Chứng sỹ săn tin!

55 mã chứng khoán trên HoSE không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý III

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách 55 mã chứng khoán trên HoSE không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin trading) trong quý III/2022.

Đáng chú ý, trong số 55 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này có 19 mã chứng khoán thuộc diện cảnh báo, 19 mã chứng khoán thuộc diện kiểm soát.
Ngoài ra, các mã chứng khoán còn lại thuộc diện thời gian niêm yết dưới 6 tháng; mã chứng khoán mà công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin…
Cụ thể:
19 mã chứng khoán thuộc diện cảnh báo gồm: AAM, CIG, DLG, DXV, FLC, HAI, HNG, NVT, OGC, PIT, RDP, ROS, SCD, SMA, TCR, TNI, TTF, VAF, VOS
19 mã chứng khoán thuộc diện kiểm soát gồm: AST, HAG, HOT, HU1, HU3, JVC, LCM, MCG, PMG, PTC, PTL, QBS, SII, SJD, TDH, TGG, UDC, VFG, VNS
7 mã chứng khoán thời gian niêm yết dưới 6 tháng gồm: ABR, CTR, EVF, FUEKIV30, GMH, HHV, PGV,
1 mã chứng khoán chưa đủ thời gian 6 tháng đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ: FIR
5 mã chứng khoán mà lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm: APC, CII, CTI, PNC, VIC
1 mã chứng khoán mà lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 là số âm: SKG
2 mã chứng khoán mà công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin gồm: POM, VMD
Theo quy định, việc bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 55 mã cổ phiếu này.

Nguồn: Bnews

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 5/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. SAM: Lợi nhuận giảm và dòng tiền âm, SAM vẫn mạnh tay bảo lãnh cho công ty con

  2. FLC: Doanh thu Bamboo Airways đạt hơn 7.000 tỷ trong nửa đầu năm. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Bamboo Airways công bố doanh thu của hãng hàng không non trẻ này.

  3. FPT: Chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu chính thức hoàn thành mục tiêu phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước

  4. LTG: Lộc Trời và MBBank “bắt tay” sản xuất lúa gạo trên quy mô lớn tại Kiên Giang

  5. HBC: Xây dựng Hòa Bình họp ĐHĐCĐ bất thường, trình chiến lược kinh doanh 10 năm tới

_

  1. FCN: Thách thức huy động vốn bằng trái phiếu nhìn từ FCN

  2. DP3: Dược phẩm Trung ương 3 thu về đều đặn hơn trăm tỷ mỗi năm

😎 FLC, ROS, HAI bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 11/7

  1. HAGL và Dabaco tăng trần 2 phiên liên tiếp: Bầu Đức sẽ thắng lớn nhờ heo ăn chuối?

  2. DBC: Tại sao UBND tỉnh Bắc Ninh thu hồi hơn 1.400m2 đất của Tập đoàn Dabaco?

  3. VGT: Vinatex chuẩn bị bán hết vốn tại Dệt may Liên Phương, dự kiến ‘bỏ túi’ ít nhất 90 tỷ đồng

  4. Gilimex (GIL) muốn thoái hết vốn tại Dệt May Gia Định

  5. DAH: Bổ nhiệm bà Trần Nữ Ngọc Anh làm Chủ tịch HĐQT

  6. GAS: Các chỉ tiêu tài chính của PV GAS tăng từ 8 đến 59%

  7. XMD: Một cổ phiếu tăng 143% sau hai tuần

  8. BFC: 6 tháng ước đạt 4.464,8 tỷ đồng doanh thu, bằng 69,5% kế hoạch năm nhưng LNTT hợp nhất ước đạt 181,9 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm

  9. VGC: 6 tháng lợi nhuận trước thuế 6 tháng ước đạt 1.392 tỷ đồng, tăng khoảng 77% so với cùng kỳ, vượt 16% kế hoạch năm

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. CII muốn bán thêm 10 triệu cổ phiếu NBB giảm sở hữu xuống dưới 38%

  2. VIX: Ông Nguyễn Văn Tuấn muốn chi 10 tỷ gom 1 triệu cổ phiếu VIX

  3. CTD: Chủ tịch Coteccons hoàn tất mua vào 441.700 cổ phiếu CTD, tương ứng hoàn thành 60,5% số lượng đăng ký.

  4. HTM: Công ty TNHH Thương mại Ô tô Thành Công đã bán gần 9,7 triệu CP

  5. LMH: Cha của phó Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 1,2 triệu CP

_

=> CỔ TỨC

  1. Cổ đông lăn chốt HPG, NKG, DGC, FRT, MSH, MSB,… chuẩn bị đón lượng lớn cổ phiếu từ các đợt phát hành trả cổ tức, ESOP về tài khoản trong thời gian tới.

  2. ACB: 675,5 triệu cổ phiếu được niêm yết bổ sung vào ngày 6/7

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • “Chốt lời” diện rộng, VNINDEX đóng cửa ở mức thấp nhất phiên

  • Điểm nổi bật trong phiên ngày hôm nay là cổ phiếu nhóm Điện nước xăng dầu khí đốt, Bán lẻ, Hóa chất và Hàng cá nhân được chốt lời mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu giảm sàn. Đây là các nhóm giữ được đà tăng từ đầu năm trong khi nhiều nhóm chỉnh mạnh.

  • Nhóm Hóa chất giảm điểm mạnh nhất thị trường, giảm 4,2% khi thanh khoản tăng 33% so với trung bình 5 phiên trước đó. Nhóm cổ phiếu được bán mạnh nhất gồm DGC, DPM, DCM, CSV,GVR

  • Đi ngược thị trường ngày hôm nay là nhóm Ngân hàng với chỉ số giá ngành tăng 1,33% thanh khoản tăng 53% so với trung bình 5 phiên trước đó. Điều này cho thấy cả nhóm được chốt lời và cả nhóm tăng điểm đều có giá trị giao dịch tăng trong phiên ngày hôm nay.

  • Nhóm Ngân hàng đã tăng được 2 tuần liên tiếp với chỉ số giá ngành phục hồi 8,11% trong 10 phiên giao dịch gần nhất. Tuy nhiên, nhóm vẫn đang giảm 21,45% trong vòng 1 năm với trên 80% ngân hàng vẫn đang giảm điểm. Ngân hàng là một trong những nhóm điều chỉnh đầu tiên của thị trường, điều chỉnh từ cuối Q2/2021 đến nay.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,24 điểm (1,19%) xuống 1.181,29 điểm. Toàn sàn có 120 mã tăng, 347 mã giảm

  • Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.103 tỷ đồng, tăng 37,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 38,7% và đạt 12.380 tỷ đồng.

  • Hôm nay (05/7), khối ngoại vẫn duy trì trạng thái tiêu cực khi bán ròng ồ ạt 300 tỷ trên 3 sàn. Trong đó, họ xả mạnh các cổ phiếu bluechips.

  • Tự doanh 05/07: Tự doanh: MUA ròng 88.5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 158.9 tỷ đồng. DGC tiếp tục được mua ròng mạnh

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Giảm mạnh từ đầu năm, cổ phiếu thép còn gì hấp dẫn?

  2. Năm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến tăng trưởng doanh thu chỉ bằng nửa năm ngoái

  3. Giải mã chiến lược hợp tác của Techcombank với các đối tác lớn như Vingroup, Masan

  4. Nghịch lý PE cổ phiếu thép thấp nhất 5 năm, SSI Research hạ dự báo lợi nhuận của một loạt các công ty thép năm 2022

  5. 55 mã chứng khoán trên HoSE không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý III

  6. Cổ phiếu doanh nghiệp xuất khẩu đang hưởng lợi biến động tỷ giá

  7. Nhiều doanh nghiệp chào bán cổ phiếu cao hơn thị giá

  8. HoSE công bố thị phần môi giới quý II và bán niên 2022

_

  1. Sau biến cố và “khoảng trống” vào tháng 4 nối sang tháng 5, các doanh nghiệp bất động sản đã rục rịch trở lại phát hành trái phiếu doanh nghiệp…

  2. Ngân hàng Nhà nước ngày càng thắt chặt tiền tệ? Dù chưa tăng lãi suất điều hành nhưng những động thái gần đây của NHNN đang mang hơi hướng của chính sách tiền tệ thặt chặt.

  3. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng lên mức 0,87%/năm, tăng thêm 21 điểm cơ bản trong tuần trước

  4. Ngân hàng VDP: Toàn bộ 100% dư nơ cho vay xuất khẩu và hơn 40% tổng dư nợ tín dụng đầu tư (cho vay trung, dài hạn) của ngân hàng này là nợ xấu

_

=> VIỆT NAM

  1. KCN VSIP III sẽ có 80 - 100 ha đất ở

  2. Cửa khẩu Kim Thành II: Tạm dừng xuất nhập khẩu vì phát hiện virus SARS-CoV-2 trong hàng hoá

  3. Nhiều nông sản chủ lực bị ảnh hưởng bởi lạm phát toàn cầu

  4. Một số doanh nghiệp sản xuất xi măng phản ánh, với giá đầu vào tăng cao như hiện nay, nhất là giá than vừa tăng vừa khan hiếm nguồn cung thì càng sản xuất càng lỗ.

  5. 6 tháng đầu năm, doanh thu của tập đoàn TKV tăng 124% so với cùng kỳ

  6. Xuất khẩu 6 tháng khởi sắc, cả nước xuất siêu hơn 700 triệu USD

  7. 6 tháng, xuất khẩu cao su cán mốc hơn 1,3 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

  8. Xuất khẩu gỗ chỉ đạt 1,03 tỷ USD trong tháng 6, giảm tới 18%

  9. Giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm khoảng 11% so với mức đỉnh vào tháng 3, trong khi giá thép HRC cũng giảm 25% so với mức đỉnh vào đầu tháng 4, theo diễn biến của giá thép thế giới.

  10. Phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá

  11. Lạm phát của Việt Nam chưa quá nóng như Mỹ, EU nhưng sức ép là hiện hữu

  12. Giá phân bón có thể sẽ tăng trở lại vào quý IV khi vụ Đông Xuân bắt đầu

  13. Bộ Tài chính: Hụt thu 32.538 tỉ đồng khi giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

  14. Giá heo hơi có nơi vượt 60.000 đồng/kg

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên, Australia chuẩn bị công bố biểu lãi suất mới

  2. Thế giới “ngập” trong 9.000 tỷ USD hàng tồn kho, các doanh nghiệp vội vã thay đổi mô hình kinh doanh

  3. Dự báo Anh, Mỹ và nhiều nền kinh tế lớn suy thoái trong năm 2023

  4. Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu hợp tác sản xuất ôtô. Với nhóm dân số mục tiêu ít nhất 800 triệu người, ước tính sẽ tạo dựng được một thị trường ôtô quy mô lớn.

  5. Giảm thuế hơn 1 tỷ USD, tiêu thụ ô-tô ở Trung Quốc tăng mạnh

  6. Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận lạm phát cao nhất kể từ năm 1998

  7. Phiên 4/5, chứng khoán châu Âu và chỉ số chứng khoán của Anh đồng loạt tăng điểm nhờ lợi nhuận của các công ty dầu khí cao. Lúc kết thúc ngày 4/7 theo giờ Việt Nam, chứng khoán châu Âu tăng 0,8% so với đóng cửa phiên liền trước, trong khi chứng khoán Anh tăng hơn 1%, được thúc đẩy bởi lợi nhuận của các công ty dầu khí.

  8. Congo công bố đợt bùng phát Ebola thứ 14, 100% ca bệnh tử vong

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Nền tảng giao đồ ăn trực tuyến Uber Eats đã bắt đầu chấp nhận đồng tiền số Shiba Inu (SHIB) là một phương thức thanh toán sau khi mở rộng dịch vụ giao hàng ra khắp nước Mỹ.

  2. Visa ra mắt thẻ BTC ‘không giới hạn’ ở UAE

  3. Khối lượng giao dịch crypto ở Ấn Độ sụt giảm đến 95% vì chế độ thuế hà khắc

  4. Cá voi mua sạch số BTC thợ đào bán ra ở mức 19k$

  5. Xuất hiện hacker rao bán dữ liệu cá nhân 1 tỷ người Trung Quốc với giá 10 BTC

  6. Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện Blockchain toàn cầu

  7. Meta dự tính đóng cửa ví Novi sau 10 tháng thử nghiệm

  8. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua nhích lên trên 20.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và có nhịp giảm về gần 19.600 USD/BTC vào cuối ngày

_

  1. Cạnh tranh với Nga, Iran hạ giá dầu để “giữ chân” khách hàng Trung Quốc

  2. Giá dầu Iran hiện ở mức thấp hơn gần 10 USD/thùng so với giá dầu Brent giao sau. Con số này lớn hơn nhiều so với mức giảm chỉ khoảng 4-5 USD/thùng trước khi chiến tranh Ukraine nổ ra

  3. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, gọi là OPEC+, đã hoàn thành sứ mệnh khôi phục lại toàn bộ sản lượng dầu mỏ đã bị loại bỏ khỏi thị trường trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng liên quan đến đại dịch COVID-19, ít nhất là về mặt lý thuyết. Theo đó, OPEC+ đồng ý bổ sung thêm tổng cộng 648.000 thùng dầu/ngày bắt đầu từ tháng 8/2022. Với quyết định này, OPEC+ đã khôi phục lại toàn bộ mức sản lượng 9,7 triệu thùng dầu/ngày đã bị cắt giảm hồi tháng 4/2020.

