Chứng sỹ săn tin!

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều mã đầu cơ bứt phá

Nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa mạnh trong tuần giao dịch từ 27/6-1/7.Nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có yếu tố đầu cơ cao bứt phá mạnh

Thị trường hồi phục nhẹ sau ba tuần giảm liên tiếp, kết thúc tuần giao dịch từ 27/6-1/7, VN-Index tăng 13,42 điểm (1,13%) lên 1.198,9 điểm, HNX-Index tăng 2,95 điểm (1,07%) lên 278,88 điểm, UPCoM-Index tăng 1,08 điểm (1,24%) lên 88,18 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 14.561 tỷ đồng/phiên, giảm 8,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm gần 9% xuống mức 12.713 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu lớn vẫn có sự phân hóa mạnh. Trong top 30 vốn hóa tuần từ 27/6-1/7 ghi nhận 16 mã tăng, trong khi có 13 mã giảm giá. Các cổ phiếu ngân hàng có những biến động khá tích cực, trong đó cả 4 vị trí đứng đầu về mức tăng giá ở nhóm vốn hóa lớn đều thuộc ngành này. BID của BIDV (HoSE: BID) tăng hơn 12,3%, VIB của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) tăng 10,4%. Hai mã CTG của VietinBank (HoSE: CTG) và HDB của HDBank (HoSE: HDB) tăng lần lượt 8,9% và 6,5%.

Ở chiều ngược lại, VGI của Viettel Global (UPCoM: VGI) giảm mạnh nhất trong top 30 vốn hóa với 4,6%. BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) cũng giảm 3,55%.

Tăng giá

Rất nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh sàn HoSE nằm trong nhóm có yếu tố đầu cơ cao. Cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn này là FLC của Tập đoàn FLC với hon 25%. Cổ phiếu OGC của Tập đoàn Đại Dương (HoSE: OGC) cũng tăng đến gần 23% chỉ sau một tuần giao dịch.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

TGG của Louis Capital (HoSE: TGG) cũng tăng gần 21%. Mới đây, Louis Holdings, công ty có liên quan đến ông Nguyễn Mai Long - Chủ tịch Louis Captal đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu TGG để giảm sở hữu từ 6,9 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 25,3% vốn) còn 3,9 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 14,3% vốn). Mục đích tổ chức này bán ra là để giảm tỷ lệ sở hữu. Thời gian thực hiện từ 29/6 đến 26/7 bằng phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.

Cổ phiếu FTS của Chứng khoán FPT (HoSE: FTS) tiếp tục bứt phá với mức tăng hơn 19%. Đà tăng của FTS vẫn được cho là đến từ thông tin Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính SBI, cổ đông lớn của FTS đăng ký mua hơn 1,62 triệu cổ phiếu từ ngày 23/3 đến ngày 21/4 theo phương thức thỏa thuận và/hoặc thỏa thuận nhằm mục đích đầu tư.

Ở sàn HNX, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thuộc về SPI của Đá Spilít (HNX: SPI) với gần 43%. Phần lớn các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn HNX thuộc nhóm thanh khoản thấp. BII của Louis Land (HNX: BII) là mã hiếm hoi có thanh khoản cao. BII tăng gần 16% ở tuần vừa qua với khối lượng khớp lệnh bình quân tăng 86% so với tuần trước và đạt 2,3 triệu cổ phiếu/phiên.

10 cổ phiếu tắng mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu tắng mạnh nhất HNX.

Tại sàn UPCoM, các mã tăng giá đều thuộc diện thanh khoản thấp. XMD của Xuân Mai - Đạo Tú (UPCoM: XMD) tăng mạnh nhất thị trường với hơn 82%. Trên thị trường hiện không có bất kỳ thông tin nào hỗ trợ cho đà tăng của XMD.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Trên sàn HoSE, cổ phiếu ITA của Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: ITA) giảm giá mạnh nhất với gần 18%. ITA giảm sâu sau thông tin doanh nghiệp này bị Tòa án mở thủ tục phá sản từ 2018 nhưng không công bố thông tin. Ngày 28/6, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cũng đã có công văn nhắc nhở và yêu cầu công ty công bố thông tin này. Theo đó, HoSE yêu cầu công ty xác nhận thông tin và công bố trong vòng 24h kể từ khi nhận được công văn này các quyết định của Tòa án theo quy định cùng những thông tin liên quan đến quá trình xử lý vụ việc trong những năm qua để đảm bảo quyền lợi của cổ đông được tiếp cận nguồn thông tin chính thống từ phía doanh nghiệp. Trước đó, bà Đặng Thị Hoàng Yến (May Dangelas), Chủ tịch HĐQT công ty đã có đơn bày tỏ sự vô lý khi bị Tân Tạo bị tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản vì khoản nợ chưa xác định chiếm chưa tới 0,2% tổng giá trị tài sản.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Ở sàn HNX, cổ phiếu giảm mạnh nhất là ALT của Văn hóa Tân Bình (HNX: ALT) với 30,4% từ 26.300 đồng/cp xuống 18.300 đồng/cp. BST của Sách và Thiết bị Bình Thuận (HNX: BST) cũng giảm gần 24%. Điểm chung của hai cổ phiếu này đều có thanh khoản rất thấp.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Ở sàn UPCoM, các cổ phiếu giảm mạnh đều thuộc nhóm thanh khoản thấp. TVH của Tư vấn và Xây dựng công trình Hàng Hải (UPCoM: TVH) giảm mạnh nhất với gần 40%, tuy nhiên, trong tuần, TVH chỉ có duy nhất một phiên xuất hiện giao dịch khớp lệnh vào ngày 1/7. Trước đó, cổ phiếu này đã không có giao dịch khớp lệnh kể từ ngày 18/11/2021.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Nguồn bài viết: 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều mã đầu cơ bứt phá

1 Likes

Xu thế dòng tiền: Niềm tin thị trường tạo đáy vẫn còn

Phiên đảo chiều bất ngờ cuối tuần qua từ mức giảm hơn 47 điểm trong 1,5 phiên liên tiếp được các chuyên gia xem là tín hiệu tốt. Thậm chí, đó có thể là nhịp “giũ hàng” trước khi tăng tốt hơn…

VN-Index đang có triển vọng tạo 3 đáy?

Phiên đảo chiều bất ngờ cuối tuần qua từ mức giảm hơn 47 điểm trong 1,5 phiên liên tiếp được các chuyên gia xem là tín hiệu tốt. Thậm chí, đó có thể là nhịp “giũ hàng” trước khi tăng tốt hơn…

Thị trường có những biến động mạnh ngay sau khi đón nhận các số liệu vĩ mô quý 2/2022 khá tích cực. Các chuyên gia đánh giá nền tảng vĩ mô ổn định, nhiều chỉ báo cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh tăng trưởng. Dù vậy trong các biến động ngắn hạn, yếu tố cung cầu ở một thời điểm vẫn chi phối. Nhìn dài hạn hơn, các chuyên gia cho rằng mối lo về sức ép lạm phát có thể sẽ dần nổi trở lại theo thời gian.

Tuy nhiên khi đánh giá về cơ hội tạo đáy ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia lại có sự đồng thuận rất cao. Dòng tiền chưa tăng tốt nên thị trường cần thời gian tích lũy dài hơn. Câu chuyện là nhiều cổ phiếu đã giảm mạnh và trở nên hấp dẫn trong mối tương quan với kết quả kinh doanh quý 2 sắp công bố. Các chuyên gia kỳ vọng các biến động vừa qua chỉ là dao động trong giai đoạn tích lũy, thậm chí có thể là các nhịp “giũ hàng”.

Trên quan điểm lạc quan, các chuyên gia vẫn khuyến nghị mua vào đầu tư dài hạn, hạn chế lướt sóng. Thị trường có thể đón nhận một mùa báo cáo lợi nhuận quý 2 tốt, là cơ sở để tiếp tục diễn biến tích cực hơn.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Thị trường biến động rất mạnh trong 2 phiên cuối tuần. Có ý kiến cho rằng nhịp tăng vừa qua chỉ là hiệu ứng của thời điểm chốt NAV quý 2, nên thanh khoản mới kém như vậy và tăng không bền. Quan điểm của anh chị thế nào?

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Theo quan sát của tôi, tác động của hoạt động chốt NAV chỉ thực sự rõ nét vào phiên ATC ngày 30/6, ngoại trừ phiên này ra thì các biến động các phiên còn lại vẫn phù hợp với bối cảnh tâm lý thị trường chung hiện tại. Các biến động mạnh và khó đoán định của thị trường toàn cầu khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng và chỉ số VN-Index vẫn trong kênh đi ngang, thanh khoản thấp và chưa có động lực đủ mạnh để bứt phá.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Theo tôi, thị trường có sự cân bằng trở lại ở tuần qua, nhờ vào bên bán có phần hạ nhiệt và không muốn bán giá thấp khi VN-Index về lại gần đáy cũ tháng 5, nhưng lực cầu thì thiếu vắng nên chỉ số cũng chỉ phục hồi nhẹ và chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của nhóm ngân hàng, chứng khoán… vốn đã giảm rất sâu tính từ đỉnh giá.

Về hiệu ứng chốt NAV quý 2 chưa thực sự rõ ràng, khi phiên cuối của tháng 6, phần lớn các cổ phiếu lớn giảm giá và thiếu vắng lực cầu. Tôi cho rằng, thanh khoản giảm một phần tới từ hoạt động cân đối tỷ lệ Margin để chốt sổ quý 2 của các công ty chứng khoán, nhằm đạt được các tỷ lệ theo quy định.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Có nhiều lý do hơn chúng ta nghĩ khi đưa ra luận điểm nguyên nhân nào ảnh hưởng tới diễn biến thị trường. Giai đoạn này có những đặc trưng riêng khi tâm lý nhà đầu tư khá “mong manh” trước những thông tin. Lực bán có thể suy yếu sau đợt điều chỉnh trong khi lực mua cũng không hẳn là tích cực. Thanh khoản suy giảm luôn xuất hiện ở pha điều chỉnh sau một giai đoạn thanh khoản gia tăng. Tôi cho rằng thời điểm chốt NAV quý 2 cũng là 1 lý do, nhưng không phải là quan trọng nhất. Thị trường có lẽ cần thêm thời gian để thanh khoản lớn như giai đoạn năm 2021 trở lại.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi ngoài hiệu ứng tâm lý chốt NAV cuối quý 2 thị trường nhịp tăng này còn do thị trường “test” vùng đáy và cầu bắt đáy tham gia cũng như kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý 2, thông tin tốt vĩ mô.

Ông Trần Hà Xuân Vũ - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt

Thị trường tăng trong 2 phiên cuối tuần cũng một phần nhờ hiệu ứng chốt NAV. Đặc biệt trong phiên thứ 6, các chỉ số chính đóng cửa trong sắc xanh cho dù trong phiên đã có những thời điểm giảm sâu. Với tâm lý thận trọng và thị trường chưa xác nhận rõ xu hướng, dòng tiền đứng ngoài là chuyện dễ hiểu.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Hai ngày cuối tuần thị trường khá xấu, diễn biến này xuất hiện ngay sau khi các số liệu kinh tế vĩ mô được công bố với nhiều nét tích cực. Trong khi mùa báo cáo tài chính quý 2 đã bắt đầu. Có thể hiểu sự trái ngược này như thế nào? Thị trường lo sợ điều gì?

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Nhận định 2 phiên cuối tuần xấu tôi không đồng ý. Dưới góc nhìn của tôi phiên thứ Sáu khá tốt. Việc thị trường tạo 3 đáy là chuyện rất bình thường. Còn sự trái chiều giữ thị trường và số liệu kinh tế vĩ mô tích cực thì tôi nghĩ có thể đây là nhịp giũ hàng cuối khi lực cầu mua lên vùng 1.200 điểm yếu. Sau nhịp giũ này khả năng thị trường có nhịp tăng tốt.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Khi nhìn vào xu hướng dài hạn của thị trường, chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng, thị trường đang trong một xu hướng giảm dài hạn. Nguyên nhân chính là do thị trường đã lên một mức quá cao bởi dòng vốn rẻ và sự tắc nghẽn bởi đại dịch Covid, và bây giờ dòng tiền đã rút ra khỏi thị trường do các yếu tố hỗ trợ trên không còn.

Theo tôi, trong một xu hướng giảm lớn đang chi phối thị trường như vậy, thì các thông tin tích cực mang tính định kỳ có thể chỉ là yếu tố phụ và mang tính trì hoãn xu hướng chính. Và diễn biến của thị trường khi số liệu vĩ mô được công bố cũng như mùa báo cáo quý 2 đang diễn ra, cũng chỉ giúp cho thị trường bớt xấu hơn trong ngắn hạn.

