Chứng sỹ săn tin!

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 10/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. CEO: Chủ tịch CEO Group ‘Năm nay chắc chắn có lãi 300 tỷ, tháng 10 sẽ tăng vốn’

  2. PTL: Lỗ luỹ kế hơn 430 tỷ, PTL giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, vẫn là văn mẫu “em biết gì đâu anh”

  3. Bộ đôi KBC – ITA tạm ứng cho lãnh đạo, nhân viên hàng nghìn tỷ đồng

  4. VC3: Mekong Group kỳ vọng thu về hơn 8.300 tỷ đồng từ Dự án Khu đô thị Bảo Ninh 2

  5. Hợp nhất Bệnh viện Quốc tế Green, Hapaco báo lãi ròng quý II tăng 72%

  6. HAG: Bầu Đức khoe vườn sầu riêng ‘cả Đông Nam Á không ai có’, trớ trêu khách hàng lớn nhất cũng vừa khoe tự trồng được

_

  1. D2D: Báo lãi ròng quý II/2022 bằng 1% cùng kỳ

  2. DLG: Tăng dự phòng nợ khó đòi khiến DLG lỗ 312 tỷ đồng quý 2

  3. DBC: Tăng cường hợp tác giữa tập đoàn và Canada

  4. CHP: Thủy điện miền Trung lãi khủng, lợi nhuận tăng hơn 700%

  5. HDBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 25.503 tỷ đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Thị giá 56.000 đồng/cp, Cokyvina muốn bán PTI với giá khởi điểm 69.000 đồng/cp

  2. Nhiều lãnh đạo Techcombank đăng ký mua hơn 840.000 cổ phiếu ESOP

  3. TID: CEO Tín Nghĩa thoái gần hết vốn công ty, “bỏ túi” khoảng 35 tỷ đồng

_

  1. SSI hoàn tất chào bán cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên hơn 14.900 đồng

  2. Savico phát hành hơn 33 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông tỷ lệ 1:1

_

=> CỔ TỨC

  1. IDC: Chốt ngày tạm ứng cổ tức 2.000 đồng/cp. Theo kế hoạch đề ra, năm nay, IDICO dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 40%, tương đương với năm 2021. Như vậy IDICO còn đợt chia cổ tức với tổng tỷ lệ 20%.
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu bất động sản đua nhau bứt phá, VN-Index giằng co

  • Cổ phiếu ngân hàng bị chốt lời ngắn hạn, SHB liên tục xuất hiện giao dịch thoả thuận khủng

  • Các cổ phiếu lớn có sự phân hóa mạnh và khiến các chỉ số biến động giằng co.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,35 điểm (-0,19%) xuống 1.256,5 điểm. Toàn sàn có 210 mã tăng, 246 mã giảm và 77 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.261 tỷ đồng, giảm 8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 11% và ở mức 12.692 tỷ đồng.

  • Khối ngoại mua ròng trở lại 50 tỷ đồng trên HoSE sau 3 phiên bán ròng liên tiếp, tập trung gom CCQ ETF

Tự doanh 10/08: Mua ròng gần 13 tỷ đồng, tập trung gom NLG, VNM, TCB và xả DXG, VPB và STB

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Pyn Elite Fund: Định giá chứng khoán Việt Nam đang ở mức thấp kinh ngạc so với MSCI ACWI World

  2. PYN Elite ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 7 sau chuỗi âm 5 tháng liên tiếp

  3. Vì đâu NĐT nước ngoài vẫn mua ròng hơn 6.700 tỷ đồng từ đầu năm bất chấp xu hướng rút ra của vốn ngoại trên toàn cầu?

  4. Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với sàn giao dịch chứng khoán điện tử Nasdaq

  5. Đồng USD mạnh lên, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu ngành nào và “né” nhóm nào?

_

  1. Tiếp tục trấn áp tội phạm ‘tín dụng đen’, thúc đẩy tín dụng từ kênh chính thức

  2. Lãi suất tăng mạnh gây áp lực lên nhu cầu vay thế chấp

  3. Kiến nghị chi tiếp hơn 1.100 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

  4. Người dân rút bớt tiền nhàn rỗi ra khỏi ngân hàng, CASA nhiều nhà băng quay đầu giảm trong quý II

  5. Trốn công bố thông tin, một doanh nghiệp huy động lượng trái phiếu gấp 280 lần vốn điều lệ với lãi suất 20%/năm bị ‘tuýt còi’

_

=> VIỆT NAM

  1. Ngân hàng Thế giới dự báo GDP Việt Nam năm 2022 tăng 7,5%.

  2. Dự báo GDP năm 2022 tăng 7,5% có quá lạc quan?

  3. Bình Dương xuất siêu ấn tượng với 6,6 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm

  4. Hôm nay (10/8), giá lợn hơi diễn biến trái chiều từ 1.000-6.000 đồng/kg, đưa giá lợn hơi trên cả nước dao động trong khoảng 60.000-70.000 đồng/kg. Dự báo, chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ đi ngang và bắt đầu giảm trong quý IV năm nay.

  5. Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng. Tổng luỹ kế từ đầu năm, xuất khẩu sắt thép giảm mạnh hơn 22% trong khi nhập khẩu suy yếu gần 8%.

  6. Gần 3 tháng, giá thép giảm 13 lần liên tiếp

  7. Giá thép xây dựng tiếp tục lao dốc, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt

  8. Lượng khách tăng đột biến, hàng không bật tăng doanh thu, lợi nhuận 6 tháng

  9. Sau hơn chục năm liên tục trồi sụt, xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu (EU) đang tạo nên cú bứt phá ngoạn mục khi trong vòng chưa đầy 7 tháng, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt gần 122 triệu USD (tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái) và vượt kim ngạch cả năm 2021. Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU “làm 7 tháng tiền nhiều bằng cả năm”?

  10. Nhiều doanh nghiệp ngành gạo báo lỗ ròng trong quý II/2022

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á giảm điểm, lạm phát Trung Quốc cao nhất 2 năm, nguyên nhân chủ yếu đến từ thịt heo khi mặt hàng này tăng 20% chỉ trong tháng 7

  2. CPI toàn phần của Trung Quốc trong tháng 7 bật tăng khoảng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 2,5% của tháng 6.

  3. Trung Quốc: Lạm phát tăng nhưng không cao như kì vọng khi chính sách ZeroCovid vẫn được duy trì.

  4. Lạm phát tại Trung Quốc được dự báo sớm vượt ngưỡng mục tiêu 3% trong thời gian tới.

  5. Chứng khoán Mỹ đi xuống trước ngày công bố số liệu lạm phát quan trọng

  6. Nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 được công bố vào sáng 10/8 (theo giờ Mỹ) đâu đó 7h 8h tối nay. Các chuyên gia của Dow Jones dự báo CPI tháng 7 sẽ tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 9,1% của tháng 6 do giá dầu đã hạ nhiệt.

  7. Quan chức BoE: Anh có thể phải nâng lãi suất hơn nữa

  8. Lạm phát tại Lào đạt mức cao nhất trong 22 năm qua

  9. Mexico ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục trong 22 năm qua

  10. Ngân hàng trung ương Thái Lan tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần 4 năm

  11. Chính phủ Thái Lan bơm thêm tiền cứu Thai Airways thoát khỏi phá sản

  12. Elon Musk tiếp tục bán gần 7 tỷ USD cổ phiếu Tesla, hiện Elon vẫn đang có khoảng 250 tỷ USD trên giấy tờ.

  13. Cathie Wood xác nhận Ark Invest bán cổ phiếu Coinbase vì cáo buộc của SEC

  14. Thị trường hiện đang nhận định có khoảng 70% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong tháng tới.

  15. Chống dịch COVID-19: Giải pháp căn cơ của Nhật Bản

  16. Anh và Trung Quốc nhất trí nối lại các chuyến bay chở khách trực tiếp

  17. Mỹ - Trung ‘ăn miếng trả miếng’ về kinh tế, Ukraine ngăn chặn dầu từ Nga - Chuyện thị trường 9/8

  18. Thị trường việc làm Trung Quốc đang trong thời kỳ u ám

  19. Nhà cung cấp Foxconn của Apple đã báo cáo lợi nhuận ròng quý II tăng cao hơn dự kiến ​​12%, do nhu cầu mạnh mẽ đối với điện thoại thông minh và các sản phẩm đám mây của họ, đồng thời cho biết họ “thận trọng” về quý III nhưng dự kiến ​​sẽ tăng trưởng.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Iran đặt đơn hàng nhập khẩu đầu tiên được thanh toán bằng tiền mã hóa, trị giá 10 triệu USD

  2. Các thợ đào BTC đã bán 5.700 BTC trong tháng 7

  3. “Ông lớn” môi giới tài chính Interactive Brokers mở rộng sản phẩm giao dịch crypto

  4. Ngân hàng Trung ương Úc nghiên cứu áp dụng CBDC

  5. Reddit hợp tác cùng FTX cho thanh toán ETH

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 23.100 USD, thì sang phiên hôm nay chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng 23.000 USD/BTC cho đến cuối ngày.

_

  1. Dầu thô Nga từ các cảng xuất khẩu trên biển Baltic và Biển Đen đến các nhà máy lọc dầu ở Italy đã lên cao nhất 7 tuần. Trong khi đó, dầu giao đến Thổ Nhĩ Kỳ lên cao nhất 6 tuần, các nước này thuộc khu vực Nam Âu

  2. An ninh năng lượng ở châu Âu vừa hứng chịu thêm một cú sốc, khi dòng chảy dầu thô Nga qua Ukraine tới Hungary, Slovakia và Séc bất ngờ dừng lại. Nguyên nhân của sự gián đoạn đột ngột này là các biện pháp trừng phạt cản trở việc Nga thanh toán phí trung chuyển dầu

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,74 USD (-0,82%), xuống 89,76 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,82 USD (-0,85%), xuống 95,43 USD/thùng.

  4. Vụ cháy kho dầu tại Cuba được kiểm soát sau bốn ngày bùng phát dữ dội với gần một nửa số bồn chứa bị cháy trụi.

_

  1. USD tiếp tục giảm, vàng vẫn tăng, thị trường chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ

  2. Đồng Nhân dân tệ giảm, các đồng tiền của châu Á ít thay đổi trước khi Mỹ công bố CPI

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 4,7 USD lên mức 1.793,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.790 USD, nhưng đã hồi phục về cuối ngày và lên trên 1.795 USD/ounce.

_

  1. Sri Lanka tăng giá điện lên đến 264%

  2. Giá lương thực đã giảm đáng kể trong tháng 7 so với tháng trước, đặc biệt là giá lúa mì và dầu thực vật.

  3. Na Uy tính hạn chế xuất khẩu điện, châu Âu “sốt vó”

  4. Giá ure, DAP thế giới đồng loạt giảm

  5. Giá thép, quặng sắt tại Trung Quốc đồng loạt giảm trong phiên 9/8. Tuy giảm, giá mặt hàng này đang sát mức cao nhất một tháng vì triển vọng nhu cầu có dấu hiệu tích cực.

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,530 đồng

Bảng Anh 28,682 đồng

EUR 24,554 đồng

Nguồn: Thông Tô

Người dân rút bớt tiền nhàn rỗi ra khỏi ngân hàng, CASA nhiều nhà băng quay đầu giảm trong quý II

Trong quý II, xu hướng sụt giảm tỷ lệ CASA không chỉ diễn ra ở những ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa, mà còn cả với những ngân hàng có lợi thế về việc huy động vốn rẻ.

Cuối quý II/2022, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu đi xuống khi người dân có xu hướng rút bớt tiền nhàn rỗi ra khỏi ngân hàng.

Quán quân CASA Techcombank ghi nhận tỷ lệ này sụt giảm từ mức kỷ lục 50% vào quý I xuống còn 47,5% vào cuối quý II/2022. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng giảm 12% so với cuối quý I, từ 108.000 tỷ đồng xuống 95.000 tỷ đồng kéo theo tổng tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 329.000 tỷ đồng vào cuối quý I xuống còn 322.000 tỷ đồng cuối quý II.

Lý giải về điều này, Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp Techcombank, ông Ngô Hoàng Hà cho biết có một xu hướng là hết đại dịch, khách hàng chuyển từ nắm giữ tiền mặt sang đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời gia tăng nhu cầu về tiêu dùng cá nhân.

Đặc biệt, trước rủi ro lạm phát, ông Hà cho biết nhiều khách hàng có thu nhập cao sẽ mua bất động sản để tránh giảm giá trị đồng tiền, điều này dẫn đến số dư CASA của khách hàng cá nhân giảm.

Đồng quan điểm, Giám đốc cao cấp Phát triển và Quản lý hợp kênh, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết sau COVID-19, đặc biệt là sau tháng 4 khi các hoạt động kinh doanh trở lại bình thường, một lượng lớn các nhu cầu về tài chính của khách hàng đặc biệt là nhu cầu về đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản đã được triển khai rất mạnh mẽ.

Theo đánh giá của Techcombank dựa theo các phân tích dữ liệu, tỷ lệ CASA bị ảnh hưởng chỉ là tạm thời. Với sự am hiểu về các dòng tiền vào và dòng tiền ra, ngân hàng đã đưa ra những hành động ngay lập tức và dự kiến sẽ đạt được chỉ số 50% về tỷ lệ CASA vào cuối năm nay.

Tương tự tại Vietcombank, CASA của ngân hàng giảm 0,9 điểm % về mức 35,4% vào cuối quý II. Song, theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), đây chỉ là mức sụt giảm nhẹ và mang tính thời điểm do các ngân hàng hết hạn mức tín dụng dẫn tới khách hàng quản trị chặt chẽ hơn nguồn tiền mặt cũng như gia tăng cho vay mượn lẫn nhau để tối ưu hiệu quả.

Chuyên gia cho rằng với vị thế hàng đầu thì Vietcombank có thể tăng trưởng CASA tích cực trong thời gian tới khi đã thực hiện chính sách miễn phí chuyển khoản cũng như miễn phí quản lý tài khoản.

Không ngoại lệ, tỷ lệ CASA của ACB cũng giảm 2 điểm % về gần 25% vào cuối quý II với số dư tiền gửi không kỳ hạn tại ngày 30/6/2022 là 94.660 tỷ đồng. Tại MSB, tỷ lệ CASA cuối quý II giảm khoảng 1,4 điểm % so với quý I nhưng vẫn cao hơn thời điểm cuối năm 2021.

