Sáng ra đọc lại bài này thấy hay quá, chia sẻ cho ae cùng tham khảo nhé
mình nhìn thấy chữ: Không bên nào thắng rồi, nên không cần đọc chi tiết =))
Ngân hàng đầu tiên “quay xe”, trở lại thu phí SMS 9.900 đồng/tháng như cũ
(Tổ Quốc) - Ngân hàng này cho biết tạm hoãn việc thu phí 9.900-77.000 đồng/tháng với dịch vụ SMS Banking, vẫn áp dụng biểu phí cũ cố định 9.900 đồng/tháng.
Ngân hàng BIDV mới đây thông báo sẽ hoãn thu phí BSMS (SMS Banking) theo biểu phí phân tầng.
“Với mong muốn chia sẻ, đồng hành cùng khách hàng, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, BIDV thông báo tạm thời vẫn áp dụng biểu phí BSMS cũ (cố định 9.900đ/tháng) trong quý I/2022”, thông báo của nhà băng cho biết.
Chi tiết biểu phí mới và thời gian áp dụng, BIDV sẽ thông tin tới khách hàng trong các thông báo tiếp theo.
Trước đó, trong thông báo gửi khách hàng hồi đầu năm, từ 1/1/2022, BIDV thực hiện áp dụng biểu phí BSMS mới, phân tầng theo số lượng tin SMS thông báo biến động số dư tài khoản phát sinh thực tế đối với mỗi số điện thoại đăng ký dịch vụ của khách hàng.
Theo biểu phí phân tầng, đối với 0-15 SMS/tháng, BIDV thu phí 9.900 đồng, từ 16-50 SMS/tháng thu phí 33.000 đồng, từ 51-100 SMS/tháng có phí 60.500 đồng và từ 100 SMS/tháng thu phí 77.000 đồng.
Được biết, ngoài BIDV thì có một số ngân hàng lớn khác như Vietcombank, Techcombank,…cũng áp dụng biểu phí phân tầng đối với dịch vụ SMS Banking từ đầu năm 2022. Việc thay đổi phí đã thông báo tới khách hàng qua website, email,…
Trong đó, Vietcombank chuyển từ mức phí 11.000 đồng/tháng lên 11.000-77.000 đồng/tháng (tùy số lượng tin nhắn). Techcombank cũng thu phí SMS 13.200-82.500 đồng/tháng với khách hàng sử dụng Homebanking.
Dù đã thông báo trước, trong tháng 2 vừa qua, khi ngân hàng thu phí SMS banking tháng 1, nhiều người không khỏi thấy “sốc” và liên tục than thở trên mạng xã hội khi nhận được tin nhắn trừ phí dịch vụ lên tới 55.000-77.000 đồng/tháng.
Phản ứng dữ dội của khách hàng đã khiến Vietcombank phải nhiều lần lên tiếng giải thích và đồng thời khuyến khích khách hàng chuyển sang dịch vụ thông báo OTT trên ứng dụng ngân hàng số để không bị mất phí.
Các nhà băng giải thích, để gửi nhắn đến cho khách hàng, ngân hàng phải mua dịch vụ gửi SMS và trả phí cho các nhà mạng viễn thông. Mặc dù là các khách hàng lớn nhất, nhưng có một nghịch lý, đó là mức phí gửi tin nhắn SMS đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng cao hơn nhiều so với mức phí tin nhắn thông thường của khách hàng cá nhân hoặc tin nhắn áp dụng cho các lĩnh vực khác.
Có những ngân hàng đã phải bù lỗ cho dịch vụ này. Họ cũng nhiều lần đề xuất với nhà mạng giảm phí dịch vụ SMS nhưng không được phản hồi nên đành phải áp dụng biểu phí mới do giao dịch của khách hàng ngày càng nhiều, số lượng tin nhắn tăng mạnh.
Đến đầu tháng 3 vừa qua, các ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông đã làm việc với nhau để thống nhất được phương án thu phí. Theo đó, các ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất thu phí trọn gói là 11.000 đồng/tháng.
Những ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank,…đang sở hữu hàng chục triệu khách hàng. Do đó, việc đồng thuận được với nhau về mức thu phí hợp lý hơn sẽ là giải pháp tốt cho cả 3 bên. Bởi khi khách hàng huỷ dịch vụ sẽ không chỉ ngân hàng mà nhà mạng cũng sẽ thiệt hại.
