Chứng sỹ săn tin!

Bác thông cảm, em cũng nhân viên VP lâu lâu cập nhật để mn nắm thông tin thôi
nên ko có ZL đâu bac ^^

1 Likes

Kho chứa khổng lồ của Ả rập Xê út bị tấn công, “cơn khát dầu” toàn cầu ngày càng trầm trọng?

image

Lực lượng vũ trang Houthis của Yemen đã nhận trách nhiệm vụ tấn công vào một kho dầu của Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Ả rập Xê út.

Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi truyền thông đăng tải hình ảnh về một đám cháy lớn tại kho chứa dầu của Saudi Aramco. Theo AP, vụ cháy xảy ra gần nhà máy North Jeddah Bulk, phía đông nam sân bay quốc tế ở thành phố Jeddah.

Reuters cũng đưa tin một cơ sở của Saudi Aramco bị tấn công ở Jeddah, thành phố dự kiến diễn ra cuộc đua công thức 1 trong tuần này. Các thông tin khác vẫn tiếp tục được cập nhật.

Dầu Brent đã tăng 1,36% lên 120,65 USD/thùng trong khi dầu WTI tăng 1,39% với mức 113,9 USD/thùng.

Người phát ngôn Saudi Aramco không ngay lập tức đưa ra bình luận.

Nếu đúng như những gì lực lượng Houthis công bố, đây không phải lần đầu tiên kho dầu của Saudi Aramco bị tấn công. Trước đó, lực lượng này đã sử dụng tên lửa và máy bay không người lái nhắm vào ít nhất 6 địa điểm trên khắp vương quốc, bao gồm kho nhiên liệu và nhà máy hóa lỏng khí đốt tự nhiên của công ty này.

Kể từ sau chiến dịch quân sự mà Ả rập Xê út phát động ở Yemen, lực lượng Houthis đã tiến hành hàng nghìn vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái xuyên biên giới vào Ả rập Xê út. Năm 2019, Houthis cũng tiến hành rất nhiều vụ tấn công nhằm vào Saudi Aramco. Các cơ sở ở Abqaiq và Khurais trúng đạn đã khiến một nửa lượng dầu Ả rập Xê út khai thác hàng ngày bị gián đoạn.

Nằm ở phía đông Ả rập Xê út, Abqaiq là tỉnh có cơ sở chế biến dầu lớn nhất thế giới và nhà máy ổn định dầu thô (một quá trình chưng cất một phần nhằm tạo ra dầu thô phù hợp với lưu trữ trong các bể chứa hoặc phù hợp cho việc vận chuyển) với công suất hơn 7 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, Khurais là mỏ dầu lớn thứ 2 của Ả rập Xê út với công suất 1,5 triệu thùng/ngày.

Những cuộc tấn công của lực lượng Houthis trong năm 2019 cũng chính là đợt tấn công dữ dội nhất nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Ả rập Xê út kể từ sau khi Iraq xâm lược Kuwait năm 1990. Trong cuộc xung đột này, tên lửa Scud của Iraq đã nhắm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Ả rập Xê út.

Với những ký ức kinh hoàng của các cuộc tấn công năm 2019, sự việc vừa diễn ra ở Jeddah có thể báo hiệu cho một đợt tấn công mới của Houthis. Tuy nhiên, một cuộc tấn công với cấp độ tương tự có thể trở nên vô cùng tồi tệ cho kinh tế toàn cầu, nhất là khi cả thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên đất Ukraine cùng các biện pháp trừng phạt trả đũa của phương Tây đã khiến giá dầu thô tăng vọt. Đáp trả, Nga đang yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán các khoản mua dầu bằng đồng rúp, tạo ra sự băn khoăn cho các bên nhập khẩu.

Chính những bất định trong nguồn cung năng lượng từ Nga, Mỹ và phương Tây muốn các nước xuất khẩu dầu mỏ khác gia tăng sản lượng. Ả rập Xê út là cái tên đầu tiên được nhắc tới nhờ vai trò hàng đầu của mình trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, khi Riyadh còn chưa đồng ý gia tăng sản lượng như phương Tây mong muốn, các cuộc tấn công vào kho chứa dầu của Saudi Aramco có thể khiến cơn khát dầu của thế giới trở nên trầm trọng hơn nữa.

Nguồn bài viết: Kho chứa khổng lồ của Ả rập Xê út bị tấn công, "cơn khát dầu" toàn cầu ngày càng trầm trọng? - DNTT online

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh một tháng

TTO - Ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC - bị cơ quan chức năng ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian một tháng và mời lên làm việc để xác minh một số nội dung.

image
Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết - Ảnh: B.N.

Ngày 28-3, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC.

Cơ quan điều tra ban hành quyết định trên từ ngày 26-3, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết là một tháng.

Cơ quan chức năng cũng đã mời ông Quyết lên để làm việc xác minh một số nội dung.

