Chứng sỹ săn tin!

Chủ đầu tư chây ỳ nợ của nhà thầu xây dựng sẽ bị “bêu tên”

Đó là đề xuất của ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) trước tình trạng nợ đọng xây dựng kéo dài.

Trước thềm Hội thảo “Nợ đọng xây dựng - Kiến nghị giải pháp” do Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 18/8 tới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết: Nợ đọng không thanh toán đang khá phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp, các tổng công ty, tập đoàn xây dựng với số dư từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng.

Nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được. Trong khi đó, nhà thầu xây dựng phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài hết công trình này đến công trình khác. Nhiều nhà thầu xây dựng đang bị nợ gấp mấy lần vốn chủ sở hữu, có những doanh nghiệp bị nợ đến vài nghìn tỷ đồng. Tình trạng nợ đọng lớn diễn ra cả ở các gói thầu vốn đầu tư công lẫn công trình vốn ngoài ngân sách.

Chủ đầu tư chây ỳ nợ của nhà thầu xây dựng sẽ bị “bêu tên” - Ảnh 1.

Nhiều đơn vị bị nợ đọng xây dựng lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong nhiều năm. Ảnh minh họa

Đơn cử, đại diện nhà thầu xây dựng Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, hiện doanh nghiệp này có 1.280 hợp đồng có giá trị công nợ phải thu. Tổng số nợ phải thu tính đến 31/3 là 1.539 tỷ đồng. Trong đó, nợ ở các công trình mà chủ đầu tư là đơn vị quản lý vốn Nhà nước là hơn 1.000 tỷ đồng, còn lại là tư nhân. Một số khoản nợ kéo dài trên 5 năm có giá trị gần 150 tỷ đồng.

Ông Hiệp cho biết một thực tế là nhiều nhà thầu xây dựng phải vay tiền về thi công. Nợ gấp đôi vốn hiện có, lãi suất đi vay thì 9-10% thì đang lãi thành lỗ. Nhà thầu đi vay ngân hàng, không trả được nợ bị siết nợ và lãi vay dẫn đến lãi chồng lãi.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất, các địa phương phải kiên quyết công bố danh sách chủ đầu tư không nghiêm túc, chây ỳ và nợ đọng sẽ không cho đầu tư tiếp.

Với các dự án bên ngoài ngân sách, VACC đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với các chủ đầu tư về cơ chế của phần 20% nghiệm thu công trình cần có cơ chế bảo lãnh thanh toán. Về cơ chế thanh toán và cơ chế hợp đồng, hiện nay cơ chế thực hiện tạm ứng 15-20% là quá thấp. Ông Hiệp đề nghị cần tiến dần theo thông lệ cơ chế thanh toán quốc tế.

Với các dự án đầu tư công, ông Hiệp kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát thống kê nợ đọng từ 3- 5 năm để báo cáo Thủ tướng xử lý.

Nguồn: Báo công thương

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 15/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. HAGL: Kiếm 3 đồng, lãi gần 1 đồng trong tháng 7

  2. DIG: DIC Corp nâng sở hữu lên 43,35% vốn tại Pullman Vũng Tàu

  3. DXG: Đất Xanh Group dự kiến chi 8.000 tỷ đồng mua cổ phần BĐS Hà An

  4. HDC: Thâu tóm dự án nghỉ dưỡng Biển Đá Vàng Resort

  5. VGC: Viglacera vượt 11% kế hoạch lợi nhuận năm, hưởng lợi lớn từ bất động sản KCN

  6. DRH: 2 quý liên tiếp không có nguồn thu từ bất động sản, DRH Holdings âm nặng dòng tiền kinh doanh

  7. HAX: Haxaco chi gần 500 tỷ đồng làm bất động sản tại Tp.HCM

_

  1. FMC: Mở rộng nhà máy mới thúc đẩy tăng trưởng của FMC từ năm 2022

  2. NAF: Nafoods Group liên tiếp bị xử phạt do liên quan đến sai sót trong hồ sơ khai thuế

  3. FPT: Doanh thu dịch vụ chuyển đổi số của FPT tăng mạnh

  4. VKC: Lô đất gần 6.500m2 của Cáp nhựa Vĩnh Khánh sắp được đấu giá

  5. G36: Thay công ty kiểm toán đã đồng hành 6 năm

  6. SHB: Dự kiến tăng vốn điều lệ lên 36.459 tỷ đồng trong năm 2022, đưa ngân hàng đứng trong Top 3 ngân hàng cổ phần tư nhân lớn nhất về vốn điều lệ.

  7. HVN: Vietnam Airlines ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn T&T Group

  8. FLC: Bamboo Airways có chủ tịch mới. Ông Nguyễn Ngọc Trọng, lãnh đạo gắn bó với Bamboo Airways từ những ngày đầu thành lập, vừa được bầu làm chủ tịch hãng bay này.

  9. DGW: Kỳ vọng mùa cao điểm trở lại, Digiworld đặt kế hoạch lãi tăng trưởng 87% trong quý 3

  10. Nhiều doanh nghiệp thuộc Vinachem có lãi cao

  11. Loạt công ty xi măng thuộc Vicem bị Kiểm toán Nhà nước nêu tên vì khai thác vượt giấy phép

  12. PHC: Phục Hưng Holdings nợ cao vẫn có thêm gói thầu mới

  13. THS: “Hết tím lại xanh”, cổ phiếu THS bật tăng 152% sau 11 phiên giao dịch (không có thanh khoản)

  14. HLC: Doanh thu bán niên tăng mạnh, lợi nhuận “dậm chân tại chỗ”

  15. NVT: Ninh Vân Bay thoát lỗ, lãnh đạo DNP đồng loạt xin rút khỏi HĐQT

  16. BID: Lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm của BIDV có thể tăng hơn 80% so với cùng kỳ

  17. VIC: VinFast mạnh tay giảm 7.500 USD cho khách đặt trước xe điện nếu không được hưởng ưu đãi từ Chính phủ Mỹ

  18. Tháng 7, HAG báo lãi tăng 25% so với tháng trước

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Dồn vốn vào Ladophar (LDP), Louis Holdings rút khỏi Louis Capital (TGG) và Angimex (AGM)

  2. SJE: “Nối gót” các cổ đông, Phó Chủ tịch HĐQT Sông Đà 11 cũng thoái gần hết vốn

  3. Thêm hai Phó tổng đăng ký bán ra gần 85 triệu cổ phiếu SeABank

  4. Nutifood gom thêm 4 triệu cổ phiếu QNS

_

  1. DXG: Đất Xanh dự kiến huy động hàng trăm triệu USD trái phiếu quốc tế

  2. ASG: Tập đoàn ASG dự kiến phát hành lượng lớn cổ phiếu để trả nợ

_

=> CỔ TỨC

  1. TCI: Chứng khoán Thành Công dự chia cổ tức 2023 - 2024 tổng tỷ lệ 18%

  2. BCC: Xi măng Bỉm Sơn dự chi hàng chục tỷ đồng trả cổ tức 2021, tỷ lệ 5%

  3. SBT: TTC Sugar dự kiến phát hành 44 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 100:7

  4. Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền của 10 doanh nghiệp trong nửa cuối tháng 8

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Nhiều cổ phiếu trụ cột bứt phá, VN-Index tăng hơn 11 điểm

  • Cổ phiếu vua dẫn dắt thị trường, SHB tăng trần với thanh khoản bùng nổ

  • Lực chốt lời tiếp tục yếu, cầu bắt đáy dễ dàng đẩy thị trường lên

  • Phiên giao dịch đầu tuần tiếp nối hành trình tăng điểm. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch có dấu hiệu tăng trở lại đồng thuận với điểm số. Các nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị hạn chế mở mua mới trong những phiên tăng mạnh và thiên về hướng chốt lời tại vùng 1.280. Ngoài ra cần lưu ý khi thứ Năm tuần này là phiên đáo hạn phái sinh tháng 8, theo đó các chỉ số có thể có biến động bất ngờ.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index 11,87 điểm (0,94%) lên 1.274,2 điểm. Toàn sàn có 278 mã tăng, 164 mã giảm và 82 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.313 tỷ đồng, tăng 13,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 13.963 tỷ đồng, tăng 15%.

  • Khối ngoại duy trì mua ròng gần 65 tỷ đồng trên HOSE, gom mạnh HPG, nhóm bank trong khi tập trung rút vốn khỏi VNM

  • Khối ngoại có phiên gom ròng thứ 4 trên HOSE

  • Tự doanh 15/08: Tiếp tục bán ròng 162 tỷ đồng, tập trung xả VN30

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Nhiều quỹ ngoại báo lãi “tí hon” sau nửa đầu năm lỗ chỏng vó với chứng khoán Việt Nam

  2. Tự doanh tiếp tục “tỏa sáng” tuần VN-Index rung lắc, gom mạnh nhất cổ phiếu HPG

  3. Các công ty niêm yết họ Viettel kinh doanh ra sao nửa đầu năm?

  4. Trong nửa đầu tháng 8, hàng loạt ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, qua đó bổ sung hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hoạt động kinh doanh, đó là những ngân hàng nào?