Hiện tại, yếu tố quyết định cho diễn biến của thị trường phụ thuộc nhiều vào dòng tiền lớn có quay trở lại hay không? Trong bối cảnh lãi suất tăng do chịu áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ bởi lo ngại lạm phát, cũng như nhiều ngân hàng đang hết “room tín dụng” và đang ngồi chờ được nâng “room”, thì dòng tiền khó có thể tăng lên được.

Nếu để nói thị trường đang lo sợ điều gì, thì có lẽ nỗi sợ đang gọi tên có thể là thị trường đang thiếu vắng dòng tiền.

Ông Trần Hà Xuân Vũ - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt

Tôi cho rằng dù số liệu vĩ mô là rất tốt nhưng với những lo ngại gần đây về lạm phát toàn cầu, tiềm năng khủng hoảng tại Mỹ do chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed hay quan điểm cứng rắn hơn của ECB về việc siết chặt chính sách tiền tệ… có thể là những điều khiến thị trường vẫn lo sợ.

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Số liệu vĩ mô về tổng thể là tích cực khi cho thấy nền kinh tế đã quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng với động lực đến từ cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Dù vậy, lo ngại về lạm phát là yếu tố cân bằng lại các tác động tích cực trên lên thị trường chứng khoán.

Số liệu cho thấy lạm phát tháng 6 tăng 0.69% so với thời điểm cuối tháng 5, tiếp nối mức tăng 0.38% của kỳ trước. Dù con số lạm phát bình quân có mức tăng không lớn, tuy nhiên xét theo tháng, lạm phát đang có dấu hiệu tăng tốc và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở lo ngại yếu tố này khi mà lạm phát cũng là nguyên nhân chính khiến chứng khoán toàn cầu lao dốc thời gian qua.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Có lẽ tâm lý nhà đầu tư, dòng tiền tham gia đã suy giảm, ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực quốc tế, quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục bị trì hoãn… đều có thể là những nguyên nhân khiến thị trường chưa có nhiều động lực để quay trở lại đà tăng tốt trở lại.

Theo tôi, có thể nói rằng VN-Index đang “test” lại vùng đáy cũ 1.180 (+/- 10 điểm) và quay trở lại về vùng 1.200 – 1.240 điểm. Nếu phiên thứ 5 điều chỉnh mạnh với phiên “quay xe” đảo chiều vào phiên chiều ngày cuối tuần đã lại phát đi tín hiệu hy vọng về khả năng thị trường không giảm sâu mà sẽ đứng vững tại vùng hỗ trợ trên. Thị trường cần niềm tin, cần thời gian và tất nhiên sẽ cần thêm các thông tin hỗ trợ đủ mạnh khiến dòng tiền quay lại.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Dòng tiền mà anh chị trông đợi tuần trước đã không xuất hiện. VN-Index sau khi kiểm định đáy tuần trước đã phục hồi không đáng kể và giờ lại quay về đáy cũ. Diễn biến này khiến niềm tin vào cơ hội tạo đáy đang giảm xuống, anh chị thì sao?

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Khi dòng tiền tuần vừa rồi khá yếu nhất là phiên thứ 5 tôi đã nghĩ đến kịch bản thị trường “test” lại đáy cũ lần nữa để tạo mô hình 3 đáy. Niềm tin thị trường đáy ở vùng 1.160 điểm của tôi vẫn giữ nguyên, nhất là hiện tại thị trường đang không đón nhận thông tin gì xấu và đón nhận số liệu vĩ mô khá tích cực, cũng như hầu hết các cổ phiếu đã có quá trình chiết khấu rất lớn rồi.

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Thị trường vẫn đang trong kênh đi ngang và chưa có động lực đủ mạnh để bứt phá. Các phiên giao dịch giằng co dự kiến sẽ tiếp tục xuất hiện, tuy nhiên tôi không đánh giá cao kịch bản chỉ số VN-Index sẽ lao dốc và phá đáy tháng 5.

Trên thực tế phiên giao dịch ngày cuối tuần là tương đối tích cực khi lực cầu bắt đáy đã giúp chỉ số đảo chiều tăng nhẹ. Trong vài tuần tới, kỳ vọng mùa báo cáo lợi nhuận quý 2 sẽ là động lực hỗ trợ đủ mạnh để chỉ số này bứt phá một cách thuyết phục ra khỏi kênh đi ngang hiện tại.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Theo tôi tạm thời thị trường vẫn đang xác nhận đáy 2 tại vùng 1.160 – 1.180 điểm và hướng lên trở lại khu vực 1.200 +. Đã có tín hiệu tích cực từ nhóm cổ phiếu chứng khoán, dầu khí, ngân hàng tăng điểm tích cực trở lại đi kèm với thanh khoản cải thiện. Thị trường giảm sâu trong phiên trước khi quay trở lại tăng điểm nhẹ cũng là diễn biến ấn tượng đáng chú ý để có thể phần nào xác nhận vùng đáy điều chỉnh của thị trường cũng như nhiều cổ phiếu giảm điểm thời gian qua. Tôi đánh giá khả năng vùng đáy của thị trường là khu vực này, sự khởi sắc có thể đến bắt đầu trong quý 3.

Ông Trần Hà Xuân Vũ - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt

Dòng tiền dù không mạnh như kỳ vọng nhưng triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tốt và dự báo lợi nhuận Q2 nhiều khả năng vẫn tốt. Do đó có thể kỳ vọng VN-Index không phá đáy 1.160 điểm. Ngoài ra, việc nới “room” tín dụng trong 1 - 2 tháng tới có thể là động lực mới cho thị trường.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Đúng như vậy, dòng tiền đã không tăng lên trong tuần qua, ngay cả những phiên tăng điểm thì thanh khoản cũng “mất hút”. Diễn biến này cho thấy nhà đầu tư đang khá thờ ơ với thị trường.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bi quan quá mức, vì khi thanh khoản thấp sau một giai đoạn giảm giá sâu thì cũng là tín hiệu cho thấy áp lực bán đã suy giảm nhiều. Và với tín hiệu thờ ơ của nhà đầu tư với thị trường như hiện tại thì hy vọng vào một đáy ngắn hạn có thể dần xuất hiện quanh đây.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Cầu bắt đáy vẫn xuất hiện ở những nhịp điều chỉnh trong phiên, nhưng hiệu ứng tăng giá không rõ ràng. Diễn biến kiểm định đáy liên tục khiến việc lựa chọn chiến lược giao dịch trở nên khó khăn, anh chị có giao dịch không?

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Tôi nghĩ thời điểm này chính là thời điểm thuận lợi để mua gom tích lũy một số cổ phiếu yêu thích. Kế hoạch mua vẫn đang thực hiện với suy nghĩ thị trường sau khi điều chỉnh xong sẽ bước vào giai đoạn tăng giá cho dù đang phỏng đoán “timing” rơi vào giữa quý 3 trở đi cho đến đầu năm tới.

Theo tôi cổ phiếu đã giảm về mức giá chiết khấu hấp dẫn với việc giải ngân với tỷ trọng hợp lý. Có thể áp lực điều chỉnh của thị trường chung còn diễn ra nhưng việc mua có chọn lọc các cổ phiếu đang có thị giá thấp hơn so với tài sản, thấp hơn so với triển vọng, tiềm năng thì lại là chiến lược hợp lý. Cho dù một số cổ phiếu có thể giao dịch ngắn hạn, bắt đáy, giao dịch T+ nhưng chiến lược mua tích lũy cổ phiếu tiềm năng có lẽ phù hợp hơn ở giai đoạn hiện tại.

Ông Trần Hà Xuân Vũ - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân Chứng khoán Rồng Việt

Tôi cho rằng việc “trading” lúc này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vì thị trường chưa xác định rõ xu hướng. Dù vẫn có một số cổ phiếu mạnh ngoài xu hướng nhưng không nhiều và nếu không lựa chọn đúng sẽ dễ bị mất tiền trong giai đoạn này.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Diễn biến thị trường vẫn chưa thực sự rõ ràng sau khi tạo được vùng cân bằng quanh đáy cũ. Do đó, tôi hạn chế giao dịch trong tuần vừa qua và và tiếp tục nắm giữ các vị thế đã tham gia từ tuần trước với tỷ trọng hợp lý, ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu cơ bản đã giảm sâu và có dự báo tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ báo cáo quý 2.

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Tôi không giai dịch trong tuần qua và duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Giai đoạn này cách thức giao dịch của tôi là nếu dòng tiền khỏe lô hàng mua lướt của tôi sẽ nới biên độ chốt lời, còn nếu dòng tiền yếu tôi sẽ co hẹp biên độ này lại có thể chỉ là 2-3% thôi.

Nguồn bài viết: Xu thế dòng tiền: Niềm tin thị trường tạo đáy vẫn còn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tổ hợp ý kiến chuyên gia nên bài viết dài vcc :)))))

JPMorgan Chase: Giá dầu có thể lên 380 USD/thùng nếu Nga giảm sản lượng

“Rủi ro cao nhất và rõ ràng nhất từ việc áp trần giá lên dầu Nga là Nga có thể trả đũa bằng cách giảm xuất khẩu dầu”…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Giá dầu thế giới có thể tăng lên mức “thảm hoạ” 380 USD/thùng nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn tới việc Nga trả đũa bằng cách cắt giảm sản lượng khai thác dầu - một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase cảnh báo.

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang vạch ra một cơ chế phức tạp để áp đặt trần giá lên dầu thô Nga, nhằm siết nguồn thu ngân sách phục vụ cho chiến tranh Nga-Ukraine của Moscow. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích của JPMorgan Chase, với vị thế tài chính vững vàng của Chính phủ Nga hiện nay, nước này có thể hoàn toàn có thể cắt giảm sản lượng dầu thô về mức khoảng 5 triệu thùng/ngày mà không ra quá nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.

Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Saudi Arabia. Đầu năm nay, trước khi nổ ra chiến tranh Nga-Ukraine, nước này sản xuất khoảng 10 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

“Rủi ro cao nhất và rõ ràng nhất từ việc áp trần giá lên dầu Nga là Nga có thể trả đũa bằng cách giảm xuất khẩu dầu”, hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của JPMorgan Chase. “Chính phủ Nga có thể đáp trả bằng cách cắt giảm sản lượng dầu để gây tổn thất cho phương Tây. Sự thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu đang đứng về phía Nga”.

Vấn đề trần giá đối với dầu Nga đã được đưa ra trong tuyên bố chung khi lãnh đạo nhóm G7 kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh ở Schlos Elmau, Đức trong tuần này. Các nước trong nhóm hiện đang vạch ra các biện pháp chi tiết để thực hiện kế hoạch.

Theo giới phân tích, mục tiêu của việc phương Tây áp trần giá lên dầu Nga là một mục tiêu kép: vừa siết nguồn thu của Moscow, vừa không gây ảnh hưởng nhiều đến giá dầu thế giới. Tuy nhiên, đây được xem là một việc nói dễ hơn làm.

Mỹ hiện đã cấm vận dầu Nga, châu Âu đã cắt giảm nhập khẩu dầu Nga. Tuy nhiên, Nga lại bán được nhiều dầu hơn cho châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu dầu Nga tăng thêm 1,7 tỷ USD trong tháng 5, đạt khoảng 20 tỷ USD – theo IEA. Con số này cao hơn nhiều so với mức bình quân 15 tỷ USD mỗi tháng mà Nga thu được trong năm 2021 nhờ xuất khẩu dầu.

Trong một động thái leo thang cuộc chiến tranh kinh tế với phương Tây và đồng minh, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký một sắc lệnh giành quyền kiểm soát toàn bộ dự án dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga. Động thái này có thể loại bỏ hãng Shell và các nhà đầu tư Nhật Bản khỏi dự án.

Theo hãng tin Reuters, sắc lệnh ký hôm thứ Năm thành lập một công ty mới để tiếp quản toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment Co., công ty trong đó Shell và hai công ty giao dịch của Nhật Bản là Mitsui và Mitsubishi nắm cổ phần gần 50%.

Nguồn bài viết: JPMorgan Chase: Giá dầu có thể lên 380 USD/thùng nếu Nga giảm sản lượng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

ủa mọi người =))))) chuyện gì đang xảy ra vaayjyyy???

2 Likes

Bản tin 04/07/2022:

  • Phiên cuối tuần và cũng là phiên đầu tiên của quý 3, DJ đã hồi phục trên 300 điểm và đóng tuần ở mức 31097 điểm. Sau khi tạo cây nến Bullish Spinning Top trong phiên ngày thứ năm, DJ đã có phản ứng tích cực, vận động đúng như ý nghĩa của mẫu nến và khép lại 6 tháng đầu năm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Phản ứng tích cực của DJ cũng như thị trường chứng khoán thế giới trong phiên đầu tiên của quý 3 đã cho thấy tâm lý lo ngại của giới đầu tư phần nào được giảm nhiệt. Tuy nhiên nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sát các tín hiệu cảnh báo từ một số công ty hạ dự báo lợi nhuận, bên cạnh mối lo ngại tình trạng lạm phát duy trì ở mức cao trong nhiều thập kỷ có thể tiếp tục gây sức ép lên giá cổ phiếu. Do đó DJ chưa thể ổn đỉnh trong ngắn hạn mà sẽ tiếp tục xu hướng rung lắc quanh vùng 30k đến 31k cho đến khi chỉ số CPI tháng 6 của Mỹ được công bố.

