Chứng sỹ săn tin!

Cho bầu Đức vay trăm tỷ, HAGL bị xử phạt

## Việc cho bầu Đức là Chủ tịch HĐQT đồng thời là cổ đông lớn của HAGL vay tiền đã vi phạm điểm d khoản 5 Điều 15 Nghị định 156 ban hành ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) với tổng số tiền 245 triệu đồng.

HAGL bị phạt tiền 125 triệu đồng do vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông khi trong năm 2021, công ty có khoản giao dịch cho vay với bên liên quan là cổ đông cá nhân.

Việc xử phạt này căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 15 Nghị định số 156 ban hành ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 128 ban hành ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156.

Điểm d khoản 5 Điều 15 Nghị định 156 quy định phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với công ty đại chúng nếu vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.

Dù không công bố chi tiêt danh tính cổ đông cho vay song theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán của HAGL thì cuối năm 2021, tập đoàn này cho ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT vay hơn 102 tỷ đồng với lãi suất 10%/năm. Tại thời điểm cuối năm ngoái, bầu Đức là cổ đông lớn nhất nắm 34,5% vốn của HAGL.

Tại ngày 30/6, theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý II của HAGL thì khoản vay trăm tỷ với bầu Đức đã không còn xuất hiện.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã kiểm toán.

HAGL cũng bị phạt tiền 60 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156 do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.

Cụ thể, HAGL đã công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) tài liệu sử dụng trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (báo cáo tài chính năm 2021 riêng và hợp nhất đã được kiểm toán) và Nghị quyết Hội đồng quản trị số 0201/21/NQHĐQT-HAGL ngày 2/1/2021 thông qua chủ trương thực hiện các hợp đồng/giao dịch giữa công ty với các bên liên quan, nhóm công ty liên quan trong năm 2021.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng bị xử phạt thêm 60 triệu do theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156 do công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.

Cụ thể, báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021 của công ty chưa trình bày đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật về giao dịch giữa công ty với người có liên quan của công ty hoặc giữa công ty với cổ đông lớn, người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ trong năm 2021.

Hoàng Kiều

Nguồn bài viết: Cho bầu Đức vay trăm tỷ, HAGL bị xử phạt

Nguồn: https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidsthanhtragiamsat/vichitiet104?dDocName=APPSSCGOVVN162148549&_afrLoop=119106486137000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=1dkqyp6hur_1#%40%3F_afrWindowId%3D1dkqyp6hur_1%26_afrLoop%3D119106486137000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN162148549%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D1dkqyp6hur_21

Một buổi chiều sao thái bạch chiếu HAG hả mn :((( ???!?

Nợ vay của Chính phủ nhích tăng, dư nợ công lên tới 3,7 triệu tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2021, dư nợ công của Việt Nam khoảng 3,7 triệu tỷ đồng; tổng trả nợ trong kỳ gần 465 nghìn tỷ…

Tính đến cuối năm 2021, dư nợ công khoảng 43,1% GDP.

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) vừa phát hành bản tin nợ công số 14 của Việt Nam giai đoạn 2017-2021. Số liệu thống kê năm 2021 có thể sẽ được chỉnh lý sau khi quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 được Quốc hội phê chuẩn.

Theo thông tin từ Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2021, nợ công tương đương 43,1% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2021 khoảng 38,4% GDP.

Nguồn: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính).

Tính đến hết năm 2021, thứ nhất, nợ Chính phủ lên đến gần 3,3 triệu tỷ đồng, tăng hơn 160 nghìn tỷ so với thời điểm cuối tháng 6/2021.

Trong đó, vay nước ngoài khoảng 1,075 triệu tỷ đồng (giảm khoảng 33 nghìn tỷ so với cuối tháng 6/2021); trong khi đó, vay trong nước tăng lên hơn 2,2 triệu tỷ đồng (tăng trên 190 nghìn tỷ đồng), chiếm 67,2% dư nợ Chính phủ.

Nợ vay của Chính phủ nhích tăng, dư nợ công lên tới 3,7 triệu tỷ đồng - Ảnh 1

Tính riêng tổng trả nợ trong kỳ đạt gần 370 nghìn tỷ đồng, gồm 262 nghìn tỷ để trả nợ gốc và hơn 107 nghìn tỷ để trả lãi và phí.

Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 316 nghìn tỷ, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 32 nghìn tỷ, 30 nghìn tỷ và 14 nghìn tỷ đồng.

Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 380 nghìn tỷ, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với hơn 188 nghìn tỷ…

Thứ hai, dư nợ được Chính phủ bảo lãnh tính đến cuối năm 2021 đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ nước ngoài khoảng 168 nghìn tỷ đồng; nợ trong nước.

Tổng trả nợ trong kỳ đạt gần 89 nghìn tỷ đồng, gồm 74 nghìn tỷ trả nợ gốc và hơn 14 nghìn tỷ trả lãi và phí.

Thứ ba, dư nợ của chính quyền địa phương khoảng 51 nghìn tỷ đồng.

Tổng trả nợ trong kỳ đạt gần 5,7 nghìn tỷ đồng, gồm hơn 4 nghìn tỷ trả nợ gốc và khoảng 1,5 nghìn tỷ trả lãi và phí.

Về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 673.546 tỷ đồng, gồm: vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 646.849 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 450.700 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 196.149 tỷ đồng; vay về cho vay lại 26.697 tỷ đồng.

Trả nợ của Chính phủ khoảng 335.815 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 299.849 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 35.966 tỷ đồng.

Liên quan đến Chiến lược nợ công đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 460/QĐ-TTg tháng 4 vừa qua, một số mục tiêu đáng chú ý như phấn đấu nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.

Việc xây dựng Chiến lược nợ công đến năm 2030 kế thừa vai trò tích cực của chính sách quản lý nợ công giai đoạn vừa qua, góp phần tăng cường ổn định vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều thách thức, tác động sâu rộng tới việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong nước, các cơ quan, tổ chức, các địa phương cần sớm nghiên cứu, quán triệt đầy đủ và đề ra kế hoạch, lộ trình chi tiết đối với từng mục tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể tại từng cơ quan, tổ chức, địa phương, tổ chức thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn vay nợ công để triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030 một cách hiệu quả, thiết thực.

Nguồn bài viết: Nợ vay của Chính phủ nhích tăng, dư nợ công lên tới 3,7 triệu tỷ đồng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Khối ngoại chấm dứt chuỗi 5 phiên mua ròng liên tiếp trên HoSE, HDB được gom mạnh

Khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại khi bán ròng hơn 60 tỷ đồng trong phiên 17/8.HDB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 83 tỷ đồng.Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp ở UPCoM với giá trị tăng 82,5% so với phiên trước và ở mức 30,8 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,59 điểm (0,05%) lên 1.275,28 điểm. HNX-Index giảm 0,43 điểm (-0,14%) xuống 302,59 điểm. UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,25%) lên 93,07 điểm.

Khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại khi mua vào 40,6 triệu cổ phiếu, trị giá 919 tỷ đồng, trong khi bán ra 40,2 triệu cổ phiếu, trị giá 983 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 335.300 cổ phiếu, nhưng tính về giá trị, dòng vốn này bán ròng 64 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối ngoại chấm dứt chuỗi 5 phiên mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 48 tỷ đồng, tuy nhiên, dòng vốn này mua ròng 1,2 triệu cổ phiếu nếu tính về khối lượng.

2022-08-17-161856-4448-1660728013.png

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã KBC với 72 tỷ đồng. VHM và HCM bị bán ròng lần lượt 71 tỷ đồng và 43 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HDB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 83 tỷ đồng. PVD và DXG được mua ròng lần lượt 53 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 14,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng 561.700 cổ phiếu.

2022-08-17-161909-6519-1660728014.png

PVS đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 11 tỷ đồng. TNG và IDC đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, PCE bị bán ròng mạnh nhất nhưng giá trị chỉ 243 triệu đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị tăng 82,5% so với phiên trước và ở mức 30,8 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 1,4 triệu cổ phiếu.

2022-08-17-161922-5788-1660728014.png

Khối ngoại sàn UPCoM bán ròng mạnh nhất mã BSR với 39 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là CSI với 1,3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, ACV được mua ròng mạnh nhất với 3,6 tỷ đồng. LTG cũng được mua ròng 3,2 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 5 phiên mua ròng liên tiếp trên HoSE, HDB được gom mạnh

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 17/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. FLC: Cổ phiếu FLC và HAI sắp bị đình chỉ giao dịch, cổ phiếu kịch sàn

  2. L14: Biến công ty con thành công ty liên kết, Licogi 14 đã “thổi bay” bớt khoản lỗ 210 tỷ đồng sau soát xét

  3. Cho bầu Đức vay trăm tỷ, HAGL bị phạt 125 củ

  4. NVT: NVT Holdings tiếp tục ‘rót’ thêm 94 tỷ đồng vào Ninh Vân Bay

  5. Đảm nhận vai trò cố vấn cho HĐQT Bamboo Airways, ông Dương Công Minh được kỳ vọng mang lại đột phá cho hãng bay này, vì Chủ tịch Sacombank là người dày dặn kinh nghiệm thương trường và nổi tiếng là khá “mát tay” trong tái cấu trúc doanh nghiệp.