_

  1. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu bán kèm sản phẩm

  2. SSI dự báo NHNN sẽ tiếp tục phát hành tín phiếu nhằm đẩy mặt bằng lãi suất lên mức an toàn hơn

  3. NHNN: Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng

_

=> VIỆT NAM

  1. Lo “bão giá” vật liệu chèn ép chất lượng, “thui chột” thể lực nhà thầu giao thông

  2. Thu nhập của người lao động đã tăng trở lại. Việc nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

  3. Sản phẩm dệt may cần sớm đáp ứng tiêu chuẩn sinh thái của EU

  4. Xuất khẩu tôm chân trắng sang Hàn Quốc chiếm tới 86,7% cơ cấu

  5. Tồn kho tăng mạnh, doanh nghiệp bất động sản “hụt hơi” vì thiếu vốn

  6. Việt Nam đứng thứ 11 trong Top 50 thị trường logistics mới nổi

  7. Xuất khẩu cá tra sang Mexico tăng gấp đôi dù lạm phát chạm đỉnh 22 năm

  8. Việt Nam xuất siêu gần 1,1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm

  9. Xuất khẩu gỗ sang Mỹ và EU đối mặt nhiều khó khăn

_

=> THẾ GIỚI

  1. Trong tuần trước, BOE khẳng định kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái trong 3 tháng cuối cùng của năm, quá trình này sẽ không chấm dứt cho đến năm 2024.

  2. Cắt điện hơn 12 giờ mỗi ngày, giá nhiên liệu tăng sốc, nợ nước ngoài gấp đôi dự trữ ngoại hối là những dấu hiệu cho thấy Bangladesh đang đối mặt khủng hoảng toàn diện.

  3. Trung Quốc: Chỉ số giá sản xuất hạ nhiệt trong tháng Bảy

  4. Trung Quốc đột ngột hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế đang sa sút

  5. Tỷ lệ lạm phát ở Tây Ban Nha tăng lên mức cao nhất trong 38 năm

  6. 5 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hủy niêm yết tại Mỹ trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ đang căng thẳng về các vấn đề kinh tế và ngoại giao.

  7. GDP của Nga giảm 4% trong quý II/2022

  8. “Bữa tiệc” trái phiếu bất động sản Trung Quốc đã tàn. Bloomberg nói rằng thị trường trái phiếu bất động sản với quy mô 203 tỷ USD của Trung Quốc đã “gần như chết” và nhà đầu tư nước ngoài là những người gánh chịu phần lớn thiệt hại…

  9. Người mua nhà tại Trung Quốc mất kiên nhẫn với các công ty bất động sản

  10. Lạm phát khiến Hàn Quốc giảm ngân sách lần đầu tiên sau 13 năm

  11. GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch

  12. Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm, GDP Nhật Bản tăng hơn 2%

  13. Chứng khoán tương lai châu Âu biến động, kinh tế Trung Quốc tăng chậm hơn dự báo của giới chuyên gia trong tháng 7.

  14. Mỹ sẽ công bố số liệu doanh số bán lẻ của tháng 7 vào thứ Tư, số liệu này sẽ được theo dõi để biết những dấu hiệu về sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng sau khi tăng trưởng quý II chậm lại.

  15. Biên bản họp tháng 7 của Fed cũng ra cùng ngày

  16. Sau cảnh báo gần đây của Ngân hàng Trung ương Anh rằng Vương quốc Anh đang đối mặt với một cuộc suy thoái sâu và kéo dài, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến dữ liệu về lạm phát, doanh số bán lẻ và việc làm trong những ngày tới. Dự kiến lạm phát lên tới 9,8%

  17. Ngân hàng Dự trữ New Zealand dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới vào thứ Tư, điều này sẽ đưa lãi suất lên mức cao nhất trong bảy năm.

  18. Hạn hán 500 năm có một đe dọa kinh tế châu Âu

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Áp lực từ lệnh trừng phạt, Nga đẩy mạnh nghiên cứu để ra mắt đồng rúp kỹ thuật số vào năm 2024

  2. Báo cáo của Ripple: Hơn 75% tổ chức tài chính có ý định sử dụng tiền điện tử trong ba năm tới

  3. Hacker tấn công mạng Acala khiến AUSD bị mất peg

  4. stablecoin aUSD xuống dưới mức 1 USD sau khi bị tấn công

  5. Các cuộc tấn công mạng đã trở thành một mối “đe dọa” trong cộng đồng tiền điện tử. Theo một ước tính gần đây của Chainalysis, các hacker đã “bỏ túi” tổng cộng 1,4 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2022.

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 24.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã có thời điểm vọt lên trên 25.100 USD, trước khi lùi nhanh về 24.190 USD/BTC vào cuối ngày.

  7. SHIB soán ngôi AVAX trở thành đồng tiền mã hóa lớn thứ 12 toàn ngành

  8. Khoảng 6,1% dân số Việt Nam đang sở hữu tiền số, đứng thứ 11 thế giới về sở hữu tiền điện tử

_

  1. OPEC nâng nguồn cung dầu thô thêm hơn 200.000 thùng/ngày

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,89 USD (-2%), xuống 88,11 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 4,26 USD (-4,34%), xuống 93,89 USD/thùng.

  3. Saudi Aramco - “Đế chế” dầu lửa vùng Vịnh lãi gần 50 tỷ USD trong một quý, giá cổ phiếu bùng nổ

  4. Tính chung cả tuần trước, giá dầu thô Brent đã tăng 3,4% và giá dầu thô WTI tăng 3,5%. Trước đó, trong tuần đầu tiên của tháng 8, giá dầu thô Brent đã lao dốc, mất tới 14% do lo ngại lạm phát và môi trường lãi suất cao trên toàn cầu sẽ khiến nền kinh tế thế giới giảm tốc, kéo theo đó là sự suy giảm nhu cầu sử dụng dầu thô.

  5. Trong ngày 11/8, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong năm nay xuống mức 3,1 triệu thùng/ngày, thấp hơn 0,26 triệu thùng/ngày so với lần dự báo gần nhất.

  6. Thị trường hiện đang đánh giá các quan điểm trái ngược về dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô thời gian tới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ tăng 14 USD lên mức 1.804 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm mạnh và về gần 1.775 USD/ounce vào cuối ngày. Vàng vừa kết thúc tuần tăng thứ 4 liên tiếp

  2. Đồng USD đã chốt phiên cuối tuần ở mức tăng nhẹ 0,58%. Tuy nhiên, trong tuần qua, đồng bạc xanh trải qua phiên điều chỉnh mạnh sau một chuỗi những tuần tăng trước đó, với mức giảm 0,89%.

  3. Standard Chartered dự báo USD có xu hướng chúi đầu trong 6 - 12 tháng tới

_

  1. Australia xem xét hạn chế xuất khẩu khí đốt để đảm bảo nguồn cung trong nước

  2. Nga bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho Hungary

  3. Hungary được Nga bơm nhiều khí đốt hơn, Đức loay hoay tiết kiệm “từng giọt”

  4. Giá điện châu Âu lại lập đỉnh do nắng nóng, cháy rừng

  5. Bức tranh ảm đạm của xuất nhập khẩu thép Trung Quốc

  6. Hãng thủy tinh lâu đời nhất thế giới có thể đóng cửa vì thiếu khí đốt

  7. Giá nickel, bạc, nhôm đồng loạt tăng

Nguồn: Thông Tô

Khối ngoại duy trì mua ròng gần 65 tỷ đồng trên HOSE, gom mạnh HPG trong khi tập trung rút vốn khỏi VNM

Trên sàn HOSE, khối ngoại giảm quy mô mua ròng còn hơn 65 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này gom ròng gần 6,3 triệu đơn vị, tâm điểm giao dịch vẫn là nhóm thép, ngân hàng.

VN-Index đóng cửa phiên tại mốc 1.274,2 điểm, tăng gần 12 điểm, với thanh khoản đạt hơn 15.500 tỷ đồng. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có đóng góp lớn nhất cho VN-Index, phải kể đến như BID, SHB, HDB, LPB, CTG,…

Phiên giao dịch đầu tuần tiếp nối hành trình tăng điểm. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch có dấu hiệu tăng trở lại đồng thuận với điểm số. Các nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị hạn chế mở mua mới trong những phiên tăng mạnh và thiên về hướng chốt lời tại vùng 1.280. Ngoài ra cần lưu ý khi thứ Năm tuần này là phiên đáo hạn phái sinh tháng 8, theo đó các chỉ số có thể có biến động bất ngờ.

Trên sàn HOSE, khối ngoại giảm quy mô mua ròng còn hơn 65 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này gom ròng gần 6,3 triệu đơn vị, tâm điểm giao dịch vẫn là nhóm thép, ngân hàng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Xét giao dịch cụ thể, lực cầu ngoại có động thái chốt lời mạnh nhất ở cổ phiếu VNM của Vinamilk với quy mô 110,5 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được rút ròng trên trăm tỷ đồng phiên hôm nay.

Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng tập trung rút ròng khỏi đại diện SSI của Chứng khoán SSI (40,2 tỷ đồng).

Theo sau, lực xả còn tập trung ở các cổ phiếu bất động sản như KBC (24,4 tỷ đồng), VCG (19,5 tỷ đồng), VGC (16,8 tỷ đồng), VHM (15,6 tỷ đồng). Danh mục bán ròng còn xuất hiện các cái tên như VJC, STB, DGC, VCI với giá trị 13 – 23 tỷ đồng

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Trở lại chiều mua, khối ngoại đẩy mạnh gom ròng cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá trị 172,8 tỷ đồng. Giao dịch tương tự cũng xuất hiện ở các mã HDB (60,2 tỷ đồng), CTG (48,3 tỷ đồng), NVL (34,2 tỷ đồng).

Theo sau, một số mã cũng ghi nhận lực cầu dưới 30 tỷ đồng trong phiên còn có SHB (29,8 tỷ đồng), GMD (17,5 tỷ đồng), PVD (15,1 tỷ đồng), VHC (14,4 tỷ đồng), HDG (13 tỷ đồng) và MSN (12,5 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Trên sàn HNX, khối ngoại ghi nhận xu hướng giao dịch tích cực khi mua ròng 26,13 tỷ đồng, tương đương gần 1,4 triệu cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng hơn 37,1 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp, danh mục mua ròng chủ yếu của khối ngoại còn tập trung tại APS (3,3 tỷ đồng) và IDC (2,3 tỷ đồng). Giao dịch tương tự cũng được ghi nhận tại PCG (287 triệu đồng), ART (170 triệu đồng), PVG (105 triệu đồng),…

Chiều ngược lại, giao dịch bán ròng tập trung tại cổ phiếu VCS của Vicostone với gần 12,7 tỷ đồng, SHS (1,65 tỷ đồng), NVB (1,1 tỷ đồng),…

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại đảo chiều bán ròng với quy mô 28,42 tỷ đồng, tương đương 863.100 đơn vị.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn nhiều nhất vào cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP với giá trị 2,1 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại lần lượt tìm đến các cổ phiếu VEA (952 triệu đồng), MCH (90 triệu đồng), HPW (82 triệu đồng),…

Trái lại, tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR (12,7 tỷ đồng). Theo sau, lực xả dưới 10 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại QNS, VTP, SID, IDP.

Nguồn: Khối ngoại duy trì mua ròng gần 65 tỷ đồng trên HOSE, gom mạnh HPG trong khi tập trung rút vốn khỏi VNM

Hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu kèm sản phẩm

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo rà soát thông tin phản ánh về tình trạng một số nhân viên ngân hàng bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn như chỉ giải ngân khi mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ.

Hop dong dai ly bao hiem ky voi ngan hang khong yeu cau kem san pham hinh anh 1Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. (Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng cũng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với ngân hàng và phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Tại văn bản trả lời của đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Lam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm.

Điều này nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, không được bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm.

[Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người mua bảo hiểm]

Trong thời gian qua, trước thông tin phản ánh về tình trạng một số nhân viên ngân hàng bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn như chỉ giải ngân khi mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát toàn hệ thống, xử lý nghiêm những trường hợp bắt buộc khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng cho khách hàng, bảo đảm phê duyệt hồ sơ, giải ngân cho khách hàng đúng quy định.

Bên cạnh đó, thực hiện chào bán, giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cũng như các hoạt động đại lý bảo hiểm khác cho các khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật nhằm giúp khách hàng hiểu đúng, đủ quyền và lợi ích hợp pháp, các điều kiện/điều khoản thanh toán của hợp đồng bảo hiểm.

Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm đối với các cán bộ tín dụng và cán bộ tham gia hoạt động đại lý bảo hiểm; trong đó, cần đặc biệt lưu ý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng trên địa bàn; lồng ghép nội dung thanh tra việc thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động này vào kế hoạch thanh tra hàng năm.

Trong thời gian tới, cùng với các biện pháp đã triển khai, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có văn bản chỉ đạo về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng; trong đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải hướng dẫn, niêm yết, công bố công khai tại trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch về các sản phẩm bảo hiểm, các quyền và lợi ích hợp pháp, các điều kiện, điều khoản thanh toán của hợp đồng bảo hiểm; nghiêm cấm hành vi bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động này và việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp phát hiện vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trên cơ sở các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến đại lý bảo hiểm, tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng./.

Nguồn bài viết: Hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu kèm sản phẩm | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)

Warren Buffett tiếp tục đổ tiền vào cổ phiếu dầu khí

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett tiếp tục lạc quan về giá đầu và ngành công nghiệp năng lượng…

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett - Ảnh: Getty Images

Báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) ngày 15/8 cho thấy tỷ phú Warren Buffett vẫn lạc quan về giá dầu và ngành công nghiệp năng lượng khi công ty đầu tư của ông - Berkshire Hathaway - tiếp tục mua cổ phiếu hãng dầu khí Chevron và hãng năng lượng Occidental Petroleum trong quý 2.

Cụ thể, Berkshire đã gom thêm 2,4 triệu cổ phiếu Chevron đưa tổng số cổ phiếu này trong danh mục lên 161,4 triệu USD. Trong quý 1/2022, Berkshire cũng đã mua thêm hơn 120,9 triệu cổ phiếu Chevron.

Lý do đơn giản cho động thái này là dự báo của ông Buffett về việc giá dầu, khí đốt tự nhiên, khí tự nhiên hóa lỏng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Theo ông, việc các hãng năng lượng lớn giảm đầu tư trong đại dịch, cộng với gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột ở Ukraine, có thể gây áp lực tăng giá lớn đối với các mặt hàng này trong dài hạn.

Mã Occidental Petroleum cũng được mua thêm 22 triệu trong quý 2. Theo đó, Berkshire hiện nắm giữ 188 triệu mã này, tương đương 20% cổ phần Occidental.

Trong quý, Berkshire đã chi 6 tỷ USD mua cổ phiếu, giảm đáng kể so với 51 tỷ USD phân bổ vào quý đầu năm.

Ngoài cổ phiếu dầu khí, “đế chế” này cũng mua thêm 4 triệu cổ phiếu của hãng công nghệ Apple – mã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của công ty. Berkshire hiện sở hữu tổng cộng 894,8 triệu cổ phiếu Apple.

Berkshire cũng mua thêm 4 triệu cổ phiếu công ty video game Activision Blizzard và hiện nắm tổng cộng 68,3 triệu mã này.

Tại đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 4, ông Buffett cho biết Berkshire sẽ tiếp tục gom thêm cổ phiếu Activision Blizzard trong chiến lược giao dịch chênh lệch giá (arbitrage). Activision có thể sắp được Microsoft mua lại với giá 95 USD/cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, trong quý 2, “đế chế” của nhà đầu tư huyền thoại đã xả bớt 9 triệu cổ phiếu hãng ô tô General Motors và hiện chỉ còn 52,9 triệu mã này. Công ty đã bán nốt số cổ phần nhỏ còn lại hãng viễn thông Verizon Communications. Theo báo cáo, tính tới ngày 31/3, Berkshire chỉ còn nắm giữ 1,4 triệu cổ phiếu Verizon, giảm từ 160 triệu cổ phiếu vào cuối năm 2021.

Berkshire cũng bán 5 triệu cổ phiếu của chuỗi bán lẻ thực phẩm Kroger, giảm số lượng nắm giữ xuống 52,4 triệu cổ phiếu.

Trong quý 2, đà lao dốc dài của chứng khoán Mỹ đã khiến danh mục đầu tư của Berkshire lỗ 53 tỷ USD từ các khoản đầu tư và công cụ phái sinh. Trong đó, 3 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục giảm hơn 21% giá trị gồm: Apple Inc, Bank of America Corp và American Express.

Thua lỗ của Berkshire đã được bù đắp một phần bởi khoản lợi nhuận thuần từ sản xuất-kinh doanh (operating profit) gần 9,3 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ. Theo đó, Berkshire lỗ ròng 43,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, ông Buffett, hiện là Chủ tịch kiêm CEO của Berkshire và nổi tiếng là một nhà đầu tư giá trị, khuyên các nhà đầu tư không nên chỉ tập trung vào những biến động ngắn hạn với danh mục của mình và khẳng định Berkshire sẽ lãi khi giá cổ phiếu tăng.

Điều này từng xảy ra trước đây. Ví dụ, năm 2020, Berkshire lỗ gần 50 tỷ USD trong quý đầu tiên khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhưng lại lãi 42,5 tỷ USD cả năm đó.

“Con số lãi/lỗ của khoản đầu tư trong bất kỳ một quý nào thường là vô nghĩa và thường cung cấp số liệu về thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu. Điều này có thể gây ra hiểu lầm cực kỳ lớn với nhà đầu tư có ít hoặc không có hiểu biết về các quy tắc kế toán”, Berkshire nói trong một thông cáo.

Dù danh mục đầu tư của Berkshire có hơn 50 cổ phiếu, nhưng tính đến ngày 24/7, có 7 mã chiếm tỷ trọng khoảng 80% gồm Apple, Bank of America, Coca-Cola, American Express, Chevron, Kraft Heinz và Occidental Petroleum.

Nguồn bài viết: Warren Buffett tiếp tục đổ tiền vào cổ phiếu dầu khí - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Việt Nam nằm trong top quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới

Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ với hơn 3,8 triệu kilô lít trong năm 2020, chiếm 2,2% toàn cầu…

Bia là một trong những thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Theo dữ liệu mới nhất từ Kirin Holdings, thế giới tiêu thụ tổng cộng 177 triệu kilô lít bia trong năm 2020 (1 kilô lít tương đương 1.000 lít).

Đồ họa thông tin đưới đây thể hiện 25 quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất nhất thế giới, dựa trên dữ liệu của Kirin Holdings - công ty Nhật Bản theo dõi con số này từ năm 1975.

Trong đó, Trung Quốc là quốc gia đứng số 1 với hơn 36 triệu kilô lít bia được tiêu thụ trong năm 2020. Con số này đủ để lấp đầy hơn 14.000 bể bơi kích cỡ tiêu chuẩn Olympic. Quốc gia đông dân nhất thế giới chiếm khoảng 23% tổng lượng bia được tiêu thụ toàn cầu.

Theo sau là Mỹ với 24 triệu kilô lít bia tiêu thụ trong năm 2020, chiếm 13,6% toàn cầu. Không chỉ uống bia, Mỹ cũng là nước sản xuất bia lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ với hơn 3,8 triệu kilô lít trong năm 2020, chiếm 2,2% toàn cầu.

Xét về lượng bia tiêu thụ trên đầu người, Cộng hòa Séc là quốc gia đứng số một. Bình quân một người Séc uống hơn 181 lít bia trong năm 2020. Theo sau là Áo và Ba Lan với lần lượt 96,8 và 96,1 lít.

Nguồn bài viết: Việt Nam nằm trong top quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn trong ba ngày tới

Từ ngày 17-19/8, có 4 doanh nghiệp niêm yết thực hiện giao dịch cổ phiếu số lượng lớn gồm: VTD, CRE, SFI và UIC.

1. CTCP Du lịch Vietourist (mã chứng khoán VTD): Ủy viên HĐQT Phan Ngọc Tuấn đăng ký bán khớp lệnh toàn bộ 25.000 cổ phiếu VTD.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ ngày 17/8 đến 12/9.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 15/8, cổ phiếu VTD tăng 0,68% và đóng cửa ở mức 14.900 đồng/cổ phiếu.
2. CTCP Bất động sản Thế Kỷ (mã chứng khoán CRE): Phó phòng Kế toán Trần Thị Tuyết Mai, vợ Thành viên HĐQT Nguyễn Đức Vui, đăng ký bán 300.000 cổ phiếu CRE, giảm lượng nắm giữ xuống 203.206 đơn vị, chiếm 0,1% vốn.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh từ ngày 17/8 đến 15/9.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 15/8, cổ phiếu CRE tăng trần 6,93% và đóng cửa ở mức 17.750 đồng/cổ phiếu.
3. Công ty cổ phần đại lý Vận tải Safi (mã chứng khoán SFI): Kế toán trưởng Nguyễn Thanh Tuyền đăng ký bán 100.000 cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 220.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,97% vốn điều lệ.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh từ ngày 17/8 đến 15/9.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 15/8, cổ phiếu SFI giảm 1,74% và đóng cửa ở mức 45.200 đồng/cổ phiếu.
4. CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị IDICO (mã chứng khoán UIC): Tổng công ty IDICO – CTCP, đơn vị có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Đặng Việt Dũng, đăng ký mua 30.300 cổ phiếu UIC, nâng lượng nắm giữ lên 5,38 triệu đơn vị, chiếm 67,31% vốn.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 18/8 đến 16/9.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 15/8, cổ phiếu UIC đi ngang và đóng cửa ở mức 46.000 đồng/cổ phiếu./.
Nguồn: Bnews

Thêm 2 cổ phiếu bị cắt margin trên HoSE

KHỐI NGOẠI BẤT NGỜ MUA RÒNG HƠN 18 TRIỆU CỔ HPG TRỊ GIÁ 450 TỶ

Dòng tiền vào lại ác.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 16/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. KBC: Kinh Bắc sẽ gặp khó với gần 3.000 tỷ đồng nợ đáo hạn trong nửa đầu năm 2023

  2. NBB: Năm Bảy Bảy ngập chìm trong nợ vay

  3. Chuyển công ty con thành công liên liên kết, Licogi 14 giảm lỗ hơn 200 tỷ đồng sau soát xét

  4. PHP: Hàng container nội địa thông qua cảng Hải Phòng tăng nhẹ

  5. HUT: Tham vọng doanh thu nửa tỷ USD, Tasco mới hoàn thành 4%

  6. FLC GAB Bị nhiều đơn vị kiểm toán từ chối, không tìm được công ty kiểm toán mới vì có liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết

  7. HAR: An Dương Thảo Điền muốn bán công ty con sở hữu dự án Nha Trang Coral Beach

  8. SEA: Seaprodex vượt mục tiêu lợi nhuận chỉ trong 6 tháng đầu năm

  9. VC3: Giấu thông tin tiến độ sử dụng vốn, Tập đoàn Nam Mê Kông bị phạt nặng

  10. Ông Dương Công Minh làm Cố vấn cao cấp HĐQT của Bamboo Airways. Ông Dương Công Minh đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Him Lam và Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank.

  11. SIP nộp hồ sơ niêm yết gần 93 triệu cổ phiếu trên HoSE

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. SSI: Giám đốc Tài chính SSI bán 500.000 cổ phiếu

  2. Hai công ty mới thành lập tại Hải Phòng muốn mua 40 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Viconship với giá 20.000 đồng/cp, thấp hơn 45% thị giá hiện tại

  3. VDS, UIC, SJE, VE2, VTD, QNS, SCI: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. DXG: Dự kiến sử dụng toàn bộ 300 triệu USD trái phiếu quốc tế để rót vào công ty con chủ lực Bất động sản Hà An ngay trong năm 2022.

_

=> CỔ TỨC

  1. Vượt kế hoạch năm, Viglacera sẽ tạm ứng cổ tức 2022 tỷ lệ 10% bằng tiền
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh sau phiên bùng nổ

  • Điểm nhấn trong phiên chiều đến từ nỗ lực bứt phá mạnh mẽ của các cổ phiếu bất động sản, xây dựng. Loạt mã tăng có thể kể đến như CTD, CII tăng kịch trần, NBB tăng 4,6% lên 21.500 đồng/cp, HBC tăng 3,5%, LCG (+2,5%), DIG (+1,4%),…

  • Hàng loạt cổ phiếu thép biến động tích cực ở phiên hôm nay

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,49 điểm (0,04%) lên 1.274,69 điểm. Toàn sàn có 206 mã tăng, 240 mã giảm và 74 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.713 tỷ đồng, giảm 3,7% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 3,6% và đạt 13.465 tỷ đồng.

  • Phiên 16/8: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 530 tỷ đồng trên HOSE, gom ròng đột biến mã HPG

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. VNDirect: Lạm phát có thể kiểm soát dưới 4%, kỳ vọng NHNN nâng trần tín dụng từ cuối quý 3

  2. Bộ Tài chính lên kế hoạch cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu

  3. Nhóm Masan gửi hơn 1.800 tỷ tại Techcombank, MoMo rút đi 900 tỷ tiền gửi trong nửa đầu năm

  4. Nợ vay của doanh nghiệp bất động sản vẫn tăng dù nhiều kênh huy động bị siết

_

=> VIỆT NAM

  1. Bộ Quốc phòng ủng hộ “vua hàng hiệu” Hạnh Nguyễn lập hãng bay

  2. EVN: Cần 9 triệu tấn than cho điện trong 5 tháng cuối năm

  3. Xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ giảm đang ảnh hưởng đà tăng trưởng ngành này

  4. Mỹ từ chối bản bình luận của 40 doanh nghiệp tủ bếp, tủ nhà tắm Việt Nam

  5. Giá thép lao dốc, tiếp tục giảm lần thứ 14 liên tiếp, mức giảm cao nhất hôm nay lên tới 510.000 đồng/tấn

  6. Giá thép hiện dao động quanh 14-16 triệu đồng/tấn.

  7. Xuất khẩu sắt thép đảo chiều tăng mạnh 62,8% trong nửa cuối tháng 7

  8. Xuất khẩu thủy sản đã bắt đầu “ngấm đòn” từ việc đồng Euro mất giá

  9. VASEP: Ở nhiều nước nhập khẩu, lạm phát tăng cao khiến người dân giảm tiêu dùng, nhiều nhà nhập khẩu vì thế tạm ngưng nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10.