  4. Khối lượng dầu xuất khẩu của Nga trong vòng thời gian 7 ngày tính đến 1/7/2022 hồi phục sau khi giảm sâu vào tuần trước, tuy nhiên lượng dầu chuyển sang các thị trường chủ chốt châu Á đang giảm đi.

  5. Trái Đất nóng lên giúp Nga tiếp cận kho báu khổng lồ ở Bắc Cực

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,27 USD (+0,25%), lên 108,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,13 USD (-1,00%), xuống 112,37 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua giảm 5,5 USD xuống 1.807,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên trên 1.812 USD trước khi lùi về gần 1.800 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Trung Quốc: Giá quặng sắt hướng đến phiên giảm giá thứ tư liên tiếp

  2. Giá thép cuộn cán nóng Trung Quốc tiếp tục giảm, thấp nhất 19 tháng

  3. Người nuôi tôm Mỹ phản đối ý định xoá bỏ mức thuế 25% đối với thuỷ sản nhập khẩu từ Trung Quốc

  4. Dự trữ khí đốt của Đức sẽ cạn kiệt trong 1 đến 2 tháng tới

  5. Giá khí đốt tại châu Âu tăng dựng đứng, cao nhất gần 4 tháng

  6. Giá vật liệu xây dựng tại châu Âu tăng từng giờ

  7. Giá đồng thấp nhất 17 tháng

  8. Giá cà phê robusta chạm mức thấp nhất 10 tháng

  9. Giá dầu cọ thấp nhất 9 tháng

Vàng SJC 68.8 tr/lượng

USD 23,490 đồng

Bảng Anh 28,726 đồng

EUR 25,062 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Doanh nghiệp thuộc ngành nào sẽ dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm?

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bất động sản, thép, logistics, phân bón…được dự báo kém khả quan…

Ảnh minh hoạ.

Tập đoàn dữ liệu FiinGroup vừa có báo cáo đánh giá triển vọng lợi nhuận năm 2022 của các doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán.

Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2022 của các doanh nghiệp bất động sản nhà ở dự kiến giảm tốc mạnh so với năm 2021. Nhóm bất động sản nhà ở đang chịu ảnh hưởng lớn do hệ lụy từ đợt bùng phát dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua và những thay đổi chính sách về tín dụng/nguồn vốn sau những sự kiện gần đây liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 2022 của một số ngành (Nguồn: FiinGroup, VnEconomy tổng hợp).

Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 2022 của một số ngành (Nguồn: FiinGroup, VnEconomy tổng hợp).

Năm 2022, nhiều doanh nghiệp xây dựng đặt mục tiêu tăng trưởng cao. Tuy nhiên, áp lực chi phí đầu vào (bao gồm vật liệu xây dựng, chi phí nhân công) duy trì ở mức cao đang là trở ngại lớn cho kế hoạch lợi nhuận của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công, vốn được kỳ vọng là động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành, chưa có dấu hiệu tích cực. Tỷ lệ giải ngân 4 tháng đầu năm 2022 ở mức thấp, đạt 18,5% kế hoạch năm và giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế 2022 của các doanh nghiệp thép được dự báo giảm 18,3%, trong đó riêng HPG (Hoà Phát) lên kế hoạch lợi nhuận giảm13,1% sau khi tăng trưởng mạnh mẽ 155,6% trong năm 2021 nhờ tăng sản lượng và giá bán. Trở lực với tăng trưởng lợi nhuận 2022 của các doanh nghiệp thép bao gồm: Biên EBIT (biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế) đang thu hẹp do giá bán ra liên tục giảm, ngược với chi phí đầu vào tăng lên (giá than luyện coke), trong khi nhu cầu kém tích cực (phần lớn vì ảnh hưởng từ thị trường bất động sản dân cư) và cạnh tranh cao với nguồn nhập khẩu. Xuất khẩu thép cũng đang gặp khó do nhu cầu giảm ở Trung Quốc, một trong top 5 thị trường xuất khẩu chính của HPG, vì chính sách zero-Covid và thị trường bất động sản tại đây không thuận lợi.

Nhóm doanh nghiệp thuỷ sản được dự báo bứt phá với lợi nhuận sau thuế 2022 có thể tăng rất mạnh tới 123% so với năm 2021. Tuy nhiên, FiinGroup nhận định giá cổ phiếu thuỷ sản đã “hấp thụ” câu chuyện lợi nhuận đột phá. Trong thời gian tới, nhà đầu tư nên lưu ý đến một số yếu tố bất lợi, bao gồm: Xuất khẩu tôm/cá thịt trắng vào Mỹ có thể chững lại do nhu cầu hạ nhiệt và tồn kho tăng; giá xuất khẩu dự kiến giảm do nguồn cung từ các nước khác như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador tăng lên (đối với tôm) và dư thừa cung nguyên liệu trong nước trong 3-4 tháng tới (đối với cá tra). Riêng với ANV, yếu tố hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng lợi nhuận là việc nới lỏng giãn cách xã hội ở Trung Quốc, một trong 3 thị trường xuất khẩu chính.

Sau 4 quý liên tục mở rộng, biên EBIT quý 1 của các doanh nghiệp phi tài chính đã sụt giảm so với cùng kỳ, ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận lõi.
Điều này cho thấy áp lực chi phí đầu vào bắt đầu xuất hiện và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong các quý tới do độ trễ của nhập khẩu lạm phát.

Nhóm doanh nghiệp phân bón đặt kế hoạch lợi nhuận giảm mạnh, nhưng giới phân tích dự báo lợi nhuận của nhóm đi ngang (+0,5%) với dự báo giá phân bón bình quân năm nay thấp hơn hoặc tương đương mức 2021. Kết thúc quý 1/2022, lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp này tăng trưởng tới 1800% so với cùng kỳ nhờ xuất khẩu và giá bán tăng mạnh. Tuy nhiên, yếu tố thuận lợi này sẽ khó tiếp diễn trong các quý tới do các cơ quan quản lý đang muốn hạn chế xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa khi vụ Hè Thu bắt đầu và nguồn cung được kỳ vọng tăng lên khi Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu từ tháng 6. Chi phí nguyên liệu đầu vào (khí, than, ammonia) dự kiến tiếp tục ở mức cao so với các năm trước, sẽ kéo biên EBIT giảm xuống vì doanh nghiệp phân bón bị hạn chế khả năng tăng giá bán trong nước do đây là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá.

Triển vọng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp Logistics được dự báo kém tích cực. Lợi nhuận sau thuế của nhóm này dự dự kiến giảm 14% dựa trên dự báo cước vận tải biển hạ nhiệt trong khi chi phí đầu vào (bao gồm xăng dầu) tăng cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và Trung Quốc có thể kéo dài chính sách zero-Covid, khiến sản lượng vận chuyển giảm.

Tăng trưởng lợi nhuận 2022 của các doanh nghiệp bán lẻ dự kiến giảm tốc. Ngành Bán lẻ, chi phối bởi nhóm phân phối hàng ICT (bao gồm MWG, DGW, FRT, PET và PSD), đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2022 tăng chậm lại (+22,4%) với dự báo nhu cầu mua laptop hạ nhiệt so với năm 2021 trong khi khó có thể duy trì lợi nhuận đột biến từ các mảng kinh doanh khác như phân phối dược phẩm (với FRT) và thực phẩm (với MWG).

Nguồn: Vneconomy

1 Likes

PV Power (POW): Lãi 6 tháng đạt 1.159 tỷ đồng, Nhơn Trạch 3 và 4 đã thu xếp được vốn và dự vận hành thương mại từ năm 2024 - 2025

image

Dự báo nửa cuối năm, ban lãnh đạo cho biết sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Không chỉ thách thức khi nền kinh tế thế giới suy thoái, tình hình thủy văn bất lợi mưa nhiều, mà cái khó khăn lớn nhất theo POW là loạt nhà máy đại tu, trùng tu như Cà Mau 1, Đakrinh và Nhơn Trạch 1.

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, POW) vừa có ước tình hình kinh doanh nửa đầu năm. Chia sẻ tại buổi gặp gỡ giới phân tích sáng ngày 5/7, ông Nguyễn Đình Thi, Trưởng ban kinh tế cho biết sản lượng điện Công ty trong kỳ đạt 7,1 tỷ kWh, thực hiện 51,4% kế hoạch năm. Tương ứng, doanh thu thu về 14.865 tỷ đồng, thực hiện 61,3% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 1.159 tỷ đồng, vượt 56% kế hoạch năm và giảm 19% so với cùng kỳ.

Riêng công ty mẹ, sản lượng 4,3 tỷ kWh, đạt 45% kế hoạch, doanh thu 9.316 tỷ đồng, thực hiện 55% kế hoạch và lãi sau thuế 788 tỷ đồng, tương đương 87,6% kế hoạch năm.

Dự báo than sẽ khan hiếm, POW đã chủ động tồn kho cho dự án Vũng Áng 1

Phía PV Power cho biết, diễn biến nửa đầu năm đã có nhiều biến động không nằm trong dự báo ban đầu của doanh nghiệp. Phải kể đến xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu và khí tăng mạnh bởi Nga là một trong các nước cung cấp dầu, than, khí lớn thế giới. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của các nhà máy nhiệt điện của Công ty.

Chưa kể, thời tiết và thuỷ văn cũng thay đổi nhiều so với dự báo. Chưa năm nào miền Bắc mưa nhiều như hiện nay khiến thủy điện Hòa Bình và Sơn La phải xả 5 cửa.

Ngược lại, dự báo đúng giá than sẽ tăng mạnh và xảy ra tình trạng khan hiếm than, POW đã chủ động tồn kho than cung cấp cho nhà máy Vũng Áng 1 hoạt động từ cuối năm trước. Công ty cũng nhận khoảng 650.000 tấn than, tương đương 60% lượng than cần thiết từ TKV và phần còn lại đấu thầu thêm.

Liên quan đến vấn đề dịch bệnh, lãnh đạo cũng dự báo chính xác thời điểm dịch thuyên giảm, nền kinh tế mở cửa trở lại và nhu cầu hồi phục. Giá điện trong nửa đầu năm tăng mạnh, có nhiều thời điểm lên 2.000 đồng/kWh. Các nhà máy Nhơn Trạch 1 và 2 nằm ở trung tâm phụ tải, kết hợp việc các nhà máy khác trùng tu, đã tranh thủ chạy để đạt hiệu quả cao.

image

image

Nửa cuối năm khó khăn lớn nhất là nhiều nhà máy phải đại trùng tu

Dự báo nửa cuối năm, ban lãnh đạo cho biết sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Không chỉ thách thức khi nền kinh tế thế giới suy thoái, tình hình thủy văn bất lợi mưa nhiều, mà cái khó khăn lớn nhất theo POW là loạt nhà máy đại tu, trùng tu như Cà Mau 1, Đakrinh và Nhơn Trạch 1.

Hiện, POW có 2 nhà máy thủy điện có thể hưởng lợi từ mưa nhiều là Đakrinh và Hủa Na, song tỷ trọng đóng góp trong hệ thống thấp. Công suất lớn nhất trong hệ thống vẫn là Vũng Áng 1, Cà Mau 1 & 2, Nhơn Trạch 1 & 2. Ngoài ra, khi giá than nhập khẩu tăng thì các nhà máy than và khí của tổng công ty có lợi thế hơn nhờ sử dụng nguồn trong nước và có tồn kho than.

Riêng với dự án Nhơn Trạch 3 và 4, theo POW dự án có tổng công suất phát trung bình 9 tỷ kWh/năm, vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Cơ cấu nguồn vốn hiện là 25% tự có và 75% vay.

Công ty thông tin thêm đã ký hợp đồng EPC vào 14/3 và khởi công trong quý 2. Theo kế hoạch, Nhơn Trạch 3 vận hành thương mại từ quý 4/2024 và Nhơn Trạch 4 từ quý 2/2025.

"Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 sử dụng nguồn nhiên liệu từ LNG nhập khẩu, công nghệ chu trình hỗn hợp tuabin khí , phù hợp với quy hoạch điện VIII đang được lấy ý kiến. Theo quy hoạch điện VIII, từ 2030 giảm nhiệt điện than và tăng tuabin khí hỗn hợp dùng LNG.

Về vấn đề thu xếp vốn cho dự án, từ 2017 Chính phủ đã ngừng cấp vốn cho các dự án điện nên doanh nghiệp phải tự thu xếp. Tổng công ty đã làm việc với các định chế tài chính nước ngoài và đạt thỏa thuận vay vốn ", ông Nguyễn Duy Giang – Phó Tổng Giám đốc POW – nói.

Về nguồn nhiên liệu, POW đang làm việc với PV GAS để mua LNG cho hợp đồng 15 năm, giá theo thị trường thế giới. Ông Giang cho rằng giá tăng chỉ trong ngắn hạn và sẽ sớm ổn định trở lại.

Ngoài ra, Công ty còn dự án lớn là LNG Quảng Ninh, công suất phát trung bình 9 tỷ kWh/năm, tổng mức đầu tư 2,04 tỷ USD. Dự án cũng dùng nguồn nhiên liệu LNG nhập khẩu, chu trình hỗn hợp tuabin khí thế hệ H mới nhất. Dự án là liên doanh giữa PV Power - Colavi - Marubeni - Tokyo Gas.

