Chứng sỹ săn tin!

Gỗ An Cường được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại HoSE

HoSE có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu ACG vào ngày 25/8. Cổ phiếu ACG giao dịch tại UPCoM ở vùng giá 66.000 đồng/cp, không nhiều biến động và thanh khoản kém.Công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tầm ảnh hưởng của thị trường bất động sản trong nước.

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố quyết định chấp thuận niêm yết 135,8 triệu cổ phiếu Gỗ An Cường (UPCoM: ACG). Ngày chấp thuận niêm yết 25/8.

Gỗ An Cường chuyên sản xuất gỗ gia dụng, hàng trang trí nội thất, gỗ dán, gỗ lạng, ván ép… Công ty đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM vào tháng 8/2021. Cổ phiếu hiện giao dịch vùng 66.000 đồng/cp, không có nhiều biến động và thanh khoản thấp (giao dịch vài chục nghìn đơn vị mỗi phiên).

Đầu năm nay, doanh nghiệp tiến hành chào bán 4,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp để bổ sung vốn lưu động cũng như thỏa mãn điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HoSE. Trong tháng 4 vừa qua, công ty phát hành tiếp 44 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ phát hành 50% để tăng vốn lên 1.358 tỷ đồng như hiện nay.

Về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp gỗ ghi nhận 1.915 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 279 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Công ty gỗ thực hiện được 45% mục tiêu doanh thu và 51% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tại hội thảo KB Connect ngày 25/8, ông Trần Lương Thanh Tùng, Thành viên HĐQT cho biết nửa cuối năm 2021 hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng đến nửa đầu năm nay đã ổn định trở lại và ghi nhận tăng trưởng. Với tốc độ bán hàng và tình hình thị trường hiện tại, ban lãnh đạo tự tin kết quả kinh doanh năm nay sẽ cao hơn 2021.

image

Gỗ An Cường đẩy mạnh xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào thị trường BĐS trong nước.

Đẩy mạnh thị trường xuất khẩu

Ông Ngụy Thanh Vỹ, Giám đốc quan hệ đầu tư cho biết Gỗ An Cường hiện nắm 55% thị phần gỗ công nghiệp và vật liệu trang trí tại Việt Nam và đặt mục tiêu tăng lên 70% vào 2025.

Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ thị trường nội địa, song từ 2018 bắt đầu đẩy mạnh thị trường xuất khẩu để giảm bớt phụ thuộc vào thị trường bất động sản trong nước. Theo đó, từ việc doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm 6% vào năm 2018 đã tăng lên 15% vào năm 2021. Gỗ An Cường đã xuất khẩu sản phẩm vào 15 quốc gia, trọng tâm là Mỹ. Công ty đặt mục tiêu đến 2025, tỷ trọng xuất khẩu đạt 15-18% tổng doanh thu.

Liên quan đến lạm phát tăng cao hiện nay, ông Tùng thông tin tình hình tiêu thụ trong nước vẫn khả quan. Về mặt xuất khẩu, thị trường chính là Bắc Mỹ có ảnh hưởng, lạm phát tăng cao khiến tiêu dùng giảm trong khi tồn kho ở mức cao. Lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng về mặt dài hạn thị trường Mỹ vẫn khả quan, song lạm phát khiến tiêu thụ chậm lại trong ngắn hạn và có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

An Cường đã có 2 nhà máy, nhà máy số 1 được xây dựng từ lâu và đạt công suất khoảng 100-120%. Nhà máy số 2 được xây dựng trong bối cảnh dịch bệnh, công suất mới đạt 50-60%. Công ty đang đẩy mạnh thị trường xuất khẩu để gia tăng công suất. Ông Vỹ cho biết chỉ khi các nhà máy đạt công suất 100% trở lên mới triển khai tiếp việc đầu tư nhà máy mới.

Trong cơ cấu khách hàng, nhóm nhà thầu, đơn vị thi công, đại lý đang đóng góp tổng doanh thu lớn nhất 69; nhóm nhà phát triển bất động sản như Vingroup, Novaland đóng góp 11%, xuất khẩu 15% và khách tiêu dùng 5%. Công ty có gần 30 showroom trên toàn quốc, chủ yếu ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM, mục tiêu giai đoạn 2022-2025 phát triển thêm 30 showroom.

Nguồn: NDH

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Cơ quan quản lý không cấp phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Để tránh rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư, giao dịch trái phiếu phát hành riêng lẻ, pháp luật quy định rõ chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ.
Sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang tiềm ẩn một số rủi ro, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý, cũng như tăng các chế tài xử lý để lành mạnh hóa thị trường này, hỗ trợ thị trường phát triển đúng định hướng.

453-4955-1661658271.jpg

Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã cho thấy sức hấp dẫn và thể hiện vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp, giảm sức nặng cho kênh tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng đã và đang tiềm ẩn một số rủi ro, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý, cũng như tăng các chế tài xử lý để lành mạnh hóa thị trường này, hỗ trợ thị trường phát triển đúng định hướng.

Sự phát triển lành mạnh, ổn định, đúng định hướng thời gian qua của thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, Bộ Tài chính và nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác. Trước những rủi ro của thị trường này, Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, cũng như đã liên tục phát thông điệp cảnh báo các tổ chức phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian và đặc biệt là các nhà đầu tư.

Bên cạnh các quy định pháp luật, sự quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phụ thuộc lớn vào sự chủ động, tính tuân thủ của các chủ thể tham gia thị trường: doanh nghiệp phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian, và nhà đầu tư.

Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của công ty không phải là công ty đại chúng hiện nay thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và hướng dẫn tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ không phải đăng ký, báo cáo hay phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước.

Do vậy, để tránh rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư, giao dịch trái phiếu phát hành riêng lẻ, pháp luật quy định rõ chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ. Các nhà đầu tư này có trách nhiệm phải tìm hiểu đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu; đồng thời phải tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình, tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Nguồn bài viết: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Cơ quan quản lý không cấp phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

HAGL chưa thanh toán hơn 2.000 tỷ lãi vay, dự kiến bán gà từ tháng 11 năm nay

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã được soát xét bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam ghi nhận sự thay đổi trong kết quả kinh doanh.

Sau soát xét, HAGL ghi nhận doanh thu thuần nửa đầu năm giảm nhẹ 5 tỷ so với báo cáo tự lập còn 2.030 tỷ đồng.

Giá vốn hàng bán tăng 89 tỷ sau soát xét nên lợi nhuận gộp giảm từ 561 tỷ xuống còn 465 tỷ đồng.

Khoản chi phí tài chính, doanh thu tài chính đều ghi nhận sự điều chỉnh. Đáng chú ý, chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận âm 956 tỷ đồng sau soát xét, ở báo cáo tự lập là âm 787 tỷ do tăng khoản hoàn nhập dự phòng thêm 169 tỷ đồng.

Khoản lợi nhuận khác ở báo cáo tự lập ghi nhận 12 tỷ 6 tháng đầu năm song ở báo cáo soát xét điều chỉnh thành âm gần 41 tỷ đồng.

Kết quả, HAGL ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 8 tỷ còn 523 tỷ đồng sau soát xét. So với cùng kỳ năm ngoái, lãi ròng của tập đoàn đã tăng gấp 29 lần lên 530 tỷ đồng.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Đang nuôi thí điểm 100.000 con gà ở Gia Lai

Tại báo cáo soát xét, kiểm toán đã nhấn mạnh đến khoản lỗ luỹ kế tại ngày 30/6 là 3.938 tỷ đồng. Ngoài ra, tại thời điểm này, tập đoàn cũng đang vi phạm một số cam kết đối với hợp đồng vay và trái phiếu.

Khoản dư nợ trái phiếu của HAGL chủ yếu nằm ở chủ nợ BIDV với tổng số tiền 5.876 tỷ, đáo hạn vào cuối năm 2026. Khoản vay này nhằm mục đích bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và tái cấu trúc nợ vay của tập đoàn. Với khoản vay trái phiếu với BIDV, HAGL chưa thanh toán lãi vay phải trả đến hạn gần 2.061 tỷ đồng.

Với khoản vay dài hạn của Eximbank với tổng số tiền 598 tỷ vào năm 2014 bao gồm 233 tỷ vay dài hạn và 364 tỷ vay dài hạn tới hạn trả, phía HAGL chưa thanh toán khoản vay đến hạn 139 tỷ theo lịch đã cam kết với ngân hàng.

