Chứng sỹ săn tin!

Thủ tướng Nhật: ‘Ông Abe Shinzo trong tình trạng nguy kịch’

TTO - Trưa 8-7, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã có phát biểu sau khi cựu thủ tướng Abe Shinzo bị bắn trong sự kiện vận động tranh cử. Theo đó, ông Abe đang trong tình trạng nguy kịch.

Thủ tướng Nhật: Ông Abe Shinzo trong tình trạng nguy kịch - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong cuộc họp báo ngày 8-7 - Ảnh: Kyodo/ Reuters

Ông Kishida cho biết các bác sĩ đang nỗ lực cứu sống ông Abe Shinzo, và tuyên bố vụ nổ súng là “hành động không thể tha thứ”.

“Tôi cầu nguyện để ông Abe được sống”, đương kim thủ tướng Nhật phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo.

Theo ông Kishida, hiện chưa rõ lý do của vụ nổ súng và ông “muốn dùng những lời lẽ gay gắt nhất để lên án hành động này”.

Ông cũng cho biết chưa có quyết định nào liên quan đến lịch trình bầu cử Thượng viện ngày 10-7, và đã yêu cầu tất cả các thành viên nội các quay trở lại Tokyo. Thủ tướng Kishida đã tạm dừng chiến dịch tranh cử ở tỉnh Yamagata và trở về văn phòng tại Tokyo, đồng thời triệu tập họp nội các.

Cựu thủ tướng Abe Shinzo, 67 tuổi, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng chảy máu, sau khi đổ gục trong lúc phát biểu tại thành phố Nara ở phía tây nước này trưa 8-7.

Đài NHK dẫn lời quan chức cao cấp Đảng LDP cho biết ông nghe được thông tin là ông Abe đang được truyền máu, tình hình rất đáng lo ngại.

Thủ tướng Nhật: Ông Abe Shinzo trong tình trạng nguy kịch - Ảnh 2.

Nghi phạm bắn ông Abe bị bắt giữ tại hiện trường - Ảnh: ASAHI

Đài này cũng dẫn thông tin từ cảnh sát cho biết nghi phạm bắn ông Abe không hài lòng với cựu thủ tướng và muốn giết ông.

Hai người phụ nữ chứng kiến vụ việc nói với Đài NHK rằng nghi phạm được cho là Yamagami Tetsuya (41 tuổi) đã tiếp cận ông Abe từ phía sau khi ông đang phát biểu.

Đài Fuji đưa tin nghi phạm trong vụ nổ súng bắn cựu thủ tướng Nhật Abe Shinzo là cựu thành viên Lực lượng phòng vệ biển.

Các nhân chứng cho biết khi tiếng súng đầu tiên vang lên, dường như không có ai bị thương. Tới phát súng thứ hai, ông Abe ngã xuống đất và mọi người liền lao vào.

Theo Đài NHK, ông Abe bị bắn vào vùng cổ và ngực.

Nghi phạm dường như không cố gắng chạy trốn sau khi nổ súng. Đài NHK cho biết nghi phạm dùng một khẩu súng tự chế.

Thủ tướng Nhật: Ông Abe Shinzo trong tình trạng nguy kịch - Ảnh 3.

Khẩu súng của nghi phạm bắn ông Abe Shinzo - Ảnh: ASAHI

Một số lãnh đạo các nước đã lên tiếng về vụ việc. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói nước Mỹ “vô cùng đau buồn và quan ngại sâu sắc” trước vụ việc.

Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya cho biết Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha “rất sốc” khi hay tin, mô tả hai nhà lãnh đạo là bạn bè.

Nguồn bài viết: Ngoại trưởng Nga bác bỏ chỉ trích của phương Tây tại G20 - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Chậm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022, FLC giải trình ra sao?

FLC cho biết ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ tài liệu, doanh nghiệp này sẽ triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.

Ngày 4/7 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu Tập đoàn FLC vào diện cảnh báo từ ngày 11/7/2022 vì doanh nghiệp này chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2021.

Trong văn bản giải trình, Tập đoàn FLC cho biết doanh nghiệp này chưa tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp trong danh sách các đơn vị được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, dẫn tới việc FLC chưa thể hoàn thành và phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.

Trong khi đó, báo cáo tài chính kiểm toán 2021 lại là một trong những tài liệu bắt buộc phải có trong Đại hội cổ đông thường niên 2022. Vì vậy, Tập đoàn FLC chưa đủ điều kiện để tổ chức đại hội thường niên dù đã qua hạn chót 30/6/2022.

FLC cho biết ngay sau khi chuẩn bị đầy đủ tài liệu, doanh nghiệp này sẽ triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.


FLC giải trình ra sao khi chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022.

Trước đó, ngày 30/3, Công ty TNHH kiểm toán - tư vấn Đất Việt, đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của FLC, đã bị Ủy ban Chứng khoán đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Vì vậy báo cáo tài chính năm 2021 của FLC cũng bị “ngâm” và trễ hạn công bố theo quy định.

Dù FLC cho biết đã gấp rút tìm kiếm đơn vị kiểm toán mới, nhưng trên thực tế vẫn chưa có bên nào chịu đứng ra kiểm toán.

Ngoài FLC, thì HoSE cũng đã ban hành quyết định đưa cổ phiếu của ROS và HAI vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/7 tới đây. Nguyên nhân do đã quá nửa năm kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2021, nhưng đến nay cả 2 tổ chức niêm yết trên vẫn chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.

Cũng như FLC, cả Xây dựng FLC Faros và Nông dược HAI đều đưa ra lý do chưa có đơn vị kiểm toán cho báo cáo tài chính năm trước.

Nguồn bài viết: Chậm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022, FLC giải trình ra sao?

1 Likes

Gói hỗ trợ lãi suất 2% ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Ngân hàng là một trong số những nhóm ngành sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 2%…

Ảnh minh họa.

Ngày 20/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay doanh nghiệp, hợp tác xã hộ kinh doanh. Cùng ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN để hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định 31.

Đây là một trong những chính sách được mong đợi trong năm nay, gói hỗ trợ lãi suất 2% được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn lưu động, giúp duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất này cũng sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Bởi lẽ, các ngân hàng sẽ phải ứng trước tiền và một phần tiền sẽ được quyết toán sau. Cụ thể, 85% được trả trước theo quý và 15% còn lại được quyết toán vào quý 1 năm sau.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tại KBSV cũng tỏ ra lo lắng về khả năng nhiều khoản vay không được sử dụng đúng mục đích. Tức tiền bị đẩy sang việc đầu tư tài sản đầu cơ và rủi ro đang gia tăng liên quan đến lạm phát, tỷ giá hối đoái, hiệu quả đầu tư như trong giai đoạn triển khai gói hỗ trợ lãi suất tương tự năm 2009.

Tuy nhiên, khi so sánh tương quan giữa 2 gói hỗ trợ (năm 2009 và năm 2022), rủi ro đã được hạn chế đi nhất nhiều nhờ 4 yếu tố.

Thứ nhất, quy mô dư nợ hỗ trợ lãi suất tương ứng khoảng hơn 9%/năm so với tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống trong 2 năm 2022 và 2023, thấp hơn mức 24% của năm 2009.

Thứ hai, lãi suất hỗ trợ 2%, thấp hơn mức 4% năm 2009.

Thứ ba, gói hỗ trợ chỉ áp dụng đối với 9 nhóm đối tượng cụ thể, có tính rủi ro thấp, chỉ hỗ trợ các đối tượng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi, không có nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.

Thứ tư, hệ thống ngân hàng hiện ổn định và khỏe mạnh hơn giai đoạn trước, được kiểm chứng trong thời kỳ dịch bệnh. Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp thay vì không bị giới hạn như năm 2009. Bên cạnh đó, công cụ vĩ mô hiện được đánh giá khá hiệu quả nhằm kiểm soát ổn định nền kinh tế.

“Bài học về gói hỗ trợ lãi suất 17.000 tỷ đồng trong năm 2009 để lại nhiều hệ quả lên nền kinh tế sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính kiểm soát chặt chẽ hơn và đối tượng áp dụng trong nghị định mới có tính chọn lọc giúp giảm rủi ro trên”, nhóm nghiên cứu tại KBSV nhận định.

Do đó, về việc ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, KBSV nhìn nhận, trong ngắn hạn, đây sẽ là sự củng cố về mặt tâm lý trong bối cảnh thị trường chứng khoán đón nhận nhiều thông tin tiêu cực trong thời gian gần đây.

Trong trung, dài hạn, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất này (bên cạnh các gói hỗ trợ khác trong gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ) lên kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là nhóm ngành hưởng lợi.

Biến động VN-Index và một số chỉ số kinh tế giai đoạn 2008-2022

Tác động tích cực về mặt dòng tiền thực tế, theo KBSV đánh giá là không lớn, do quy mô gói kích thích kinh tế 40.000 tỷ đồng chỉ tương đương 0,6% so với vốn hoá toàn thị trường; thấp bằng 1/4 lần so với gói kích thích trị giá 17.000 tỷ của năm 2009.

Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát việc gói hỗ trợ lãi suất được thực thi ở thời điểm hiện tại chắc chắn chặt chẽ và hiệu quả hơn nhiều so với thời điểm năm 2009 khi ngành ngân hàng còn non trẻ. Theo đó, ít có khả năng một phần đáng kể dòng tiền từ gói hỗ trợ này chảy vào kênh chứng khoán.

Nhìn chung, KBSV dự báo, nhóm ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ 2% trên, đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước nhờ mở rộng quy mô và tăng trưởng tín dụng và được ưu tiên tăng hạn mức tín dụng trong thời gian thực hiện gói hỗ trợ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành được hưởng ưu đãi về lãi suất và đáp ứng được yêu cầu về cho vay gồm hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, công-nông-lâm-ngư nghiệp và công nghệ thông tin.

Nguồn bài viết: ​​Gói hỗ trợ lãi suất 2% ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tuần 4 – 8/7: Khối tự doanh tập trung gom nhóm ngân hàng tuần mua thứ ba liên tiếp, mở vị thế Bán (Short) hơn 2.000 tỷ đồng

Tuần giao dịch đầu tháng 7, thị trường diễn biến kém sắc khi VN-Index thủng vùng đáy được thiết lập trước đó. Trong bối cảnh thị trường lao dao với sự sụt giảm về thanh khoản, bộ phận tự doanh công ty đóng vai trò hỗ trợ dòng tiền khi mua vào tuần thứ ba liên tiếp, tập trung nhóm ngân hàng.

Khối tự doanh mua ròng tuần thứ ba liên tiếp trên HOSE

Tuần khởi đầu tháng 7 không mấy thuận lợi khi VN-Index có ba phiên giảm sâu đầu tuần khiến nhà đầu tư từ chuyển trạng thái từ kỳ vọng chỉ số vượt ngưỡng 1.200 điểm sang việc mong đợi chỉ số kìm hãm đà lao dốc để giữ vững vùng đáy cũ quanh 1.160 – 1.170 điểm được thiết lập trước đó.

