Chứng sỹ săn tin!

HSBC cấp tín dụng xanh 900 tỷ đồng cho dự án bất động sản của Tập đoàn REE

Khoản tín dụng được dùng để phát triển dự án E-Town 6, tòa nhà văn phòng cao cấp của Tập đoàn REE.Đây là lần đầu tiên HSBC cấp tín dụng xanh tài trợ dự án bất động sản cho một doanh nghiệp Việt.Giao dịch nhấn mạnh cam kết của HSBC Việt Nam trong việc hỗ trợ thu xếp tài chính bền vững lên tới 12 tỷ đôla Mỹ tại Việt Nam tới năm 2030.

HSBC Việt Nam cho biết vừa cấp khoản tín dụng xanh trị giá 900 tỷ đồng cho CTCP Cơ Điện Lạnh (Tập đoàn REE, HoSE: REE). Thỏa thuận cho vay này sẽ giúp REE phát triển dự án E-Town 6 (TP HCM) - tòa nhà văn phòng cao tầng được cấp chứng nhận LEED Bạch kim về thiết kế bền vững. Đây cũng là lần đầu tiên HSBC cấp một khoản tín dụng xanh cho dự án bất động sản của một doanh nghiệp Việt Nam.

Khoản vay có kỳ hạn 7 năm, HSBC Việt Nam cho biết Tập đoàn REE đã trải qua quy trình quản lý và phê duyệt tín dụng nghiêm ngặt về tài chính bền vững của HSBC, được giám sát bởi Ủy ban Tài chính Bền vững Châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, khoản tín dụng xanh này cũng được yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Nguyên tắc Tín dụng Xanh quốc tế do Hiệp hội thị trường cho vay (Loan Market Association) và Hiệp hội thị trường cho vay Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Loan Market Association) phối hợp ban hành. Bộ nguyên tắc bao gồm bốn tiêu chí cốt lõi là sử dụng khoản vay, tuyển chọn và đánh giá dự án, quản lý khoản vay và báo cáo.

hsbc-va-ree-ky-ket-hop-dong-ti-5464-7115
HSBC Việt Nam tài trợ tín dụng xanh trị giá 900 tỷ đồng cho dự án bất động sản của Tập đoàn REE.

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, cho biết khoản tín dụng xanh này một lần nữa khẳng định mối quan hệ bền chặt, lâu dài của HSBC và REE, cũng như thể hiện tham vọng chung mạnh mẽ của cả hai doanh nghiệp là đóng góp vào quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải của Việt Nam. Sự kết hợp giữa hai đơn vị có thể giúp xây dựng một Việt Nam xanh hơn, tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai. Vị lãnh đạo HSBC bày tỏ sự tự hào khi được tham gia vào một thương vụ ghi dấu cột mốc quan trọng khác cho lĩnh vực bất động sản xanh tại Việt Nam. Điều này càng quan trọng hơn khi ngành xây dựng và bất động sản chiếm tới 39% lượng khí thải carbon trên toàn cầu.

Ông Huỳnh Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn REE, chia sẻ Dự án E-Town 6 là cao ốc văn phòng mới nhất trong khuôn viên E-Town Cộng Hòa, dự kiến đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2023. Khoản tín dụng xanh dành cho dự án này nhằm tái khẳng định mối quan hệ bền chặt và lâu dài giữa HSBC và Tập đoàn REE, cũng như thể hiện sự đóng góp của cả hai tổ chức trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh xanh, qua đó góp phần phát triển các sản phẩm xanh và sạch hơn tại Việt Nam.

Trước đó năm 2020, CTCP Năng lượng Mặt trời REE (REE SE) và Công ty TNHH Sản Xuất và Dịch Vụ REEPRO (REEPRO), hai công ty thành viên của Tập đoàn REE, cũng đã nhận khoản tín dụng xanh kép đầu tiên với tổng trị giá 810 tỷ đồng từ HSBC Việt Nam, tài trợ cho dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà.

HSBC cho biết ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng và tất cả những giao dịch này đang góp phần giúp HSBC Việt Nam từng bước hiện thực hóa cam kết hỗ trợ thu xếp nguồn vốn lên tới 12 tỷ đôla Mỹ tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án bền vững của Việt Nam và các doanh nghiệp tại Việt Nam cho đến năm 2030.

Nguồn bài viết: HSBC cấp tín dụng xanh 900 tỷ đồng cho dự án bất động sản của Tập đoàn REE

Thanh khoản giảm mạnh, áp lực bán có tín hiệu suy yếu

GAS vẫn là cổ phiếu nâng đỡ VN-Index nhiều nhất sáng nay, nhưng điểm tích cực nhất không phải là điểm số xanh. Biên độ giảm của cổ phiếu đã không còn mạnh như hôm qua, độ rộng cải thiện dần cùng với mức thanh khoản thấp. Đó là tín hiệu của áp lực bán suy giảm…

Cả trăm cổ phiếu đã đảo chiều thành công từ giảm sang tăng trong sáng nay.

GAS vẫn là cổ phiếu nâng đỡ VN-Index nhiều nhất sáng nay, nhưng điểm tích cực nhất không phải là điểm số xanh. Biên độ giảm của cổ phiếu đã không còn mạnh như hôm qua, độ rộng cải thiện dần cùng với mức thanh khoản thấp. Đó là tín hiệu của áp lực bán suy giảm.

VN-Index tạo hai đáy thấp nhất buổi sáng lúc 9h30 và 10h15, cùng giảm khoảng 0,27% so với tham chiếu. Độ rộng đều rất hẹp ở hai thời điểm này, nhưng mức độ điều chỉnh thì không lớn.

Thống kê tại HoSE, điểm giá thấp nhất với cổ phiếu sáng nay chỉ có 90 mã mất từ 2% trở lên và 115 mã giảm từ 1%-2%. Lúc 9h30 VN-Index ghi nhận 82 mã tăng/268 mã giảm. Lúc 10h15 chỉ số có 87 mã tăng/311 mã giảm. Độ rộng này xác nhận trạng thái điều chỉnh trên diện rộng tiếp tục diễn ra.

Tuy nhiên đến cuối phiên độ rộng đã cải thiện đáng kể, chỉ còn 154 mã tăng/272 mã giảm. Số giảm trên 2% còn 32 mã, số giảm từ 1% tới 2% còn 57 mã. Rõ ràng giá cổ phiếu đang cải thiện rõ về cuối phiên, dù chưa nhiều mã đủ sức vượt qua tham chiếu.

Chỉ số được dẫn dắt không chỉ ở nhóm blue-chips mà cả các mã tầm trung. GAS tăng 1,68% là trụ khỏe nhất, nhưng sau đó là BCM tăng 2,89%, VGC tăng 6,45%. Những trụ kế tiếp là HPG tăng 1,28%, BID tăng 0,65%, VNM tăng 0,84%, VRE tăng 1,38%, cùng với KBC, FRT, GEX…

Với độ rộng phân hóa chưa rõ ràng và số giảm vẫn áp đảo, các cổ phiếu đi ngược dòng hôm nay không theo nhóm ngành cụ thể. Cổ phiếu dầu khí cũng có nhiều mã kém như PVD, BSR, OIL… dù GAS, PVC tăng khá tốt. Ngân hàng phần lớn là giảm giá và chỉ 6/27 mã là xanh. Cổ phiếu chứng khoán dường như khá nhất khi số tăng áp đảo số giảm và nhiều mã quay đầu vượt tham chiếu tạo biên độ phục hồi rộng như SHS, CTS, VND, VCI, SSI…

Nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng bất ngờ nhất với diễn biến nổi bật ở nhóm thép. HPG tăng 1,28%, HSG tăng 3,45%, NKG tăng 3,88%. Chỉ số của nhóm cổ phiếu vật liệu trên HoSE tăng 1,03%, tốt nhất trong các chỉ số nhóm ngành.

VN-Index đảo chiều thành công sáng nay và nhiều cổ phiếu cũng đang hồi lại.

Thanh khoản hai sàn niêm yết sáng nay giảm tới 30% so với sáng hôm qua, đạt 6.933 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch thấp nhất 12 phiên sáng. HoSE giảm giao dịch 29%, đạt 6.086 tỷ đồng.

Mức thanh khoản thấp đột ngột này nhìn từ góc độ rủi ro điều chỉnh ngắn hạn thì lại là tín hiệu tốt. Hôm qua người bán xả hàng dữ dội, đẩy thanh khoản lên cao. Do đó rất có khả năng những ai muốn bán nhất đã bán xong và áp lực cung giảm xuống. Thực tế thị trường cũng chỉ đang bị chốt lời thông thường mà không vì thông tin sốc bất ngờ nào. Vì vậy các đợt chốt lời cũng sẽ thăng trầm tùy vào nhu cầu ở mỗi thời điểm.

Yếu tố tích cực nữa là khả năng đảo chiều ở những cổ phiếu thanh khoản cao là khá ấn tượng. Ví dụ toàn thị trường sáng nay có 16 mã giao dịch được trên 100 tỷ đồng thanh khoản thì tất cả số này đều là đảo chiều từ giảm sang tăng. Duy nhất 1 mã còn chưa vượt được tham chiếu là VPB, đang giảm 0,17% nhưng cũng vẫn đang cao hơn đáy 0,34%. HPG, KBC, SSI, IDC là 4 cổ phiếu thanh khoản trên 200 tỷ đồng và đều tăng khá mạnh. Thống kê trên HoSE, gần 81% số cổ phiếu có giao dịch trong phiên sáng đã “thoát đáy”.

Khối ngoại sáng nay giảm mạnh cường độ giao dịch. Tổng giá trị mua vào đạt 395,5 tỷ đồng và bán ra 347,2 tỷ đồng, tương ứng mua ròng 48,4 tỷ. Mức giao dịch này quá nhỏ và các cổ phiếu cũng không có tác động rõ rệt. HPG được mua ròng tốt nhất với 59,2 tỷ, tổng khối lượng mua hơn 3,4 triệu cổ thì cũng chỉ chiếm 19% thanh khoản cung của mã này. KBC bị bán ròng nhiều nhất với 20,1 tỷ. Các cổ phiếu còn lại giao dịch không đáng kể, đều mua/bán ròng dưới ngưỡng 10 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Thanh khoản giảm mạnh, áp lực bán có tín hiệu suy yếu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tổng giám đốc C&W: Tiềm năng phát triển khu công nghiệp Việt Nam rất lớn

Việt Nam như một trung tâm sản xuất, năng lực tăng trưởng có thể bằng Hàn Quốc, Nhật hoặc Australia. Miền Bắc là cánh tay nối dài của công xưởng sản xuất thế giới còn miền Nam có vị thế của trung tâm sản xuất trung chuyển toàn cầu.

Tổng giám đốc C&W: Tiềm năng phát triển khu công nghiệp Việt Nam rất lớn - Ảnh 1.