_

  1. NBC: Than Núi Béo tăng sản lượng khai thác than hầm lò

  2. HVN: Vietnam Airlines nối lại và tăng tần suất một loạt đường bay trong tháng 9

  3. DCM: Nhà máy bảo dưỡng tổng thể năm 2022 với số lượng hạng mục lớn nhất, cam kết đảm bảo nguồn cung

  4. Cùng thu về hơn 30.000 tỷ, những mảng nào mang về doanh thu lớn nhất cho Vingroup và Masan trong nửa đầu năm?

  5. MCG: Cục Thuế Hà Nội cưỡng chế thuế 5 tỷ của MCG

  6. CTC: Doanh nghiệp có 210 triệu đồng tiền mặt nhưng nợ thuế tận 5,5 tỷ đồng

  7. VFG: Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ báo cáo bán niên năm 2022

  8. IDI: Tận dụng thời cơ từ thị trường Mỹ, lợi nhuận IDI tăng gấp gần 9 lần (đây có phải tin ra để bán ko? soi chart hôm nay)

  9. SIP: Sắp niêm yết cổ phiếu trên HoSE, SIP có gì?

  10. IDC: IDICO làm điện mặt trời áp mái và nhà xưởng chuẩn phát triển bền vững ESG

  11. DSC: Tăng 60% sau 4 phiên

  12. Viglacera muốn xây dựng nhà máy vật liệu xây dựng, khu công nghiệp, khu đô thị tại Cộng hòa Dominica

  13. Vì sao nhóm FLC khó hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin?

  14. TCK tăng lỗ sau soát xét, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. FIR: Tổng Giám đốc Địa ốc First Real mua vào 100.000 cổ phiếu công ty

  2. IMP: SK Investment muốn chào mua công khai hơn 700.000 cổ phiếu, dự kiến nâng sở hữu từ 53,94% lên 55,04%.

  3. Bloomberg: Tập đoàn Nhật Bản đã mua hơn 35% cổ phần của Điện Gia Lai (GEG)

_

  1. TNG: Thương mại TNG muốn phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng

  2. HBC: Xây dựng Hoà Bình sẽ phát hành riêng lẻ 5 triệu cổ phiếu cho đối tác Nhật với giá 32.500 đồng/cp, giá nhỉnh hơn 45% thị giá hiện tại

  3. BAF: Tiếp tục huy động 600 tỷ đồng từ trái phiếu chuyển đổi lấy vốn làm ăn, Tổ chức Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC) – thành viên của Ngân hàng Thế giới (World Bank) sẽ là đơn vị mua lần này

_

=> CỔ TỨC

  1. VietinBankSc chốt quyền phát hành cổ phiếu thưởng và trả cổ tức, tổng tỷ lệ hơn 29%

  2. VGC: Viglacera dự chi hàng trăm tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2022, tỷ lệ 10%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Hàng loạt cổ phiếu thủy sản bứt phá mạnh.

  • Bán mạnh midcap và penny, VN-Index chỉ còn xanh nhẹ khi kết phiên

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,59 điểm (0,05%) lên 1.275,28 điểm. Toàn sàn có 189 mã tăng, 247 mã giảm và 82 mã đứng giá

  • Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 18.093 tỷ đồng, tăng 15%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng gần 15% và đạt 15.482 tỷ đồng.

  • Cổ phiếu ngân hàng phân hoá, HDB hút dòng tiền ngoại

  • Phiên 17/8: Khối ngoại đảo chiều bán ròng nhẹ trên HOSE sau 5 phiên rót tiền liên tục

  • Tự doanh 17/08: Mua ròng hơn 209 tỷ đồng. Trong đó, MBB, VPB và GEX được mua ròng nhiều nhất. Ở chiều ngược lại, GAS, DXG và KBC bị bán ròng nhiều nhất.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. “Soi” lợi nhuận quý II của các doanh nghiệp họ “Tân Cảng”

_

  1. NIM ngân hàng kỳ vọng giảm trong giai đoạn tới

  2. Nợ thuế vượt hơn 130.000 tỷ đồng, có dấu hiệu leo thang

  3. Ngân hàng bán bớt trái phiếu để lấy ‘room’ cho vay

  4. Ngân hàng sắp cạn room tín dụng: Doanh nghiệp khó vay vốn

_

=> VIỆT NAM

  1. Thị trường bánh trung thu: Doanh nghiệp giảm lợi nhuận để giữ sức mua

  2. Tồn kho bất động sản hiện phải 4 năm mới hấp thụ hết

  3. Đề xuất đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu, kho dự trữ dầu thô và xăng dầu quốc gia Việt Nam

  4. Quảng Nam muốn gộp Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành thành đô thị loại 1

  5. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp

  6. Ngành gỗ đối diện nhiều thách thức lớn, khó đạt mục tiêu 16,5 tỷ USD

  7. HSBC: Kinh tế Việt Nam thành công dù bức tranh bên ngoài ‘kém sáng’

  8. Moody’s: Việt Nam là điểm sáng kinh tế giữa biến động khu vực và rủi ro lạm phát

  9. Bộ Tài chính: Đề nghị Hải Phòng nghiên cứu không thu phí hàng hoá vận tải bằng đường thuỷ nội địa

  10. Báo cáo mới nhất trên Cục Hàng Hải chỉ ra rằng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong những tháng đầu năm hầu hết tại các khu vực cảng biển giảm.

  11. Giá xăng có thể sẽ tiếp tục giảm lần thứ 6 liên tiếp

  12. Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số

  13. Thủ tướng phân công 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

  14. Qua những ngày “u ám”, lợi nhuận ngành hàng không hứa hẹn hồi phục hoàn toàn cuối năm 2023

  15. Xuất khẩu cá tra 7 tháng đầu năm đã bằng dự báo cả năm

  16. Giá cá tra đông lạnh xuất khẩu sang Mexico tăng 63,5%

  17. Tổng Bí thư yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ án liên quan Việt Á, Cục Lãnh sự, FLC, Tân Hoàng Minh, AIC

  18. Biệt thự ở Đồng Nai chạm ngưỡng 228 tỷ đồng/căn, đất nền gần 50 triệu/m2

  19. Nikkei: Apple sắp sản xuất MacBook và Apple Watch tại Việt Nam, dần được định hình trở thành một cứ điểm sản xuất quan trọng của Apple bên ngoài Trung Quốc.

  20. Lượng xuất khẩu cao su tăng 4 tháng liên tiếp

  21. 14 đợt giảm trong 3 tháng, giá thép xây dựng về mốc 14,4 triệu đồng/tấn

  22. Ngành thép 7 tháng năm 2022: Giảm toàn diện

_

=> THẾ GIỚI

  1. Dow Jones tăng phiên thứ 5 liên tiếp, vượt mốc 34.000 khi nhóm bán lẻ khởi sắc

  2. Quỹ đầu tư lớn nhất thế giới thua lỗ 174 tỷ USD trong nửa đầu năm

  3. Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm, xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt dự báo

  4. Khó khăn trong ngành bán dẫn Hàn Quốc phát chỉ báo xấu về kinh tế toàn cầu

  5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh trong tháng 7 đã tăng lên 10,1%, từ mức 9,4% trong tháng 6 và cao hơn dự báo 9,8% của các chuyên gia

  6. BoE đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,5 điểm phần trăm, lên 1,75%, nhằm giải quyết tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao. Đây là đợt tăng lãi suất lần thứ 6 kể từ tháng 12/2021 và là đợt tăng mạnh nhất trong 27 năm qua, đưa lãi suất của Anh lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2008.

  7. Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc vừa ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà máy trên địa bàn trong 6 ngày để giảm bớt tình trạng thiếu điện trong bối cảnh một đợt nắng nóng nghiêm trọng đang càn quét trên khắp nước này…

  8. Nhật Bản thâm hụt thương mại tháng thứ 12 liên tiếp

  9. Bộ Kinh tế Nga dự báo lạm phát 13,4%, GDP giảm 4,2% trong năm nay

  10. Cuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 năm

  11. Thái Lan lên kế hoạch trở thành trung tâm vận tải khu vực

  12. Quỹ chính phủ Saudi Arabia dùng hơn 7 tỷ USD tiền bán dầu để mua cổ phiếu Mỹ

  13. Sau bao năm lỗ triền miên, cuối cùng Shopee cũng cho thấy dấu hiệu sắp có đồng tiền lãi đầu tiên

  14. SCMP: Bắc Kinh sẽ bảo đảm cho trái phiếu của một số công ty bất động sản tư nhân

  15. Ông Biden ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát trị giá 437 tỷ USD

  16. Trung Quốc giảm nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trong 7 tháng liên tiếp

  17. Viện Kinh tế thế giới Kiel của Đức cảnh báo nếu mực nước ở Kaub tiếp tục duy trì ở mức thấp tới hạn 78cm trong vòng 30 ngày thì sản lượng công nghiệp của Đức sẽ giảm khoảng 1%.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Quảng cáo NFT, Justin Bieber, Paris Hilton và nhiều người nổi tiếng vướng tranh cãi

  2. Trung Quốc thử nghiệm CBDC trong trường tiểu học

  3. Công ty môi giới lớn nhất Brazil XP Inc. ra mắt dịch vụ giao dịch BTC và Ethereum

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co quanh 24.000 USD, thì sang phiên hôm nay có thời điểm vọt lên 24.400 USD, trước khi lùi nhanh về gần 23.700 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Sản lượng dầu của Nga đã phục hồi tích cực trong thời gian qua, nhưng các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực tìm nguồn khách hàng mới khi những lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực.

  2. Theo số liệu theo dõi tàu biển Bloomberg có được, lượng dầu thô mà Nga bán sang châu Á và châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng.

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,44 USD (+0,51%), lên 86,97 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,51 USD (+0,55%), lên 92,85 USD/thùng.

  4. WTI có phiên giảm thứ 4 liên tục, mất khoảng 8%, Brent cũng tương tự. 2 loại dầu đang ở mức thấp nhất 6 tháng

  5. Barclays cắt giảm dự báo giá dầu Brent thêm 8 USD/thùng trong năm nay và năm tới, khi dự kiến lượng dầu thô dư thừa lớn trong thời gian tới do nguồn cung từ Nga có thể phục hồi.

_

  1. USD và euro tăng giá, vàng giảm tiếp, nhân dân tệ xuống thấp nhất 3 tháng

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 4,5 USD xuống mức 1.775,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối giờ chiều.

_

  1. Nắng nóng kéo dài, châu Âu thêm ‘khát năng lượng’

  2. Nga cảnh báo châu Âu: Giá khí đốt có thể tăng thêm 60% trong mùa đông này

  3. Indonesia không còn nhập khẩu gạo tiêu dùng do nguồn cung gạo dồi dào.

  4. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 7% lên mức cao nhất 14 năm

  5. Giá photpho vàng tăng gần 7% một ngày

  6. Giá thép thanh vằn tăng dưới 1%, cao nhất 5 tuần

  7. Giá cao su tại Nhật Bản thấp nhất 9 tháng

Vàng SJC 67.2 tr/lượng

USD 23,545 đồng

Bảng Anh 28,774 đồng

EUR 24,486 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

Tin thế giới 18-8: WHO nói đậu mùa khỉ lây cho ■■■; Ukraine tấn công Crimea?