Trong TOP 5 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất, chỉ riêng MB có xu hướng ngược lại khi tỷ lệ CASA quý II tăng nhẹ 0,7% so với quý trước đó, lên mức 45,5%. BVSC cho rằng MB đã tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng niêm yết khác khi là ngân hàng có sự gia tăng CASA trong khi các ngân hàng khác đều có sự suy giảm CASA.

Theo đó, sự gia tăng CASA của MB nhờ ngân hàng có tập khách hàng chất lượng cũng như đã gia tăng được khách hàng nhanh chóng. Cuối quý II, lượng khách hàng sử dụng ứng dụng MB đã lên tới 12,9 triệu người tăng 17,3% so với cuối quý I và 228% so với cùng kỳ.

Chuyên gia cho rằng với việc MB tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, chương trình miễn phí chuyển khoản và những chương trình marketing sẽ giúp cho MB tiếp tục thu thút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng tài khoản MB làm tài khoản giao dịch chính và từ đó tiếp tục duy trì được vị thế CASA của ngân hàng.

Nguồn: Phương Nga tổng hợp.

Xu hướng sụt giảm tỷ lệ CASA cũng diễn ra ở những ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa. Điển hình là Kienlongbank với tỷ lệ CASA giảm mạnh từ 24,8% trong quý I xuống còn 9,1% cuối quý II. Đây cũng là một trong những ngân hàng có CASA giảm mạnh nhất và nằm ở mức thấp trong nhóm thống kê.

Tính tới 30/6/2022, số dư tiền gửi khách hàng giảm gần 16% so với đầu năm, xuống còn 43.219 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh 50,9%, xuống còn gần 3.900 tỷ đồng.

Các ngân hàng khác cũng có tỷ lệ CASA giảm so với quý liền kề có thể kể đến như SHB, OCB, LienVietPostBank,…

Theo báo cáo triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm 2022, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng trong các quý tới, tỷ lệ CASA có thể gặp áp lực giảm do các thị trường đầu tư tài sản kém thuận lợi và dòng tiền nhàn rỗi rút ra tập trung đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Các ngân hàng ghi nhận lượng khách hàng thường xuyên tăng nhanh như Techcombank, MB, MSB, TPBank… sẽ có được nguồn vốn huy động dồi dào hơn và giảm được chi phí vốn trong dài hạn.

Tỷ lệ CASA của một số ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2022. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp).

Nguồn bài viết: Người dân rút bớt tiền nhàn rỗi ra khỏi ngân hàng, CASA nhiều nhà băng quay đầu giảm trong quý II

PYN Elite ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 7 sau chuỗi âm 5 tháng liên tiếp

PYN Elite ghi nhận hiệu suất 0,9% trong tháng 7 nhờ vào sự tăng trưởng của 3 cổ phiếu ACV, MBB và CTG.

PYN Elite Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 7. Đơn vị này nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đã có khởi đầu khó khăn vào đầu tháng khi VN-Index giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng khi chạm mốc 1.149 điểm ngày 6/7. Sau khi chạm đáy, thị trường phục hồi trong phần còn lại của tháng 7 trước khi kết thúc tháng với mức tăng 0,7% so với tháng trước đó. Sự khởi sắc này được thúc đẩy nhờ động lực toàn cầu tích cực và kết quả kinh doanh quý II khả quan, đặc biệt là ngành ngân hàng.

Trong khi đó, PYN Elite ghi nhận hiệu suất 0,9% trong tháng 7 nhờ vào sự tăng trưởng của 3 cổ phiếu ACV, MBB và CTG. Cụ thể, xét theo giá điều chỉnh, mã ACV tăng 8%, MBB tăng 6%, và CTG tăng 4%.

PYN Elite ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 7 sau chuỗi âm 5 tháng liên tiếp - Ảnh 1.

Theo đó, quỹ đến từ Phần Lan chấm dứt chuỗi âm hiệu suất trong 5 tháng liên tiếp, và cũng là chuỗi dài nhất kể từ tháng 8/2018. Tính từ đầu năm đến nay, hiệu suất của PYN Elite Fund âm 19,3%, thấp hơn mức giảm của VN-Index (âm 19,5%).

Tuy nhiên, VN-Index vẫn hoạt động kém hiệu quả hơn khi so sánh với thị trường toàn cầu. Song Pyn Elite cho rằng, định giá của VN-Index cho thấy sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, với P/E dự phóng năm 2022 ở mức 11,1 lần khi so với mức 15,4 lần của chỉ số thế giới MSCI ACWI.

PYN Elite ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 7 sau chuỗi âm 5 tháng liên tiếp - Ảnh 2.

Theo PYN Elite, sau sự tăng trưởng mạnh của GDP trong quý II, dữ liệu vĩ mô tháng 7 cho thấy quý III có khả năng tăng trưởng mạnh hơn nữa. Trong tháng 7, sản xuất công nghiệp tăng 11,2% so với năm trước, xuất khẩu tăng 8,9%, giải ngân vốn FDI tăng 20%. Doanh số bán lẻ tăng đáng kể so với cùng kỳ, với mức tăng 42,6%. Đây cũng là mức cao nhất trong 3 năm gần đây khi cao hơn con số 12% của năm 2020 và 18% của năm 2019. Nguồn thu từ mảng du lịch trong tháng 7 tăng 3451% so với cùng kỳ và bằng 82% của con số tháng 7/2019 (thời điểm chưa xuất hiện Covid-19). Ngoài ra, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức 3,14%. Pyn Elite đánh giá trong thời gian tới áp lực lạm phát sẽ giảm khi giá xăng dầu đang trên đà đi xuống.

Cổ phiếu nổi bật trong tháng 7 là VHM. PYN Elite đánh giá Vinhomes là điểm sáng của thị trường bất động sản khi ghi nhận doanh thu bán nhà trước khi hoàn thiện ở mức kỷ lục trong quý II với 3,2 triệu USD, tăng 250% so với năm trước tính từ thời điểm ra mắt dự án The Empire rộng 460 ha. Đây là dự án đầu tiên trong số 4 dự án lớn mà Vinhomes dự kiến ra mắt trong 1,5 năm tới sau thời gian đại dịch Covid-19 trong bối cảnh thị trường tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng dù nhu cầu gia tăng. Với tổng diện tích 1.270 ha và tổng giá trị phát triển dự án 17,5 tỷ USD, các dự án này được kỳ vọng sẽ đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận cho Vinhomes trong thời gian 2023-2024.

Tính tới cuối tháng 7, quy mô danh mục (AUM) của PYN Elite Fund đạt 725,5 triệu EUR (khoảng 17.310 tỷ đồng). Cuối tháng 6, AUM của PYN ở mức 712,1 triệu EUR (khoảng 17.384 tỷ đồng). Theo đó, sau 1 tháng quy mô danh mục của quỹ đã tăng 1,9%, tương đương 13,4 triệu EUR. Tuy nhiên nếu xét về giá trị theo VND, quy mô quỹ ngoại này đã giảm khoảng 74 tỷ đồng do tỷ giá EUR/VND giảm từ mức 1 EUR đổi 24.412 VND xuống 1 EUR bằng 23.859 VND.

PYN Elite ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 7 sau chuỗi âm 5 tháng liên tiếp - Ảnh 3.

Về cơ cấu danh mục khoản đầu tư, top 10 danh mục PYN có một số biến động trong tháng qua. Cổ phiếu CTG vượt VHM lên vị trí thứ nhất với tỷ trọng 16,9% tương đương 122,6 triệu EUR. Khoản đầu tư vào Vinhomes tụt xuống vị trí thứ 2 với giá trị 121,2 triệu EUR, chiếm 16,7%.

Ngoài ra, cổ phiếu TPB tụt 1 hạng xuống vị trí thứ 6 với 63,1 triệu EUR, tỷ lệ 8,7%. Trong khi đó, mã ACV được nâng hạng lên thứ 5 với 65,3 triệu EUR.

PYN Elite ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 7 sau chuỗi âm 5 tháng liên tiếp - Ảnh 4.

Theo thông tin PYN Elite công bố, ACV là cổ phiếu tăng trưởng tích cực nhất trong tháng 7 với mức tăng 10,1% (đây là mức tăng xét theo giá chưa điều chỉnh). Theo sau là NLG và KDC, với mức tăng lần lượt là 9,4% và 8,6%. Ở chiều ngược lại, giá cổ phiếu VHM giảm nhiều nhất với 3,5%, xếp sau là MIC (âm 3,1%) và TPB (âm 2%).

Nguồn bài viết: PYN Elite ghi nhận hiệu suất dương trong tháng 7 sau chuỗi âm 5 tháng liên tiếp

Bầu Đức khoe vườn sầu riêng ‘cả Đông Nam Á không ai có’, trớ trêu khách hàng lớn nhất cũng vừa khoe tự trồng được

Sau tin vui kể từ ngày 11/7/2022 quả sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch qua tất các cửa khẩu của Trung Quốc, bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai) liền trình làng “bom tấn” vườn sầu riêng “cả Đông Nam Á không ai có” với tổng diện tích lên đến 1.000ha tại Lào và Việt Nam.

Vườn sầu riêng của bầu Đức được trồng từ 3-5 năm trở lại đây, riêng tại Việt Nam là 200ha, được xem là vùng trồng sầu riêng tập trung lớn nhất nước ta. Giống sầu riêng được bầu Đức trồng tại Việt Nam là Monthong (Thái Lan), còn tại Lào là Musang-king (Malaysia).

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), năm 2021, sản lượng sầu riêng cả nước đạt khoảng 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng dưới dạng múi đã tách vỏ và được cấp đông. Theo đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 2 năm qua thị trường này đóng cửa tiểu ngạch nên xuất khẩu sầu riêng nước ta gặp nhiều khó khăn.

Vườn sầu riêng bắt đầu cho thu hoạch tại Đắk Lắk của HAGL.

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chỉ kéo dài 3 năm nhưng là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài 4 năm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là tin vui đối với các nhà xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam nói chung trong đó có HAGL.

Tuy nhiên, để vào được thị trường tỷ dân này, trái sầu riêng Việt Nam bắt buộc phải đạt yêu cầu kiểm dịch thực vật sau khi Bộ NN&PTNT gửi công hàm thông tin toàn bộ danh sách mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc để rà soát.

Bên cạnh đó, trái sầu riêng Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm từ Thái Lan, quốc gia duy nhất được nhập khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc trước đây.

Sầu riêng là loại trái cây tươi nhập khẩu dẫn đầu tất cả các loại trái cây khác cả về khối lượng và giá trị của Trung Quốc. Năm 2021, nhập khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc đạt 822.000 tấn và 4,21 tỷ USD, tăng lần lượt là 42,7% và 82,4% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù bầu Đức tự tin đến mức đưa ra nhận định “bán trong nước có khi còn chưa đủ, không biết có mà bán cho Trung Quốc hay không”, nhưng người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam hẳn chưa quên bài học từ việc phát triển ồ ạt diện tích trồng mít.

Tại ĐBSCL, vùng trồng mít Thái lớn nhất cả nước, giá mít bán tại vườn chỉ có 3.000 đồng/kg, còn nếu tự thu hoạch chở đến tận nơi cho thương lái thì bán được 5.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư đã là 10.000 đồng/kg. Với mức giá này thì nông dân bị lỗ nặng bởi chi phí vật tư nông nghiệp, phân bón tăng quá cao, chưa kể các phí khác như cây giống, lên liếp, phun tưới, chăm sóc… Giá mít Thái giảm sâu do vào thời điểm chính vụ, trong khi diện tích trồng mít tại các địa phương đã tăng ồ ạt trong vài năm gần đây.

Tại Việt Nam, Tiền Giang và Đắk Lắk lần lượt là hai tỉnh dẫn đầu cả nước diện tích sầu riêng với trên 15.000 ha, sản lượng khoảng 150.000 tấn/vụ.

Một thông tin đáng chú ý là Trung Quốc vừa công bố trồng thí điểm thành công sầu riêng nhiệt đới. Đó là một trang trại sầu riêng rộng 20ha ở thành phố Maoming (Mậu Danh) phía Tây Nam Quảng Đông với khoảng 200.000 cây sầu riêng được trồng từ năm 2018, những cây sớm nhất đã bắt đầu ra hoa và kết trái, dự kiến tháng 10 sẽ cho thu hoạch.

Chỉ riêng tại đảo Hải Nam, diện tích trồng sầu riêng đã lên đến khoảng 2.000ha.

Do đó, dù tự hào có vườn sầu riêng “số 1 Đông Nam Á”, nhưng con đường xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc của bầu Đức cũng không hề bằng phẳng.

Sau khi chuyển nhượng CTCP Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HNG), bầu Đức chỉ còn lại CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Việc tái cơ cấu HAG khiến doanh nghiệp này chỉ còn tập trung vào mảng nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nuôi heo, trồng chuối và bây giờ là trồng sầu riêng.

Do lợi nhuận sau thuế năm 2020 âm nên cổ phiếu HAG bị đưa vào diện kiểm soát từ tháng 4/2021. Trong phiên 10/08, HAG được giao dịch quanh mức giá 11.900 đồng/cp.

Báo cáo quản trị của công ty 6 tháng đầu năm cho thấy, bầu Đức đang là cổ đông lớn nhất tại HAG khi nắm giữ 34,5% vốn điều lệ. Đoàn Hoành Anh, con gái bầu Đức hiện nắm giữ 0,9% vốn điều lệ tại doanh nghiệp này.

Nguồn bài viết: Bầu Đức khoe vườn sầu riêng 'cả Đông Nam Á không ai có', trớ trêu khách hàng lớn nhất cũng vừa khoe tự trồng được - Báo Infonet

Phen này anh tóc trắng cười vui hơn rồi =))))

Trung Quốc thông báo tập trận quân sự đã kết thúc, nhưng sẽ thường xuyên tuần tra quanh đảo Đài Loan

Quân đội Trung Quốc thông báo các cuộc tập trận gần đảo Đài Loan để phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã kết thúc. Ngoài ra, quân đội nước này còn cam kết sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên gần hòn đảo.

Ngày 10/8, Đại tá Thi Nghị - phát ngôn viên Chiến khu Đông bộ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), thông báo quân đội đã “xuất sắc hoàn thành tất cả nhiệm vụ” đề ra trong đợt tập trận gần đảo Đài Loan tuần trước.