Tối qua (27-3) và sáng nay, trên một số trang mạng, diễn đàn lan truyền thông tin cho rằng chủ tịch FLC bị bắt tạm giam. Tuy nhiên theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ông Quyết không bị tạm giam, các tin đồn liên quan về việc chủ tịch FLC bị bắt tạm giam, khởi tố là tin đồn thất thiệt.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, đến nay cơ quan điều tra chưa có bất cứ quyết định tố tụng nào liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết.

Trước đó, vào tháng 1-2022, hành vi “bán chui” cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán.

Cụ thể, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được “đánh lên” với giá rất cao thì ngày 10-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15-40 triệu cổ phiếu.

Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư mới vừa “đua lệnh” mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.

Sau khi sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC “bán chui” cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, đồng thời hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.

Ngay say đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn lại tiền đã mua.

Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, mức cao nhất theo quy định.

Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.

Trước khi xảy ra phi vụ “bán chui”, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn. Sau khi hủy giao dịch, tỉ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi.

Tuy nhiên, sự cố này cũng gây một số tác động tâm lý đến nhà đầu tư chứng khoán, dẫn đến các cổ phiếu “họ FLC” đã bị nhiều nhà đầu tư bán ra, rớt giá, mất thanh khoản.

Đây là lần thứ hai chủ tịch FLC nhận án phạt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đó, vào tháng 11-2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.

Cũng năm 2017, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu cổ phiếu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.

Nguồn bài viết: Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh một tháng - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Không, hãy dỡ lệnh…anh tôi vô tội :sneezing_face:

Phen này anh có giống chị Hằng không đây, bài bản quá, cấm nhập cảnh trước rồi =))))

Tin trong nước:

  • VASEP: Nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nga buộc phải quay đầu
  • Tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD. Trong khi đó, vốn giải ngân đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Diễn biến lạm phát Việt Nam trong năm 2022 đang có những yếu tố hỗ trợ nhất định khi so sánh với tương quan lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều khả năng lạm phát sẽ không còn có thể duy trì mặt bằng thấp như trong thời gian vừa qua
  • Tìm lời giải cho ‘bài toán’ tự chủ nguyên phụ liệu dệt may
  • Xuất khẩu nông sản chủ lực, hướng đến mục tiêu 50 tỷ USD
  • Hải Phòng với nhiệm vụ tăng trưởng nông nghiệp… 1,1% mỗi năm
  • Một gã khổng lồ Brazil sắp đẩy mạnh xuất khẩu thịt heo sang Việt Nam
  • Ngành gỗ có 155 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 20 triệu USD/năm
  • Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng 104%
  • Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng Nghị quyết kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu
  • VHC: Xuất khẩu trúng lớn, ngành cá tra vui như trẩy hội, riêng “nữ hoàng cá tra” tài sản cổ phiếu đã vượt 7.400 tỷ đồng
  • REE: Mảng năng lượng tăng trưởng thần tốc vượt qua cơ điện lạnh, doanh thu tăng 152% mang về gần 3.000 tỷ đồng
  • Cuộc đua M&A ngành nước: BWE và DNP “ráo riết” gom công ty nước địa phương, REE vẫn “bình chân như vại”
  • DBC: Dự án đầu tư có tổng quy mô vốn hơn 600 tỷ đồng của Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) tại Hòa Bình vừa bị chính quyền địa phương yêu cầu dừng thi công
  • MWG: Lợi nhuận mùa Tết tăng trưởng 8%, không theo đuổi mục tiêu tăng biên lợi nhuận gộp năm 2022
  • HQC: Nhóm cổ đông lớn Hoàng Quân muốn thuê kiểm toán vào làm rõ các khoản nợ với vợ chồng Chủ tịch HĐQT cùng các cá nhân khác

Tin thế giới:

  • Biến thể Omicron “tàng hình” đang lây lan nhanh chưa từng có ở Trung Quốc, đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020
  • Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương hầu hết giảm trong phiên 28/3.
  • Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc bùng nổ, Meituan tăng 11%
  • Các công ty Mỹ đang mua lại cổ phiếu với khối lượng kỷ lục
  • Mức độ tích cực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ liệu đã quá mức chưa? Hay vẫn chưa đủ? Báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu (1/4) có thể là cơ sở để trả lời câu hỏi đó.
  • Ngân hàng trung ương Canada sẵn sàng hành động để kiểm soát lạm phát
  • Có vẻ như Nga sẽ không thể tránh khỏi suy thoái kinh tế
  • Giới phân tích lo Fed sẽ phải tăng lãi suất mạnh như hồi thập niên 1980 để chống lạm phát
  • Cổ phiếu năng lượng thăng hoa báo hiệu điềm gở cho thị trường toàn cầu

Châu Âu muốn chấm dứt ‘hộ chiếu vàng’ nhằm chặn người Nga

TTO - Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) lập tức chấm dứt chương trình “hộ chiếu vàng” cấp cho các nhà đầu tư lớn nước ngoài. Hãng tin AP cho rằng động thái này nhằm ngăn chặn nhà giàu Nga.

image
Quốc hội CH Cyprus đã bỏ phiếu thông qua dự luật loại bỏ chương trình “hộ chiếu vàng” - Ảnh: AP

“Các giá trị của châu Âu không phải để đem bán. Chúng tôi cho rằng việc bán quyền công dân thông qua ‘hộ chiếu vàng’ là bất hợp pháp theo luật của EU và đặt ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh của khối”, ông Didier Reynders - Ủy viên châu Âu phụ trách tư pháp - tuyên bố ngày 28-3. “Việc đó tạo điều kiện cho tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế”.

Trong khoảng thời gian 2011 - 2019, chương trình “hộ chiếu vàng” đã mang lại cho các quốc gia thành viên EU tổng số tiền đầu tư lên đến hơn 20 tỉ euro (tương đương 21,8 tỉ USD). Có đến 12 quốc gia thành viên EU cho áp dụng chương trình đầu tư tài chính lấy hộ chiếu với mức đầu tư từ 60.000 euro đến 1,25 triệu euro, theo Hãng tin AP.

Một cuộc điều tra của Chính phủ Cyprus hồi đầu năm 2021 cho biết trong giai đoạn 2013 - 2019, hơn 3.000 công dân nước ngoài có khoản đầu tư tối thiểu 2 triệu euro (2,2 triệu USD) vào bất động sản hoặc một công ty có trụ sở tại Cyprus đã được cấp “hộ chiếu vàng” tại đảo quốc này. Chính phủ Cyprus đã ngừng chương trình đầu tư định cư này vào năm 2020 sau một vụ bê bối tham nhũng làm ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ.

Chương trình này hiện gần như hoàn toàn không được kiểm soát trong khối. Một báo cáo mới đây cho biết trong năm 2021, có hơn phân nửa trong số 6.779 hộ chiếu đã được cấp là bất hợp pháp liên quan chuyện đầu tư tài chính.

Hiện chỉ có Malta, CH Cyprus và Bulgaria còn áp dụng chương trình “hộ chiếu vàng” dành cho những nhà đầu tư giàu có. Tuy nhiên, 3 nước này đều đã cam kết sẽ chấm dứt chương trình trên. Quốc hội CH Cyprus đã bỏ phiếu thông qua dự luật loại bỏ chương trình “hộ chiếu vàng”.

Theo Nghị viện châu Âu (EP), quyết định chấm dứt các chương trình “hộ chiếu vàng” có thể gây ra tác động kinh tế đáng kể đối với một số quốc gia. Do đó, giới lập pháp EU đề xuất loại bỏ dần những chương trình này, đồng thời áp dụng các quy định nghiêm ngặt về thủ tục cư trú, bao gồm cả yêu cầu kiểm tra nhân thân người nộp đơn.

Tháng 2 vừa qua, Chính phủ Anh đã loại bỏ “thị thực vàng” dành cho các nhà đầu tư giàu có do lo ngại về dòng tiền bất hợp pháp từ nước ngoài.

Cùng với chương trình “thị thực vàng”, EC cũng kêu gọi các nước trong khu vực ngừng cấp thị thực cho công dân Nga và Belarus trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Nguồn bài viết: Châu Âu muốn chấm dứt 'hộ chiếu vàng' nhằm chặn người Nga - Tuổi Trẻ Online

UAE nói OPEC+ sẽ không bao giờ là tổ chức chính trị

TTO - Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei nói thị trường cần dầu mỏ Nga vì không nước nào có thể bù đắp phần hụt đi của Nga. Ông khẳng định OPEC+ sẽ không là tổ chức chính trị, và mọi thành viên, trong đó có Nga, đều có quyền như nhau.

image
Logo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - Ảnh: REUTERS

Trước thềm cuộc họp cấp bộ trưởng của nhóm OPEC và các nước đối tác của OPEC (OPEC+), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cho biết nước này sẽ làm việc với OPEC+ để đảm bảo thị trường năng lượng ổn định.

Theo Hãng tin Reuters, trong phát biểu ngày 28-3 tại một sự kiện của ngành dầu mỏ, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho biết UAE đang cố gắng hết sức để nâng công suất lên 5 triệu thùng dầu/ngày.

“Chúng tôi, trong tư cách là một quốc gia đang làm hết sức, chúng tôi đang cố tăng sản lượng lên 5 triệu thùng. Chúng tôi sẽ làm việc với OPEC+ để đảm bảo thị trường ổn định”, ông Mazrouei nói, nhắc tới OPEC+ là cách gọi về Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác của nhóm này.

Thị trường dầu khí gần đây biến động mạnh do việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và việc mở rộng các đợt phong tỏa liên quan đến COVID-19 ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu thô Brent loại LCOc1 tăng 11,5% tuần trước do lo ngại các lệnh trừng phạt với Nga sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của nước này. Ngày 27-3, giá dầu giảm hơn 3%.

Bộ trưởng Năng lượng Mazrouei cho biết các nước sản xuất dầu mỏ đang gặp khó khăn do bị giảm 10-15% sản lượng vì lý do tự nhiên.

Trong toàn OPEC+, sản lượng bị giảm 1 triệu thùng trong năm qua. Do đó, họ cần phải đầu tư để trước hết là bù cho sản lượng bị mất hằng năm, số lượng ít nhất 5-8 triệu thùng để đảm bảo sản lượng như mức kỳ vọng.

Bộ trưởng năng lượng các nước thành viên OPEC+ sẽ xem xét việc cân đối nguồn cung và nhu cầu dầu trong cuộc họp tới vào ngày 31-3.

Bộ trưởng Mazrouei cũng thể hiện sự không hài lòng của mình khi cho rằng ở Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26), khi bàn về biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, các nhà sản xuất dầu mỏ cảm thấy không được chào đón và hoan nghênh.

Ngược lại, hiện giờ, khi giá dầu tăng nóng lại, họ được xem như người hùng.

Ông cũng cho biết thị trường cần dầu mỏ của Nga vì không nước sản xuất dầu mỏ nào có thể thay thế sản lượng này. Ông khẳng định OPEC+ sẽ không bao giờ là một tổ chức chính trị. Các thành viên, trong đó có Nga, đều có quyền giống nhau.

Dự kiến nhu cầu về dầu ​​sẽ đạt mức tương đương như trước đại dịch COVID-19 vào quý 4 năm nay.

Nguồn bài viết: UAE nói OPEC+ sẽ không bao giờ là tổ chức chính trị - Tuổi Trẻ Online

Đọc tin riết muốn lú luôn thật các bác ạ :joy:
Lúc 21h26 hôm nay @@

Cảnh giác khi chọn cổ phiếu ngân hàng, 50% nợ tái cơ cấu khả năng cao trở thành nợ xấu

Trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam vừa cập nhật, các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Mirae Asset lưu ý các khoản nợ xấu của ngân hàng có khả năng sẽ tăng trong năm 2022…

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, theo Mirae Asset, nợ xấu của các ngân hàng cho vay bán lẻ khá cao, đặc biệt là cho vay tiêu dùng, trong bối cảnh dư nợ của mảng này vẫn tăng đáng kể. Các khoản nợ xấu báo cáo theo thông tư này cho tới hiện tại không quá lớn (vẫn dưới 2%). Tuy nhiên, nợ xấu của các ngân hàng dự báo sẽ tăng nhẹ vào 2022, do kết thúc Thông tư 14/2021/TT-NHNN.

Do triển vọng về nợ xấu sẽ gia tăng vào 2022, các ngân hàng đã tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro để giúp cải thiện chất lượng tài sản cũng như “dự phòng” lợi nhuận cho năm 2022. Trong các giả định về dự phóng của mình, công ty chứng khoán cho rằng khoảng 50% tổng các khoản nợ tái cơ cấu sẽ có khả năng cao trở thành nợ xấu.

“Rủi ro hệ thống vẫn tồn tại, nhà đầu tư vẫn nên cảnh giác do nợ xấu vẫn còn chưa được thể hiện hết do Thông tư 14/2021/TT-NHNN”, MAS lưu ý.

Bức tranh về nợ xấu và nợ tài cơ cấu toàn ngành.

Về NIM, lợi suất tổng thể của danh mục tín dụng của các ngân hàng được dự báo sẽ cải thiện từ cuối năm 2022. Lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng nhẹ, dựa trên các giả định về kỳ vọng lạm phát cao từ FED và cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, NIM sẽ duy trì ở mức cao và có thể cải thiện hơn nữa vào cuối năm 2022.

Việc các gói hỗ trợ lãi suất kết thúc vào năm 2022 sẽ dẫn đến cải thiện lợi suất tín dụng của các ngân hàng và khi nền kinh tế phục hồi, các ngân hàng có thể dễ dàng chuyển phần lớn tác động tăng chi phí huy động vào lợi suất cho vay của khách hàng. PCBs đã tích cực huy động vốn giá rẻ từ trái phiếu quốc tế vào năm 2021.

Đối với thu nhập ngoài lãi, kỳ vọng sẽ tăng lại trong ngắn hạn và trung hạn. Do các biện pháp quản lý xã hội của Chính phủ, tăng trưởng doanh số hoạt động banca đã chịu nhiều áp lực vào năm 2021. Tuy nhiên, năm 2022 sẽ chứng kiến sự phục hồi từ hoạt động banca qua đó hỗ trợ tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ.

Bên cạnh đó, chi phí phát sinh từ việc tiếp cận khách hàng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, chẳng hạn như chương trình hoàn tiền, chi phí tiếp thị sẽ tăng với tốc độ thấp hơn năm 2021. Ngoài ra, nguồn thu nhập đến từ việc thu hồi nợ xấu đã xóa có thể là một nguồn thu nhập bất thường cho ngành ngân hàng trong thời gian tới.

Nhờ việc số hóa hoạt động, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của hầu hết các ngân hàng đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2021, tỷ lệ CIR của các ngân hàng niêm yết đã giảm 4.9 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái. Đại dịch Covid-19 góp phần lớn làm gia tăng tăng tốc độ tương tác của khách hàng với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, điều này cuối cùng sẽ giúp làm giảm chi phí cố định của các ngân hàng.

Xét ở góc độ định giá cổ phiếu, so với các ngân hàng trong khu vực, cổ phiếu các ngân hàng Việt Nam đang được giao dịch ở mức PB trailing cao hơn. Một
phần là do tỷ suất sinh lời của các ngân hàng Việt Nam cao hơn đáng kể. ROE trung bình ngành được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục duy trì trên 20% trong trung hạn.

Vì vậy, MAS đánh giá cổ phiếu của các ngân hàng trong nước đang được giao dịch ở vùng định giá hợp lý.

Định giá cổ phiếu ngân hàng.

Sau lần điều chỉnh gần đây, ngành ngân hàng đang được giao dịch tại mức PB trailing thấp (so với quá khứ, 2.62x đối với SOCBs và 2.08x đối với PCBs). Do đó, đây là cơ hội đầu tư vào các ngân hàng (đặc biệt là PCB) có chất lượng tài sản tương đối tốt và có lợi thế về chi phí huy động vốn. Bên cạnh đó, yếu tố về công nghệ cũng được dự báo sẽ có tác động lớn trực tiếp vào việc cải thiện tỷ lệ CASA của ngân hàng và cũng như lợi nhuận. Tuy nhiên, rất khó để phản ánh đầy đủ lợi thế công nghệ trên kết quả kinh doanh của ngân hàng.

MAS cũng đưa ra các lựa chọn những cổ phiếu mang tính đầu cơ cao là TCB, VIB, VPB - đây đều là những ngân hàng tư nhân có triển vọng tăng trưởng thu nhập cao và chất lượng tài sản tương đối tốt: TCB, VIB, VPB. Đối với các ngân hàng quốc doanh, khuyến nghị VCB nhờ chất lượng tài sản tốt hàng đầu ngành cũng như kỳ vọng tăng trưởng ROE vẫn ở mức cao (>20%). BID & CTG là sự lựa chọn mang tính đầu cơ hơn.

Nguồn: Vneconomy

1 Likes

Bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết

TTO - Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh VP Bộ Công an xác nhận với Tuổi Trẻ: Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết - Ảnh 1.

Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC - Ảnh: B.N.

Ông Quyết bị xác định đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để thao túng giá chứng khoán và bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FL

Ngày 29-3, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán.

Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, đồng thời ra lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.

Trước đó, chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị cơ quan điều tra ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Quyết được cơ quan điều tra ban hành từ ngày 26-3.

Trước khi xảy ra phi vụ “bán chui”, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn. Sau khi hủy giao dịch, tỉ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi.

Tuy nhiên, sự cố này cũng gây một số tác động tâm lý đến nhà đầu tư chứng khoán, dẫn đến các cổ phiếu “họ FLC” đã bị nhiều nhà đầu tư bán ra, rớt giá, mất thanh khoản.

Đây là lần thứ hai chủ tịch FLC nhận án phạt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đó vào tháng 11-2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.

Cũng trong năm 2017, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.

Nguồn bài viết: Bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết - Tuổi Trẻ Online

Hôm qua mới còn đính chính mà hôm nay anh đã đi thật rồi… :sob:

Mấy ông cầm HQC với BGC thoát rồi =))) chắc chỉ sàn nốt hôm nay thôi =)))

Kinh tế phục hồi, GDP quý I tăng 5,03%

Hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I tăng 1,92%.

Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê họp báo công bố tình hình kinh tế-xã hội quý I/2022. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I/2021 và 3,66% của quý I/2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I/2019.

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu khởi sắc

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 7,07% so cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,79%; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng tăng trưởng dương chủ yếu do khai thác than và quặng kim loại tăng.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 36,7% so cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 21%, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng 34,5%.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II/2022 với 82,3% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý I/2022.

“Đây là kết quả quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế thời gian qua của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin, động lực cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.

Đáng lưu ý, hoạt động thương mại và dịch vụ khá sôi động trong tháng 3/2022. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do chính sách mở cửa du lịch và nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Hoạt động vận tải hàng hóa ghi nhận mức tăng tích cực nhưng vận tải hành khách còn gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu đi lại của người dân giảm so với dịp Tết Nguyên đán cùng với dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan mạnh trong cộng đồng.

Trong tháng 3/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so tháng trước và tăng 14,7% so cùng kỳ. Tính chung quý I/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%.

Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,16 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,97 tỷ USD.

CPI quý I tăng 1,91%

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng ổn định; thị trường chứng khoán có nhiều triển vọng tích cực với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu ước tính tăng 28% so cùng kỳ.

Tính đến thời điểm 21/3/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2,15% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 0,54%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,47%).

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I/2022 tăng trưởng tích cực, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt mức cao nhất so với quý I trong 5 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, đây là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2022 ước đạt 562,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ. Bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước ước đạt 136,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư và tăng 9,3% so cùng kỳ; khu vực ngoài Nhà nước đạt 323,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,5%, tăng 9,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 102,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,2% và tăng 7,9%.