  • VNI đã có phiên cuối tuần phản ứng khá sát với dự đoán khi chỉnh giảm trong phiên sáng và thu hẹp đà giảm trong phiên chiều. Điểm nằm ngoài dự đoán trong phiên cuối tuần chính là mức giảm mạnh về 1171 điểm, vượt quá mức sát 1180 đã đề cập. VNI đã hồi phục trong phiên chiều nhưng còn đẹp hơn cả dự đoán khi đóng phiên trong sắc xanh với mức tăng nhẹ 1.3 điểm. Như vậy VNI đã đóng tuần ở mức 1198.9 điểm và tiếp tục bám sát kháng cự 1200.

  • Với phiên đảo chiều cuối tuần và tạo nến xanh Hammer, kết hợp thanh khoản vẫn duy trì trên đường trung bình vol SMA20, VNI hứa hẹn phiên mở tuần tăng điểm. Kết hợp sự tích cực của DJ cũng như thị trường chứng khoán thế giới trong phiên cuối tuần, khả năng VNI sẽ vận động trong sắc xanh và vượt lên trên kháng cự 1200 trong phiên mở tuần là hoàn toàn có thể. Các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn cũng đang nghiêng về khả năng tăng điểm của VNI trong tuần tới.

  • Hiện tại, VNI vẫn đang vận động phía dưới đường trend giảm trung hạn kéo dài từ đầu tháng tư nên xu hướng VNI vẫn đang là downtrend trung hạn. Chỉ khi nào VNI đủ khỏe và thực sự break thành công đường trend giảm trung hạn thì xu hướng downtrend trung hạn mới kết thúc và chuyển sang xu hướng uptrend hoặc sideway. Trong nửa đầu tháng 7 này thì mức điểm cần break để đảo trend rơi vào khoảng 1220 đến 1200 (time break càng xa thì điểm số càng giảm theo độ dốc xuống của đường trend). Chú ý trung hạn ở đây là khoảng time từ vài tháng đến một năm.

  • Theo khung nến tuần thì VNI đã có chút tích cực khi đã cho cây nến xanh đầu tiên sau 4 cây nến giảm và là mẫu nến Bullish Spinning Top. Các chỉ báo tuần khác cũng bắt đầu có chút tích cực như MACD đã cho dấu hiệu chuyển từ hướng dốc xuống sang đi ngang, RSI sau khi chạm đường giới hạn vùng quá bán 30 cũng đã nảy nên 32.8… Do đó khả năng VNI hồi phục trong ngắn hạn là cao hơn khả năng tiếp tục chỉnh giảm. Điểm hạn chế vẫn là vol tuần chưa thực sự thuyết phục khi chưa thấy dấu hiệu nở vol trong tuần vừa rồi.

  • Theo khung nến tháng thì VNI cũng đã cho cây nến xanh rút chân đầu tiên sau nhiều cây nến giảm từ đầu năm và đây cũng là điểm tích cực. Điểm tích cực khác là cây vol tháng 6 đã có đôi chút nhỉnh hơn so với cây vol tháng 5 và hy vọng cây vol tháng 5 đã tạo đáy. Tuy nhiên, nhiều chỉ báo tháng khác như MACD, RSI, MFI… vẫn còn rất xấu và vẫn đang duy trì xu hướng chỉnh giảm dài hơn trung hạn (tức khoảng time một đến hai năm).

  • Theo quan điểm cá nhân, những thông tin tiêu cực đã được phản ánh đáng kể và cơ hội sẽ dần mở ra trong quý 3. Sau chuỗi giảm mạnh từ đầu tháng tư đến nay với yếu tố thanh khoản cạn kiệt, hiện tại mức giá cổ phiếu đã chiết khấu rất sâu so với trước kia và thị trường cũng phản ánh khá nhiều thông tin tiêu cực trong tương lai. Do đó đây chính là cơ hội chọn lựa hàng ngon giá rẻ để đầu tư giá trị, đầu tư trung dài hạn. Khả năng thị trường có thể vẫn sẽ có những đợt biến động nhẹ trong ngắn hạn nhưng sẽ có nhịp sideway trước khi chờ đợi một sự phục hồi trở lại.

  • Tôi tiếp tục đặt niềm tin vào khả năng xảy ra mô hình hai đáy đến 50%, khả năng VNI giảm thủng 1100 là 20% và 30% khả năng còn lại là VNI sẽ vận động trong khoảng 1100 đến 1200 cho đến hết năm. Với mô hình hai đáy thì đã hết tháng 6 nên cùng chờ đợi sang đầu tháng 7, khi nào VNI chính thức break trở lại lên trên ngưỡng kháng cự 1200 thì mới chắc chắn test xong đáy 2 và bắt đầu nhịp tăng lên mức kháng cự là đường neckline tại 1310. Tôi nhắc lại là mô hình 2 đáy chỉ được xác nhận khi break thành công đường neckline, tức là VNI phải vượt thành công ngưỡng 1310. Và khi đó mới có thể kỳ vọng VNI sẽ tăng tiếp đến mức mục tiêu theo mô hình là 1460 điểm với mốc thời gian trong quý 4 năm nay. Còn nếu không đủ khỏe để vượt đường neckline thì mô hình coi như bị phủ nhận và sẽ không còn tồn tại mức mục tiêu 1460 trong quý 4 nữa. Tất nhiên mức 1460 có thể vẫn sẽ đạt được nhưng thời gian sẽ lâu hơn, có thể sang 2023 hoặc 2024 và khi đó không thể coi là mục tiêu theo mô hình.

  • Trong giai đoạn thị trường khó lường như hiện tại thì việc tuân thủ kỷ luật và quản trị rủi ro tài khoản vẫn nên đặt lên hàng đầu. Khi VNI không đủ khoẻ để break thành công kháng cự 1200 thì tỷ trọng cổ phiếu vẫn nên duy trì ở mức cao nhất là 50%. Việc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trên 50% chỉ được thực hiện khi VNI vượt thành công 1200 và xác nhận xu hướng tăng rõ ràng. Việc mua đuổi giá cao ở những phiên hưng phấn nên hạn chế và chỉ canh mua ở những nhịp chỉnh khi có mức giá triết khấu hợp lý.

  • Tôi vẫn bảo lưu quan điểm các dòng ưu tiên nắm giữ là dòng P, dòng điện, dòng lương thực, dòng thủy sản. Tuy nhiên dòng thủy sản đã cho tín hiệu kém đi khi kết quả xuất khẩu tháng 6 đã suy giảm so với tháng 4 và tháng 5 nên sẽ gặp khó đôi chút. Trong thời gian tới thì dòng BDS và dòng chứng khoán cũng rất đáng quan tâm, đặc biệt là dòng chứng khoán sẽ phục hồi rõ nét nếu thị trường chung dần hồi phục và tăng điểm ngắn hạn. Chúng ta nên lựa chọn những mã đã giảm quá mạnh trong giai đoạn điều chỉnh vừa qua và mức giá đã thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của doanh nghiệp để gom hàng dần với mục tiêu trung dài hạn hoặc đầu tư giá trị. Dòng BDS có rất nhiều mã đã giảm mạnh về dưới giá trị thực và chúng ta có thể lưu ý dòng này với kỳ vọng sự phục hồi trong quý cuối năm. Chúc các bạn may mắn và có những quyết định hợp lý trong tuần mới.

Nguồn bài viết: Ruagia88

2 Likes

Thích pvc

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều mã đầu cơ bứt phá

Thị trường hồi phục nhẹ sau ba tuần giảm liên tiếp, kết thúc tuần giao dịch từ 27/6-1/7, VN-Index tăng 13,42 điểm (1,13%) lên 1.198,9 điểm, HNX-Index tăng 2,95 điểm (1,07%) lên 278,88 điểm, UPCoM-Index tăng 1,08 điểm (1,24%) lên 88,18 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 14.561 tỷ đồng/phiên, giảm 8,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm gần 9% xuống mức 12.713 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu lớn vẫn có sự phân hóa mạnh. Trong top 30 vốn hóa tuần từ 27/6-1/7 ghi nhận 16 mã tăng, trong khi có 13 mã giảm giá. Các cổ phiếu ngân hàng có những biến động khá tích cực, trong đó cả 4 vị trí đứng đầu về mức tăng giá ở nhóm vốn hóa lớn đều thuộc ngành này. BID của BIDV (HoSE: BID) tăng hơn 12,3%, VIB của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) tăng 10,4%. Hai mã CTG của VietinBank (HoSE: CTG) và HDB của HDBank (HoSE: HDB) tăng lần lượt 8,9% và 6,5%.

Ở chiều ngược lại, VGI của Viettel Global (UPCoM: VGI) giảm mạnh nhất trong top 30 vốn hóa với 4,6%. BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) cũng giảm 3,55%.

Tăng giá

Rất nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh sàn HoSE nằm trong nhóm có yếu tố đầu cơ cao. Cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn này là FLC của Tập đoàn FLC với hon 25%. Cổ phiếu OGC của Tập đoàn Đại Dương (HoSE: OGC) cũng tăng đến gần 23% chỉ sau một tuần giao dịch.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

TGG của Louis Capital (HoSE: TGG) cũng tăng gần 21%. Mới đây, Louis Holdings, công ty có liên quan đến ông Nguyễn Mai Long - Chủ tịch Louis Captal đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu TGG để giảm sở hữu từ 6,9 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 25,3% vốn) còn 3,9 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 14,3% vốn). Mục đích tổ chức này bán ra là để giảm tỷ lệ sở hữu. Thời gian thực hiện từ 29/6 đến 26/7 bằng phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.

Cổ phiếu FTS của Chứng khoán FPT (HoSE: FTS) tiếp tục bứt phá với mức tăng hơn 19%. Đà tăng của FTS vẫn được cho là đến từ thông tin Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính SBI, cổ đông lớn của FTS đăng ký mua hơn 1,62 triệu cổ phiếu từ ngày 23/3 đến ngày 21/4 theo phương thức thỏa thuận và/hoặc thỏa thuận nhằm mục đích đầu tư.

Ở sàn HNX, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thuộc về SPI của Đá Spilít (HNX: SPI) với gần 43%. Phần lớn các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn HNX thuộc nhóm thanh khoản thấp. BII của Louis Land (HNX: BII) là mã hiếm hoi có thanh khoản cao. BII tăng gần 16% ở tuần vừa qua với khối lượng khớp lệnh bình quân tăng 86% so với tuần trước và đạt 2,3 triệu cổ phiếu/phiên.

10 cổ phiếu tắng mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu tắng mạnh nhất HNX.

Tại sàn UPCoM, các mã tăng giá đều thuộc diện thanh khoản thấp. XMD của Xuân Mai - Đạo Tú (UPCoM: XMD) tăng mạnh nhất thị trường với hơn 82%. Trên thị trường hiện không có bất kỳ thông tin nào hỗ trợ cho đà tăng của XMD.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Trên sàn HoSE, cổ phiếu ITA của Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: ITA) giảm giá mạnh nhất với gần 18%. ITA giảm sâu sau thông tin doanh nghiệp này bị Tòa án mở thủ tục phá sản từ 2018 nhưng không công bố thông tin. Ngày 28/6, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cũng đã có công văn nhắc nhở và yêu cầu công ty công bố thông tin này. Theo đó, HoSE yêu cầu công ty xác nhận thông tin và công bố trong vòng 24h kể từ khi nhận được công văn này các quyết định của Tòa án theo quy định cùng những thông tin liên quan đến quá trình xử lý vụ việc trong những năm qua để đảm bảo quyền lợi của cổ đông được tiếp cận nguồn thông tin chính thống từ phía doanh nghiệp. Trước đó, bà Đặng Thị Hoàng Yến (May Dangelas), Chủ tịch HĐQT công ty đã có đơn bày tỏ sự vô lý khi bị Tân Tạo bị tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản vì khoản nợ chưa xác định chiếm chưa tới 0,2% tổng giá trị tài sản.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Ở sàn HNX, cổ phiếu giảm mạnh nhất là ALT của Văn hóa Tân Bình (HNX: ALT) với 30,4% từ 26.300 đồng/cp xuống 18.300 đồng/cp. BST của Sách và Thiết bị Bình Thuận (HNX: BST) cũng giảm gần 24%. Điểm chung của hai cổ phiếu này đều có thanh khoản rất thấp.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Ở sàn UPCoM, các cổ phiếu giảm mạnh đều thuộc nhóm thanh khoản thấp. TVH của Tư vấn và Xây dựng công trình Hàng Hải (UPCoM: TVH) giảm mạnh nhất với gần 40%, tuy nhiên, trong tuần, TVH chỉ có duy nhất một phiên xuất hiện giao dịch khớp lệnh vào ngày 1/7. Trước đó, cổ phiếu này đã không có giao dịch khớp lệnh kể từ ngày 18/11/2021.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Nguồn bài viết: 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều mã đầu cơ bứt phá

1 Likes

Tin thế giới 4-7: Ukraine rút quân khỏi Lysychansk; Istanbul bắt 1 tàu ngũ cốc của Nga

TTO - Ukraine xác nhận rút quân khỏi thành phố Lysychansk sau khi Nga tuyên bố kiểm soát khu vực Lugansk; Nổ súng ở Đan Mạch khiến nhiều người chết; Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc công du các nước Đông Nam Á… là những tin tức đáng chú ý.

