Chứng sỹ săn tin!

Chứng khoán Mỹ đứt chuỗi phiên tăng, giá dầu nhảy 7% vì EU tính cấm dầu Nga

Thị trường đã biến động mạnh trong phiên đầu tuần khi nỗi lo về lãi suất tăng một lần nữa phủ bóng lên tâm trí của giới đầu tư…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: NYSE/CNBC.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (21/3), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói rằng Fed sẽ làm bất kỳ việc gì cần thiết để chống lạm phát.

Giá dầu tăng chóng mặt sau khi có tin Liên minh châu Âu (EU) tính gia nhập cùng Mỹ trong lệnh trừng phạt nhằm vào dầu thô của Nga.

Thị trường đã biến động mạnh trong phiên đầu tuần khi nỗi lo về lãi suất tăng một lần nữa phủ bóng lên tâm trí của giới đầu tư. Ông Powell nói rằng “lạm phát đang quá cao” và tuyên bố lãi suất có thể tăng với bước nhảy lớn hơn 0,25 điểm phần trăm nếu cần thiết. Chưa đầy một tuần trước, Fed có đợt tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 201,94 điểm, tương đương giảm 0,6%, chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp.

Chỉ số S&P 500 giảm 0,04%, còn 4.461,18 điểm, dù trong phiên có lúc tăng 0,4%.

Chỉ số Nasdaq giảm 0,4%, còn 13.838,46 điểm, sau khi chạm đáy của phiên với mức giảm 1,5%.

“Tôi khá lạc quan khi thị trường đã hồi phục đáng kể vào giờ cuối của phiên giao dịch”, chiến lược gia trưởng Ed Yardeni của Yardeni Research nhận định. “Tôi cho rằng thị trường đang tìm kiếm cơ hội, và có hội có thể xuất hiện trong những lĩnh vực như năng lượng và hàng hoá cơ bản. Tôi cũng nghĩ thị trường sẽ tìm thấy cơ hội ở lĩnh vực tài chính vì lãi suất đang tăng lên. Cổ phiếu công nghệ theo như tôi thấy cũng đang rất rẻ”.

Giá dầu tăng mạnh trở lại sau khi giảm vào tuần trước, sau khi có tin EU đang cân nhắc một lệnh cấm đối với dầu Nga.

Chốt phiên, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 7,12%, đạt 115,62 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 7,09%, chốt ở 112,12 USD/thùng.

Tuần này, các nhà lãnh đạo EU sẽ có một loạt cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm bàn thảo các biện pháp tăng cường trừng phạt Nga. Tại các cuộc thảo luận này, EU sẽ bàn đến việc có nên áp lệnh cấm vận đối với dầu Nga hay không. Một biện pháp trừng phạt như vậy sẽ là một đòn giáng rất mạnh vào Nga và sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu rộng trên thị trường tài chính toàn cầu, bởi lẽ Nga là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất của châu Âu và nền kinh tế Nga cũng có độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu khí.

“Đó sẽ là bờ vực của cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu toàn cầu”, nhà quản lý quỹ John Kilduff của Again Capital LLC nhận định.

Phía Ukraine từ chối yêu cầu của Nga về hạ vũ khí trước bình minh ngày thứ Hai tại thành phố cảng Mariupol. Trong bối cảnh hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy xung đột xuống thang, tâm điểm chú ý của nhà đầu tư lại chuyển sang vấn đề liệu thị trường có tìm được nguồn cung để thay thế số dầu bị trừng phạt của Nga.

“Lạc quan về bước tiến trong đàm phán ngừng bắn đang tắt dần. Giá dầu vị thế tăng mạnh trở lại”, nhà phân tích Susannah Streeter thuộc Hargreaves Lansdown nhận định.

Cuối tuần vừa rồi, một vụ tấn công của phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen đã tấn công vào một mỏ dầu ở Yanbu, Saudi Arabia cũng khiến thị trường dầu lo sợ. Vào ngày thứ Hai, Saudi Arabia nói rằng nước này sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ một sự gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu nào do vụ tấn công này gây ra.

Báo cáo mới nhất từ OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số đồng minh ngoài khối gồm Nga, cho thấy vài thành viên đang không đạt mức hạn ngạch sản lượng khai thác dầu.

Cổ phiếu dầu khí trên thị trường Mỹ tăng mạnh phiên đầu tuần, như Occidental Petroleum và Marathon Oil tăng hơn 8% mỗi cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ đứt chuỗi phiên tăng, giá dầu nhảy 7% vì EU tính cấm dầu Nga - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tăng gần 40% trong hơn 1 tháng, cổ phiếu bệnh viện duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán lập đỉnh lịch sử

(Tổ Quốc) - Kết thúc phiên giao dịch 21/3, thị giá TNH đạt 55.000 đồng/cp, thiết lập đỉnh cao mới từ khi niêm yết. Tính từ Tết nguyên đán tới nay, TNH đã bứt phá 38% và là một trong những cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu thị trường.

Trái với rất nhiều lựa chọn trong các lĩnh vực Bất động sản, Tài chính…, thì Bệnh viện là lĩnh vực khan hiếm để đầu tư tại Việt Nam. Trên sàn HoSE hiện chỉ có duy nhất một bệnh viện niêm yết là CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (Mã CK: TNH).

Là lĩnh vực “hiếm”, không bất ngờ khi TNH thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, bao gồm các tổ chức ngoại. Từ khi lên sàn chứng khoán vào năm 2021 tới nay, TNH liên tục được các tổ chức nước ngoài mua vào và hiện tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đã lên tới hơn 26%. Mới đây nhất, nhóm quỹ KWE Beteiligungen AG (Thụy Sĩ) đã nâng sở hữu lên 6,27% cổ phần TNH, qua đó trở thành cổ đông lớn của bệnh viện.

Trên sàn Chứng khoán, cổ phiếu TNH cũng có những biến động khá tích cực. Kết thúc phiên giao dịch 21/3, thị giá TNH đạt 55.000 đồng/cp, thiết lập đỉnh cao mới từ khi niêm yết. Tính từ Tết nguyên đán tới nay, TNH đã bứt phá 38% và là một trong những cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu thị trường.

Tăng gần 40% trong hơn 1 tháng, cổ phiếu bệnh viện duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán lập đỉnh lịch sử - Ảnh 1.

Song hành với đà tăng giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh của TNH cũng khá khả quan khi tăng trưởng khá đều đặn trong 4 năm trở lại đây.

Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần của TNH đạt 412 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Trừ đi chi phí, bệnh viện thu lãi sau thuế cả năm khoảng 142 tỷ đồng, tăng mạnh 30% so với kết quả thực hiện trong năm 2020. EPS năm đạt 3.419 đồng, tăng 30%. Đây cũng là mức lãi kỷ lục của doanh nghiệp từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tăng gần 40% trong hơn 1 tháng, cổ phiếu bệnh viện duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán lập đỉnh lịch sử - Ảnh 2.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của TNH đã tăng 129 tỷ đồng so với đầu năm, đạt xấp xỉ 1.286 tỷ đồng; trong đó 134 tỷ đồng tiền, tăng hơn 111 tỷ so với hồi đầu năm. Nợ phải trả của TNH tại thời điểm cuối năm ghi nhận hơn 506 tỷ đồng.

Báo cáo hồi đầu năm của Chứng khoán SSI cũng đưa ra quan điểm tích cực của nhóm cổ phiếu ngành y tế trong năm 2022 khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe dự báo phục hồi và tăng trưởng khoảng 13% so với cùng kỳ.

Đánh giá riêng về TNH, SSI cho rằng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi bởi ba yếu tố chính:

(1) Bệnh viện chuyên khoa mới đi vào hoạt động. TNH dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng bệnh viện mắt trong quý 2 và bệnh viện phụ sản trong Q4/2022, để phục vụ các dịch vụ có nhu cầu cao tại tỉnh Thái Nguyên. SSI ước tính cả 2 bệnh viện mới này sẽ mang lại khoảng 5 - 10% doanh thu tăng thêm trong năm 2022, đồng thời thu hút thêm bệnh nhân từ các bệnh viện công gần đó.

(2) Tiếp tục điều chỉnh tăng nhẹ giá khám chữa bệnh, với nhiều dịch vụ cao cấp hơn trong điều trị thai sản và mắt: TNH dự kiến sẽ tiếp tục tăng giá viện phí trung bình khoảng 6 - 8% trong năm 2022, đặc biệt là sau khi bệnh viện phụ sản và bệnh viện mắt đi vào hoạt động. Bù lại, bệnh viện cũng sẽ phải đối mặt với mức chi phí lương cao hơn để thuê nhiều bác sĩ chuyên khoa, song SSI tin rằng bệnh viện có thể bù đắp một phần chi phí với việc tăng giá hầu hết dịch vụ để duy trì biên lợi nhuận gộp của TNH ở mức 45% đến 50% trong năm 2022, gần bằng mức năm 2021.

(3) Nợ vay được cơ cấu lại để cải thiện khả năng sinh lời. Hiện tại, nợ dài hạn chiếm 72% tổng nợ của TNH, với lãi suất khá cao từ 8% đến 11%, do hầu hết các khoản vay đều được thực hiện từ trước năm 2019 để xây dựng cơ sở ở Thái Nguyên và Yên Bình. Do đó, bệnh viện dự kiến sử dụng nguồn vốn bổ sung từ đợt phát hành cổ phiếu sắp tới để thanh toán 30% nợ dài hạn (tương đương 20% tổng nợ), điều này sẽ giảm chi phí tài chính xuống 25% và có thể giúp cải thiện biên lợi nhuận ròng thêm 2% trong 2022.

Nguồn bài viết: Tăng gần 40% trong hơn 1 tháng, cổ phiếu bệnh viện duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán lập đỉnh lịch sử

kinh vậy trời :sneezing_face: :sneezing_face: :sneezing_face:

:city_sunrise: Tin trong nước:

  • Xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục tăng trưởng tích cực trong 2 tháng đầu năm 2022 nhờ mặt bằng giá cao hơn và nhu cầu thị trường phục hồi sau 2 năm COVID-19. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu trở lại nhóm xuất khẩu tỷ đô hoàn toàn nằm trong tầm tay của ngành hồ tiêu.
  • Người nuôi cá tra ở Đồng Tháp lãi 6.000-7.000 đồng mỗi kg
  • Vốn đầu tư từ Anh dồn vào công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam
  • Chiến lược tài chính đến năm 2030: Duy trì nợ công dưới 60% GDP
  • Việt Nam đạt thoả thuận về công nhận hộ chiếu vắc xin lẫn nhau với 16 quốc gia
  • Giá xăng dầu giảm, Quỹ bình ổn Petrolimex lại âm 470 tỷ đồng
  • Giá dầu thô toàn cầu tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát, tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 7,8% năm nay. Điểm sáng đáng chú ý đến từ chỉ số PMI của Việt Nam cho thấy đà phục hồi ổn định của ngành sản xuất. Theo IHS Markit, Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã tiếp tục tăng lên 54,3 điểm trong tháng 2 - mức cao nhất kể từ tháng 4/2021.
  • Lượng xăng dầu nhập khẩu trong 15 ngày đầu tháng 3 tăng mạnh hơn 43% so với nửa cuối tháng 2, riêng mặt hàng xăng tăng gấp 3 lần. Các hoạt động nhập khẩu đang được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
  • Đường nhập lậu đang “ép” ngành sản xuất trong nước
  • TKV đang huy động tối đa nguồn lực, tổ chức sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như cung ứng đủ than cho các hộ điện theo hợp đồng đã ký kết.
  • Doanh thu mì ăn liền tăng 80% sau 2 năm đại dịch, Kokomi, Omachi của tỷ phú Quang phả hơi nóng vào vị trí dẫn đầu của Acecook

:earth_africa: Tin thế giới:

  • EU nới lỏng quy định hạn chế cạnh tranh để hỗ trợ doanh nghiệp chịu thiệt hại do lệnh trừng phạt
  • Nga dừng đàm phán hiệp ước hòa bình với Nhật Bản
  • Các đồng minh của Hoa Kỳ và EU tổ chức các cuộc họp NATO và G7 trong tuần này để bàn về Trung Quốc.
  • Chủ tịch ECB: Không có dấu hiệu cho thấy kinh tế Eurozone bị chững lại
  • Chứng khoán châu Á hầu hết tăng, Hong Kong dẫn đầu khu vực
  • Cổ phiếu Boeing giảm mạnh sau sự cố máy bay rơi ở Trung Quốc
  • Chủ tịch Jerome Powell: ‘Lạm phát quá cao’, Fed sẽ hành động cứng rắn
  • Phố Wall ngày 21/3 giảm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn dự đoán, kết thúc đợt tăng liên tiếp 4 phiên
  • Bị xóa sổ hoàn toàn, bay 41% doanh thu: H&M lãnh hậu quả của việc làm phật lòng Trung Quốc
  • Berkshire Hathaway sắp chi 11,6 tỷ USD mua một công ty bảo hiểm sau khi theo dõi suốt 60 năm

Berkshire Hathaway sắp chi 11,6 tỷ USD mua một công ty bảo hiểm sau khi theo dõi suốt 60 năm

Mua công ty bảo hiểm Alleghany trị giá 11,6 tỷ USD sẽ là thương vụ lớn nhất của tập đoàn Berkshire Hathaway kể từ năm 2016 trở lại đây. Chủ tịch Warren Buffett sẽ đỡ buồn phiền về việc không tìm được mục tiêu thâu tóm.

Tỷ phú Warren Buffett, Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Berkshire Hathaway, ngày 1/5/2021. (Ảnh: CNBC).

Sáng 21/3 theo giờ Mỹ, tập đoàn Berkshire Hathaway thông báo đã đồng ý mua lại công ty bảo hiểm Alleghany với giá 11,6 tỷ USD, tương đương 848 USD/cp. Giao dịch được thực hiện hoàn toàn bằng tiền mặt và dự kiến hoàn thành vào quý IV năm nay.

Berkshire cho biết mức giá nói trên tương đương 1,26 lần giá trị sổ sách của Alleghany tại ngày 31/12/2021 và cao hơn 16% so với giá trung bình của cổ phiếu Alleghany trong 30 ngày qua.

Mua lại Alleghany sẽ là thương vụ lớn nhất của Berkshire trong 6 năm trở lại đây. Năm 2016, Berkshire mua công ty sản xuất linh kiện tàu bay Precision Castparts với giá 37 tỷ USD, bao gồm cả nợ.

Alleghany có trụ sở tại New York và sở hữu nhiều công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn và tái bảo hiểm.

“Berkshire sẽ mãi mãi là ngôi nhà tuyệt vời của Alleghany, một công ty mà chúng tôi đã theo dõi sát sao trong 60 năm qua”, tỷ phú Warren Buffett nói trong một thông cáo. Trong thư gửi cổ đông cuối tháng 2 vừa qua, Warren Buffett và phó tướng Charlie Munger vẫn còn than phiền về việc không tìm được mục tiêu đầu tư lớn nào.

Bảo hiểm là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của Berkshire. Tập đoàn của Chủ tịch Warren Buffett đang sở hữu công ty bảo hiểm xe hơi Geico, công ty tái bảo hiểm General Re và một số doanh nghiệp khác.

Tính đến cuối năm 2021, Berkshire Hathaway có gần 147 tỷ USD tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây. Nhìn chung, thương vụ mua Alleghany trị giá 11,6 tỷ USD không phải là con số quá lớn với Berkshire.

Bà Cathy Seifert, nhà phân tích tại CFRA Research nhận định: “Đối với Berkshire, thương vụ Alleghany này giúp tăng cường hiện diện trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm khi mà các điều kiện để thị trường tăng trưởng vẫn còn rất hấp dẫn”.

Giá cổ phiếu Alleghany ngày 21/3 bật tăng 25%. Cổ phiếu hạng A của Berkshire tuần trước vượt qua mốc 500.000 USD/cp lần đầu tiên trong lịch sử.

Trong vài tuần vừa qua, Berkshire đã chi khoảng 5 tỷ USD để mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn của công ty dầu khí Occidental Petroleum. Trong top 10 khoản đầu tư giá trị nhất của Berkshire hiện nay có hai công ty dầu khí.

Hai cổ phiếu dầu khí trong top 10 danh mục của Berkshire Hathaway là Occidental và Chevron.

Warren Buffett hiện nay là người giàu thứ 5 thế giới. Thống kê dưới đây cho thấy ông là siêu tỷ phú có tài sản tăng mạnh nhất tính từ đầu năm đến nay.

Mark Zuckerberg - nhà sáng lập Facebook - đã biến mất khỏi top 10, Elon Musk và Jeff Bezos vẫn vững vàng ở hai vị trí đầu tiên dù tài sản ròng suy giảm.

Nguồn bài viết: Berkshire Hathaway sắp chi 11,6 tỷ USD mua một công ty bảo hiểm sau khi theo dõi suốt 60 năm

Việt Nam đã thỏa thuận với 17 nước về công nhận hộ chiếu vắc-xin lẫn nhau

(NLĐO)- Đến ngày 17-3, Việt Nam đã đạt được thoả thuận về công nhận hộ chiếu vắc-xin lẫn nhau với 17 quốc gia.

Ngày 21-3, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Việt Nam công nhận lẫn nhau hộ chiếu vắc-xin với các nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết tính đến ngày 17-3, Việt Nam đã đạt được thoả thuận về công nhận hộ chiếu vắc-xin lẫn nhau với 17 quốc gia.

Các nước bao gồm Mỹ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Úc, Belarus, Ấn Độ, Campuchia, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Maldives, Nhà nước Palestin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Saint Lucia và Hàn Quốc.

Người mang hộ chiếu vắc-xin của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vắc-xin ở sở tại. Việc công nhận này bao gồm việc miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.

Bên cạnh đó, đến nay, Việt Nam vẫn đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm vắc-xin của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã rất tích cực, chủ động đàm phán, đẩy nhanh quá trình công nhận lẫn nhau hộ chiếu vắc-xin với các quốc gia/vùng lãnh thổ.

Hộ chiếu vắc-xin được hiểu là giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 hoặc/và giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19. Hộ chiếu vắc-xin được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng, khỏi bệnh của cá nhân, không thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực… Hộ chiếu vắc-xin nước ngoài được coi là hợp lệ và được sử dụng trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam nếu được công nhận chính thức hoặc tạm thời bởi Chính phủ Việt Nam.

Danh sách hộ chiếu vắc-xin được công nhận được đăng tải trên trang thông tin của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao (https://lanhsuvietnam.gov.vn).

Nguồn bài viết: Việt Nam đã thỏa thuận với 17 nước về công nhận hộ chiếu vắc-xin lẫn nhau - Báo Người lao động

Chủ tịch Fed: Cần nhanh chóng tăng lãi suất

Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, cơ quan này cần phải nhanh chóng tăng lãi suất và bình thường hóa chính sách tiền tệ.


Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: AFP

Cân nhắc tăng 0,5 điểm phần trăm lãi suất

Trong bài phát biểu tại Hội nghị chính sách kinh tế thường niên do Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) tổ chức ngày 21/3, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng, trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ và lạm phát tăng vọt, “rõ ràng là cần phải nhanh chóng hành động để đưa chính sách tiền tệ trở lại mức trung lập hơn”.

Fed đã bắt đầu hiện thực lộ trình bình thường hóa chính sách tiền tệ từ tuần trước bằng việc công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2018, nâng lãi suất cơ bản lên ngưỡng 0,25 - 0,5%.

Động thái này của Fed phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế, nhưng chưa phải là biện pháp tối ưu trong tình hình hiện nay. Hơn 77% những người tham gia Cuộc khảo sát chính sách kinh tế do Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ công bố hôm 21/3 tin rằng chính sách tiền tệ của Fed hiện quá lỏng lẻo và lãi suất cần phải được tăng thêm nữa. Những người trả lời khảo sát cũng dự đoán lạm phát Mỹ sẽ duy trì trên 3% cho đến cuối năm 2023, trong khi Fed đặt mục tiêu là khoảng 2%.

“Tôi tin rằng, các hành động chính sách của [chúng tôi] và những hành động sắp tới sẽ giúp đưa lạm phát xuống gần 2% trong 3 năm tới”, Chủ tịch Fed nhận định.

Thước đo lạm phát ưa thích của Fed là chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE). Chỉ số này trong tháng 1/2022 đã tăng lên 5,2% so với một năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/1983. Tong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, mức chưa từng thấy kể từ đầu năm 1982.

Cũng tại Hội nghị chính sách kinh tế thường niên, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Atlanta, ông Raphael Bostic, cũng đưa ra quan điểm tương tự như ông Jerome Powell rằng: “Chúng ta cần nhanh nhất có thể để trung lập (chính sách tiền tệ - BTV)”.

Ông Raphael Bostic khuyến nghị cần tiến hành 6 lần tăng lãi suất cơ bản trong năm nay và thêm 2 lần khác vào năm 2023, đưa lãi suất liên bang lên khoảng 2,25%.

Hai quan chức Fed cũng chung nhận định rằng cơ quan này sẽ phải linh hoạt trong cách tiếp cận chính sách vì phần lớn nền kinh tế Mỹ đang trong quá trình thay đổi. Chủ tịch Fed cho rằng cơ quan này cũng có thể tăng lãi suất cao hơn trong bất kỳ cuộc họp nào sắp tới, chẳng hạn như phương án tăng 0,5 điểm phần trăm.

Chứng khoán Mỹ giảm sâu sau bình luận của Chủ tịch Fed. Chỉ số Dow Jones kết thúc ngày giao dịch 21/3 giảm hơn 200 điểm, tương đương 0,6%, đánh dấu chấm hết cho chuỗi 5 ngày tăng điểm liên tiếp. Cổ phiếu công nghệ niêm yết tại Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi Nasdaq Composite giảm 0,4%. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đột biến, với trái phiếu kỳ hạn 10 năm vượt mức 2,3%, cao nhất kể từ tháng 5/2019.

Biến số xung đột Ukraine và nguy cơ suy thoái

Lạm phát Mỹ tăng cao là nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch trong khi các nút thắt chuỗi cung ứng vẫn chưa được tháo gỡ. Nhưng đó không phải là đám mây đen duy nhất trên bức tranh kinh tế Mỹ, bởi xung đột Nga - Ukraine được dự báo là biến số khiến giá cả tại Mỹ sẽ tăng đột biến hơn nữa.

Theo đánh giá của Chủ tịch Fed, việc Nga tiến hành hành động quân sự tại Ukraine có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Mỹ nói riêng. Nhưng chính xác những tác động đó ra sao thì vẫn chưa thể hình dung được.

Còn Chủ tịch chi nhánh Fed tại Atlanta cho rằng: “Có rất nhiều bất ổn trên thế giới và trong nền kinh tế Mỹ hiện nay”. Đó là lý do tại sao “quan sát và thích nghi” đã trở thành phương châm hành động của các quan chức Fed.

Thế giới đã từng trải qua những cú sốc giá dầu tương tự như những năm 1970 do hậu quả của xung đột Nga - Ukraine, ông Powell dẫn chứng, đồng thời cho biết: “May mắn thay, Mỹ hiện có vị thế tốt hơn khi đối mặt với những cú sốc giá dầu. Chúng tôi hiện là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và nền kinh tế của chúng tôi ít thâm dụng dầu hơn đáng kể so với những năm 1970”.

Nếu Fed thắt chặt chính sách hơn nữa có thể kìm hãm nhu cầu tăng nóng. Ngay cả Fed chọn “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế Mỹ, thì suy thoái vẫn là một rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Không ai mong đợi việc hạ cánh mềm sẽ dễ dàng trong bối cảnh hiện nay - rất ít điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay”, Chủ tịch Fed lưu ý.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Fed: Cần nhanh chóng tăng lãi suất

Đồng Nai thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Trong nhiều năm qua, tỉnh Đồng Nai luôn rất chật vật trong việc hoàn thành mục tiêu giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Tính đến cuối tháng 02/2022, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đang thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước…

Tỉnh Đồng Nai thành lập tổ công tác đặc biệt để thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Tình trạng này đã khiến Đồng Nai lo lắng đến một “kịch bản” nguồn vốn đầu tư công được giải ngân ở mức thấp có thể tái diễn.

“CHẬT VẬT” GIẢI NGÂN NGAY TỪ ĐẦU NĂM

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, trong năm 2022, tổng nguồn vốn đầu công trên địa bàn tỉnh là hơn 9,4 ngàn tỷ đồng; song tính đến hết tháng 02/2022, nguồn vốn đã được giải ngân chỉ hơn 496 tỷ đồng, khoảng 5,2% kế hoạch.

Bình luận về tỷ lệ “èo uột” này, một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đến cuối tháng 02/2022 hiện đạt thấp. Bởi vì, cùng thời điểm này, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân của cả nước đang ở mức hơn 8,61% so với kế hoạch.

Ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phải thừa nhận, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 đến thời điểm hiện nay vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước và chưa bảo đảm tiến độ giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch vốn đã bố trí trong năm. “Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2022 sẽ lặp lại kết quả như năm 2021”, ông nói.

Năm 2021, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu giải ngân đạt từ 90% trở lên đối với tổng nguồn vốn đầu tư công hơn 24,4 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng mà địa phương này đạt được trong công tác giải ngân vốn đầu tư công chỉ ở mức hơn 61% kế hoạch, thấp hơn rất nhiều mục tiêu đề ra.

Số liệu thống kê của tỉnh này cho biết, năm 2021, trên địa bàn Đồng Nai có 23 đơn vị có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt dưới 90% kế hoạch được giao, và có 4 đơn vị có kết quả giải ngân bằng 0.

Chính quyền Đồng Nai đã đưa ra một số lời giải thích cho việc chậm trễ và có phần “hụt hơi” trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt các dự án về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án sân bay quốc tế Long Thành hiện đã tạm ngưng thực hiện.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu được lý giải chính là công tác giải phóng mặt bằng. Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai Ngô Thế An chỉ rõ, trong ba nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, giải phóng mặt bằng, bất cập chính sách và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì nguyên nhân lớn nhất vẫn là công tác giải phóng mặt bằng còn chậm.

Ông Phan Trung Hưng Hà, Trưởng phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai lý giải khá “bất ngờ”. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tình trạng một nhà thầu trúng thầu rất nhiều gói thầu ở các địa phương trong tỉnh. Trúng nhiều gói thầu trong lúc năng lực không đáp ứng việc bố trí nhân lực, máy móc trang thiết bị cho tất cả các gói thầu, đã dẫn đến tiến độ bị chậm, ảnh hưởng đến kết quả giải ngân nguồn vốn.

“SIẾT” GIẢI NGÂN, KHÔNG GIAO THẦU CHO CÁC NHÀ THẦU CHẬM TIẾN ĐỘ

Chính quyền Đồng Nai cho biết, sẽ “siết” mạnh tiến độ giải ngân trong năm 2022. Năm 2022, tình này cũng tiếp tục đặt ra mục tiêu giải ngân đạt 90% nguồn vốn đầu tư công.

Ngày 21/01/2022 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 572/VPCP-KTTH về tình hình, kết quả của các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2021; theo đó, yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành cả nước thực hiện kiểm điểm, xử lý nghiêm trường hợp giải ngân chậm do nguyên nhân chủ quan, chưa nỗ lực cố gắng.

Để có cơ sở tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo tinh thần công văn 572/VPCP, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các đơn vị giải ngân đạt dưới 90% tổ chức rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021. Trên cơ sở đó, phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc giải ngân không đạt kế hoạch và kiểm điểm, xử lý nghiêm trường hợp giải ngân chậm do nguyên nhân chủ quan, chưa nỗ lực cố gắng.

Hiện Đồng Nai đã thành lập tổ công tác kiểm tra việc thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Tổ công tác sẽ làm việc với các đơn vị, sở, ngành để rà soát các vướng mắc trong quá trình thực hiện hồ sơ triển khai các dự án.

Tổ công tác cũng sẽ làm việc với các đơn vị, chủ đầu tư được giao nguồn vốn đầu tư công lớn trong năm 2022 như thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành để kiểm tra hoạt động cũng như kế hoạch triển khai việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công. “Phải thể hiện quyết tâm cao hơn nữa, coi nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn đầu tư công là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022”, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức yêu cầu.

Để giải quyết “dứt điểm” tình trạng giải ngân “ì ạch” của các đơn vị trên địa bàn, ông Võ Tấn Đức đã yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng giải ngân chậm trễ. Trường hợp không hoàn thành giải ngân theo tiến độ đề ra thì phải kiểm điểm trách nhiệm tập thể, người đứng đầu và các cá nhân có liên quan.

Đáng lưu ý, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giao trách nhiệm cho Sở Nội vụ không xem xét thi đua khen thưởng hoàn thành nhiệm vụ đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 nếu không đạt kế hoạch. Phải kiên quyết xử lý nghiêm kịp thời các tổ chức, cá nhân, kể cả cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật, cố tình cản trở gây khó khăn trong việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.

Nguồn bài viết: Đồng Nai thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bắc Ninh sắp có khu công nghệ thông tin tập trung hơn 270 ha

Tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin…

Ảnh minh họa

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghệ thông tin tập trung. Thời gian lập Đồ án quy hoạch phân khu không quá 9 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.

Phạm vi nghiên cứu, ranh giới quy hoạch thuộc các phường Khắc Niệm, Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) và các xã Liên Bão, Hiên Vân (huyện Tiên Du) với diện tích khoảng 274ha, trong đó, khu công nghệ thông tin tập trung chiếm khoảng 250ha. Khoảng 24ha là diện tích đường giao thông đối ngoại, cây xanh cách ly, đất nghĩa trang, tôn giáo và công trình thủy lợi… Dự kiến, quy mô số lượng lao động, chuyên gia trong khu công nghệ thông tin này khoảng 20.000 người.

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch nhằm hình thành trung tâm về công nghệ thông tin, tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Cùng với đó sẽ hình thành trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin…

Quy hoạch được chia thành 2 nhóm phân khu chức năng chính. Nhóm phân khu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của khu công nghệ thông tin tập trung gồm: Phân khu sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin; phân khu nghiên cứu phát triển, tư vấn, đào tạo, vườn ươm công nghệ thông tin; phân khu văn phòng, trụ sở làm việc phục vụ công tác quản lý, điều hành…

Nhóm phân khu cung cấp các dịch vụ cho khu công nghệ thông tin tập trung gồm: Phân khu sinh thái và dịch vụ dân sinh; phân khu tài chính hoặc liên kết tài chính, ngân hàng; phân khu nhà ở phục vụ cho chuyên gia làm việc trong khu công nghệ thông tin tập trung; phân khu chức năng khác cung cấp các dịch vụ cho khu công nghệ thông tin tập trung; ga đường sắt đô thị gắn với hệ thống giao thông công cộng TOD đảm bảo định hướng phát triển đô thị và không gian, kiến trúc cảnh quan cho khu vực quy hoạch.

Nguồn bài viết: Bắc Ninh sắp có khu công nghệ thông tin tập trung hơn 270 ha - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chuyên gia kiến nghị gì trước áp lực tăng lãi suất của FED?

Mặc dù Fed chính thức lộ trình tăng lãi suất và tác động đến Việt Nam chưa nhiều nhưng các chuyên gia cho rằng không nên chủ quan, đặc biệt thời điểm sau quý 4/2022…

Từ sau quý 4/2022, tỷ giá, lãi suất và trả nợ nước ngoài sẽ gây áp lực lên điều hành kinh tế vĩ mô.

Như VnEconomy đã đưa tin, thị trường tài chính thế giới tuần trước dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách tháng 3 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Và tương đồng với kỳ vọng trước đó, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm qua. Biểu đồ khảo sát của Fed cũng cho thấy có ít nhất thêm 6 lần tăng lãi suất trong năm nay.

Sau thông tin trên, cặp tỷ giá VND/USD vẫn giao dịch tương đối ổn định. Trong đó, trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao dịch ổn định quanh mức 22.870 VND. Trong khi tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại giảm 10 VND, kết tuần ở mức 22.690/23.000 VND (mua – bán). Tương tự, tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm nhiệt, giao dịch ở 23.440/23.520 VND.

Đánh giá diễn biến này, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB Research) cho rằng, mức độ ảnh hưởng của sự kiện Fed tăng lãi suất tới Việt Nam là không lớn.

Cụ thể, về mặt tỷ giá, các nhà phân tích cho rằng, lạm phát tại Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với lạm phát ở Mỹ, nên việc Fed tăng lãi suất sẽ không tác động nhiều đến tỷ giá trong nước.

Mặt khác, các yếu tố liên quan đến tỷ giá trong nước đều đang thuận lợi như quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao kỷ lục là tấm nệm an toàn khá vững chắc cho nền kinh tế; cán cân thanh toán thặng dư; nguồn kiều hối ổn định, ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm ở mức 4,4%/năm. Đặc biệt, giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng mạnh, việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước những năm gần đây tương đối linh hoạt, nhịp nhàng, ngày càng sát hơn với thị trường.
Thêm vào đó, các chuyên gia của MSB Research đưa ra đánh giá khả năng dịch chuyển vốn khỏi Việt Nam không nhiều vì Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn.

Kết quả hoạt động kinh tế năm qua cũng như những dự báo lạc quan về sự phục hồi kinh tế trong năm 2022 là một yếu tố quan trọng. “Thực tế, dòng vốn ngoại vẫn duy trì ở mức ổn định trong 2 tháng đầu năm 2022. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện tại Việt Nam 2 tháng ước tính đạt 2,68 tỷ USD, tăng khoảng 7,2% so với cùng kỳ năm trước”, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Còn TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận, Việt Nam chưa chịu tác động nhiều do mức tăng lãi suất của Fed không lớn (0,25 điểm phần trăm) và đã được tiên lượng trước.

Tuy nhiên, ông Lực cũng lưu ý, từ quý 4/2022, việc Fed tăng lãi suất sẽ có những tác động rõ nét hơn đến kinh tế Việt Nam trong các phương diện: (i) mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng có thể khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại; (ii) USD lên giá sẽ tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND; (iii) chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng; (iv) dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng.

"Có thể nói, tác động trong ngắn hạn đối với thị trường tài chính toàn cầu là tương đối tích cực, được chủ động, được đón trước. Tương tự, tác động với Việt Nam cũng chưa nhiều. Tuy nhiên chúng ta phải theo dõi suốt hai năm tiếp theo, thị trường còn nhiều xáo trộn, nên tôi dùng thuật ngữ rằng tác động chưa nhiều nhưng không chủ quan”, ông Lực nói.

Diễn biến tỷ giá USD/VND trong 1 năm gần đây

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực triển khai chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 và để giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc ngân hàng trung ương các nước, nhất là Fed, có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, ông Lực đã đưa ra 3 kiến nghị.

Thứ nhất, cần tiếp tục tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và điều hành giá cả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với các kịch bản khi có sự thay đổi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới; phối kết hợp tốt với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát theo mục tiêu.

Đồng thời, theo sát, phân tích và dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, cần xây dựng kịch bản nếu Fed tăng nhanh lãi suất dẫn tới những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.

Thứ hai, cần xây dựng lộ trình và phối hợp thực thi kế hoạch tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý (đặc biệt là giá xăng dầu, giá điện, giá dịch vụ y tế - giáo dục…) một cách phù hợp, nhịp nhàng, hiệu quả tránh giật cục, không phù hợp thời điểm.

Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông cùng các biện pháp bình ổn giá (nhất là cao điểm) nhằm giảm thiểu tâm lý lạm phát và hiện tượng “té nước theo mưa”…

Thứ ba, theo dõi, đánh giá nghĩa vụ nợ nước ngoài khi Fed tăng lãi suất nhằm có những cảnh báo kịp thời đối với doanh nghiệp; tiếp tục điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chủ động, linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp vay nợ nước ngoài nhiều.

Nguồn bài viết: Chuyên gia kiến nghị gì trước áp lực tăng lãi suất của FED? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Sau hơn 15 năm trên sàn chứng khoán, Thép Việt Ý (VIS) sẽ hủy niêm yết từ ngày 22/4

image

Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu VIS trên HOSE là ngày 21/4.

Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM vừa thông báo về việc hủy niêm yết cổ phiếu của CTCP Thép Việt – Ý (Mã CK VIS). Theo đó, hơn 73,83 triệu cổ phiếu VIS, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá là 738 tỷ đồng sẽ hủy niêm yết trên sàn HOSE từ ngày 22/4. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu VIS trên HOSE là ngày 21/4. Lý do hủy niêm yết là bởi Thép Việt – Ý hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của UBCK.

Trong tờ trình lấy ý kiến cổ đông trước đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết nguyên nhân hủy niêm yết là do cơ cấu cổ đông Thép Việt Ý có 2 cổ đông lớn nắm 93,81% vốn và cổ đông không phải cổ đông lớn chiếm 6,19%. Do đó, Công ty không đáp ứng điều kiện có tối thiểu 10% vốn do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn nắm giữ theo Luật Chứng khoán 2019.

Bên cạnh đó, mục đích của việc hủy tư cách công ty đại chúng, hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu là giúp Công ty không bị mất cơ hội kinh doanh tại miền Bắc, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong tương lai và tại thị trường Việt Nam nói chung, nơi được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ổn định.

Sau hơn 15 năm trên sàn chứng khoán, Thép Việt Ý (VIS) sẽ hủy niêm yết từ ngày 22/4 - Ảnh 1.

Cổ phiếu VIS hiện đang trong diện cảnh báo

Đồng thời, mức độ ban hành những quyết sách trong công tác điều hành và quản lý sẽ được thực hiện nhanh chóng. Từ đó góp phần giảm chi phí và cải thiện hiệu quả bằng cách loại bỏ các thủ tục bắt buộc đối với các công ty đại chúng/công ty niêm yết.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc năm 2021, VIS đạt 5.821,4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 43% so với năm 2020. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lỗ ròng 132,4 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi 30 tỷ đồng.Trên thị trường, cổ phiếu VIS tăng nhẹ 0,62% lên 16.200 đồng/cp.

Nguồn bài viết: Sau hơn 15 năm trên sàn chứng khoán, Thép Việt Ý (VIS) sẽ hủy niêm yết từ ngày 22/4

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 30 tỷ USD, nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Theo báo cáo mới đây của Tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu kỳ 1 tháng 3/2022 (từ 1/3 đến 15/3), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước đạt hơn 30 tỷ USD. Trong đó, trong kỳ 1 tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng gần 76% so với cùng kỳ tháng trước; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ tháng 2/2022.

Theo báo cáo mới đây của Tổng cục Hải quan về tình hình xuất nhập khẩu kỳ 1 tháng 3/2022 (từ 1/3 đến 15/3), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước đạt hơn 30 tỷ USD. Trong đó, trong kỳ 1 tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 15,321 tỷ USD, tăng gần 76% so với cùng kỳ tháng trước.

Xét theo nhóm hàng, trong kỳ 1 tháng 3/2022, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm: Hàng dệt may (1,3 tỷ USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (2,2 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (2,7 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (1,6 tỷ USD).

Nhìn chung, luỹ kế đến 15/3/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 69,7 tỷ USD, tăng 12,4% (tương ứng tăng 7,76 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 3/2022 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 4,7%, tương ứng tăng 585 triệu USD so với kỳ 2 tháng 2/2022, và chiếm 73,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Qua đó, luỹ kế đến 15/3/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm các doanh nghiệp này lên 50,85 tỷ USD, tăng 8,7% (tương ứng tăng 4,01 tỷ USD) so với cùng kỳ 2021.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 30 tỷ USD, nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ bao nhiêu? - Ảnh 1.

Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỷ USD luỹ kế đến 15/3. Nguồn: TCHQ.

Ở chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 3/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ tháng 2/2022. Trong đó, chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (3,7 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (1,7 tỷ USD).

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 30 tỷ USD, nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ bao nhiêu? - Ảnh 2.

Một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỷ USD luỹ kế đến 15/3. Nguồn: TCHQ.

Như vậy, luỹ kế từ đầu năm đến 15/3, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 70,2 tỷ USD**, t**ăng 16,8% (tương ứng tăng 10,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt đạt 46,59 tỷ USD, chiếm 65% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Theo đó, có 16 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tính từ đầu năm đến 15/3 đạt trên 1 tỷ USD, bao gồm: Hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác…

Tổng kim ngạch nhập khẩu là gần 70,27 tỷ USD, khu vực FDI đạt 46,59 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Nhìn chung, nửa đầu tháng 3, Việt Nam xuất siêu 93 triệu USD. Luỹ kế từ đầu năm đến 15/3, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt với con số nhập siêu 491 triệu USD.

Nguồn bài viết: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 30 tỷ USD, nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ bao nhiêu? - DNTT online

Phó Tổng Giám đốc Hòa Phát đăng ký bán cổ phiếu HPG vì nhu cầu tài chính cá nhân

image

Tạm tính theo mức giá hiện tại, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên sẽ thu về số tiền khoảng 16,5 tỷ đồng nếu bán thành công số lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Theo thông tin cập nhật mới nhất, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đăng ký bán 350.000 cổ phiếu HPG để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn, thời gian từ ngày 23/3 đến 21/4/2022. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của vị lãnh đạo giảm từ 0,02% xuống còn 0,01% vốn tại Hòa Phát.

Cùng chiều, ông Nguyễn Ngọc Quang, Thành viên HĐQT Hòa Phát cũng mới thông báo đã bán xong 1 triệu cổ phiếu HPG từ 18/2 đến 7/3/2022 theo hình thức khớp lệnh, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 1,87% vốn.

Lãnh đạo bán cổ phiếu trong thời điểm HPG đang điều chỉnh sau đà phục hồi vào đầu tháng. Hiện tại, giá cổ phiếu HPG điều chỉnh về mức 47.250 đồng/cp (phiên sáng ngày 23/3). Tạm tính theo mức giá này, bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên sẽ thu về số tiền khoảng 16,5 tỷ đồng nếu bán thành công số lượng cổ phiếu trên.

Phó Tổng Giám đốc Hòa Phát đăng ký bán cổ phiếu HPG vì nhu cầu tài chính cá nhân - Ảnh 1.

Xét về tình hình kinh doanh, lũy kế 2 tháng đầu năm doanh nghiệp sản xuất 1,4 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ. Bán hàng thép xây dựng, phôi thép, thép cuộn cán nóng đạt 1,34 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ. Con số này chưa bao gồm gần 200.000 tấn ống thép và tôn mạ Hòa Phát đã cung ứng cho thị trường trong 2 tháng vừa qua.

Năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát hiện đạt trên 8 triệu tấn/năm, tức khoảng 700.000 tấn/tháng. Kết quả sản lượng trên cho thấy các khu liên hợp sản xuất thép của Tập đoàn tại Quảng Ngãi, Hải Dương, Hưng Yên đã vận hành tối đa công suất để phục vụ nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng của HPG nhờ dư địa tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép vẫn duy trì ở mức cao và biên lợi nhuận gộp mảng thép có thể tiếp tục duy trì.

Theo đó, BSC dự báo doanh thu thuần năm 2022 của HPG giảm 3,1% xuống 145.041 tỷ đồng và LNST tăng 4,8% lên 36.202 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Phó Tổng Giám đốc Hòa Phát đăng ký bán cổ phiếu HPG vì nhu cầu tài chính cá nhân

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 23/3

image

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

KBC - Tổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc – Đã thông qua phương án phát hành hơn 191,9 triệu cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) theo tỷ lệ 3:1. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý I - quý II/2022.

HOT - CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An - Ngày 21/3, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu HOT từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 28/3/2022. Nguyên nhân do, lợi nhuận sau thuế cổ đông Công ty mẹ năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 và 31/12/2022 là con số âm.

TNT - CTCP Tập đoàn TNT – Đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng.

BVB - Ngân hàng TMCP Bản Việt - Năm 2022 đặt mục tiêu đạt 450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 45% so với thực hiện năm 2021.

GIL - CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Từ ngày 17/3 đến 15/4/2022, Gilimex sẽ phát hành 16,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương tỷ lệ 38,89% với giá 35.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu về dự kiến khoảng 588 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của Gilimex dự kiến tăng từ 432 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng.

TRA - CTCP Traphaco - Sẽ trình kế hoạch doanh thu 2.345 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 286 tỷ đồng, vượt 7,9% so với cùng kỳ năm trước. HĐQT trình phương án cổ tức năm 2021 tiếp tục là 30% bằng tiền.

CRC - CTCP Create Capital Việt Nam - Đặt mục tiêu doanh thu năm thu đạt 1.088,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 86,1 tỷ đồng, gấp lần lượt gần 3 và 4 lần so với kết quả năm 2021. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2021 dự kiến là 8%.

SDT - CTCP Sông Đà 10 - Ngày 11/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 12/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4%, thanh toán bắt đầu từ ngày 29/12/2022.

CMX - CTCP Camimex Group - Đã công bố kết quả thực hiện 2 tháng đầu năm 2022 khả quan. Công ty cũng dự kiến doanh thu và lãi ròng quý 1/2022 tăng 40% so với cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 300 tỷ đồng và hơn 11.6 tỷ đồng.

NTH - CTCP Thủy điện Nước Trong - Ngày 05/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2021, ngày đăng ký cuối cùng là 06/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 22/4/2022.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – HDBank - Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc đã mua vào 1 triệu cổ phiếu HDB từ ngày 01/3 đến 16/3 theo phương thức khớp lệnh. Trước giao dịch, ông Thanh không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HDB nào.

HQC - CTCP Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân - Ông Lê Văn Lợi, cổ đông lớn đã mua vào hơn hơn 2,61 triệu cổ phiếu HQC trong ngày 18/3. Sau giao dịch, ông Lợi đã nâng sở hữu tại HQC lên hơn 30,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,47%.

DTT - CTCP Kỹ nghệ Đô Thành - Ông Lê Quang Hiệp, Chủ tịch HĐQT đã mua vào 120.000 cổ phiếu DTT từ ngày 23/2 đến 20/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Hiệp đã nâng sở hữu tại DTT lên hơn 1,36 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,7%.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

VIB - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Bà Phạm Thị Kim Ngọc, vợ ông Trần Nhất Minh – Phó tổng giám đốc đăng ký mua 800.000 cổ phiếu VIB từ ngày 28/3 đến 26/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Ngọc sẽ nâng sở hữu tại VIB lên hơn 1,98 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,13%.

MIG - CTCP Bảo hiểm Quân đội - MB Capital và JAMBF, nhóm cổ đông lớn đăng ký bán toàn bộ hơn 8,73 triệu cổ phiếu MIG sở hữu, tỷ lệ 6,11%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/3 đến 22/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

DS3 - CTCP Quản lý Đường sông 3 - Bà Bùi Thị Huệ, vợ ông Phạm Văn Phả - Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ hơn 451.000 cổ phiếu DS3 sở hữu, tỷ lệ 4,23%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 24/3 đến 22/4 theo phương thức khớp lệnh.

CTB - CTCP Chế tạo bơm Hải Dương - Ông Phạm Tuấn Anh, Ủy viên HĐQT đăng ký mua 150.000 cổ phiếu CTB từ ngày 24/3 đến 22/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Tuấn Anh đang nắm giữ hơn 164.000 cổ phiếu CTB, tỷ lệ 1,2%.

GEG - CTCP Điện Gia Lai - CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công, tổ chức có liên quan đến ông Đặng Huỳnh Anh Tuấn – Thành viên HĐQT đăng ký mua hơn 11,64 triệu cổ phiếu GEG, tỷ lệ 3,83% từ ngày 24/3 đến 22/4 theo phương thức thỏa thuận. Hiện tại, tổ chức trên chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu GEG nào.

APG - CTCP Chứng khoán APG - Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu APG từ ngày 28/3 đến 26/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Hưng sẽ nâng sở hữu tại APG lên gần 20 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 13,64%.

DNP - CTCP Nhựa Đồng Nai - Ông Trần Hữu Chuyền, Phó tổng giám đốc đăng ký bán toàn bộ hơn 682.000 cổ phiếu DNP sở hữu, tỷ lệ 0,57%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 28/3 đến 26/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Nguồn bài viết: Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 23/3

Một doanh nghiệp hóa chất trên sàn chứng khoán tăng hơn 1 tỷ USD vốn hóa sau một năm

Tại mức giá 213.400 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Hóa chất Đức Giang vượt mốc 36.500 tỷ đồng (1,6 tỷ USD), tương ứng tăng hơn 26.200 tỷ đồng (1,1 tỷ USD) so với thời điểm tháng 3/2021.

Trong năm 2021, cổ phiếu DGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang ghi nhận đà tăng vững chắc. Cổ phiếu này liên tục đi lên và chính thức gia nhập Câu lạc bộ 100 (thị giá 3 chữ số) trong tháng 8 trước khi lập đỉnh lịch sử 177.890 đồng/cổ phiếu (phiên 13/12/2021). Ngay sau đó, DGC đi ngang rồi bước vào nhịp điều chỉnh trước khi trở lại xác lập xu hướng tăng ấn tượng kể thời điểm cuối tháng 1/2022 tới nay.

Trong phiên 22/3, DGC tăng hết biên độ 6,97% lên 213.400 đồng/cp, tăng 65% so với vùng đáy của năm là 129.200 đồng (phiên 18/1), qua đó xác lập đỉnh cao mới từ khi niêm yết. Tại mức giá 213.400 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Hóa chất Đức Giang vượt mốc 36.500 tỷ đồng (1,6 tỷ USD), tương ứng tăng hơn 26.200 tỷ đồng (1,1 tỷ USD) so với thời điểm cách đây 1 năm.

Đà bứt phá của DGC diễn ra trong bối cảnh giá hàng hóa trong đó có giá các mặt hàng hóa chất neo ở mức cao do những căng thẳng địa chính trị leo thang. Nhóm cổ phiếu phân bón - hóa chất trong đó có DGC được kỳ vọng hưởng lợi trực tiếp từ con “bão giá” này, từ đó thu hút được dòng tiền trên thị trường.

Một doanh nghiệp hóa chất trên sàn chứng khoán tăng hơn 1 tỷ USD vốn hóa sau một năm - Ảnh 1.

Cổ phiếu DGC đạt đỉnh lịch sử, vốn hoá tăng hơn 1,1 tỷ USD sau 1 năm

Kết quả ấn tượng khi vượt 128% kế hoạch lợi nhuận trong năm 2021

Xét về hoạt động kinh doanh, tuy tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song kết quả kinh doanh của DGC vẫn tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, doanh thu hợp nhất đạt 9.550 tỷ đồng, tăng 53% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng 165% lên mức 2.513 tỷ đồng và vượt 128% kế hoạch năm 2021 do ĐHĐCĐ đề ra.

Theo ban lãnh đạo, DGC có được kết quả kinh doanh khả quan nhờ duy trì nhà máy hoạt động hết công suất và đưa mỏ Apatit KT25 vào hoạt động làm giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó thị trường thế giới có nhiều biến động theo hướng có lợi cho các sản phẩm của Tập đoàn.

Một doanh nghiệp hóa chất trên sàn chứng khoán tăng hơn 1 tỷ USD vốn hóa sau một năm - Ảnh 2.

Với kết quả này, DGC dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 127%, bao gồm 10% cổ tức tiền mặt (đã tạm ứng) và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 117% (phát hành thêm 200,16 triệu cổ phiếu trả cổ tức).

Với kế hoạch cho năm mới 2022, doanh nghiệp đề ra mục tiêu tổng doanh thu tăng 26% so với năm 2021, đạt 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Tập đoàn dự kiến chia cổ tức năm 2022 ở mức 30%.

Đáng chú ý, DGC cũng chuẩn bị trình cổ đông thông qua phương án phát hành 8,55 triệu cổ phiếu ESOP, chiếm 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cp. Mức giá này thấp hơn rất nhiều so với thị giá hiện tại của cổ phiếu DGC.

Câu chuyện tăng giá của photpho vàng là chất xúc tác mạnh cho DGC

Hiện nay, DGC là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về photpho vàng, axit photphoric, phân lân và phụ gia TACN photphat tại Việt Nam. Trong năm 2021, việc Trung Quốc thiếu hụt năng lượng nội địa cộng thêm quốc gia này thực hiện các biện pháp hạn chế sản xuất các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường đã khiến giá phốt pho vàng (P4) liên tục tăng mạnh, tác động kéo theo đà tăng của giá phốt pho vàng tại Việt Nam. Tới nay, mặc dù giá nguyên liệu này của Trung Quốc đã có sự hạ nhiệt, song mức giá tại Việt Nam vẫn đang giữ ổn định ở khoảng 7.000 USD/tấn từ đầu năm, cao hơn so với khoảng 3.000 USD trong giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, phốt pho cũng là nguyên liệu chính để sản xuất chip (phục vụ cho thiết bị 5G) và xu hướng sản xuất xe điện (phục vụ cho pin). Nắm bắt nhu cầu này, DGC đã phát triển một số hóa chất phốt pho mới phục vụ cho ngành công nghiệp pin lithium đang bùng nổ. Một số sản phẩm mẫu đã được gửi cho mảng xe điện VinFast và các khách hàng tiềm năng ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, DGC cũng đang gửi các mẫu axit photphoric nhiệt (TPA) cao cấp cho các khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ phục vụ các ứng dụng điện tử như màn hình LCD.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây đã dự phóng lợi nhuận trước thuế cốt lõi (không bao gồm mảng bất động sản) của DGC có thể tăng thêm 55% và 13% lần lượt trong 2022 và 2023. VCSC đưa mỏ quặng apatit thứ hai của DGC vào dự phóng khi dự kiến mỏ này sẽ cung cấp 60% nhu cầu quặng apatit đầu vào, từ đó giúp công ty tiết kiệm 400 tỷ đồng chi phí quặng đầu vào hàng năm.

Một doanh nghiệp hóa chất trên sàn chứng khoán tăng hơn 1 tỷ USD vốn hóa sau một năm - Ảnh 3.

Nguồn: VCSC

Chung quan điểm, Chứng khoán BSC cũng duy trì quan điểm tích cực đối với hoạt động kinh doanh năm 2022 của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang khi cho rằng DGC tiếp tục hưởng lợi nhờ giá hàng hóa thế giới cao và chi phí sản xuất cắt giảm so với cùng kỳ nhờ khai thác quặng Apatit từ khai trường 25.

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp hóa chất trên sàn chứng khoán tăng hơn 1 tỷ USD vốn hóa sau một năm

1 Likes

Theo ông Petri Deryng, chỉ số chứng khoán Việt Nam xoay quanh vùng 1.480 điểm và quỹ không có lý do gì để thay đổi mục tiêu dài hạn chỉ số VN-Index lên 2.500 điểm…

Ảnh minh hoạ.

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan - Pyn Elite Fund vừa có báo cáo về tăng trưởng lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong báo cáo này, Pyn Elite Fund cho rằng, Vn-Index đã chỉ giảm 3% kể từ đầu năm 2022 đến nay, trong khi các chỉ số khác có mức giảm khá mạnh như Hang Seng -14%; Moex Russia giảm 35%; Nasdaq giảm 12%; Nikkei 225 giảm 11%; S&P 500 giảm 9%…

Hậu quả của căng thẳng Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt không ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chính phủ quyết tâm vực dậy kinh tế trong nước thông qua chương trình phục hồi 15 tỷ USD. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Việt Nam có đủ dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc ít nhất là giữ thái độ trung lập nếu cần thiếu phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. Lạm phát cho đến nay ở mức rất thấp dù đã tăng.

Tuy nhiên, các sự kiện đang diễn ra có thể dẫn đến suy thoái kinh tế châu Âu và Hoa Kỳ, từ đó tác động gián tiếp lên kinh tế Việt Nam khi xuất khẩu có khả năng giảm dần. Dù vậy, xuất khẩu Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng vừa phải trong năm nay nhờ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. Pyn Elite Fund tin rằng các công ty niêm yết Việt Nam đang hoạt động tốt và có tăng trưởng thu nhập cao trong năm 2022, tiếp tục lạc quan trong năm 2023.

Tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 được thúc đẩy đặc biệt bởi các công ty đã chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19. Dự phóng thu nhập của các công ty niêm yết sẽ tăng 25% trong năm 2022. P/E quanh mức 13,3 lần do đó thị trường có thể tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hoá giữa các công ty, lĩnh vực khác nhau.

Về giá năng lượng, theo Pyn Elite Fund, khi giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh kết thúc, giá hàng hoá sẽ kết thúc chu kỳ tăng. Giá dầu khí có thể giảm mạnh, nhất là khi dầu của Venezuela và Iran bắt đầu chảy lại thị trường và nguồn cung cấp khí đốt được cải thiện. Nga vẫn là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhưng trong vài năm tới Iran và Venezuela sẽ dần dần tăng sản lượng.

Đánh giá về những thay đổi của kinh tế thế giới tác động thế nào tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, theo Pyn Elite Fund, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất tốt và triển vọng trong 5 năm tới là khả quan. Nếu châu Âu và Hoa Kỳ đi vào thời kỳ suy thoái thì đầu tư công nghiệp của Việt Nam và tăng trưởng xuất khẩu chậm lại. Nhưng nền kinh tế Việt Nam nói chung có thể tiếp tục phát triển.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lương thực lớn. Giá trị xuất khẩu lương thực năm ngoái là 25,5 tỷ USD và nhập khẩu lương thực trị giá 17,2 tỷ đô la. Giá gạo, cà phê, cá và các sản phẩm thủy sản đang tăng. Tài khoản vãng lai của Việt Nam có khả năng vẫn thặng dư mạnh trong năm 2022, với thặng dư tài khoản vãng lai là 12 tỷ USD. Trong hai tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 49%.

Khả năng thanh toán của các công ty niêm yết tại Việt Nam cũng đang ở mức ổn định. Nợ ròng của các công ty niêm yết lớn so với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ 22%. Lãi suất tăng không phải là một mối đe dọa lớn tăng trưởng và đầu tư của các công ty niêm yết Việt Nam trong những năm tới.

Danh mục của PYN Elite đã tăng 43% trong năm ngoái khi chỉ số Vn-Index tăng 36%, liệu đà tăng có thể tiếp tục? Theo đánh giá của ông Petri Deryng, năm 2022 chắc chắn sẽ rất khó khăn. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng cao hơn nhưng sẽ có nhiều thử thách.

Tóm lại, theo ông Petri Deryng, chỉ số chứng khoán Việt Nam xoay quanh vùng 1.480 điểm và quỹ không có lý do gì để thay đổi mục tiêu dài hạn chỉ số Vn-Index lên 2.500 điểm.

“Làn sóng bán trên thị trường chứng khoán có thể mạnh mẽ nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận các công ty niêm yết Việt Nam trong năm 2022 là 25% và P/E ở mức hợp lý 13,3 lần. Hệ thống giao dịch mới của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam dự kiến ra mắt trong năm 2022 có thể cho giao dịch T0, điều này là dấu mốc quan trọng cho Việt Nam vươn lên vị thế thị trường mới nổi”, vị này nhấn mạnh.

2 Likes

:city_sunrise: Tin trong nước:

  • Phiên 23/3: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 1.030 tỷ đồng trên cả ba sàn, “gom” hàng trăm tỷ DGC, MSN, GEX
  • Vietnam Airlines dừng bay đến Nga
  • Hải quan phối hợp bắt giữ hơn 1.200 tỷ đồng hàng hóa vi phạm, tăng “nóng” gần 60%
  • Tại sao ngân hàng số ngày càng trở thành công cụ tài chính tất yếu, đặc biệt với giới trẻ?
  • Giá vàng xuống đáy 1 tuần vì quan điểm cứng rắn của Fed
  • Quảng Ninh tổ chức Phố đêm du thuyền, quyết tâm kéo 10 triệu du khách du lịch
  • Cộng đồng doanh nghiệp Pháp ngữ kỳ vọng về cơ hội hợp tác tại thị trường Việt Nam
  • Hải Phòng sẽ cần tới 300.000 nhân lực chất lượng cao để bứt tốc
  • Toan tính năm 2022 của KIDO: Bắt tay Sơn Kim đưa chuỗi trà kem Chuk Chuk có mặt tại hệ thống GS25 toàn quốc, tìm lại hào quang ngành bánh - snacking
  • Nhóm cổ phiếu nóng DNP đột ngột đảo chiều: HUT giảm sàn dư bán hàng triệu cổ phiếu
  • SOS: Ủy ban Chứng khoán cảnh báo về lỗ hổng bảo mật ở CTCK, nhà đầu tư thận trọng trước rủi ro tài khoản bị chiếm quyền sử dụng
  • Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ bán mì gói thế nào khi tới 70% nguyên liệu phải nhập khẩu và giá lúa mì tăng mạnh do căng thẳng Nga - Ukraine?
  • Dự án cao tốc Biên Hoà - Đồng Nai hơn 17.800 tỷ đồng được đề xuất chia làm 3 dự án thành phần
  • Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) chốt quyền chào bán hơn 49 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
  • Angimex (AGM) lập công ty AGM-Agritech sau thương vụ tỷ USD với Sierra Leone, mục tiêu khép kín mảng nông nghiệp
  • SBT nhận giải thưởng “Thương vụ trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ tốt nhất 2021”
  • Dược Hậu Giang (DHG) chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 35%

:earth_africa: Tin thế giới:

  • Khánh thành nhà máy có thể sản xuất tới nửa triệu xe ở châu Âu, Elon Musk ăn mừng với màn nhảy "bá đạo”
  • Hé lộ mối quan hệ giữa ‘ông trùm’ margin call Bill Hwang và ngân hàng lớn nhất nước Đức
  • Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, châu Âu phải lùi dần về sau nhường chỗ cho Trung Quốc và Ấn Độ?
  • TT Putin có dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine? Kremlin vừa trả lời, các chuyên gia thì sao?
  • CNN: Quan chức NATO cảnh báo Belarus sẽ “sớm tham chiến” ở Ukraine vì ông Putin cần hỗ trợ
  • Bloomberg công bố thông tin sốc: Máy bay Trung Quốc lao xuống sườn núi với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh
  • Ukraine “mời” Trung Quốc nhập cuộc, trở thành nước bảo trợ an ninh cho Kiev
  • Không phận bị “thủng” bởi máy bay lạ từ Ukraine, quốc gia NATO cử tiêm kích điều tra khẩn
1 Likes

Nhóm cổ phiếu nóng liên quan DNP và hoa hậu Ngọc Hân đột ngột đảo chiều: HUT giảm sàn dư bán hàng triệu cổ phiếu

Nhóm cổ phiếu liên quan đến lãnh đạo CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) ông Vũ Đình Độ gây sốt trên thị trường chứng khoán tuần qua khi tăng 50 - 60% trong 1 tuần đến hôm nay đã có dấu hiệu hạ nhiệt.

Phiên giao dịch ngày 23/3/2022, giá các cổ phiếu thuộc nhóm DNP đồng loạt lao dốc.

Đáng chú ý, cổ phiếu HUT tăng gần gấp 3 sau 3 tháng, phiên giao dịch hôm nay giảm sàn, mức giảm 9,84% còn 44.900 đồng/cp. Tasco giảm sàn chỉ 1 ngày sau khi có công văn giải trình về vấn đề cổ phiếu Tasco – HUT tăng giá trên thị trường chứng khoán thời gian qua.

Theo công văn giải trình của HUT, diễn biến của thị trường chứng khoán là thị trường thứ cấp và hoạt động theo quy luật thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và các Quý Cơ quan và trên cơ sở các thông tin mà doanh nghiệp đã công bố theo quy định của pháp luật. Tasco luôn tuân thủ các quy định pháp luật áp dụng đối với công ty đại chúng và hướng đến hệ thống quản trị minh bạch, hiện đại.

Các mã khác như JVC (CTCP Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật) ghi nhận giảm 3,76% xuống 12.800 đồng/cp, mã VC9 (CTCP Xây dựng số 9) giảm 6,22% xuống 21.100 đồng/cp.

Mã DNP (CTCP Nhựa Đồng Nai) giữ nguyên ở mức tham chiếu không thay đổi so với ngày hôm qua là 34.600 đồng/cp.

Riêng cổ phiếu NVT (CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay) cả phiên tăng trần, tăng 6,79% lên 25.150 đồng/cp, như vậy NVT đã có 8 phiên trần liên tiếp, tăng 70% trong chưa đầy 2 tuần. Tuy nhiên đóng cửa NVT giảm nhẹ.

Nhóm cổ phiếu nóng liên quan DNP và hoa hậu Ngọc Hân đột ngột đảo chiều: HUT giảm sàn dư bán hàng triệu cổ phiếu - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu nhóm DNP

Được biết, ngày 16/3/2022, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay đã công bố thông tin bổ nhiệm Hoa hậu Đặng Thị Ngọc Hân làm Phó Tổng giám đốc công ty. Theo đó, cô là Phó Tổng giám đốc phụ trách đối ngoại của Ninh Vân Bay.

Hoa hậu Ngọc Hân cũng đang là Giám đốc đối ngoại của Nhựa Đồng Nai theo như phần giới thiệu trên trang cá nhân. Hiện tại với quyết định chính thức được bổ nhiệm làm Phó giám đốc đối ngoại Ninh Vân Bay, người đẹp này đang thuộc đội ngũ lãnh đạo 2 doanh nghiệp đều thuộc hệ sinh thái của doanh nhân Vũ Đình Độ. Bản thân Ngọc Hân cũng chia sẻ cô đang đầu tư vào các mã thuộc nhóm DNP và đầu tư nhiều vào HUT.

Nhóm cổ phiếu nóng liên quan DNP và hoa hậu Ngọc Hân đột ngột đảo chiều: HUT giảm sàn dư bán hàng triệu cổ phiếu - Ảnh 2.

CTCP Du lịch Bất động sản Ninh Vân Bay thành lập từ năm 2006. Công ty là doanh nghiệp bất động sản du lịch chuyên về đầu tư, xây dựng, kinh doanh các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tại Việt Nam. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng với việc đưa vào khai thác, vận hành khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao như Six Senses Ninh Vân Bay, Emralda Ninh Bình, Lạc Việt New Tourist City, Six Senses Sai Gon River. Công ty sở hữu khu đất và bờ biển rộng 250 ha ở những thành phố du lịch lớn ở Việt Nam bao gồm Ninh Bình, Hội An, Nha Trang, Bình Thuận, Sài Gòn và Phú Quốc.

Nhóm cổ phiếu nóng liên quan DNP và hoa hậu Ngọc Hân đột ngột đảo chiều: HUT giảm sàn dư bán hàng triệu cổ phiếu - Ảnh 3.

Ví dụ về Six Senses Ninh Vân Bay Nha Trang được biết đến là một trong những khu resort đẹp và có giá đắt đỏ bậc nhất Việt Nam hiện nay, là một trong số rất ít khu resort tại Việt Nam vinh dự nhận nhiều giải thưởng danh giá của thế giới về du lịch. Nhờ đó, đây luôn là địa điểm check-in và nghỉ dưỡng lý tưởng của loạt sao nổi tiếng trong giới showbiz.

Dự án cao tốc Biên Hoà - Đồng Nai hơn 17.800 tỷ đồng được đề xuất chia làm 3 dự án thành phần

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có tờ trình gửi Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1). Tại tờ trình này, Bộ GTVT kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.

image
Bộ trưởng Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chấp thuận nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công. Theo đề xuất của Bộ GTVT, dự án có tổng chiều dài khoảng 53,7 km.

Dự án được xây dựng theo quy mô 4 - 6 làn xe cao tốc, trong đó đoạn Km0 - Km16 800 và đoạn Km29 400 - Km53 700 có bề rộng nền đường 24,75 m - 27 m; đoạn Km16 800 - Km29 400 có bề rộng nền đường 32,25 m - 34,5 m.

Do dự án có khoảng 12,7 km đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có mức độ ưu tiên cao để hoàn thành đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cảng hàng không quốc tế Long Thành nên Bộ GTVT kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.

Theo đó, dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.240 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34 200, trong đó đoạn Km16 800 - Km29 400 đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông) với chiều dài khoảng 18,2 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.407 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 (Km34 200 - Km53 700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Biên Hoà - Đồng Nai hơn 17.800 tỷ đồng được đề xuất chia làm 3 dự án thành phần - Ảnh 1.

Sơ đồ dự kiến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là khoảng 17.837 tỷ đồng bao gồm: chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 997 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 6.629 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 1.905 tỷ đồng.

Liên quan đến việc phân bổ, bố trí vốn, Bộ GTVT kiến nghị trong giai đoạn 2021 - 2025, bố trí khoảng 14.270 tỷ đồng. Trong đó, 5.360 tỷ đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT; 3.500 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, sau khi Bộ GTVT rà soát, điều chỉnh từ các dự án giảm nhu cầu và nguồn thu từ nhượng quyền khai thác các đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 theo chủ trương tại các Nghị quyết của Quốc hội, dự án sẽ được phân bổ thêm 5.410 tỷ đồng.

Bộ GTVT kiến nghị sau khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua, căn cứ năng lực, kinh nghiệm quản lý của các địa phương và trên cơ sở sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đơn vị chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về các cơ chế đặc thù triển khai dự án, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng quyết định việc áp dụng cơ chế đặc thù quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời báo cáo Quốc hội cho phép trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Nguồn bài viết: Dự án cao tốc Biên Hoà - Đồng Nai hơn 17.800 tỷ đồng được đề xuất chia làm 3 dự án thành phần - DNTT online

CNN: Quan chức NATO cảnh báo Belarus sẽ “sớm tham chiến” ở Ukraine vì ông Putin cần hỗ trợ

Hãng tin CNN (Mỹ) dẫn lời các quan chức NATO cho biết vào ngày 21/3 rằng, NATO tin rằng Belarus sẽ “sớm tham gia cuộc chiến” của Nga với Ukraine vì ông Putin cần sự hỗ trợ.

Một quan chức quân sự NATO cho biết vào hôm thứ Hai rằng, “có nhiều khả năng” Belarus sẽ tham gia vào cuộc xung đột. Quan chức này giải thích: “Ông Putin cần được hỗ trợ. Bất cứ điều gì cũng có ích”.

Một nguồn tin đối lập Belarus cho biết, các đơn vị chiến đấu của Belarus đã sẵn sàng tiến vào Ukraine ngay trong vài ngày tới, hàng nghìn binh sĩ đang được triển khai. Theo quan điểm của nguồn tin này, điều này sẽ ít có tác động về mặt quân sự hơn là về mặt địa chính trị, với việc một quốc gia khác tham chiến.

Một quan chức tình báo cấp cao của NATO nói rằng, NATO nhận định rằng chính phủ Belarus “đang tạo ra lý do để biện minh cho một cuộc tấn công của Belarus vào Ukraine”.

CNN đưa tin, Nga đã tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine từ một phần lãnh thổ của Belarus, và hàng nghìn binh sĩ Nga đã tập trung tại Belarus trước cuộc tấn công vào Ukraine của Điện Kremlin hồi tháng trước mà hai nước tuyên bố là để tập trận. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm đáp trả cuộc chiến đã nhắm vào các quan chức Nga và Belarus, bao gồm cả Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Belarus đã sửa đổi hiến pháp vào tháng 2 để cho phép quân đội Nga hiện diện thường xuyên trên lãnh thổ nước này và sở hữu vũ khí hạt nhân.

Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh với CNN rằng, họ chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc Nga vận chuyển vũ khí hạt nhân hoặc chuẩn bị thực hiện.

Quan chức quân sự NATO cho biết, quyết định cuối cùng về sự tham gia của Belarus trong cuộc chiến vẫn phải được đưa ra ở Moscow, vì chưa có dấu hiệu nào cho thấy các lực lượng quân đội Belarus đang tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine.

“Việc này không liên quan đến những gì ông Lukashenko muốn, mà câu hỏi đặt ra là liệu ông Putin có muốn xuất hiện thêm một quốc gia bất ổn khác trong khu vực? Hành động tham chiến sẽ gây bất ổn cho Belarus”, quan chức này giải thích.

Quan chức NATO này không nói rõ về việc Belarus có thể can thiệp vào cuộc chiến như thế nào, nhưng nói rằng việc Nga cố gắng cắt đứt viện trợ quân sự của NATO đến Ukraine từ biên giới phía Tây là hoàn toàn hợp lý.

Nguồn bài viết: CNN: Quan chức NATO cảnh báo Belarus sẽ "sớm tham chiến" ở Ukraine vì ông Putin cần hỗ trợ - DNTT online