Trong quy mô nguồn vốn của HAGL đạt 19.254 tỷ đồng cuối tháng 6, HAGL đi vay tổng cộng 9.021 tỷ đồng. Tại ngày 30/6, dư nợ trái phiếu là 6.440 tỷ đồng, trong đó khoản trái phiếu dài hạn là 5.146 tỷ còn 1.294 tỷ đồng là đến hạn trả trong vòng một năm. Khoản dư nợ ngân hàng cuối quý II là 2.461 tỷ đồng.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Các vấn đề trên khiến kiểm toán cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.

Giải trình ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán, HAGL cho biết đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, dòng tiền từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ, tiền đi vay các ngân hàng thương mại và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai.

Tập đoàn cho biết cũng đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay và trái phiếu. Theo đó, tập đoàn cho biết có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo.

Bên cạnh đó, HAGL cho hay đang tiến hành nuôi thí điểm 100.000 con gà trên diện tích 2 ha tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và dự kiến đưa sản phẩm ra thị trường vào tháng 11/2022.

Ban lãnh đạo tập đoàn cũng đặt mục tiêu trong năm 2023 sẽ sản xuất ra một triệu con heo mang thương hiệu Heo ăn chuối Bapi đồng thời cũng đang tích cực tìm đối tác để mở rộng sản xuất và tiến tới mở rộng các sản phẩm chế biến từ heo. Trong tương lai, tập đoàn tin rằng doanh thu từ các sản phẩm chuối, heo, gà sẽ mang lại dòng tiền lớn để tập đoàn trả nợ và mở rộng kinh doanh.

Nguồn: Vietnambiz

Cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng hơn 3.200 tỷ đồng trong tuần 22-26/8, đột biến tại MSB và VSC
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 3.213 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần giao dịch từ 22-26/8, đây cũng là tuần mua ròng mạnh nhất kể từ thời điểm giữa tháng 3.
Các cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã MSB với giá trị lên đến 670 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VSC cũng được mua ròng mạnh với 550 tỷ đồng.
Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp khi bán ròng trở lại 2.938 tỷ đồng.

VN-Index có tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch từ 22-26/8, VN-Index đứng ở mức 1.282,57 điểm, tương ứng tăng 13,39 điểm (1,06%) so với tuần trước. Tương tự, HNX-Index tăng 1,56 điểm (0,52%) lên 299,5 điểm, UPCoM-Index cũng tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 92,88 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường đạt 17.974 tỷ đồng/phiên, giảm 1,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 2% và đạt 16.044 tỷ đồng.

Điểm tích cực của thị trường trong tuần tuần giao dịch vừa qua là nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mua ròng trở lại sau chuỗi 5 tuần bán ròng liên tiếp. Trong khi đó, cả tổ chức trong nước lẫn khối ngoại đều giao dịch theo chiều hướng tiêu cực trở lại.

Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 3.213 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần giao dịch từ 22-26/8, đây cũng là tuần mua ròng mạnh nhất kể từ thời điểm giữa tháng 3.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Các cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã MSB với giá trị lên đến 670 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VSC cũng được mua ròng mạnh với 550 tỷ đồng. MWG và HPG được mua ròng lần lượt 296 tỷ đồng và 194 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất với 481 tỷ đồng. PVD, MSN và SHB đều có giá trị bán ròng của nhà đầu tư cá nhân trong nước là trên 100 tỷ đồng.

Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp khi bán ròng trở lại 2.938 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng 2.354 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

MSB đứng đầu danh sách bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) với 668 tỷ đồng. VSC và MWG bị bán ròng lần lượt 551 tỷ đồng và 137 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã DPM nhưng giá trị chỉ hơn 50 tỷ đồng. VHC và REE đều bị bán ròng trên 40 tỷ đồng.

Khối tự doanh chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp trên HoSE bằng việc bán ròng trở lại 585 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là hơn 17 triệu cổ phiếu, trong đó, dòng vốn này bán ròng 421 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Dòng vốn tự doanh bán ròng mạnh nhất mã MWG với 158 tỷ đồng. MSN và GAS đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 77 tỷ đồng và 76 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VPB được mua ròng mạnh nhất với 77 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND và E1VFVN30 đều được mua ròng trên 50 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng hơn 3.200 tỷ đồng trong tuần 22-26/8, đột biến tại MSB và VSC

TP.HCM: Hàng trăm chung cư cũ sẽ sớm được cải tạo, xây dựng lại

TP.HCM giao quyền cho cấp quận, huyện để cải tạo các chung cư cũ xây dựng trước năm 1975…

Nhiều chung cư cũ tại TP.HCM đã xuống cấp nghiêm trọng.

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định uỷ quyền, phân công cho UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức quyền tự quyết việc cải tạo các chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại hàng trăm chung cư xuống cấp trên địa bàn.

UỶ QUYỀN ĐẾN 2025

Theo đó, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức được ủy quyền để thực hiện các thủ tục về ban hành kết quả kiểm định nhà chung cư; quyết định cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp, cưỡng chế di dời trong trường hợp chung cư cần phải xử lý vì không đảm bảo an toàn.

Được ủy quyền để thực hiện quyết định phá dỡ công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thực hiện trách nhiệm trong việc phá dỡ công trình; phê duyệt và công bố kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn.

Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức phải xây dựng và ban hành các tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư; công khai tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư và thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư để các chủ sở hữu nhà chung cư biết và thực hiện lựa chọn chủ đầu tư.

Các đơn vị trên được uỷ quyền để phê duyệt, công bố kế hoạch cải tạo cũng như chế độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư cho người dân bị ảnh hưởng; trong đó nội dung xác định rõ tên doanh nghiệp bất động sản được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án.

UBND TP.HCM yêu cầu UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức không được uỷ quyền các công việc nói trên cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện.

Thời gian uỷ quyền từ ngày 17/8/2022 đến ngày 31/12/2025.

KHÓ VỀ VỐN VÀ CƠ CHẾ

Số liệu thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ với 573 lô được xây dựng trước năm 1975.

Qua kiểm định chất lượng, có 14 chung cư cấp D (bị hư hỏng nặng, nguy hiểm); 116 chung cư cấp C; 332 chung cư cấp B; 12 chung cư đã tháo dỡ hoặc chuyển mục đích.

Về tháo gỡ, đã có 4/14 chung cư bị hư hỏng nặng được tháo dỡ hoàn toàn; đã tháo dỡ 6 chung cư xuống cấp nhưng không thuộc loại bị hư hỏng nặng.

Bên cạnh đó, có 199 chung cư xây dựng trước năm 1975 được cải tạo, sửa chữa với tổng mức đầu tư gần 276 tỷ đồng. Tuy vậy, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại TP.HCM đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

Trong kế hoạch chỉnh trang đô thị của TP.HCM ban hành năm 2021, thành phố đặt mục tiêu hoàn thành cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng 246 chung cư cũ.

Tuy nhiên, đến tháng 02/2022, các sở, ngành vẫn chưa thống nhất việc bố trí nguồn vốn để thực hiện. Điều này dẫn đến mục tiêu cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cũ khó triển khai đúng tiến độ.

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, sở này đang đề nghị UBND thành phố bố trí 500 tỷ đồng để sửa chữa những chung cư cũ này.

Trước đó, UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Xây dựng gỡ “điểm nghẽn” trong cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

Theo UBND TP.HCM, quá trình di dời, tháo dỡ và xây dựng mới chung cư cũ đang gặp nhiều vướng mắc phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ di dời, an toàn tính mạng, tài sản của người dân cũng như nhà nước.

Thứ nhất, về bồi thường đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: UBND TP.HCM kiến nghị phương án bồi thường đối với các dự án chuyển tiếp thực hiện theo 2 bước: Nếu người đang thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước không có nhu cầu thuê lại nhà tái định cư thì hỗ trợ 60% giá trị nhà, đất; đồng thời chủ đầu tư phải nộp 40% giá trị còn lại vào ngân sách nhà nước.

Thứ hai, bồi thường cho nhà nước đối với phần diện tích sở hữu chung: UBND TP.HCM đề xuất đơn giá được tính tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường bổ sung.

Theo thống kê, vướng mắc về bồi thường nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có 9 dự án, gồm: chung cư 23 Lý Tự Trọng, 128 Hai Bà Trưng, 289 Trần Hưng Đạo - 74 Hồ Hảo Hớn, 100 Cô Giang (quận 1), 251 Hoàng Văn Thụ, 350 Hoàng Văn Thụ ( quận Tân Bình), chung cư Tân Phước ( quận 11), chung cư Soái Kình Lâm (quận 5), chung cư Nguyễn Kim (lô K, L, M, N, O thuộc quận 10).

