Chứng sỹ săn tin!

Tháng 3/2020 có thể coi là cột mốc lịch sử với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và thế giới, khiến VN-Index giảm từ 900 điểm xuống dưới 700 điểm, với nhiều phiên cổ phiếu sàn hàng loạt.

Tuy nhiên, kể từ sau tháng 3/2020, VN-Index liên tục tăng, đã có lúc vượt 1.500 điểm và đóng cửa phiên 18/3 vừa qua ở 1.469,1 điểm.

Trong khi đó, cổ phiếu VNM của Vinamilk chỉ “cùng sóng” với VN-Index cho đến cuối năm 2020. Bắt đầu từ năm 2021, Vinamilk liên tục giảm giá và kết thúc phiên giao dịch ngày 18/3/2022 vừa qua chỉ còn 76.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giá hồi cuối tháng 3/2020. Như vậy, sau 2 năm Covid, Vinamilk đã quay về vạch xuất phát, dù VN-Index tăng gấp hơn 2 lần.

vinamilk2-5336-1647664331.png
So sánh VN-Index và VNM từ cuối tháng 3/2020 tới nay.

Việc liên tục giảm giá còn khiến Vinamilk ra khỏi top 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán, dù cách đây 2 năm là doanh nghiệp lớn thứ 4 thị trường.

Vốn hóa Vinamilk hiện tại là 159.000 tỷ đồng, đứng thứ 11. Một số doanh nghiệp có vốn hóa tăng mạnh trong 2 năm qua gồm Hòa Phát, VPBank, MB, Tập đoàn Cao su (tăng 3-4 lần).

Nếu tính về giá trị tuyệt đối, Vietcombank đứng đầu khi vốn hóa tăng thêm 172.000 tỷ trong 2 năm qua.

vinamilk3-6682-1647664331.png

Giá cổ phiếu Vinamilk giảm trong bối cảnh lợi nhuận doanh nghiệp cũng vừa giảm năm 2021. Trong năm qua, Vinamilk chịu tác động tiêu cực từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán VCBS, “giá sữa bột và giá đường đã tăng khoảng 35% so với cùng kỳ. Trong các năm tới, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và sữa tách béo (SMP) vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng mạnh do Việt Nam áp Thuế CBPG đối với đường có nguồn gốc từ Thái Lan.”

Sang năm 2022, Vinamilk dự kiến lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng âm với lãi trước thuế khoảng 12.000 tỷ đồng, thấp nhất 6 năm.

Tuy nhiên, Vinamilk dự kiến đến năm 2026, lợi nhuận công ty sẽ tăng lên 16.000 tỷ đồng, với doanh thu 86.200 tỷ đồng.

vinamilk4-7898-1647664331.png

1 Likes

Thủ tướng yêu cầu Bình Phước ưu tiên phát triển đường bộ, đường cao tốc

TTO - Chiều 20-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.

image
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với tỉnh Bình Phước - Ảnh: NAM HÀ

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Trần Tuệ Hiền - chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - cho biết trong năm 2021, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Bình Phước tăng 6,32%, trong đó ngành công nghiệp tăng cao ở mức 20,63%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống của người dân được nâng cao, thu ngân sách nhà nước đạt gần 13,7 ngàn tỉ đồng (tăng 80% so với dự toán và 18% so với năm 2020)…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng; nhiều lợi thế để phát triển như đất rộng người thưa, địa hình tương đối bằng phẳng, thời tiết thuận lợi… Do đó, Bình Phước có đủ điều kiện để phát triển thành một tỉnh phát triển tương đối toàn diện, tỉnh phải tìm cách phát triển nhanh nhưng bền vững.

Tuy nhiên Bình Phước phát triển chưa tương xứng tiềm năng sẵn có, tiềm năng có nhưng cơ chế chính sách còn hạn hẹp. Trong đó, điểm nghẽn lớn nhất là kết nối giao thông; nguồn nhân lực còn hạn chế; phát triển dựa vào nguồn lực tự nhiên, chưa dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; hạ tầng y tế, giáo dục còn kém…

Dù vậy, so sánh cái được và chưa được, Thủ tướng cho rằng Bình Phước đạt được nhiều thành quả hơn hạn chế, bất cập. Người đứng đầu Chính phủ mong Bình Phước phát huy hết tích cực, điểm mạnh, hóa giải được tồn tại, bất cập sớm nhất có thể.

Thủ tướng yêu cầu Bình Phước ưu tiên phát triển đường bộ, đường cao tốc - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan nhà máy sản xuất tã lót trẻ em của Công ty TNHH Hayat Kimya Việt Nam (huyện Chơn Thành, Bình Phước) vừa khánh thành - Ảnh: NAM HÀ

Thủ tướng nhận định trong năm 2022, thuận lợi, thời cơ sẽ đan xen với khó khăn và thách thức. Trung ương cũng xác định khó khăn thách thức nhiều hơn, do đó Bình Phước cần xác định để chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, lãnh đạo chỉ đạo, nắm chắc tình hình để không xảy ra bất ngờ.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh ưu tiên dành nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải, trước mắt là giao thông đường bộ và đặc biệt là đường cao tốc. Muốn vậy, các địa phương cần tập trung ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy nguồn vốn nhà nước để dẫn dắt và kích hoạt các nguồn vốn khác, huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội.

Đối với các đề xuất của tỉnh, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì, làm việc với Bình Phước, Đồng Nai và các cơ quan liên quan để thống nhất phương án đầu tư nâng cấp tuyến đường ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng cơ bản đồng ý với các kiến nghị liên quan việc triển khai dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, dự án cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)… Trong đó, Thủ tướng lưu ý Bình Phước cần chủ động giải phóng mặt bằng để thu hút nhà đầu tư.

Nguồn bài viết: Thủ tướng yêu cầu Bình Phước ưu tiên phát triển đường bộ, đường cao tốc - Tuổi Trẻ Online

Đèo Cả không giảm phí BOT, hàng ngàn ô tô xếp hàng dài đợi qua hầm

TTO - Trong hai ngày 19 và 20-3, hàng ngàn ô tô chấp nhận xếp hàng đợi qua hầm Phước Tượng (huyện Phú Lộc) thay vì leo đèo như phương án Công ty cổ phần Đèo Cả đưa ra.

image
Các phương tiện xếp hàng dài gần 2km trước cửa hầm Phước Tượng - Ảnh: PHAN DƯƠNG

Dù rất nhiều tài xế, doanh nghiệp vận tải yêu cầu trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân giảm tiền phí vì các xe không sử dụng hầm Phú Gia và Phước Tượng (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) trong thời gian đơn vị bảo trì, sửa chữa mặt đường hầm, tuy nhiên chủ đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả không giảm phí.

Nhiều ngày qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vẫn thi công 1 làn đường, phân luồng giao thông cuốn chiếu 2 chiều Bắc - Nam cho các phương tiện qua lại đường hầm Phước Tượng ở làn đường còn lại. Do chờ đợi đến lượt qua hầm, nên lượng ô tô bị ùn ứ kéo dài gần 2km. Nhiều tài xế đợi chờ lâu đã quyết định đi đường đèo chấp nhận phải chịu phí đi hầm nhưng không được sử dụng hầm. Đoạn đường đèo Phước Tượng dài 3,2km.

Đèo Cả không giảm phí BOT, hàng ngàn ô tô xếp hàng dài đợi qua hầm - Ảnh 2.

Nhân viên phân luồng hướng di chuyển cuốn chiếu cho các xe qua hầm Phước Tượng - Ảnh: PHAN DƯƠNG

Theo ghi nhận, các phương tiện muốn lưu thông qua hầm ở 2 chiều Nam - Bắc phải chờ ít nhất là 5 phút, chậm thì 10 - 15 phút không tính trường hợp xảy ra sự cố giao thông.

Hầm đèo Phước Tượng ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế có chiều dài 375m. Sau 7 năm khai thác, chủ đầu tư cho sửa chữa lại làn đường trong hầm. Thời gian thi công kéo dài từ ngày 16-3 đến 29-4.

Trước đó, chủ đầu tư gửi thông cáo báo chí nêu rõ sẽ không giảm phí đường bộ qua trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân, trạm thu gộp ba phí hầm đường bộ gồm Phước Tượng, Phú Gia và hầm Hải Vân.