Tuyên bố trên đã chấm dứt các luồng thông tin mơ hồ về tình trạng của cuộc tập trận kéo dài ba ngày sau khi cảnh báo các tàu biển và máy bay tránh 6 khu vực xung quanh đảo Đài Loan mà Bắc Kinh đưa ra trước đó hết hiệu lực.

Tuy nhiên, PLA vẫn lên kế hoạch “thường xuyên tổ chức các cuộc tuần tra theo hướng eo biển Đài Loan”, vị đại tá cho biết, đồng thời thông tin thêm rằng các hoạt động như vậy sẽ phụ thuộc vào tình hình khu vực.

Thông báo của ông Thi cho thấy có thể Trung Quốc sẽ thường xuyên tiến hành các hoạt động quân sự trên đường trung tuyến do Mỹ vạch ra nhằm phân chia eo biển Đài Loan, theo Bloomberg.

Ông Ridzwan Rahmat, nhà phân tích quốc phòng tại công ty tư vấn quốc phòng Janes, nhận định: “Tôi nghĩ Trung Quốc đang muốn duy trì sự hiện diện quanh đảo chính của Đài Loan.

Những thông báo như mới đây có thể là một hình thức gây sức ép với Đài Loan. Trung Quốc có thể tiến hành các cuộc tập trận với nhịp độ thấp, chẳng hạn như tuần tra hàng hải và tìm kiếm cứu nạn. Đây cũng là tập trận hải quân, nhưng sẽ không bắn đạn thật”.

Một máy bay trực thăng quân sự của Trung Quốc bay qua đảo Pingtan, một trong những điểm gần nhất từ Đài Loan tới Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Getty Images).

Đợt tập trận được quân đội Trung Quốc tổ chức sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi được đánh giá là một trong các hành động khiêu khích nhất của Bắc Kinh với Đài Loan trong nhiều thập kỷ qua.

PLA không chỉ phóng thử 11 tên lửa vào các vùng biển xung quanh hòn đảo, mà Đài Loan còn cáo buộc rằng họ đang diễn tập các kịch bản tấn công có thể sẽ dùng tới trong tương lai.

Mặt khác, tuyên bố của Đại tá Thi Nghị xác nhận những gì mà các công ty vận tải biển và một số ngành nghề khác đã suy luận. Trước đó, các doanh nghiệp này tin rằng đợt tập trận của PLA đã kết thúc cách đây vài ngày. Từ ngày 10/8, các tàu đến và đi từ các cảng của Đài Loan phần lớn đã nối lại hành trình được lên kế hoạch từ trước.

Trước thông báo của PLA, bà Emma Li, nhà phân tích thị trường tại nền tảng Vortexa, cho hay: “Cuộc diễn tập mở rộng lần này có vẻ ít quy mô hơn so với những lần trước. Nhiều chủ tàu dường như không ngại đi qua các khu vực bị ảnh hưởng. Tàu chở dầu hoặc chở hàng rời vẫn hoạt động bình thường”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng căng thẳng mới đây để thu hẹp vùng đệm đã giúp duy trì hoà bình quanh đảo Đài Loan trong nhiều thập kỷ qua, Bloomberg thông tin.

Hơn 180 máy báy chiến đấu của Trung Quốc đã hoạt động ở phía đông đường trung tuyến của eo biển Đài Loan trong khoảng thời gian 8 ngày, kết thúc vào hôm 10/8. Đây là một sự kiện hiếm khi xảy ra trong quá khứ.

Kế hoạch về các cuộc tuần tra thường xuyên có thể làm dấy lên lo ngại rằng ông Tập sẽ tìm cách biến các cuộc tập trận thành một hiện trạng mới. Chiến lược này gây áp lực lớn lên Tổng thống Mỹ Joe Biden, khiến ông khó lòng khuyên Trung Quốc rút lui mà không gây leo thang căng thẳng hơn nữa.

Đầu tuần này, ông chủ Nhà Trắng bày tỏ niềm tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ không xích mích hơn nữa với Đài Loan. “Tôi không lo lắng, nhưng lo ngại rằng Trung Quốc đang đi quá xa. Tuy nhiên, tôi không nghĩ quân đội của họ sẽ có thêm bất kỳ động thái nào”, ông Biden chia sẻ với truyền thông.

Ở chiều hướng khác, ông Tập có thể đang tìm cách nắm lấy những lợi ích chiến lược của mình mà không cắt đứt quan hệ với ông Biden - người đã thảo luận về một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo trước chuyến đi của bà Pelosi tới Đài Loan.

Ngoài ra, trước thềm đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm nay, ông Tập cần phải phô trương sức mạnh cho công chúng thấy. Tại sự kiện này, ông Tập dự kiến sẽ đảm nhận nhiệm kỳ chủ tịch nước lần thứ ba.

Mặc dù việc đẩy lùi sự cạn thiệp của Mỹ có thể giúp ông Tập làm hài lòng những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn trong nước, nhưng nó cũng có thể khiến người dân mất tập trung vào những nỗ lực của ông trong việc ổn định nền kinh tế đang chững lại.

“Trung Quốc cần sự ổn định trước thềm đại hội đảng và đó là lý do tại sao họ đang cố gắng điều chỉnh phạm vi và tần suất điều động quân sự quanh đảo Đài Loan”, ông Michael Raska, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Nanyang, đánh giá.

“Hiện tại, Trung Quốc sẽ chọn cách tuần tra quanh Đài Loan, nhưng họ có thể gây thêm áp lực quân sự bất cứ lúc nào”, ông Raska dự đoán.

Nguồn bài viết: Trung Quốc thông báo tập trận quân sự đã kết thúc, nhưng sẽ thường xuyên tuần tra quanh đảo Đài Loan

Bộ đôi KBC – ITA tạm ứng cho lãnh đạo, nhân viên hàng nghìn tỷ đồng

Đô thị Kinh Bắc tăng mạnh các khoản tạm ứng cho nhân viên và giảm khoản phải thu các bên liên quan.

KBC chi hơn 1.700 tỷ đồng tạm ứng cho nhân viên

Theo BCTC hợp nhất quý II, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc ( HoSE: KBC ) – doanh nghiệp do ông Đặng Thành Tâm sáng lập và làm Chủ tịch HĐQT ghi nhận khoản phải thu 12.258 tỷ đồng, chiếm 36% tổng tài sản; trích lập dự phòng 16 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn là 11.538 tỷ đồng, tăng thêm 2.193 tỷ đồng so với đầu năm, phải thu dài hạn giảm từ 1.490 tỷ đồng xuống 720 tỷ đồng. Các khoản phải thu khách hàng ghi nhận giảm nhưng trả trước người bán, cho vay và phải thu khác đều tăng.

Bộ đôi KBC – ITA tạm ứng cho lãnh đạo, nhân viên hàng nghìn tỷ đồng - Ảnh 1.

Đơn vị: tỷ đồng

Lớn nhất trong khoản phải thu là cho vay với 4.025 tỷ đồng, tăng 19%. Riêng Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Saigontel, HoSE: SGT ) vay 1.562 tỷ đồng. Khoản trả trước người bán ghi nhận 3.677 tỷ đồng, trong đó 2.233 tỷ đồng là trả trước cho Công ty tư vấn và đầu tư Kinh Bắc (tăng 622 tỷ đồng so đầu năm).

Saigontel là doanh nghiệp do ông Đặng Thành Tâm sáng lập và làm Chủ tịch HĐQT. Công ty mới chuyển lĩnh vực kinh doanh chính từ viễn thông sang bất động sản khu công nghiệp từ 2020. Tiếp bước Đô thị Kinh Bắc, Saigontel cũng đang gia tăng quỹ đất để phát triển bất động sản khu công nghiệp, đô thị vui chơi giải trí… ở nhiều địa phương như Bắc Ninh, Huế, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương, Thái Nguyên…

Bên cạnh đó, Đô thị Kinh Bắc gây chú ý với khoản chi tạm ứng cho nhân viên hàng nghìn tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý II, tổng công ty có khoản tạm ứng cho nhân viên lên đến 1.744 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 903 tỷ đồng đầu năm. Khoản chi tạm ứng cho nhân viên đặc biệt tăng mạnh trong 2021 và nửa đầu năm nay trong khi các năm trước chỉ khoảng vài chục tỷ đồng. Doanh nghiệp không thuyết minh chi tiết về khoản mục này.

Bộ đôi KBC – ITA tạm ứng cho lãnh đạo, nhân viên hàng nghìn tỷ đồng - Ảnh 2.

Đơn vị: tỷ đồng

Ngược lại, khoản phải thu các bên liên quan giảm đáng kể từ 867,5 tỷ đồng về 116 tỷ đồng, chủ yếu giảm trong chi tạm ứng cho ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT và ông Vũ Thanh Dương.

KBC từng chi 583 tỷ đồng cho một cá nhân tên Nguyễn Sơn để nhận chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần đầu tư khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2. Trong năm 2021, sau khi tập đoàn hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần và công ty này trở thành đơn vị liên kết thì khoản phải thu cũng về 0. Hay vào năm 2020, doanh nghiệp ủy thác 70 tỷ đồng cho các cá nhân thực hiện việc đầu tư 1 hay nhiều loại chứng khoán nhằm thu lợi nhuận.

Ngoài ra, KBC có khoản ứng trước cho PVCombank hơn 200 tỷ đồng nhiều năm nay chưa thu hồi, đây là khoản ứng trước liên quan đến hợp đồng nhận chuyển nhượng Công ty cổ phần đầu tư Láng Hạ.

ITA tạm ứng cho Chủ tịch 633 tỷ đồng nhận chuyển nhượng TEDC

Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo ( HoSE: ITA ) – công ty do bà Đặng Thị Hải Yến (đổi tên thành Maya Dangelas), chị gái ông Đặng Thành Tâm, làm Chủ tịch HĐQT bất ngờ công bố BCTC hợp nhất quý II với khoản tạm ứng cho chính Chủ tịch HĐQT số tiến 1.937 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 63 tỷ cuối quý I. Sau đó, doanh nghiệp đính chính lại thay vì tạm ứng số tiền 1.937 tỷ đồng thì chỉ tạm ứng số tiền 633 tỷ đồng. Dù vậy, đây cũng là con số lớn và càng đáng lưu ý hơn khi bà Maya Dangelas đã ở Mỹ nhiều năm liền.

Theo lý giải của doanh nghiệp, khoản tiền tạm ứng cho Chủ tịch HĐQT để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua này 29/4. Cụ thể, để bảo vệ lợi ích của cổ đông từ rủi ro dự án điện do Công ty cổ phần Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC) đầu tư, cổ đông đã thống nhất chuyển nhượng 20,69% vốn TEDC, tương đương số tiền 1.655 tỷ đồng cho bà Maya Dangelas.

Tại thời điểm 30/6, giá gốc khoản đầu tư vào TEDC đã giảm mạnh từ 1.753 tỷ đồng đầu năm về 98 tỷ đồng. Đây là chủ đầu tư dự án trung tâm nhiệt điện Kiên Lương, Kiên Giang. Dự án được phê duyệt đầu tư từ 2008 và bị “đắp chiếu” nhiều năm nay. Nguyên nhân dự án đình trệ được cho là do bị loại khỏi Quy hoạch điện 7. Dù vậy, tại BCTC kiểm toán 2021, ban giám đốc ITA vẫn có chủ trương tiếp tục triển khai dự án do có các văn bản gửi Chính phủ và cơ quan ban ngành để xin các phê duyệt cần thiết đưa dự án vào quy hoạch điện 8.

Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng giá trị khoản đầu tư, khoản phải thu của ITA tại dự án nhiệt điện Kiên Lương là 3.599 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản.

Với việc chuyển nhượng cho Chủ tịch HĐQT, tính đến cuối quý II, tổng các khoản đầu tư và phải thu tại dự án còn lại 2.409 tỷ đồng bao gồm khoản phải thu dài hạn 1.287 tỷ đồng cho thuê đất; chi phí sản xuất, kinh doanh sở dang dài hạn 543 tỷ đồng, đầu tư vào Năng lượng Tân Tạo 2 là 418 tỷ đồng và các khoản khác.

Nguồn bài viết: Bộ đôi KBC – ITA tạm ứng cho lãnh đạo, nhân viên hàng nghìn tỷ đồng

Khẩn trương triển khai các dự án giao thông chiến lược, sử dụng hiệu quả 734 nghìn tỷ

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, tại hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo với 33 địa phương ngày 10/8…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP

Đây cũng là phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo sau khi được thành lập ngày 23/7 vừa qua.

Theo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải gồm 9 dự án và 31 dự án thành phần, gồm: Ðường Hồ Chí Minh; các dự án đường bộ cao tốc: Bắc-Nam phía Ðông, Bến Lức-Long Thành, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Châu Ðốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Ðường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam; các tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án đường bộ cao tốc hoặc dự án hạ tầng giao thông khác mà Ban Chỉ đạo thấy cần thiết…

Trong đó, Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản 3 dự án và 4 dự án thành phần; các địa phương làm cơ quan chủ quản 5 dự án và 24 dự án thành phần; các bộ, ngành và doanh nghiệp làm cơ quan chủ quản 1 dự án và 3 dự án thành phần.

734 NGHÌN TỶ ĐỒNG CHO CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

Các ý kiến tại hội nghị đánh giá đây là các dự án hạ tầng giao thông có quy mô rất lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, vai trò động lực, lan toả mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước, tăng năng lực cạnh canh quốc gia. Theo Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn cho các dự án này khoảng 734 nghìn tỷ đồng và cơ bản đã được cân đối.

Với số lượng dự án triển khai rất lớn, các lĩnh vực khác nhau (đường bộ, đường sắt, hàng không…), đi qua nhiều địa phương từ Bắc vào Nam, khối lượng công việc cần phải thực hiện hết sức lớn, rất nhiều các thủ tục liên quan đến các bộ, ngành, địa phương, thời gian triển khai gấp, nên cần có sự chỉ đạo, điều hành, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, địa phương. Do đó, việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước là hết sức cần thiết.

Thời gian tới, để thực hiện các dự án bảo đảm tiến độ, các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ quản sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ bản hoàn thành 4 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) trong năm 2022. Hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, lựa chọn nhà thầu và các thủ tục liên quan để khởi công các dự án thành phần thuộc Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 vào cuối năm 2022. Hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam trình Quốc hội khóa XV thông qua. Triển khai thực hiện các dự án để cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh vào năm 2025.

Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tập trung triển khai lập dự án đầu tư, phấn đấu khởi công các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng trước ngày 30/6/2023.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo sau khi được thành lập ngày 23/7 được kết nối với 33 địa phương - Ảnh: VGP

Phấn đấu khởi công dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và dự án Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2023. UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan tập trung triển khai công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư các dự án thành phần; cập nhật, điều chỉnh quy hoạch liên quan; tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh công tác lập, thẩm định và phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chỉ giới đường đỏ để triển khai công tác cắm cọc giải phóng mặt bằng.

UBND thành phố Hà Nội và TP.HCM đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị theo các mốc tiến độ đã xây dựng và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo hoàn thành giải phóng mặt bằng khu xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (diện tích 1.810 ha) trong tháng 8/2022. Các cơ quan chủ quản/chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ phê duyệt thiết kế, triển khai thi công công trình chính của sân bay Long Thành bảo đảm đáp ứng kế hoạch đã đề ra; khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai các công trình phục vụ, bảo đảm hoàn thành đồng bộ với cảng hàng không khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Các ý kiến cũng chỉ ra trong quá trình triển khai thực hiện, các dự án gặp một số khó khăn, vướng mắc, làm ảnh hưởng đến tiến độ.

KHẮC PHỤC KHÂU YẾU VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực, trong đó có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Đại hội XIII cũng đặt mục tiêu tới năm 2030, cả nước phải có ít nhất 5.000 km cao tốc, trong khi từ năm 2000 tới năm 2021, cả nước mới hoàn thành được gần 1.100 km cao tốc.

Hiện nay, trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều triển khai các dự án lớn của ngành giao thông vận tải về đường sắt, đường bộ, hàng không. Do khối lượng công việc rất lớn, liên quan nhiều địa phương, nhiều bộ, ngành, phải có cách làm mới, trong đó việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tế tại cuộc họp quan trọng và hiệu quả này, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện, trình ban hành kết luận của cuộc họp để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các dự án này, rút kinh nghiệm từ những cách làm hay và cả những hạn chế, bất cập trong nhiều năm qua, trong đó khâu yếu nhất vẫn là tổ chức thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nâng cao hơn nữa, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm - Ảnh: VGP

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nâng cao hơn nữa, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm - Ảnh: VGP

“Việc triển khai các dự án này phải góp phần khắc phục được khâu yếu về tổ chức thực hiện, là khâu yếu đã được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rất rõ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Phân tích cụ thể hơn về tầm quan trọng của nhiệm vụ, Thủ tướng cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, tổng nguồn vốn cho các dự án này là 734 nghìn tỷ, riêng các dự án cao tốc là hơn 500 nghìn tỷ đồng, chưa kể các dự án hợp tác công tư, nguồn vốn vay…

Việc triển khai hiệu quả các dự án này là hành động thiết thực để triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần thực hiện 3 đột phá chiến lược, các mục tiêu mà Đại hội đã đề ra; tạo ra không gian phát triển mới, động lực phát triển mới ở các vùng miền, địa phương và cả nước, tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị mới; góp phần giải quyết nút thắt về giao thông vận tải; thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo vệc làm cho người dân; thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế-xã hội; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực… Kinh nghiệm các địa phương cho thấy nếu hạ tầng phát triển tốt thì tăng trưởng sẽ cao như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nâng cao hơn nữa, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện các công việc một cách chủ động, tích cực, không trông chờ, ỷ lại, không đùn đẩy trách nhiệm.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải làm việc thực chất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, khó khăn, vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đấy, tăng cường nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề đặt ra, tăng cường kỷ luật kỷ cương, kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀO CUỘC QUYẾT LIỆT, KHẨN TRƯƠNG

Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nghiêm, đồng bộ các giải pháp về nguyên vật liệu cho các dự án theo các nghị quyết của Chính phủ, tăng cường kiểm tra các địa phương, nếu làm không đúng thì kiên quyết thu hồi các mỏ vật liệu và xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Đảng, Nhà nước, báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo trong tháng 8.

Các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, triển khai các thủ tục đầu tư, lựa chọn tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các nhà thầu bảo đảm chất lượng trên tinh thần vô tư, trong sáng vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân, vừa bảo đảm tiến độ và chất lượng dự án, vừa phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Cùng với đó, lập dự án tái định cư, giải phóng mặt bằng song song với các dự án thiết kế, tư vấn, xây dựng để đẩy nhanh thiến độ; lập kế hoạch triển khai các dự án trên tinh thần lấy ngày khánh thành để đếm ngược lại các mốc tiến độ; khẩn trương thẩm định các dự án thành phần của các dự án được duyệt.

UBND thành phố Hà Nội và TP.HCM khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, đẩy nhanh các thủ tục, hoàn thành đúng kế hoạch theo kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các dự án đường sắt, nếu vướng mắc thì tiếp tục giải quyết.

Đại diện các bộ, ngành phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP

Các cơ quan chủ quản đầu tư các dự án liên quan sân bay Long Thành đáp ứng các yêu cầu nhà thầu đặt ra và các chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Thủ tướng cho biết, ông đã nhận được phản ánh gần đây của báo chí về những khó khăn của một số người dân liên quan tới việc giải phóng mặt bằng, tái định cư sân bay này.

Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan kiểm tra, chủ động giải quyết thật nhanh, ngay trong tháng 8 này các vấn đề liên quan để ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ ban hành ngay các nghị quyết về các tuyến đường Vành 4 Hà Nội, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Các bộ ngành, địa phương khẩn trương phê duyệt các dự án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật và mỏ vật liệu với các dự án đang triển khai.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, trực tiếp, tránh giấy tờ, thủ tục lòng vòng. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động giải quyết vấn đề liên quan tới các thủ tục vay vốn ODA của các nhà tài trợ.

Thủ tướng lưu ý các dự án liên quan tới sân bay Long Thành phải triển khai đồng bộ, như giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng đường kết nối, nhà ga sân bay, đường băng, các công trình của Bộ Công an, Bộ Tài chính phục vụ xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa…

Triển khai nhanh, nghiêm túc các thủ tục chỉ định thầu, đấu thầu theo Luật Đấu thầu và theo Nghị quyết của Quốc hội; sớm đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc để thúc đẩy và giám sát việc chỉ định thầu.

Dự kiến Ban Chỉ đạo Nhà nước sẽ họp hằng tháng, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có báo cáo gửi trước ngày 5 hằng tháng để phục vụ phiên họp.

Nguồn bài viết: Khẩn trương triển khai các dự án giao thông chiến lược, sử dụng hiệu quả 734 nghìn tỷ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 11-8: Ông Trump không khai lời nào; Mỹ công bố kế hoạch ám sát của Iran

TTO - Cựu tổng thống Donald Trump từ chối trả lời tổng chưởng lý New York; Mỹ không cho phép Trung Quốc đặt mức áp lực mới với Đài Loan; Nhiều chuyên gia kêu gọi giải phóng tài sản của Afghanistan… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 11-8.

Tin thế giới 11-8: Ông Trump không khai lời nào; Mỹ công bố kế hoạch ám sát của Iran - Ảnh 1.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump rời tòa nhà Trump Tower ở thành phố New York, hai ngày sau khi các nhân viên FBI đột kích khu nghỉ dưỡng của ông ở bãi biển Mar-a-Lago Palm - Ảnh: REUTERS

*** Cựu tổng thống Trump từ chối cho lời khai suốt 6 giờ gặp tổng chưởng lý.** Ngày 10-8, ông Trump cho biết bản thân đã từ chối trả lời câu hỏi trong lần xuất hiện trước tổng chưởng lý New York, trong một cuộc điều tra về các hoạt động kinh doanh của gia đình ông.

Theo Hãng tin Reuters, tổng chưởng lý New York, bà Letitia James, đang dẫn đầu cuộc điều tra về việc liệu Tập đoàn Trump có thổi phồng giá trị bất động sản để có được các khoản vay ưu đãi, cũng như hạ giá trị tài sản thấp hơn để được giảm thuế hay không.

“Tôi từ chối trả lời các câu hỏi theo như các quyền và đặc quyền dành cho mọi công dân của Hiến pháp Mỹ”, ông Trump nói trong tuyên bố được đưa ra khoảng 1 giờ sau khi ông đến văn phòng giám đốc Sở Tư pháp New York.

*** Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phản đối Trung Quốc áp lực Đài Loan.** Bà Pelosi nói Washington không thể cho phép Trung Quốc “bình thường hóa” mức áp lực mới đối với Đài Loan - việc họ đang thực hiện trong nhiều ngày diễn tập quân sự sau chuyến thăm của bà tới hòn đảo này.

“Những gì chúng tôi thấy là Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một bình thường mới. Và chúng tôi không thể để điều đó xảy ra”, bà Pelosi nói trong một cuộc họp báo ngày 10-8.

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm và đồng đôla sụt giảm sau khi có dấu hiệu lạm phát Mỹ giảm mạnh. Giới quan sát đặt cược rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn so với dự kiến ​​trước đó.

Ngày 10-8, Dow Jones Industrial Average kết phiên tăng 535,1 điểm, tương đương 1,63%, lên 33.309,51. S&P 500 tăng 87,77 điểm, tương đương 2,13%, lên 4.210,24. Nasdaq Composite tăng 360,88 điểm, tương đương 2,89%, lên 12.854,81.

Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,89% và thước đo chứng khoán trên toàn cầu của MSCI tăng 1,80%.

Giá dầu phục hồi từ mức thua lỗ vào đầu phiên, sau khi có những số liệu đáng khích lệ về nhu cầu xăng của Hoa Kỳ và dữ liệu lạm phát tích cực.

Dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,58% lên 91,93 USD/thùng và dầu Brent kết thúc ở mức 97,40 USD, tăng 1,13%.

Giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.790,80 USD/ounce.

Tin thế giới 11-8: Ông Trump không khai lời nào; Mỹ công bố kế hoạch ám sát của Iran - Ảnh 3.

Một người thu gom rác thải trèo xuống núi rác đang bốc khói tại bãi rác Bhalswa ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

*** Các bãi rác đang làm Trái đất nóng lên.** Một nghiên cứu mới phát hiện chất thải thực phẩm tại các bãi rác ở những đô thị như Buenos Aires (Argentina), Delhi, Mumbai của Ấn Độ và Lahore (Pakistan) đang thải ra hàng ngàn tấn khí mêtan và làm Trái đất nóng lên.

Theo Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ, nồng độ khí mêtan trong khí quyển đang tăng với tốc độ kỷ lục, với khoảng 570 triệu tấn khí nhà kính thải ra hằng năm từ các quá trình công nghiệp và tự nhiên.

  • Bộ Tư pháp Mỹ công bố kế hoạch ám sát trả thù của Iran. Ngày 10-8, Bộ Tư pháp Mỹ công bố kế hoạch của một lãnh đạo lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran muốn ám sát ông John Bolton - cựu cố vấn an ninh quốc gia thời tổng thống Trump.

Trong thông cáo báo chí phát đi, phía Mỹ cho biết đã kết tội vắng mặt Shahram Poursafi, còn gọi là Mehdi Rezayi, 45 tuổi, vì tội đã chi tiền 300.000 USD cho những cá nhân ở Mỹ để sát hại ông Bolton. Âm mưu này được cho là nhằm trả thù cho việc tướng Iran Qassem Soleimani bị phía Mỹ sát hại hồi tháng 1-2020.

*** Giới chuyên gia kêu gọi giải phóng tài sản của Afghanistan. T** rong một bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10-8, hơn 70 nhà kinh tế và chuyên gia, bao gồm cả người đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz, đã kêu gọi Washington và các quốc gia khác giải phóng tài sản của Ngân hàng Trung ương Afghanistan (DAB).

Nội dung bức thư kêu gọi các nước trả lại khoảng 9 tỉ USD tài sản của Afghanistan cho DAB để cho phép nền kinh tế nước này hoạt động, dù còn những chỉ trích về hành vi của Taliban đối với phụ nữ và dân tộc thiểu số.

Tin thế giới 11-8: Ông Trump không khai lời nào; Mỹ công bố kế hoạch ám sát của Iran - Ảnh 4.

Khách hàng ăn sáng trong một nhà hàng ở Kandahar, Afghanistan - Ảnh: AFP

*** Giới trẻ Mỹ chuộng YouTube, TikTok hơn Facebook.** Ngày 10-8, kết quả thăm dò mới do tổ chức nghiên cứu Pew công bố cho thấy giới trẻ Mỹ đang dần rời bỏ mạng xã hội Facebook trong 7 năm qua, để chuyển sang dành thời gian cho những nền tảng xã hội khác như YouTube và TikTok.

Theo đó, 95% thiếu niên được hỏi cho biết họ sử dụng YouTube, và 67% cho biết có tài khoản TikTok. Chỉ có 32% số người tham gia nói họ vẫn truy cập Facebook, thấp hơn hẳn so với mức 71% từng được công bố trong một khảo sát tương tự cách đây 7 năm.

*** Động đất cấp 5 tại Nhật Bản.** Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất có độ lớn 5,1 đã làm rung chuyển đảo Hokkaido ở phía Bắc nước này. Song không có cảnh báo sóng thần được đưa ra.

Trận động đất xảy ra vào lúc 0h35 ngày 11-8 tại thị trấn Nagakawa (22h35 ngày 10-8 theo giờ Việt Nam), và được ghi nhận ở mức 5 trong thang đo độ mạnh gồm 7 cấp của Nhật Bản.

*** Nga thông báo các sự kiện quân sự sắp tới.** Ngày 10-8, Bộ Quốc phòng Nga tổ chức họp báo nhằm thông tin về việc tổ chức các sự kiện quân sự, an ninh quan trọng sắp tới.

Theo TTXVN, phát biểu tại họp báo, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, đại tướng Pavel Popov cho biết 72 quốc gia đã xác nhận sự tham gia của các phái đoàn quân sự chính thức tại các sự kiện quan trọng. Những sự kiện này bao gồm Diễn đàn Kỹ thuật - quân sự quốc tế, Đại hội Thể thao quân đội quốc tế (Army Games 2022) và Hội nghị An ninh quốc tế Matxcơva lần thứ 10.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 11-8: Ông Trump không khai lời nào; Mỹ công bố kế hoạch ám sát của Iran - Tuổi Trẻ Online

Chứng khoán Mỹ bùng nổ sau báo cáo lạm phát, giá dầu tăng vọt

Sự điều chỉnh kỳ vọng, hướng tới một bước nhảy lãi suất ngắn hơn, giúp thị trường có một phiên khởi sắc mạnh mẽ…

Các nhà giao dịch trên sàn NYSE ở New York, Mỹ hôm 8/8 - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (10/8), khi dấu hiệu cho thấy sự xuống thang của lạm phát ở Mỹ khiến nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất với bước nhảy ngắn hơn so với dự kiến ban đầu. Tỷ giá đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng đi xuống, trong khi giá dầu có một phiên tăng khá mạnh.

Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đi ngang so với tháng 6. Trước đó, các chuyên gia được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng tương ứng là 8,7% và 0,2%. Trong tháng 6, CPI của Mỹ tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 1981, với mức tăng 9,1%.

Lạm phát lõi, không tính hai nhóm năng lượng và lương thực-thực phẩm, cũng tăng ít hơn so với dự báo.

Việc lạm phát ở Mỹ “giảm nhiệt” mạnh trong tháng 7 được cho là xuất phát từ giá xăng dầu giảm. Những dữ liệu này được xem là dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho thấy áp lực giá cả đối với người tiêu dùng Mỹ đã dịu đi sau 2 năm không ngừng tăng.

Sau khi báo cáo được công bố, các nhà giao dịch đặt cược vào khả năng Fed nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng tới, thay vì áp dụng bước nhảy 0,75 điểm phần trăm như kỳ vọng trước khi báo cáo lạm phát được công bố.

Sự điều chỉnh kỳ vọng, hướng tới một bước nhảy lãi suất ngắn hơn, giúp thị trường có một phiên khởi sắc mạnh mẽ.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 535,1 điểm, tương đương tăng 1,63%, đạt 33.309,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,13%, đạt 4.210,24 điểm, mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. Chỉ số Nasdaq tăng 2,89%, đạt 12.854,8 điểm, cao nhất kể từ cuối tháng 4.

“Báo cáo lạm phát công bố ngày hôm nay là một nhân tố giải toả áp lực. Thị trường đang mua vào cổ phiếu, trái phiếu và hàng hoá cơ bản. Đã lâu rồi chúng ta không có một báo cáo lạm phát nào yếu hơn so với dự báo”, Giám đốc đầu tư John Augustine của Hungtinton National Bank nhận định với hãng tin Reuters.

Tuy nhiên, ông Augustin cũng nói rằng vẫn còn nhiều điều khó đoán xung quanh việc Fed sẽ hành động như thế nào, cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp trong năm 2023. “Chúng tôi sẽ giữ quan điểm trung tính cho tới khi có một cái nhìn rõ ràng hơn về năm tới”, ông nói.

“Sự giảm tốc của chỉ số CPI tháng 7 có thể sẽ là một sự giải toả lớn cho Fed, nhất là vì Fed trước đây đã khẳng định rằng lạm phát chỉ là tạm thời - một đánh giá không chính xác. Nếu lạm phát tiếp tục giảm, Fed có thể bắt đầu giãn tiến độ thắt chặt chính sách tiền tệ”, nhà sáng lập Nancy Davis của Quadratic Capital Management phát biểu trên kênh CNBC.

Cổ phiếu công nghệ là điểm sáng trong phiên này, với Meta tăng 5,8%; Netflix tăng hơn 6%; Salesforce tăng 3,5%…

Mức điểm đóng cửa phiên này của Nasdaq đã cao hơn 20,8% so với mức thấp gần đây thiết lập hôm 16/6. Chỉ số này cần tăng thêm 24,9% từ mức đóng cửa hiện tại để tái lập mức cao kỷ lục ghi nhận vào tháng 11 năm ngoái, và để xác lập một thị trường đầu cơ giá lên (bull market) mới.

Sắc xanh phủ khắp thị trường chứng khoán toàn cầu trong phiên ngày thứ Tư. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu tăng 0,89%, trong khi MSCI All Country World Index của chứng khoán thế giới tăng 1,8%.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm về mức 2,79%, từ mức gần 2,8% của phiên trước. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD giảm hơn 1%; đồng Euro tăng giá gần 0,9% so với USD, đạt 1 Euro đổi 1,03 USD.

Phát biểu ngày 10/8, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Charles Evans nói rằng lạm phát vẫn cao “không thể chấp nhận được” và Fed cần tiếp tục tăng lãi suất. Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis Neel Kashkari nói số liệu lạm phát mới nhất là tin tốt nhưng Fed “còn rất, rất xa đến chỗ có thể tuyên bố chiến thắng” và cần tăng lãi suất cao hơn nhiều.

Giá dầu thô WTI giao sau tại thị trường New York tăng 1,58%, chốt ở 91,93 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 1,13%, chốt ở 97,4 USD/thùng.

Đầu phiên, giá dầu giảm mạnh sau khi Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho thấy lượng tồn kho dầu thô tăng mạnh. Tồn kho dầu thô trong tuần báo cáo tăng 5,5 triệu thùng, thay vì giảm 73.000 thùng như dự báo. Tồn kho xăng giảm, nhưng nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ trong 4 tuần qua đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cao gây suy giảm nhu cầu là yếu tố gây bất lợi cho giá dầu. Tuy nhiên, giá dầu đã chuyển sang trạng thái tăng khi nhà đầu tư rót tiền mạnh vào các tài sản có độ rủi ro cao hơn sau khi báo cáo lạm phát được công bố. Đồng USD giảm giá cũng đóng góp vào phiên tăng giá này của dầu.

Dù vậy, giá dầu gặp bất lợi khi có tin dòng chảy dầu thô mà Nga cung cấp cho châu Âu qua đường ống Druzhba đã được nối lại. Theo hãng tin Nga RIA, công ty đường ống dẫn dầu Transneft của Nga đã khởi động lại dòng chảy dầu thô qua phần phía Nam của đường ống Druzhba. Trước đó, dòng chảy này bị gián đoạn vì các biện pháp trừng phạt khiến Nga không thể thanh toán tiền phí trung chuyển dầu cho Ukraine – nơi đường ống đi qua.

“Thị trường dầu hiện không có nhiều sức mạnh tăng giá. Với đồng USD giảm giá như vậy, giá dầu thô lẽ ra phải tăng 2-3 USD/thùng”, chiến lược gia Eli Tesfaye của RJO Futures ở Chicago nhận định.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ bùng nổ sau báo cáo lạm phát, giá dầu tăng vọt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Khối ngoại mua ròng trở lại 50 tỷ đồng trong phiên 10/8, tập trung gom CCQ ETF

Khối ngoại mua ròng trở lại 50 tỷ đồng trên HoSE sau 3 phiên bán ròng liên tiếp.Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh hai chứng chỉ quỹ (CCQ) ETF FUESSVFL và FUEVFVND với giá trị lần lượt 34 tỷ đồng và 26 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,35 điểm (-0,19%) xuống 1.256,5 điểm. HNX-Index tăng 2,13 điểm (0,71%) lên 303,54 điểm. UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,27%) lên 93,11 điểm.

Khối ngoại giao dịch có phần tích cực trở lại khi mua vào 24,8 triệu cổ phiếu, trị giá 651 tỷ đồng, trong khi bán ra 23,2 triệu cổ phiếu, trị giá 604 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 1,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 47,4 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 50 tỷ đồng sau 3 phiên bán ròng liên tiếp, tương ứng khối lượng mua ròng là 1,7 triệu cổ phiếu.

2022-08-10-170842-3292-1660126177.png

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh hai chứng chỉ quỹ (CCQ) ETF FUESSVFL và FUEVFVND với giá trị lần lượt 34 tỷ đồng và 26 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HDB cũng được mua ròng 26 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất với 14 tỷ đồng. DPM và LHG bị bán ròng lần lượt 11 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 10,8 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 305.000 cổ phiếu.

2022-08-10-170859-1210-1660126177.png

IDC được khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất với 13 tỷ đồng. TNG cũng được mua ròng 2,3 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCS bị bán ròng mạnh nhất với 4,6 tỷ đồng. NVB cũng bị bán ròng 1,7 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 13,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 356.837 cổ phiếu.

2022-08-10-170911-7060-1660126177.png

BSR đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 7,6 tỷ đồng. QNS và MCH bị bán ròng lần lượt 6,7 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Chiều ngược lại, LTG được mua ròng mạnh nhất với 1,8 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khối ngoại mua ròng trở lại 50 tỷ đồng trong phiên 10/8, tập trung gom CCQ ETF

1 Likes

SSI Research: Triển vọng dài hạn tích cực của chứng khoán Việt Nam sẽ kích hoạt các quỹ chủ động giải ngân

Tại Việt Nam, dòng vốn của quỹ ETF và quỹ chủ động đảo chiều khi quay lại rút ròng trong tháng 7. Dòng vốn ETF có thể duy trì sức hấp dẫn nhất định, với các sản phẩm mới ra mắt như quỹ DCVFMVNMIDCAP và quỹ KIM VNFINSELECT

Báo cáo cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 7 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy dòng vốn của quỹ ETF và quỹ chủ động vào thị trường Việt Nam đảo chiều trong tháng 7. Cụ thể, dòng tiền ETF đảo chiều sau 3 tháng vào ròng liên tiếp. Các quỹ ghi nhận mức rút ròng mạnh trong tháng bao gồm: VFM VNDiamond (rút ròng 522 tỷ đồng trong tháng 7 sau khi vào ròng 5.600 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm), VanEck (rút ròng mạnh nhất kể từ tháng 3/2020 với 300 tỷ đồng) và VFM VN30 (rút ròng 120 tỷ đồng). Song, dòng vốn rút ra đã được hạn chế bởi việc Fubon duy trì vào ròng tháng thứ 7 liên tiếp với 400 tỷ đồng dù quy mô giảm dần theo tháng và quỹ SSIAM VNFIN Lead hút ròng 170 tỷ đồng. Nhìn chung, các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ 347 tỷ đồng trong tháng 7 sau khi ghi nhận dòng vốn 8.376 tỷ đồng vào ròng trong 6 tháng đầu năm.

Tương tự, dòng tiền từ các quỹ chủ động quay lại rút ròng 163 tỷ đồng trong tháng 7 sau 2 tháng vào ròng. Diễn biến dòng tiền của các quỹ chủ động khá phân hóa, với việc một số quỹ vẫn liên tục rút ròng, trong khi việc giải ngân cũng được diễn ra ở một số quỹ trong vòng 4 tháng qua (nhưng với mức độ giảm dần theo tháng). Tính chung trong 7 tháng, các quỹ chủ động rút ròng khoảng 1.100 tỷ đồng, tập trung vào tháng 2 và tháng 3.

screenshot-2022-08-10-151503-1-5083-1172

Giao dịch khối ngoại bán ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 7 có tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận đột biến của KDC vào cuối tháng 7 (mua ròng gần 980 tỷ đồng), khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 2.000 tỷ đồng.

SSI Research nhận thấy điểm tích cực trong tháng 7 là giao dịch khối ngoại tại các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia đã chuyển dịch sang mua ròng trong tháng 7 và mức độ bán ròng giảm mạnh ở Indoneasia và Phillipines. Trên thực tế, xu hướng mua ròng cũng được ghi nhận tại Việt Nam trong 2 tuần cuối tháng 7.

screenshot-2022-08-10-151451-1-8623-5886

Trong thời gian tới, SSI Research duy trì góc nhìn trung lập đối với xu hướng dòng tiền. Tuy nhiên, quy mô rút ròng kỳ vọng sẽ không quá cao, thậm chí có thể sẽ vào ròng nhẹ sau những điều chỉnh linh hoạt của ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định vĩ mô và dòng vốn vào cổ phiếu toàn cầu trong thời gian qua đã phần nào phản ánh những rủi ro trước mắt.

Đơn vị đánh giá triển vọng dài hạn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì tích cực có thể sẽ kích hoạt dòng tiền từ các quỹ chủ động giải ngân. Bên cạnh đó, dòng vốn ETF vẫn có thể duy trì sức hấp dẫn nhất định, với các sản phẩm mới ra mắt như quỹ DCVFMVNMIDCAP (tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa thuộc chỉ số VNMidcap) và quỹ KIM VNFINSELECT (tập trung vào các cổ phiếu Tài chính thuộc chỉ số VNFIN Select).

Nguồn bài viết: SSI Research: Triển vọng dài hạn tích cực của chứng khoán Việt Nam sẽ kích hoạt các quỹ chủ động giải ngân

Lãi - lỗ doanh nghiệp trên sàn trong quý 2

Ở bất kỳ giai đoạn nào, dù môi trường kinh doanh ra sao, cũng đều có những doanh nghiệp “ăn nên làm ra” hay làm ăn “bết bát”. Bức tranh kinh doanh quý 2/2022 của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn không nằm ngoài quy luật đó.

Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, tính đến hết ngày 08/08/2022, 1,036 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán (chưa bao gồm nhóm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) đã tạo ra hơn 935,076 tỷ đồng doanh thu thuần và 82,836 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 17% và 9% so với cùng kỳ. Trong đó, có 879 doanh nghiệp báo lãi và 157 doanh nghiệp báo lỗ.

Doanh nghiệp ngành sản xuất chiếm ngự top lãi khủng

Các doanh nghiệp báo lãi khủng trong quý 2 năm nay phần lớn đều thuộc ngành sản xuất.

Trong đó, vị trí quán quân về lãi do CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) nắm giữ trong bối cảnh giá dầu tăng vọt và biên lợi nhuận “đột biến”.

Cụ thể, quý 2/2022, BSR ghi nhận doanh thu thuần hơn 52 ngàn tỷ đồng và lãi ròng hơn 9.9 ngàn tỷ đồng, tăng tương ứng 88% và gấp gần 6 lần cùng kỳ. Con số hơn 9.9 ngàn tỷ đồng này cũng là mức lợi nhuận lớn nhất BSR đạt được từ trước đến nay.

Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh là yếu tố cốt lõi làm nên thành tích lợi nhuận của BSR trong thời gian gần đây. Nếu cùng kỳ, 100 đồng doanh thu mang về gần 6.7 đồng lãi gộp thì quý 2/2022, con số này lên tới 20.4 đồng.

Những gương mặt kỳ cựu trong ngành sản xuất thép, thực phẩm, đồ uống như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG), CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM), CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) cũng đều tiếp tục ghi danh trong bảng thành tích lãi hơn ngàn tỷ.

Đáng chú ý, ngành sản xuất phân bón có quý kinh doanh khởi sắc khi có đến 2 doanh nghiệp là Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE: DPM) và CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) góp mặt trong top doanh nghiệp báo lãi khủng quý 2.