Song, VN-Index không đi như kỳ vọng và rớt 31,68 điểm phiên 6/7. Việc chỉ số thủng 1.150 điểm khiến nhà đầu tư thêm phần hoang mang. Sự co hẹp về mức thanh khoản thấp nhất trong hơn 1 năm trở lại đây phần nào phản ánh dòng tiền sợ hãi không dám nhập cuộc.

Mặc dù lực mua ròng trên sàn HOSE giảm và đảo chiều bán ra trên sàn HNX và thị trường UPCoM, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán góp phần tích cực hỗ trợ dòng tiền trong bối cảnh những nhà đầu tư cá nhân giao dịch với tâm lý không tốt.

Giao dịch khối tự doanh công ty chứng khoán theo tuần. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Theo thống kê của người viết, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 355,6 tỷ đồng trong tuần này, kéo dài chuỗi ba tuần liên tiếp. Giá trị vào ròng cổ phiếu trên sàn HOSE qua kênh khớp lệnh và thỏa thuận là 150,2 tỷ đồng và 205,4 tỷ đồng. So với tuần trước đó, lực bán cổ phiếu trên HOSE tương đương, nhưng chiều mua vào sụt giảm gần 144 tỷ đồng.

Tổng cộng trong thời gian 20/6 – 8/7, khối tự doanh CTCK rót hơn 1.314 tỷ đồng mua vào cổ phiếu niêm yết sàn HOSE. Dòng tiền này đóng vai trò gồng đỡ thị trường dưới ngưỡng 1.200 điểm. Đây cũng được xem như thời điểm gom cổ phiếu HOSE mạnh tay nhất của khối tự doanh kể từ khi công bố giao dịch giữa tháng 5.

Về phần giao dịch chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nội và chứng quyền, khối tự doanh mua vào 111,9 tỷ đồng khi nhà đầu ngoại bán ra. Hai tuần kế trước đó, giá trị bán ròng của sản phẩm này lần lượt là 259,8 tỷ đồng và 351 tỷ đồng.

Đối lập xu hướng dòng tiền trên HOSE, khối tự doanh quay sang bán ròng nhẹ trên sàn HNX và thị trường UPCoM với giá trị lần lượt là 0,3 tỷ đồng và 8,1 tỷ đồng. Tuần (27/6 – 1/7), khối tự doanh mua ròng đột biến với giá trị 130,5 tỷ đồng.

Quan sát diễn biến giao dịch thấy rằng hoạt động mua bán của khối này khá dè dặt trong tuần rung lắc mạnh. Thậm chí phiên 4/7 không xuất hiện giao dịch trên thị trường UPCoM.

Top10 cổ phiếu được mua/bán ròng nhiều nhất tuần 4 - 8/7. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm mua ròng tuần này

Thống kê giao dịch chi tiết, cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm mua ròng của khối tự doanh tuần này. Mã EIB được mua mạnh nhất, đạt gần 169 tỷ đồng. Tuần này ghi nhận giao dịch thỏa thuận đột biến mã EIB, riêng phiên 5/7 có hơn 10 triệu đơn vị trao tay thỏa thuận với giá trị hơn 305 tỷ đồng.

Theo sau đó, TCB và STB được mua ròng với giá trị lần lượt 88,2 tỷ đồng và 43,7 tỷ đồng. Mã VPB của VPBank ghi nhận giá trị mua 23,5 tỷ đồng. Trong khi đó, mã VCB bị bán ròng 30,6 tỷ đồng, đánh dấu đại diện ngân hàng duy nhất lọt nhóm bán ròng mạnh tuần này.

Lệnh mua của khối tự doanh còn xuất hiện ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như GEX (38,3 tỷ đồng), TDM (27,7 tỷ đồng), DGC (25,7 tỷ đồng), SSI (25,4 tỷ đồng) và FPT (20 tỷ đồng).

Chiều bán ra, GAS và VHM là hai bluechip bị xả mạnh nhất với 60,2 tỷ đồng và 38,9 tỷ đồng. Những mã khác cũng lọt nhóm bán ròng có DCM, DXG, BCM, VIC.

Với ETF nội, mã FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với 225 tỷ đồng nguyên nhân đến từ DCVFM VNDiamond bị rút quỹ tuần này. Trong khi đó, dòng tiền ngoại đổ vào các mã FUESVFL, FUEKIV30 và FUEVN100. Lực bán đối ứng chính từ bộ phận tự doanh.

Giao dịch phái sinh của khối tự doanh CTCK. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Tự doanh mạnh tay Bán (Short) phái sinh khi thị trường rung lắc mạnh

Giao dịch trên thị trường phái sinh, khối tự doanh tranh thủ nhịp điều chỉnh của thị trường để mở vị thế Bán (Short). Thống kê khối này mở 11.374 hợp đồng vị thế Mua (Long) với tổng giá trị 1.403 tỷ đồng trong khi Bán (Short) 16.227 hợp đồng với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tuần này đánh dấu sự chênh lệch lớn nhất giữa hai vị thế kể từ khi HNX công bố thông tin giao dịch phái sinh của khối tự doanh vào ngày 20/5. Nổi bật trong phiên giữa tuần, khối này Bán (Short) 8.934 hợp đồng, mức cao nhất gần 2 tháng nay.

Nguồn: Tuần 4 – 8/7: Khối tự doanh tập trung gom nhóm ngân hàng tuần mua thứ ba liên tiếp, mở vị thế Bán (Short) hơn 2.000 tỷ đồng

1 Likes

Khẩu vị mới của ‘cá mập’ Dragon Capital trong cuộc đại cơ cấu danh mục

Trong giai đoạn thị trường biến động, nhà đầu tư cá nhân rơi vào trạng thái chán nản muốn rời bỏ sàn chứng khoán. Nếu chẳng may đang nắm giữ cổ phiếu, họ rỉ tai nhau những mẹo để bước qua giai đoạn khó khăn như “đóng bảng điện, xóa ứng dụng (app)…”. Còn với các nhà đầu tư tổ chức, đây lại là thời điểm vàng để cơ cấu danh mục.

Cổ phiếu phân bón, hóa chất, dầu khí được gom hàng nghìn tỷ đồng trong quý II

Với đầu tư, hoạt động cơ cấu danh mục thường xuyên diễn ra. Để đạt được hiệu suất tốt, các quỹ đầu tư phải đưa ra các quyết định loại bỏ cổ phiếu không còn đáp ứng tiêu chí, đã đến điểm chốt lời hay mua vào những mã còn nhiều tiềm năng.

Trên lý thuyết là vậy, song hoạt động cơ cấu danh mục của những quỹ đầu tư lớn không mấy dễ dàng. Khác với các quỹ đầu tư chỉ số như ETF, các quỹ chủ động phải mua vào bán ra những mã cổ phiếu với khối lượng lớn.

Quy mô giao dịch khủng sẽ tác động mạnh đến cung cầu trực tiếp cổ phiếu trên thị trường. Bởi vậy, mỗi giai đoạn đảo danh mục của quỹ lại thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.

Sau hai năm thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh kể từ đầu tháng 4. VN-Index lao dốc nhanh từ vùng trên 1.500 điểm xuống dưới ngưỡng 1.200 điểm, tác động tiêu cực lên tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.

Những phiên giảm sâu tăng sốc tác động không nhỏ lên tâm lý nhà đầu tư. Đi qua thời mua bán dễ dàng có lợi nhuận, những cá nhân tỏ ra chán nản với kênh đầu tư này, thậm chí muốn rời bỏ thị trường. Đáng nói đây là bộ phận chiếm tỷ trọng trên 80% thanh khoản của thị trường và vừa gia nhập cách đây không lâu.

Còn với những “cá mập”, các quỹ vẫn phải tìm ra phương án cơ cấu danh mục đầu tư để đạt kết quả tốt nhất. Hai nhóm cổ phiếu hút vốn ngoại mạnh nhất giai đoạn qua là rổ VN-Diamond (PNJ, MWG, FPT…) thông qua DCVFM VN Diamond ETF và các mã nhóm phân bón, hóa chất, dầu khí.

Những cổ phiếu nhóm phân bón, hóa chất, dầu khí được khối ngoại mua ròng mạnh nhất. Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp.

Dragon Capital đại cơ cấu danh mục

Cổ phiếu phân bón, hóa chất, dầu khí trở thành khẩu vị mới của quỹ ngoại trên thị trường. Xu hướng dòng tiền vào nhóm này biểu hiện rõ nét qua động thái cơ cấu danh mục đầu tư của nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý. Những cái tên mới xuất hiện trong Top10 khoản đầu tư lớn nhất khi những bluechip quen thuộc bị bán ra hạ tỷ trọng như HPG, VIC, SSI…

Theo dõi hai năm trở lại đây, gần đây nhất nhóm Dragon Capital mạnh tay cơ cấu danh mục vào tháng 5/2020 khi dịch COVID-19 bùng nổ và tháng 7/2021 trong làn sóng dịch thứ tư tại Việt Nam. Và giai đoạn này là một cuộc đại cải tổ của nhóm quỹ này.

Trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5, quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý liên tục bán ròng cổ phiếu, đưa tỷ trọng tiền mặt lên ngưỡng cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Tại ngày 19/5, quỹ lớn nhất thị trường này nắm giữ 184,5 triệu USD (4.288 tỷ đồng), tương đương 8,71% danh mục.

Tương tự như những lần trước đó, VEIL sớm giải ngân trở lại thị trường khi tỷ trọng tiền mặt vượt ngưỡng 5%. Thống kê trong khoảng thời gian từ ngày 19/5 đến ngày 16/6, quỹ lớn nhất thị trường giải ngân hơn 170 triệu USD (3.950 tỷ đồng). Tại ngày 16/6, tỷ trọng tiền mặt của quỹ giảm xuống còn 0,66%, tương đương hơn 14 triệu USD. Đây là lượng tiền mặt thấp nhất trong vòng 2 năm.

Cụ thể, nhóm quỹ Dragon liên tục mua vào DGC và DPM trong quý II và trở thành cổ đông lớn. Tại ngày 16/6, mã DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang đứng thứ 7 trong Top10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL với tỷ trọng 4,13%, cao hơn nhiều bluechip như VCB, TCB, DXG, VIC.

Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý. Nguồn: HL tổng hợp.

Không riêng VEIL, cổ phiếu DGC nằm trong Top10 khoản đầu tư lớn nhất của nhiều quỹ thành viên nhóm Dragon Capital như Vietnam Equity (UCITS) Fund (VEF), CTBC Vietnam Equity Fund, CTBC Vietnam Equity Fund. Báo cáo gần đây nhất, tại ngày 16/6, Vietnam Equity (UCITS) Fund (VEF) có quy mô hơn 311 triệu USD phân bổ 6,07% tài sản vào mã DGC, đứng thứ 4 trong danh mục.