Được biết, hiện có khoảng 20 triệu khách hàng đang sử dụng dịch của Vietcombank. Giả sử các khách hàng này đều sử dụng SMS Banking thì số tiền tiết kiệm được sẽ lên tới hàng chục tỷ đồng nếu so với biểu phí lũy tiến đang áp dụng.
Do phí SMS Banking tăng cao, nhiều ngân hàng đã kêu gọi khách hàng chuyển sang dịch vụ tương đương là OTT (thông báo trên ứng dụng di động), hoàn toàn miễn phí và có nhiều tiện ích. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn muốn tiếp tục sử dụng SMS Banking do không cần phải có kết nối Internet, có thể nhận thông báo biến động số dư 24/7 để tiện theo dõi tài khoản.
Ngân hàng đầu tiên "quay xe", trở lại thu phí SMS 9.900 đồng/tháng như cũ
kkk đọc đi bác, tớ thấy khá hay
đùa thôi mình đọc rồi
bài này nội dung và hình ảnh được thiết kế trình bày chỉn chu, chất lượng. cám ơn bạn đã chia sẻ
Giá dầu đảo chiều tăng dựng đứng, cổ phiếu Dầu khí lại “nóng”
Nhóm Dầu khí vừa trải qua một nhịp điều chỉnh khá sâu cùng giá dầu thế giới khi phần lớn cổ phiếu đều đã chiết khấu khoảng gần 15% từ đỉnh do liên tục bị chốt lời mạnh.
Sau 3 phiên giảm liên tiếp, giá dầu thô thế giới đã quay đầu tăng dựng đứng trở lại. Kết thúc phiên 17/3, giá dầu Brent tăng 8,62 USD, tương đương 8,79%, lên 106,64 USD/thùng, mức tăng tính theo tỷ lệ phần trăm lớn nhất kể từ giữa năm 2020. Giá dầu WTI cũng tăng 7,94 USD, tương đương 8,35% lên 102,98 USD/thùng.
Hiệu ứng từ giá dầu gần như ngay lập tức kích thích dòng tiền đầu cơ trở lại nhóm Dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sắc xanh phủ rộng trên hầu hết cổ phiếu trong đó GAS, BSR, PVD, PVS, PVB, PVC, PXS, PGD… đều tăng trên dưới 3% ngay trong phiên sáng 18/3.
Cần phải lưu ý rằng, nhóm Dầu khí vừa trải qua một nhịp điều chỉnh khá sâu cùng giá dầu thế giới. Phần lớn các cổ phiếu nhóm này đều đã chiết khấu khoảng gần 15% từ đỉnh do liên tục bị chốt lời mạnh. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy khi giá dầu đảo chiều.
Gần nhất, Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu Brent thêm 20 USD trong quý 3 lên 120 USD/thùng với dự đoán sản lượng của Nga giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng 4. Giá dầu cao có thể tác động tích cực đến diễn biến các cổ phiếu Dầu khí tuy nhiên nhà đầu tư nên cẩn trọng trước các quyết định mua đuổi bởi tính khó lường của loại hàng hóa cơ bản này.
Trong một báo cáo gần đây, SSI Research cho rằng, dù có sự khác nhau về các yếu tố cơ bản, giá cổ phiếu ngành Dầu khí đều có tương quan rất chặt chẽ với giá dầu, hay nói cách khác độ “nhạy” của giá cổ phiếu với giá dầu là rất cao.
Theo SSI Research, biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GAS (tăng/giảm doanh thu và biên lợi nhuận, và nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá khí ở mức cao), cũng như PLX, OIL (tăng/giảm doanh thu & lãi/lỗ hàng tồn kho) và BSR (tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho).
Đối với các công ty dầu khí thượng nguồn (upstream) như PVD và PVS, giá dầu không ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận ròng của công ty trong ngắn hạn do các công ty này dựa vào các dự án mang tính chất dài hạn hơn. Giá dầu duy trì tích cực sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thăm dò khai thác, đặc biệt là việc triển khai các dự án lớn, giúp đem lại khối lượng công việc tiềm năng cho PVD, PVS trong dài hạn.