Ngoài ra, UBND TP.HCM đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong các trường hợp không kêu gọi được nhà đầu tư, không thể xây dựng lại chung cư ở vị trí cũ.

Hiện có 7 dự án đang gặp vướng mắc về vấn đề này, gồm: 155 - 157 Bùi Viện (quận 1), 6Bis Nguyễn Tất Thành, Trúc Giang ( quận 4), 440 Trần Hưng Đạo (quận 5), 119B Tân Hòa Đông (quận 6), 137 Lý Thường Kiệt, 149 - 151 Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình).

UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng có ý kiến theo hướng xử lý là nhà nước sẽ tổ chức di dời, bố trí tái định cư cho người dân ở các địa điểm khác bằng nguồn vốn đầu tư công; đồng thời khu đất của chung cư cũ sẽ được chuyển đổi quy hoạch và mục đích sử dụng đất để tổ chức đấu giá, thu hồi ngân sách.

Nguồn bài viết: TP.HCM: Hàng trăm chung cư cũ sẽ sớm được cải tạo, xây dựng lại - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cùng chiều với khối ngoại, tự doanh CTCK bán ròng trở lại 570 tỷ đồng trong tuần 22-26/8

Khối tự doanh chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp trên HoSE bằng việc bán ròng trở lại 585 tỷ đồng.Dòng vốn tự doanh bán ròng mạnh nhất mã MWG với 158 tỷ đồng.

Kết thúc tuần giao dịch từ 22-26/8, VN-Index đứng ở mức 1.282,57 điểm, tương ứng tăng 13,39 điểm (1,06%) so với tuần trước. Tương tự, HNX-Index tăng 1,56 điểm (0,52%) lên 299,5 điểm, UPCoM-Index cũng tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 92,88 điểm.

Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) và khối ngoại đều không còn giữ được sự tích cực như các tuần trước. Trong đó, khối tự doanh đã bán ròng trở lại sau 5 tuần mua ròng liên tiếp. Cụ thể, khối tự doanh trong tuần từ 22-26/8 thực hiện mua vào 34 triệu cổ phiếu, trị giá 1.098 tỷ đồng, trong khi bán ra 50 triệu cổ phiếu, trị giá 1.668 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 16 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 570 tỷ đồng.

Tại sàn HoSE, khối tự doanh chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 585 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là hơn 17 triệu cổ phiếu, trong đó, dòng vốn này bán ròng 421 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.

Ở sàn HNX, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị giảm 83% so với tuần trước và đạt 3,6 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại sàn UPCoM mua ròng trở lại 11,2 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 848.388 cổ phiếu.

10 cổ phiếu giá trị mua, bán ròng mạnh nhất của khối tự doanh.
10 cổ phiếu giá trị mua, bán ròng mạnh nhất của khối tự doanh.

Dòng vốn tự doanh bán ròng mạnh nhất mã MWG với 158 tỷ đồng. MSN và GAS đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 77 tỷ đồng và 76 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VPB được mua ròng mạnh nhất với 77 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND và E1VFVN30 đều được mua ròng trên 50 tỷ đồng.

Tương tự khối tự doanh, dòng vốn ngoại cũng bán ròng trở lại 504 tỷ đồng trên toàn thị trường trong đó, riêng sàn HoSE, khối ngoại chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng trở lại 435 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VNM với 466 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là MSN với 133 tỷ đồng. PVD cũng được khối ngoại mua ròng trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, KBC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn này với 146 tỷ đồng. SSI và DGC đều bị bán ròng trên 90 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

Trách nhiệm kiểm toán trong vụ ROS nâng vốn khống

Vụ án ông Trịnh Văn Quyết nâng vốn khống, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại CTCP Xây dựng FLC Faros đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Trách nhiệm của công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của doanh nghiệp này, do đó cũng đang được đặt ra.

Công ty kiểm toán có phải chịu trách nhiệm trong vụ ROS nâng khống vốn?

Năm 2014, CTCP Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) tăng vốn từ 1,5 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng, lên 3.037,5 tỷ đồng năm 2015 và 4.300 tỷ đồng năm 2016.

Việc tăng vốn này đã được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định là khống, và đã khởi tố ông Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trách nhiệm của công ty kiểm toán đã kiểm toán các báo cáo tài chính của ROS trong giai đoạn này, theo đó cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho ROS trong giai đoạn 2014-2016 là Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội).

Vào ngày 19/5/2022, CPA Hà Nội đã bị đình chỉ tư cách kiểm toán do công ty này lập báo cáo tài chính của CTCP Tổng Bách Hoá (UpCOM: TBH) - một thành viên của Tân Hoàng Minh không đạt yêu cầu về chất lượng.

Trong các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014, 2015, CPA Hà Nội khẳng định báo cáo tài chính của ROS đã phản ánh trung thực và hợp lý. Công ty kiểm toán này không đưa ra ý kiện ngoại trừ, tuy nhiên lưu ý người sử dụng báo cáo về vấn đề Một số giao dịch về uỷ thác đầu tư trong kỳ phát sinh bằng tiền mặt với giá trị lớn.

Sang BCTC kiểm toán năm 2016, năm ROS tiếp tục tăng vốn lên 4.300 tỷ đồng, CPA Hà Nội không còn lưu ý này nữa.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty luật hợp danh Thiên Thanh nhìn nhận những ý kiến đánh giá của kiểm toán mang tính độc lập có tác động không nhỏ đến quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, trong vụ việc này là gây thiệt hại lớn đến cả bên thứ ba là các nhà đầu tư thì phải chịu trách nhiện trước pháp luật.

Ông nói: “Khoản 11, Khoản 12 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết; chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán.

Lưu ý của CPA Hà Nội về BCTC năm 2015 của ROS

Cũng tại Điều 59 của luật này quy định về các hành vi vi phạm về kiểm toán độc lập trong đó bao gồm: việc thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán; Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật”.

Dù vậy, Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta lại nhận định các công ty kiểm toán phần nào đã hoàn thành vai trò của mình khi có những ý kiến lưu ý và nhấn mạnh những con số bất thường trên các BCTC kiểm toán năm 2015 và bán niên năm 2016 của ROS. “Thời điểm đó, nhờ những thông tin lưu ý và nhấn mạnh của kiểm toán, các đơn vị phân tích đã nhận ra câu chuyện tăng vốn khống của ROS. Dù vậy, với đà tăng trưởng phi mã của ROS sau đó, nhà đầu tư đã chạy theo lợi nhuận và bỏ ngoài tai mọi cảnh báo”.

Trong hoạt động kiểm toán BCTC, nguyên tắc là kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến xác nhận BCTC là trung thực, hợp lý và hợp pháp, nhưng không có nghĩa là phải xác nhận tính chính xác và đầy đủ của thông tin. Thực tiễn chứng minh, kiểm toán xác nhận tính chính xác và đầy đủ thông tin trong nhiều trường hợp là phi thực tế, phi kinh tế và không đảm bảo tính kịp thời của thông tin.

Ông Minh cũng nhìn nhận, ROS là một trong những trường hợp điển hình mà nhà đầu tư cần hết sức thận trọng, tìm hiểu trước khi rót tiền mua cổ phiếu.

Một điểm đáng chú ý là ROS thực hiện quá trình tăng vốn khống trong giai đoạn tháng 3/2014 – tháng 3/2016 từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng – thời điểm trước khi công ty này là công ty đại chúng. ROS theo đó đã thực hiện tăng vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp và đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trao đổi với Nhadautu.vn, LS Nguyễn Thế Truyền nhìn nhận để xảy ra việc nâng vốn khống của ROS cho thấy rằng UBCKNN và HoSE chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm giám sát của mình. UBCKNN cần tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán. Đồng thời chấn chỉnh, tăng cường chất lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán.

“Giám sát, kiểm tra và có biện pháp xử lý những doanh nghiệp, cá nhân không tuân thủ quy định pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính, tránh những trường hợp như ROS”, ông nói.

Như đã biết, dù đã có những bất thường trên BCTC của ROS giai đoạn 2014-2016, cũng như cảnh báo của giới chuyên gia, cổ phiếu này vẫn được HoSE chấp thuận đăng ký niêm yết trên HoSE vào ngày 24/8/2016 và sau đó chính thức niêm yết HoSE ngày 1/9/2016, thậm chí sau đó còn vào rổ Bluechip VN30 trong một thời gian dài.

