn 69% so với giá phát hành 10.000 đồng/cp của đợt ESOP.

Sản lượng tiêu thụ đi xuống

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Hoa Sen tiêu thụ gần 100.700 tấn tôn mạ trong tháng 5, giảm 35,5% so với tháng liền trước đồng thời thấp hơn 43% so với cùng kỳ 2021.

Tiêu thụ tôn mạ của Hoa Sen suy giảm trong tháng 5/2022.

Mặc dù vậy, Hoa Sen vẫn đang dẫn đầu toàn ngành với thị phần 5 tháng đầu năm đạt 29,7%, như thể hiện trong biểu đồ bên dưới. Các vị trí tiếp theo thuộc về Nam Kim (Mã: NKG), Tôn Đông Á, TVP và Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG).

Thị phần của Hoa Sen suy giảm đáng kể so với 2021 nhưng vẫn dẫn đầu toàn ngành.

Với mặt hàng ống thép, sản lượng tiêu thụ trong tháng 5 năm nay đạt 20.647 tấn, bằng chưa đầy một nửa so với tháng 5/2021.

Nguồn: Vietnambiz

Tại sao Vietnam Airlines vừa mới thành lập chi nhánh Việt Nam?

Việc thành lập chi nhánh Việt Nam nằm trong kế hoạch tái cơ cấu bộ máy tổ chức của Vietnam Airlines nhằm giảm tầng nấc trung gian.

Chủ tịch Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hoà (bên phải) và Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà (bên trái) trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Bảo làm Giám đốc Chi nhánh Việt Nam (Ảnh: Mai Hương/HVN).

Ngày 1/7, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) đã tổ chức lễ ra mắt Chi nhánh Việt Nam và bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Bảo làm Giám đốc của đơn vị mới này.

Chi nhánh Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập Chi nhánh khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các Chi nhánh tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Huế, Chu Lai, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Đà Lạt, Buôn Ma Thuật, Pleiku, Nha Trang, Cần Thơ và Phú Quốc.

Đây là động thái nhằm tái cơ cấu khối thương mại theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm tối đa tầng nấc trung gian.

Trước đó, Vietnam Airlines đã tái cơ cấu khối dịch vụ bằng cách dừng hoạt động các trung tâm khai thác (OC) và thành lập một đơn vị quản lý chung là Trung tâm khai thác sân bay ASOC hoạt động từ 1/5/2022.

Theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 – 2025, Vietnam Airlines sẽ sáp nhập các cơ quan, đơn vị có cùng ngành nghề, cùng chức năng, làm cho bộ máy bớt cồng kềnh bằng cách giảm các cấp trung gian. Trong năm 2021, Vietnam Airlines giảm được một đầu mối cấp cơ quan - đơn vị, giảm 12 đầu mối cấp phòng.

Ngoài Chi nhánh Việt Nam vừa mới được thành lập, Vietnam Airlines còn có chi nhánh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Australia, Đức, Pháp và Tây Âu, Canada, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Myanmar và Indonesia.

Khu vực làm thủ tục của Vietnam Airlines tại sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan. (Ảnh: Đức Quyền).

Ngoài tái cơ cấu về tổ chức, Vietnam Airlines cũng sẽ cơ cấu lại tài sản, nguồn vốn, danh mục đầu tư và các doanh nghiệp thành viên, phương án sử dụng đất và tài sản trên đất, đổi mới quản trị doanh nghiệp.

Nguồn: Doanh nghiệp và kinh doanh

Hơn 8.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ ETF trong nửa đầu năm 2022

Khả năng hút tiền của các quỹ ETF phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố là chất lượng danh mục của rổ chỉ số tham chiếu và khẩu vị của các nhà đầu tư nơi mà quỹ hướng đến.
Với sự phân hóa rõ rệt, chưa thể khẳng định dòng vốn ETF sẽ dẫn đầu trong việc đưa khối ngoại trở lại thị trường Việt Nam.

Thị trường chứng khoán vừa khép lại nửa đầu năm 2022 nhiều sóng gió khi VN-Index giảm 20%, tương ứng vốn hóa HoSE giảm gần 50 tỷ USD. Dù vậy, dòng tiền qua ETF vẫn là điểm sáng tích cực khi hút ròng hơn 8.200 tỷ đồng từ đầu năm trong đó 2 “đầu tàu” DCVFM VNDiamond ETF và Fubon FTSE Vietnam ETF đều hút ròng trên dưới 5.500 tỷ đồng.

SSIAM VNFinlead ETF cũng hút ròng nhẹ 161 tỷ đồng trong khi DCVFM VN30 ETF, V.N.M ETF và FTSE Vietnam ETF đều bị rút ròng. DCVFM VN30 ETF là cái tên bị rút ròng mạnh nhất từ đầu năm với giá trị hơn 1.500 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền tiếp tục rút ra khỏi 2 tên tuổi lâu năm trên thị trường là V.N.M ETF và FTSE ETF với giá trị lần lượt 31 triệu USD và 25 triệu USD.

Thực tế, dòng vốn vào ETF đã bắt đầu có xu hướng chững lại trong tháng 6 sau khi bùng nổ vào tháng trước đó. Dòng tiền vào 2 “thỏi nam châm” hút vốn là Diamond ETF và Fubon ETF đều đã suy giảm so với tháng trước trong khi VN30 ETF còn bị rút ròng trở lại sau 2 tháng hút ròng liên tiếp.


Hàng nghìn tỷ đồng đổ vào các ETF từ đầu năm.

Về cơ bản, khả năng hút tiền của các quỹ ETF phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố là chất lượng danh mục của rổ chỉ số tham chiều và khẩu vị của các nhà đầu tư nơi mà quỹ hướng đến.