TTO - Nguồn tin quan chức tiết lộ Ukraine đứng sau 3 vụ nổ tại Crimea; WHO cảnh báo đậu mùa khỉ có thể lây cho ■■■; Đài Loan tuyên bố nghị sĩ nhiều nước muốn đến thăm… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 18-8.

Tin thế giới 18-8: WHO nói đậu mùa khỉ lây cho ■■■; Ukraine tấn công Crimea? - Ảnh 1.

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ không quân Saki bị phá hủy ở bán đảo Crimea ngày 10-8 - Ảnh: REUTERS

*** Ukraine đứng sau 3 vụ nổ tại Crimea.** Sáu nguồn tin quan chức Ukraine nói với Đài CNN rằng Kiev là bên đứng sau 3 vụ nổ làm rung chuyển các cơ sở quân sự của Nga ở bán đảo Crimea vào tuần trước.

Trong đó, vụ nổ tại căn cứ không quân Saki của Nga trên bờ biển phía tây bán đảo đã phá nát một số máy bay.

Vụ nổ này được mô tả là một tổn thất nặng nề đối với cơ sở hạ tầng quân sự của Nga ở bán đảo này. Các cuộc tấn công sau đó cũng được xem là bằng chứng về khả năng quân sự của Ukraine trong việc nhắm mục tiêu Crimea.

*** WHO cảnh báo đậu mùa khỉ lây cho ■■■.** Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi những người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tránh để động vật nuôi tiếp xúc với virus, sau khi ghi nhận một trường hợp lây nhiễm từ người sang ■■■ đầu tiên.

Theo Hãng tin AFP, trường hợp này xảy ra giữa 2 người đàn ông và con ■■■ săn Ý của họ tại thành phố Paris (Pháp). Vụ việc đã được báo cáo trên tạp chí y khoa The Lancet vào tuần trước.

Chứng khoán toàn cầu giảm điểm trong ngày 17-8 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản họp cho thấy các quan chức đã sẵn sàng giảm tốc tăng lãi suất, song song với các tín hiệu về lạm phát chậm lại.

Chỉ số MSCI toàn cầu giảm 0,62%. Tại châu Âu, chỉ số STOXX giảm gần 1%.

Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 0,5% xuống 33.980,32, S&P 500 giảm 0,72% xuống 4.274,04. Nasdaq Composite giảm 1,25% xuống 12,938,12.

Giá dầu ngược lại tăng cao do dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến, trong khi thiếu vắng xuất khẩu của Nga và rủi ro suy thoái chực chờ.

Dầu thô Brent tăng 1,35% lên mức 93,59 USD/thùng, trong khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,71% lên 88,01 USD/thùng.

Giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 1.760,88 USD/ounce, trong khi giá vàng giao sau của Mỹ giảm 0,30% xuống 1.767,80 USD/ounce.

*** Đài Loan tuyên bố nghị sĩ nhiều nước muốn đến thăm.** Bà Hsiao Bi Khim (Tiêu Mỹ Cầm) - đại diện Đài Loan tại Washington (Mỹ), cho biết phản ứng quân sự gay gắt của Trung Quốc đối với chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã làm gia tăng sự quan tâm của quốc hội các nước khác trong việc đến hòn đảo này.

Theo Hãng tin Reuters, bà Tiêu nêu tên Đức, Canada, Vương quốc Anh và Nhật Bản trong số các quốc gia có thể có phái đoàn đến thăm Đài Loan.

Cùng ngày, một nghị sĩ Canada cho biết một phái đoàn nghị sĩ của Canada đang có kế hoạch sang thăm Đài Loan vào tháng 10.

Tin thế giới 18-8: WHO nói đậu mùa khỉ lây cho ■■■; Ukraine tấn công Crimea? - Ảnh 3.

Công nhân xây dựng làm việc ngoài trời ở Palm Springs, California, Mỹ - Ảnh: REUTERS

*** California khuyến khích dân tiết kiệm điện vì nắng nóng.** Người dân California (Mỹ) được khuyến khích tiết kiệm điện trong gia đình và cơ sở kinh doanh, trước đợt nắng nóng khắc nghiệt lan rộng khắp tiểu bang.

Nhiệt độ ở bang đông dân nhất nước Mỹ được dự báo sẽ tăng lên trên 38 độ C vào buổi chiều, gây ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng.

Khí hậu khắc nghiệt được xem là dấu hiệu về tác động của biến đổi khí hậu ở miền Tây nước Mỹ, nơi cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng đã nổi lên như một mối đe dọa ngày càng lớn.

*** Phi hành gia Nga gặp trục trặc khi đang đi bộ trong không gian.** Theo Hãng tin Reuters, 1 trong 2 phi hành gia làm việc bên ngoài Trạm Không gian quốc tế (ISS) đã an toàn trở về khoang kín của phòng thí nghiệm sau khi bộ đồ du hành gặp trục trặc. Bộ đồ này đã gặp sự cố về điện, buộc trung tâm kiểm soát mặt đất của Nga phải ra lệnh kết thúc sớm chuyến đi bộ thường lệ ngoài không gian.

Phi hành gia Oleg Artemyev mới hoàn thành gần một nửa thời gian của nhiệm vụ dự kiến kéo dài 6 giờ này, khi nguồn pin bắt đầu tụt mạnh. Người phát ngôn Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Rob Navias khẳng định phi hành gia Nga “không lúc nào gặp nguy hiểm” trong vụ việc.

*** Nổ lớn tại đền thờ Hồi giáo ở thủ đô Kabul, Afghanistan.** Nhiều người thiệt mạng và bị thương trong vụ nổ lớn tại một đền thờ Hồi giáo ở phía Bắc thủ đô Kabul của Afghanitan vào tối 17-8 (giờ địa phương).

Cảnh sát cho biết có nhiều thương vong nhưng chưa thể xác định được con số cụ thể. Theo một quan chức tình báo Taliban giấu tên, nhiều khả năng có đến 35 người thiệt mạng và bị thương. Con số này có nguy cơ tiếp tục tăng lên.

Vụ nổ xảy ra tại khu vực Khair Khana, trong số các nạn nhân thiệt mạng có cả vị giáo sĩ phụ trách nhà thờ. Hãng tin Al Jazeera tiết lộ số người thiệt mạng là 20.

Tin thế giới 18-8: WHO nói đậu mùa khỉ lây cho ■■■; Ukraine tấn công Crimea? - Ảnh 4.

Một sĩ quan tình báo Taliban cho biết vụ nổ xảy ra tại một đền thờ Hồi giáo ở khu vực Khair Khana của Kabul, Afghanistan - Ảnh: GUARDIAN

*** Trung Quốc kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp cấp độ 4.** Ngày 17-8, Ban Chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia Trung Quốc kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp cấp độ 4, đối với công tác phòng chống lũ lụt do mưa lớn được dự báo sẽ trút xuống các khu vực ở miền Bắc nước này.

Biện pháp ứng phó khẩn cấp được áp dụng cho những khu vực gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Thiểm Tây và Cam Túc. Theo dự báo, mưa lớn sẽ xuất hiện ở một số địa phương trong số này từ ngày 17-8 đến 19-8.

Trước đó, Trung Quốc đang đối diện với dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục trút xuống nhiều khu vực ở Tây Bắc, Nội Mông, miền Bắc và Đông Bắc vào tuần tới, trong khi hạn hán do nắng nóng dự báo sẽ tiếp tục xảy ra ở lưu vực sông Dương Tử.

*** Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới thành phố Lviv của Ukraine bằng tàu hỏa.** Ngày 17-8, đoàn tàu chở Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cùng phái đoàn đã đến thành phố Lviv của Ukraine.

Văn phòng Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thông báo ông Guterres sẽ gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky. Sự kiện ba bên này sẽ được tổ chức trong ngày 18-8 tại Lviv.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 18-8: WHO nói đậu mùa khỉ lây cho chó; Ukraine tấn công Crimea? - Tuổi Trẻ Online

Cựu cố vấn an ninh Mỹ lật tẩy ông Trump

TTO - Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ nên xem xét công bố ít nhất một số bằng chứng họ sử dụng, giúp biện minh cho việc khám xét tư dinh của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ở Florida vào tuần trước.

Cựu cố vấn an ninh Mỹ lật tẩy ông Trump - Ảnh 1.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton - Ảnh: REUTERS

Trả lời Hãng tin Reuters, ông Bolton cho biết bản thân đồng tình với những lo ngại của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ), liên quan đến việc công bố bản tuyên thệ mà bộ này đã sử dụng để thuyết phục thẩm phán rằng Cục Điều tra liên bang (FBI) có lý do để khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump.

Tuy nhiên, ông Bolton cho rằng chính sách giữ im lặng về các cuộc điều tra đang chờ xử lý có thể không hiệu quả trong trường hợp này.

“Có lẽ tài liệu đó không nên được công bố và tôi nghĩ DOJ đã đúng. Và tôi nghĩ ông Trump trên thực tế biết họ không muốn nó được công bố, đó là lý do tại sao ông ấy kêu gọi công bố tài liệu. Ông ấy biết điều đó sẽ không xảy ra”, ông Bolton chỉ ra cách ông Trump đấu với Bộ Tư pháp vừa qua.

Cựu cố vấn của ông Trump cũng cho rằng DOJ “phải sáng tạo hơn trước cơn bão lửa về mặt chính trị mà họ phải đối mặt”.

Hôm 8-8, các nhân viên FBI đã thu hồi 11 hộp tài liệu từ tư dinh của ông Trump theo lệnh khám xét do Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland yêu cầu tòa án cung cấp.

Ông Bolton đưa ra những chia sẻ mới nhất một ngày trước khi thẩm phán liên bang Bruce Reinhart nghe các tranh luận tại tòa ở West Palm Beach, bang Florida.

Các phương tiện truyền thông đang kêu gọi DOJ công bố hồ sơ niêm phong bổ sung liên quan đến lệnh khám xét, bao gồm cả bản tuyên thệ.