Tin thế giới 4-7: Ukraine rút quân khỏi Lysychansk; Istanbul bắt 1 tàu ngũ cốc của Nga - Ảnh 1.

Một tòa nhà bị phá hủy ở Lysychansk, thuộc khu vực Lugansk ở miền đông Ukraine - Ảnh: REUTERS

  • Ngày 3-7, tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận đã rút quân khỏi thành phố Lysychansk.

“Trong điều kiện lực lượng chiếm đóng của Nga có ưu thế vượt trội về pháo binh, hàng không, pháo phản lực bắn loạt, đạn dược và nhân lực, việc tiếp tục bảo vệ thành phố sẽ dẫn đến hậu quả chết người. Để bảo toàn tính mạng của những người bảo vệ Ukraine, chúng tôi đã quyết định rút lui”, Hãng thông tấn Ukrinform dẫn tuyên bố của cơ quan trên cho biết.

Trước đó, Nga cho biết các lực lượng của họ đã giành quyền kiểm soát vùng Lugansk ở phía đông của Ukraine, sau khi chiếm được chốt giữ Lysychansk cuối cùng.

Trong tuyên bố sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phủ nhận đã mất kiểm soát thành phố này. “Khó mà nói rằng Nga đã kiểm soát Lysychansk, vẫn còn giao tranh tại các vùng ngoại ô”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Zelensky nói. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang Ukraine chỉ nói rằng Nga đã chiếm được ngôi làng Zolotarivka ở hướng thành phố Lysychansk.

Ông Zelensky cũng khẳng định sẽ tái chiếm những khu vực bị Nga kiểm soát. “Nếu chỉ huy quân đội của chúng ta rút quân khỏi các điểm nhất định trên mặt trận, nơi đối phương có ưu thế hỏa lực mạnh nhất, đặc biệt là đối với Lysychansk, điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta sẽ trở lại nhờ chiến thuật của mình và gia tăng việc cung cấp vũ khí hiện đại”, nhà lãnh đạo Ukraine nói.

  • Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Istanbul đã bắt giữ một tàu chở hàng của Nga được cho là vận chuyển “trái phép” ngũ cốc của Ukraine. Vụ việc diễn ra 2 ngày sau khi phía Kiev yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ chiếc tàu với cáo buộc “đánh cắp” hàng nông sản của Ukraine. Nga đã phủ nhận cáo buộc này, theo Hãng tin Tass.

Ukraine đến nay đổ lỗi cho Nga chặn các cảng trên Biển Đen trong khi Matxcơva chỉ trích Kiev cài mìn tại các khu vực này, và đề xuất Ukraine xuất khẩu hàng hóa qua các cảng mà Nga đang kiểm soát như Berdyansk và Mariupol.

Tin thế giới 4-7: Ukraine rút quân khỏi Lysychansk; Istanbul bắt 1 tàu ngũ cốc của Nga - Ảnh 2.

Tàu chở ngũ cốc mang cờ Nga ở ngoài khơi cảng Karasu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3-7 - Ảnh: REUTERS

  • Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko, tố Ukraine cố tấn công các cơ sở quân sự của nước này. Hãng tin Belta dẫn lời ông Lukashenko nói rằng vụ việc diễn ra khoảng 3 ngày trước và Belarus đã đánh chặn thành công mọi tên lửa tấn công.

Nhà lãnh đạo Belarus nhấn mạnh rằng nước này không muốn chiến tranh với Ukraine nhưng sẽ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ. Belarus khẳng định không có binh lính nào của mình tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine.

  • Ngày 3-7, cảnh sát Copenhagen, Đan Mạch, xác nhận một số người đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại trung tâm mua sắm Field’s ở trung tâm thành phố này. Một người đàn ông Đan Mạch 22 tuổi đã bị bắt giữ do liên quan đến vụ việc và cảnh sát không thể loại bỏ khả năng đây là một “hành động khủng bố”.

Tin thế giới 4-7: Ukraine rút quân khỏi Lysychansk; Istanbul bắt 1 tàu ngũ cốc của Nga - Ảnh 3.

Người dân chạy khỏi hiện trường vụ xả súng Copenhagen, Đan Mạch ngày 3-7 - Ảnh: REUTERS

“Hiện nay, chúng tôi biết rằng đã có một số người thiệt mạng, một số người bị thương”, Hãng tin Reuters dẫn lời cảnh sát trưởng Soren Thomassen của Copenhagen thông báo. Rigshospitalet - bệnh viện lớn nhất trong thành phố đã tiếp nhận “một nhóm nhỏ bệnh nhân” để điều trị.

Trước đó, cảnh sát Đan Mạch cho biết một số người đã bị bắn tại Field’s - một trung tâm mua sắm lớn ở thủ đô Copenhagen. Hình ảnh tại hiện trường cho thấy nhiều người tháo chạy khỏi trung tâm mua sắm.

Ông Thomassen cho biết nghi phạm là một “người Đan Mạch” 22 tuổi và có thể hành động một mình. Theo các nhân chứng, hắn đã nói với mọi người rằng hắn chỉ mang súng giả để tiếp cận trước khi nổ súng.

Lực lượng cảnh sát vũ trang hạng nặng đang có mặt tại hiện trường, trong khi một số xe cứu hỏa đang đỗ bên ngoài trung tâm mua sắm.

  • Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm các nước Myanmar, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia từ ngày 3 đến 14-7.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong - Lan Thương tại Myanmar, ông Vương đã gặp người đồng cấp Campuchia Prak Sokhonn. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc và Campuchia cam kết thúc đẩy hợp tác kết hợp giữa Sáng kiến Vành đai con đường của Bắc Kinh và chiến lược phát triển của Phnom Penh.

Hai nước sẽ tăng cường hợp tác về kinh tế và các lĩnh vực khác như chống dịch, nông nghiệp, công nghệ, bảo vệ môi trường…

Chuyến công du của ông Vương diễn ra trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có đối thủ đáng gờm của nhóm G7. Nhóm này vừa công bố sáng kiến Đối tác G7 về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII), trong đó Mỹ và các nước G7 sẽ huy động 200 tỉ USD ngân sách đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình trong vòng 5 năm tới. Mục tiêu tổng thể của dự án dự kiến thu hút 600 tỉ USD vào năm 2027.

  • Tính đến ngày 3-7, số người thiệt mạng trong trận lở đất lớn ở bang Manipur, miền Đông Bắc Ấn Độ, lên đến 37 người. Hiện vẫn còn 25 người được cho là mất tích và các nỗ lực cứu hộ đang tiếp diễn.

Tại Bangladesh, chính quyền cho biết số người chết trong đợt lũ lụt kinh hoàng chưa từng có ở nước này từ ngày 17-5 đến 28-6 vừa qua đã lên tới hơn 100 người.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 4-7: Ukraine rút quân khỏi Lysychansk; Istanbul bắt 1 tàu ngũ cốc của Nga - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Tin sáng 4-7: Sẽ xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Nguy cơ các sân bay ùn tắc trong mùa cao điểm

TTO - Sẽ xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Nhu cầu lớn, giá văn phòng cho thuê tại TP.HCM tăng nhiệt; Bắc Giang trồng thành công giống vải thiều không hạt; Nông dân Đắk Nông trúng đậm vì đậu nành tăng giá… là những tin đáng chú ý sáng nay.

Tin sáng 4-7: Sẽ xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Nguy cơ các sân bay ùn tắc trong mùa cao điểm - Ảnh 1.

Nông dân Đắk Nông vui mừng khi đậu nành bán cho doanh nghiệp bao tiêu trúng giá - Ảnh: T.THƯƠNG

Đắk Nông: Nông dân trúng đậm vì đậu nành tăng giá

Nhiều nông dân trồng đậu nành vui mừng vì trúng giá. Ông Phạm Văn Duẩn (thôn 14, xã Đắc Dông, huyện Cư Jút, Đắk Nông) trồng 3ha đậu nành, bán cho doanh nghiệp bao tiêu thu về được 50 triệu đồng/ha.

Ông Duẩn hồ hởi: “Đậu nành cần rất ít phân bón, 1ha chỉ tốn 1 bao, lại ít sâu bệnh. Để có giá bán cao, mình phải theo doanh nghiệp để đảm bảo nguyên liệu cũng như bảo đảm giá cao ổn định qua 3-4 năm nay”.

Ông Hồ Sơn, trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cư Jút, xác nhận đang vào chính vụ mùa thu hoạch đậu nành, nông dân trúng đậm do bán cho công ty bao tiêu trồng trọt với giá 18.000 đồng/kg, cao hơn 6.000 đồng/kg so với giá chung của thị trường.

Để ổn định giá bán cao, ông Sơn cũng hướng đến câu chuyện giá cho những năm về sau: “Cần ổn định bao tiêu, kỹ thuật, giống để có giá cả ổn định. Xây dựng cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới hóa. Vậy mới đảm bảo vùng nguyên liệu, bà con mới có thứ doanh nghiệp cần và giá sẽ luôn tốt”.

Trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc TP.HCM - Mộc Bài tháng 7-2022

Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết UBND TP vừa họp hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. TP.HCM và Tây Ninh thống nhất sẽ trình Thủ tướng báo cáo tiền khả thi dự án trong tháng 7-2022.

Tin sáng 4-7: Sẽ xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Nguy cơ các sân bay ùn tắc trong mùa cao điểm - Ảnh 2.

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ “chia lửa” cho quốc lộ 22 vốn đang quá tải - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đã được HĐND TP.HCM và HĐND tỉnh Tây Ninh có nghị quyết chấp thuận đầu tư. Ở giai đoạn 1, dự án có tổng vốn đầu tư 15.900 tỉ đồng theo phương thức đối tác công tư PPP - hợp đồng BOT. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026.

Dự án có chiều dài 53,5km, trong đó đoạn qua TP.HCM dài 23,7km, đoạn còn lại đi qua tỉnh Tây Ninh. Dự án bắt đầu từ vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM, tuyến đi song song quốc lộ 22 hiện hữu, điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Cao tốc khi hình thành sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và giảm tải cho quốc lộ 22.

Bắc Giang trồng thành công vải thiều không hạt

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Việt Oanh, bí thư huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), cho hay sau hai năm thử nghiệm, các cây vải thiều không hạt tại Lục Ngạn đã cho quả to, cùi dày, vị ngọt đặc trưng, vỏ đỏ đẹp.

Tin sáng 4-7: Sẽ xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Nguy cơ các sân bay ùn tắc trong mùa cao điểm - Ảnh 3.

Giống vải thiều không hạt trồng thử nghiệm đã cho trái vụ đầu tiên - Ảnh: Lê Bá Thành

“Đánh giá cho thấy số lượng ban đầu không nhiều. Để trồng trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang và các đơn vị liên quan vẫn cần thời gian để kiểm chứng kết quả lai tạo sao cho phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng” - ông Oanh thông tin.

Trước đó, cuối năm 2019, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang đã đưa giống vải thiều không hạt vào trồng tại xã Tân Sơn (huyện Lục Ngạn), số lượng hơn 500 cây.

Ông Lê Bá Thành, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, cho biết vỏ quả màu đỏ, dày thuận lợi cho quá trình bảo quản được lâu. Cùi vải dày không có hạt, ăn ngọt và thơm rất đặc trưng. Mẫu mã và trọng lượng tương đương với vải thiều chính vụ ở Lục Ngạn, sản lượng hiện chưa thể đánh giá được vì cây còn nhỏ.

“Hiện một số nhà vườn đã chuẩn bị sẵn gốc để ghép vải không hạt, mở rộng diện tích. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiếp tục khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả để khi phát triển giống vải thiều không hạt này sẽ đảm bảo được tính ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân” - ông Thành nói.

Nhu cầu lớn, văn phòng cho thuê tại TP.HCM "tăng nhiệt"

Báo cáo thị trường văn phòng cho thuê ở TP.HCM của Savills Việt Nam cho hay trong 6 tháng đầu năm, nguồn cung của toàn bộ thị trường cho thuê TP đạt mức 205 triệu m², tỉ lệ lấp đầy bình quân là 90%. Trong đó, văn phòng cho thuê ở khu vực trung tâm như quận 1 và quận 3 khá “nóng” với tỉ lệ lấp đầy ổn định, đạt trên 93%.