Xét về danh mục, khó có rổ chỉ số nào hấp dẫn khối ngoại hơn VNDiamond bởi các cổ phiếu trong rổ phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ít nhất 95%. Rổ chỉ số này hiện gồm 18 cái tên trong đó tỷ trọng lớn nghiêng về các cổ phiếu đầu ngành “hot” như bán lẻ, tiện ích, công nghệ như MWG, FPT, REE, PNJ…

Do đó, không bất ngờ khi Diamond ETF liên tục thu hút dòng vốn ngoại ngay từ khi mới ra mắt tháng 5/2020. Trong năm 2021, DCVFM VNDiamond ETF đã thu hút lượng vốn mới đổ vào lên tới hơn 4.000 tỷ đồng. Dòng vốn đổ vào quỹ ETF này thời gian qua còn có đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư Thái Lan khi DR FUEVFVND (chứng chỉ lưu ký bảo đảm bằng chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF) được phát hành và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET).

Trong khi đó, tham chiếu theo rổ VN30 có phần thất thế trong mắt nhà đầu tư ngoại, Fubon ETF vẫn hút tiền mạnh nhờ khẩu vị đầu tư của dòng vốn từ Đài Loan (Trung Quốc). Chuyên gia của VinaCapital từng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang có nhiều điểm giống với chứng khoán Đài Loan cách đây hơn 20 năm khi làn sóng nhà đầu tư mới bắt đầu tăng trưởng bùng nổ.

Thực tế, dòng vốn ETF từ Đài Loan (Trung Quốc) đã âm thầm chảy vào chứng khoán Việt Nam từ khá lâu nhưng phần nào bị “lu mờ” bởi dòng tiền nóng của nhà đầu tư trong nước và xu hướng rút ròng của các quỹ chủ động. Fubon Vietnam ETF đã tạo ra điểm nhấn ngay từ những ngày đầu vào Việt Nam hồi tháng 3/2021 khi liên tục hút ròng vốn ngoại từ Đài Loan (Trung Quốc). Đến cuối năm 2021, quỹ ETF này đã trở thành cái tên hút vốn mạnh nhất thị trường với khoảng 417 triệu USD (tương ứng 9.590 tỷ đồng).

Với sự phân hóa rõ rệt, chưa thể khẳng định dòng vốn ETF sẽ dẫn đầu trong việc đưa khối ngoại trở lại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3 tháng liên tiếp. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã đảo chiều mua ròng hơn 1.800 tỷ đồng trên HoSE. Sự xuất hiện của các quỹ ETF mới như DCVFM VNMIDCAP ETF hay KIM VNFINSELECT ETF được kỳ vọng sẽ mang đến thêm nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư cũng như nối dài xu hướng hút tiền.


Khối ngoại quay trở lại mua ròng 3 tháng liên tiếp.

Nguồn bài viết: Hơn 8.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ ETF trong nửa đầu năm 2022

1 Likes

Có gì trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway?

Trong quý I/2022, Berkshire Hathaway quan tâm tới nhóm cổ phiếu dầu khí với dự báo giá dầu tiếp tục tăng cao.Dù nổi tiếng là một nhà đầu tư dài hạn, Berkshire Hathaway không ít lần bán cổ phiếu doanh nghiệp sau một thời gian ngắn đầu tư.

Trong quý I/2022, Berkshire Hathaway gia tăng nắm giữ cổ phiếu của Chevron lên gấp hơn 3 lần, đồng thời mua vào một lượng lớn cổ phiếu của Occidental Petroleum, với dự báo giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao.

Hiện tại, cả Chevron và Occidental đều nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp mà Berkshire Hathaway nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất. Chưa dừng lại ở đó, Berkshire tiếp tục mua thêm 10,4 triệu cổ phiếu của Occidental thời gian gần đây, theo báo cáo mới nhất mới được công bố.

Berkshire cũng gia tăng nắm giữ cổ phiếu của Apple trong quý vừa qua. Công ty cũng lần đầu tiên mua vào cổ phiếu của Paramount Global và HP, theo báo cáo công bố trong ngày 16/5.

Paramount Global sở hữu nền tảng truyền hình trực tuyến Paramount+, đối thủ chính của Netflix và Disney+.

warren-buffett-2126-1656486305.jpg
Tỷ phú, CEO Berkshire Hathaway Warren Buffett. Ảnh: Reuters.

Ngược lại, trong quý I, Berkshire cũng thoái vốn khỏi một số doanh ngiệp trong ngành dược phẩm. Công ty tái đầu tư vào Merck sau khi thoái vốn khỏi công ty sản xuất thuốc chữa ung thư Keytruda vào quý III/2021.

Cũng trong quý trước đó, Berkshire giữ nguyên khoản đầu tư của mình tại một số doanh nghiệp lớn mà họ đã đầu tư từ lâu, trong đó có Bank of America, Kraft Heinz, Coca-Cola và American Express.

Dưới đây là danh sách 10 doanh nghiệp Berkshire Hathaway nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất tính tới cuối quý I/2022:

Bank of America: 1,01 tỷ cổ phiếu

Apple: 890,9 triệu cổ phiếu

Coca-Cola: 400 triệu cổ phiếu

Kraft Heinz: 325,6 triệu cổ phiếu

Occidental Petroleum: 226,1 triệu cổ phiếu

Chevron: 159,2 triệu cổ phiếu

American Express:151,6 triệu cổ phiếu

U.S. Bancorp: 126,4 triệu cổ phiếu

HP: 121 triệu cổ phiếu

Nu Holdings: 107,1 triệu cổ phiếu

Ngoại lệ

Tỷ phú Buffett nổi tiếng là một nhà đầu tư dài hạn, nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài, có khi lên tời nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp ngoại lệ.

Trong năm 2021, Berkshire Hathaway thoái vốn khói Biogen, Merck, Teva Pharmaceuticals và Organon không lâu sau khi mua vào những mã cổ phiếu dược này. Công ty cũng bán ra cổ phiếu của AbbVie và Bristol Myers Squibb trong quý I/2022 sau gần 2 năm nắm giữ.

