Chứng sỹ săn tin!

căng vậy @@

Khai trừ Đảng giám đốc CDC Nghệ An

TTO - Ông Nguyễn Văn Định - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An - bị khai trừ ra khỏi Đảng sau khi bị Bộ Công an bắt giữ liên quan đến việc mua kit xét nghiệm từ Công ty Việt Á.

image
Ngày 23-3, tại phiên họp thường kỳ tháng 3-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Định - ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Sở Y tế, bí thư Đảng ủy bộ phận, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An nhận thấy ông Định đã vi phạm các quy định của pháp luật khi tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư phòng, chống dịch COVID-19 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.

Vi phạm điều lệ Đảng; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm mất tư cách đảng viên và vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm, theo quy định của Đảng về xử lý đảng viên vi phạm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng với ông Định.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - phó bí thư Chi bộ Hành chính - tổng hợp, kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính - kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An - cũng bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng.

Đây là hai cán bộ bị Bộ Công an bắt liên quan đến vi phạm các quy định của pháp luật khi tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư phòng, chống dịch COVID-19 trong vụ mua kit xét nghiệm từ Việt Á.

Nguồn bài viết: Khai trừ Đảng giám đốc CDC Nghệ An - Tuổi Trẻ Online

Ba Lan cáo buộc 45 nhà ngoại giao Nga hoạt động gián điệp

TTO - Cục Phản gián Ba Lan (ABW) xác định 45 nhà ngoại giao Nga bị nghi làm gián điệp và kêu gọi Bộ Ngoại giao Ba Lan trục xuất 45 người này.

image
Trụ sở Đại sứ quán Nga tại Ba Lan - Ảnh: MOSCOW TIMES

Đài Russia Today của Nga dẫn lời phát ngôn viên Stanislaw Zaryn của Cục Phản gián ABW cho biết ngày 23-3, cơ quan an ninh nội bộ đã lập danh sách 45 người tình nghi là gián điệp làm việc ở Ba Lan dưới vỏ bọc hoạt động ngoại giao.

Cáo buộc các hoạt động này nhắm vào Ba Lan, ông Zaryn cho biết danh sách các nghi can đã được chuyển cho Bộ Ngoại giao và ABW đang yêu cầu Bộ Ngoại giao trục xuất 45 người này khỏi lãnh thổ Ba Lan.

ABW cũng đã bắt giữ một công dân Ba Lan vì tình nghi hoạt động gián điệp cho cơ quan mật vụ Nga, phát ngôn viên ABW cho biết thêm trên Twitter.

Trước động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với Hãng tin Sputnik rằng phía Nga sẽ đưa ra phản ứng thích hợp.

Nguồn bài viết: Ba Lan cáo buộc 45 nhà ngoại giao Nga hoạt động gián điệp - Tuổi Trẻ Online

Hôm cuối tuần media cũng có một bài GĐ đối ngoại đây :sneezing_face: :joy: báo chí lật mặt nhanh thật

Đến hẹn lại lên: Mỗi năm người Thái đều thâu tóm thêm những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực

Sau những tên tuổi như Nhựa Bình Minh, Bao bì Tín Thành, thời gian qua lại chứng kiến thêm một doanh nghiệp đầu ngành bao bì Việt Nam về tay chủ đầu tư người Thái - Nhựa Ngọc Nghĩa. Với nhiều ngành, diễn biến trên đã trở nên quen thuộc. Trong hơn 10 năm qua, các tập đoàn Thái Lan ngày càng khẳng định vị trí của mình qua những thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp Việt lớn trong lĩnh vực tiêu dùng, năng lượng, bao bì, nông nghiệp, vv.

Mới đây, tập đoàn đa ngành Thái Lan Indorama Ventures thông qua công ty con tại Hà Lan Indorama Netherlands B.V đã chào mua 100% vốn của Nhựa Ngọc Nghĩa từ VinaCapital và lãnh đạo công ty. Thương vụ đánh dấu bước tiến của ông lớn ngành nhựa Thái Lan trong kế hoạch đánh chiếm thị trường châu Á - Thái Bình.

Về công ty cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (NNG), doanh nghiệp được thành lập từ 1993 và thuộc quyền quản lý và điều hành của gia đình La Văn Hoàng. Ngọc Nghĩa là đối tác lâu đời với các tên tuổi lớn như Unilever, Coca-cola, Pepsi, Vinamilk, cung cấp chai nhựa PET dùng làm bao bì trong công nghiệp thực phẩm, nước giải khát, gia dụng, y tế và hóa chất.

Sau nỗ lực “lấn sân” sang mảng thực phẩm trong giai đoạn 2008 - 2017 thất bại, từ 2018, Ngọc Nghĩa tập trung lại thế mạnh cốt lõi là nhựa PET với sự đồng hành của VinaCapital vào cuối 2019. Tuy đã cải thiện tích cực, doanh nghiệp vẫn gặp phải nút thắt tăng trưởng, quy mô doanh thu không bứt phá được cao hơn giai đoạn 2011 - 2014. Quyết định thoái vốn của gia đình La Văn Hoàng cho đối tác Thái Lan được kỳ vọng sẽ giúp công ty tìm được hướng đi đúng đắn dưới sự dẫn dắt của một doanh nghiệp lớn.

Đến hẹn lại lên: Mỗi năm người Thái đều thâu tóm thêm những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực - Ảnh 1.

Ngọc Nghĩa chỉ là chương mới nhất của một câu chuyện lặp lại định kỳ 10 năm nay trong các lĩnh vực thiết yếu: Doanh nghiệp Việt phát triển mạnh đến một ngưỡng và gặp phải vào nút thắt tăng trưởng, các đại gia Thái nhảy vào mua lại, tận dụng tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường.

Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi có hiệu lực vào 1992, dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam đã liên tục tăng qua các năm, mỗi năm tăng bình quân 13%. Tính đến hết năm 2021, với tổng vốn đăng ký trên 13 tỷ USD, Thái Lan đứng thứ 8/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam chỉ đứng sau Singapore. Không những vậy, bằng chiến lược đầu tư tập trung, Thái Lan đã để lại những dấu ấn rõ rệt tại thị trường Việt qua các màn sáp nhập các doanh nghiệp nội địa đầu ngành: từ F&B, bán lẻ, năng lượng, đến đóng gói bao bì.

Đến hẹn lại lên: Mỗi năm người Thái đều thâu tóm thêm những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực - Ảnh 2.