Tin sáng 4-7: Sẽ xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Nguy cơ các sân bay ùn tắc trong mùa cao điểm - Ảnh 4.

Một tòa nhà văn phòng cho thuê vừa mới đi vào hoạt động tại quận 3 (TP.HCM) - Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo Savills Việt Nam, hiện nhu cầu thuê lớn đến từ các công ty thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin, thương mại điện tử và logistics. Savills Việt Nam dự báo đến năm 2023, TP.HCM sẽ có thêm nhiều dự án đạt chất lượng hạng A với quy mô lớn nằm ở khu vực bán đảo Thủ Thiêm, cung cấp khoảng hơn 80.000m².

Bà Từ Thị Hồng An - giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại Savills TP.HCM - cho biết giai đoạn hậu COVID-19 đã xác lập xu hướng làm việc kết hợp (Hybrid Working), nhân viên linh động giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa như ở nhà, quán cà phê…

Thực tế, thị trường văn phòng TP hiện phục hồi nhanh chóng nhưng nguồn cung hạn chế, giá thuê trung bình hiện đạt mức 716.000 đồng/m²/tháng. Theo bà An, đến năm 2025, TP tiếp tục có thêm 526.000m² từ 17 dự án cao ốc văn phòng ở tất cả phân khúc khiến cho thị trường sôi động hơn.

Cảng hàng không Tân Sơn Nhất phải ưu tiên mặt bằng phục vụ khách mùa cao điểm

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa có chỉ thị về đảm bảo an toàn trật tự giao thông và chống ùn tắc tại các cảng hàng không dịp hè 2022.

Theo đó, cục yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hạn chế tối đa việc di dời, tái bố trí lại mặt bằng, ưu tiên phục vụ hành khách. Sớm làm việc với cơ quan chức năng đưa gate 22-25 vào khai thác chính thức.

Tân Sơn Nhất cũng phải bố trí thêm biển báo, biển thông báo chuyến bay hoặc bố trí biển lớn hơn tại khu vực chờ sảnh B. Đồng thời phối hợp cơ quan chức năng để phân luồng giao thông khu vực ra/vào Tân Sơn Nhất nhằm hạn chế ách tắc.

Sân bay Nội Bài được yêu cầu mở rộng khu vực soi chiếu an ninh sảnh E, giảm tải ùn tắc giờ cao điiểm và sân đỗ ôtô nhà ga T1, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nạn “xe dù”…

Nguồn bài viết: Tin sáng 4-7: Sẽ xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Nguy cơ các sân bay ùn tắc trong mùa cao điểm - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2 tác động như thế nào với nhà đầu tư chứng khoán?

(Tổ Quốc) - Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán, là một điều đáng mừng vì nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu sớm hơn, qua đó bớt rủi ro T+, đặc biệt là qua các kỳ nghỉ lễ dài.

Mới đây, thông tin Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) lấy ý kiến về việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán có chu kỳ thanh toán T 2 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã gây chú ý giới đầu tư chứng khoán trong nước.

Cụ thể, thời gian VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán và ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền sẽ được điều chỉnh từ 15h30 – 16h00 lên 11h30 – 12h00 ngày T 2.

Trước đây, VSD cũng đã điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán đối với các chứng khoán từ T 3 xuống còn T 2. Tuy nhiên, thay đổi khi đó không có nhiều ý nghĩa đối với giao dịch khi chứng khoán về tài khoản vào thời gian 15h30 – 16h00 ngày T 2, thời điểm thị trường đã đóng cửa, do đó nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch trong ngày tiếp theo (tức là T 3). Nhưng với quy định mới, đầu tư có thể giao dịch ngay trong phiên giao dịch buổi chiều của ngày T 2.

Kỳ vọng thanh khoản cải thiện

Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán như thông báo mới nhất được đa số nhà đầu tư hoàn nghênh. Thay vì đợi qua 3 phiên giao dịch mới có thể hành động, hiện nhà đầu tư đã có thể rút ngắn thời gian giao dịch, có khả năng ứng phó nhanh nhạy hơn với những biến động mạnh của cổ phiếu và thị trường. Từ đó, tỷ suất sinh lời trong quá trình đầu tư sẽ có thể được cải thiện.

Đồng thời, chu kỳ thanh toán được rút ngắn cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực lên thanh khoản của thị trường khi thu gọn thời gian thanh toán lên nửa ngày, nhờ vậy vòng quay giao dịch của nhà đầu tư sẽ tăng lên.

Ví dụ cụ thể trong trường hợp mua cổ phiếu rồi bán ngay khi cổ phiếu về tài khoản, với quy định cũ thì nhà đầu tư cần 6 phiên giao dịch liên tục để hoàn thành 1 chu trình đồng thời sang phiên thứ 7 mới có thể sử dụng tiền bán chứng khoán để mua tiếp. Trong khi đó với quy định mới, nhà đầu tư có thể hoàn thành tới 2 chu trình mua - bán chứng khoán chỉ trong 7 phiên giao dịch liên tục

Rút ngắn chu kỳ thanh toán T 2 tác động như thế nào với nhà đầu tư chứng khoán? - Ảnh 1.

Cổ phiếu và tiền sớm về tài khoản kỳ vọng giúp dòng tiền vận động nhanh hơn trên thị trường, từ đó cải thiện yếu tố thanh khoản, điều lâu nay đang khiến nhà đầu tư lo lắng khi đang trong xu hướng giảm sút mạnh từ sau khi giao dịch bùng nổ trong giai đoạn tháng 11 năm ngoái. Những phiên giao dịch có giá trị “tỷ đô” (trên 23.000 tỷ đồng/phiên) đã vắng bóng, thanh khoản trung bình trong tháng 6 vừa qua đã xuống dưới 13.500 tỷ đồng/phiên, thấp nhất kể từ tháng 2/2021, thậm chí có phiên giá trị khớp lệnh trên HoSE không tới 10.000 tỷ. Việc nay cũng đang gây ra một nghịch lý khi giao dịch ảm đạm lại trong bối cảnh lượng tài khoản mở mới không ngừng tăng và lập kỷ lục.

Công ty chứng khoán cũng không đứng ngoài cuộc vui

Xét theo khía cạnh khác, vòng quay giao dịch của nhà đầu tư tăng lên, đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ trả nhiều nhiều lần phí giao dịch hơn. Như vậy, có thể thấy rằng các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ cũng sẽ được hưởng lợi đôi chút từ hoạt động thu phí. Song, cần chú ý rằng việc công ty chứng khoán hưởng lợi cũng đồng nghĩa phần thiệt hại sẽ hướng về phía nhà đầu tư, khi chi phí giao dịch tăng sẽ ăn mòn vào lợi nhuận thu về.

Tổng kết lại, với những nhà đầu tư theo trường phái dài hạn, mua cổ phiếu và giữ trong vòng nhiều năm, thì quy định mới rút ngắn chu kỳ thanh toán sẽ không gần như không gây ra sự thay đổi. Tuy nhiên, những nhà đầu tư đam mê trường phái ngắn hạn, thường xuyên “lướt sóng” cổ phiếu và liên tục giao dịch mua bán chứng khoán thì cần có sự tính toán kỹ trong hoạt động đầu tư của mình, vừa tận dụng mặt lợi để chủ động đưa ra quyết định theo giá cổ phiếu, vừa tránh việc chi quá nhiều chi phí giao dịch gây ảnh hưởng đến giá trị tài sản đầu tư.

Một nhầm lẫn của nhiều người về chu kỳ thanh toán T 2 mới

Đồng tình với những quan điểm trên, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng việc rút ngắn chu kỳ thanh toán sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư và thị trường chứng khoán, là một điều đáng mừng vì nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu sớm hơn, qua đó bớt rủi ro T , đặc biệt là qua các kỳ nghỉ lễ dài.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này vạch rõ thêm một điểm mà nhiều nhà đầu tư, thậm chí những người lâu năm vẫn đang nhầm lẫn về quy định mới được công bố.

Cụ thể, ông Huy cho biết một giao dịch trên thị trường chứng khoán thứ cấp gồm có 3 giai đoạn: Giao dịch - Bù trù - Thanh toán. Vì trên thị trường chứng khoán Việt Nam, việc giao dịch cổ phiếu chỉ được thực hiện khi bên mua có đủ tiền và bên bán có cổ phiếu trong tài khoản, do đó có sự nhầm lẫn của nhiều nhà đầu tư về hai khâu Thanh toán và Giao dịch.

Với chu kỳ thanh toán T 2, ông Huy đánh giá là hợp lý, quy định này ngang với mô hình thanh toán của các sàn hiện đại nhất, ví dụ như Mỹ, châu Âu… Theo ông Huy, thay vì như nhiều người lầm tưởng là T 0, sàn chứng khoán Mỹ hiện nay vẫn áp dụng chu kỳ thanh toán T 2. Còn việc sàn chứng khoán quốc gia này có cho phép thực hiện "Giao dịch trong ngày" - hay là “T 0” như nhiều người lầm tưởng, thực chất không liên quan đến khâu Thanh toán, mà là khả năng xử lý phù hợp trong hai khâu Giao dịch và Bù trừ.

Ngoài ra, theo đánh giá của các tổ chức nâng hạng, vấn đề giảm tỷ trọng ký quỹ cũng nên được giải quyết để có thể có hệ thống có khả năng thực hiện những “Giao dịch trong ngày” như vậy.

Cố gắng rút bớt quy trình thanh toán về T 1,5

Phát biểu mới đây trong toạ đàm đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán chiều 26/9, trả lời ý kiến kiến nghị đưa về giao dịch theo chu kỳ thanh toán T 0, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCKNN lý giải, theo thông lệ quốc tế, cũng áp dụng phổ biến chu kỳ thanh toán T 2 và T 3. Tuy nhiên, với thị trường chứng khoán thế giới, họ cho phép các giải pháp giao dịch như cho phép bán khống, cho phép sử dụng biện pháp mua bán trong ngày. Việc không phát sinh nghĩa vụ thanh toán cuối ngày như vậy làm giảm đi yêu cầu của nhà đầu tư về việc phải được bán chứng khoán ngay sau khi mua.

“Hiện nay, về mặt pháp lý, Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho những giải pháp giao dịch như vậy, bao gồm bán khống, mua bán trong ngày, hoặc bán chứng khoán đang trên đường về. Chúng tôi cũng rất kỳ vọng có một nền tảng giao dịch mới để có thể hỗ trợ cho những giải pháp giao dịch đó được triển khai trên thực tế. Còn trước mắt, chúng ta sẽ cố gắng rút ngắn bớt chu kỳ thanh toán lại”, bà Bình cho biết.

Rút ngắn chu kỳ thanh toán T 2 tác động như thế nào với nhà đầu tư chứng khoán? - Ảnh 2.

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường UBCKNN

Ngoài ra, đại diện UBCKNN cũng giải thích tại sao không thể thanh toán ngay, vì hiện hệ thống của Việt Nam không áp dụng thanh toán song phương từng giao dịch, mà thanh toán bù trừ dòng đa phương. Vậy nhanh nhất thì cuối ngày giao dịch, Sở giao dịch và trung tâm Lưu ký chứng khoán mới có thể thống kê được số lượng các giao dịch diễn ra, thực hiện bù trừ và tính toán ra số lượng chứng khoán, số lượng tiền cần phải chuyển giao của ngày hôm đó.

“Chúng tôi cũng đang nỗ lực cố gắng giảm hơn nữa thời gian nhưng trước mắt là rút bớt từng khâu trong quá trình thanh toán, mà như giải pháp tôi chia sẻ thì nó sẽ là khoảng T 1,5”, bà Bình nói.

Nguồn bài viết: Rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2 tác động như thế nào với nhà đầu tư chứng khoán?

1 Likes

MSB hợp tác Dragon Capital Việt Nam triển khai quỹ mở

Hợp tác giữa hai bên ký ngày 27/6, nhằm triển khai các gói giải pháp và sản phẩm đầu tư chứng chỉ quỹ mở do DCVFM quản lý.

Khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) có thể tiếp cận giải pháp đầu tư và phân bổ tài sản theo nhu cầu tài chính, khẩu vị rủi ro. Theo thỏa thuận, các giám đốc quan hệ khách hàng ưu tiên của MSB sẽ đồng hành cùng khách hàng xác định mục tiêu tài chính mong muốn, khẩu vị rủi ro, cũng như cung cấp các thông tin về thị trường tài chính, kinh tế vĩ mô, thông tin về các giải pháp đầu tư để phân bổ tài sản một cách phù hợp.

Trong khi đó Dragon Capital có trách nhiệm giới thiệu sản phẩm đầu tư gồm: Quỹ đầu tư chứng khoán năng động DC (DCDS), Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu DC (DCBC), Quỹ đầu tư trái phiếu DC (DCBF) và Quỹ đầu tư trái phiếu gia tăng thu nhập cố định DC (DCIP). Dragon Capital cho biết, các quỹ mở này liên tục nằm trong top dẫn đầu thị trường về hiệu quả đầu tư và tăng trưởng 10 năm qua.