Cùng với nhóm Dragon Capital, DGC cũng lọt mắt xanh một quỹ mới đến từ Đài Loan là Jih Sun Vietnam Opportunity Fund do VinaCapital tư vấn. Tại ngày 31/5, tỷ trọng của mã này đứng thứ ba trong danh mục với 5,73%.

Bên cạnh DGC, đại diện ngành phân bón là DPM cũng được nhóm Dragon Capital gom vào. Báo cáo tại ngày 22/6, nhóm quỹ sở hữu hơn 21,4 triệu cổ phiếu DPM, tương đương 6,16% vốn của TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí. Trong ngày 20/6, VEIL mua thêm 700.000 cp DPM, nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên hơn 4,2 triệu. CTBC Vietnam Equity Fund cũng đang cầm 10,1 triệu cổ phiếu DPM.

Ngoài DGC và DPM, hai đại diện nhóm dầu khí và phân bón là BSR và DCM liên tục được khối ngoại mua vào trong tháng 5 và 6. Riêng với DCM, cổ phiếu này trở thành tâm điểm của dòng tiền ngoại nhiều tháng qua.

Ước tính đến phiên 29/6, khối ngoại mua ròng hơn 183 tỷ đồng cổ phiếu DCM và 819,3 tỷ đồng với cổ phiếu BSR. Tính từ đầu quý II, khối ngoại gom trên 1.000 tỷ đồng hai cổ phiếu DPM và BSR, lần lượt là 1.457 tỷ đồng và 1.077 tỷ đồng. Giá trị mua ròng DCM và DGC cũng đạt 347,2 tỷ đồng và 336,3 tỷ đồng.

DGC và DPM đã được Dragon Capital công bố thông tin trở thành cổ đông lớn. Còn với BSR và DCM, theo nguồn tin riêng, đây cũng là hai cổ phiếu được nhóm quỹ mua mạnh. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch cụ thể là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số khi chưa thuộc diện công bố thông tin cổ đông lớn.

Nguồn: Khẩu vị mới của ‘cá mập’ Dragon Capital trong cuộc đại cơ cấu danh mục

1 Likes

Bộ Công an khẳng định 1 doanh nhân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là không chính xác

(NLĐO)- Bộ Công an khẳng định thông tin có cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật là tin đồn thất thiệt, không chính xác.

Ngày 11-7, trao đổi với Báo Người Lao Động, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết những ngày gần đây, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin có cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

image
Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô

“Bộ Công an khẳng định những thông tin do một số tài khoản mạng xã hội nêu trên là tin đồn thất thiệt, không chính xác. Hiện các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an đang tiến hành xác minh, làm rõ người có hành vi tung tin đồn thất thiệt để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”- Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh và đề nghị mọi người dân không tin, không nghe, không lan truyền các thông tin thất thiệt, đồng thời tiếp nhận các thông tin chính thống từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố và xử lý những cá nhân, doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thị trường tài chính, chứng khoán như lãnh đạo của tập đoàn Tân Hoàng Minh, tập đoàn FLC.

Tuy nhiên, lợi dụng việc Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án trên, một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, được cho là vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp khác (chủ yếu trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản), thu hút lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội; xuất hiện những bình luận, chia sẻ cho rằng thời gian tới cơ quan chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp này, tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Sau đó, Bộ Công an đã xử lý một số người theo quy định của pháp luật về hành chính và hình sự có hành vi đưa tin thiếu kiểm chứng, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh.

Nguồn bài viết: Bộ Công an khẳng định 1 doanh nhân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là không chính xác - Báo Người lao động

Tin sáng 11-7: Vé máy bay dự kiến cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt; Phạt 25 triệu nếu không phân loại rác

TTO - Bộ Xây dựng kiểm tra kinh doanh bất động sản tại 4 địa phương; Mức sinh trung bình tại Việt Nam đang tăng trở lại; Cảnh báo công dân xuất cảnh trái phép bị cưỡng bức lao động… là một số tin đáng chú ý hôm nay.

Ảnh: quochoi.vn

Khai mạc phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phiên họp sẽ diễn ra trong 2 ngày, khai mạc hôm nay 11-7 và bế mạc vào ngày 12-7; xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025; cho ý kiến về báo cáo kết quả khảo sát tiến độ xây dựng tuyến đường Trường Sơn Đông.

Xem xét báo cáo công tác dân nguyện; và dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.

Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban công tác đại biểu. Đồng thời, sẽ tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Bộ Xây dựng kiểm tra kinh doanh bất động sản tại 4 địa phương

Bộ Xây dựng vừa quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về nhà ở và kinh doanh bất động sản tại các tỉnh: Đồng Nai, Phú Thọ, Hưng Yên và Thừa Thiên Huế.

Tin sáng 11-7: Vé máy bay dự kiến cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt; Phạt 25 triệu nếu không phân loại rác - Ảnh 2.

Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục cần thiết, chủ đầu tư đã cho xây dựng hoàn hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt tỉ lệ khoảng 60% và xây dựng hoàn thiện phần thô 488 căn nhà ở Đồng Nai, ảnh chụp tháng 6-2021 - Ảnh: A LỘC

Bộ Xây dựng sẽ rà soát nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các tỉnh, kết quả thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; việc bố trí, quản lý sử dụng quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; vấn đề huy động vốn, xét duyệt, bán, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; cải tạo chung cư cũ tại các tỉnh.

Đánh giá tổng quan phát triển thị trường các tỉnh giai đoạn 2016-2020; danh mục các sàn giao dịch bất động sản đủ điều kiện hoạt động, việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; tình hình triển khai các dự án biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng; số lượng dự án được cấp phép bán nhà hình thành trong tương lai, bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai; tồn kho tại các thị trường; vấn đề xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tại các tỉnh.

Mức sinh trung bình tại Việt Nam đang tăng trở lại

Hôm nay 11-7 là Ngày dân số thế giới. Theo dự báo, năm 2022 dân số thế giới đạt khoảng 8 tỉ người.

Tin sáng 11-7: Vé máy bay dự kiến cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt; Phạt 25 triệu nếu không phân loại rác - Ảnh 3.

Nhóm lớp trẻ tại một trường mầm non ở Hà Nội - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Tại Việt Nam, hơn 60 năm qua, chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người Việt đã tăng 33,7 năm từ 40 tuổi (1960) lên 73,7 (2020).

Tuy nhiên, sau nhiều năm đạt mức sinh 2,09 con/phụ nữ, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), mức sinh tăng rất cao trở lại, nơi cao nhất là 2,97 con, cụ thể:

  • Khu vực nông thôn: từ 2,11 con (năm 2010) nay tăng lên 2,29 con (năm 2020);

  • Đồng bằng sông Hồng: từ 2,04 con (2010) lên 2,34 con (2020).

Vé máy bay dự kiến từ cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ Online, giá vé máy bay giai đoạn giữa tháng 7 đến 15-8 vẫn neo ở mức khá cao, nhất là chặng bay Hà Nội - TP.HCM, TP.HCM - Phú Quốc…

Nếu mua vé khứ hồi chặng bay Hà Nội - TP.HCM cuối tháng 7, một vé khứ hồi của Vietnam Airlines dao động 4,5 - 7 triệu đồng; Bamboo Airways, Vietjet từ 3,7 - 4,5 triệu đồng.

Tin sáng 11-7: Vé máy bay dự kiến cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt; Phạt 25 triệu nếu không phân loại rác - Ảnh 4.

Hành khách đi du lịch dịp hè bằng máy bay tăng mạnh - Ảnh: C.TRUNG

“Với thu nhập trung bình 7 - 10 triệu đồng/tháng, nhiều khách hàng sẽ không dám mua vé đi chơi dịp hè vì giá quá cao”, anh Tâm - chủ đại lý vé máy bay tại quận Tân Bình, TP.HCM - nhận định.

Một lãnh đạo thương mại của hãng bay cho biết dựa trên tỉ lệ đặt vé trên hệ thống, hãng bay dự báo nhu cầu kỳ nghỉ hè sẽ tăng đột biến trong 2 tuần tới, kết thúc cuối tháng 7.

Lý do, sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, nhiều gia đình đi chơi ào ạt, giải tỏa căng thẳng thi cử. Sau đó, xu hướng vé giảm giá từ cuối tháng 7 đến tháng 9.

Hiện các hãng đang chủ động mở thêm vé rẻ dịp thấp điểm, thậm chí có thể bán vé Tết sớm để tạo dòng tiền duy trì hoạt động.

Không phân loại rác có thể bị phạt tới 25 triệu đồng

Hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi. Còn không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng…

Đây là những nội dung trong nghị định 45/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường vừa được Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 25-8.

Tin sáng 11-7: Vé máy bay dự kiến cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt; Phạt 25 triệu nếu không phân loại rác - Ảnh 5.

Bà Mai Thị Ngọc Thảo (phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM) phân loại rác tại nhà - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngoài ra, việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở xử lý chất thải theo quy định cũng bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo nghị định này là 1 tỉ đồng đối với cá nhân và 2 tỉ đồng đối với tổ chức. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm.

Cảnh báo tình trạng công dân xuất cảnh trái phép bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản

Ngày 10-7, thông tin từ Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, nắm bắt được nhu cầu tìm kiếm lao động của một số cơ sở nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) tại Campuchia; nhiều đối tượng xấu đã đăng tải các tin, bài tuyển dụng lao động trên mạng xã hội hoặc trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc, với những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao, thậm chí còn cho “ứng trước” tiền để lo chi phí xuất cảnh, khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy.

Tin sáng 11-7: Vé máy bay dự kiến cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt; Phạt 25 triệu nếu không phân loại rác - Ảnh 6.

Một nhóm người nhập cảnh trái phép bị giữ tại Đồn biên phòng cửa khẩu Mộc Bài - Ảnh: CHÂU TUẤN

Thủ đoạn của các đối tượng là tìm cách chiếm được lòng tin của người lao động, sau đó đưa người lao động xuất cảnh sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch và trái phép.

Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo… trên không gian mạng; bị cưỡng ép lao động từ 12 - 16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000 - 30.000 USD.

Đối tượng cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các đối tượng người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.

Công an thành phố Hải Phòng cho biết, người dân liên hệ với trung tá Khúc Thanh Tuấn, đội trưởng Đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hải Phòng, số điện thoại: 0985627799 khi có thông tin về các đối tượng trên.

Nguồn bài viết: Tin sáng 11-7: Vé máy bay dự kiến cuối tháng 7 sẽ hạ nhiệt; Phạt 25 triệu nếu không phân loại rác - Tuổi Trẻ Online

Tin thế giới 11-7: ‘Hồ sơ Uber’ gọi tên Tổng thống Macron; 11 ứng viên tranh ghế Thủ tướng Anh

TTO - Tọa đàm giữa nghị sĩ Nghị viện châu Âu và các đại sứ Việt Nam; số ứng viên thông báo chạy đua tranh cử thay thế Thủ tướng Johnson tăng lên 11… là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 11-7.