Đối với các công ty sử dụng khí làm nguyên liệu đầu vào như điện khí, đạm, giá dầu tăng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty đạm vẫn có khả năng tăng giá bán do nguồn cung tại Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Đối với điện khí, giá khí tăng có thể chuyển ngang 1 phần vào sản lượng hợp đồng PPA nhưng sẽ làm các nhà máy điện khí kém cạnh tranh hơn và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phần sản lượng chào bán trên thị trường điện cạnh tranh.
Trong khi đó, Chứng khoán BSC kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu năm 2022 toàn thế giới sẽ được cải thiện trong khi nguồn cung dầu thắt chặt do nhóm OPEC chưa có kế hoạch tăng sản lượng trong giai đoạn đầu năm và hoạt động khai thác dầu của Mỹ phục hồi chậm, bên cạnh nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do căng thẳng Nga - Ukraine.
Ngoài ra, một số dự án dầu khí đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực hơn, và kỳ vọng sớm được khởi công trong tương lai gần. Trong đó dự án Ô Môn (tổng đầu tư 6,7 tỷ USD) sẽ được khởi công trong giai đoạn cuối năm 2022, là động lực tăng trưởng lớn cho các công ty trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam.
Giá dầu đảo chiều tăng dựng đứng, cổ phiếu Dầu khí lại "nóng"
Kênh đầu tư nào sẽ “lên ngôi” nếu lạm phát tăng nóng?
Để giúp nhà đầu tư có chiến lược đầu tư hiệu quả trong bối cảnh lạm phát tăng cao, ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Quỹ đầu tư Novaon Capital đưa ra phân tích cho một số kênh đầu tư.
Tiền mặt: “Tiền mặt là mua” là phương châm phổ biến của nhiều người, song ông Quý cho rằng việc nắm giữ tiền mặt trong thời điểm lạm phát không phải chiến lược đúng đắn. Đưa ra dẫn chứng với chia sẻ của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, khoản đầu tư tồi tệ nhất chính là giữ tiền mặt, bởi tiền không tự sinh ra, thậm chí còn có thể giảm đi nếu lạm phát tăng mạnh.
Lãi suất ngân hàng: Theo ông Quý lãi suất ngân hàng có thể tăng nhẹ từ 6,5 - 7% trong năm nay. Tuy nhiên, nhìn lại quá khứ thì xu hướng lãi suất có chiều hướng đi xuống trong 10 năm qua. Như vậy, trong khi lạm phát có thể tăng cao và lãi suất chỉ tăng nhẹ thì gửi tiết kiệm ngân hàng không phải kênh đầu tư quá hấp dẫn.
Vàng: Nhiều nhà đầu tư coi vàng là kênh đầu tư trú ẩn an toàn trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng. Song cần lưu ý tại Việt Nam, giá vàng chênh lệch quá lớn với giá thế giới khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ trong thời gian qua. Việc thiếu liên thông với thị trường thế giới khiến vàng trở thành kênh đầu tư rủi ro, không được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Đặc biệt, dựa trên dữ liệu trong khoảng 5 năm gần đây có thể thấy lợi nhuận thu được khi đầu tư vào vàng tương đối thấp.
Do đó, vị quản lý quỹ cho rằng bất động sản và chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong thời điểm này, trong đó chứng khoán vẫn là kênh đầu tư triển vọng hơn cả. Theo phân tích của chuyên gia, mặc dù diễn biến vĩ mô có nhiều khó khăn, song lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn trên sàn vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 20%. GDP dự báo cũng sẽ cao hơn năm ngoái khi đạt mức trên dưới 6%.
Những thông tin tiêu cực khiến thị trường biến động trong ngắn hạn, song nhìn về trung hạn chứng khoán vẫn có thể đi lên nhờ nhiều triển vọng tích cực. Đặc biệt, những biến động ngắn hạn cũng là cơ hội điều chỉnh các cổ phiếu trên thị trường về mức cân bằng và phù hợp để đầu tư dài hạn. Theo đó chuyên gia dự báo VN-Index vẫn có thể tăng trưởng khoảng 15-18% trong năm 2022.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị nhà đầu tư không nên sử dụng đòn bẩy, vay mượn. Bên cạnh đó, cần phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định (khoảng 10%) để có thể kịp thời tận dụng các cơ hội cũng như tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Nguồn full bài viết tại: Kênh đầu tư nào sẽ "lên ngôi" nếu lạm phát tăng nóng?
thầy bảo là đất mà bác :)) ko có đất à?
Bộ Ngoại giao gửi công hàm sang Italia đề nghị điều tra vụ lừa đảo 100 container điều
Bộ Ngoại giao đã gửi công hàm tới các cơ quan chức năng của Italia đề nghị nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc, triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam…
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng vừa thông tin về vụ việc 100 container hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang Italia có nguy cơ bị lừa, cũng như các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngày 14/ 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam và các cơ quan đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để có các biện pháp xử lý, hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Về phía Bộ Ngoại giao, ngay sau khi nhận được thông tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam, Bộ đã chỉ đạo Đại sứ quan Việt Nam tại Italia liên hệ với các chủ tàu, cử cán bộ trực tiếp đến các thành phố Genova, Napoli để xác minh thông tin, gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển kinh tế, Cảnh sát Tài chính và các cơ quan chức năng của Italia, đề nghị nhanh chóng điều tra làm rõ vụ việc, triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Italia đã trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Điều Việt Nam, hướng dẫn cách giải quyết cụ thể; đề nghị các đơn vị liên quan liên hệ với Tòa án Kinh tế quốc tế, Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam, yêu cầu can thiệp, có ý kiến với các hãng tàu dừng giao hàng cho người mua trong nhóm nghi vấn lừa đảo, nhằm giảm tối đa tổn thất cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc giải quyết vụ việc này, cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho các thương vụ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Italia trong thời gian tới.
Trước đó, như VnEconomy đã đưa tin, một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân điều Việt Nam ký hợp đồng với một số khách hàng nhập khẩu điều Italia thông qua Công ty môi giới Kim Hạnh Việt. Toàn bộ lô hàng trên được đóng vào 100 container, điểm đến là Cảng Genoa, Cảng LA Spezia do các hãng tàu quốc tế là Cosco, YANGMING, HMM, ONE vận chuyển.
Thương vụ được giao dịch theo phương tức D/P, tức người bán và người mua sử dụng ngân hàng như một đơn vị trung gian, đảm bảo. Sau khi giao hàng, người bán gửi bộ chứng từ đến ngân hàng người mua. Ngân hàng chỉ giao chứng từ cho người mua sau khi người mua đã thanh toán tiền hàng.
Tuy nhiên, khi hàng đã đến Italia nhưng đến thời điểm này các doanh nghiệp đều gặp tình trạng chung về việc liên tục bị thay đổi số SWIFT - mã số định danh nhận diện ngân hàng.
Cụ thể, các ngân hàng Việt Nam đã liên lạc với ngân hàng A bên Italia (đầu mối ngân hàng bên phía mua hàng) trả lời là đã ủy quyền cho ngân hàng B ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ thì thông báo người mua không phải khách hàng của họ và phía ngân hàng đã trả lại những bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào, không cung cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt Nam.
Hồ sơ gửi đến ngân hàng tại Italia, phía ngân hàng sở tại thông báo là các bản copy, không phải bản gốc. Doanh nghiệp Việt Nam cũng không biết bộ chứng từ gốc đang ở đâu. Trong khi đó, bất cứ ai có bộ chứng từ gốc đều có thể đến gặp hãng vận chuyển để nhận hàng.
Theo cập nhật của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), do phát hiện sớm nên các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam chỉ mất kiểm soát đối với 36 container, trị giá 7,02 triệu USD, tương đương 163 tỷ đồng.
Vụ này mấy nay đang hot nè tội mấy DN bên mình ghê
bài viết có nhắc tới BDS và chúng khoán vẫn rất hấp dẫn mà bác =))))
còn tại sao không nhắc tới BĐS phải hỏi chủ tịch Novaon capital nha
đã covid khó khăn rồi còn vậy
Mong bên Italy họ hỗ trợ giải quyết
Khó khăn quá các bác ạ, cũng mong hỗ trợ sớm cho họ
Tin tức nổi bật trong ngày 18.3.2022
Tin trong nước:
- Xây dựng Đà Nẵng thành Thành phố môi trường
- Xuất khẩu sang Trung Đông: Thị trường 400 triệu dân chưa được khai thác hiệu quả
- Hà Nội dự kiến thành lập, mở rộng khoảng 20 cụm công nghiệp mới trong 2022
- Đại dự án 85.000 tỷ, được 8 ngân hàng “bơm” vốn của Hòa Phát “khủng” cỡ nào?
- Những nhà kinh doanh cà phê đang ráo riết chuyển hướng các lô hàng do không thể tiếp cận Nga và Ukraine
Tin thế giới:
- Các chuyên gia kinh tế: Thương mại của Trung Quốc không thể “yên ổn” trước mâu thuẫn Nga - Ukraine
- Nạn đói đe dọa 1,4 tỷ người Trung Quốc vì khủng hoảng thiếu… phân bón
- Các tàu chở đường dồn dập hướng vào nước Nga
- Tòa án Công lý Quốc tế: Nga phải dừng hành động quân sự ở Ukraine ngay lập tức!
- Châu Âu trước khủng hoảng người tị nạn
Tin về cổ phiếu quốc dân #HPG
Tiềm lực tài chính Hòa Phát (HPG) lớn cỡ nào để 8 ngân hàng cấp tín dụng “khủng” 35.000 tỷ đồng?
Vốn chủ của Hòa Phát tăng mạnh vượt lên trên nợ phải trả nhờ kết quả kinh doanh năm 2021 khả quan khi cả giá thép lẫn sản lượng tiêu thụ đều đi lên. Hòa Phát cũng sở hữu khối tiền mặt và tiền gửi lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
8 ngân hàng bơm vốn khủng cho dự án Dung Quất 2
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký kết hợp đồng tín dụng với 8 ngân hàng lớn của Việt Nam; trong đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giữ vai trò đầu mối thu xếp khoản hợp vốn tín dụng 35.000 tỷ đồng cho dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 (Dung Quất 2).
Các ngân hàng tham gia tài trợ vốn cho Dung Quất 2 bao gồm: Vietcombank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB).
Đây là khoản vay lớn nhất từ trước tới nay của Hòa Phát với các ngân hàng, có thời hạn 7 năm, ân hạn 2 năm. Thời gian rút vốn là 24 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
Dự án Dung Quất 2 có quy mô trên 280 ha, nằm kề bên Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 1. Công suất thiết kế bao gồm 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC)/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 85.000 tỷ đồng. Dự kiến, Hòa Phát sẽ khởi công dự án Dung Quất 2 trong quý I/2022 và hoàn thành trong 3 năm kể từ ngày khởi công.
Với Dung Quất 2, Hòa Phát sẽ đầu tư dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại nhất thế giới hiện nay, sản xuất thép cuộn cán nóng từ quặng sắt. Khi dự án hoàn thành, năng lực sản xuất thép của Tập đoàn đạt 14 triệu tấn/năm, đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025.
Dự án cũng sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 8.000 lao động, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp cơ khí, phụ trợ của Việt Nam, đóng góp tích cực vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi trong dài hạn.
Sức khỏe tài chính của Hòa Phát ra sao?
Từ năm cuối năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng tập trung vào 4 mảng chính: Gang thép, sản phẩm thép hạ nguồn (gồm ống thép, tôn mạ màu, thép rút dây, thép dự ứng lực); Nông nghiệp và bất động sản. Trong đó, lĩnh vực bất động sản sẽ do Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Hòa Phát đảm nhiệm.
Lũy kế cả năm 2021, Hòa Phát đạt 149.680 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 66%; lãi sau thuế đạt kỷ lục 34.520 tỷ đồng tăng 156% so với năm 2020; vượt xa mục tiêu mà đại hội cổ đông đặt ra.
Trong cơ cấu lợi nhuận sau thuế theo mảng kinh doanh, mảng thép ghi nhận 15.077 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước; mảng nông nghiệp lỗ 98 tỷ, giảm so với mức lãi 380 tỷ quý IV/2020; bất động sản lãi 190,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận mảng thép nếu tính loại trừ, chẳng hạn như sử dụng HRC để sản xuất các sản phẩm khác, thì lợi nhuận mảng này sẽ tăng do lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với cùng kỳ dù nhiều chi phí cao hơn.
Tại ngày 31/12/2021, Tập đoàn ghi nhận 178.235 tỷ đồng tổng tài sản, tăng thêm 46.724 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, riêng hàng tồn kho tăng thêm 15.847 tỷ đồng lên 42.134 tỷ đồng, chiếm 23,6% tổng tài sản. Hòa Phát trích lập dự phòng 235,5 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho, tăng so với mức 86,5 tỷ đầu năm và 65,8 tỷ quý 3/2021.
Đáng chú ý, Hòa Phát có khoảng 40.670 tỷ tiền gửi và tương đương tiền. Trong đó, 22.471 tỷ là tiền và các khoản tương đương tiền, tăng thêm 64% so với đầu năm; tiền gửi kỳ hạn ngắn 18.236 tỷ đồng, gấp 2,2 lần. Đây là lợi thế khi Hòa Phát sở hữu khối tiền mặt và tiền gửi lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tổng tài sản tăng lên trong khi nợ phải trả giảm xuống 87.456 tỷ đồng, tỷ trọng của nợ trong cơ cấu nguồn vốn giảm còn 49%, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2019 trở lại đây. Doanh nghiệp cũng có 43.747,6 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 13.465 tỷ đồng vay dài hạn. Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản ở mức 32%.
Vốn chủ sở hữu của Hòa Phát tại ngày cuối năm ngoái là 90.780 tỷ đồng, cao chưa từng thấy từ trước đến nay và chiếm 51% tổng nguồn vốn. Vốn chủ của Hòa Phát tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh năm 2021 khả quan khi cả giá thép lẫn sản lượng tiêu thụ đều đi lên. Đây là lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018, vốn chủ của Hòa Phát vượt lên trên nợ phải trả.
Tiềm lực tài chính Hòa Phát (HPG) lớn cỡ nào để 8 ngân hàng cấp tín dụng "khủng" 35.000 tỷ đồng?
Nạn đói đe dọa 1,4 tỷ người Trung Quốc vì khủng hoảng thiếu… phân bón
“Làm sao chúng tôi có thể nuôi sống 1,4 tỷ dân đây?”, Phó trưởng ban chính sách kinh tế Xu Hong Cai ngậm ngùi.
Tờ SCMP cho biết xung đột Nga-Ukraine đang khiến ngành phân bón toàn cầu gặp khủng hoảng, đẩy giá hàng loạt ngũ cốc tại Trung Quốc đi lên.
Trước đó, Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) đã cảnh báo về một nạn đói toàn cầu có thể diễn ra do chuỗi cung ứng nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị.
Xin được nhắc là Nga và Ukraine chiếm đến hơn 50% nguồn cung dầu hướng dương và 30% lúa mỳ thế giới. Đồng thời đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng phân bón, vốn là nguyên liệu cần thiết cho nông nghiệp được sản xuất chính từ khí đốt.
Theo SCMP, Trung Quốc đáng ra có thể tự cung tự cấp được các lương thực chủ chốt như lúa mỳ và lúa gạo nhưng lại gặp vấn đề về phân bón. Hơn một nửa số phân bón Kali (Potash), nguyên liệu chính cho trồng trọt, của Trung Quốc là nhập khẩu.
Số liệu của Tổng cục hải quan cho thấy gần 53% số phân kali của Trung Quốc nhập khẩu năm trước đến từ Nga và Belarus. Đây cũng là nước cung ứng lớn thứ nhất và thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.
Hiện tại, Nga đã ngừng xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo an ninh nông nghiệp trong khi Lithuania và Ukraine đã cấm vận chuyển phân bón từ Belarus qua cảng biển của họ. Vào ngày 12/3/2022, Ukraine cũng đã chính thức cấm xuất khẩu phân bón ra nước ngoài.
“Tình hình này sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Nếu giao dịch phân bón và ngũ cốc bị gián đoạn thì làm sao chúng tôi có thể thực hiện vụ mùa tới một cách bình thường được? Làm sao chúng tôi có thể nuôi sống 1,4 tỷ dân đây? Hiện có quá nhiều thách thức phía trước”, Phó trưởng ban chính sách kinh tế Xu Hong Cai thừa nhận.
Tờ Farmers’Daily, nhật báo chính thức của Bộ nông nghiệp Trung Quốc thậm chí cảnh báo bất ổn địa chính trị hiện nay sẽ đẩy giá phân bón lên cao, qua đó gia tăng chi phí nông nghiệp và tác động xấu đến chuỗi cung ứng lương thực.
Nuôi 1,4 tỷ dân nhờ phân bón
Trên thực tế, Trung Quốc đã cố gắng đảm bảo an ninh lương thực từ khi chiến tranh thương mại với Mỹ bùng nổ và đại dịch diễn ra. Nhiệm vụ đảm bảo tự cung tự cấp những nhu yếu phẩm chính cùng nguyên liệu cho nông nghiệp như phân bón được trọng điểm quan tâm trong báo cáo thường niên của Quốc hội năm nay.
Dẫu vậy, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu đến 57,5% phân Kali trong năm 2021, cao hơn 55,9% của năm trước đó. Vào tháng 7/2020, Trung Quốc đã phải xây dựng kho dự trữ phân bón chiến lược nhằm đảm bảo nguồn cung phân Kali cũng như phòng chống được tác động của thiên tai, chiến tranh đến chuỗi cung ứng nông nghiệp.
Theo Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC), Trung Quốc đã dự hơn 3 triệu tấn phân bón để phục vụ đợt cày bừa vụ xuân trong năm nay.
Năm 2021, Trung Quốc đã ra lệnh siết chặt xuất khẩu phân bón, đồng thời loại bỏ các nhà máy sản xuất phân bón khỏi danh sách những công ty bị hạn chế vì tiêu thụ nhiều điện, qua đó đảm bảo chuỗi cung ứng sản phẩm này không bị gián đoạn vì thiếu năng lượng.
Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón của Trung Quốc đã giảm 27,8%. Điều trớ trêu là dù lượng nhập khẩu phân bón bị giảm 2,2% do đứt gãy nguồn cung nhưng tổng kim ngạch lại tăng 60,1%, qua đó cho thấy tốc độ tăng giá của sản phẩm này trên thị trường quốc tế.
Giá phân Kali trên toàn cầu đã bắt đầu tăng mạnh từ năm 2021 khi Phương Tây áp đặt lệnh cấm vận với Belarus. Tại Trung Quốc, giá phân Kali thậm chí đạt mức cao kỷ lục 4.930 Nhân dân tệ (770 USD)/tấn, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Ít đất canh tác
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Trung Quốc chiếm đến 1/6 tổng dân số toàn cầu nhưng khả năng đảm bảo an ninh lương thực của nước này khá yếu, nhất là sau cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng như hậu đại dịch Covid-19.
Trong Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc ngày 6/3/2022, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh nước này cần ổn định sản lượng lương thực và ngô, đồng thời mở rộng sản lượng đậu tương cùng nhiều loại hạt có dầu khác nhằm đảm bảo “bát cơm của người dân chứa đầy lương thực của Trung Quốc”.
Tình trạng khan hàng tại siêu thị Trung Quốc diễn ra thường xuyên hơn những năm gần đây
Hiện Trung Quốc chỉ đứng thứ 34/113 trong bảng xếp hạng An ninh lương thực toàn cầu (Global Food Security Index).
Tính đến cuối năm 2019, số đất canh tác khả dụng của Trung Quốc đã giảm 6% so với 10 năm trước xuống chỉ còn 1,28 triệu km2. Con số này chỉ bằng 13% tổng diện tích của toàn quốc, đó là chưa kể sẽ còn giảm tiếp do tốc độ đô thị hóa nhanh và ô nhiễm môi trường nặng.
Tồi tệ hơn, sự thay đổi khí hậu hiện nay đang làm xói mòn sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc. Trận mưa lũ tháng 7/2021 đã khiến 971.000 ha đất canh tác tại tỉnh Henan bị ngập trong nước. Đây là một thảm họa bởi khu vực này chiếm đến 1/3 sản lượng cung ứng lúa mạch cùng 1/10 sản lượng ngô, rau xanh và thịt lợn.
Theo dự báo của chính quyền nhiều địa phương, do thời tiết khắc nghiệt hơn nên sản lượng ngô và rau xanh sẽ giảm ít nhất 30%.
Nạn đói đe dọa 1,4 tỷ người Trung Quốc vì khủng hoảng thiếu... phân bón - DNTT online
Theo dòng sự kiện bác ơi :))) sắp có các ngân hàng tiếp theo nữa nhé
Tin về tổng thống Nga - Putin khẳng định không làm tổn hại dân thường