Chứng sỹ săn tin!

Tiền gửi SCB tăng thêm 12,000 tỷ đồng trong ngày, NHNN cung cấp đường dây nóng

Trong ngày 13/10, tiền gửi vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tăng thêm 12,000 tỷ đồng, gấp đôi so với hôm qua (12/10).

Nhằm tiếp tục thông tin cho người dân, khách hàng yên tâm trước những tin đồn thất thiệt và thông tin tiêu cực, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chi nhánh TP.HCM đã tăng cường hoạt động đường dây nóng qua kênh điện thoại, email và phối hợp các đơn vị chức năng để trả lời, thông tin cho người dân khi có liên hệ.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho hay, trong những ngày qua thông qua hoạt động này, NHNN Chi nhánh TPHCM đã trả lời, thông tin và giải thích cho người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách và các giải pháp của ngành ngân hàng về bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, của khách hàng khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, cũng như hướng dẫn dịch vụ và thông tin về định hướng điều hành của Ngân hàng Trung ương, tạo được sự yên tâm từ khách hàng nói chung và khách hàng của SCB nói riêng.

Theo đó nhiều khách hàng, người dân sau khi nhận được thông tin tư vấn, giải thích từ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM đã yên tâm và gửi tiền lại SCB.

Cụ thể, đến cuối ngày hôm nay (13/10) lượng tiền gửi trở lại ngân hàng SCB đạt gần 12,000 tỷ đồng tăng gấp đôi so với ngày hôm qua 6,000 tỷ đồng.

Cũng theo ông Lệnh, tâm lý ổn định và niềm tin vào chính sách của Chính phủ, của NHTW cũng như các giải pháp thiết thực của ngành ngân hàng để ổn định và phát triển thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng cùng với kết quả thực tiễn 9 tháng đầu năm về kìm giữ lạm phát; về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp của ngành ngân hàng, là yếu tố quan trọng bảo đảm nền tảng vững chắc cho tăng trưởng cũng như tiếp tục củng cố niềm tin của người dân, của doanh nghiệp.

Chính điều này, người dân cần tiếp tục thận trọng trước thông tin tiêu cực, thông tin có tính chất tin đồn và chỉ tiếp nhận thông tin chính thống qua kênh thông tin của Chính phủ, của NHTW và các địa phương, đặc biệt liên hệ đường dây nóng của Ngân hành Nhà nước chi nhánh TPHCM: 028.38.211.230; Email: tonghop_hcm@sbv.gov.vn để được thông tin, hướng dẫn và giải đáp cũng như giải quyết khó khăn vướng mắc cho người dân liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Lạm phát nóng hơn dự báo, Dow Jones tương lai lao dốc hơn 500 điểm

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ xoá sạch đà tăng trước đó và rớt mạnh trong ngày 13/10, sau khi báo cáo lạm phát cho thấy giá cả hàng hoá và dịch vụ tiếp tục tăng mạnh hơn dự báo. Điều này cho thấy Fed nhiều khả năng sẽ tiếp tục nâng mạnh lãi suất.

Tính tới lúc 19h50 ngày 13/10 (giờ Việt Nam), hợp đồng tương lai Dow Jones giảm 530 điểm (tương đương 1.8%), S&P 500 tương lai sụt 2.18% và Nasda 100 lao dốc 2.74%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng vượt 4%.

Chứng khoán Mỹ nhanh chóng đảo chiều sau khi báo cáo tháng 9/2022 cho thấy lạm phát tăng mạnh hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0.4% so với tháng trước, cao hơn dự báo tăng 0.3% của các chuyên gia tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Xét trên giai đoạn 12 tháng, lạm phát tổng thể tăng 8.2% trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với đỉnh 9% hồi tháng 6, nhưng vẫn dao động gần mức đỉnh 40 năm.

Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0.6% so với tháng trước, cao hơn ước tính tăng 0.4% của Dow Jones. So với cùng kỳ, lạm phát lõi tăng 6.6%.

Báo cáo tháng 9 cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề dai dẳng ngay cả khi Fed đã nâng lãi suất tổng cộng 3 điểm phần trăm. Nhìn về phía trước, Fed nhiều khả năng tiếp tục nâng lãi suất và giữ lãi suất ở mức cao cho tới khi có dấu hiệu hạ nhiệt của lạm phát.

“Rất nhiều lần bạn sẽ cố tìm một điều an ủi trong các báo cáo kinh tế, nhưng trong báo cáo này, tôi chẳng thể làm được gì. Tôi nghĩ đó là lý do thị trường đang rơi mạnh”, Steve Sosnick, Chiến lược gia tại Interactive Brokers, cho hay.

Trên thị trường tiền tệ, đồng Bảng Anh tăng hơn 1% so với USD sau khi có thông tin Chính phủ Anh có thể suy xét lại kế hoạch giảm thuế - vốn là nguyên nhân dẫn tới đà lao dốc của Bảng Anh hồi cuối tháng 9/2022.

Chuyên gia Jim Cramer: Đừng cố làm anh hùng bắt đáy khi Fed chống lạm phát

Trong ngày 07/10, chuyên gia Jim Cramer cảnh báo nhà đầu tư không nên tăng vị thế cho tới khi thị trường chứng khoán và nền kinh tế bớt biến động.

“Nền kinh tế này như một con tàu đang chạy thật nhanh và nó đã vượt qua vật cản từ Fed trong ngày hôm nay. Vì vậy, giờ họ (Fed) có thể làm nổ đường ray để làm trật khớp mọi thứ. Khi chúng phát nổ xong, đó là thời điểm an toàn để mua. Cho tới khi đó, tôi khuyên bạn đừng cố làm anh hùng”, ông nói.

Jim Cramer

Cramer kỳ vọng các quan chức Fed tiếp tục lập trường diều hâu với lạm phát. Ông nói thêm dữ liệu giá sản xuất (PPI) và giá tiêu dùng (CPI) trong tuần tới sẽ làm sáng tỏ tình hình lạm phát và động thái kế tiếp của Fed.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong ngày 07/10 sau khi báo cáo việc làm tháng 9/2022 cho thấy thị trường việc làm vẫn rất mạnh bất chấp các đợt nâng lãi suất của Fed.

“Luôn luôn có khả năng đây là con số việc làm lạc quan cuối cùng và nếu Fed dựa vào đây để hành động quá quyết liệt, thiệt hại sẽ rất ghê gớm”, ông nói.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng

  2. TCB: Việc Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dòng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) và giám sát chặt chẽ hơn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang khiến cho nhà đầu tư có cái nhìn lo lắng đối với kết quả kinh doanh của Techcombank khi có đến hơn 32 nghìn tỉ đồng trái phiếu của ngân hàng này đến hạn trong năm tới.

  3. HAG: Công bố “hiện trạng hoạt động” của bầu Đức và khả năng đảm bảo trái phiếu. HAGL khẳng định các tin đồn hiện nay trên các mạng xã hội và các hội nhóm chứng khoán là sai sự thật, làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín cá nhân của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

  4. POW: Nhận hơn 116 ngàn m2 đất thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

  5. Hòa Phát hạ giá thép xây dựng 3 lần trong vòng 1 tuần

_

  1. PAP: Tiếp tục “trắng” doanh thu, Cảng Phước An báo lỗ quý thứ 7 liên tiếp

  2. SSB: Moody’s đánh giá cao về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn

😎 SSB: Đạt hơn 4.016 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng gần 59% so với cùng kỳ

  1. TPH: CTCP In sách giáo khoa TP Hà Nội, với biên lợi nhuận duy trì trên 23%, hàng năm công ty này đều thu về khoản lợi nhuận sau thuế hơn 1,5 tỉ đồng.

  2. CAD: Mở thủ tục phá sản, âm vốn hơn 1.000 tỷ đồng

  3. TGG: Louis Capital chốt phương án xử lý khoản nợ 32 tỷ tại Angimex

  4. AGG: Nhận chuyển nhượng thêm cổ phần tại chủ dự án The Sóng Vũng Tàu

  5. HNR: “Huyền thoại’” Vodka Hà Nội tiếp tục lỗ trong quý 3, kéo dài mạch thua lỗ lên 18 quý liên tiếp

  6. MWG: Chuyện chưa kể về cuộc khủng hoảng của TGDĐ năm 2012

  7. VHC: Doanh thu của Vĩnh Hoàn tại Mỹ và Trung Quốc sụt giảm trong T9/2022

  8. GEG: Vi phạm hành chính thuế, Điện Gia Lai bị phạt hàng trăm triệu đồng

  9. MSN: Công ty con của Masan rót 52 triệu USD vào một doanh nghiệp Anh

  10. QCG: Quốc Cường Gia Lai xin nộp tiền bổ sung để tiếp tục làm dự án Ven Sông

  11. Vì sao VKC Holdings mất khả năng thanh toán 200 tỷ đồng trái phiếu?

  12. AAM: Thủy sản MeKong vượt xa mục tiêu đề ra sau 9 tháng

  13. HT1: Có nên đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu HT1 của Xi Măng Vicem Hà Tiên? Xi Măng Vicem Hà Tiên (HT1) đã và đang chiếm lĩnh thị trường miền Nam với 2 nhà máy xi măng tiên tiến cùng với 3 trạm nghiền với mạng lưới phân phối đặc biệt lớn, dẫn đầu về số lượng nhà phân phối trên toàn khu vực. Do đó, Công ty chứng khoán Phú Hưng – PHS đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu HT1 với mức tăng giá tiềm năng là 63%. (*tham khảo)

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. BAF: Phó Tổng Giám đốc Nông nghiệp BAF Việt Nam liên tiếp thoái mạnh vốn tại công ty