Bất động sản khu công nghiệp Việt Nam có tiềm năng. Ảnh: TCTC

Bà Bùi Nguyễn Huyền Trang, Tổng Giám đốc Công ty Cushman & Wakefield (C&W) Việt Nam đánh giá tiềm năng phát triển bất động sản khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam rất lớn. Những yếu tố tác động tích cực gồm tiềm năng phát triển của nền kinh tế được dự báo tăng trưởng 8% trong năm nay; Năng lực tăng trưởng của Việt Nam có thể bằng Hàn Quốc, Nhật hoặc Australia bởi vị thế như một trung tâm sản xuất.

Trong đó, miền Bắc là cánh tay nối dài của công xưởng sản xuất thế giới còn miền Nam có vị thế của trung tâm sản xuất trung chuyển toàn cầu. Ngoài ra, dự báo năng lực cảng của cả nước từ năm 2030 sẽ tạo gần 38 triệu teu, bằng với Singapore.

Mặc dù miền Nam sẽ là trung tâm của sản xuất logictics trong khu vực và toàn cầu, nhưng sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải. Vì vậy, bà Trang hy vọng trong tương lai khi sân bay Long Thành hoàn thiện xong phần vận hành sẽ tạo ra hiệu quả để thu hút nhà đầu tư.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc KPMG cho rằng qua tiếp xúc, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng sự quan tâm với kinh tế Việt Nam. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhóm nhà đầu tư này.

Tuy nhiên, ông Ái cho rằng cần cẩn trọng khi xem đây là “cơ hội vàng”, bởi nhiều khả năng năm 2023, kinh tế Mỹ và châu Âu sẽ đi vào suy thoái, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đầu tư và trong đó có dịch chuyển đầu tư giữa các nước khác.

Hiện nay, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nước Bắc Á và Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong giai đoạn này, ông Ái nhận định nên tập trung chất lượng đầu tư, thân thiện môi trường, đầu tư công nghệ cao. Đại diện KPMG cũng bày tỏ sự lạc quan về triển vọng thu hút FDI vào các KCN, KKT của Việt Nam.

Theo Lê Xuân

Người đồng hành

Duy trì hạn chế giao dịch đối với PVV và PXM

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì diện hạn chế giao dịch trên hệ thống UPCoM đối với 2 cổ phiếu PVV và PXM




(Không khuyến nghị mua 2 cổ phiếu trên)

Một công ty bất động sản bị xử phạt do công bố thông tin không đầy đủ về đợt phát hành trái phiếu 1.500 tỷ đồng

Seaside Homes bị xử phạt 70 triệu đồng vì không công bố đủ thông tin theo quy định về đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ năm 2022.Quyết định có hiệu lực từ ngày 8/8.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Seaside Homes. Quyết định có hiệu lực từ ngày 8/8.

Cụ thể, đơn vị bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Trong đợt phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2022, công ty công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định tại bản công bố thông tin về đợt chào bán trái phiếu, phương án phát hành trái phiếu và bản công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu đến nhà đầu tư, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

vphc-3101143851-3297-1660268155.jpg
Seaside Homes bị xử phạt 70 triệu đồng vì không công bố đủ thông tin theo quy định về đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ năm 2022.

Đầu năm nay, Seaside Homes hoàn tất phát hành trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng vào ngày 13/1. Số trái phiếu này có kỳ hạn 48 tháng, đáo hạn vào ngày 13/1/2026. Thông tin về trái chủ, lãi suất và mục đích phát hành không được doanh nghiệp công bố.

Theo thông tin HNX, Seaside Homes bắt đầu hoạt động vào ngày 16/10/2017. Vốn điều lệ của Công ty đạt 375,2 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là bà Lê Thị Hồng Xuân, Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty.

Nguồn bài viết: Một công ty bất động sản bị xử phạt do công bố thông tin không đầy đủ về đợt phát hành trái phiếu 1.500 tỷ đồng

Nguồn cung bất động sản công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu

Công nghiệp logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu cho bất động sản logistics cũng tăng cao. Tuy nhiên với nguồn cung hạn chế, Việt Nam cần tìm các giải pháp để kịp thời đáp ứng nhu cầu hoạt động và những xu hướng mới trong lĩnh vực hậu cần kho bãi…

Ảnh minh hoạ

Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận hàng đầu Agility công bố năm 2022, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng trong top 50 quốc gia đứng đầu. Xét riêng trong số các nước ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và Malaysia, Thái Lan, vượt lên Philippines, Myanmar và Campuchia.

NHIỀU DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ TRONG TÌM KIẾM ĐỊA ĐIỂM

Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7% từ năm 2021 đến 2026. Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (và thu hút đầu tư) bằng cách thành lập các Khu công nghiệp và Khu kinh tế. Nhờ vậy, bất chấp thách thức từ đại dịch, ngành vẫn phát triển do các Hiệp định thương mại tự do (FTA), sự tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong nước, sự bùng nổ thương mại điện tử đã mang lại những cơ hội thực sự cho ngành.

Theo chia sẻ từ ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần, đặc biệt trước sự phát triển của ngành thương mại điện tử tại đây. Điều này cũng đi đôi với tăng nhu cầu về bất động sản công nghiệp chất lượng cao.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm địa điểm. Các khu công nghiệp và khu hậu cần kho bãi, đặc biệt xung quanh thành phố lớn như Hà Nội, đang có tỉ lệ lấp đầy cao, có những nơi đạt gần 100%. Nguồn cung bất động sản công nghiệp đang chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.

Mặt khác, khoảng trống này tạo ra cơ hội để các đơn vị phát triển bất động sản quốc tế đầu tư vào Việt Nam. “Trong thời gian qua, dòng vốn nước ngoài chảy vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp của nước ta vẫn rất dồi dào. Nhiều nhà đầu tư đang nắm bắt cơ hội để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường. Bởi vậy, việc thiếu hụt nguồn cung sẽ sớm được giải quyết trong những tháng tới.” - ông Matthew chia sẻ.

DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI CHIẾM 75% DOANH THU NGÀNH LOGISTICS

Với ngành logistics, Việt Nam hiện nay vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng khi hầu hết các bên tham gia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng thấp. Trong số 3.000 công ty hậu cần kho bãi, 90% vốn đăng ký dưới 440.000 USD, 5% có quy mô vốn từ 440.000 USD đến 880.000 USD và 5% có quy mô vốn trên 880.000 USD. Trong khi thị trường trong nước có sự cạnh tranh gay gắt, thị trường điều phối bởi các công ty nước ngoài chiếm sản lượng thấp hơn nhưng lại chiếm đến khoảng 75% doanh thu.

Đầu năm 2022, nhà phát triển kho logistics quốc tế Logos Property đã liên doanh cùng Manulife Investment Management trong dự án phát triển nhà xưởng hậu cần hiện đại xây theo yêu cầu (built-to-suit) với tổng diện tích hơn 116.000 m2 và trị giá trên 80 triệu USD. Sự xuất hiện của những đơn vị quốc tế đã nâng cao chất lượng xây dựng và vận hành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghệ cao và công nghiệp sạch đang là xu hướng phát triển của ngành. Ví dụ khu công nghiệp Nam Bình Xuyên Green Park tại Vĩnh Phúc được đầu tư xây dựng cảnh quan, không gian xanh, đồng thời tích hợp hệ thống quản lý thông minh 24/7. Qua đó, dự án thu hút các doanh nghiệp thuộc nhanh sản xuất sạch, sử dụng năng lượng tự nhiên - tái tạo.

Không chỉ tiêu chuẩn từ chủ đầu tư cao hơn, mà bản thân các doanh nghiệp cũng đang đặt ưu tiên vào hai yếu tố này. “Việt Nam đang định hướng ngành công nghiệp theo chuỗi giá trị, tập trung vào những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng lớn. Ngành công nghệ cao và sản xuất bền vững đang là những lĩnh vực thu hút và ưu tiên vốn đầu tư. Những doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường có yêu cầu khắt khe hơn. Hoạt động của họ tại Việt Nam giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp theo hướng bền vững. Cùng với sự cải thiện trong trình độ tay nghề, Những điểm này sẽ tạo ra giá trị cho ngành công nghiệp quốc nội, từ đó, đóng góp tích cực vào hoạt động xuất-nhập khẩu và nền kinh tế Việt Nam”, Giám đốc Savills Hà Nội chia sẻ.

Nguồn bài viết: Nguồn cung bất động sản công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Warren Buffett có quan điểm như thế nào về tiết kiệm?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cho rằng “sai lầm lớn nhất của một người là không học cách tiết kiệm một cách hợp lý”…

Tỷ phú Warren Buffett - Ảnh: Getty Images

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện sở hữu tài sản gần 100 tỷ USD. Với khối tài sản khổng lồ, rõ ràng ông có thể tiêu xài thoải mái. Tuy nhiên, vị tỷ phú 91 tuổi nổi tiếng với thói quen chi tiêu tiết kiệm và đặc biệt chú trọng tới sự an toàn tài chính.

Nói về việc tiết kiệm, trong một bài phát biểu với sinh viên đại học, ông Buffett từng nhấn mạnh rằng “sai lầm lớn nhất của một người là không học cách tiết kiệm một cách hợp lý”.

“Hầu hết mọi hành vi đều diễn ra theo thói quen. Và người ta thường xem nhẹ những thói quen cho tới khi chúng trở nên quá khó để từ bỏ”, huyền thoại đầu tư nói.

Không giống với hầu hết các tỷ phú thế giới, ông Buffett hiện vẫn sống trong căn nhà rộng hơn 600 m2 mà ông mua với giá 31.500 USD tại quê nhà Omaha, Nebraska vào năm 1958. Ông khuyên mọi người hãy mua căn nhà dưới khả năng chi trả của mình.

“Thay vì trả quá nhiều tiền cho khoản vay thế chấp, bạn có thể dành được nhiều tiền hơn để tiết kiệm, nghỉ hưu hoặc đi du lịch”, ông nói. “Nếu như buộc phải vay tiền, thì hãy đề nghị một khoản vay thế chấp kỳ hạn 30 năm. Đó là công cụ tốt nhất thế giới”.

Theo các chuyên gia về tài chính, một cách dễ dàng để tiết kiệm là cài đặt tự động. Chuyên gia khuyên nên cài đặt chuyển tiền tự động từ tiền lương sau khi nhận được sang tài khoản tiện kiệm hoặc tài khoản hưu trí một cách đều đặn. Và mỗi năm cần rà soát lại và cân nhắc tăng tiền tiết kiệm thường xuyên lên. Đây được xem là một trong những cách tốt nhất để thực hành tiết kiệm.

Cùng với việc cất giữ tiền tiết kiệm, tỷ phú này cũng cho rằng cần điều chỉnh cách chi tiêu để tiết kiệm được nhiều hơn. Trong thư gửi cổ đông công ty Berkshire Hathaway, ông Buffett nói rằng ông thích mua hàng hóa chất lượng khi chúng được hạ giá.

