Chứng sỹ săn tin!

TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương có giải pháp về xăng dầu

Nhiều cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP.HCM đã tạm ngưng bán xăng vì hết tiền nhập hàng do chiết khấu 0 đồng…

Cửa hàng xăng dầu thông báo tạm ngưng bán hàng tại TP.HCM.

Ngày 10/10/2022, UBND TP.HCM có văn bản số 3680/UBND-KT gửi Bộ Công thương và Bộ Tài chính về tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cả cơ sở mặt hàng xăng dầu như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức.

Đồng thời, rà soát lại phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam (premium) và các loại thuế nhằm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu trên cơ sở phù hợp với thực tế phát sinh và các quy định hiện hành.

UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Công thương xem xét, đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan, đơn vị có liên quan quan tâm hỗ trợ giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; cần xem xét, hỗ trợ nâng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (nhất là các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu) góp phần tạo nguồn, đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Về tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP.HCM, tính đến ngày 6/10/2022, trên địa bàn thành phố có 550 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu; 60 thương nhân phân phối; 1 thương nhân làm tổng đại lý; 29 đại lý bán lẻ.

Hiện nay, tại thành phố đang có 3/550 cửa hàng xăng dầu đang tạm ngưng kinh doanh để sửa chữa. Bên cạnh đó, trong thời gian qua (đặc biệt từ thời điểm ngày 01/10/2022 đến nay) có tình trạng một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu gián đoạn bán hàng do tạm hết mặt hàng xăng hoặc dầu (vẫn mở cửa hoạt động kinh doanh).

Qua kiểm tra, nắm tình hình, phản ánh từ các đơn vị kinh doanh xăng dầu, một số doanh nghiệp đầu mối, thương nhân cung cấp xăng dầu chưa đảm bảo việc cung cấp đủ số lượng xăng, dầu hoặc cung cấp thiếu hụt ở một số thời điểm dẫn đến tình trạng một số cửa hàng xăng dầu thiếu hàng cục bộ, chưa cung ứng đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng.

UBND TP.HCM cũng nhận được các văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về tình hình nguồn cung và kinh doanh bán lẻ xăng dầu của hệ thống phân phối.

Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố đã có nhiều nỗ lực, giải pháp khắc phục khó khăn để duy trì nguồn cung cho hệ thống, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

Tuy nhiên, với những khó khăn do tình hình chung hiện nay, có tình trạng các thương nhân phân phối không chủ động nhập hàng để kinh doanh (vì bị thua lỗ) nên có thời điểm thiếu nguồn hàng cung cấp cho hệ thống phân phối, cùng với một số lý do khách quan (ảnh hưởng của bão, quá trình vận chuyển xăng dầu có gián đoạn,…) dẫn đến tình trạng thiếu hàng cục bộ, chưa đảm bảo việc cung ứng đầy đủ, thường xuyên, liên tục cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.

Ngoài ra, ghi nhận khó khăn của Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil trong việc duy trì hoạt động kinh doanh đã phần nào ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường thành phố. Thời điểm trước, dự trữ bình quân của doanh nghiệp khoảng 100.000 - 120.000m3/tháng, sản lượng bán bình quân khoảng 1.160m3/ngày. Tuy nhiên hiện nay doanh nghiệp đã ngưng nhập khẩu xăng dầu.

Mặt khác, hiện nay giá xăng dầu trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu bị hạn chế, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu không có chiết khấu để bảo đảm bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh, bảo đảm cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường.

Nhiều doanh nghiệp xăng dầu thông báo hết tiền nhập hàng - Ảnh: VOV.

Về nguồn cung cấp xăng, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết trung bình mỗi ngày hệ thống Petrolimex tại TP.HCM bán ra khoảng 1.400m3 xăng. Trong ngày 09/10/2022, lượng bán ra tăng 500m3, lên mức 1.900m3 và dự kiến trong ngày 10/10/2022 sẽ bán ra hơn 2.000m3.

“Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường luôn theo dõi sát sao và nắm chắc các nguyên nhân đóng cửa, bán hàng nhỏ giọt, thiếu hàng tạm thời tại các cửa hàng. Tại 58 cửa hàng tạm ngưng bán mặt hàng xăng, qua kiểm tra thực tế thì tại các cửa hàng này đều đã hết xăng. Đây cũng đều là những cửa hàng nhỏ, lượng dữ trữ ít nên khi nhu cầu tăng cao đã dẫn đến tình trạng hết hàng cục bộ”, ông Phương nói.

Nguồn bài viết: TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương có giải pháp về xăng dầu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ngày mai (11-10), giá xăng dầu sẽ tăng?

Ngày mai (11-10), giá xăng dầu trong nước có khả năng tăng mạnh theo giá xăng dầu thế giới.

Theo quy định, ngày mai sẽ là kỳ điều chỉnh giá xăng dầu tiếp theo.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 6-10 quay đầu tăng nhẹ so với kỳ trước.

Theo đó, giá xăng RON 92 ở mức 91,84 USD/thùng, RON 95 là 94,67 USD/thùng. Đặc biệt, dầu diesel tăng mạnh ở mức 134,38 USD/thùng. Đây là mức tăng cao nhất của hai loại dầu trên kể từ lần điều chỉnh giá ngày 3-10 vừa qua.

Với đà tăng của giá xăng dầu trên thị trường thế giới, giá xăng dự báo sẽ tăng ở mức 200-300 đồng/lít, dầu tăng khoảng 1.900 - 2.100 đồng/lít.

Ngày mai (11-10), giá xăng dầu sẽ tăng?
Ngày mai (11-10), giá xăng dầu trong nước được dự báo có khả năng tăng mạnh theo giá xăng dầu thế giới. Ảnh minh họa: vtv.vn

Dự báo, nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính chi quỹ bình ổn, giá mặt hàng xăng có thể giữ nguyên và dầu có thể tăng ít hơn.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng dầu trong nước sẽ có sự tăng trở lại sau 4 lần giảm liên tiếp. Tính đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 26 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên.

Hiện nay, giá xăng dầu cụ thể như sau:

  • Xăng E5RON92: không cao hơn 20.732 đồng/lít;

  • Xăng RON95-III: không cao hơn 21.443 đồng/lít;

  • Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 22.208 đồng/lít;

  • Dầu hỏa: không cao hơn 21.688 đồng/lít;

  • Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.094 đồng/kg.

Nguồn bài viết: https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/ngay-mai-11-10-gia-xang-dau-se-tang-707738

Ngân hàng bị đè “Ná thở”, giảm gần 1.000 tỷ đồng trong phiên sáng, TCB Sàn


TCB, BID, VPB, MBB, VCB đứng trong top 10 “Đóng góp” vào việc VN-Index giảm gần 30 điểm


TCB dưới áp lực mạnh mẽ đã Sàn.


VNI giảm 3.480 tỷ thì riêng Ngân hàng đã chiếm gần 1.000 tỷ trong đó.

Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trên tín dụng của các ngân hàng năm 2022 so với năm 2021 nhiều nhất phải kể đến TPB, TCB, MBB, VPB, STB.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 10/2022?

Không chỉ lãi suất tiết kiệm ngắn hạn, các khoản huy động tiền gửi trung, dài hạn cũng đã liên tục ghi nhận các mốc lãi suất mới…

Cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động ngày càng nóng. Chỉ trong chưa đầy nửa tháng, tức từ cuối tháng 9 đến nay, biểu lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại đã ghi nhận xu hướng tăng rất mạnh. Theo đó, mức lãi suất trên 8%/năm đối với các sản phẩm tiền gửi của khách hàng cá nhân không còn hiếm trong tháng 10/2022.

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TĂNG MẠNH Ở MỌI KỲ HẠN

Như VnEconomy đã đưa, ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước quyết định chính thức điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm. Điều này dường như làm nóng thêm cuộc đua tăng lãi suất huy động.

Bằng chứng là ngay trong ngày đầu tiên quyết định trên có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới với nhiều kỳ hạn niêm yết ở mức tối đa cho phép.

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính tới cuối tháng 9/2022, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng đã tăng 0,12 điểm phần trăm so với cuối tháng 8/2022 và tăng 0,58 điểm phần trăm so với cuối năm 2021.

Không chỉ lãi suất kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động 12 tháng cũng tăng thêm 0,06 phần trăm, lên mức 6,24%/năm. Như vậy, lãi suất huy động 12 tháng đã tăng 0,45 điểm phần trăm so với cùng kỳ và 0,41 điểm phần trăm so với cuối năm 2021.

Nhìn chung, sau diễn biến Ngân hàng Nhà nước tăng trần lãi suất, đến cuối tháng 9/2022, mức lãi suất huy động hiện tại đã quay trở lại mặt bằng của cuối năm 2020.

Điều đáng nói, kể từ cuối tháng 9/2022 đến nay, cuộc đua lãi suất tiền gửi chưa dừng lại khi ngày càng nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất huy động trên 8%/năm với các sản phẩm tiền gửi của khách hàng cá nhân.

Mới đây, ngân hàng VPBank thông báo áp dụng biểu lãi suất mới từ ngày 6/10 với điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm ở nhiều kì hạn. Trong đó, lãi suất tiền gửi 6 tháng đã tăng từ vùng 5,8-6,6%/năm lên 6,1-6,9%/năm, tùy hạn mức gửi. Thậm chí, nếu chọn kênh online, lãi suất khách gửi tiền tại VPBank nhận được sẽ cao hơn 0,2 điểm % ở hầu hết kỳ hạn.

Cũng trong từ ngày 6/10, Sacombank thông báo điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Lãi suất có kỳ hạn truyền thống được điều chỉnh tăng 0,5-0,7 điểm phần trăm. Kỳ hạn 6-11 tháng, lãi suất ở mức từ 6% trở lên, tại các kỳ hạn 12-36 tháng, lãi suất từ 7% trở lên.

Sang đến ngày 7/10, để khuyến khích cho khoản tiền gửi mở mới, lãi suất tại Techcombank cho kỳ hạn 1-3 tháng kịch trần ở mức 5%/năm. Tương tự, ở kỳ hạn 6 tháng lãi suất tối đa ở mức 7,2%/năm, lãi suất tại kỳ hạn tháng niêm yết tối đa ở mức 7,5%/năm tại kỳ hạn 12 tháng.

Gần nhất, ngày 8/10, SCB đã ghi nhận mức tăng 1 điểm phần trăm lãi suất huy động ở các kỳ hạn trên 9 tháng. Cụ thể, đối với loại hình gửi tiết kiệm online, lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng từ 6,85%/năm lên 7,8%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 7%/năm lên 8%/năm và kỳ hạn 12 tháng từ 7,3%/năm lên 8,2%/năm. Mức lãi suất cao nhất là ở kỳ hạn 36 tháng đạt 8,9%/năm (trước đó là 7,55%/năm). Đồng thời, các sản phẩm các như chứng chỉ tiền gửi và hình thức gửi tiết kiệm tại quầy cũng được SCB điều chỉnh tăng tương ứng lên khoảng 1 điểm phần trăm.