Về tình hình lạm phát, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%. Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị trên thế giới, cùng với đà phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia và trong nước, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý I/2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 giúp cho thị trường lao động quý I/2022 có nhiều tín hiệu khởi sắc. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so quý trước và so cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so quý trước, tuy vẫn cao hơn so cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần.

“Tình hình kinh tế-xã hội 3 tháng đầu năm đã đạt nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương đánh giá.

Nguồn: Kinh tế phục hồi, GDP quý I tăng 5,03% - Báo Nhân Dân

Bức tranh nông nghiệp quý 1/2022: Sản xuất lúa, chăn nuôi gặp khó, thủy sản và lâm nghiệp tăng trưởng tích cực

Sản xuất nông nghiệp trong quý 1/2022 có những diễn biến trái chiều giữa các nhóm ngành…

Sản xuất nông nghiệp có nhiều biến động.

Đối với ngành lâm nghiệp, chế biến và xuất khẩu gỗ có nhiều tín hiệu tích cực. Ngành thủy sản, trong khi nuôi trồng thuận lợi, thì đánh bắt lại vô cùng khó khăn. Ngành chăn nuôi đang trong đà hồi phục nhưng gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Theo Tổng cục Thống kê, ngành lâm nghiệp vẫn đang sáng lạn. Tình hình tiêu thụ gỗ những tháng đầu năm 2022 có nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ trên thị trường thế giới tăng nhanh.

Vì vậy, doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam có nhiều cơ hội tăng thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy khai thác và tiêu thụ gỗ trong nước.

Ước tính quý 1/2022, diện tích rừng trồng mới tập trung của cả nước đạt 35,4 nghìn ha, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác đạt hơn 3,1 triệu m3, tăng 3,6%.

NĂNG SUẤT cao LÚA GIẢM

Tổng cục Thống kê cho biết, diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm nay ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm, chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp, chuyển sang trồng hoa màu và cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Một số địa phương có diện tích giảm nhiều là: Bến Tre giảm 10,2 nghìn ha; Đồng Tháp giảm 6,8 nghìn ha.

Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm (Tính đến trung tuần tháng Ba). Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm
(Tính đến trung tuần tháng Ba). Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Đến thời điểm cuối tháng 3/2022, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 785 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 52,1% diện tích gieo cấy và bằng 114,8% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do năng suất giảm bình quân 0,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (ước tính chỉ đạt 71,8 tạ/ha), nên sản lượng lúa giảm 165,2 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến giữa tháng 3/2022, tiến độ gieo trồng nhiều cây rau màu vụ đông xuân nhìn chung giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao và gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Hầu hết sản lượng cây ăn quả thu hoạch trong quý đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước: Chuối đạt 654,3 nghìn tấn (tăng 3,3%); cam đạt 263 nghìn tấn (tăng 2,1%); dứa đạt 211,2 nghìn tấn (tăng 3,4%); xoài đạt 180,9 nghìn tấn (tăng 2,4%); bưởi đạt 158,2 nghìn tấn (tăng 3,2%); riêng sản lượng thanh long đạt 349,7 nghìn tấn, giảm 3,2% do gặp khó khăn trong xuất khẩu.

CHĂN NUÔI GẶP KHÓ

Đối với ngành chăn nuôi, chăn nuôi trâu, bò trong quý đầu năm bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại xảy ra trong tháng Hai. Chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do các doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi chủ động được nguồn giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học.

Tốc độ tăng số lượng gia súc, gia cầm cuối tháng 3/2022 so với cùng thời điểm năm trước.Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tốc độ tăng số lượng gia súc, gia cầm cuối tháng 3/2022 so với cùng thời điểm năm trước.Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Cuối tháng 3/2022 so với cùng thời điểm này năm trước, đàn lợn tăng 4,2%; đàn gia cầm tăng 2,4%; đàn bò tăng 1,1%; đàn trâu giảm 2,0%. Trong quý 1/2022, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 33,9 nghìn tấn (tăng 1,1%); sản lượng thịt bò hơi đạt 128,9 nghìn tấn, tăng 3,4%; sản lượng thịt lợn đạt 1041 nghìn tấn, tăng 4,3%; sản lượng gia cầm hơi đạt 507,3 nghìn tấn, tăng 5,3%; sản lượng sữa bò tươi thu hoạch đạt 304,4 nghìn tấn, tăng 10,5%.

Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu.Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu.Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao trong khi giá sản phẩm chăn nuôi có xu hướng giảm. Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi lớn, dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại một số địa phương, người chăn nuôi cần có các biện pháp phòng và xử lý dịch hiệu quả để giảm nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.

THỦY SẢN: NUÔI TRỒNG “LÊN ĐỈNH”, ĐÁNH BẮT “XUỐNG VỰC”

Trong quý đầu năm nay, hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản khôi phục mạnh mẽ, giá cá tra tăng cao lên mức kỷ lục sau hơn hai năm liên tiếp ở mức thấp, giá tôm cũng có xu hướng tăng. Trong khi đó, sản lượng khai thác thủy sản giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ.