Theo đại diện Tập đoàn Đèo Cả, thời điểm lưu lượng xe thấp, đơn vị vận hành hầm sẽ điều tiết luân phiên từng chiều để phương tiện di chuyển qua hầm trên một làn với tốc độ chậm. Các tài xế có thể lựa chọn đi đường đèo để thông thoáng hơn. Vì vậy, giá vé dịch vụ sẽ không được điều chỉnh trong suốt thời gian nêu trên.

Đèo Cả không giảm phí BOT, hàng ngàn ô tô xếp hàng dài đợi qua hầm - Ảnh 3.

Một lần đợi tầm 10 - 15 phút để nhân viên phân luồng, có thời điểm các tài xế phải đợi lâu hơn - Ảnh: PHAN DƯƠNG

Trước đó, nhiều tài xế xe khách, xe tải đi theo hướng này đã phản ảnh dù họ phải đi đường đèo, không qua hầm đường bộ Phước Tượng nhưng vẫn phải đóng phí BOT qua hầm tại trạm thu phí Bắc Hải Vân (đóng ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) cách đó khoảng 40km.

Nguồn bài viết: Đèo Cả không giảm phí BOT, hàng ngàn ô tô xếp hàng dài đợi qua hầm - Tuổi Trẻ Online

DDV phải không các bác?

có vẻ như là không phải bác ạ :grin:

Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên

Các lệnh trừng phạt đang gây ra tình trạng thiếu vi mạch ở Nga. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đang chi hàng tỷ USD trong cuộc chạy đua với Trung Quốc. Điều đó có thể gây phản tác dụng.

Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên

Magdeburg hiện sắp đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực của Mỹ và Châu Âu nhằm đẩy nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu.

Vào ngày 15/3, tập đoàn Intel đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy khổng lồ trị giá 17 tỷ euro (18,7 tỷ USD) sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Họ bổ sung thêm các nhà máy mới ở Arizona và Ohio mà tập đoàn đã công bố trong 6 tháng qua.

Những nhà máy này là một phần trong kế hoạch của CEO Pat Gelsinger nhằm giành quyền kiểm soát về mặt sản xuất từ châu Á và giải quyết tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.

Tham vọng của ông là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hứa hẹn sẽ hỗ trợ với tổng cộng 100 tỷ USD trong một cuộc đua trợ cấp để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Giống như Trung Quốc có kế hoạch biến mình thành một cường quốc chip. Tuy nhiên, một số người trong ngành dần cảm thấy thầm lo ngại rằng sự thúc đẩy làm cho phương Tây cạnh tranh hơn có thể phản tác dụng.

Lo lắng của họ không chỉ là số tiền sẽ quá ít hay tới quá muộn, mà các liên kết chính trị gắn liền với viện trợ có thể làm phức tạp thêm chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự khan hiếm chất bán dẫn đã khiến một số nhà sản xuất ô tô bị đình trệ, trì hoãn các lô hàng máy chơi game và điện thoại thông minh. Điều này cảnh tỉnh Washington và Brussels về thực tế là lục địa của họ phụ thuộc vào một số khu vực cung cấp các linh kiện chính. Đáng chú ý nhất là Đài Loan. Đây là một điểm nóng về địa chính trị vì mối quan hệ căng thẳng trong lịch sử với Trung Quốc và là một điểm dễ bị tổn thương.

Tại sao thế giới thiếu chip và tại sao chip lại quan trọng đến vậy?

Mặc dù hơi rối loạn ở thời điểm hiện tại, chuỗi cung ứng là sự tổng hợp chung và sự phối hợp đầy đủ. Giám đốc điều hành của nhà sản xuất chip Đức X-Fab Silicon Foundries Rudi De Winter cho biết: Tách rời chuỗi cung ứng có thể mang lại rủi ro lớn hơn.

Nga, vốn đã bị Mỹ và châu Âu trừng phạt, giờ đây là một ví dụ rõ ràng về việc chất bán dẫn đã ngày càng trở thành công cụ chính trị quan trọng. Các mặt hàng này là một trong những hàng hóa đầu tiên mà Washington và Brussels nhắm đến để loại bỏ Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu. Và họ cũng liên tục đe dọa sẽ có nhiều hành động hơn. Ví dụ như việc sản xuất ô tô ở Nga đã bị ảnh hưởng.

Mặt khác, Nga và Ukraine xuất khẩu palladium và neon dùng để sản xuất chất bán dẫn.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 9/3 rằng nếu các công ty Trung Quốc bất chấp các hạn chế của Mỹ đối với việc xuất khẩu sang Nga, thì Washington có thể ngưng hoạt động các công ty bằng cách loại bỏ họ khỏi các thiết bị và phần mềm của Mỹ.

Rafael Laguna de la Vera, Giám đốc điều hành cơ quan liên bang của Đức về đổi mới đột phá SPRIN-D, cho biết chất bán dẫn và các công nghệ cao khác đang dần trở thành vũ khí đối với các cuộc chiến thương mại hiện tại và các vấn đề về chuỗi cung ứng. “Đây là lý do tại sao các khu vực cần đầu tư vào công nghệ cao để phục hồi”, ông nói.

Tổng thống Biden lên kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu hụt này như thế nào

Trong nỗ lực dịch chuyển sản xuất ra khỏi châu Á, Tổng thống Joe Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước như một phần của dự luật cạnh tranh nhiều mặt với Trung Quốc. Mặc dù dự luật này vẫn đang chờ phê duyệt. Trong khi đó, 27 quốc gia thành viên của EU chỉ đang xem xét kỹ lưỡng đề xuất gần đây của Ủy ban châu Âu trị giá 48 tỷ USD để xây dựng năng lực sản xuất chip của khối này.

Trung Quốc đã chi 150 tỷ USD đến năm 2030 để khởi động sản xuất. Đất nước này vẫn còn tụt xa phía sau, đặc biệt là khi nói đến sản xuất chip tiên tiến, nhưng họ đang bắt kịp một cách nhanh chóng.

CEO Gelsinger của Intel tin rằng công quỹ có thể giúp Intel giảm chi phí để cố gắng bắt kịp các chip tiên tiến sau khi tụt lại phía sau Taiwan Semiconductor Manufacturing hay còn gọi là TSMC và Samsung Electronics của Hàn Quốc. Điều này cũng sẽ làm cho Mỹ và châu Âu tự lực hơn.

Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên - Ảnh 1.

Cho dù các con số vẫn tăng trưởng, de la Vera của SPRIN-D nói Mỹ và châu Âu có một số việc quan trọng cần làm. Có thể thấy, Nhật Bản cũng cam kết sẽ viện trợ để thúc đẩy sản xuất. Các cơ sở mới bao gồm một nhà máy trị giá 7 tỷ USD do TSMC đã lên kế hoạch kết hợp với Sony Group Corp. và Denso Corp.

Hàn Quốc cũng muốn trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Các công ty và chính phủ rót tổng cộng 450 tỷ USD vào ngành công nghiệp này tính đến năm 2030.

Các nền kinh tế đạt được quy mô có thể cạnh tranh với mô hình kinh doanh của Đài Loan cũng sẽ rất khó khăn nếu mỗi khu vực riêng đang chạy đua để xây dựng năng lực của riêng mình. TSMC chiếm hơn 50% thị trường xưởng đúc chip toàn cầu, hay kinh doanh thuần túy sản xuất chip cho các công ty khác. Khách hàng của họ bao gồm Apple là công ty phụ thuộc vào chip Đài Loan cho iPhone.

Thật vậy, sự phụ thuộc vào TSMC là mối quan tâm cốt lõi: Những biến động trên hòn đảo này có thể khiến phương Tây gặp khủng hoảng.

TSMC sẽ có một cơ sở mới ở Mỹ hoạt động tại Arizona trong 2 năm tới. Họ hiện đang cân nhắc một nhà máy tiềm năng ở Đức sau khi các nhà sản xuất ô tô châu Âu liên tục bày tỏ lo ngại về tác động từ tình trạng thiếu chip. Nhưng những người trong ngành công nghiệp Đài Loan vẫn hoài nghi về kế hoạch di dời sản xuất trở lại phương Tây.

Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên - Ảnh 2.