Tin thế giới 11-7: Hồ sơ Uber gọi tên Tổng thống Macron; 11 ứng viên tranh ghế Thủ tướng Anh - Ảnh 1.

Giới tài xế taxi ở Pháp từng phản đối mạnh mẽ sự tham gia của Uber. Trong ảnh là dòng chữ “Uber biến đi” trên chiếc taxi tham gia biểu tình ở Paris - Ảnh: AFP

  • Tổng thống Pháp từng chống lưng Hãng Uber? Ngày 10-7, một loạt tài liệu nội bộ của Hãng Uber đã bị rò rỉ cho báo The Guardian (Anh) và được chia sẻ với Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cũng như hàng chục hãng tin khác cho thấy các chiến lược của công ty này để mở rộng ra toàn cầu, ngay cả khi công ty phải phá vỡ một số quy tắc. Vụ rò rỉ, được gọi chung là “Hồ sơ Uber”, bao gồm hơn 124.000 tài liệu kéo dài từ năm 2013 - 2017.

Theo The Guardian, vụ rò rỉ “cho thấy cách Uber cố gắng tăng cường sự ủng hộ bằng cách bí mật tiếp cận các thủ tướng, tổng thống, tỉ phú, nhà tài phiệt và các ông trùm truyền thông”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là đã “hỗ trợ chiến dịch vận động hành lang của Uber nhằm giúp họ phá vỡ ngành công nghiệp taxi của Pháp” khi ông còn là bộ trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2016.

  • Theo TTXVN, trong hai ngày 8 và 9-7, tại thị trấn Mikulov thuộc vùng Nam Morava của Cộng hòa Czech, đã diễn ra cuộc gặp và tọa đàm giữa nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP) Jan Zahradil với các đại sứ Việt Nam tại một số nước châu Âu (Cộng hòa Czech, Áo, Ba Lan, Slovakia và Bỉ) cùng ban lãnh đạo Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu.

Nghị sĩ EP Jan Zahradil bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như mối quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) nói chung và mối quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Czech nói riêng.

  • Số ứng viên muốn trở thành thủ tướng Anh đã lên đến 11. Ngày 10-7, Ngoại trưởng Anh Liz Truss thông báo ứng cử vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ và trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Anh Boris Johnson.

“Tôi ứng cử vì tôi có thể lãnh đạo, đưa ra và thực hiện những quyết định khó khăn. Tôi có tầm nhìn rõ ràng về nơi chúng ta cần đến cùng kinh nghiệm và quyết tâm để đưa chúng ta đến nơi đó” - bà Liz Truss cho biết trên báo Daily Telegraph.

Tuần trước, Thủ tướng Johnson thông báo sẽ từ chức sau khi xử lý sai sót một vụ bê bối khiến hàng loạt bộ trưởng từ chức, nổ “phát súng” khởi đầu cho một cuộc chạy đua gay go để thay thế ông.

Theo Hãng tin AFP, trong số các ứng viên có nhiều bộ trưởng và cựu bộ trưởng như Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps, Bộ trưởng Tài chính Nadhim Zahawi, cựu ngoại trưởng Jeremy Hunt…

Vắc xin COVID-19 mũi 4 có hiệu quả rất cao với người lớn tuổi

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một nghiên cứu mới do Đại học Tel Aviv và Đại học Ben Gurion Negev của Israel thực hiện, phối hợp với Bộ Y tế nước này, cho thấy mũi vắc xin thứ 4 phòng dịch COVID-19 đã tạo ra hiệu quả cao đối với những người có tuổi.

Nghiên cứu, dựa trên số liệu của gần 40.000 người đang được chăm sóc tại 1.000 cơ sở chăm sóc người cao tuổi thuộc Bộ Y tế Israel quản lý, trải đều trên khắp cả nước, đã đăng trên tạp chí y học JAMA.

Kết quả cho thấy, những người lớn tuổi - nhóm dân cư có nguy cơ cao mắc COVID-19 - được tiêm bổ sung mũi vắc xin thứ 4 của Pfizer đã giảm được 34% nguy cơ nhiễm biến thể Omicron, giảm 64-67% nguy cơ phải nhập viện nếu bị mắc bệnh và giảm 72% nguy cơ tử vong do căn bệnh này gây ra.

Tin thế giới 11-7: Hồ sơ Uber gọi tên Tổng thống Macron; 11 ứng viên tranh ghế Thủ tướng Anh - Ảnh 3.

Kiểm phiếu sau bầu cử Thượng viện ở Nhật ngày 10-7 - Ảnh: REUTERS

  • Đảng của cố thủ tướng Abe Shinzo chắc chắn sẽ giành chiến thắng lớn. Theo Hãng tin AP, các cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản vào ngày 10-7 cho thấy Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của cố thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo chắc chắn sẽ giành chiến thắng lớn.

Kết quả thăm dò của Đài truyền hình NHK cho thấy LDP và đối tác Komeito trong liên minh cầm quyền có thể cùng nhau giành được tới 83/125 ghế được bầu. Thượng viện Nhật Bản có tổng cộng 248 ghế, với một nửa số ghế được bầu lại sau 3 năm.

  • Ngày 10-7, các quan chức Nigeria cho biết số người chết trong vụ lật thuyền vào tối 8-7 ở thủ đô thương mại Lagos của Nigeria đã tăng lên 15 người, với nhiều thi thể đã được đưa lên bờ.

  • 19 người thiệt mạng sau khi những kẻ tấn công có vũ trang xả súng vào các khách hàng trong 2 quán bar ở Soweto và TP Pietermaritzburg của Nam Phi. Theo Hãng tin AFP ngày 10-7, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã lên án các vụ xả súng này là “không thể chấp nhận được và đáng lo ngại”.

  • Người biểu tình Sri Lanka không chịu rời khỏi dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa vào ngày 10-7, một ngày sau khi họ tìm cách xông vào nhà của ông, buộc ông phải chạy đi lánh nạn và tuyên bố ông sẽ từ chức. “Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn chưa kết thúc” - Lahiru Weerasekara, người dẫn đầu nhóm sinh viên biểu tình, tuyên bố.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 11-7: 'Hồ sơ Uber' gọi tên Tổng thống Macron; 11 ứng viên tranh ghế Thủ tướng Anh - Tuổi Trẻ Online

Giá lợn tăng vọt: Nông dân vui mừng hết lỗ, các doanh nghiệp quy mô như Dabaco, HAGL, Masan MEALife… cũng kỳ vọng lãi lớn

Giá lợn tăng vọt: Nông dân vui mừng hết lỗ, các doanh nghiệp quy mô như Dabaco, HAGL, Masan MEALife… cũng kỳ vọng lãi lớn

Trước diễn biến trên, nhiều hộ chăn nuôi hào hứng chia sẻ đã chuyển từ lỗ sang lãi. Riêng với các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn, kỳ vọng tăng trưởng đã nhanh chóng phản ánh vào thị giá cổ phiếu trên thị trường. Tuần qua, bất chấp thị trường chung biến động giảm mạnh, các mã HAG của Hoàng Anh Gia Lai, DBC của Dabaco, BAF của CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam vẫn duy trì mốc giá ổn định, thanh khoản tăng mạnh.

Ghi nhận tuần qua, giá lợn tiếp tục tăng vọt. Trong đó, tại một số thủ phủ chăn nuôi như Bắc Giang, Hưng Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… giá lợn hơi tăng vọt 4.000 - 5.000 đồng/kg, cao nhất khoảng 62.000 đồng/kg. Tương tự ở phía Nam, giá lợn trung bình dao động từ 63.000-73.000 đồng/kg, tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 6.

Được biết, giá lợn hơi có xu hướng tăng mạnh là bởi thời gian trước gặp dịch bệnh, nhiều trại nuôi bán tháo khi lợn mới chỉ 60-80kg đã bán. Đến nay, nguồn cung thiếu hụt đẩy giá lợn hơi tăng cao. Ngoài ra, giá chăn nuôi tiếp tục được điều chỉnh tăng đẩy giá bán thịt lợn tăng theo.

Ở thị trường lớn lân cận, tính từ đầu tháng 7, giá lợn của Trung Quốc đã vọt lên mức trung bình 71.300 đồng/kg, cao hơn mức cao nhất của heo hơi Việt. Nguyên nhân, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trở lại tại Trung Quốc sau nới lỏng lệnh phong tỏa tại Thượng Hải, Bắc Kinh đã đẩy giá heo tại thị trường tăng mạnh.

Trước diễn biến trên, nhiều hộ chăn nuôi hào hứng chia sẻ đã chuyển từ lỗ sang lãi. Riêng với các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn, kỳ vọng tăng trưởng đã nhanh chóng phản ánh vào thị giá cổ phiếu trên thị trường. Tuần qua, bất chấp thị trường chung biến động giảm mạnh, các mã HAG của Hoàng Anh Gia Lai, DBC của Dabaco, BAF của CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam vẫn duy trì mốc giá ổn định, thanh khoản tăng mạnh.

Giá lợn tăng vọt: Nông dân vui mừng hết lỗ, các doanh nghiệp quy mô như Dabaco, HAGL, Masan MEALife… cũng kỳ vọng lãi lớn - Ảnh 1.

Điểm qua về tình hình kinh doanh các đơn vị trên, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) cho biết tính đến cuối tháng 5/2022 đã hoàn thiện 9 cụm chuồng trại để duy trù nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

Trong đó, tự chủ được nguyên liệu và sản xuất thức ăn đầu vào khiến Công ty hưởng lợi trong bối cảnh hiện nay, bất chấp nhiều đơn vị cùng ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, giá thành sản xuất tại HAGL theo chia sẻ gần nhất của lãnh đạo chỉ vào khoảng 38.000 đồng/kg.

5 tháng đầu năm, mảng chăn nuôi HAGL đạt 326 tỷ đồng. Tương ứng, tổng doanh thu thuần (tính tổng các mảng) tính đến hết ngày 31/5/2022 là 1.475 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 431 tỷ đồng - gấp 3,4 lần con số cả năm ngoái.

Còn Dabaco (DBC), được biết đến là doanh nghiệp lớn trong mảng chăn nuôi lợn với hệ thống trang trại lớn trải dài ở các tỉnh phía Bắc, cung ứng hàng vạn lợn giống thương phẩm mỗi năm.

Tính đến cuối năm 2021, chi nhánh Lạc Vệ tại Bắc Ninh hiện nuôi 2.200 lợn nái, cung ứng 60.000 lợn giống thương phẩm; chi nhánh DBC Hải Phòng đang nuôi 2.200 con nái cơ bản, cung ứng 60.000 lợn giống thương phẩm; chi nhánh Hà Nam đang có 3.200 lợn nái, cung ứng 90.000 lợn giống thương phẩm, chi nhánh Phú Thọ với 4.800 lợn nái… Ngoài ra, Công ty hiện đang có chi nhánh lợn giống hạt nhân tại Bắc Ninh với 4.500 lợn giống gốc, lợn giống cụ kỵ, ông bà các chủng loại như Duroc, Pietrain… lượng cung ứng lên đến 55.000 – 60.000 giống nuôi thịt hàng năm. Năm 2021, DBC đã hoàn tất đầu tư (~1.000 tỷ đồng) trang trại tại Tuyên Quang với quy mô 2.000 con lợn nái, dự kiến cung ứng 60.000 lợn giống thương phẩm mỗi năm.