  10. Khu vực Đông Nam Á ghi nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng 44% giai đoạn hậu Covid-19. Các khoản đầu tư này đang đổ vào nhóm ngành điện tử, công nghệ cao và Việt Nam nổi lên với năng lực sản xuất đạt mức kỳ vọng của các nhà đầu tư quốc tế.

  11. Hà Nội phấn đấu tăng thu nội địa lên đến 9% trong năm 2023

  12. Bộ Công Thương xin ý kiến 6 vấn đề trong Quy hoạch điện VIII

  13. Giá kali trong nước tăng 10.000 đồng/bao 50 kg

  14. Giá thép xây dựng giảm đến khi nào?

_

=> THẾ GIỚI

  1. Đi ngược xu hướng toàn cầu, Trung Quốc hạ lãi suất để “cứu” tăng trưởng

  2. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi

  3. Chứng khoán Mỹ tiếp đà đi lên, Dow Jones vượt ngưỡng kỹ thuật quan trọng

  4. Chứng khoán châu Á phần lớn đi lên sau phiên tăng điểm tại Mỹ, Nhật Bản ngược dòng

  5. Warren Buffett tiếp tục đổ tiền vào cổ phiếu dầu khí

  6. Tận dụng biến động, Warren Buffett gom 4 triệu cp Apple và 22 triệu cp Occidental

  7. Giới phân tích dự báo các công ty Trung Quốc kế tiếp hủy niêm yết tại Mỹ

  8. 50 triệu căn hộ ‘cô đơn’: Quả ‘bom nổ chậm’ của kinh tế Trung Quốc

  9. Quá tải đơn xin cấp hộ chiếu tại Canada

  10. Sản lượng công nghiệp của Đức sụt giảm vì mực nước sông Rhine thấp

  11. Chuyên gia Morgan Stanley: ‘Lạm phát tại châu Á đã đạt đỉnh’

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Thị trường tiền điện tử có thêm hơn 700 đồng tiền mới trong quý 3/2022. Tính đến ngày 15 tháng 8, số lượng tiền điện tử được CoinMarketCap theo dõi là 20.575.

  2. Số tiền “Kimchi Premium” bất hợp pháp bị Hàn Quốc điều tra đã lên đến 6,5 tỷ USD

  3. EU đang xây dựng cơ quan chống rửa tiền giám sát doanh nghiệp crypto

  4. CZ: Chỉ có 50/7000 nhân viên Binance trên LinkedIn là có thật

  5. Celsius sẽ cạn tiền hoạt động vào tháng 10

  6. Galaxy Digital rút khỏi thỏa thuận mua lại BitGo trị giá 1,2 tỷ USD, 2 bên bắt đầu kiện cáo nhau

_

  1. Giá xăng ở Mỹ đã tụt 21% so với đỉnh, được dự báo tiếp tục giảm

  2. Kết phiên tối qua, 2 loại dầu đều bốc hơi khoảng 4% - 5% tuy nhiên đã phục hồi trở lại vào chiều nay với WTI tăng 2,98% và Brent 2,62%

_

  1. Tỷ giá USD tăng trong khi tiền tệ rủi ro và vàng giảm sâu do các liệu kinh tế u ám của Trung Quốc

  2. Giá vàng bốc hơi 1%, chạm mốc đáy 1 tuần khi đồng USD phục hồi trong phiên hôm qua và giữ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày hôm nay

_

  1. Hầu hết các mặt hàng trên thị trường hàng hóa quay đầu lao dốc phiên 15/8

  2. Giá gạo châu Á diễn biến trái chiều, gạo Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh

  3. Thái Lan mới đây đã thông qua mức tăng giá điện 18% bắt đầu từ tháng 9

  4. Đức đặt mục tiêu tham vọng, muốn cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ đến 20%. Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng nước này cảnh báo, kể cả nếu lấp đầy kho dự trữ, Berlin cũng chỉ có đủ khí đốt cho 2,5 tháng.

  5. USDA: Xuất khẩu thịt heo toàn cầu năm 2022 có thể giảm 10%, chủ yếu do Trung Quốc

  6. Giá khí đốt tại châu Âu, giá than tăng trên 2%

  7. Giá đường thô rời khỏi mức cao nhất 3,5 tuần

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,540 đồng

Bảng Anh 28,628 đồng

EUR 24,442 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

Xuất khẩu sắt thép đảo chiều tăng mạnh 62,8% trong nửa cuối tháng 7

Sắt thép là mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất trong kỳ 2 của tháng 7/2022, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, dữ liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7/2022 từ ngày 16/7 đến ngày 31/7/2022 đạt 30,4 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 7/2022.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 7/2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng tính từ đầu năm 2022 đạt 433,6 tỷ USD, tăng 15,3% tương ứng tăng 57,45 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7 năm 2022 đạt 16,26 tỷ USD, tăng 13,8% so với kỳ 1 tháng 7/2022.

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 7/2022 biến động tăng so với kỳ 1 tháng 7/2022 ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại & linh kiện tăng 640 triệu USD, tương ứng tăng 34,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 618 triệu USD, tương ứng tăng 37,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 410 triệu USD, tương ứng tăng 22,3%.

Trong đó, riêng sắt thép các loại tăng 154 triệu USD, tương ứng tăng 62,8%. Đây cũng là mức cao nhất trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu. Trước đó, nửa đầu tháng 7 xuất khẩu sắt thép giảm 193 triệu USD, tương ứng giảm 44% so với kỳ 2 tháng 6/2022.

Như vậy, trong 7 tháng tính từ đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 217,34 tỷ USD, tăng 16,6%, tương ứng tăng 30,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Một số mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng trong kỳ 2 tháng 7/2022.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7/2022 đạt 14,14 tỷ USD, giảm 13,2% tương ứng giảm 2,16 tỷ USD về số tuyệt đối so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 7/2022.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 7/2022 giảm so với kỳ 1 trước đó chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 799 triệu USD, tương ứng giảm 20,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 197 triệu USD, tương ứng giảm 9,4%; xăng dầu các loại giảm 179 triệu USD, tương ứng giảm 38,8%…

Như vậy, trong 7 tháng tính từ đầu năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 216,26 tỷ USD, tăng 14% (tương ứng tăng 26,53 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù xuất khẩu sắt thép tăng đột biến thời gian gần đây song đánh giá về tình hình xuất khẩu sắt thép thời gian tới, Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, chính sách thương mại của các thị trường lớn là Mỹ và EU thay đổi theo hướng bất lợi cho Việt Nam.

Mỹ cuối năm 2021 và đầu năm 2022 đã nới lỏng hạn ngạch thuế quan đối với thép Nhật Bản, EU và Vương Quốc Anh.

EU gia tăng biện pháp bảo hộ đối với thép mạ Việt Nam. Từ 1/7/2022 đến 30/6/2024, tôn mạ kim loại (nhóm 4A) của Việt Nam được quản lý theo hạn ngạch. Hạn ngạch miễn thuế của nhóm “Các nước khác”, gồm Việt Nam, là 1,8 triệu tấn cho giai đoạn 1/7/2022 đến 30/6/2023 và tăng 4% trong năm tiếp theo. Nếu vượt hạn ngạch, mức thuế nhập khẩu phải nộp cho phần vượt là 25%.

Năm 2021, Việt Nam đã bán 979 nghìn tấn tôn mạ vào EU, tăng vọt so với các năm trước trong điều kiện thiếu cung tại EU kết hợp với ưu đãi miễn hạn ngạch cho Việt Nam từ 1/7/2020. Điều này là nguyên nhân EU tăng cường rào cản với tôn mạ Việt Nam.

Ngoài Ấn Độ, Hàn Quốc và Vương Quốc Anh chịu hạn ngạch riêng, Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ lớn nhất của Việt Nam. Thổ Nhĩ Kỳ có lợi thế khoảng cách vận chuyển đến EU và cung cầu thép tại EU sẽ ổn định trong các năm tới nên tôn mạ Việt Nam khó duy trì xuất khẩu cao vào EU.

Tuy vậy, tiêu thụ sắt thép đặc biệt là thép xây dựng trong nước sẽ sớm phục hồi.

Giải ngân đầu tư công của Việt Nam sẽ tăng tốc từ cuối năm 2022 sau khi kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 hoàn thành giai đoạn phê duyệt thủ tục. Worldsteel dự báo chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng của các nước ASEAN 5 sẽ củng cố sự phục hồi của nhu cầu thép xây dựng của khu vực này, với mức tăng 4,8% trong năm 2022 và 6,1% trong năm 2023, cao hơn các mức tăng tương ứng của nhu cầu thép thế giới là 0,4% năm 2022 và 2,2% năm 2023.

Các nhà sản xuất thép dài, vì vậy, có cơ hội phục hồi về giá bán và sản lượng tốt hơn so với các nhà sản xuất thép phẳng.

Nguồn bài viết: Xuất khẩu sắt thép đảo chiều tăng mạnh 62,8% trong nửa cuối tháng 7 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 17-8: Mỹ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; FBI không ngán ngại ông Trump

TTO - Lính đánh thuê Nga chiếm chỗ Pháp ở Mali; Mỹ bắn thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm bắn 10.000km; Nga tố Anh khiêu khích khi đòi đưa máy bay do thám bay ngang lãnh thổ… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 17-8.

Tin thế giới 17-8: Mỹ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; FBI không ngán ngại ông Trump - Ảnh 1.

Tàu Razoni từng cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ sau khi không đến được Lebanon như dự kiến - Ảnh: REUTERS

*** “Lính đánh thuê” Nga xuất hiện ở nơi quân Pháp vừa rút khỏi châu Phi.** Theo một báo cáo quân sự của Đức được hé lộ ngày 16-8, quân đội Đức đã phát hiện hàng chục người nghi là lực lượng an ninh tư nhân Wagner của Nga tại sân bay Gao, miền bắc Mali, hôm 15-8. Đây là ngày những người lính Pháp cuối cùng kết thúc chiến dịch và rời khỏi Mali sau 10 năm tham chiến.

Theo phái bộ Đức làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Mali, đi cùng với “vài ba chục người Nga” này là một chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu đa năng L-39. Wagner được phương Tây xem là công ty chuyên về “lính đánh thuê” khét tiếng của Nga.

“Họ gần như chắc chắn là thành viên của lực lượng an ninh Nga. Có thể giả định rằng L-39 phải được vận hành bởi lực lượng Nga vì lực lượng Mali không có năng lực như vậy”, một đoạn trong báo cáo đánh giá. Hiện Nga chưa lên tiếng bình luận nhưng đã bắn đi tín hiệu sẵn sàng giúp Mali tăng cường năng lực quân sự.

*** Tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời Ukraine cập cảng Syria - quốc gia đồng minh của Nga.** Tàu Razoni mang cờ Sierra Leone khởi hành từ cảng Odessa của Ukraine ngày 1-8 cuối cùng đã cập cảng Tartus của Syria hôm 16-8, theo một nguồn tin của Reuters. Con tàu ban đầu dự kiến đến Lebanon nhưng sau đó bất thành và mất hút trong những ngày vừa qua vì nó tắt vị trí định vị.

Hình ảnh vệ tinh của Công ty Planet Labs cho thấy tàu Razoni tại cảng Tartus vào sáng 16-8. Một nguồn tin trong ngành vận chuyển xác nhận rằng con tàu đã cập bến Syria và cho biết họ đang dỡ một phần trong số 26.000 tấn bắp (ngô) đang chở xuống cảng.

Syria là một đồng minh của Nga, ủng hộ chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraine và bị Kiev cáo buộc đã nhập ít nhất 150.000 tấn ngũ cốc “bị ăn cắp” từ các kho nước này.

*** Nga tố Anh khiêu khích khi đòi cho máy bay do thám bay ngang lãnh thổ Nga**. Theo Bộ Quốc phòng Nga ngày 16-8, chính quyền Anh đã yêu cầu Nga cho phép máy bay do thám RC-135 của họ bay qua Nga, một động thái mà nước này gọi là “một hành động khiêu khích có chủ ý”.

Phía Nga đã từ chối yêu cầu như vậy và cho biết lực lượng không quân của Nga đã được giao nhiệm vụ ngăn chặn bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với không phận nước này. Một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Anh phủ nhận việc Anh đã đưa ra một yêu cầu như vậy đối với Nga, theo Reuters.

Tin thế giới 17-8: Mỹ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; FBI không ngán ngại ông Trump - Ảnh 2.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III rời bệ phóng trong vụ bắn thử năm 2020 - Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG MỸ

*** Mỹ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm bắn 10.000km**. Ngày 16-8, quân đội Mỹ xác nhận đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III từ căn cứ Lực lượng không gian Vandenberg ở California. Sự kiện dự tính diễn ra đầu tháng này nhưng bị hoãn lại để tránh căng thẳng khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến Đài Loan.

Tuyên bố của Mỹ nhấn mạnh sự kiện cho thấy mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân Mỹ cũng như khả năng răn đe hạt nhân của nước này. Đầu đạn của tên lửa Minuteman III đã bay gần 6.800km sau khi hồi quyển (quá trình tên lửa lấy độ cao, rời khỏi khí quyển Trái đất sau đó trở lại bầu khí quyển).

*** FBI thẩm vấn hai cựu luật sư Nhà Trắng liên quan vụ ông Trump đem tài liệu mật về tư gia.** Ông Pat A. Cipollone và Patrick F. Philbin, luật sư Nhà Trắng và cấp phó của ông dưới thời tổng thống Donald Trump, đã bị FBI thẩm vấn vào đầu năm nay, ít nhất 3 nguồn thạo tin của New York Times tiết lộ ngày 17-8.

Hai người này bị gọi lên hỏi về các tài liệu nhạy cảm biến mất khỏi Nhà Trắng sau khi ông Trump rời nhiệm sở. Các nhà điều tra đã cố gắng làm rõ đường đi của ít nhất 15 thùng tài liệu tuyệt mật từ Nhà Trắng đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump.

Đây là hai nhân vật cấp cao và thân cận nhất của cựu tổng thống bị các nhà điều tra hỏi thăm trong vụ việc, theo New York Times. Hiện cả hai người này vẫn chưa lên tiếng.

*** Tổng thống Mỹ Biden thông qua Đạo luật giảm lạm phát trị giá 430 tỉ USD.** Lễ ký được tổ chức tại Nhà Trắng rạng sáng 17-8 (giờ Việt Nam) với sự tham dự của hầu hết các lãnh đạo của Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ.

Đạo luật được thiết kế để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong nước cũng như giảm giá thuốc kê đơn và tăng thuế với các tập đoàn giàu có. Dự luật trước đó được thông qua Hạ viện và Thượng viện vào đầu tháng này khi phe Dân chủ sử dụng một quy trình lập pháp để vượt qua sự phản đối của phe Cộng hòa.

Châu Âu khô hạn

Goc anh ngay 16

Ảnh chụp từ trên không cho thấy tình trạng “cạn trơ đáy” ở các vùng vốn thường ngập nước tại South Wales thuộc Xứ Wales (Anh) trong ngày 6-8. Tới nay châu Âu vẫn đang đối mặt tình trạng hạn hán lan rộng, tồi tệ nhất trong 500 năm qua - Ảnh: Andrew Bartlett/Zuma

*** Liên Hiệp Quốc công bố lịch trình của Tổng thư ký Guterres tại Ukraine.** Ngày 16-8, phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc xác nhận Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Ukraine trong ngày 18-8.

Cuộc gặp của ông Guterres với tổng thống Ukraine sẽ diễn ra ở thành phố Lviv để thảo luận về tình hình giao tranh gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ngày 19-8, ông Guterres sẽ tới thăm cảng Odessa, nơi Ukraine xuất khẩu ngũ cốc theo thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc bảo trợ cùng với Thổ Nhĩ Kỳ.

*** Máy bay lao xuống hồ ở Mỹ, ít nhất 7 người thương vong.** Chính quyền bang Utah (Mỹ) xác nhận một chiếc máy bay cỡ nhỏ đã lao xuống hồ nằm giữa ranh giới bang Arizona và bang Utah.

Vụ tai nạn khiến 2 người chết và 5 người trọng thương. Xác máy bay hiện nằm sâu dưới mặt nước 37m và các thợ lặn của Utah đang cố gắng vớt 2 thi thể. Tên của những người thiệt mạng và bị thương vẫn chưa được công bố.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 17-8: Mỹ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; FBI không ngán ngại ông Trump - Tuổi Trẻ Online

Vụ đại án ở Bình Dương: Chiêu thức “rút ruột” doanh nghiệp

Ngày 18/6, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử đối với 28 bị cáo trong vụ án thất thoát “đất vàng” tại Tổng công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (mã PRT)…

Các bị cáo tại tòa.

Trong vụ án này, có 6 bị cáo hầu tòa về tội Tham ô tài sản gồm: Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐQT của PRT), Trần Nguyên Vũ (cựu Tổng giám đốc PRT), Huỳnh Thanh Hải (cựu Chủ tịch Công ty đầu tư và quản lý dự án Bình Dương), Võ Hồng Cường (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Hưng Vượng), Nguyễn Thục Anh (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phát Triển – con gái Nguyễn Văn Minh) và Trần Đình Như Ý (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phát Triển).

Hành vi tham ô tài sản của cha con Nguyễn Văn Minh và các đồng phạm liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng 19% cổ phần tại Công ty Tân Thành.