“Giá cả là những gì bạn trả, còn giá trị là những gì bạn nhận được”, ông nói và khuyên mọi người nên mua hàng hạ giá để tránh mất tiền do trả giá không khớp với giá trị. “Dù là bít tất hay cổ phiếu, tôi thích mua hàng hóa chất lượng khi chúng được hạ giá”.

Trong cuộc sống thường ngày, vị tỷ phú trong top giàu nhất thế giới này không có khái niệm tiêu tiền vào những món ăn đắt đỏ. Ông thường tiết kiệm tiền bằng cách mang theo bữa sáng trên đường đi làm. Theo CNBC, ông thường bắt đầu một ngày mới với một suất ăn tại cửa hàng ăn nhanh McDonald’s trên đường tới công sở.

Trong một bộ phim tài liệu của BBC, con gái ông, Susie Buffett, cho biết cha mình thường mua những chiếc xe mà ông được giảm giá, ví dụ xe bị hư hại do mưa đá. Những chiếc xe này được sửa chữa để không có vẻ hư hại gì và trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của ông.

Ông Buffett dùng phiếu giảm giá để mua đồ ăn mời Bill Gates - Ảnh: Billionaire Edition

Ông cũng chứng minh được một điều rằng kể cả các tỷ phú cũng trân trọng mọi cơ hội để tiết kiệm tiền. Trong thư thường niên của tổ chức từ thiện Bill and Melinda Gates năm 2017, tỷ phú Bill Gates kể lại một lần cùng đi ăn với Buffett và huyền thoại đầu tư đã trả tiền cho bữa ăn bằng phiếu giảm giá. Đó là chuyến đi Hồng Kông và họ quyết định dùng bữa tại McDonald’s. Khi đó, Buffett đã đề nghị mời và lấy trong túi ra vài phiếu giảm giá.

Để duy trì thói quen tiết kiệm, nhà đầu tư huyền thoại khuyên mọi người nên đặt điều này làm mục tiêu ưu tiên.

“Về cơ bản, hãy tiết kiệm trước và một khi đã tiết kiệm nhiều nhất có thể, thì bạn có thể cho phép mình tiêu tiền”, ông Bufett nói.

Về phần mình, vị tỷ phú 91 tuổi thích chi tiêu bằng tiền mặt. Trong một chia sẻ với với Yahoo Finance, ông cho biết đã có thẻ tín dụng American Express từ năm 1964 nhưng 98% thời gian từ đó đến nay ông vẫn chi tiêu bằng tiền mặt.

Nguồn bài viết: Warren Buffett có quan điểm như thế nào về tiết kiệm? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chuyển động quỹ tuần 8/8 -12/8: VinaCapital bán bớt cổ phần tại Cao su Phước Hòa

Nhóm quỹ VinaCapital bán gần 1,6 triệu cổ phiếu PHR chỉ trong 1 tuần với lượng sở hữu còn 7,8 triệu cổ phần (tỷ lệ 5,76%) tại ngày 10/8. Ngày 4/8, Quỹ đầu tư hạ tầng Red One đã mua 664.050 cổ phiếu TED của Tedi, nâng lượng sở hữu lên 3,8 triệu cổ phần (tỷ lệ 30,1%).

Vietnam Investment Property Holdings Limited thuộc VinaCapital bán PHR

Ngày 10/8, quỹ Vietnam Investment Property Holdings Limited thuộc VinaCapital bán 460.500 đơn vị PHR của Cao su Phước Hòa (HoSE:PHR), qua đó hạ lượng nắm giữ còn 22.540 cổ phần, tương đương 0,02% vốn điều lệ. Sau giao dịch, lượng sở hữu của nhóm VinaCapital tại Cao su Phước Hòa còn 5,76% vốn điều lệ với 7,8 triệu cổ phần.

Tạm tính theo thị giá kết phiên giao dịch 10/8 là 69.300 đồng/cp, VinaCapital dự thu khoảng 32 tỷ đồng từ việc bán lượng cổ phần trên.

Trước đó, vào ngày 3/8, Vietnam Investment Property Holdings Limited cũng đã thoái 115.700 cổ phiếu PHR, hạ nắm giữ còn 0,45% vốn điều lệ Cao su Phước Hòa. Qua đó, lượng nắm giữ của VinaCapital cũng giảm từ 7% với 9,5 triệu cổ phần xuống 6,91% với 9,4 triệu cổ phần. Như vậy, nhóm quỹ này đã bán gần 1,6 triệu cổ phiếu PHR chỉ trong 1 tuần.

Ở chiều ngược lại, ngày 13/5, 2 quỹ thành viên khác của VinaCapital là quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth và quỹ đầu tư cân bằng tuệ sáng VinaCapital mua cổ phần Cao su Phước Hòa với khối lượng lần lượt là 50.000 và 35.000 cổ phiếu, qua đó nâng lượng nắm giữ lên 464.880 cổ phần (tỷ lệ 0,34%) và 191.300 cổ phần (tỷ lệ 0,14%).

Về hoạt động kinh doanh của Cao su Phước Hòa, quý III tới HĐQT đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu công ty mẹ quý III đạt 492 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng; lần lượt tăng 75% và gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước.

HĐQT đánh giá trong quý III và nửa cuối năm gặp phải khó khăn như giá cả vật tư, nhiên liệu, phân bón đều tăng trong khi giá bán cao su giảm, tình trạng thiếu lao động khai thác mủ, tiền thuê đất cao sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2022. Công ty kỳ vọng sản lượng cao su tiêu thụ đạt hơn 7.053 tấn mủ thành phẩm các loại, giá bán bình quân 40,04 triệu đồng/tấn, thấp hơn mức bình quân nửa đầu năm là 42,5 triệu đồng/tấn.

Trong quý II, công ty cũng đặt mục tiêu lãi trước thuế công ty mẹ 220 tỷ đồng nhưng kết quả đạt được gần 9 tỷ đồng, giảm 76% so với quý II/2021. Nguyên nhân do sản lượng mủ thành phẩm tiêu thụ giảm, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm và lợi nhuận hoạt động khác giảm (cùng kỳ năm trước ghi nhận tiền thu nhập thanh lý vườn cây cao su).

Nửa đầu năm, công ty mẹ Cao su Phước Hòa đạt 849 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 35%; lãi trước thuế 311 tỷ đồng, gấp 4,3 lần cùng kỳ; lãi sau thuế 249 tỷ đồng, gấp 4,3 lần nhờ nhần tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại khi bàn giao đất thực hiện khu công nghiệp VSIP 3.

Năm 2022, Cao su Phước Hòa lên kế hoạch tổng doanh thu công ty mẹ 2.252,8 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 744 tỷ đồng; tăng lần lượt 26% và 50% năm 2021. Như vậy sau 6 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện 37,7% kế hoạch doanh thu và 33,5% chỉ tiêu lợi nhuận.

screenshot-2022-08-14-224651-1-5092-6579
Chuyển động quỹ đầu tư.

Quỹ đầu tư hạ tầng Red One mua TED

Ngày 4/8, Quỹ đầu tư hạ tầng Red One đã mua 664.050 cổ phiếu TED của Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (Tedi - UPCoM:TED). Theo đó, lượng sở hữu của quỹ tại doanh nghiệp này tăng từ 3,1 triệu cổ phần (tỷ lệ 24,8%) lên 3,8 triệu cổ phần (tỷ lệ 30,1%). Tạm tính theo giá đóng cửa phiên giao dịch là 34.000 đồng/cp, Red One đã chi khoảng 22,6 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần trên.

Được biết, quỹ đầu tư hạ tầng Red One là đơn vị có liên quan của Uỷ viên HĐQT Đỗ Thị Phương Lan và Trưởng Ban kiểm soát Mạch Thanh Toàn. Trước đó, Red One trở thành cổ đông Tedi sau khi mua vào 3,1 triệu cổ phiếu ngày 19/5, qua đó nắm giữ 24,8% vốn điều lệ.

Cổ phiếu TED mới được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận giao dịch trên UPCoM từ ngày 10/5 với mức giá tham chiếu 30.000 đồng/cp. Mã này ghi nhận tăng kịch trần lên 42.000 đồng, tức tăng 12.000 đồng (40%) trong ngày đầu tiên giao dịch. Sau đó, TED tăng mạnh lên mức đỉnh 55.000 đồng/cp vào phiên 12/5 trước khi quay đầu sụt giảm gần 35% về mức giá 35.900 đồng/cp phiên giao dịch gần nhất 12/8.

Tedi tiền thân là Viện Thiết kế được thành lập vào ngày 27/12/1962 trên cơ sở hợp nhẩt Viện Thiết kế Thủy bộ và Viện Thiết kể Đường sắt. Đơn vị hoạt động dưới hình thức CTCP bắt đầu từ tháng 6/2014. Vốn điều lệ doanh nghiệp là 125 tỷ đồng, trong đó cổ đông nước ngoài là công ty Oriental Consultants Global Co. nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất với tỷ lệ 34,1%. Theo sau là CTCP đầu tư MHC – một cổ đông trong nước sở hữu 30,1% vốn điều lệ.

Tedi hoạt động trong mảng tư vấn xây dựng, thiết kế, giám sát, thẩm tra kỹ thuật có liên quan các công trình cầu, hầm đường bộ, công trình cảng - đường thủy, đường sắt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn kiểm tra và phân tích kỹ thuật, thí nghiệm vật liệu xây dựng và các chỉ tiêu về địa chất, thủy văn, môi trường cũng như kiểm định chất lượng, thử tải các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, Tedi ghi nhận 496,6 tỷ đồng doanh thu thuần và 27,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 11,3% và 27,2% so với cùng kỳ.

Năm nay đơn vị đặt mục tiêu đạt 955 tỷ đồng tổng doanh thu và 42,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, tương đương mức thực hiện năm 2021. Theo đó, sau nửa đầu năm, với tổng doanh thu 500 tỷ đồng và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 17,7 tỷ đồng, Tedi đã hoàn thành 52,3% chỉ tiêu doanh thu và 41,6% mục tiêu lợi nhuận.

Nguồn bài viết: Chuyển động quỹ tuần 8/8 -12/8: VinaCapital bán bớt cổ phần tại Cao su Phước Hòa

Xu thế dòng tiền: Bất chấp chốt lời, thị trường vẫn hướng tới ngưỡng 1300 điểm

Biên độ rung lắc của thị trường tuần qua đã mạnh hơn đáng kể, nhất là phiên đột biến thanh khoản và giá giảm mạnh ngày 11/8. Tuy nhiên các chuyên gia không đánh giá đó là tín hiệu đáng lo lắng. Thị trường bị chốt lời ngắn hạn ở những cổ phiếu đã tăng nhiều và hạ nhiệt sẽ giúp xu hướng đi lên bền hơn, mục tiêu 1.300 điểm vẫn không thay đổi…

VN-Index rung lắc trong xu hướng tăng.