DOJ dự kiến ​​sẽ phản đối gay gắt việc công bố các hồ sơ này, ngay cả khi đó là một phiên bản đã được biên tập lại. Bộ này cho rằng hồ sơ chứa các tài liệu cực mật, có thể khiến nhân chứng từ chối hợp tác và đang cung cấp “lộ trình” cho cuộc điều tra đang diễn ra.

Theo ông Bolton, ông Trump có sở trường tích lũy số lượng lớn giấy và ông có thể nhớ đã nhìn thấy “hàng đống” giấy tờ bên trong phòng ăn của Nhà Trắng. Ông Bolton từng là cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump từ năm 2018 đến năm 2019.

Ông Bolton cho biết ông Trump cũng đã có một số bức thư từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một trong số đó đã vào được Nhà Trắng mà không thông qua các buổi kiểm tra thích hợp.

Vị cựu cố vấn cũng cho biết bản thân sau đó đã có thể lấy, sàng lọc và bảo mật bức thư đó, nhưng không nhận được các bức thư khác.

“Ông ấy giữ chúng trong một tập hồ sơ ở một trong những văn phòng thư ký… Và tôi biết ông ấy đã cho mọi người xem”, ông Bolton nhớ lại.

Kể từ cuộc khám xét của FBI tại Mar-a-Lago, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích cơ quan này.

Ông Bolton không đồng tình với ông Trump và cho rằng không có bằng chứng cho thấy cuộc điều tra có động cơ đảng phái.

Nguồn bài viết: Cựu cố vấn an ninh Mỹ lật tẩy ông Trump - Tuổi Trẻ Online

Chứng khoán Mỹ sụt điểm sau biên bản Fed, giá dầu thô thoát đáy 6 tháng

Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ hôm 26-27/7 của Fed là nhân tố chính quyết định diễn biến thị trường phiên này…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: CNBC.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (17/8), sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 7 cho thấy quyết tâm tiếp tục nâng lãi suất để chống lạm phát. Giá dầu thô tăng trở lại sau khi chạm đáy 6 tháng nhờ số liệu cho thấy lượng dầu tồn kho của Mỹ giảm.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 172 điểm, tương đương giảm 0,5%, còn 33.980,32 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,72%, còn 4.274,04 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 1,25%, còn 12.938,12 điểm.

Đây là phiên giảm đầu tiên của Dow Jones sau chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp và là phiên mất điểm đầu tiên trong 4 phiên của S&P 500. Với phiên giảm này, cả S&P 500 và Nasdaq có khả năng giảm điểm trong tuần, khép lãi chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp trước đó.

Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ hôm 26-27/7 của Fed là nhân tố chính quyết định diễn biến thị trường phiên này. Nội dung biên bản cho thấy Fed giữ vững quyết tâm chống lạm phát, nhưng phát tín hiệu có thể điều chỉnh tiến độ tăng lãi suất tuỳ theo điều kiện thị trường.

Giới đầu tư đã “phập phồng” hy vọng rằng Fed có thể giãn tiến độ tăng lãi suất sau khi dữ liệu tháng về tháng 7 cho thấy lạm phát ở Mỹ đã dịu đi. Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới sẽ giảm bớt độ cứng rắn trong lập trường chính sách tiền tệ. Điều này khiến cho đà tăng điểm của thị trường gặp khó.

“Chúng tôi thuộc phe tin rằng Fed sẽ không xoay trục chính sách”, chiến lược gia Scott Wren của Wells Fargo Investment Institute phát biểu trên CNBC. “Biên bản cuộc họp của Fed không hề khiến chúng tôi thay đổi quan điểm chút nào. Tôi cho rằng mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vẫn có thể được áp dụng trong cuộc họp tháng 9, và chúng ta sẽ chứng kiến thêm những đợt tăng lãi suất nữa vào cuối năm nay. Ở thời điểm này, tôi thấy rằng thị trường đã tăng hơi quá một chút rồi”.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 1,31 USD/thùng, tương đương tăng 1,42%, chốt ở 93,65 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 1,58 USD/thùng, tương đương tăng 1,8%, đóng cửa ở 88,11 USD/thùng.

Trong phiên giao dịch, có lúc giá dầu Brent tụt về mức 91,51 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 2.

Giá dầu thoát đáy sau khi số liệu hàng tuần của Mỹ cho thấy lượng tồn kho dầu thô của nước này tăng vượt dự báo. Ảnh hưởng của dữ liệu này lấn át thông tin về sản lượng và xuất khẩu dầu thô của Nga tăng, cũng như mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 7,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 12/8, còn 425 triệu thùng, so với mức dự báo giảm 275.000 thùng mà giới phân tích đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Tồn kho xăng giảm 4,6 triệu thùng, nhiều hơn mức dự báo giảm 1,1 triệu thùng. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ lập kỷ lục 5 triệu thùng/ngày.

Trong khi dữ liệu của Mỹ phản ánh sức cầu mạnh và hỗ trợ cho giá dầu, thông tin liên quan đến Nga lại ảnh hưởng đến giá dầu theo chiều hướng ngược lại. Một tài liệu của Bộ Kinh tế Nga do hãng tin Reuters thu thập được cho thấy Nga đã bắt đầu tăng dần sản lượng khai thác dầu sau khi phải cắt giảm sản lượng “vàng đen” do các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Khách hàng châu Á tăng mua dầu Nga, dẫn tới việc Moscow nâng dự báo về sản lượng và khối lượng xuất khẩu dầu cho tới hết năm 2025.

Ngoài ra, tài liệu trên cũng nói rằng kim ngạch xuất khẩu năng lượng của Nga có thể tăng 38% trong năm nay, một phần nhờ khối lượng xuất khẩu dầu tăng lên. Đây là một dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu từ Nga không bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh và trừng phạt như dự báo ban đầu của thị trường.

Mối lo suy thoái kinh tế cũng tiếp tục gây sức ép giảm lên giá dầu. Số liệu từ Anh cho thấy lạm phát ở nước này đã nhảy lên mức 10,1% trong tháng 7, mức cao nhất kể từ năm 1982, gây áp lực lớn lên ngân sách của các hộ gia đình. Đây là một nguyên nhân khiến giá dầu giảm mạnh vào đầu phiên giao dịch.

“Vẫn đang có nhiều sức ép giảm giá dầu do triển vọng tăng trưởng kinh tế xấu đi và những bấp bênh xung quanh cuộc chiến chống Covid ở Trung Quốc”, chuyên gia Craig Erlam của Oanda nhận xét.

Thị trường vẫn đang chờ những diễn biến mới từ cuộc đoàn phán thoả thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc. Các nhà phân tích thuộc Goldman Sachs nói rằng nếu thoả thuận được khôi phục và Iran được xuất khẩu dầu bình thường trở lại, ngân hàng Mỹ này sẽ giảm dự báo giá dầu năm tới 5-10 USD/thùng từ mức 125 USD/thùng.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ sụt điểm sau biên bản Fed, giá dầu thô thoát đáy 6 tháng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bất động sản lao dốc nhưng vì sao vẫn không có bán tháo?

(Dân trí) - Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh lý giải rõ hơn về nguyên nhân khiến giá bất động sản vẫn cứ cao dù thanh khoản kém, khó bán.

Thị trường bất động sản trầm lắng, hạ nhiệt sau một thời gian dài “tăng nóng”. Tuy nhiên, nhiều báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường, cơ quan quản lý Nhà nước đều chỉ ra giá bất động sản vẫn tiếp tục tăng, dù không mạnh như trước. Nhiều người gọi đây là “nghịch lý” thị trường.

Trong ChatToday số 4 ngày 16/8, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc batdongsan.com.vn - đã đưa ra một số số liệu cho thấy thị trường đã giảm mức độ quan tâm so với thời điểm 2021. Ông lý giải rõ hơn về nguyên nhân khiến giá bất động sản vẫn cứ cao dù thanh khoản kém, khó bán.

“Kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư là dài và trung hạn. Do vậy, người ta không bị yếu tố ngắn hạn ảnh hưởng khiến phải bán tháo tài sản. Ví dụ, tôi xác định đầu tư một bất động sản giá 10 tỷ đồng trong 5 năm, không có nghĩa khi thấy thị trường xấu là tôi bán ngay 7 tỷ đồng. Điều đó lý giải rất nhiều cho việc từ Covid-19 đến nay giá bất động sản vẫn cứ tăng mạnh”, ông Nguyễn Quốc Anh nói.


Cũng theo vị này, thị trường không phải cứ khó khăn hoặc xấu đi là có hiện tượng cắt lỗ ồ ạt, bởi việc bán tháo tài sản còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Hiện cũng có những nhà đầu tư cắt lỗ, song theo ông Quốc Anh, chủ yếu là những nhà đầu tư tầm nhìn ngắn hạn, lướt sóng, sử dụng đòn bẩy tài chính.

Dự báo thị trường trong thời gian tới, ông cho rằng phải quan sát thêm tỷ lệ bán tháo, cắt lỗ ở mức độ như thế nào. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay tốt, kỳ vọng cả năm tốt, lạm phát được kiểm soát… nên thị trường cơ bản khó xảy ra những biến động dữ dội.

DANH SÁCH CỔ PHIẾU TRONG RỔ VN30


HOSE lưu ý khả năng huỷ niêm yết cổ phiếu HU3

Ngày 18/8, Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3, mã chứng khoán HU3, lưu ý về khả năng huỷ niêm yết.

Ngày 18/8, theo Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE), bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc phụ trách đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3, mã chứng khoán HU3, về khả năng huỷ niêm yết.

Theo đó, ngày 13/4, Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 218/QĐ-SGDHCM về việc đưa cổ phiếu Công ty này vào diện kiểm soát kể từ 20/4.

Lý do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp là 2020 và 2021, thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.

Ngày 12/8, Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã nhận được và công bố thông tin Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3. Theo đó, Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 của Công ty vẫn tồn tại ý kiến kiểm toán ngoại trừ.

Căn cứ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020: “Cổ phiếu của công ty đại chúng bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp… tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp”, Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh lưu ý Công ty về việc khả năng cổ phiếu bị huỷ bỏ niêm yết nếu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 tiếp tục có ý kiến kiểm toán ngoại trừ.