Trong năm 2020, Berkshire mua cổ phiếu của Pfizer và Barrick Gold nhưng bán ra ngay sau đó. Công ty cũng thoái vốn khỏi Costco và một số hãng hàng không khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới nhu cầu di chuyển và mua sắm của người dân.

Trước đó, Berkshire cũng bán ra cổ phiếu của USG trong năm 2019, IBM vào năm 2018 và General Electric trong năm 2017.

Những doanh nghiệp mà vị tỷ phú này quan tâm có xu hướng gia tăng cổ tức theo thời gian. Ví dụ, Coca-Cola, được ông bắt đầu đầu tư từ năm 1987, tăng tỷ lệ chia cổ tức trong 60 năm liên tiếp.

Trong giai đoạn 1965-2021, tăng trưởng giá trị danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway đạt trung bình 20,1% (tính cả cổ tức), cao gấp gần 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chỉ số S&P 500 trong cùng giai đoạn.

“Ông hoàng giá trị” Apple

apple-4340-1656487216.jpg
Apple là khoản đầu tư tiêu biểu nhất của tỷ phú Warren Buffett. Ảnh: Reuters.

Trong khi Berkshire Hathaway nắm giữ cổ phiếu của Bank of America với số lượng lớn nhất, Apple mới là doanh nghiệp giữ ngôi vương về giá trị, lên tới hơn 155,56 tỷ USD tính tới cuối tháng 3.

Apple chiếm 42% tổng giá trị danh mục đầu tư của Berkshire, tăng 6% so với cuối năm 2016. Tăng trưởng giá trị cổ phiếu của Apple cũng luôn chiếm phần lớn khoản gia tăng giá trị danh mục đầu tư trong cùng giai đoạn.

Berkshire Hathaway là nhà đầu tư tổ chức lớn nhất của Apple. Tập đoàn công nghệ đa quốc gia này chính là khoản đầu tư tiêu biểu nhất của Warren Buffett khi luôn là doanh nghiệp đi đầu lĩnh vực về doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả quản lý.

Nguồn bài viết: Có gì trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway?

1 Likes

Người phụ nữ bí mật sao chép chiến lược đầu tư của ông chủ – và kiếm được số tài sản 9 triệu USD

Sylvia Bloom là một triệu phú sống khiêm tốn. Bà đi làm bằng tàu điện ngầm và làm thư ký cho công ty luật. Chịu trách nhiệm quản lý các khoản đầu tư vào cổ phiếu của sếp, bà cẩn thận quan sát các quyết định của ông ấy và tự mình đầu tư.

Theo thời gian, bà đã gây dựng được khối tài sản nằm rải rác giữa 3 công ty môi giới và 11 ngân hàng trị giá 9 triệu USD và để lại 8.2 triệu USD cho tổ chức từ thiện.

Bloom tiếp tục làm việc cho cùng một công ty luật trong 67 năm và qua đời vào năm 2016. Khi Bloom rời trần thế, ngay cả những người bạn thân nhất và gia đình cũng bị sốc khi biết về tài sản của bà.

Bà Bloom đã dành cả đời để tái đầu tư cổ tức thay vì chi tiêu lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Bloom và chồng, một lính cứu hỏa, có thể dễ dàng sống trên Đại lộ Park, nhưng thay vào đó lại chọn ở trong một căn hộ cho thuê.

1 Likes

Copy trade đỉnh cao :)))

1 Likes

Tốc độ tăng trưởng GDP quý 2/2022 cao nhất một thập kỷ

Giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, tăng trưởng GDP quý 2/2022 bật tăng lên mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2021…

Tăng trưởng GDP quý 2/2022 bật tăng lên mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2021.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, GDP quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021.

Với mức tăng này, GDP 6 tháng đầu năm 2022 được kéo lên 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021. Tuy vậy, thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (tăng 7,70%, đóng góp 48,33%); tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng 6,60%, đóng góp 46,60%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (tăng 2,78%, đóng góp 5,07%).

Theo bà Nguyễn Thị Hương, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi.

Chỉ tính riêng ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng khá (8,48%) so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

“Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%, thấp hơn mức tăng 11,3% và tương đương mức tăng 9,63% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 2,58 điểm phần trăm”, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết.

Ngoài ra, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 2,28%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế và ngành xây dựng tăng 3,65%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.

Đáng chú ý, khu vực dịch vụ có sự trở lại ấn tượng so với cùng kỳ các năm 2020 (0,49%) và 2021 (3,92%) với mức tăng 6,6%. Tuy thấp hơn so với các năm 2014-2019 nhưng Tổng cục Thống kê cho rằng triển vọng phục hồi của ngành dịch vụ là khá tích cực trong những tháng tới.

Trong khu vực dịch vụ, một số ngành có tỷ trọng đóng góp lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế như bán buôn và bán lẻ tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước và là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,58 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,5%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,19%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,94%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,13%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm.

Một trụ cột khác của nền kinh tế là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục cho thấy sự phát triển ổn định. Trong đó, ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,97% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,95%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.

Nguồn bài viết: Tốc độ tăng trưởng GDP quý 2/2022 cao nhất một thập kỷ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Một video hay của đến từ đội ngũ của anh Long Phan

TDH được giảm 45 tỷ đồng tiền bị cưỡng chế thuế về 79,88 tỷ đồng

Cục thuế TP. HCM quyết định thay đổi số tiền thực hiện cưỡng chế từ 124,87 tỷ đồng xuống còn 79,88 tỷ đồng, tương ứng giảm 44,99 tỷ đồng…

Biểu đồ giá cổ phiếu TDH thời gian qua.

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (mã TDH-HOSE) công bố tiếp tục nhận được Quyết định của Cục Thuế TP. HCM.