  2. PHS: Freshfields Capital bán xong 6 triệu cổ phiếu của PHS, thu về 120 tỷ đồng

  3. HSG: Giá giảm tới hơn 60%, Phụ trách Quản trị Công ty đăng ký bán 200.000 cổ phiếu

  4. CKG: Chốt lời cổ phiếu CKG, “Sếp phó” CIC Group “bỏ túi” hơn 8 tỷ đồng

  5. HAG: Bác bỏ tin đồn tiêu cực trước đà bán tháo, con gái bầu Đức đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu

  6. FIR: Một tổ chức vừa rời ghế cổ đông lớn Địa ốc First Real

  7. PGC: Quỹ thành viên của MB Capital sắp mua lại 1 triệu cổ phiếu Gas Petrolimex

  8. IDC: Tân Bách Việt dự chi hàng trăm tỷ đồng gom cổ phiếu IDC

  9. NDN: Cổ phiếu NDN “lao dốc”, “sếp Phó” Nhà Đà Nẵng nhanh tay bắt đáy

  10. Nhóm Thành Công đã bán hơn 23 triệu cổ phiếu EIB

_

  1. NBB: Năm Bảy Bảy lên phương án chào bán hơn 50 triệu cổ phiếu

  2. HUB: Chuẩn bị chốt danh sách trả cổ tức và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Kéo mạnh phái sinh, VN-Index tăng hơn 16 điểm

  • Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng là nhân tố chính giúp thị trường duy trì được đà hồi phục trong phiên giao dịch hôm nay. Riêng nhóm này đã đóng góp 9,8 điểm cho VN-Index với độ rộng toàn ngành nghiêng về phía tích cực.

  • Hiện tại thanh khoản thị trường cơ sở vẫn khá thấp, với giá trị giao dịch hơn 4.000 tỷ đồng trên HOSE tính đến hết phiên sáng. Trong khi đó, dòng tiền ở bên phái sinh ở ngưỡng trung bình, chỉ số phái sinh đang tăng/giảm ở biên độ hẹp dưới ngưỡng tham chiếu.

  • Phiên 13/10, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng gần 275 tỷ đồng. Đánh dấu chuỗi bán ròng 7 phiên liên tiếp. Trong đó, cổ phiếu TCB bị bán ròng mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, VPB được mua ròng hơn 7 tỷ đồng, là mã được mua ròng mạnh nhất phiên.

  • Phiên 13/10: Khối ngoại duy trì mua ròng gần 450 trên HOSE, tập trung VNM, DGC, HPG

  • Khối ngoại mua ròng 5 phiên liên tục

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Định giá nhóm VN30 đang ở vùng hợp lý, cổ phiếu nào thực sự hấp dẫn?

  2. Có ý kiến tại Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị bổ sung kiểm toán hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM vào kế hoạch kiểm toán năm 2023.

_

  1. Sau khi Thống đốc NHNN thông tin đảm bảo các khoản tiền gửi tại SCB, nhiều người dân đã quay trở lại gửi tiền tại SCB, lượng gửi vào trong ngày 12/10 đạt gần 6.000 tỷ đồng.

  2. Hỗ trợ 2% lãi suất: 8 tháng mới giải ngân được 13,5 tỷ

  3. MB, Bac A Bank và nhiều ngân hàng tăng tốc trong cuộc đua nâng lãi suất huy động

  4. ‘Big 4’ ngân hàng lãi cao kỷ lục, bất ngờ về con số nợ xấu

  5. NHNN bơm hơn 61.000 tỷ cho các ngân hàng từ đầu tuần, lãi suất thị trường 2 hạ nhiệt

_

=> VIỆT NAM

  1. Thủ tướng: Đề xuất nâng lương cơ sở thêm 20,8%; phản ứng linh hoạt hơn trong điều hành xăng dầu

  2. Bất hợp lý “chung cư có thời hạn” trên “đất ở không thời hạn”

  3. Eurocham muốn đưa 300 doanh nghiệp Châu Âu sang tìm kiếm cơ hội đầu tư

  4. Bắc Âu sẽ trở thành thị trường chính nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam

  5. Hà Nội tiếp tục ‘siết chặt’ quản lý Nhà nước về đất đai

  6. Bà Rịa - Vũng Tàu: Tổng số lượt tàu biển thông qua cảng giảm 10%

  7. Xuất nhập khẩu đạt trên 557 tỷ USD, khu vực FDI tiếp tục giữ vai trò “nhạc trưởng”

  8. Lợi nhuận 9 tháng của Vinachem gấp 3 lần kế hoạch năm

_

=> THẾ GIỚI

  1. Biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được công bố: NHTW có thể tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75%

  2. Chứng khoán Mỹ giảm 6 phiên liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 sau khi báo cáo về cuộc họp mới nhất của Fed được công bố. Dù có diễn biến tích cực trong phần lớn phiên, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt giảm 0,1%, 0,33% và 0,05% vào thời điểm cuối ngày.

  3. Các nhà đầu tư sẽ có thêm dữ liệu vào ngày 13/10 theo giờ Washington, khi mà chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 được công bố. Dow Jones đồng thuận rằng CPI sẽ tăng 0,3% trong tháng 9 từ mức tăng 0,1% của tháng 8. Điều đó đưa tốc độ lạm phát lên 8,3%.

  4. Ngân hàng trung ương Anh xem xét việc tiếp tục chương trình mua trái phiếu khẩn cấp

  5. Trung Quốc cho biết đã ghi nhận 2.089 ca trong ngày 10-10 và vừa qua số ca mắc đã tăng lên cao nhất kể từ tháng 8, sau khi du lịch tăng trưởng trong “Tuần lễ vàng” mừng Quốc khánh vào đầu tháng này.

  6. Các biện pháp trị giá hàng tỷ USD của chính phủ Trung Quốc cũng không kích thích nổi nhu cầu trên thị trường nhà đất. Các nhà phân tích của Morgan Stanley dự kiến phải đến quý II năm sau thì thị trường nhà đất Trung Quốc mới bắt đầu hồi phục.

  7. TikTok muốn mua lại cổ phiếu của nhân viên trước thềm IPO với giá 155 USD/cp

  8. Khi châu Âu rơi vào suy thoái, kinh tế Nga dần cải thiện

  9. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc cần nhiều cải cách sâu rộng, giải quyết các vấn đề từ tài chính, cơ cấu doanh nghiệp cho tới nhân khẩu học để nhanh chóng vượt qua Mỹ. 4 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc: Từ ác mộng đến tươi sáng

  10. Mỹ ‘dội gáo nước lạnh’ vào trở tham vọng phát triển ngành bán dẫn của Trung Quốc

  11. Căng thẳng cuộc chiến ngành bán dẫn: Công ty chip Trung Quốc ngừng sử dụng lao động Mỹ sau các quy định mới

  12. Cơn khát năng lượng ở châu Âu khiến các nước nghèo bị “vạ lây”

  13. Dòng vốn FDI vào Đông Nam Á tăng 9 lần trong 20 năm

  14. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 và cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăng.

  15. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết châu Âu không suy thoái

  16. Twitter - Nạn nhân đáng thương trong thương vụ 44 tỷ USD: Bị bán hay không đều chịu thiệt, kinh doanh vốn khó khăn vẫn bị Elon Musk trêu đùa (idol mãi đỉnh :v)

  17. Thị trường xe điện Mỹ đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh khi ngày càng nhiều hãng xe lớn trên thế giới đầu tư xây dựng nhà máy tại đây.

• Nếu bài viết này hữu ích, hãy like và để lại một dấu chấm dưới phần comment, mình sẽ xem đó như một lời cảm ơn

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Hacker tiền mã hóa lập kỷ lục trong năm 2022 khi “thành công” đánh cắp hơn 3 tỷ USD

  2. Quỹ đầu tư tiền ảo bắt đầu nở rộ ở châu Á

  3. Binance bị cáo buộc khai báo tài chính không chính xác

  4. Microsoft và Meta hợp tác để đưa các ứng dụng Office 365 lên Metaverse

  5. Thiên Tân tăng giá điện để trừng phạt việc khai thác tiền điện tử trái phép

  6. Khối lượng giao dịch CBDC của Trung Quốc tăng vọt lên gần 14 tỷ đô la Mỹ

  7. Cảnh sát Ấn Độ áp dụng blockchain Polygon để hỗ trợ phòng chống tội phạm

  8. CEO FTX bày tỏ mong muốn hỗ trợ chính quyền Mỹ xây dựng quy định cho ngành crypto

  9. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co nhẹ và đứng 19.100 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục xu hướng này, nhưng bất ngờ có nhịp lao dốc khá mạnh về gần 18.700 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Giá dầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại nhu cầu giảm, đồng USD tăng mạnh và dự kiến các ngân hàng trung ương tăng lãi suất hơn nữa.

  2. OPEC lần thứ tư liên tiếp cắt giảm dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022 và 2023

  3. Nga có thể là bên hưởng lợi nhiều nhất sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu

  4. Ông Biden doạ sẽ khiến Arab Saudi gánh ‘hậu quả’ nhưng không có mấy biện pháp đáp trả

  5. Một số quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden đang lo ngại rằng kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô của Nga có thể phản tác dụng sau khi OPEC+ bất ngờ quyết định giảm sản lượng hồi tuần trước.

  6. Pháp bắt đầu chuyển trực tiếp khí đốt sang Đức

  7. API: Tồn trữ dầu của Mỹ tăng 7 triệu thùng trong tuần trước

  8. Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất thiết lập một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU).

  9. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,08 USD (-0,10%), xuống 87,18 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,01 USD (+0,01%), lên 92,46 USD/thùng.

_

  1. Nhật tuyên bố tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng Yên sụt xuống mức thấp nhất 32 năm

  2. USD đã tăng lên mức “đỉnh” mới trong vòng 32 năm so với yen Nhật, vượt cả mức khiến các quan chức Nhật Bản phải can thiệp vào tháng trước. Theo đó, USD tăng lên 146,88 JPY, cao nhất kể từ tháng 8 năm 1998. Lúc kết thúc phiên 20/10, USD vẫn tăng 0,7% so với yen Nhật, ở mức 146,84 JPY, đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp.