Thậm chí, ngoài việc tăng biểu lãi suất tiết kiệm, nhiều ngân hàng còn áp dụng một số chương trình song song như cộng thêm lãi suất hoặc tặng phần quà bằng tiền mặt… cho khách hàng.

“Với một số ngân hàng thương mại đã công bố lãi suất huy động trong tháng 10, diễn biến tăng của lãi suất huy động sẽ còn mạnh hơn nhiều so với mức tăng của tháng 9”, nhóm nghiên cứu tại BVSC nhấn mạnh.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Hiện tại, mức lãi suất trên 8%/năm cho sản phẩm chứng chỉ tiền gửi đã xuất hiện ở các ngân hàng như SCB, ABBank, SeABank, Cake by VPBank, Bản Việt…

Tuy nhiên, đối với sản phẩm gửi tiết kiệm thông thường tại quầy hoặc qua hình thức online, mức lãi suất trên 8%/năm không còn xuất hiện ở quá nhiều ngân hàng. Đồng thời, do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiết kiệm cao nhất trong tháng 10/2022 cũng có sự xáo trộn so với tháng trước.

Dẫn đầu danh sách là SCB với mức lãi suất cao nhất lên tới 8,9%/năm áp dụng đối với các khoản tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 36 tháng. Ngoài ra, mức lãi suất này cũng được ngân hàng áp dụng cho sản phẩm chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 24 tháng.

Tiếp đến là ABBank với mức lãi suất 8,6%/năm. Lãi suất này nằm trong chương trình “Tiết kiệm thu sang – Gửi tiền phát lộc” của ngân hàng. Theo đó, khi khách hàng mở mới tài khoản tiết kiệm với giá trị bất kỳ tại hệ thống quầy giao dịch của ABBANK theo kỳ hạn 15 tháng sẽ hưởng lãi suất lên tới 8,6%/năm.

Mức lãi suất 8,6/năm cũng xuất hiện tại Kienlongbank khi khách hàng gửi tiền trực tuyến. Đáng chú ý, mặc dù đưa mức lãi suất cao nhưng ngân hàng này không có đính kèm bất cứ điều kiện nào về số tiền gửi tối thiểu, mà chỉ yêu cầu về thời hạn gửi trên 12 tháng.

Lãi suất huy động cao nhất VPBank áp dụng với các khoản tiền gửi tại quầy là 7,8%/năm cho kỳ hạn 36 tháng và giá trị tối thiểu 50 tỷ đồng. Hay như HDBank áp dụng mức lãi suất 7,65%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và giá trị 300 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như DongABank (7,6%/năm); OCB (7,55%/năm); Techcombank (7,5%/năm); CBBank (7,5%/năm); MB (7,4%/năm); BacABank (7,4%/năm); VietBank (7,3%/năm); Saigonbank (7,3%/năm); SeaBank (7,3%/năm); OceanBank (7,2%/năm); NCB (7,15%/năm)… Tuy nhiên, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Riêng tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng mạnh thêm 0,8 điểm phần trăm so với tháng trước. Cả 4 ngân hàng này cùng huy động tiền gửi với lãi suất cao nhất là 6,4%/năm.

Nguồn bài viết: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 10/2022? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 11/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. OIL: Giá xăng dầu giảm về mức thấp nhất từ đầu năm, PV OIL ước tính doanh thu quý 3 vẫn tăng 81% so với cùng kỳ

  2. Petrovietnam cho biết việc khan hiếm xăng dầu trên thị trường, đặc biệt ở TP HCM đã gây nhiều sức ép trực tiếp đến các đơn vị sản xuất như CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn và phân phối như PVOIL.

  3. ITA/KBC: Ồn ào trở lại sau nhiều năm im lặng, tài sản chị em Đặng Thành Tâm bốc hơi nghìn tỷ

  4. THD và những cách “xoay tiền”, lãi nghìn tỷ dễ dàng từ bán các khoản đầu tư. Vụ việc VnDirect bị phạt liên quan đến việc cấp margin cho cổ phiếu của Thaiholdings một lần nữa khiến nhà đầu tư để ý đến doanh nghiệp này.

  5. VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt 7.800 tỷ, tăng 46% so với cùng kỳ, ROE trong Top dẫn đầu

  6. Xuất khẩu hạ nhiệt, doanh thu tháng 9 của Vĩnh Hoàn rơi về mức thấp 8 tháng

  7. CTR: Viettel Construction ước lãi trước thuế quý 3 tăng trưởng 36%, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 77%

_

😎 SeABank hái quả ngọt nhờ chiến lược phát triển bền vững. Sự bứt tốc của SeABank thể hiện rõ ràng hơn trong 5 năm trở lại đây 2018 - 2022. Theo đó, tổng tài sản SeABank liên tục tăng trưởng từ gần 141 nghìn tỷ đồng lên 229 nghìn tỷ đồng, quy mô vốn điều lệ tăng mạnh từ 7.688 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng trong giai đoạn 2018 - 2022.

  1. MBB: NHNN chấp thuận cho MBBank tăng vốn lên hơn 45.000 tỷ đồng

  2. TPB: Lợi nhuận trước thuế TPBank tăng 35% so với cùng kỳ

  3. Do chậm công bố thông tin, cổ phiếu LUT, KTT và KLF sẽ bị chuyển sang diện hạn chế giao dịch, cổ phiếu VMC bị chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 12/10.

  4. HTH: Mới lên UPCoM, HTH lại xin rút cổ phiếu khỏi sàn chứng khoán

  5. DAG: Quý III doanh thu khởi sắc đạt khoảng 600 tỷ đồng, quý IV tăng tốc

  6. DRL: Doanh nghiệp điện đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý III/2022, doanh thu vượt 26% so với kế hoạch quý

  7. LHG: Khởi công xây dựng nhà xưởng xây sẵn thế hệ mới tại Khu công nghiệp Long Hậu 3

  8. Cựu CEO Tân Thuận khai “Quốc Cường Gia Lai tự gửi văn bản qua xin hợp tác”

  9. NO1: Được chấp thuận niêm yết trên HOSE

  10. PLX: MBS dự đoán Petrolimex lợi nhuận “giật lùi” 39% trong năm 2022

  11. TDG: “Nghịch lý” lãi ròng quý III tăng gấp 12 lần nhưng doanh thu “đi lùi”

  12. IDP: “Dấn thân” vào lĩnh vực bất động sản, điều gì đang chờ đợi công ty buôn sữa IDP?

  13. POM: Sau khi lỗ kỷ lục, một công ty thép top đầu phải dừng lò cao, cho công nhân nghỉ việc vì kinh doanh khó khăn

  14. TLG: Sẽ góp vốn kinh doanh sách, báo, tạp chí sau khi ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục

  15. AGM: DASCO trúng thầu cung ứng sản phẩm cho 3.300ha đất trồng gạo sạch ST25 tại Bạc Liêu

  • AST: Taseco Airs có thể thoát lỗ trong quý III
  1. VNE: Muốn làm loạt dự án điện gió gần 5.500 tỷ đồng tại Hà Tĩnh

  2. Viglacera ước lãi hơn 2.000 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, vượt 21% kế hoạch lợi nhuận năm

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. VNM: Platinum Victory Pte Ltd - Cổ đông ngoại lại dăng ký mua vào gần 20,9 triệu cổ phiếu. Đáng nói, đây không phải là lần đầu cổ đông lớn này thông báo mua vào và mua bất thành cổ phiếu VNM.

  2. FIR: Chủ tịch HĐQT Địa ốc First Real đăng ký mua thêm 300.000 cổ phiếu công ty

  3. IDC: Tổ chức liên quan Tổng giám đốc IDICO đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu IDC

  4. NovaGroup và ông Bùi Cao Nhật Quân đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu NVL

_

  1. TTC Sugar đặt mục tiêu lãi trước thuế 850 tỷ đồng niên độ 2022 – 2023, muốn phát hành 157 triệu cổ phiếu, trong đó 126 triệu cổ phiếu riêng lẻ và hơn 31 triệu phiếu ESOP.

  2. MBS: Gần 113 triệu cổ phiếu MBS sắp lên sàn, MBBank nâng tỷ lệ sở hữu lên xấp xỉ 80%

_

=> CỔ TỨC

  1. VHC: Chuẩn bị trả cổ tức 20% bằng tiền
  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu trụ là nguyên nhân chính gây ra áp lực bán trong phiên hôm nay, trong đó các bluechip nhóm ngân hàng, bất động sản giảm mạnh nhất.

  • Chỉ số chính sàn HOSE trong phiên đã có lúc thủng mốc 1.000, tuy nhiên kết phiên có rút chân nằm trên mốc này. Quan sát thấy cầu tại đây vẫn còn yếu và nhiều khả năng chưa đủ lực để thị trường vào pha hồi đủ T+, nhà đầu tư nên tiếp tục chờ đợi và quan sát thêm để ra quyết định đầu tư trong thời gian tới.

  • Đóng cửa, VN-Index giảm 36,28 điểm (3,48%) về 1.006,2 điểm, HNX-Index giảm 11,07 điểm (4,82%) còn 218,78 điểm

  • VN-Index đang ở mức thấp nhất 22 tháng, kể từ phiên 2/12/2020.

  • Độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêng về bên bán khi số mã đỏ chiếm 84% trên toàn thị trường, trong đó có hơn 134 mã giảm sàn trên HOSE. Thanh khoản giao dịch trên HOSE loanh quanh mốc 12.800 tỷ đồng, nhỉnh nhẹ so với phiên trước

  • Khối ngoại duy trì mua ròng khi VN-Index có nhịp rơi hơn 36 điểm, tâm điểm VIC, DGC, VNM

  • Phiên 11/10, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 422 tỷ đồng. Trong đó, TCB bị bán ròng tới 76 tỷ đồng. Các mã khác như VHM, VIC, HPG… bị bán ròng trong khoảng 25-30 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, NT2 được mua ròng 5.1 tỷ đồng, là mã được mua ròng mạnh nhất phiên.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Số tài khoản chứng khoán mở mới thấp nhất kể từ tháng 7/2021, giảm 3 tháng liên tục, đạt 102.213 tài khoản. Lần đầu tiên cá nhân nước ngoài đóng tài khoản giao dịch trong 6 năm gần đây

  2. Rớt gần 3.5%, Việt Nam giảm mạnh thứ hai châu Á

  3. SSI Research: Dự báo lợi nhuận quý III của Hòa Phát giảm 80%, Xếp dỡ Hải An và Hoá chất Đức Giang tiếp tục tăng tốc

  4. Hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của một số ngân hàng

  5. HNX công bố 84 cổ phiếu không được cho vay margin gồm SHS, APS, BII, L14…

_

  1. NHNN bơm gần 21.700 tỷ đồng thông qua kênh OMO trong ngày 10/10

  2. Doanh nghiệp BĐS huy động được gần 50.000 tỷ trái phiếu trong 9 tháng, giảm gần 61% so với cùng kỳ năm trước

  3. NHNN dự thảo sửa đổi quy định về quản lý dự trữ ngoại hối, can thiệp thị trường

  4. Lãi suất liên ngân hàng trong gần đây có lúc lập đỉnh 12 năm

_

=> VIỆT NAM

  1. Vốn đầu tư FDI thực hiện trong 9 tháng cao nhất trong 5 năm qua

  2. Xuất khẩu xi măng giảm 28% so với cùng kỳ

  3. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia đạt hơn 4,2 tỷ USD, tăng gần 34%, trong khi xuất khẩu từ Việt Nam đi thế giới tăng 17,2 %

  4. VinFast cam kết bán 100% xe không phát thải từ năm 2035

  5. EVN đề xuất phát triển 4.000 MW điện gió ngoài khơi vịnh Bắc Bộ

  6. Theo Bộ Công thương, tổng vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện từ nay đến 2030 khoảng 90 -128 tỷ USD, tương đương 13 tỷ USD/năm

  7. Hiệp hội Sữa xin nhập khẩu đường, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam nói không thiếu đường

  8. Giá xăng tăng hơn 500 đồng/lít, giá dầu tăng gần 2.000 đồng/lít

  9. Cách nhau một ngày, từ 54 cây xăng hết hàng, TP HCM đã ghi nhận 121 trong tổng 500 cây xăng trên địa bàn thông báo thiếu nguồn hàng để bán, chiếm khoảng 20%. Và người dân tiếp tục phải xếp hàng, chờ đợi để mua được xăng.