Trước đó, ngày 14/8, ông Đinh Hoàng Tùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 có giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2022 so với 6 tháng năm 2021 đã được kiểm toán đến Sở giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế công ty đạt 0,268 tỷ đồng, chênh lệch giảm 0,067 tỷ đồng, tương đương 20,1% so với cùng kỳ 2021. Nguyên nhân do doanh thu 6 tháng năm 2022 của Công ty chủ yếu là của các công trình thi công xây lắp, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn với doanh thu đầu tư dự án bất động sản.

Nguồn: Người đưa tin

Tin thế giới 19-8: Nơi nắng bể đầu, nơi lũ quét ở Trung Quốc; Nổ lớn kho đạn ở Nga

TTO - Trung Quốc khởi động phản ứng khẩn cấp sau lũ quét khiến 17 người chết; Đài Loan nói phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần địa điểm thử tên lửa; Nổ lớn ở kho đạn tại Belgorod giáp giới Ukraine… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 19-8.

Tin thế giới 19-8: Nơi nắng bể đầu, nơi lũ quét ở Trung Quốc; Nổ lớn kho đạn ở Nga - Ảnh 1.

Người dân dọn bùn đất sau trận lũ quét ở tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc vào hôm 18-8 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

  • Lũ quét ở tây bắc Trung Quốc khiến 17 người chết. Theo Thời báo Hoàn Cầu , Trung Quốc đã khởi động “phản ứng khẩn cấp quốc gia” cấp 3 với thiên tai (trên thang bốn cấp, với cấp 4 thấp nhất và cấp 1 cao nhất) vào ngày 18-8 sau khi một trận lũ quét xảy ra ở huyện Đại Thông, tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc khiến ít nhất 17 người chết và 17 người mất tích.

Mưa lớn đột ngột tại huyện Đại Thông từ đêm 17-8, gây ra lũ quét và sạt lở đất cũng như khiến các con sông đổi dòng. Tổng cộng 6.245 người từ 1.517 hộ gia đình ở 6 làng đã bị ảnh hưởng bởi trận lũ quét đến nay. Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, tính đến chiều 18-8, tổng số người được giải cứu là 20.

Trung Quốc đang trải qua một mùa hè với 2 mảnh ghép trái ngược trên toàn lãnh thổ: có nơi nắng như thiêu đốt và hạn hán, nhưng lại có nơi mưa lũ dữ dội. Các chuyên gia giải thích biến đổi khí hậu toàn cầu là nguyên nhân khiến thời tiết bất thường. Hiện tại một số trường đại học Trung Quốc đã thông báo hoãn học kỳ mùa thu sắp tới do nhiệt độ cao.

  • Nổ lớn ở kho đạn tại Belgorod của Nga, giáp giới với Ukraine. Ông Vyacheslav Gladkov - thống đốc tỉnh bang Belgorod của Nga, cho biết kho đạn đặt tại làng Timonovo đã phát nổ lớn ngày 18-8.

Dân cư 2 làng Soloti và Timonovo đã được di tản đến nơi an toàn. Bước đầu chưa ghi nhận thiệt hại nhân mạng. Làng Timonovo nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 50km.

Gần đây râm ran thông tin một số cơ sở quân sự của Nga đã bị sự cố, bị phát nổ nghi do lực lượng Ukraine tấn công nhưng các thông tin này chưa được hai bên xác nhận rõ ràng.

Tin thế giới 19-8: Nơi nắng bể đầu, nơi lũ quét ở Trung Quốc; Nổ lớn kho đạn ở Nga - Ảnh 2.

Ba nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và LHQ trước cuộc họp báo tại Lviv (Ukraine) ngày 18-8 - Ảnh: REUTERS

*** Cuộc gặp 3 bên của các ông Guterres, Erdogan, Zelensky bắt đầu ở Lviv (Ukraine).** Theo Hãng tin Tass, cuộc đàm phán ba bên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã bắt đầu tại thành phố Lviv, phía tây Ukraine vào ngày 18-8.

Cuộc đàm phán ba bên tập trung vào việc thực hiện thỏa thuận ngũ cốc và triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo truyền thông Nga, phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine lần này có các bộ trưởng quốc phòng, đối ngoại, nông nghiệp, thương mại, năng lượng, cũng như những người đứng đầu cơ quan tình báo và công nghiệp quốc phòng.

*** Quan hệ Ấn - Trung đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn.** Theo Hãng tin PTI (Ấn Độ), hôm 18-8, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang trải qua “giai đoạn cực kỳ khó khăn” sau những gì Bắc Kinh đã làm ở biên giới hai nước. Ông đưa ra bình luận này khi trả lời một loạt câu hỏi sau bài phát biểu về “Tầm nhìn của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan).

  • Đài Loan nói phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần địa điểm thử tên lửa của hòn đảo. Theo Hãng tin CNA của Đài Loan, lực lượng phòng vệ Đài Loan phát hiện một tàu chiến Trung Quốc di chuyển tới vùng biển ngoài khơi Lục Đảo (đảo cách bờ biển phía đông Đài Loan khoảng 33km) vào hôm 18-8, khi Đài Loan chuẩn bị bắt đầu đợt thử nghiệm tên lửa mới từ bờ biển phía đông của vùng lãnh thổ này. Phía Bắc Kinh chưa lên tiếng về thông tin này.

Trước đó, Đài Loan thông báo sẽ tiến hành các vụ thử tên lửa từ căn cứ quân sự Cửu Bằng ở huyện Bình Đông (huyện tận cùng phía nam Đài Loan) từ ngày 18 tới 19-8 và ngày 25 tới 26-8, đồng thời cảnh báo máy bay và tàu thuyền tránh khu vực nguy hiểm.

Tin thế giới 19-8: Nơi nắng bể đầu, nơi lũ quét ở Trung Quốc; Nổ lớn kho đạn ở Nga - Ảnh 3.

Ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố vào hôm 18-8 cho thấy một máy bay chiến đấu MiG-31 hạ cánh tại căn cứ không quân Chkalovsk ở vùng Kaliningrad - Ảnh: AP/Bộ Quốc phòng Nga

*** Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm tới Kaliningrad.** Theo Hãng tin AP, hôm 18-8, quân đội Nga thông báo đã triển khai các máy bay chiến đấu được trang bị tên lửa siêu vượt âm tối tân tới vùng Kaliningrad.

Cụ thể, 3 máy bay chiến đấu MiG-31 trang bị tên lửa siêu vượt âm Kinzhal đã đến căn cứ không quân Chkalovsk ở Kaliningrad (lãnh thổ hải ngoại của Nga) thuộc vùng biển Baltic, nằm một phần trong “các biện pháp răn đe chiến lược bổ sung”.

*** Người biểu tình bị bắt vì dùng dao đe dọa bên ngoài nhà riêng của cựu tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.** Theo Hãng tin Yonhap, vụ bắt giữ được thực hiện hôm 18-8, sau khi người đàn ông này xuất hiện vào hôm 16-8 phía trước nhà ông Moon ở thành phố Yangsan, cách Seoul 309km về phía đông nam.

Sau khi mãn nhiệm, ông Moon và khu phố của ông đã chứng kiến các cuộc biểu tình ồn ào. Hồi cuối tháng 5, cựu tổng thống này đã đệ đơn khiếu nại chống lại 4 nhà hoạt động vì lăng mạ và đe dọa.

*** 5 người thiệt mạng sau khi bão tấn công đảo của Pháp.** Theo Hãng tin AFP, bão dữ dội với sức gió lên tới 224km/h đã khiến 5 người thiệt mạng (trong đó có một bé gái 13 tuổi) trên đảo Corse của Pháp ở Địa Trung Hải vào đầu ngày 18-8. Đó cũng là ngày thứ 3 mưa dữ dội diễn ra trên phần lớn khu vực miền nam nước Pháp, gây ra lũ quét và sấm chớp.

*** Nhật Bản ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục.** Với số ca mắc mới khoảng 255.000 trong 24 giờ vào hôm 18-8, đây là mức cao kỷ lục trong ngày ở nước này trong bối cảnh quốc gia Đông Bắc Á vật lộn với làn sóng dịch thứ 7 giữa sự lây lan của biến thể phụ BA.5 của Omicron, theo Hãng tin Kyodo.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 19-8: Nơi nắng bể đầu, nơi lũ quét ở Trung Quốc; Nổ lớn kho đạn ở Nga - Tuổi Trẻ Online

Thành viên HĐQT Phạm Mỹ Linh đăng ký thực hiện quyền mua 6,26 triệu cổ phiếu VDS

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Từ ngày 24/8 đến 7/9, Thành viên HĐQT Phạm Mỹ Linh đăng ký thực hiện quyền mua 6,26 triệu cổ phiếu VDS, nâng lượng nắm giữ lên 24,46 triệu đơn vị, chiếm 11,65% vốn.

VGC BẬT LÊN TĂNG TRẦN SAU PHIÊN ATC

5 sai lầm khiến mình mất tiền nhiều nhất trong đầu tư

Chắc hẳn nếu ai đọc qua cuốn: Chết vì chứng khoán - Richard Smitten viết về cuộc đời của một huyền thoại nhà đầu cơ Jesse Livermore cũng hiểu rằng: Chính nguyên tắc đã biến Livermore từ kẻ được mệnh danh là cậu bé đầu cơ trở thành huyền thoại phố Wall ở thời điểm đầu thế kỉ 21. Và cuối cùng cũng chính vì phá bỏ nguyên tắc mà cuối cùng, cuộc đời của Livermore lại là tấm bi kịch.

Đề mục dưới đây là những sai lầm khiến mình mất tiền nhiều nhất trong quá trình đầu tư đến thời điểm hiện tại. Sai lầm với bất kỳ ai thì nó luôn là câu chuyện: “Biết rồi, Khổ lắm, nói mãi”. Nhưng quan trọng ít nhất bắt đầu từ thời điểm này, với mình là người viết, với bạn là người đọc thì chúng ta cùng sẵn sàng biết mình đang vấp phải điều gì & dám đương đầu với những lỗi sai này.