Tổng thống Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước, một phần của dự luật cạnh tranh nhiều mặt với Trung Quốc được đảng Dân chủ Hạ viện thông qua vào tháng 2. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton sau đó đã công bố Đạo luật Chip châu Âu nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung, khả năng phục hồi và lãnh đạo về công nghệ của EU. Năm ngoái, các đại diện thương mại Mỹ và các đối tác EU đã gặp nhau tại Pittsburgh để định hình các quy tắc và tiêu chuẩn xung quanh các công nghệ quan trọng như chất bán dẫn.

Mỹ và châu Âu có thể hợp tác

Mỹ và châu Âu sẽ thảo luận về các chiến lược của họ về chất bán dẫn như một phần của Hội đồng Thương mại và Công nghệ. Nhưng vẫn còn một chặng đường dài để tìm hiểu xem có thể hay không và làm cách nào để phối hợp viện trợ của chính phủ theo những cách chiến lược nhất. Một quan chức Mỹ cho biết họ muốn tránh một cuộc chạy đua trợ cấp, mặc dù sự ngờ vực kéo dài từ những năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến EU cảnh giác*.*

Trong khi Mỹ đang để mắt đến Trung Quốc, EU có kế hoạch tăng thêm vào các khoản trợ cấp để có sự đảm bảo cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton cho biết Đạo luật Sản xuất Quốc phòng của Mỹ là nguồn cảm hứng cho các đề xuất về “an ninh nguồn cung”.

Theo ông, các kế hoạch này không phải là chủ nghĩa bảo hộ, cũng không tìm cách làm cho châu Âu hoàn toàn tự chủ động. Thay vào đó, họ cung cấp cho EU đòn bẩy để cạnh tranh.

Bây giờ, mục tiêu chung là châu Âu sẽ sản xuất 20% chất bán dẫn của thế giới vào năm 2030. Với nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi, trong thực tế, điều đó có nghĩa là tăng gấp bốn lần sản lượng của châu Âu trong vòng 8 năm.

Lần này, EU đã sử dụng tiền công quỹ để sản xuất chip. Nhưng nhiều công ty trong khu vực đặt câu hỏi liệu khối này có nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc tạo ra thế hệ chip tiếp theo mà vẫn có thể là chip tiên tiến hay không.

CEO Sievers của NXP cho biết khối nên tập trung vào việc cung cấp trước tiên những gì ngành công nghiệp cần bây giờ. “Ngay lập tức nhảy vọt lên vị trí dẫn đầu, tôi nghĩ sẽ bỏ lỡ tiết tấu của những gì ngành công nghiệp châu Âu cần trong vài năm tới”, ông nói.

Bất kể cuối cùng loại chip nào được sản xuất, những người trong ngành hy vọng Mỹ và châu Âu sẽ luôn phụ thuộc vào châu Á bởi nguyên liệu của họ.

Vào tháng 12, Chủ tịch TSMC Mark Liu đã nhấn mạnh về sự kết nối giữa Mỹ và châu Âu với nguồn cung của châu Á. Ông nói rằng một số hóa chất bán dẫn theo yêu cầu của Intel được vận chuyển đến Mỹ bởi các nhà cung cấp Đài Loan. Nói cách khác, ngay cả các sản phẩm do Mỹ sản xuất cũng dựa vào thế giới bên ngoài.

Đó là những gì làm cho các kế hoạch của Washington và Brussels trở nên không thực tế, Jan-Peter Kleinhans, một nhà nghiên cứu tại nhà tư tưởng Đức Stiftung Neue Verantwortung ở Berlin cho biết.

Ngoài ra còn có nguy cơ khác làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nếu các chính trị gia yêu cầu các công ty ưu tiên một số chip nhất định cho một số khu vực nhất định, ông Kleinhans nói. “Đột nhiên, thị trường không còn là yếu tố quyết định nữa. Đó thực sự là các công cụ chính sách của thế kỷ 20 được áp dụng cho chuỗi giá trị ở thế kỷ 21.”

Nguồn bài viết: Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên - DNTT online

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thép?

Năm 2021, Việt Nam sản xuất được khoảng 23 triệu tấn thép thô, đứng vị trí số 1 khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm thép của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới.

Được biết, trong thời gian tới Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) sẽ tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 20 năm thành lập. Người viết đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA về sự trưởng thành của ngành thép trong hơn 20 năm qua và những triển vọng năm 2022.

Bước nhảy vọt của ngành thép Việt Nam

Như tôi được biết, hơn 20 năm trước, năng lực sản xuất và xuất khẩu thép của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Vậy, ngành thép Việt Nam đã trưởng thành như thế nào, thưa ông?

Ông Nghiêm Xuân Đa: Vào năm 2001, quy mô ngành thép Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, chưa có tên trên bản đồ thép thế giới. Ngành thép Việt Nam lúc đó bao gồm các nhà máy công suất nhỏ, phân tán rải rác và thiếu liên kết.

Tại thời điểm đó, công suất của dự án thép lớn nhất cũng mới chỉ là 500.000 tấn/năm. Sản lượng thép thô chưa đầy 1 triệu tấn thép thành phẩm.

Sản xuất thép thô của Việt Nam tăng trưởng mạnh. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Sau 20 năm, Việt Nam đến nay đã có vị trí đáng kể trên bản đồ thép thế giới. Sản xuất thép thô năm 2020 đạt 20 triệu tấn, đứng thứ 14 trên thế giới; Tiêu thụ thép biểu kiến đạt 23,3 triệu tấn, đứng đầu khối ASEAN năm 2020. Xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm thép năm 2020 đạt 11 triệu tấn với hơn 6 tỷ USD.

Các nhà máy được đầu tư trong thời kỳ này có quy mô công suất ngày càng lớn, đặc biệt là đã xây dựng được các khu liên hợp lớn như Formosa Hà Tĩnh (7 triệu tấn/năm giai đoạn 1) và Hòa Phát Dung Quất (4 triệu tấn/năm giai đoạn 1 và 5 triệu tấn/năm giai đoạn 2).

Với những kết quả đạt được, xin ông có thể cho biết hiện ngành thép Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?

Ông Nghiêm Xuân Đa: Năm 2021, Việt Nam sản xuất được khoảng 23 triệu tấn thép thô, ở vị trí số 1 khu vực Đông Nam Á.

Xuất khẩu thép đạt khoảng 14 triệu tấn, với kim ngạch hơn 12,7 tỷ USD, tăng 43% về lượng và tăng gần 2,5 lần về giá trị so với năm 2020. Sản phẩm thép của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới.

Trong đó có khoảng 10 triệu tấn thép thành phẩm xuất khẩu, chiếm khoảng 50% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á năm 2021.

(Nguồn: VSA)

Thách thức từ phòng vệ thương mại, thuế môi trường

Như vậy, hơn 20 năm qua, ngành thép có bước nhảy vọt ấn tượng. Tuy nhiên, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam khiến nhiều quốc gia chú ý và gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Đây có phải là thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép trong thời gian tới?

Ông Nghiêm Xuân Đa: Khi hàng hóa nói chung và thép nói riêng xâm nhập sâu vào các thị trường có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nên việc đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mai là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, tình trạng dư thừa công suất tiếp tục gia tăng, không chỉ trong nước mà còn ở phạm vi toàn cầu và nhất là khu vực Đông Nam Á, nơi cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.
Xu hướng bảo hộ trong thương mại quốc tế tiếp tục gia tăng, ngành thép đã và sẽ phải đối mặt ngày càng nhiều với các vụ kiện việc phòng vệ thương mại từ các quốc gia trên thế giới, và từ nội khối ASEAN.

Trong giai đoạn đầu, khi đối mặt với các vụ kiện về phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp thép gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức về phòng vệ thương mại còn hạn chế, năng lực để tham gia kháng kiện yếu…

Tuy nhiên, tình trạng này đã dần được cải thiện trong 5 năm gần đây. Doanh nghiệp nhận được sự đồng hành của cơ quan chức năng, tích lũy kinh nghiệm và dành nguồn lực thích đáng cho việc ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại.