Kết thúc quý đầu năm, DBC ghi nhận doanh thu tăng hơn 13% lên 2.806 tỷ đồng. Khác với HAGL, giá vốn tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận gộp giảm 60% xuống 254 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 8,6 tỷ đồng, bằng 2,3% cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất tính từ quý 2/2019 của Công ty.

DBC lý giải diễn biến phức tạp của cuộc chiến Nga – Ukraine đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào như ngô, lúa mì, đậu tương… bị thiếu hụt nghiêm trọng. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng cùng khó khăn, cản trở từ dịch bệnh đã khiến chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi lại không tăng.

image

Dù chỉ vừa thành lập từ năm 2017, BAF đã đặt tầm nhìn sẽ trở thành DN thuộc Top 3 công ty chăn nuôi tại Việt Nam. Trong đó, Công ty chú trọng heo giống, và từng bước hoàn thiện chuỗi khép kín 3F. Tính đến cuối năm 2021, BAF sở hữu hệ thống trang trại với quy mô 14 chuồng trại, tổng 130.000 con heo. Công ty cũng vận hành 2 nhà máy thức ăn chăn nuôi với công suất 260.000 tấn/năm.

Năm 2022, BAF chủ trương hoàn thiện mảng ghép cuối cùng là “Food” trong chuỗi khép kín của mình. Từ đầu tháng 7/2022, BaF đã triển khai phân phối sản phẩm thịt mát được truy xuất nguồn gốc rõ ràng đến tay người tiêu dùng. Trước đó từ tháng 6/2022, BaF cũng đã bắt tay với ông lớn trong ngành thương mại điện tử là Sen Đỏ để triển khai bán thịt online trên nền tảng này.

Kết thúc quý đầu năm, doanh thu chăn nuôi của BAF tăng gần gấp đôi lên 294 tỷ đồng. Dù vậy, do mảng bán nông sản giảm khiến tổng doanh thu giảm đến 38% so với cùng kỳ. Chi phí tăng cao cũng kéo lùi lợi nhuận quý đầu năm của BAF, giảm 6% xuống gần 88 tỷ đồng.

Giá lợn tăng vọt: Nông dân vui mừng hết lỗ, các doanh nghiệp quy mô như Dabaco, HAGL, Masan MEALife… cũng kỳ vọng lãi lớn - Ảnh 3.

Cuối cùng, nằm trong hệ sinh thái lớn của Tập đoàn Masan, Masan MEATLife (MML) cũng dự hưởng lợi đáng kể từ việc giá lợn tăng. Thực tế, điều này Công ty đã sớm dự báo, ghi nhận tại giải trình KQKD quý 1/2022, ban lãnh đạo MML đánh giá diễn biến thịt lợn đã tiến vào vùng ổn định trong quý 1 và kỳ vọng sẽ tăng vào cuối năm do tác động của lạm phát. Doanh nghiệp đặt mục tiêu cải thiện biên EBITDA, mở rộng mảng kinh doanh qua phát triển nguồn cung biền vững, nâng cao công suất sử dụng, đưa sản phẩm vào hệ thống WinCommerce và đa dạng hóa danh mục thịt chế biến.

Được biết, MML bắt đầu tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi heo từ năm 2016 bằng việc xây dựng và vận hành trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao có tổng diện tích trên 223ha tại Nghệ An. Với vốn đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng, trang trại có khả năng cung cấp 250.000 con heo mỗi năm.

Để hoàn thiện mô hình tích hợp 3F trong chuỗi giá trị thịt và có thể phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm thịt, cuối năm 2018, MML cũng đã đưa vào vận hành khu liên hợp chế biến thịt đầu tiên tại tỉnh Hà Nam và ra mắt thương hiệu thịt mát MEATDeli tại Hà Nội và các vùng lân cận. Sản phẩm MEATDeli sau đó đã được ra mắt tại Tp.HCM và các vùng lân cận vào tháng 9 năm 2019.

Nguồn bài viết: Giá lợn tăng vọt: Nông dân vui mừng hết lỗ, các doanh nghiệp quy mô như Dabaco, HAGL, Masan MEALife… cũng kỳ vọng lãi lớn

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779 nghìn tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 797,13 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ước tính từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt khoảng 180 nghìn tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng 8,1% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.651 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 5/2022 và giảm 2,1% so với tháng 6/2021.

image

Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt được kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm nay.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR3L, SVR10, SVRCV60, RSS3… Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 58,71% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 351,82 nghìn tấn, trị giá 609,19 triệu USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 350,75 nghìn tấn, trị giá 606,66 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 13,8% về trị giá.

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu cũng đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280), SVR10, cao su tổng hợp, SVR20, SVR5…

Đáng chú ý, Việt Nam trở thành thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 797,13 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022 chiếm 14,3%, thấp hơn so với mức 15% của 5 tháng đầu năm 2021.

Tuy đạt được kết quả khả quan, ngành cao su cần giải quyết những nút thắt trong phát triển. Ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends, cho hay hiện nay cao su đại điền (các công ty cao su nhà nước) đạt 455.000 ha, tương đương gần 48% tổng diện tích cao su của cả nước. Phần còn lại 477.000 ha, tương đương 52% là cao su của các hộ dân, hay còn gọi là cao su tiểu điền.

Trong một thập kỷ qua, diện tích cao su đại điền liên tục giảm, bình quân mỗi năm giảm 10.000 – 20.000 ha, do các công ty chuyển đổi cây cao su sang trồng cây khác, hoặc phát triển công nghiệp. Điều này dẫn đến sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Lào và Campuchia để phục vụ chế biến các sản phẩm cao su.

Thy Lê
Thời báo kinh doanh

1 Likes

Ồ chào bác đến với topic :))))

1 Likes

Làm rõ 10 người tung tin thất thiệt việc chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh

TTO - Bộ Công an đã xác định được danh tính người đưa thông tin thất thiệt và chuyển hồ sơ sang Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội để xử lý theo quy định pháp luật.

Làm rõ 10 người tung tin thất thiệt việc chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh - Ảnh 1.

Trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - Ảnh: Q.VINH

Chiều 11-7, trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - cho biết lực lượng chức năng Bộ Công an đã xác minh, làm rõ và chuyển hồ sơ sang Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội xử lý theo quy định pháp luật Tô Vỹ Hoàn (38 tuổi, trú phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hoàn được xác định có hành vi đưa thông tin thất thiệt liên quan đến Tập đoàn Vingroup, ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán.

Hiện cơ quan chức năng cũng đang xác minh, làm rõ xử lý theo quy định với 9 người khác tại 7 tỉnh thành vì đưa thông tin thất thiệt về ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup, bị cấm xuất cảnh.

Sáng cùng ngày, trung tướng Tô Ân Xô khẳng định những thông tin đăng tải trên mạng xã hội về một người đứng đầu doanh nghiệp lớn đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là thông tin không chính xác.

Theo ông Xô, những ngày gần đây, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin có cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

“Bộ Công an khẳng định những thông tin từ một số tài khoản mạng xã hội nêu trên là tin đồn thất thiệt, không chính xác. Hiện các cục nghiệp vụ của Bộ Công an đang tiến hành xác minh, làm rõ người có hành vi tung tin đồn thất thiệt để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”, ông Xô thông tin.

Bộ Công an đề nghị mọi người dân không tin, không nghe, không lan truyền các thông tin thất thiệt; tiếp nhận các thông tin chính thống từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trước đó, thông tin về việc một người đứng đầu tập đoàn lớn bị cấm xuất cảnh vì đang bị điều tra loan ra sau khi Bộ Công an bắt chủ tịch Tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh. Mới đây nhất, ngày 10-7, thông tin này tiếp tục rộ lên trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.

Cùng với đó, mạng xã hội cũng loan tin đồn một số cá nhân là người đứng đầu ngân hàng, tập đoàn lớn khác bị khởi tố.

Việc bịa đặt thông tin người đứng đầu những tập đoàn, doanh nghiệp lớn bị bắt, bị cấm xuất cảnh không những để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế, làm thiệt hại cho nhiều tổ chức, cá nhân và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Mới đây, một Facebooker có lượng người theo dõi lớn đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì tung tin thất thiệt liên quan đến chủ doanh nghiệp bị bắt làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Nguồn bài viết: Làm rõ 10 người tung tin thất thiệt việc chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

30.578 tỷ trái phiếu phát hành trong tháng 6, lãi suất cao nhất 9,5%

Tính riêng ngân hàng, nhóm này phát hành 25.500 tỷ đồng trong tháng 6. Nhóm này chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất đạt hơn 80% khối lượng phát hành trong tháng…

Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long phát hành trái phiếu có lãi suất cao nhất là 9,35%/năm.

Dữ liệu từ FiinGroup cho thấy, trong tháng 6 đã có 30.578,18 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ở thị trường trong nước và 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần. So với tháng liền kề trước đó, giá trị phát hành giảm đâu đó 5.000 - 6.000 tỷ.

Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất đạt 9.455 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam phát hành 7.000 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông 2.800 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 2.730 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam 1.400 tỷ đồng; Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam phát hành 1.000 tỷ đồng.

Tính riêng ngân hàng, nhóm này phát hành 25.500 tỷ đồng trong tháng 6. Nhóm này chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất đạt hơn 80% khối lượng phát hành trong tháng.

Nguồn: MBS

Về lãi suất, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long phát hành trái phiếu có lãi suất cao nhất là 9,35%/năm.

Ở thị trường Trái phiếu Chính phủ, Kho bạc Nhà nước phát hành thành công 17.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong kỳ với lợi suất trúng thầu nhích tăng so với tháng trước.

Trong tháng 6, diễn biến phát hành trái phiếu có phần cải thiện so với tháng 5. Trong 35.000 tỷ đồng chào bán, có 17.575 tỷ đồng trái phiếu được huy động thành công, tỷ lệ 50%. Phần lớn khối lượng trúng thầu vẫn xảy ra ở 2 kỳ hạn chính là 10 năm và 15 năm.

Ngân hàng Chính sách Xã hội chào bán 5.500 tỷ đồng trái phiếu ở kỳ hạn 3 năm trong tháng, trong đó có 2.100 tỷ đồng được huy động. Tuy vậy, Kho bạc Nhà nước mới chỉ phát hành được tổng cộng 74.087 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong 6 tháng đầu năm, đạt 19% kế hoạch năm.