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản tháng 3/2022 ước tính đạt 694,2 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Cá đạt 517,4 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 68,2 nghìn tấn, tăng 9,1%; thủy sản khác đạt 108,6 nghìn tấn, giảm 1,6%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 3/2022 ước tính đạt 367,8 nghìn tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cá đạt 268,4 nghìn tấn, tăng 7,1%; tôm đạt 56 nghìn tấn, tăng 11,8%.

Tính chung quý I năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 988 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó: Cá đạt 716,5 nghìn tấn, tăng 4,6%; tôm đạt 148,1 nghìn tấn, tăng 7,1%.

Giá cá tra tăng cao do nguồn cung cá tra trong nước và toàn cầu thấp. Giá cá tra nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh sau hơn hai năm liên tiếp ở mức thấp.

Tháng 1/2022, giá cá tra nguyên liệu loại 0,9 kg/con tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ dao động ở mức 23,5-24 nghìn đồng/kg, tăng 3,5-4,0 nghìn đồng so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Mức giá này được duy trì đến đầu tháng 2/2022 Trung tuần tháng Hai, giá cá tra lên mức 26-28 nghìn đồng/kg và tuần đầu tháng 3/2022 đạt mức 32 nghìn đồng/kg.

Sản lượng cá tra tháng 3/2022 ước tính đạt 140,7 nghìn tấn, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả quý đầu năm, sản lượng cá tra đạt 342,6 nghìn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.

Giá tôm có xu hướng tăng, các địa phương tiếp tục phát triển tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh công nghệ cao song song với quy trình nuôi mới, ao lót bạt đáy, chủ động trong việc kiểm soát môi trường ngày càng tốt hơn.

Sản lượng tôm sú tháng 3/2022 ước đạt 17,1 nghìn tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 35,2 nghìn tấn, tăng 23,1%.

Ước tính cả quý đầu năm, sản lượng tôm sú đạt 47 nghìn tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 89,1 nghìn tấn, tăng 12,9%.

Đối với lĩnh vực khai thác hải sản, tình cảnh lại vô cùng ảm đạm, do giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào trong khi giá hải sản có chiều hướng giảm nên ngư dân hạn chế ra khơi, nhiều tàu thuyền phải nằm bờ.

Vì vậy, sản lượng thủy sản khai thác tháng 3/2022 ước tính đạt 326,4 nghìn tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: cá đạt 249 nghìn tấn, giảm 3,1%; tôm đạt 12,2 nghìn tấn, giảm 1,6%. Sản lượng thủy sản khai thác biển trong tháng ước đạt 313,6 nghìn tấn, giảm 3,9%

Tính chung cả quý đầu năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 875,6 nghìn tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: cá đạt 668,7 nghìn tấn, giảm 1,1%; tôm đạt 32,4 nghìn tấn, giảm 0,3%. Sản lượng thủy sản khai thác biển quý I năm 2022 ước đạt 835,3 nghìn tấn, giảm 1,3%.

Nguồn bài viết: Bức tranh nông nghiệp quý 1/2022: Sản xuất lúa, chăn nuôi gặp khó, thủy sản và lâm nghiệp tăng trưởng tích cực - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TP HCM thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4

Sau hai lần lùi kế hoạch, TP HCM bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển từ 0h ngày 1/4, mức thấp nhất 15.000 đồng mỗi tấn, cao nhất 4,4 triệu đồng với container 40 feet.

Thông tin được ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa TP HCM, cho biết tại họp báo công bố triển khai thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn, sáng 25/3. Trước khi vận hành, hệ thống thu phí đã được thử nghiệm một tháng để doanh nghiệp tiếp cận, quen dần quy trình thực hiện.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa TP HCM, tại họp báo sáng 25/3. Ảnh: Gia Minh

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa TP HCM, tại họp báo sáng 25/3. Ảnh: Gia Minh

Mức thu từ đầu tháng 4 áp dụng thấp nhất 15.000 đồng cho mỗi tấn hàng không đóng trong container (hàng xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP HCM); cao nhất 4,4 triệu đồng mỗi container loại 40 feet (hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, chuyển khẩu). Các trường hợp được miễn phí gồm hàng nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Quy trình thu phí triển khai qua hệ thống điện tử, không dùng tiền mặt. Người nộp phí kê khai thông tin trên hệ thống thông quan điện tử của hải quan. Các dữ liệu tích hợp với hệ thống thu phí cảng biển sẽ tự động thông báo mức phí. Sau khi hoàn thành đóng phí, ngân hàng sẽ gửi thông báo, in biên lai điện tử và chia sẻ qua hệ thống cảng để xác nhận đưa hàng hoá qua cảng.