  3. Kho dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc là do các cơ quan quản lý đã ưu tiên làm chậm xu hướng giảm giá mạnh của đồng won Hàn Quốc so với đồng USD trong tháng Chín vừa qua.

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7 USD lên mức 1.673,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.670 USD/ounce trước khi bật trở lại gần 1.675 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Trung Quốc giảm mạnh xuất khẩu phân lân để kiểm soát giá phân bón trong nước

  2. Giá nhôm tăng sau khi Mỹ xem xét cấm nhập khẩu nhôm của Nga, để đối phó với cuộc xung đột Nga – Ukraine leo thang.

  3. Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, khi Trung Quốc tăng cường các hạn chế Covid-19 và chính sách zero-Covid sẽ tiếp tục gây áp lực thị trường.

  4. Giá đậu tương tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 2 tuần, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cắt giảm dự báo sản lượng vụ thu hoạch tại Mỹ và nâng dự báo nhập khẩu bởi nước mua hàng đầu – Trung Quốc – trong báo cáo hàng tháng.

  5. Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 8 liên tiếp trong 9 phiên, do đồng ringgit suy yếu và hoạt động đẩy mạnh mua vào.

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh sau báo cáo về lạm phát

## Ngày 13/10, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm mạnh tại thời điểm đầu phiên giao dịch sau khi Bộ Lao động công bố báo cáo cho biết lạm phát tại nước này đã tăng nhanh trong tháng thứ hai liên tiếp.

Chú thích ảnh

Giao dịch viên làm việc tại thị trường chứng khoán New York (Mỹ). Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trên sàn giao dịch New York, chỉ số công nghệ Nasdaq giảm khoảng 300 điểm (tương đương mức 3%), Dow Jones giảm 1,7% và S&P 500 giảm 2,22% xuống các mức thấp nhất trong gần 2 năm qua.

Dữ liệu mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng - thước đo lạm phát - đã tăng 0,4% trong tháng 9 năm nay và 8,2% trong 12 tháng. Theo Cục Thống kê Lao động (BLS), lạm phát tăng trong nhanh trong tháng 9 là do giá nhà ở, thực phẩm và chăm sóc y tế tăng.

Với việc lạm phát vẫn duy trì ở mức cao nhất trong 40 năm, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Với mỗi lần tăng lãi suất cơ bản, các nhà kinh tế ngày càng lo ngại các chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ dẫn đến những tác động giảm việc làm trong cuộc chiến chống lạm phát. Kinh tế suy giảm tiếp tục tác động tới môi trường chính trị khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra chưa đầy một tháng nữa.

Trong tuần này, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, cảnh báo việc tăng lãi suất và căng thẳng địa chính trị trên thế giới có khả năng gây ra cuộc suy thoái kinh tế trước khi kết thúc năm 2023.

Hôm 11/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thừa nhận có khả năng xảy ra “một cuộc suy thoái nhẹ” đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Bất chấp chứng khoán giảm, lợi nhuận 9T2022 của đại lý xe “mẹc” lớn nhất Việt Nam tiếp tục bùng nổ

![Bất chấp chứng khoán giảm, lợi nhuận 9T2022 của đại lý xe “mẹc” lớn nhất Việt Nam tiếp tục bùng nổ]
image

“Bất chấp chứng khoán giảm, lợi nhuận 9T2022 của đại lý xe “mẹc” lớn nhất Việt Nam tiếp tục bùng nổ”)

Trong lần chia sẻ mới đây với báo chí, Haxaco cho biết sẽ là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam bán xe Mercedes điện.

CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh - Haxaco ( HoSE: HAX ) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với doanh thu thuần đạt 1.970 tỷ đồng, tăng 178%; lợi nhuận gộp đạt 117 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 786 triệu đồng. Doanh thu tài chính trong quý cũng tăng đột biến lên gần 8 tỷ đồng trong khi quý 3 năm ngoái chỉ đạt 120 triệu đồng.

Sau khi trừ khi các chi phí, HAX lãi thuần từ hoạt động kinh doanh gần 63 tỷ đồng, còn quý 3 năm ngoái lỗ 38 tỷ đồng.

Cộng thêm khoản lợi nhuận khác 9 tỷ, HAX lãi trước thuế 72 tỷ đồng và lãi sau thuế 58 tỷ đồng, trái ngược với con số lỗ 33 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Bất chấp chứng khoán giảm, lợi nhuận 9T2022 của đại lý xe mẹc lớn nhất Việt Nam tiếp tục bùng nổ - Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng, công ty đạt 5.177 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 52%; lãi sau thuế 192 tỷ đồng, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ. EPS tăng lên 3.368 đồng/cp.

Con số lãi 9 tháng này thậm chí phá đỉnh lợi nhuận 160 tỷ của cả năm 2021.

Bất chấp chứng khoán giảm, lợi nhuận 9T2022 của đại lý xe mẹc lớn nhất Việt Nam tiếp tục bùng nổ - Ảnh 2.

Để đạt được thành quả này, Haxaco cho biết công ty đã phối hợp, bám sát với các ngân hàng đang hợp tác để khách hàng có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính mua xe một cách nhanh nhất. Số lượng xe cung ứng trong quý 3 năm 2022 được cải thiện, dẫn đến việc giải quyết phần lớn các đơn hàng mà khách hàng đã đặt cọc chở xe từ đầu năm nay.

Chi nhánh Haxaco tại Thành phố Cần Thơ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối tháng 7/2022 đến nay đã bắt đầu có lợi nhuận. Điều này hứa hen sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt cho Haxaco trong thời gian tới.

Nhiều phiên bản xe Mercedes-Benz được nâng cấp mẫu mã, thiết kế tiếp cận các phân khúc khách hàng tiềm năng cụ thể cùng với các tính năng vượt trội và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch đã góp phần kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Những yếu tố này đã đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng số lượng xe bản của Haxaco

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của HAX đạt 1.991 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ. Tổng nợ tăng 96,3% đạt 1.113 tỷ đồng, VCSH tăng 24% đạt 878 tỷ đồng.

Mục bất động sản đầu tư của công ty ghi nhận đạt 468 tỷ đồng, đây là khoản đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại đường Võ Văn Kiệt, Khu Phố 3, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh để phát triển Dự án Khu phức hợp kinh doanh xe ô tô kết hợp văn phòng, căn hộ cao cấp.

Nguồn bài viết: Bất chấp chứng khoán giảm, lợi nhuận 9T2022 của đại lý xe "mẹc" lớn nhất Việt Nam tiếp tục bùng nổ

Vĩnh Hoàn (VHC) đón thêm một cổ đông lớn

(VNF) - Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố kết quả giao dịch của nhóm Dragon Capital. Theo đó nhóm quỹ này đã đưa tỷ lệ sở hữu tại VHC vượt mức 5%, trở thành cổ đông lớn từ ngày 13/10/2022.

Vĩnh Hoàn (VHC) đón thêm một cổ đông lớn

Vĩnh Hoàn (VHC) đón thêm một cổ đông lớn

Nhóm Dragon Capital vừa mua thêm 300.000 cổ phiếu VHC, đưa số lượng nắm giữ từ hơn 8,98 triệu đơn vị lên hơn 9,28 triệu đơn vị. Tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,9% lên 5,06%.

Trong đó, Norges Bank mua vào 150.000 cổ phiếu; CTBC Vietnam Equity Fund mua vào 100.000 cổ phiếu và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) mua vào 50.000 cổ phiếu.

Giao dịch được thực hiện vào phiên 11/10. Số tiền mà quỹ ngoại này đã chi là khoảng 21 tỷ đồng.

Với việc đưa tỷ lệ sở hữu vượt mốc 5%, Dragon Capital đã chính thức trở thành cổ đông lớn của VHC kể từ ngày 13/10. Hiện cổ đông lớn nhất của VHC là bà Trương Thị Lệ Khanh, với số lượng cổ phiếu VHC nắm giữ là hơn 79 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 43,5%.

Ngày 28/10 tới đây, VHC sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 20%. Theo đó, cổ đông tại ngày chốt danh sách sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 2.000 đồng.

Với 183,38 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Vĩnh Hoàn sẽ tạm ứng khoảng 366,75 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông trong lần trả cổ tức này.

Về tình hình kinh doanh, Vĩnh Hoàn mới đây công bố kết quả kinh doanh tháng 6 với tổng doanh thu 1.063 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các sản phẩm từ cá tra, sản phẩm phụ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng trưởng lần lượt là 27%, 46% và 98%.

Về thị trường xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 330 tỷ đồng trong tháng 6, chiếm gần 1/3 tổng doanh thu và tăng trưởng 11% so với tháng 6/2021.

Các thị trường khác như Trung Quốc, châu Âu hay thị trường nội địa đều cho thấy cải thiện doanh thu so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thị trường châu Âu tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường Trung Quốc, doanh thu ghi nhận 159 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Vĩnh Hoàn đạt 7.496 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng nhờ nhu cầu và giá cá tra tăng mạnh.

Năm 2022, Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần 13.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 36% so với thực hiện năm trước, cũng là kế hoạch cao nhất từ khi niêm yết của doanh nghiệp.

Nguồn bài viết: Vĩnh Hoàn (VHC) đón thêm một cổ đông lớn

Chứng khoán Mỹ đảo chiều lịch sử, giá dầu tăng hơn 2%

Thị trường chứng khoán Mỹ có một pha đảo chiều lịch sử trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (13/10), trong đó chỉ số Dow Jones tăng 1.500 điểm từ đáy đến đỉnh, khi nhà đầu tư rũ bỏ nỗi lo liên quan đến bản báo cáo cho thấy lạm phát ở Mỹ tiếp tục nóng…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: CNBC.

Giá dầu tăng hơn 2% do dữ liệu phản ánh lượng tồn kho dầu diesel giảm xuống mức thấp vào đúng thời điểm mùa đông đang đến gần.

Lúc đóng cửa, Dow Jones tăng 827,87 điểm, tương đương tăng 2,83%, chốt ở 30.038,72 điểm, dù có lúc giảm hơn 500 điểm vào đầu phiên giao dịch.

Chỉ số S&P 500 tăng 2,6%, đóng cửa ở mức 3.669,91 điểm, chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp trước đó. Chỉ số Nasdaq tăng 2,23%, chốt ở mức 10.649,15 điểm.

Phiên giao dịch đầy biến động chứng kiến giá cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố dữ liệu lạm phát nóng hơn dự báo, rồi sau đó là một cú “lội ngược dòng” gây sửng sốt. Từ mức đáy của phiên, Dow Jones đã lấy lại hơn 1.300 điểm trong lúc nhà đầu tư nghiền ngẫm về báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9. S&P 500 ghi nhận phiên giao dịch với biên độ biến động mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.

Trong lịch sử của các chỉ số chứng khoán Mỹ, đây là phiên giao dịch có cú đảo chiều nội phiên mạnh thứ 5 của S&P 500 và thứ tư của Nasdaq – theo số liệu của SentimenTrader.

Năng lượng và ngân hàng là hai nhóm cổ phiếu dẫn đầu sự hồi phục trong phiên này. Cổ phiếu hãng dầu khí Chevron tăng 4,85% do giá dầu tăng khá mạnh. Hai cổ phiếu ngân hàng lớn Goldman Sachs và JPMorgan Chase tăng tương ứng 3,98% và 5,56%. Sự đảo chiều chóng mặt từ giảm sang tăng của những cổ phiếu công nghệ lớn như Apple và Microsoft, cùng sự hồi phục của loạt cổ phiếu con chip gồm Nvidia và Qualcomm, cũng góp phần quan trọng đưa thị trường chuyển từ “đỏ” thành “xanh”.

Có vẻ như phiên tăng này là kết quả từ việc nhiều nhà đầu tư đang đặt cược rằng báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo đồng nghĩa tốc độ tăng của giá cả sắp đạt tới mức đỉnh.

“Có thể đây sẽ là lần cuối cùng lạm phát tăng, và từ đây trở đi, chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến sự giảm tốc của lạm phát”, chiến lược gia Liz Ann Sonders của công ty Charles Schwab nhận định với hãng tin CNBC. Tuy nhiên, bà Sonders nói thêm rằng biến động giá cổ phiếu có thể sẽ tiếp tục cho tới khi nhà đầu tư có thêm các số liệu mới về lạm phát và bước vào mùa báo cáo tài chính.

“Tôi cho rằng có nhiều yếu tố có thể đẩy cao sự biến động, và biến động mạnh mẽ trong từng phiên giao dịch đã trở thành bản chất của thị trường ở thời điểm này, bà nói.

Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, CPI tháng 9 của nước này tăng 0,4% trong tháng 9 so với tháng trước, cao hơn mức dự báo tăng 0,3% đưa ra trong cuộc khảo sát chuyên gia của hãng tin Dow Jones. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số tăng 8,2%.

Lạm phát cao dai dẳng có thể đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ trở nên cứng rắn hơn trong việc tăng lãi suất và duy trì lãi suất ở mức cao cho tới khi lạm phát giảm nhiệt. Thời gian quan, đây là nguồn áp lực chính khiến chứng khoán Mỹ giảm điểm.

Thị trường chứng khoán châu Âu và toàn cầu cùng tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm. Chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu tăng 0,85%, trong khi MSCI All Country World Index của thế giới tăng 1,69% dù có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020. Thời gian gần đây, thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh vì nhà đầu tư lo ngại rằng các nền kinh tế lớn sẽ rơi vào suy thoái trước khi lạm phát được kiểm soát.

Thị trường dầu thô cũng trải qua một phiên giao dịch đầy biến động, giảm sâu rồi lại tăng vọt.

Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London đóng cửa với mức tăng 2,3% so với mức chốt của phiên trước, đạt 94,57 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 2,1%, chốt ở 89,11 USD/thùng. Trước đó, giá dầu đã giảm khoảng 6% trong 3 phiên đầu tuần này.

Số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) cho thấy tồn kho dầu diesel và dầu sưởi của Mỹ giảm 4,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 7/10, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5. Mức giảm này lớn hơn nhiều so với con số dự báo giảm 2 triệu thùng/ngày mà giới phân tích đưa ra trước đó.

Giá dầu giảm bất chấp bản báo cáo cũng cho thấy tồn kho xăng tăng 2 triệu thùng và tồn kho dầu thô tăng hơn 10 triệu thùng - đều là những con số tăng lớn hơn dự báo.

“Phần gây lo lắng nhất trong báo cáo của EIA là tồn kho dầu diesel giảm xuống mức rất thấp so với mức trung bình, mà mùa đông lại đang đến”, nhà phân tích Phil Flynn của công ty Price Futures Group nhận định.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang chịu áp lực giảm từ mối lo rằng lạm phát cao sẽ gây suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Tư cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái. CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase cảnh báo lạm phát cao dai dẳng có thể khiến Fed tăng lãi suất lên mức cao hơn 4,5%.

IEA giảm nhẹ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay về mức 1,9 triệu thùng/ngày. Về năm tới, cơ quan này cho rằng nhu cầu dầu của thế giới chỉ tăng 0,47 triệu thùng/ngày, so với mức dự báo tăng 1,7 triệu thùng/ngày đưa ra trước đó. Hôm thứ Tư, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cũng cắt giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

“Triển vọng của sự tăng trưởng bền vững đang ngày càng xấu đi, vì áp lực lạm phát ăn sâu; các ngân hàng trung ương thắt chặt định lượng kết hợp tiếp tục tăng lãi suất; đồng USD giữ đà tăng giá; và chính sách chống Covid của Trung Quốc”, nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil nhận định về triển vọng giá dầu.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ đảo chiều lịch sử, giá dầu tăng hơn 2% - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hodeco (HDC): Lãnh đạo và tổ chức liên quan vừa bị bán giải chấp cổ phiếu

(ĐTCK) Cổ phiếu giảm sâu, lãnh đạo và tổ chức liên quan báo cáo kết quả bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu tại Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, mã HDC - sàn HoSE).

Hodeco (HDC): Lãnh đạo và tổ chức liên quan vừa bị bán giải chấp cổ phiếu

Cụ thể, ông Nguyễn Tuấn Anh, thành viên HĐQT độc lập vừa bán ra 34.900 cổ phiếu HDC để giảm sở hữu từ 247.015 cổ phiếu về 212.115 cổ phiếu, tương ứng 0,2% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 13/10.

Ngoài ra, CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh, tổ chức liên quan ông Nguyễn Tuấn Anh, thành viên HĐQT độc lập cũng vừa bán ra 32.900 cổ phiếu HDC để giảm sở hữu từ 250.000 cổ phiếu về còn 217.100 cổ phiếu, tương ứng 0,2% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 13/10.

Trong đó, cả ông Tuấn và CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh đều đưa ra lý do bán cổ phiếu là do Công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu HDC.

Thêm nữa, ông Nguyễn Quang Đạt, Phụ trách quản trị Hodeco cũng vừa bán ra 50.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 201.650 cổ phiếu về còn 151.650 cổ phiếu, tương ứng 0,14% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 4/10 đến 12/10.

Bối cảnh bán giải chấp của lãnh đạo và tổ chức liên quan do cổ phiếu HDC vừa trải qua nhịp giảm mạnh. Cụ thể, từ ngày 5/9 đến ngày 13/10, cổ phiếu HDC giảm 38,9% từ 56.000 đồng về 34.200 đồng/cổ phiếu và nếu tính lũy kế từ ngày 11/11/2021 tới nay, cổ phiếu HDC đã giảm 62,5% từ giá 91.200 đồng/cổ phiếu.

6 tháng đầu năm hoàn thành 41,2% kế hoạch lợi nhuận năm

Trong quý II/2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 380,44 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 79,06 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 31,8% lên 40,9%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 42,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 46,5 tỷ đồng lên 155,46 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 275%, tương ứng tăng thêm 28,77 tỷ đồng lên 39,23 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 13,6%, tương ứng tăng thêm 2,38 tỷ đồng lên 19,93 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 780,3 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 177,11 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, Hodeco đặt kế hoạch tổng giá trị đầu tư 4.189 tỷ đồng, doanh thu 1.913 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 429,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 245,6%, 35,67% và 38,11% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành được 41,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính ghi nhận âm 396,5 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 148,9 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 71 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 433,2 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Như vậy, trong kỳ Công ty đã phải huy động dòng tiền nợ vay để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh chính.

Được biết, trước đó năm 2021, Hodeco cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm tới 309,16 tỷ đồng và duy trì mô hình kinh doanh thâm hụt vốn tới thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, nếu xét về giá trị dòng tiền kinh doanh chính âm 396,5 tỷ đồng, đây là giá trị âm kỷ lục từ khi niêm yết năm 2007 tới nay.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/10, cổ phiếu HDC giảm 2.200 đồng về 34.200 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Hodeco (HDC): Lãnh đạo và tổ chức liên quan vừa bị bán giải chấp cổ phiếu

đáng tiếc

1 Likes

E chào bác, nay được bác Đức ghé thăm luôn ạ :smiley:

Trót “ôm” trái phiếu của doanh nghiệp nguy cơ vỡ nợ, nhà đầu tư nên làm gì?

Sau sự kiện Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, người dân hiểu rằng, trái phiếu doanh nghiệp không an toàn như gửi tiết kiệm. Vậy nhà đầu tư đang “ôm” trái phiếu doanh nghiệp phải ứng xử ra sao?

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup đưa ra một số gợi ý về giải pháp cho các nhà đầu tư.

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang trong tầm kiểm soát

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, nhìn chung, rủi ro trái phiếu doanh nghiệp hiện nay là có, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Hiện nhà đầu tư trái phiếu muốn đáo hạn sớm đã được giải quyết và nhiều doanh nghiệp cũng chủ động “trả lại” tiền cho nhà đầu tư.

Hoạt động phát hành mới giảm sút trong 9 tháng năm 2022 cộng với việc doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn đã làm cho số dư trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành đã giảm đi đáng kể. Điều này khiến rủi ro đến với hệ thống tài chính cũng cơ bản được kiểm soát, mặc dù việc đáo hạn sớm đã tạo ra những xáo trộn trên thị trường trái phiếu và lây sang cả thị trường cổ phiếu.

Số dư trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm 30/9/2022 chỉ còn ở mức hơn 1,3 triệu tỷ đồng (giảm 200.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021). Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản hiện có số lưu hành là 455.000 tỷ đồng, chỉ chiếm 4% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nhìn sang Trung Quốc, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của quốc gia này lên tới 8.000 tỷ USD, chiếm 44% GDP, nhưng vẫn xử lý được sau thời gian bất ổn 2 năm qua.


Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup.

Cắt lỗ trái phiếu hay “hàng đổi hàng”?

Bên cạnh đa phần các nhà phát hành vẫn có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu, thì một số doanh nghiệp phát hành đã có dấu hiệu vỡ nợ. Vậy nếu xảy ra vỡ nợ trái phiếu thì nhà đầu tư đang sở hữu trái phiếu nên làm gì?

Theo ông Thuân, điều đầu tiên là nhà đầu tư cần xem lại hợp đồng mua trái phiếu xem có điều khoản xem có được phép bán lại cho tổ chức phát hành hoặc cho đơn vị trung gian phân phối là công ty chứng khoán hay không. Tuy nhiên, việc muốn tất toán hoặc đáo hạn sớm có thể không khả thi tùy theo tình hình tài chính và khả năng của từng doanh nghiệp. Với công ty chứng khoán, không phải công ty nào cũng có hể mua lại hết số trái phiếu doanh nghiệp đã phân phối bởi nguồn lực vốn có hạn. Hơn nữa, hầu hết điều khoản hợp đồng mua TPDN hiện nay không bắt buộc công ty chứng khoán có trách nhiệm mua lại.

Ngoài ra, vốn điều lệ công ty chứng khoán có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng số dư tiền mặt không phải lúc nào cũng có thể đủ để mua lại của nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh thắt chặt tín dụng và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hiện nay. Vốn tự có của công ty chứng khoán hiện nay chủ yếu để phục vụ hoạt động cho vay margin và đầu tư/ tự doanh của chính họ.

Do đó, giải pháp bán lại trái phiếu cho công ty chứng khoán không khả thi, kể cả trong trường hợp nhà đầu tư chỉ cần nhận về gốc. Thực tế, cắt lỗ trái phiếu doanh nghiệp khó khăn hơn cổ phiếu bởi Việt Nam chưa có thị trường giao dịch thứ cấp tập trung.


“Ôm” trái phiếu của doanh nghiệp vỡ nợ toàn bộ, trái chủ nguy cơ chỉ còn “cái cọng rơm”

Tài sản đảm bảo cũng là một giải pháp song thực tế khi đã xảy ra tình huống vỡ nợ thì nó không còn nhiều giá trị, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức phi ngân hàng.

Một giải pháp khác mà thị trường Trung Quốc đã áp dụng khá nhiều đó là “hàng đổi hàng”. Nói cách khác, trái chủ yêu cầu hoặc doanh nghiệp phát hành tự nguyện thực hiện thanh toán trái phiếu bằng sản phẩm hoặc dich vụ của họ.

Ở Việt Nam, đã có doanh nghiệp bất động sản thực hiện cách làm này. Theo đó, thay vì mua lại trái phiếu đã phát hành, doanh nghiệp cho phép trái chủ chuyển đổi trái phiếu sang sản phẩm bất động sản, bao gồm căn hộ, đất phân lô, thậm chí biệt thự. Nếu giá trị lô đất cao hơn số dư đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư có thể tìm một nhóm trái chủ để gom lại và có thể chuyển đổi sang việc cùng chung sở hữu lô đất đó.

Tuy vậy, với giải pháp này, yếu tố pháp lý dự án hoặc bất động sản đó có thể là một yếu tố rủi ro mới. Nhà đầu tư nên đánh giá kỹ tình trạng pháp lý để có thể có một sự chuyển đổi an toàn thay vì chuyển sang một tài sản khác rủi ro hơn.

Giãn nợ trái phiếu - giải pháp khả thi nhất cho trái chủ

Các giải pháp như bán lại trái phiếu cho công ty chứng khoán, xử lý tài sản đảm bảo , hàng đổi hàng… đều khó khả thi với nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh hiện nay. Vậy giải pháp khả thi là gì?

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, phương án khả thi nhất hiện nay với nhà đầu tư đang “ôm’ trái phiếu hiện nay là phương án thu xếp giãn nợ.

Phương án này hiện rất phổ biến ở thị trường trái phiếu Trung Quốc. Theo đó, thay vì ép các doanh nghiệp phát hành hoặc công ty chứng khoán mua lại, các nhà đầu tư trái phiếu yêu cầu các đại diện chủ nợ hoặc đơn vị phân phối đàm phán với doanh nghiệp phát hành để giãn kỳ hạn trả nợ, kết hợp với việc thanh toán một phần hoặc kéo dài kỳ hạn của trái phiếu đó.

Điều này sẽ giúp giải quyết được khó khăn cho chính doanh nghiệp phát hành. Nhà đầu tư cũng không phải cắt lỗ và có cơ hội thu hồi khoản đầu tư đó trong tương lai. Dĩ nhiên, tùy theo mức độ rủi ro và triển vọng của dự án mà nhà đầu tư có thể đàm phán giữ nguyên lãi suất hoặc tăng lãi suất trái phiếu tuỳ theo mức độ rủi ro được đánh giá hoặc thoả thuận lại.

`

Với các doanh nghiệp rơi vào tình trạng vỡ nợ toàn bộ hoặc phá sản thì nhà đầu tư trái phiếu sẽ không có thứ tự ưu tiên thanh toán cao. Sau khi trả thuế, trả nợ lương, trả nợ ngân hàng, trả nợ ưu tiên khác… thì đến lượt trái chủ có lẽ cũng chỉ còn “cái cọng rơm”
`
Nhìn sang ngành tín dụng ngân hàng thì điều này cũng tương tự như việc tái cơ cấu nợ được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã thực hiện nhiều năm qua cho các khách hàng của họ.

Do đó, phương án này đòi hỏi các định chế tài chính liên quan bao gồm đơn vị tư vấn, phân phối và đặc biệt là đơn vị đại diện sở hữu trái phiếu hoặc quản lý tài sản thế chấp cần phải có trách nhiệm và chủ động vào cuộc.

Quay lại ở Trung Quốc, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu là 1,35% (tính theo giá trị trong tổng số 8.000 tỷ USD, kể từ năm 2018 đến giữa năm 2022, trái phiếu doanh nghiệp quốc tế của Trung Quốc ghi nhận hơn 142 lô trái phiếu doanh nghiệp vỡ nợ. Với phương thức chuyển đổi và đàm phán giãn nợ như trên thì 46 trái phiếu trong tổng số 142 lô trái phiếu chậm trả lãi và gốc đã được giải quyết êm thấm.

Dĩ nhiên, kết quả trên cũng có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước trong việc trấn an nhà đầu tư, bơm thêm vốn giải cứu thị trường bất động sản. Với sự can thiệp của cơ quan quản lý, sự chung tay của trái chủ và nhà đầu tư, các định chế trung gian và chính tổ chức phát hành…thì phần lớn trường hợp vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc được tự giải giải quyết bởi các thành viên thị trường mà không qua thủ tục tòa án hoặc sự can thiệp của cơ quan quản lý. Tỷ lệ này chiếm tới 76% số trái phiếu vỡ nợ, trong đó có tới 56% số trái phiếu có vấn đề này được gia hạn tiếp mà tổ chức phát hành không phải thanh toán. Việc gia hạn trái phiếu với một tỷ lệ thanh toán gốc nhất định chỉ chiếm 16%.

“Nói tóm lại, trái phiếu doanh nghiệp là một vấn đề, nhưng rủi ro đối với hệ thống tài chính tín dụng của Việt Nam là chưa ở mức cao. Không may, nhà đầu tư đang sở hữu các trái phiếu mà doanh nghiệp không thể trả lãi và/ hoặc gốc thì việc chấp nhận “ngồi lại” đàm phán và dàn xếp với doanh nghiệp và các tổ chức trung gian sẽ là giải pháp tốt cho các bên”, ông Thuân khuyến cáo.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay cần có được sự chia sẻ và đồng hành tiếp tục của tất cả thành vien thị trường và một sự can thiệp “vừa đủ” với các biện pháp cụ thể và rõ ràng hơn. Khi đó, vấn đề lùm xùm của trái phiếu doanh nghiệp hiện nay sẽ được giải quyết, hoặc ít nhất là giảm những tác động dây chuyền, hướng đến một giải pháp "win-win” cho tất cả các bên.

Thực tế trên thị trường có nhiều trái phiếu có chất lượng tốt và rủi ro thấp nhưng vì người dân xếp hàng đáo hạn theo trào lưu mà có thể đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Còn với các doanh nghiệp rơi vào tình trạng vỡ nợ toàn bộ hoặc phá sản thì nhà đầu tư trái phiếu sẽ không có thứ tự ưu tiên thanh toán cao. Sau khi trả thuế, trả nợ lương, trả nợ ngân hàng, trả nợ ưu tiên khác… thì đến lượt trái chủ có lẽ cũng chỉ còn cái “cọng rơm”.

Nguồn: baodautu

1 Likes

TP.HCM phê duyệt kế hoạch thu hồi 16 ha đất quốc phòng làm nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất với quy mô khoảng 20 triệu hành khách/năm, dự kiến khởi công trong quý 4/2022, đưa vào khai thác năm 2024, giúp nâng tổng công suất thiết kế của sân bay lên 50 triệu lượt hành khách/năm…

Phối cảnh dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sắp khởi công.

Uỷ ban nhân dân TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Cụ thể, diện tích khu đất cần thu hồi khoảng 16,05 ha. Vị trí khu đất thu hồi tại các phường 4, 12 và 15, quận Tân Bình. Việc tổ chức bàn giao khu đất diện tích khoảng 16,05 ha để xây dựng nhà ga hành khách T3 được chia làm hai đợt.

Đợt 1 bàn giao 14,757 ha, dự kiến đầu tháng 10/2022; đợt 2 bàn giao 1,293 ha còn lại sau khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ (cho Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt) theo quy định và dự kiến trước ngày 30/10/2022.

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Bình phối hợp các phường gửi quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ đến các đơn vị, tổ chức có đất bị thu hồi từ ngày 21 – 23/10. Từ ngày 24 – 30/10, các phường 4, 12 và 15, quận Tân Bình thực hiện chi trả tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt.

Dự án nhà ga hành khách T3 được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 657/QĐ-TTg ngày 19/5/2020, tiêu chuẩn quốc tế với công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa để giảm tải cho nhà ga T1. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), không sử dụng ngân sách nhà nước.

Khu đất có diện tích 16,05 ha nói trên đang do Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) quản lý. Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này. Theo tính toán của Bộ Quốc phòng, cần khoảng 1.152 tỷ đồng di chuyển các đơn vị để bàn giao 16,05 ha đất xây dựng nhà ga T3.

Theo quyết định phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu quận Tân Bình thực hiện đầy đủ các thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan để thực hiện hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng có liên quan, tạo sự đồng thuận để người có đất và tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi chấp hành chủ trương, chính sách của nhà nước, bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.

Hai nhà ga T1 và T2 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang quá tải trầm trọng.

Ngày 28/7/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Nghị quyết số 93/NQ-CP của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo đó, Chính phủ đồng ý chủ trương Bộ Quốc phòng bàn giao khoảng 27,85 ha đất quốc phòng tại quận Tân Bình cho Uỷ ban nhân dân TP.HCM quản lý để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 (khoảng 16,05 ha) và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3 (đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, quận Tân Bình, khoảng 11,8 ha); diện tích đất thu hồi theo số liệu đo đạc thực tế.

Theo kế hoạch dự kiến ban đầu của ACV, dự án sẽ được khởi công cuối năm 2021, song do chưa được bàn giao mặt bằng nên phải lùi tiến độ.

Tại buổi làm việc với TP.HCM hồi tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thành thủ tục để khởi công nhà ga T3 trong quý 3-2022 và hoàn thành tháng 9/2024.

Nguồn bài viết: TP.HCM phê duyệt kế hoạch thu hồi 16 ha đất quốc phòng làm nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương châu Á thắt chặt chính sách tiền tệ

(PLO)- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các ngân hàng trung ương châu Á thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh giá hàng hóa tăng và đồng nội tệ mất giá.

Ngày 13-10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các ngân hàng trung ương châu Á thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh giá hàng hóa tăng và đồng nội tệ mất giá do Mỹ tăng lãi suất để giảm lạm phát trong nước, theo hãng tin Reuters.

Trong cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới, Giám đốc Vụ châu Á và Thái Bình Dương của IMF- ông Krishna Srinivasan nói: “Nhiều đồng tiền châu Á đã mất giá khá mạnh do việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ dẫn đến chênh lệch lãi suất ngày càng gia tăng, khiến chi phí nhập khẩu của các quốc gia này tăng lên”.

“Chúng tôi đã dự đoán rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm, nhưng việc nhiều đồng tiền mất giá có thể dẫn đến lạm phát tăng cao hơn và kéo dài hơn. Tình trạng này sẽ trầm trọng hơn nếu lãi suất toàn cầu tăng mạnh và đặt ra yêu cầu thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nước châu Á” - ông nói thêm.

IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương châu Á thắt chặt chính sách tiền tệ ảnh 1
Logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại trụ sở chính ở thủ đô Washington D.C. (Mỹ) ngày 4-9-2018. Ảnh: REUTERS

Cũng theo ông Srinivasan, việc đồng tiền mất giá quá nhiều và lãi suất tăng cũng có thể tạo nên áp lực tài chính ở các nước châu Á có mức nợ cao.

Ông nói: “Châu Á hiện là có tỉ lệ mắc nợ cao nhất thế giới”.

Phó giám đốc Vụ Châu Á và Thái Bình Dương của IMF - ông Sanjaya Pant nói với Reuters rằng sự gia tăng nợ công của Trung Quốc nhanh nhất trong khu vực, sự gia tăng này cũng có thể thấy ở các nền kinh tế khác.

Nguồn bài viết: IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương châu Á thắt chặt chính sách tiền tệ

Dòng tiền dồi dào, thế mạnh của SABECO giữa thời kỳ “tiền mặt là vua”

## Nền kinh tế vẫn tiếp tục đối diện nguy cơ lạm phát và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều doanh nghiệp đối diện với thực trạng khan hiếm dòng tiền. Tuy nhiên, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO, mã cổ phiếu: SAB) chứng tỏ tầm nhìn chiến lược khi có sự chuẩn bị tốt và quản trị dòng tiền hiệu quả, nên vẫn duy trì sức mạnh của doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào ngay trong thời kỳ “tiền mặt là vua”.

Chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt

Vừa qua, NHNN đã chính thức quyết định tăng lãi suất điều hành sau 2 năm giữ cố định các mức lãi suất này.

Cụ thể, Quyết định số 1606/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN đã điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD). Theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 2,5%/năm lên 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.


Định hướng chiến lược đúng đắn từ Đại hội đồng cổ đông giúp SABECO có được nguồn lực tài chính mạnh mẽ. Ảnh: B.S.G

Ngoài ra, NHNN cũng ban hành Quyết định số 1607/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) với lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,2%/năm lên 0,5%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm.

Cổ phiếu SAB thu hút sức mua trên sàn chứng khoán

SAB của SABECO là một trong những cổ phiếu đang có sức hút khá tốt trên sàn chứng khoán, đặc biệt trong khoảng 3 tháng trở lại đây, thị giá của SAB đã tăng từ mặt bằng khoảng trên 150.000 đồng/cổ phiếu lên mặt bằng khoảng 190.000 đồng/cổ phiếu. Sức hút cổ phiếu SAB có được nhờ những tác động cộng hưởng từ kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, dòng tiền duy trì dồi dào. Đồng thời, những chiến lược kinh doanh và đầu tư bài bản cũng mở ra nhiều kỳ vọng và niềm tin cho nhà đầu tư đối với cổ phiếu SAB thời gian tới.

Không chỉ tăng lãi suất, NHNN cũng tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng mục tiêu vẫn giữ nguyên theo kế hoạch đã được đề ra từ đầu năm (một số ngân hàng được phân bổ thêm hạn mức hồi đầu tháng 9 chỉ là mức phân bổ cho phần hạn mức còn lại trong chỉ tiêu 14% đợt đầu năm chưa phân bổ hết).

Việc NHNN vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, đồng thời tăng lãi suất điều hành thể hiện quan điểm vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để đề phòng rủi ro lạm phát. Theo NHNN, xu hướng lạm phát quốc tế vẫn tiếp tục ở mức cao, còn trong nước thì tình hình giá cả xăng dầu,vật tư xây dựng… tuy đã được kiểm soát song vẫn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp.

“Tiền mặt là vua”

Trong bối cảnh lãi suất điều hành tăng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng vẫn được kiểm soát chặt chẽ, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong việc quản trị dòng tiền. Tuy nhiên, SABECO là một trong số ít các doanh nghiệp có khả năng dự báo tốt và năng lực quản trị tài chính hiệu quả, nhờ đó vẫn giữ được sự chủ động dòng tiền ngay cả trong giai đoạn dòng tiền khan hiếm hiện nay. Điều này càng góp phần gia tăng sức mạnh và hiệu quả cho SABECO, giúp doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ bứt tốc nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược lâu dài của công ty.


Ngoài kinh doanh, SABECO tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Ảnh: B.S.G

Theo báo cáo tài chính bán niên 2022 của SABECO đã được kiểm toán, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty nửa đầu năm 2022 đạt 16.315 tỷ đồng, tăng trưởng gần 25% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 3.029 tỷ đồng, tăng 47% so với nửa đầu năm 2021. Không chỉ đạt tăng trưởng lợi nhuận cao, một trong những điểm đáng chú ý trong diễn biến tài chính của SABECO trong nửa đầu năm 2022 là dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm ghi nhận con số dương 2.244 tỷ đồng.

Nguồn lực tài chính mạnh tạo thuận lợi cho SABECO thực hiện các hoạt động đầu tư

Việc có nguồn lực tài chính vững mạnh là yếu tố thuận lợi cho SABECO hiện đại hóa các hoạt động đầu tư, gia tăng năng lực, trong đó có chiến lược số hóa và hiện đại hóa năng lực cốt lõi.

Một phần các sáng kiến chuyển đổi của SABECO là dự án SABECO 4.0 - một sáng kiến chiến lược của doanh nghiệp nhằm chuyển đổi mô hình kinh doanh thông qua công nghệ kỹ thuật số. Sáng kiến chiến lược này không chỉ giúp SABECO xây dựng năng lực số hóa và hiện đại hóa năng lực cốt lõi của mình mà còn giúp công ty trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành tại Việt Nam lấy con người và định hướng dữ liệu làm trọng tâm có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Dòng tiền dồi dào cũng là một trong những yếu tố tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu SAB trên thị trường thời gian qua bởi doanh nghiệp luôn có chính sách trả cổ tức tốt, đạt tỷ lệ hàng năm lên tới 35%. Chính sách cổ tức của SABECO được duy trì ngay cả trong những năm hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và Nghị định 100 của Chính phủ.

Mặc dù đã trích những khoản tiền lớn cho trả cổ tức tiền mặt, đảm bảo lợi ích cổ đông, SABECO vẫn duy trì số dư tiền dồi dào. Tại thời điểm giữa năm 2022, công ty còn 18.210 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, đây đều là các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Ngoài ra, số dư tiền và các khoản tương đương tiền cũng lên tới 2.740 tỷ đồng.

Dòng tiền dồi dào không chỉ là yếu tố thuận lợi cho SABECO có đủ sức mạnh tài chính thực hiện các mục tiêu chiến lược, mà công ty cũng đang có cơ hội gia tăng thu nhập từ hoạt động tài chính. Trong nửa đầu năm 2022, riêng doanh thu hoạt động tài chính của SABECO cũng lên tới 482 tỷ đồng. Mới đây, NHNN có quyết định nâng trần lãi suất huy động và sau đó một số ngân hàng đang có động thái rục rịch tăng lãi suất tiền gửi cũng sẽ là yếu tố giúp cho SABECO có thể cải thiện tốt hơn nữa nguồn thu này trong nửa cuối năm 2022./.

Khối ngoại mua ròng mạnh DGC 7 phiên liên tiếp

Phiên 14/10: đang mua ròng
Screen Shot 2022-10-14 at 11.20.53

Phiên 13/10

Phiên 12/10

Phiên 11/10

Và các phiên trước đó: https://f247.com/stock/DGC

STB: Chủ tịch - Muốn thành công phải phải có đột phá, cứ bình bình không lớn nổi

Chủ tịch Sacombank nhắn nhủ với các bạn doanh nhân trẻ rằng, muốn thành công, giàu có phải có hoài bão, ước mơ và phải có đột phá, chứ cứ bình bình thì doanh nghiệp không thể nào lớn nổi.

Ông Dương Công Minh

Chủ tịch Sacombank - ông Dương Công Minh đã nhắn nhủ như vậy tới các bạn doanh nhân trẻ tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2022 tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Chia sẻ với các doanh nhân trẻ, ông Minh cho biết điều mà ông tâm đắc, cũng là “kim chỉ nam” cho thành công trong kinh doanh của mình đó là thượng tôn pháp luật và chia sẻ lợi ích.

“Làm gì thì làm phải theo quy định của pháp luật, khi đã có lợi nhuận rồi thì chia sẻ với người lao động, với cộng đồng. Khi nhận nhiệm vụ tái cơ cấu Ngân hàng Sacombank, tôi chỉ có một mục tiêu duy nhất là phải làm sao đưa Sacombank có lợi nhuận và trở lại vị thế hàng đầu ngành ngân hàng”, Chủ tịch Sacombank cho biết.

Từ mục tiêu đó, ông Dương Công Minh cho biết chỉ chọn và làm việc với “người cộng sự duy nhất” là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, hiện nay là Tổng giám đốc Sacombank để đưa ra những quyết sách giúp ngân hàng tái cơ cấu thành công.

Ông Minh lấy ví dụ, một trong những quyết định thể hiện sự sáng tạo, đột phá trong quá trình tái cơ cấu Sacombank chính là việc bán khai thác bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam, thu về khoản tiền 800 tỷ đồng, giúp lợi nhuận năm 2017 của Sacombank vọt lên 1.400 tỷ đồng, trong khi năm 2016 chỉ vỏn vẹn 16 tỷ đồng.

Vị doanh nhân này cũng nhắn nhủ với các bạn doanh nhân trẻ rằng, muốn thành công, giàu có phải có hoài bão, ước mơ và phải có đột phá, chứ cứ bình bình thì doanh nghiệp không thể nào lớn nổi.

Ông Dương Công Minh sinh năm 1960 tại Bắc Ninh, là Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trước khi tham gia HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh từng là Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank trong nhiều năm, đồng thời giữ vị trí lãnh đạo ở một số doanh nghiệp như Địa ốc Him Lam, Chứng khoán Liên Việt…

5 năm trước, khi được bầu giữ vị trí “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT STB tại kỳ đại hội tháng 6/2017, ông Minh cho biết việc sáp nhập vào Phương Nam đã khiến ngân hàng có một số khó khăn, nhưng đồng thời đã giúp Sacombank hậu sáp nhập có được quy mô lớn.

Đề án xác định là tái cấu trúc trong 10 năm, nhưng Hội đồng quản trị ngân hàng khi đó đã thống nhất là sẽ giải quyết trong vòng 5 năm. Theo ông Minh, nợ xấu của ngân hàng chủ yếu nằm trong bất động sản đảm bảo, nếu xử lý nhanh vấn đề này thì sẽ sớm hoàn tất tái cấu trúc.

Sacombank dần về đích tái cơ cấu

Trong chia sẻ với báo giới mới đây, Chủ tịch Sacombank khẳng định, trong số các ngân hàng thực hiện tái cơ cấu trong khoảng 10 năm trở lại đây, Sacombank là một điểm sáng bởi thực trạng đầy thử thách khi bắt đầu và những nỗ lực vượt bậc đã đem lại kết quả tốt đẹp, ngay ở năm đầu thực hiện tái cơ cấu, Sacombank đã có lợi nhuận dương. Nhà nước lại không phải bỏ ra một đồng nào.

“Qua từng năm sau, Sacombank đã vực dậy, vươn lên mạnh mẽ với tốc độ “thần kỳ”. Đề án cho phép Sacombank tái cơ cấu trong 10 năm nhưng chỉ sau 5 năm, khoảng cách đến vạch đích đã không còn xa nữa”, ông Dương Công Minh chia sẻ.

Cụ thể, lãnh đạo ngân hàng này đề cập, từ năm 2017 đến năm 2021, Sacombank đã thu hồi và xử lý được gần 72.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó hơn 58.300 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án, đạt gần 68% kế hoạch tổng thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 6,81% xuống còn 1,47 %.

Nhờ thực hiện tái cơ cấu thành công, tháng 9/2022 vừa qua, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng và Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ room được điều chỉnh cao nhất với 4%.

1 Likes

Lý giải nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ “quay xe”, biến động hơn 5% chỉ trong 1 phiên

![Lý giải nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ “quay xe”, biến động hơn 5% chỉ trong 1 phiên](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/10/14/photo1665725309890-16657253099671789821193.jpg “Lý giải nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ “quay xe”, biến động hơn 5% chỉ trong 1 phiên”)

Theo Bloomberg, câu trả lời có thể là sự thay đổi của các vị thế đặt cược trên thị trường, trong đó là các vị thế phòng hộ được dỡ bỏ.

Trong phiên giao dịch ngày 13/10, chứng khoán Mỹ đã chứng kiến cú “quay xe” bất ngờ khi giảm gần 500 điểm vào đầu phiên nhưng kết phiên lại tăng hơn 800 điểm. Phố Wall theo đó cũng tìm kiếm nguyên nhân lý giải tại sao lạm phát tiếp tục tăng nóng lại giúp “tạo ra” một trong những phiên khởi sắc nhất trong năm nay.

Theo Bloomberg, câu trả lời có thể là sự thay đổi của các vị thế đặt cược trên thị trường, trong đó là các vị thế phòng hộ được dỡ bỏ. Ngoài ra, một đợt “short-covering” (mua lại chứng khoán đã vay để thoát khỏi vị thế bán trước đó) cũng đã diễn ra dẫn đến đà hồi phục mạnh mẽ, đẩy hợp đồng tương lai S&P 500 ghi nhận mức tăng mạnh nhất là 5,6%.

“Đón nhận những điều bất ngờ” đã trở thành “câu thần chú” duy nhất trên thị trường, khi biến động liên tục xảy ra, bao gồm cả việc Fed nỗ lực kiềm chế lạm phát trong khi ít chú ý đến sự ổn định của thị trường tài chính. Sự trồi sụt ở phiên ngày hôm qua diễn ra sau khi S&P 500 xóa bỏ 1 nửa mức tăng đạt được sau khi chạm đáy năm 2020.

Liz Ann Sonders – chiến lược gia kinh tế trưởng tại Charles Schwab & Co., cho biết: “Đó là bản chất của những biến động trong thời gian này. Tất cả chúng ta đều có thể suy đoán về những gì có thể là nguyên nhân của nó. Thực tế là dòng tiền ngắn hạn trên thị trường cao hơn, điều này ảnh hưởng đến các chiến lược đầu tư định lượng và thuật toán.”

Lý giải nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ quay xe, biến động hơn 5% chỉ trong 1 phiên - Ảnh 1.

S&P 500 futures xóa bỏ toàn bộ mức giảm trong ngày và tăng 5%.

Với việc xác định rõ diễn biến của thị trường là điều gần như không thể, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã nỗ lực hạn chế các tác động đến danh mục đầu tư trong thời điểm biến động quá mạnh. Theo Sundial Capital Research, các nhà đầu tư tổ chức đã mua hơn 10 tỷ USD quyền chọn mua các cổ phiếu riêng lẻ vào tuần trước, gần với mức cao nhất từ trước đến nay đối với bất kỳ nhóm nhà đầu tư nào.

Bloomberg cho biết đã có những bằng chứng cho thấy chiến lược này đã mang lại lợi nhuận ngay sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu lạm phát nóng hơn dự báo. Trong khi hợp đồng tương lai bị bán tháo, chỉ số biến động Cboe đã giảm, cho thấy dấu hiệu các trader phòng hộ đã chốt lời. Khi đó, các vị thế bán khống cũng được “dỡ bỏ” – đây là những khoản đặt cược vốn được thực hiện nhằm duy trì vị thế trung lập trên thị trường.

Danny Kirsch, trưởng bộ phận vị thế đầu tư tại Piper Sandler & Co., cho biết: “Biến động thị trường xảy ra khi có sự kết hợp giữa short covering và put selling (bán quyền chọn). Việc đóng các vị thế phòng hộ giúp thị trường hồi phục.”

Bên cạnh đó có nhiều chỉ báo kỹ thuật cho thấy đã đến lúc thị trường tăng điểm, trong số đó là mức điều chỉnh 50% sau khi đà tăng kéo dài 22 tháng bị “phá vỡ” vào tháng 3/2020. Khi chỉ số này giảm phá ngưỡng 3.517 điểm, một số nhà đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng bán tháo kéo dài 9 tháng đã đi quá xa.

Lý giải nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ quay xe, biến động hơn 5% chỉ trong 1 phiên - Ảnh 2.

Đường trung bình động 200 tuần của S&P 500 - ngưỡng hỗ trợ quan trọng của thị trường.

Một yếu tố khác thúc đẩy đó là mức trung bình động 200 tuần của S&P 500 – ngưỡng dao động quanh mức 3.600 điểm và trở thành “chiến tuyến” cho những đợt tăng, giảm trong vài tuần gần đây. Năm 2016 và 2018, ngưỡng này đã giúp S&P 500 “thoát” những đợt sụt giảm mạnh.

Ellen Haze – chiến lược gia trưởng về thị trường và giám đốc danh mục đầu tư tại F.L.Putnam Investment Management, cho biết: “Thị trường đã vượt qua ngưỡng hỗ trợ này và tự hồi phục. Trên thị trường có quá nhiều yếu tố không chắc chắn và nhiều điểm dữ liệu mâu thuẫn, khiến thị trường phản ứng nhanh chóng với bất kỳ thông tin nào mới nhất.”

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7 S&P 500 xóa bỏ mức giảm hơn 2% trong ngày. Song, những lần trồi sụt mạnh trong năm 2022 cho thấy nhà đầu tư vẫn lo sợ trước những động thái chính sách của Fed và tác động của nó với nền kinh tế. Chỉ số này đã điều chỉnh 2% trong các phiên, cả tăng và giảm, 6 lần kể từ tháng 1 và chuẩn bị chứng kiến 1 năm biến động mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ngoài ra, việc thị trường đảo chiều quá nhanh là một lời nhắc nhở không mấy lạc quan về mức độ “quay cuồng” của thị trường vào năm 2022. S&P 500 đang đứng trước rủi ro chứng kiến 3 lần giảm hơn 20% trong năm vào thế kỷ này. Trạng thái “như mơ” sau khi Covid-19 bùng phát đang dần biến mất, khiến nhà đầu tư phải đối mặt với thực tế về định giá thị trường cao như trong thời kỳ bong bóng và Fed đang cứng rắn hơn.

Lý giải nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ quay xe, biến động hơn 5% chỉ trong 1 phiên - Ảnh 3.

P/E của S&P 500.

Một lập luận khác lý giải cho việc thị trường tăng giá là sự khả quan của lợi nhuận doanh nghiệp. Khi mùa báo cáo tài chính mới sắp bắt đầu, “phe con bò” có thể đang để ý nhiều hơn đến kết quả kinh doanh tốt hơn dự đoán từ các công ty lớn như Delta Air Lines và Walgreens.

Dù vốn hóa thị trường mất 15 nghìn tỷ USD trong năm nay, định giá cổ phiếu vẫn còn ở mức rất cao. Với P/E của S&P 500 là 17,3 lần, đây là con số cao hơn rất nhiều so với 11 chu kỳ thị trường giá xuống trước đây, theo số liệu do Bloomberg tổng hợp. Nói một cách khác, nếu thị trường đang trong xu hướng hồi phục thì mức đáy của thị trường “con gấu” này sẽ là cao nhất kể từ những năm 1990.

Tham khảo Bloomberg

Nguồn bài viết: Lý giải nguyên nhân khiến chứng khoán Mỹ "quay xe", biến động hơn 5% chỉ trong 1 phiên

1 Likes

Bộ Công an báo cáo Quốc hội loạt đại án về chứng khoán, đất đai, y tế

Nhiều đại án được Bộ Công an đề cập trong báo cáo của Quốc hội, điển hình như vụ Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh và nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế khác.

Vụ FLC và ông Trịnh Văn Quyết được dẫn chứng là điển hình về sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Ảnh: Đức Anh.

Trong báo cáo gửi Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022, Bộ Công an cho biết tính từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, các cơ quan đã tập trung điều tra nhiều vụ án, vụ việc kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo.

Công an đã chủ động triển khai biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xác minh, điều tra làm rõ các sai phạm có tác dụng lan tỏa, mang tính chất cảnh tỉnh trong những lĩnh vực nhạy cảm. Kết quả, cơ quan chức năng đã phát hiện 5.117 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (giảm 36,68%).

Song điều đáng nói là số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ tăng 40,97% với 523 vụ.

“Tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn ra rất phức tạp. Nổi lên là các sai phạm trong các lĩnh vực chứng khoán, như vụ án Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC; vụ Nguyễn Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Louis Holdings; Vụ án Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty cổ phần ASA), báo cáo của Bộ Công an dẫn chứng.

đại án về kinh tế ảnh 1

Các sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán của tập đoàn Tân Hoàng Minh và FLC được đề cập trong báo cáo gửi Quốc hội.

Bộ Công an cũng đề cập sai phạm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu doanh nghiệp mà điển hình là vụ án Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm đã thông qua phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ để lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ của hơn 6.000 nhà đầu tư.

Ngoài ra, trong năm qua còn nổi lên những sai phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, tập trung vào khâu thẩm định giá, thẩm định thầu, thông đồng chia nhỏ dự án, gói thầu để chỉ định thầu; dùng “quân xanh, quân đỏ” để thao túng giá trúng thầu, mua bán “lòng vòng” để nâng giá nhiều lần.

Dẫn chứng điển hình được Bộ Công an đề cập là vụ Công ty Việt Á với 26 bị can đã bị C03 khởi tố và 24 vụ việc liên quan ở các địa phương với 63 bị can bị khởi tố.

Cùng với đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC; Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Bệnh viện Thanh Nhàn, thiệt hại ước tính gần 25 tỷ đồng; Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố 5 bị can về tội “vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản” trong đấu giá quyền sử dụng đất, gây thiệt hại gần 20 tỷ đồng…

Tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng được đánh giá có gia tăng, nhất là liên quan các loại vật tư, trang thiết bị y tế và các mặt hàng thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch; trục lợi trong tổ chức tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19 và lợi dụng việc đưa người Việt Nam ở nước ngoài về nước để trục lợi.

Dẫn chứng, Bộ Công an nhắc đến vụ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “Đưa và nhận hối lộ”, khởi tố Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực và các đối tượng là lãnh đạo, chuyên viên Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an và Vụ Hợp tác quốc tế - Văn phòng Chính phủ liên quan các chuyến bay giải cứu trong mùa dịch.

Đánh giá chung cho năm 2022, Bộ Công an nhìn nhận việc khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng có bước tiến mới, trong đó phát hiện, xử lý một số vụ án trong lĩnh vực có chuyên môn sâu (chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp…

Việc này góp phần cảnh tỉnh, răn đe tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Trong thời gian tới, Bộ Công an cho biết sẽ triển khai toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời xử lý nghiêm tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường, sử dụng công nghệ cao.

SSB: IFC rót 75 triệu USD cho SeABank theo khoản vay chuyển đổi cổ phần

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) ngày 14/10 thông báo về việc tiếp nhận khoản đầu tư dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông trong vòng 5 năm của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC.

Khoản đầu tư này nhằm hỗ trợ các chiến lược phát triển của SeABank và nâng khả năng tiếp cận tài chính, vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

Về phía SeABank cũng cam kết sẽ không tài trợ mới các hoạt động liên quan đến than đá, phù hợp với cách tiếp cận giải quyết các rủi ro khí hậu của IFC.

Cam kết này góp phần thực hiện các mục tiêu về khí hậu của Việt Nam, bao gồm việc loại bỏ hoạt động pát điện bằng nhiên liệu than vào năm 2040 và đạt được mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050. Đây sẽ là một điều kiện để IFC xem xét chuyển đổi khoản vay thành cổ phần phổ thông trong vòng năm năm tới.

Với khoản vay mới, SeABank tiếp tục nhận được hỗ trợ của IFC để tăng cường hơn nữa các tiêu chuẩn và thông lệ quản lý rủi ro môi trường và xã hội phù hợp với chiến lược của ngân hàng và mong đợi của các cổ đông, trong đó có việc triển khai áp dụng Bộ Tiêu chuẩn Hoạt động của IFC (IFC Performance Standards) đối với các hoạt động cho vay tiềm ẩn mức độ rủi ro môi trường và xã hội cao hơn.

Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi giúp xác định và quản lý các rủi ro môi trường và xã hội trong 8 lĩnh vực: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động đến môi trường và xã hội, điều kiện làm việc và lao động, tiết kiệm nguồn tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm.

Trước đó, IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế gồm Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, OPEC Fund for International Development và ResponsAbility Investments AG đã cấp gói tín dụng tổng trị giá 220 triệu USD cho SeABank nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và cấp tín dụng xanh.