Nguồn: PV Power (POW): Lãi 6 tháng đạt 1.159 tỷ đồng, Nhơn Trạch 3 và 4 đã thu xếp được vốn và dự vận hành thương mại từ năm 2024 - 2025

1 Likes

Các doanh nghiệp BĐS trở lại đường đua “phát hành trái phiếu”, “ông lớn” công bố phát thành công 100 triệu USD

TPO - Sau sự cố của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thì cơ quan điều hành có động thái siết lại rất chặt khiến các doanh nghiệp bất động sản không dám phát hành trái phiếu trong tháng 4, nhưng hiện nay hàng loạt công ty địa ốc đã ồ ạt phát hành trái phiếu trở lại.

Bất động sản chỉ chiếm 6,2%

Thống kê của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, các doanh nghiệp bất động sản đã trở lại cuộc đua phát hành trái phiếu trong tháng 5 và 6/2022. Cụ thể, trong tháng 5 một số doanh nghiệp bất động sản đã rục rịch trở lại tìm vốn từ kênh trái phiếu và bắt đầu có sự tăng tốc trong tháng 6. Nếu như tháng 5 các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đánh dấu việc trở lại thị trường với tổng số trái phiếu phát hành gần 6.900 tỷ đồng thì trong tháng 6 (tính đến ngày 24/6) con số này hơn 7.500 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu trở lại trong tháng 6 như Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu, Công ty CP Đầu tư Nam Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, Tập đoàn Vingroup công bố kết quả phát hành 100 triệu USD, Tập đoàn Novaland phát hành 5.774 tỷ đồng trong tháng 5 và hơn 2.000 tỷ đồng trong tháng 6.

image

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng của doanh nghiệp bất động sản là 8.996 tỷ đồng và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ 143.389 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng trái phiếu do doanh nghiệp bất động sản phát hành vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm 6,2% tổng giá trị phát hành.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Fiin Group cho biết, sau sự cố của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thì cơ quan điều hành có động thái siết lại rất chặt khiến các doanh nghiệp bất động sản không dám phát hành trong tháng 4. Nhưng bước sang hai tháng 5 và 6 gần đây doanh nghiệp đã rục rịch phát hành trở lại, vấn đề là lãi suất như thế nào để các nhà đầu tư tham gia. Tuy vậy đối với các nhà đầu tư quốc tế thì sợ nhất là rủi ro pháp lý đang là rào cản lớn cho việc phát hành thành công.

Nhìn lại kênh trái phiếu vẫn có mặt tích cực bởi đây vẫn là dòng vốn chiếm tỷ lệ lớn hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khi tín dụng ngân hàng không đáp ứng đủ. Tín dụng ngân hàng thoạt nhìn là có vai trò rất lớn nhưng quan sát ở tất cả các doanh nghiệp có quy mô lớn thì tỷ lệ vốn vay trái phiếu vẫn lớn hơn.

“Trái phiếu bất động sản vẫn tương đối quan trọng vì chiếm tới 40% tổng lượng phát hành trên thị trường. Với những sự thay đổi mới nhất của Nghị định 153, dự báo sẽ là thông tin tích cực và rõ ràng hơn để thị trường trái phiếu sôi động trở lại từ nay đến cuối năm”, ông Thuân nói.

Tăng trưởng nóng

Trước đó, Bộ Tài chính đã có báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021, trong đó chỉ ra 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều nhất với tổng giá trị lên tới 100.054 tỷ đồng, chiếm 49,8% tổng giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp này.

Tài sản đảm bảo của trái phiếu do các doanh nghiệp bất động sản phát hành chủ yếu là bất động sản, các chương trình, dự án (chiếm 57,84% tổng khối lượng phát hành), bảo đảm bằng cổ phiếu (chiếm 23,95%), bảo đảm bằng cả bất động sản và cổ phiếu (chiếm 1,37%) và bảo đảm bằng các tài sản khác (chiếm 8,67%).

Doanh nghiệp bất động sản trở lại đường đua phát hành trái phiếu ảnh 2
Bộ Tài chính cảnh báo về việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng, không bền vững.

“Mặc dù tỷ lệ trái phiếu có tài sản đảm bảo cao nhưng thực tế chất lượng tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án, tài sản hình thành trong tương lại hoặc cổ phiếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Trường hợp thị trường bất động sản khó khăn, giá trị tài sản đảm bảo có thể không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu”, báo cáo của Bộ Tài chính nêu.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp phát hành để góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu của doanh nghiệp khác hoặc cho doanh nghiệp khác vay vốn hoặc phát hành để chuyển vốn “lòng vòng” nhằm lách quy định về giới hạn cho vay/đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng/nhóm khách hàng.

Bộ Tài chính cũng cảnh báo về việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng, không bền vững sẽ ảnh hưởng chung đến thị trường tài chính, ảnh hưởng đến nhu cầu huy động vốn hợp pháp của các doanh nghiệp để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong năm 2022, cơ quan quản lý khẳng định sẽ tăng cường quản lý, giám sát để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển theo hướng minh bạch, an toàn và bền vững.

Nhóm ngân hàng dẫn đầu

Trong tháng 6, nhóm ngân hàng thương mại tiếp tục đứng đầu về giá trị phát hành với khối lượng là 15.790 tỷ đồng. Trong đó, Techcombank phát hành nhiều nhất với 4.500 tỷ đồng, theo sau là BIDV với 4.460 tỷ đồng và MB là 2.730 tỷ đồng. Ở nhóm công ty tài chính, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC chiếm phần lớn với 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm sau 3 đợt phát hành.

Nguồn: Doanh nghiệp bất động sản trở lại đường đua phát hành trái phiếu

1 Likes

2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022

Cổ phiếu ngành điện được kỳ vọng mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt khi thị trường đối mặt với nhiều biến số khó lường. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra triển vọng ngành điện và nêu một số đặc điểm nhận dạng những doanh nghiệp điện có nhiều triển vọng trong thời gian tới.


2 mã cổ phiếu ngành điện triển vọng trong nửa cuối năm 2022. Hình minh họa

Diễn biến ngành điện trong nửa cuối năm 2022

Triển vọng ngành nhiệt điện

VCBS cho rằng, hoạt động ngành nhiệt điện sẽ gặp khó do giá than và khí đầu vào tăng mạnh khiến cho giá bán trên thị trường điện cạnh tranh tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên hiện tượng thiếu hụt than đã có cải thiện nhiều khi hoạt động của TKV trở lại mức bình thường.

Lượng mưa bất thường trong tháng 5 và tháng 6 giúp sản lượng thủy điện gần như tương đương với tháng cao nhất cao điểm mùa mưa năm 2020 với hơn 8.31 tỷ kWh (+50% so với 2 tháng liền kề). Điều này đã khiến cho giá bán trung bình trên thị trường điện quay đầu giảm mạnh về còn khoảng hơn 1.100 đồng/kWh. Theo đó, sản lượng thủy điện 5 tháng đầu năm 2022 tăng 27%.


Nguồn: PGV, VCBS

Đặc biệt, nhiệt điện than sụt giảm 11% sản lượng do thiếu than trong quý 1 và các nguồn khác dồi dào hơn. Giá trần thị trường điện tăng lên cao nhất trong lịch sử với 1.602 đồng/kWh, tăng 6.6% yoy, giúp các công ty chào giá trần cao hơn trước bối cảnh nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đặc biệt là điện khí.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhiệt điện than, khí kém khả quan do nhiên liệu đầu vào và nguồn khác phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh dài hạn vẫn ổn định và đem lại mức lợi tức khá tốt như NT2 với lợi tức 7% - 10%, QTP nâng mức lợi tức lên khoảng 10% – 12%.

Mưa lớn, ngành thủy điện hưởng lợi

Theo IRI, khả năng xảy ra La Nina có thể sẽ suy yếu trong tháng 7, tháng 8 và mạnh trở lại từ tháng 9 trở đi nhưng với xác suất chỉ quanh 60%. Tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ khá cao trong mùa mưa năm nay có thể gây ra mưa nhiều tại khu vực trung tâm phía Tây Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam.


Nguồn: PGV, VCBS

Nhiệt độ bề mặt biển khu vực Tây Thái Bình Dương quanh khu vực Indonesia và Việt Nam đang cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0.5 oC gây bốc nhiều hơi nước, đồng thời rãnh áp thấp từ Trung Quốc kéo xuống miền Bắc gây mưa dông trong kéo xuống Việt Nam ngay trong mùa khô.

Thủy điện từ liên tục từ cuối tháng 5 tới nửa đầu tháng 6 được huy động tới 50% trong giờ cao điểm buổi trưa và hơn 90% công suất trong giờ cao điểm buổi tối khi không còn đóng góp bởi điện mặt trời.

Trước những yếu tố trên, VCBS cho rằng, các doanh nghiệp thủy điện ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ được hưởng lợi như: TBC, SBA, VSH, CHP, VSH…

Tiềm năng lớn mảng điện tái tạo

Đối với mảng điện tái tạo, VCBS đánh giá có tiềm năng lớn nhờ nhiều yếu tố. Việt Nam vào top 50 nước trên thế giới có đóng góp bởi năng lượng tái tạo, lớn hơn 10% trong cơ cấu sản lượng và là 1 trong ba nước có tốc độ chuyển đổi sang năng lượng xanh nhanh nhất kể từ năm 2019.


Nguồn: EVN, VCBS tổng hợp

Theo đó, sản lượng năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng gấp hơn 6 lần từ năm 2019 tới 2021, tỷ trọng cũng tăng lên tới 13,8% trong tổng sản lượng toàn hệ thống trong 5 tháng đầu năm. Với yêu cầu cao hơn về việc sử dụng năng lượng xanh trong sản phẩm của mình, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm đến đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp FDI một phần nhờ vào chiến lược phát triển năng lượng xanh của mình điển hình như Lego đã quyết định đầu tư nhà máy trung hòa các bon đầu tiên trên thế giới của mình tại Bình Dương.

Mặc dù, chi phí đầu tư năng lượng tái tạo đã tăng trở lại trong giai đoạn năm 2021 – 2022, nhưng dự kiến tiếp tục xu hướng giảm trong dài hạn.

Bởi chi phí các nguyên vật liệu sản xuất ra panel mặt trời và Turbine gió tăng mạnh từ 2021 đến nay. Theo đó, Silicon sản xuất Panel đã tăng gấp 4 lần, giá thép tăng 50%, đồng tăng 70%, nhôm tăng gấp đôi. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cũng tăng gần 5 lần.

Tuy nhiên với giá dầu/khí duy trì ở mức cao đặc biệt xung đột Nga – Ukraina khiến cho các nước Châu Âu đẩy nhanh hơn quá trình đầu tư năng lượng tái tạo trước đó. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô cùng kỳ vọng các nguyên vật liệu giảm nhiệt giúp chi phí đầu tư năng lượng tái tạo tiếp tục giảm theo xu hướng dài hạn.

Thứ hai, dự thảo mới nhất có kịch bản chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh hơn quy hoạch cũ theo chỉ đạo của thủ tướng sau hội nghị COP 26 và đây sẽ là cơ hội cho điện gió đặc biệt là điện gió ngoài khơi trong GĐ 2022 – 2030.

Dự thảo này gần như đã được thông qua, chỉ còn một vài vướng mắc về tỷ lệ điện sử dụng LNG do giá khí hiện tại cao và không chủ động được nguồn cung khí trong nước. Tuy nhiên, VCBS cho rằng với kịch bản chuyển đổi năng lượng này, cần phải có nguồn điện ổn định để duy trì tần số hệ thống và có thể huy động nhanh thì LNG là nguồn không thể thiếu do các nguồn điện khác đã tới hạn hoặc phát thải cao.


Nguồn: EVN, VCBS

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp điện có triển vọng tốt trong thời gian tới

Với những đặc điểm trên, các công ty tiếp tục có nhiều triển vọng trong thời gian tới có đặc điểm như sau:

(1) Các công ty có các nhà máy thủy điện ở khu vực Bắc bộ tới Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục hưởng lợi lớn khi mùa mưa quay trở lại đồng thời với La Nina sẽ mạnh trở lại

(2) Các công ty có các dự án điện gió chuyển tiếp khi có chính sách mới dành cho các dự án đã ký hợp đồng PPA nhưng chưa COD kịp thời hạn 1/11/2021

(3) Các công ty thầu xây lắp các dự án điện gió nhất là điện gió ngoài khơi được ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2045

(4) Ngoài ra, với việc ưu tiên các dự án NLTT như điện gió, năng lượng mặt trời chủ yếu tập trung ở những khu vực nhất định đặc biệt là khu vực có phụ tải thấp sẽ phải cần mạng lưới truyền tải điện liên vùng đủ mạnh để giải tỏa hết công suất và truyền được đến vùng có phụ tải cao.

Dưới góc nhìn dài hạn, đội ngũ phân tích cho rằng, những công ty phát triển các dự án năng lượng tái tạo, nhiệt điện LNG hay các công ty thầu xây lắp nhà máy điện, mạng lưới truyền tải điện.