Biên độ rung lắc của thị trường tuần qua đã mạnh hơn đáng kể, nhất là phiên đột biến thanh khoản và giá giảm mạnh ngày 11/8. Tuy nhiên các chuyên gia không đánh giá đó là tín hiệu đáng lo lắng. Thị trường bị chốt lời ngắn hạn ở những cổ phiếu đã tăng nhiều và hạ nhiệt sẽ giúp xu hướng đi lên bền hơn, mục tiêu 1.300 điểm vẫn không thay đổi.

Quan điểm chung của các chuyên gia là dòng tiền sẽ xoay vòng theo cổ phiếu/nhóm cổ phiếu, vì biên độ tăng giá ở nhiều mã, nhóm mã đã khá cao kể từ đáy. Các cổ phiếu thép, ngân hàng, khu công nghiệp, xây dựng đang được đánh giá là hút dòng tiền.

Nhịp điều chỉnh ngắn nếu xảy ra sẽ là yếu tố thuận lợi cho xu hướng phục hồi hiện tại. Do đó các chuyên gia cũng cơ cấu lại danh mục và chờ đợi điểm mua tốt hơn khi giá điều chỉnh. Tỷ trọng cổ phiếu vẫn cao hơn tiền mặt.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Thị trường hầu như chỉ đi ngang tuần qua và xuất hiện một phiên xả hàng khá mạnh hôm 11/8. Nhà đầu tư bắt đầu lo ngại thị trường đi vào giai đoạn phân phối ngắn hạn và quay đầu điều chỉnh. Quan điểm của anh chị thế nào, hay vẫn kiên định mục tiêu VN-Index khoảng 1.300 điểm?

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Tôi vẫn duy trì quan điểm thị trường khả năng cao lên vùng quanh 1.300 điểm. Nhưng điều quan trong ở đây là thị trường sẽ đi theo kịch bản nào. Nếu sang tuần thị trường kéo lên luôn quanh điểm 1.300 điểm thì cơ hội cho nhà đầu tư còn rất ít. Nếu thị trường có nhịp điều chỉnh rồi đi lên thì sóng hồi này sẽ kéo dài hơn và cơ hội kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ nhiều hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Tôi vẫn giữ quan điểm về xu hướng ngắn hạn của thị trường, VN-Index có cơ hội đi lên, và ngưỡng mục tiêu của đợt phục hồi ngắn hạn hiện tại có thể quanh mức tâm lý 1.300 điểm.

Tuy nhiên, trong quá trình đi lên này, thị trường vẫn cần một vài nhịp điều chỉnh rung lắc mang tính kỹ thuật nhằm rũ bỏ các vị thế yếu, cũng như củng cố lại đà tăng. Và phiên chốt lời mạnh vào hôm 11/8 là một tín hiệu cho thấy VN-Index có thể sẽ sớm đối mặt với một điều chỉnh kỹ thuật trong tuần tới.

Do đó, tôi cho rằng nhịp điều chỉnh nếu có xuất hiện sẽ là cơ hội để nhà đầu tư mở vị thế mua cho kỳ vọng VN-Index tiến lên ngưỡng 1.300 điểm.

Hồ Nguyễn Thủy TiênGiám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Thị trường cả tuần qua hầu như đi ngang với biên độ hẹp, giá trị khớp lệnh trung bình hàng ngày quanh 14 nghìn tỷ đồng/ phiên. Riêng ngày thứ 5 (ngày 11/08/2022), thanh khoản có phần vượt trội hơn 17 nghìn tỷ đồng với biên độ giảm lớn nhất trong tuần qua. Các nhóm cổ phiếu: ngân hàng, bất động sản, dầu khí, chứng khoán… cũng suy yếu trở lại sau nỗ lực tăng điểm tuần trước đó.

Tôi cho rằng thanh khoản chưa có sự đột biến với biên độ đi ngang trong cả tuần giao dịch vừa qua, nên việc kết luận thị trường đi vào giai đoạn phân phối ngắn hạn và quay đầu điều chỉnh là chưa có cơ sở. Hiện tại, 2 mốc hỗ trợ cứng của VN-Index là: 1.170 và 1.250. Để hướng tới mục tiêu vươn lên 1.300, thì thị trường cần có thông tin hỗ trợ tích cực để bứt phá, kèm thanh khoản cải thiện.

Xu thế dòng tiền: Kiên nhẫn đợi quả ngọt

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Thị trường đã hồi phục 2 -3 tuần từ tháng 7 vượt qua các ngưỡng cản và mốc 1.260 – 1.265 đang là vùng cản tâm lý với áp lực chốt lời với những phiên tăng giảm mạnh cũng là điều dễ hiểu. Tôi vẫn duy trì quan điểm VN-Index tiến lên quanh 1.300 điểm trong thời gian tới.

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBSV

Dù là tín hiệu khá xấu trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến tích cực trước thông tin lạm phát Mỹ hạ nhiệt, tôi không cho rằng 1 phiên điều chỉnh ngày 11/8 có thể làm thay đổi nhận định về triển vọng thị trường ở thời điểm hiện tại.

Trên thực tế, thị trường đã diễn biến tích cực trở lại ngay trong phiên ngày hôm sau giúp chỉ số VN-Index có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Với độ tăng dốc hiện tại, việc xuất hiện các nhịp chốt lời điều chỉnh ngắn là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên tôi duy trì quan điểm tích cực đối với thị trường trong các tháng cuối năm trong bối cảnh các yếu tố rủi ro đang có phần suy yếu.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Nhiều cổ phiếu đạt mức tăng trưởng tốt trong nhịp tăng hiện tại bắt đầu bị chốt lời mạnh, tiêu biểu như các mã chứng khoán tuần qua. Liệu dòng tiền có thể xoay vòng sang các nhóm cổ phiếu nào trong ngắn hạn?

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Nhóm chứng khoán với áp lực bán mạnh đi kèm thanh khoản lớn đã diễn ra trong phiên ngày thứ 5 nhưng đã tăng điểm tích cực trở lại trong phiên thứ 6. Tôi thấy dòng tiền cũng bắt đầu tham gia nhóm cổ phiếu thép trong khi vẫn duy trì ở những nhóm cổ phiếu cơ bản nhóm xây dựng, cổ phiếu hóa chất…

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Trong giai đoạn vừa qua, hiện tượng dòng tiền xoay tua giữa các nhóm ngành đã và đang diễn ra rất rõ ràng trên thị trường. Theo tôi, đặc tính chung của những sóng phục hồi ngắn hạn trong một xu hướng giảm dài hạn như hiện nay, thì hiện tượng xoay tua phân hóa giữa các lớp cổ phiếu là chủ đạo.

Và đương nhiên khi một nhóm cổ phiếu tăng quá đà thì sẽ gặp áp lực chốt lời ngay và dòng tiền chốt lời đó sẽ chuyển qua tìm kiếm cơ hội ở các nhóm khác. Trong hai phiên cuối tuần, khi nhóm chứng khoán điều chỉnh thì dòng tiền gần như ngay lập tức chuyển qua nhóm khác như khu công nghiệp hay nhựa, xây dựng…

Nếu phải đưa ra một dự báo về nhóm nào có cơ hội được dòng tiền luân chuyển tới tiếp theo, thì tôi cho rằng nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có nhiều yếu tốt thuận lợi để thu hút dòng tiền nhất.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi thì khả năng nhịp tới dòng tiền có thể gia tăng ở một số nhóm ngành như Thủy sản, Dầu khí, Ngân hàng và dòng tiền vẫn duy trì ở ngành Chứng khoán và Thép.

Hồ Nguyễn Thủy TiênGiám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Tổng hợp về kết quả kinh doanh trong quý 2 chúng ta thấy có sự phân hóa. Thu nhập ròng các cổ đông công ty mẹ trên HoSE tăng 1,5%, khi HNX thì giảm 45,09%. VN Midcap tăng trưởng 37,36%, trong khi VN30 giảm -5,79% và VNSmallcap giảm -22,4%. Sau mùa công bố lợi nhuận quý 2, tháng 8 được cho là vùng trũng thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Còn về triển vọng ngành trong quý 3/2022, có những ngành được dự báo tăng trưởng tích cực là Bán lẻ, Ngân hàng, Du lịch, Điện, Công nghệ thông tin, Ô tô và Dầu khí. Như vậy, sắp tới, dòng tiền có khả năng sẽ xoay vòng sang các nhóm này, đặc biệt là những nhóm có sự phục hồi về hoạt động kinh doanh, nhưng giá vẫn đang được chiết khấu trong thời gian qua như du lịch, ô tô, thực phẩm.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Áp lực lạm phát đang giảm rất nhanh và cũng bắt đầu thể hiện lên những chỉ số thống kê, ví dụ CPI của Mỹ trong tháng 7. Trong nước giá xăng dầu cũng liên tục giảm lần thứ 5 liên tiếp. Tuy nhiên tháng 8 và tháng 9 cũng thường là thời gian trống vắng thông tin hoặc không có tin tức gì đủ hấp dẫn. Theo anh chị có điểm tựa nào cho thị trường trong giai đoạn “tháng ngâu” này?

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBSV

Chúng ta đang ở vùng trũng thông tin trong nước, trong khi thông tin thế giới là tương đối bất định, khó dự báo như xung đột Nga – Ukraine, Trung Quốc zero – Covid, lạm phát và suy thoái ở Mỹ và EU… Quả thật khó có thể tìm được điểm tựa thông tin nào trong ngắn hạn, ngoại trừ một số kỳ vọng về mặt chính sách như các động thái đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nới room tín dụng, sửa đổi Nghị định 153 theo hướng nới lỏng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

Dù vậy tôi đánh giá thị trường vẫn có thể diễn biến tích cực ngay cả khi không chịu tác động bởi yếu tố thông tin, trong bối cảnh thị trường nửa đầu năm đã hứng chịu nhiều thông tin tiêu cực như động thái xử lý các sai phạm kinh tế của Chính phủ, xung đột quân sự Nga – Ukraine, lạm phát toàn cầu tăng phi mã, các Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ… khiến các chỉ số lao dốc.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi thị trường khả năng sẽ được nâng đỡ bằng dòng ngân hàng khi thông tin nới room tín dụng vẫn đang được kỳ vọng. Ngân hàng là dòng có tỷ trọng lớn và khi dòng này diễn biến tốt sẽ giúp tâm lý chung ổn định và thị trường sẽ tăng tốt.