  1. Cố gắng giao dịch trong xu hướng giảm

Nguyên tắc quan trọng nhất trong đầu tư là mua cổ phiếu chỉ khi xác nhận một xu hướng tăng giá. Trong một thị trường điều chỉnh, ba trong mỗi 4 cổ phiếu là sẽ giảm. Một nhà đầu cơ không muốn chiến đấu với tỷ lệ thất bại cao như vậy. Trong xu hướng tăng, dòng tiền sẽ sửa sai cho bạn, còn trong xu hướng giảm mọi khoản lỗ đều do chính bản thân mình.

=> Nhớ lại lần đầu tiên khi mới bước vào thị trường, may mắn vào đúng giai đoạn uptrend, hàng ngày tài khoản đều tăng. Mọi thứ chỉ thay đổi với mình khi thị trường bắt đầu điều chỉnh, vì chưa bao giờ trải qua khiến giai đoạn đó mình cực kì bối rối: Hẳn là các bạn đều biết giai đoạn vùng đỉnh cổ phiếu sẽ lỏng lẻo, giảm sàn rồi kéo giật lên trần trong ngày hôm sau. Thời đó thì đã biết gì đâu, cứ thấy cổ tăng trở lại nghĩ là mất hàng lại lao vào mua, ít hôm sau hàng về lại lỗ nặng do thị trường tạo đỉnh. Chính từ thời điểm đó, mặc dù đến bây giờ có đôi lúc quá tự tin vào bản thân, mình vẫn nhiều lúc phá nguyên tắc, nhưng đã quyết tâm là luôn tự nhắc nhở bản thân rằng:

Hãy hạn chế giao dịch trong xu hướng giảm càng tốt.

Mặc ai lãi, mặc cổ nào tăng giá, đó không phải là phần của mình!

  1. Nghe lời người khác để mua & bán cổ phiếu

Không nghe ai thì lấy đâu ra ba chữ cái mà mua, điều này đúng. Phải nghe tin đồn, nghe thương vụ, kỳ vọng này nọ kia chứ. Nhưng cái sai cuối cùng là: Bạn và người đó, mỗi người có phương pháp đầu tư khác nhau.

=> Bạn là nhà đầu cơ, nhưng lại đi nghe một người đầu tư giá trị tư vấn. Đến khi cổ phiếu giảm giá, bạn thấy có lẽ mình đã sai nguyên tắc thì họ lại cảm thấy bình thường. Xa hơn nữa, thậm chí đến khi bạn thoát ra khỏi cổ phiếu, họ đôi khi vẫn còn ôm kỳ vọng tăng giá mặc dù cổ phiếu đã giảm rất mạnh. Hoặc ngược lại.

Không ai có thể giúp ai trong đầu tư, trừ khi bạn là con vẹt - người ta nói gì bạn làm nấy, ko chút mảy may suy nghĩ. Nếu gặp đúng người tốt, bạn sẽ có lãi. Còn nếu người đó chẳng ra gì sớm muộn cũng sẽ thua. Nên tốt nhất hãy tự đầu tư, tự đứng trên đôi chân của mình bằng kiến thức, ít nhất khi sai, còn biết nên làm gì để đúng.

Đến bây giờ mình thi thoảng vẫn còn mắc sai lầm này, các bạn thấy người giỏi, mình cũng thế. Cũng thử tin họ mua mã này, mã kia, ban đầu thì có lãi nhưng đến giai đoạn cổ phiếu đảo chiều thì bất chấp nguyên tắc bản thân để đi theo người đó. Đúng là mất tiền vì đánh mất bản thân!

Nên điều nhắc nhở bản thân ở đây: “Hãy là chính mình, đừng bắt bạn phải giống ai cả”

  1. Yêu cổ phiếu

Ai cũng bị không riêng gì mình! Phải rời bỏ một cổ phiếu đã có thời gian gắn bó và mang lại lợi nhuận không khác gì chia tay người yêu. Cực kì khó xử!

Mình nghĩ rằng ai cũng bị lỗi này, đôi khi chúng ta cứ liên tục nhìn vào một cổ phiếu bị thị trường quên lãng mà không nhận ra rằng xung quanh mình đã có rất nhiều cổ phiếu có tín hiệu mua & tạo đà tăng giá tốt. Nếu mình không yêu cổ phiếu này thì có lẽ mình đã kiếm được nhiều tiền hơn.

Kỳ lạ thay là ở đời, càng yêu nhau lắm thì cắn nhau đau. Lúc cầm thì cổ phiếu không chịu tăng, đến khi các cổ phiếu kia tăng chán chê rồi thì cổ phiếu mình lăn quay ra điều chỉnh. Hoặc cũng có nhiều trường hợp cổ phiếu tăng giá, yêu quá không muốn bán từ lãi 80-90% lại trở về mode với con số 0% lãi tròn trĩnh. Thậm chí nhiều lúc lỗ.

Nên cũng phải liên tục nhắc nhở bản thân rằng: “Thị trường vận hành theo cung cầu, mỗi cổ phiếu đều có giai đoạn tăng, tích luỹ & giảm giá. Mình là nhà đầu cơ ăn chênh lệch giá cổ phiếu, đừng yêu cổ nào say đắm cả. Cổ tốt là cổ tăng giá, còn giảm giá hay nặng mông vi phạm nguyên tắc là xấu”

  1. Giải ngân tiền ngay lập tức ở trong thời gian ngắn hoặc cố gắng trung bình giá nếu cổ phiếu giảm.

Lỗi sai này nó thuộc về tâm lý fomo nhiều hơn. Không biết các bạn thế nào, ngày trước mình thường có xu hướng đã mua là chỉ cần 1,2 phút sau là full tài khoản. Sau này mới nhận ra điều mình làm cực kì nguy hiểm. Thứ 1 là mình có thể kẹp T, thứ 2 là có khả năng mình bị trễ các cơ hội của các cổ phiếu khác.

Kèm theo lỗi sai này là xu hướng khi mua cổ phiếu ở điểm mua A - có xác nhận giá & volume. Tuy nhiên trong phiên đó A cuối phiên lại không đạt mà lại có xu hướng giảm thì mình lại có xu hướng đưa thêm tiền vào để trung bình giá. Mãi sau này mình mới nhận ra mình đang “chêm dầu vào lửa” - “cổ phiếu đã không đúng nguyên tắc rồi mà còn cố gắng thêm vị thế sai” đúng là cái tâm lý lấn át cái lý trí.

Cái này đơn giản thôi, Jesse Livermore từng viết về một nguyên tắc quản trị tiền:

Thật là sai lầm và nguy hiểm khi mua toàn bộ số cổ phiếu chỉ ở cùng một mức giá. Quy tắc cơ bản này khá đơn giản: Nếu bạn muốn mua tổng cộng 1000 cổ phiếu, bạn phải luôn thấy lợi nhuận từ các giao dịch trước đó. Mỗi giao dịch sinh ra lợi nhuận là bằng chứng cho thấy cổ phiếu đang đi đúng hướng – và đó là tất cả những gì bạn cần- ngược lại nếu thua lỗ, bạn biết ngay phán đoán của mình đã sai.

Nói thì dễ nhưng khi lúc làm mới khó nhỉ! Kiểm soát bản thân nhiều lắm mà đôi lúc cũng không chịu được vì nhìn cổ phiếu chart đẹp!

  1. So sánh bản thân mình với người khác.

Bạn có cùng một nhóm bạn đầu tư hoặc người bạn theo dõi, đôi lúc bạn thấy người bên cạnh mình lúc nào giao dịch cũng thắng và bạn có xu hướng trách bản thân mình, rồi nhiều lúc tự dằn vặt bản thân tại sao lại dở đến như vậy!

Đương nhiên điều này mình có từng bị nên mình mới nói! Hậu quả là mình luôn theo dõi người đó, dường như mình bị điều khiển để theo dõi họ, để xem họ đã làm những gì và đôi khi là mua bán loạn xạ, nặng hơn là cứ cố force trade (ép giao dịch) để bắt buộc bản thân phải giao dịch tốt hơn.

Nếu bạn đang gặp phải lỗi này, tốt nhất là hãy tắt các phương tiện tiếp xúc thông tin liên quan đến chứng khoán với bên ngoài, hãy xây dựng cho bản thân mình lập trường riêng. Bạn không cần phải nghe theo ai cả, ngoài giá cả & khối lượng, kèm theo tín hiệu thị trường. Đó mới là điều quan trọng. Khi tự chủ là bản thân mình, những quyết định sẽ trở nên sáng suốt hơn.

Trên đây là 5 lỗi sai mà khiến mình mất tiền rất nhiều trong quá trình đầu tư, nói là đã hoàn toàn thay đổi thì chưa hẳn, nhưng điều mình thấy khả quan và tốt lên là mỗi khi chuẩn bị bắt đầu hành động tương tự thì mình lại chậm lại & nhắc nhở bản thân đừng như thế nữa. Hi vọng sẽ càng ngày hoàn thiện hơn trong tương lai.

Con người được sinh ra là những nhà đầu tư “thất bại”. Bởi vì tâm lý của con người đối lập với những gì bạn nên giao dịch thực tế. Vì vậy, tất cả những cảm giác mà bạn phát triển ngẫu nhiên, bạn phải kìm nén lại. Đó là một phần của quá trình học tập và bạn sẽ trở thành những “cỗ máy” chỉ biết hành động theo nguyên tắc & tin vào tín hiệu thị trường sau quá trình nỗ lực. Khi bạn biết bạn đang có những trạng thái như vậy, hãy suy nghĩ lại & đặt nó sang một bên, cuối cùng là hãy là chính mình & theo đuổi những nguyên tắc bạn lựa chọn.

Nguồn bài viết: 5 sai lầm khiến mình mất tiền nhiều nhất trong đầu tư

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng

Nếu nhận thấy có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, thiếu minh bạch trong cho vay của các ngân hàng thương mại, khách hàng có thể phản ánh và cung cấp thông tin đầy đủ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn để kịp thời xử lý…

Ảnh minh hoạ

Đặt câu hỏi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, băn khoăn về việc các ngân hàng thương mại hiện có sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu minh bạch trong cho vay, thu hộ (như lãi tiền gửi ngoại tệ; cho vay qua hình thức thu hộ trả góp khi mua sản phẩm trả góp của các công ty điện máy, cạnh tranh qua giá dịch vụ nhắn tin Ebanking…).