  10. 9 tháng đầu năm, Việt Nam chi 6,8 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc chiếm 39% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu.

  11. Tính đến 10/10/2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã bằng cả năm 2021

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 4 liên tiếp sau cảnh báo của CEO JPMorgan, Nasdaq xuống đáy hai năm

  2. Ngành chip bết bát vì chính sách mới của Mỹ: 240 tỷ USD vốn hóa bốc hơi chỉ trong vài ngày, cổ phiếu TSMC, Samsung đồng loạt chạm đáy

  3. Giá cổ phiếu của các nhà sản xuất chip châu Á “lao dốc” trong bối cảnh các nhà đầu tư quan ngại về những biện pháp mới của Mỹ nhằm kiểm soát xuất khẩu.

  4. Tiếp bước phố Wall, sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Á

  5. Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với áp lực tài chính khổng lồ khi quyết tâm theo đuổi chính sách Zero COVID. Đại hội đảng tuần tới có thể là thời điểm phù hợp để Bắc Kinh từ bỏ chiến lược tốn kém này.

  6. Dữ liệu Mỹ sẽ công bố vào thứ Năm (13/10) được dự báo sẽ cho thấy lạm phát tháng 9 ở mức 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn còn rất cao nhưng giảm nhẹ so với mức 8,3% của tháng 8. Lạm phát cơ bản trong tháng 9 dự kiến sẽ tăng lên 6,5%, từ mức 6,3% của tháng 8.

  7. Tesla đạt doanh số bán hàng kỷ lục tại Trung Quốc

  8. Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn

  9. Lo sợ không có điện, nhiều người Anh mua nến tích trữ

  10. Bank of America: Mỹ sẽ sớm mất đi 175.000 việc làm mỗi tháng, rơi vào suy thoái ‘nhẹ’

  11. Pháp chi 100 tỷ euro để hỗ trợ người dân ứng phó lạm phát

  12. Chi tiêu quốc phòng leo thang, đẩy ngân sách Nga vào cảnh mất cân bằng

  13. “Nóng ruột” với chính sách tiền tệ ở Mỹ, bà hoàng cổ phiếu Cathie Wood gửi thư nói “Fed đang mắc sai lầm”

  14. CEO JPMorgan lên tiếng ủng hộ tỷ phú Elon Musk mua lại và thanh lọc Twitter

  15. Châu Phi: Điểm nóng trong cuộc đua giành khoáng sản giữa Bắc Kinh và các cường quốc, nơi nắm giữ nhiều kim loại chiến lược trong quá trình điện khí hóa và chuyển đổi xanh.

  16. Doanh số bán PC trên toàn cầu giảm kỷ lục trong quý III

  17. Ngân hàng Anh mở rộng can thiệp vào TT trái phiếu trong nỗ lực dập tắt biến động

• Nếu bài viết này hữu ích, hãy like và để lại một dấu chấm dưới phần comment, mình sẽ xem đó như một lời cảm ơn

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Thị trường tiền điện tử UAE dự kiến ​​sẽ tăng gấp 10 lần. Theo báo cáo, đã có hơn 1.400 tổ chức đang hoạt động và 7.000 cá nhân làm việc trong lĩnh vực tiền điện tử và công nghệ blockchain ở UAE vào tháng 9 năm 2022.

  2. Dubai đặt mục tiêu nằm trong số 10 thành phố hàng đầu thế giới trong nền kinh tế metaverse, tạo ra 40.000 việc làm ảo và góp phần tạo ra 4 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế của quốc gia trong 5 năm.

  3. Singapore quan tâm đến các hệ thống thanh toán dựa trên blockchain

  4. Coinbase được cấp phép hoạt động hợp pháp tại Singapore

  5. Thiên đường BTC Bồ Đào Nha “đổi ý”, muốn đánh thuế crypto

  6. Vào hôm qua (10/10), nghị viện châu Âu đã thông qua Dự luật “Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa” (MiCA) – khuôn khổ quy định với hy vọng sẽ điều chỉnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số trên toàn khối, sau một quá trình tranh luận và soạn thảo kéo dài hai năm.

_

  1. Giá dầu giảm gần 2% sau 5 phiên tăng liên tiếp, do lo ngại các đám mây bão kinh tế có thể dẫn đến 1 cuộc suy thoái toàn cầu và làm xói mòn nhu cầu nhiên liệu.

  2. Serbia bắt tay với Hungary tìm cách thức mới để nhập dầu Nga

  3. Giữa lúc OPEC+ hứng chịu nhiều chỉ trích vì giảm sản lượng, Tổng thống UAE tới Nga để gặp ông Putin, UAE là một trong các nước đóng vai trò chủ chốt trong việc cắt giảm 2 triệu thùng dầu của OPEC+

  4. Thụy Điển sẽ không chia sẻ kết quả điều tra hiện trường vụ nổ đường ống dẫn Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) với Nga, Thủ tướng Magdalena Andersson thông báo hôm 10-10.

_

  1. Thị trường tiện tệ châu Á giảm khi chủ tịch Fed tiếp tục báo hiệu tăng lãi suất

  2. Đồng baht Thái Lan xuống mức thấp nhất trong 26 năm

  3. USD tăng phiên thứ 4 liên tiếp

  4. Trái ngược với USD, đồng bảng Anh giảm phiên thứ 4 liên tiếp mặc dù Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) mở rộng chương trình hỗ trợ cho thị trường tài chính

  5. Thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế (CNH) mở cửa phiên 10/10 ở mức 7,10 CNY/USD, sau đó giảm xuống 7,157 CNY/USD, thấp hơn 0,4% so với phiên liền trước.

_

  1. Nga có thể chuyển nguồn cung than khỏi châu Âu

  2. Nhờ lượng LNG dồi dào, thời tiết mùa Thu ôn hòa và nhu cầu tiêu thụ giảm rõ rệt, giá khí đốt tại châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, “không nên phấn khích” và châu Âu cần kích hoạt hồi chuông cảnh giác nếu không muốn sa lầy khủng hoảng năng lượng.

  3. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm, do dự báo nhu cầu khí đốt trong 2 tuần tới tăng lấn át sản lượng đạt mức cao kỷ lục.

  4. Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng, do tồn trữ tại các cảng của nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7/2022, điều này cho thấy nhu cầu quặng sắt tăng mạnh.

  5. Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc tính đến ngày 10/10/2022 đạt 131,9 triệu tấn, giảm đều trong 4 tuần qua, khi các nhà sản xuất thép tăng sản lượng, trong bối cảnh nhu cầu thép liên quan đến lĩnh vực xây dựng tăng, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

  6. Giá lúa mì và ngô trên sàn Chicago tăng lên mức cao nhất nhiều tháng, trong bối cảnh lo ngại cuộc xung đột Nga – Ukraine leo thang có thể làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Biển Đen.

Vàng SJC 66.9 tr/lượng

USD 24,070 đồng

Bảng Anh 26,801 đồng

EUR 23,894 đồng

Nguồn: Thông Tô

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ”, giá dầu trượt dốc vì nguy cơ suy thoái toàn cầu

Cả ba chỉ số cùng tụt dốc vào buổi chiều sau khi Thống đốc BOE Andrew Bailey yêu cầu các nhà quản lý quỹ lương hưu của nước này hoàn tất việc tái cân bằng trạng thái đầu tư trước ngày thứ Sáu…

Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York - Ảnh: Reuters.

Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ lại giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (11/10), khi nhà đầu tư hoảng hốt vì những tuyên bố mới của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), đồng thời thận trọng trước thềm báo cáo lạm phát Mỹ. Giá dầu thô cũng giảm khá mạnh vì số ca Covid gia tăng ở Trung Quốc khiến triển vọng kinh tế toàn cầu càng thêm phần u ám.

Lúc đóng cửa, S&P 500 giảm 0,65%, còn 3.588,84 điểm. Nasdaq trượt 1,1%, còn 10.426,19 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của cả hai chỉ số.

Riêng chỉ số Dow Jones tăng 36,31 điểm, tương đương tăng 0,12%, chốt ở 29.239,19 điểm, nhờ hai trụ đỡ là cổ phiếu Amgen và Walgreens Boots Alliance.

Trái phiếu cũng bị bán tháo trong phiên này, khiến lợi suất tăng mạnh. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc lên gần mức chủ chốt 4% và chốt phiên ở mức 3,943%, tăng 5,8 điểm phần trăm so với phiên trước đó.

Cả ba chỉ số cùng tụt dốc vào buổi chiều sau khi Thống đốc BOE Andrew Bailey yêu cầu các nhà quản lý quỹ lương hưu của nước này hoàn tất việc tái cân bằng trạng thái đầu tư trước ngày thứ Sáu tuần này - thời điểm BOE dự kiến hoàn tất chương trình hỗ trợ khẩn cấp đối với thị trường trái phiếu.

Trước đó cùng ngày, Hiệp hội Lương hưu và tiền tiết kiệm cả đời (Pensions and Lifetime Savings Association) của Anh kêu gọi BOE gia hạn chương trình mua trái phiếu cho tới ngày 31/10, thậm chí lâu hơn nữa.

“Nguyên nhân chính khiến thị trường tụt điểm phiên này là tuyên bố của BOE rằng họ sẽ dừng hỗ trợ thị trường trái phiếu sau 3 ngày nữa”, giám đốc phụ trách giao dịch và phái sinh của công ty Charles Schwab, ông Randy Frederick, nhận định với hãng tin Reuters.

Nhà đầu tư cũng đang chờ các báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ để điều chỉnh kỳ vọng vào đường đi lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong đó, báo cáo chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) sẽ được công bố vào ngày thứ Tư và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ được công bố vào ngày thứ Năm. Ngày thị Sáu, thị trường sẽ đón nhận báo cáo về doanh thu bán lẻ tháng 9 tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đường đi lãi suất của Fed sẽ là nhân tố quan trọng quyết định liệu nền kinh tế Mỹ có rơi vào suy thoái hay có thể hạ cánh mềm thành công như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Trong những tuần gần đây, chứng khoán Mỹ đương đầu với áp lực giảm lớn từ chiến dịch tăng lãi suất để chống lạm phát của Fed.

“Đây là một môi trường tồi tệ đối với cổ phiếu, vì nền kinh tế đang suy yếu, triển vọng lợi nhuận bấp bênh, và không biết Fed sẽ thắt chặt tới mức nào. Tâm lý nhà đầu tư đang cực kỳ sợ rủi ro”, Giám đốc đầu tư David Bahnsen của The Bahnsen Group nhận định.

“Chúng tôi tin là Fed sẽ nâng lãi suất thêm 1-2 lần để đưa lãi suất lên 4%, sau đó tạm dừng. Khi đó, Fed sẽ đánh giá về những tổn thất mà nền kinh tế đã phải hứng chịu”, ông Bahsen nói thêm.

CEO Jamie Dimon của ngân hàng lớn nhất Mỹ JPMorgan Chase hôm thứ Hai cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong 6-9 tháng tới. Ông cũng nói S&P 500 có thể giảm thêm 20% nữa tuỳ vào việc Fed có đưa nền kinh tế hạ cánh mềm được hay không.

Ngày thứ Ba, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố một báo cáo trong đó dự báo nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,6% trong năm nay.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 ở Phố Wall sẽ khởi động trong tuần này, với loạt báo cáo của các ngân hàng lớn gồm JPMorgan Chase, Wells Fargo, Morgan Stanley và Citibank dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London giảm 1,9 USD/thùng, tương đương giảm 2%, còn 94,29 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,78 USD/thùng, tương đương giảm 2%, còn 89,35 USD/thùng.

“Tâm lý bi quan đang gia tăng trên thị trường”, chuyên gia Craig Erlam của Oanda phát biểu.

Năm nay, giá dầu Brent đã có lúc đạt mức 147 USD/thùng, cao nhất 14 năm, vì nỗi lo thiếu cung sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra. Nhưng giá dầu hiện đã giảm sâu vì mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lãi suất tăng.

Phiên này, giá dầu còn hứng chịu áp lực khi Trung Quốc tăng cường xét nghiệm Covid ở Thượng Hải và một số thành phố lớn khác do số ca nhiễm mới lại tăng lên. Ngoài ra, đồng USD tăng giá cũng là một nguồn sức ép mất giá đối với “vàng đen”.

Dù vậy, giá dầu đang được nâng đỡ bởi động thái cắt giảm sản lượng khai thác dầu 2 triệu thùng/ngày mà OPEC+ đưa ra trong tuần trước. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga.

Nhà Trắng ngày 11/10 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đánh giá lại mối quan hệ với Saudi Arabia sau quyết định giảm sản lượng của OPEC+.

“Sang năm, thị trường dầu có thể thiếu cung vì việc cắt giảm sản lượng này của OPEC+ có thể kéo dài đến cuối năm 2023”, một báo cáo của Commerzbank nhận định.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ lại “đỏ”, giá dầu trượt dốc vì nguy cơ suy thoái toàn cầu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

8/10 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến thị trường là đến từ nhóm ngành ngân hàng, nhóm ngân hàng giúp VnIndex tăng gần 8 điểm trong khi cả HoSE mớt tăng 12 điểm

Nhịp đập Thị trường 12/10: VN-Index lấy lại sắc xanh

Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư tiếp tục hiện điện trên thị trường trong những phút đầu giao dịch. Tuy nhiên, tình hình có vẻ đã chuyển biến tích cực hơn khi VN-Index lấy lại sắc xanh và đang tăng gần 9 điểm (tính đến 9h40); HNX-Index cũng tăng nhẹ lên trên tham chiếu.

VN30-Index giao dịch tích cực với mức tăng gần 13 điểm. Bên mua cũng chiếm ưu thế lớn trở lại với 22 mã tăng, 7 mã giảm và 1 mã đứng giá. Giao dịch tích cực nhất là các cổ phiếu ngân hàng như ACB, BID, CTG và VCB. Trong khi đó, VIC, VRE, PDR là những mã giảm mạnh nhất rổ.

Về nhóm ngành, chế biến thủy sản đang là một trong những ngành tăng mạnh nhất. Trong đó, FMC leo dốc hơn 4%, hai ông lớn VHC và IDI cùng tăng hơn 2%, mã CMX và ACL cũng nhích nhẹ lên trên tham chiếu.

Ngành vật liệu xây dựng cũng đang giao dịch tích cực. Nhóm cổ phiếu thép đều có mức tăng tương đối tốt như HSG tiến gần 4%, HPG và NKG tăng hơn 2%. Một số cổ phiếu khác như HT1, VCS hay BTS đều hiện sắc xanh tích cực…

IMF cảnh báo ‘điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến’ với kinh tế thế giới

IMF dự báo hơn một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến hai quý tăng trưởng âm liên tiếp trong năm tới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 11/10 công bố Báo cáo Cập nhật Kinh tế Thế giới. Trong đó, tổ chức này tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,7% năm tới, thấp hơn 0,2% so với báo cáo tháng 7.

Trừ khủng hoảng tài chính toàn cầu và đỉnh đại dịch Covid-19, “đây là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2001”, IMF nhận định. Ước tính cho năm nay được giữ nguyên tại 3,1%, giảm so với mức 6% năm ngoái.

“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Và với nhiều người, năm 2023 sẽ như một cuộc suy thoái”, báo cáo cho biết. Trước đó, lời cảnh báo này đã được đưa ra bởi nhiều tổ chức, như Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc cùng các CEO nổi tiếng.

IMF dự báo hơn một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến hai quý tăng trưởng âm liên tiếp. Trong đó, 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ, EU và Trung Quốc – sẽ tiếp tục giảm tốc.

“Năm tới sẽ rất đau đớn”, Pierre-Olivier Gourinchas – kinh tế trưởng của IMF cho biết trên CNBC, “Thế giới sẽ chứng kiến nhiều nơi giảm tốc và nhiều đau thương về kinh tế sẽ diễn ra”.

Trong báo cáo, IMF chỉ ra 3 sự kiện lớn hiện kìm hãm tăng trưởng. Đó là cuộc xung đột Nga – Ukraine, lạm phát và tăng trưởng Trung Quốc chậm lại. Những sự kiện này đang đẩy thế giới vào thời kỳ “biến động” cả về kinh tế, địa chính trị và sinh thái.

Cụ thể, xung đột tại Ukraine vẫn đang “gây bất ổn lớn cho kinh tế toàn cầu”, khi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng năng lượng “trầm trọng” ở châu Âu, đồng thời gây tổn thất lớn cho Ukraine.

Lạm phát toàn cầu được dự báo đạt đỉnh cuối năm 2022, tăng từ 4,7% năm ngoái lên 8,8% năm nay. Lạm phát “sẽ còn giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến”. IMF cũng lưu ý việc các nước thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát và sự tăng giá của USD so với các tiền tệ khác.

Tại Trung Quốc, chính sách Zero Covid và khủng hoảng bất động sản vẫn đang kìm hãm nền kinh tế này. Bất động sản hiện đóng góp 20% GDP Trung Quốc.

Còn với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, IMF cho rằng cú sốc năm 2022 sẽ “xoáy lại các vết thương kinh tế mới được chữa lành một phần sau đại dịch”.

Trong báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu công bố cùng ngày, IMF cũng nhận định “Môi trường toàn cầu đang dễ tổn thương”. Các nhà hoạch định chính sách đang đối mặt với các cú sốc “có thể gây ra mất thanh khoản, bán tháo và mất khả năng thanh toán” trên thị trường.

Nguồn: VnExpress

Nhóm ngân hàng đang kéo VnIndex tăng mạnh

Chỉ mình Vietcombank - Doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường đã kéo Vnindex tăng gần 4 điểm

Điểm chung đó là: TĂNG TRẦN
:point_down::point_down::point_down:

Khối ngoài tập trung mua ròng mạnh gần 1000 tỷ trong phiên hôm nay, 10 cổ phiếu được khối ngoại tập trung mua ròng nhiều nhất đều đang tăng trần

VNDirect: Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn gia tăng, thị trường có thể tiếp tục trầm lắng

## Theo VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý IV/22 đạt mức 58.840 tỷ đồng, (giảm 9,1% so với quý trước; tăng 87,7% so với cùng kỳ). Trong đó, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của ngành bất động sản, tài chính – ngân hàng lần lượt là 34,1% và 32,9%.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý III/2022 giảm mạnh 50,5% so với quý trước và giảm 70,9% so với cùng kỳ, xuống 60.635 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ trái phiếu phát hành riêng lẻ và công chúng lần lượt là 97,4% và 2,6%.

Trong quý III, tài chính ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 82,5% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ, tương đương 48.683 tỷ đồng (giảm 39,5% so với quý trước, giảm 37,9% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong quý đều là các ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (6.867 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông (6.600 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (4.210 tỷ đồng).

Đáng chú ý, nhóm bất động sản chiếm tỷ tọng 13,7% tổng giá trị phát hành riêng lẻ, tương đương 8.091 tỷ đồng (giảm mạnh 45,9% so với quý II/2022, giảm 90,9% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp bất động sản phát hành riêng lẻ nhiều nhất trong quý bao gồm Công ty TNHH No Va Thảo Điền (2.300 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (2.285,6 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Fuji Nutri Food (1.000 tỷ đồng).

Báo cáo của VNDirect cho thấy các tập đoàn đa ngành chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất về giá trị phát hành riêng lẻ với khoảng 1.500 tỷ đồng (giảm 89,5% so với quý II/2022). Công ty chứng khoán này cho biết Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan là doanh nghiệp đa ngành duy nhất phát hành trong quý này.

Các ngành khác chiếm 1,3% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý III, tương đương 758 tỷ đồng (giảm 94% so với quý trước). Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Vinfast phát hành 300 tỷ đồng với kì hạn 3 năm và Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo phát hành 290 tỷ đồng với kì hạn 5 năm.

VNDirect cho biết, ngay từ thời điểm tháng 3/2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chậm lại nhằm chờ đợi Nghị định sửa đổi 153/NĐ-CP/2020 với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như nâng cao chất lượng của thị trường vốn.

Tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 9 tháng ước đạt 248.603 tỷ đồng, giảm 43,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhóm tài chính ngân hàng chiếm 57,7%, nhóm bất động sản chiếm 15,2%, nhóm tập đoàn đa ngành và các nhóm ngành khác chiếm lần lượt 6,3% và 14,5% tổng giá trị trong 9 tháng.

5 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất trong 9 tháng bao gồm 3 ngân hàng và 2 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cụ thể là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (19.872 tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup và các công ty con (16.569 tỷ đồng); Tập đoàn Địa ốc NOVA và các công ty con (15.157 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông (12.300 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Á Châu (10.450 tỷ đồng).

Áp lực trái phiếu đảo hạn gia tăng, thị trường có thể tiếp tục trầm lắng

Theo VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý IV/22 đạt mức 58.840 tỷ đồng, (giảm 9,1% so với quý trước; tăng 87,7% so với cùng kỳ). Trong đó, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của ngành bất động sản, tài chính – ngân hàng lần lượt là 34,1% và 32,9%.

Những con số này chỉ bao gồm các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ năm 2019 tới nay và không bao gồm các doanh nghiệp phát hành đã thực hiện mua lại trái phiếu trước thời gian đáo hạn.

VNDirect ước tính có khoảng 142.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trong 9 tháng năm 2022.

Trong quý IV, bất động sản tiếp tục là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34,1% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riếng lẻ trong quý, tương đương 20.071 tỷ đồng (giảm 40,3% so với quý quý III/2022, tăng 65,2% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp bất động sản có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý IV bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine và các công ty con (3.000 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (3.000 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng).

Tài chính ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 32,9% tổng giá trị đáo hạn trong quý IV/2022, tương đương 19.365 tỷ đồng (giảm 19,4% so với quý III/2022, tăng 130% so với cùng kỳ).

Các tổ chức tài chính có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý IV/22 gồm: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (4.500 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (3.000 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (1.950 tỷ đồng).

Các ngành khác chiếm 33% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý IV/22, đạt 19.404 tỷ đồng (tăng 175,8% so với quý III/2022, tăng 80% so với cùng kỳ). Các doanh nghiệp ngoài nhóm bất động sản và tài chính ngân hàng có giá trị đáo hạn cao nhất gồm Công ty Cổ phần TNHH Sản xuất và Kinh Doanh Vinfast (9.010 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Wealth Power (2.880 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Sovico (2.100 tỷ đồng).

Theo VNDirect, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục trầm lắng trong một vài quý tới. Sự kiện điều tra những sai phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp thể hiện những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc làm trong sạch thị trường vốn.

Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung sửa đổi cho Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ đã chính thức được ban hành. VNDirect cho rằng điều này là một điểm tích cực đối thị trường vốn trong dài hạn vì Nghị định 65 tuy mang định hướng thắt chặt hơn so với nghị định cũ nhưng cũng đã nới lỏng hơn ở một số quy định so với những dự thảo được lấy ý kiến trước đó.

Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cho rằng các thành viên thị trường (doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp tư vấn và nhà đầu tư) cần thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với những quy định mới. Vì vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tiếp tục trầm lắng trong một vài quý tới.

Về phía cung, VNDirect cho rằng tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể phục hồi trở lại từ nửa cuối năm 2023. Nghị định 65 mới cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu nợ.

“Chúng tôi cho rằng đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn, giúp các doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ (theo đúng quy định) vẫn có thể tiếp cận được với kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp”, chuyên gia VNDirect cho biết.

Về phía cầu, công ty chứng khoán này cho rằng số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ điều kiện sẽ sụt giảm trong ngắn hạn.

https://f247.com/news/vndirect-ap-luc-trai-phieu-doanh-nghiep-dao-han-gia-tang-thi-truong-co-the-tiep-tuc-tram-lang-vnfn07223ba3bae44c03867ff89f09164de1

Xả kinh nhở @@

Nông nghiệp BAF: Phó tổng giám đốc bán gần 6,6 triệu cổ phiếu trong 3 phiên
Ông Phan Ngọc Ấn, Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) đã bán thành công gần 6,6 triệu cổ phiếu BAF. Giao dịch đã được thực hiện từ ngày 7/10 đến ngày 11/10 theo phương thức giao dịch/khớp lệnh.

Trước giao dịch, ông Ấn nắm giữ hơn 9 triệu cổ phiếu BAF, tương đương tỷ lệ sở hữu 6,32%. Như vậy, sau giao dịch, ông Ngọc Ấn đã giảm sở hữu tại BAF xuống còn 2,48 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,73% và không còn là cổ đông lớn của công ty.

Trong khoảng thời gian trên, giá cổ phiếu BAF tăng khá mạnh với 2 phiên tăng trần hoặc sát trần, với mức biến động trong khoảng 19.450 – 23.100 đồng/cp. Ước tính, ông Ngọc Ấn đã thu về khoảng 140,4 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu BAF.

Ngoài ông Ấn, cách đó vài ngày, ông Lê Xuân Thọ, thành viên HĐQT BaF cũng đã bán ra 2.075.400 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 2% về còn 0,55% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 4/10 thông qua khớp lệnh thỏa thuận.

Ở chiều ngược lại, trước đó, Siba Holdings - tổ chức có liên quan đến ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT BAF đã đăng ký mua vào 24,6 triệu cổ phiếu BAF theo phương thức khớp lệnh/thoả thuận, dự kiến nâng số lượng nắm giữ từ 29,42 triệu đơn vị lên hơn 54 triệu đơn vị.

Siba Holdings hiện là cổ đông lớn nhất của BaF với tỷ lệ nắm giữ là 20,5%. Nếu gia tăng sở hữu thành công, tỷ lệ nắm giữ sẽ tăng lên 37,65%. Được biết, Siba Holdings chính thức là cổ đông lớn của BAF từ đầu năm 2022.

Về tình hình kinh doanh, luỹ kế 6 tháng, BAF ghi nhận doanh thu đạt 2.969 tỷ đồng, giảm 43,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu mảng kinh doanh nông sản giảm 52,7% so với cùng kỳ do BAF chủ động cắt giảm sản lượng bán hàng nhằm thu hẹp quy mô mảng này, tập trung đầu tư vào hoạt động chăn nuôi.

Mảng 3F ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi, đạt 621 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng 6 tháng đạt 128 tỷ đồng, tương đương giảm 36,5%.

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, lợi nhuận ròng năm 2022 của BAF dự kiến tăng trưởng nhẹ do áp lực chi phí đầu vào, cụ thể dự phóng 5,4% so với cùng kỳ trong năm 2022, nhưng sẽ ghi nhận mức tăng hai con số trong 2023.

VNDirect kỳ vọng hàng hóa toàn cầu trung bình sẽ giữ ở mức giá cao so với năm 2021. Trong khi đó, giá lợn hơi được dự báo sẽ giảm 2,9% so với cùng kỳ vào năm 2022. Do đó, biên lợi nhuận gộp từ mảng trang trại và thực phẩm của BAF sẽ giảm 4,9 điểm % trong 2022.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh 3F sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận gộp từ mảng thức ăn chăn nuôi vào năm 2022, với biên lợi nhuận gộp thấp hơn là 5,4% (dựa trên ước tính của VNDirect). Do đó, biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh 3F được dự báo sẽ giảm khoảng 9,9 điểm % trong năm 2022.

VNDirect kỳ vọng mảng kinh doanh 3F sẽ tăng tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận gộp tổng của BAF từ 55,9% trong năm 2021 lên 75,6% vào năm 2022.

Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp mảng kinh doanh nông sản dự kiến tăng nhẹ 0,9 điểm % lên 3,2% nhờ giá bán cao. Công ty chứng khoán này dự báo biên lợi nhuận gộp của BAF sẽ tăng 4,8 điểm % trong năm 2022 lên 9,4%.

Thêm vào đó, VNDirect dự báo hoạt động kinh doanh 3F sẽ tăng tỷ trọng đóng góp vào tổng lợi nhuận sau thuế của BAF với mức thuế ưu đãi là 15%, nhờ đó giảm mức thuế của BAF từ 17,6% (năm 2021) xuống 16,6% (năm 2022), theo quan điểm của VNDirect.

Nguồn bài viết: Nông nghiệp BAF: Phó tổng giám đốc bán gần 6,6 triệu cổ phiếu trong 3 phiên

EU cấm dầu Nga sẽ gây khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

## Các chuyên gia cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) cấm dầu Nga sẽ gây ra khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Chú thích ảnh

Trạm tiếp nhận của đường ống dẫn dầu Druzhba tại nhà máy lọc dầu Duna ở gần thị trấn Szazhalombatta, Hungary ngày 5/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang oilprice.com, lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga mà châu Âu đưa ra sẽ có hiệu lực vào tháng 12. Đối với các nhà lãnh đạo EU, nhiệm vụ tiếp theo là tìm kiếm nguồn dầu thô mới trước một mùa đông lạnh.

Mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết cấm dầu Nga là một nỗ lực của EU để buộc Nga phải trả giá cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Mặc dù vậy, biện pháp này đang cho thấy phản tác dụng vì tiền bán dầu của Nga đã tăng hàng chục tỷ USD nhờ bán dầu cho châu Á khi giá năng lượng tăng vọt.

Các nhà lãnh đạo EU đã tăng cường nỗ lực chuyển từ mua năng lượng của Nga sang mua của các nước giàu năng lượng khác, mặc dù họ có thể thấy khó khăn khi tăng nhập khẩu năng lượng do năng lực sản xuất dự phòng còn hạn chế trên toàn thế giới.

Ông Monica Malik, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi, nói rằng các quốc gia vùng Vịnh như Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất sẽ không thể tăng sản lượng để thay thế dầu Nga ở châu Âu.

Sau cùng, thế giới đang chuyển sang thị trường dầu mỏ hạn hẹp hơn nhiều trong thời gian còn lại của năm sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng. Điều này có thể vô tình thúc đẩy một siêu chu kỳ định giá khi giá dầu Brent tiến gần tới 100 USD/thùng.

Vậy châu Âu sẽ lấy dầu thô ở đâu trong mùa đông này nếu năng lực sản xuất trên toàn thế giới bị hạn chế? Nếu không có năng lực sản xuất dự phòng trên thế giới, các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp khó khăn trong tìm nguồn dầu thô vì sản lượng không thể tăng nhanh.

Bà Helima Croft, Giám đốc điều hành tại RBC Capital Markets, cảnh báo: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ”.

Bà Croft lo ngại sẽ có phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu khi các lệnh trừng phạt Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Điều này có thể buộc một số chính phủ EU phải tập trung làm cho giá cả giảm. Bà cũng cho biết khả năng Mỹ thực hiện các thỏa thuận với Venezuela hoặc Iran để bù đắp cuộc khủng hoảng năng lượng là khó có thể xảy ra.

Một nhà ngoại giao hàng đầu của EU thừa nhận: “Sự thịnh vượng của chúng ta dựa trên nguồn năng lượng giá rẻ đến từ Nga”.

An ninh năng lượng của châu Âu đang gặp khó khăn nghiêm trọng khi mùa lạnh gần đến. Vấn đề với năng lực sản xuất toàn cầu hạn chế và chi phí năng lượng cao hơn sẽ chỉ gây căng thẳng cho châu Âu. Mùa đông năm nay, có nguy cơ mất điện trên toàn khối do nguồn cung cấp năng lượng từ Nga bị cạn kiệt và không có khả năng tăng nhanh nhập khẩu từ nước ngoài. Anh đã cảnh báo về kịch bản này vài ngày trước.

Nguồn bài viết: EU cấm dầu Nga sẽ gây ra khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ | baotintuc.vn

Tin thế giới 13-10: LHQ lên án Nga sáp nhập 4 vùng của Ukraine; ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ tiền

TTO - Liên Hiệp Quốc lên án động thái sáp nhập 4 khu vực Ukraine của Nga; Tổng thống Ukraine kêu gọi thêm hỗ trợ tài chính; Cộng hòa Czech đóng biên với người Nga có thị thực Schengen… là một số tin tức đáng chú ý ngày 13-10.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc - Ảnh: EPA-EFE

*** Liên Hiệp Quốc lên án động thái sáp nhập bốn khu vực Ukraine của Nga.** Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án việc sáp nhập của Nga đối với bốn khu vực ở Ukraine. Đại hội đồng kêu gọi tất cả các nước không công nhận động thái này.

Theo Hãng tin Reuters, 143/193 quốc gia thành viên Đại hội đồng đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết tái khẳng định chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine theo biên giới được quốc tế công nhận.

Bốn quốc gia bỏ phiếu phản đối nghị quyết trên là Syria, Nicaragua, Triều Tiên và Belarus. 35 quốc gia khác bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc, và những quốc gia còn lại không bỏ phiếu.

*** Tổng thống Ukraine kêu gọi thế giới tăng cường hỗ trợ tài chính.** Ngày 12-10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế tăng cường hỗ trợ tài chính, khẳng định quốc gia của ông cần nhiều tiền hơn để xây dựng lại các trường học và nhà cửa bị phá hủy sau nhiều tháng xung đột.

Phát biểu trực tuyến trước các bộ trưởng tài chính tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở thủ đô Washington của Mỹ, ông Zelensky cho biết Ukraine cần khoảng 55 tỉ USD để tái thiết. Trong đó, 38 tỉ USD để bù đắp thâm hụt ngân sách ước tính trong năm tới và thêm 17 tỉ USD khác để bắt đầu xây dựng lại cơ sở hạ tầng quan trọng.

*** Pháp, Canada công bố hỗ trợ mới nhất cho Ukraine.** Canada thông báo sẽ cung cấp hơn 34,06 triệu USD viện trợ quân sự mới để hỗ trợ Ukraine. Gói hỗ trợ bao gồm đạn pháo, liên lạc vệ tinh, quần áo mùa đông và camera bay không người lái, cùng các hỗ trợ khác.

Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết quốc gia của ông sẽ cung cấp các hệ thống radar và phòng không cho Ukraine trong những tuần tới, đặc biệt là để giúp Ukraine tự chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

*** Nga phản đối cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật Bản.** Nga thông báo đã phản đối Đại sứ quán Nhật Bản về cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản và Mỹ trong tuần này. Matxcơva nói rằng các hệ thống tên lửa HIMARS đã được bắn gần biên giới của Nga.

“Chúng tôi coi các cuộc tập trận quân sự diễn ra như một thách thức đối với việc đảm bảo an ninh cho khu vực Viễn Đông của đất nước chúng tôi, đồng thời kiên quyết yêu cầu ngừng ngay lập tức các hành động như vậy”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Cơ quan này cũng cho biết đã cảnh báo Nhật Bản về “các biện pháp đáp trả thích hợp nhằm ngăn chặn các mối đe dọa quân sự đối với Nga”.

Tin thế giới 13-10: LHQ lên án Nga sáp nhập 4 vùng của Ukraine; ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ tiền - Ảnh 3.

Một nơi trú ẩn dành cho người di cư ở thành phố Las Cruces, bang New Mexico, Mỹ, ngày 21-9 - Ảnh: REUTERS

*** Mexico hạn chế nhập cư không giấy tờ trước bầu cử Mỹ.** Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador thông báo chính phủ của ông đang nỗ lực để ngăn chặn tình trạng nhập cư không có giấy tờ trước cuộc bầu cử Mỹ, để đất Mexico không bị lôi kéo vào vòng xoáy chính trị của nước láng giềng.

Theo ông Lopez Obrador, chính quyền Mexico đã hỗ trợ đăng ký gần 6.000 người di cư không có giấy tờ vào nước này trong ngày 7-10 và 8-10. Ông cho biết các chính sách nhập cư của Mexico không thay đổi, nhưng nhấn mạnh rằng điều quan trọng là họ không bị cuốn vào tranh luận xoay quanh cuộc bầu cử của Mỹ.

*** Cộng hòa Czech đóng biên với công dân Nga có thị thực Schengen.** Ngày 12-10, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech thông báo chính phủ nước này quyết định từ chối nhập cảnh đối với công dân Nga có thị thực Schengen hợp lệ do các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cấp với mục đích du lịch, thể thao hoặc văn hóa kể từ ngày 25-10.

Với quy định mới, Cộng hòa Czech sẽ trở thành nước tiếp theo ở châu Âu, sau các quốc gia Baltic và Phần Lan, đóng cửa biên giới đối với du khách Nga.

Tin thế giới 13-10: LHQ lên án Nga sáp nhập 4 vùng của Ukraine; ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ tiền - Ảnh 4.

Đường ống dẫn khí đốt Hy Lạp - Bulgaria (IGB) ở Komotini, Hy Lạp - Ảnh: REUTERS

*** EU đồng thuận mua chung khí đốt.** Ngày 12-10, Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Czech Jozef Sikela thông báo các bộ trưởng năng lượng EU đã đạt thỏa thuận về việc mua chung khí đốt trước mùa hè 2023, tăng cường đoàn kết và tiết kiệm năng lượng, đồng thời nhất trí với kiến nghị cần phải ngăn chặn tác động của giá khí đốt lên giá điện.

Theo Hãng tin Reuters, bộ trưởng công thương Cộng hòa Czech, quốc gia đang giữ ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, thừa nhận mỗi nước thành viên đều có những ý tưởng riêng về các biện pháp ứng phó, cũng như có điều kiện và lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều cần làm hiện nay là giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng.

*** Bệnh đậu mùa khỉ vượt 70.000 ca trong năm nay.** Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố số ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu hiện đã vượt 70.000 trong năm nay, trong đó có 26 ca tử vong.

WHO xác nhận số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trong tuần trước đã gia tăng tại một số quốc gia ở châu Mỹ. Tổ chức này cảnh báo việc số ca bệnh mới trên toàn thế giới tăng chậm lại hiện nay có thể trở thành thời điểm “nguy hiểm nhất” trong đợt bùng phát dịch lần này.

Mạo hiểm

Góc ảnh 13-10

Lính cứu hỏa (phải) theo dõi nhà leo núi Alain Robert, còn được gọi là Người nhện Pháp, khi đang leo lên tháp Montparnasse cao 210m ở thủ đô Paris vào ngày 12-10-2022 - Ảnh: AFP

Nguồn bài viết: Tin thế giới 13-10: LHQ lên án Nga sáp nhập 4 vùng của Ukraine; ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ tiền - Tuổi Trẻ Online

Gần 6.000 tỷ đồng tiền gửi quay lại SCB trong một ngày

Số liệu này được SCB thống kê trên toàn hệ thống trong ngày 12/10, sau thông điệp của Ngân hàng Nhà nước và đợt tăng lãi suất huy động cao gần đây.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết trong ngày 12/10, lượng tiền khách hàng gửi trở lại ngân hàng đã đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức hơn 1.600 tỷ đồng trong ngày trước đó.

Thực tế, đây là số liệu được SCB thống kê trên toàn hệ thống trong ngày 12/10 và báo cáo về NHNN.

Trước đó, đại diện SCB cho biết thời gian qua nhà băng này liên tục vướng vào các tin đồn thất thiệt, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước có thông điệp trấn an người dân và ngân hàng triển khai các chương trình tăng lãi suất huy động, số lượng khách hàng đến gửi tiền đã tăng lên.

Thông tin về hoạt động của SCB hiện nay, vị đại diện cho biết sau 1-2 ngày chịu ảnh hưởng từ các tin đồn, hoạt động của các phòng giao dịch, chi nhánh trên toàn quốc đã trở lại bình thường. Hiện tượng khách hàng tới rút tiền đã giảm đáng kể, thay vào đó, với các chương trình ưu đãi lãi suất, SCB đã ghi nhận lượng khách hàng tới gửi tiền tăng cao.

Trước đó, lượng lớn người dân đã tìm tới SCB để rút tiền khi các tin đồn thất thiệt về ngân hàng này xuất hiện. NHNN sau đó đã áp dụng nhiều giải pháp giúp thiết lập lại hoạt động ổn định cho SCB.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng lên tiếng khẳng định những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng ở Việt Nam từ trước đến nay, bao gồm SCB, đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp.

Bên cạnh thông điệp từ NHNN, việc dòng tiền gửi tăng trở lại tại SCB cũng đến từ việc nhà băng này đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi trong những ngày gần đây.

Dù là một trong những ngân hàng có biểu lãi suất tiền gửi cao nhất hệ thống ngân hàng, ngày 8/10 vừa qua, SCB vẫn điều chỉnh tăng lãi suất một số kỳ hạn thêm 1 điểm % so với trước đó, đưa lãi suất tiền gửi cao nhất lên mức 8,9%/năm cho kỳ hạn 36 tháng (gửi online).

Trong khi đó, các kỳ hạn gửi 6-11 tháng cũng có lãi suất rất cao, lên tới 7,95-8,45%/năm và các kỳ hạn gửi dưới 6 tháng đều được hưởng lãi suất kịch trần 5%/năm.

Đến ngày 12/10, nhà băng này tiếp tục thông báo áp dụng chương trình ưu đãi lãi suất tiền gửi với việc tặng coupon lãi suất 0,5 điểm % cho khách gửi tại quầy theo tất cả hình thức lĩnh lãi. Các kỳ hạn được ưu đãi lãi suất cộng thêm là 6-11 tháng, với các khoản tiền gửi phát sinh từ ngày 12/10 đến hết 31/10.

Hiện lãi suất tiền gửi online kỳ hạn 11 tháng của ngân hàng này ở mức 8,45%/năm. Khi tính thêm coupon lãi suất, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhất là 8,95%/năm.

Sau cộng lãi suất, khách hàng gửi tiền tại SCB có thể nhận lãi cao nhất lên đến 9,35%/năm cho kỳ hạn 36 tháng và gửi 12 tháng là 9%/năm.

SCB cho biết các ưu đãi lãi suất này có giá trị từ ngày nắm giữ đến hết 31/12 và áp dụng một lần cho mỗi khách hàng trên một tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng.

Tuy nhiên, ưu đãi lãi suất sẽ mất đi nếu khách tất toán trước hạn tiền gửi. Với các trường hợp gửi tiền theo hình thức lĩnh lãi trước, lĩnh lãi định kỳ, khi rút vốn trước hạn, khách hàng sẽ phải hoàn trả phần ưu đãi đã nhận của các kỳ trước đó (nếu có).

Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu tài khoản tiền gửi đã áp dụng ưu đãi lãi suất, người nhận sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi này theo quy định.

Biên bản họp của Fed: Các quan chức bất ngờ trước đà tăng của lạm phát

Các quan chức Fed cảm thấy bất ngờ về nhịp độ tăng của lạm phát và báo hiệu sẽ giữ lãi suất cao cho tới khi giá cả hạ nhiệt, theo biên bản họp tháng 9 của Fed.

Trong cuộc bàn luận trước khi quyết định nâng 75 điểm cơ bản, các thành viên Fed lưu ý lạm phát đang tác động nặng nề tới những người dân có thu nhập thấp. Họ nhấn mạnh lãi suất cao sẽ phải được duy trì cho tới khi lạm phát có dấu hiệu thuyên giảm.

“Các thành viên cho rằng Ủy ban cần phải hành động và sau đó duy trì lập trường chính sách theo hướng kìm hãm kinh tế để đạt mục tiêu toàn dụng nhân công và ổn định giá cả”, trích từ biên bản họp.

Các quan chức lưu ý thêm lạm phát tới nay “vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt… Họ cho rằng phải tiếp tục nâng lãi suất để đạt được mục tiêu”.

Một điểm đáng chú ý trong biên bản họp lần này là tín hiệu Fed có thể giảm nhịp độ nâng lãi suất nếu thị trường tài chính biến động mạnh.

“Một vài thành viên lưu ý trong bối cảnh kinh tế và tài chính thế giới cực kỳ bất ổn, điều quan trọng là phải điều chỉnh nhịp độ thắt chặt chính sách tiền tệ cho phù hợp với mục tiêu giảm thiểu rủi ro xảy ra tác động bất lợi với triển vọng kinh tế”, trích từ biên bản họp.

Cho tới nay, dữ liệu cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn quá lớn. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed – tăng 6.2% so với cùng kỳ trong tháng 8/2022. Trong ngày 12/10, Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 tăng 0.4% so với tháng trước.

“Các thành viên nhận thấy lạm phát vẫn ở mức cao không thể chấp nhận được”, trích từ biên bản họp của Fed. “Các thành viên cho rằng dữ liệu lạm phát gần đây thường cao hơn kỳ vọng và lạm phát cũng giảm chậm hơn dự báo của Fed”.

Tuy vậy, các quan chức Fed vẫn lạc quan cho rằng các chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp hạ nhiệt thị trường lao động và giá cả hàng hóa. “Các thành viên Fed cho rằng áp lực lạm phát sẽ giảm dần trong những năm tới”, trích từ biên bản họp.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Hàng tỷ cổ phiếu nhà băng sắp tung ra thị trường

(ĐTCK) Với các kế hoạch tăng vốn lớn ồ ạt triển khai, sàn chứng khoán chuẩn bị đón thêm hàng tỷ cổ phiếu sắp được niêm yết bổ sung.

Nhiều hình thức phát hành cổ phiếu

SHB (mã chứng khoán SHB) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2022.

Theo đó, Ngân hàng sẽ chào bán hơn 533 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện quyền là 100:20 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách có quyền mua 20 cổ phiếu mới). Giá chào bán dự kiến là 12.500 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được từ đợt chào bán là 6.667 tỷ đồng, SHB sẽ sử dụng 6.257 tỷ đồng để mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp và dùng 410 tỷ đồng để cho vay cá nhân, dự kiến giải ngân từ quý IV/2022 đến quý II/2023.

Bên cạnh đó, SHB sẽ phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện 15%.

Ngoài ra, SHB sẽ phát hành 45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được từ đợt chào bán cho người lao động dự kiến là 451,2 tỷ đồng sẽ dùng để mở rộng quy mô cho vay của Ngân hàng, chủ yếu cho vay doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện 3 phương án trên, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 26.674 tỷ đồng lên 36.459 tỷ đồng.

Tương tự, OCB (mã chứng khoán OCB) vừa công bố việc triển khai tăng vốn điều lệ từ hơn 13.698 tỷ đồng lên hơn 17.808 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành 30% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Hội đồng quản trị OCB kỳ vọng, việc này sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính, tăng trưởng quy mô và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Trong khi đó, ABBank (mã chứng khoán ABB) chuẩn bị tăng vốn điều lệ từ 9.409 tỷ đồng lên 10.400 tỷ đồng, thông qua chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, sau khi đã sử dụng một phần để phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35% vào ngày 11/2/2022.

Sau khi hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, ABBank dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP trong quý IV/2022. Số vốn tăng thêm sẽ được bổ sung quy mô vốn hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, đầu tư công nghệ…

Đối với MSB (mã chứng khoán MSB), ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 30%. Ngân hàng sẽ phát hành 458,25 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tổng giá trị theo mệnh giá là 4.582,5 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ từ 12.275 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là 10/10/2022, ngày đăng ký cuối cùng là 11/10/2022.

MSB cho biết, việc tăng vốn sẽ giúp Ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và đáp ứng kế hoạch tăng trưởng.

Eximbank (mã chứng khoán EIB) cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.355 tỷ đồng lên hơn 14.814 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Tăng vốn điều lệ là cần thiết

Từ đầu năm 2022 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 ngân hàng thương mại cổ phần.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, việc tăng vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 7/2022, vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần (không gồm 4 ngân hàng có vốn nhà nước chi phối) đạt 416.900 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 7.488.200 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 đạt 5.513.400 tỷ đồng, dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 4.686.600 tỷ đồng.

Với khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn cho Agribank; đã đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến về phương án tăng vốn BIDV (mã chứng khoán BID), VietinBank (mã chứng khoán CTG) và Vietcombank (mã chứng khoán VCB).

BIDV có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng, lên 61.208 tỷ đồng; Vietcombank có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm gần 8.566 tỷ đồng, lên 55.891 tỷ đồng; VietinBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 5.694 tỷ đồng, lên 53.751 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 7/2022, vốn điều lệ của nhóm Big 4 (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) là 180.300 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 7.060.300 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 đạt 5.618.200 tỷ đồng, dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 5.151.400 tỷ đồng.

Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết, giúp củng cố tiềm lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR), đáp ứng kế hoạch tăng trưởng liên tục hàng năm. Tăng vốn cũng là nhiệm vụ thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Theo đề án, đến năm 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu là 15.000 tỷ đồng.

Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings cho rằng, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh những năm gần đây, đòi hỏi các ngân hàng phải mở rộng quy mô vốn, đảm bảo các tỷ lệ về an toàn.

“Cả hệ thống sẽ cần bổ sung vốn lên tới 10,7 tỷ USD (tương đương 2,9% GDP) để đảm bảo khoản dự phòng rủi ro cho khoản vay có vấn đề và duy trì hệ số CAR ở mức 10%”, Fitch Ratings nhận định.

Áp lực lên giá cổ phiếu

Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI kỳ vọng, kế hoạch tăng vốn lớn sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu ngân hàng và mở ra cơ hội cho các ngân hàng tiếp tục được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại, nguồn cung cổ phiếu tăng mạnh sẽ tạo áp lực lên sức cầu, nhất là khi thị trường chứng khoán có diễn biến giảm điểm. So với mức đỉnh năm 2022, chỉ số VN-Index hiện giảm 27%, trong khi giá nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm 30 - 40% như TCB, MSB, HDB, VPB, TPB, VIB, KLB…, thậm chí giảm 50% như SHB, OCB, CTG, STB, ABB… Một số mã giảm xuống dưới mệnh giá như VBB, ABB, VAB.

Bên cạnh áp lực nguồn cung gia tăng, giá cổ phiếu ngân hàng lao dốc do nhiều nhà đầu tư e ngại nguy cơ nợ xấu ngân hàng gia tăng, khả năng biên lãi ròng thu hẹp do phải tăng lãi suất huy động, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bị cơ quan quản lý kiểm soát chặt hơn…

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, người sáng lập Công ty cổ phần FIDT, ngành ngân hàng đang có mức định giá P/B quanh 1 lần, tức thị giá cổ phiếu tương đương giá trị sổ sách. Thị giá hiện nay đã chiết khấu phần lớn rủi ro về nợ xấu, lãi suất tăng và dấu hiệu suy giảm tăng trưởng lợi nhuận. Vùng giá hiện tại có thể coi là vùng đáy, song nhà đầu tư vẫn cần lựa chọn kỹ cổ phiếu ngân hàng và đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn.

BAF ngược dòng tăng trần nhiều phiên: Loạt lãnh đạo cấp cao cùng bán ra hàng chục triệu cổ phiếu, “bỏ túi” cả trăm tỷ đồng

BAF ngược dòng tăng trần nhiều phiên: Loạt lãnh đạo cấp cao cùng bán ra hàng chục triệu cổ phiếu, “bỏ túi” cả trăm tỷ đồng

Động thái bán ra đồng loạt của lãnh đạo diễn ra khi mã BAF kịch trần bất chấp thị trường chung đỏ lửa. Ngay phiên sáng nay 12/10, BAF nhanh chóng tăng trần và giao dịch tại mức 24.600 đồng/cp – tăng tổng cộng gần 19% chỉ trong 3 phiên, thanh khoản không quá nổi trội.

Loạt lãnh đạo cấp cao CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) đồng loạt bán ra cổ phiếu BAF. Đáng chú ý, đà bán diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu tăng trần đầy “bất ngờ” trong bối cảnh thị trường chung hứng chịu cơn bão giảm điểm, có lúc nhúng dưới mốc 1.000 điểm.

Cụ thể, ông Phan Ngọc Ấn - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty - vừa bán thành công gần 6,6 triệu cổ phiếu BAF. Giao dịch thực hiện từ ngày 7-11/10/2022, thông qua phương thức khớp lệnh. Theo đó, ông Ấn giảm mạnh sở hữu tại BAF từ 6,32% xuống còn 1,73% vốn. Chiếu theo mức giá quân bình trong khoảng thời gian giao dịch là 23.100 đồng/cp, lãnh đạo này dự đã “bỏ túi” 152,5 tỷ đồng.

Một Thành viên HĐQT khác là ông Lê Xuân Thọ cũng vừa bán thành công gần như toàn bộ hơn 2 triệu cổ phiếu BAF đang nắm giữ. Giao dịch diễn ra ngày 4/10/2022, thông qua khớp lệnh thoả thuận. Theo đó, ông Thọ đã giảm sở hữu tại BAF từ mức 2% xuống chỉ còn 0,55% vốn. Tạm tính theo mức giá ngày 4/10 của BAF tại mức 21.050 đồng/cp, ông Thọ dự đã thu về hơn 42 tỷ đồng.

Đáng chú ý, bà Bùi Hương Giang - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc - thậm chí đăng ký bán đến 14 triệu cổ phiếu BAF. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 30/9-28/10/2022, thông qua phương thức khớp lệnh/thoả thuận. Nếu thành công, Tổng Giám đốc sẽ giảm sở hữu tại BAF từ mức 13,25% xuống còn 3,6% vốn. Tạm tính theo mức giá hiện tại là 24.500 đồng/cp, bà Giang dự thu về đến 343 tỷ đồng.

BAF ngược dòng tăng trần nhiều phiên: Loạt lãnh đạo cấp cao cùng bán ra hàng chục triệu cổ phiếu, “bỏ túi” cả trăm tỷ đồng - Ảnh 1.

Động thái bán ra đồng loạt của lãnh đạo diễn ra khi mã BAF lội ngược dòng liên tục những phiên qua, thậm chí kịch trần bất chấp thị trường chung đỏ lửa. Ngay phiên sáng nay 12/10, BAF nhanh chóng tăng trần và giao dịch tại mức 24.600 đồng/cp – tăng tổng cộng gần 19% chỉ trong 3 phiên, thanh khoản không quá nổi trội.

Động thái gây chú ý của cổ phiếu BAF diễn ra sau chia sẻ của Chủ tịch Trương Sỹ Bá về mảng chăn nuôi heo của mình. Cụ thể, Chủ tịch BAF tiết lộ công thức dinh dưỡng trong chăn nuôi độc quyền, chỉ sản xuất để cung cấp cho đàn heo nuôi trong nội bộ và không bán thương mại ra ngoài thị trường. Heo của BAF có thể gọi là heo ăn chay!

Đặc biệt, chia sẻ của ông Sỹ Bá đã gây hiệu ứng mạnh, giữa bối cảnh câu chuyện nuôi heo đang trở thành đề tài bàn tán xôn xao, sau thông tin ra mắt Heo ăn chuối HAGL của bầu Đức.

Bên cạnh BAF, ông Trương Sỹ Bá còn đang làm Chủ tịch HĐQT tại Siba Holdings (trong đó ông Bá nắm 98% Siba Holdings). Ông Bá đồng thời là Chủ tịch HĐQT của tập đoàn Tân Long – Doanh nghiệp chuyên về cung ứng và sản xuất nguyên liệu Thức ăn chăn nuôi; Chăn nuôi; Sản xuất – Kinh doanh Gạo…

Hồi đầu năm nay, Siba Holdings chính thức trở thành cổ đông lớn của BAF khi hoàn tất mua gần 16 triệu cổ phiếu và nắm giữ 20,5% cổ phần BAF. Mới đây, Siba Holdings vừa mua đăng ký mua thêm gần 25 triệu cổ phiếu BAF. Nếu thành công, Siba Holdings dự tăng sở hữu tại BAF lên 37,65% vốn, tương đương hơn 54 triệu cổ phần.

Mỹ: Khi quan chức chính phủ ‘lướt’ chứng khoán

TTO - Báo Wall Street Journal (WSJ) đã phát hiện hàng ngàn nhân viên và quan chức liên bang Mỹ giao dịch cổ phiếu của những công ty mà cơ quan họ đang quản lý, và giá cổ phiếu công ty ấy tăng hay giảm sẽ tùy vào quyết định của chính họ.

Mỹ: Khi quan chức chính phủ lướt chứng khoán - Ảnh 1.

Báo WSJ phát hiện các xung đột lợi ích khi nhân viên liên bang Mỹ mua bán cổ phiếu của những công ty do cơ quan mình quản lý - Ảnh: WSJ

Hơn 2.600 quan chức thuộc các cơ quan từ Bộ Thương mại cho đến Bộ Tài chính, thuộc cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ, đã đầu tư vào cổ phiếu của các công ty đang vận động hành lang những bộ này để hưởng những chính sách có lợi.

Con số đó tương đương hơn 1/5 số nhân viên cấp cao tại 50 cơ quan liên bang mà WSJ điều tra.

Xung đột lợi ích

WSJ đã thu thập và phân tích hơn 31.000 bảng khai tài chính của khoảng 12.000 nhân viên cấp cao, nhân viên chính trị và những người được tổng thống bổ nhiệm trong giai đoạn từ 2016 - 2021.

Các tài liệu bao gồm thông tin về khoảng 850.000 tài sản tài chính và hơn 315.000 giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và quỹ của các quan chức này cùng vợ/chồng hoặc con cái họ.

Điều tra phát hiện nhiều trường hợp xung đột lợi ích, dù một số chọn đầu tư thông qua cố vấn.

Chẳng hạn, một quan chức cấp cao của Cơ quan Bảo vệ môi trường, người ngồi ghế đầu trong các cuộc thảo luận về quy định môi trường liên quan năng lượng, lại mua cổ phiếu dầu và khí đốt trị giá hàng chục ngàn USD. Trả lời về vấn đề này hồi tháng 9-2022, vị quan chức khẳng định không biết gì về các khoản đầu tư.

Hay một quan chức khác ở Bộ Quốc phòng đã mua cổ phiếu của nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin năm lần trước khi công ty này giành được hợp đồng trị giá 1 tỉ USD đóng máy bay chiến đấu F-35 cho Lầu Năm Góc.

Giá cổ phiếu của công ty tăng 1,1% sau khi gói thầu được công bố. Còn quan chức này, thuộc bộ phận kiểm tra các máy bay, phủ nhận việc đã biết trước thông tin hợp đồng. WSJ cũng phát hiện thấy, trong Bộ Quốc phòng Mỹ, hầu hết nhân viên đều đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc bất chấp căng thẳng giữa hai nước.

Một trường hợp khác là lãnh đạo phòng kế hoạch của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) có hàng chục ngàn USD cổ phiếu của các công ty thực phẩm và dược phẩm gồm Pfizer và Takeda. Tất cả đều trong danh sách mà FDA cấm nhân viên mua.

Quyền lực ngầm

Những quan chức này hầu như không được công chúng biết đến, và các khoản đầu tư của họ cũng không gây chú ý như đối với các chính trị gia.

Nhưng họ lại có sức ảnh hưởng rộng lớn. “Các quan chức liên bang nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng to lớn với những thứ tác động đến đời sống hằng ngày của người Mỹ như sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm, quan hệ ngoại giao và điều tiết thương mại” - ông Don Fox, một luật sư và cựu tổng cố vấn tại Cơ quan Giám sát các quy tắc xung đột lợi ích của Mỹ, nhận định.

Trong khi đó, việc quản lý các nhân viên này lại có nhiều chỗ sơ hở. Luật của Mỹ chỉ quy định chung cấm các nhân viên liên quan đến những lĩnh vực xung đột lợi ích, yêu cầu các nhân viên cấp cao công khai tài chính.

Dù vậy, các bản khai tài chính của họ chỉ được công khai khi có yêu cầu và hầu hết các cơ quan cũng không có cách xác minh những bản khai đó.

Luật Mỹ chủ yếu giao lại cho các cơ quan tự quyết những quy định chống xung đột lợi ích và nhiều nơi cũng đã cấm nhân viên mua cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực họ quản lý. Nhưng việc giám sát chuyện này lại lỏng lẻo.

Các chuyên viên giám sát đạo đức trong công ty thường chỉ báo lại việc xung đột lợi ích cho tổng thanh tra để trình lên Bộ Tư pháp nếu tìm thấy bằng chứng. Nhưng theo WSJ, báo cáo cho thấy những văn phòng này rất hiếm khi điều tra xung đột tài chính.

Các điểm chính trong điều tra của WSJ

• Trong khi chính phủ tăng cường giám sát các hãng công nghệ lớn, hơn 1.800 quan chức liên bang đã báo cáo sở hữu hoặc giao dịch cổ phiếu của ít nhất một trong bốn ông lớn công nghệ là Facebook, Google, Apple và Amazon.

• Hơn 50 quan chức tại năm cơ quan, bao gồm Ủy ban Thương mại liên bang và Bộ Tư pháp, đã giao dịch cổ phiếu của các công ty ngay trước khi cơ quan của họ công bố có hành động chống lại những công ty đó.

• Hơn 200 quan chức cấp cao của Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) đã đầu tư vào các công ty đang vận động hành lang cơ quan này. Mỗi năm, các nhân viên EPA và gia đình mua từ 400.000 USD đến gần 2 triệu USD cổ phiếu của các công ty dầu khí.

• Tại Bộ Quốc phòng, các quan chức trong văn phòng thư ký mua từ 1,2 - 3,4 triệu USD cổ phiếu của các công ty hàng không và quốc phòng mỗi năm. Một số nắm giữ cổ phần của các công ty Trung Quốc mà Mỹ đang cân nhắc cho vào danh sách đen.

• Khoảng 70 quan chức liên bang sử dụng các kỹ thuật tài chính rủi ro hơn như bán khống và giao dịch quyền chọn đối với một số giao dịch có giá trị từ 5 - 25 triệu USD.

• Khi việc nắm giữ tài chính gây ra xung đột, các cơ quan đôi khi phớt lờ các quy tắc, cho phép các quan chức giữ cổ phiếu xung đột với chức năng nhiệm vụ của cơ quan họ.

Nguồn bài viết: Mỹ: Khi quan chức chính phủ 'lướt' chứng khoán - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Lãi đậm nửa đầu năm, cổ phiếu SRA vẫn bị cắt margin trên HNX

Trên thị trường, cổ phiếu SRA là mã có thanh khoản ổn định với trung bình hơn 320.000 đơn vị được khớp lệnh/phiên.

CTCP Sara Việt Nam (Mã SRA - HNX) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022.

Đáng nói, doanh nghiệp công bố tình hình kinh doanh chậm 1 tháng kể từ ngày hết hạn công bố đồng thời cổ phiếu SRA cũng vừa bị đưa vào diện kiểm soát ngày 12/10 do tình trạng nêu trên.

Nửa đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 67,7 tỷ đồng - tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận sau thuế tăng mạnh hơn cùng kỳ (với 120%) giúp công ty thu về hơn 30,4 tỷ đồng. Biên lãi ròng đạt 45%.

Ghi nhận đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của SRA ở mức 652 tỷ đồng; nợ phải trả dù tăng hơn 3 lần so với đầu năm lên mức 25,5 tỷ đồng song vẫn ở mức thấp; vốn chủ sở hữu tăng lên mức 627 tỷ đồng bao gồm hơn 186 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trên thị trường, cổ phiếu SRA là mã có thanh khoản ổn định với trung bình hơn 320.000 đơn vị được khớp lệnh/phiên.

Tuy nhiên, thị giá của mã lao dốc trong 2 tháng trở lại đây. Từ mức 7.800 đồng (phiên 9/8), kết phiên 13/10, thị giá của mã giảm 4,45% về còn 4.300 đồng - tương ứng mức giảm 55%.

Một tháng rưỡi trở lại đây, xu hướng giao dịch chủ đạo tại SRA chủ yếu là bán ròng với khối lượng cổ phiếu đặt bán trung bình giao động từ 500.000 - 700.000 đơn vị/phiên trong khi chiều mua chỉ 400.000 - 550.000 đơn vị/phiên.

Nhà đầu tư không còn nguồn margin để trung bình giá cổ phiếu SRA

1 Likes