Ngoài ra việc báo cáo kết quả kinh doanh đã ra hết tuy nhiên cùng với đó là các báo cáo về triển vọng tăng trưởng và kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm của một số nhóm ngành như bán lẻ, thực phẩm tích cực cũng sẽ là những yếu tố tít cực giúp nâng đỡ thị trường.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Ở thời điểm hiện tại, tôi thấy các yếu tố vĩ mô bên ngoài vẫn chưa có gì tốt cả. Ngay cả việc CPI của Mỹ trong tháng 7 cũng là bớt xấu hơn so với dự báo xấu của các chuyên gia, tỷ lệ lạm phát này hiện vẫn ở mức cao. Tuy lạm phát chậm lại có thể mở ra cơ hội để FED kiềm chế tốc độ tăng lãi suất sắp tới, nhưng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi áp lực lạm phát được hoàn toàn hóa giải.

Tuy nhiên, tin vui đối với thị trường chứng khoán, cũng như là cơ sở để tôi dự báo thị trường chứng khoán của chúng ta vẫn có cơ hội phục hồi ngắn hạn với ngưỡng mục tiêu 1.300 điểm, là hiện tại các thông tin về vĩ mô tạm thời chưa có tin nào xấu hơn!

Cũng chính vì vậy, giai đoạn “tháng ngâu” là giai đoạn trống vắng thông tin lại là tốt cho thị trường. Các tin xấu đã phản ánh quá đà vào thị trường trong giai đoạn trước, và tạm thời chưa có thông tin gì xấu hơn. Do đó, thị trường có cơ hội phục hồi trở lại. Hay nói cách khác, “tháng ngâu” trống vắng thông tin lại là tin tốt cho một thị trường vừa bị giảm sâu bởi hàng loạt các tin tức bất lợi trước đó.

Hồ Nguyễn Thủy TiênGiám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Sau tháng 6/2022 với mức CPI Mỹ cao kỷ lục 40 năm, tới tháng 7/2022, thì các tín hiệu tích cực về khả năng hạ nhiệt của lạm phát toàn cầu đã có, khi các chỉ số về giá dầu, giá cả hàng hóa chung và hoạt động lưu thông hàng hóa đều có xu hướng cải thiện như giá dầu giảm 11% từ mức đỉnh, hoạt động lưu thông hàng hóa được cải thiện đáng kể khi thời gian vận chuyển tàu container tuyến hàng hải Đông Tây đã giảm từ 34 ngày về 20 ngày.

Ở thời điểm hiện tại, suy thoái kinh tế là một rủi ro đang được quan tâm nhiều nhất của kinh tế thế giới, cùng với lạm phát. Lạm phát có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt và giá dầu tiếp tục xu hướng giảm, kỳ vọng sẽ giúp Fed có dư địa xem xét lại mức độ cũng như lộ trình lãi suất ổn định để hỗ trợ phục hồi kinh tế tốt hơn.

Trong nước, thì tại cuộc họp ngày 30/7/2022, Thống đốc Ngân hàng nhà nước vẫn giữ quan điểm mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 14%, nhằm tránh cuộc đua lãi suất ở các ngân hàng, đồng thời ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Tính đến cuối tháng 7/2022, tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 9,42% ytd, như vậy hạn mức tín dụng cho 5 tháng còn lại là 4,6%. Điều này dẫn tới các ngân hàng thương mại chưa có động lực tăng huy động tiền gửi, và lãi suất huy động sẽ ít có biến động đáng kể trong thời gian tới.

Theo tôi tháng 8/2022 được cho là vùng trũng thông tin. Nhà đầu tư sẽ tập trung hơn vào sự cải thiện hoạt động kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp riêng lẻ và sự chiết khấu giá trong thời gian qua của chính riêng từng cổ phiếu, hơn là thị trường chung, để có quyết định đầu tư phù hợp trong giai đoạn này.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Chứng khoán Việt Nam trong quý 2 cũng đã điều chỉnh nhiều, triển vọng tăng trưởng GDP quý 3 dự báo là khá tích cực, dòng tiền bắt đáy cũng đã lan tỏa. Tôi cho rằng đang có nhiều thông tin hỗ trợ thị trường ở giai đoạn này để các nhà đầu tư vẫn tạm yên tâm tham gia, ngay cả trong giai đoạn “tháng ngâu”.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Anh chị có chốt lời trong tuần qua hay không? Tỷ trọng cổ phiếu còn bao nhiêu?

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Tuần qua tôi có giảm bớt tỷ trọng một phần ở các cổ phiếu đạt giá mục tiêu ngắn hạn để canh nếu có nhịp chỉnh thì mua lại để gia tăng lợi nhuận. Tỷ trọng cổ phiếu tôi vẫn đang nắm giữ khá nhiều.

Hồ Nguyễn Thủy TiênGiám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Danh mục đầu tư của tôi được chia làm 2 phần:

Đối với đầu tư dài hạn, tôi vẫn kỳ vọng vào cổ phiếu của doanh nghiệp tăng trưởng với kết quả kinh doanh cho cả năm 2022 tích cực, tôi vẫn nắm giữ lâu dài và chờ đợi kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh vào giá.

Còn đối với hàng trading lướt sóng theo chu kỳ, thì khi đủ lợi nhuận kỳ vọng trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể chốt lãi và chờ đợi cơ hội tiếp theo.

Điều quan trọng là cần tuân thủ đúng kỷ luật, tránh tâm lý FOMO, tiếc nuối khi thấy giá vẫn còn lên và nhảy vào, rất dễ đu đỉnh. Và cần tách biệt rõ hàng đầu tư hay đầu cơ lướt sóng.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Góc nhìn của tôi là thị trường vẫn còn cơ hội tiến lên vùng 1.300 điểm nhưng cần một vài nhịp điều chỉnh kỹ thuật trước khi chinh phục ngưỡng mục tiêu đó. Do đó, tôi đã thực hiện chốt lời một phần và đưa danh mục về tỷ trọng về mức cân bằng. Đồng thời, chờ đợi nhịp điều chỉnh trong tuần tới để có thể gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu.

Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Tôi đã thực hiện một số điều chỉnh tỷ trọng ở các cổ phiếu giao dịch ngắn bởi việc “lướt sóng” ở một số cổ phiếu vùng đáy phục hồi cũng mang lại hiệu quả nhất định ở những giai đoạn thị trường kiểu này. Một số cổ phiếu nắm giữ dài tôi vẫn nghĩ không có lý do gì phải bị giao động mà phải bán cổ phiếu ra. Tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ tôi vẫn nghĩ nên ở mức cao hơn.

Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBSV

Tôi không chốt lời trong tuần qua và duy trì tỷ trọng ở mức trung bình cao.

Nguồn bài viết: Xu thế dòng tiền: Bất chấp chốt lời, thị trường vẫn hướng tới ngưỡng 1300 điểm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nhu cầu than toàn cầu có thể lập kỷ lục mới, cổ phiếu than “vào cầu”

“Ai mà nghĩ được cổ phiếu than lại có thể trở thành cổ phiếu lãi nhất trong tài khoá vừa rồi. Trong tài khóa này, cổ phiếu than cũng đang là nhóm tốt nhất”…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/CNBC.

Giá than đang tăng mạnh và nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu được dự báo sẽ quay trở lại mức kỷ lục thiết lập cách đây khoảng 10 năm, trong bối cảnh tình trạng khan hiếm nguồn cung năng lượng tiếp diễn.

Theo hãng tin CNBC, trong lúc nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu than hưởng lợi từ giá than cao, vấn đề giảm phát thải carbon đang trở thành một vấn đề kém quan trọng hơn so với trước đây, vì thị trường và các chính phủ đều đang tăng cường tích trữ các loại nhiên liệu truyền thống để ứng phó với sự gián đoạn nguồn cung do chiến tranh Nga-Ukraine gây ra.

Tệ hơn, do đầu tư ngày càng chậm vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, mức tiêu thụ than lớn của các nhà máy đã cũ càng khiến cho nguồn cung than bị thắt chặt hơn - theo nhà phân tích cấp cao Peter O’Connor của Shaw and Partners.

“Ai mà nghĩ được cổ phiếu than lại có thể trở thành cổ phiếu lãi nhất trong tài khoá vừa rồi. Trong tài khóa này, cổ phiếu than cũng đang là nhóm tốt nhất”, ông O’Connor nói với CNBC.

“Nhìn về năm tới, với mùa đông ở bán cầu Bắc cộng thêm tình hình giá khí đốt và nguồn cung khí đốt ở châu Âu, các quốc gia sẽ phải quay trở lại với than. Mà nguồn cung than cũng thắt chặt. Tại sao? Vì không có ai phát triển năng lực sản xuất than và thị trường còn thắt chặt do thời tiết và Covid. Bởi vậy, giá than sẽ còn cao trong thời gian dài, có lẽ là sang năm 2023”.

Giá than nhiệt sử dụng cho phát điện ở Anh đã tăng khoảng 170% từ cuối năm ngoái, với tốc độ tăng được đẩy nhanh sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra.

Ngược lại, giá than cốc - một nguyên liệu sản xuất thép - đang diễn biến theo chiều hướng giảm. Nguyên nhân là giá loại than này bị chi phối bởi các yếu tố khác. Tăng trưởng suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc đang kéo theo nhu cầu thép và sản lượng thép giảm theo, dẫn tới nhu cầu than cốc cũng giảm.

Trong một báo cáo mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 0,7% trong năm 2022, lập lại kỷ lục thiết lập vào năm 2013, miễn là nền kinh tế Trung Quốc phục hồi như dự báo trong nửa sau của năm nay. “Nhu cầu than toàn cầu sẽ trở lại mức kỷ lục đã có vào năm 2013, và sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, đạt mức cao nhất mọi thời đại mới”, báo cáo cập nhật về tình hình thị trường than của IEA nói.

“Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu than đã đóng góp nhiều vào mức tăng hàng năm lớn nhất từ trước đến nay của lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng trên toàn cầu, đưa lượng khí thải này lên mức cao nhất trong lịch sử”, báo cáo viết.

Nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu đã tăng khoảng 6% trong năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau cú sốc ban đầu do Covid-19 gây ra, theo IEA.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu than là tình trạng thiếu khí đốt do Liên minh châu Âu (EU) tìm cách cắt giảm phụ thuộc vào nguồn khí đốt Nga và Nga đáp trả bằng cách “siết van” khí đốt đối với khối này. Tiêu thụ than trong EU vì thế được dự báo tăng 7% trong năm nay, sau khi tăng 14% trong năm ngoái - theo IEA.

“Xu hướng này xuất phát từ nhu cầu của ngành điện, nơi than đang được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế khí đốt, loại nhiên liệu đang bị thiếu và đã tăng giá mạnh sau khi Nga tấn công Ukraine”, báo cáo viết. “Nhiều nước EU đang kéo dài thời gian sử dụng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than vốn có kế hoạch đóng cửa từ trước, mở cửa lại các nhà máy đã dừng hoạt động, hoặc nâng trần số giờ hoạt động của nhà máy nhiệt điện than. Tất cả đều nhằm mục đích giảm sử dụng khí đốt”.