Đại biểu đặt vấn đề, liệu Ngân hàng Nhà nước có biết đến tồn tại đó không, đồng thời, đề nghị Thống đốc chia sẻ những giải pháp trong thời gian tới nhằm hạn chế hiện tượng này.

Giải đáp thắc mắc của Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy, Thống đốc cho biết thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ để đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn… tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng.

Về cho vay qua hình thức thu hộ trả góp, Thống đốc cho biết việc mua hàng trả góp có thể nằm trong các chương trình khuyến mãi, kích thích tiêu dùng của nhà sản xuất hoặc các nhà phân phối (cửa hàng điện máy, điện thoại…).

Hoạt động này có thể được thực hiện dưới hình thức tín dụng thương mại do nhà sản xuất/nhà phân phối hỗ trợ người tiêu dùng được trả chậm với lãi suất 0%.

Ngân hàng thương mại có thể tham gia với vai trò cung cấp dịch vụ thu hộ cho nhà sản xuất/nhà phân phối, việc thu phí dịch vụ thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên theo hợp đồng.

“Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 và các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng, đảm bảo công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.

Trường hợp ngân hàng thương mại tham gia cho vay trả góp để khách hàng mua hàng thì phải được thể hiện bằng hợp đồng/thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay theo quy định của pháp luật”, Thống đốc khẳng định.

Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định ngân hàng được thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ (ngân hàng chỉ thu hộ tiền hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở hợp đồng thu hộ giữa ngân hàng và bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ). Việc thu phí dịch vụ thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Về lãi tiền gửi ngoại tệ, Thống đốc cho biết thêm để đảm bảo tuân thủ các quy định về lãi suất huy động ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành đúng mức lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước quy định; không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng tự kiểm tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng xảy ra vi phạm, không chấp hành quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chủ động phát hiện và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước những tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định về mức lãi suất huy động ngoại tệ.

Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động ngoại tệ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động bằng ngoại tệ, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đối với giá dịch vụ nhắn tin Ebanking (SMS banking), người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước thông tin trong cơ cấu phí dịch vụ này bao gồm một số chi phí đầu vào tổ chức tín dụng phải trả cho các tổ chức khác như cước phí tin nhắn viễn thông, chi phí đường truyền, thuê bao trả cho các công ty viễn thông…

Nhằm giảm phí dịch vụ này, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Bộ Thông tin và truyền thông, đại diện các ngân hàng hội viên và đại diện ba nhà mạng lớn tại Việt Nam (Viettel,VNPT, Mobifone) đã họp và thống nhất để các ngân hàng chủ động làm việc trực tiếp với các nhà mạng và ký hợp đồng với từng doanh nghiệp viễn thông để thống nhất mức phí SMS Banking của ngân hàng mình trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 91 Luật các Tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng được quyền ấn định và niêm yết công khai mức phí áp dụng trong cung ứng dịch vụ.

“Để đảm bảo môi trường cạnh tranh minh bạch, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình thu phí của các tổ chức tín dụng; đồng thời, yêu cầu tổ chức tín dụng báo cáo các biểu phí, những thay đổi phí các dịch vụ để xem xét, phát hiện ra những bất cập và chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy định”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Nhờ đó, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đều nghiêm túc phổ biến và hướng dẫn cho khách hàng đầy đủ các thông tin liên quan đến các loại phí dịch vụ của đơn vị mình cũng như cập nhật, công bố và niêm yết công khai dưới nhiều hình thức như trên website ngân hàng, tại trụ sở, chi nhánh và điểm giao dịch.

“Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu sai phạm để kịp thời có biện pháp cảnh báo, xử lý, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và quyền lợi của khách hàng.

Nguồn bài viết: Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới lỗ 174 tỷ USD

Quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy, lớn nhất trong số các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới, lỗ 1,68 nghìn tỷ Kroner Na Uy, tương đương 174 tỷ USD, trong nửa đầu năm nay do thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh…

Bên ngoài trụ sở của Ngân hàng Trung ương Na Uy (Norges Bank) ở Oslo - Ảnh: Bloomberg/CNBC.

Theo hãng tin CNBC, quỹ quản lý số tài sản 1,3 nghìn tỷ USD này đã giảm 14,4% trong 2 quý đầu năm nay, khi thị trường tài chính phản ứng mạnh mẽ với nỗi lo suy thoái kinh tế và lạm phát tăng vọt trên toàn cầu. Tuy vậy, mức giảm này của quỹ vẫn ít hơn 1,14 điểm phần trăm so với mức giảm của thị trường chứng khoán Na Uy trong nửa đầu năm - Ngân hàng Trung ương nước này (Norges Bank) cho biết ngày 17/8.

“Thị trường đã bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng, lạm phát cao và chiến tranh Nga-Ukraine. Đầu tư cổ phiếu của quỹ đã lỗ tới 17%. Đầu tư vào cổ phiếu công nghệ lỗ đặc biệt nhiều, với mức lỗ 28%”, CEO Nicolai Tangen của quỹ đầu tư quốc gia mang tên Norges Bank Investment Management (NBIM) trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Na Uy cho biết trong một thông cáo báo chí.

Trữ lượng dầu khí khổng lồ của Na Uy ở vùng Biển Bắc là nền tảng cho sự hùng mạnh của quỹ đầu tư quốc gia của nước này. Năng lượng cũng chính là lĩnh vực duy nhất không thua lỗ sau khi quỹ đầu tư lớn vào điện gió trong những năm gần đây.

“Trong nửa đầu năm, lĩnh vực năng lượng mang lại khoản lãi 13%. Chúng ta đã chứng kiến sự tăng giá mạn mẽ của dầu thô, khí đốt và các sản phẩm lọc hoá”, ông Tangen nói thêm.

Kết quả bết bát của NBIM trong nửa đầu năm nay phản ánh xu hướng chung của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới – theo nhà phân tích Matthew Oxenford thuộc công ty nghiên cứu Economicst Intelligence Unit (EIU). “Nửa đầu năm 2022 chứng kiến biến động mạnh của thị trường tài chính toàn cầu, và những quỹ có mức độ đa dạng hoá danh mục cao nhất đã chứng kiến sự suy giảm giá trị”, ông Oxenford nói.

“Sự sụt giảm này chủ yếu bắt nguồn từ việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ làm mất giá mạnh những cổ phiếu thuộc nhóm tăng trưởng cao như công nghệ (Meta chính là cổ phiếu gây thiệt hại nhiều nhất cho danh mục của NBIM), trong khi lợi nhuận của những tài sản an toàn hơn tăng lên và lượng vốn rót vào những tài sản có độ rủi ro cao hơn suy giảm trên phạm vi toàn cầu”, vị chuyên gia nói.

Thị trường chứng khoán Mỹ trải qua nửa đầu năm nay với mức giảm mạnh kể từ thập niên 1970, với chỉ số S&P 500 giảm hơn 20% và chỉ số Nasdaq mất gần 30%.

Tuy nhiên, ông Oxenford cho rằng NBIM sẽ vượt qua được những khó khăn trên. “Do NBIM có độ đa dạng hoá cao và có chiến lược đầu tư dài hạn, quỹ có thể vượt qua được ‘cơn bão’ này, cho dù mức tăng trưởng cao như đã có trong năm 2020-2021 khó có thể quay trở lại vì các ngân hàng trung ương sẽ không sớm hạ lãi suất trở lại ngưỡng gần 0 như trong đại dịch Covid-19”, ông nói.

Nguồn bài viết: Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới lỗ 174 tỷ USD - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Apple sắp lần đầu tiên sản xuất Apple Watch và Macbook tại Việt Nam

Theo nguồn tin của Nikkei Asia, Apple đang thảo luận để sản xuất đồng hồ thông minh Apple Watch và máy tính MacBook tại Việt Nam lần đầu tiên. Đây là động thái nhằm đa dạng hóa dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc của hãng công nghệ Mỹ…

![Việc sản xuất Apple Watch với mức độ tinh vi cao là một bước ngoặt với Việt Nam - Ảnh: AP/Reuters]

Việc sản xuất Apple Watch với mức độ tinh vi cao là một bước ngoặt với Việt Nam - Ảnh: AP/Reuters

Ba nguồn tin cho Nikkei Asia cho biết các nhà cung cấp của Apple gồm Luxshare Precision Industry và Foxconn đã bắt đầu thử sản xuất Apple Watch tại miền Bắc Việt Nam – động thái dịch chuyển sản xuất mặt hàng này khỏi Trung Quốc lần đầu tiên.

Việt Nam hiện đã trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng nhất của Apple bên ngoài Trung Quốc khi sản xuất một loạt sản phẩm hàng đầu cho hãng công nghệ Mỹ, bao gồm máy tính bảng iPad và tai nghe không dây Airpods.

Theo các chuyên gia trong ngành, Apple Watch là sản phẩm có mức độ tinh vi cao với vô số linh kiện lắp đặt bên trong lớp vỏ nhỏ, do đó đòi hỏi trình độ công nghệ ở mức cao. Việc được Apple chọn là nơi sản xuất mặt hàng này đánh dấu một bước ngoặt đối với Việt Nam trong công cuộc nâng cao trình độ sản xuất công nghệ.

Nguồn tin của Nikkei cho biết, Apple cũng đã đang tiếp tục dịch chuyển dây chuyên sản xuất iPad sang Việt Nam sau khi các biện pháp hạn chế phòng dịch, bao gồm phong tỏa ở Thượng Hải, gây gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng.

Công ty BYD của Trung Quốc là nhà cung cấp đầu tiên của Apple hỗ trợ quá trình dịch chuyển này và hiện Foxconn cũng đang hỗ trợ sản xuất iPad tại Việt Nam. Theo nguồn tin, Apple đang thảo luận với các nhà cung cấp của mình để thử nghiệm dây chuyền sản xuất loa thông minh HomePod tại Việt Nam.

Cũng theo nguồn tin này, với Macbook, Apple yêu cầu các nhà cung cấp thiết lập dây chuyền sản xuất thử nghiệm ở Việt Nam. Tuy nhiên, tiến trình dịch chuyển sản xuất hàng loạt sang Việt Nam đang diễn ra tương đối chậm, một phần do những gián đoạn liên quan tới đại dịch và một phần bởi việc sản xuất máy tính đòi hỏi một chuỗi cung ứng lớn.