Doanh nghiệp tăng lãi phi mã nhờ hoạt động tài chính

Dẫn đầu trong top doanh nghiệp báo lãi tăng phi mã là CTCP Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin (HNX): CLM) với lãi ròng cao gấp 39 lần so với cùng kỳ năm trước.

image

Theo giải trình của CLM, doanh thu và lợi nhuận vượt trội do nhu cầu than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện trong 6 tháng đầu năm tăng cao, khiến Công ty đẩy mạnh việc nhập khẩu than và pha trộn than. Cùng với đó, ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 cùng những căng thẳng giữa Úc - Trung Quốc, chiến sự Nga - Ukraine đã khiến giá than thế giới tăng mạnh, qua đó đẩy doanh thu của CLM lên cao.

Đa phần các doanh nghiệp báo lãi tăng mạnh chủ yếu nhờ vào hoạt động chính, nhưng cũng có trường hợp báo lãi tăng bằng cấp số nhân, đạt hơn ngàn tỷ, nhưng bản chất không đến từ kết quả kinh doanh chính của những doanh nghiệp này.

Chẳng hạn như Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) báo doanh thu thuần giảm 47% trong quý 2, nhưng vẫn có lãi ròng gần 1.9 ngàn tỷ đồng, gấp 46 lần cùng kỳ nhờ khoản “đầu tư giá rẻ”.

Cụ thể, mức tăng đột biến đến từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá trị hợp nhất kinh doanh trong giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng vào ngày 29/06. Theo báo cáo, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này gần 2.5 ngàn tỷ đồng, trong khi giá trị đầu tư tương ứng chỉ 96 tỷ đồng. Nói cách khác, khoản “đầu tư giá rẻ” này đã giúp KBC thu lãi tới gần 2.4 ngàn tỷ đồng.

Hay như một trường hợp khác là Tổng Công ty Sông Đà - CTCP (UPCoM: SJG) với doanh thu thuần đi ngang, nhưng nhờ khoản thu tài chính đến 3,128 tỷ đồng, tăng mạnh so với 76 tỷ đồng cùng kỳ và cao nhất từ trước đến nay đã giúp doanh nghiệp này có lãi ròng tăng theo cấp số nhân, gấp 23 lần cùng kỳ, đạt 1,028 tỷ đồng.

Vào tháng 4/2022, SJG đã chào bán thành công gần 42 triệu cp SJS (Sudico), thu ròng về hơn 4,200 tỷ đồng. Do đó, khoản thu tài chính quý 2 của SJG có thể phần lớn nhờ thương vụ thoái vốn tại Sudico. Trước đó, SJG từng lên kế hoạch thoái vốn Sudico với giá khởi điểm 80,000 đồng/cp vào giữa năm 2021 nhưng bất thành.

Doanh nghiệp dịch vụ hàng không và vận tải thoát lỗ

Đi qua 2 năm đau thương do đại dịch COVID-19, ngành dịch vụ hàng không và vận tải đã tìm thấy “ánh sáng hy vọng” khi có không ít doanh nghiệp thoát lỗ.

Điển hình trong ngành dịch vụ hàng không có CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (UPCoM: SAS) báo lãi ròng gần 84 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 14 tỷ đồng. Có được kết quả này là nhờ doanh thu thuần cao gấp 3.2 lần cùng kỳ.

SAS cho biết, tình hình kinh doanh của Công ty đang dần khôi phục khi số lượng các chuyến bay nội địa tăng lên, các chuyến bay thương mại quốc tế từng bước được nối lại, trong khi cùng kỳ năm trước Công ty bị ảnh hưởng do phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 31/05/2021.

Trong ngành vận tải, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) có lãi ròng hơn 56 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 66 tỷ đồng.

Theo VNS, kết quả quý 2 hồi phục mạnh nhờ dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế phục hồi đã tác động tích cực đến hoạt động của Công ty. Ngoài ra, 100% xe của Công ty đã được đưa vào hoạt động, không còn xe nằm bãi nên các chi phí cũng được tiết giảm.

Doanh nghiệp thép buồn với lãi ròng tụt dốc chóng mặt

Trong khi nhiều doanh nghiệp vui mừng với kết quả kinh doanh khả quan, thì cũng có không ít doanh nghiệp ngậm ngùi chấp nhận lãi ròng lao dốc không phanh. Trong số đó có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp thép như: CTCP Thép VICASA - VNSTEEL (HOSE: VCA), CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC), CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (HOSE: TLH).

Theo VCA, so với quý 2/2021, sản lượng thép tiêu thụ giảm 27.31%, giá hàng hóa biến động liên tục, tỷ lệ tăng của giá bán so với giá vốn thấp hơn 7.09% làm cho lợi nhuận gộp giảm 36.52 tỷ đồng.

Góc tối từ những doanh nghiệp ôm lỗ nặng

Trong mảng màu tối - sáng của bức tranh kinh doanh quý 2, nhiều doanh nghiệp ôm lỗ khủng trên trăm tỷ đồng. Nổi cộm là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, HOSE: HVN), CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC), CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG).

Vietnam Airlines tiếp tục lỗ ròng gần 2.6 ngàn tỷ đồng trong quý 2/2022, nhưng tín hiệu tích cực là hoạt động kinh doanh cốt lõi đã gần hết lỗ.

Vietnam Airlines cho biết, giá nhiên liệu tăng mạnh và thị trường quốc tế chưa hồi phục như kỳ vọng là “thủ phạm” gây thua lỗ. Trong đó, nhiên liệu bay ước chiếm 40% chi phí khai thác của Vietnam Airlines. Trong khi đó, giá xăng máy bay bình quân nửa đầu năm nay tăng gấp đôi cùng kỳ.

Lỗ liên tiếp 5 quý, tính đến 30/06/2022, lỗ lũy kế của HNG đã lên gần 4,097 tỷ đồng, tăng hơn 670 tỷ đồng so với đầu năm và lỗ từ chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng gần 2,475 tỷ đồng, lên hơn 5,307 tỷ đồng.

Ở diễn biến khác, một số nhóm doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ trong quý 2/2022. Đơn cử là đại diện cho ngành xăng dầu, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) lỗ sau thuế 141 tỷ đồng dù doanh thu tăng.

PLX cho biết đã trích lập dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho tại ngày 30/06/2022 căn cứ vào giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm lập báo cáo tài chính (20/07/2022), do giá xăng dầu trong nước biến động theo chiều hướng giảm sâu (trên 3,000 đồng/lít) dẫn đến phải trích lập bổ sung 1,104 tỷ đồng thay vì được hoàn nhập gần 156 tỷ đồng nếu căn cứ theo giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày khóa sổ 30/06/2022. Theo đó, giá vốn hàng bán trong kỳ tăng và lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn giảm tương ứng hơn 1,259 tỷ đồng (từ lãi 1,551 tỷ đồng xuống còn lãi 293 tỷ đồng).

Nguồn: Fili

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 11/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. FPT: Đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD cho mảng CNTT nước ngoài năm 2022

  2. FPT lãi ròng 416 tỷ đồng trong tháng 7, hiện tại FPT đã đạt 56% kế hoạch năm

  3. ACV: Bộ GTVT yêu cầu ACV chấn chỉnh việc ‘ép giá’ khách đi xe tại sân bay Tân Sơn Nhất

  4. DIG: DIC Corp ‘bơm’ thêm 225 tỷ đồng vào DIC Phương Nam

  5. CTD: Chủ tịch Kusto - Chúng tôi không đứng sau chi phối Coteccons

  6. HBC: Nỗ lực thoát dòng tiền kinh doanh âm của Xây dựng Hòa Bình

_

  1. NLG: VCSC giảm dự báo doanh số 2022-2024 của NLG do dự án Paragon và VSIP Hải Phòng mất thời gian hơn để mở bán.

  2. GAS: PV GAS đấu giá trọn lô gần 184 triệu cổ phiếu PV Pipe với giá khởi điểm 1.507 tỷ đồng

  3. SJF: Doanh thu sụt giảm 87%, SJF vẫn báo lãi trong quý II/2022

  4. SSI Research: MB sẽ có cơ hội vượt lên so với các ngân hàng khác trong vòng 3-5 năm nếu được nới ‘room’ tín dụng

  5. NRC: Danh Khôi muốn thoái toàn bộ vốn tại Benhouse Việt Nam

  6. TGG: Tổng giám đốc - Cổ phiếu TGG tăng trần 5 phiên nằm ngoài sự kiểm soát

  7. SGN: Doanh nghiệp dịch vụ sân bay SGN bị truy thu, xử phạt thuế gần 4 tỷ đồng

  8. CEO: Tổng Giám đốc CEO Group “trần tình” về việc sở hữu ít cổ phiếu Công ty

  9. VHC: Doanh thu tháng 7 của ‘nữ hoàng cá tra’ Vĩnh Hoàn tăng 48%

  10. SBT: TTC Sugar và những thương vụ dày đặc trong “hệ sinh thái” TTC Group

  11. ROS: Một Phó Tổng Giám đốc FLC Faros từ nhiệm

  12. Sức ép tài chính quá lớn, Vietravel kiến nghị giảm thêm thuế VAT với du lịch, mức giảm 2% là quá ít

  13. Lợi nhuận Tổng Công ty Tín Nghĩa (TID) giảm 69% quý II

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. TMS: Transimex tiếp tục đăng ký thoái vốn tại CLX sau 5 lần bán hụt

  2. Phó Tổng Giám đốc SeABank hoàn tất bán ra gần 3 triệu cổ phiếu SSB

  3. HTM: Hapro muốn bán hết gần 2 triệu cổ phiếu VTL của Vang Thăng Long

  4. HAH, PHR, FIR, ITD, STK, BHK, CLX: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. SVC: Cổ đông Savico chuẩn bị nhận thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%

  2. VPBank sẽ gỡ hạn chế chuyển nhượng hơn 4,4 triệu cổ phiếu ESOP

_

=> CỔ TỨC

  1. Vận tải xếp dỡ Tân Cảng chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 42%
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index thêm một lần thất bại trước 1.260 điểm, thanh khoản lên cao nhất trong vòng 4 tháng

  • Nhóm ngân hàng tăng giá tốt và đóng vai trò quan trọng tạo lực đẩy cho thị trường chung.

  • Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán trên thị trường diễn ra mạnh hơn và điều này kéo hàng loạt cổ phiếu lớn giảm sâu, các chỉ số vì vậy cũng bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,43 điểm (-0,35%) xuống 1.252,07 điểm. Toàn sàn có 136 mã tăng, 319 mã giảm và 78 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 20.884 tỷ đồng, tăng 37% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng 36% lên mức 17.258 tỷ đồng.

  • Khối ngoại chi thêm 77 tỷ đồng, gom mua cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán, VNM và VCI bị bán mạnh

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Đồng USD mạnh lên, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu ngành nào và “né” nhóm nào?

  2. Nhóm Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics đứng trước cơ hội phá kỷ lục của năm 2021

  3. Yếu tố xúc tác giúp cổ phiếu ngân hàng vượt trội so với mặt bằng chung, lợi nhuận toàn ngành dự báo tăng trên 39% trong năm 2022

  4. VLGF thuộc SSIAM có hiệu suất 7 tháng đầu năm cao nhất các quỹ nghìn tỷ

_

  1. Điểm mặt ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn đáng ngại nhất

_

=> VIỆT NAM

  1. Giá heo hơi tại nhiều tỉnh thành tăng 2.000 đồng/kg, trở lại mốc 70.000 đồng/kg

  2. Giá xăng RON 95-III giảm 940 đồng về 24.660 đồng/lít, xăng đang có chuỗi 5 lần giảm liên tục

  3. Thủ tướng: Khẩn trương triển khai các dự án giao thông chiến lược, sử dụng hiệu quả 734 nghìn tỷ

  4. Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 433 tỷ USD, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu

  5. Hà Nội: 700 dự án chậm triển khai

  6. Gần 10 tấn nhãn đổ bộ thị trường Australia nhân Tuần lễ nhãn Việt Nam

  7. Nhiều tổ chức quốc tế có chung nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ ở mức cao, đạt hoặc vượt xa so với chỉ tiêu tăng trưởng 6-6,5% mà Quốc hội giao.

  8. Xuất khẩu cá ngừ sang EU sẽ tiếp tục giảm tốc trong quý III

  9. 7 tháng, thủy điện và nhiệt điện than vẫn giữ vai trò chủ đạo

  10. Long An: ‘Cấp giấy chứng nhận đầu tư mở rộng KCN trong một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín’

  11. Quy hoạch Long Thành hướng đến thành phố sân bay đầu tiên trong nước

_

=> THẾ GIỚI

  1. Đức: Tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ trong tháng 7, xuống mức 7,5%

  2. Mỹ: CPI đi ngang so với tháng 6 và chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo. Theo CNBC, giá năng lượng nói chung giảm 4,6%, trong đó riêng giá xăng sụt 7,7% so với tháng 6. Ở chiều ngược lại, giá lương thực tăng 1,1% và chi phí nhà ở tăng 0,5%.

  3. Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 10/8 đi lên mạnh mẽ sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 cho thấy lạm phát không những hạ nhiệt mà còn xuống thấp hợp dự báo của các nhà kinh tế. Fed có thể sẽ không cần nâng lãi suất quá nhanh trong cuộc chiến chống lạm phát.

  4. Các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1,63%, 2,13% và 2,89%.

  5. Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Âu tăng điểm

  6. Nối gót Mỹ, Châu Âu, chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm

  7. Mỹ: 2022 có thể là năm tồi tệ nhất đối với các đợt IPO

  8. Bài học đắt giá cho Mỹ: Trung Quốc đã dành 20 năm gây dựng ngành bán dẫn nhưng mãi chưa thấy quả ngọt

  9. Costa Rica chính thức đề nghị gia nhập CPTPP

  10. 9,2 triệu gia đình Anh đối mặt nghèo đói. Giá trần năng lượng và tiền thuê nhà tăng vọt là hai yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng ở Anh.

  11. Ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng hệ thống thanh toán của Nga khiến phương Tây lo “sốt vó”

  12. Trung Quốc phong tỏa trung tâm sản xuất hàng hóa quan trọng, Triều Tiên tuyên bố chiến thắng trước đại dịch

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Binance hưởng lợi nhờ lạm phát khi nhiều khách hàng coi tiền ảo là nơi ‘trú ẩn’ an toàn

  2. Cơ quan kiểm duyệt web của Trung Quốc tiếp tục đàn áp tiền điện tử khi đóng hàng nghìn tài khoản mạng xã hội liên quan đến tiền điện tử và ra lệnh xóa hàng chục nghìn bài đăng có chủ đề về tiền điện tử.