Một báo cáo của ngân hàng ANZ nói rằng việc Nga cắt giảm cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 20% công suất có thể khiến cho các nước EU không tích trữ đủ khí đốt để dùng trong mùa đông năm nay. Vì vậy, châu Âu có thể sẽ phải cạnh tranh quyết liệt để nhập khẩu khí đốt hoá lỏng (LNG).

Thị trường năng lượng toàn cầu, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đang cảm nhận rõ sức ép.

Gần đây, hãng thép Nippon Steel Corporation của Nhật Bản đã ký một thoả thuận với công ty khai mỏ và giao dịch khoáng sản Glencore để mua than nhiệt với mức giá 375 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất mà một công ty Nhật Bản từng trả để mua than nhiệt - theo hãng tin Bloomberg.

Nguồn bài viết: Nhu cầu than toàn cầu có thể lập kỷ lục mới, cổ phiếu than “vào cầu” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Than thế giới thôi nhé, cổ than ở VN no hope =)))))

Tin thế giới 15-8: Đoàn nghị sĩ Mỹ gặp bà Thái Anh Văn; Nga - Triều tin tưởng quan hệ tốt hơn

TTO - Nhóm các nghị sĩ Mỹ gặp lãnh đạo Đài Loan hôm nay; Phe Cộng hòa đòi tiếp cận thông tin chi tiết vụ khám nhà ông Trump; Nguy cơ thảm họa gia tăng từng ngày ở nhà máy điện hạt nhân Ukraine… là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 15-8.

Tin thế giới 15-8: Đoàn nghị sĩ Mỹ gặp bà Thái Anh Văn; Nga - Triều tin tưởng quan hệ tốt hơn - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Mỹ Ed Markey (trái) chụp ảnh cùng nhà ngoại giao Đài Loan Alexander Tah-ray Yui sau khi hạ cánh xuống hòn đảo ngày 14-8 - Ảnh: AFP

  • Đoàn nghị sĩ Quốc hội Mỹ đến Đài Loan và chuẩn bị gặp nhà lãnh đạo Thái Anh Văn ngày 15-8. Cơ quan đại diện của Mỹ tại Đài Loan cho biết phái đoàn 5 người do thượng nghị sĩ Ed Markey dẫn đầu.

“Đặc biệt vào thời điểm Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan và khu vực với các cuộc tập trận quân sự, ông Markey dẫn đầu phái đoàn đến thăm Đài Loan một lần nữa thể hiện sự ủng hộ vững chắc của Quốc hội Mỹ đối với Đài Loan”, văn phòng của bà Thái cho biết khi xác nhận bà sẽ gặp đoàn nghị sĩ Mỹ.

Trung Quốc cũng đáp trả một cách gay gắt đối với chuyến thăm mới này. Tân Hoa xã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Các chính trị gia Mỹ nên ngừng đùa với lửa về vấn đề Đài Loan”. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết “các thành viên Quốc hội Mỹ nên hành động nhất quán với chính sách một Trung Quốc của Chính phủ Mỹ”, và cho rằng chuyến thăm quốc hội mới nhất “một lần nữa chứng minh rằng Mỹ không muốn thấy sự ổn định trên eo biển Đài Loan và tìm mọi cách khuấy động sự đối đầu giữa hai bên và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Đáp lại, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia của Mỹ cho biết các thành viên quốc hội nước này đã đến Đài Loan trong nhiều thập kỷ và sẽ tiếp tục làm như vậy, đồng thời nói thêm rằng các chuyến thăm như vậy phù hợp với chính sách một Trung Quốc.

  • Mưa bắt đầu rơi ở nhiều vùng tại Pháp, đem lại cơ hội ngăn cháy rừng. Nhiều trận mưa trong ngày 14-8 cùng nền nhiệt độ hạ xuống trong bầu trời vần vũ mây đem lại tiếng thở phào cho đội ngũ chữa cháy ở Pháp “sắp kiệt quệ” sau thời gian dài chống cháy rừng chưa từng có.

Tuy vậy, theo Hãng tin AFP, họ vẫn cẩn trọng đánh giá tình hình với hy vọng mưa kéo dài và sét đi kèm dông gió không gây thêm mối lo cháy rừng mới.

  • Ba Lan nói cá chết không phải vì nhiễm độc. Bộ trưởng Môi trường Ba Lan Anna Moskwa cho biết không thể loại trừ chất độc là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt ở sông Oder, nhưng các xét nghiệm cho đến nay vẫn chưa chứng minh được điều này.

Hàng tấn cá chết đã được tìm thấy từ cuối tháng 7-2022 ở sông Oder, chảy qua Đức và Ba Lan. Cả hai quốc gia đều cho biết nguyên nhân có thể là nhiễm độc, nhưng vẫn chưa xác định được đó là chất gì.

Tin thế giới 15-8: Đoàn nghị sĩ Mỹ gặp bà Thái Anh Văn; Nga - Triều tin tưởng quan hệ tốt hơn - Ảnh 2.

Dọn dẹp xác cá chết trên sông Oder ở Ba Lan - Ảnh: REUTERS

  • Phe Cộng hòa muốn xem tờ khai dùng để khám nhà cựu tổng thống Donald Trump. Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa kêu gọi công khai bản khai có cam kết của các đặc vụ Cục Điều tra liên bang (FBI) dùng để thuyết phục thẩm phán thông qua lệnh khám này.

Đây là một tài liệu bao gồm tất cả các loại thông tin chi tiết về toàn cảnh cuộc điều tra đối với ông Trump, mà trong đó có lý do khiến các công tố viên tin rằng có thể tìm thấy bằng chứng tại resort Mar-a-Lago, và các tài liệu liên quan.

“Tôi nghĩ rằng việc công bố bản khai sẽ giúp ích, ít nhất là điều đó sẽ xác nhận rằng có lý do chính đáng cho cuộc đột kích này. Bộ Tư pháp nên chứng minh rằng họ có lý do chính đáng để làm điều này, rằng họ không còn cách nào khác”, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds nói trên Đài NBC ngày 14-8.

Tin thế giới 15-8: Đoàn nghị sĩ Mỹ gặp bà Thái Anh Văn; Nga - Triều tin tưởng quan hệ tốt hơn - Ảnh 3.

Danh sách tài sản thu được từ vụ lục soát resort của ông Trump ở Florida, Mỹ, trong đó gồm nhiều tài liệu mật, tối mật - Ảnh: REUTERS

  • Nguy cơ thảm họa “tăng từng ngày” ở nhà máy điện hạt nhân Ukraine. Ông Dmytro Orlov - thị trưởng thành phố Energodar (nơi đặt nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia), khẳng định nhà máy hiện hứng chịu pháo kích bất kể ngày đêm.

Quan chức Ukraine nói rằng những gì đang diễn ra ở nhà máy này là “khủng bố hạt nhân” khiến nguy cơ gia tăng mỗi ngày. “Tình hình rất nguy hiểm và điều gây lo ngại nhất là không có quy trình giảm leo thang”, ông nói với Hãng tin AFP.

Ukraine và Nga thời gian qua đổ lỗi cho nhau về các vụ pháo kích quanh nhà máy Zaporizhzhia mà Matxcơva kiểm soát từ tháng 3-2022.

  • Nổ kho chứa pháo hoa khiến 2 người chết ở Armenia. Bộ Tình trạng khẩn cấp Armenia cho biết một loạt vụ nổ lớn xảy ra tại kho chứa pháo hoa trong một trung tâm mua sắm lớn ở thủ đô Yerevan đã làm ít nhất 2 người chết và 60 người bị thương.

Vụ nổ xảy ra tại trung tâm mua sắm Surmalu chuyên bán buôn các loại hàng hóa vào ngày 14-8. Lực lượng cứu hộ và lính cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy với khói đen bao trùm khu mua sắm.

Thị trưởng thành phố Yerevan cho biết nhiều người vẫn bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Trong đợt kiểm tra gần đây, cơ quan phòng chống cháy nổ địa phương đã phát hiện một số vi phạm của trung tâm mua sắm trên và đã yêu cầu sửa chữa.

Tin thế giới 15-8: Đoàn nghị sĩ Mỹ gặp bà Thái Anh Văn; Nga - Triều tin tưởng quan hệ tốt hơn - Ảnh 4.

Khói bốc lên mù mịt tại kho pháo hoa bị cháy ở Yerevan, Armenia - Ảnh: REUTERS

  • Nga, Triều Tiên tăng cường quan hệ song phương. Ngày 15-8, Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rằng hai nước sẽ “mở rộng quan hệ song phương toàn diện và mang tính xây dựng với những nỗ lực chung”.

Trong một bức thư gửi ông Kim nhân ngày giải phóng Triều Tiên, ông Putin nói rằng mối quan hệ chặt chẽ hơn sẽ vì lợi ích của cả hai nước và sẽ giúp tăng cường an ninh, ổn định của bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.

Người Rohingya ở Bangladesh

Tin thế giới 15-8: Đoàn nghị sĩ quốc hội Mỹ đến Đài Loan - Ảnh 4.

Một phụ nữ Rohingya trong trang phục burqa (áo choàng dài che kín toàn thân) đứng bên trong trại tị nạn Balulkhali ở Ukhia, Bangladesh ngày 14-8. Rohingya là cộng đồng Hồi giáo thiểu số không được công nhận ở Myanmar. Họ đã và đang đi tị nạn khắp nơi, trong đó có quốc gia Nam Á Bangladesh - Ảnh: AFP

Nguồn bài viết: Tin thế giới 15-8: Đoàn nghị sĩ Mỹ gặp bà Thái Anh Văn; Nga - Triều tin tưởng quan hệ tốt hơn - Tuổi Trẻ Online

Căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan sẽ tác động nhiều đến lĩnh vực và nhóm ngành nào của Việt Nam?

taiwan-china

Xung đột giữa Trung Quốc – Đài Loan kéo dài sẽ có tác động không tích cực đối với nguồn cung thiết bị bán dẫn và chíp điện tử toàn cầu. Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI, FII và một số nhóm ngành của Việt Nam.

Trong báo cáo mới nhất, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo về những ảnh hưởng của căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan tới kinh tế Việt Nam.

"Xung đột giữa Trung Quốc – Đài Loan kéo dài sẽ có tác động không tích cực đối với nguồn cung thiết bị bán dẫn và chíp điện tử toàn cầu do Đài Loan chiếm hơn 60% thị phần xuất khẩu mặt hàng này, gián tiếp ảnh hưởng tới việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam.

Đồng thời, sự căng thẳng này cũng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI, FII đang ngày càng gia tăng của Đài Loan vào Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện này cũng có tác động tiêu cực đối với một số ngành của Việt Nam như: Cảng biển, Nhựa,… hoặc là yếu tố tạo điều kiện cho ngành Thép,…", các chuyên gia của BSC nhận định.

Hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp FDI sẽ bị ảnh hưởng

Phân tích chi tiết hơn, theo BSC, căng thẳng này sẽ tác động đến hoạt động thương mại Việt Nam - Đài Loan.

Xuyên suốt giai đoạn 2017-2022, Đài Loan là đối tác nhập siêu của Việt Nam với phần lớn nguồn nhập siêu đến từ nhóm máy và thiết bị điện tử (thiết bị bán dẫn và chip). Nhóm này cũng là nhóm nhập siêu mạnh từ Trung Quốc.

Trong giai đoạn từ 2019 đến 7 tháng 2022, Việt Nam xuất siêu khá mạnh sang thị trường Mỹ với các sản phẩm công nghệ bao gồm: Điện thoại và linh kiện tử, Máy móc thiết bị điện từ và máy móc thiết bị cơ khí. Đây cũng là các nhóm hàng hóa nhập siêu nhiều từ Đài Loan.

Mặc dù tỷ trọng và giá trị nhập khẩu sang Đài Loan ở mức thấp do nguồn cung hàng hóa chủ yếu đến từ Trung Quốc, việc Đài Loan là nguồn cung cấp chính cho các bộ kiện thiết yếu của các sản phẩm công nghệ cao vẫn phản ánh sức ảnh hưởng khá lớn lên tình trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

BSC nhận định biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởng nhất là việc hạn chế nguồn cung cát trắng. Nếu thực thi biện pháp này sẽ khiến nền kinh tế Đài Loan bị suy yếu nhanh chóng khi đây là sản phẩm xuất siêu và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Đài Loan.

Hơn nữa, biện pháp này cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên năng lực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trên toàn cầu.

Theo Báo cáo của Nhà Trắng Mỹ năm 2020, thị phần thiết bị bán dẫn và chip điện tử toàn cầu được kết cấu như sau: Đài Loan chiếm 63%, Hàn Quốc chiếm 18% và Trung Quốc chỉ chiếm 6%.

Theo BSC, việc Trung Quốc thi hành mạnh mẽ biện pháp trừng phạt này sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung chip điện tử trên toàn cầu và từ đó, tác động trực tiếp lên chuỗi sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam khi Việt Nam đang xuất siêu mạnh các sản phẩm này sang Mỹ.

Lĩnh vực thứ hai bị tác động dòng vốn đầu tư trực tiếp.

Theo BSC, dòng vốn đầu từ trực tiếp từ Đài Loan chảy vào thị trường ở Việt Nam chiếm trung bình 4.3% tổng vốn FDI trong giai đoạn 2017-7T2022.

Nguồn vốn tạo đỉnh vào năm 2020 tương đồng với xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia liền kề bao gồm Việt Nam. Đây cũng là năm các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan như Foxcom, Weistron, Foxlink gia tăng số vốn đầu tư và mở rộng sản xuất của Việt Nam.

Tuy nhiên, BSC cho rằng xu hướng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có thể vẫn tiếp tục do Việt Nam có lớp dân số trẻ, độ tuổi lao động và trình độ học thức phù hợp và đáp ứng được yêu cầu sản xuất các sản phẩm công nghệ cao từ Đài Loan.

Ngoài ra, Việt Nam hiện có 15 hiệp định thương mại FTA với 2 hiệp định thương mại đang đàm phán là Việt Nam – EFTA FTA và Việt Nam – Israel FTA.

Hơn nữa , định hướng của Chính phủ tiếp tục hướng tới mở rộng quan hệ ngoại giao nhằm phát triển vị thế địa lý thuận lợi - cửa ngõ giao dịch thương mại của Đông Nam Á.

Đáng chú ý, Chủ nhiệm Cục Công nghiệp – Bộ Kinh tế Đài Loan đã chia sẻ các tập đoàn điện tử lớn đang triển khai chiến lược mở rộng đầu tư và kỳ vọng đến năm 2025 -2030, có thể đạt mức 45% – 70% tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam.

BSC nhận định nếu xung đột Trung Quốc - Đài Loan leo thang và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Đài Loan, Việt Nam có thể bị thất thoát trung bình khoảng 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ Đài Loan.

Về ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp, BSC nhận định dòng tiền đến từ Đài Loan trong những năm gần đây tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Hình thức đầu tư gián tiếp thông qua các Quỹ đầu tư ghi nhận xu hướng cải thiện khi Quỹ Fubon FTSE liên tục gia tăng quy mô kể từ khi thành lập – đặc biệt là trong thời điểm TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh kể từ tháng 4/2022. Hiện tượng này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư Đài Loan vào triển vọng tăng trưởng kinh tế và TTCK Việt Nam.

Cảng biển - vận tải biển sẽ chịu nhiều tác động

Về ảnh hưởng đến ngành, doanh nghiệp, BSC cho rằng cảng biển - vận tải biển sẽ chịu tác động. - Chuỗi cung ứng có thể bị đứt gãy do eo biển Đài Loan là tuyến hàng hải chính giữa Trung Quốc – Nhật Bản và EU. Tại Việt Nam, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cũng sẽ bị ảnh hưởng do chủ yếu phục vụ tuyến dịch vụ Nội Á.

Bên cạnh đó, giá cước Nội Á thuộc một số tuyến đi/đến Đài Loan/Trung Quốc có thể tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên nếu căng thẳng kéo dài, sản lượng có thể sẽ giảm do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Phòng phân tích đánh giá trong trường hợp xung đột giữa Trung Quốc với Đài Loan trở nên căng thẳng, ngành Dệt may và Xơ, sợi Việt Nam sẽ không chịu tác động lớn khi Đài Loan không phải thị trường chính của hai sản phẩm nay.

Lũy kế 7 tháng 2022, Đài Loan chỉ chiếm 1% và 3% tỷ trọng nhóm Dệt may và Xơ, sợi của Việt Nam.

Với ngành thép, kim ngạch xuất nhập khẩu tương đối lớn (4,3% tổng xuất khẩu và 4,6% tổng nhập khẩu sắt thép) do có nhiều doanh nghiệp thép của Đài Loan đặt nhà máy tại Việt Nam như Formosa, Tung Ho. BSC cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp này tại Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn nếu xung đột xảy ra.

Về ngành nhựa, kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu lớn (chiếm 11,2% về số lượng và 13,2% về giá trị). Đài Loan không chỉ xuất khẩu sản phẩm nhựa lớn ra thế giới mà còn là nhà xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu lớn thứ 4 vào Việt Nam (sau Hàn Quốc, Trung Quốc và Arập Xê Út).

Ngành nhựa Việt Nam đang phụ thuộc tới 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, nếu sản xuất chất dẻo tại Đài Loan bị đình trệ thì sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung nguyên liệu nhựa tại Việt Nam và giá nhựa toàn cầu.

HAGL lãi 125 tỷ đồng trong tháng 7

HAGL lãi 125 tỷ đồng trong tháng 7

Tháng 7, HAGL ghi nhận doanh thu thuần 393 tỷ đồng; lãi sau thuế 125 tỷ đồng, tăng 25% so với tháng 6.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG ) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 7 với doanh thu thuần 393 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu ngành chăn nuôi đạt 145 tỷ đồng, doanh thu cây ăn trái là 186 tỷ đồng còn doanh thu ngành phụ trợ đạt 62 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đơn vị này đạt 125 tỷ đồng, tăng 25% so với tháng 6 và cao hơn 40% so với bình quân 6 tháng.

Lũy kế 7 tháng, doanh thu của HAGL là 2.260 tỷ đồng, lãi sau thuế 657 tỷ đồng. Trong năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 4.820 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.120 tỷ đồng, tăng lần lượt là 130% và 775% so với thực hiện năm ngoái. Như vậy công ty đã hoàn thành 53% kế hoạch doanh thu và 58,7% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

HAGL lãi 125 tỷ đồng trong tháng 7 - Ảnh 1.

HAGL lãi 125 tỷ đồng trong tháng 7.

Trong 7 tháng qua, doanh nghiệp đã tiêu thụ tổng công 105.961 con heo thịt và 138.792 tấn trái cây. Trong đó, sản lượng chuối xuất khẩu là 100.255 tấn; chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc là 38.537 tấn.

Kết quả trên có được trong bối cảnh giá xuất khẩu chuối chưa tăng cao như kỳ vọng, tuy nhiên vẫn duy trì quanh mức thấp nhất trong năm từ 6,5-8,5 USD/thùng. Ngoài ra giá bán heo bình quân đạt gần 62.000 đồng/kg.

Tại thời điểm 30/6, số lỗ lũy kế của HAGL là 3.946 tỷ đồng, giảm so với số đầu năm. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái là 1.180 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu của công ty còn 4.639 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính ở mức 9.020 tỷ đồng, gấp gần 2 lần vốn chủ sở hữu. Dư nợ trái phiếu là 6.440 tỷ đồng, trong đó khoản trái phiếu dài hạn là 5.146 tỷ, có 1.294 tỷ đồng đến hạn trả trong vòng một năm. Khoản dư nợ ngân hàng cuối quý II là 2.461 tỷ đồng, gồm 815 tỷ đồng của Sacombank, VPBank 500 tỷ đồng, Eximbank 598 tỷ đồng, 294 tỷ đồng của TPBank và 254 tỷ đồng của Liên doanh Lào Việt.

Tổng tài sản của tập đoàn đạt 19.254 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn là 5.874 tỷ đồng, giảm 10,1%. Hàng tồn kho là 829,6 tỷ đồng, gấp đôi so với số ngày 1/1. Chi phí xây dựng dở dang tăng 39% lên 4.865 tỷ đồng trong đó số tiền đầu tư vào phát triển vườn ăn quả là 2.764 tỷ đồng, số tiền rót vào dự án chăn nuôi là 2.014 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: HAGL lãi 125 tỷ đồng trong tháng 7

Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 2

Không chỉ là lập kỷ mục mới, đây là những doanh nghiệp chứng kiến lợi nhuận “tăng dựng đứng” so với các quý trước.

Câu chuyện tăng trưởng phi mã của Hóa chất Đức Giang (DGC) đã được duy trì suốt nhiều quý. Từ mức lãi chỉ khoảng 200 tỷ/quý của năm 2020, trong quý 2/2022, Đức Giang đã thiết lập kỷ lục mới gần 1.800 tỷ đồng lãi ròng.

Quý 3/2022, công ty dự kiến đạt 1.300 tỷ đồng LNST, tương đương kết quả của quý 1 và quý 4/2021.

Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 2 - Ảnh 1.

Tương tự như DGC, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cũng có 2 năm bùng nổ liên tiếp nhờ cước vận tải biển tăng. Sau khi hơi chùng xuồng trong quý 1, lãi ròng của HAH đã lập kỷ lục mới 240 tỷ trong quý 2.

Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 2 - Ảnh 2.