Mức lợi suất trúng thầu của các trái phiếu tăng mạnh so với cuối tháng 5. Lợi suất kỳ hạn 10N và 15N lần lượt là 2,48%/năm và 2,78%/năm, cả 2 kỳ hạn đều tăng 14 điểm cơ bản so với cuối tháng 5. Lợi suất kỳ hạn 5N tăng mạnh 31 điểm cơ bản lên mức 2,7%/năm. Trong khi lợi suất kỳ hạn 3N ghi nhận là 2,4%/năm.

KBSV dự báo lợi suất trái phiếu Chính phủ sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong các tháng tới khi nhu cầu phát hành trái phiếu của kho bạc Nhà nước sẽ tăng theo kế hoạch tăng tốc giải ngân đầu tư công hỗ trợ nền kinh tế.

Tại thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng nhẹ trong tháng. Khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường thứ cấp đi ngang so với tháng trước với tỷ trọng giao dịch outright tăng dần. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 503 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong tháng.

Cuối tháng 6, lợi suất kỳ hạn 10N đang ở mức 3,37%/năm, tăng 12 điểm cơ bản so với tháng trước đồng thời lợi suất kỳ hạn 2N hiện đang ở mức 2,27%/năm, tăng 14 điểm cơ bản. Đường cong lợi suất đang tiếp tục xu hướng tăng dần kể từ đầu năm.

Giao dịch trên thị trường trái phiếu thứ cấp tiếp tục tình trạng ảm đạm so với tháng trước với khối lượng giao dịch bình quân ngày đạt gần 7,6 nghìn tỷ đồng, không thay đổi so với tháng trước. Trong đó, giao dịch outright tăng trở lại chiếm 62% khối lượng trong kỳ với 103 nghìn tỷ đồng. Bình quân giao dịch 4,7 nghìn tỷ đồng/ngày, tăng 20% so với bình quân tháng trước. Khối lượng giao dịch repos bình quân giảm 23% so với tháng 5, đạt 3 nghìn tỷ đồng/ngày.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 503 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong tháng. Khối ngoại đã bán ròng tổng cộng 2.850 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2022 và bán ròng 1.900 tỷ đồng trong 12 tháng gần nhất.

Nguồn bài viết: 30.578 tỷ trái phiếu phát hành trong tháng 6, lãi suất cao nhất 9,5% - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TP.HCM xử phạt công ty truyền thông FBNC hoạt động như báo chí 350 triệu đồng

Đây là trường hợp xử phạt hành chính đầu tiên trong hoạt động báo chí mà không có giấy phép kể từ khi Nghị định 119 được ban hành dành cho Công ty FBNC…

Đây là trường hợp xử phạt hành chính đầu tiên trong hoạt động báo chí mà không có giấy phép kể từ khi Nghị định 119 được ban hành.

Ngày 8/7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền lên tới 350 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Truyền thông và Ứng dụng công nghệ thông tin FBNC (Công ty FBNC). Mặc dù chưa được cấp phép, Công ty FBNC tự danh xưng ban biên tập, phóng viên, xuất bản định kỳ các chuyên mục theo chủ đề, sản xuất tin bài có tính chất báo chí để đăng tải, phát trên kênh truyền hình kinh tế - tài chính - tin tức.

Trước đó từ tháng 1/2022, Công ty FBNC đã thực hiện việc cung cấp thông tin theo loại hình báo chí, như sử dụng biểu tượng (logo) là tên kênh truyền hình của cơ quan báo chí, danh xưng Ban biên tập, phóng viên, xuất bản định kỳ các chuyên mục theo chủ đề, sản xuất tin bài có tính chất báo chí để đăng tải, phát trên kênh truyền hình kinh tế - tài chính - tin tức.

Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM kiểm tra, kịp thời phát hiện và tiến hành làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính về hoạt động báo chí không có giấy phép. Đồng thời yêu cầu Công ty FBNC phải gỡ bỏ các nội dung thông tin vi phạm, điều chỉnh hoạt động sản xuất tin bài và phương thức cung cấp thông tin trên mạng Internet.

Sau khi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, Công ty FBNC đã nhận thức hành vi vi phạm, đồng thời thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với hoạt động cung cấp thông tin trên mạng Internet theo quy định pháp luật.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, đây là trường hợp xử phạt hành chính đầu tiên trong hoạt động báo chí mà không có giấy phép kể từ khi Nghị định được ban hành dành cho Công ty FBNC…

Trước đó vào tháng 5/2022, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cũng đã ký quyết định xử phạt Công ty FBNC về hành vi cung cấp trang thông tin điện tử tổng hợp khi chưa có cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp với mức phạt 50 triệu đồng.

Thực tế hiện nay, có rất nhiều trang tin điện tử, mạng xã hội cử nhân viên đi họp báo tự xưng phóng viên, nhà báo và chất vấn doanh nghiệp; thậm chí, viết bài theo chiều hướng thông tin “lá cải”, “câu view” đời tư, bịa đặt hoặc “đánh đấm” doanh nghiệp để bắt ép mua bài PR, quảng cáo. Đặc biệt là hành vi tống tiền, liên kết nhiều trang tin và “phóng viên tự xưng” để thực hiện đăng nhiều thông tin không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đến báo chí và hoạt động báo chí.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường quản lý, chấn chỉnh và xử lý nghiêm trong hoạt động báo chí, theo chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí trên địa bàn thành phố, thời gian tới Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, mời làm việc, xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin truyền thông, nhất là mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp có dấu hiệu “báo hoá” của một số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để áp dụng chế tài, xử lý đủ mạnh, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản có nhiều điểm mới, tăng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cho Sở thông tin và truyền thông các địa phương.

  • Phạt tiền lên đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
  • Tăng mức phạt đối với hành vi mạo danh nhà báo, phóng viên… có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng;
  • Riêng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi thì mức phạt từ 20 - 40 triệu đồng;
  • Cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt lên đến 60 triệu đồng;
  • Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng;
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; hoặc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên: Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.
  • Đặc biệt, có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng.

Nguồn bài viết: TP.HCM xử phạt công ty truyền thông FBNC hoạt động như báo chí 350 triệu đồng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 11/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. VIC: Bộ Công an xác minh, xử lý 9 đối tượng đưa tin thất thiệt về Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng

  2. HPG: Sẽ “lỗ chênh lệch tỷ giá” do đánh giá lại khoản vay bằng USD khi tỷ giá USD/VND 6 tháng đầu năm tăng cao?

  3. BSR: Ước doanh thu 6 tháng tăng 77% lên hơn 87.000 tỷ đồng, sẽ triển khai bảo dưỡng tổng thể giữa 2023

  4. HPG: Bán ròng hơn 5.700 tỷ đồng từ đầu năm, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại HPG đã giảm từ 23,64% xuống còn 20,45% tương ứng gần 915 triệu cp (khoảng 20.500 tỷ đồng)

  5. FLC: Quảng Ngãi muốn thu hồi 9 dự án 18.000 tỉ đồng của FLC

  6. FLC: Điểm mặt các dự án “tai tiếng” của Tập đoàn FLC

  7. Mirae Asset: VHM, VRE và VIC có khả năng duy trì động lực tăng trưởng dài hạn

_

😎 DDV: Ngành phân bón thăng hoa, Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) báo lãi kỷ lục hơn 4.000 tỷ đồng sau 6 tháng, vượt cả năm 2021

  1. VinFast sắp khai trương 6 showroom tại Mỹ, mở đầu cho kế hoạch mở 60 showroom trong năm nay

  2. BSR: Bổ nhiệm 2 tân Phó Tổng Giám đốc

  3. PV Power sẽ đưa cổ phiếu Thủy điện Đakđrinh lên giao dịch tại UpCom

  4. PGI: Doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch trong 6 tháng đầu năm

  5. JVC: Cổ phiếu mất giá, đại gia bất ngờ hủy thương vụ 200 tỷ đồng

  6. MSN: Tập đoàn Masan sắp chi 3.500 tỷ đồng làm dự án công nghiệp thực phẩm tại Hậu Giang

  7. TCB: Techcombank liệu có đang bị tụt lại trên “đường đua Banca” sau khi giành lại được vị trí số 2 trong năm ngoái?

  8. HAX: Lãi công ty mẹ Haxaco quý II gấp gần 13 lần cùng kỳ, hàng tồn kho giảm mạnh

  9. DVM: Được chấp thuận niêm yết trên HNX

  10. YEG: Lộ diện nhóm nhà đầu tư sẽ rót 800 tỷ vào Yeah1

  11. Kinh Bắc có thêm công ty con ở Quảng Ninh với vốn điều lệ 250 tỷ đồng

  12. CC1: Mất giá gần 60% trong vòng chưa đầy 2 tháng, công ty xây dựng hủy hồ sơ niêm yết HoSE sau 1 tháng triển khai, sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp khác trong năm nay.

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. SHB: VNFinLead ETF có thể mua vào gần 12 triệu cổ phiếu SHB trong kỳ cơ cấu tháng 7

  2. CEO: Cổ phiếu lao dốc mất giá hơn 60%, đại gia vẫn rao bán nghìn tỷ cổ phiếu

  3. NAG: Nhà sáng lập Nagakawa chi gần 60 tỷ đồng mua cổ phiếu tập đoàn

  4. AAA: An Phát Holding đã mua xong 40,8 triệu CP thông qua đấu giá

_

  1. FPT: Hơn 182 triệu cổ phiếu FPT sắp được niêm yết bổ sung từ ngày 19/7

  2. OPC: Dược phẩm OPC chuẩn bị chốt quyền thưởng cổ phiếu tỷ lệ 141%

  3. Một công ty trong hệ sinh thái Apax Holdings huy động gần 2.000 tỷ đồng trái phiếu

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng đè nặng lên thị trường, TCB giảm hơn 5%

  • Bộ đôi VIC, VHM hồi mạnh cuối phiên, VN-Index vẫn giảm hơn 16 điểm do lực bán mạnh từ nhóm vốn hóa lớn

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 16,02 điểm (-1,37%) xuống 1.155,29 điểm. Toàn sàn có 131 mã tăng, 319 mã giảm và 65 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường tăng nhẹ so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.755 tỷ đồng, tăng 8%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 8,6% lên 10.148 tỷ đồng.