Doanh nghiệp xuất khẩu thép cần cẩn trọng với các biện pháp phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Reuters)

Sản xuất thép là một trong những ngành có lượng phát thải carbon lớn, trong khi Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Liệu đây có phải là rào cản với xuất khẩu thép trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Nghiêm Xuân Đa: Đúng vậy. Hiện, các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu và nhiều quốc gia cam kết giảm phát thải CO2 theo lộ trình đến năm 2050. Trong khi, doanh nghiệp thép Việt Nam chưa thực sự sự sẵn sàng trong chuyển đổi số và triển khai công nghệ số để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.

Ở một khía cạnh khác, khó khăn từ phía nội tại của ngành thép Việt Nam như công nghệ hiện đại còn tồn tại các công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, tiêu hao năng lượng cao, chưa đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường…

Ngoài ra, sự liên kết chuỗi cung ứng còn hạn chế; hạ tầng logistics còn thiếu; cơ cấu sản phẩm chưa hoàn chỉnh: chưa có thép chế tạo, thép hợp kim độ bền cao, thép đặc biệt… cũng góp phần hạn chế sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.

Đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, chưa thể kết thúc trong thời gian ngắn tới đây. Do vậy, các doanh nghiệp thép cần thích ứng trong điều kiện bình thường mới, đầu tư công nghệ để theo kịp xu hướng thế giới.

Nguồn bài viết: Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thép?

Mỹ khó thuyết phục Trung Quốc vụ Ukraine

TTO - Washington đã cho thấy họ nỗ lực ra sao trong việc phong tỏa và cô lập Nga vì cuộc chiến ở Ukraine, nhất là trong việc lôi kéo đối tác quan trọng nhất của Matxcơva lúc này: Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh rõ ràng có những tính toán riêng.

Mỹ khó thuyết phục Trung Quốc vụ Ukraine - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm qua video với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 18-3 (giờ Mỹ) - Ảnh: NHÀ TRẮNG

Chiến sự Ukraine và tình hình quan hệ Trung - Mỹ không lấy gì nồng ấm khiến một dịp kỷ niệm quan trọng năm nay bị cả Bắc Kinh lẫn Washington lờ đi. Ngày 27-2 vừa rồi là tròn 50 năm ký Thông cáo Thượng Hải vào ngày cuối cùng trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger để hướng tới bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ.

Thiếu kết quả cụ thể

Sau chuyến thăm, Trung Quốc được cho là ngả về Mỹ để kiềm chế Liên Xô trong Chiến tranh lạnh. Như một trò đùa của số phận, đúng nửa thế kỷ sau, các hậu bối của Nixon và Kissinger đã có những hội nghị tương tự với các đối tác Trung Quốc trong nỗ lực siết chặt hơn nữa các lệnh cấm vận Nga vì cuộc chiến Ukraine.

Nhưng tình hình năm 2022 này đã khác. Thái độ nước đôi của Bắc Kinh về Ukraine đã được bày tỏ và duy trì nhất quán từ khi chiến sự bùng nổ hôm 24-2 đến nay. Ở Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), họ bỏ phiếu trắng với nghị quyết lên án Nga.

Các tuyên bố Bắc Kinh đưa ra luôn ở dạng nước đôi. Trước hết là lên án NATO, quy trách nhiệm cho phương Tây vì “dồn một cường quốc hạt nhân vào chân tường”, lên án việc “vũ khí hóa toàn cầu hóa” và nói cấm vận là “mang dầu chữa cháy”… Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng khẳng định ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine phải được bảo đảm, ca ngợi “sự đoàn kết” của nước này, và cho tới giờ không hề có động thái ủng hộ thiết thực, ít ra là công khai, nào cho cuộc chiến do Nga phát động.

Không có gì lạ khi Trung Quốc không muốn làm tổn hại mối quan hệ với Nga. Giá trị thương mại song phương là 147 tỉ USD vào năm 2021, theo các số liệu chính thức. Trung Quốc là bạn hàng số 1 của Nga, chiếm 16% tổng thương mại nước ngoài của nước này.

Ở chiều ngược lại, Nga chỉ chiếm 2% tổng thương mại của Trung Quốc nhưng là một nhà cung cấp nguyên vật liệu thô, năng lượng và khoáng sản hết sức quan trọng cho nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng nhanh của Trung Quốc.

Bất chấp chiến sự, theo Đài CNN, cổ phiếu của hơn một chục công ty Trung Quốc trong ngành vận tải và điều hành cảng biển có quan hệ thương mại với Nga hay hoạt động ở khu vực biên giới hai nước đều đã tăng mạnh trong tuần đầu tháng 3.

Mỹ cũng khó lòng gây sức ép thái quá với Trung Quốc ở thời điểm này, khi chính những đồng minh châu Âu của họ, dù đã tham gia hàng loạt lệnh cấm vận nhưng vẫn đang chi trả cho dầu mỏ và khí đốt của Nga mỗi ngày bình quân 285 triệu USD, theo báo Guardian (Anh).

Ấn Độ, một nước khác đã bỏ phiếu trắng không lên án Matxcơva tại Đại hội đồng LHQ, cũng vẫn tiếp tục mua dầu mỏ từ Nga, và Mỹ đã nói hoạt động này “không vi phạm các lệnh cấm vận”.

Không phải ngẫu nhiên mà sau những cuộc gặp rất dài, 7 tiếng, giữa Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Trưởng Ban Đối ngoại trung ương Dương Khiết Trì, rồi 2 tiếng nữa giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Mỹ vẫn chỉ đưa ra các tuyên bố chung chung chứ không nhận được một cam kết thực tế, cụ thể nào từ Bắc Kinh.

Không giới hạn cũng có giới hạn

Tuy nhiên, cũng không nên giải thích thái độ nước đôi của Trung Quốc là sự ủng hộ vô điều kiện với Nga. “Trên danh nghĩa họ [Trung Quốc và Nga] là đối tác không có giới hạn” - Bàng Trung Anh, giáo sư quan hệ quốc tế ở Đại học Hải Dương, Sơn Đông, nói với báo Hong Kong Bưu Điện Hoa Nam.

“Nhưng Trung Quốc giờ phải có giới hạn, và giới hạn đó phải rõ ràng, ít ra là rõ ràng tương đối… Khi hơn 100 nước đã tham gia cấm vận Nga thì đã tạo thành một hệ thống. Nếu Trung Quốc gây hấn với hệ thống đó, họ có thể cũng bị cấm vận” - ông Bàng nói.

Trên thực tế, có một số hành động của Trung Quốc cho thấy nước này e dè sự cấm vận của phương Tây nếu đứng hoàn toàn về phía Nga.

Một động thái như thế ít được nhắc đến là khi vào đầu tháng 3, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tăng gấp đôi hạn mức giao dịch cho đồng rúp với đồng nhân dân tệ khi đồng rúp đang bị bán tháo, khiến đồng tiền này càng rớt giá nhanh hơn.

Thứ hai, PBOC cho tới giờ vẫn im lặng về việc cho phép Nga chuyển đổi lượng dự trữ bằng nhân dân tệ tương đương 90 tỉ USD của họ sang các đồng đôla Mỹ hay euro. Các lệnh cấm vận đã khiến 315 tỉ USD tài sản dự trữ của Nga bị phong tỏa, tương đương một nửa dự trữ của ngân hàng trung ương nước này.

Một quyết định đáng chú ý khác là việc Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh đã ngưng cung cấp các khoản cho vay và đầu tư ở Nga lẫn Belarus. AIIB được lập ra năm 2016 như một đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với ghế chủ tịch của Trung Quốc và phần vốn góp tương đương phiếu bầu 26,5% (Nga có 6%).

Quyết định của AIIB đồng nghĩa khoản tiền 1,1 tỉ USD đã được thông qua để phát triển hạ tầng ở Nga giờ sẽ bị hoãn giải ngân.

Nguồn bài viết: Mỹ khó thuyết phục Trung Quốc vụ Ukraine - Tuổi Trẻ Online

Trung Quốc phong tỏa thành phố Cát Lâm với 4,5 triệu dân

TTO - Ngày 20-3, Trung Quốc yêu cầu 4,5 triệu dân của thành phố Cát Lâm, nằm phía đông bắc nước này, phải ở yên trong nhà giữa đợt bùng dịch lớn nhất trong vòng 2 năm qua.