  3. Quỹ hưu trí lớn thứ 2 Canada bị lỗ nặng vì Celsius, chính quyền trong nước vào cuộc điều tra

  4. Chính quyền California “mạnh tay” hơn với Celsius

  5. Rapper Ja Rule phát hành NFT gây quỹ cho trường học dành cho người da đen

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm tăng lên sát 24.000 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục nhích lên và lên trên 24.400 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Dòng chảy dầu thô giá rẻ vào Trung Quốc tăng hơn 30% trong tháng 7

  2. “Bội thu” xuất khẩu dầu khí, Nga có thặng dư tài khoản vãng lai tăng gấp 3

  3. Các công ty Ấn Độ sử dụng các đồng tiền châu Á để mua than của Nga

  4. Dòng chảy dầu Nga qua đường ống Druzhba tới các nước Trung Âu đã được nối lại vào ngày 10/8 sau 6 ngày tạm ngưng. Một cú sốc đối với an ninh năng lượng châu Âu tạm thời được giải toả, nhưng bấp bênh vẫn còn lớn

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm tăng lên sát 24.000 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục nhích lên và lên trên 24.400 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Giá USD thị trường tự do rơi sâu dưới mốc 24.000 VND

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,5 USD xuống mức 1.792,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.785 USD, nhưng đã hồi phục về cuối ngày và lên trên 1.790 USD/ounce.

_

  1. Tập đoàn Đan Mạch cảnh báo về nhu cầu vận tải biển yếu và các kho hàng hết công suất

  2. Dự trữ dầu cọ của Malaysia tăng 7,7% trong tháng 7

  3. Hoá đơn năng lượng ngày càng “khủng”, 1/3 số hộ gia đình ở Anh đối mặt cảnh nghèo

  4. Sản lượng cà phê Brazil giảm mạnh, nguồn cung toàn cầu căng thẳng

  5. Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Cuba lại ngừng hoạt động

  6. Giá quặng sắt, thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc đồng loạt giảm gần 2%

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,530 đồng

Bảng Anh 29,005 đồng

EUR 24,790 đồng

NGuồn bài viết: Thông Tô

Tin thế giới 12-8: Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận cho khám nhà ông Trump; Facebook ‘bán đứng’ người dùng

TTO - Bộ trưởng tư pháp Mỹ xác nhận đích thân phê chuẩn lệnh khám resort của cựu tổng thống Trump; Cảnh báo nguy cơ cao tại nhà máy điện hạt nhân Ukraine do không kích; Cựu tổng thống Sri Lanka sang Thái Lan… là những tin tức thế giới đáng chú ý.

Tin thế giới 12-8: Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận cho khám nhà ông Trump; Facebook bán đứng người dùng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland xác nhận thông tin khám nhà cựu tổng thống Donald Trump - Ảnh: REUTERS

  • Bộ trưởng Mỹ xác nhận phê chuẩn khám nhà ông Trump. Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu tòa án công khai lệnh khám resort Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida, sau khi cựu tổng thống cáo buộc vụ việc mang động cơ chính trị, theo Hãng tin Reuters.

Sau nhiều ngày im lặng, ngày 11-8, theo Hãng tin AFP, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland lần đầu tiên xác nhận chính mình đã phê chuẩn cho các nhân viên Cục Điều tra liên bang (FBI) lục soát nhà ông Trump và lệnh khám được thẩm phán liên bang thông qua. Đây là một phần trong cuộc điều tra việc liệu ông Trump có mang bất hợp pháp các tài liệu từ Nhà Trắng về nhà sau khi mãn nhiệm hay không.

Thông thường, lực lượng tư pháp Mỹ không lên tiếng về các cuộc điều tra đang tiếp diễn. Tuy nhiên, ông Garland cho biết Bộ Tư pháp yêu cầu công khai lệnh khám vì “ông Trump đã xác nhận muốn công khai vụ khám xét, tình hình liên quan và sự quan tâm lớn của công chúng đối với vụ việc”. Ông cũng chỉ trích “sự tấn công vô căn cứ” đối với lực lượng điều tra và Bộ Tư pháp.

  • Tòa nhà FBI bị đột nhập bất thành. Một người đàn ông vũ trang tìm cách vượt qua hàng rào an ninh của tòa nhà FBI ở Cincinnati, bang Ohio, sáng 11-8, giờ địa phương. Sau nỗ lực bất thành, người này bỏ chạy và nổ súng vào lực lượng cảnh sát trong cuộc rượt đuổi sau đó, theo Hãng tin Reuters.

Vụ việc kết thúc sau vài giờ và đối tượng đã thiệt mạng. FBI nhận nhiều chỉ trích và đe dọa sau vụ lục soát nhà ông Trump.

Tin thế giới 12-8: Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận cho khám nhà ông Trump; Facebook bán đứng người dùng - Ảnh 2.

Phóng viên đứng trước tòa nhà FBI ở bang Ohio ngày 11-8 - Ảnh: REUTERS

  • Ukraine kêu gọi quốc tế hành động do giao tranh tại nhà máy hạt nhân. Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi cộng đồng quốc tế “phản ứng ngay lập tức” để buộc lực lượng Nga rút khỏi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà lực lượng này đang kiểm soát.

“Chỉ khi Nga rút khỏi hoàn toàn… mới đảm bảo được an toàn hạt nhân cho cả châu Âu”, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Zelensky nói và cáo buộc Nga đang “uy hiếp hạt nhân”.

Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau về các đợt không kích xảy ra ở khu vực Nhà máy Zaporizhzhia (Nga kiểm soát từ tháng 3-2022) gây lo ngại có thể xảy ra thảm họa hạt nhân. Ngày 11-8, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cảnh báo giao tranh quanh nhà máy này đang gây “khủng hoảng” nghiêm trọng.

  • Phương Tây cam kết viện trợ thêm 1,5 tỉ euro cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch, ông Morten Bodskov, cho biết tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Ukraine diễn ra ở thủ đô Copenhagen cùng ngày 11-8, 26 nước đã cam kết viện trợ tổng cộng thêm 1,5 tỉ euro để đào tạo và trang bị cho các lực lượng của Kiev. Số tiền này sẽ được sử dụng trong năm nay và năm sau.

  • Thêm 1 lính cứu hỏa Cuba thiệt mạng. Chính quyền Cuba ngày 11-8 cho biết đã có nhân viên cứu hỏa thứ 2 thiệt mạng trong cuộc chiến dập đám cháy tại kho chứa nhiên liệu ở thành phố Matanzas từ cuối tuần qua. Đến nay vẫn còn 14 lính cứu hỏa mất tích, nghi đã thiệt mạng và 20 người đang điều trị trong bệnh viện.

Tin thế giới 12-8: Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận cho khám nhà ông Trump; Facebook bán đứng người dùng - Ảnh 3.

Các nhân viên Công ty dầu mỏ quốc gia Cupet xem xét thiệt hại tại một khu vực đã được dập lửa ở kho dầu Matanzas ngày 10-8 - Ảnh: AFP

Cơ quan cứu hỏa Cuba cho biết ngọn lửa tại kho chứa nhiên liệu này hiện đã được kiểm soát nhưng chưa thể bị dập tắt hoàn toàn. “Trong 48 giờ tới, chúng tôi sẽ có thể tiến vào nơi xảy ra hỏa hoạn và tìm thi thể những người mất tích”, cơ quan này nói.

Giá xăng ở Mỹ hạ nhiệt. Lần đầu tiên kể từ tháng 3-2022, giá xăng trung bình tại Mỹ ngày 11-8 đã giảm xuống dưới 4 USD/gallon (1 gallon tương đương 3,78 lít), ở mức 3,99 USD.

Giá xăng trung bình hiện tại ở Mỹ đã giảm hơn 1 USD/gallon kể từ mức đỉnh vào tháng 6-2022, thời điểm mà người tiêu dùng ở quốc gia này phải bỏ ra trung bình 5,02 USD/gallon. Các chuyên gia dự báo giá xăng dầu tại Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Trên thị trường dầu, giá dầu tăng sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo nhu cầu tăng trong năm 2022. Dầu thô tại thị trường Mỹ tăng 2,6% lên 94,34 USD/thùng, còn dầu Brent có giá 99,6 USD/thùng, tăng 2,3%.

Giá vàng giảm 0,3% xuống 1.787,61 USD/ounce.

  • Cựu tổng thống Sri Lanka chạy sang Thái Lan. Theo báo Bangkok Post, cựu tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Sri Lanka hạ cánh ở sân bay Don Mueang, Bangkok, tối 11-8 từ Singapore, cùng ngày hết hạn thị thực của ông tại đảo quốc sư tử. Chính quyền Thái Lan cho biết ông Rajapaksa chỉ ở nước này trong thời gian ngắn.

Tin thế giới 12-8: Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận cho khám nhà ông Trump; Facebook bán đứng người dùng - Ảnh 5.

Cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa (phải) tại sân bay Don Mueang của Thái Lan ngày 11-8 - Ảnh: REUTERS

  • Facebook bị kêu gọi tẩy chay ở Mỹ. Với dòng hashtag #DeleteFacebook (Xóa Facebook), người dùng mạng đang kêu gọi từ bỏ Facebook sau khi mạng xã hội này chấp nhận cung cấp cho cảnh sát những tin nhắn trên Messenger của người dùng.

Vụ việc liên quan cuộc điều tra về phá thai bất hợp pháp của một thiếu nữ vị thành niên ở Nebraska (Mỹ). Vụ “bán đứng” thông tin cá nhân người dùng của Facebook bị truyền thông công bố từ ngày 8-8 và tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ của người dùng.

  • Đường ống dẫn dầu Druzhba tới CH Czech sắp được nối lại. Công ty Mero vận hành nhánh phía nam tuyến đường ống dẫn dầu Druzhba trên lãnh thổ CH Czech ngày 11-8 thông báo nguồn cung dầu thô cho nước này từ nhánh đường ống Druzhba sẽ được nối lại trong ngày 12 hoặc 13-8.

Công ty này cho biết việc thanh toán phí trung chuyển dầu mỏ cho Ukraine cần phải có giấy phép từ Cơ quan phân tích tài chính trực thuộc Bộ Tài chính CH Czech (FAU) để được miễn trừ lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).

Chú hề ở Dải Gaza

Tin thế giới ngày 12-8: Bộ tư pháp Mỹ xác nhận khám nhà ông Trump, tòa nhà FBI bị đột nhập - Ảnh 5.

Một chú hề người Palestine đang bế bé gái trong một buổi biểu diễn ngay giữa những tòa nhà đổ nát sau loạt xung đột mới nhất giữa các chiến binh Israel và Palestine ở Rafah, Dải Gaza. (Said Khatib/AFP)

Nguồn bài viết: Tin thế giới 12-8: Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận cho khám nhà ông Trump; Facebook 'bán đứng' người dùng - Tuổi Trẻ Online

Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 70 tỷ đồng trong phiên 11/8, VNM và VCI bị bán mạnh

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 74 tỷ đồng trên HoSE, tăng 47% so với phiên trước.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,43 điểm (-0,35%) xuống 1.252,07 điểm. HNX-Index giảm 3,36 điểm (-1,11%) xuống 300,18 điểm. UPCoM-Index giảm 0,39 điểm (-0,42%) xuống 92,72 điểm.

Khối ngoại giao dịch vẫn tương đối tích cực khi mua vào 47,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.247 tỷ đồng, trong khi bán ra 46,2 triệu cổ phiếu, trị giá 1.169 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 1,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 77,6 tỷ đồng.

Ở sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 74 tỷ đồng, tăng 47% so với phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng là 1 triệu cổ phiếu.

2022-08-11-162802-1130-1660210204.png

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã VNM với 105 tỷ đồng. VCI và VHM bị bán ròng lần lượt 73 tỷ đồng và 24 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SSI được mua ròng mạnh nhất mã SSI với 68 tỷ đồng. HDB và VND được mua ròng lần lượt 48 tỷ đồng và 47 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng 56 tỷ đồng, gấp 5 lần phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng là 2,4 triệu cổ phiếu.

2022-08-11-162817-5946-1660210204.png

PVS được khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất với 52 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là PVI với 3,6 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCS bị bán ròng mạnh nhất với 7 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 52 tỷ đồng, gấp 3,9 lần phiên trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 2 triệu cổ phiếu.

2022-08-11-162831-2313-1660210205.png

Khối ngoại sàn UPCoM bán ròng tập trung mã BSR với 51 tỷ đồng. QNS cũng bị bán ròng 6 tỷ đồng. Trong khi đó, LTG được mua ròng mạnh nhất với 2,4 tỷ đồng. ACV và VEA đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 70 tỷ đồng trong phiên 11/8, VNM và VCI bị bán mạnh

Nhà đầu tư thấy điều gì từ báo cáo lạm phát tháng 7 của Mỹ?

Nhờ sự xuống thang của giá xăng dầu, lạm phát ở Mỹ trong tháng 7 đã “hạ nhiệt”. Những con số lạm phát yếu hơn dự báo được giới đầu tư ở Phố Wall đón nhận với tâm trạng phấn khởi, nhưng áp lực lạm phát trong nền kinh tế Mỹ vẫn còn lớn…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/CNBC.

Điều này có thể mở đường cho những đợt tăng lãi suất với bước nhảy ngắn hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - giới phân tích nhận định.

Theo dữ liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 8,5% trong tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái và đi ngang so với tháng 6. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được Dow Jones khảo sát đưa ra con số dự báo là tăng 8,6% trong năm và 0,2% trong tháng.

Nếu so với tháng trước, giá năng lượng ở Mỹ giảm 4,6%, trong đó giá xăng giảm 7,7%. Ngược lại, giá lương thực-thực phẩm tăng 1,1% và nhóm nhà ở tăng 0,5%.

Không tính đến hai nhóm có mức độ biến động lớn là giá lương thực-thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tháng 7 tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với tháng trước. Nhưng con số này cũng thấp hơn so với dự báo tương ứng là tăng 6,1% và tăng 0,5%.

Những con số lạm phát yếu hơn dự báo được giới đầu tư ở Phố Wall đón nhận với tâm trạng phấn khởi, nhưng áp lực lạm phát trong nền kinh tế Mỹ vẫn còn lớn.