Việc đầu tư của Quỹ được kiểm toán hàng năm bởi một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới - PriceWaterHouse Cooper. Ngân hàng giám sát và quản trị Quỹ là Standard Chartered Việt Nam và đại lý chuyển nhượng là Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Đại diện MSB và Dragon Capital Việt Nam tại lễ ký kết hợp tác. Ảnh:

Đại diện MSB và Dragon Capital Việt Nam tại lễ ký kết hợp tác.

Bà Nguyễn Mỹ Hạnh, Tổng giám đốc NHBL MSB cho biết, dựa trên từng chân dung khách hàng theo phân khúc, các giám đốc quan hệ khách hàng ưu tiên của MSB sẽ tư vấn khách hàng phân bổ tài sản tối ưu, phù hợp với mục tiêu tài chính.

“Thông qua hợp tác với Dragon Capital, chúng tôi mong muốn bổ sung thêm lựa chọn giải pháp cho lớp tài sản tạo thu nhập và tăng trưởng trong phân bổ tháp tài sản của khách hàng”, bà Hạnh nói.

Về phía Dragon Capital, bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Quản lý tài sản khối trong nước kỳ vọng, thông qua hợp tác với MSB, sản phẩm chứng chỉ quỹ mở sẽ trở thành kênh đầu tư hiệu quả, giúp khách hàng tối ưu nguồn vốn nhàn rỗi.

Cũng theo đại diện Dragon Capital, nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, giàu, và siêu giàu. Điều này mở ra cơ hội trong việc cung cấp các sản phẩm phù hợp, đáp ứng đa dạng nhu cầu đầu tư của nhóm khách hàng thuộc những phân khúc này.

Nguồn bài viết: MSB hợp tác Dragon Capital Việt Nam triển khai quỹ mở - VnExpress Kinh doanh

1 Likes

Các quỹ lớn đều đạt hiệu suất âm sau 6 tháng đầu năm

Theo số liệu tại cuối tháng 6, VFMVN Diamond ETF ghi nhận hiệu quả đầu tư khả quan nhất thị trường dù âm 3,6%. VanEck Vietnam ETF có tỷ suất sinh lời thấp nhất với mức âm 31,9%, gấp rưỡi so với mức giảm 20,7% của VN-Index từ đầu năm đến nay.Các quỹ đầu tư chủ động đều có hiệu suất âm khoảng 20%, tương đương mức giảm của VN-Index.

Nửa đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động không mấy tích cực trước ảnh hưởng từ hàng loạt thông tin liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine, Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm, lạm phát tăng cao ở các nước như Mỹ hay châu Âu… Kết thúc phiên giao dịch 30/6, VN-Index dừng ở mức 1.197,6 điểm, tương ứng giảm 300,68 điểm (-20,07%) so với cuối năm trước. Trước diễn biến đi xuống của thị trường, hầu hết các quỹ đầu tư tại Việt Nam đều ghi nhận hiệu suất âm trong 6 tháng đầu năm.

Theo số liệu tại cuối tháng 6, VFMVN Diamond ETF ghi nhận hiệu suất khả quan nhất thị trường dù âm 3,6%. Tỷ suất đầu tư của VFMVN Diamond ETF vượt xa thị trường chung do các cổ phiếu có tỷ trọng lớn như PNJ, FPT, MWG, REE… đều tăng trưởng dương so với đầu năm.

Dòng tiền đổ vào quỹ ETF nội này bùng nổ trong tháng 5 trước trước khi có xu hướng chững lại trong tháng 6. Xét riêng tháng 5, VFMVN Diamond ETF phát hành gần 113 triệu chứng chỉ quỹ, hút ròng 3.010,3 tỷ đồng, gấp hơn 66 lần so với cùng kỳ và cao hơn 78% so với con số của cả 4 tháng đầu năm. Phiên giao dịch 31/5 ghi nhận lượng vốn đổ vào mạnh nhất với 43,4 triệu chứng chỉ quỹ, ứng với 112,6 tỷ đồng.

Các quỹ ETF sử dụng tham chiếu là VN30 Index như VFM VN30 âm 18,3%, SSIAM VN30 âm 18,8% MAFMVN30 ETF âm 18,5%… do chỉ số VN30 ghi nhận hiệu suất âm gần 18,7% trong nửa đầu năm nay.

VanEck Vietnam ETF là quỹ hiệu suất tệ nhất khi âm 31,9%, gấp rưỡi so với mức giảm 20,7% của VN-Index từ đầu năm đến nay. Quy mô của quỹ là gần 378 triệu USD, trong đó VIC, VHM, HPG chiếm tỷ trọng lớn nhất. Xét về giá, cổ phiếu VIC giảm 22,7%, VHM giảm 22,1% và HPG giảm 36,5% so với đầu năm. Hiệu quả đầu tư của các quỹ ETF còn lại đều có mức âm trung bình 22-27%.

screen-shot-2022-07-03-at-11-10-13-16568

Các quỹ đầu tư chủ động đều có tỷ suất đầu tư âm khoảng 20%, tương đương mức giảm của VN-Index. Quỹ hơn 2 tỷ USD của Dragon Capital - Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) ghi nhận hiệu suất âm 20,1%. Phần lớn các cổ phiếu thuộc top 10 danh mục quỹ đều giảm mạnh như HPG, VPB, ACB…

Tương tự VEIL, PYN Elite Fund có hiệu suất âm tương tự VN-Index với âm 20%. Thiếu “chủ lực” trong danh mục có khả năng đi ngược thị trường khiến quỹ ngoại đến từ Phần Lan ghi nhận hiệu suất đầu tư âm trong 5 tháng liên tiếp và là chuỗi dài nhất kể từ tháng 8/2018.

Top 3 cổ phiếu đứng đầu danh mục đầu tư PYN Elite Fund như VHM, CTG, VRE đều ghi nhận thị giá trên đà đi xuống từ đầu năm. Riêng nhóm ngân hàng chiếm 36,8% danh mục quỹ PYN, bao gồm các mã CTG, HDB, MBB, và TPB, đều có mức giá giảm trên 20%, trong đó TPB giảm mạnh nhất với gần 34%.

Hiện khoản đầu tư vào VFMVN Diamond ETF xếp thứ 9 trong danh mục của PYN Elite Fund với tỷ trọng 3,3% sau khi PYN Elite Fund bán ra lượng lớn chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Giá trị khoản đầu tư vào quỹ ETF nội lớn nhất từng có thời điểm đạt mức 1.700 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai danh mục và đóng góp vào hiệu suất tích cực trong giai đoạn quý II/2021.

Theo đánh giá của VNDirect Research, thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh giống như hầu hết các thị trường mới nổi khác trong 6 tháng đầu năm, đưa VN-Index giao dịch ở mức gần như thấp nhất trong 5 năm qua. Vào ngày 23/6/2022, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E hiện tại là 12,9 lần, tức là mức chiết khấu 25% so với mức đỉnh trong năm nay và chiết khấu 22% so với mức P/E trung bình 5 năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nổi bật hơn các thị trường mới nổi khác do có mức tăng trưởng EPS cao trong giai đoạn 2022-2024 (trung bình 19,2%).

Nguồn bài viết: Các quỹ lớn đều đạt hiệu suất âm sau 6 tháng đầu năm

1 Likes

Quỹ Diamond ETF tốt quá, nước ngoài múc xúc húc quá trời quá đất :joy:

1 Likes

Những doanh nghiệp đầu tiên báo lãi tăng mạnh nửa đầu năm

Ngày 30/6 vừa kết thúc, một số công ty niêm yết đã ước tính kết quả kinh doanh quý II/2022, đa phần các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh sớm đều thuộc nhóm doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh thuận lợi so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Đối với lĩnh vực dầu khí, giá dầu tăng mạnh đang giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành hưởng lợi lớn. Đơn cử, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS - Mã: GAS) Hoàng Văn Quang chia sẻ, trung bình cứ giá dầu brent tăng/giảm 5 USD/thùng thì doanh thu của tổng công ty sẽ tăng/giảm tương ứng là 1.500 tỷ, lợi nhuận trước thuế tương ứng tăng/giảm 500 tỷ.

Nhờ thuận lợi từ giá dầu mà kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của PV GAS được ước tính đều tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ, với tổng doanh thu đạt 54.560 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.919 tỷ đồng, tăng 59%.

Tạm tính trong quý II, tổng công ty đã ghi nhận khoảng 27.871 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 3.424 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 49% so với quý II năm ngoái.

Giá dầu neo ở vùng cao như vậy cũng mang lại lợi nhuận lớn cho CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) nhờ hưởng chênh lệch giá giữa sản phẩm lọc và dầu thô (crack margin).

Trong sự kiện diễn ra mới đây, Tổng Giám đốc BSR cho biết kết quả kinh doanh hai quý đầu năm tăng trưởng vượt bậc so với kỳ vọng đặt ra ban đầu. Hiện tại BSR đã vượt xa so với kế hoạch và hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của năm 2022.

Dự báo cho cả năm, lãnh đạo BSR chia sẻ: “Năm 2022 BSR có thể có mức lợi nhuận cao hơn lúc cổ phần hóa, tức hơn 7.000 tỷ đồng. Năm nay công sẽ ty thiết lập được con số kỷ lục mới”.

Bên cạnh giá dầu, giá cước vận tải biển neo ở mức cao cũng là vấn đề làm đau đầu nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. Thế giới vẫn đang diễn ra tình trạng thiếu tàu và container rỗng, dự kiến vấn đề này sẽ tiếp tục kéo dài.

Trong bối cảnh đó, tận dụng cơ hội mở rộng đội tàu, trong hai quý đầu năm, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 1.615 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 437 tỷ, lần lượt gấp 2 lần và gấp 2,39 lần kết quả cùng kỳ năm ngoái.

Ước tính riêng quý II, doanh thu của HAH khoảng 963 tỷ đồng và lãi sau thuế 174 tỷ, lần lượt tăng 114% và 77% so với quý II/2021. Dù doanh thu quý vừa rồi tăng trưởng mạnh, song mức lợi nhuận quý đã giảm tốc so với hai quý trước đó.

Doanh thu và lợi nhuận của HAH bắt đầu đi lên rõ rệt từ quý I/2021 - thời điểm giá cước vận tải leo thang. Đây cũng là giai đoạn HAH tập trung đầu tư đội tàu. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của HAH).

Trong 6 tháng đầu năm, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) ước tính lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 700 tỷ đồng, tăng mạnh so với 32 tỷ đồng cùng kỳ. Với kết quả này, CII đã thực hiện được 93% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Trước đó trong quý I, doanh nghiệp này lãi ròng hợp nhất gần 647 tỷ, chủ yếu đến từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính hơn 775,6 tỷ đồng. Như vậy ước tính trong quý II, CII có lãi khoảng 53 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ.

Cũng trong cùng lĩnh vực hạ tầng, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) tạm tính trong quý II, doanh thu hợp nhất gần 470 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 58 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 26% so với quý II/2021. Doanh thu và lợi nhuận của HHV đến từ các hoạt động thi công xây lắp, quản lý vận hành, hoạt động của các trạm thu phí BOT.

Hầm đường bộ Phú Gia trên địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế do Tập đoàn Đèo Cả làm tổng thầu. (Ảnh minh họa: Minh Hằng).

Tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, Chủ tịch Tập đoàn I.P.A (Mã: IPA) là doanh nhân Vũ Hiền cũng hé lộ kết quả 6 tháng với tổng doanh thu 700 tỷ và lợi nhuận thu về khoảng 400 tỷ. Như vậy riêng quý II, IPA ghi nhận khoảng 625 tỷ đồng doanh thu, gấp 9,7 lần cùng kỳ và 204 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 82%.

Cần lưu ý là quý II năm ngoái, IPA ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến trên nghìn tỷ đồng nhờ thoái vốn khỏi Hòn Ngọc Á Châu và nhận cổ tức từ khoản đầu tư dài hạn.

Nửa đầu năm nay có thể gọi là thời gian thuận lợi cho ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Đến nỗi, Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn phải thốt lên rằng đây là năm rất đặc biệt, khiến toàn ngành đều có lời. Còn trên thị trường chứng khoán, ngược dòng thị trường, cổ phiếu của các công ty ngành thủy sản vẫn hút được dòng tiền.

Chia sẻ với báo chí về tình hình 6 tháng đầu năm, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) ước tính doanh thu tăng 35% và lợi nhuận tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn doanh thu là nhờ việc nuôi tôm nửa đầu năm khả quan, giá thành sản phẩm cuối cùng giảm trong khi giá bán ra tốt.