Trung Quốc phong tỏa thành phố Cát Lâm với 4,5 triệu dân - Ảnh 1.
Nhân viên y tế thu mẫu xét nghiệm COVID-19 của người dân thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, chính quyền địa phương thông báo Cát Lâm, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Cát Lâm, với 4,5 triệu dân sẽ được phong tỏa trong 3 ngày, bắt đầu từ đêm 20-3.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, Trung Quốc vẫn duy trì các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt như phong tỏa, xét nghiệm hàng loạt và hạn chế đi lại. Sự xuất hiện của biến thể Omicron nhanh chóng khiến tình hình dịch bệnh tại đây diễn biến phức tạp hơn.

Chỉ trong ngày 20-3, Trung Quốc ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới trên toàn quốc, trong đó 2/3 là ở tỉnh Cát Lâm.

Hôm 19-3, thủ phủ Trường Xuân của tỉnh này cũng thông báo siết chặt các biện pháp hạn chế trong 3 ngày.

Trước đó, 9 triệu dân của Trường Xuân chỉ được phép ra ngoài 2 ngày/lần để mua lương thực từ ngày 11-3.

Các biện pháp mới chỉ cho phép nhân viên y tế và nhân viên phòng dịch rời khỏi nhà.

Chính quyền tại các địa phương trên đã quyết định siết chặt quy định chống dịch, sau khi Trung Quốc ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên do COVID-19 kể từ hơn 1 năm nay.

Hàng chục triệu dân tại Trung Quốc hiện sống trong các biện pháp phong tỏa.

Giới chức trách đang nỗ lực tăng số giường bệnh do lo ngại dịch có thể khiến hệ thống y tế quá tải.

Điển hình, tỉnh Cát Lâm đã xây dựng 8 bệnh viện dã chiến và 2 trung tâm cách ly.

Ông Trump cam kết ‘trở lại’ Nhà Trắng vào năm 2024

TTO - Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ trở lại mạnh mẽ hơn vào năm 2024 để có màn tái đấu với đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden, người cũng có ý định tái tranh cử.

image
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: AFP

“Với sự ủng hộ của mọi người ở đây, chúng ta sẽ lấy lại Hạ viện, lấy lại Thượng viện và lấy lại đất nước. Và quan trọng hơn hết là vào năm 2024, chúng ta sẽ lấy lại Nhà Trắng xinh đẹp”, tờ Business Insider dẫn lời ông Trump nói trước người ủng hộ tại Florida ngày 20-3.

“Các bạn đã từng có một tổng thống luôn đặt nước Mỹ lên trên hết. Tôi sẽ trở lại và sẽ tốt hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết”, ông nói thêm.

Cựu tổng thống Mỹ nói rằng ông vẫn không chấp nhận kết quả bầu cử năm 2020 mà ông Biden giành chiến thắng. Ông Trump khẳng định mình đã chiến thắng trong cuộc bầu cử đó. “Chúng ta đã chiến thắng 2 lần. Chúng ta đã làm tốt hơn nhiều trong lần 2, và chúng ta có thể làm được điều đó lần nữa”, ông Trump cho biết.

Trong suốt thời gian rời Nhà Trắng, ông Trump cũng nhiều lần ngụ ý sẽ tranh cử trở lại. “Tôi nghĩ nếu tranh cử tôi sẽ thắng”, ông từng nói trên kênh Fox Business vào cuối năm ngoái.

Nếu trở lại, ông Trump sẽ một lần nữa đối mặt với ông Biden. Vào cuối tháng 11-2021, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki đã xác nhận đương kim tổng thống Mỹ sẽ tranh cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2024.

“Đó là ý định của ông ấy”, bà Psaki nói với các phóng viên sau khi tờ Washington Post đưa tin về kế hoạch tranh cử của ông Biden. Theo tờ này, ông Biden đã nói với các trợ lý thân cận về việc sẽ tranh cử năm 2024.

Trước đó, những thông tin đồn đoán quanh việc ông Biden tranh cử nhiệm kỳ 2 tập trung vào tuổi của ông vì tổng thống Mỹ sẽ bước sang tuổi 82 vào năm 2024. Ông là người lớn tuổi nhất từng nhậm chức tổng thống Mỹ khi tuyên thệ vào đầu năm 2021.

Nguồn bài viết: Ông Trump cam kết 'trở lại' Nhà Trắng vào năm 2024 - Tuổi Trẻ Online

Cảm ơn chủ pic vì những thông tin update hàng ngày nhé

1 Likes

:city_sunrise: Tin trong nước:

  • Chính thức siết thuế trực tuyến từ “ông lớn” Google, Facebook
  • Nhóm bảo hiểm dậy sóng trước lo ngại lạm phát, 2 mã tăng trần với thanh khoản lớn
  • Giá xăng giảm hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 21/3
  • Tuần này, Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ giá xăng dầu
  • Đề nghị 12 địa phương xử nghiêm người dân cơi nới công trình trái phép, trục lợi khi xây cao tốc Bắc-Nam
  • Doanh nghiệp bán lẻ “gồng mình” bình ổn giá
  • Cà phê Việt Nam tìm đường gia tăng xuất khẩu sang EU
  • Phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Malaysia đạt 18 tỷ USD

:earth_africa: Tin thế giới:

  • Nhìn lại ‘cơn co giật’ của TTCK Trung Quốc trong những ngày qua: Tăng nhanh giảm sốc, nhà đầu tư choáng váng không biết mừng hay lo
  • Giá dầu tăng vọt trở lại khi tình hình Nga - Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt
  • NÓNG: Nga cáo buộc Ukraine triển khai vũ khí nguy hiểm, cảnh báo uy hiếp vùng biển Thổ!
  • Tổng thống Ukraine đề xuất gặp ông Putin ở Jerusalem
  • Quan chức Mỹ đoán nền kinh tế Nga “co lại chỉ còn 1 nửa”, đe dọa trừng phạt nặng hơn nữa
  • Đại sứ Trung Quốc: "Bắc Kinh sẽ ngăn chặn nếu biết trước về chiến dịch của Nga ở Ukraine”
  • Tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, 4 “đại gia” về dịch vụ mỏ dầu dừng đầu tư mới vào Nga
  • Evergrande và 2 đơn vị liên quan bất ngờ bị đình chỉ giao dịch tại Hồng Kông
  • Báo Ukraine: 5 tàu biến mất bí ẩn ở cảng Berdyansk - Nga đã ‘đánh cắp’?
  • CNN: Lý do “tối quan trọng” khiến Nga rất muốn kiểm soát Lviv - hơn cả vì chuyện quân sự!

Evergrande và 2 đơn vị liên quan bất ngờ bị đình chỉ giao dịch tại Hồng Kông

image

Theo hồ sơ giao dịch, nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande cùng các đơn vị có liên quan đang bị đình chỉ giao dịch trên sàn Hồng Kông.

Các đơn vị đang bị ngừng giao dịch là Evergrande Property Services Group và China Evergrande New Energy Vehicle Group. Việc đình chỉ giao dịch diễn ra sau khi Evergrande cho biết hồi tháng 1 rằng họ sẽ đưa ra đề xuất về kế hoạch tái cơ cấu sơ bộ trong 6 tháng tới. Nhà phát triển này đã trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ xảy ra ở lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh siết chặt quy định.

Evergrande và 2 đơn vị liên quan bất ngờ bị đình chỉ giao dịch tại Hồng Kông - Ảnh 1.

Nhà đầu tư đang theo dõi các dấu hiệu về quá trình bán tài sản của tập đoàn này, khi phải đối mặt với áp lực từ các trái chủ trong nước cũng như nước ngoài, cùng với đó là cuộc tái cơ cấu có khả năng lớn nhất Trung Quốc. Evergrande hiện có khoản nợ hơn 300 tỷ USD và đang chịu áp lực phải thanh toán nợ cho các nhà cung cấp, công nhân nhập cư và hoàn thiện hàng triệu ngôi nhà đang xây dở.

Hôm Chủ nhật, phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin công ty con của Evergrande sẽ bán 30% cổ phần trong một côn gty bất động sản ở Nam Kinh cho Avic Trust Co. với số tiền không được tiết lộ. Công ty này cho biết họ đã được các trái chủ chấp thuận đã hoãn đợt thanh toán trái phiếu trị giá 4 tỷ NDT. Do đó, việc thanh toán trễ hạn sẽ không gây ra tình trạng vỡ nợ.