Không được ấn tượng như HAH nhưng nhiều công ty logistics, vận tải biển khác cũng lập đỉnh lợi nhuận trong quý vừa qua như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC - mã MVN), Vosco (VOS), Vinaship (VNA) hay Gemadept (GMD).

Với giá cước tiếp tục neo ở mức cao, các doanh nghiệp vận tải biển nhiều khả năng sẽ duy trì mặt bằng lợi nhuận cao trong một thời gian nữa.

Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 2 - Ảnh 3.

Nhờ ghi nhận doanh thu một lần từ một loạt dự án khu công nghiệp, Tổng Công ty Idico đã có 1 quý bùng nổ với lãi ròng đạt 1.427 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ.

Viglacera cũng đang thiết lập mặt bằng lợi nhuận mới nhưng lợi nhuận quý 2 đã giảm nhẹ với mức kỷ lục của quý 1.

Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 2 - Ảnh 4.

Kinh Bắc City (KBC) và Tổng Công ty Sông Đà (SJG) góp mặt trong danh sách nhờ những khoản thu nhập tài chính bất thường.

KBC lãi đột biến nhờ tăng tỷ lệ sở hữu và hợp nhất khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng trong khi Tổng Sông Đà có khoản thu nhập từ thoái vốn khỏi Sudico (SJS).

Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 2 - Ảnh 5.

Nguồn bài viết: Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 2

Giá cổ phiếu HTN chạm trần với thanh khoản tăng mạnh

Đầu phiên sáng 15/08, giá cổ phiếu của CTCP Hưng Thịnh Incons (HOSE: HTN) chạm mức trần 37,750 đồng/cp, kèm theo đó là khối lượng giao dịch đạt 692,900 cp, gấp 2.6 lần khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên gần nhất.

Cổ phiếu HTN có biểu hiện khả quan trong bối cảnh trong quý 2 vừa qua, Công ty ghi nhận kết quả tích cực nhờ một số dự án được nghiệm thu, bàn giao và quyết toán với chủ đầu tư.

Cụ thể, doanh thu thuần và lãi ròng quý 2 của HTN lần lượt đạt hơn 1,757 tỷ đồng và 86 tỷ đồng, đều tăng 4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, biên lãi gộp cũng cải thiện đáng kể từ 9% lên 11%, cho thấy Công ty đã quản lý hiệu quả chi phí giá vốn tại các các dự án.

Về tiềm năng, Công ty lên kế hoạch đạt giá trị backlog khoảng 100,000 tỷ đồng vào năm 2026, tức tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm tới. Theo lãnh đạo HTN, kế hoạch này được tính toán và dự phóng trên các dự án sẵn có của Tập đoàn và có thể triển khai thêm nhiều dự án mới. Đây là một phần trong “chiến lược HTN 2.0” mà HTN định hình cho tầm nhìn mới, tập trung phát triển 3 trụ cột cốt lõi: Thị trường, kinh doanh và quản trị. Theo đó, HTN sẽ tập trung vào 5 mũi nhọn ưu tiên, gồm: Hệ sinh thái, tăng trưởng, chuỗi giá trị, hạ tầng và công nghệ.

Trong bối cảnh Công ty có nhiều chuyển biến tích cực, hai lãnh đạo cấp cao của HTN là ông Trương Văn Việt (Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT) và ông Trần Tiến Thanh (Tổng Giám đốc) đã có động thái đăng ký mua thêm cổ phiếu HTN từ ngày 29/06-28/07.

Kết thúc thời gian giao dịch, Phó Chủ tịch HTN mua vào thành công gần 3.1 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu từ 2.2% lên 5.68%, chính thức trở thành cổ đông lớn của Công ty.

Trong khi đó, với 266,800 cp gom vào sau thời gian giao dịch, Tổng Giám đốc Trần Tiến Thanh trở thành cổ đông của Công ty với tỷ lệ sở hữu 0.3%.

Nguồn bài viết: Giá cổ phiếu HTN chạm trần với thanh khoản tăng mạnh | Fili

Tháng 7, HAG báo lãi tăng 25% so với tháng trước

HAG vừa công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2022 trong bối cảnh giá xuất khẩu chuối chưa tăng cao như kỳ vọng, vẫn duy trì quanh mức thấp nhất trong năm từ 6,5 - 8,5 USD/thùng và giá bán heo bình quân đạt gần 62.000 đồng/kg.

HAG cho biết, giá bán heo hiện nay đà đang tăng 20% so với mức giá lập kế hoạch của công ty, kèm theo đó là sản lượng heo xuất bán trong thời gian tới dự kiến tăng gấp đôi so với sản lượng đà tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2022.

HAG cho biết, giá bán heo hiện nay đà đang tăng 20% so với mức giá lập kế hoạch của công ty, kèm theo đó là sản lượng heo xuất bán trong thời gian tới dự kiến tăng gấp đôi so với sản lượng đà tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG-HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2022 trong bối cảnh giá xuất khẩu chuối chưa tăng cao như kỳ vọng, vẫn duy trì quanh mức thấp nhất trong năm từ 6,5 - 8,5 USD/thùng và giá bán heo bình quân đạt gần 62.000 đồng/kg.

Cụ thể: trong tháng 7/2022, HAG xuất chuồng 23.432 con heo thịt và 28.986 tấn trái cây - trong đó: chuối xuất khẩu đạt 18.687 tấn; chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc đạt 10.299 tấn.

Theo đó, HAG ghi nhận doanh thu thuần đạt 393 tỷ đồng - trong đó: ngành chăn nuôi đạt 145 tỷ đông; ngành cây ăn trái đạt 186 tỷ đồng và ngành phụ trợ đạt 62 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 125 tỷ đồng, tăng 25% so với tháng 6/2022.

Đến cuối tháng 7, Hoàng Anh Gia Lai đã xuất ra thị trường 105.961 con heo thịt và gần 139.000 tấn cây ăn trái, trong đó, có 38.537 tấn chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc. Lũy kế 7 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 2.260 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 657 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch năm.

Mới đây, căn cứ theo Quyết định số 224/QĐ-SGDHCM ngày 20/4/2021 của HOSE về việc chuyển cổ phiếu HAG từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát với lý do lợi nhuận sau thuế của cố đông công ty mẹ năm 2020 và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2020 là số âm.

Tuy nhiên, căn cứ vào Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 đã công bố ngày 30/7/2022, tính tới thời điểm này Công ty đã tạm thời khắc phục được nguyên nhân chứng khoán cùa Công ty bị đưa vào diện kiêm soát với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 522 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 30/6/2022: - 3.946 ty đồng.

Bên cạnh đó, công ty cho biết với các yếu tố thuận lợi sau đây, Công ty tin tưởng sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan như: giá bán chuối của Công ty chuẩn bị vào chu kỳ giá cao nhất trong năm bẳt đầu từ tháng 9 hàng năm;

Giá bán heo hiện nay đà đang tăng 20% so với mức giá lập kế hoạch của công ty, kèm theo đó là sản lượng heo xuất bán trong thời gian tới dự kiến tăng gấp đôi so với sản lượng đà tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2022. Với dự báo này, Công ty dự kiến sẽ sớm đạt được kế hoạch lợi nhuận đã đề ra cho năm 2022 là 1.120 tỷ đồng và thậm chí vượt kế hoạch từ 20% - 30%.

Hiện HAG hoàn thiện 9 cụm chuồng trại để duy trì nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

Giá cổ phiếu của HAG hôm nay tiếp tục tăng mạnh trên 4% so với tham chiếu và giao dịch quanh mức 12.450 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Tháng 7, HAG báo lãi tăng 25% so với tháng trước - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

VNDirect: Kinh Bắc sẽ gặp khó với gần 3.000 tỷ đồng nợ đáo hạn trong nửa đầu năm 2023

Chứng khoán VNDirect cho rằng, khoản nợ đáo hạn nửa đầu năm 2023 sẽ khiến Kinh Bắc đối mặt với thách thức về dòng tiền trong ngắn hạn, song, không có rủi ro vỡ nợ nhờ tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu ở mức thấp.

Theo số liệu của Chứng khoán VNDirect, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) có 500 - 600 tỷ đồng nợ trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm 2022 và 2.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.

VNDirect cho rằng, khoản nợ này năm 2023 này sẽ khiến công ty đối mặt với thách thức trong ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào bất động sản và giám sát chặt chẽ đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp như hiện nay.

Theo kế hoạch, Kinh Bắc dự kiến phát hành riêng lẻ tối đa 150 triệu cổ phiếu (tương đương 26,3% cổ phần hiện tại) trong nửa cuối năm nay để huy động 5.000 - 6.000 tỷ đồng nhằm tăng vốn lưu động, tái cơ cấu nợ và đầu tư vào các dự án mới.

Song, theo VNDirect, trong trường hợp xấu nhất là phát hành không thành công, công ty có thể gặp thách thức trong việc phát triển các dự án mới trong ngắn hạn, nhưng không có rủi ro vỡ nợ, nguyên nhân do Kinh Bắc có bảng cân đối kế toán lành mạnh với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là 0,3 lần vào cuối quý II, thấp hơn đáng kể so với các công ty bất động sản khu công nghiệp cùng ngành.

VNDirect ước tính tiền và các khoản tương đương tiền của Kinh Bắc có thể sẽ đạt 2.100 tỷ đồng vào cuối năm 2022, nhờ đó giảm những áp lực về các khoản nợ ít nhất đến nửa đầu năm 2023.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Kinh Bắc, tính đến cuối quý II, công ty có gần 1.107 tiền và các khoản tương đương tiền (là các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 1 - 3 tháng), giảm 57% so với đầu năm.

Đồng thời, công ty cũng có hơn 2.012 tỷ đồng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, giảm nhẹ so với đầu năm, chủ yếu là đầu tư chứng khoán kinh doanh vào Công ty TNHH Một thành viên Khách sạn Hoa Sen và cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính hợp nhất cũng cho thấy, trong nửa đầu năm nay, Kinh Bắc đã chi hơn 1.073 tỷ đồng để trả nợ gốc vay. Nhờ đó, tại thời điểm cuối quý II, tổng nợ tài chính của Kinh Bắc giảm gần 2,4% so với đầu năm còn 6.888 tỷ đồng.

Mặc khác, bên cạnh khoản chi trả nợ nói trên, Kinh Bắc cũng thu 1.218 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu và đi vay, đồng thời ghi nhận lợi nhuận trước thuế cao gấp 2,3 lần cùng kỳ.

Song, do khoản lỗ 2.695 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư cùng với việc tăng các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi tiền mua tài sản cố định, công cụ nợ các đơn vị khác, dòng tiền thuần trong nửa đầu năm của Kinh Bắc âm gần 1.456 tỷ đồng, trong đó, dòng tiền kinh doanh âm hơn 662 tỷ đồng.

Nguồn: Việt Nam Mới

Phiên 15/8: Một cổ phiếu duy nhất giảm sản trên HoSE