Dựa trên cơ sở đánh giá nêu trên, VCBS lựa chọn cổ phiếu GEG và PC1 trong nửa cuối năm 2022 với kỳ vọng có chính sách giá mới cho các dự án điện gió chuyển tiếp cùng việc đã đưa vào hoạt động các dự án điện gió từ cuối năm 2022 giúp doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Khuyến nghị mua cổ phiếu GEG với giá mục tiêu 29.900 đồng/cp

CTCP Điện Gia Lai (HOSE - Mã: GEG) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phát điện với các loại hình như: Thủy điện (79,3MW), điện mặt trời (259,7 MWp) và điện gió (125,2 MW) và dự kiến đang mở rộng đầu tư mạnh các dự án điện gió với 140 MW và 4,8 MW điện gió chưa kịp vận hành hưởng FIT1.


Khuyến nghị mua cổ phiếu GEG với giá mục tiêu 29.900 đồng/cp. Hình minh họa

Cổ đông lớn nhất là TTC và các công ty trong tập đoàn với 44.44%, theo sau đó là AVH với 20.76% và IFC với 13.74%.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu quý 1/2022 đạt 570 tỷ đồng (+87,1% yoy) nhờ sự hoạt động của 125,2 MW điện gió từ tháng 11/2021. Chi phí tài chính tăng mạnh đạt 145 tỷ đồng (+86% yoy) chủ hết được vốn hóa lãi vay. Các chi phí khác biến động không nhiều NPATMI đạt 142 tỷ đồng (+127% yoy), đạt 50,4% kế hoạch năm.

Luận điểm đầu tư: 125,2 MW điện gió hoạt động cuối năm 2021 giúp lợi nhuận năm 2022 tăng trưởng tốt. 03 dự án trong đó có 1 dự án trên bờ hưởng mức giá 8,5 cent/kWh, còn lại 2 dự án gần bờ hưởng mức giá bán 9,8 cent/kWh đang vận hành khá ổn định và hầu như không bị cắt giảm công suất. Dự kiến sẽ đem lại LNST khoảng 140 tỷ đồng trong năm 2022.

Tiếp tục đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 (100 MW) và dự kiến còn điện gió VPL bến Tre GĐ 2 (30 MW), ĐMT Đức Huệ 2 (49 MWp). Hiện tại TPĐ 1 thuộc dự án điện gió chuyển tiếp, đã ký hợp đồng PPA với EVN, đã có trong quy hoạch nhưng chưa phát điện kịp thời hạn 31/10/2021 để hưởng giá FIT 1, ngoài ra còn 1 trụ 4,8 MW tại dự án VPL cũng thuộc dạng này. VCBS kỳ vọng chính sách cho các dự án chuyển tiếp sẽ sớm được áp dụng sau khi có QHĐ 8 sẽ sớm được thông qua trong năm nay. Dự án VPL GĐ 2 sẽ được thực hiện khi có chính sách giá mới.

QHĐ 8 sẽ sớm được thông qua với kịch bản chuyển đổi năng lượng ưu tiên các loại hình NLTT như điện gió, điện gió ngoài khơi, ĐMT. GEG là cái tên đáng chú ý với việc liên tục đầu tư các dự án NLTT này.

Rủi ro: Rủi ro cắt giảm công suất. Hiện tại, dự án Krongpa đang có tỷ lệ cắt giảm công suất cao nhất với khoảng 8%, tiếp theo đó là Trúc Sơn với tỷ lệ 7% do mạng lưới truyền tải không hấp thụ hết các dự án trong vùng.

Rủi ro chính sách cho điện gió chuyển tiếp. Các dự án không kịp hưởng giá FIT phải đợi các chính sách tiếp theo, nếu chính phủ không ban hành chính sách mới kịp thời, các dự án này sẽ không phát điện được để đem về doanh thu.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 48.000 đồng/cp

Hoạt động kinh doanh truyền thống của CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE - Mã: PC1) là xây lắp hệ thống truyền tải điện. Hiện nay PC1 đang mở rộng rất mạnh sang mảng đầu tư nguồn điện như thủy điện và năng lượng tái tạo. Ngoài ra BĐS dân cư hay KCN cũng là định hướng quan trọng trong thời gian tới.

Về cơ cấu cổ đông, cổ đông lớn nhất là chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn cùng gia đình (20,03%), kế tiếp là BEHS mới tham gia từ đầu năm 2020 với 17,76%, Vietnam Holding Ltd (4,14%), Nguyễn Nhật Tân (3,23%), còn lại là các cổ đông khác.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu quý 1/2022 đạt 1.478 tỷ đồng (-4,5% yoy). Doanh thu giảm chủ yếu do năm ngoái là năm cao điểm xây lắp các dự án điện gió và vẫn còn hạch toán bàn giao dự án PCC1 Thanh Xuân. Tuy nhiên, năm nay cơ cấu doanh thu thay đổi khá mạnh với mảng năng lượng bằng 4 lần doanh thu cùng kỳ do: (1) sản lượng thủy điện tốt hơn do mưa nhiều và (2) phát sinh thêm doanh thu điện gió từ 144 MW hoạt động từ cuối năm 2021. .

Mảng năng lượng với biên lợi nhuận gộp lên tới 62% đóng góp chính vào doanh thu khiến cho biên lượi nhuận gộp tăng mạnh lên 23,7% so với chỉ 12,1% cùng kỳ.

Ngoài ra, chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay tăng mạnh gần gấp 2 lần chủ yếu do tăng vay nợ đối với các dự án điện gió. Kết quả lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 133 tỷ đồng (+124,6% yoy).

Luận điểm đầu tư

Kết quả kinh doanh thủy điện tốt trong quý 2/2022 và tiếp tục đầu tư các dự án thủy điện nhỏ. Dự kiến sản lượng thủy điện có thể đạt 150 triệu kWh (+50% yoy) trong quý 2. Ngoài ra công ty sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 81 MW thủy điện nhỏ trong giai đoạn từ nay đến 2027.

Bên cạnh đó, mỏ Nickel - Cu dự kiến hoạt động cuối năm 2023 với công suất GĐ 1 đạt 900 nghìn tấn quặng nguyên khai/năm đem lại hiệu quả cao. GĐ 2 có cùng công suất dự kiến hoạt động từ 2025. Tổng vốn đầu tư mỗi giai đoạn khoảng 1.500 tỷ đồng. Với giả định giá bán Nickel 14.000 USD/tấn và Đồng là 6.000 USD/tấn, mỏ có thể đem lại lợi nhuận cho cổ đông công ty mẹ khoảng hơn 200 tỷ đồng GĐ 1 và hơn 400 tỷ đồng/năm cho 2 giai đoạn.

Thêm vào đó, mảng xây lắp duy trì doanh thu mức cao nhờ các dự án điện gió chuyển tiếp. Trong năm nay giá trị hợp đồng ký mới lên tới hơn 5.500 tỷ với EPC dự án điện gió TPĐ 1 (100MW), TBA ĐG Khai Long 1, một số TBA – đường dây của EVN.

Mảng đầu tư vào Western Pacific với dịch vụ logistic, hệ thống kho bãi rộng lớn, KCN Yên Phong II A (151ha) sẵn sàng cho thuê năm 2023 và cụm CN Yên Lệnh (69ha), cụm cảng Yên Lệnh (23 ha) đang được đấu thầu bắt đầu triển khai. Ngoài ra còn khoảng 1000 ha đang xin chủ trương đầu tư tại khu vực Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang…

Nguồn: Kinh tế chứng khoán

1 Likes

6 công ty chiếm phân nửa thị phần môi giới chứng khoán

Nhóm công ty dẫn đầu tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động với tổng thị phần tăng lên trên 68% trong quý II dù thị trường chung không mấy thuận lợi.

Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý II và bán niên 2022 với sự mở rộng về quy mô của nhóm dẫn đầu.

Quý vừa qua ghi nhận một số biến động đáng chú ý là thị phần của Chứng khoán VPS đã hạ nhiệt. Đơn vị kinh doanh này chỉ còn chiếm 17,1%, giảm rất đáng kể so với con số quý đầu năm nhưng vẫn dẫn đầu 5 quý liên tục và cách khá xa nhóm phía sau.

Chứng khoán SSI cũng duy trì vị thế đứng tiếp theo nhưng thị phần đã có sự nhích lên trong quý II với mức trên 10%. Trong khi VNDirect vẫn đứng ở vị trí thứ 3 nhưng giảm nhẹ về 7,96%.

Sự xáo trộn xảy ra ở vị trí thứ 4 khi Chứng khoán TP.HCM (HSC) bứt phá lên 6,06% về thị phần môi giới, đồng thời đẩy ngược Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) về thứ hạng phía sau với con số 5,37%.

Có thể thấy thị phần của top 6 công ty dẫn đầu là khá lớn khi đã chiếm hơn 51,6% tổng giao dịch toàn thị trường trong quý II, tiếp tục mở rộng nhẹ so với quý liền trước.

Một sự xáo trộn khác là Chứng khoán Bản Việt (VCSC) lấy lại đà tăng thị phần lên mức 4,94% để chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách trên, điều đó đẩy MBS xuống phía sau dù đơn vị này cũng có mức tăng nhẹ.

Tổng thị phần của top 10 tiếp tục gia tăng lên mức 68,05% trong quý gần nhất. Điều đó cho thấy các công ty lớn đang tiếp tục lấy thêm thị phần từ nhóm công ty nhỏ hơn dù thị trường chung không mấy thuận lợi.

Chứng khoán Việt Nam ghi nhận đà lao dốc kể từ đầu tháng 4 đến nay do nhiều yếu tố tác động. VN-Index giảm đến 20% so với vùng đỉnh để bước vào thị trường giá xuống, thanh khoản cũng teo tóp do sự ảm đạm về mặt chỉ số.

Việc các chỉ số đi xuống khiến giá trị vốn hóa toàn thị trường cũng bốc hơi trông thấy với mức giảm hơn 1,22 triệu tỷ đồng (tương đương 52 tỷ USD). Trong đó, riêng sàn HoSE đánh mất gần 1,08 triệu tỷ đồng (khoảng 46 tỷ USD).

Thanh khoản cũng diễn biến tiêu cực khi giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HoSE chỉ đạt 17.113 tỷ đồng/phiên, tức giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái; đặc biệt là có một số phiên khớp lệnh chưa đến 10.000 tỷ đồng.

Dù thị trường không mấy thuận lợi nhưng số lượng nhà đầu tư mở tài khoản lại tăng đột biến, tháng 5 bùng nổ với gần nửa triệu tài khoản mở mới trên toàn thị trường. Tổng số lượng mở mới 5 tháng đầu năm gần 1,38 triệu tài khoản, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái và xấp xỉ mức kỷ lục của cả năm 2021.

Tính chung nửa đầu năm, thị phần của các công ty chứng khoán trên không có thay đổi nhiều với tổng giá trị của nhóm dẫn đầu đạt 67,35%. Thứ hạng của các đơn vị cũng không có biến động so với quý II.

Nguồn: Zingnews

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 6/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. CII: Hạ tầng CII bị cắt margin quý III, cổ đông đu đỉnh đứng trước nguy cơ bán giải chấp cổ phiếu

  2. CTD: “Thời thế” Coteccons - Cổ phiếu rơi từ đỉnh, Chủ tịch hứa từ đáy

  3. BCG: Bamboo Capital muốn rót thêm vốn cho mảng dược phẩm

  4. TEG: Chật vật xoay xở vốn

  5. TPB: TPBank báo lợi nhuận quý II/2022 đạt gần 2.200 tỷ đồng

  6. ITA: Chưa kịp trở lại thời hoàng kim, Chủ tịch ITA phải gửi đơn “kêu cứu” từ… Mỹ sau thông tin bị buộc phá sản

  7. ITA: Có phá sản?

😎 Chậm nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết, Gỗ Trường Thành (TTF) tiếp tục bị HoSE nhắc nhở

  1. BFC: Sản lượng tiêu thụ giảm một nửa, Phân bón Bình Điền (BFC) ước lãi quý II giảm 25%

  2. SSI: Nắm hơn 10% thị phần môi giới cổ phiếu sàn HoSE trong quý II

  3. Hà Nội: Vietcombank ôm hơn 5.000m2 “đất vàng”, liên tục điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng với mục đích gì?

  4. POW: PV Power ước lãi gần 1.200 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, vượt 56% kế hoạch năm và giảm 19%.