Nguồn: Nhà đầu tư

LÔ LẺ LÀ BAO NHIÊU?
Đã gọi là lẻ…lẻ phải tận cùng đến 1 cổ phiếu chứ còn bao nhiêu nữa. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh 1CP đến 99CP. Đây là khẳng định từ P.TGĐ Phụ trách HOSE.

Ad cập nhật thông tin này trước những băn khoăn của nhiều anh em là lô lẻ giao dịch từ 12/9 sẽ là lô 10cp. Ơ hay, thế lại lẻ 9 cổ phiếu à? Thế là lẻ nửa vời à?

Tất nhiên, khi xác định giao dịch lô lẻ thì đồng nghĩa với việc lượng lệnh giao dịch hàng ngày sẽ tăng lên, tạo ra áp lực nghẽn lệnh. Nhiều khi anh em nào nào rảnh rảnh, buồn tay đặt bán 100 cổ phiếu bằng 100 lệnh, mỗi lệnh 1 cổ phiếu thì thôi cũng xin quỳ.

Dẫu rằng hệ thống phục vụ việc giao dịch mới hiện nay đã giải quyết việc nghẽn xưa nay. Nhưng trên thị trường, mỗi CTCK dùng công nghệ khác nhau, đấu nối khác nhau….CTCK nào nhà đầu tư rảnh đặt nhiều lệnh 1CP có khi lại nghẽn cục bộ không biết chừng.

CÁCH THỨC GIAO DỊCH LÔ LẺ
Cách thức nhà đầu tư đặt lệnh, phương thức giao dịch, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, việc sửa, hủy lệnh giao dịch lô lẻ tương tự như giao dịch lô chẵn.
Tuy nhiên

  • Giao dịch lô lẻ được tách biệt với giao dịch lô chẵn,
  • Các lệnh giao dịch lô lẻ chỉ được khớp với nhau,
  • Lệnh lô lẻ không được khớp với lệnh lô chẵn,
  • Giá khớp của giao dịch lô lẻ không được sử dụng để xác định giá tham chiếu và giá tính chỉ số.

KHỐI LƯỢNG

  • Lệnh đặt mua/bán lô lẻ có khối lượng từ 1-99 chứng khoán.

THỜI GIAN

  • Giao dịch của khớp lệnh lô lẻ từ 9h15 -11h30 và 13h00-14h30.
  • Giao dịch của thỏa thuận lô lẻ từ 09h15-11h30 và 13h00-15h00.

LỆNH

  • Nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh giới hạn đối với giao dịch lô lẻ.

KHÔNG GIAO DỊCH LÔ LẺ

  • Không được giao dịch lô lẻ cho chứng khoán mới niêm yết hoặc chứng khoán giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng từ hai mươi lăm (25) ngày giao dịch trở lên cho đến khi có giá đóng cửa được xác lập.

#Cavattim
Nguồn bài viết: Do Huy Hoang - LÔ LẺ LÀ BAO NHIÊU? Đã gọi là lẻ..lẻ phải... | Facebook

1 Likes

Có bài viết của anh Hoàng hay quá, xin phép bác @Fearless share lại cho các bác cùng tham khảo nhé

1 Likes

Ngành nào thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất trong 8 tháng đầu năm 2022?

(Tổ Quốc) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư vẫn giảm 5,2% so với 7 tháng. Dù vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Về vốn đăng ký mới, có 1.135 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (bằng 100% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt trên 6,35 tỷ USD (giảm 43,9% so với cùng kỳ).

Ngoài ra, có 676 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 5,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 7,5 tỷ USD (tăng 50,7% so với cùng kỳ). Có 2.425 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,9 tỷ USD (tăng 3,6% so với cùng kỳ).

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Về số dự án đăng ký mới, ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy là ngành có nhiều dự án cấp mới nhất với 344 dự án, chiếm hơn 30% tổng số dự án mới.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có số dự án cấp mới nhiều thứ hai với 287 dự án. Xếp sau đó là hoạt động kinh doanh chuyên môn, khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông với số dự án cấp mới lần lượt là 183 và 145 dự án.

Ngành nào thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất trong 8 tháng đầu năm 2022 - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về tổng số vốn đăng ký, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,7 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Xếp ở vị trí thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản với hơn 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng số vốn đăng ký đầu tư.

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là ngành có tổng vốn đăng ký nhiều thứ 3 với 620,79 triệu USD, chiếm 3,7% tổng số vốn đăng ký đầu tư FDI. Tiếp đó là các ngành thông tin, truyền thông và bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với số vốn thu hút được lần lượt là 518,9 và 468,17 triệu USD.

Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 20/8/2022, cả nước có 35.539 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần trên 430 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 264,4 tỷ USD, bằng 61,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 255,2 tỷ USD (chiếm 59,4% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 65,5 tỷ USD (chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với gần 36,4 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư).

Anh Ngọc
Nhịp sống kinh tế

Doanh nghiệp nhà Hưng Hải Group muốn làm sân bay ở Lai Châu

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu vừa trao biên bản ghi nhớ đầu tư cho CTCP Sân bay Fansipan (thuộc Hưng Hải Group) đầu tư Cụm cảng hàng không Lai Châu với tổng mức đầu tư dự kiến 6.800 tỷ đồng.

image

Một góc TP Lai Châu. (Ảnh: Báo Lai Châu).

Sáng ngày 27/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Lễ công bố Biên bản ghi nhớ (MOU), Biên bản hợp tác (MOC) và Thư bày tỏ quan tâm tài trợ cung cấp tài chính cho các dự án phát triển vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.

Tại buổi làm việc, ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đã trao MOU hợp tác đầu tư cho đại diện CTCP Sân bay Fansipan (thuộc Tập đoàn Hưng Hải) đầu tư Cụm cảng hàng không Lai Châu với tổng mức đầu tư dự kiến 6.800 tỷ đồng.

CTCP Sân bay Fansipan được thành lập vào tháng 5/2021, hiện có trụ sở tại TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Thời điểm thành lập, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Tập đoàn Hưng Hải (Hưng Hải Group) nắm 55% vốn góp; ông Trần Đình Hải (40%) và ông Nguyễn Văn Tuyền (5%). Giám đốc kiêm đại diện pháp luật công ty là ông Lê Đại Dương.

Về Hưng Hải Group, tập đoàn này ra đời từ năm 2000, có trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Xuất phát điểm là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông. Hiện nay, Hưng Hải còn phát triển trong mảng năng lượng tái tạo.

Hưng Hải từng tham gia xây dựng công trình thủy điện Nậm Na 2, Nậm Na 3, Nậm Na 1 và một số công trình hạ tầng, giao thông tại Điện Biên và Lai Châu.

Ông chủ của Hưng Hải Group là ông Trần Đình Hải. Bên cạnh nắm 40% vốn góp tại Công ty Fansipan, ông Hải còn đứng tên tại nhiều doanh nghiệp năng lượng khác, như CTCP Năng lượng Vũng Tàu, CTCP Đầu tư Phát triển Khai thác Khoáng sản Hạ Long hay CTCP Năng lượng Nậm Na 2.

Tính đến tháng 10/2016, Hưng Hải có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó ông Trần Đình Hải nắm 95% vốn góp, bà Trần Thị Hiền và ông Vũ Quang Trường lần lượt nắm 2,5%.

Liên quan đến sân bay Lai Châu, trong tháng 8, UBND tỉnh Lai Châu đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo hình thức PPP và giao cho tỉnh này làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án.

Địa phương cho biết sân bay Lai Châu đã được Thủ tướng xác định trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không vào tháng 2/2018.

Cụ thể, sân bay này được định hướng đến giai đoạn 2030 là sân bay dân dụng cấp 3C và sân bay quân sự cấp III; công suất 0,5 triệu hành khách /năm; diện tích sử dụng đất là 167 ha, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng, địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Tỉnh đã chủ động ưu tiên nguồn lực địa phương thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất và giải phóng mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư xây dựng sân bay. Theo UBND tỉnh Lai Châu, đã có một số nhà đầu tư đang quan tâm nghiên cứu đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo hình thức PPP.

Theo phương án của Bộ Giao thông vân tải, cảng hàng không Lai Châu có công suất thiết kế dự kiến 0,5 triệu hành2 khách/năm, diện tích đất dự kiến 117 ha, chi phí đầu tư ước tính 4.350 tỷ đồng, địa điểm đầu tư tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Nguồn: Vietnammoi

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 370 tỷ đồng trong phiên 29/8, TLG bị ‘xả’ mạnh

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 373 tỷ đồng trong phiên 29/8, gấp 6,2 lần phiên trước.Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã TLG với 100 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/8, VN-Index giảm 11,77 điểm (-0,92%) xuống 1.270,8 điểm. HNX-Index tăng 3,96 điểm (1,32%) lên 295,54 điểm. UPCoM-Index giảm 1,31 điểm (-1,41%) xuống 91,57 điểm.