Trong nhiều tháng qua, Evergrande đã nỗ lực bán bớ tài sản để huy động tiền mặt, thanh toán nợ cho các bên cho vay. Thậm chí, “ông chủ” của tập đoàn này - tỷ phú Hứa Gia Ấn, cũng được cho là đã bán tài sản cá nhân để hỗ trợ công ty trả nợ. Dẫu vậy, cuối năm ngoái, Fitch Ratings hạ tín nhiệm đối với Evergrande xuống “vỡ nợ giới hạn”, tức là công ty này đã lỡ hạn thanh toán 2 trái phiếu USD.
Trong năm nay, cổ phiếu Evergrande đã tăng 3,8% trên sàn Hồng Kông, sau khi ghi nhận mức giảm 89% vào năm 2021.

Nguồn bài viết: Evergrande và 2 đơn vị liên quan bất ngờ bị đình chỉ giao dịch tại Hồng Kông - DNTT online

Tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, 4 “đại gia” về dịch vụ mỏ dầu dừng đầu tư mới vào Nga

Bốn công ty dịch vụ mỏ dầu Weatherford International, Halliburton, Schlumberger, Baker Hughes cho biết đã đình chỉ các hoạt động tại Nga để tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, 4 đại gia về dịch vụ mỏ dầu dừng đầu tư mới vào Nga - Ảnh 1.

Hãng tin RT (Nga) ngày 20/3 đưa tin, những gã khổng lồ cung cấp dịch vụ khai thác mỏ dầu trên toàn cầu đã tiết lộ kế hoạch ngừng đầu tư mới vào Nga để tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.

Weatherford International đã trở thành công ty mới nhất hưởng ứng xu thế này.

“Tuân theo các lệnh trừng phạt vào ngày 24/2/2022, chúng tôi đã tạm giữ các lô hàng và ngay lập tức đình chỉ thực hiện bất kỳ khoản đầu tư mới hoặc triển khai công nghệ mới nào ở Nga”, công ty Weatherford International cho biết trong một tuyên bố và nói thêm rằng họ hiện không có liên doanh nào đang hoạt động hoặc có quan hệ đối tác ở Nga.

Weatherford International cũng cho biết, trong bối cảnh trừng phạt đang leo thang, họ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng hiện có theo luật pháp quốc tế cũng như tuân thủ các biện pháp trừng phạt.

Theo RT, vào ngày thứ Bảy (19/3), các công ty dịch vụ mỏ dầu Mỹ Halliburton và Schlumberger cho biết họ đã đình chỉ các hoạt động tại Nga để tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Halliburton cho biết, họ đã ngay lập tức tạm dừng mọi hoạt động kinh doanh trong tương lai và sẽ ngừng hoạt động tại Nga, sau khi đã ngừng vận chuyển các linh kiện và sản phẩm bị trừng phạt.

Schlumberger cho biết, họ đã ngừng đầu tư và triển khai công nghệ mới, nhưng vẫn tiếp tục các hoạt động hiện có của mình theo luật pháp quốc tế và các lệnh trừng phạt.

Công ty Baker Hughes có trụ sở tại Houston (Mỹ) cũng có động thái tương tự, công bố lý do là cần thiết phải thực hiện các hình phạt của Mỹ đối với Nga về vấn đề Ukraine.

Nguồn bài viết: Tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, 4 "đại gia" về dịch vụ mỏ dầu dừng đầu tư mới vào Nga - DNTT online

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu

TTO - Theo dự kiến chương trình họp, chiều thứ tư (23-3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31-12-2022.

image
Người dân Hà Nội đổ xăng tại một cây xăng vào thời điểm giá xăng đang ở mức hơn 25.000 đồng - Ảnh: M.Q.

Trong đợt 2 của phiên họp thứ 9 (từ ngày 22 đến 25-3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua một số nghị quyết quan trọng. Cụ thể, ngày 23-3, Ủy ban Thường vụ xem xét, thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31-12-2022.

Theo dự kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ trình bày tờ trình của Chính phủ báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra. Các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận.

Cuối phiên họp về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết.

Trước đó, hôm 13-3, Chính phủ đã thông qua dự thảo về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31-12 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Theo đó, dự kiến mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Thời gian áp dụng theo đề xuất của Bộ Tài chính là từ ngày 1-4 đến ngày 31-12.

Ngoài ra, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; dự thảo nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động; và dự thảo nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với hai dự án Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và Luật điện ảnh (sửa đổi). Đây là hai dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 tới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện và Luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cùng 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, cũng được trình xin ý kiến.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo kết quả bước đầu của đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế.

Nguồn bài viết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu - Tuổi Trẻ Online

GPD tăng trưởng bất chấp đại dịch cùng chính sách hỗ trợ xã hội giúp Việt Nam tăng 2 bậc trên BXH quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
(Tổ Quốc) - Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng Việt Nam vẫn tăng 2 bậc trên BXH Hạnh phúc thế giới năm 2022.

Ngày 18/3 vừa qua, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report - WHR) 2022 đã được công bố.

Theo đó, Việt Nam xếp vị trí thứ 77. So với năm 2021, Việt Nam tăng 2 bậc; năm 2020, Việt Nam đứng thứ 83.

Ngoài ra, top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong BXH năm 2022 lần lượt là: Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sỹ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Điển, Na Uy, Israel và New Zealand.

Việt Nam xếp hạng 77 trong số các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2022. Ảnh: Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.

Về BXH “Hạnh phúc” sẽ dựa trên những các chỉ số cơ bản như tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội. Cùng với đó là độ rộng lượng của cộng đồng và người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống.

Các chỉ số trên được tổng hợp từ hơn 150 quốc gia, do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện, lấy số liệu chủ yếu từ Gallup World.

Tại Việt Nam, trong năm 2021, dịch Covid-19 diễn ra phức tạp và căng thẳng nhất kể từ khi dịch xuất hiện, nhiều hoạt động từ thiện của tổ chức, cá nhân, cộng đồng cũng như sự hỗ trợ xã hội đã giúp đỡ phần nào khó khăn cho người lao động.

Ngoài ra, GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước.

Đây là 2 tiêu chí chiếm điểm số cao nhất trong bộ tiêu chí “Hạnh phúc”, giúp Việt Nam tăng 2 bậc trên BXH này.

Ngoài ra, việc người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống cũng như việc tuổi thọ, sức khỏe người dân dần tăng lên cũng chiếm tỷ lệ lớn trong BXH này.

Hy vọng từ lòng nhân ái giữa đại dịch

Một điểm sáng trong báo cáo hạnh phúc năm 2022 là chỉ số lo lắng, căng thẳng đã giảm vào năm thứ 2 của đại dịch COVID-19. Cụ thể, năm 2020 chỉ số này tăng 8%, trong khi năm 2021 chỉ tăng 4% so với trước đại dịch.

Báo cáo năm nay đã phát hiện một điểm tin tích cực trong bối cảnh những bất ổn trên toàn cầu gia tăng - đó là lòng nhân ái giữa con người với con người.

Liên Hợp Quốc quyết định lấy ngày 20/3 hàng năm để kỷ niệm ngày Quốc tế Hạnh phúc. Một điều đặc biệt là vào ngày này, mặt trời nằm ngang đường xích đạo nên độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ.

Đến nay, 193 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguồn bài viết: GPD tăng trưởng bất chấp đại dịch cùng chính sách hỗ trợ xã hội giúp Việt Nam tăng 2 bậc trên BXH quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hứa nộp tiền sử dụng đất

(NLĐO) - Làm việc với Cục Thuế TP HCM, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm hứa sẽ sớm nộp tiền sử dụng đất, trong khi hai doanh nghiệp còn lại đã xin bỏ cọc

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hứa nộp tiền sử dụng đất - Ảnh 1.

Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega hứa sẽ nộp tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm

Cục Thuế TP HCM cho biết ngày 21-3, cục đã có buổi làm việc với hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hồi cuối năm 2021 là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega.

Đại diện của hai doanh nghiệp này cho biết đang nỗ lực huy động nguồn tài chính và hứa sẽ cố nộp số tiền trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm trong thời gian sớm nhất.