  5. VHM: Vinhomes chuyển nhượng cổ phần của công ty con có vốn điều lệ 1.605 tỷ đồng

  6. TCH: Tài Chính Hoàng Huy dự lãi 900 tỷ đồng năm 2022, tăng 48% so với thực hiện 2021.

  7. HND: Đã phát lên lưới điện quốc gia 70 tỷ kWh

  8. Không có Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán, IDI bị phạt 125 triệu đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. THG: Công ty liên quan Phó Tổng THG “chậm” báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu

  2. TGG: Louis Holdings hoàn tất bán 3 triệu cổ phiếu TGG, ước thu 19 tỷ đồng

  3. Thành viên HĐQT VAF chào mua công khai 450,000 cp, giá 15,000 đồng/cp

  4. CEO Gelex muốn mua thêm 1 triệu cổ phiếu Chứng khoán VIX

  5. SSB: Mẹ của Phó chủ tịch HĐQT thường trực đăng ký mua 2,8 triệu CP

  6. CLX: CTCP Transimex đăng ký bán gần 3,5 triệu CP

_

  1. LPB: LienVietPostBank thu về 2.650 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

  2. YEG: Yeah1 thông qua việc đổi trụ sở và kế hoạch phát hành riêng lẻ cổ phiếu

  3. MSB: Ngân hàng Hàng Hải sắp giải tỏa gần 5 triệu cổ phiếu ESOP

  4. Techcombank sắp chào bán 6,3 triệu cổ phiếu ESOP, tăng vốn điều lệ

_

=> CỔ TỨC

  1. SIP: Dự chi 186 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20%

  2. PGV: EVNGENCO3 định ngày chốt quyền chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 13%

  3. APS: Cổ đông APS sẽ nhận cổ tức năm 2021 bằng cả cổ phiếu và tiền

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Thị trường liên tục gặp khó trước ngưỡng cản 1.200 điểm, nhưng thanh khoản đã bắt đầu có tín hiệu khởi sắc. Chuyên gia kỳ vọng, dòng tiền sẽ tích cực hơn từ quý III/2022.

  2. Thị phần môi giới HNX quý 2: VPS mất gần 1,6%, DNSE bất ngờ lọt vào top 10

  3. VPS bỏ xa SSI và tiếp tục giữ “ngôi vương” môi giới quý 2/2022

  4. Từ đầu năm đến nay, sàn HOSE ghi nhận 327 mã giảm giá trên tổng số 395 cổ phiếu niêm yết có giao dịch. Trong số này có 216 mã giảm sâu hơn mức 21% của chỉ số tham chiếu VN-Index.

  5. Nhóm doanh nghiệp đông dược: Nhiều công ty tỷ suất lợi nhuận gộp cao từ 30% - 70%

  6. UPCoM sắp đón 3 “người cũ” và 2 “tân binh”

  7. SSI: Đối diện nhiều rủi ro, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thép sẽ giảm trong quý II và quý III

  8. Dòng vốn ETF được dự báo tiếp tục tăng mạnh sau khi hút ròng hơn 8.000 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2022

_

  1. Trong tháng 6/2022, VND tiếp tục mất giá thêm 0,4% so với đồng USD sau khi đã mất giá khoảng 1,0% trong tháng 5. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tiền đồng đã mất giá khoảng 2,0%. Tuy nhiên, VND vẫn là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

  2. HSBC: Lạm phát tại Việt Nam sẽ vượt mức trần 4% một vài thời điểm, đòi hỏi NHNN bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ

  3. Lượng lớn trái phiếu đáo hạn, doanh nghiệp BĐS xoay sở dòng tiền trả nợ thế nào? KBSV cho rằng tình hình hoạt động ở lĩnh vực BĐS sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong 2 quý cuối năm khi dòng tiền vào lĩnh vực này bị siết chặt cả từ kênh phát hành TPDN và dòng vốn tín dụng

  4. Bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng từ ngày 15/8

  5. “Các ngân hàng đã hoàn thành đăng ký hỗ trợ lãi suất 2%”

  6. Tính đến hết ngày 30/6, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 9,35%

_

=> VIỆT NAM

  1. Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2022

  2. Tại phiên họp Chính phủ tháng 6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị nâng mục tiêu tăng trưởng cả năm 2022 lên 7%, cao hơn 0,5% ngưỡng mục tiêu cao mà Quốc hội giao và Chính phủ đề ra (từ 6-6,5%), tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023. Đề xuất này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã được các thành viên Chính phủ thống nhất thông qua ngay tại cuộc họp.

  3. Doanh thu 6 tháng của Tập đoàn PVN đạt 468.300 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch năm

  4. Doanh thu nửa đầu năm của Ricons tăng 50% so với cùng kỳ

  5. Bất chấp nỗi sợ “kép” lạm phát kèm suy thoái bao trùm nền kinh tế toàn cầu cùng giá hàng hoá thực tế tăng nóng “hầm hập” nhưng điều lạ lùng là chỉ số CPI tại Việt Nam 6 tháng chỉ tăng 2,44%. Các chuyên gia cho rằng con số này không những không phản ánh đúng thực tế mà còn gây khó trong quá trình hoạch định chính sách…

  6. Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc?

  7. Việt Nam-Hàn Quốc hướng tới 150 tỷ USD xuất nhập khẩu song phương

  8. Đề xuất giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

  9. Google sắp chuyển sản xuất smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam

  10. Nếu Mỹ giảm thuế cho cá ngừ từ Trung Quốc, hàng Việt Nam chịu sức ép nặng nề

  11. Nova Consumer đặt mục tiêu sở hữu hơn 450.000 điểm bán lẻ

  12. Nhà phố, biệt thự TP. HCM thiết lập mặt bằng giá mới cao gần gấp đôi 2 năm trước

  13. Ứng dụng ■■■■ gánh ‘bão’ đánh giá 1 sao sau khi công bố thu phí dịch vụ

  14. Cục hàng không đồng ý tăng mức giá trần vé máy bay

  15. Giá xăng dầu sẽ giảm từ ngày 11-7. Sáng 6-7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

  16. Xiaomi chuyển sản xuất sang Việt Nam

  17. Từ sai phạm của địa ốc Him Lam đến những khuất tất cần làm rõ

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Mỹ hồi phục, S&P chốt phiên tăng sau khi giảm 2%, cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường

  2. Thị trường chứng khoán Mỹ có 4 tuần tiêu cực trong 5 tuần gần nhất

  3. Từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 giảm 20,6%, mạnh nhất kể từ năm 1970 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục có các bước siết chặt chính sách tiền tệ. Chỉ số STOXX 600 của châu Âu cũng kết thúc nửa đầu năm với mức giảm 16,6%, còn MSCI World giảm 18%.

  4. Chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống, Trung Quốc dẫn đầu đà giảm

  5. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm do lo ngại về triển vọng kinh tế của khu vực giảm. Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) giảm 2,9% xuống 7.025,47 điểm và chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) cũng để mất 2,9% xuống 12.401,20 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 2,7% xuống 5.794,96 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa cũng hạ 2,7% xuống 3.359,83 điểm.

  6. Singapore, Malaysia, Indonesia ‘bơm’ tiền mặt giúp dân vượt ‘bão’ lạm phát

  7. British Airways hủy thêm hơn 1.000 chuyến bay từ sân bay Heathrow và Gatwick do tình trạng thiếu nhân viên

  8. Giá nguyên liệu sản xuất chip có thể tăng đến năm 2023

  9. Châu Âu cân nhắc chi lớn để “giải cứu” các công ty năng lượng

  10. Nomura Holdings dự báo kinh tế Mỹ, châu Âu, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Australia suy thoái

  11. Công ty Trung Quốc ‘truất ngôi’ Tesla về doanh số xe điện trong nửa đầu năm 2022

  12. Lợi nhuận quý II/2022 của Samsung có thể tốt nhất kể từ năm 2018

  13. Kinh tế Ukraine suy giảm ít nhất 35% trong năm nay

  14. Phần Lan và Thụy Điển ký nghị định thư gia nhập NATO

  15. TP Thượng Hải - Trung Quốc có khả năng đối mặt đợt phong tỏa mới sau khi ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 hôm 5-7, nhiều nhất trong 3 tuần qua.

  16. Nắng hạn bao phủ Âu - Á

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. CEO FTX cảnh báo một số sàn giao dịch tiền điện tử đang “âm thầm vỡ nợ”

  2. Giao dịch P2P BTC của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 40% khi lạm phát tăng lên 78%

  3. Chính phủ Anh tham khảo ý kiến người dân về kế hoạch đánh thuế DeFi

  4. Thanh toán thuế bằng tiền điện tử đang được lên kế hoạch tại các bang ở Hoa Kỳ

_

  1. Nhu cầu chững lại và nỗi sợ suy thoái kinh tế đã kéo giá dầu Mỹ xuống dưới 100USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, các loại dầu có lúc giảm 8-10%, thủng mốc 100 USD trong phiên 5/7

  2. Đồng yen suy yếu khiến Nhật Bản đối diện cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Giá dầu Brent đã tăng hơn 40% tính theo đồng USD trong năm nay. Nhưng nếu tính theo đồng yên, thì mức tăng là gần 70%

_

  1. Đồng euro chạm đáy 20 năm, yen thấp nhất 24 năm, vàng rơi tự do tuột mốc 1.800 USD trong khi USD tăng vọt

  2. Giá vàng thế giới hôm nay (6/7) quay đầu giảm mạnh, có thời điểm để mất hơn 47 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD lên đỉnh 20 năm. Tại Việt Nam, giá vàng biến động trái chiều, giao dịch xấp xỉ 69 triệu đồng/lượng, “vênh” với thế giới gần 19 triệu đồng/lượng.

  3. Trung Quốc tìm cách thoát khỏi sức ép của đô la Mỹ

_

  1. Giá điện ở châu Âu cao nhất mọi thời đại

  2. Giá thịt heo tăng nhanh gây áp lực lạm phát ở Trung Quốc

  3. Trung Quốc sẵn sàng mở kho dự trữ thịt lợn để kiểm soát lạm phát

  4. Nga cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu có thể tăng lên 3.500 USD/1.000 m3

  5. Hiện chi phí khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 sau khi nguồn cung của Nga giảm. Hợp đồng khí đốt kỳ hạn tháng 8 trên trung tâm giao dịch TTF ở Hà Lan đã tăng lên 10%, ở mức 1.722 USD/1000 m3.

  6. Giá DAP tăng gần 8% một ngày, photpho vàng giảm gần 5%

  7. Giá thép cuộn cán nóng tiếp tục giảm, thấp hơn 36% so với đầu năm

Vàng SJC 68.5 tr/lượng

USD 23,505 đồng

Bảng Anh 28,371 đồng

EUR 24,658 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Tỷ phú nuôi heo giàu nhất Trung Quốc: Từ chối đường trải thảm đỏ, sẵn sàng từ chức, mặc kệ chế giễu, thành công nhờ triết lý “nuôi heo như con”

Đậu đại học nhưng lại từ bỏ để về quê chăn heo. Ai ngờ lại cầu được phú quý trong cảnh khốn cùng!

image
Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Ôn Gia Bảo đã từng nói: “Tôi đã nghe nói về anh. Anh là “học sĩ chăn nuôi lợn” ở Nam Dương phải không? Anh đúng là giỏi thật. Anh xuất khẩu toàn bộ số lợn ra nước ngoài. Anh thực sự đã giành được vinh quang cho đất nước!”.

Doanh nhân được nói đến là Tần Anh Lâm, chủ tịch của Muyuan Co.,Ltd.

1. Đi ngược hướng: từ chối đường trải thảm đỏ, tôi muốn học nuôi heo

Gia đình Tần Anh Lâm đã làm nông kiếm sống từ bao đời nay, cộng với việc nuôi nấng 5 người con nên họ đã phải sống trong cảnh nghèo khó. Nhưng dù vậy, cha của ông vẫn nhất quyết chu cấp cho mấy đứa con ăn học, hy vọng rằng các con sẽ không đi theo lối mòn cũ của mình.

Tần Anh Lâm thấy cha mẹ phải sống cảnh khổ, trong lòng ông khó chịu vô cùng. Một ngày nọ, ông nhìn thấy một mẩu tin trên tờ nhật báo nhân dân: Hộ gia đình đầu tiên của Trung Quốc làm giàu nhờ nuôi lợn. Ông hào hứng về nhà động viên bố nuôi lợn.

Cha ông đương nhiên tin tưởng đứa con học giỏi của mình. Để có được tiền vốn, cha của ông đã bất chấp giá rét khắc nghiệt giúp người khác đào vỏ sen trong ba tháng. Ngay khi gia đình ông mua được 20 con lợn con thì một trận dịch hạch đã tiêu diệt tất cả. Nhìn thấy cha mình rầu rĩ, Tần Anh Lâm cảm thấy rất có lỗi.

Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, theo điểm của Tần Anh Lâm, hiệu trưởng đã giúp ông giành được vị trí duy nhất của trường được đề cử vào đại học Hà Nam. Nhưng ai ngờ rằng Tần Anh Lâm lại từ chối cơ hội đáng thèm muốn này: “Tôi muốn vào đại học nông nghiệp để học kỹ thuật chăn nuôi, sau này tôi muốn nuôi lợn!”.

Chẳng ai ủng hộ quyết định này, nhưng Tần Anh Lâm vẫn kiên định đi ngược hướng của thế giới.

2. Từ chức: không sợ bị chế giễu, bắt đầu từ 22 chú heo con

Sau khi tốt nghiệp, ông không trực tiếp đi chăn lợn, mà nhận sự phân công của tổ chức vào làm việc tại nhà máy thịt. Ba năm sau, Tần Anh Lâm vẫn lựa chọn từ chức: “Tôi muốn về nhà chăn lợn!”.

Vào tháng 11 năm 1992, Tần Anh Lâm nghỉ việc và trở về quê hương cùng vợ. Người ở quê ông lúc bấy giờ ai cũng đều tiếc chén cơm béo bở ở nhà máy thịt thay ông. Tần Anh Lâm đã phải chịu rất nhiều áp lực. Một là vì sự bàn tán của mọi người, hai là vì vốn khởi nghiệp.

Làn này ông không chăn nuôi theo cách truyền thống, ông sử dụng cách quản lý khoa học để chăn nuôi lợn với quy mô lớn. Vì vậy, tiền vốn cũng sẽ rất cao. Với số tiền dành dụm trong ba năm làm việc và vay mượn anh em trong nhà, hai vợ chồng cũng không đủ vốn khởi nghiệp. Sau tất cả, trang trại lợn vẫn cần thêm 10.000 nhân dân tệ để hoàn thành việc xây dựng.

Áp lực là áp lực, nhưng vì ước mơ nuôi lợn và hoàn trả hết tiền cho gia đình, Tần Anh Lâm không từ bỏ, ông chọn tiếp tục tìm kiếm vốn. Ông chạy 12 chuyến tới lui các chỗ vay tín dụng trong thôn để vay 10.000 nhân dân tệ, và cuối cùng đã thành công.
image

3. Coi trọng khoa học: khó khăn dồn dập, gian khổ lập nghiệp

Nhìn thấy những con heo nhỏ này từ từ lớn lên, trong lòng Tần Anh Lâm tràn đầy vui mừng. Nhưng thời gian tốt đẹp chẳng kéo dài được bao lâu, giống như lịch sử mười năm trước, một trận dịch lại bất ngờ ập đến khiến heo của Tần Anh Lâm chết hết.

Một doanh nhân chân chính phải học cách dùng bàn tay trái để sưởi ấm bàn tay phải trong những thời khắc đen tối nhất, cuối cùng chỉ có bạn mới có thể giúp bạn vượt qua khó khăn. Tần Anh Lâm không mất nhiều thời gian để lau nước mắt và bắt đầu lại cuộc hành trình.

Ông cắn răng chịu đạn, vay tiền mua lại một lứa lợn con. Với bài học đầu tiên, ông chăm sóc lợn tỉ mỉ hơn, đến năm 1994, quy mô trang trại lợn của ông đã mở rộng lên 2.000 con.

Một ngày năm 1994, ba con lợn con trong trại lợn của Tần Anh Lâm đột ngột chết sau khi ăn uống no nê. Vợ chồng ông vội đến khám nghiệm nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Vài ngày sau, lại chết thêm 4 con.Ông nhanh chóng đóng cửa trại lợn, cách ly và khử trùng, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm nhờ các chuyên gia giúp đỡ.

Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, hơn 70 con lợn con lại lần lượt chết, khiến Tần Anh Lâm như kiến bò trên chảo nóng. May mắn thay, sau ba ngày, các chuyên gia đã phát hiện ra vấn đề: đó là “bệnh giả dại”. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của cục chăn nuôi tỉnh, Tần Anh Lâm đã mua vắc xin từ một công ty thuốc thú y ở Cáp Nhĩ Tân, ngăn hơn 2.000 con lợn sống bị xóa sổ một lần nữa.

Mặc dù con đường trải qua nhiều khúc quanh, nhưng cuối cùng Tần Anh Lâm cũng vượt qua được toàn bộ.

Là một “sinh viên đại học nuôi lợn”, Tần Anh Lâm được chính quyền thành phố Nam Dương đánh giá cao, vì vậy, ông đã vay ngân hàng 1,5 triệu tệ và nuôi thêm 10.000 con lợn, bắt đầu chăn nuôi quy mô lớn.

Ông cũng đã từng đến các trang trại và trạm thú y ở Mỹ, Pháp, Brazil và các nước khác để học hỏi các phương pháp quản lý và chăn nuôi tiên tiến. Dưới sự quản lý cẩn thận của Tần Anh Lâm, đến năm 1999, trang trại lợn đã lên tới 100.000 con.

4. Chất lượng là trên hết: hãy nuôi heo như con

Tần Anh Lâm thường nhắn nhủ các nhân viên: “Chất lượng là cuộc sống của chúng ta, nuôi lợn trước hết nên nuôi lương tâm”.

Để những con lợn được uống nước suối tự nhiên và tinh khiết, Tần Anh Lâm đã xây dựng trang trại lợn bên cạnh những nguồn nước trong và cho chúng ăn bột đậu nành và lúa mì chất lượng cao của địa phương.

Để đo lường loại thức ăn nào phù hợp hơn với sự tăng trưởng của lợn, Tần Anh Lâm đã thiết kế 32 loại công thức thức ăn theo 6 loại cho lợn ở các trạng thái khác nhau như lợn con, lợn vỗ béo, lợn nái mang thai và lợn nái đang cho con bú.

Để giữ tâm trạng vui vẻ cho đàn lợn, Tần Anh Lâm còn cho lợn ngủ trên giường lò xo, mở rộng mỗi chuồng lợn để chúng có thể đi lại hai lần sau khi ăn no, để chất lượng thịt chắc hơn.

Ông còn thực hiện rất nhiều phương pháp giữ vệ sinh cho trang trại.

Sở dĩ ông bỏ nhiều tâm huyết chăn nuôi lợn như thế là vì ông muốn lợn có chất lượng thịt tốt mà không cần dùng các thực phẩm hóa học có hại cho cơ thể con người để vỗ béo lợn.

Đến năm 2005, trang trại lợn Muyuan đã sản xuất 200.000 con lợn sống mỗi năm và tài sản cá nhân của Tần Anh Lâm đã vượt quá 100 triệu nhân dân tệ.

Tỷ phú nuôi heo giàu nhất Trung Quốc: Từ chối đường trải thảm đỏ, sẵn sàng từ chức, mặc kệ chế giễu, thành công nhờ triết lý “nuôi heo như con” - Ảnh 2.

5. Kinh doanh thành thật: giữ vững đạo nghĩa, được người hỗ trợ

Sở dĩ sau này Muyuan có thể tiếp tục phát triển với tốc độ cao, ngoài chất lượng tuyệt vời, con giống khoa học, đằng sau đó còn có rất nhiều sự hỗ trợ về vốn. Tất nhiên, sự hỗ trợ này là nhờ vào phẩm chất của Tần Anh Lâm.

Năm 2006, ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc đã tiến hành cải cách cổ phiếu niêm yết. Vào thời điểm đó, Muyuan có một khoản vay bằng cổ phiếu trị giá 25,4 triệu nhân dân tệ tại ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, khoản vay này có thể được miễn sau khi hoàn tất các thủ tục. Nhưng Tần Anh Lâm kiên quyết lập kế hoạch trả khoản vay.

Vào thời điểm đó, nhiều người gọi ông ấy là kẻ ngốc, nhưng Tần Anh Lâm không đồng ý: “Số tiền cho vay này thuộc về nhà nước và tôi phải hoàn trả. Những gì chúng tôi gánh vác là trách nhiệm chứ không phải gánh nặng”.

6. Cuối cùng

Trong những năm đầu, khi Muyuan mới trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng ở Hà Nam, nhiều người đã khuyên Tần Anh Lâm phát triển theo hướng đa dạng. Vào thời điểm đó, quả thực có nhiều ngành lãi hơn chăn nuôi lợn.

Nhưng Tần Anh Lâm không động lòng, anh chỉ muốn tập trung chăn lợn thật tốt, như vậy là đủ rồi.

Chính sự tận tâm và kiên trì đã giúp Muyuan trở thành đế chế chăn nuôi lợn với giá trị thị trường gần 300 tỷ nhân dân tệ như hiện nay.

Nguồn bài viết: Tỷ phú nuôi heo giàu nhất Trung Quốc: Từ chối đường trải thảm đỏ, sẵn sàng từ chức, mặc kệ chế giễu, thành công nhờ triết lý “nuôi heo như con”

1 Likes

CP Việt Nam chơi hết =)))))) ai cũng quan hệ hết

Thủ tướng: Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga

Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và hiệu quả hơn nữa hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực với tinh thần thực chất, chân thành, tin cậy…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov - Ảnh: VGP

Chiều 6/7, tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov đang có chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (tháng 7/2012 – 7/2022).

Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác tích cực hai bên đã đạt được trong thời gian qua. Ông đồng thời bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà nhân dân các nước, trong đó có Liên bang Nga dành cho Việt Nam trong quá khứ cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, gần đây nhất là việc Nga hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực phòng chống Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, mong muốn làm sâu sắc và hiệu quả hơn nữa hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực với tinh thần thực chất, chân thành, tin cậy. Thủ tướng tin tưởng rằng chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Lavrov sẽ thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy những cơ hội hợp tác giữa hai nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, cho biết, khẳng định Nga luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực và mong muốn củng cố hơn nữa hợp tác với Việt Nam. Hai Bên nhất trí thúc đẩy triển khai các thỏa thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm của Lãnh đạo hai nước. Ông Lavrov khẳng định duy trì đà hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống và có thế mạnh của hai bên.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành hai bên sớm tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, vận tải…, tiếp tục nỗ lực tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác; đồng thời, sớm khôi phục hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân… trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

Toàn cảnh buổi tiếp - Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục triển khai tổ chức Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Nga về hơp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật tại Việt Nam.

Bộ trưởng Lavrov chia sẻ lập trường của Nga về vấn đề Ukraine. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Nga đã tích cực hỗ trợ sơ tán người Việt Nam tại Ukraine thời gian qua.

Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov đánh giá cao lập trường, vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam cho hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực và trên thế giới, nhất trí về tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và mong sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC.

Thủ tướng Chính phủ cũng cảm ơn Chính phủ Nga đã quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt tại Nga được sinh sống, làm ăn và học tập ổn định tại Nga, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh vừa qua.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chuyển lời mời Thủ tướng Nga Mishustin thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp.
Nguồn bài viết: Thủ tướng: Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Đáy lại thủng, tự doanh “múc” mạnh

Khối ngoại là một phần nguyên nhân khiến thị trường lao dốc khi nhóm này bán ròng gần 800 tỷ đồng. Trong khi đó, tự doanh “múc” mạnh…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không còn gì tệ hơn nữa khi chỉ số tiếp tục đâm thủng đáy tháng 5. Từ đầu phiên chỉ số vẫn dao động bình thường tuy nhiên sau 14g lao thẳng một mạch xuống 1.149 điểm giảm tương ứng 31 điểm so với phiên liền kề trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 17/19 ngành giảm điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 31,68 điểm (-2,68%) xuống 1.149,61 điểm. HNX-Index giảm 6,02 điểm (-2,17%) xuống 271,92 điểm. UPCoM-Index giảm 0,97 điểm (-1,11%) xuống 86,22 điểm.

Khối ngoại là một phần tội đồ khiến thị trường lao dốc khi nhóm này bán ròng gần 800 tỷ đồng. Trong khi đó, tự doanh “múc” mạnh. Phiên giao dịch hôm nay, tự doanh mua ròng gần 500 tỷ đồng. Top 10 mã được tự doanh gom nhiều nhất gồm EIB 169 tỷ đồng, đây là mã tự doanh gom suốt nửa tháng trở lại đây. Tiếp theo là SSI 22 tỷ đồng, TDM 17,8 tỷ đồng. FPT, TCB, MSN, VPB, NVL, MBB, HDB cũng là những cổ phiếu được tự doanh gom mạnh.

Giao dịch tự doanh phiên 6/7.

Ở chiều ngược lại, tự doanh bán ra họ nhà Vin trong đó VHM bị bán 25,6 tỷ đồng, VIC bị bán ròng 12 tỷ đồng, DCM, 21,8 tỷ đồng, VCB 21 tỷ đồng, các mã khác như BCM, GAS, BVH, KBC cũng bị tự doanh xả ác liệt.

Về diễn biến thị trường trong những phiên tới, theo BSC, hiện tại thị trường đã giảm xuống dưới ngưỡng 1150; nếu thị trường không thể trở lại ngưỡng 1160 thì có thể sẽ tiếp tục lùi về ngưỡng 1100 để hoàn thiện mô hình 5 sóng giảm (sóng 5 tương đương biên độ của sóng 1).

Nguồn bài viết: Đáy lại thủng, tự doanh "múc" mạnh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Anh em chứng sỹ đánh PS không được thì chơi PS Vietlott đi

Vé số Vietlott mua qua mạng trúng giải 66,8 tỷ đồng

Kỳ quay xổ số tự chọn Mega 6/45 tối ngày 6/7 đã tìm ra người trúng thưởng cao nhất với giá trị hơn 66,8 tỷ đồng.

  • Minh Khánh
  • Thứ tư, 6/7/2022 21:33 (GMT+7)
  • A A

Giải độc đắc có giá trị 66.844.435.000 đồng loại hình xổ số Mega 6/45 của Vietlott đã thuộc về chủ nhân tấm vé mang dãy số 04-12-14-15-41-42. Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân, người trúng Jackpot sẽ thực lĩnh hơn 60 tỷ đồng qua hình thức chuyển khoản.

Tấm vé trúng thưởng này được một cá nhân mua trên kênh Vietlott SMS thông qua thuê bao của nhà mạng MobiFone. Đây cũng là giải Jackpot lớn nhất từng được trao thông qua kênh bán vé này.