Đầu tiên phải kể đến thị trường bán lẻ, với hai đại diện nổi bật từ Thái Lan là Central Group và TCC Group, chủ nhân của những chuỗi siêu thị quy mô nhất thị trường, Big C và Metro.

Central Group, tập đoàn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat, gia tộc giàu thứ tư tại Thái Lan với khối tài sản 11,6 tỷ USD. Vào Việt Nam từ 2014, Central Group bắt đầu các thương vụ mua lại khét tiếng của mình trong giai đoạn 2015-2016. Năm 2015 chứng kiến màn mua lại 49% cổ phần của đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim của Central Group thông qua công ty con Power Buy. Tỷ lệ sở hữu công ty của tập đoàn đến giờ đã là 100%. Cũng trong năm này, tập đoàn Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Lan Chi – thương hiệu hoạt động chủ yếu ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, năm 2016, Central Group thành công thâu tóm Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino (Pháp) trong thương vụ trị giá 1 tỷ USD. Hoạt động tại Viẹt Nam từ 1993, đến đầu những năm 2000 Big C đã trở thành cái tên quen thuộc với người Việt. Chuỗi siêu thị đạt cực thịnh vào giai đoạn 2010 - 2012, với doanh thu tại Big C Thăng Long 2012 lên đến 3500 tỷ đồng. 4 năm sau khi về tay tỷ phú Thái, thương hiệu Big C chính thức bị “xoá sổ” tại Việt Nam vào 2020, tái định vị thương hiệu thành Đại Siêu thị GO! Đại siêu thị Big C và Đại siêu thị GO! đều thuộc Central Group.

TCC Group - một đại gia Thái khác hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ cũng không chịu kém cạnh. Năm 2016, tập đoàn chi ra 655 triệu euro, tương đương 704 triệu để thâu tóm chuỗi bán sỉ Metro Cash & Carry Việt Nam (nay đổi tên thành MM Mega Market). Thương hiệu này bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2002 với lĩnh vực kinh doanh bán buôn. Đến năm 2014, Metro Việt Nam có 19 trung tâm tại 14 tỉnh thành, 5 kho trung chuyển và doanh thu tăng trưởng hàng năm tuy cả 12 năm hoạt động, công ty chỉ báo lãi đúng một năm 2010.

Trước thương vụ này, năm 2012, TCC đã mua lại 65% cổ phần để nắm chi phối tại Thái An – công ty mẹ của Phú Thái Group, đổ tiền thực hiện thương vụ mua lại chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart và đổi tên thành B’mart.

Tiếp đến, trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo, gã khổng lồ Thái Lan SCG Group đến nay đã sở hữu hơn 20 công ty con tại Việt Nam. Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài có mặt sớm nhất tại Việt Nam ngay sau khi Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi có hiệu lực vào năm 1992, tập đoàn hoạt động ban đầu ở mảng phân phối và thương mại trước khi chuyển sang thâu tóm các doanh nghiệp đầu ngành.

Ba mảng kinh doanh chính là xi măng - vật liệu xây dựng (SCG Cement – Building Materials), hóa dầu (SCG Chemicals) và bao bì (SCG Packaging).

Riêng với mảng bao bì, ngay trong 2021 vừa qua, SCG đã mua lại 70% cổ phần công ty nhựa Duy Tân, một doanh nghiệp nội đứng đầu thị trường về các sản phẩm bao bì cứng. Trước đó, trong tháng 12/2020, SCG Group thông qua công ty thành viên TCG Solutions đã tiến những bước cuối cùng để thâu tóm Công ty Bao bì Biên Hòa (SVI). SVI tiền thân là nhà máy sản xuất bao bì giấy gợn sóng đầu tiên tại Việt Nam. Còn Duy Tân là một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường về các sản phẩm bao bì nhựa cứng.

Năm 2015, SCG đầu tư vào Công ty Bao bì Tín Thành (Batico) và gần đây chi 2.070 tỷ đồng (89 triệu USD) để sở hữu 94% vốn Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa.

Trước đó, SCG đã nắm cổ phần chi phối tại Nhựa Bình Minh; 100% vốn Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam; lượng lớn cổ phần tại Prime Group, Liên doanh bao bì Việt - Thái Plastchem, Công ty Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty Chemtech và Công ty Vật liệu nhựa Minh Thái.

Đến hẹn lại lên: Mỗi năm người Thái đều thâu tóm thêm những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực - Ảnh 3.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, C.P Group, một trong những doanh nghiệp lớn nhất Thái Lan ở lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, cũng đang khẳng định vị thế. Hoạt động tại Việt Nam từ 1993, đến nay doanh nghiệp đangchiếm thị phần lớn trong cả ba lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (Feed), trang trại (Farm) và chế biến thực phẩm (Food). Ngay trong 2021 vừa qua, qua hai hình thức mua lại cổ phiếu phát hành riêng lẻ, CP Group đã nắm 24,9% cổ phần CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex - FMC). Fimex, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu thành lập 1996 và từ 2003 chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Đây là một trong 3 công ty xuất khẩu tôm nhiều năm qua, với doanh thu hàng năm gần 4.000 tỉ đồng.

Trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, qua các công ty con của mình, đại gia người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi cũng nắm những tên tuổi lớn của Việt Nam như Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn Sabeco, nơi ThaiBev nắm 53,59%) hay Vinamilk, nơi Fraser & Neave (F&N) đang là cổ đông ngoại lớn nhất ở mức hơn 17%, tỷ lệ chỉ đứng sau cổ đông Nhà nước.

Lĩnh vực năng lượng mặt trời mới phát triển gần đây cũng đang chứng kiến sự bành trướng của doanh nghiệp Thái.

Super Energy Corporation, một doanh nghiệp từ Thái Lan, từ cách đây ba năm đã đầu tư thông qua hình thức mua cổ phần loạt dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận, An Giang… Cuối tháng 3/2020, doanh nghiệp này công bố thông tin trên Ủy ban Chứng khoán Thái Lan (SET) thông báo chi hơn 456 triệu USD để đầu tư mua cổ phần 4 dự án nhà máy điện mặt trời tại Bình Phước.

Hai nhà máy điện mặt trời TTC 1 và TTC 2 tại Tây Ninh do Tập đoàn Thành Thành Công và Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) hợp tác đầu tư, vận hành từ giữa năm 2019. Khi đó tập đoàn Thái Lan sở hữu 49% vốn nhưng trong lần thay đổi gần nhất, Gulf đã tăng mức nắm giữ lên 90%.

