Chứng sỹ săn tin!

nhiều bài chất quá, đỡ mò trên mạng =))) cảm ơn bác @Fearless

1 Likes

Tks bạn :smiling_face_with_three_hearts:

Kiến nghị “mạnh tay” giảm hàng loạt thuế, phí, lệ phí, không để giá cước vận tải cao bất thường

Hàng loạt doanh nghiệp, hiệp hội vận tải đề xuất giảm “mạnh tay” các loại thuế, phí, lệ phí như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 15%, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm 50% phí và lệ phí… do lo ngại giá nhiên liệu leo thang buộc doanh nghiệp tăng cước vận tải…

Hàng loạt doanh nghiệp vận tải sẽ tăng giá cước nếu giá nhiên liệu giữ ở mức cao và kéo dài.

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc về rà soát, đánh giá tình hình, xu thế biến động giá nhiên liệu đối với lĩnh vực vận tải hàng hải.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của hiệp hội, các doanh nghiệp, Cục Hàng hải Việt Nam chỉ rõ, từ năm 2021, giá dầu trên thế giới bắt đầu gia tăng, mức tăng trung bình khoảng 67,3% so với năm 2020.

Đến đầu năm 2022, giá dầu tiếp tục tăng cao, đỉnh điểm do căng thẳng chính trị của một số nước trên thế giới, đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Vì vậy, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành, Chính phủ xem xét kiểm soát mức tăng giá nhiên liệu ở mức vừa phải với các biện pháp cụ thể.
Chẳng hạn, giảm thuế bảo vệ môi trường từ 2.000-3.000 đồng/lít, thời gian áp dụng từ tháng 3/2022.

Đồng thời, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10% xuống 5-6%. Sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để điều tiết giá một cách khoa học, hợp lý trong trong đoạn giá tăng cao như hiện nay.

Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét chính sách hỗ trợ giảm 50% phí và lệ phí của phương tiện ra vào các vùng nước để giao nhận hàng hóa tại khu vực cảng biển và các bến thủy nội địa, thời gian thực hiện từ tháng 4/2022 đến hết 31/12/2022.

Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng cho các dịch vụ vận tải từ 8% xuống 5% và xem xét điều tiết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vận tải từ 20% xuống 15%.

Một doanh nghiệp đại lý hãng tàu tại Hải Phòng cho biết, nếu giá nhiên liệu giữ ở mức cao và kéo dài, sớm muộn các hãng tàu container cũng sẽ tăng giá cước theo xu hướng chung của toàn ngành logistics.

Nhiều dịch vụ vận tải hành khách, vận tài hàng hóa đường bộ cũng đang tính toán để tăng giá cước. Trong đó, hãng taxi công nghệ Grab thông báo mức tăng giá tất cả dịch vụ từ 10/03 với mức tăng từ 2.000 – 2.500 đồng cho 2km đầu tiên và 500 – 600 đồng cho các km tiếp theo.

Các doanh nghiệp taxi truyền thống cũng như các doanh nghiệp vận tải tuyến cố định cũng đang tính toán mức tăng giá phù hợp nhằm không gây ảnh hưởng quá lớn do hiện nay nhu cầu đi lại vẫn thấp, việc tăng giá có thể càng gây ảnh hưởng đến kinh doanh.

Nhiều hãng hàng không cũng vừa “kêu cứu” khi chi phí nhiên liệu bay đối với hãng hàng không chiếm tỷ trọng lớn, hơn 30% trên tổng chi phí hoạt động khai thác. Giá nhiên liệu bay Jet-A1 có xu hướng tăng cao từ mức trung bình khoảng gần 73 USD/thùng năm 2021 lên tới khoảng 100 USD/thùng, tương ứng mức tăng 37%.

Vì vậy, hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietravel Airlines vừa kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ giao thông vận tải và các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hàng không xuống 0% so với mức 7% hiện nay.

Đồng thời, điều chỉnh giảm mạnh tay thuế bảo vệ môi trường với nhiên liêu bay, về mức 1.000 đồng/lít hoặc miễn 100%, áp dụng đến hết năm 2022. Bên cạnh đó, hỗ trợ giảm 50% giá dịch vụ ngành hàng không. Đối với các khung giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, đề nghị hỗ trợ giảm 50% giá/phí cho đến hết năm 2022.

Trước tình hình giá cả nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới và trong nước có biến động tăng, trong cuộc họp gần đây, Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ khẩn trương có văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phản ánh về tình hình, xu hướng biến động giá nhiên liệu, tác động của biến động giá đối với lĩnh vực vận tải và đề xuất giải pháp kiểm soát giá dịch vụ vận tải để Thường trực Chính phủ kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Kiến nghị "mạnh tay" giảm hàng loạt thuế, phí, lệ phí, không để giá cước vận tải cao bất thường - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thủ tướng thúc đẩy hàng loạt dự án đầu tư lớn thế hệ mới tại Bình Dương

(Chinhphu.vn) - Sáng ngày 19/3, tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ động thổ dự án KCN Việt Nam-Singapore III, khánh thành 2 khu nhà ở xã hội và động thổ xây dựng tiếp 20.000 căn hộ nhà ở xã hội, chứng kiến trao giấy chứng nhận cho các nhà đầu tư, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn LEGO.

image
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đến dự lễ khởi công dự án KCN Việt Nam-Singapore III bằng xe buýt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự các sự kiện có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Vũ Hải Sản; Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi; Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương; các vị đại sứ, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Được triển khai tại một địa phương năng động, động lực phát triển kinh tế-xã hội quan trọng bậc nhất ở Đông Nam Bộ, đây là những dự án có ý nghĩa lớn trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế-xã hội sau khi dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát.

Xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, bao trùm hơn

KCN Việt Nam-Singapore III (VSIP III) có diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng, được xây dựng tại phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên.

Đây là KCN VSIP thứ 11 trên cả nước và là KCN VSIP thứ 3 tại Bình Dương.

Thời gian qua, việc chuẩn bị triển khai dự án đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, các bộ ngành của Việt Nam và Singapore, nỗ lực của Lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC, Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam-Singapore và phía đối tác Singapore - Công ty Sembcorp Development.

Phát biểu tại buổi lễ động thổ dự án, chia sẻ ngắn gọn về mục tiêu và quan điểm phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các mục tiêu và các định hướng lớn về phát triển kinh tế-xã hội đất nước, nhằm đưa Việt Nam vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại và thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Thủ tướng khẳng định đây là những mục tiêu cao và rất khó khăn, thách thức để đạt được, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, bạn bè và đối tác quốc tế, chúng ta tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này.

Việt Nam hướng tới phát triển nhanh, bền vững, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, phát triển dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài (gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử…); nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá (là vốn, công nghệ, quản lý…).

Việt Nam phát huy tối đa nhân tố con người; xác định con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trong quá trình phát triển, phải kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc nhưng luôn đặt con người và sự vật trong sự vận động và phát triển, hết sức linh hoạt để thích ứng với tình hình cụ thể.

Về quan hệ Việt Nam-Singapore, Thủ tướng nêu rõ hai nước cùng trong “Ngôi nhà chung ASEAN”, có quan hệ tốt đẹp, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và năm 2023 sẽ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trong đó, các KCN VSIP là biểu tượng trong quan hệ hai nước.

Bình Dương là địa phương có nhiều khu VSIP nhất tại Việt Nam và mỗi dự án đánh dấu một bước phát triển mới, đặc biệt là dự án VSIP III được triển khai theo hướng xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, bao trùm hơn, chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ lượng sang chất, phù hợp với xu thế của thế giới và của Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực, giải pháp của tỉnh Bình Dương để đạt được những thành tựu như vừa qua, góp phần củng cố niềm tin và thu hút các nhà đầu tư, góp phần cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Tiếp tục xây dựng hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới

Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp tục tổng kết, phân tích, đánh giá kỹ các bài học kinh nghiệm, phát huy những bài học tốt, điều chỉnh kịp thời những vấn đề còn tồn tại, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với tình hình mới, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Thủ tướng đề nghị Bình Dương tích cực góp phần cùng cả nước phục hồi nhanh và phát triển bền vững, tập trung vào một số nhiệm vụ như nâng cao năng lực y tế, hỗ trợ doanh nghiệp, đầu tư phát triển hạ tầng và quản trị thông minh, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số, thích ứng biến đổi khí hậu và hạ tầng y tế, giáo dục. Đây cũng là những hướng đi đúng mà Bình Dương đang triển khai.
image
Thủ tướng và các đại biểu thực hiện nghi lễ động thổ Khu công nghiệp VSIP III - Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tỉnh cần tiếp tục xây dựng hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới gắn với xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển xanh, thông minh, bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Cùng với đó, Bình Dương cần cùng cả nước góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp, toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Singapore, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với các đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.