Nếu hai doanh nghiệp này nộp tiền, Cục Thuế TP HCM sẽ thu được khoảng 8.000 tỉ đồng. Hiện nay, hệ thống của cơ quan thuế đang tính tiền chậm nộp với khoản tiền này vì đã quá thời hạn nộp 50% tiền sử dụng đất (đợt 1) và lệ phí trước bạ.

Trước đó, ngày 10-2, Cục Thuế TP HCM đã có văn bản nhắc nhở Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega nộp tiền trúng đấu giá đúng hạn. Lý do là đã quá hạn đóng 50% tiền mua các lô đất trúng đấu giá ở Thủ Thiêm nhưng Cục Thuế TP HCM chưa nhận được tiền từ hai doanh nghiệp này.
Theo quy chế, trong hạn 30 ngày kể từ khi cơ quan thuế ban hành thông báo nộp thuế, các doanh nghiệp phải đóng lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất (đợt 1). Thời hạn đóng tiền đợt 1 là ngày 7-2.

Trong vòng 90 ngày kể từ khi có thông báo trên, các doanh nghiệp trúng đấu giá phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại (đợt 2).

Công ty CP Dream Republic đã trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446 m2) và phải đóng 3.820 tỉ đồng tiền sử dụng đất, 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ. Công ty CP Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1 m2), phải đóng 4.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất, được miễn nộp lệ phí trước bạ theo hướng dẫn về lệ phí trước bạ đối với diện tích đất ở.

Hai doanh nghiệp còn lại cũng trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hồi cuối năm 2021 là Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt và Công ty TNHH đầu tư - kinh doanh thương mại Bình Minh đều đã có văn bản xin bỏ cọc.

Nguồn bài viết: Doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hứa nộp tiền - Báo Người lao động

Giải mã 3 yếu tố gây bất ổn cho thị trường dầu, đáng ngại nhất lại bắt nguồn từ Trung Quốc

Những tính toán của OPEC, tình trạng khó khăn về dầu đá phiến của Mỹ và chiến lược zero Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc là những nguồn gây bất ổn đối với giá dầu.

Gần 1 tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt. Sự hỗn loạn trên thị trường của một trong những hàng hoá quan trọng nhất thế giới ít có dấu hiệu kết thúc. Giá một thùng dầu thô Brent vào khoảng 108 USD/thùng vào ngày 18/3, vẫn cao hơn mức khoảng 94 USD khi chiến sự bắt đầu.

Nhưng trong hai tuần qua, giá dầu đã lao dốc từ mức cao nhất là 128 USD/thùng xuống mức thấp nhất là 98 USD/thùng. Không tính đến sự hỗn loạn liên quan đến đại dịch năm 2020, chỉ số OVX theo dõi tính biến động của thị trường dầu mỏ vốn hiếm khi thay đổi trong thập kỷ qua lại tăng cao trong tháng này.

Sự dao động phản ánh tác động qua lại giữa các lực lượng chính trị và kinh tế lên thế giới ngày nay, từ chiến tranh, lãi suất tăng cho đến Covid-19. Chưa kể đến kết quả của cuộc xung đột Ukraine, 3 nguồn bất ổn lớn đang ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ thế giới.

Tính toán của OPEC

Đầu tiên là những gì thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) làm khi phương Tây áp lệnh trừng phạt và sản phẩm của Nga bị xa lánh. Mỹ đá cấm nhập khẩu dầu Nga. Ngay cả với những quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt, những người mua tiềm năng đang đấu tranh để giao dịch với các trung gian tài chính của Nga và lo sợ các lệnh trừng phạt mới có thể xảy ra.

Ngày 16/3, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nói rằng thị trường quốc tế có thể đối mặt với sự thiếu hụt 3 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 4. Để so sánh, thế giới tiêu thụ khoảng 98 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2021.

Sự gián đoạn trên thị trường toàn cầu được minh hoạ rõ nhất bằng khoảng cách giữa giá dầu Brent tiêu chuẩn và dầu Urals. Ngày 31/1, khoảnh cách này giữ ở mức khoảng 60 cent/thùng. Đến ngày 18/3, mức giá này đã tăng lên gần 30 USD.
Điều này khiến quyền lực phần lớn nằm trong tay hai quốc gia có khả năng bù đắp cho sự thiếu hụt của Nga là Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Cho đến nay, cả hai quốc gia đều từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng.

Tại cuộc họp vào đầu tháng 3, OPEC và các đồng minh (bao gồm cả Nga) chỉ xác nhận kế hoạch hiện có là nâng sản lượng tổng thể, 400.000 thùng dầu mỗi ngày. Cuộc họp tiếp theo vào cuối tháng này sẽ được theo dõi sát sao. Đặc biệt, khi hai quốc gia này có tầm ảnh hưởng lớn, chỉ một thay đổi nhỏ trong những tuyên bố công khai cũng khiến giá dầu biến động.

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ

Nguồn bất ổn thứ hai liên quan đến khả năng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ để đáp ứng nguồn cung thiếu hụt. Trong đợt bùng nổ khai thác mỏ đầu tiên từ năm 2010 đến năm 2015, sản lượng của Mỹ tăng mạnh khiến giá dầu lao dốc và làm suy giảm dầu trong tay OPEC.

Nhưng sau đó các điều kiện trong nền kinh tế Mỹ đã thay đổi đáng kể, khiến các nhà phân tích và những người trong ngành nghi ngờ rằng đá phiến có thể tạo ra những thách thức.

Ban đầu, các tình hình tài chính ít được khuyến khích hơn so với thời kỳ bùng nổ 2010-2015. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong năm 2022 và 2023. Lợi suất kho bạc 2 năm chỉ ở mức 2%, so với mức dưới 1% trong hầu hết thời kỳ bùng nổ vừa qua.

Một hạn chế khác phát xuất từ vấn đề thị trường lao động eo hẹp của Mỹ. Lĩnh vực khai thác dầu khí ở Mỹ trong tháng 2 chỉ có hơn 128.000 lao động, giảm so với con số 200.000 người vào cuối năm 2014. Với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,8% và các nhà tuyển dụng vật lộn để lấp đầy vị trí trống, việc tìm được hàng nghìn người lao động trên khắp nước Mỹ là điều không dễ dàng.

Thái độ đối với ngành cũng thay đổi. Các nhà sản xuất của Mỹ và các chủ nợ tiềm năng hiện đang thận trọng hơn với việc vay nợ. Các ngân hàng và các nhà quản lý tài sản bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn. Đó là một yếu tố khiến giá tăng.

Trong quý cuối năm 2021, các công ty khai thác và sản xuất năng lượng đã báo cáo mức tăng kỷ lục trong vòng 6 năm đối với chi phí thuê vận hành (tức chi phí định kỳ của việc vận hành các giếng khoan), theo một cuộc khảo sát của Fed Dallas. Bản thân những nhà khai thác, từng phải vật lộn để tạo ra lợi nhuận ổn định trong quá khứ, lần này cũng rất quan tâm đến kỷ luật vốn.

Chiến lược zero Covid của Trung Quốc

Yếu tố thứ ba và có lẽ cũng là yếu tố nan giải nhất chính là nhu cầu. Chiến lược zero Covid của Trung Quốc đang được thực hiện rất nghiêm ngặt. Đất nước này đã ghi nhận số ca mắc cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Hàng chục triệu người bị phong toả ở Thượng Hải và Thâm Quyến. Đây là hai thành phố phát triển với các trung tâm xuất khẩu quan trọng.

Nhà nghiên cứu hàng hoá Platts Analytics gợi ý rằng các hạn chế này có thể khiến nhu cầu giảm 650.000 thùng mỗi ngày trong tháng 3. Con số này gần tương đương với sản lượng dầu của Venezuela.

Ngay cả trước khi có các lệnh phong toả, những dấu hiệu đáng lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm đã xuất hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Doanh thu từ bán đất đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số Hang Seng Mainland Properties Index của cổ phiếu các nhà phát triển gần đây đã chạm đáy trong gần 5 năm và giảm khoảng 50% kể từ khi đại dịch bùng phát.

Trong khi đó, các nhà chức trách giằng co giữa chiến dịch kiểm soát đòn bẩy với mong muốn giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Bất cứ dầu hiệu nào cho thấy sự suy giảm của quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cũng có nghĩa là thị trường hàng hoá sẽ có nhiều xáo trộn hơn.