Theo đó, ngày 1/7/2022, Công ty nhận được Quyết định số 1568/QĐ-CT-CC ngày 24/6/2022 của Cục thuế TP. HCM về sửa đổi, bổ sung Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế số 953/QĐ-CT-CC ngày 22/4/2022 của Cục thuế TP.HCM.

Cụ thể, Cục thuế TP. HCM quyết định thay đổi số tiền thực hiện cưỡng chế từ 124,87 tỷ đồng xuống còn 79,88 tỷ đồng, tương ứng giảm 44,99 tỷ đồng.

Mặc khác, đối với số tiền lãi chậm trả phát sinh theo các Quyết định 5438/QĐ-CT, 5439/QĐ-CT, 66/QĐ-CT và 2152/QĐ-CT do chưa thống nhất được cách tính giữa các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên sau khi làm việc và trao đổi, Cục thuế TP.HCM sẽ chỉ theo dõi số tiền lãi phát sinh trên hệ thống nhưng không thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với số tiền lãi chưa thống nhất trên và đợi kết luận cuối cùng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ án liên quan đến hoạt động kinh doanh linh kiện điện từ giai đoạn 2017-2019 của Nhà Thủ Đức.

Công ty nhấn mạnh: “công ty đang tập trung toàn bộ nguồn lực tài chính để ưu tiên hoàn tất nộp đủ số tiền thực hiện cưỡng chế là 79,88 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong tháng 7/2022 để Cục thuế TP.HCM tháo gỡ các biện pháp cưỡng chế hóa đơn và tài khoản nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh của Công ty".

Mới đây, theo yêu cầu của HOSE, TDH đã có giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.

TDH cho biết nguyên nhân cổ phiếu TDH bị đưa vào diện kiểm soát là do trong 02 năm vừa qua (năm 2020-2021) kế hoạch kinh doanh của Thuduc House ngoài việc bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19 còn bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng từ các vấn đề về truy thu thuế GTGT liên quan đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện từ các năm trước đây (năm 2017-2019).

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bị lỗ nguyên nhân chủ yếu do trích lập chi phí dự phòng 303.4 tỷ đồng vào BCTC năm 2020 và hạch toán chi phí thuế GTGT liên quan đến hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử với số tiền là 630,2 tỷ đồng trong BCTC năm 2021, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020, năm 2021 bị lỗ (theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020-2021) và các vấn đề liên quan đến thuế GTGT dẫn đến cổ phiếu TDH thuộc diện bị kiểm soát và hạn chế về thời gian giao dịch theo quy định của SGDCK Việt Nam.

Về biện pháp, lộ trình khắc phục, TDH cho biết kể từ khi cổ phiếu TDH thuộc diện bị kiểm soát ngày 21/10/2021, Thuduc House đã kiện toàn nhân sự Hội đồng quản trị và Ban điều hành, từng bước thực hiện tái cấu trúc toàn diện.

Đến nay, công ty đã nộp đầy đủ cho cơ quan nhà nước, bao gồm: nộp lại toàn bộ số tiền hoàn thuế GTGT 365.547.441.471 đồng, nộp lại số tiền thuế GTGT đã thực hiện khấu trừ 20.764.303.535 đồng, và nộp tiền thuế GTGT phát sinh 16.936.322.664 đồng.

Riêng số tiền lãi chậm nộp phát sinh. Thuduc House không chủ trương chậm nộp, đang tích cực làm việc với cơ quan nhà nước có liên quan tính toán lại chính xác số tiền lãi chậm nộp để thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định. Hiện tại các vấn đề liên quan đến thuế vẫn đang trong quá trình điều tra. Thuduc House vẫn đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc.

Năm 2022, công ty thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 là 303,4 tỳ đồng. Hiện tại, hoạt động SXKD của Công ty đang hồi phục và theo đúng kế hoạch Đại hội dồng cổ đông đề ra, lợi nhuận sau thuế cùa cổ đông công ty mẹ quý 1/2022 đạt 59,5 tỷ đồng.

Chốt phiên giao dịch ngày 1/7, giá cổ phiếu TDH tăng 5,45% lên 5.800 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: TDH được giảm 45 tỷ đồng tiền bị cưỡng chế thuế về 79,88 tỷ đồng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Triều Tiên chỉ trích thỏa thuận tăng cường quân sự ba bên Mỹ - Nhật - Hàn

TTO - Bình Nhưỡng chỉ trích thỏa thuận gần đây của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản về tăng cường hợp tác quân sự là phương tiện để hiện thực hóa kế hoạch của Mỹ về một liên minh quân sự như NATO trong khu vực.

Triều Tiên chỉ trích thỏa thuận tăng cường quân sự ba bên Mỹ - Nhật - Hàn - Ảnh 1.

Từ trái qua: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc gặp 3 bên, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29-6 - Ảnh: REUTERS

“Thực tế cho thấy mục đích thực sự của việc Mỹ tung tin đồn về ‘mối đe dọa từ Triều Tiên’ là để tạo cớ đạt được ưu thế quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” - Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết cuối tuần này.

“Tình hình hiện nay đòi hỏi phải xây dựng hệ thống phòng thủ của đất nước để chủ động đối phó với môi trường an ninh xuống cấp” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói thêm.

Bình Nhưỡng cáo buộc Mỹ đang cố gắng hiện thực hóa kế hoạch thành lập một liên minh quân sự như Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khu vực.

Ngày 29-6, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha.

Các nhà lãnh đạo đã thống nhất rằng chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên mang lại các mối đe dọa nghiêm trọng cho không chỉ bán đảo Triều Tiên mà cả Đông Á và thế giới.

Các bên nhất trí tổ chức tham vấn chặt chẽ về cách củng cố cam kết mở rộng năng lực răn đe của Mỹ để hỗ trợ các nước đồng minh và nâng cao cấp độ hợp tác an ninh giữa 3 quốc gia.

Đây là cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên đầu tiên sau hơn 4 năm giữa các lãnh đạo Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc kể từ cuộc gặp gần nhất được tổ chức hồi tháng 9-2017 bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nguồn bài viết: Triều Tiên chỉ trích thỏa thuận tăng cường quân sự ba bên Mỹ - Nhật - Hàn - Tuổi Trẻ Online

Nga chuyển dòng tiền đầu tư vào Indonesia

TTO - Báo Straits Times dẫn nguồn tin quan chức cấp cao Indonesia xác nhận có kế hoạch cùng Nga xây dựng 1 nhà máy lọc dầu trị giá 16 tỉ USD ở Đông Java. Nga cũng ngỏ lời đầu tư vào đường sắt ở thủ đô mới của Indonesia.

Nga chuyển dòng tiền đầu tư vào Indonesia - Ảnh 1.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva ngày 30-6 - Ảnh: REUTERS

Theo thông tin ngày 1-7 từ một quan chức Indonesia, Công ty dầu mỏ quốc gia Pertamina của nước này và Rosneft của Nga đang tiến hành dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Đông Java để sản xuất nhiên liệu và vật liệu thô cho ngành công nghiệp hóa dầu.

“Phía Nga đang đàm phán để được miễn thuế. Dự án vẫn đang được tiến hành”, báo Straits Times dẫn lời quan chức Indonesia nói trên, người đang giám sát dự án xây dựng nhà máy lọc dầu.

Hai công ty trên đã lập công ty liên doanh đặt tại Jakarta có tên PT Pertamina Rosneft Pengolahan dan Petrokimia để quản lý Công ty New Grass Refinery Root ở Đông Java có công xuất đầu ra là 229.000 thùng xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay mỗi ngày.

Dự án trị giá 16 tỉ USD này đã xong giai đoạn lập kế hoạch, trong đó 45% thuộc sở hữu của Rosneft và 55% còn lại thuộc sở hữu của Pertamina.

Một khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp Indonesia giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.

Còn trong hiện tại, chính quyền Tổng thống Joko Widodo đang vật lộn với việc giá nhiên liệu tăng cao trong bối cảnh hơn 270 triệu dân Indonesia vẫn còn chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Để giảm sốc cho người dân, Indonesia đã tăng trợ giá năng lượng trong năm nay lên 500.000 tỉ rupiah (khoảng 33 tỉ USD), từ ngân sách ban đầu chỉ 152.000 tỉ rupiah.

Ngoài nhiên liệu, Nga và Indonesia cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Trong chuyến thăm Nga của ông Widodo, phía Indonesia xác nhận phía Nga cũng đề xuất đầu tư vào đường sắt tại thủ đô mới Nusantara của Indonesia. Thủ đô Nusantara, đặt tại khu vực Kalimantan, dự kiến bắt đầu khởi công từ tháng 8-2022 sau thời gian trì hoãn do dịch COVID-19.

Tại cuộc gặp với ông Widodo, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nói rằng các công ty năng lượng Nga muốn đến và đầu tư vào Indonesia, đặc biệt trong các lĩnh vực điện hạt nhân. Indonesia hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu điện, nhất là ở khu vực Kalimantan và Sulawesi.

Ông Widodo trong tuần qua đã đến Nga, trước đó là Ukraine, nhằm tạo cầu nối giữa 2 quốc gia và chấm dứt chiến tranh. Ông cũng hy vọng giải quyết được cuộc khủng hoảng lương thực và giá cả leo thang do tác động từ cuộc chiến.

Nguồn bài viết: Nga chuyển dòng tiền đầu tư vào Indonesia - Tuổi Trẻ Online

Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn của FPT

Ngày 30/6, Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của FPT, sở hữu 5,06% vốn sau khi các đơn vị thành viên mua tổng cộng 1,2 triệu cổ phiếu FPT.Trước đó, nhóm quỹ này đã thực hiện bán ra tổng cộng 1,3 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu tại FPT còn 4,91% vốn điều lệ.

Ngày 30/6, Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại FPT (HoSE: FPT), nâng sở hữu từ 4,95% vốn (54,4 triệu cổ phần) lên 5,06% vốn (55,5 triệu cổ phiếu) sau khi các đơn vị thành viên mua tổng cộng 1,2 triệu đơn vị FPT.

Cụ thể, quỹ thành viên Norges Bank gom 900.000 cổ phiếu FPT, tăng lượng nắm giữ từ 5,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 0,47%) lên 6 triệu đơn vị (tỷ lệ 0,55%). Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited – đơn vị nắm giữ nhiều cổ phiếu FPT nhất – đã tăng sở hữu lên 10,6 triệu cổ phiếu, tương đương 0,97% vốn sau khi mua 120.000 đơn vị. Bên cạnh đó, quỹ DC Developing Markets Strategies Public Limited Company và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] mua lần lượt 99.900 cổ phiếu và 50.000 cổ phiếu.

Trước đó, Dragon Capital từng là cổ đông lớn của FPT ngày 12/5 sau khi 4 quỹ thành viên mua 698.600 cổ phiếu. Song, ngay trong ngày này, nhóm quỹ này đã thực hiện bán ra tổng cộng 1,3 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu tại FPT còn 4,91% vốn điều lệ.

Kết phiên ngày 30/6, thị giá cổ phiếu FPT giảm 4,22% còn 86.200 đồng/cp sau 3 phiên tăng liên tiếp. Tạm tính theo giá này, Dragon Capital đã chi hơn 100,8 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần trên.

fpt-2022-07-01-10-03-43-165664-8810-2970
Thị giá cổ phiếu FPT. Ảnh: TradingView.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, công ty công nghệ ghi nhận doanh thu thuần 16.227 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.598 tỷ đồng; lần lượt tăng 22,2% và 30,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 5, doanh thu đạt 3.236 tỷ đồng, tăng 13,6 % so với tháng 5/2021; lợi nhuận sau thuế tăng 25,1% lên 517 tỷ đồng.

Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu mảng công nghệ đạt 9.159 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 56% tổng doanh thu. Lãi trước thuế mảng này là 1.045 tỷ đồng, tăng 23,4%. Tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển đổi số là 78%, trong đó doanh thu đến từ dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) đạt mức 70 triệu USD, chiếm 56% doanh thu từ chuyển đổi số.

Nguồn bài viết: Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn của FPT

Loạt doanh nghiệp sắp trả cổ tức tiền mặt, cao nhất 40%

Trong tuần từ 5/7 đến 11/7, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có gần 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu, trong đó có những tên tuổi lớn như Vinamilk, Hà Đô.

30-06-2022ĐHĐCĐ Bảo Việt: Chốt chia cổ tức hơn 30% bằng tiền mặt, sẽ giảm tỷ lệ sở hữu của Bộ Tài Chính về 51%

Vinamilk tham gia Triển lãm quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa tại Việt Nam 2022. (Ảnh: Song Ngọc).

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – Mã: VNM) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 2/2021 với tỷ lệ 9,5% và đợt 1/2022 với tỷ lệ 15%. Tổng tỷ lệ cổ tức là 24,5%, tương ứng với giá trị 2.450 đồng/cp.

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) và ngày thanh toán của cả hai đợt cổ tức đều lần lượt là 6/7 và 19/8. Vinamilk hiện có gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi tổng cộng 5.120 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông.

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang sở hữu 36% vốn của Vinamilk nên sẽ được nhận khoảng 1.843 tỷ đồng. Hai cổ đông lớn nước ngoài là Platinum Victory Pte và F&N Dairy Investments Pte cũng sẽ nhận về lần lượt 544 và 906 tỷ đồng.

SCIC là cổ đông lớn nhất của Vinamilk.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM kết phiên gần nhất (1/7) ở mức giá 73.700 đồng/cp, giảm 14,7% so với đầu năm. Thống kê dưới đây cho thấy vốn hóa của Vinamilk hiện nay đạt hơn 154.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).

Vinamilk là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 7 ở HOSE và đứng thứ 8 toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Năm 2022, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 64.070 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 12.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% và giảm 7% so với kết quả năm 2021.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã: DCM) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 18%, tức là cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận 1.800 đồng. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 5/7 và 26/7.

Công ty hiện có vốn điều lệ 5.294 tỷ đồng nên sẽ cần chi gần 953 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiểm soát 75,56% vốn của Đạm Cà Mau nên sẽ nhận về khoảng 720 tỷ đồng.

Kết phiên gần đây nhất 1/7, giá cổ phiếu DCM dừng ở 31.500 đồng/cp, thấp hơn gần 20% so với một tháng trước đó. Biểu đồ bên dưới cho thấy DCM và một cổ phiếu khác trong ngành phân bón là DPM đều giảm mạnh trong một tháng qua và hiện nay đang thấp hơn mức giá đầu năm 2022.

Giá cổ phiếu phân bón sụt giảm trong một tháng gần đây.

Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) dự định trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tức là nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu HDG tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu.

Ngày GDKHQ là 6/7. Hà Đô hiện có 203,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành thêm gần 41 triệu cổ phiếu trong đợt cổ tức tới.

Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Mã: NSC) dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40%, tương đương 4.000 đồng/cp. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 11/7 và 12/8.

Công ty hiện có gần 17,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi khoảng 70 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Công ty cổ phần PAN Farm sở hữu tới 80% vốn của Giống cây trồng Việt Nam nên sẽ được nhận phần lớn số tiền cổ tức nói trên. PAN Farm là công ty con do Tập đoàn PAN (Mã: PAN) sở hữu 81,91% vốn.

CTCP Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi II (Mã: HEC) cũng sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt 4.000 đồng/cp.

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã: PSH) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 7,5% và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã: IDJ) có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%. Như bảng thống kê dưới đây cho thấy, giá cổ phiếu PSH và IDJ đều giảm sâu trong một tháng qua.

Nguồn: Vietnambiz

Tập đoàn FLC mang gần 1.500 quyền sử dụng đất để thế chấp ngân hàng

Trong thông báo mới phát đi, tập đoàn FLC cho biết mang gần 1.500 quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Theo đó, Tập đoàn FLC đã thông qua việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để đảm bảo nghĩa vụ tài chính của FLC và Công ty TNHH một thành viên FLC Land phát sinh tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Tài sản đảm bảo là quyền khai thác, sử dụng, quản lý dự án đầu tư. Quyền hưởng, nhận hoa lợi, lợi tức phát sinh, quyền nhận các khoản tiền có được liên quan/phát sinh bao gồm cả khoản tiền bồi thường/hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do giải tỏa, đền bù theo quy định của Pháp luật liên quan, bồi thường/hỗ trợ từ bên thứ ba. Quyền tài sản/tài sản khác gắn liền với đất phát sinh từ 1.480 quyền sử dụng đất thuộc Dự án đầu tư khu A, khu B và khu C – khu biệt thự nhà ở thuộc Khu phức hợp tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Nghĩa vụ đảm bảo là đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của FLC và FLC Land đối với OCB bao gồm toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ (nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, các khoản phải trả, chi phí xử lý tài sản thế chấp và các khoản phí, chi phí khác) theo một số các hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán trái phiếu đã ký kết và các khoản vay/cấp tín dụng/bảo lãnh/cam kết cấp tín dụng khác và mọi nghĩa vụ tài chính của FLC và FLC Land đối với OCB.

Mục đích bảo đảm là để đổi chấp một phần và/hoặc toàn bộ các tài sản thế chấp đang đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ nêu trên và đề nghị OCB xuất trả tài sản cho công ty.

Chủ tịch Đặng Tất Thắng đã ký nghị quyết thông qua chủ trương thế chấp dự án khu biệt thự của Tập đoàn FLC tại Gia Lai cho ngân hàng OCB

Theo báo cáo tài chính quý 1/2022, Tập đoàn FLC có hơn 26.142 tỷ đồng nợ phải trả. Trong đó có hơn 17.790 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, bao gồm hơn 3.204 tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Nợ dài hạn của tập đoàn là hơn 8.352 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.106 tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính dài hạn.