HỢP THỨC HÓA CHUYÊN NHƯỢNG VỐN QUA BÊN TRUNG GIAN

Theo cáo trạng, CTCP Đầu tư và Phát triển Tân Thành được thành lập vào năm 2017, vốn điều lệ 480 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm PRT nắm giữ 30% vốn (tương đương 144 tỷ đồng), góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 145ha, Công ty Hưng Vượng nắm giữ 38% vốn (tương đương 182,4 tỷ đồng) và Công ty Phát Triển nắm giữ 32% vốn (tương đương 153,6 tỷ đồng).

Quá trình PRT cổ phần hóa vào năm 2015, ông Nguyễn Văn Minh không đưa khu đất trên để tính vào giá trị doanh nghiệp mà tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất 145ha để góp vốn vào Công ty Tân Thành. Ngày 25/8/2017, Văn phòng đăng ký đất đai đăng ký biến động khu đất sang Công ty Tân Thành.

Vào thời điểm này, cá nhân Nguyễn Văn Minh, Trần Nguyên Vũ và Huỳnh Thanh Hải còn đang nợ tạm ứng công ty.

Nhằm tạo điều kiện cho 2 công ty “sân sau” (Công ty Hưng Vượng và Công ty Phát triển) và bản thân các bị cáo có nguồn tài chính thanh toán các khoản nợ, Nguyễn Văn Minh đã quyết định chủ trương để PRT nhận chuyển nhượng 19% cổ phần Công ty Tân Thành.

Thực hiện chủ trương trên, Trần Nguyên Vũ ký hợp đồng với Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân, xác định giá cổ phần của Công ty Tân Thành làm cơ sở chuyển nhượng.

Theo chứng thư thẩm định giá ngày 10/11/2018, giá trị khu đất trên là 5.403 tỷ đồng, giá trị công trình xây dựng, máy móc thiết bị là 340 tỷ đồng. Trên cơ sở này, Trần Nguyên Vũ tính toán giá trị 1 cổ phần là 119.678 đồng.

Ngày 26/11/2018, Nguyễn Văn Minh tổ chức cuộc họp ba bên gồm PRT, Công ty Hưng Vượng và Công ty Tân Thành, thống nhất việc PRT mua lại 19% vốn của Công ty Tân Thành (gồm 15% vốn từ Nguyễn Thục Anh và Trần Đình Như Ý 4% từ Công ty Hưng Vượng), tương ứng 9.120.000 cổ phần với giá chuyển nhượng 105.737 đồng/CP. Tổng số tiền chuyển nhượng là 964,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên do Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thục Anh là quan hệ bố, con; Võ Hồng Cường, Thành viên HĐQT và Trần Đình Như Ý là vợ chồng, bị pháp luật cấm chuyển nhượng trực tiếp cổ phần.

Do đó, Nguyễn Văn Minh đã hợp thức hóa bằng việc nhờ trung gian là ông Đặng Công Thanh (em rể của Như Ý) ký hợp đồng chuyển nhượng. Ông Thanh đã đứng tên 7,2 triệu cổ phần từ Thục Anh và Như Ý để bán lại cổ phần cho PRT với giá 761 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, giá trị khu đất tăng lên. So với giá trị trên sổ sách (khu đất có giá trị 443 tỷ đồng, 1 cổ phần là 16.315 đồng), giá trị cổ phần khi chuyển nhượng chênh lệch 89.422 đồng/CP. Như vậy, bằng việc chuyển nhượng 19% cổ phần, các bị can đã chiếm đoạt số tiền 815 tỷ đồng của PRT.

Cơ quan điều tra xác định Thục Anh chiếm hưởng 209 tỷ đồng, Như Ý chiếm hưởng 201 tỷ đồng. Sau khi vụ án bị phát giác, các bị cáo đã thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng trái phép trên và khắc phục toàn bộ hậu quả. Cho đến nay, PRT đã nhận lại số tiền hơn 964 tỷ đồng (gồm gốc và lãi).

RỦI RO ĐỨNG TÊN THAY SỞ HỮU CỔ PHẦN

Tại tòa, bị cáo Võ Hồng Cường – cựu Tổng giám đốc Công ty Hưng Vượng khai, bị cáo ký hợp đồng chuyển nhượng 4% cổ phần Công ty Hưng Vượng tại Công ty Tân Thành cho PRT. Sau đó, PRT thanh toán 203 tỷ đồng. Số tiền này dùng để trả nợ ngân hàng và công nợ với PRT. “Cáo trạng nói bị cáo chiếm hưởng 47 tỷ đồng nhưng thực tế bị cáo chưa nhận được đồng nào”, ông Cường nói và mong muốn tòa án xem xét ông có vai trò lệ thuộc trong vụ án này.

Bị cáo Nguyễn Thục Anh – cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển cho biết, bản thân chỉ đứng tên thay cổ phần cho ba bị cáo là ông Nguyễn Văn Minh. Bị cáo cũng không nắm rõ các giao dịch vay vốn ngân hàng, giao dịch chuyển nhượng cổ phần. Bị cáo không nhờ, không tiếp xúc với ông Đặng Công Thanh. Số tiền PRT thanh toán được chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng đứng tên bị cáo và được sử dụng để tất toán khoản tạm ứng của ông Minh.

“Khi thành lập công ty, bị cáo mới 19 tuổi và nhận thức là đứng tên thay cho ba. Quá trình điều tra, bị cáo mới nhận thức và hiểu rằng việc đứng tên chủ sở hữu tài khoản và ký tên trong các hợp đồng vô ý góp phần vào sai phạm. Bị cáo nhận trách nhiệm đó. Bị cáo tin rằng nếu ba bị cáo biết việc ký tên mà thành tội Tham ô tài sản thì ba bị cáo không yêu cầu vì không có người cha nào làm hại con gái mình”, bị cáo Thục Anh khai nhận.

Tương tự, bị cáo Trần Đình Như Ý cũng khai nhận, bản thân đứng tên thay cổ phần của chồng bị cáo. Bị cáo ở nhà nuôi con, không nắm được các hoạt động công ty.

Nguồn bài viết: Vụ đại án ở Bình Dương: Chiêu thức “rút ruột” doanh nghiệp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nga cảnh báo châu Âu: Giá khí đốt có thể tăng thêm 60% trong mùa đông này

Trong một dự báo, Gazprom nói rằng “theo ước tính thận trọng”, giá khí đốt từ nay đến mùa đông có thể tăng thêm 60% từ mức hiện tại…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Giá khí đốt ở châu Âu thiết lập kỷ lục mới, trong bối cảnh khu vực này chuẩn bị tinh thần cho khả năng bị Nga cắt cung cấp khí đốt hoàn toàn và các nước chạy đua làm đầy dự trữ khí đốt trước khi mùa đông bắt đầu.

Cùng ngày, hãng khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga cảnh báo giá khí đốt sẽ tiếp tục tăng chóng mặt.

KỶ LỤC MỚI CỦA GIÁ KHÍ ĐỐT

Theo trang Politico, trong phiên giao dịch ngày 16/8, giá khí đốt giao sau tại thị trường châu Âu lập kỷ lục 234,5 Euro/megawatt giờ. Cách đây 1 năm, giá khí đốt giao sau tại thị trường này là 28,8 Euro/megawatt giờ.

Trong một dự báo, Gazprom nói rằng “theo ước tính thận trọng”, giá khí đốt từ nay đến mùa đông có thể tăng thêm 60% từ mức hiện tại, lên mức 4.000 USD/1.000 mét khối.

Dòng chảy khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu đã giảm mạnh kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra cách đây 6 tháng. Giá khí đốt ở châu Âu vì vậy đã tăng mạnh, đẩy khu vực này vào một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có tiền lệ.

Politico dẫn số liệu công bố hôm 15/8 cho thấy Nga đã tụt hạng trong danh sách các nhà cung cấp khí đốt của Đức, để mất vị trí số 1 vào tay Na Uy. Trước đây, Na Uy cung cấp khoảng 1/5 lượng khí đốt mà Đức nhập khẩu, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên gần 30% - theo tờ báo Đức Zeit. Năm 2021, Nga đáp ứng gần 40% nhu cầu nhập khẩu khí đốt của Đức.

Tuy nhiên, tỷ trọng gia tăng của Na Uy trong nhập khẩu khí đốt của Đức chủ yếu là do Nga giảm lượng cung cấp khí đốt cho châu Âu, thay vì do Na Uy tăng mạnh xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Thủ tướng Na Uy đã nói rõ rằng nếu không có thêm các dự án khí đốt mới, sẽ không có thêm nguồn cung. Tháng trước, nước này xuất khẩu tổng cộng 10,2 tỷ mét khối khí đốt, chỉ tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, do giá khí đốt tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu khí đốt tháng 7 của Na Uy tăng gấp 4 lần so với tháng 7/2021đạt 13 tỷ Euro.

“Giá khí đốt giao ngay tại châu Âu đã đạt 2.500 USD/1.000 mét khối. Theo ước tính thận trọng, nếu xu hướng này duy trì, giá sẽ vượt 4.000 USD/1.000 mét khối trong mùa đông này”, Gazprom cảnh báo.