Toan tính của OPEC, dầu đá phiến Mỹ và sức khoẻ nền kinh tế Trung Quốc, một trong 3 yếu tố này cũng đủ để giá dầu biến động mạnh. Nếu biến động giá dầu giảm xuống, những nguồn gốc gây ra biến động cũng sẽ phải giảm bớt.

Theo The Economist

Nguồn bài viết: Giải mã 3 yếu tố gây bất ổn cho thị trường dầu, đáng ngại nhất lại bắt nguồn từ Trung Quốc - DNTT online

UBCKNN: Một số đối tượng tìm cách lợi dụng lỗ hổng bảo mật chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán

Các đối tượng này hiện đã nắm được một số thông tin cụ thể của khách hàng như tên truy cập và mật khẩu đăng nhập, từ đó có thể chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư để thực hiện giao dịch chứng khoán, chuyển tiền, rút tiền và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

image
Qua phối hợp công tác với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an Thành phố Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết hiện nay có một số đối tượng tìm cách truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin của công ty chứng khoán (CTCK) thông qua các lỗ hổng bảo mật.

Các đối tượng này hiện đã nắm được một số thông tin cụ thể của khách hàng như tên truy cập và mật khẩu đăng nhập, từ đó có thể chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư để thực hiện giao dịch chứng khoán, chuyển tiền, rút tiền và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn gửi các CTCK và đề nghị các CTCK thực hiện ngay các nội dung sau:

  1. Thực hiện rà quét lỗ hổng bảo mật hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến và các hệ thống có kết nối mạng internet để kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có); thực hiện cập nhật các bản vá bảo mật của hệ điều hành máy chủ, cơ sở dữ liệu và các thiết bị CNTT khác.

  2. Kiểm tra lại các quy trình khi nhà đầu tư thực hiện xác thực giao dịch trực tuyến để khắc phục các rủi ro cho nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch; điều chỉnh hệ thống để các giao dịch chuyển tiền, ứng tiền, thay đổi tài khoản của khách hàng phải xác thực OTP tức thời.

  3. Thông báo công khai, đồng thời có biện pháp liên hệ với từng nhà đầu tư để yêu cầu thay đổi ngay mật khẩu người dùng; cảnh báo về các rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn khi để lộ lọt các thông tin về tên truy cập và mật khẩu người dùng, thường xuyên khuyến cáo nhà đầu tư các biện pháp tự bảo vệ thông tin tài khoản như: Đổi mật khẩu định kỳ, tránh dùng chung mật khẩu giao dịch chứng khoán với các loại tài khoản cá nhân khác…

UBCKNN thông báo cho các tổ chức tham gia thị trường và các nhà đầu tư để biết và thực hiện biện pháp bảo vệ tài khoản của mình.

Nguồn bài viết: UBCKNN: Một số đối tượng tìm cách lợi dụng lỗ hổng bảo mật chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán - DNTT online

Giá vàng nhiều biến động, dòng tiền nhàn rỗi đổ vào chứng khoán

(Tổ Quốc) - Với tình hình giá vàng tăng cao và nhiều biến động do tình hình chính trị tại Ukraine, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng dòng tiền sang lĩnh vực nhiều khả năng sinh lời hơn là chứng khoán.

Giá vàng biến động kịch tính

Đã rất lâu rồi thị trường vàng trong nước mới chứng kiến một đợt tăng giá mạnh như thời gian vừa qua. Tình hình chiến sự căng thẳng tại 2 quốc gia châu Âu là Nga và Ukraine đã khiến nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng. Trong đó, tác động lên giá vàng và xăng dầu là rõ rệt nhất.

Giá vàng trong nước ghi nhận nhiều phiên rung lắc mạnh, liên tục lập đỉnh mới với những cột mốc chưa từng có. Phụ thuộc vào tình hình chính trị đang thay đổi nhanh chóng từng ngày, giá vàng đang có những diễn biến rất khó đoán với biên độ cao. Điều này gây nhiều hoang mang cho người dân đang có dự định mua vàng để tích trữ, đầu tư.

Giá vàng nhiều biến động, dòng tiền nhàn rỗi đổ vào chứng khoán - Ảnh 1.

Giá vàng liên tiếp lập kỷ lục giá

Đầu tháng 3, giá vàng liên tục tăng nóng, xô đổ các mốc giá trong lịch sử với kỷ lục 74,4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên sau đó vài ngày, giá vàng đã liên tục lao dốc và giảm sâu, khiến nhiều nhà đầu tư trót mua vàng lúc giá cao đã lỗ nặng chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, việc các đơn vị kinh doanh trong nước điều chỉnh chênh lệch mua vào - bán ra quá cao lên tới 1-2 triệu đồng sẽ đẩy rủi ro về phía người mua. Các chuyên gia nhận định, nhà đầu tư nên thận trọng khi đổ tiền vào kim loại quý trong thời điểm phức tạp này.

Chứng khoán - Kênh đầu tư hấp dẫn trong thị trường nhiều biến động

Từ xưa tới nay, các nhà đầu tư vẫn xem vàng là kênh trú ẩn an toàn, ít phải đối mặt với rủi ro thị trường. Tuy nhiên, với những nhịp rung lắc thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đã quay sang tìm kiếm các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn, trong đó có chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt đang được nhận định là nhiều tiềm năng phát triển với sự lớn mạnh nhanh chóng về quy mô. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của chứng khoán Việt đã được chứng minh qua thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra. Trong khi nền kinh tế cả nước lao đao thì chứng khoán Việt vẫn có những cột mốc đáng nhớ.

Trong năm 2021, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm 2017-2020 cộng lại (1,04 triệu tài khoản). Cùng với đó, nhà đầu tư cá nhân cũng đã rót vào thị trường chứng khoán hơn 4 tỷ USD mua ròng cổ phiếu thông qua khớp lệnh.

Giá vàng nhiều biến động, dòng tiền nhàn rỗi đổ vào chứng khoán - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán Việt còn nhiều dư địa phát triển

Chứng khoán đang được nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi chọn lựa để rót vốn vì đây là thị trường năng động và cởi mở, phù hợp với người trẻ yêu thích kinh doanh. Trong khi vàng ít sinh lời, lãi suất ngân hàng ở mức thấp, còn bất động sản cần tài sản tích lũy lớn. Chỉ cần nắm vững kiến thức kinh tế và một số vốn cần thiết, những người trẻ tuổi đã có thể dễ dàng tham gia thị trường sôi động này.

Đối với các công ty niêm yết trên thị trường, những khủng hoảng từ nền kinh tế không tác động quá lớn nếu công ty có tiềm năng phát triển vững chắc. Một ví dụ cụ thể là Công ty CP PGT Holdings, doanh nghiệp đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.

PGT Holdings có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex – thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2004 do 03 thành viên sáng lập: Công ty cổ phần gas Petrolimex, Công ty xăng dầu khu vực II, Công ty cổ phần dịch vụ và vận tải Petrolimex Sài Gòn. Đến năm 2016, PGT Holdings được chuyển giao cho các đối tác Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của CEO Kakazu Shogo và mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế.

Hiện tại, PGT Holdings đang sở hữu các công ty con trong và ngoài nước: Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát, Công ty Cổ phần PGT Japan tại Okinawa, Nhật Bản và Công ty tài chính vi mô BMF có trụ sở tại Myanmar Plaza Office Tower ở Yangon, thành phố lớn nhất ở Myanmar. PGT Holdings kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có Mua bán & Sáp nhập, xuất khẩu lao động, tài chính vi mô là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều dấu ấn trong thời điểm nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Trong năm qua, PGT Holdings có lợi nhuận tài chính vượt trội nhờ những tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán. Trong tháng 02- 03/2022, mặc những rủi ro từ thị trường, cổ phiếu PGT vẫn phủ đầy sắc xanh. Cổ phiếu PGT cũng đã vượt lên mức giá 10.000 đồng trong vài tháng gần đây lên mức 12.300 vào phiên giao dịch 11-14/03/2022. Nhờ sự tăng trưởng ổn định và tiềm năng phát triển lớn, PGT Holdings được dự đoán sẽ tiếp tục là nam châm thu hút nguồn vốn trên thị trường trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: Giá vàng nhiều biến động, dòng tiền nhàn rỗi đổ vào chứng khoán