Báo cáo tài chính quý 1/2022 cũng cho biết, Tập đoàn FLC vay ngắn hạn hơn 573 tỷ đồng tại ngân hàng OCB và hơn 800 tỷ đồng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng này.

Về phía Công ty TNHH một thành viên FLC Land, thông tin từ Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo - Bộ Tư Pháp cho biết doanh nghiệp này đang có đang có 2 xe ô tô nhãn hiệu Toyota Fortuner và 1 triệu cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros thế chấp cho các khoản vay tại OCB.

Trước đó, vào tháng 11/2020, HĐQT FLC cũng ban hành Nghị quyết về việc sử dụng tòa tháp văn phòng tại số 265 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội để gán nợ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC, FLCHomes, CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) và CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Riêng FLCHomes, công ty này gán nợ cho OCB các quyền sử dụng thửa đất Khu 2, Khu 3A 3B 3C tại địa chỉ số 265 Cầu Giấy. Khu 2 có diện tích 1.160 m2 để xây dựng tháp văn phòng cao 38 tầng nổi và 4 tầng hầm. Khu 3A 3B 3C có diện tích 2.297 m2 để xây khu thương mại cao 5 tầng. Thời hạn sử dụng của các thửa đất đều là 50 năm kể từ ngày 3/1/2012.

Sau khi gán nợ tòa trụ sở chính, HĐQT Tập đoàn FLC quyết định thuê lại một phần diện tích của chính tòa nhà này để phục vụ hoạt động kinh doanh của FLC và các bên thứ ba do FLC chỉ định. Bên cho thuê là Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Nguồn: Arttimes

Núi nợ cao ngất của Địa ốc Hưng Phú, đại gia bất động sản TP. Thủ Đức

Để phát triển nhiều dự án nằm trên khu vực “nóng” nhất thị trường bất động sản TP.HCM là TP. Thủ Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Hưng Phú sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, không chỉ vay trái phiếu, vay ngân hàng cả nghìn tỷ, mà doanh nghiệp cũng vay của chính người nhà ban lãnh đạo…

Đại gia đất ‘vàng’ Thủ Đức
Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Hưng Phú (gọi tắt là Công ty Hưng Phú) là một thương hiệu khá có tiếng trên thị trường bất động sản Sài Thành. Công ty Hưng Phú ra đời từ đầu những năm 2000, được biết đến rộng rãi là cơ nghiệp nghìn tỷ của đại gia Nguyễn Anh Khiêm (sinh năm 1975), quê Phú Yên và các cộng sự đồng hành như bà Nguyễn Lê Minh Thùy (1975), Nguyễn Lê Tịnh Hân (1983).

Tiền thân của Công ty Hưng Phú là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hưng Phú, đến năm 2007 chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần và lấy tên gọi như ngày nay. Tính hết năm 2021, vốn điều lệ của Công ty Hưng Phú tăng từ 390 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng.

Thời điểm năm 2008, Công ty Hưng Phú thực hiện một trong số thương vụ “đình đám” giúp định danh tên tuổi của mình trong làng địa ốc là dự án liên doanh với Tập đoàn Keppel Land (Singapore) nằm tại phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP. Thủ Đức), TP. HCM có tên gọi: Khu biệt thự cao cấp ven sông Riviera Cove. Đây là dự án có quy mô 9,7ha, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, cung cấp ra thị trường 96 căn biệt thự có diện tích từ 400 đến 1.000m2.

Cũng tại khu vực TP. Thủ Đức, đến nay Công ty Hưng Phú đã sở hữu thêm các dự án lớn khác như Khu dân cư Hưng Phú 1 (phường Phước Long B) với quy mô gần 7ha, tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng, gồm 86 căn nhà vườn liền kề, 121 căn biệt thự song lập và 23 căn biệt thự đơn lập; Khu dân cư Hưng Phú 2 - nằm sát cạnh với quy mô 10,6ha, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng…

Xa khỏi vùng đất Thủ Đức, Công ty Hưng Phú còn là chủ đầu tư của Khu đô thị Hưng Phú tại TP. Tuy Hòa, thuộc miền quê Phú Yên của ông Nguyễn Anh Khiêm, với quy mô 7,4ha, tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng.

Theo lời giới thiệu trên website của Công ty Hưng Phú, doanh nghiệp đang có kế hoạch triển khai thêm các dự án khác tại khu đất Thủ Đức với các cái tên như Sanctuary Cove, Bella Court, Centermark và River Terrace…

Dự án Khu biệt thự cao cấp ven sông Riviera Cove
Trong đó, dự án Sanctuary Cove kỳ vọng mang đến cho khách hàng 120 căn biệt thự trên quy mô diện tích 9,3ha; Bella Court là tổ hợp căn hộ chung cư cao 23 tầng, dự kiến xây dựng hơn 400 căn hộ với tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng; còn Centermark được cho là đang xin chấp thuận chủ trương đầu tư, có diện tích khoảng 10.000 m2, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, gồm 2 block cao 23 tầng và cung cấp trên 550 căn hộ.

Còn dự án River Terrace thực chất là giai đoạn 2 của dự án Riviera Cove, được khởi công xây dựng từ tháng 10/2014, song đến nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được Công ty Hưng Phú đem ra thị trường. Hồi tháng 7/2021, doanh nghiệp đã vay 200 tỷ đồng trái phiếu mã HPZCH2127001 có kỳ hạn 6 năm để gom tiền phát triển dự án này.