Khối ngoại giao dịch theo chiều hướng tiêu cực hơn khi mua vào 25,8 triệu cổ phiếu, trị giá 683 tỷ đồng, trong khi bán ra 42,7 triệu cổ phiếu, trị giá 1.058 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 16,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 375 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 373 tỷ đồng, gấp 6,2 lần phiên trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 16,9 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã TLG với 100 tỷ đồng. Tiếp sau đó, DGC cũng bị bán ròng 54 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, DXG được mua ròng mạnh nhất với 26 tỷ đồng. MSN và VHM được mua ròng lần lượt 21 tỷ đồng và 19 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng 7,4 tỷ đồng, gấp 8,8 lần phiên trước, tương ứng khối lượng mua ròng là 228.146 cổ phiếu.

image

IDC đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 5,5 tỷ đồng. BVS đứng sau và được mua ròng 1,1 tỷ đồng. Trong khi đó, HLD bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 1 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng 9,4 tỷ đồng, gấp 6,6 lần phiên trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 160.767 cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn UPCoM bán ròng mạnh nhất mã VEA với 10,4 tỷ đồng. Tiếp sau đó, SIP bị bán ròng 3,8 tỷ đồng. Trong khi đó, ACV được mua ròng mạnh nhất với 1,1 tỷ đồng. CSI cũng được mua ròng hơn 1 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

CHỦ TỊCH HĐQT CTCP MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ĐĂNG KÝ MUA VÀO 2,5 TRIỆU CỔ PHIẾU

LSS: Ông Lê Văn Tân, Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS – HOSE) đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu LSS từ ngày 05/9 đến 04/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tân sẽ nâng sở hữu tại LSS lên hơn 3,41 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,88%.

20220829_20220829 - LSS - TBGDCP NNB - Le Van Tan.pdf (hsx.vn)

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 29/8

=> DOANH NGHIỆP

  1. HHV: Không đối thủ, Đèo Cả trúng gói thầu quản lý vận hành tuyến La Sơn – Túy Loan

  2. MBB: MB có thể được ưu tiên nới room 20% trong năm nay

  3. Gemadept đặt mục tiêu đưa giai đoạn 2 cảng nước sâu Gemalink 1,5 triệu TEU vào khai thác từ 2024

  4. NLG: Nợ tăng, vốn giảm khiến Nam Long Group bất chấp bán dự án “ma” Izumi City

  5. HAG: Lãnh đạo HAGL cho biết đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ đối tác,… khi bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt đông liên tục.

_

  1. MWG: MWG cho biết giao dịch phát hành riêng lẻ và định giá chuỗi Bách Hóa Xanh là không chính xác. Trước đó, Reuter đã đưa tin MWG thuê tư vấn để bán 20% cổ phần chuỗi Bách Hóa Xanh và định giá chuỗi này 1,5 tỷ USD.

  2. TDH: Sau lùm xùm của loạt lãnh đạo, Nhà Thủ Đức còn lại gì?

  3. THD: Thaiholdings chuẩn bị triển khai dự án Enclave Phú Quốc và Kim Liên

  4. PPC: Từng bước triển khai công tác chuyển đổi số

  5. VCB: Vietcombank tăng vọt nợ dưới chuẩn

  6. KHG: Khải Hoàn Land miễn nhiệm phó tổng giám đốc kinh doanh

  7. ACB: Tiếp tục có biến động về nhân sự cấp cao

  8. TPB: Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm TPBank ở mức tích cực

  9. QCG: VIAC vẫn chưa có phán quyết về vụ tranh chấp của Quốc Cường Gia Lai

  10. QCG: Điều tra Quốc Cường Gia Lai trong 2 vụ bán rẻ đất công

  11. VHM: Vinhomes lập ba công ty con tại Hưng Yên. Cả ba công ty con vừa thành lập hoạt động chính trong mảng kinh doanh bất động sản, đặt trụ sở tại Khu đô thị sinh thái Dream City, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - dự án do Vinhomes làm chủ đầu tư với quy mô đầu tư 37.994 tỷ đồng

  12. Đằng sau khoản cho vay hàng nghìn tỷ của Tập đoàn IPA với Trustlink

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Một doanh nghiệp vận tải xăng dầu đã bán cổ phiếu EIB, mua vào lượng lớn cổ phiếu ACB

  2. Hai lãnh đạo OCB đăng ký mua 468.000 cổ phiếu ESOP

  3. Một Phó Tổng giám đốc SeABank đăng ký bán 71.800 cổ phiếu

  4. DBC, FTS, BMC, HVT, MIM, SJE: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. TID: Tín Nghĩa huy động 900 tỷ đồng từ cổ đông để rót vốn vào KCN Ông Kèo

  2. HAR: Muốn mua 70 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

  3. CEO: Phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.146 tỷ đồng

  4. Gần 163 triệu cổ phiếu SHS được niêm yết bổ sung từ 8/9

  5. SCI E&C sẽ chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1, giá 10.000 đồng/cp

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Lượng cổ phiếu trị giá gần 36.000 tỷ đồng về tài khoản nhà đầu tư hôm nay

  • VN-Index giảm hơn 20 điểm, cầu bắt đáy đã tham gia khá sôi động

  • Thị trường xuất hiện nhịp phục hồi khá tích cực chiều nay, dù độ rộng vẫn rất kém, nhưng cổ phiếu thoát đáy với biên độ lớn. Đặc biệt những cổ phiếu mạnh tăng vượt trội, ngoạn mục nhất là các mã dầu khí, phân bón…

  • Bất động sản là nhóm tiêu cực nhất thị trường

  • Sau bất động sản, cổ phiếu ngân hàng là nhóm tác động tiêu cực thứ hai đến VN-Index khi lấy đi hơn 4 điểm của chỉ số. 25 mã toàn ngành chìm trong sắc đỏ, chỉ có hai mã VCB và SGB kịp hồi phục về mốc tham chiếu.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,77 điểm (-0,92%) xuống 1.270,8 điểm.

  • HOSE hôm nay có 399 mã giảm giá (trong đó có 13 mã nằm sàn), áp đảo so với 73 mã tăng giá và 34 mã đứng giá tham chiếu.

  • Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.525 tỷ đồng, tăng 30% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 28% lên mức 18.807 tỷ đồng.

  • Phiên 29/8: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 370 tỷ đồng trên HOSE phiên rung lắc mạnh, tâm điểm TLG, DGC

  • Phiên 29/08, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng mạnh 148 tỷ đồng. Trong đó, VCB là mã được mua ròng mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HTP bị bán ròng mạnh nhất.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Ngành mía đường thuận lợi, SBT hay QNS sẽ bứt tốc hơn?

  2. Chuyển động quỹ tuần 22/8 -26/8: Dragon Capital thoái HDG, VinaCapital bán KDC

  3. Nhìn lại lịch sử VN-Index và HNX-Index các kỳ nghỉ lễ 2/9

_

  1. Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm vào cuối tháng 8

_

=> VIỆT NAM

  1. Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.

  2. Hưng Yên giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 79% kế hoạch

  3. 8 tháng, doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt mức cao nhất từ trước tới nay

  4. Hơn 3,6 triệu tỷ đồng theo các doanh nghiệp chảy thêm vào nền kinh tế trong 8 tháng, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2021.

  5. Các tổ chức quốc tế tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

  6. FDI đang là cứu cánh cho nhà thầu xây dựng

  7. Sửa Luật Đất đai: Vẫn chưa rõ thân phận condotel

  8. Xuất khẩu cà phê khả quan thu về 4 tỷ USD

  9. Việt Nam xuất siêu gần 4 tỷ USD trong 8 tháng, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất

  10. Ngành nông nghiệp xuất siêu 6,3 tỷ USD trong 8 tháng

  11. CPI tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% do giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm

  12. CPI cả nước 8 tháng tăng 2,58%

  13. Thị trường thép năm 2023 sẽ nóng trở lại? VCBS cho rằng giá thép có thể hồi phục tốt hơn trong năm 2023 nhờ động lực từ thị trường Trung Quốc, nguồn cung bất động sản và đầu tư công trong nước.

  14. Vận hành thương mại nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 trị giá gần 2,8 tỷ USD

  15. Thu ngân sách từ dầu thô gần gấp đôi cùng kỳ

  16. Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường xem xét các vấn đề của chương trình phục hồi kinh tế

  17. Doanh thu du lịch lữ hành tháng 8 tăng gấp 65,4 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tính chung 8 tháng đầu năm 2022, doanh thu lĩnh vực này mới chỉ bằng 47,7% so với cùng kỳ năm 2019.

  18. Sau 5 lần giảm liên tiếp, giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới có thể tăng khoảng 2.000 đồng/lít

_

=> THẾ GIỚI

  1. Các quan chức ECB đưa ra lập luận ủng hộ khả năng tăng mạnh lãi suất

  2. Trước đà tăng lãi suất tại Mỹ, Nhật Bản vẫn kiên định theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ để nâng lạm phát lên mức mục tiêu. Tuy nhiên, cách tiếp cận tương tự của Trung Quốc đang tiềm ẩn nguy cơ về “chảy máu” dòng vốn, đồng nội tệ sụt giá và lạm phát phi mã.

  3. Chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Hong Kong giảm mạnh từ 1.95% đến 2,66%, Trung Quốc trái chiều.

  4. Ngành thép Trung Quốc đang chìm trong khủng hoảng. Nhu cầu thép tại Trung Quốc vốn đã trì trệ vì ngành bất động sản xuống dốc. Gần đây hơn, các đợt nắng hạn dẫn đến tình trạng cắt điện càng gây thêm khó khăn cho một trong những ngành trụ cột của nền kinh tế tỷ dân.

  5. Doanh số bán lẻ của Australia tăng 1,2% trong tháng 7 so với tháng 6, theo thông tin mới được công bố bởi Cục Thống kê quốc gia. Con số thực tế cao hơn so với dự báo tăng 0,3% của Reuters và mức tăng 0,2% trong tháng

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Ngân hàng đầu tư lớn nhất châu Á DBS ghi nhận lượng giao dịch tiền ảo tăng vọt khi giá giảm

  2. Eminem và Snoop Dogg mang NFT Bored Ape đến lễ trao giải âm nhạc VMAs

  3. Sự kiện The Merge có thể ảnh hưởng đến các giao thức stablecoin và DeFi

  4. BTC giảm 200 USD so với hôm qua và đang giao dịch tại ngưỡng 19.800 USD, như vậy BTC đã thủng ngưỡng tâm lý 20.000 USD

_

  1. Đức lạc quan về mục tiêu tích trữ khí đốt cho mùa Đông khi các kho tích trữ khí đốt của Đức đang được lấp đầy nhanh hơn dự kiến và mốc mục tiêu đạt 85% công suất lưu trữ vào tháng 10/2022 trước đây có thể đạt ngay được vào đầu tháng Chín tới.

  2. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ kêu gọi các nhà máy lọc dầu không tăng xuất khẩu nhiên liệu

  3. Mỹ-Ấn Độ đạt bước tiến trong kế hoạch áp giá trần với dầu Nga

  4. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), trong đó có Mỹ, đang hướng tới áp dụng cơ chế giá trần đối với dầu Nga vào đầu tháng 12 tới, khi các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) - trong đó có cấm nhập khẩu dầu Nga qua đường biển - có hiệu lực.

  5. Nga cảnh báo giá khí đốt châu Âu lên tới 5.000 euro/1.000 m3 vào cuối năm

  6. Triển vọng giá dầu, vàng tuần 29/8 - 2/9

  7. Cập nhật 18h tối nay, cả 2 loại dầu duy trì đà tăng nhẹ, cụ thể, Brent tăng 0,50% giao dịch tại 101,21 USD, WTI giao dịch tại 93.40 USD, tương đương 0,50%

_

  1. Tiếp tục đà giảm của phiên trước đó, chiều nay vàng mất thêm 10 USD về 1.727 USD/ounce, chạm đáy một tháng

  2. Vàng SJC hiện tại đang cao hơn thế giới gần 18 triệu một lượng

  3. Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong 20 năm sao với các đồng tiền chính khác sau khi FED báo hiệu sẽ duy trì lãi suất ở mức cao.

_

  1. Áo đề nghị EU tách giá điện và khí đốt để kiềm giá điện

  2. Khủng hoảng năng lượng toàn cầu ‘hồi sinh’ điện hạt nhân ở châu Á

  3. Ấn Độ đang xem xét hạn chế xuất khẩu gạo 100% tấm

  4. Giá thuê, mua container bắt đầu giảm nhưng cước tàu vẫn ở mức cao

  5. Bia khan hiếm, lợn gà tồn: Khủng hoảng phân bón làm đình trệ chuỗi thực phẩm châu Âu

  6. Giá quặng sắt, thép ‘lạnh nhạt’ với gói kích thích hàng chục tỷ USD của Trung Quốc

  7. Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc giảm hơn 2%

Vàng SJC 66.6 tr/lượng

USD 23,550 đồng

Bảng Anh 27,770 đồng

EUR 23,913 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

VNDirect gọi tên 3 cổ phiếu bất động sản ‘chất lượng’ giữa bối cảnh khó khăn

Chỉ số ngành bất động sản dần phục hồi nhưng vẫn còn phía trước nhiều thách thức. Ảnh minh hoạ

Tiêu thụ bất động sản nhà ở phục hồi mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do lượng mở bán mới tăng mạnh khi giá bán hạ nhiệt. Tuy nhiên, VNDirect cho rằng lực cầu có thể gặp thách thức trong nửa cuối 2022 do lạm phát chi phí đẩy, lãi suất tăng và tín dụng hạn chế.

Theo CBRE, lượng căn hộ tiêu thụ 6 tháng đầu năm tại TP HCM và Hà Nội tăng lần lượt 70% và 34% so với cùng kỳ năm trước, nhờ lượng mở bán mới tăng vọt. Giá căn hộ sơ cấp ở phân khúc hạng sang và cao cấp hạ nhiệt do hạn chế tín dụng. Chủ đầu tư đẩy mạnh doanh số ký bán để cải thiện dòng tiền, như VHM (+234% so với cùng kỳ năm ngoái), NLG (+87%), NVL (+27%)…

Điều này giúp đảm bảo các khoản nợ đáo hạn ít nhất 12 tháng tới dù gặp thách thức tái cơ cấu nợ.

Vẫn còn nhiều thách thức

Mặc dù vậy, trong báo cáo triển vọng ngành bất động sản mới cập nhật, VNDirect cho rằng ngành này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, gồm: Thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà; các nút thắt về pháp lý bất động sản nhà ở khó có những cải thiện đáng kể ít nhất đến khi Luật đất đai sửa đổi hoàn thành trong quý 4/2023.

Về mặt tích cực, giá vật liệu xây dựng hạ nhiệt là điểm hỗ trợ duy nhất cho ngành này trong nửa cuối 2022. Theo đó, sau giai đoạn tăng mạnh trong quý 1 và quý 2 do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine, giá vật liệu xây dựng đã bắt đầu hạ nhiệt trong tháng 7. Đặc biệt, sau khi đạt đỉnh trong tháng 4, giá thép trong nước đã giảm 14,1% so với mức đỉnh và thấp hơn 0,1% so với mức đầu năm 2022.

Giá bán thép xây dựng có thể sẽ giảm dần trong nửa cuối 2022 và năm 2023, giúp giảm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xây dựng và phát triển bất động sản, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư công cũng như giúp kìm hãm đà tăng của giá nhà.

Nguồn cung căn hộ mới đi ngang nhưng lượng tiêu thụ khởi sắc tại thị trường Hà Nội.

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư công thực hiện trong 7 tháng đầu năm tăng 11,9% so với cùng kỳ lên 237.600 tỷ đồng (cao hơn mức tăng 6,3% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm 2021), tương đương 43,3% kế hoạch cả năm 2022. VNDirect giữ nguyên dự báo vốn đầu tư công thực hiện năm 2022 tăng 20-30% so với thực tế thực hiện trong năm 2021, do tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 có thể tăng cao so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021.

Trước những thách thức trong nửa cuối 2022 do lạm phát chi phí đẩy, lãi suất gia tăng và tín dụng hạn chế, VNDirect ước tính doanh số ký bán của top 5 doanh nghiệp bất động sản trong danh mục của công ty chứng khoán này (Vinhomes, Novaland, Nam Long, Đất Xanh, Khang Điền) có thể giảm còn 88.600 tỷ đồng trong nửa cuối 2022 (so với 159.400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022). Các chủ đầu tư sẽ tiếp tục áp dụng chiến lược ổn định giá bán căn hộ sơ cấp trong nửa cuối 2022, đặc biệt đối với phân khúc hạng sang và cao cấp, nhằm thúc đẩy tỷ lệ hấp thụ.