Các mức phí hạ tầng cảng biển của đề án. Ảnh:Sở Giao thông Vận tải

Các mức phí hạ tầng cảng biển của đề án. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải

Theo ông Tuấn, quá trình thử nghiệm các tính năng của hệ thống đã được kiểm tra, đảm bảo thông suốt trước khi vận hành chính thức. Các bên cũng chuẩn bị tình huống xử lý nếu xảy ra trục trặc, đảm bảo không gây ách tắc, ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp. Khoản thu được công khai, minh bạch trên hệ thống và doanh nghiệp có thể tra cứu.

Lãnh đạo Cảng vụ đường thuỷ nội địa cũng cho biết kế hoạch thu phí trước đó được thành phố dự tính từ 1/7/2021, tuy nhiên do Covid-19 nên lùi lại tháng 10/2021 rồi tiếp tục dời đến đầu tháng 4 năm nay. Trong khoảng thời gian này, mức dự thu ước tính khoảng 2.200 tỷ đồng, được xem như phần hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch.

Ông Bùi Hoà An, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải, nói số tiền thu được sau khi trích cho đơn vị thu phí sẽ nộp ngân sách, bố trí đầu tư hạ tầng giao thông quanh cảng. Trước mắt, nguồn thu được thành phố sử dụng để đầu tư các dự án khu vực cảng Cát Lái, Phú Hữu (TP Thủ Đức), như mở rộng đường Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh, Võ Chí Công; hoàn chỉnh nút giao Mỹ Thủy

Tại khu cảng Sài Gòn (quận 4), thành phố sẽ đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 kết nối qua quận 7 và giảm ùn tắc nút giao Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư - Nguyễn Văn Linh; mở rộng đường Lưu Trọng Lư kết nối cảng Tân Thuận với đường Nguyễn Văn Linh…

Hệ thống cảng biển ở TP HCM. Đồ họa:Thanh Huyền

Hệ thống cảng biển ở TP HCM. Đồ họa: Thanh Huyền

Theo ông An, nếu đúng kế hoạch thu phí từ tháng 7 năm ngoái, đến năm 2025 mức thu về ngân sách dự tính khoảng 16.000 tỷ đồng, góp phần đẩy nhanh thực hiện các dự án trên. “Việc thu phí và tái đầu tư hạ tầng quanh cảng là sự hỗ trợ lâu dài cho doanh nghiệp”, ông An nói và cho biết khi giao thông tốt lên, thời gian vận chuyển hàng được rút ngắn, các đơn vị vận tải và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hưởng lợi nhiều hơn.

Nguồn bài viết: TP HCM thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4 - VnExpress

VASEP Highlight - Tôm T3/2022: Xuất khẩu tôm tăng tốc ngay từ đầu năm

Xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm nay tăng trưởng tốt ở tất cả các thị trường chính, trừ Nga. Xuất khẩu tôm sang Nga - Ukraine bị gián đoạn do cuộc xung đột quân sự của hai nước.

các bác chú ý về anh Quyết có thể vào đây để xem nhé :))) : Cuộc hành trình của Quyết "Đại Hiệp"

Sacombank lên tiếng về khoản vay của FLC Group

TTO - Ngân hàng Sacombank khẳng định các khoản vay của FLC Group đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn. Thông tin này được phát đi sau khi ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC Group, bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán.

Sacombank lên tiếng về khoản vay của FLC Group - Ảnh 1.

Nguồn bài viết: Sacombank lên tiếng về khoản vay của FLC Group - Tuổi Trẻ Online

Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC Group, vừa bị bắt ngày 29-3 vì thao túng thị trường chứng khoán - Ảnh: T.HUYỀN

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, đã xuất hiện thông tin về những ngân hàng đang cho FLC Group vay hàng ngàn tỉ đồng. Trong số các khoản vay dài hạn, FLC đang vay Sacombank nhiều nhất với số tiền 1.840 tỉ đồng, FLC cũng vay dài hạn BIDV 1.200 tỉ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài cho OCB với dư nợ 819 tỉ đồng. Các khoản nợ trên được FLC thế chấp chủ yếu bằng bất động sản, các dự án hình thành trong tương lai…

“Sau khi ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC Group, bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán, một số thông tin cho rằng vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến Sacombank bởi FLC Group là khách hàng có giao dịch tín dụng tại Sacombank. Bằng thông cáo báo chí này, Sacombank khẳng định các khoản vay của FLC Group đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn”, Sacombank khẳng định.

Cũng theo Sacombank, trong năm 2021, Sacombank đã tham gia tài trợ vốn cho FLC Group, bao gồm Hãng hàng không Bamboo Airways để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc cho vay này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ đối với việc kích cầu du lịch và hỗ trợ các hãng hàng không sau đại dịch COVID-19.

"Hoạt động cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng FLC Group được thực hiện đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ của Sacombank. Các khoản vay có đầy đủ tài sản đảm bảo.

Tính đến thời điểm hiện tại, FLC Group đang hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký với Sacombank. Và như nguyên tắc thông thường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, trường hợp có phát sinh rủi ro, Sacombank sẽ chủ động áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi nợ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Sacombank", Sacombank nhấn mạnh.