  • Phiên 11/7: Khối ngoại mua ròng nhẹ trên HOSE phiên VN-Index thủng đáy ngắn hạn, tập trung gom cổ phiếu VNM

  • Tự doanh 11/07: Tiếp tục bán mạnh VN30

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Nhu cầu laptop giảm tốc, lợi nhuận DGW, FRT và MWG gặp khó

  2. Giá lợn tăng vọt: Các doanh nghiệp Dabaco, HAGL, Masan MEALife… cũng kỳ vọng lãi lớn

  3. Triển vọng ngành xây dựng tích cực khi giá thép giảm và thúc đẩy đầu tư công nửa cuối năm

  4. Tài khoản mở mới tăng mạnh, thanh khoản vẫn chưa có dấu hiệu “quay về”

  5. Chuyển động quỹ đầu tư 4/7 - 10/7: Dragon Capital mua HAH, STB, HDG

  6. Quỹ thuộc SGI Capital chuyển hướng sang cổ phiếu “phòng thủ”

  7. Quỹ VEIL hạ tỷ trọng tiền mặt, GAS thế chân DXG trong top 10 danh mục

  8. Nhà đầu tư Thái Lan giảm tốc mua vào các chứng chỉ quỹ ETFs của Việt Nam

  9. Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Lượng đăng ký giao dịch dồi dào trở lại

  10. 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên gần 66%

  11. Doanh nghiệp giấy ‘khó chồng khó’ khi giá nước sạch tăng sốc

_

  1. Chỉ trong 10 ngày, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 87.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền gửi tăng thêm hơn 59.000 tỷ đồng.

  2. Tuần từ ngày 4/7 đến 8/7, NHNN tiếp tục rút ròng gần 100.000 tỷ đồng khỏi thị trường thông qua kênh tín phiếu, tuy nhiên, lãi suất cho vay VND liên ngân hàng vẫn giảm sâu

  3. 30.578 tỷ trái phiếu phát hành trong tháng 6, lãi suất cao nhất 9,5%

_

=> VIỆT NAM

  1. Lần thứ 8, giá thép trong nước giảm tới 360.000 đồng/tấn

  2. Bộ Công Thương đề xuất làm tiếp gần 2.430 MW điện mặt trời

  3. Hiện nay tại TP HCM không có căn hộ bình dân và trung cấp, nếu có thì nằm ở xa trung tâm. Nguồn cung chủ yếu đến từ các dự án cao cấp và hạng sang đã đẩy giá bán căn hộ ở thị trường TP HCM tăng vọt.

  4. Thường vụ Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi hơn 4.400 hecta đất làm cao tốc Bắc-Nam

  5. Chi 5.300 tỷ đồng, Hải Phòng chuẩn bị khởi công cầu Nguyễn Trãi

  6. Thành phố Hồ Chí Minh chính thức giảm 50% phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/8

  7. Vì sao các “vua tôm” như Minh Phú, Sao Ta dù quy mô lớn đến đâu cũng không thể tự chủ toàn bộ 100% tôm nguyên liệu?

  8. Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm mạnh hơn 3.000 đồng/lít

  9. Quỹ bình ổn xăng dầu Petrolimex âm 140 tỷ đồng

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm, Nhật Bản tăng

  2. Trung Quốc phạt Alibaba, Tencent cùng hàng loạt doanh nghiệp công nghệ, chỉ số công nghệ trên Hang Seng bốc hơi 3,7%, cổ phiếu hàng loạt tên tuổi lao dốc

  3. Mỹ và Trung Quốc sẽ công bố nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này.

  4. Trung Quốc: Giá thịt lợn đẩy lạm phát tháng 6 tăng

  5. Các nước Đông Nam Á đang ứng phó lạm phát thế nào? Indonesia và Philippines trợ giá nhiên liệu, trong khi Malaysia và Singapore viện trợ tiền cho người nghèo, còn Thái Lan cân nhắc tăng lãi suất.

  6. Theo SCMP, các nền kinh tế Đông Nam Á chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi giá thực phẩm và dầu thô tăng cao, nhưng có thể khó khăn hơn nếu suy thoái toàn cầu thực sự diễn ra.

  7. Trừng phạt tài chính Nga nhưng đồng USD mới là ‘nạn nhân phải chịu trận’

  8. Ngoại trưởng Mỹ - Trung gặp nhau lần đầu tiên sau gần một năm

  9. Bồ Đào Nha chi gần 1,7 tỷ euro kiềm chế lạm phát

  10. Samsung vẫn đang tụt lại phía sau TSMC trong cuộc đua bán dẫn dù đi đầu thế giới về tiến trình 3 nanometer

  11. Người dân đốt phá dinh thự, Tổng thống và Thủ tướng Sri Lanka đồng ý từ chức

  12. Fitch hạ xếp hạng nợ của Thổ Nhĩ Kỳ

  13. Mỹ - Các ngân hàng lớn chuẩn bị bước vào mùa báo cáo lợi nhuận kém khả quan

  14. Số liệu mới nhất cho thấy số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đã giảm. Song, thị trường vẫn lo ngại về khả năng về một đợt phong tỏa trên diện rộng hơn sau khi một biến thể phụ của Omicron mới được phát hiện tại Thượng Hải

  15. Nhiều hãng xe Mỹ chứng kiến doanh thu thấp kỷ lục tại Trung Quốc trong quý II vì ảnh hưởng của các đợt phong tỏa

  16. Ôtô Trung Quốc dần thấy ánh sáng cuối đường hầm

  17. Chính sách Zero Covid của Trung Quốc mất bao nhiêu chi phí? Điều đó sẽ sáng tỏ qua dữ liệu GDP quý 2 của nước này công bố vào thứ Sáu (15/7).

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 20.800 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục lùi bước và giảm về gần 20.500 USD/BTC vào cuối ngày.

  2. Giới chức quản lý G20 kêu gọi xây dựng quy tắc toàn cầu về tiền mã hóa sau cú sụp đổ LUNA-UST

  3. Số lượng máy ATM BTC đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay, trong quý 2 chỉ ghi nhận có 1.600 lượt cài đặt mới, hiện tại đã có 37.642 ATM được lắp đặt trên khắp thế giới, theo dữ liệu từ Coin ATM Radar.

  4. Mỹ dẫn đầu về khai thác BTC và ATM BTC

  5. Nga đẩy mạnh giám sát tiền kỹ thuật số

_

  1. Hôm nay đường ống Nord Stream 1 tạm ngưng hoạt động để bảo trì, khủng hoảng khí đốt châu Âu leo thang

  2. Các công ty Pháp chuyển sang sử dụng dầu vì lo nguồn cung khí đốt bị cắt

  3. Nhật Bản cân nhắc kế hoạch tiết kiệm gas do nguy cơ gián đoạn nguồn cung LNG

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,28 USD (-2,18%), xuống 102,51 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,95 USD (-1,82%), xuống 105,07 USD/thùng.

_

  1. Châu Âu hứng chịu hậu quả tệ hại khi đồng euro đạt điểm cân bằng với đồng USD

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 2,8 USD lên mức 1.742,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về 1.735 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.

_

  1. Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc ngày 11/7 là 4.030 nhân dân tệ/tấn (601 USD/tấn), giảm 5,4% so với ngày trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021. Giá mặt hàng này giảm từ đầu tháng 5, hiện thấp hơn đỉnh đầu tháng 5 khoảng 22%.

  2. Malaysia duy trì vị trí nhà xuất khẩu LNG thứ 5 thế giới

  3. ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu bật tăng mạnh

  4. Giá lương thực toàn cầu tiếp tục hạ nhiệt

  5. Khủng hoảng gạo đang rình rập châu Á

  6. Đối mặt với nhu cầu và giá phân bón tăng cao, ngành lúa gạo đang bị đe doạ

  7. Giá ure, lưu huỳnh giảm 8-12%

Vàng SJC 68.2 tr/lượng

USD 23,490 đồng

Bảng Anh 28,484 đồng

EUR 24,394 đồng

Nguồn: Thông Tô

SỰ KIỆN CHỨNG KHOÁN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀY 12/07

hinh-1-dau-tu-chung-khoan-cho-nguoi-moi-bat-dau

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/7 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

TCH: Ngày 11/7, HĐQT CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH – HOSE) đã có nghị quyết thông qua việc trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3%. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 25/7/2022 và thanh toán bắt đầu từ ngày 22/8/2022.

OPC: CTCP Dược phẩm OPC (OPC – HOSE) thông qua việc phát hành hơn 37,47 triệu cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng), theo tỷ lệ 100:141. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng vào 22/7/2022.

YBM: Ngày 29/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của CTCP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái (YBM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 01/8. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/8/2022.

VJC: Ông Lương Thế Phúc, Phó tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet (VJC – HOSE) đăng ký bán 150.000 cổ phiếu VJC từ ngày 13/7 đến 10/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Phúc sẽ chỉ còn nắm giữ hơn 80.000 cổ phiếu VJC, tỷ lệ 0,015%.

SHS: Ngày 22/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức và cổ phiếu thưởng của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 25/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:18, cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 100:7.

VGS: Ngày 21/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (VGS – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 22/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:15 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới).

PVL: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam, cổ đông của CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt (PVL – HNX) đã mua vào 1,67 triệu cổ phiếu PVL từ ngày 06/6 đến 05/7. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại PVL lên 2,57 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,14%.

SRA: Ông Hoàng Văn Ba, Chủ tịch HĐQT CTCP Sara Việt Nam (SRA – HNX) đã mua bất thành 2 triệu cổ phiếu SRA đăng ký mua từ ngày 27/6 đến 01/7. Như vậy, hiện tại, ông Ba vẫn chỉ đang nắm giữ hơn 4,27 triệu cổ phiếu SRA, tỷ lệ 9,89%.

SJE: Bà Trần Thị Hằng, Thành viên Ban kiểm soát CTCP Sông Đà 11 (SJE – HNX) đăng ký bán 409.000 cổ phiếu SJE từ ngày 14/7 đến 12/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Hằng sẽ chỉ còn nắm giữ 8 cổ phiếu SJE.

Nguồn: Lạc Nhạn

Cổ phiếu nào sáng sủa nhất nhóm Ngân hàng – Chứng khoán – thép trong tháng qua?

Đa phần cổ phiếu ngành ngân hàng, chứng khoán và thép đi xuống trong một tháng gần đây theo xu hướng của thị trường chung. Mặc dù vậy vẫn có một số mã ngược chiều đi lên hoặc chỉ giảm nhẹ.

Trong một tháng tính đến hết phiên 11/7, VN-Index và HNX-Index cùng mất khoảng 10%, UPCoM-Index khả quan hơn khi chỉ mất 8%. Toàn thị trường có 1.117 mã cổ phiếu giảm giá so với một tháng trước trong khi chỉ có 278 mã lên giá.

Ngân hàng

Ở nhóm ngân hàng, 23/27 mã đi xuống, còn lại 4 mã đi lên là SSB của SeABank, BID của BIDV, EIB của Eximbank và STB của Sacombank.

SeABank vừa cho biết bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của nhà băng này kể từ ngày 11/7/2022 nhưng vẫn tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT). Hiện chưa rõ ai sẽ giữ chức Tổng Giám đốc của SeABank.

Bà Lê Thu Thủy là con gái của bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của SeABank. Hôm 5/7 vừa qua, bà Nga đăng ký mua 2,8 triệu cổ phiếu SSB trong thời gian 11/7 đến 8/8. Nếu giao dịch thành công, bà Nga sẽ nâng sở hữu lên 68,1 triệu đơn vị, ứng với 3,439% tổng số cổ phần đang lưu hành của SeABank.