Trong vòng 12 tháng, giá lương thực-thực phẩm ở nước này tăng 10,9% - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/1979. Giá bơ tăng 26,4%; giá trứng tăng 3,8%; và giá cà phê tăng hơn 20%.

Hoá đơn năng lượng đã giảm trong tháng 7, nhưng giá điện ở Mỹ vẫn tăng 1,6% so với tháng 6 và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong vòng 1 năm, nhóm năng lượng tăng 32,9%.

Giá ô tô cũ giảm 0,4% so với tháng 6; giá quần áo giảm 0,1%; giá dịch vụ giao thông giảm 0,5%; giá vé máy bay giảm 1,8% so với tháng 6 và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên tăng điểm mạnh, với chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức tăng hơn 500 điểm.

“Mọi thứ đang đi đúng hướng. Đây là báo cáo tốt nhất mà chúng ta có được trong thời gian gần đây”, chuyên gia kinh tế trưởng Aneta Markowska của Jefferies phát biểu.

Báo cáo lạm phát cũng mang đến tin tốt cho người lao động Mỹ, cho thấy tiền lương thực tế của họ tăng 0,5% trong tháng. Tuy nhiên, tiền lương bình quân theo giờ sau khi điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm nhà ở, chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 trong rổ hàng hoá tính CPI, tiếp tục tăng và đã tăng 5,7% trong vòng 12 tháng.

Những số liệu trên cho thấy áp lực lạm phát ở Mỹ đang dịu đi, nhưng vẫn ở gần mức cao nhất kể từ đầu thập niên 1980.

Tắc nghẽn chuỗi cung ứng, nhu cầu hàng hoá lớn, và hàng nghìn tỷ USD tiền kích cầu mà Chính phủ Mỹ đã bơm ra trong đại dịch Covid 19 đã kết hợp thành một môi trường thuận lợi cho giá cả leo thang. Lạm phát “nóng” đã khiến Fed có 4 đợt nâng lãi suất liên tiếp trong năm nay, với tổng mức tăng 2,25 điểm phần trăm. Đà tăng nhanh của lạm phát đặt ra nguy cơ kinh tế Mỹ sụt tốc mạnh, thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Năm nay, nền kinh té lớn nhất thế giới đã có hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.

Giá xăng giảm mạnh trong tháng 7 đã mang lại hy vọng về sự xuống thang của lạm phát ở Mỹ, sau khi giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở nước này lập kỷ lục trên 5 USD/gallon. Tuy đã giảm, giá xăng ở Mỹ vẫn tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái; giá dầu nhiên liệu cũng tăng 75,6% so với cùng kỳ năm ngoái dù đã giảm 11% so với tháng trước

Fed đang cố gắng đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% thông qua thắt chặt chính sách tiền tệ. Sau khi báo cáo lạm phát được công bố, các nhà giao dịch cho rằng Fed sẽ giãn tiến độ tăng lãi suất so với dự kiến. Họ đặt cược khả năng Fed nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng tới, thay vì áp dụng bước nhảy 0,75 điểm phần trăm như kỳ vọng trước đó.

Tuần này cũng mang đến một số tin tức khả quan khác liên quan đến lạm phát ở Mỹ. Một cuộc khảo sát của Fed chi nhánh New York cho thấy người tiêu dùng đã giảm kỳ vọng lạm phát tương lai.

“Ít nhất, báo cáo này giải toả áp lực đối với Fed trong cuộc họp tới. Họ đã nói là sẵn sàng tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ là họ sẽ không phải làm như vậy”, ông Markowska nhận định.

Dù vậy, các quan chức Fed đã nhanh chóng kiềm chế kỳ vọng của thị trường vào một sự dịch chuyển sang mềm mỏng trong chính sách của ngân hàng trung ương này.

Phát biểu ngày 10/8, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Charles Evans nói rằng lạm phát vẫn cao “không thể chấp nhận được” và Fed cần tiếp tục tăng lãi suất. Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis Neel Kashkari nói số liệu lạm phát mới nhất là tin tốt nhưng Fed “còn rất, rất xa đến chỗ có thể tuyên bố chiến thắng” và cần tăng lãi suất cao hơn nhiều.

Ngoài ra, từ nay đến cuộc họp tháng 9 của Fed, thị trường còn đón nhận một báo cáo việc làm và một báo cáo lạm phát nữa. Hai báo cáo về tháng 8 này cũng sẽ giữ vai trò cơ sở cho quyết định lãi suất của Fed.

Báo cáo việc làm tháng 7 công bố vào tuần trước cho thấy thị trường lao động Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự báo, tạo điều kiện để Fed tiếp tục tăng lãi suất với bước nhảy lớn.

Nguồn bài viết: Nhà đầu tư thấy điều gì từ báo cáo lạm phát tháng 7 của Mỹ? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hé mở Homeliday Group – ‘chủ nợ’ kín tiếng của FLC

VietTimes – Homeliday Group được sáng lập bởi ông Nguyễn Thọ Tuyển và các cộng sự ở BHS Group. Nhắc tới ‘cuộc chơi’ của các cựu sếp Cenland, khó có thể bỏ qua mối hợp tác của nhóm này với FLC và SGI của ông Đặng Thành Tâm.

Kết thúc quý 2/2022, CTCP Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) ghi nhận những thay đổi đáng kể trong cấu trúc vay nợ.

Theo đó, tính đến ngày 30/6, tổng nợ vay ngắn và dài hạn của FLC đạt 5.126,4 tỉ đồng, giảm 1.078 tỉ đồng so với đầu năm. Trong đó, FLC đã tất toán xong khoản nợ 1.840 tỉ đồng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank – Mã CK: STB).

Ở hướng ngược lại, ông Lê Thái Sâm cho FLC vay tín chấp 621 tỉ đồng, thông qua 4 hợp đồng vay được ký rải rác từ tháng 4 – 6/2022, với lãi suất 7%/năm, kỳ hạn 12 tháng.

Trong bối cảnh FLC đối mặt với những động thái ‘siết nợ’ từ các nhà băng sau khi nhà sáng lập Trịnh Văn Quyết bị bắt, các khoản cho vay tín chấp của tân Thành viên HĐQT Lê Thái Sâm đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và truyền thông trong nước.

Song, cùng với ông Lê Thái Sâm, FLC còn nhận được dòng vốn cho vay tín chấp từ một ‘chủ nợ’ khác: CTCP Tập đoàn Homeliday (Homeliday Group).

Trong nửa đầu năm 2022, Homeliday Group đã cho FLC vay tín chấp 185 tỉ đồng để bổ sung vốn lưu động. Khoản vay có lãi suất 12%/năm, có thời hạn đến hết ngày 30/6/2022.

Nên biết, hợp đồng vay vốn giữa FLC và Homeliday Group đề ngày 1/3/2022 – tức chưa tròn 1 năm kể từ ngày Homeliday Group thành lập.

image

Vị trí của Homeliday Eo Gió trong quần thể FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort

Hé mở Homeliday Group

Số tiền mà Homeliday Group cho FLC vay tín chấp, ở giác độ nào đó, cũng rất đáng kể. Bởi lẽ, nó tương đương 92,5% vốn điều lệ của Homeliday Group. Điều đó thể hiện sự tin tưởng rất lớn của giới chủ doanh nghiệp này dành cho FLC.

Homeliday Group được biết tới là nhà phát triển dự án Homeliday Eo Gió (tên cũ: FLC Eo Gió Sun Bay) do FLC làm chủ đầu tư. Dự án này có quy mô 90.500 m2, thuộc quần thể FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort, được khởi công từ tháng 11/2021 và dự kiến hoàn thành vào quý 3/2023.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Homeliday Group được thành lập từ tháng 3/2021, tiền thân là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản BHS (BHS Invest).

Pháp nhân này có quy mô vốn điều lệ ban đầu ở mức 200 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập bao gồm: ông Nguyễn Thọ Tuyển (góp 74 tỉ đồng, chiếm 37% vốn điều lệ); ông Trương Hùng Cường (góp 42 tỉ đồng, chiếm 21% VĐL); ông Lê Xuân Nga (góp 42 tỉ đồng, nắm giữ 21% VĐL) và ông Cấn Công Việt (góp 42 tỉ đồng, nắm giữ 21% VĐL).

Các thể nhân vừa nêu đều là những cựu lãnh đạo của CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland – Mã CK: CRE).

Ngay trước thềm khởi công dự án FLC Eo Gió Sun Bay, BHS Invest bất ngờ đổi tên thành CTCP Homeliday (tới tháng 12/2021 tiếp tục đổi tên thành Homeliday Group).

‘Homeliday’, như đã nêu, đã trở thành một phần trong tên thương mại của dự án nghỉ dưỡng 9,5ha nằm trong quần thể FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort ở Bình Định.

Hé mở Homeliday Group – ‘chủ nợ’ kín tiếng của FLC ảnh 2

Mối hợp tác giữa BHS Group và SGI

Cập nhật tới ngày 6/6/2022, các chức vụ Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT của Homeliday Group lần lượt do ông Trương Hùng Cường và Vũ Văn Thuận đảm nhiệm.

Sinh năm 1984, ông Vũ Văn Thuận còn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Gòn (SGU).

Doanh nghiệp này được sáng lập bởi CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel), CTCP Đầu tư Bất động sản BMI (BMI) và bà Nguyễn Cẩm Phương, với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 60%, 30% và 10% vốn điều lệ.

Trong đó, BMI được thành lập vào tháng 8/2019, với quy mô vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Công ty này được sáng lập bởi 2 pháp nhân và 1 thể nhân, bao gồm: CTCP Bất động sản BHS (viết tắt: BHS, sở hữu 59% VĐL), CTCP Meryland (viết tắt: Meryland; sở hữu 40% VĐL) và ông Trương Hùng Cường (nắm giữ 1% VĐL).

Tháng 7/2020, SGU và CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (viết tắt: SDN, thành viên Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, viết tắt: SGI) đã ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư dự án Khu nhà ở xã hội Bầu Tràm (tên thương mại: The Ori Garden).

Cụ thể, SDN sẽ góp quyền sử dụng đất của dự án tại phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng với diện tích 40.587 m2 (tương ứng với số vốn góp 86 tỉ đồng), còn SGU sẽ góp toàn bộ vốn bằng tiền cần thiết để triển khai dự án nhưng không thấp hơn 172 tỉ đồng.

Đến tháng 4/2021, dự án The Ori Garden được khởi công xây dựng. Tại sự kiện này, SDN được giới thiệu là chủ đầu tư, còn SGU làm đơn vị phát triển dự án.

Đáng chú ý, hình ảnh tại buổi lễ cho thấy, sự kiện có sự tham gia của ông Đặng Thành Tâm với vai trò Chủ tịch SGI, trong khi Tổng giám đốc BHS Group miền Trung Nguyễn Xuân Đức trực tiếp giới thiệu về dự án The Ori Garden.

Hé mở Homeliday Group – ‘chủ nợ’ kín tiếng của FLC ảnh 3
Các ông Trương Hùng Cường, Cấn Công Việt, Nguyễn Thọ Tuyển và Lê Xuân Nga (từ trái qua phải)

Giai đoạn từ ngày 18/9/2019 – 2/3/2020, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland – Mã CK: CRE) liên tục chứng kiến những lãnh đạo kỳ cựu lần lượt rời đi, đó là các ông Lê Xuân Nga, Trương Hùng Cường, Cấn Công Việt và Nguyễn Thọ Tuyển. Bến đỗ mới của họ là BHS Group.

Theo tìm hiểu của VietTimes, BHS Group đã được phôi thai từ trước khi nhóm doanh nhân kể trên ‘chia tay’ CRE, cụ thể là việc thành lập CTCP Bất động sản BHS (BHS) vào tháng 7/2019.

BHS ban đầu có quy mô vốn điều lệ 100 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: bà Phạm Thị Tú Anh (35% VĐL), ông Lê Xuân Nga (25% VĐL), ông Cấn Công Việt (20% VĐL) và ông Trương Hùng Cường (20% VĐL).

Đến tháng 9/2021, những cựu sếp CRE thành lập CTCP Tập đoàn BHS (BHS Group) với quy mô vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Thọ Tuyển góp 37 tỉ đồng, tương đương 37% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại của BHS Group được chia đều cho các ông Lê Xuân Nga, Cấn Công Việt và Trương Hùng Cường.

Việc sắm vai đơn vị phát triển dự án với các chủ đầu tư (như FLC và SGI) dường như là ‘công thức’ trưởng thành của BHS Group. Nội dung này sẽ được VietTimes đề cập chi tiết hơn ở những bài viết tới./.

Nguồn: Hé mở Homeliday Group – ‘chủ nợ’ kín tiếng của FLC

Vận tải xếp dỡ Tân Cảng chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 42%

Ngày 30/8 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông và ngày 30/9 thanh toán. Công ty dự chi khoảng 127 tỷ đồng để thanh toán cổ tức 2021.

Công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng ( HoSE: TCL ) thông báo ngày 30/8 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 42%. Thời gian chi trả ngày 30/9, số tiền dự chi 126,7 tỷ đồng.

Vận tải xếp dỡ Tân Cảng hoạt động trong lĩnh vực xếp dỡ container, khai thác cảng và cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức. Địa bàn kinh doanh chính ở khu vực TP HCM, Đồng Nai và Hải Phòng.

Năm 2021, doanh nghiệp dịch vụ vận tải báo cáo doanh thu tăng nhẹ 9% đạt 1.186 tỷ đồng, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 14% đạt 113,4 tỷ đồng. Với kết quả này, cổ đông công ty đã thông qua nâng cổ tức năm 2021 từ 22% theo kế hoạch trước đó lên 42%, số tiền dự chi tăng từ 66,3 tỷ đồng lên 126,7 tỷ đồng.

Năm nay, công ty lên kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập thuần đạt 1.242 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 118 tỷ đồng; cùng tăng 6% so với thực hiện 2021. Qua nửa đầu năm, doanh thu thuần đạt 668 tỷ đồng, tăng 11%; lãi sau thuế 69 tỷ đồng, tăng 22% và thực hiện 59% kế hoạch năm.

Nguồn bài viết: Vận tải xếp dỡ Tân Cảng chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 42%

54 mã cổ phiếu trên HoSE bị cắt margin

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

https://www.hsx.vn/Modules/CMS/Web/DownloadFile?id=666e6ab2-1075-441a-8703-5130122e3ac4&rid=10552301