“Trong khi đó, chuỗi cung ứng như vậy đang tập trung ở Trung Quốc với giá cả rất cạnh tranh”, các nguồn tin của Nikkei Asia nói thêm.

Một nguồn tin thân cận nói rằng, trừ iPhone, Apple đang có các kế hoạch lớn tại Việt Nam với AirPods, Apple Watch, HomePod…

"Các linh kiện của MacBook đã được mô-đun hóa nhiều hơn so với trước đây, điều này giúp cho việc sản xuất máy tính xách tay của Apple bên ngoài Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng làm thế nào để sản phẩm này có giá thành cạnh tranh lại là một thách thức khác”, nguồn tin cho biết.
Việc đa dạng hóa dây chuyền sản xuất sang Việt Nam của Apple bắt đầu với tai nghe AirPods – mặt hàng đã được sản xuất hàng loạt tại Việt Nam từ năm 2020. AirPods là một trong những sản phẩm đầu tiên của Apple được lắp đặt bên ngoài Trung Quốc sau khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump năm 2018.

Động thái này cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận của Apple – công ty đã phụ thuộc vào Trung Quốc trong khâu sản xuất trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Theo các nhà phân tích, với Việt Nam, sự dịch chuyển sản xuất của Apple và căng thẳng Mỹ-Trung nói chung mang lại lợi ích lớn. Số lượng các nhà cung cấp của Apple đặt nhà máy tại Việt Nam đã tăng từ 14 lên 22 trong năm 2018 – theo một phân tích của Nikkei Asia. Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất điện tử lớn khác như Google, Dell và Amazon cũng đã thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm đa dạng hóa khỏi Trung Quốc.

Nhà phân tích cấp cao Eddie Han của Isaiah Research cho rằng các nhà sản xuất điện tử đang cố gắng để đạt được sự cân bằng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung.

"Về mặt địa lý, chúng tôi thấy các thương hiệu điện tử quốc tế lớn như Apple và Samsung đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào việc sản xuất ở Trung Quốc. Nhưng mặt khác, các công ty quốc tế này cũng hợp tác với nhiều nhà cung cấp Trung Quốc hơn như Luxshare và BYD (với Apple) và Huaqin Han (với Samsung). Đây là những động thái nhằm cân bằng các tác động địa chính trị”, ông Han nhận định.

Theo ông, vai trò là “công xưởng” quan trọng nhất thế giới của Trung Quốc đã bị thách thức kể từ sau chiến tranh thương mại và sau đó là các chính sách năng lượng và Zero-Covid.

“Điều này thực sự giúp đưa Việt Nam, quốc gia nằm giáp Trung Quốc, trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều nhà sản xuất điện tử, khi mà nước này đang dần phát triển hệ sinh thái chuỗi cung ứng của mình”, nhà phân tích của Isaiah Research phát biểu.

Nguồn bài viết: Apple sắp lần đầu tiên sản xuất Apple Watch và Macbook tại Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

“Sóng” FDI vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô?

Một phái đoàn gồm 25 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA) sẽ sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 21-26/8 để tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại và kinh doanh tại Việt Nam…

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Sau giai đoạn chững lại với sự “đổ bộ” của hàng loạt “ông lớn” như Toyota, Honda, Ford, Hyundai… vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được kỳ vọng sẽ gia tăng trong thời gian tới với sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư đến từ Ấn Độ.

SẴN SÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam cho biết ACMA là tổ chức hiệp hội hàng đầu tại Ấn Độ, đại diện cho toàn bộ ngành sản xuất phụ tùng ô tô. Với số hội viên trên 800 thành viên là các nhà sản xuất và đóng góp hơn 85% doanh thu trong lĩnh vực ngành phụ tùng ô tô Ấn Độ, ACMA mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại và kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc gặp gỡ đại diện các bộ ngành, cơ quan xúc tiến đầu tư, hiệp hội ngành hàng, các nhà sản xuất ô tô và các doanh nghiệp thương mại trong ngành…

Theo ông Yuvraj Kapuria, Chủ tịch YBLF (thành viên của ACMA), tới Việt Nam lần này có đại diện các nhà lãnh đạo doanh nhân trẻ (YBLF - doanh nhân thế hệ thứ hai, thứ ba trong độ tuổi từ 21-40) từ 25 doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô.

Dự kiến, cùng với việc tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và liên doanh tại Việt Nam, đoàn doanh nghiệp trẻ của Ấn Độ sẽ có các chuyến thăm nhà máy sản xuất (OEM), nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (Tier 1), các công ty nghiên cứu và phát triển sản xuất liên quan tới ngành công nghiệp ô tô và các khu công nghiệp, khu kinh tế… để hiểu rõ hơn về thực trạng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Đặc biệt, đoàn doanh nghiệp sẽ có các cuộc gặp quan trọng với các quan chức cấp cao của các bộ ngành liên quan, kết nối với các hiệp hội ngành hàng, cơ quan thương mại và các nhà cung ứng cấp 1 để thiết lập nền tảng hợp tác cho tương lai.

“Việt Nam đã thu hút nhiều đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, bao gồm cả những OEM và Tier 1 để hướng tới thị trường toàn cầu. Vì vậy, ACMA mong muốn hợp tác tích cực với các doanh nghiệp trong ngành ô tô Việt Nam để cùng hợp lực, khám phá các thị trường mới hơn. Chúng tôi chấp nhận mọi phương thức hợp tác, bao gồm cả đầu tư vào Việt Nam”, ông Yuvraj Kapuria cho biết.

VIỆT NAM LÀ THỊ TRƯỜNG HẤP DẪN

Sau giai đoạn “khai mở” thị trường của các “ông lớn” như Toyota, Honda, Ford… ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam tiếp tục trải qua thời kỳ tăng đột biến (2016-2018) với sự xuất hiện của những tên tuổi mới như Hyundai, THACO (dự án Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải mở rộng) hay mới đây là VinGroup (dự án Vinfast).

Sự “bật dậy” của ngành công nghiệp ô tô được nhận định là do Chính phủ đã có những cơ chế, chính sách được cho là “bốc đúng thuốc” cho căn bệnh trì trệ lâu nay của ngành công nghiệp ô tô Việt cộng với lợi thế “là một trong những địa điểm đầu tư an toàn bậc nhất thế giới”.

Báo cáo của Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) về ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô cho thấy, mặc dù Việt Nam là thị trường ô tô tiềm năng với sự góp mặt khá sớm của những tên tuổi hàng đầu nhưng tỷ lệ nội địa hóa chỉ loanh quanh 10-12%.

Tương tự như VASI một báo cáo được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố năm 2019 cũng chỉ ra rằng ngành sản xuất linh kiện ôtô của Việt Nam quá nhỏ bé so với Thái Lan.

Trong cấu trúc linh kiện xe, Việt Nam nhập khẩu đến 85%, bao gồm động cơ, hộp số, toàn bộ thân vỏ xe, linh kiện điện tử, linh kiện thép, nhựa ép chất lượng cao. Còn nội địa hoá 15% linh kiện cồng kềnh như ghế, bộ dây điện…

Cấu trúc linh kiện xe ô tô được sản xuất tại Việt Nam.

Cấu trúc linh kiện xe ô tô được sản xuất tại Việt Nam.

Phân tích rõ hơn, báo cáo của CIEM cho thấy, ngoài một số lợi thế liên quan tới nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí rẻ; ngành sản xuất linh kiện cũng còn tồn tại các bất lợi khác như thị trường còn nhỏ, thiếu ngành công nghiệp nguyên vật liệu như thép, nhựa, trình độ kỹ thuật sản xuất còn thấp, thiếu kinh nghiệm quản trị…

Việt Nam chỉ có khoảng vài trăm doanh nghiệp cung ứng cấp 1 (cung ứng trực tiếp) cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, còn lại là doanh nghiệp cung ứng cấp 2, 3 và trung gian. Con số này ít ỏi hơn hẳn so với hàng nghìn nhà cung ứng cấp 1 của Thái Lan.

Thực tế trên cho thấy cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô của doanh nghiệp là rất lớn. Tuy vậy, trong khi các doanh nghiệp trong nước hạn chế về năng lực tài chính và công nghệ, chưa gia nhập được sâu vào chuỗi giá trị (value chain) thì sân chơi này dự kiến vẫn nghiêng về các doanh nghiệp FDI.

CẦN CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP

Chính vì vậy, theo đại diện Kefico Việt Nam (doanh nghiệp cung cấp linh kiện cho Hyundai), để hút vốn FDI vào lĩnh vực này trong dài hạn, Việt Nam cần có những chính sách thu hút những tập đoàn đa quốc gia một cách hợp lý, từ đó tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát triển.

Cụ thể hơn, như chia sẻ của ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, để đưa Vĩnh Phúc trở thành “trung tâm” sản xuất ô tô, xe máy ở khu vực phía Bắc, thời gian qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều hoạt động mời gọi đầu tư, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, trong đó có lĩnh vực sản xuất cung cấp đầu vào cho ô tô.

Điển hình là Nghị quyết số 57/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 39/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND của tỉnh về ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong đó, với Quyết định 23/2019 tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể như hỗ trợ 100% các khoản chi phí tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ 70% các khoản phí tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; tổ chức hội chợ triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ 70% chi phí đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ…

“Điều này nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành mắt xích cung cấp sản phẩm có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế”, ông Giang cho biết.

Còn theo kiến nghị của ông Yuvraj Kapuria, Chủ tịch YBLF, để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư từ Ấn Độ đổ vào lĩnh vực này, Việt Nam cần tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ để tạo kênh kết nối giữa doanh nghiệp Ấn Độ với doanh nghiệp Việt Nam, từ đó hình thành mối quan hệ hợp tác chiến lược và lâu dài.

“Trước mắt, chúng tôi muốn mời một phái đoàn gồm đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này tới Auto Expo 2023 tại Ấn Độ từ ngày 12-15/1 để tìm hiểu cơ hội hợp tác”, đại diện YBLF nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: ­“Sóng” FDI vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới