Chứng sỹ săn tin!

Tin thế giới 21-8: Crimea bị tấn công từ trên không; Vụ sát hại 43 sinh viên dần hé lộ

TTO - Mỹ cảnh báo Nga lợi dụng Thổ Nhĩ Kỳ để né đòn trừng phạt; Ngân hàng sinh học Anh chuyển dữ liệu ADN cho Trung Quốc; Kẹt xe khủng ở Pháp; Virus đậu mùa khỉ tồn tại lâu trên bề mặt vật dụng… là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 21-8.

Tin thế giới 21-8: Crimea bị tấn công từ trên không; Vụ sát hại 43 sinh viên dần hé lộ - Ảnh 1.

Cơ quan Tình trạng khẩn cấp Ukraine diễn tập ứng phó thảm họa hạt nhân trong bối cảnh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị pháo kích - Ảnh: REUTERS

*** Nga pháo kích gần nhà máy điện hạt nhân Ukraine.** Ngày 20-8, các quan chức Ukraine cho biết cuộc pháo kích của Nga nhắm vào nhà máy điện hạt nhân Pivdennoukrainsk và gần nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia làm dấy lên lo ngại về tai nạn hạt nhân trong chiến tranh.

Trong cuộc pháo kích tại nhà máy điện Pivdennoukrainsk, có 4 trẻ em bị thương, nhiều nhà riêng và một khu chung cư 5 tầng bị hư hại cách đó 30km.

Trong khi đó, lãnh thổ Crimea (Nga sáp nhập vào năm 2014) tiếp tục bị máy bay không người lái tấn công. Vụ việc diễn ra vào sáng ngày 20-8, ở một tòa nhà gần trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga.

Và tại Mariupol, thị trấn ở miền đông Ukraine do Nga kiểm soát sau nhiều tuần bị pháo kích, các quan chức cho biết thị trưởng mới do Nga bổ nhiệm là Konstantin Ivashchenko vừa sống sót sau một vụ ám sát.

  • Vụ sát hại 43 sinh viên chấn động Mexico 8 năm trước hé lộ bước đầu. Theo Hãng tin AFP, cựu tổng chưởng lý Jesus Murillo Karam đã nhận trát bắt giữ tại nhà vào tối 19-8 vì tội “tra tấn, chống lại lực lượng tư pháp”.

Đây là khởi đầu của những cuộc bắt giữ liên quan vụ sát hại dã man 43 sinh viên ở Guerrero vào cuối tháng 9-2014. Các sinh viên này đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ, bắn chết rồi đốt xác trong bãi rác. Vụ việc đã gây chấn động khắp thế giới.

Sau lệnh bắt Karam, chính quyền còn phát lệnh bắt giữ 64 cảnh sát và quân nhân có dính líu vào vụ việc thời đó.

Tin thế giới 21-8: Crimea bị tấn công từ trên không; Vụ sát hại 43 sinh viên dần hé lộ - Ảnh 2.

Kẹt xe trên một tuyến xa lộ ở Pháp - Ảnh: S.O

*** Ác mộng kẹt xe trở lại nước Pháp khi hết hè.** Những ngày cuối tuần này, người Pháp quay trở về nhà sau kỳ nghỉ hè và ác mộng kẹt xe được ghi nhận từ chiều tối 20-8 và dự báo tiếp tục trong ngày 21-8.

Theo ghi nhận, trong ngày 20-8 đã xảy ra kẹt xe tổng cộng 770km đường ở khắp nước Pháp.

*** Mỹ cảnh báo Nga lợi dụng Thổ Nhĩ Kỳ để né trừng phạt.** Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nói với Thứ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Yunus Elitas rằng các thực thể và cá nhân Nga đang cố gắng lợi dụng Thổ Nhĩ Kỳ để tránh né các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong cuộc điện đàm ngày 20-8, hai bên thảo luận về những nỗ lực thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Ông Elitas đã nhấn mạnh về mối quan hệ kinh tế và chính trị sâu sắc của Thổ Nhĩ Kỳ với cả Nga và Ukraine, nhưng cũng đảm bảo với ông Adeyemo rằng Ankara sẽ không cho phép bất kỳ hành vi vi phạm lệnh trừng phạt nào.

Tin thế giới 21-8: Crimea bị tấn công từ trên không; Vụ sát hại 43 sinh viên dần hé lộ - Ảnh 3.

Hai vụ tai nạn nghiêm trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến 34 người thiệt mạng - Ảnh: REUTERS

*** Tai nạn giao thông ở Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 34 người thiệt mạng.** Sáng ngày 20-8 (giờ địa phương), một chiếc xe khách đã gặp tai nạn tại tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi lực lượng cứu hỏa, đội y tế và nhiều người đang ứng phó với vụ tai nạn, một chiếc xe khách thứ hai tông vào xe cứu thương, xe cứu hỏa và phương tiện chở các nhà báo tại hiện trường vụ tai nạn đầu tiên. Vụ việc khiến 15 người thiệt mạng và làm 31 người bị thương.

Một vụ tai nạn khác diễn ra cách đó 250km về phía đông ở tỉnh Mardin. Vụ việc khiến 19 người chết và 29 người bị thương. 8 người trong số những người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.

*** Virus đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên nhiều đồ dùng trong nhà, nhưng chưa rõ có lây bệnh hay không.** Theo nghiên cứu mới từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy virus gây bệnh đậu mùa khỉ trên 70% khu vực tiếp xúc nhiều, khoảng 20 ngày sau khi các triệu chứng của bệnh nhân bắt đầu, bao gồm trên ghế dài, chăn, máy pha cà phê, chuột máy tính và công tắc đèn.

Tuy nhiên, không tìm thấy virus sống nào trên bất kỳ vật dụng hoặc bề mặt nào, cho thấy nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể thấp. Theo nghiên cứu, virus cũng có thể lây lan qua chất lỏng hoặc đồ vật được người bị nhiễm sử dụng, nhưng vẫn chưa rõ mức độ lây bệnh từ bề mặt đồ dùng dính virus.

*** Ngân hàng dữ liệu sinh học ở Anh gây lo ngại khi chuyển dữ liệu có chứa ADN của nửa triệu công dân Anh sang Trung Quốc.** Ngân hàng Biobank của Anh cho biết họ có khoảng 300 dự án, trong đó các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang truy cập thông tin di truyền chi tiết hoặc dữ liệu về sức khỏe của các tình nguyện viên người Anh.

Dữ liệu ẩn danh được chia sẻ theo chính sách truy cập mở để sử dụng trong các nghiên cứu về các bệnh từ ung thư đến trầm cảm.

Biobank cho biết dữ liệu chỉ được cung cấp cho các nhà nghiên cứu chân chính, những người phải đồng ý lưu trữ nó một cách an toàn và sử dụng nó cho một mục đích cụ thể, đồng thời nói thêm rằng nó có “các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt”.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 21-8: Crimea bị tấn công từ trên không; Vụ sát hại 43 sinh viên dần hé lộ - Tuổi Trẻ Online

Chiến lược đầu tư đơn giản mà hiệu quả trong downtrend: Mua cổ phiếu có P/B thấp

Chiến lược lựa chọn các cổ phiếu ở vùng định giá thấp (có P/B thấp hơn 20% trung vị P/B 5 năm) tương đối khả quan. Hiệu suất đầu tư có xu hướng gia tăng theo thời gian nắm giữ, đi cùng với đó là tỷ lệ lãi/lỗ có sự cải thiện.

Những diễn biến vĩ mô tiêu cực đã đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam rơi vào nhịp điều chỉnh mạnh trong giai đoạn quý II/2022. Trải qua năm 2020 & 2021 tăng mạnh, dường như nhà đầu tư (NĐT) đã quen với việc mua trong những nhịp nhiều chỉnh giảm (“buy on the dip”). Tuy nhiên, hoạt động “bắt đáy” này đã cho thấy sự kém hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi thị trường lao dốc. NĐT liên tục phải cắt lỗ và để lại hậu quả lớn về mặt tâm lý cho những giao dịch về sau.

Diễn biến VN-Index trong những nhịp điều chỉnh


Nguồn: TCBS

Khi thị trường bước vào downtrend, việc sử dụng các chỉ số như P/B hay P/E nhằm xác định vùng mua hợp lý của doanh nghiệp tương đối phổ biến. Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về triển vọng tăng trưởng, lợi nhuận sau thuế (hay E – Earning) của doanh nghiệp thường có sự có sự đột biến mạnh, đặc biệt với những cổ phiếu mang tính chu kỳ. Tuy nhiên, giá trị sổ sách (B - Book value) của doanh nghiệp thường mang tính ổn định hơn. Một ví dụ minh họa đó là cổ phiếu HPG, từ 2017 – 2021, lợi nhuận sau thuế đã tăng gần 4,5 lần, trong khi đó giá trị sổ sách chỉ tăng khoảng 2 lần. Do đó, việc sử dụng chỉ số P/B để định giá cổ phiếu thường hiệu quả hơn, đặc biệt trong downtrend.

Lợi nhuận sau thuế và Giá trị sổ sách của HPG từ năm 2017 - 2021


Nguồn: TCBS

Trên cơ sở đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến nhà đầu tư một công cụ “bắt đáy” theo trường phái PTCB, chỉ sử dụng một chỉ số đơn giản là P/B. Những cổ phiế

Chiến lược đầu tư đơn giản mà hiệu quả trong downtrend: Mua cổ phiếu có P/B thấp

u trong rổ VN30, kể từ thời điểm 2012 tới 2022 được thống kê, trong đó, điểm mua được xác định khi P/B của cổ phiếu xuống dưới 20% so với Trung vị P/B 5 năm. Hiệu quả của chiến lược này được tổng hợp như hình dưới đây:

Xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận qua từng khung thời gian


Nguồn: TCData, TCBS

Theo đó, xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận của chiến lược này tương đối khả quan và tăng dần theo thời gian nắm giữ. Cụ thể, với khung thời gian 30 phiên trở xuống, xác suất thành công chỉ dao động quanh ngưỡng 52% - 57% với tỷ lệ lãi trung bình ~10%. Tuy nhiên, nếu NĐT nắm giữ dài hơn, 60 phiên trở nên, xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận đều gia tăng mạnh. Tỷ lệ Lãi/Lỗ (Reward/Risk) cũng có sự cải thiện qua thời gian nắm giữ.

Lời kết: Bài nghiên cứu này giới thiệu đến quý độc giả một phương pháp mua tại vùng định giá hấp dẫn. Theo đó, chiến lược lựa chọn các cổ phiếu ở vùng định giá thấp (có P/B thấp hơn 20% trung vị P/B 5 năm) tương đối khả quan. Hiệu suất đầu tư có xu hướng gia tăng theo thời gian nắm giữ, đi cùng với đó là tỷ lệ lãi/lỗ có sự cải thiện.

Nguồn bài viết: Chiến lược đầu tư đơn giản mà hiệu quả trong downtrend: Mua cổ phiếu có P/B thấp

2 Likes

Trung Quốc sẽ bơm vốn cho ngành bất động sản

Thứ hai, 22/8/2022, 06:00 (GMT+7)

Trung Quốc sẽ bơm vốn cho ngành bất động sản

Trung Quốc có động thái hỗ trợ vốn chính thức cho ngành bất động sản để giảm tác động của khủng hoảng nợ tới người dân.

Tân Hoa Xã trích dẫn tuyên bố của Bộ Nhà ở, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc về động thái hỗ trợ tài chính cho ngành địa ốc. Nước này sẽ cung cấp các khoản vay đặc biệt cho các chủ đầu tư dự án bất động sản thông qua các ngân hàng chính sách. Từ đó, các dự án đang dang dở sẽ có vốn để tiếp tục xây dựng, đảm bảo người mua được giao nhà.

Theo Bloomberg, động thái trên cho thấy rõ dấu hiệu hỗ trợ chính thức của chính quyền Bắc Kinh cho một ngành đang phải vật lộn với khủng hoảng nợ và doanh số bán nhà sụt giảm. Một phân tích gần đây của tờ này chỉ ra, cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản đã giảm lần đầu tiên sau 10 năm và sự sụt giảm này có thể kéo dài.

Động thái hỗ trợ vốn cho thấy các nhà quản lý Trung Quốc đang tăng cường tài chính cho lĩnh vực bất động sản. Gần đây, ngành này chứng kiến thêm cuộc khủng hoảng mới. Hồi giữa tháng trước, người mua nhà tại hơn 230 dự án ở 86 thành phố trên khắp nước này đã đồng loạt từ chối đóng tiếp tiền nhà cho những dự án hình thành trong tương lai, nếu như hoạt động xây dựng không được nối lại.

Số tiền ngừng đóng lên tới 2.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 296 tỷ USD). Tình trạng này khiến cuộc khủng hoảng chuyển trọng tâm từ các công ty bất động sản sang các ngân hàng lớn. Các nhà băng nước này trước kia dựa vào các khoản thế chấp địa ốc như một nguồn thu an toàn trong bối cảnh lệnh giãn cách kéo dài kìm hãm sự tăng trưởng. Tốc độ tăng GDP trong quý II/2022 của Trung Quốc về mức chậm nhất kể từ khi bùng phát Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán. Các nhà kinh tế dự đoán mức tăng trưởng cả năm có thể chỉ đạt 4% hoặc thấp hơn.

Với việc thị trường bất động sản tiếp tục đè nặng lên triển vọng tăng trưởng, các nhà kinh tế đã kêu gọi chính sách kích thích nhiều hơn. Để đối phó với sự suy thoái kinh tế ngày càng sâu rộng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm lãi suất vào đầu tuần rồi, mặc dù bước đi đó khó có thể hạ bớt lo ngại trên thị trường.

Các tòa nhà chung cư dở dang của tập đoàn Evergrande ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg

Các tòa nhà chung cư dở dang của tập đoàn Evergrande ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg

Đầu năm nay, Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng và các nhà quản lý nợ xấu nới lỏng các hạn chế đối với một số khoản vay để giảm bớt tình trạng khủng hoảng tiền mặt. Vào tháng 4, ngân hàng trung ương nước này đã tổ chức một cuộc họp với khoảng 20 nhà băng lớn và các công ty quản lý tài sản để giúp giải quyết khủng hoảng tại hàng chục công ty bất động sản lớn, trong đó có Evergrande.

Bất động sản chiếm khoảng 78% tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc, gấp đôi tỷ lệ ở Mỹ. Các gia đình thường tiết kiệm trong nhiều năm và vay mượn từ bạn bè, người thân để mua nhà. Sau cú sụp của Evergrande vào năm ngoái, nhiều chuyên gia theo dõi thị trường cho rằng hệ quả lây lan đến ngành tài chính sẽ hạn chế bởi người mua nhà thường thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng thực tế không ít người đã sử dụng các khoản thế chấp.

Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các khoản thế chấp chưa thanh toán khoảng 38.300 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm 2021. Công ty chứng khoán GF dự phóng khoản thế chấp lên tới 2.000 tỷ nhân dân tệ có thể bị ảnh hưởng bởi xu hướng từ chối đóng tiếp tiền nhà.

Nguồn bài viết: Trung Quốc sẽ bơm vốn cho ngành bất động sản - VnExpress Kinh doanh

Tin thế giới 22-8: Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc về biên giới; Ukraine căng thẳng trước Quốc khánh

TTO - Nhiều nơi ở Trung Quốc nỗ lực tiết kiệm điện giữa nắng nóng và hạn hán; 4 nhà lãnh đạo phương Tây kêu gọi kiềm chế tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia; Tai nạn giao thông khủng khiếp ở Nga… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 22-8.

Tin thế giới 22-8: Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc về biên giới; Ukraine căng thẳng trước Quốc khánh - Ảnh 1.

Rất ít người xuất hiện trên phố đi bộ Jiefangbei ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào hôm 21-8 giữa nắng nóng như thiêu đốt - Ảnh: VCG

*** Nhiều nơi ở Trung Quốc nỗ lực tiết kiệm điện giữa nắng nóng dai dẳng và hạn hán chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.** Cuối tuần qua, thành phố Thượng Hải thông báo tắt hệ thống chiếu sáng cảnh quan ở một số địa điểm mang tính biểu tượng, trong đó có Bến Thượng Hải, từ ngày 22 tới 23-8 để tiết kiệm năng lượng.

Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 22-8, ông Xiao Min - cư dân thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên (tây nam Trung Quốc), hiện làm việc cho một công ty công nghệ - chia sẻ công ty của ông yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà tạm thời trong một khoảng thời gian để tiết kiệm năng lượng, còn chính quyền địa phương đã gửi cho ông tin nhắn đề nghị không bật máy điều hòa không khí thấp hơn 26 độ C.

Hôm 21-8, Cơ quan Khí tượng trung ương Trung Quốc tiếp tục phát cảnh báo đỏ (mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo nắng nóng ở Trung Quốc), đánh dấu 10 ngày liên tiếp cơ quan này phát cảnh báo mức cao như vậy. Chuyên gia Trung Quốc lo ngại hạn hán ở thượng nguồn một số con sông ở Trung Quốc có thể tiếp tục ảnh hưởng đến việc cung cấp thủy điện vào mùa đông tới.

  • Nhà cựu thủ tướng Pakistan bị cảnh sát bao vây. Theo Đài Russia Today, cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan đã bị buộc tội vi phạm luật chống khủng bố của nước này vì được cho là đã đe dọa một nữ thẩm phán và hai quan chức cảnh sát cấp cao trong một cuộc biểu tình ở Islamabad vào tối 20-8.

Đoạn video được quay tại nhà riêng của ông Khan vào tối 21-8 cho thấy cảnh sát đang vây quanh nhà của ông.

Tin thế giới 22-8: Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc về biên giới; Ukraine căng thẳng trước Quốc khánh - Ảnh 2.

Cây xăng ở Kostyantynivka, thuộc vùng Donetsk, Ukraine ngày 21-8. Điểm bán xăng này được phủ bao cát bảo vệ như lô cốt - Ảnh: REUTERS

*** Ukraine lo lắng trước ngày Quốc khánh.** 24-8 là ngày Ukraine độc lập, tách khỏi Liên Xô từ năm 1991. Đây cũng là ngày đánh dấu “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga kéo dài 6 tháng.

Chính quyền một số tỉnh thành lớn như Kiev, Kharkov đã thực hiện giới nghiêm hoặc yêu cầu người dân không được tụ tập trong những ngày này nhằm phòng tránh khả năng xảy ra không kích hoặc khủng bố gây thiệt hại nhiều nhân mạng.

Việc con gái nhà bình luận chính trị kỳ cựu và triết gia người Nga Alexander Dugin, người được một số tờ báo phương Tây cho có liên hệ với giới lãnh đạo Nga, bị thiệt mạng trong vụ xe bị gài bom cũng được đồn đoán sẽ gây ra phản ứng “trả đũa” từ phía Nga.

***** Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc coi thường các thỏa thuận biên giới. Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar đã đổ lỗi cho Bắc Kinh về mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Phát biểu tại một sự kiện ở Sao Paulo (Brazil), ông cáo buộc Trung Quốc coi thường các thỏa thuận biên giới và cho rằng thế bế tắc ở thung lũng Galwan đã phủ bóng đen lên quan hệ song phương.

*** Các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Mỹ kêu gọi các bên kiềm chế tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine**. Theo Hãng tin AFP, trong cuộc điện đàm với nhau ngày 21-8, các nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi cho phép các thanh tra viên độc lập của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) có “chuyến thăm nhanh” tới nhà máy Zaporizhzhia, hiện do Nga kiểm soát.

Giao tranh bùng phát xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - với cả Nga và Ukraine đều đổ lỗi cho nhau về các cuộc tấn công - đã làm dấy lên lo ngại về một thảm họa tồi tệ hơn thảm họa Chernobyl.

*** Ít nhất 16 người chết (14 công dân Kyrgyzstan và 2 người Nga) do xe buýt bị 2 xe tải tông ở Nga.** Theo Hãng tin AFP, vụ tai nạn xảy ra hôm 21-8, khi một chiếc xe tải va chạm với một chiếc xe buýt nhỏ lưu thông theo hướng ngược lại gần làng Nikolayevka ở vùng Ulyanovsk, miền nam Nga. Các nhân chứng kể lại, vào thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe buýt nhỏ cũng bị một xe tải khác tông từ phía sau.

*** Albania điều tra những người Nga và Ukraine đột nhập nhà máy quân sự.** Theo Hãng tin Reuters, ngày 21-8, Albania cho biết quốc gia ở đông nam châu Âu này đang điều tra lý do 2 người Nga và 1 người Ukraine tìm cách đột nhập vào một nhà máy quân sự ở nước này. Cảnh sát cũng bắt giữ 4 công dân Cộng hòa Czech gần một nhà máy quân sự khác.

Trước đó một ngày, Bộ Quốc phòng Albania cho biết 2 binh sĩ của họ đã bị thương nhẹ trong lúc nỗ lực bắt giữ một thanh niên 24 tuổi từ Nga. Người này đã đi vào khuôn viên của nhà máy quân sự Gramsh và tìm cách chụp ảnh. Hai người khác, gồm 1 phụ nữ Nga 33 tuổi và 1 nam thanh niên Ukraine 25 tuổi, đã bị bắt gần đó.

*** Hơn 20 trường cao đẳng và đại học trên khắp Trung Quốc đã hoãn lại học kỳ mới để ngăn dịch COVID-19 lây lan.** Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 21-8, các trường này nằm ở các tỉnh thành gồm thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Thiểm Tây, Phúc Kiến, Hải Nam, Liêu Ninh và Cát Lâm.

Chẳng hạn ít nhất 4 trường đại học ở tỉnh Thiểm Tây đã quyết định hoãn ngày đăng ký cho sinh viên năm nhất, vì tỉnh này đang trong giai đoạn quan trọng đối phó với biến thể phụ BA.2.76 và BA.5.1.3 của Omicron, vốn đã gây ra đợt bùng phát dịch đột ngột ở Thiểm Tây gần đây.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 22-8: Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc về biên giới; Ukraine căng thẳng trước Quốc khánh - Tuổi Trẻ Online

Cổ phiếu Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết từ ngày 31/8

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa có Thông báo số 2617/TB-SGDHN “về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc cổ phiếu PHP của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng”.

Ảnh minh họa

Theo đó ngày 17/8/2022 Sở GDCK Hà Nội đã ban hành Quyết định số 570/QĐ-SGDHN về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc cổ phiếu PHP của công ty cổ phần Cảng Hải Phòng. Ngày hủy niêm yết là 31/8/2022, ngày giao dịch cuối cùng tại Sở GDCK Hà Nội là 30/8/2022.

Lý do hủy niêm yết bắt buộc là do Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của CTCP Cảng Hải Phòng có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong 03 năm 2019, 2020, 2021, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.

Kết quả kinh doanh quý 1/2022 của PHP có lợi nhuận giảm và dòng tiền âm, đi ngược với xu thế tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp cùng ngành.

Theo Báo cáo tài chính riêng, tại 31/3/2022 tổng tiền và tương đương tiền của PHP là 36 tỷ đồng, chỉ bằng 17,5% quý 1 năm ngoái. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 2,25 lần lên 607,7 tỷ đồng, trong đó chủ yếu do khoản trả trước cho người bán ngắn hạn tăng gấp 61 lần năm ngoái lên thành 322 tỷ đồng. Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng nhẹ lên thành 25,4 tỷ đồng. Đầu tư tài chính dài hạn tăng nhẹ 1% lên thành 1.377,7 tỷ đồng, trong đó dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn là 15 tỷ. Nợ phải trả là 870,8 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý 1/2022 PHP đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 306,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với quý 1/2021. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp quý 1/2022 chỉ đạt 97,2 tỷ đồng, giảm 9,2% so với quý 1 năm ngoái. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 4,6 tỷ đồng xuống còn 62,2 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18,6% lên 17,3 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế quý 1/2022 chỉ đạt 140,5 tỷ đồng, giảm 10,3% so với quý 1 năm ngoái.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 267,4 tỷ đồng trong khi quý 1/2021 dương 50,7 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 168,9 tỷ đồng, trong khi quý 1 năm ngoái dương 34,3 tỷ đồng.

Cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. PHP được cổ phần hóa năm 2014, có vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng, phần vốn nhà nước do Vinalines nắm giữ chiếm 92,56% vốn điều lệ. Cảng Hải Phòng hiện là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các doanh nghiệp cảng biển trên sàn chứng khoán.

Các năm vừa qua kết quả kinh doanh của Cảng Hải Phòng chưa có nhiều chuyển biến. Năm 2016 công ty có doanh thu 2.402 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 598,6 tỷ đồng. Sau 5 năm, đến năm 2021 doanh thu đạt 2.284,6 tỷ đồng, giảm 5% so với 5 năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 696,4 tỷ đồng, tăng vỏn vẹn 16% so với 5 năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu của công ty là khá mỏng, năm 2016 là 2,5%, đến 2021 tăng lên thành 3%.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết từ ngày 31/8 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao

Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho Q3/22, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Ảnh minh họa.

Giá trị xuất khẩu dệt may đã tăng 17,8% so với cùng kỳ trong Q2/22, và 21,6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022 nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ cả thị trường Mỹ và EU. Nhờ đó, tổng doanh thu Q2/22 của các công ty dệt may niêm yết tăng 22,4% so với cùng kỳ, thấp hơn 10,2% so với Q1/22. Biên lợi nhuận gộp giảm 1,1 điểm % do giá nguyên liệu đầu vào (bông, polyester) tăng.

Lợi nhuận ròng của toàn ngành tăng 19,5% trong quý 2/22 và 32,0% trong 6 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, một số công ty dệt may đã ghi nhận khoản lỗ lớn từ chênh lệch tỷ giá do đồng EUR yếu đi.

NHIỀU ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU BỊ HỦY

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành dệt may 6 tháng cuối năm 2022, Chứng khoán VnDirect cho rằng lạm phát cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm thời trang ở Mỹ.

Mỹ đã cho thấy nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách. Người Mỹ đã quay trở lại văn phòng, kéo theo sự phục hồi về nhu cầu đối với các sản phẩm văn phòng như vest, áo sơ mi. Do đó, giá trị nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 30,9% đạt 66,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhu cầu dệt may tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát cao. Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh lên 9,1% trong tháng 6, một mức chưa từng thấy trong hơn 4 thập kỷ qua. Nhu cầu của các mặt hàng quần áo cao cấp như áo sơ mi và áo phông làm từ sợi tái chế và sợi bông (giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022.

Theo ban lãnh đạo các công ty may mặc, khách hàng Mỹ đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát. Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho Q3/22, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Ngành dệt may còn đối diện rủi ro tỷ giá gây áp lực lên đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đến EU trong nửa cuối năm 2022.

Đồng EUR giảm xuống dưới 1,02 đô la vào ngày 07/07/2022, thấp nhất trong 20 năm qua, gần tương đương với đồng USD. Đồng tiền chung của khu vực EU đã liên tục giảm giá do lo ngại về suy thoái đến từ vấn đề nguồn cung năng lượng của EU, khi Nga đe dọa sẽ giảm cung cấp khí đốt cho Đức và nhiều nước khác.

Lợi nhuận ròng các công ty may mặc như MSH, TNG, TCM vì thế sẽ giảm 5-10% so với Q2/2022 do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

CÓ NÊN BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU DỆT MAY?

Cổ phiếu dệt may đã giảm khoảng 30,5% so với đầu năm sau sự điều chỉnh của thị trường và hiện đang được giao dịch ở mức PE trung bình 12 tháng là 11 lần.

VnDirect cho rằng triển vọng của ngành dệt may sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU. Hiện 85% doanh thu của các công ty dệt may đến từ xuất khẩu, trong đó Mỹ và EU chiếm 61%. Theo quan điểm của VnDirect, định giá cổ phiếu dệt may như hiện nay tương đối rẻ nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn với những khó khăn trước mắt. Do đó, khuyến nghị Trung lập đối với các cổ phiếu ngành dệt may.

Chưa kể, rủi ro đầu tư với nhóm này còn đến từ chi phí vận chuyển tăng cao. Chi phí vận chuyển container đã tăng từ 1.500 USD/container 40ft (Thượng Hải-Los Angeles) vào tháng 7/2019 lên gần 8.852 USD/container 40ft vào tháng 3/2022, tăng gấp sáu lần trong vòng 4 năm.

Mặc dù chi phí vận chuyển có dấu hiệu hạ nhiệt vào tháng 4/22 (-10% so với tháng 3/22), song dự phóng rằng chi phí logistic sẽ vẫn ở mức cao (~7000 USD/container 40ft) trong năm 2022 do giá dầu leo thang. Chi phí logistic cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các công ty may mặc có nhiều đơn hàng FOB.

Ngoài ra, lạm phát kéo dài hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm dệt may.

Tuy vậy, theo VnDirect, triển vọng của ngành dệt may sẽ tươi sáng hơn trong Q1/2023 do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm thuế xuất khẩu vào thị trường EU vào năm 2023 nhờ EVFTA.

Theo Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), các loại hàng may mặc bao gồm B3, B5, B7 sẽ được giảm 2% - 4% thuế xuất khẩu vào năm 2023. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu dự báo lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đạt 8,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,3% vào năm 2023.

Lạm phát thấp hơn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang trong năm 2023. Do đó, kỳ vọng một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu com-lê, áo sơ mi, quần và váy sang châu Âu như MSH, M10, VGG, TNG sẽ được hưởng lợi từ EVFTA.

Nguồn bài viết: Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chủ tịch đăng ký mua 9 triệu cổ nhưng mua chưa đầy 700 nghìn cổ

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT – HOSE) chỉ mua được hơn 0,692 triệu cổ phiếu trong tổng số 9 triệu cổ phiếu AAT đăng ký mua từ ngày 19/7 đến 19/8 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Lâm đã nắm giữ hơn 4,52 triệu cổ phiếu AAT, tỷ lệ 7,089%.


https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/DownloadFile/ccec19f3-b435-491d-9c65-fd8b99bf781e?ridx=1869475658

Công ty mẹ của HoSE nửa năm lãi nghìn tỷ đồng

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) sáu tháng đầu năm có doanh thu thuần 1.981 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.215 tỷ đồng.

Đây là kỳ báo cáo tài chính bán niên đầu tiên của VNX bởi công ty mới chính thức hoạt động từ tháng 8/2021 trên cơ sở sắp xếp lại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Hầu hết số liệu trong báo cáo tài chính này được hợp nhất từ kết quả kinh doanh của hai công ty con.

95% nguồn thu của VNX trong nửa đầu năm đến từ dịch vụ giao dịch chứng khoán. Phần thiểu số là doanh thu dịch vụ niêm yết, đấu giá, quản lý thành viên…

Sau khi trừ chi phí, VNX lãi trước thuế 1.518 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.215 tỷ đồng. Báo cáo tài chính thể hiện khoản lãi ghi nhận từ HoSE trong giai đoạn này là 918 tỷ đồng, còn HNX đóng góp 273 tỷ đồng.

VNX trích gần 2% lợi nhuận sau thuế cho quỹ khen thưởng phúc lợi, còn lại toàn bộ nộp về ngân sách nhà nước.

Tính đến cuối tháng 6, VNX có tổng tài sản xấp xỉ 4.100 tỷ đồng. Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn lẫn không kỳ hạn chiếm đến 2.800 tỷ đồng trong số này.

VNX hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do Bộ Tài chính đại diện nhà nước sở hữu 100% vốn. VNX hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với mục tiêu thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ thị trường chứng khoán.

Nguồn: Vnexpress

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 23/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. ITA: Những con số nhảy múa trong các báo cáo tài chính của Tân Tạo

  2. BSR: 2 ngày đêm bơm 86.000 tấn “vàng đen” nguyên liệu cho NMLD Dung Quất

  3. HBC: Hòa Bình muốn mang 6 triệu CAD (khoảng 106 tỷ) đầu tư vào dự án bất động sản tại Canada và Úc

  4. FLC nhận 8 quyết định cưỡng chế thuế hơn 130 tỷ đồng

  5. Nhiều doanh nghiệp đối tác của Bamboo Airways cho hay dù đã “thay máu” ban lãnh đạo và hãng hàng không này được xem như đã “đổi chủ” nhưng nhiều khoản nợ của Bamboo Airways vẫn chưa được thanh toán.

_

  1. HND: Thu lợi hàng chục tỷ đồng nhờ các sáng kiến cải tiến kỹ thuật

  2. TCT: Đơn vị kinh doanh cáp treo ở Núi Bà Đen lãi gấp 2,7 lần trong nửa đầu năm

  3. Thủy sản Nam Việt (ANV) thay Chủ tịch

  4. Nam Việt (ANV) rót thêm 38 tỷ đồng vào dự án sản xuất collagen từ da cá

  5. NovaGroup muốn phát triển đô thị sinh thái, thông minh tại tỉnh Thái Bình

  6. LTG: Chuyển nhượng công ty con vốn 56 tỷ sau quý kinh doanh thua lỗ

  7. EVG: Băn khoăn chất lượng tài sản Everland

  8. VKC: Cáp nhựa Vĩnh Khánh lỗ thêm 166 tỷ đồng sau soát xét 6 tháng

  9. TBH: Lãnh đạo bị bắt khiến công ty con của Tân Hoàng Minh chưa công bố được BCTC quý 2

  10. DNN: Loạt dự án dở dang được thế chấp cho các khoản vay hàng trăm tỷ của Dawaco

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. L61: Lãnh đạo L61 ồ ạt thoái sạch vốn sau soát xét kết quả kinh doanh từ lãi thành lỗ

  2. HDC: Hơn 600.000 cổ phiếu ưu đãi HDC sẽ được giao dịch từ ngày 30/8

  3. SRA: Cổ đông lớn nhất Sara Việt Nam muốn thoái toàn bộ vốn

  4. AAT, STK, SRA, KSQ, L61, CAG, PXL: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. PSD: Triển khai chào bán hơn 12 triệu cổ phiếu giá 15.000 đồng

  2. OCB chốt phương án phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

  3. Cổ đông HDBank chốt phương án tham gia chuyển giao bắt buộc, điều chỉnh kế hoạch phát hành ESOP

  4. API: Được chấp thuận việc phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 120%, đâu đó hơn 45 triệu cổ

  5. Minh Phú chuẩn bị phát hành gần 200 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 1:1

_

=> CỔ TỨC

  1. GMC: Garmex Sài Gòn tiếp tục trả cổ tức 2021 bằng tiền tỷ lệ 30%
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Vốn ngoại đẩy VNM chóng mặt, loạt blue-chips đảo chiều kéo VN-Index tăng mạnh

  • VN-Index gần như tăng dựng đứng trong khoảng 30 phút cuối phiên chiều nay nhờ sức mạnh vượt trội của nhiều cổ phiếu lớn đảo chiều dữ dội. Loạt VNM, GAS, BID tăng cực tốt đã chiếm tới một phần ba mức điểm tăng của chỉ số

  • Nhóm dầu khí và chứng khoán ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng giá tốt.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,38 điểm (0,82%) lên 1.270,81 điểm. Toàn sàn có 308 mã tăng, 140 mã giảm và 74 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.400 tỷ đồng, giảm 2,8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 4,7% xuống mức 12.524 tỷ đồng.

  • Phiên 23/08, tự doanh công ty chứng khoán quay sang bán ròng gần 413 tỷ đồng. Trong đó, GAS và POW là 2 mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt gần 52 và 28 tỷ đồng.

  • Gom mạnh VNM, nhưng khối ngoại vẫn bán ròng hơn 100 tỷ đồng

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Doanh số tiêu thụ ô tô quý 3 dự báo tăng trưởng mạnh, “cửa sáng” cho VEA, HAX và DRC

  2. Hàng loạt cổ phiếu bị cắt margin sau mùa soát xét bán niên

_

  1. SSI Research: Chênh lệch giữa lãi suất VND và USD liên ngân hàng ở vùng rủi ro

  2. NHNN đã liên tục phát hành tín phiếu và bán giao ngay một khối lượng USD trong dự trữ ngoại hối trong tuần qua, tổng cộng lượng VND rút ròng ước tính vào khoảng hơn 100.000 tỷ đồng.

  3. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm khoảng 4,5 tỷ USD so với cuối năm 2021

  4. Bảo hiểm thời “siêu cạnh tranh”

  5. Chuyển tiền bằng mã VietQR đã dần phổ biến với người dân

_

=> VIỆT NAM

  1. Lần thứ 15, giá thép xây dựng trong nước giảm đến 400.000 đồng/tấn, trong vòng hơn 100 ngày thép đã giảm khoảng 4-6 triệu đồng/tấn tùy loại.

  2. Doanh nghiệp gỗ đứng ngồi không yên

  3. Gói hỗ trợ 2%, doanh nghiệp du lịch khó với

  4. Kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP tăng gần 22% trong 7 tháng năm 2022

  5. Kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP tăng gần 22% trong 7 tháng năm 2022

  6. Rút khỏi Trung Quốc, Lotte sẽ tập trung vào thị trường Việt Nam?

  7. Cảng quốc tế Liên Chiểu sắp hình thành, nâng tầm giá trị vịnh Đà Nẵng, khởi công vào tháng 9 tới

  8. Cảng Bình Dương: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của địa phương

  9. 4.600 tỷ đồng phát triển Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III tại Bình Dương

  10. Tỉ lệ chậm huỷ chuyến tăng cao trong mùa du lịch, Cục Hàng không đề xuất nhiều giải pháp

  11. Lạm phát có thể khiến xuất khẩu thủy sản sang Bỉ chậm lại

  12. Giá cà phê xuất khẩu sang Mỹ tăng 25% trong 7 tháng

  13. Hàng không Việt Nam trước “cơn bão” đổ bộ của hàng không quốc tế

  14. ‘Ông lớn’ thế giới dồn dập ‘rót tiền’, Bloomberg chỉ ra ‘điểm nghẽn’ Việt Nam cần khắc phục đó là cơ sở hạ tầng

  15. Giá xăng mất cơ hội giảm gần 500 đồng/lít vì phải trích Quỹ Bình ổn

  16. Bộ Công Thương: Cán cân thương mại năm 2022 có thể xuất siêu 1 tỷ USD

  17. Giá heo hơi tại một số tỉnh tăng 5.000-6.000 đồng/kg đạt ngưỡng 70.000 đồng/kg

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 22/8 đồng loạt lao dốc và ghi nhận phiên giảm sâu nhất kể từ ngày 16/6

  2. Chứng khoán châu Á ‘nối gót’ đà giảm của Mỹ

  3. Động thái hạ lãi suất mới đây của Trung Quốc đã tiếp tục nới rộng khoảng cách chính sách giữa PBoC và Fed. Nếu Fed báo hiệu ý định tiếp tục tăng mạnh lãi suất trong hội nghị Jackson Hole cuối tuần này, có nguy cơ dòng vốn sẽ càng tháo chạy quyết liệt khỏi Trung Quốc.

  4. Citi bank: Lạm phát giá tiêu dùng của Anh sẽ đạt đỉnh 18%, gấp 9 lần mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vào đầu năm 2023.

  5. Nguy cơ lặp lại khủng hoảng nợ giống thập niên 80 do cuộc đua tăng lãi suất toàn cầu

  6. NHTW Trung Quốc thúc giục các tổ chức cho vay kích thích tăng trưởng tín dụng

  7. Nhiều doanh nghiệp logistics châu Âu đã quay lưng với tuyến đường sắt qua lãnh thổ Nga sau khi xung đột Ukraine nổ ra và lựa chọn “Hàng lang Trung Á” của Trung Quốc. Tuy nhiên, một loạt thách thức đã buộc các doanh nghiệp châu Âu đành quay lại sử dụng đường sắt của Nga.

  8. Các công ty khởi nghiệp ‘chùn bước’ trên Phố Wall. Theo số liệu của Renaissance Capital, công ty nghiên cứu và đầu tư vào IPO, chỉ có 53 vụ IPO kể từ đầu năm nay, giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, chỉ 94 công ty nộp đơn xin IPO trong năm 2022, giảm 70%.

  9. Ford cắt giảm 3.000 việc làm khi tăng tốc chuyển dịch sang xe điện

  10. Một cuộc chiến thương mại đang diễn ra trong lòng Trung Quốc

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Tỷ lệ cá voi nắm giữ USDC thấp nhất trong gần hai năm

  2. Ứng cử viên Tổng thống Argentina bị kiện vì “quảng cáo” nền tảng crypto lừa đảo cho nhà đầu tư

  3. Hàn Quốc sẽ đánh thuế hoạt động airdrop crypto

  4. Samsung chuẩn bị ra mắt sàn giao dịch crypto vào năm 2023

  5. Biance phổ cập blockchain & Crypto cho Cơ quan Quản lý Campuchia

  6. Hai gã khổng lồ công nghệ Ukraine chấp nhận thanh toán BTC

  7. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua rung lắc nhẹ 21.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Hoàng tử Arab Saudi: Thị trường dầu mỏ đang bị ‘mất kết nối’, OPEC+ có thể phải giảm sản lượng

  2. Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 23/8, giá dầu thô đã tăng trở lại sau khi Saudi Arabia cảnh báo OPEC có thể giảm sản lượng khai thác để ngăn chặn đà giảm của giá dầu thô hiện nay. Bên cạnh đó, hoạt động cung ứng dầu tại châu Âu có thể bị đứt gãy khi một tuyến đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan gặp sự cố.

  3. Các lãnh đạo của Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã thảo luận nỗ lực để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, điều này có thể cho phép dầu của Iran trở lại thị trường toàn cầu.

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,59 USD (+1,75%), lên 91,94 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,39 USD (+1,44%), lên 97,87 USD/thùng.

_

  1. USD lên đỉnh 5 tháng, tỷ giá VND/USD tăng

  2. Nhân dân tệ thấp nhất kể từ cuối năm 2020

  3. Sàn chứng khoán Nga sẽ cấm dùng USD làm tài sản thế chấp

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ giảm 10,7 USD xuống mức 1.736,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ xoay nhẹ quanh 1.735-1.740 USD/ounce cho đến cuối ngày.

_

  1. Nord Stream 1 sắp khoá, lại thêm một đường ống dẫn dầu đi qua Nga bị hỏng, giá khí đốt tăng vọt

  2. Theo đó, giá khí đốt hợp đồng tương lai giao tháng 9 tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan tăng 14,6%, đứng ở mức 280,24 euro/MWh. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá khí đốt tại châu Âu được giao dịch dưới 27 euro/MWh

  3. Sông ngòi cạn khô, Trung Quốc thiếu từ nước uống đến nước làm thủy điện

  4. Nhóm nông sản đồng loạt tăng giá, các mặt hàng kim loại tiếp tục chịu sức ép

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,570 đồng

Bảng Anh 27,958 đồng

EUR 23,904 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

uh, mua hết AAT chắc đến đỉnh 13 thì bán cho ai ?

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp trên HoSE, VNM vẫn là tâm điểm

Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp trên HoSE với giá trị gấp 2,2 lần phiên trước và ở mức 160 tỷ đồngKhối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VNM với 155 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/8, VN-Index tăng 6,35 điểm (0,5%) lên 1.277,16 điểm. HNX-Index tăng 2,16 điểm (0,72%) lên 301,3 điểm. UPCoM-Index tăng 0,52 điểm (0,56%) lên 93,3 điểm.

Khối ngoại giao dịch vẫn khá tiêu cực khi mua vào 26,8 triệu cổ phiếu, trị giá 843 tỷ đồng, trong khi bán ra 28,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.002 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 1,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 159 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị gấp 2,2 lần phiên trước và ở mức 160 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 1,6 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VNM với 155 tỷ đồng. PVD đứng sau với giá trị mua ròng là 55 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, DGC bị bán ròng mạnh nhất với hơn 69 tỷ đồng. SSI, HPG, KBC, CTG và VCB đều bị bán ròng trên 30 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 4,4 tỷ đồng sau 3 phiên bán ròng liên tiếp, tương ứng khối lượng 226.900 cổ phiếu.

image

PVS đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 2,8 tỷ đồng. TNG đứng sau với giá trị mau ròng là 1,3 tỷ đồng. Trong khi đó, VCS bị bán ròng mạnh nhất với 1,4 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 3 tỷ đồng, giảm 91% so với phiên trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 275.890 cổ phiếu.

image

QNS được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 10,5 tỷ đồng. VTP và VEA được mua ròng lần lượt 8,2 tỷ đồng và 3,4 tỷ đồng. Trong khi đó, BSR bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 14,4 tỷ đồng. SIP và LTG bị bán ròng lần lượt 7 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

3 loại sản phẩm được khuyến nghị cho nhà đầu tư bất động sản

(ĐTCK) Giống như chứng khoán, phải đầu tư vào cổ phiếu tốt thuộc doanh nghiệp tốt, có triển vọng tăng trưởng, thì đầu tư bất động sản cũng phải luôn chọn sản phẩm tốt.

3 loại sản phẩm được khuyến nghị cho nhà đầu tư bất động sản

Giai đoạn hiện nay, đầu cơ bất động sản không được đánh giá cao, thay vào đó hãy tìm sản phẩm phục vụ nhu cầu thực, tiến sĩ Phạm Anh Khôi, Thành viên HĐQT DXS chia sẻ trong Talkshow “Trật tự mới trên thị trường bất động sản” do FIDT tổ chức.


Ông Phạm Anh Khôi, Thành viên HĐQT DXS

Theo ông Khôi, so với cách đây 10 năm, thị trường bất động sản đã trưởng thành hơn rất nhiều, không chỉ từ các chính sách, hệ thống ngân hàng, mà đơn vị bất động sản cũng phát triển nhiều từ quy mô vốn, đến chất lượng sản phẩm.

"Trong 2 năm dịch vừa qua, cũng có những bong bóng cục bộ ở những khu vực mà không có sự hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng, dân số. Là đơn vị phát triển bất động sản, Đất Xanh cũng không xem đó là tín hiệu tốt của thị trường.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc rất kịp thời, trong vòng 6 tháng trở lại đây, đã thấy kết quả, chẳng hạn các thị trường có bong bóng cục bộ hầu như đã ngừng, thậm chí giảm giá, có sự phân hóa rõ ràng trong thị trường.

Cụ thể, ở các thị trường có nhu cầu bền vững như Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh trực thuộc trung ương, ghi nhận ở các dự án mà Đất Xanh phân phối hay phát triển đều được thị trường đón nhận", ông Khôi chia sẻ.

Thời gian tới, ông Khôi hy vọng những Nghị định mới, hành lang pháp lý cải thiện hơn (chẳng hạn các yêu cầu của đơn vị phát triển bất động phải đạt một số tiêu chí mới được bàn giao đất…) sẽ làm cho thị trường bất động sản chuyên nghiệp hóa hơn.

Thị trường bất động sản Việt Nam khác các nước trên thế giới, đó là 75% thị phần phát triển bất động sản nằm rải rác các đơn vị nhỏ lẻ, còn Top 5 thị phần mới chỉ chiếm được 30% thị trường. Ông Khôi cho rằng, các con số này cho thấy tiềm năng phát triển còn lớn, đặc biệt là nên tập trung phát triển thêm các nhà phát triển, phân phối chuyên nghiệp để lành mạnh hóa, minh bạch hóa, chuyên nghiệp hóa hơn trên thị trường bất động sản.

Nói về đầu tư bất động sản giai đoạn này, ông Khôi nhìn nhận, với sản phẩm có tính đầu cơ thì trong ngắn hạn, ở một thời điểm cụ thể là khá tốt, còn hiện nay thì đánh giá không cao.

Nhà đầu tư nên lựa chọn các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu thực. Nhu cầu thực ở đây đáp ứng được các tiêu chí như dân số hiện hữu và tiềm năng tăng trưởng dân số trong tương lai; cơ sở hạ tầng đã hoặc đang phát triển; công việc - có những đơn vị, khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn hiện hữu, hoặc sắp mở nhà máy, chi nhánh… muốn tuyển dụng nhiều.

“Tại thị trường bất động sản Việt Nam, có nhiều khu vực có nhu cầu thực tốt, như Đất Xanh mở bán ở Hồ Chí Minh, tỷ lệ đặt chỗ luôn gấp 4 - 5 lần lượng hàng tung ra. Vấn đề của thị trường bất động sản Việt Nam nằm ở nguồn cung (đặc biệt ở các thành phố lớn) chứ không phải nhu cầu”, ông Khôi cho biết.

Vài năm gần đây, các dự án có xu hướng dịch chuyển sang các khu đô thị vệ tinh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, miền Nam thì có Bình Dương, Đồng Nai, cả các tỉnh miền Tây như Cần Thơ bán rất tốt (nhờ các dự án cơ sở hạ tầng, nhiều nhà máy, dân cư đổ về Cần Thơ nhiều) – ông Khôi dự báo đây là xu hướng sẽ tiếp tục trong tương lai.

Một loại sản phẩm nữa được khuyến nghị cho nhà đầu tư bất động sản là sản phẩm có tính chu kỳ, như đô thị nghỉ dưỡng. Trong 3 năm qua, đô thị nghỉ dưỡng trong trend xuống do giãn cách xã hội, thậm chí nhiều dự án đô thị nghỉ dưỡng bán giá thấp hơn. “Trong thời gian tới, cái gì xuống thì có thể lên lại, nhà đầu tư có thể chú ý phân khúc sản phẩm này khi du lịch Việt Nam đang đón khách tốt trở lại”, ông Khôi nói.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 24/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. C4G: Huy động xong vốn, Cinenco4 thay đổi mục đích sử dụng để trả nợ

  2. PHP: Nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia thực hiện gói thầu TB01 phản ánh, Công ty CP Cảng Hải Phòng – Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) chủ đầu tư Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng (thuộc khu bến cảng Lạch Huyện) có dấu hiệu làm khó nhà thầu trong nước nhằm “hướng đến” nhà thầu ngoại.

  3. HDG: Công ty mẹ đuối sức, gánh nặng tài chính chất lên vai công ty con

  4. HTN: Gánh nặng nợ vay từ dòng tiền kinh doanh âm hàng nghìn tỷ đồng

  5. HAGL tách bạch nghĩa vụ trả nợ BIDV với HAGL Agrico

    1. IDP: Rót gần 500 tỷ đồng thành lập công ty kinh doanh bất động sản

_

  1. HOSE lại nhắc cổ phiếu FLC tiếp tục đối mặt với khả năng bị đình chỉ giao dịch

  2. HHV: HHV và lợi thế đến từ hệ sinh thái Tập đoàn Đèo Cả

  3. QNC: Trúng gói thầu đào lò trị giá hơn 82 tỷ đồng

  4. Sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt do thao túng thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Louis Holdings đã thi nhau báo lỗ trong quý II/2022.

  5. Thua lỗ quý II, Louis Capital muốn bán bớt cổ phần tại một công ty bán mô tô, xe máy

  6. MPC: Gia đình ‘vua tôm’ Minh Phú sắp nhận thưởng gần 90 triệu cổ phiếu

  7. VST: Một doanh nghiệp vận tải biển bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

  8. HCM: Chứng khoán HSC đã tụt lại trong ngành, vướng mắc tăng vốn đến khi nào? SSI Research cho rằng vấn đề chưa được giải quyết giữa HĐQT của HCM và HFIC sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phát hành cổ phiếu, đồng thời đặt HCM vào tình thế khó khăn (liên quan đến thủ tục pháp lý) cho việc tăng vốn trong tương lai.

  9. Bất động sản CRV - thành viên của Hoàng Huy ‘nhắm’ dự án 940 tỷ ở Hưng Yên

  10. BIDV cấp vốn 200 triệu USD phát triển KCN VSIP III

  11. HVN: Hãng bay xin miễn 100% thuế môi trường với nhiên liệu: Bộ Tài chính nói gì? Bộ Tài chính cho biết thuế bảo vệ môi trường nhằm hạn chế việc nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng các hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường. Do đó Luật thuế bảo vệ môi trường không quy định miễn thuế này.

  12. TKG: Hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG lên sàn niêm yết tại HNX ngày 29/8

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. VSC: Cổ đông lớn tại Viconship bán hơn 8 triệu cổ phiếu VSC, thu về hơn 300 tỷ đồng

  2. SAM: Tổ chức liên quan Chủ tịch không mua được cổ phiếu nào trong tổng số 2,3 triệu cổ phiếu đã đăng ký

  3. HDG: Quỹ ngoại bán 200.000 cổ phiếu Hà Đô

  4. ACB: Người nhà thành viên HĐQT ngân hàng ACB đăng ký bán ra 100.000 cổ phiếu

  5. ACL: Em dâu Chủ tịch HĐQT ACL tiếp tục muốn thoái sạch vốn

  6. VIW: SCIC bán đấu giá gần 57 triệu cổ phiếu VIW tương đương 98% vốn, khởi điểm hơn 1.348 tỷ đồng

_

  1. VFS: Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn lên hơn 3.000 tỷ đồng

  2. Chứng khoán SBS huy động 200 tỷ đồng trong đợt phát hành riêng lẻ 1.500 tỷ

_

=> CỔ TỨC

  1. Lịch trả cổ tức của các doanh nghiệp trong tháng 9: TDT, DTD, DBT, VCI

  2. Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCI) vừa công bố báo cáo đã phát hành xong cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, qua đó nâng vốn điều lệ thêm hơn 1.000 tỷ đồng.

  3. BIC: Bảo hiểm BIDV lùi thời gian thanh toán cổ tức thêm 3 tuần

  4. LGL: Long Giang dự kiến phát hành lượng lớn cổ phiếu trả cổ tức 2021 tỷ lệ 10%.

  5. ISH: Công ty con của IDICO chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Tiền rút mạnh khỏi blue-chips, VN-Index “cầm cự” quanh cản 1280

  • Cổ phiếu VCB dẫn dắt thị trường, SSB xuất hiện giao dịch thoả thuận khủng

  • CTS tăng kịch trần ngày VietinBank Securities chốt quyền phát hành tăng vốn lên gần 1.500 tỷ đồng

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,35 điểm (0,5%) lên 1.277,16 điểm. Toàn sàn có 279 mã tăng, 172 mã giảm và 74 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.501 tỷ đồng, tăng 0,66% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng 2,2% và đạt 12.801 tỷ đồng.

  • Phiên 24/8: Khối ngoại duy trì bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp, chưa ngừng gom cổ phiếu VNM. Hiện tại cổ phiếu VNM đang áp sát đỉnh cao 5 tháng

  • Phiên 24/08, tự doanh khối công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng gần 183 tỷ đồng với nhiều giao dịch thỏa thuận được ghi nhận. Xả DXG và gom AAA

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thu gần 2.000 tỷ đồng trong 6 tháng, biên lãi ròng trên 61%

  2. Trái chiều dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản: Nhiều đơn vị âm kỷ lục

_

=> VIỆT NAM

  1. Lĩnh vực du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu 11,1 tỷ USD vào năm 2024, vượt mức doanh thu 10,8 tỷ USD vào năm 2019 - trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

  2. ‘Vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào bất động sản’

  3. Bloomberg: Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc là bài học cho Việt Nam

  4. Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy tiến độ các dự án ODA

  5. Đón đầu xu hướng khi châu Âu áp dụng Chiến lược dệt may mới. Chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn dệt may của EU sẽ đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm bền vững nhất mới được bán ở Châu Âu

  6. Quy hoạch điện VIII: Nhiều bộ, ngành đã có ý kiến góp ý với Quy hoạch điện VIII mà Bộ Công thương phụ trách xây dựng. Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công thương tiếp thu, thống nhất và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, trình Thủ tướng xem xét, ký ban hành trong tháng 8/2022.

  7. Việt Nam nhập siêu 2,4 tỷ USD mặt hàng sắt thép trong 7 tháng

  8. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,5% hoàn toàn có cơ sở

  9. Chủ tịch Sao Ta: Ở Châu Âu, Ecuador bán được 3 con tôm thì Việt Nam mới bán được 1 con

  10. Thaco muốn làm tổ hợp nhà máy bô xít 50.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng

  11. Xuất khẩu xi măng giảm, áp lực tiêu thụ nội địa gia tăng

_

=> THẾ GIỚI

  1. Hoạt động kinh tế châu Âu trong tháng 8 này đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp và thấp nhất 18 tháng trong bối cảnh lạm phát leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn khu vực.

  2. Chứng khoán Mỹ giảm ngày thứ ba liên tiếp trước thềm Hội nghị Jackson Hole

  3. Chứng khoán châu Á trái chiều, Trung Quốc giảm mạnh nhất khu vực

  4. CK tương lai châu Âu biến động; Thị trường thận trọng trước hội nghị Jackson Hole

  5. Lạm phát tại Singapore lên cao nhất 14 năm

  6. Ngày 23/8, Nhà Trắng điều chỉnh dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2022 xuống còn 1,032 nghìn tỷ USD, giảm 383 tỷ USD so với dự báo hồi tháng 3 nhờ nguồn thu tăng

  7. EU, ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh để phát triển chuỗi cung ứng

  8. Kinh tế Mỹ, châu Âu, Nhật đồng loạt phát đi các chỉ báo xấu

  9. Ngành công nghiệp chip Trung Quốc đối mặt với ‘cơn đau đầu mới’

  10. Nhóm chuyên gia JPMorgan: Tháng 9 sẽ là lần cuối Fed tăng mạnh lãi suất

  11. Canada và Đức ký thỏa thuận hợp tác xuất khẩu nhiên liệu hydro sang châu Âu

  12. Tổng thống Joe Biden phát động không kích ở Syria

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Nike, Gucci và Adidas kiếm trăm triệu USD nhờ NFT

  2. Canada cảnh báo lần nữa với KuCoin

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co quanh 21.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Giá dầu tăng vọt gần 4% trong phiên 23/8 sau khi Saudi Arabia đưa ra ý tưởng giảm sản lượng của OPEC+ để hỗ trợ giá trong trường hợp dầu thô của Iran trở lại thị trường và khả năng tồn kho của Mỹ giảm.

  2. Giá khí đốt châu Âu quay đầu giảm do hoạt động bán ra chốt lời tăng

  3. Ba Lan kêu gọi tháo dỡ hoàn toàn đường ống Nord Stream 2

  4. Trong nửa đầu năm nay, các công ty Trung Quốc đã bán lại một số lô hàng LNG dư thừa ra thị trường quốc tế do nhu cầu năng lượng trong nước suy yếu. Điều đó giúp giải tỏa phần nào cơn khát năng lượng của châu Âu trong bối cảnh Nga bóp nghẹt dòng chảy khí đốt sang khu vực này.

  5. Theo công ty nghiên cứu Kpler, nhập khẩu LNG của châu Âu trong nửa đầu năm nay tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 53 triệu tấn LNG, giúp nâng tỷ lệ lấp đầy các kho trữ khí đốt của khu vực này lên đến 77%. Nếu quỹ đạo hiện tại tiếp tục, châu Âu có khả năng đạt được mục tiêu đã nêu là lấp đầy 80% các kho trữ khí đốt vào tháng 11.

  6. Na Uy dự kiến duy trì sản lượng khí đốt ở mức cao cho đến năm 2030

  7. Giá xăng trung bình trên cả nước Mỹ đối với dòng xăng thông thường ngày 23/8 đã giảm xuống còn 3,89 USD/ 1 gallon. Theo thống kê, mức giá trung bình của 1 gallon (khoảng 3,78 lít) xăng tại Mỹ đã giảm liên tiếp kể từ khi đạt mức kỷ lục vào ngày 14/6/2022 là 5,02 USD/1 gallon.

  8. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,91 USD (+0,97%), lên 94,65 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,02 USD (+1,02%), lên 101,24 USD/thùng.

_

  1. Euro chạm đáy 2 thập kỷ, nhân dân tệ thấp nhất 2 năm, USD biến động như tàu lượn, Ruble của Nga vẫn giao dịch ổn định

  2. Đồng Nhân dân tệ giảm giá về mức thấp nhất 2 năm so với USD, đặt ra thách thức đối với cả Trung Quốc và các đối tác thương mại của nước này.

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ tăng 11,4 USD lên mức 1.748,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên gần 1.775 USD, trước khi hạ nhiệt về gần 1.748 USD/ounce vào cuối ngày.

  4. Sau khi bán ròng gần 10 tấn vàng trong tuần trước, quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust lại bán ròng liên tiếp trong hai phiên đầu tuần. Phiên ngày thứ Ba, quỹ bán ròng hơn 3 tấn vàng, giảm mức nắm giữ về 984,4 tấn vàng. Trước đó, quỹ đã bán ròng 1,5 tấn vàng trong phiên ngày thứ Hai.

  5. USD mạnh, Euro yếu: Ai lợi, ai thiệt?

_

  1. Hơn 700.000 tấn lương thực đã rời Ukraine

  2. USDA: Tiêu thụ gạo toàn cầu đạt kỷ lục trong khi sản lượng dự báo giảm

  3. Biến động giá khí đốt đang đe doạ kinh tế toàn cầu như thế nào?

  4. Tập đoàn sản xuất phân bón lớn nhất Ba Lan ‘ngấm đòn’ giá khí đốt cao

  5. Giá điện châu Âu tăng vọt do khủng hoảng khí đốt

  6. Hạn hán gây mất mùa đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực tại châu Âu, khi giá thịt tăng 12% cùng với giá sữa, pho mát và trứng đều cao kỷ lục.

  7. Trung Quốc ‘đau đầu’ đối phó với nắng nóng và thiếu điện

  8. Giá quặng sắt và thép của Trung Quốc tăng do việc cắt giảm lãi suất cho vay mới nhất của chính phủ đã hỗ trợ tâm lý, trong khi triển vọng nhu cầu được cải thiện trước mùa cao điểm đối với thép xây dựng.

  9. Giá ngô của Mỹ tăng 4,2% lên mức cao nhất trong 7,5 tuần do một báo cáo về tình trạng mùa màng và chuyến thăm tới các khu vực trồng trọt quan trọng tại Midwest đã làm dấy lên những lo ngại về quy mô vụ thu hoạch của Mỹ sẽ giảm thấp hơn dự kiến. Khả năng giảm sản lượng trong mùa thu cũng khiến thị trường đậu tương tăng. Lúa mì tăng theo ngô và đậu tương.

  10. Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi thị trường ngũ cốc toàn cầu

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,610 đồng

Bảng Anh 28,191 đồng

EUR 24,022 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

“Gã khổng lồ” phân bón Ba Lan dừng sản xuất vì giá khí đốt cao kỷ lục

Công ty hoá chất lớn nhất Ba Lan Grupa Azoty đã dừng sản xuất một số loại phân bón chủ chốt do chi phí năng lượng đầu vào tăng vọt, trở thành “nạn nhân” doanh nghiệp mới nhất trong cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu…

Ảnh minh hoạ.

Theo hãng tin Bloomberg, Azoty đã tạm dừng sản xuất các loại phân bón bao gồm phân nitrogen và caprolactam. Ngoài ra, công ty cũng cắt giảm sản lượng ammonia vì không đảm bảo được mức lợi nhuận cần thiết khi giá khí đốt không ngừng lập kỷ lục mới.

“Tình hình hiện nay trên thị trường khí đốt tự nhiên - nhân tố quyết định lợi nhuận trong sản xuất phân bón - là khác thường”, Azoty nhận định trong một tuyên bố vào hôm thứ Ba tuần này. Công ty không cho biết gián đoạn sản xuất sẽ kéo dài trong bao lâu, nhưng cổ phiếu Azoty đã có phiên giảm thứ 8 liên tiếp, với mức giảm có lúc lên tới 10% trong phiên ngày thứ Ba.

Khí đốt là một nguyên liệu chính của sản xuất phân bón. Ngành công nghiệp phân bón vì thế đã hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao.

Là một công ty quốc doanh, Azoty đã nỗ lực để tránh việc cắt giảm sản lượng phân bón trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Âu tăng gấp hơn 4 lần trong năm nay do nguồn cung khí đốt từ Nga ngày càng “teo” lại. Nhưng cuối cùng, Azoty đã không cầm cự được. Trước đó, một số công ty sản xuất phân bón khác ở châu Âu cũng đã phải ngừng sản xuất trong cuộc khủng hoảng này.

Tháng trước, một công ty hoá chất hàng đầu khác của Ba Lan là Yara International ASA tuyên bố cắt giảm sản lượng. Anwil SA, bộ phận hoá dầu của hãng lọc dầu lớn nhất Ba Lan PKN Orlen SA, cũng dừng sản xuất phân bón từ hôm thứ Hai tuần này.

Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp đang giảm xuống vì giá phân bón tăng, và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh lương thực toàn cầu. Theo Hiệp hội Phân bón Quốc tế (IFA), lượng phân bón hoá học được sử dụng trên thế giới có thể giảm tới 7% trong vụ gieo trồng tới, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.

“Nếu nông dân châu Âu mua thêm phân bón từ thị trường quốc tế, thị trường nông nghiệp tại các nước ở tiểu sa mạc Sahara châu Phi, Nam Á và nhiều phần của Mỹ Latin sẽ trở nên mong manh hơn. Thị trường phân bón toàn cầu sẽ thắt chặt hơn nữa”, một quan chức cấp cao của IFA nói với Bloomberg.

“Tôi thấy không công ty phân bón nào ở châu Âu có thể tiếp tục sản xuất ngoài những doanh nghiệp đã có sự phòng hộ (hedge) từ trước”, ông Chris Lawson - trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường phân bón thuộc CRU - nhận định. “Chúng tôi dự báo giá ammonia sẽ tiếp tục tăng”.

Vấn đề càng thêm phần phức tạp vì châu Âu vốn nhập khẩu nhiều phân bón từ Nga. Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, nguồn cung phân bón từ Nga xuất khẩu sang châu Âu cũng suy giảm. Trái lại, nhập khẩu phân bón từ các quốc gia khác vào châu Âu đang tăng lên, làm suy giảm khả năng của các nước nghèo hơn trong việc tiếp cận với phân bón - một hàng hoá thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp.

“Tuyên bố của Azoty là rất tiêu cực nhưng không nằm ngoài dự báo, vì sản xuất phân bón ở mức giá khí đốt cao như thế này không mang lại lợi nhuận gì”, nhà phân tích Krzystof Koziel thuộc Bank Pekao SA nhận định. Ông Koziel cho rằng thị trường đang chờ xem liệu Chính phủ Ba Lan có hỗ trợ Azoty nối lại sản xuất phân bón, và chờ những dấu hiệu về sự tăng giá trở lại trên thị trường ngũ cốc - nhân tố có thể thúc giá phân bón lên cao hơn.

Azoty cho biết mình là nhà sản xuất phân bón khoáng chất lớn thứ nhì trong Liên minh châu Âu (EU). Công ty này cũng là một trong những nhà tiêu thụ khí đốt lớn nhất ở Ba Lan, sử dụng hơn 20 gigawatt giờ khí đốt mỗi năm.

Phát biểu trên đài phát thanh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan Henryk Kowalczyk nói rằng Azoty có đủ lượng phân bón dự trữ để cung cấp cho vụ gieo trồng mùa thu. Ông bày tỏ hy vọng thị trường sẽ bình ổn vì Ba Lan “cần phải nghĩ đến vụ gieo trồng mùa xuân nữa”.

Phân bón không phải là ngành công nghiệp duy nhất đang chịu ảnh hưởng từ sự leo thang của giá khí đốt. Theo hãng tin Reuters, gần 50% số nhà luyện nhôm và kẽm ở châu Âu đã phải đóng cửa, trong đó “nạn nhân” mới nhất là công ty Slovalco ở Slovakia.

Nguồn bài viết: "Gã khổng lồ" phân bón Ba Lan dừng sản xuất vì giá khí đốt cao kỷ lục - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nga mời Indonesia và nhiều nước châu Á mua dầu với giá siêu rẻ

Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno cho biết Nga đã đề nghị bán dầu cho nước này “với giá thấp hơn 30% so với giá thị trường quốc tế”…

Hiện chưa rõ lập trường của các quốc gia châu Á đối với cơ chế áp trần giá dầu - Ảnh: Getty Images

Hiện chưa rõ lập trường của các quốc gia châu Á đối với cơ chế áp trần giá dầu - Ảnh: Getty Images

Theo nguồn tin của Bloomberg là một quan chức phương Tây, Nga đã tiếp cận một số quốc gia châu Á để đàm phán các hợp đồng cung cấp dầu dài hạn với mức giá giảm sâu.

Trong một chia sẻ trên mạng xã hội Instagram cuối tuần trước, Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno cho biết Nga đã đề nghị bán dầu cho nước này “với giá thấp hơn 30% so với giá thị trường quốc tế”.

“Tổng thống Joko Widodo đang xem xét đề nghị này nhưng đang có sự bất đồng. Có những lo ngại rằng chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ", ông Uno nói thêm.

Động thái của Moscow diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang thúc đẩy việc áp mức giá trần đối với dầu Nga.

Nguồn tin nói trên của Bloomberg nhận định, việc Nga đề nghị bán dầu với mức giá giảm tới 30% cho châu Á có thể là một dấu hiệu cho thấy Moscow đang cố gắng “phủ đầu” các cuộc thảo luận của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) về việc đưa ra một ngoại lệ cho các lệnh trừng phạt sắp có hiệu lực của Liên minh châu Âu (EU) với dầu Nga. Ngoại lệ này sẽ cho phép các bên thứ ba mua dầu Nga với mức giá thấp theo như phương Tây đặt ra.

Gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga liên quan tới cuộc chiến tranh ở Ukraine bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga theo đường biển, có hiệu lực từ ngày 5/12 tới. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ lo ngại rằng việc này sẽ đẩy giá dầu tăng lên đáng kể và mang lại nguồn lợi béo bở cho Nga.

Một số quốc gia châu Âu đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng áp giá trần với dầu Nga. Song một số khác cho rằng điều này chỉ hiệu quả nếu phần lớn các nước mua dầu Nga ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, đồng ý tham gia.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết G7 đang thảo luận nghiêm túc về đề xuất trên, nhưng đây là vấn đề phức tạp và cần sự hỗ trợ của các quốc gia khác để có thể mang lại hiệu quả.

“Chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ để thực hiện dự án chung này. Tuy nhiên, việc này sẽ không hiệu quả nếu chỉ có các nước G7 đồng ý. Những nước khác cũng cần tham gia với tư cách đối tác”, ông Scholz nói.

Mỹ đề xuất áp mức giá trần cao hơn một chút so với chi phí sản xuất biên của Nga - Ảnh: Reuters

Hiện chưa rõ lập trường của các quốc gia châu Á đối với cơ chế áp trần giá dầu. Tuy nhiên, không nhiều quốc gia công khai bày tỏ sự ủng hộ. Theo nguồn tin thân cận của Bloomberg với các doanh nghiệp Ấn Độ, nước này đang do dự vì lo ngại sẽ thua thiệt so với các nước khác trước cơ hội mua dầu thô đại hạ giá của Nga.

Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo tuần này đã đến Ấn Độ và gặp gỡ các quan chức chính phủ, doanh nghiệp để thảo luận về vấn đề an ninh năng lượng, tài chính, biến đổi khí hậu và công nghệ năng lượng sạch.

Tại một sự kiện ở Mumbai ngày 24/8, ông Adeyemo cho biết đang ngày càng nhiều nước đồng ý tham gia cơ chế áp giá trần với dầu Nga.

Các quan chức phương Tây ủng hộ cơ chế này đang muốn đưa vào thực thi trước khi lệnh cấm dầu Nga của EU có hiệu lực vào đầu tháng 12. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng mức giá trần sẽ tước đi nguồn thu cần thiết của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời ổn định giá dầu trên toàn cầu khi các lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực.

Hiện tại, chi tiết về việc trần giá dầu sẽ được đặt như thế nào vẫn đang được các nước G7 thảo luận và tính minh bạch là một yếu tố quan trọng. Những người ủng hộ kế hoạch này cho rằng kể cả khi các nước lớn không chính thức tham gia, cơ chế này vẫn có thể làm giảm doanh thu dầu của Nga do những khách mua đó đã có thêm một lợi thế trong việc đàm phá giá với phía Nga.

“Tôi cho rằng việc này không giống một công tắc bật-tắt mà mang hiệu ứng tuyến tính nhiều hơn. Càng nhiều quốc gia tham gia, cơ chế áp trần giá dầu sẽ càng hiệu quả. Nếu không có các nước lớn tham gia, hiệu quả sẽ tương đối khiêm tốn”, ông Jason Bordoff, đồng sáng lập trường Columbia Climate School, nhận định trong một cuộc phỏng vấn.

Một yếu tố quan trọng nữa là sẽ áp đặt mức giá trần nào. Nguồn tin của Bloomberg cho biết các quan chức Mỹ đề xuất áp mức giá trần cao hơn một chút so với chi phí sản xuất biên của Nga. Tuy nhiên, mức giá trần cuối cùng sẽ phục thuộc một phần vào giá dầu toàn cầu khi cơ chế này có hiệu lực.

Với EU, để áp dụng cơ chế giá trần, khối này sẽ phải điều chỉnh gói trừng phạt được thông qua trước đó sau thời gian tranh luận căng thẳng và kéo dài vào mùa xuân năm ngoái. Tuy nhiên, Hungary, một nước thành viên EU, đã trì hoãn việc thảo luận cơ chế này nhiều tuần qua. Budapest đã phát tín hiệu rằng nước này sẽ phản đối bất kỳ mức giá trần nào được áp dụng với dầu Nga. Điều này báo hiệu một cuộc tình huống chính trị khó xử có thể xảy ra.

Nguồn bài viết: Nga mời Indonesia và nhiều nước châu Á mua dầu với giá siêu rẻ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 25/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. MWG tự định giá Bách Hoá Xanh 1,5 tỷ USD. Bách Hoá Xanh muốn bán 20% cổ phần vào đầu năm sau, thông tin từ Reuters.

  2. ‘Bóng’ Đất Xanh ở PTL. Sự hiện diện dày đặc của nhiều cá nhân có liên quan tới Đất Xanh Group là diễn biến đáng chú ý tại PTL. Sau nhiều năm chìm trong thua lỗ, sự xuất hiện mới của nhóm cổ đông với đầy đủ tiềm lực, tâm huyết hứa hẹn sẽ vực dậy doanh nghiệp một thời từng thuộc ngành dầu khí.

  3. PHR: Nút thắt chuyển đổi đất hoàn tất, lợi nhuận sẽ đột biến từ khoản bồi thường

  4. HAH: Năm 2023, giá cước khu vực nội Á - thị trường dự định đẩy mạnh của HAH sẽ giảm 15 - 20% so với cùng kỳ do điểm rơi bàn giao các tàu mới. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ gặp nhiều cạnh tranh khi thị trường khu vực này tương đối cô đặc, tập trung vào một số hãng tàu như OOCL, Maersk, Evergreen,…

  5. HBC: Sẽ thi công mảng điện gió với mục tiêu 30% thị phần

_

  1. GAB: Thêm một mã cổ phiếu “họ FLC” không được cấp margin

  2. ROS bị hủy niêm yết bắt buộc từ 05/09 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà SGDCK hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

  3. ITA cho biết kế toán hạch đã hoạch toán nhầm vào phải thu khác dẫn đến nợ phải thu của bà Đặng Thị Hoàng Yến tăng lên. ITA phải thực hiện công bố lại báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022.

  4. Vụ ‘rút 2 nghìn tỷ sang Mỹ’, bà Đặng Thị Hoàng Yến còn phải trả 633 tỷ đồng

  5. Cổ đông kiện lãnh đạo PVE

  6. MCH: Masan Consumer lên tiếng về vụ mỳ Omachi bị thu hồi ở Đài Loan. Theo Masan, do tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mỳ Omachi mà Masan Consumer sản xuất khi xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các thị trường sở tại. Mỹ, Canada, Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Nhật Bản… là các thị trường lớn MCH đã và đang được xuất khẩu

  7. EVG: Huy động tiền từ khách hàng thông qua các hợp đồng bán kỳ nghỉ cho khách hàng, Crystal Holidays sau đó trở thành nhà cung cấp vốn cho Everland Group để phát triển các dự án bất động sản.

  8. CND: Đấu thầu tại cảng Đà Nẵng: Gói thầu hơn 40 tỷ về tay Công trình Thủy Hà Nội

  9. MWG: Thấy gì từ khối nợ và độ rủi ro của Thế Giới Di Động? Doanh thu của Thế Giới Di Động từ đầu năm đến nay vẫn tăng đều, tuy nhiên, nhìn vào khối nợ lớn hơn 36,8 nghìn tỷ đồng (trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ tuyệt đối) cùng với áp lực thị trường, “lớn thuyền thì lớn sóng”… sẽ thấy vẫn còn lắm mối lo về độ rủi ro ở một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành bán lẻ này.

  10. L18: Liên danh Licogi 18 – Hoàn Hảo trúng gói thầu khủng tại Khu ĐTM Mê Linh

  11. TCB: TCBS tăng vốn lên hơn 9.000 tỷ đồng

  12. Bamboo Airways và Novaland ký kết hợp tác chiến lược

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. SIP: Đầu tư Sài Gòn VRG sẵn sàng 360 tỷ đồng, chào mua 2 triệu cổ phiếu quỹ

  2. AAT: Chủ tịch đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu

  3. TVC: Chủ tịch đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TVC

  4. AAT, FCN, VNM, TCD, CRE, TVC, MBS: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. CEO: Lên kế hoạch chào bán gần 260 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên hơn 5.100 tỷ

  2. Sắp triển khai phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 120%, cổ phiếu API tăng kịch trần ba phiên liên tiếp

  3. OCB thông báo phát hành 5 triệu cổ phiếu cho nhân viên theo chương trình ESOP, giá 10.000 đồng/cp

_

=> CỔ TỨC

  1. Loạt ngân hàng sắp chia cổ tức “khủng”

  2. Gilimex chốt quyền trả cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 15%

  3. Sonadezi Long Thành chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40%, mức cao kỷ lục

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu phân bón đồng loạt tăng trần, VN-Index bứt phá gần 12 điểm

  • Lực kéo từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giúp VN-Index tiếp tục đà bứt phá vượt ngưỡng cản và tiến sát mốc 1.290 điểm. Đây cũng là phiên thứ ba liên tiếp chỉ số giữ được nhịp tăng tích cực. Thanh khoản duy trì mức ổn định cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đã được tháo gỡ đáng kể.

  • Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh, giao dịch thoả thuận tiếp tục sôi động

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 11,72 điểm (0,92%) lên 1.288,88 điểm. Toàn sàn có 279 mã tăng, 168 mã giảm và 77 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.246 tỷ đồng, tăng 4,8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 13.674 tỷ đồng, tăng 6,8%.

  • Tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng trong phiên 25/08, tuy nhiên giá trị chỉ ghi nhận gần 21 tỷ đồng, giảm mạnh so với 183 tỷ đồng trong phiên trước đó. Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất là MWG với hơn 81 tỷ đồng. Trong khi đó, NAB và MSN lần lượt là 2 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị đều đạt trên 11 tỷ đồng.

  • Khối ngoại phiên hôm nay thực hiện mua ròng gần trăm tỷ trên toàn thị trường

  • Khối ngoại mua ròng trở lại 90 tỷ đồng trên HoSE sau 4 phiên bán ròng liên tiếp, tập trung gom VNM, MSN

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Nhà đầu tư chứng khoán chú ý: Mua cổ phiếu trong hôm nay 25/8 sẽ được bán trong chiều ngày T+2

  2. Ngành thép nửa đầu năm: Lợi nhuận giảm, doanh nghiệp lớn lấy thêm thị phần

_

  1. Doanh nghiệp bất động sản chưa lên sàn “nặng gánh” áp lực trả nợ trái phiếu

_

=> VIỆT NAM

  1. Việt Nam đứng thứ 5 trong số 35 quốc gia châu Á về độ mở của nền kinh tế.

  2. 8 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam giảm hơn 12%

  3. Xuất khẩu thép gặp bất lợi khi Mỹ và EU thay đổi chính sách thương mại

  4. Kim ngạch xuất khẩu da giày tăng 13% trong 7 tháng, khó khăn đang chờ phía sau

  5. Kim ngạch xuất khẩu sang khối CPTPP tăng gần 22% trong 7 tháng

  6. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đều dự báo lạm phát năm nay dưới 4%

  7. Dự báo giá xăng dầu thành phẩm sẽ giảm trong Quý IV/2022

  8. Nikkei Asia: Các chuỗi cửa hàng dược phẩm ‘mọc như nấm sau mưa’ ở Việt Nam

  9. Với việc chủ động áp thuế chống bán phá giá đường mía nhập khẩu cũng như tăng cường kiểm tra của cơ quan chức năng, ngành mía đường kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực

  10. Giá trị nhiều mặt khi xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

  11. Năm 2022, Hải Phòng sẽ “kéo” được khoảng 4 tỷ USD vốn FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

  12. Đồng Nai: Nhùng nhằng tiền thuê đất trong khu công nghiệp

  13. Bình Dương: Nhiều khoản thu vượt trội từ bất động sản và kinh tế dân doanh

  14. Lực mua chiếm ưu thế, chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng ngày thứ 6 liên tiếp

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm, Hang Seng tăng hơn 3%

  2. Trung Quốc sắp công bố kế hoạch lớn để giải cứu nền kinh tế bị bủa vây bởi khủng hoảng, tung gói hỗ trợ bổ sung bao gồm 19 điểm, trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ, nhằm ổn định tăng trưởng.

  3. Các bộ ngành của Nhật Bản kiến nghị bổ sung thêm ngân sách cho tài khóa 2023

  4. Hàn Quốc: NHTW nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 8 năm để chống lạm phát

  5. Lạm phát, lãi suất và chiến tranh khiến thị trường IPO Mỹ đóng băng

  6. Nhật Bản xem xét thúc đẩy sản xuất điện hạt nhân nhằm đối phó với khủng hoảng năng lượng

  7. Phố Wall khởi sắc, Dow Jones và S&P 500 đứt mạch 3 phiên giảm liên tiếp

  8. CK tương lai châu Âu tăng; Dữ liệu Ifo của Đức và biên bản cuộc họp của ECB được chú ý

  9. Bloomberg: Trừng phạt của phương Tây chỉ gây thiệt hại bên ngoài nền kinh tế Nga

  10. Nắng hạn vào mùa hè có thể khiến châu Âu lạnh cóng vào mùa đông

  11. Sau 6 tháng xung đột với Ukraine, hình ảnh ‘cường quốc quân sự’ của Nga đang dần vỡ vụn

  12. Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) ngày 25/8 công bố số liệu điều chỉnh chính thức cho thấy nền kinh tế nước này đã tăng trưởng nhẹ trong quý II/2022, cải thiện so với ước tính đình trệ trước đó, đẩy lùi “bóng ma suy thoái”.

  13. Theo Hãng tin Bloomberg, gã khổng lồ công nghệ Apple của Mỹ có kế hoạch bắt đầu sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ, thu hẹp khoảng cách về địa điểm sản xuất của hãng giữa quốc gia này và Trung Quốc.

  14. Từng là startup giá trị nhất Đông Nam Á, Grab bị công ty mẹ Gojek vượt mặt. Vốn hoá Grab giờ chỉ bằng nửa đối thủ GoTo, ứng dụng gọi xe của Indonesia

  15. SoftBank thua đau trong ván cược Big Tech Trung Quốc: Kỳ tích Alibaba ‘ru ngủ’ Masayoshi Son

  16. Lợi tức doanh nghiệp toàn cầu tăng kỷ lục, gần 545 tỷ USD trong quý 2. Giá dầu và khí đốt tăng mạnh đã góp phần đưa mức lợi tức được chi trả trên toàn cầu tăng cao kỷ lục, trong đó, các tập đoàn dầu khí đóng góp trên 40% trong mức tăng trưởng lợi tức quý 2/2022.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Kenanga, ngân hàng đầu tư lớn nhất Malaysia, hợp tác với Ant Group ra mắt “SuperApp”, bao gồm giao dịch crypto và quản lý danh mục đầu tư.

  2. Mastercard hợp tác Binance cung cấp thanh toán tiền điện tử tại 90 triệu cửa hàng

  3. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan ủng hộ đồng EUR kỹ thuật số

  4. CoinEx – Đối tác nền tảng giao dịch tiền điện tử độc quyền, tài trợ Giải bóng bầu dục thế giới (RLWC) 2021. Giải RLWC 2021 đã bị trì hoãn đến năm 2022 do đại dịch COVID và sẽ diễn ra vào tháng 10/2022.

  5. Có 4,600 NFT bị đánh cắp trong tháng 7/2022, tháng cao nhất được ghi nhận. Hơn thế, tổng giá trị NFT bị lừa đảo trong một năm lên tới 100 triệu USD.

  6. The Merge của Ethereum sắp tới là một trong những sự kiện được mong đợi nhất trong cộng đồng tiền điện tử

  7. Chính quyền thành phố Bắc Kinh mới đây đã công bố kế hoạch đổi mới và phát triển tổng hợp kéo dài hai năm (2022-2024) yêu cầu tất cả các quận tuân thủ kế hoạch đổi mới Web3 mới được phát hành.

  8. Celsius và KeyFi “tố nhau” hậu phá sán

  9. Nhà khai thác BTC Argo cắt giảm dự đoán tăng trưởng công suất khai thác xuống 42%

  10. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co quanh 21.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích dần lên và lên trên 21.700 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Đức gặp trở ngại lớn khi tìm nguồn khí đốt thay thế: Canada rất muốn giúp cũng “khó thành”

  2. Kuwait, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư trong OPEC, đã tăng sản lượng dầu thô của mình lên 2,81 triệu thùng/ngày nhằm thực hiện cam kết đảm bảo nguồn cung ổn định cho các thị trường dầu mỏ quốc tế.

  3. Nga mời Indonesia và nhiều nước châu Á mua dầu với giá siêu rẻ, được dự đoán discount tới 30%

  4. Nga và Iran đang cố tạo ra một liên minh khí đốt với mục tiêu củng cố quyền đàm phán và kiểm soát giá cả trong nhiều năm tới.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,01 USD (+0,01%), lên 94,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,31 USD (+0,41%), lên 101,64 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 3,2 USD lên mức 1.751,5 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục mạnh và lên gần 1.765 USD/ounce vào cuối ngày.

  2. Thị trường đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell tại Hội nghị chuyên đề về chính sách kinh tế ở Jackson Hole vào ngày 26/8. Bài phát biểu có thể làm sáng tỏ con đường thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed. Vàng có xu hướng diễn biến kém nếu lãi suất tăng.

_

  1. Là “cường quốc” than ở châu Âu, Ba Lan đang điêu đứng vì cấm vận than Nga

  2. Giá khí đốt tại châu Á tăng vọt lên 2.400 USD

  3. Blomberg: Tình trạng khan hiếm nguồn cung của Việt Nam có thể đẩy giá cà phê toàn cầu tăng vọt

  4. Giữa khủng hoảng lương thực, các công ty ngũ cốc thế giới đạt lợi nhuận kỷ lục

  5. Xuất khẩu hóa chất của Trung Quốc giảm mạnh và ảnh hưởng đối với công nghiệp hóa chất toàn cầu

  6. Giá quặng sắt của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất một tuần do triển vọng nhu cầu mạnh tại nước này trước mùa cao điểm xây dựng, lithium tiến sát mức kỷ lục

  7. Ngô tăng phiên thứ 6 liên tiếp, đậu tương giảm, lúa mì tăng

  8. Tập đoàn hóa chất của Ba Lan, mới đây thông báo tạm ngừng sản xuất một số loại phân bón, trong đó có phân đạm, do giá khí đốt cao kỷ lục.

Vàng SJC 66.9 tr/lượng

USD 23,560 đồng

Bảng Anh 28,195 đồng

EUR 24,145 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Tin thế giới 26-8: Tây Ban Nha thông qua luật chống hiếp dâm; Ukraine mất nhiều điện

TTO - Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cắt điện vào mạng lưới quốc gia Ukraine; Thẩm phán Mỹ yêu cầu công bố văn bản khám nhà ông Trump; Campuchia chống nạn buôn người và khai thác lao động trái phép… là các tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay.

Tin thế giới 26-8: Tây Ban Nha thông qua luật chống hiếp dâm; Ukraine mất nhiều điện - Ảnh 1.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine bị ngắt kết nối với mạng lưới điện quốc gia ngày 25-8 - Ảnh: REUTERS

  • Nhà máy điện hạt nhân lớn của Ukraine bị ngắt kết nối. Ngày 25-8, chính quyền Kiev cho biết Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, đang bị Nga kiểm soát, ngừng kết nối với mạng lưới điện quốc gia. Trước cuộc xung đột, nhà máy này cung cấp 20% năng lượng cho Ukraine và việc mất nguồn điện từ nơi này sẽ gây thêm khó khăn cho Kiev.

Nhà Trắng đã lên tiếng cảnh báo Nga không chuyển điện từ Nhà máy Zaporizhzhia đến các vùng mà Matxcơva kiểm soát và kêu gọi phi quân sự hóa khu vực nhà máy này.

  • Thẩm phán Mỹ yêu cầu công bố bản khai có cam kết dùng để khám nhà cựu tổng thống Donald Trump. Thẩm phán Bruce Reinhart, người đã thông qua lệnh khám xét của Cục Điều tra liên bang (FBI) và đang giám sát vụ án, đã yêu cầu cho Bộ Tư pháp Mỹ công bố bản khai đã được chỉnh sửa trước trưa ngày 26-8, giờ địa phương.

Theo ông Reinhart, tài liệu được chỉnh sửa nhằm giữ bí mật thông tin của bồi thẩm đoàn, danh tính của các nhân chứng, đặc vụ liên bang và các nguồn cũng như phương pháp được sử dụng trong điều tra. Phần còn lại có thể công khai vì sự quan tâm của công chúng.

Bản khai là một tài liệu bao gồm tất cả các loại thông tin chi tiết về toàn cảnh cuộc điều tra đối với ông Trump, mà trong đó có lý do khiến các công tố viên tin rằng có thể tìm thấy bằng chứng tại resort Mar-a-Lago ở bang Florida.

Tin thế giới 26-8: Tây Ban Nha thông qua luật chống hiếp dâm; Ukraine mất nhiều điện - Ảnh 2.

Phụ nữ Tây Ban Nha biểu tình bên ngoài Tòa án tối cao ở Madrid sau một vụ 1 cô gái 18 tuổi bị 5 người đàn ông hiếp dâm năm 2019 - Ảnh: REUTERS

  • Tây Ban Nha thông qua luật đồng thuận tình dục “chỉ khi nói có mới là đồng ý”. Đạo luật được Quốc hội Tây Ban Nha thông qua với tỉ lệ 205 phiếu thuận, 141 phiếu chống và 3 phiếu vắng mặt, theo báo Guardian.

Theo đạo luật này, quan hệ tình dục chỉ được coi là đồng thuận khi có sự đồng ý bằng lời nói. Sự thụ động hoặc im lặng không được coi là đồng ý. Sự đồng ý sẽ là yếu tố quyết định đó là quan hệ tình dục đồng thuận hay quấy rối tình dục, cưỡng hiếp.

“Không một phụ nữ nào cần phải chứng minh đã có bạo lực hoặc đe dọa để xác nhận đó là một vụ tấn công tình dục”, đạo luật cho biết. Bà Irene Montero, bộ trưởng Bình đẳng Tây Ban Nha, cho biết đây là chiến thắng sau nhiều năm đấu tranh.

  • Campuchia trấn áp tội phạm buôn bán và bắt, giữ người trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Preah Sihanouk. Ngày 25-8, chính quyền tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia cho biết ông Kuoch Chamroeun, tỉnh trưởng kiêm trưởng Ban Chỉ đạo thống nhất tỉnh Preah Sihanuok, đã ra lệnh cho các lực lượng chức năng địa phương khẩn trương điều tra về các thông tin liên quan việc buôn bán lao động,

Theo TTXVN, động thái trên của chính quyền tỉnh duyên hải Preah Sihanouk diễn ra trong bối cảnh Campuchia đang đối mặt với các cáo buộc của truyền thông quốc tế về các đường dây lừa đảo, buôn bán người và bắt, giữ, giam người trái pháp luật trên địa bàn.

  • Thượng nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan. Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, thuộc Ủy ban Dịch vụ vũ trang và thương mại của Thượng viện Mỹ, đến Đài Bắc tối ngày 25-8 bằng máy bay quân sự Mỹ. Bà Blackburn sẽ gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và các quan chức cấp cao khác của hòn đảo trong chuyến thăm kéo dài đến ngày 27-8.

Tin thế giới 26-8: Tây Ban Nha thông qua luật chống hiếp dâm; Ukraine mất nhiều điện - Ảnh 3.

Thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn (trái) được tiếp đón ở sân bay tại Đài Loan tối 25-8 - Ảnh: AFP

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chỉ trích Mỹ không muốn sự ổn định ở eo biển Đài Loan và khẳng định Bắc Kinh sẽ đáp trả các “khiêu khích”. Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng với chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancly Pelosi đến Đài Loan vào đầu tháng 8-2022 bằng các cuộc tập trận bắn đạn thật quanh hòn đảo này.

  • Số ca đậu mùa khỉ giảm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số ca mắc đậu mùa khỉ trên toàn thế giới giảm 21% trong tuần qua, chủ yếu do sự lây lan chậm lại ở châu Âu. Tuy nhiên số ca vẫn tăng ở một số khu vực như Mỹ, chiếm 34% số ca toàn cầu hiện tại, và Mỹ Latin.

WHO đã tuyên bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu vào tháng 7-2022. Cho đến nay, hơn 41.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và 12 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại 96 quốc gia.

  • Mỹ thực hiện đạo luật thúc đẩy chip bán dẫn. Ngày 25-8, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp về việc thực hiện đạo luật trị giá 52,7 tỉ USD cho nghiên cứu và trợ cấp sản xuất chip bán dẫn, vốn được sử dụng trong mọi sản phẩm điện tử, từ ô tô và vũ khí công nghệ cao đến các thiết bị công nghệ và trò chơi điện tử.

Ngoài ra, đạo luật cũng sẽ rót 200 tỉ USD trong 10 năm để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Mỹ nhằm cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 26-8: Tây Ban Nha thông qua luật chống hiếp dâm; Ukraine mất nhiều điện - Tuổi Trẻ Online

Bất động sản thâm dụng vốn nhiều nhất trong các ngành

Hoạt động của doanh nghiệp bất động sản có đặc điểm sử dụng vốn lớn, trong đó, chủ yếu là vốn vay, vòng quay vốn chậm, rủi ro tài chính đang gia tăng…

Ảnh minh hoạ.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải phá sản khi không được “bơm vốn” kịp thời.

KHÓ TIẾP CẬN VỐN HỖ TRỢ

Tại diễn đàn “Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp tổ chức chiều 24/8/2022, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các doanh nghiệp đang thực sự gặp khó khăn về vốn do các ngân hàng thương mại đang hạn chế cấp tín dụng.

Theo TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính, ngay cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng gặp khó do bị thu hẹp vốn lưu động và cũng rất khó khăn trong vay vốn để đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đối mặt với phá sản, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa và bất động sản. Điều này khiến cho doanh nghiệp vững tài chính vẫn có thể gặp rủi ro từ tác động dây chuyền do đứt thanh toán trong chuỗi cung ứng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM Phạm Ngọc Hưng cho biết, doanh nghiệp nhỏ chỉ cần được “bơm vốn” 2-3 tỷ đồng là có thể phục hồi. Nhưng vì không vay được vốn ngân hàng, ngay cả gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng khó tiếp cận, khiến hậu bùng phát dịch Covid-19, những doanh nghiệp nhỏ và vừa rời khỏi thị trường rất nhiều, chủ yếu là do hết vốn.

Ông Hưng cho biết thêm, ngay như chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp khoẻ mới “kết nối” được, không phải doanh nghiệp nào cũng được vay ưu đãi từ chương trình này. Còn gói hỗ trợ lãi suất 2%, ngân hàng cũng không muốn tham gia, vì họ còn e ngại khi trước đó năm 2009, gói hỗ trợ lãi suất 4% đến nay nhiều ngân hàng vẫn chưa quyết toán xong…

TRÉO NGOE THÂM DỤNG VỐN TĂNG TRỞ LẠI

Tuy nguồn vốn đang khó khăn, nhưng theo TS Đinh Thế Hiển xu thế thâm dụng vốn đang tăng trở lại ở nhiều ngành kinh tế Việt Nam từ 2018 đến nay. Có nghĩa là doanh nghiệp cần sử dụng nhiều vốn hơn mới tăng trưởng được.

Điều này thể hiện ở tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP tăng nhanh trong 5 năm gần đây, từ mức 122% năm 2016 lên mức mức 140% hiện nay. Tăng trưởng GDP cũng chưa tương xứng với mức tăng trưởng tín dụng.

Phân tích cho từng ngành của những công ty niếm yết, ông Hiển thống kê được tỷ lệ nợ và tổng vốn tăng nhanh hơn doanh thu; doanh nghiệp bất động sản có mức thâm dụng vốn nhiều nhất.

Nếu như năm 2016, ở các doanh nghiệp niêm yết lớn có mức nợ vay chỉ bằng 59% so với tổng nguồn vốn thì năm 2021 nợ vay có giảm và ở mức 54%, nhưng nợ lại tăng trong 6 tháng đầu năm 2022 khiến chỉ số này tăng lên 57%.

Nợ tăng, doanh thu giảm trong những năm gần đây khiến vốn bị đọng lại. Chỉ tiêu vốn so với doanh thu tăng vọt lên mức 120% năm 2021 và tiếp tục tăng lên 122% trong 6 tháng đầu năm 2022 so với mức 83% của năm 2016. Có thể thấy, dòng tiền của nhiều doanh nghiệp đang khó khăn.

Đối với ngành công nghiệp, các doanh nghiệp này cũng có xu hướng thâm dụng vốn gia tăng nhưng nợ vay lại không được tăng lên.

Điều này thể hiện ở nguồn thu liên tục sụt giảm, vốn liên tục vượt nguồn thu kiếm được. Cụ thể, năm 2016 tổng vốn thấp hơn doanh thu và chỉ bằng 94%, nhưng năm 2019 vốn gấp 1,29 lần doanh thu, 6 tháng đầu năm 2022 tăng vọt và gấp 1,6 lần doanh thu.

Doanh thu giảm cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ vay. Nếu như năm 2016, nợ ở mức 65% nguồn vốn thì con số này lại giảm qua các năm và chỉ còn 42-45% của năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.

Đối với ngành hàng tiêu dùng và thương mại dịch vụ có kết cấu vốn ổn định và tích cực hơn khi doanh thu tăng hơn tổng tài sản. Điều này cũng do đặc thù của ngành tiêu dùng, đặc biệt trong 2 năm dịch bệnh Covid-19 vừa qua, hàng tiêu dùng thiết yếu không bị ảnh hưởng nhiều khiến doanh thu của ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng tốt so với các ngành khác.

Nếu như năm 2016, những doanh nghiệp này vay nợ thấp ,chỉ ở mức 47% so với tổng vốn, thì những năm tiếp theo ổn định ở mức 51%. Do bán được hàng, đặc biệt 6 tháng đầu năm nay, sức mua tăng trở lại nên doanh thu tăng, vốn chỉ bằng 47% doanh thu, tích cực nhất trong 5 năm qua.

Đặc biệt, ông Hiển lưu ý đối với ngành bất động sản và xây dựng niêm yết, từ năm 2018, rủi ro tài chính gia tăng khi tỷ lệ nợ tăng nhanh và năm 2021 đã ở ngưỡng rủi ro.

Nếu như năm 2016 -2019, nợ chỉ chiếm 65% nguồn vốn, thì năm 2021, con số này đã tăng lên 70% và 6 tháng đầu năm 2022 là 73%.

Bất động sản thâm dụng vốn nhiều nhất trong các ngành - Ảnh 1

80-85% vốn của doanh nghiệp bất

động sản là từ đi vay cho dự án.

Theo ông Hiển, hoạt động của doanh nghiệp bất động sản có đặc điểm sử dụng vốn lớn, trong đó chủ yếu là vốn vay, vòng quay vốn chậm. Vốn ngân hàng chiếm đến 70% giá trị vốn bất động sản, thời hạn thu hồi bình quân 10 năm, cao gấp 4 lần các ngành sản xuất kinh doanh nên nó có tác động gấp 3 - 4 lần so với các ngành khác cùng khoản vay.

Mặc dù, tín dụng đang hạn chế vào bất động sản, nhưng ngành này vẫn nhận được nhiều vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 280.641 tỷ đồng, trong đó, nhà phát hành là doanh nghiệp bất động sản và xây dựng chiếm cao nhất, gần 41%. Nhà đầu tư trái phiếu là ngân hàng chiếm lớn nhất, hơn 46%.

“Với mô hình kinh doanh hiện nay, ngân hàng càng tăng tín dụng cho công ty bất động sản sẽ càng tăng thâm dụng vốn. Vốn tín dụng cung ứng cho ngành bất động sản đã nhiều hơn mức cần thiết và nhiều hơn các ngành khác”, ông Hiển nói.

Giá bất động sản cũng tăng liên tục từ năm 2015 -2021, giá tăng cũng khiến tín dụng tăng theo vì nhu cầu vay vốn tăng để mua khi giá tăng… Tốc độ tăng tiền của người vay tăng nhanh, nhưng tín dụng vẫn chỉ tăng 12-14% khiến ngân hàng hụt vốn…

Ngoài ra, ông Hiển cho rằng hơn 70% nhà đầu tư bất động sản là lướt sóng, trong khi bất động sản khai thác chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy, khi giá chững lại thì thanh khoản giảm mạnh, ảnh hưởng tức thời tới dòng tiền thu hồi của ngân hàng.

Nguồn bài viết: Bất động sản thâm dụng vốn nhiều nhất trong các ngành - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cập nhật danh sách 58 mã chứng khoán trên HoSE không được giao dịch ký quỹ

Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố danh sách 58 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ (margin trading) kể từ ngàỳ 25/8.

Bảng giá chứng khoán được cập nhật thường xuyên tại sàn HoSE. Ảnh: Hứa Chung - TTXVN

Đáng chú ý, trong số 58 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này có 19 mã chứng khoán thuộc diện cảnh báo, 20 mã chứng khoán thuộc diện kiểm soát.

Ngoài ra, các mã chứng khoán còn lại thuộc diện thời gian niêm yết dưới 6 tháng; mã chứng khoán mà công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin…

Theo quy định, việc bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 58 mã cổ phiếu này

Thông tin mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, gần 567,6 triệu cổ phiếu ROS (thuộc diện cảnh báo) sẽ bị hủy niêm yết từ 5/9/2022.

Cụ thể:

19 mã chứng khoán thuộc diện cảnh báo gồm: AAM, CIG, DLG, DXV, FLC, HAI, HNG, NVT, OGC, PIT, RDP, ROS, SCD, SMA, TCR, TNI, TTF, VAF, VOS.

20 mã chứng khoán thuộc diện kiểm soát gồm: AST, HAG, HOT, HU1, HU3, HVN, JVC, LCM, MCG, PMG, PTC, PTL, QBS, SII, SJD, TDH, TGG, UDC, VFG, VNS.

3 mã chứng khoán chưa đủ thời gian 6 tháng đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ: ABR, FIR, PGV.

2 mã chứng khoán mà công ty nhận được kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật thuế: SCS, TDW.

4 mã chứng khoán mà lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm: CII, CTI, PNC, VIC,

3 mã chứng khoán mà lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng năm 2022 là số âm: HAS, KHP, PSH,

2 mã chứng khoán mà lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 là số âm: APC, SKG,

1 mã chứng khoán mà công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin gồm: GAB.

2 mã chứng khoán mà công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin gồm: POM, VMD,

1 mã chứng khoán mà quỹ đầu tư đại chúng có tối thiểu 1 tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên 1 đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 3 tháng liên tiếp: FUEIP100./.

A.N/BNEWS/TTXVN