Còn Vua tôm Minh Phú (Mã: MPC) chỉ nói ngắn gọn, quý II công ty kinh doanh tốt và dự kiến cả năm sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Song, kế hoạch sản lượng và giá trị có thể không đạt do dự kiến nửa cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng đã báo cáo tình hình kinh doanh 5 tháng đầu năm với kết quả tăng trưởng khá. Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) cho biết doanh thu 5 tháng hơn 1.427 tỷ đồng, tăng 27% và lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 207 tỷ đồng, tăng 56,3% so cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn cho biết xuất khẩu là động lực chính giúp lợi nhuận tăng mạnh hai tháng gần đây, Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung mở rộng nhà phân phối ở thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, Âu Mỹ.

Một doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ cũng lãi lớn sau 5 tháng là Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.583 tỷ đồng, tăng 47%; lãi sau thuế 1.066 tỷ đồng, tăng 47%.

Nam Việt (Mã: ANV), doanh nghiệp lớn trong ngành cá tra cũng báo lãi lớn trong 5 tháng đầu năm, - cũng đại diện công bố doanh thu thuần 5 tháng đạt 2.148 tỷ đồng, lãi sau thuế 449 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 33%.

Kết quả kinh doanh của Nam Việt tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng của thị trường cá tra xuất khẩu 5 tháng ước đạt 1,1 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. VASEP nhận định từ đây đến cuối năm, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… khả quan do mức giá cá tra xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến trong nước cạnh tranh tốt và mặt hàng cá tra là nguồn thay thế cho một số phân khúc cá thịt trắng bị thiếu hụt có nguồn cung từ Nga.

Nguồn: VietnamBiz

1 Likes

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 176 tỷ đồng trong phiên 4/7

Khối ngoại bán ròng 129 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 4/7 (giảm 36% so với phiên trước).Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã MWG với 81 tỷ đồng.Khối ngoại cũng bán ròng trên cả hai sàn HNX và UPCoM.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/7, VN-Index giảm 3,37 điểm (-0,28%) xuống 1.195,53 điểm. HNX-Index tăng 2,31 điểm (0,83%) lên 281,19 điểm. UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,32%) xuống 87,9 điểm.

Khối ngoại giao dịch vẫn khá tiêu cực khi mua vào 21,7 triệu cổ phiếu, trị giá 766 tỷ đồng, trong khi bán ra 26 triệu cổ phiếu, trị giá 943 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 4,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 176 tỷ đồng.

Ở sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 129 tỷ đồng (giảm 36% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 2,9 triệu cổ phiếu.

2022-07-04-173210-6484-1656930790.png

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã MWG với 81 tỷ đồng. HPG và NVL bị bán ròng lần lượt 31 tỷ đồng và 29 tỷ đồng. Trong khi đó, STB được mua ròng mạnh nhất với 66 tỷ đồng. VHM và VHC được mua ròng lần lượt 32 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 1,6 tỷ đồng (giảm 97% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 46.100 cổ phiếu.

2022-07-04-173225-6217-1656930790.png

Khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất mã PVS nhưng giá trị chỉ là 750 triệu đồng. Tương tự, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất mã PVI với giá trị chỉ 330 triệu đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại cũng bán ròng 45 tỷ đồng (giảm 34% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 1,4 triệu cổ phiếu.

2022-07-04-173240-3485-1656930790.png

BSR đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 31 tỷ đồng. VEA đứng sau với giá trị bán ròng là 11,8 tỷ đồng. Trong khi đó, CSI được mua ròng mạnh nhất với 623 triệu đồng.

Nguồn: NDH

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 4/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. FLC: Doanh thu quý 2 tăng mạnh, Bamboo Airways có thể cân nhắc thêm nhà đầu tư chiến lược

  2. ACG: Sumitomo Forestry America ‘bắt tay’ Gỗ An Cường tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, kỳ vọng sẽ mang lại giá trị xuất khẩu cho ACG vào thị trường Mỹ tăng lên từ 30-50 triệu USD mỗi năm.

  3. HSG: Chủ tịch “làm khó” cổ đông

  4. VinFast bắt tay PVOIL mở trạm sạc xe điện đầu tiên ở cửa hàng xăng dầu

  5. VIC: Vingroup chi 6.300 tỷ làm nhà máy pin thứ 2 ở Hà Tĩnh

  6. TCB: Techcombank được tăng vốn điều lệ

_

  1. GVR: Ước tính lợi nhuận giảm hơn 17% trong quý II/2022

😎 VGC: Công ty mẹ Viglacera ước lãi trước thuế gần 1.400 tỷ đồng 6 tháng đầu năm

  1. TFF: HoSE nhắc nhở TFF về việc chậm nộp hồ sơ thay đổi niêm yết

  2. HPG: Lượng hàng hóa nửa đầu năm qua cảng Hòa Phát Dung Quất đạt trên 12,7 triệu tấn, tăng 4%

  3. SBT: TTC miệt mài M&A

  4. SBT: “Tham vọng” chiếm lĩnh thị trường quốc tế thông qua M&A

  5. PVT: Quý II, doanh thu của PVT tăng nhưng lợi nhuận lại giảm so với cùng kỳ

  6. PXS: Sắp quay trở lại giao dịch trên UPCoM vào ngày 8/7

  7. PVB: PVCoating thắng thầu quốc tế gói thầu bọc đường ống biển

  8. FLC: Cổ phiếu họ FLC đồng loạt kịch trần sau khi tổ chức đại hội, có Chủ tịch mới

  9. PNJ: Có thể rời rổ VN30, cổ phiếu PNJ tiếp tục gặp khó tại vùng giá đỉnh

  10. CTS: Thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 1.500 tỷ đồng

  11. PVH: Đặt mục tiêu thoát lỗ năm 2022

  12. CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) vừa có văn bản giải trình về mức lỗ sau kiểm toán tăng gấp 4 lần so báo cáo tự lập lên 30 tỷ đồng.

  13. TV2: Đặt kế hoạch lợi nhuận “lao dốc" 63%

  14. VIX: Chứng khoán VIX báo lãi 400 tỷ đồng nửa đầu năm 2022, đạt khoảng 50% kế hoạch năm

  15. ĐHĐCĐ Chứng khoán VIX: lãnh đạo đánh giá cổ phiếu giảm là xu hướng chung, VIX không ngoại lệ

  16. KHG: Tăng trưởng “ấn tượng”, ước tính lợi nhuận lũy kế 4 quý đạt gần 500 tỷ đồng

  17. TDH: Cục thuế TP. HCM quyết định thay đổi số tiền thực hiện cưỡng chế từ 124,87 tỷ đồng xuống còn 79,88 tỷ đồng, tương ứng giảm 44,99 tỷ đồng

  18. QCG: Cổ đông muốn Sunny Island đưa hồ sơ Dự án Phước Kiển cho bên thứ ba

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. VGT: Thoái vốn tại Dệt may Liên Phương với giá tối thiểu 19.800 đồng/cp

  2. Dragon Capital mua vào hơn 2 triệu cổ phiếu STB

  3. Dragon Capital nâng tỷ lệ sở hữu tại HDG lên hơn 8%

  4. NLG, REE, HSG, C47, TPP, MAC, TKC: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. HSG: Phát hành ESOP giá ưu đãi đến 41%, Hoa Sen Group vẫn “ế” hơn 2 triệu cổ phiếu

  2. CEO: CEO Group muốn huy động hơn 2.500 tỷ, đầu tư dự án Phú Quốc và bổ sung vốn cho 5 công ty

  3. Tập đoàn Gelex muốn mua gần 205 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

_

=> CỔ TỨC

  1. PVD: Dự kiến phát hành hơn 50 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021

  2. VCI: Phát hành 100 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30%

  3. PDB: Thị giá về vùng 1x, DIN Capital sẽ tạm ứng cổ tức 10% bằng tiền

  4. Trong tuần này (4 - 8/7/2022), các doanh nghiệp bao gồm: VNM, GAS, DCM, MSN, TLT, PSH,… sẽ chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông.

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Áp lực bán dâng cao sau 14h00 khiến VN-Index đánh mất động lực tăng và lùi dần về vùng giá đỏ. Mặc dù mức giảm không quá sâu nhưng một lần nữa chỉ số lỡ hẹn với mốc 1.200.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,37 điểm (-0,28%) xuống 1.195,53 điểm. Toàn sàn có 228 mã tăng, 219 mã giảm và 66 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 10.239 tỷ đồng, giảm 19,4% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 15% xuống còn 8.922 tỷ đồng.

  • Khối ngoại bán ròng 129 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 4/7 (giảm 36% so với phiên trước).

  • Tự doanh 04/07: Mua ròng mạnh nhất STB và DGC

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Hạ nhiệt

  2. Đà lao dốc của thị trường thời gian vừa qua đã lấy đi toàn bộ thành quả trong quý I của các quỹ đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt. Các quỹ ngoại kinh doanh thế nào trong nửa đầu năm 2022?

  3. Với chỉ tiêu P/E ngành dầu khí ở mức 30,65, mức tăng theo tuần của cả nhóm đang là 13,41% hay theo tháng đang là 21,86%, nhóm cổ phiếu dầu khí đang trở thành hiện tượng đầu tư nổi trội trong quý II/2022.

  4. Tỷ phú Hồ Hùng Anh lần đầu tiên trở thành người giàu số 2 trên sàn chứng khoán

  5. Nghịch lý: Hiệu suất VN30 tốt hơn VN-Index nhưng dòng vốn lại tháo chạy khỏi DCVFMVN30 ETF

  6. Những con số nổi bật của TTCK trong tháng 6

  7. Rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2 tác động như thế nào với nhà đầu tư chứng khoán?

_

  1. Hơn 10 tỷ USD đã được NHNN bán ra để can thiệp thị trường ngoại tệ, cho thấy áp lực của làn sóng tăng lãi suất trên thế giới tới tỷ giá tại Việt Nam là không nhỏ.

  2. Nới room tín dụng: Các lãnh đạo ngân hàng đều xác nhận thông tin NHNN đang xem xét nới room tăng trưởng tín dụng

  3. So sánh lãi suất 4 “ông lớn” ngân hàng trong tháng 7/2022 mới nhất

  4. Vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp giảm, còn 11,6 tỉ đồng/doanh nghiệp, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.

_

=> VIỆT NAM

  1. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 từ 5,8 - 7%. Trong khi đó, lãnh đạo Tổng cục Thống kê khẳng định, mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% là hoàn toàn có thể đạt được.

  2. Bộ KH&ĐT: Quý III cần tăng trưởng 9% để cả năm kinh tế tăng 7%

  3. Giá heo hơi “rục rịch” tăng nhưng người nuôi vẫn chưa có lời

  4. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng ban Ban chỉ đạo triển khai gói phục hồi kinh tế - xã hội

  5. Chính thức trình UBTV Quốc hội Nghị quyết giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

  6. GRDP của Hà Nội tăng 7,79% trong 6 tháng năm 2022

  7. Món hàng Việt 10 tỷ USD: Mỹ thành khách hàng lớn nhất, Trung Quốc tăng mua gấp đôi

  8. Xuất khẩu tôm sang EU lập đỉnh trong 5 tháng đầu năm

  9. Phát hành sách giáo khoa vượt 40% kế hoạch, NXB Giáo dục Việt Nam lãi đậm trong năm 2021

  10. Xuất nhập khẩu biên giới với Trung Quốc giảm sâu vì chính sách ‘Zero COVID’

_

=> THẾ GIỚI

  1. Trung Quốc hứng chịu làn sóng Covid-19 mới

  2. Nhật Bản lên kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân

  3. Nền kinh tế Hàn Quốc đang đối mặt tình hình rất khó khăn, phải xem các vấn đề về lạm phát và chuỗi cung ứng giống như trong tình trạng khủng hoảng và giải quyết chúng thông qua sự đoàn kết giữa các quốc gia chia sẻ giá trị tương đồng.

  4. Chứng khoán châu Á trái chiều phiên giao dịch đầu tuần

  5. Nhà đầu tư chờ đợi một số dữ liệu kinh tế trong đó có kết quả cuộc khảo sát linh vực dịch vụ tại Trung Quốc, lạm phát tại Hàn Quốc và quyết định lãi suất của một số ngân hàng trung ương.

  6. Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ chạm đỉnh 25 năm, trong khi lạm phát tại Indonesia cao nhất từ 2017

  7. Nomura: Nhiều nền kinh tế lớn khó tránh khỏi suy thoái

  8. Cựu Thủ tướng Malaysia phân tích về lý do khủng hoảng tài chính châu Á khó tái diễn

  9. Hàn Quốc muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ thành liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu

  10. Xe tải hydro tạo cú nổ lớn trong làng xe điện: Phạm vi tối đa xấp xỉ 500km, nạp nhiên liệu chỉ mất 10 phút

  11. Doanh số Tesla quý II giảm gần 20% so với mức kỷ lục trong quý I, thấp hơn cả dự đoán của giới chuyên gia, đây cũng là quý đầu tiên giảm trong 2 năm qua.

  12. Đức tuýt còi lỗi phần mềm trên xe Tesla, 59.000 phương tiện bị ảnh hưởng

  13. Đức: Thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong 30 năm khi giá nhiên liệu tăng vọt

  14. Mỹ “nới tay” thương mại với Trung Quốc

  15. Giá trị khối tài sản ròng của 500 người giàu nhất thế giới ‘bốc hơi’ 1.400 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

  16. Sau Evergrande, lại có thêm đại gia bất động sản Trung Quốc quá hạn trả nợ hàng tỷ USD

  17. Kênh Suez ghi nhận doanh thu kỷ lục sau 2 lần tăng phí

  18. Trung Quốc đẩy mạnh số hóa ngành hàng tiêu dùng

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Phe “short” Tether kiếm bộn tiền trong bối cảnh nhà đầu tư tháo chạy khỏi USDT

  2. Cộng hòa Trung Phi (CAR) ra mắt đồng tiền mã hóa quốc gia “Sango Coin”

  3. Circle phủ nhận tin đồn stablecoin USDC sắp sụp đổ

  4. Doanh thu của thợ đào BTC vượt Ethereum 100 triệu USD trong tháng 6 kể từ tháng 12 năm 2020.

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng tại 19.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm trước khi hồi phục nhẹ lên gần 19.400 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Iran, Nga đua giảm giá dầu tại Trung Quốc - các nhà cung cấp Trung Đông và Tây Phi ‘xanh mặt’

  2. Nguồn cung khí đốt Nga giảm, hãng hoá chất khổng lồ của Đức rơi vào thế khó

  3. Bloomberg dẫn cảnh báo của các nhà phân tích JPMorgan cho rằng giá dầu toàn cầu có thể vọt lên mức 380 USD/thùng nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu khiến Nga cắt giảm sản lượng để trả đũa.

  4. Giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể bằng 50% mức giá hiện tại

  5. Các chuyên gia của công ty nghiên cứu ANZ Research (Australia) cho biết sự sụt giảm sản lượng dầu ở Nigeria và Libya đã lấn át sự gia tăng ở Saudi Arabia và các nước sản xuất dầu lớn khác, trong khi Libya còn đang đối mặt với khả năng gián đoạn nguồn cung hơn nữa do bất ổn chính trị gia tăng. Tình hình này khiến cho OPEC khó có thể đạt được hạn ngạch sản lượng mới được tăng lên gần đây.

  6. Cuộc biểu tình theo kế hoạch của những người lao động trong lĩnh vực dầu khí ở Na Uy trong tuần này có thể khiến sản lượng dầu và khí ngưng tụ của nước này giảm 130.000 thùng/ngày.

  7. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,39 USD (-0,36%), xuống 108,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,27 USD (-0,24%), xuống 111,36 USD/thùng.

_

  1. Mỹ, Australia cùng nhiều nước lớn cấm nhập khẩu vàng Nga

  2. Trung Quốc “mở rộng cửa” thị trường trái phiếu

  3. Trung Quốc đẩy mạnh số hóa ngành hàng tiêu dùng

  4. Diễn biến đáng chú ý trên thị trường vàng những ngày qua là biên độ chênh lệch giá mua - bán vàng SJC đã thu hẹp đáng kể, còn khoảng 600.000 đồng/lượng. Diễn biến này phản ánh nhu cầu trên thị trường không cao, các doanh nghiệp thu hẹp biên độ để kích thích giao dịch.

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 5,5 USD lên mức 1.813 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp và lùi về gần 1.805 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Châu Âu chi trăm tỷ USD cuống cuồng giải cứu thị trường năng lượng sau cuộc khủng hoảng

  2. Lần đầu EU nhập LNG từ Mỹ nhiều hơn khí đốt từ Nga

  3. FAO - Thế giới sẽ tăng tiêu thụ thủy sản 15%, đạt 21,4 kg/người năm 2030

  4. USDA: Nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc có thể giảm 20% trong năm 2022

  5. Giá thép, kim loại tiếp tục giảm

Vàng SJC 68.7 tr/lượng

USD 23,470 đồng

Bảng Anh 28,734 đồng

EUR 25,050 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao, giải ngân hơn 48 nghìn tỷ gói phục hồi kinh tế

Ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV…

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 - Ảnh: VGP

Hội nghị và phiên họp được kết nối trực tuyến tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo chương trình, hội nghị và phiên họp tập trung thảo luận một số nội dung chính: Tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Hội nghị và phiên họp cũng sẽ thảo luận về việc triển khai các dự án giao thông quan trọng quốc gia những khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới. Các dự án này gồm dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025; đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 vùng TP.HCM; cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Phát biểu khai mạc hội nghị và phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong 6 tháng qua, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, nhanh, phức tạp, có những yếu tố chúng ta dự báo được nhưng cũng có nhiều yếu tố chưa dự báo được.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát, ủng hộ của Quốc hội, sự đồng tình của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, tình hình kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhiều mặt đạt kết quả ấn tượng.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế-xã hội còn một số khó khăn cần tiếp tục giải quyết, như dịch bệnh Covid-19 còn có thể diễn biến phức tạp, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế… cần giải pháp phù hợp, việc giải ngân đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa.

Nhấn mạnh cần tiếp tục xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là thuận lợi và thời cơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận thẳng thắn, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được trong 6 tháng đầu năm; nhận định khách quan, trung thực, đầy đủ, toàn diện về các kết quả, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm, khó khăn, thách thức chính hiện nay, đặc biệt các địa phương cần chia sẻ những kinh nghiệm hay cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những trọng tâm trong thời gian tới.

TĂNG TRƯỞNG VƯỢT KỊCH BẢN ĐỀ RA

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong 6 tháng đầu năm, nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước được tổ chức thành công, tạo nên khí thế mới, xung lực mới, nhất là Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã quyết định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, tác động tích cực đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp, ứng phó linh hoạt, kịp thời với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước.

Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết 01/NQ-CP trong quý 2 cơ bản đáp ứng yêu cầu, hoàn thành 72,6% số nhiệm vụ được giao. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 đạt nhiều kết quả tích cực.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Kinh tế có bước phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao đề ra, trong đó, GDP quý 2 ước tăng 7,72% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến kịch bản và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch.

Đáng chú ý là sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng 6,6%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ ; nhiều địa phương động lực đã đạt mức tăng trưởng GRDP cao như: Hà Nội (7,79%), Bắc Giang (24,0%), Bắc Ninh (14,7%), Thanh Hóa (13,41%), Quảng Nam (12,8%), Khánh Hòa (12,58%), Hải Dương (11,82%), Hải Phòng (11,1%), Quảng Ninh (10,66%), Vĩnh Phúc (10,1%), Đà Nẵng (7,23%), Đồng Nai (7,06%), Bình Dương (6,84%)…

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh, cơ bản tiệm cận mức tăng tại thời điểm trước dịch. Tình hình đăng ký doanh nghiệp rất tích cực. Tính chung 6 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng 25,4% so với cùng kỳ, lần đầu tiên vượt mốc 100.000 doanh nghiệp; trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới đạt trên 76.000 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay

Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại phù hợp với tình hình.

Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngay sau khi Nghị quyết số 11/NQ-CP được ban hành, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau hơn 5 tháng triển khai, hoàn thành khối lượng lớn công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra; ban hành gần như đầy đủ các văn bản để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết.

“Đây là kết quả rất đáng ghi nhận khi nhiều chính sách mới nhưng đã được đánh giá tác động đầy đủ và trình ban hành theo đúng quy định thời gian ngắn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

GIẢI NGÂN GÓI PHỤC HỒI TRÊN 48.000 TỶ ĐỒNG

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hầu hết đạt kết quả tốt, đạt trên 48 nghìn tỷ đồng, trong đó các chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đạt 8.888 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng; miễn giảm thuế VAT, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện cho vay tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP là 57,37 nghìn tỷ đồng.

Một số chính sách gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện đã nhanh chóng được điều chỉnh để tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện, như Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022, trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Ước giải ngân đến 30/6/2022 đạt 27,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 29%).

Tính đến tháng 6 năm 2022, đã có khoảng 65 văn bản quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia được các bộ, cơ quan Trung ương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành. Hầu hết các địa phương đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, trong đó: 63/63 địa phương ban hành cơ chế chính sách riêng để thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, 22/63 địa phương có báo cáo tình hình ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn…

Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương là hơn 92.057 tỷ đồng. Năm 2022 đã giao 34.049 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch năm 2022) cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Nguồn bài viết: Tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao, giải ngân hơn 48 nghìn tỷ gói phục hồi kinh tế - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

HOSE đưa cổ phiếu FLC, HAI và ROS vào diện cảnh báo, từ ngày 11/7

Hà Anh -

Nguyên nhân là 3 tổ chức niêm yết này vẫn chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2021…

Ảnh minh hoạ.

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC-HOSE); Công ty Cổ phần Nông dược HAI (mã HAI-HOSE) và Công ty Cổ phần Xây dựng FLC FAROS (mã ROS-HOSE).

Theo đó, HOSE đưa cổ phiếu FLC, HAI và cổ phiếu ROS vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/07/2022.

Nguyên nhân là 3 tổ chức niêm yết này vẫn chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2021, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Đồng thời, cả ba cổ phiếu trên vẫn thuộc diện chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo Quyết định số 342/QĐ-SGDHCM ngày 25/5/2022 do Tổ chức niêm yết chập nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày so thời hạn quy định.

Mới đây, cổ phiếu HAI đã có văn bản giải trình về nguyên nhân của việc chậm nộp báo cáo tài chính năm nói trên là do tố chức kiêm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 cho Công ty hiện đang bị đình chỉ tư cách công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán theo Quyết định sổ 324/QĐ-UBCK ngày 19/05/2022 của ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Để khắc phục tình trạng hạn chế giao dịch, công ty đang nỗ lực làm việc với các đơn vị kiểm toán khác để ký kết hợp đồng, thực hiện kiểm toán, dự kiến sẽ hoàn thành phát hành báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán trước 31/08/2022.

Tương tự, ROS và Tập đoàn FLC hiện vẫn dang gấp rút tìm kiếm đơn vị kiểm toán mới trong danh sách các đơn vị kiểm toán được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đế thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021.

Bên cạnh đó, Công ty Faros cũng chưa thực hiện được thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật do chưa nhận được phản hồi của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an và Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

Nguồn bài viết: HOSE đưa cổ phiếu FLC, HAI và ROS vào diện cảnh báo, từ ngày 11/7 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bắt 2 tổng giám đốc doanh nghiệp để điều tra sai phạm tại Saigon Co.op

TTO - Công an TP.HCM vừa bắt tạm giam 2 bị can để điều tra do có liên quan vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ do bị can Diệp Dũng thực hiện xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op).

Ngày 4-7, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM cho biết đã phối hợp Viện kiểm sát cùng cấp bắt tạm giam bị can và khám xét nơi ở, nơi làm việc với ông Võ Thành Trung - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô Thị Mới và ông Tôn Thất Hào - tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Đại Á.

Hai bị can bị bắt tạm giam để tiếp tục điều tra làm rõ những sai phạm xảy ra tại Saigon Co.op.

Trước đó, trong quá trình xác minh giải quyết nguồn tin về tội phạm theo kết luận của Thanh tra TP.HCM về việc chấp hành quy định pháp luật tại Saigon Co.op, ngày 15-12-2020, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Diệp Dũng, cựu chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại điều 357 Bộ luật hình sự.

Liên quan vụ án trên, ngày 28-4 vừa qua, ông Diệp Dũng bị TAND TP.HCM tuyên phạt 2 năm tù về tội chiếm đoạt tài liệu, bí mật nhà nước. Tòa cũng phạt ông Nguyễn Hoài Bắc (37 tuổi, nguyên cán bộ công an) 5 năm tù; bà Lê Thị Phương Hồng (42 tuổi, kinh doanh tạp hóa) 6 năm tù cùng về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Theo đó, bà Hồng chung sống như vợ chồng với ông Bắc từ năm 2017. Đến năm 2019, do nghi ngờ ông Bắc quan hệ bất chính với phụ nữ khác nên bà Hồng cài phần mềm xem lén điện thoại của ông Bắc để kiểm tra.

Thông qua việc xem lén ■■■■ của ông Bắc, bà Hồng biết được thông tin quá trình điều tra, xác minh sai phạm tại Saigon Co.op và nhắn tin cung cấp thông tin cho ông Diệp Dũng để giúp ông Dũng (đang bị điều tra, xác minh liên quan đến sai phạm tại Saigon Co.op).

Mục đích bà Hồng giúp ông Dũng là “để được mua hàng với giá rẻ” (bà Hồng có tiệm tạp hóa nhỏ).

Nguồn bài viết: Bắt 2 tổng giám đốc doanh nghiệp để điều tra sai phạm tại Saigon Co.op - Tuổi Trẻ Online

1 Likes