Lô trái phiếu của Công ty Hưng Phú có lãi suất trong khoảng 10%/năm. Để vay được khoản tiền này, ông Nguyễn Anh Khiêm và bà Nguyễn Lê Minh Thùy đã đem 4 lô đất của mình để làm tài sản bảo đảm. Dòng tiền mới đổ về giúp doanh nghiệp gia tăng quy mô vốn hoạt động, đồng thời góp thêm vốn vào Công ty TNHH River Terrace (công ty con) để phát triển dự án River Terrace.

Trước đó ngày 13/12/2019, Công ty Hưng Phú cũng phát hành 400 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 4 năm (mã HUNGPHUL1923001). Mặc dù không công bố mục đích sử dụng vốn, tuy nhiên nhiều khả năng cũng để dồn về cho dự án trên.

Công ty TNHH River Terrace được thành lập vào năm 2017 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, do ông Lê Thanh Bình (1975) nắm 1% và bà Nguyễn Lê Tịnh Hân nắm 99%. Đến tháng 7/2018, vốn điều lệ River Terrace tăng lên 379 tỷ đồng.

Thời điểm giữa tháng 6/2021, Công ty Hưng Phú “nhảy vào” nắm tỷ lệ chi phối 98% vốn điều lệ của River Terrace (371,4 tỷ đồng). Các cổ đông sáng lập ban đầu đều đã thoái hết vốn, cơ cấu cổ đông lúc này ghi nhận thêm hai cái tên mới là ông Nguyễn Lê Minh Nghĩa (1978) và ông Chương Minh Tâm (1984), mỗi người nắm 1%. Đây đều là các cá nhân có nhiều liên hệ với hệ sinh thái của Công ty Hưng Phú.

Hé lộ núi nợ cao ngất của Công ty Hưng Phú
Là doanh nghiệp bất động sản, như nhiều đơn vị cùng ngành khác, Công ty Hưng Phú cũng phải sử dụng đòn bẩy tài chính. Thế nhưng, mức độ sử dụng đòn bẩy tại Công ty Hưng Phú là rất cao, lớn hơn mặt bằng chung của toàn ngành, gây sức ép lên khả năng thanh toán, tồn tại rủi ro tài chính đáng chú ý.

Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, trong điều kiện vốn chủ sở hữu chỉ dao động chậm rãi quanh ngưỡng 416-429 tỷ đồng, thì nợ phải trả chứng kiến đà tăng khá nhanh, từ 1.714 tỷ đồng lên 2.305 tỷ đồng, tương đương tỷ số nợ trên vốn 4,12 lần và 5,37 lần. Với mỗi đồng vốn “cõng” đến hơn 5 đồng nợ, Công ty Hưng Phú cho thấy mức độ tự chủ tài chính khá thấp, ngày càng phụ thuộc hơn vào nguồn vốn bên ngoài.

Theo tài liệu VietnamFinance có được, thời điểm cuối năm 2020, Công ty Hưng Phú ghi nhận 1.151 tỷ đồng nợ ngắn hạn, 1.154 tỷ đồng nợ dài hạn, trong đó 925 tỷ đồng là nợ vay tài chính dài hạn, 346,5 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn.

Ngoài khoản vay trái phiếu, “chủ nợ” lớn nhất của doanh nghiệp là Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Sài Gòn (265 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quang Trung (180 tỷ đồng), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Phan Đình Phùng (80 tỷ đồng), đặc biệt là người nhà chủ tịch hội đồng quản trị Nguyễn Anh Khiêm - ông Nguyễn Anh Khoa cũng cho vay 46 tỷ đồng và bà Nguyễn Lê Tịnh Hân cho vay 127 tỷ đồng.

Việc giữ tỷ lệ nợ trên vốn ở ngưỡng cao ngất ngưởng không giúp cho kết quả kinh doanh của Công ty Hưng Phú tốt lên. Các năm 2016-2020, doanh nghiệp chỉ tạo ra được 25,9 tỷ đồng, 30,3 tỷ đồng, 20,8 tỷ đồng, 19,3 tỷ đồng và 18,4 tỷ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, quá thấp so với khối tài sản trên 2.000 tỷ đồng của mình.

Là chủ đầu tư loạt dự án ở khu đất “kim cương” của TP.HCM, tuy nhiên các sản phẩm của Công ty Hưng Phú “ế ẩm” khá nhiều, phản ánh qua giá trị hàng tồn kho là 1.560 tỷ đồng (2016) và 2.243 tỷ đồng (2020), chiếm 82% tổng tài sản. Chủ yếu là dự án Phú Hữu 1 - Marina Garden với 1.221 tỷ đồng, theo sau là dự án Phú Hữu 2 với 943 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế cũng vì thế chỉ đạt mức “nhỏ giọt”, lần lượt là 10,7 tỷ đồng (2016), 2,6 tỷ đồng (2017), 1 tỷ đồng (2018), 1,3 tỷ đồng (2019) và vỏn vẹn 617 triệu đồng (2020). Lưu ý rằng, trong số các chi phí của Công ty Hưng Phú, “ngốn” nhiều nhất là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, chứ không phát sinh 1 đồng trả lãi vay nào.

Trong khi đó, ở công văn số 15-2021/CVTP-HP báo cáo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Hưng Phú cho biết mình đã thực hiện thanh toán lãi cho lô trái phiếu HUNGPHUL1923001 (400 tỷ đồng) hồi giữa tháng 12/2019 với 45,4 tỷ đồng vào ngày 18/12/2020. Như vậy, số liệu tại báo cáo tài chính đã “phủ nhận” bản công bố thông tin này của Công ty Hưng Phú. Mặt khác, nếu khấu trừ thêm 45,4 tỷ đồng chi phí lãi vay, chắc chắn doanh nghiệp đã gánh khoản lỗ rất nặng.

Sang năm 2021, Công ty Hưng Phú tiếp tục không ghi nhận chi phí lãi vay. Bảng kết quả kinh doanh không biến động nhiều. Nhờ tăng vốn điều lệ từ 390 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng, cấu trúc tài chính đã phần nào có sự chuyển biến khả quan hơn.

Nguồn: VietnamFinance