Nguồn bài viết: Đến hẹn lại lên: Mỗi năm người Thái đều thâu tóm thêm những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực - DNTT online

Sau khi bị cắt margin, cổ phiếu CII tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo của HoSE

Nguyên nhân đưa ra do CII có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm 332,4 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa ra quyết định đưa cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM vào diện cảnh báo từ ngày 30/3/2022.

Nguyên nhân đưa ra do công ty có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm 332,4 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy chế niêm yết chứng khoán tại HoSE.

Trước đó, cổ phiếu CII cũng vừa bị HoSE đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ cũng với nguyên nhân tương tự.

Xét về tình hình kinh doanh, trong quý 4/2021 CII bất ngờ công bố mức thua lỗ lên đến 375 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2020 lỗ hơn 31 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu Công ty giảm phân nửa xuống còn 2.916 tỷ đồng, thua lỗ ròng hơn 341 tỷ đồng.

Sau khi bị cắt margin, cổ phiếu CII tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo của HoSE - Ảnh 1.

Theo giải trình, do tình hình Covid-19, giãn cách xã hội gây ảnh hưởng đến lưu lượng xe lưu thông, làm giảm doanh thu thu phí các dự án cầu đường. Các dự án xây dựng cũng tạm ngừng hoạt động khiến doanh thu bất động sản… cũng giảm. Ngoài ra, đại dịch cũng khiến tiến độ thu tiền, trả nợ gặp khó khăn, chi phí lãi vay theo đó tăng mạnh so với cùng kỳ.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, CII dự kiến doanh thu đạt hơn 8.010 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần so với kết quả năm 2021. Khấu trừ chi phí, LNST cổ đông công ty mẹ mục tiêu đạt gần 757 tỷ, tăng mạnh so với phần lỗ ròng là 341 tỷ đồng năm 2021 và cũng là mức cao nhất từ năm 2018 tới đây.

Đặc biệt, từ đầu năm 2022 tới nay, CII đang liên tục thoái vốn tại Năm Bảy Bảy (NBB), chuyển từ công ty con thành công ty liên kết. Nhiều đánh giá cho rằng khoản lãi từ việc thoái vốn này sẽ giúp lợi nhuận của CII tăng mạnh trong năm nay

Chốt phiên 23/3, thị giá CII đạt 33.700 đồng/cổ phiếu.

Sau khi bị cắt margin, cổ phiếu CII tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo của HoSE - Ảnh 2.

Nguồn bài viết: Sau khi bị cắt margin, cổ phiếu CII tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo của HoSE - DNTT online

Hút tư nhân, dành gần 25.000 tỷ vốn đầu tư công “vực dậy” đường thuỷ nội địa sau nhiều năm lãng quên

10 năm tới, vốn đầu tư công trung hạn lên tới 24.716 tỷ đồng để nâng cấp kết cấu hạ tầng, khai phá tiềm năng hệ thống đường thủy nội địa. Đồng thời, 39 cụm cảng hành khách và 54 cụm cảng thủy hàng hóa cũng được kêu gọi đầu tư tư nhân…

Một góc cảng Khuyến Lương đặt tại quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Một góc cảng Khuyến Lương đặt tại quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Để thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có hiệu quả theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa xây dựng kế hoạch, chính sách, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5 DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG HƠN 9.000 TỶ ƯU TIÊN TRƯỚC NĂM 2025

Theo ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, vốn đầu tư rót cho lĩnh vực đường thủy nội địa giai đoạn 2010 - 2020 rất khiêm tốn, chỉ 1,4% tổng mức đầu tư toàn ngành giao thông vận tải, với vỏn vẹn 3 dự án đầu tư. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong nhiều năm chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với vai trò trong hệ thống giao thông cả nước.

Nhiều dự án đầu tư chưa đồng bộ giữa tĩnh không luồng nên không phát huy được hiệu quả, tạo ra các nút thắt vận tải trên các hành lang vận tải chính các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Vì vậy, với quy hoạch lần này, hạ tầng đường thủy nội địa hứa hẹn được quan tâm đầu tư, nhằm khai thác tối đa tiềm năng.

Theo đó, với nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, t hứ nhất, tổng số vốn đầu tư cho các dự án đầu tư công khoảng 157.533 tỷ đồng, không gồm kinh phí đầu tư luồng và các cảng chuyên dùng.

Trong đó, 18 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sử dụng vốn đầu tư công trung hạn với tổng mức đầu tư 24.716 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021-2025 đầu tư 9.223 tỷ đồng và 15.493 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030.


Danh mục đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sử dụng vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Cục Đường thuỷ Việt Nam cho biết, các dự án đầu tư công tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng như luồng tàu, công trình chỉnh trị, báo hiệu, âu tàu, đập dâng nước… phục vụ đồng thời cho nhiều tuyến vận tải.

Đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm giao thông vận tải thủy nội địa và quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa tại các khu vực cảng, bến thủy nội địa.

Thứ hai, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công.

Về cảng hành khách, quy hoạch 39 cụm cảng hành khách chính với tổng công suất khoảng 53,4 triệu lượt khách.

Trong đó, khu vực miền Bắc có 10 cụm cảng, tổng công suất khoảng 10,9 triệu lượt khách. Miền Trung 14 cụm cảng, tổng công suất khoảng 2,5 triệu lượt khách. Miền Nam có 15 cụm cảng, tổng công suất khoảng 40 triệu lượt khách.

10 cụm cảng khách phía Bắc sử dụng vốn doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển 54 cụm cảng thủy hàng hóa, với tổng công suất khoảng 361 triệu tấn, được phân bố cân đối ở khu vực Bắc - Trung - Nam.

Cụ thể, tại phía Bắc có 25 cụm cảng, tổng công suất khoảng 199 triệu tấn; miền Trung có 8 cụm cảng, tổng công suất khoảng 9 triệu tấn và miền Nam có 21 cụm cảng, tổng công suất khoảng 153 triệu tấn.

21 cụm cảng hàng hoá miền Nam kêu gọi vốn doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 153 triệu tấn.

HUY ĐỘNG TƯ NHÂN ĐẦU TƯ CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

Đề cập đến chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam nhấn mạnh, một là, thu hút đầu tư cho công tác phát triển hạ tầng.

Theo đó, tập trung, bố trí đủ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng đường thủy nội địa công cộng theo lộ trình quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư cảng, bến thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực.

Tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng ngành và địa phương;

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng, bến thủy nội địa theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động, sử dụng nguồn lực và tổ chức thực hiện cho địa phương.

Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức khác để thu hút vốn đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các cảng, bến thủy nội địa.

Sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để duy trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư, gồm cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng.

Bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa tăng hàng năm để đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

Hai là, phát triển nguồn nhân lực.

Cụ thể, Cục Đường thuỷ nội địa hướng đến đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng, thủy nội địa.

Nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng, bến thủy nội địa. Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường thủy nội địa.

Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, trình độ cao để tham gia vào việc xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp trong phát triển đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, đóng, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy nội địa và công trình liên quan.

Ba là, phát triển khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống luồng, tuyến, cảng, bến thủy nội địa, báo hiệu phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia.

Tăng cường ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào công tác quản lý và thúc đẩy sự phát triển của ngành đường thủy nội địa. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ hiện đại, tiên tiến, đáp ứng tốt hơn công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Khai thác hiệu quả hệ thống quản lý các phương tiện thủy nội địa bằng Hệ thống quản lý hành thủy (VTS), hệ thống nhận dạng tự động (AIS) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát vị trí các phương tiện thủy nội địa, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành đường thủy nội địa, tìm kiếm cứu nạn, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế.

Để triển khai kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, Cục Đường thuỷ nội địa cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Chủ trì rà soát các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo thuận lợi trong hoạt động lập quy hoạch, đầu tư, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Đồng thời, phối hợp với các địa phương nghiên cứu, huy động nguồn lực địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch sử dụng đất phù hợp, đồng bộ với quy hoạch.

Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cần bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất, sử dụng khu vực biển xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng đất, sử dụng khu vực biển dành cho kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa…

UBND các tỉnh, thành phố có liên quan tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa bàn, quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch. Rà soát các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch ngành giao thông vận tải.

Ngoài ra, chủ động huy động nguồn lực của địa phương và đề xuất các cơ chế huy động nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Nguồn bài viết: Hút tư nhân, dành gần 25.000 tỷ vốn đầu tư công “vực dậy” đường thuỷ nội địa sau nhiều năm lãng quên - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Một doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền gấp 60 lần thị giá

Ngày 10/4 tới đây, Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết (mã chứng khoán: PTG) sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, tổng doanh thu của công ty đạt hơn 400 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 92% kế hoạch đề ra, tuy nhiên nếu so với kế hoạch điều chỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh cho phép đạt tối thiểu 70% kế hoạch thì PTG vẫn được xem là hoàn thành kế hoạch năm. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của PTG đạt hơn 38 tỷ đồng, vượt 3% mục tiêu cả năm.

Theo tài liệu đại hội đã được công bố, thông tin gây chú ý là kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021. Cụ thể, trong kế hoạch đầu năm, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 20%, trong tháng 5 và tháng 6/2021, công ty đã tiến hành tạm ứng cổ tức năm 2021 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng mỗi 1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng, tổng chi gần 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong tờ trinh phân phối lợi nhuận mới công bố, PTG dự kiến sẽ tiếp tục chi trả cổ tức lần 2 năm 2021 với tỷ lệ 100%, tương ứng chi thêm gần 50 tỷ đồng, nguồn tiền được trích từ lợi nhuận năm 2021 và các năm trước chưa chi.

Như vậy, tổng cộng trong năm 2021, cổ tức mà cổ đông PTG nhận về lên tới 120%. Trong khi đó trên thị trường, giá cổ phiếu PTG gần như “đóng băng” tại mức 200 đồng/cổ phiếu từ tháng 11/2021 đến nay. Như vậy với mức chi trả 12.000 đồng/cổ phiếu, May Xuất khẩu Phan Thiết sẽ chia cổ tức gấp 60 lần thị giá.

Một doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền gấp 60 lần thị giá - Ảnh 1.

Lên kế hoạch cho năm 2022, PTG dự kiến tổng doanh thu đạt 427 tỷ đồng và LNST đạt gần 42 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức dự kiến đảm bảo cho cổ đông từ 20% trở lên.

Một doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền gấp 60 lần thị giá - Ảnh 2.

Nguồn: doanh nghiệp và tiếp thị

1 Likes

tin gì chất thế bạn ơi :sneezing_face: :sneezing_face: :sneezing_face:

:city_sunrise: Tin trong nước:

  • Phát triển cảng biển giúp hàng hóa xuất khẩu ĐBSCL ‘cất cánh’
  • Hàn Quốc tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam
  • Xuất khẩu cá tra tăng 93,6% ở 4 thị trường lớn
  • Sửa Luật Đất đai 2013: Đền bù cần sát giá thị trường
  • Thành phố trong Thủ đô: Địa phương chưa tỏ, “cò” đất đã tường
  • Hà Nội siết phân lô, tách thửa đất nông nghiệp
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ cần cẩn trọng với 11 nhóm hàng dễ bị áp thuế phòng vệ thương mại
  • Nửa đầu tháng 3 Việt Nam xuât siêu 93 triệu USD
  • Ngành chăn nuôi Việt Nam nằm trong top đầu Đông Nam Á nhưng nông dân, doanh nghiệp ít hưởng lợi

:earth_africa: Tin thế giới:

  • Lạm phát ở Anh lên cao nhất 30 năm
  • Mỹ tái miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
  • Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 23/3 đóng cửa trong sắc đỏ, các chỉ số giảm trung bình 1,30%.
  • Sắp tới, các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ cố gắng gây sức ép lên ông Putin để chấm dứt chiến tranh tại ba hội nghị thượng đỉnh khác nhau ở Brussels: các nhà lãnh đạo NATO sẽ gặp nhau trước, sau đó là G7, sau đó là Liên minh châu Âu
  • Mỹ chính thức cáo buộc Nga gây ra tội ác chiến tranh ở Ukraine
  • Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 24/3.
  • Cổ phiếu gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent niêm yết tại Hong Kong giảm 5,91% sau khi công ty ngày 23/3 ghi nhận tăng trưởng doanh thu chậm kỷ lục
  • Cổ phiếu hàng không toàn cầu xanh trở lại
  • Kế hoạch mở rộng trị giá hàng tỷ USD của các nhà sản xuất trên toàn cầu sẽ bị hạn chế bởi tình trạng thiếu thiết bị quan trọng trong hai năm tới, khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh sản xuất, tờ Financial Times đưa tin.
  • Trung Quốc: Trader ‘ăn, ngủ, nghỉ’ tại văn phòng đề phòng TTCK biến động dữ dội
2 Likes

Nguồn bài viết: Chứng khoán châu Á trái chiều, giá dầu tăng

1 Likes

Nguồn bài viết: Mỹ tái miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)

1 Likes

chào bác, em góp một bài tin vắng buổi sáng nhé

Tin doanh nghiệp

NTL - CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm - Năm 2022, NTL đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 700 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2021; lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kết quả năm trước.

CII - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - Ngày 23/3, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu CII vào diện cảnh báo kể từ ngày 30/3/2022. Nguyên nhân do, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm hơn 332 tỷ đồng.

DQC - CTCP Bóng đèn Điện Quang - Trình phương án kinh doanh năm 2022 gồm doanh thu thuần hợp nhất 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng; lần lượt tăng 36% và 21% so với thực hiện 2021. Cổ tức kế hoạch tỷ lệ 7%.

NT2 - CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 - Công ty lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu 8.128,95 tỷ đồng, tăng 32%; song mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 12% so với thực hiện năm ngoái về 468,15 tỷ đồng.

LIG - CTCP Licogi 13 - Đã thông qua chủ trương góp vốn thành lập Công ty TNHH hai thành viên Licogi 13 Thuận Phước với số vốn điều lệ 261 tỷ đồng. Trong đó, Licogi 13 góp 117,45 tỷ đồng, tương ứng 45% vốn sở hữu, phương thức góp vốn bằng tiền mặt.

DRH - CTCP DRH Holdings – Đã thông qua việc triển khai phát hành 3 triệu cổ phiếu ESOP, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2022.

TDH - CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức – Đã thông qua việc bầu ông Dương Ngọc Hải – Phó chủ tịch HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT thay ông Lê Minh Sơn kể từ ngày 22/3/2022.

HAP - CTCP Tập đoàn Hapaco – Đã thông qua việc góp thêm phần vốn 554 tỷ đồng vào CTCP Bệnh viện Quốc tế Green. Qua đó, nâng sở hữu tại Công ty trên lên 49,1 triệu cổ phần, tỷ lệ 81,83%.

CTS - CTCP Chứng khoán Vietinbank - Ngày 28/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức, ngày đăng ký cuối cùng là 29/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:8 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 8 cổ phiếu mới), tương đương CTS sẽ phát hành thêm hơn 8,51 triệu cổ phiếu mới trong đợt này.

BCG - CTCP Bamboo Capital – Đã thông qua việc thoái vốn toàn bộ hơn 502 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ sở hữu 89%/vốn tại Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas. Bên nhận chuyển nhượng là CTCP BCG Land.

HDC - CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu – Đã thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (HUB) lên 45%.

PSH - CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu – Đã thông qua việc phát hành 400.000 trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo, giá phát hành bằng mệnh giá là 1 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị 400 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng, lãi suất năm đầu 11,5%/năm, năm thứ hai là 11,7%/năm. Thời gian thực hiện dự kiến ngày 04/4/2022.

DZM - CTCP Cơ Điện Dzĩ An – Đã thông qua phương án chào bán 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược (dự kiến là CTCP Lumiere Holdings). Thời gian thực hiện dự kiến trong quý I – quý II/2022.

NTH - CTCP Thủy điện Nước Trong - Ngày 05/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2021, ngày đăng ký cuối cùng là 06/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 22/4/2022.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

PLX - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - ENEOS Corporation đã chuyển nhượng toàn bộ 65,7 triệu cp (tỷ lệ 5,08%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện từ 22/3 đến 23/3/2022. Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH ENEOS Việt Nam, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 169.228.476 cp (tỷ lệ 13,08%).

PNJ - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - Vietnam Enterprise Investments Limited đã mua 300.000 cp, nâng lượng sở hữu cả nhóm gồm 9 quỹ liên quan từ 20.361.671 cp (tỷ lệ 8,9554%) lên 20.661.671 cp (tỷ lệ 9,0874%). Giao dịch thực hiện ngày 24/3/2022.

MCG - CTCP Năng lượng và bất động sản MCG - Bà Đào Thuỳ Linh, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 1 triệu cp, giảm lượng sở hữu từ 3.650.140 cp (tỷ lệ 6,3%) xuống 2.650.140 cp (tỷ lệ 4,6%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 21/3/2022.

ATG - CTCP An Trường An - Ông Võ Qúi Lâm, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 690.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.388.200 cp (tỷ lệ 9,12%). Giao dịch thực hiện ngày 18/3/2022.

EVF - CTCP Tài chính Điện lực - Ông Nguyễn Văn Cảnh, cá nhân có liên quan đến ông Nguyễn Hoàng Hải – Tổng giám đốc đã mua vào 15 triệu cổ phiếu EVF, tỷ lệ 4,62% từ ngày 14/3 đến 23/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Trước giao dịch, ông Cảnh chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu EVF nào.

DC4 - CTCP Xây dựng DIC Holdings - CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà, cổ đông lớn đã bán ra 160.000 cổ phiếu DC4 trong ngày 21/3. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại DC4 xuống còn hơn 7,45 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,92%.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

ORS - CTCP Chứng khoán Tiên Phong - Ông Nguyễn Đắc Thông, bố vợ ông Trần Sơn Hải – Tổng giám đốc đăng ký bán toàn bộ 1,4 triệu cổ phiếu ORS sở hữu, tỷ lệ 0,7%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 29/3 đến 27/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

CLX - CTCP XNK và đầu tư Chợ Lớn - CTCP Transimex đăng ký bán 6.094.100 cp trong tổng số 28.822.100 cp (tỷ lệ 33,28%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 25/3 đến 22/4/2022.

5 Likes

Thị giá tăng 3,5 lần sau 1 năm, cổ phiếu một “ông lớn” vận tải chính thức gia nhập câu lạc bộ “ba chữ số”

Cổ phiếu này lập đỉnh lịch sử và chính thức gia nhập câu lạc bộ “ba chữ số” (cổ phiếu có mức giá trên 100.000 đồng).

Doanh nghiệp lãi lớn, cổ phiếu tăng vọt

Trong bối cảnh thị trường chung lình xình khó đoán vẫn xuất hiện nhiều cổ phiếu ngược dòng bứt phá mạnh. Cổ phiếu TMS của Công ty Cổ phần Transimex cũng thu hút sự chú ý với chuỗi tăng khá ấn tượng trong thời gian gần đây. Chốt phiên 24/3, cổ phiếu TMS đánh dấu phiên tăng trần liên tiếp thứ ba khi cán mốc 111.700 đồng/cp – mức giá cao nhất trong lịch sử niêm yết.

Theo đó, mã này đã tăng gần 25% chỉ sau một tuần, nếu so với mức giá từ đầu năm ngoái TMS đã bứt phá gấp 3,5 lần. Như vậy, cổ phiếu TMS đã chính thức gia nhập câu lạc bộ “ba chữ số” (cổ phiếu có mức giá trên 100.000 đồng).

Thị giá tăng 3,5 lần sau 1 năm, cổ phiếu một ông lớn vận tải chính thức gia nhập câu lạc bộ ba chữ số - Ảnh 1.

Trước những diễn biến tích cực trên, gần đây lãnh đạo TMS cũng có động thái mua vào cổ phiếu. Cụ thể, ông Bùi Minh Tuấn, Thành viên HĐQT đồng thời là em trai Chủ tịch HĐQT Transimex đã đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu từ 14,49% lên 15,44% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/3 đến 20/4/2022. Trước đó ông Bùi Minh Tuấn cũng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu, song giao dịch không thành công với lý do diễn biến giá chưa phù hợp.

Cùng chiều, bà Hoàng Thị Mỹ Quyên, vợ ông Bùi Minh Tuấn cũng đăng ký mua 300.000 cổ phiếu TMS từ ngày 1/3 đến ngày 28/3. Nếu giao dịch hoàn tất, bà Quyên sẽ nâng sở hữu tại TMS lên 469.157 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,44%.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Transimex tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1983. Đến năm 2000, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức CTCP và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Lĩnh vực hoạt động Transimex là dịch vụ logistic tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp từ từ giao nhận hàng hóa, vận tải trên đất liền và đường biển đến kho bãi, trung tâm phân phối và cảng cạn (ICD).

Song hành với đà tăng của cổ phiếu, kết quả kinh doanh của Transimex khá tích cực khi lợi nhuận liên tục duy trì đà tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2021, doanh thu thuần của TMS đạt 6.429 tỷ đồng tăng 88% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp tăng 79%, đạt 548 tỷ đồng.

Thị giá tăng 3,5 lần sau 1 năm, cổ phiếu một ông lớn vận tải chính thức gia nhập câu lạc bộ ba chữ số - Ảnh 2.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng gấp 3 lần lên 136 tỷ đồng. Đáng chú ý hoạt động liên doanh liên kết thu lãi tới 366 tỷ đồng cao gấp 2,1 lần cùng kỳ. Tuy các chi phí cũng đồng loạt tăng mạnh, song TMS vẫn báo lãi sau thuế đạt 683 tỷ đồng, tăng 112% so với năm 2020, trong đó LNST công ty mẹ là 632 tỷ đồng – Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Transimex tăng 46% lên 5.710 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng gần gấp đôi lên 2.567 tỷ đồng, chủ yếu là tăng khoản phải thu ngắn hạn. Bên cạnh đó, nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng 36% lên 2.139 tỷ đồng, chủ yếu là tăng khoản vay nợ tài chính dài hạn.

Hưởng lợi trong dài hạn

Theo một Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá, Transimex vốn là đại lý vận tải và dịch vụ giao nhận hàng hóa, công ty này là doanh nghiệp hưởng lợi từ mức cước phí vận chuyển cao hiện nay.

Ngoài ra, Transimex cũng hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng đối với nhà kho và trung tâm phân phối tại các trung tâm logistics trọng điểm của Việt Nam như Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương và Hưng Yên. Mảng logistics của Việt Nam được đánh giá có tính phân mảng cao nhưng đang phát triển nhanh và hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài.

Bên cạnh những yếu tố hưởng lợi, TMS cũng sở hữu cổ phần giá trị tại các công ty liên kết có triển vọng tích cực, bao gồm CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CLX) và Công ty TNHH Vận tải Container Hải An (HACT).

VCSC đánh giá mảng logistics của Việt Nam có tính phân mảng cao nhưng đang phát triển nhanh và hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài. Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logisticss Việt Nam (VLA) dự báo ngành logistics sẽ đạt được mức tăng trưởng khoảng 15% hàng năm trong trung hạn, được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng không ngừng của lĩnh vực sản xuất và thị trường thương mại điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam. Lĩnh vực này vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài dù có sự cạnh tranh cao, thể hiện thông qua một số giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) và thành lập các công ty liên doanh.

Nguồn bài viết: Thị giá tăng 3,5 lần sau 1 năm, cổ phiếu một "ông lớn" vận tải chính thức gia nhập câu lạc bộ "ba chữ số"

Tổng thống Biden tuyên bố: Nga nên bị loại khỏi G20

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến thăm tới Brussels để tham gia một loạt các hội nghị thượng đỉnh.

ổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Nga nên bị loại khỏi Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20). Chủ đề này đã được nêu ra trong cuộc gặp của ông với các nhà lãnh đạo thế giới tại Brussels.

Khi được hỏi liệu Nga có nên bị loại khỏi nhóm G20 không, “câu trả lời của tôi là có, phụ thuộc vào G20”.

Tổng thống Biden cũng cho biết, nếu Indonesia - nước đăng cai tổ chức Hội nghị G20 năm nay, hoặc các quốc gia khác không đồng ý với việc loại bỏ Nga thì Ukraine cũng nên được phép tham dự các cuộc họp với vai trò quan sát viên.

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, dự kiến có sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới và bộ trưởng tài chính từ các quốc gia thành viên, sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 tại Bali, Indonesia.

Nguồn bài viết: Tổng thống Biden tuyên bố: Nga nên bị loại khỏi G20 - DNTT online

Ai cũng “chê” dầu thô của Nga nhưng Trung Quốc lại đang “âm thầm” nhập khẩu với mức giá “hời”

Các giao dịch mua dầu thô ESPO gần đây của các nhà máy lọc dầu độc lập Trung Quốc – được gọi là teapot, được đặt hàng để nhận vào tháng 5 và các nhà chế biến dầu của Trung Quốc liên tục tìm kiếm nguồn cung dầu của Nga.

Theo Bloomberg, các công ty lọc dầu của Trung Quốc đang âm thầm mua dầu thô giá rẻ của Nga, khi nguồn cung của quốc gia này tiếp tục “tìm đường” vào thị trường đại lục.

Không như các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ - đã đưa ra một số biện pháp đấu thầu để mua dầu thô của Nga, các trader tiết lộ với Bloomberg rằng các hãng chế biến dầu thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang đàm phán riêng với bên bán. Các nhà máy lọc dầu độc lập của quốc gia này cũng đang âm thầm mua vào.

Trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp, quốc gia đều né tránh dầu thô của Nga sau khi Tổng thống Putin mở chiến dịch quân sự ở Ukraine do sợ tổn hại danh tiếng hoặc vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc – chiếm 1/4 công suất chế biến dầu của cả nước và chủ yếu có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, đã mua một số lượng dầu ESPO được nhập từ cảng Kozmino phía đông của Nga.

Các giao dịch mua ESPO gần đây của các nhà máy lọc dầu độc lập Trung Quốc – được gọi là teapot, được đặt hàng để nhận vào tháng 5 và các nhà chế biến dầu của Trung Quốc liên tục tìm kiếm nguồn cung dầu của Nga, theo thông tin do các trader giấu tên tiết lộ. ESPO là loại dầu được ưa chuộng bởi có thể được vận chuyển đến các cảng nhỏ hơn – nơi không thể xếp dỡ hàng từ các tàu lớn, từ khoảng cách ngắn hơn, giúp giảm thiểu chi phí.

Một số teapot đang thảo luận với các trader về những lựa chọn để thanh toán và tìm kiếm những tàu vận chuyển dầu thô có mức giá hợp lý. Ngoài ra, họ cũng đang xem xét mua dầu thô Ural. Nguồn tin thân cận cho biết thêm, các thùng dầu Ural được những doanh nghiệp chế biến thuộc nhà nước sẽ được giao vào tháng 6.

Việc mua bán dầu của Nga hầu như đều bị các doanh nghiệp né tránh sau mâu thuẫn với Ukraine. Những bên mua và bán có thiện chí phải thực hiện những cuộc đàm phán kín sau khi một số cuộc đấu thầu kết thúc mà không ai mua. Shell Plc gần đây đã hứng chịu chỉ trích nặng nề vì thông báo mua dầu thô Ural không lâu sau khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu.

Một loại dầu thô khác của Nga – Sokol, cũng chuẩn bị được vận chuyển sang Ấn Độ. Theo các trader này, Indian Oil Corp. và Hindustan Petroleum Corp. do nhà nước sở hữu đã mua một lượng dầu Sokol được giao vào tháng 5 từ ONGC Videsh Ltd. – một cổ đông của dự án Sakhalin-I. Các lô hàng dầu sẽ được giao từ nhà ga De-Kastri.

Sakhalin Oil and Gas Development Co. của Nhật Bản – được biết với tên SODECO, cũng có cổ phần trong Sakhalin-I song từ chối bình luận về hoạt động xuất khẩu dầu thô Sokol trong tương lai của mình. Các trader tiết lộ, một số người mua ở Bắc Á có khả năng sẽ nhận các đơn hàng đầu đã đặt vào tháng 5.

Cho đến nay, Ấn Độ đã mua ít nhát 13 triệu thùng dầu Ural kể từ cuối tháng 2, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Indian Oil đã mua thêm 3 triệu thùng trong lần đấu thầu gần đây nhất. Bloomberg ước tính dựa trên dữ liệu theo dõi tài cho thấy, sản lượng dầu của Nga được vận chuyển đến quốc gia này đạt trung bình khoảng 128.000/tấn mỗi tháng vào năm 2021. Dầu Ural được vận chuyển từ các cảng ở Baltic và Biển Đen.

Tham khảo Bloomberg

Nguồn: Ai cũng "chê" dầu thô của Nga nhưng Trung Quốc lại đang "âm thầm" nhập khẩu với mức giá "hời" - DNTT online

Mỹ áp đặt thêm trừng phạt mới với nhiều công ty, hàng trăm nghị sĩ Nga

TTO - Ngày 24-3, Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới với Nga, nhắm vào nhiều công ty quân sự, hàng trăm nghị sĩ và tổng giám đốc ngân hàng lớn nhất của Nga để tăng áp lực với Matxcơva về vấn đề Ukraine.

image

Tên lửa của Tập đoàn tên lửa chiến thuật thuộc Nga, công ty vừa bị Mỹ đưa vào diện trừng phạt - Ảnh: VPK.NAME

Trước đây, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt một số vòng trừng phạt, nhắm vào ngân hàng lớn nhất của Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin, kể từ khi Nga khởi động “chiến dịch đặc biệt” tấn công quân sự vào Ukraine ngày 24-2.

Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong số các mục tiêu trừng phạt mới có hơn 40 công ty quốc phòng, trong đó có Tập đoàn tên lửa chiến thuật thuộc sở hữu nhà nước và 28 công ty có liên kết với tập đoàn này. Tổng giám đốc của Tập đoàn tên lửa chiến thuật cũng bị trừng phạt.

Bộ Tài chính Mỹ khẳng định hành động của Mỹ phù hợp với các biện pháp tương tự của EU, Vương quốc Anh và Canada.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết Tập đoàn tên lửa chiến thuật đã bị Anh trừng phạt trước đó. Đơn vị này sản xuất các hệ thống hải quân và vũ khí Nga đang sử dụng ở Ukraine, bao gồm Kh-31, một loại tên lửa dẫn đường trên không tốc độ cao được sử dụng nhiều trong các cuộc tấn công của Nga.

Các công ty khác trong danh sách trừng phạt mới gồm các công ty sản xuất đạn dược cho quân đội, các công ty sản xuất trực thăng dân sự, quân sự và máy bay không người lái vốn ban đầu được thiết kế để giám sát nhưng bị đổi mục đích sử dụng để tấn công các lực lượng Ukraine.

Bộ Tài chính Mỹ cũng trừng phạt 328 thành viên của Hạ viện Quốc gia (Duma Quốc gia), Quốc hội Nga và ông Herman Gref, người đứng đầu Ngân hàng Sberbank - ngân hàng lớn nhất của Nga - và là một cộng sự thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngày 24-3, Nhà Trắng cho biết Mỹ cũng trừng phạt 17 thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Sovcombank, ông Gennady Timchenko - một đồng minh lâu năm của ông Putin, các công ty của ông và thành viên gia đình ông.

Một quan chức Mỹ cho biết Nga đang gặp khó khăn do lạm phát và tổn thất về kinh tế. Nước này sớm muộn sẽ bị đẩy khỏi nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, theo Hãng tin Reuters, Bộ Tài chính Mỹ cũng có hướng dẫn trên trang web cảnh báo các giao dịch liên quan đến vàng với Nga có thể bị chính quyền Mỹ trừng phạt. Động thái này nhằm ngăn Nga né tránh các lệnh trừng phạt hiện có.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết: “Mục đích của chúng tôi là loại bỏ một cách có phương pháp những lợi ích và đặc quyền mà Nga từng được hưởng với tư cách là một bên tham gia vào trật tự kinh tế quốc tế”.

Nguồn bài viết: Mỹ áp đặt thêm trừng phạt mới với nhiều công ty, hàng trăm nghị sĩ Nga - Tuổi Trẻ Online

Máy bay chở 132 người rơi ở Trung Quốc: Thêm nhiều mảnh vỡ và mảnh thi thể

TTO - Lực lượng cứu hộ Trung Quốc tiếp tục tìm thấy thêm nhiều mảnh vỡ máy bay và mảnh thi thể của các nạn nhân trong vụ máy bay Boeing 737-800 rơi ở Quảng Tây. Việc tìm kiếm gặp khó khăn do mưa lớn và nguy cơ sạt lở.

image
Lực lượng cứu hộ tiến hành công tác tìm kiếm và cứu nạn tại khu vực máy bay rơi ở huyện Đằng, thành phố Ngô Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, vào ngày 24-3 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, tính đến 15h30 chiều qua (24-3), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy tổng cộng 21 món đồ đạc của các nạn nhân, 183 mảnh vỡ máy bay, và một số mảnh thi thể nạn nhân trong vụ rơi máy bay Boeing 737-800.

Thông tin trên được tiết lộ tại cuộc họp báo lần thứ 4 của Trung Quốc vào hôm 24-3 kể từ lúc xảy ra vụ tai nạn.

Trước đó, tại cuộc họp báo hôm 23-3, Trung Quốc lần đầu tiết lộ họ đã tìm thấy một số mảnh thi thể sau quá trình tìm kiếm tại khu vực rộng 46.000m2. Đến nay nước này vẫn chưa tìm thấy ai sống sót trong vụ tai nạn.

Các mảnh vỡ chính đã được tìm thấy tại hiện trường bao gồm một cánh động cơ, mảnh vỡ tuabin, mảnh vỡ đuôi máy bay…

Các quan chức Trung Quốc cho biết phần lớn các mảnh vỡ của chiếc máy bay gặp nạn tập trung ở vùng lõi của vụ tai nạn, với bán kính khoảng 30m xung quanh điểm va chạm chính. Khu vực tìm kiếm vào ngày 24-3 lớn hơn gấp 1,5 lần so với ngày trước đó.

Tuy nhiên, mưa liên tục đã gây khó khăn cho việc tìm kiếm vì nước tích tụ ở vùng lõi của vụ tai nạn. Các quan chức cơ quan cứu hỏa địa phương cũng cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất quy mô nhỏ, đồng thời cho biết sẽ khó tiếp cận khu vực này hơn sau mưa và không thể sử dụng các phương tiện cứu hộ lớn.

Chiếc máy bay Boeing 737-800 của Hãng hàng không China Eastern Airlines chở 132 người trên khoang dự kiến bay từ TP Côn Minh tới Quảng Châu. Tuy nhiên, máy bay đã bị rơi và bốc cháy dữ dội vào chiều 21-3 tại một ngôi làng miền núi ở huyện Đằng thuộc TP Ngô Châu, Quảng Tây.

Người phát ngôn của Hãng hàng không China Eastern Airlines Liu Xiao Dong cho biết hơn 200 thành viên gia đình của các nạn nhân đã đến hiện trường máy bay rơi.

Nguồn bài viết: Máy bay chở 132 người rơi ở Trung Quốc: Thêm nhiều mảnh vỡ và mảnh thi thể - Tuổi Trẻ Online

Năng lượng điện, năng lượng tái tạo Vote GEG TTA! Tham gia Room cộng đồng trên tường cá nhân mình sẽ hỗ trợ trong phiên

Cập nhật tin tức ngày 25.3.2022

Tin trong nước:

  • Doanh nghiệp nhà nước loay hoay với các dự án khó khăn, thua lỗ
  • Lượng khách bay quốc tế của hàng không Việt tăng trưởng nhanh, ước tăng hơn 176% trong quý I
  • Trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, Thanh Hoá nỗ lực là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế
  • Không ít doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam gặp khó khi đơn hàng ngừng trệ, gặp khó khăn trong thanh toán, hàng hóa ùn ứ… do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.
  • Ngành nông nghiệp phải làm gì để tiêu hết 60.000 tỷ đồng vốn đầu tư?
  • Doanh nghiệp Cao su và Bất động sản khu công nghiệp nương tựa nhau ra sao
  • Cung ứng than cho điện, vì sao ‘cơm không lành, canh không ngọt’
  • Đồng Nai đề xuất thành lập thêm 8 KCN gần 7.600 ha
  • RDP: Báo cáo nội dung sai lệch, Rạng Đông Holdings (RDP) bị UBCKNN phạt 170 củ
  • POW: PV Power (POW) bị phạt gần 200 triệu do chậm công bố thông tin và không đảm bảo cơ cấu HĐQT
  • FLC bị phạt 495 triệu đồng do vi phạm về công bố thông tin
  • PXI: Lỗ 3 năm liên tiếp, Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PXI) đếm ngược ngày rời sàn HOSE?
  • MCM: Cựu Bí thư tỉnh Sơn La vào HĐQT Mộc Châu Milk (MCM)
  • PLX: Petrolimex đề xuất nới room ngoại từ 20% lên 35%

Tin thế giới:

  • Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 25/3.
  • Tuần này, S&P 500 và Nasdaq đã tăng tương ứng 1,3% và 2,1%. Cả hai chỉ số đều đang tiến tới hoàn tất tuần tăng thứ hai liên tiếp. Dow Jones đã giảm 0,1% từ đầu tuần.
  • Phố Wall “chen nhau” để thoát khỏi Nga và hàng tỷ USD tài sản đang bị đe dọa
  • Ngành năng lượng của Nga bắt đầu ‘thấm’ lệnh trừng phạt
  • Từ châu Âu đến Ấn Độ, xung đột ở Ukraine phủ bóng lên kinh tế toàn cầu
  • Nhật Bản: Lạm phát tại khu vực Tokyo tăng cao nhất trong vòng 2 năm
  • Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Nga chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine
  • IIF: Thị trường Trung Quốc đang bị khối ngoại bán ròng cao kỷ lục

chào bác, bác có những thông tin rất hữu ích đối với em.
nhưng vì bài đăng trên forum như này làm em khó theo dõi các tin bác đăng.
Bác có nhóm zal0 cung cấp thông tin ko ạ?
Hay có cách nào để e follow bác, bác chỉ e với

1 Likes