Bên cạnh Jackpot, xổ số tự chọn Mega 6/45 còn ghi nhận 46 người trúng giải nhất (trị giá 10 triệu đồng), 2.051 người trúng giải nhì (trị giá 300.000 đồng) và 32.568 người trúng giải ba (trị giá 30.000 đồng). Tổng giá trị trao giải trong kỳ quay ngày 6/7 là gần 69 tỷ đồnG

TIN DOANH NGHIỆP

  • SSB: Bà Nguyễn Thị Nga, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeABank (SSB – HOSE) đăng ký mua 2,8 triệu cổ phiếu SSB từ ngày 11/7 đến 08/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Nga sẽ nâng sở hữu tại SSB lên hơn 68,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,44%.

  • THG: Bà Nguyễn Thị Hường, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG – HOSE) đăng ký bán 100.000 cổ phiếu THG từ ngày 12/7 đến 10/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Hường sẽ giảm sở hữu tại THG xuống còn hơn 1,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,55%.

  • TCD: CTCP Đầu tư phát triển công nghiệp và Vận tải (TCD – HOSE) thông qua việc thoái vốn toàn bộ 20 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Indoba Trading, tương ứng tỷ lệ 56,34%. Thời gian thực hiện trong tháng 7/2022.

  • CNG: CTCP CNG Việt Nam (CNG – HOSE) thông báo kết quả kinh doanh quý II/2022 với doanh thu 1.160,3 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế hơn 47 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch năm.

  • PGV: Ngày 14/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của Tổng CTCP Phát điện 3 (PGV – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng 15/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 13%, thanh toán bắt đầu từ ngày 29/7/2022.

  • IDJ: Bà Nguyễn Thị Bổn, mẹ của ông Nguyễn Đỗ Lăng - Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ – HNX) đã bán toàn bộ hơn 523.000 cổ phiếu IDJ sở hữu, tỷ lệ 0,36%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 20/6 đến 20/9.

  • APS: Bà Nguyễn Thị Bổn, mẹ của ông Nguyễn Đỗ Lăng - Ủy viên HĐQT CTCP Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (APS – HNX) đã bán toàn bộ 600.000 cổ phiếu APS sở hữu, tỷ lệ 0,72%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 20/6 đến 20/9.

  • API: Bà Nguyễn Thị Bổn, mẹ của ông Nguyễn Đỗ Lăng - Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (API – HNX) đã bán toàn bộ hơn 966.000 cổ phiếu API sở hữu, tỷ lệ 2,53%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 20/6 đến 20/9.

  • KSQ: Bà Vũ Thị Kim Ngọc, cổ đông lớn của CTCP Capital Việt nam (KSQ – HNX) đã bán ra 1,2 triệu cổ phiếu KSQ trong ngày 01/7. Qua đó, giảm sở hữu tại KSQ xuống còn hơn 1,13 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,77%.

  • CIA: CTCP Dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh (CIA – HNX) đã bán bất thành hơn 1,04 triệu cổ phiếu quỹ đăng ký bán từ ngày 25/5 đến 23/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

  • MAC: Công ty TNHH Quỹ TM holding, cổ đông của CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật hàng hải (MAC – HNX) đã mua vào hơn 1,98 triệu cổ phiếu MAC trong ngày 28/6. Qua đó, nâng sở hữu tại MAC lên hơn 2,73 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18,1%.

  • PVI: HDI Global SE, cổ đông lớn của CTCP PVI (PVI – HNX) đã mua vào hơn 208.000 cổ phiếu PVI từ ngày 30/5 đến 28/6. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại PVI lên hơn 89,86 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 38,36%.

2 Likes

MUA BÁN TỰ DOANH NGÀY 6/7/2022

1 Likes

Khuyến nghị đầu tư ngày 7/7/2022: DBC, GVR, PVD, VHM, VSC, BFC, CLX

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) vừa đưa ra khuyến nghị đầu tư cho loạt cổ phiếu như: DBC, GVR, PVD, VHM, VSC, BFC, CLX. Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Cổ phiếu DBC: Giá lợn hơi đang có xu hướng tăng nhẹ và hiện ở mức ~59.000 VND/kg sau một thời gian dài ổn định quanh mức 55.000 VND/kg. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi thế giới cũng cho thấy dấu hiệu tạo đỉnh và đi xuống rất mạnh. Điều này dự kiến tác động tốt đến biên lợi nhuận của DBC trong các quý tới.

Cổ phiếu GVR: Ước tính 6T/2022, tổng doanh thu đạt 11.650 tỷ đồng (39,2% kế hoạch), LNTT đạt 2.620 tỷ đồng (40,4% kế hoạch). GVR được hưởng lợi nhờ giá cao su đang trong chu kỳ tăng giá. Công ty có lợi thế với diện tích canh tác cao su lớn lên tới 500.000 ha và có thể chuyển đổi thành đất KCN.

Cổ phiếu PVD: Kết quả kinh doanh quý 2/2022 dự kiến ghi nhận lỗ do công ty trích lập toàn bộ khoản phải thu của khách hàng tại Campuchia. Mặc dù các giàn khoan đều đang có công việc và công ty tiếp tục đấu thầu để mở rộng danh mục dự án trong nửa cuối năm, giá hợp đồng vẫn ở mức trung bình và biên lợi nhuận của công ty chưa được cải thiện nhiều. Do đó chúng tôi hạ dự phóng kết quả kinh doanh 2022 và 2023. Khuyến nghị nhà đầu tư chưa nên giải ngân cổ phiếu, chờ đợi khi giá cổ phiếu giảm sâu hoặc có thông tin tích cực hơn về hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu VHM: Công ty vừa thông qua nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trong CTCP Vinpearl Landmark 81 cho một công ty khác trong tập đoàn, điều này sẽ làm tăng thêm dòng tiền hoạt động cho VHM. Ngoài ra, công ty sẽ triển khai nhiều dự án lớn khác trong năm 2022 như Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Đại An bên cạnh Vinhomes The Empire đã mở bán trong tháng 4. Cổ phiếu đã điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn cho một cổ phiếu đầu ngành với P/E 6,9x so với mức P/E ngành 24,0x.

Cổ phiếu VSC: Triển vọng kinh doanh tích cực nhờ quá trình M&A các công ty trong ngành để hoàn thiện chuỗi giá trị logistics. Cơ cấu vốn lành mạnh do không sử dụng nợ vay và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào. Định giá cổ phiếu ở gần mức trung bình ngành với chỉ số P/E là 12,6x. Tuy nhiên, thị trường đang trong vùng biến động, nhà đầu tư có thể quan sát chờ thị trường ổn định để giải ngân đầu tư.

Cổ phiếu BFC: Công ty vừa công bố nghị quyết HĐQT về ước tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế quý 2/2022 lần lượt đạt 1.833 tỷ đ (-23% YoY) và 75 tỷ đồng (-25% YoY). Kết quả kinh doanh 2021 dự kiến kém khả quan trong bối cảnh giá phân bón đang có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian gần đây.

Cổ phiếu CLX: Doanh thu Q1/2022 đạt 134 tỷ đồng (+18%yoy) và LNST đạt 48 tỷ đồng (+7%yoy) chủ yếu từ việc cho thuê KCN Vĩnh Lộc hiện hữu với tỷ lệ lấp đầy hơn 95%. Dự kiến cổ tức được chia trong năm ở mức 6%/mệnh giá. Tuy nhiên, các dự án triển khai đều chậm tiến độ do vướng mắc vấn đề pháp lý. Lưu ý: cổ phiếu có thanh khoản thấp.

Nguồn: Kinh tế chứng khoán

Thị trường phái sinh lập kỷ lục hơn nửa triệu hợp đồng/phiên

Sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 đã được giao dịch với mức khối lượng lớn nhất từ trước tới nay với 506.025 hợp đồng/phiên vào ngày 21/6.Khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm của HĐTL chỉ số VN30 tăng 10,94% về khối lượng giao dịch và 10,77% về giá trị giao dịch so với năm 2021.

Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 6 giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn tiếp tục diễn biến sôi động. Chỉ số VN30 tại phiên giao dịch cuối tháng 6 giảm 6,28% so với tháng trước và đạt 1,248.92 điểm tại ngày 30/6. Trong khi đó, khối lượng giao dịch bình quân hợp đồng tương lai VN30 đạt 312.712 hợp đồng/phiên, giảm 1,57% so với tháng trước, tương ứng giá trị giao dịch theo danh nghĩa hợp đồng bình quân đạt 39.666 tỷ đồng/phiên, giảm 3,89% so với tháng trước. Đáng chú ý, sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 đã được giao dịch với mức khối lượng lớn nhất từ trước tới nay với 506.025 hợp đồng/phiên vào ngày 21/6. Khối lượng mở OI tại ngày cuối tháng 6 đạt 39.943 hợp đồng, tăng 25,78% so với tháng trước, trong đó ngày 14/6 ghi nhận khối lượng mở OI cao nhất trong tháng đạt 46.080 hợp đồng.

2022-07-06-210330-9651-1657118520.png

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai VN30 đạt hơn 25 triệu hợp đồng, giá trị giao dịch theo danh nghĩa đạt 3,47 triệu tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm đạt 209.559 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch bình quân theo danh nghĩa đạt 28.940 tỷ đồng/phiên, tăng 10,94% về khối lượng giao dịch và 10,77% về giá trị giao dịch so với năm 2021.

Về sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (TPCP), trong tháng 6, giao dịch hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm và 5 năm có khối lượng tăng lên đáng kể, trong đó khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm là 4.000 hợp đồng và hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm là 35.266 hợp đồng, tổng giá trị giao dịch theo danh nghĩa đạt 41.504 tỷ đồng, tăng 62,9% về khối lượng giao dịch và 0,17% về giá trị giao dịch so với tháng trước. Khối lượng OI hợp đồng tương lai TPCP tại thời điểm 30/6 là 0 hợp đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai TPCP đạt 64.782 hợp đồng, tổng giá trị giao dịch theo danh nghĩa đạt 69.619 tỷ đồng. Các giao dịch đều được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức.

Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 6 giảm so với tháng 5, chiếm 1,32% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường so với 1,62% trong tháng 5.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng so với tháng trước. Tại thời điểm cuối tháng 6, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt hơn 1,03 triệu tài khoản, tăng 2,81% so với tháng trước.

Nguồn bài viết: Thị trường phái sinh lập kỷ lục hơn nửa triệu hợp đồng/phiên

1 Likes

Cạn hàng bán, cổ phiếu lớn kéo VN-Index “vá đáy”

Thanh khoản thấp kỷ lục trong phiên chiều nay có thể chính là động lực để cổ phiếu đảo chiều hàng loạt và VN-Index bay vọt lên gần 17 điểm lên 1.166,48 điểm. Áp lực bán rất nhỏ giúp cổ phiếu tăng dễ hơn, nhất là với các blue-chips. Bất kể có phải hiện tượng kéo trụ hay không, tình trạng cạn hàng bán ra mới có thể tạo điều kiện cho giá đi lên dễ như vậy…

VN-Index tăng mạnh mẽ chiều nay và đóng cửa chỉ số đã cao hơn đáy cũ.

VN-Index tăng mạnh mẽ chiều nay và đóng cửa chỉ số đã cao hơn đáy cũ.

Thanh khoản thấp kỷ lục trong phiên chiều nay có thể chính là động lực để cổ phiếu đảo chiều hàng loạt và VN-Index bay vọt lên gần 17 điểm lên 1.166,48 điểm. Áp lực bán rất nhỏ giúp cổ phiếu tăng dễ hơn, nhất là với các blue-chips. Bất kể có phải hiện tượng kéo trụ hay không, tình trạng cạn hàng bán ra mới có thể tạo điều kiện cho giá đi lên dễ như vậy.

Cả hai sàn buổi chiều chỉ giao dịch được 3.585 tỷ đồng, giảm 41% so với chiều hôm qua và là mức thấp chưa từng có kể từ khi sàn HoSE được nâng cấp công suất hồi tháng 4/2021 trước cả khi sử dụng hệ thống giao dịch mới. HoSE phiên chiều khớp khoảng 3.282 tỷ đồng và VN30 chỉ là 1.352 tỷ đồng.

Thanh khoản quá thấp và giá tăng cao là một hệ quả của trạng thái “sạch nước cản”. Độ rộng cuối ngày tại HoSE ghi nhận 248 mã tăng/183 mã giảm, cải thiện tốt so với tỷ lệ 197 mã tăng/205 mã giảm thời điểm cuối phiên sáng. Độ rộng rõ ràng thể hiện khả năng đảo chiều tăng giá của nhiều cổ phiếu.

Nhóm blue-chips VN30 cũng tăng cực tốt với thanh khoản cực thấp. Chỉ số đại diện rổ cuối phiên sáng tăng 0,69%, chốt ngày tăng 1,43%. Dĩ nhiên không phải tất cả các cổ phiếu trong rổ đều có cải thiện so với buổi sáng, vẫn có 8 mã tụt giá, nhưng tới 19 mã tăng cao thêm. Có những mã thay đổi cực kỳ ấn tượng, như PNJ vọt cực nhanh kể từ sau 2h15, đóng cửa trên tham chiếu 3,57% tức là tăng so với phiên sáng 4,04%. VCB cũng tăng 3,42% so với phiên sáng, đóng cửa trên tham chiếu 3,71%. VIC có cú nhảy đột biến đợt ATC với 809.800 cổ phiếu giao dịch và giá từ giảm nhảy vọt qua tham chiếu 3,41%…

Rổ VN30 đóng cửa với 8 mã tăng trên 3%, 3 mã tăng trên 2% và 6 mã tăng trên 1%. Số giảm còn GAS giảm 1,77%, GVR giảm 0,48%, FPT giảm 0,48%, ACB giảm 0,21%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán chiều nay đảo chiều tăng rất tốt.

VN-Index tăng 16,87 điểm hôm nay thì 9 mã mạnh nhất của rổ VN30 đóng góp 13 điểm. Cổ phiếu còn lại là DGC tăng kịch trần 6,96%. GAS lao dốc khá mạnh nhưng cũng thoát đáy khoảng 1,6%. Mặt khác không phải tất cả các mã dầu khí đều giảm: PCG kịch trần 8,82%, PLX tăng 2,09%. Nhóm hóa chất thì NFC, DGC, VAF cũng kịch trần, DCM, DPM, LAS, PMB… vẫn tăng mạnh.

Mức tăng mạnh hôm nay giúp VN-Index quay ngược lên trên mức đáy cũ. Khả năng “vá đáy” khá dễ như vậy chủ yếu vì lực bán không gia tăng. HoSE đóng cửa với 121 cổ phiếu tăng trên 2% là một biên độ phục hồi mạnh. Cũng phải lưu ý là rất nhiều cổ phiếu đã giảm sâu trong buổi sáng trước khi tăng mạnh trong buổi chiều. Vì vậy nếu trong hàng chục bước giá biến động trong phiên, nếu khối lượng bán nhiều thì thanh khoản đã tăng rất cao.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt và giá cực mạnh có thể điểm ra là DGC khớp 170,6 tỷ, giá kịch trần; HBC khớp 115,7 tỷ, giá kịch trần; CTD khớp 87,7 tỷ, giá kịch trần; BVH, VCB, VIC, VNM, VHM, HCM, DIG… thanh khoản vượt trăm tỷ và giá tăng trên 3%.

Khối ngoại buổi chiều giải ngân thêm khoảng 663 tỷ đồng trên sàn HoSE và bán ra hơn 344 tỷ đồng. Tổng mức ròng sàn này cả ngày đạt 487.5 tỷ đồng. VNM được mua cực tốt 121,2 tỷ đồng, VND gần 55 tỷ, VCB hơn 41 tỷ. Nhóm CTG, VHC, STB, VIB, HDG, NLG đều trên 20 tỷ đồng. Cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là KDC cũng chỉ hơn 14 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Cạn hàng bán, cổ phiếu lớn kéo VN-Index “vá đáy” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 7/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. Hòa Phát tiêu thụ 560.000 tấn thép trong tháng 6, tăng 14%

  2. Tracodi thoái vốn công ty thứ 4 trong năm nay

  3. Ocean Group sẽ tái cơ cấu các khoản đầu tư để giảm lỗ lũy kế

  4. IDI bị phạt do không đảm bảo cơ cấu ủy ban kiểm toán

  5. PV Power sẽ đưa các công ty thủy điện và năng lượng tái tạo lên sàn chứng khoán

  6. SSH: Dòng tiền kinh doanh âm nặng, Sunshine Homes còn đang gánh hàng nghìn tỷ nợ trái phiếu

_

  1. VPG: Tiếp nhận khoản cấp tín dụng 400 tỷ đồng từ Ngân hàng HSBC

😎 SCG: Phó Chủ tịch Tập đoàn Sunshine được bổ nhiệm làm Chủ tịch Xây dựng SCG

  1. VCS: Vicostone ước tính doanh thu quý II đạt 1.725 tỷ đồng

  2. Thị trường xuất khẩu khó khăn và chịu áp lực cạnh tranh về giá, lợi nhuận Vicostone giảm trong quý II

  3. TVB: Bổ nhiệm ông Bùi Minh Tuấn làm Chủ tịch HĐQT

  4. CDC: Thành viên HĐQT bị phạt hơn 160 triệu đồng và đình chỉ giao dịch chứng khoán 3 tháng

  5. CNG: CNG Việt Nam lãi 91,5 tỷ đồng trong 6 tháng, đạt tới 83% kế hoạch năm

  6. PV Power ước lãi giảm 60% trong quý II

  7. Vĩnh Hoàn rót vốn lần 3 vào công ty sản xuất giống cá tra

  8. Hủy niêm yết VIE và APP

  9. Digiworld ước lãi 140 tỷ đồng quý II, tăng 20%

  10. DBC: Dabaco có gì mà cổ phiếu liên tục tăng trần?

  11. DIG: Câu chuyện tài chính của DIC Corp quanh đợt thoái trào của cổ phiếu

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. THG: Cổ phiếu “bốc hơi” 43%, lãnh đạo vẫn đăng ký bán

  2. Vinachem tiếp tục chào bán cổ phần của Hóa chất Việt Trì, dự thu tối thiểu 127 tỷ đồng

  3. NAG: Công ty liên quan Phó Chủ tịch bán hết quyền mua cổ phiếu

  4. DFC: Xích líp Đông Anh chào bán cổ phiếu trả lương và nợ

  5. IDICO (IDC) muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại một công ty điện từ 51% lên gần 67%

_

  1. STK: Sợi Thế Kỷ được UBCK chấp thuận chào bán 13,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông

  2. YEG: Yeah1 ‘chốt’ danh sách nhà đầu tư tham gia đợt phát hành riêng lẻ 78,6 triệu cổ phiếu

  3. VPBank phát hành 30 triệu cổ phiếu ESOP, tổng giám đốc đăng ký mua 1 triệu đơn vị

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Kéo mạnh phái sinh, VN-Index bật tăng gần 17 điểm, cổ phiếu xây dựng tăng trần hàng loạt

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 16,87 điểm (1,47%) lên 1.166,48 điểm. Toàn sàn có 248 mã tăng, 183 mã giảm và 84 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường ở mức thấp với tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.042 tỷ đồng (giảm 32,5% so với phiên trước) thấp nhất kể từ ngày 27/11/2020 (9.011 tỷ đồng), trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 30% xuống mức 7.759 tỷ đồng.

  • Phiên 7/7: Khối ngoại mua ròng trở lại 485 tỷ đồng sau 4 phiên bán ròng liên tiếp, gom hơn trăm tỷ đồng mã VNM

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. HOSE thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền các mã chứng khoán cơ sở

  2. Dòng vốn toàn cầu tháo chạy khỏi cổ phiếu, trái phiếu riêng Việt Nam hút ròng mạnh qua ETF

  3. Soi các kênh đầu tư Đất, Vàng, Chứng khoán, Gửi tiết kiệm, nhà đầu tư lời lỗ thế nào trong hơn 2 năm qua?

  4. Nova Consumer hợp nhất doanh thu mảng hàng tiêu dùng từ quý III

  5. Cá nhân trong nước mở mới hơn 466.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 6, cao thứ hai lịch sử

_

  1. Hơn 18.200 tỷ đồng trái phiếu được phát hành trong tháng 6

  2. Đến hết quý II, tín dụng tăng trưởng 9,35%, huy động vốn tăng 4,51%

_

=> VIỆT NAM

  1. Tỷ lệ nội địa hoá ô tô sản xuất trong nước mới đạt bình quân khoảng 7-10%

  2. “Chia lửa” cùng doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị miễn, giảm hàng loạt phí, lệ phí

  3. Lực đẩy khiến thị trường xuất khẩu gạo tăng trưởng cuối năm 2022

  4. Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo việc quản lý kinh doanh, niêm yết giá xăng dầu

  5. Bộ Công Thương đề nghị dùng ngân sách để hỗ trợ phần tăng giá xăng dầu cho ngư dân

  6. Xuất khẩu xi măng, clinker gặp khó vì chính sách Zero COVID của Trung Quốc

  7. Indochina Kajima dự kiến đầu tư 1 tỷ USD vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

  8. Doanh nghiệp hàng không chịu ảnh hưởng gì trước áp lực chi phí nhiên liệu tăng?

_

=> THẾ GIỚI

  1. Ca nhiễm COVID-19 của Thượng Hải tăng gấp đôi trong một ngày, thổi bùng nỗi lo tái phong tỏa

  2. Lạm phát ở Pháp lên mức cao nhất kể từ thập niên những năm 1980

  3. Trung Quốc “phủ bóng đen” lên cuộc đua giảm nợ của các nước đang phát triển

  4. Chứng khoán Mỹ đi lên, S&P 500 có tăng phiên thứ 3 liên tiếp sau biên bản cuộc họp của Fed

  5. Chứng khoán châu Á phần lớn đi lên, Hong Kong giảm

  6. Nợ của tập đoàn đường sắt Trung Quốc phình to gần 900 tỷ USD, dấy lên lo ngại về nền kinh tế chung

  7. Người tiêu dùng Eurozone giảm chi tiêu cho hàng thiết yếu

  8. Trái Đất “thủng lỗ” mới, lớn gấp 7 lần lỗ thủng tầng ozone Nam Cực

  9. Thủy điện Trung Quốc tích nước sớm, dòng chảy mùa lũ Mê Kông thiếu hụt 60%

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua nhích lên 20.500 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này.

  2. Nhu cầu về ví lạnh tiền điện tử ở Nga gia tăng gấp 8 lần

  3. Bộ ba giám đốc rời JPMorgan, đầu quân cho công ty tiền mã hóa

  4. UAE sắp khai trương Bệnh viện đầu tiên ở Metaverse

  5. Nối gót Solana, Polygon có kế hoạch đưa Web3 vào điện thoại thông minh

  6. Tòa án Trung Quốc cấm các doanh nghiệp trả lương bằng USDT

  7. Lừa đảo tiền điện tử đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam

_

  1. Nga “bỏ túi” 24 tỷ USD nhờ bán nhiên liệu cho Trung Quốc, Ấn Độ trong 3 tháng

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,74 USD (+0,75%), lên 99,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,79 USD (+0,78%), lên 101,48 USD/thùng.

  3. Gazprom đang bị đẩy khỏi kho khí đốt khổng lồ ở châu Âu

_

  1. USD lập đỉnh mới 20 năm, euro thấp nhất 2 thập kỷ trong khi vàng tiếp tục lao dốc xuống đáy 9 tháng

  2. Dưới áp lực của ‘đồng bạc xanh’, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm mạnh

  3. Triển vọng ảm đạm của đồng Euro trong cơn bão suy thoái ở châu Âu

  4. Reuters: Đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong ít nhất ba tháng tới

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 26,8 USD xuống 1.738,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ lên trên 1.740 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.

_

  1. Từng tăng nóng và đứng trước nguy cơ khủng hoảng, hàng loạt nguyên liệu quan trọng bỗng ‘quay xe’ giảm sâu chưa từng có

  2. Giá quặng sắt giảm xuống mức thấp nhất năm 2022 trước nỗi lo làn sóng dịch COVID-19 mới tại Trung Quốc

  3. Giá nhiều nguyên liệu sản xuất phân bón tại Trung Quốc giảm

  4. Đồng thấp nhất gần 20 tháng, nhôm thấp nhất 13 tháng, cao su thấp nhất 5 tuần và dầu cọ thấp nhất 1 năm.

Vàng SJC 68.5 tr/lượng

USD 23,490 đồng

Bảng Anh 28,365 đồng

EUR 24,476 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Ngoại trưởng Nga bác bỏ chỉ trích của phương Tây tại G20

TTO - Ngày 8-7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mạnh mẽ bác bỏ những lời chỉ trích của phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine, đồng thời cho rằng các quốc gia chống Nga đang làm mất đi cơ hội giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu.

Ngoại trưởng Nga bác bỏ chỉ trích của phương Tây tại G20 - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: REUTERS

Phát biểu tại hội nghị của Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), ông Lavrov lên tiếng phê phán: “Trong cuộc thảo luận, các đối tác phương Tây đã không tuân theo sự ủy thác của G20, không giải quyết các vấn đề của nền kinh tế thế giới”.

Theo Hãng tin Reuters, ngoại trưởng Nga nói cuộc thảo luận của phương Tây đã “gần như lập tức lạc hướng thành những lời chỉ trích điên cuồng đối với Liên bang Nga về tình hình ở Ukraine”.

Ông Lavrov nói thêm rằng Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ về ngũ cốc, nhưng ông không nói rõ khi nào các cuộc đàm phán như vậy có thể diễn ra.

Ông Lavrov cho rằng việc phương Tây muốn Ukraine đánh bại Nga chính là điều ngăn cản Kiev tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình.

Đưa tin về cuộc họp, truyền hình nhà nước Nga nhận định nỗ lực tẩy chay Nga tại G20 đã thất bại và xúc phạm đến nước chủ nhà Indonesia.

Trước đó, phía Nga tuyên bố nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Matxcơva bằng các biện pháp trừng phạt mạnh tay giống như một lời tuyên chiến kinh tế. Nga cũng khẳng định từ nay sẽ hướng tới Trung Quốc, Ấn Độ và các cường quốc khác bên ngoài phương Tây.

Tại hội nghị ngày 8-7, Indonesia đã kêu gọi G20 chung tay chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Giới quan sát đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp này vì đại diện một số nước phản đối Nga mạnh mẽ nhất sẽ gặp đại diện từ phía Nga, cụ thể là Ngoại trưởng Lavrov.

Nguồn bài viết: Ngoại trưởng Nga bác bỏ chỉ trích của phương Tây tại G20 - Tuổi Trẻ Online

1 Likes