Theo hãng tin Reuters, vào đầu năm nay, giá bán buôn khí đốt tại thị trường Hà Lan có lúc lập kỷ lục mọi thời đại gần 335 Euro/megawatt giờ. Phiên ngày 16/8, giá khí đốt bán buôn tại thị trường này dao động quanh ngưỡng 226 Euro/megawatt giờ, nhưng vẫn cao hơn nhiều mức 46 Euro/megawatt giờ cùng kỳ năm ngoái.

Trong tuyên bố ngày 16/8, Gazprom cũng cho biết lượng xuất khẩu khí đốt của công ty đã giảm 36,2% trong thời gian từ ngày 1/1-15/8 so với cùng kỳ năm ngoái, còn 78,5 tỷ mét khối; sản lượng giảm 13,2%, còn 274,8 tỷ mét khối.

Riêng trong tháng 8 này, sản lượng khí đốt của Gazprom đã giảm 32,2% so với cùng kỳ 2021, sau khi giảm 35,8% trong tháng 7 - theo chuyên gia kinh tế Evgeniy Suvorov thuộc ngân hàng CentroCerditBank. Ông Suvorov cũng cho rằng xuất khẩu khí đốt của Gazprom trong tháng 8 này đã giảm 59%, sau khi giảm 58,4% trong tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 hiện giảm còn 20% công suất đường ống.

KHÍ ĐỐT NA UY - NIỀM HY VỌNG CỦA CHÂU ÂU

Theo dự báo, mức giá khí đốt cao ngất ngưởng ở châu Âu sẽ duy trì, vì thời tiết nắng nóng ở châu Âu trong thời gian còn lại của mùa hè sẽ đẩy cao nhu cầu tiêu thụ điện để chạy điều hoà không khí, trong khi sản lượng điện gió, thuỷ điện và điện hạt nhân đều đang giảm. Các nhà máy điện trong khu vực vẫn đang phải dựa nhiều vào khí đốt để phát điện.

Giá khí đốt cao cũng gây khó khăn cho việc làm đầy dự trữ khí đốt của các nước châu Âu - công việc vốn thường được tiến hành vào mùa hè hàng năm khi giá khí đốt xuống thấp. Dù vậy, Đức đang đi trước kế hoạch trong việc làm đầy dự trữ khí đốt, với mức dự trữ hiện đạt 77%. Mục tiêu của Berlin là đến ngày 1/11 đạt mức dự trữ khí đốt 95%.

Trong lúc nguồn cung khí đốt Nga suy giảm, các nước châu Âu đang hy vọng sẽ mua được nhiều khí đốt hơn từ Na Uy. Trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào hôm 15/8, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store nói rằng ngành năng lượng Na Uy sẽ ưu tiên cung cấp nhiều khí đốt nhất có thể cho châu Âu để chống lại ảnh hưởng của việc Nga giảm bơm khí đốt cho châu Âu.

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, Bộ Năng lượng Na Uy đã phê chuẩn giấy phép tăng sản lượng đối với một số mỏ khí đốt lớn của nước này, nhưng cảnh báo rằng mức sản lượng tăng thêm có thể sẽ không được nhiều.

“Chúng tôi đã tăng xuất khẩu khí đốt khoảng 10%, thực sự tối đa rồi. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để duy trì một mức cao”, Thủ tướng Store phát biểu hôm 15/8.

Ngày 16/8, các công ty năng lượng của Đức đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Chính phủ nước này nhằm duy trì cung cấp đầy đủ đến tháng 3/2024 cho hai cảng khí hoá lỏng (LNG) nổi trên mặt biển của nước này. Hai cảng LNG này sẽ đáp ứng khoảng 1/5 nhu cầu khí đốt của Đức khi đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Đây là một phần trong nỗ lực của Đức nhằm “cai” khí đốt Nga, nhưng “không có một kịch bản nào được đảm bảo cho mùa đông tiếp theo. Thách thức rất lớn để có thể đoán trước chuyện gì sẽ xảy ra” - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck phát biểu sau khi ký MoU nói trên.

Nguồn bài viết: Nga cảnh báo châu Âu: Giá khí đốt có thể tăng thêm 60% trong mùa đông này - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

6 cổ phiếu sàn UPCoM bị duy trì diện cảnh báo

Xét theo kết luận của kiểm toán, nhiều doanh nghiệp trong số này thậm chí ghi nhận khoản lỗ lũy kế từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch với 6 cổ phiếu trên sàn UPCoM.

Danh sách cụ thể bao gồm:

  • Cổ phiếu CPI của CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân do tình trạng âm vốn chủ của doanh nghiệp ghi nhận tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 (-26,8 tỷ đồng).

Ý kiến của Kiểm toán tại báo cáo tài chính soát xét bán niên của CPI

  • Cổ phiếu SP2 của CTCP Thủy điện Sử Pán 2 do tình trạng âm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến hết 30/6/2022 (-39,5 tỷ đồng).

Ý kiến của Kiểm toán tại báo cáo tài chính soát xét bán niên của SP2

  • Cổ phiếu DHB của CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc do tình trạng âm vốn chủ sở hữu tính đến cuối quý II/2022 (-684 tỷ đồng).

Ý kiến của Kiểm toán tại báo cáo tài chính soát xét bán niên của DHB

  • Cổ phiếu PVV của CTCP Vinaconex 39 do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2021 đồng thời doanh nghiệp bị âm vốn chủ - ghi nhận tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022.

Ý kiến của Kiểm toán tại báo cáo tài chính soát xét bán niên của PVV

  • Cổ phiếu PXM của CTCP Xây lắp Dầu khí Miền Trung do doanh nghiệp bị âm vốn chủ sở hữu (-439 tỷ đồng) căn cứ báo cáo tài chính đã kiểm toán bán niên 2022. Ngoài ra, kiểm toán cũng có ý kiến trái ngược đối với báo cáo tài chính năm 2021.

Ý kiến của Kiểm toán tại báo cáo tài chính soát xét bán niên của PXM

  • Cổ phiếu SHG của Tổng CTCP Sông Hồng do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2021 đồng thời công ty tiếp tục ghi nhận tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, phía Sông Hồng cũng không công bố thông tin về hợp ĐHCĐ thường niên các năm 2019, 2020, 2021 và 2022 quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính trước đó.

Nguồn: Người quan sát

L14 bị cắt margin

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đưa cổ phiếu L14 của CTCP Licogi 14 (Mã: L14) vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 19/8 tới đây.

Nguyên nhân là bởi L14 ghi nhận lỗ sau thuế trong BCTC bán niên 2022 được soát sát bởi Công ty TNHH Kiểm toán An Việt.
https://owa.hnx.vn/ftp///cims/2022/8_W3/000000011860254_Scan_17_Aug_2022_at_08.50.pdf


Nguồn: tổng hợp

1 Likes

Quảng Ninh thu hồi 240ha đất để thực hiện siêu dự án gần 25.000 tỷ đồng

UBND tỉnh Quảng Ninh thu hồi 240ha đã giao cho Công ty TNHH HDMON Vân Đồn để thực hiện Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng và khu dân cư Monbay Vân Đồn.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2234 để hủy bỏ Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 15/1/2019 của UBND tỉnh về việc cho Công ty TNHH HDMON Vân Đồn thuê gần 240ha đất và đất mặt nước đợt 1 theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đất.

Mục đích của việc thu hồi đất được thông báo là nhằm thực hiện dự án Quần thể sân Golf, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Ao Tiên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Lý do thu hồi, huỷ bỏ là do Công ty TNHH HDMON Vân Đồn đã có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động đầu tư vào tháng 2/2022; UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định vào ngày 28/2/2022 để thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Ngoài ra, thu hồi còn để thực hiện theo kiến nghị của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.

image

Phối cảnh dự án Monbay Vân Đồn

Bên cạnh đó, việc thu hồi còn là để triển khai lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tương tác hoạt động du lịch tại khu vực Ao Tiên, xã Hạ Long, Khu kinh tế Vân Đồn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu. Dự kiến sẽ thực hiện mở thầu ngày 20/8.

Trước đó, vào tháng 4/2022, Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đã có quyết định phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Monbay Vân Đồn.

Theo đó, 2 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ là Công ty Cổ phần Đầu tư HDMon Vân Đồn và liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vạn Phát Hưng - Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Xuân Đỉnh.

Dự án quần thể sân golf, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ giải trí tại khu vực Ao Tiên được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH xây dựng công trình Hải Đăng trụ sở tại Hà Nội và Công ty Rockingham Asse Management, LLC trụ sở tại Mỹ.

Mục tiêu đầu tư dự án nhằm xây dựng đồng bộ tổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tương tác hoạt động du lịch đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế, cụ thể hóa mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, định hướng chiến lược phát triển Khu kinh tế Vân Đồn nói riêng và toàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Diện tích thực hiện dự án là 296,72 ha. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 24.883 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi phí đầu tư công trình nhà ở xã hội; chi phí tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước).

Nguồn: Ngươi đưa tin