Đặc điểm của những doanh nghiệp chất lượng

VNDirect khuyến nghị nhà đầu tư nên hướng sự quan tâm đến những cái tên chất lượng, sở hữu những đặc điểm sau: Quỹ đất lớn, đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý cũng như cơ sở hạ tầng để mở bán trong nửa cuối 2022 và 2023; sản phẩm liên quan phân khúc căn hộ tầm trung và bình dân vì những phân khúc này được thúc đẩy bởi nhu cầu ở thực; mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định và sở hữu bảng cân đối tài chính lành mạnh (tỷ lệ đòn bẩy thấp, thanh khoản cao) nhằm hạn chế các rủi ro thắt chặt tài chính tín dụng đối với thị trường bất động sản.

Tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của một số công ty bất động sản niêm yết.

Công ty chứng khoán VNDirect chỉ ra 3 cái tên nổi bật gồm NLG (Nam Long), VHM (Vinhomes), DXG (Đất Xanh) *,*do đáp ứng được các tiêu chí trên.

Cụ thể, Nam Long có quỹ đất khá lớn (681ha tính đến quý 1/2022) với danh mục dự án đa dạng giúp giảm thiểu rủi ro, trải dài các tỉnh miền Nam như Đồng Nai, TP HCM, Long An, Cần Thơ… Đồng thời, công ty sở hữu quỹ căn hộ cho phân khúc trung cấp và bình dân, những phân khúc này được thúc đẩy bởi nhu cầu thực ở của người dân.

Doanh số ký bán của NLG trong 6 tháng đầu năm đã tăng 49,7% so với cùng kỳ lên 8.410 tỷ đồng. VNDirect dự báo doanh số ký bán năm 2022 sẽ tăng 91,3% lên 16.910 tỷ đồng, nhờ vào sáu dự án được triển khai. Đồng thời dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của doanh nghiệp năm 2022-2024 đạt 48,9% cho doanh thu và 45,7% cho lợi nhuận ròng, chủ yếu nhờ hoạt động bàn giao mạnh mẽ.

Vinhomes có tổng quỹ đất (bao gồm cả quỹ đất mua lại) là 16.800ha tính đến tháng 9/2021, tương ứng với 16.400ha tổng diện tích sàn nhà ở. Điều này nhấn mạnh khả năng tích lũy quỹ đất và quy hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Tính đến tháng 9/2021, 90% tổng quỹ đất của công ty vẫn chưa được triển khai, cho thấy tiềm năng rất lớn của VHM trong tương lai.

VNDirect kỳ vọng doanh số ký bán năm 2022 sẽ tăng mạnh trở lại với 51.535 căn hộ (+47,7% so với cùng kỳ) với trị giá 152.100 tỷ đồng (+109,4% so với cùng kỳ); nhờ sự ra mắt của 3 đại dự án mới bao gồm Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Ocean Park 2 và Vinhomes Wonder Park. Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2022 của VHM có thể là một bước lùi nhưng giai đoạn 2023-2024 sẽ trở lại mạnh mẽ khi ba đại dự án mới được bàn giao.

Chỉ số ngành bất động sản dần phục hồi từ tháng 7/2022.

Tập đoàn Đất Xanh đang dẫn đầu cả nước về thị trường môi giới với 33% thị phần (CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh, mã DXS) trong năm 2021. Triển vọng mảng môi giới của DXG vẫn còn tươi sáng, công ty con là DXS đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 là 8.400 tỷ đồng (+94% so với cùng kỳ 2021), lợi nhuận ròng là 1.250 tỷ đồng (+132%).

Bên cạnh đó, công ty sở hữu quỹ đất tiềm năng tại TP HCM, đặc biệt là Gem Riveside (ra mắt vào quý 3/2022), sẽ đóng góp 9.155 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2024-2026. Đánh giá cao nhu cầu thực đối với các dự án nội đô của DXG tại TP HCM, VNDirect kỳ vọng tỷ lệ hấp thụ sẽ cao tại thời điểm mở bán. Đóng góp chính vào tăng trưởng doanh thu của DXG trong năm 2022 là các dự án như St Moritz, Opal Boulevard, Gem Sky World.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trên vẫn phải đối mặt với những rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như: Giá nhà đất tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là tại khu vực ngoại thành, làm gia tăng lo ngại và có thể vượt khả năng của người mua nhà; Chi phí xây dựng tăng do giá nguyên vật liệu tăng; Vay mua nhà có thể sẽ ngày càng khó nếu tín dụng cho người mua nhà thắt chặt hơn và lãi suất vay mua nhà tăng nhanh hơn dự kiến.

Nguồn: MekongAsean

8 phút phát biểu của chủ tịch FED làm những người Mỹ giàu nhất mất 78 tỉ USD

TTO - Chỉ trong vòng 8 phút phát biểu, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell đã khiến tài sản của những người giàu nhất nước Mỹ “bốc hơi” 78 tỉ USD.

8 phút phát biểu của chủ tịch FED làm những người Mỹ giàu nhất mất 78 tỉ USD - Ảnh 1.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Jerome Powell - Ảnh: REUTERS

Tỉ phú Elon Musk đã chứng kiến ​​5,5 tỉ USD bị xóa khỏi khối tài sản của mình. Tỉ phú Jeff Bezos mất 6,8 tỉ USD, nhiều nhất trong danh sách thống kê tài sản các tỉ phú của Bloomberg.

Tài sản của các tỉ phú Bill Gates và Warren Buffett lần lượt giảm 2,2 tỉ USD và 2,7 tỉ USD, trong khi tài sản của tỉ phú Sergey Brin bị hạ xuống dưới 100 tỉ USD, theo Hãng tin Bloomberg.

Ông Powell phát biểu tại diễn đàn chính sách hằng năm của FED ở Jackson Hole, bang Wyoming, đã nhắc lại rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất và có thể sẽ tăng lãi suất trong một thời gian để giảm lạm phát.

Bài phát biểu này đã làm giảm đà tăng gần đây của chứng khoán Mỹ, do các nhà đầu tư suy đoán sẽ dẫn đến việc lãi suất cao hơn, tăng trưởng chậm hơn và suy yếu thị trường lao động.

Chỉ số S&P 500 giảm 3,4% trong ngày 26-8, ngày tồi tệ nhất kể từ giữa tháng 6. Chỉ số Nasdaq 100 của các tập đoàn công nghệ, bao gồm Microsoft, Amazon, Tesla và Alphabet đã giảm hơn 4%.

Rất ít vận may cho các tỉ phú trong năm 2022. 500 người giàu nhất thế giới đã mất 1,4 nghìn tỉ USD trong nửa đầu năm 2022. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 6 tháng, so từ trước đến nay đối với những người giàu nhất hành tinh.

Chứng khoán Mỹ trong tháng 7 đã công bố mức tăng hằng tháng mạnh nhất kể từ tháng 11-2020, khiến các nhà đầu tư đặt cược rằng thời kỳ tồi tệ nhất của thị trường đã qua.

Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Powell như một lời nhắc nhở, các hãng công nghệ khổng lồ vẫn được định giá ở mức cao - theo tiêu chuẩn lịch sử sau đợt tăng giá chưa từng có trong đại dịch COVID-19 khi lãi suất trở về gần bằng 0.

Nguồn bài viết: 8 phút phát biểu của chủ tịch FED làm những người Mỹ giàu nhất mất 78 tỉ USD - Tuổi Trẻ Online

Có lãi sau nửa đầu năm, cổ phiếu VIC sắp được cấp margin?

Vingroup ghi nhận lãi sau thuế nửa đầu năm là 1.065 tỷ đồng, giảm 28,3% so với cùng kỳ.Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Vingroup đạt 528.958 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm.

Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên với doanh thu thuần 31.623 tỷ đồng, giảm 48%. Nguyên nhân chủ yếu cho sự giảm doanh thu của tập đoàn do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm 75,3% còn 9.058 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ Vingroup vẫn đạt 5.846 tỷ đồng, tăng 63,8% so với cùng kỳ.

Như vậy, cổ phiếu VIC sẽ chuẩn bị được giao dịch ký quỹ (margin) trở lại trong thời gian tới. Trước đó, mã này bị cắt margin từ ngày 5/4 vì ghi nhận lỗ 7.558 tỷ đồng năm 2021. Nguyên nhân lỗ do tài trợ 6.072 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và trích lập dự phòng 4.494 tỷ đồng để thanh toán cho các khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng liên quan đến quyết định ngừng sản xuất xe để tập trung sang xe điện. Theo quy định, cổ phiếu của một công ty sẽ bị cắt margin khi ghi nhận lỗ trên BCTC bán niên hoặc BCTC năm.

screenshot-2022-08-30-111926-1-5634-1585
KQKD bán niên nửa đầu năm.

Một trong những nguyên nhân giúp Vingroup có lãi trong nửa đầu năm là do doanh thu tài chính tăng gần 91% lên 21.090 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị này đã ghi nhận lãi từ chuyển nhượng công ty con và các khoản đầu tư tài chính là 19.591 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ. Ngoài ra, công ty còn ghi nhận thêm 4.976 tỷ đồng lãi từ các việc thanh lý tài sản. Tuy nhiên Vingroup đã phải chịu khoản lỗ ròng 1.180 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá do có nhiều khoản nợ vay bằng USD.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Vingroup đạt 528.958 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, các khoản tiền và tương đương tiền là 42.209 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số ngày 31/12/2021. Hàng tồn kho tăng 61% lên 80.978 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng khoản mục bất động sản để bán đang xây dựng dở dang tăng 80,4%.

Các khoản phải thu ngắn hạn 45% lên 104.422 tỷ đồng, tăng 45%. Trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng đạt 20.688 tỷ đồng. Người mua trả tiền trước là 62.718 tỷ đồng, gấp 2,9 lần số đầu năm. Doanh thu chưa thực hiện là 7.278 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính ở mức 156.873 tỷ đồng, tăng 28,5% so với số đầu năm trong đó 70,7% là nợ dài hạn. Dư nợ trái phiếu là 57.115 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 132.043 tỷ đồng, thấp hơn tổng nợ vay.

Nguồn bài viết: Có lãi sau nửa đầu năm, cổ phiếu VIC sắp được cấp margin?

HOSE đưa cổ phiếu SCS vào danh sách cắt margin do vi phạm về thuế

Như vậy, tính đến ngày 29/8 trên HOSE có 59 mã không được giao dịch quỹ…

Ảnh minh hoạ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS-HOSE).

Theo đó, HOSE đã đưa cổ phiếu SCS vào danh sách không được giao dịch ký quỹ (margin) do vi phạm pháp luật về thuế.

Trước đó, SCS có văn bản công bố thông tin theo quy định về việc đã nhận được quyết định xử phạt hành chính của Cục thuế TP HCM. Theo văn bản của Cục Thuế TP HCM, công ty này vi phạm hành chính là khai sai, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Công ty sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai thuế giá trị gia tăng được khấu trừ vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, dẫn đến thiếu số tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Do đó, SCS bị xử phạt hành chính là hơn 64,28 triệu đồng; phạt vi phạm, buộc phải truy thu thuế hơn 234,64 triệu đồng.

Được biết, công ty ghi nhận lãi hơn 340 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Theo giải trình từ phía công ty thì rằng lợi nhuận 6 tháng tăng do sản lượng quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ, cộng với công ty quản lý dòng tiền tốt nên doanh thu tài chính tăng 60%, đồng thời cắt giảm chi phí tốt nên lợi nhuận tăng…

Hiện, giá cổ phiếu này đang tăng nhẹ lên 84.100 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu này giảm hơn 48% trong 6 tháng qua.

Mới đây, HOSE đã bổ sung thêm hai cổ phiếu là AGM và ITA vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do cổ phiếu AGM có lợi nhuận sau thuế hợp nhất của cổ đông công ty mẹ trên BTCT hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm là con số âm và cổ phiếu ITA là chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Như vậy, tính đến ngày 29/8, HOSE đã đưa 59 mã chứng khoán vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ gồm: AAM, ABR, AGM, APC, AST, CIG, CII, CTI, DLG, DXV, FIR, FLC, FUEIP 100, FUEKI V30, GAB, HAG, HAI, HAS, HNG, HOT, HU1, HU3, HVN, ITA, JVC, KHP, MCG, NVT, OGC, PGV, PIT, PMG, PNC, POM, PSH, PTC, PTL, QBS, RDP, ROS, SCD, SCS, SII, SJD, SKG, SMA, TCR, TDH, TDW, TGG, TNI, TTF, UDC, VAF, VFG, VIC, VMD, VNS, VOS.

Nguồn: Hà Anh
vneconomy.vn

1 Likes

Gần 2 tháng công bố KQKD, hơn 30 mã cổ phiếu bị cắt margin trên HNX

Trong số này, SHS, NDN, APS, TVC,… là các mã có đến hàng vạn cổ đông.

Nhiều doanh nghiệp chuyển lỗ, tăng lỗ sau soát xét

Sau đợt công bố kết quả kinh doanh quý II/2022, nhiều doanh nghiệp bắt đầu công bố kết quả kinh doanh kiểm toán bán niên với không ít biến động.

Trong khi số ít báo lãi tăng lên hoặc lỗ giảm đáng kể như BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn, L14 của Licogi 14 hay DRI của Cao su Đắk Lắk thì nhiều doanh nghiệp lại bất ngờ chuyển lỗ như Chứng khoán SHS, Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (MAC) hay tăng lỗ như VKC Holdings (VKC), Thương mại Hà Tây (HTT), Cơ khí Xây dựng (TCK) hay Nhà Đà Nẵng (NDN).

Quý II/2022 có lẽ là một quý đặc biệt khi hàng loạt doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp tay ngang) vì thua lỗ chứng khoán đã dẫn đến giảm lãi hoặc lỗ sâu. Ngoài SHS và một số công ty lớn ngành chứng khoán, NDN, L14 chính là minh chứng điển hình.

Câu chuyện lỗ sau soát xét có lẽ sẽ là không quá nghiêm trọng nếu tổ chức niêm yết là những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trong danh sách trên, nhiều doanh nghiệp thậm chí là nơi gửi gắm hy vọng của hàng vạn nhà đầu tư như SHS hơn 40.300 cổ

Ngay sau báo cáo kiểm toán nửa đầu năm, HNX đã thông báo đưa cả 2 mã này vào diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin). Điều này trở nên sốc hơn cả đối với Chứng khoán SHS khi tại báo cáo tự lập trước đó, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn còn đang dương.

Không thoát được nạn, cổ phiếu SHS ngay lập tức lao mạnh 7,5% ngay trong phiên 22/8 cùng mức thanh khoản tăng vọt lên hơn 35 triệu đơn vị. Phiên giảm điểm này cũng chấm dứt chuỗi tăng 50% của mã này kể từ đáy 16 tháng (phiên 20/6/2022).

Hàng chục cổ phiếu bị cắt margin

Cùng với SHS, NDN, một loạt cổ phiếu sàn HNX khác cũng bị cắt margin do lợi nhuận sau thuế soát xét bán niên 2022 là số âm như TVC (hơn 11.400 cổ đông), APS (gần 16.500 cổ đông), L14,…

Theo đó, cổ phiếu TVC của CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt bị cắt margin từ ngày 24/8 do lỗ 257 tỷ đồng - không thay đổi so với BCTC tự lập.

Mới nhất, Sở này đã bổ sung thêm các mã SMT, PCG, TTH và diện chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ.

Tính chung kể từ đầu mùa công bố báo cáo tài chính quý II và bán niên 2022 đến nay, HNX đã thông báo cắt margin đối với 33 mã cổ phiếu.

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), một số mã chứng khoán cũng vừa được bổ sung vào danh sách cổ phiếu bị cắt margin vì thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2022 như PSH của Dầu khí Nam Sông Hậu do khoản lỗ 260 tỷ đồng.

Tương tự là cổ phiếu KHP của Điện lực Khánh Hòa do lợi nhuận sau thuế âm 126 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 182 tỷ) và cổ phiếu HAS của Hacisco do doanh nghiệp lỗ sau thuế hơn 470 triệu đồng sau soát xét nửa đầu năm.

Nguồn: Người quan sát

CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC ) Đăng ký bán 28,11 triệu cổ nhưng chỉ bán được chưa đầy 20%

CTCP Tập đoàn Kido (KDC – HOSE) thông báo, chỉ bán được 5,6 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 28,11 triệu cổ phiếu quỹ đăng ký bán từ ngày 26/7 đến 24/8 theo phương thức thỏa thuận, với giá bán bình quân 65.000 đồng/cổ phiếu.




https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/DownloadFile/30a75d06-ec23-4e3f-8269-9580e260f33c?ridx=496231362

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan, HSX