Thủ tướng đề nghị tỉnh rút kinh nghiệm từ việc triển khai các dự án VSIP trước đây**, xây dựng VSIP III thành biểu tượng quan hệ hai nước về mặt kinh tế nhưng mang đậm dấu ấn Singapore, ngày càng xanh, sạch, bền vững, thông minh hơn, hiệu quả, thực chất hơn**, mang lại lợi ích cho Bình Dương, nhà đầu tư và người dân. Đặc biệt, phải coi trọng việc bảo đảm đời sống người dân đã nhường mặt bằng cho dự án theo hướng đời sống người dân tại nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ, năm sau cao hơn năm trước.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể, giữ vững ổn định chính trị và môi trường pháp lý, luôn đồng hành với các nhà đầu tư, trên cơ sở luật pháp Việt Nam, thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam, theo tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, các nhà đầu tư tới Việt Nam không chỉ có thị trường nội địa gần 100 triệu dân mà còn có thể tiếp cận những thị trường lớn nhất, năng động nhất, tiềm năng nhất trên thế giới.

Các ý kiến của các vị khách nước ngoài tại buổi lễ đều khẳng định sau đại dịch, các nhà đầu tư lại càng có niềm tin hơn với môi trường đầu tư của Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn các nhà đầu tư đã đồng hành, chia sẻ với Việt Nam trong phòng chống dịch suốt hơn 2 năm qua. Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư tiếp tục góp ý với phía Việt Nam trên tinh thần thẳng thắn, chân thành, cùng nhau phát triển, cùng nhau chung sống, cùng nhau hợp tác, đạt kết quả thực chất, hiệu quả, bền vững hơn.

Nhà máy bền vững nhất của LEGO trên toàn cầu

image
Trao giấy chứng nhận đăng ký, biên bản ghi nhớ cho các nhà đầu tư tại Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đăng ký, biên bản ghi nhớ cho các nhà đầu tư tại Bình Dương.

Trong đó, tỉnh Bình Dương trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn LEGO với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD tại khu công nghiệp VSIP III - nhà máy thứ 6 của LEGO trên thế giới và thứ 2 ở châu Á. Trước đó, để thúc đẩy dự án với mong muốn sớm được chứng kiến các sản phẩm của LEGO được ra đời tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp trực tiếp Giám đốc Điều hành LEGO vào ngày 1/11/2021 nhân dịp Hội nghị COP26 tại Anh.

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam và ông Kevil Teo, Giám đốc Điều hành Sembcorp Development đều nhấn mạnh kỳ vọng VSIP III sẽ trở thành một hình mẫu về phát triển bền vững, xanh, đổi mới sáng tạo.

VSIP III đánh dấu sự chuyển hướng mới của các KCN Việt Nam-Singapore tại Việt Nam theo hướng bền vững hơn, với các thiết bị, tính năng mới, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần thực hiện các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu COP26, đồng thời, góp phần giúp Việt Nam duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.

Về phía mình, Phó Chủ tịch LEGO, ông Preben Elnef cho biết dự án của Tập đoàn tại Bình Dương là dự án đầu tư lớn nhất từ một công ty Đan Mạch vào Việt Nam từ trước tới nay và đây sẽ là nhà máy bền vững nhất của LEGO trên thế giới về mặt thiết kế và xây dựng với trang thiết bị hiện đại.

Nguồn: Thủ tướng thúc đẩy hàng loạt dự án đầu tư lớn thế hệ mới tại Bình Dương

11 nhóm sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách 11 nhóm sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đáng lo ngại, 11 sản phẩm này đều xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ…


4 sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ.

Theo danh sách cập nhật đến tháng 11/2021 mà Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đưa ra, 4 sản phẩm gỗ có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại.

Cụ thể, gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng (hardwood plywood) xuất khẩu sang Hoa Kỳ với các mã HS tham khảo: 4412.31, 4412.32, 4412.33, 4412.34, 4412.94, 4412.99. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh từ 33,4 triệu USD năm 2016 lên 322,2 triệu USD năm 2019.

Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 516 triệu USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần của Việt Nam có xu hướng tăng. Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 25,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 11/2017.

Tháng 10/2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ thông báo chính thức điều tra trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế (evasion) đối với một số công ty Hoa Kỳ nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam.

Tháng 6/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM (circumvention) đối với toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, DOC đang gia hạn thời gian ban hành kết luận đến tháng 4/2022.

Tiếp đến là tủ gỗ (Wooden cabinets and vanities) xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 9403.40, 9403.60. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh từ 913 triệu USD năm 2018 lên 1,37 tỷ USD năm 2019 (tăng 50%).

Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước lên gần 2,8 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 32,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 2/2020 với mức thuế chống bán phá giá từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp từ 13,33% đến 293,45%.

Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cơ quan Hải quan và Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đang điều tra một công ty bị cáo buộc trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm tủ gỗ nội thất của Trung Quốc thông qua việc chuyển tải sản phẩm này qua Việt Nam.

Với tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, tồn tại khả năng Hoa Kỳ khởi xướng điều tra về phòng vệ thương mại hoặc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Ghế sofa có khung gỗ (Seats with wooden frames, upholstered) xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng nằm trong danh sách này. Mã HS tham khảo: 9401.61. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch của Việt Nam đã tăng nhanh từ 819 triệu USD năm 2018 lên 1,4 tỷ USD năm 2019 và 2,1 tỷ USD năm 2020.

Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, kim ngạch của Việt Nam lên đến 3,1 tỷ USD, tăng 52,1% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần của Việt Nam có xu hướng tăng.

Hiện tại, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 38,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Mặt hàng này nằm trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế 25%.

Cuối cùng là gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục (Wood mouldings, millwork products) xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 4409.10, 4409.22, 4409.29. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng từ tháng 11/2020.

Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 42,3 triệu USD, tăng 212% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần của Việt Nam có xu hướng tăng. Hiện tại, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Mặc dù tỷ trọng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ còn thấp nhưng Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng tương tự của Trung Quốc từ tháng 12/2020 với mức thuế suất tương đối cao (thuế chống bán phá giá thấp nhất là 33,87%, thuế chống trợ cấp thấp nhất là 20,56%) nên cần giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ đối với mặt hàng này để ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra nhằm hưởng lợi từ chênh lệch thuế.

Ngoài ra, các mặt hàng khác là đá nhân tạo (Quartz surface products) xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mã HS tham khảo: 6810.99; gạch men (ceramic tile) xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các mã HS tham khảo: 6907.21, 6907.22, 6907.23, 6907.30, 6907.40; xe đạp điện (Electric bicycles) xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, mã HS tham khảo: 8711.60; vỏ bình ga (Steel propane cylinders) xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mã HS tham khảo: 7311.00; ghim đóng thùng (Carton-closing staples) xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mã HS tham khảo: 7317.00, 8305.20; pin năng lượng mặt trời (Solar panels) xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mã HS tham khảo: 8501.61.0010, 8507.20.80, 8541.40.6015, 8541.40.6025, và 8501.31.8010 và thép carbon chống ăn mòn (CORE) xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mã HS tham khảo: 7210, 7212, 7215, 7217, 7225, 7226, 7228, 7229.

Nguồn:
11 nhóm sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Anh tôi mắt sáng dáng hiền, nhưng đừng khờ dại rờ vào anh tôi =))) :joy:

FLC đề xuất đầu tư 2 dự án lớn ở Củ Chi

Đánh giá cao tính hiệu quả trong đề xuất đầu tư của FLC, lãnh đạo huyện Củ Chi nhận định nếu dự án được triển khai sẽ mang lại giá trị nhiều mặt cho doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ của địa phương và Tp.HCM…


Toàn cảnh buổi làm việc giữa huyện Củ Chi và Tập đoàn FLC.

Ngày 18/3, Tập đoàn FLC đã có buổi báo cáo kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi.

Tham dự buổi làm việc, về phía Củ Chi có ông Nguyễn Quyết Thắng - Bí thư Huyện ủy, bà Phạm Thị Thanh Hiền - Chủ tịch UBND huyện. Về phía FLC có ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways.

Tại sự kiện, lãnh đạo FLC báo cáo chi tiết về đề xuất nghiên cứu đầu tư 2 dự án: dự án Công viên Sài Gòn Safari (quy mô hơn 456ha) và dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn (quy mô hơn 910ha).

Theo đó, dự án Công viên Sài Gòn Safari tọa lạc tại 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, thuộc khu vực Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 40km. Từ đây có thể kết nối dễ dàng với các tuyến đường quan trọng như TL7, TL15, đường Nguyễn Thị Rành, An Nhơn Tây, Phú Thuận, Đỗ Đăng Tuyển.

Dự án bao gồm 5 phân khu: khu dịch vụ tổng hợp, khu resort nghỉ dưỡng và khách sạn đẳng cấp 5 sao, khu vườn thú mở, khu Safari, khu công viên vui chơi giải trí tổng hợp.

Theo phương án, nhiều hạng mục tiện ích cao cấp lần đầu xuất hiện tại Củ Chi sẽ được quy hoạch như: Công viên chủ đề theo mô hình Disneyland, vườn thú mở, khu Safari, công viên nước, khu trò chơi mạo hiểm, khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao…, phục vụ nhu cầu đa dạng từ vui chơi giải trí đến nghỉ dưỡng sinh thái.


Củ Chi sẽ tạo điều kiện tối đa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến các thủ tục pháp lý theo đúng quy định.

Chia sẻ thêm về kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết: “Huyện Củ Chi sở hữu nhiều tiềm năng lớn về du lịch văn hóa - lịch sử, tiêu biểu là khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi nổi tiếng thế giới. Ngoài ra, huyện có quỹ đất lớn, là điều kiện thuận lợi để quy hoạch phát triển bài bản các công trình du lịch dịch vụ cao cấp, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế”.

Hướng tới mục tiêu xây dựng một khu phức hợp Safari có quy mô hàng đầu Châu Á, FLC đã làm việc với nhiều đơn vị tư vấn, chuyên gia quốc tế. Doanh nghiệp mong muốn xúc tiến các thủ tục về pháp lý theo quy định để có thể khởi công dự án ngay trong quý III năm nay, dự kiến đưa vào vận hành trong 2025, ông Thắng cho biết thêm.

Bên cạnh Công viên Sài Gòn Safari, Tập đoàn FLC cũng đề xuất nghiên cứu dự án thứ hai là Khu đô thị nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn, quy mô hơn 910ha tại xã An Phú và xã Phú Mỹ Hưng. Dự án sở hữu vị trí đắc địa: phía Bắc và phía Đông giáp sông Sài Gòn, phía Tây và Tây Nam giáp đường tỉnh lộ 15, dễ dàng kết nối với khu di tích lịch sử Củ Chi và dự án Công viên Sài Gòn Safari.

Khu đô thị nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn được định hướng phát triển theo tiêu chí sinh thái nghỉ dưỡng, kết hợp cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện trạng để trở thành một tổ hợp đa chức năng, khu đô thị đáng sống bậc nhất phía Tây Bắc Tp.HCM. Sở hữu hệ tiện ích đa dạng bao gồm trung tâm mua sắm, trường học liên cấp, bệnh viện quốc tế, công viên ven sông, trung tâm thể dục thể thao, cùng đa dạng loại hình nhà ở cao tầng, thấp tầng, cao cấp và khu tái định cư, dự án hướng đến trở thành nơi an cư cho khoảng 130.000 - 150.000 người.

Hai dự án do FLC đề xuất sẽ hình thành một Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp đô thị đầy đủ tiện ích, giúp bổ sung hạ tầng du lịch cũng như hạ tầng đô thị đồng bộ cho Củ Chi, góp phần thúc đẩy kế hoạch đưa Củ Chi trở thành thành phố trực thuộc của Tp.HCM trong giai đoạn 2020 - 2030.

Đánh giá cao ý tưởng cũng như hiệu quả các đề xuất nghiên cứu từ phía FLC, bà Phạm Thị Thanh Hiền - Chủ tịch UBND huyện Củ Chi khẳng định Củ Chi sẽ tạo điều kiện tối đa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến các thủ tục pháp lý theo đúng quy định, nhằm đẩy nhanh tiến trình đầu tư một cách nhanh chóng, hiệu quả của FLC trên địa bàn.

“Chúng tôi mong muốn, từ một địa danh gắn liền với truyền thống cách mạng, huyện Củ Chi sẽ có thêm nhiều điểm nhấn đặc biệt về du lịch, cảnh quan, thực sự hấp dẫn và giữ chân khách du lịch ở lại lưu trú, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương”, lãnh đạo Củ Chi bày tỏ.

Nguồn: FLC đề xuất đầu tư 2 dự án lớn ở Củ Chi - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ông Biden: Trung Quốc đối mặt phản ứng toàn cầu nếu giúp Nga

Đây là nhấn mạnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc điện đàm kéo dài hai giờ đồng hồ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về xung đột Nga – Ukraine ngày 18/3…


Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: Getty Images

Theo CNBC, cuộc điện đàm được xem là một phép thử quan trọng về việc liệu ông Biden có thể thuyết phục Bắc Kinh đứng ngoài cuộc trong cuộc xung đột ở Ukraine và từ chối yêu cầu hỗ trợ về quân sự hay kinh tế của Nga hay không.

Tại cuộc điện đàm, cả ông Biden và ông Tập đều thống nhất cần thúc đẩy hòa bình và hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra do “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở nước láng giềng. Tuy nhiên, hai bên bất đồng sâu sắc về việc bên nào sẽ chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra ở Ukraine, trong đó nhà lãnh đạo Trung Quốc từ chối cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm toàn bộ cho cuộc tấn công vô cớ.

Theo Nhà Trắng, trao đổi với người đồng cấp Trung Quốc, ông Biden đã “mô tả những tác động và hậu quả nếu Trung Quốc hỗ trợ về vật chất cho Nga”.

Tuần trước, tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Moscow đã yêu cầu Bắc Kinh hỗ trợ về kinh tế và quân sự để tiến hành cuộc chiến ở Ukraine.

Sau cuộc điện đàm ngày hôm qua, cả phía Mỹ và Trung Quốc đều không tiết lộ liệu ông Biden có thuyết phục được ông Tập thay đổi quan điểm về cuộc xung đột hay không. Nhà Trắng chỉ nhấn mạnh rằng mục tiêu của Tổng thống Mỹ tại cuộc điện đàm này không phải là tìm kiếm sự đảm bảo trực tiếp từ người đồng cấp Trung Quốc rằng sẽ không hỗ trợ Nga, mà là nêu rõ các lựa chọn của Bắc Kinh.

“Ông Biden đã nêu rõ rất nhiều chi tiết về sự phản ứng thống nhất, không chỉ từ các chính phủ trên khắp thế giới mà còn cả khu vực tư nhân, với cuộc tấn công của Nga ở Ukraine”, một quan chức Mỹ nói với báo giới chiều 18/3. “Ông Biden đã làm rõ rằng bên nào hỗ trợ Nga lúc này có thể sẽ đối mặt với hậu quả”.

Còn theo bản tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập nhấn mạnh rằng Mỹ và Trung Quốc đều có nghĩa vụ thúc đẩy hòa bình ở Ukraine, trong đó ưu tiên cấp bách là đối thoại và đám phán, tránh gây thương vong cho dân thường, ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo và chấm dứt các hành động thù địch càng sớm càng tốt. Ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo hơn nữa cho Ukraine và các quốc gia khác bị ảnh hưởng.

“Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất quan điểm rằng Trung Quốc và Mỹ cần tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại trong hòa bình và tránh đối đầu, đồng thời cần tăng cường giao tiếp và đối thoại ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực”, bản tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

“Quan hệ giữa các quốc gia không thể đi tới giai đoạn đối đầu quân sự, xung đột không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Hòa bình và an ninh là kho báu quý giá nhất với cộng đồng quốc tế. Chúng tôi không muốn thấy cuộc khủng hoảng ở Ukraine”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói với người đồng cấp Mỹ tại cuộc điện đàm.

Trước đó, người phát ngôn chính phủ của cả Nga và Trung Quốc đều công khai phủ nhận rằng Moscow đã yêu cầu Bắc Kinh hỗ trợ trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, những biện pháp trừng phạt chưa có tiền lệ mà Mỹ và các nước đồng minh phương Tây áp đặt với Nga đã khiến nước này bị cô lập và có thể buộc phải tìm kiếm hỗ trợ về tài chính cũng như quân sự.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đầu tuần này khẳng định Bắc Kinh không muốn bị “vạ lây” bởi các biện pháp trừng phạt vào Nga.

“Trung Quốc không phải là một phần của cuộc khủng hoảng này và cũng không muốn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt”, ông Vương Nghị nói trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Tây Ban Nha Jose Manuel Albares để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine ngày 14/3. “Trung Quốc có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Trung Quốc khẳng định tôn trọng chủ quyền của Ukraine, nhưng từ chối lên án Nga và kêu gọi giải quyết vấn đề qua đàm phán. Ông Vương Nghị đầu tháng này nhấn mạnh quan hệ khăng khít của Trung Quốc với Nga và sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bên thứ ba nào.

Ông Biden: Trung Quốc đối mặt phản ứng toàn cầu nếu giúp Nga - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hoa hậu Ngọc Hân bất ngờ hiện diện ở nhóm cổ phiếu đang gây bão thị trường: Giữ vị trí giám đốc đối ngoại, đầu tư lớn vào mã đã tăng gấp 5 lần trong nửa năm

image

Hoa hậu Ngọc Hân cho biết khi được tham gia vào các cuộc họp mang tính chiến lược tại công ty, cô biết được sắp tới công ty định làm gì, sẽ có những chiến lược phát triển như thế nào vì vậy cô đặt niềm tin vào công ty.

Những Hoa hậu không chỉ nổi tiếng về nhan sắc mà còn có tài năng trong kinh doanh, đầu tư. Và thị trường chứng khoán cũng là 1 trong những lựa chọn đầu tư của không ít người đẹp. Ngày 17/3, trên livestream Khớp Lệnh của VTV24 Money, Hoa hậu Ngọc Hân đã chia sẻ về cách đầu tư trên thị trường chứng khoán của bản thân.

Trong phần chia sẻ nhanh với host của chương trình, hoa hậu Ngọc Hân tiết lộ, cô bắt đầu đầu tư từ năm 2017. Cũng giống như các nhà đầu tư khác, danh mục của cô cũng có lúc lãi, có lúc lỗ, lúc lãi lớn nhất có tới 150%. Tiết lộ về cách đầu tư, hoa hậu chia sẻ, cô thường cắt lỗ khi âm 7 – 25%, và bài học lớn nhất cô học được sau 5 năm tham gia thị trường chứng khoán là: Chốt lãi không bao giờ sai!
image
Hoa hậu tiết lộ, cô đang đầu tư 50% số vốn của bản thân trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán không hề dễ dàng. Hoa hậu cũng như bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là các F0 mới tham gia vào thị trường đều rất bị ảnh hưởng bởi cảm xúc lên xuống.

“Hôm nay xanh thì vui vẻ, hôm nào đỏ thì buồn ơi là buồn mặc dù tất cả chỉ là con số thôi nhưng rất dễ chạm vào cảm xúc của mỗi người. Thực ra thì Hân đã trải qua đoạn đấy rồi nên mình có được một chút kinh nghiệm hơn”, cô chia sẻ.

Dù tham gia thị trường đã nhiều năm, nhưng hoa hậu Ngọc Hân chia sẻ rằng: “Thực sự, Hân cũng bận và không có thói quen cứ mỗi sáng là mở bảng điện ra. Có lẽ là khẩu vị đầu tư của mỗi người là khác nhau”.

Bởi cô cho rằng: “Tôi đặt lòng tin vào những doanh nghiệp có uy tín ở Việt Nam để đầu tư dài hạn. Chỉ dành 1 phần nhỏ số vốn để lướt sóng nên cũng không quá quan tâm đến lãi/lỗ”. Đôi khi, sau khi chọn mua cổ phiếu, cô xóa app đi cho “đỡ nặng đầu”.

Về kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cá nhân, Ngọc Hân cho biết cô phân bổ danh mục khá rõ rằng. Cô dành 2/3 vốn vào những mã cổ phiếu tốt đều đầu tư dài hạn và có 1 tài khoản riêng để lướt sóng vui vui. “Khi có thời gian ở nhà vì nghỉ dịch thì tôi chơi lướt sóng, còn bình thường khi không có thời gian thì tôi lựa chọn đầu tư dài hạn”, Ngọc Hân chia sẻ.

Tuy nhiên, hoa hậu cũng khẳng định rằng: Đầu tư chứng khoán rất khó! Chia sẻ về quan điểm đầu tư chứng khoán của mình, Hoa hậu Ngọc Hân nói: "Lướt sóng rất khó, ngay cả với các chuyên gia. Các nhà đầu tư lâu đời nhất tổng kết là: những người thành công nhất là những người đầu tư lâu dài, theo dạng tích sản. Câu chuyện đó đã thay đổi hẳn phong cách đầu tư của tôi. Khi đầu tư dài hạn, chọn các mã cổ phiếu tốt, tôi cảm thấy vừa nhàn hơn, vừa có hiệu quả lâu dài hơn, khối tài sản tốt hơn

Hoa hậu tiết lộ đã đầu tư vào HUT khá nhiều và khá lâu

Từ đầu tuần đến giờ, nhóm cổ phiếu thuộc “hệ sinh thái DNP” của ông Vũ Đình Độ đang là tâm điểm thị trường khi liên tục tăng trần Nhóm này bao gồm các mã cổ phiếu DNP (CTCP Nhựa Đồng Nai), JVC (CTCP Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật), NVT (CTCP Du lịch Bất động sản Ninh Vân Bay), VC9 (CTCP Xâu dựng số 9), HUT (CTCP Tasco).

Hoa hậu Ngọc Hân hiện đang là giám đốc đối ngoại của Nhựa Đồng Nai, cô cho biết bản thân cũng đầu tư vào các cổ phiếu trong hệ sinh thái của công ty, đặc biệt là HUT.
Hoa hậu Ngọc Hân chia sẻ "Trong quá trình làm việc rất dài, mình hiểu về phong cách làm việc của những người đồng hành, bao gồm cả các lãnh đạo cấp cao như chủ tịch, tổng giám đốc. Khi được tham gia vào các cuộc họp mang tính chiến lược, mình biết được sắp tới công ty định làm gì, sẽ có những chiến lược phát triển như thế nào vì vậy mình đặt niềm tin vào công ty.

Bản thân mình cũng đã đầu tư vào cổ phiếu của HUT khá là nhiều và khá lâu rồi. Trong tương lai sẽ còn có rất là nhiều những chiến lược phát triển để làm cho HUT trở nên rất khác so với quá khứ hồi xưa của Tasco".
image
Theo cô, với những chiến lược rất rõ ràng, DNP sắp tới đây có thể gây dựng, phát triển lại hệ thống cũng như những định vị trong tương lai.

Cùng ngày với buổi chia sẻ của hoa hậu, trong phiên giao dịch ngày 17/3/2022, mặc cho các cổ phiếu “họ” DNP khác vẫn tím, cổ phiếu HUT đã giảm 4.000 đồng/cp, tương ứng giảm 8,6% về mức 42.500 đồng/cp.

Nguồn: VTV24 Money

Nguồn bài viết: Hoa hậu Ngọc Hân bất ngờ hiện diện ở nhóm cổ phiếu đang gây bão thị trường: Giữ vị trí giám đốc đối ngoại, đầu tư lớn vào mã đã tăng gấp 5 lần trong nửa năm

1 Likes

FED tăng lãi suất và sự ảnh hưởng tới chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Hồng Điệp - Giám đốc CTCP Tư vấn đầu tư S-Talk đã có những chia sẻ quan điểm về tác động của việc FED tăng lãi suất tới thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư.

Mới đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED kết thúc kỳ họp 2 ngày và chính thức tăng lãi suất cơ bản 0,25% lần đầu tiên sau 4 năm. Công cụ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là khá phổ biến trong suốt 30 năm qua. Tuy đã chứng minh là khá hữu hiệu, nhưng thường sau đó để lại những hệ lụy không mong muốn. Nếu nền kinh tế được ví như cơ thể sống, mọi biến động xảy ra như chiến tranh, dịch bệnh hay lạm phát đều được coi là hành động và sự thay đổi của cơ thể, thì việc áp những biện pháp giống như đi bác sỹ để chữa bệnh vậy. Có nghĩa là lạm phát không hẳn bắt nguồn từ việc bơm tiền mạnh suốt 2 năm qua, mà còn bởi nhiều yếu tố khác như chi phí đẩy tăng cao, nhu cầu hàng hóa sau đại dịch tăng,…Lạm phát là không tốt, nhưng thực sự nó không nguy hiểm cho nền kinh tế bằng giảm phát. Chính vì vậy, việc áp dụng các chính sách tăng lãi suất, đồng nghĩa với việc kiềm chế kích thích tăng trưởng luôn tiềm ẩn nguy cơ giảm phát sau này.

FED sau nhiều tháng cân nhắc rồi mới quyết định tăng lãi suất ở mức độ thấp nhất có thể là 25 điểm phần trăm. Điều này một mặt trấn an giới đầu tư, làm ổn định các thị trường như Chứng khoán, hàng hóa, BĐS và trái phiếu, mặt khác cũng đưa ra thông điệp kiên quyết chặn đà tăng thẳng đứng của lạm phát. FED cũng đã rất rõ ràng trong chính sách khi dự kiến sẽ tăng 7 lần trong năm nay, 3 lần trong năm 2023 để đưa lãi suất cơ bản lên mức 2,5%-3,0%. Việc tăng lãi suất theo kiểu nhỏ giọt vậy là tốt hay xấu? Cái gì cũng có hai mặt, tăng nhanh, sốc, chấp nhận sự ảnh hưởng lên TTCK ngắn hạn, rồi cân bằng trở lại, cũng là một ý kiến. Nhưng nếu tăng kiểu mang tính ổn định, thận trọng nhưng lại tăng nhiều lần cũng có rủi ro “thuốc” yếu, không làm lạm phát giảm được, gây ra những tâm lý bất ổn lơ lửng kéo dài trên đầu của giới đầu tư. Cho nên việc thông điệp sẽ tăng 10 lần nữa tổng cộng trong 2 năm tới chưa hẳn sẽ trở thành hiện thực. Biết đâu FED sẽ “quay xe”, sẽ có ít lần tăng hơn nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đưa lãi suất cơ bản lên ít nhất 2,5%.

Tăng lãi suất sẽ tác động đến những gì đầu tiên? Đầu tiên là thị trường Trái phiếu, rõ ràng rủi ro các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ có khả năng vỡ nợ, trả nợ chậm. Tiếp đến là thị trường Bất động sản. Đa số thị trường BĐS là đầu cơ bằng tiền vay, một khi lãi suất tăng cao sẽ làm giảm tính hấp dẫn của dòng tiền đầu cơ. Ngoài ra, việc tăng lãi suất cũng ảnh hưởng chi tiêu của một số nước (ngoại trừ Việt nam) do văn hóa người dân có thói quen chi tiêu bằng tín dụng. Bên cạnh những mặt tiêu cực này, tăng lãi suất cũng có những mặt tích cực như đẩy giá trị đồng dollar Mỹ lên, làm cho những nước xuất xuất khẩu vào Mỹ có lợi hơn. Tăng lãi suất về cơ bản cũng sẽ kiềm chế được lạm phát khi giá trị đồng tiền được chú trọng hơn, các nhà băng có cơ hội thu hút được tiền nhàn rỗi trong dân nhiều hơn. Từ đó lại có cơ hội chuyển ngược vào sản xuất kinh doanh.
Đối với TTCK thì chúng ta phải phân biệt thật rõ ràng 2 bức tranh khác nhau. Dù thế giới phẳng, mọi biến động của chứng khoán Mỹ đều sẽ tác động lên toàn cầu, nhưng dù sao TTCK Việt nam vẫn có những nét riêng và bước đi khác. Nhất là Việt nam luôn có độ trễ trong khoảng 6-8 tháng. Tôi tin rằng lãi suất trong năm 2022 của Việt nam chưa thể thay đổi ngay vì lý do Chính phủ đang chú trọng bơm tiền phục hồi kinh tế sau dịch. Tỷ giá cũng chưa thể là mối lo do dự trữ ngoại hối của chúng ta đang rất dồi dào, đủ sức cân được bài toán ít nhất trong năm nay. Nhưng sang năm 2023 sẽ lại là câu chuyện khác, sẽ có những tác động phức tạp hơn. Xét về mặt điểm số cũng như tổng thể, TTCK Việt nam vẫn đang trong một chu kỳ tăng trưởng, một trend lớn mà đỉnh có thể ở vùng xấp xỉ 2.000. Kênh đầu tư chứng khoán gần như vẫn là kênh được ưu tiên, có tính hiệu quả nổi trội so với các kênh đầu tư khác.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra những dự báo như sau:

  1. TTCK Việt nam sẽ ít bị ảnh hưởng bởi nhiều đợt tăng lãi suất của FED trong năm 2022. Những ảnh hưởng nếu có chỉ mang tính tâm lý nhất thời, và thường đó lại là cơ hội mua vào khi giảm sâu.

  2. Một số lĩnh vực sẽ bị tác động tiêu cực trong dài hạn như các doanh nghiệp có nợ vay lớn, có kế hoạch triển khai mở rộng sản xuất muộn.

  3. Nhiều lĩnh vực vẫn có cơ hội tận dụng tốt trong hoàn cảnh lãi suất tăng lên. Đầu tiên có thể kể đến là nhóm Ngân hàng, nơi trung chuyển của dòng tiền. Kế đến là các nhóm có số dư tiền mặt cao như Bảo hiểm, dịch vụ bán hàng (bao gồm cả bán lẻ và bán sỉ). Nhóm Bất động sản có dự án đã được triển khai từ trước, đang trong giai đoạn bán hàng cũng có thể hưởng lợi lớn.

  4. Bắt đầu từ cuối năm nay cho đến hết năm 2023 sẽ ngấm dần việc tăng lãi suất. Biên lợi nhuận của một số doanh nghiệp sẽ bị giảm.

Nếu tin tưởng vào những dự báo trên, hành động của NĐT là gì? Theo tôi tại những thời điểm có tính chất hơi loạn lạc như hiện nay, phải vô cùng tỉnh táo và quyết liệt hơn trong các hành vi của mình. Nếu trước đây chúng ta có thể yên tâm nắm giữ cổ phiếu của một số doanh nghiệp tăng trưởng trong một chu kỳ tương đối dài, thì bây giờ cần phải rút ngắn các chu kỳ đó xuống hoặc phải review thường xuyên hơn danh mục đầu tư của mình. Lợi nhuận kỳ vọng cũng nên có những sự thay đổi trong năm 2022-2023 dù Index có thể tăng lên 2.000 điểm. Phòng thủ, quản trị rủi ro kỹ hơn, cắt lỗ và chốt lời nhanh hơn, đó là những hành động cần thiết vào lúc này.

Tôi vẫn khá lạc quan với TTCK Việt nam trong năm 2022, dù biết rằng thị trường sẽ ngày càng khó hơn, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, đòi hỏi tri thức đầu tư cao hơn. Thay đổi đế thích ứng mới có thể tiến lên, mới có thể thành công trong đầu tư.

Nguyễn Hồng Điệp (Giám đốc CTCP Tư vấn đầu tư S-Talk)

Nguồn bài viết: FED tăng lãi suất và sự ảnh hưởng tới chứng khoán Việt Nam - DNTT online

Zero Covid, ‘kìm cương’ các Big Tech và nhà bất động sản: Trung Quốc đang suy nghĩ lại về những chiến lược này khi nhà đầu tư toàn cầu ‘ôm tiền’ tháo chạy

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến một trong những đợt giảm giá lịch sử và cuối cùng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chú ý đến những mối lo ngại của nhà đầu tư quốc tế.

Trong tuần này, chính phủ của ông cam kết rằng sẽ ban hành những quy định minh bạch và dễ dự đoán hơn, cũng như cam kết với các thị trường bên ngoài bao gồm Hong Kong. Động thái này cho thấy giới chức nước Bắc Kinh đang nỗ lực trấn an nhà đầu tư nước ngoài, không muốn trở thành một thị trường “không thể đầu tư” giống như Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố muốn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga. Dù Trung Quốc vẫn cần tuân thủ những cam kết đã đưa ra, nhưng động thái này cũng giúp giảm bớt sự bất ổn trên thị trường tài chính đại lục. Chỉ số Hang Seng China Enterprises đã hồi phục với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998.

Zero Covid, kìm cương các Big Tech và nhà bất động sản: Trung Quốc đang suy nghĩ lại về những chiến lược này khi nhà đầu tư toàn cầu ôm tiền tháo chạy - Ảnh 1.

Hang Seng China Enterprises hồi phục sau thông báo trấn an nhà đầu tư của Trung Quốc.

Victor Shih - phó giáo sư tại Đại học California San Diego, nghiên cứu về lĩnh vực chính trị của Trung Quốc, cho biết: “Thị trường đang rơi tự do, đây là một dấu hiệu cho thấy giới chức nước này cần đưa ra những động thái để hạ nhiệt. Tôi nghĩ rằng sự hoảng loạn xảy ra là do những chính sách không rõ ràng.”

Mới đây, ông Tập đã cam kết xem xét lại các biện pháp phòng dịch - vốn khiến nhiều doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc cũng cân nhắc cho phép các cơ quan quản lý của Mỹ tiếp cận các cuộc kiểm tra doanh nghiệp trong năm nay. Đây sẽ là động thái nhượng bộ lớn nhất của Bắc Kinh tế từ khi các doanh nghiệp nước này niêm yết tại Mỹ hơn 2 thập kỷ trước và giúp giảm bớt lo ngại về nguy cơ bị hủy niêm yết.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng cho biết đợt siết chặt quy định với các công ty công nghệ sẽ được hoàn thành càng sớm càng tốt. Quy định thay đổi đã khiến cổ phiếu Alibaba mất 661 tỷ USD giá trị kể từ mức đỉnh năm 2020. Bộ Tài chính Trung Quốc nói rằng, họ sẽ không mở rộng việc thử nghiệm đánh thuế bất động sản trong năm nay. Nội các Trung Quốc cũng cam kết sẽ giải quyết rủi ro liên quan đến với các nhà phát triển bất động sản như Evergrande.

Lâu nay, chính phủ của ông Tập vốn tỏ ra không mấy quan tâm đến thị trường trong nước. Các chiến dịch như “thịnh vượng chung” đã hạn chế sự tăng trưởng của khu vực tư nhân và khiến MSCI China Index giảm 22% vào năm ngoái. Nhà đầu tư vào trái phiếu rác USD của Trung Quốc đã ghi nhận mức lợi nhuận tồi tệ chưa từng có trong hơn 1 thập kỷ. Song, khi ông Tập chuẩn bị tiến tới nhiệm kỳ thứ 3, thì nhà lãnh đạo này đang ưu tiên sự ổn định lên trên hết.

Zero Covid, kìm cương các Big Tech và nhà bất động sản: Trung Quốc đang suy nghĩ lại về những chiến lược này khi nhà đầu tư toàn cầu ôm tiền tháo chạy - Ảnh 2.

Lợi suất trái phiếu USD của Trung Quốc.

Việc chính phủ Trung Quốc cần hành động ngay ngày càng cấp thiết hơn. Một chỉ số theo dõi niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường Trung Quốc đang ở mức yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi thị trường chứng khoán và tín dụng sụt giảm, cùng dòng tiền tháo chạy khỏi trái phiếu chính phủ làm suy yếu đồng nội tệ.

Đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ chưa từng có kể từ khi xảy ra ở Vũ Hán và mâu thuẫn Nga - Ukraine đã đặt ra mối đe dọa không thể lường trước với nền kinh tế vốn đã giảm tốc của Trung Quốc. Giới chức nước này có thể khiến kinh tế rơi vào vòng xoáy sụt giảm nếu bong bóng bất động sản vỡ tung, khi các nhà phát triển lớn đã chứng kiến doanh số bán nhà trong 2 tháng đầu năm nay giảm 43%.

Hiện tại, nhà đầu tư vẫn phải lo ngại về nhiều yếu tố. Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đặt nước này vào trung tâm của căng thẳng địa chính trị ngày càng sâu sắc. Ngoài ra, việc Tencent có khả năng phải thực hiện cuộc cải tổ lớn và Didi hoãn niêm yết ở Hong Kong cho thấy các cơ quan quản lý vẫn rất cứng rắn với các Big Tech.

Quyết định không hạ lãi suất của PBOC trong tuần này cho thấy rằng NHTW vẫn rất thận trọng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Phe “con bò” trên TTCK Trung Quốc đã nhiều lần lo sợ trong năm qua, đến mức rất ít người tin rằng điều tồi tệ nhất đã kết thúc. Thị trường vẫn biến động, khi Hang Seng China giảm tới 3,6% vào thứ Sáu sau đó mới hồi phục.

Zero Covid, kìm cương các Big Tech và nhà bất động sản: Trung Quốc đang suy nghĩ lại về những chiến lược này khi nhà đầu tư toàn cầu ôm tiền tháo chạy - Ảnh 3.

Dòng tiền nước ngoài đổ vào chứng khoán, trái phiếu Trung Quốc.

Trước đây, nhà đầu tư đã có thời điểm mất niềm tin vào những lời cam kết của chính phủ Trung Quốc. Sự can thiệp vào TTCK trong nước vào năm 2015 sau khi bong bóng vỡ đã khiến các quỹ toàn cầu chỉ trích giới chức Trung Quốc, họ cho rằng đây là động thái đi ngược lại với những cải cách thị trường tự do. Đồng NDT biến động khi đó cũng thúc đẩy dòng vốn chảy ra ngoài và đặt câu hỏi về khả năng giám sát thị trường của nước này. Năm 2018, CSI 300 mất khoảng 1/4 giá trị do thương chiến Mỹ - Trung.

Dẫu vậy, ở mỗi thời điểm như vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn thúc đẩy các kế hoạch mở cửa thị trường vốn và thu hút các quỹ ngoại. Trung Quốc đã được đưa vào MSCI Index vào năm 2018 và trái phiếu cũng được đưa vào rổ chỉ số toàn cầu trong năm sau đó.

Trong thời gian tới, nhà đầu tư ngoại có thể sẽ thu về lợi nhuận lớn từ thị trường Trung Quốc. Từ đầu năm 2019 đến cuối năm 2021, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu trong nước của khối ngoại đã tăng hơn 242% lên 3,9 nghìn tỷ NDT (614 tỷ USD). Dòng vốn đổ vào thị trường trái phiếu của quốc gia này cũng tăng 129% lên 4,1 nghìn tỷ NDT.

Tham khảo Bloomberg

Chi Lan

Nguồn bài viết: Zero Covid, 'kìm cương' các Big Tech và nhà bất động sản: Trung Quốc đang suy nghĩ lại về những chiến lược này khi nhà đầu tư toàn cầu 'ôm tiền' tháo chạy - DNTT online

Người dân châu Âu hoảng loạn như thời chiến: Quét sạch siêu thị, đổ xô tích trữ lương thực và dược phẩm

Bánh mỳ, loại đồ ăn chủ chốt của người nghèo lại đang thành hàng xa xỉ ở Châu Âu với mức giá không tưởng.

Người dân châu Âu hoảng loạn như thời chiến: Quét sạch siêu thị, đổ xô tích trữ lương thực và dược phẩm

Tờ Financial Times cho biết nhiều siêu thị miền Bắc Italy đã bị quét sạch mỳ ống, trong khi đó những cửa hàng thuốc tại Na Uy thì bán hết sạch thuốc iod. Tại Đức, nhiều chuyên gia cảnh báo về hiện tượng “Hamsterkaufe”, nghĩa là người dân hoảng loạn đổ xô đi mua sắm.

Nghe thật trớ trêu nhưng đã 2 năm kể từ khi đại dịch bùng nổ khiến người dân đổ xô đi mua sắm dự trữ vì lo sợ đứt gãy chuỗi cung ứng, tưởng chừng mọi chuyện đã chấm dứt thì lịch sử đã lặp lại.

Nếu người dân thời kỳ đầu bùng dịch đổ xô dự trữ khẩu trang, giấy vệ sinh hay nước rửa tay thì giờ đây người dân Châu Âu quét sạch hầu như mọi thứ.

Người dân châu Âu hoảng loạn như thời chiến: Quét sạch siêu thị, đổ xô tích trữ lương thực và dược phẩm - Ảnh 1.

“Tôi đã mua đến 20 gói mỳ ống cùng vài kg bột mỳ trong tuần qua để chuẩn bị cho khủng hoảng thiếu đồ. Chúng tôi cũng đang trồng rau và nuôi gà sau nhà để tự cung tự cấp trong trường hợp xung đột leo thang và lương thực trở nên khan hiếm”, cụ Sabrina Di Leto, 50 tuổi sống tại Lecco miền Bắc Milan-Italy nhận định.

Người tiêu dùng đã chứng kiến chuỗi cung ứng đứt gãy trong mùa dịch nên giờ đây trước nỗi lo xung đột địa chính trị và khả năng thiếu nguồn cung, nhiều người bắt đầu trữ hàng tại Châu Âu nhằm đối phó với khủng hoảng.

Tất nhiên không phải tự dưng người dân lại nhạy cảm đi quét sạch siêu thị như vậy. Đà tăng phi mã của lạm phát đã khiến người tiêu dùng khó lòng ngồi yên trước thực tại tiền đang mất giá nhanh chóng. Ở Anh, lạm phát lên mức cao nhất 30 năm và sẽ còn lên nữa khiến người dân đang chìm vào đói khổ trước một mùa đông băng giá.

Tờ Financial Times nhận định xung đột Nga-Ukraine đã khiến chuỗi cung ứng lúa mỳ, dầu hướng dương, hạt lanh, đậu nành, thức ăn gia súc cùng nhiều mặt hàng bị đứt gãy cung ứng. Xin được nhắc một nửa dầu hướng dương xuất khẩu trên thế giới đến từ Ukraine và 21% nữa đến từ Nga.

Theo Hiệp hội công nghiệp chế biến dầu hạt (AOPI) tại Đức, gần 90% hạt lanh tại Châu Âu là nhập khẩu. Cũng theo AOPI, xung đột Nga-Ukraine đang khiến dầu ăn và thức ăn gia súc bị thiếu nguồn cung. Tồi tệ hơn, tình trạng này khó lòng giải quyết được trong ngắn hạn.

Tại Italy, giá bánh mỳ, mỳ ống và thịt đã tăng phi mã. Trong khi đó những mặt hàng như lúa mỳ được Italy nhập khẩu phần lớn từ Đông Âu, khoảng 80% dầu dướng dương cùng lượng lớn ngô cho thức ăn gia súc của nước này mua từ Ukraine.

Khảo sát của tổ chức nông thương Coldiretti cho thấy một ổ bánh mỳ tại Milan-Italy hiện đã có giá đến 8 Euro, cao hơn gần gấp đôi so với 4,25 Euro vào tháng 11/2021.

Người dân châu Âu hoảng loạn như thời chiến: Quét sạch siêu thị, đổ xô tích trữ lương thực và dược phẩm - Ảnh 2.

Bánh mỳ, thực phẩm chính của người nghèo Châu Âu lại đang có giá đắt đỏ

“Thật kỳ quặc khi bánh mỳ, loại lương thực chủ chốt của người nghèo giờ đây lại có mức giá đắt đỏ như vậy”, bà Di Leto cho biết khi đã dự trữ bột mỳ để tự nướng bánh tiết kiệm tiền hơn là mua ngoài siêu thị đắt đỏ.

Không khác gì thời chiến

Đức-nền kinh tế số 1 tại Châu Âu cũng đang cực kỳ lo lắng về tình trạng hoảng loạn quét siêu thị của người dân. Nhiều cửa hàng tại Đức đã buộc phải chia thành từng đợt bán dầu ăn nhằm tránh tình trạng mua sắm hoảng loạn của người dân. Thuật ngữ “Hamsterkaufe” cho tình trạng này vốn được biết đến rộng rãi thời kỳ đầu bùng dịch Covid-19, ám chỉ đến thói quen của loài chuột hamster tích trữ đồ ăn.

Nếu dọa một vòng quanh các siêu thị ở Đức, người dân có thể chứng kiến những khu chợ vốn chật ních hàng hóa thì nay lại trống trơn bột mỳ và dầu ăn.

“Làm ơn thể hiện sự đoàn kết và hãy nghĩ đến những người hàng xóm của bạn. Tránh dữ trữ hàng hóa một cách không cần thiết”, một khẩu hiệu treo ngoài khu chợ Penny tại Frankfurt-Đức ghi rõ.

Bà Lieselotte, 85 tuổi tại đây cho biết mình chỉ được phép mua 1 chai dầu hướng dương theo quy định mới nhằm tránh tình trạng đầu cơ tích trữ. Theo bà, vì đã từng trải qua Thế chiến II nên người phụ nữ 85 tuổi này chịu đựng được với tình trạng khan hiếm hàng hóa tốt hơn so với giới trẻ.

“Chúng tôi đã từng trải qua sự thiếu thốn này khi còn bé vào thời Thế chiến II. Thế nhưng lớp trẻ sẽ gặp khó khăn hơn vì chúng đã quen sống đầy đủ”, bà Lieselotte nói.

Không riêng gì nhu yếu phẩm, giá xăng cũng tăng mạnh với 2,26 Euro/lít, cao hơn nhiều so với 1,81 Euro/lít trước khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra.

Sợ chiến tranh hạt nhân

Theo Financial Times, nỗi lo sợ của người dân Bắc Âu lại chủ yếu liên quan đến chiến tranh hạt nhân. Người dân nơi đây đổ xô đi mua thuốc iod, vốn thường được dùng để đối phó với tình trạng nhiễm xạ hạt nhân.

Truyền thông địa phương cho biết hơn 1,7 triệu viên iod đã được bán hết sạch trong vài tuần trở lại đây và các hiệu thuốc đã hết sạch hàng cho đến 1 tháng tới.

Tất nhiên, cơn hoảng loạn này vẫn chưa thực sự bùng nổ hoàn toàn khi một số thị trường như Pháp, Tây Ban Nha vẫn khá tĩnh lặng.

“Chúng tôi chứng kiến một số khu vực trữ hàng tại Pháp trong khi một vài khu vực tại Tây Ban Nha đã bán hết sạch dầu hướng dương, thế nhưng nhìn chung tình hình vẫn trong vòng kiểm soát”, chuỗi bán lẻ lớn nhất Pháp và Tây Ban Nha là Retailer Carrefour tuyên bố.

Tờ Financial Times cảnh báo không riêng gì Châu Âu, cuộc khủng hoảng với tình trạng đổ xô quét sạch siêu thị sẽ diễn ra tại nhiều nơi với tình hình hiện nay. Xung đột địa chính trị sẽ ảnh hưởng nặng đến một số quốc gia nghèo, ví dụ như Somalie, thị trường nhập khẩu đến 90% lúa mỳ từ Nga và Ukraine.

“Giá lúa mỳ tăng mạnh và tình trạng hạn hán tồi tệ sẽ khiến số người chịu đói bùng nổ”, chuyên gia Jan Egeland thuộc Hiệp hội người tị nạn Na Uy cảnh báo.

Trong khi đó, một số quốc gia như Ai Cập, vốn đang phải trợ giá bánh mỳ cho khoảng 70 triệu người, đã phải ngừng nhập khẩu ngũ cốc vì giá quá cao gây thâm hụt ngân sách.

Tại Lebanon và Tunisia, các kệ bột mỳ đều trống trơn khi người dân đổ xô đi mua hàng. Nhiều người thậm chí cáo buộc chính các chủ cửa hiệu đã đầu cơ tích trữ nhu yếu phẩm để bán ra với giá cao sau này, qua đó càng khiến những kệ hàng trống trơn.

Trong khi đó, các siêu thị tại Thổ Nhĩ Kỳ thì trống trơn dầu hướng dương do người dân đổ xô đi mua sắm. Tình hình tại đây khá tệ do lạm phát vốn đã tăng phi mã từ trước khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra.

“Chúng ta đều phải trả giá cho những xung đột đang diễn ra”, cụ Monika, 75 tuổi tại Đức tổng kết cho sự hoảng loạn hiện nay.

*Nguồn: Financial Times

Nguồn bài viết: Người dân châu Âu hoảng loạn như thời chiến: Quét sạch siêu thị, đổ xô tích trữ lương thực và dược phẩm - DNTT online

Ngày mai, giá xăng sẽ giảm?

Trong kỳ điều chỉnh ngày mai (21/3), dự báo, giá xăng dầu sẽ giảm sau 7 lần tăng liên tiếp.

Ngày mai, giá xăng sẽ giảm?

Giá xăng dầu thế giới gần đây có xu hướng giảm mạnh. Theo dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore là 120,19 USD đối với xăng RON 92 và 124,12 USD/thùng đối với RON 95.

Tương tự, giá các loại dầu cũng có xu hướng giảm mạnh. Dầu diesel nhiều thời điểm về mốc 111 USD/thùng trong khi kỳ trước có thời điểm vọt lên 176 USD/thùng.

Đại diện một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết, mức giảm giá xăng dầu cụ thể như thế nào trong kỳ điều chỉnh ngày 21/3 cần được tính toán thêm và còn phụ thuộc vào việc trích lập quỹ bình ổn của cơ quan điều hành.

Tại thị trường trong nước, từ đầu năm 2022, giá xăng dầu đã tăng 25 - 40%. Ngày 11/3, giá bán lẻ xăng, dầu trong nước tăng thêm gần 3.000 đồng/lít, đưa giá xăng RON 95 và E5 RON 92 lên mức cao nhất lịch sử là 29.820 đồng/lít và 28.985 đồng/lít.

So với thời điểm đầu năm, giá xăng dầu đã tăng 4.625 - 7.030 đồng/lít, kg tùy loại, trong khi đó giá thành phẩm xăng dầu thế giới biến động tăng 44 - 60% khi giá dầu leo thang.

Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 20/3, giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá:

  • Xăng E5RON92: không cao hơn 28.985 đồng/lít,

  • Xăng RON 95 không cao hơn 29.824 đồng/lít,

  • Dầu diesel không cao hơn 25.268 đồng/lít,

  • Dầu hỏa không cao hơn 23.918 đồng/lít,

  • Dầu mazut không cao hơn 20.987 đồng/kg.

Nguồn bài viết: Ngày mai, giá xăng sẽ giảm? | VTV.VN

1 Likes

GĐ đối ngoại thật hả? Hay các sếp phím hàng cho :thinking:

2 Likes

cái này không biết bác ạ =)))) thấy MPT thì phỏng vấn nói chuyện biết dân đầu tư liền còn HH Ngọc Hân thì chưa nghe

Thấy bài báo nói cô ấy đang làm GĐ đối ngoại đó, chs lại phím con HUT lên báo =)) dạo này đi đâu cũng thấy con này :joy:
Ae cũng cẩn thận củi lửa, đừng quá fomo theo các bài báo hay cp đã quá nóng nhé

3 Likes

Chắc kỳ này chuẩn bị có thêm một hoa hậu chứng khoán nữa bác ạ kk

Bác nào rành cho em hỏi tí với, quy định mới này vậy DN BDS có được thu tiền trước của Khách hàng nữa ko vây?

Theo tớ đọc thì sẽ sửa đổi và hoàn thiện lại các điều khoản giải thích liên quan đến việc “hứa mua, hứa bán” trong Luật đất đai mà bác :thinking:

hiện tại theo mình chưa có gì thay đổi nhiều nhé bác ^^

Chuyên gia Dragon Capital: Cổ phiếu là kênh đầu tư tốt nhất kể cả trong môi trường lạm phát hay xung đột địa chính trị

image

Dù bị tác động bởi căng thẳng địa chính trị và lạm phát, song bà Đặng Nguyệt Minh đánh giá thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong năm 2022.

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Từ đầu năm, thị trường chứng kiến nhiều biến động, từ lo ngại FED tăng lãi suất đến nguy cơ lạm phát gia tăng khi giá cả hàng hoá leo thang. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư băn khoăn chiến lược đầu tư thế nào để giảm thiểu rủi ro. Liệu trong thế khó có ló cái hay và cơ hội đầu tư nào có thể sinh lời tốt nhất?

Tại buổi tọa đàm “Đầu tư trong bối cảnh lạm phát và căng thẳng địa chính trị”, chuyên gia, phụ trách Khối Nghiên cứu, Dragon Capital Việt Nam, bà Đặng Nguyệt Minh cho biết, xung đột giữa Nga - Ukraine đã gây ra nhiều tác động lên hệ thống tài chính, chuỗi cung ứng toàn cầu do hệ quả của các biện pháp trừng phạt. Điều này khiến cho giá cả hàng hóa tăng vọt, trong bối cảnh toàn cầu, Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động tiêu cực do độ mở của nền kinh tế của Việt Nam rất cao.

Bên cạnh đó, bà Minh cho rằng tác động lớn nhất lên lạm phát ở mặt giá cả hàng hóa tại Việt Nam chính là giá xăng dầu. Bà cũng đưa ra ba kịch bản giá dầu trung bình cả năm tác động tới lạm phát 2022. Cụ thể, nếu giá dầu trung bình cả năm ở mức 95 - 130 USD/thùng thì lạm phát của Việt Nam sẽ giao động từ 3,7 - 5,3%. Còn trong kịch bản cơ sở, Dragon Capital dự báo lạm phát sẽ ở mức 4,2% khi giá dầu trung bình ở mức 110 USD/thùng.
image
Mặt khác, nếu so sánh mức độ lạm phát ở thời điểm hiện tại với thời điểm năm 2011, đại diện Dragon Capital cho rằng mức độ rủi ro thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, năm 2011, tất cả các loại hàng hóa đều tăng mạnh, đặc biệt là gạo và thịt heo - hai yếu tố rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, trong khi hiện nay giá cả hai mặt hàng này đều khá ổn định.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh thời điểm năm 2011, Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên chính sách tiền tệ của Việt Nam đã tương đối thận trọng trong 5 năm vừa qua. Do đó, Việt Nam hiện tại không phải đối mặt với rủi ro từ chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa.

“Nhìn chung, áp lực lạm phát là có tăng nhưng vẫn có thể kiểm soát được”, chuyên gia Dragon Capital nhận định.

Định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn

Dù bị tác động bởi căng thẳng địa chính trị và lạm phát, song bà Đặng Nguyệt Minh đánh giá thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong năm 2022. Theo dự báo của Dragon Capital, top 60 công ty lớn nhất có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 22%, P/E kỳ vọng ở mức 12 lần trong năm 2022. Mức định giá này khá hấp dẫn so với mức nền tăng trưởng cao trong năm 2021.

Chuyên gia Dragon Capital: Cổ phiếu là kênh đầu tư tốt nhất kể cả trong môi trường lạm phát hay xung đột địa chính trị - Ảnh 2.
Mặt khác, nếu so sánh mức độ lạm phát ở thời điểm hiện tại với thời điểm năm 2011, đại diện Dragon Capital cho rằng mức độ rủi ro thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, năm 2011, tất cả các loại hàng hóa đều tăng mạnh, đặc biệt là gạo và thịt heo - hai yếu tố rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, trong khi hiện nay giá cả hai mặt hàng này đều khá ổn định.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh thời điểm năm 2011, Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên chính sách tiền tệ của Việt Nam đã tương đối thận trọng trong 5 năm vừa qua. Do đó, Việt Nam hiện tại không phải đối mặt với rủi ro từ chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa.

“Nhìn chung, áp lực lạm phát là có tăng nhưng vẫn có thể kiểm soát được”, chuyên gia Dragon Capital nhận định.

Định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn

Dù bị tác động bởi căng thẳng địa chính trị và lạm phát, song bà Đặng Nguyệt Minh đánh giá thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong năm 2022. Theo dự báo của Dragon Capital, top 60 công ty lớn nhất có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 22%, P/E kỳ vọng ở mức 12 lần trong năm 2022. Mức định giá này khá hấp dẫn so với mức nền tăng trưởng cao trong năm 2021.

Chuyên gia Dragon Capital: Cổ phiếu là kênh đầu tư tốt nhất kể cả trong môi trường lạm phát hay xung đột địa chính trị - Ảnh 2.

Nguồn bài viết: Chuyên gia Dragon Capital: Cổ phiếu là kênh đầu tư tốt nhất kể cả trong môi trường lạm phát hay xung đột địa chính trị