Tính theo thị giá của SSB hiện nay là 31.700 đồng/cp, bà Nga sẽ cần chi gần 90 tỷ đồng để hoàn tất mua vào. Con gái bà Nga - cựu Tổng Giám đốc Lê Thu Thủy – cũng đang sở hữu 47,55 triệu cổ phiếu SSB, tương đương tỷ lệ 2,4%.

SeABank vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 180% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ thận trọng hơn trong việc nới hạn mức tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2022 để kiểm soát lạm phát.

Hạn mức được cấp thêm có thể chỉ ở mức vừa phải, đi cùng với điều kiện các ngân hàng phải hạn chế giải ngân cho các phân khúc rủi ro. Nhìn chung, SSI kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ ở mức 15% -16%.

Các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng có thể được giữ ổn định vào năm 2022 nhưng sẽ chịu áp lực lớn hơn vào năm 2023.

SSI cho rằng rủi ro từ các khoản nợ tái cơ cấu COVID-19 không quá đang lo ngại đối với các ngân hàng lớn. Tính đến cuối tháng 4 năm nay, dư nợ tái cơ cấu COVID đã giảm 24% so với đầu năm và bằng khoảng 1,8% tổng dư nợ cho vay.

Một số ngân hàng đã giảm mạnh dư nợ tái cơ cấu (ví dụ như VCB giảm 62%, BID giảm 31% so với đầu năm). Các ngân hàng lớn (VCB, BID, ACB, MBB và TCB) cũng đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ tái cơ cấu COVID.

Rủi ro lớn hơn có thể đến từ các khoản vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc cho vay kinh doanh bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực này đã gây ra sự gián đoạn về vòng quay vốn cũng như thanh khoản và làm tăng chi phí tài chính cho các chủ đầu tư bất động sản. Rủi ro này sẽ dần được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng từ năm 2023.

Thép

Ở nhóm thép, hầu hết cổ phiếu lớn đều đi xuống. Đại gia đầu ngành Hòa Phát (Mã: HPG) mất hơn 13% trong một tháng qua. Hoa Sen (Mã: HSG) và Nam Kim (Mã: NKG) thậm chí còn giảm sâu hơn. SHI của Quốc tế Sơn Hà nhích lên 1,7%, TIS của Gang thép Thái Nguyên chỉ mất 3,9%.

Tập đoàn Hòa Phát mới đây cho biết đã tiêu thụ 560.000 tấn thép xây dựng, phôi thép và HRC trong tháng 6, tăng 14% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, sản lượng thép xây dựng đạt 348.000 tấn, tăng 51% so với tháng 6 năm ngoái. Bán hàng HRC đạt 202.000 tấn, giảm 12%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đã sản xuất 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với nửa đầu năm ngoái. Tiêu thụ thép xây dựng, phôi thép và HRC đạt gần 4 triệu tấn, tăng 6%. Riêng bán hàng thép xây dựng là 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với 6 tháng đầu 2021.

Hồi cuối tháng 5, Chủ tịch Trần Đình Long đã nhận định ngành thép năm 2022 sẽ rất “thê thảm” chứ không thuận lợi như năm 2021.

Hiện các doanh nghiệp chưa công bố kết quả kinh doanh quý II nên chưa rõ con số doanh thu – lợi nhuận thê thảm đến đâu. Tuy nhiên, những người đầu tư cổ phiếu thép đã phải nếm trái đắng suốt từ nhiều tháng qua.

Khối ngoại đẩy mạnh rút vốn khỏi anh cả ngành thép HPG với giá trị bán ròng 5.691 tỷ đồng kể từ đầu năm. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài còn nắm giữ gần 915 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 15,73% vốn điều lệ của Hòa Phát.

Chứng khoán

Ở ngành chứng khoán, các cổ phiếu lớn cũng diễn biến tiêu cực. 4 đại gia trong top đầu của ngành là SSI, MBS, BSI và VND đều có cổ phiếu giảm trên 20% trong một tháng qua.

Trong câu lạc bộ vốn hóa tỷ đô của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm chứng khoán chỉ còn lại duy nhất một đại diện là SSI.

Cổ phiếu ngành chứng khoán đi xuống trong bối cảnh thanh khoản thị trường sa sút mạnh. Kể từ đầu quý II đến nay (1/4 đến hết 11/7), tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là hơn 1,36 triệu tỷ đồng, tương đương với trung bình 19.741 tỷ đồng mỗi phiên, giảm 26,4% so với con số 26.811 tỷ đồng/phiên cùng kỳ 2021.

Trong top 10 bán ròng của khối ngoại từ đầu năm đến 11/7 có ba mã chứng khoán là SSI, VCI và VND.

Nguồn: vietnambiz.vn

Dược phẩm OPC chốt quyền chia cổ phiếu thưởng cao kỷ lục

Với tỷ lệ thực hiện quyền là 141%, đây là lần chia cổ phiếu thưởng cao nhất của công ty từ lúc lên sàn chứng khoán năm 2008.

Phối cảnh nhà máy OPC. (Ảnh minh họa: OPC).

CTCP Dược phẩm OPC (Mã: OPC) cho biết sẽ triển khai phương án phát hành gần 37,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 265,7 tỷ đồng lên gần 641 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 141% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 141 cổ phiếu mới). Ngày đăng kí cuối cùng là 22/7.

Nguồn vốn phát hành lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính năm 2021. Trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 136 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 223 tỷ đồng và thặng dư vốn 15,8 tỷ đồng.

Từ lúc được niêm yết (2008) đến nay, OPC thường chia cổ tức với tỷ lệ 20 - 30% bằng tiền mặt, còn phát hành cổ phiếu thưởng cao nhất là 50%. Như vậy kế hoạch lần này là lần chia thưởng cao nhất của công ty từ lúc lên sàn chứng khoán.

Năm nay, doanh nghiệp dược phẩm lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.340 tỷ đồng, lãi trước thuế 177 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và tăng 11% so với kết quả năm ngoái. Kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 51 tỷ, OPC đã thực hiện 28,8% kế hoạch cả năm.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng thao túng, làm giá thị trường chứng khoán

Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp chế tài, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư, khôi phục niềm tin của thị trường…

Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội vừa được ký ban hành.

Cụ thể, Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu, đối với thị trường cổ phiếu, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường cổ phiếu để lành mạnh hóa thị trường, tăng cường các biện pháp chế tài để xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư, khôi phục niềm tin của thị trường, đặc biệt xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng thao túng, làm giá, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững.

Đảm bảo hệ thống giao dịch vận hành an toàn, thông suốt; đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.

Nghị quyết cũng nêu rõ, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam rà soát các quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động chứng khoán và hoạt động nghiệp vụ của các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam; đảm bảo thị trường hoạt động thông suốt và đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài; rà soát văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành theo thẩm quyền.

Ngoài ra, Nghị quyết 86 yêu cầu, thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống. Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cố phiếu và trái phiếu.

Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu theo chiến lược tài chính và chiến lược phát triển ngành ngân hàng, cụ thể như sau: Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.

Đối với thị trường trái phiếu, Nghị quyết yêu cầu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát quá trình phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, chấn chỉnh việc sử dụng vốn sau phát hành trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp phát hành, đảm bảo minh bạch, đúng mục đích, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, thúc đẩy huy động vốn trung và dài hạn.

Khẩn trương hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu lành mạnh bền vững, tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ, nâng cao chất lượng công bố thông tin, chất lượng báo cáo tài chính đối với các công ty phát hành. Tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.

Riêng với các hành vi vi phạm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giám sát việc cấp tín dụng, đầu tư, huy động vốn trong hoạt động ngân hàng và cung cấp dịch vụ trên thị trường vốn của các tổ chức tín dụng. Kịp thời cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý theo quy định, hạn chế xảy ra rủi ro, mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tiền tệ, lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, bảo đảm thị trường chứng khoán minh bạch, ổn định, an toàn, bền vững, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế.

Chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng điều tra, xác minh để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm đúng người, đúng tội theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thị trường chứng khoán minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi đưa tin sai lệch, không chính xác gây mất an ninh, an toàn thị trường. Kịp thời thông tin tình hình xử lý để đảm bảo ổn định thị trường…

Nguồn bài viết: Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng thao túng, làm giá thị trường chứng khoán - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Đứng thứ 2, Việt Nam chiếm 15% thị trường mua sắm online tại Đông Nam Á

Số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước và Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á…

Người Việt chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD năm 2022 (Ảnh minh họa).

Theo số liệu Statista, tỷ trọng thương mại điện tử xuyên biên giới trung bình của Đông Nam Á tăng từ 74 tỷ USD năm 2020 lên 120 tỷ USD năm 2021. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu 27,4%/năm. Dự báo, doanh thu thương mại điện tử năm 2025 tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 234 tỷ USD.

Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Cùng thời điểm này Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Ngày 12/7, Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van đã công bố Báo cáo nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo đó, Việt Nam là quốc gia đứng đầu với số lượng mua hàng trực tuyến trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm, 73% đáp viên cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines. Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.

Theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sẽ sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025. Việt Nam hiện đang có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD).

Báo cáo cũng chỉ ra thói quen mua hàng quốc tế trên các sàn thương mại điện tử của người tiêu dùng ở Đông Nam Á và thể hiện tiềm năng của hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới cho các nhà bán lẻ trong khu vực.

Ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc Kinh doanh Ninja Van Việt Nam cho biết, thị trường Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiềm năng nhờ sự tăng trưởng bền vững và rõ nét trong những năm gần đây. Trong 12 tháng qua, Ninja Van Group đạt số lượng 2 triệu đơn hàng được giao mỗi ngày trong khu vực Đông Nam Á với mật độ phủ sóng 100%. Từ đó mang đến trải nghiệm giao nhận hàng hóa, kinh doanh thương mại xuyên biên giới trong khu vực Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Trong hai năm qua, số lượng người mua sắm trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể, đạt khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại. Trên quy mô khu vực, 70% tổng dân số ở Đông Nam Á đã bắt đầu mua sắm trực tuyến trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến tăng đến con số 380 triệu trước năm 2026.

Theo đánh giá của ông Dũng, thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển, tạo bước đà cho các doanh nghiệp vươn mình ra thế giới, mở rộng quy mô kinh doanh tại nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, do những thách thức đến từ cổng thanh toán, logistics, quy định và luật pháp, nhiều cửa hàng kinh doanh Việt Nam vẫn chưa tham gia hoạt động này.

Báo cáo Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới được thực hiện tại 6 quốc gia, gồm có Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với gần 9.000 đáp viên tham gia. Trong đó, hơn 50% phản hồi từ những người mua hàng đã phản ánh tầm quan trọng của việc nhận biết thương hiệu của một công ty vận chuyển để chủ động chọn nhà cung cấp và cả dịch vụ bảo hiểm.

Nguồn bài viết: Đứng thứ 2, Việt Nam chiếm 15% thị trường mua sắm online tại Đông Nam Á - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới