Chứng sỹ săn tin!

Hơn 79 triệu cp tiếp tục được sang tay, ai theo chân nhóm cổ đông Eximbank lần lượt thoái vốn?

Trong 2 tháng trở lại đây, nhiều cổ đông đăng ký bán thỏa thuận cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB). Thị trường ghi nhận lượng giao dịch thỏa thuận khủng của cổ phiếu này.

Gần đây nhất, CTCP Phúc Thịnh thông báo đã bán xong gần 12.4 triệu cp EIB theo phương thức thỏa thuận, tương đương 1.005% vốn, theo phương thức thỏa thuận trong ngày 10/10/2022.

Người quản lý Phúc Thịnh (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc - ông Nguyễn Toàn Thắng) là em rể của bà Lê Hồng Anh - Thành viên HĐQT Eximbank.

Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc - con gái bà Lê Hồng Anh - thông báo đã bán hết gần 11.1 triệu cp EIB hiện có, chiếm tỷ lệ 0.899% vốn của Ngân hàng.

Trong ngày 10/10/2022, thị trường ghi nhận gần 80 triệu cp EIB được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 3,172 tỷ đồng, tương đương 39,757 đồng/cp. Chiếu theo mức giá thỏa thuận này, ước tính Phúc Thịnh đã thu về hơn 491 tỷ đồng và con gái bà Lê Hồng Anh thu về gần 440 tỷ đồng sau khi thoái sạch vốn tại Eximbank.

Trước đó, 2 tổ chức khác liên quan đến Thành Công Group đăng ký thoái sạch vốn tại Eximbank bằng phương thức thỏa thuận là CTCP Tập đoàn Thành Công và Hợp tác xã cổ phần Thành Công, thời gian từ 07-31/10/2022. Tổng số cổ phần nhóm Thành Công Group đăng ký bán hơn 117.6 triệu cp.

Giao dịch thỏa thuận tại EIB từ đầu tháng 10 đến nay

Không chỉ phiên 10/10 mà từ đầu tháng 9 đến nay, cổ phiếu EIB liên tiếp ghi nhận khối lượng giao dịch khủng.

Chỉ tính từ đầu tháng 10 đến nay, gần 211 triệu cp EIB đã được sang tay với tổng giá trị 8,254 tỷ đồng, tương đương giá bình quân 39,145 đồng/cp.

Riêng phiên 14/10, đã có hơn 79.4 triệu cp EIB được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 3,197 tỷ đồng, tương đương 40,236 đồng/cp.

Trong khi đó, thị giá EIB chốt phiên 14/10 dừng ở mức 36,900 đồng/cp, tăng 8% so với đầu tháng 10, trong khi giá cổ phiếu các ngân hàng khác theo đà giảm chung của thị trường.

Diễn biến giá cổ phiếu EIB từ đầu tháng 9 đến nay

Trong tháng 9, EIB cũng ghi nhận gần 108.5 triệu cp được giao dịch thỏa thuận, tổng giá trị hơn 3,932 tỷ đồng, tương đương mức giá bình quân 36,253 đồng/cp.

Trước đó, hồi cuối tháng 3, thị trường ghi nhận giao dịch thoả thuận khủng với 25 triệu cp EIB được sang tay ở mức 40,000 đồng/cp, tổng trị giá 1,000 tỷ đồng. Tổng cộng, trong tháng 3/2022, hơn 48 triệu cp EIB được mua bán thỏa thuận, chiếm 3.9% vốn điều lệ của Eximbank.

Có thể thấy, sau khi tạm ổn định khi đã có được HĐQT nhiệm kỳ mới với Chủ tịch là bà Lương Thị Cẩm Tú, hàng loạt cổ đông bắt đầu thoái vốn khỏi Eximbank.

Vào đầu tháng 3/2022, VOF đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu EIB đang nắm giữ, tương đương 4.93% vốn cổ phần.

Sau đó, đến lượt SMBC - nắm 15% vốn cổ phần của EIB cũng thông báo chính thức chấm dứt thỏa thuận liên minh chiến lược với Eximbank. Dù SMBC chưa chính thức thoái vốn khỏi Eximbank nhưng sau đó, ông Võ Quang Hiển - đại diện tại Eximbank theo ủy quyền của SBMC - thông báo không còn là thành viên HĐQT tại nhà băng này.

Trước đó, nhóm cổ đông Âu Lạc với đại diện là bà Ngô Thị Thúy đã bán gần 4 triệu cp EIB trong nửa đầu năm 2022 và thu về 79 tỷ đồng lãi. Tính đến thời điểm 30/06/2022, Âu Lạc chỉ còn nắm 319,700 cp EIB với giá gốc gần 10 tỷ đồng (bình quân gần 30,860 đồng/cp), chiếm tỷ lệ 0.026% vốn cổ phần của Eximbank.

Và gần đây nhất là động thái thoái vốn của nhóm Thành Công Group. Đơn vị sẽ thay thế các nhóm cổ đông kể trên tại Eximbank vẫn luôn là dấu hỏi lớn được đặt ra giữa bối cảnh hàng loạt giao dịch thỏa thuận với số lượng khủng vẫn tiếp diễn tại cổ phiếu ngân hàng này.

Nguồn bài viết: Hơn 79 triệu cp tiếp tục được sang tay, ai theo chân nhóm cổ đông Eximbank lần lượt thoái vốn? | Vietstock

Khối ngoại duy trì mua ròng khi VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tục, tâm điểm FRT, SSI

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 214 tỷ đồng, tương đương hơn 8,9 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.061,85 điểm, tăng 10,86 điểm, tương ứng 1,03% với thanh khoản cải thiện rõ rệt. VN-Index duy trì sắc xanh xuyên suốt phiên và không có hiện tượng lấp gap trong phiên.

Theo quan sát, nhóm bán lẻ đồng loạt tăng trần trong phiên chiều với nhiều đại diện như TIE, TMC, CMV, FRT, PET, AMD. Cổ phiếu lớn như MWG tăng 4% lên 59.900 đồng/cp. Cùng chiều, nhóm ngân hàng, chứng khoán, phân đạm, dầu khí,… cũng ghi nhận tăng điểm

Phiên hôm nay được đánh dấu là ngày hồi phục thứ 3 của VN-Index và đang va chạm MA10 ngày, biên độ 1.052 - 1.067. Đây là tuần hồi phục đầu tiên sau 5 tuần giảm điểm liên tục, mặc dù mức độ hồi phục của cổ phiếu không quá nhiều nhưng cũng phần nào giúp giải tỏa tâm lý nặng nề của nhà đầu tư trong một tháng vừa qua.

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 214 tỷ đồng, tương đương hơn 8,9 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu GEX của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex đứng đầu bên bán với giá trị xả ròng hơn 39,3 tỷ đồng.

Cùng chiều, cổ phiếu KBC bị bán ròng gần 38,9 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp là VHM đứng vị trí thứ 3 với giá trị rút ròng hơn 28,2 tỷ đồng.

Danh mục top10 mã bị xả ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 25 tỷ đồng như VIC (24,6 tỷ đồng), KDH (23,5 tỷ đồng), STB (22 tỷ đồng), DXG (19,1 tỷ đồng), SAB (14,2 tỷ đồng), VGC (10,9 tỷ đồng) và GAS (10,9 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều ngược lại, cổ phiếu FRT của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đứng đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 58,1 tỷ đồng. SSI đứng thứ hai với quy mô mua ròng hơn 40,1 tỷ đồng. VNM nằm trong top3 với giá trị gom ròng hơn 38,2 tỷ đồng.

Cùng chiều là những mã cổ phiếu quy mô dưới 35 tỷ đồng như DPM được gom ròng gần 33,3 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ tư. Nối tiếp là HSG (32,8 tỷ đồng), FUEVFVND (31,1 tỷ đồng), CTG (26,5 tỷ đồng), DCM (23,7 tỷ đồng), NLG (23,1 tỷ đồng) và DGC (22,2 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục ghi nhận xu hướng mua ròng với giá trị gần 48,1 tỷ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng vào cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO với giá trị hơn 45,7 tỷ đồng. Theo sau là PCG (1,3 tỷ đồng) và các mã quy mô dưới 1 tỷ đồng như L14 (854 triệu đồng), PVI (410 triệu đồng), HUT (196 triệu đồng), SD5 (123 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, bên bán trải dài ở mức dưới 500 triệu đồng ở các cổ phiếu như PVS (487 triệu đồng), MBS (251 triệu đồng), IDV (64 triệu đồng), TNG (48 triệu đồng), …

Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp với quy mô gần 11,3 tỷ đồng, tương đương hơn 538 nghìn đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, lực cầu ngoại chủ yếu rót vốn vào cổ phiếu QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi với giá trị hơn 6,6 tỷ đồng. Theo sau là MCH (1,8 tỷ đồng), PVP (499 triệu đồng), SIP (374 triệu đồng), SWC (339 triệu đồng),…

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị hơn 12 tỷ đồng, theo sau là VTP (8 tỷ đồng),…

nguồn bài viết: Khối ngoại duy trì mua ròng khi VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tục, tâm điểm FRT, SSI

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh chuẩn bị kết hôn cùng con trai thứ 2 của bầu Hiển, cổ phiếu SHB tăng trần, tài sản gia đình tăng trăm tỷ

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh chuẩn bị kết hôn cùng con trai thứ 2 của bầu Hiển, cổ phiếu SHB tăng trần, tài sản gia đình tăng trăm tỷ

SHB là Ngân hàng do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Quang Vinh – con trai lớn của ông Hiển làm phó Tổng giám đốc.

Mới đây, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và doanh nhân Đỗ Vinh Quang - con trai thứ 2 của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) đã công khai mối quan hệ tình cảm và cho biết hai người sắp tổ chức đám cưới trên trang cá nhân.

Trước đó, bà Phạm Kim Dung - “bà trùm” hoa hậu - đã tiết lộ đám cưới của Đỗ Mỹ Linh và Đỗ Vinh Quang sẽ diễn ra vào ngày 23/10 sắp tới.

Hoà chung niềm vui của gia đình bầu Hiển, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SHB của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau khi rơi xuống dưới mệnh giá 10.000 đồng vào phiên ngày 11/10.

Sáng nay, cổ phiếu này tăng trần (+6,8%) lên 11.000 đồng/cp. SHB cũng đang là cổ phiếu ngân hàng duy nhất đang chạm mức giá trần.

Được biết, SHB là Ngân hàng do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Quang Vinh – con trai lớn của ông Hiển làm phó Tổng giám đốc. Trong cơ cấu cổ đông của SHB, ông Đỗ Quang Hiển đang sở hữu hơn 73 triệu cổ phiếu SHB (tỷ lệ 2,75%), ông Đỗ Quang Vinh đang sở hữu 692,5 nghìn cổ phiếu, ông Đỗ Vinh Quang – con trai thứ hai của ông Hiển sở hữu hơn 79 triệu cổ phiếu, 2 người chị của ông Hiển là bà Đỗ Thị Thu Hà và bà Đỗ Thị Minh Nguyệt lần lượt sở hữu gần 55 triệu và 19 triệu cổ phiếu SHB.

Tổng số cổ phiếu SHB do gia đình ông Hiển sở hữu là gần 227 triệu cổ phiếu, với việc SHB tăng trần hôm nay, tổng giá trị số cổ phiếu SHB của gia đình ông Hiển là 2.496 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng so với hôm qua.

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh chuẩn bị kết hôn cùng con trai thứ 2 của bầu Hiển, cổ phiếu SHB tăng trần, tài sản gia đình tăng trăm tỷ - Ảnh 1.

Báo cáo quản trị Ngân hàng SHB 6 tháng đầu năm 2022

Mới đây, ngày 11/10, Ngân hàng SHB mới công bố được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ năm 2022. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho SHB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 9.785 tỷ đồng thông qua các hình thức: phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ năm 2021; chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền và phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP).

Theo phương án của SHB, SHB sẽ phát hành 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức; chào bán hơn 533 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 100:20, với giá chào bán là 12.500 đồng/cp, dự kiến thu về 6.667 tỷ đồng và chào bán 45 triệu cổ phiếu ESOP giá 10.000 đồng/cp thu về 451 tỷ đồng. Vốn điều lệ của SHB đang là 26.674 tỷ đồng.

Ngoài sở hữu cổ phiếu SHB, ông Hiển và con trai lớn – Đỗ Quang Vinh còn đang sở hữu 4,4 triệu và 7,5 triệu cổ phiếu SHS. Ông Vinh cũng đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán Sài gòn Hà Nội (SHS).

Tính đến 11h ngày 14/10, cổ phiếu SHS tăng 500 đồng/cp, tương ứng tăng 6% lên 8.900 đồng/cp, số cổ phiếu SHS của cha con ông Hiển trị giá 106 tỷ đồng, tăng 6,15 tỷ đồng.

Ngoài ra, CTCP Tập đoàn T&T cũng đang sở hữu gần 167 cổ phiếu SHB và hơn 45,5 triệu cổ phiếu SHS.

Nhân sự từ VietinBank, BIDV, Vietcombank, Agribank được NHNN chỉ định tham gia quản trị, điều hành SCB là những ai?

Nhân sự từ VietinBank, BIDV, Vietcombank, Agribank được NHNN chỉ định tham gia quản trị, điều hành SCB là những ai?

Ông Vũ Anh Đức đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của SCB từ ngày 14/10/2022.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao của ngân hàng.

Cụ thể, căn cứ các Quyết định về công tác nhân sự của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Bùi Anh Dũng không còn là Người đại diện theo pháp luật của SCB kể từ ngày 14/10/2022. Ông Vũ Anh Đức được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và là Người đại diện pháp luật từ ngày 14/10/2022.

Bên cạnh việc thay Chủ tịch HĐQT SCB, Ngân hàng Nhà nước cũng bổ nhiệm 4 thành viên HĐQT ngân hàng gồm: ông Phạm Quang Tiến, ông Võ Văn Bửu, ông Trang Nhân Hậu, ông Lý Thành Phương. Các Quyết định bổ nhiệm này đều có hiệu lực từ 14/10/2022.

Như đã thông tin, để ổn định hoạt động của ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng này. Việc NHNN kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, hoạt động của SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của NHNN. NHNN lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn.

Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.

Tự doanh lỗ nặng 37% sau 9 tháng, Chứng khoán Hải Phòng chưa hoàn thành nổi 1% chỉ tiêu lợi nhuận

## CTCP Chứng khoán Hải Phòng (Mã HAC - UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với doanh thu hoạt động đạt 22 tỷ đồng - tương đương cùng kỳ năm 2021.

Trong kỳ, HAC ghi nhận lãi từ hoạt động tự doanh đạt 14,3 tỷ đồng - tăng - tăng gần 50% so với cùng kỳ trong đó phần chênh lệch tăng đối với danh mục đầu tư tự doanh thu về gần 12,5 tỷ đồng trong khi quý 3 năm ngoái chỉ vỏn vẹn 1,5 tỷ.

Ngoài ra, Chứng khoán Hải Phòng cũng thu về tới 1,2 tỷ đồng từ cổ tức với các khoản đầu tư (quý 3/2021 chỉ là 53 triệu đồng).

Thu từ cho vay margin và ứng trước tiền bán quý này giảm đáng kể từ mức 5,8 tỷ trong cùng kỳ về còn 4,7 tỷ. Thu từ môi giới chứng khoán thậm chí giảm tới 56% YoY về còn 2,3 tỷ đồng.

Trong khi đó, mảng tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh - đại lý phát hành chứng khoán không xuất hiện doanh thu trong kỳ.

Nhờ tiết giảm chi phí hoạt động tới 60% còn gần 3 tỷ nên Chứng khoán Hải Phòng báo lãi sau thuế đạt hơn 15,1 tỷ đồng - tăng 108% so với cùng kỳ năm 2021 đồng thời cải thiện mạnh so với mức lỗ 69,3 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, HAC thu về 16,8 tỷ đồng doanh thu (cùng kỳ năm 2021 đạt 12 tỷ đồng); lỗ sau thuế 50,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 23,6 tỷ.

Với việc lỗ nặng trong quý 2 nên sau 3 quý đầu năm, Chứng khoán Hải Phòng vẫn đang cách rất xa so với chỉ tiêu lãi sau thuế 20 tỷ đồng cho cả năm 2022.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của công ty chứng khoán này ghi nhận mức 286 tỷ đồng - giảm 24% so với thời điểm đầu năm trong đó các khoản cho vay giảm 37 tỷ về mức 142 tỷ đồng; còn số này bao gồm 138 tỷ đồng dư nợ cho vay margin và hơn 4 tỷ đồng cho vay hoạt động ứng trước tiền bán của khách hàng.

Đáng nói, giá trị tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) được công ty xả mạnh từ mức 132,5 tỷ đồng hồi đầu năm về còn 2,5 tỷ đồng với việc HAC không còn ghi nhận khoản 130 tỷ đồng giá trị đầu tư trái phiếu.

Trong khi đó, giá trị tài sản dành cho danh mục đầu tư tự doanh của Chứng khoán Hải Phòng bất ngờ tăng gấp 3 lần lên gần 106 tỷ đồng. Đây là phần ghi nhận giá trị đầu tư hợp lý đối với khoản đầu tư gốc gần 168 tỷ đồng các cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Điều này đồng nghĩa với việc HAC đã lỗ tự doanh tới 62 tỷ đồng (tương đương sau 9 tháng năm 2022.

Nợ phải trả của công ty đến cuối quý 3 chỉ ở mức 24,5 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu giảm 80 tỷ so với đầu năm về còn 260 tỷ đồng trong đó công ty bất ngờ chuyển sang lỗ lũy kế 37,3 tỷ đồng trong khi con số này hồi đầu năm là hơn 42,7 tỷ.

TPB: Nỗ lực giảm rủi ro từ trái phiếu nhưng còn nỗi lo với 32.849 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

Chưa đầy 4 tháng Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã mua lại trước hạn hơn 5.600 tỷ đồng trái phiếu. Đồng thời, từ đầu năm 2022 đến nay cũng đã phát hành thành công hơn 6.000 tỷ đồng trái phiếu. Đặc biệt, dù công bố tỷ lệ nợ xấu dưới 1% song nhà băng này đang ‘ôm’ 32.849 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.

Ảnh minh họa.

TPBank mua lại trước hạn hơn 5.600 tỷ trái phiếu

Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 9, tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là gần 29.000 tỷ đồng, tăng gần 200% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế trong 9 tháng, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại là hơn 142.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Thực tế, trong những tháng gần đây, các ngân hàng đã mua lại hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Ở nhóm ngân hàng có quy mô tầm trung cũng đang ‘miệt mài’ mua lại trái phiếu trước hạn, điển hình trong đó là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB).

Thống kê trên HNX, từ tháng 4 đến tháng 9/2022, TPBank đã mua lại trước hạn 6 lô trái phiếu với tổng giá trị 5.650 tỷ đồng. Cả 6 lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 năm, được phát hành với mục đích phát triển hoạt động kinh doanh của TPBank với lãi suất chủ yếu 3%/năm. Trái phiếu của TPBank là loại trái phiếu không chuyển đổi, không phải là nợ thứ cấp, không có đảm bảo bằng tài sản và không kèm theo chứng quyền.

Cụ thể, hồi tháng 4/2022, TPBank đã mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu mã TPBANKBOND_A4_160420_3Y_2 phát hành ngày 16/4/2020, đáo hạn ngày 16/4/2023 có tổng giá trị 800 tỷ đồng.

Tháng 5/2022, TPBank tiếp tục mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn mã TPBL2124001 ngày phát hành 5/5/2021 và đáo hạn ngày 5/5/2024.

Đến tháng 6/2022, nhà băng này cũng mua lại trước hạn toàn bộ 3 lô trái phiếu gồm các mã TPBL2124007 phát hành ngày 23/6/2021, ngày đáo hạn 23/6/2024 có giá trị 1.000 tỷ đồng; mã TPBL2124009 phát hành ngày 29/6/2021 có giá trị 1.100 tỷ đồng và mã TPBL2124008 phát hành ngày 28/6/2021 và đáo hạn ngày 28/6/2024 với giá trị 1.000 tỷ đồng.

Tiếp đến, ngày 29/9, TPBank đã mua lại toàn bộ 750 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu mã TPBL2124015, ngày phát hành là 29/9/2021, ngày đáo hạn ngày 29/9/2024.


Một trong những lô trái phiếu được TPBank mua lại trước hạn (nguồn: HNX)

Song song việc mua lại trước hạn, TPBank cũng dồn dập phát hành trái phiếu. Từ đầu năm 2022 đến nay, TPBank đã phát hành thành công tổng cộng 10 lô trái phiếu có mã từ TPBL2225001 đến TPBL2225010 với tổng giá trị 6.399 tỷ đồng. Tất cả các lô trái phiếu này đều không công bố rõ thông tin về lãi suất, mục đích phát hành.

Thực tế, sau sự kiện hủy các lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu đang chứng kiến làn sóng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp và ngân hàng.

Đáng nói, động thái mua lại trái phiếu trước hạn tại TPBank diễn ra trong bối cảnh Bộ Tài chính ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, có hiệu lực từ ngày 16/9. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Còn gần 33.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

Mới đây, TPBank công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 5.926 tỷ đồng, tăng gần 35% so với cùng kỳ và thực hiện 72% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của ngân hàng TPBank đạt hơn 317.000 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch mục tiêu. Tổng huy động của ngân hàng đạt trên 280.000 tỷ đồng, tăng 49.515 tỷ đồng so với thời điểm 30/9/2021. Dư nợ tín dụng đạt 178.902 tỷ đồng với sự đóng góp lớn từ phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) tại thời điểm 30/6/2022 đạt 12,25% và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng (LDR) tính đến hết tháng 9 đạt 60,91%. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu tại TPBank 9 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát tốt ở mức dưới 1%.

Trước đó, theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tổng nợ xấu tại TPBank tính đến 30/6/2022 tăng 11% lên hơn 1.285 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ 0,81% hồi đầu năm lên 0,85%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh tới 50% chiếm hơn 448 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 23% lên hơn 430 tỷ đồng; tuy nhiên nhóm nợ dưới tiêu chuẩn lại giảm 20% xuống còn 406 tỷ đồng.

Thực tế, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng chỉ phản ánh phần nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy, nếu tính cả những phần nợ “tiềm ẩn” chưa được ghi nhận, thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chắc chắn sẽ có thay đổi.

Tại các ngân hàng thương mại, chỉ tiêu ngoại bảng trong báo cáo tài chính là các cam kết giao dịch hối đoái và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Các cam kết giao dịch hối đoái chủ yếu là các hợp đồng phái sinh nên rủi ro thấp. Còn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn bao gồm cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) và cam kết trong bảo lãnh khác như thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu… Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác.

Quay trở lại với TPBank, theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tính đến cuối quý 2/2022, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại TPBank ghi nhận hơn 32.849 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, tương đương tăng thêm 3.116 tỷ đồng trong 6 tháng.

Trong đó, bảo lãnh vay vốn giảm nhẹ 4% còn 203 tỷ đồng, tuy nhiên cam kết trong nghiệp vụ L/C tăng đến 36% đạt gần 5.200 tỷ đồng và đặc biệt, bảo lãnh khác chiếm áp đảo lên tới hơn 27.445 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm.

Hơn nữa, khả năng gặp rủi ro của TPBank là khá cao khi ‘Nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng’ chiếm đến 22%. Năm 2019, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn chỉ ở mức hơn 13.000 tỷ, sau hơn 2 năm, con số này đã tăng tới 145%, ghi nhận gần 33.000 tỷ đồng.

Chưa đầy 4 năm, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại TPBank đã tăng đến chóng mặt.

Thực tế, ngoài trái phiếu, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại các ngân hàng cũng được ví như ‘bom nổ chậm’.

Mặc dù việc quản lý dư nợ cho vay hiện nay đã được đẩy mạnh kiểm soát, song rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của nhóm ngân hàng thương mại vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Chẳng hạn như nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác, hoàn cảnh kinh doanh khó khăn như hiện nay có thể đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận. Lúc này ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn sẽ trở thành nghĩa vụ nợ thực sự. Không những vậy, nguy cơ trở thành nợ xấu đối với các khoản nợ này cũng rất cao.

Vốn đã có rất nhiều vụ kiện liên quan đến các cam kết bảo lãnh ngân hàng. Cách đây vài năm đã xảy ra vụ việc bên nhận bảo lãnh không thanh toán tiền khiến Ngân hàng Agribank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là Công ty TNHH Cao Trường Sơn số tiền 38.5 tỷ đồng.

Hay xảy ra vụ lùm xùm giữa SeABank và Công ty Tài chính Vinaconex – Viettel (VVF) về thương vụ bảo lãnh thanh toán trị giá 150 tỷ đồng cho CTCP Tập đoàn Vina Megastar đối với lượng trái phiếu công ty này bán cho VVF đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan.

Đáng nói, các khoản cam kết ngoại bảng hiện vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, thực tế bấy lâu nay cho thấy vì đây là khoản mục ngoại bảng nên thông tin chi tiết về bản chất và việc trích lập dự phòng chưa rõ ràng. Điều này càng khiến lo ngại tăng cao trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn có cơ sở.

Chính vì vậy, khi đánh giá rủi ro của một ngân hàng cần xem xét thêm phần chỉ tiêu ngoại bảng. Bởi rủi ro lớn nhất đối với các nhà băng không chỉ nằm ở số nợ xấu có thể “nhìn thấy” trên bảng cân đối kế toán, mà ở chính các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn có thể sẽ trở thành nghĩa vụ nợ thực sự.

HSG: Bị yêu cầu tháo dỡ các hạng mục không phù hợp quy hoạch tại dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Công văn số 7095/UBND-VX2 chỉ đạo chủ trương điều chỉnh dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen (huyện Đạ Huoai) của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen về diện tích dự án, tổng vốn đầu tư, tiến độ đầu tư theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chủ đầu tư ký quỹ thực hiện dự án; cam kết tiến độ hoàn thành dự án và rà soát, thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đạ Huoai và cơ quan có liên quan hướng dẫn Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen hoàn tất hồ sơ, thủ tục về đất đai và môi trường đối với dự án theo đúng quy định; báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh phạm vi, ranh giới, diện tích dự án sau khi tiến hành rà soát (trong tháng 10/2022).

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hướng dẫn Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch khu vực 1 và trình phê duyệt quy hoạch khu vực 2 của dự án; cấp Giấy phép xây dựng đối với các hạng mục công trình đủ điều kiện theo quy định (trong tháng 10/2022).

Bên cạnh đó, yêu cầu nhà đầu tư tháo dỡ các hạng mục không phù hợp nội dung quy hoạch và Giấy phép xây dựng bổ sung.

Yêu cầu Tập đoàn Hoa Sen tháo dỡ các hạng mục không phù hợp quy hoạch tại dự án tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen

UBND huyện Đạ Huoai chịu trách nhiệm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng và kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện dự án khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen.

Đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen trong quá trình triển khai dự án cũng như việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Trước đó, báo chí nhiều lần phản ánh về các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng tại Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen. Dù chỉ mới được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp phép xây dựng một công trình với 6 hạng mục, nhưng trên thực tế đã xây dựng nhiều công trình với khoảng 30 hạng mục kiên cố, gồm đường, nhà ở và một số công trình khác.

Dự án không chỉ xây dựng trên diện tích đất có quyền sử dụng của mình (thửa 178, tờ bản đồ số 5) mà còn xây dựng lên trên cả phần đất của bà Nguyễn Thị Tương (thửa 200, tờ bản đồ số 12).

Hoạt động xây dựng tại công trình Đại Tùng Lâm Hoa Sen được chia thành 2 khu vực. Khu vực 1 có 25 công trình (67 hạng mục) với tổng diện tích 22.830m2, trong đó 22 công trình (64 hạng mục) xây dựng chưa có giấy phép xây dựng với diện tích 16.896m2.

Khu vực 2 có 11 công trình (41 hạng mục) xây dựng chưa có giấy phép xây dựng với diện tích 14.888m2.

Cả hai khu vực của dự án đều đã xây dựng hàng loạt công trình với khối lượng lớn nhưng chưa lập quy hoạch chi tiết 1/500. Riêng khu vực 2, quy hoạch chi tiết 1/500 lẫn quy hoạch 1/2000 đều chưa lập.

Theo Sở Xây dựng, đến thời điểm kiểm tra, tiến độ đầu tư dự án đã quá hạn hơn 2 năm nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành nhiều hạng mục; trong khi đó chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép gia hạn tiến độ thực hiện dự án. Hiện nay, chủ đầu tư chưa hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục về đất đai theo diện tích dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án.

Nguồn bài viết: Yêu cầu Tập đoàn Hoa Sen tháo dỡ các hạng mục không phù hợp quy hoạch tại dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen

“Đường bay vàng” Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh lọt top nhộn nhịp nhất thế giới

Đường bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (HAN-SGN) đứng thứ 4 trong top 10 tuyến hàng không nội địa hoạt động nhộn nhịp nhất trong 12 tháng qua…

Việt Nam đứng đầu trong danh sách nhiều quốc gia có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.

Trang tin OAG.com - Nhà cung cấp thông tin chuyên sâu và dữ liệu du lịch hàng đầu thế giới vừa công bố top 10 đường bay nội địa hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới.

Đây là những đường bay được xác định là những tuyến có số lượng ghế bán ra nhiều nhất, lớn nhất trong 12 tháng qua, từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022.

Trong đó, áp đảo 9/10 tuyến đường bay hoạt động nhộn nhịp nhất đều nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đáng chú ý, tuyến đường bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (HAN-SGN) đứng thứ 4 trong top 10 tuyến hàng không nội địa hoạt động nhộn nhịp nhất, trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022 với số lượng ghế lên đến 8.562.009. Năm 2019, đường bay này cũng từng lọt vào top 6 thế giới.

Đường bay Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh còn được gọi là “đường bay vàng” của hàng không Việt Nam bởi doanh thu và tần suất các chuyến bay trên tuyến này.

Top 10 đường bay nội địa nhộn nhịp nhất có số lượng ghế bán ra nhiều nhất, đứng đầu là đường bay Jeju -Seoul Gimpo (CJU-GMP) với hơn 16 triệu ghế; đứng thứ hai là đường bay Sapporo New Chitose Apt - Tokyo (CTS-HND) hơn 10,2 triệu ghế; đứng thứ ba là đường bay Fukuoka - Tokyo (FUK-HND) với số lượng là 9,9 triệu ghế; xếp thứ 4 là đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh (HAN-GSN) với 8,56 triệu ghế.

Đứng thứ 5 đến thứ 10 trong danh sách lần lượt là các đường bay: Jeddahi- Riyadh King Khalid (JED-RUH) là hơn 7,3 triệu ghế; Melbourne - Sydney Kingsford Smith Apt (MEL-SYD) là 7 triệu ghế; Mumbai - Delhi (BOM-DEL) là gần 7 triệu ghế; Tokyo -Okinawa Naha với số ghế là gần 7 triệu; Jakarta Soekamo-Hatta Apt - Denpasar –Bali (CGK-DPS) với số ghế là 6,7 triệu và Beijing Capital - Shanghai Hongqiao (PEK-SHA) với 6,3 triệu ghế.

Trước đó, tháng 6 vừa qua, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) công bố Việt Nam đứng đầu trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.

Có thể thấy, ngành hàng không Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau dịch, đặc biệt là hàng không nội địa tăng trưởng bùng nổ, vượt qua thời kỳ trước dịch.

Cụ thể, theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam 9 tháng của năm 2022, sản lượng điều hành bay đi/đến đạt 351 nghìn chuyến, tăng 117,8% so với cùng kỳ năm 2021; điều hành bay quá cảnh đạt 127 nghìn chuyến, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng khách không qua 22 cảng hàng không trong 9 tháng đạt 75 triệu khách, tăng 162,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lượng hành khách quốc tế đạt 6,7 triệu khách, tăng 1797,2% so với cùng kỳ năm 2021, khách nội địa đạt 68,3 triệu khách, tăng 141,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, các hãng hàng không trong nước vận chuyển 37 triệu khách, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có 2,9 triệu khách quốc tế, 34 triệu khách nội địa.

Nguồn bài viết: “Đường bay vàng” Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh lọt top nhộn nhịp nhất thế giới - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ngân hàng tăng lãi suất cho vay mua nhà: Giật mình con số 13%

## Lãi suất cho vay mua nhà đang rục rịch tăng cao khiến khách vay mua nhà như “ngồi trên đống lửa”. Việc hạn chế tín dụng giải ngân vào lĩnh vực bất động sản khiến nhiều người khó vay vốn mua nhà, nay thêm lãi suất đắt đỏ người mua thêm gánh nặng.

Lãi suất cho vay mua nhà rục rịch tăng cao

Đầu tháng 10, một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất cho vay mua nhà. Trong đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng lãi suất tới 3,9 điểm %, nâng lãi suất cho vay mua nhà lên mức 10,59%/năm. Nhưng ngân hàng này có chính sách ưu đãi giảm trừ lãi suất vay đến 1,2%/năm trong giai đoạn thả nổi với từng nhóm khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tăng tới 1,5 điểm %, nâng lãi suất cho vay mua nhà từ 6,2%/năm lên 7,7%/năm. Tương tự, Ngân hàng HSBC cũng tăng lãi suất cho vay mua nhà thêm 0,8 điểm %, lên mức 7%/năm.

Trước khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi vào ngày 23/9, lãi suất cho vay mua nhà tại nhiều ngân hàng đã được điều chỉnh tăng.

Đáng chú ý, nhóm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trước đây thường đưa lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà hấp dẫn, chỉ từ 4-6%/năm giờ đã tăng lên 8-9%/năm.

Shinhan Bank từng là ngân hàng có lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất thị trường với 4,9%/năm, nhưng nay lãi vay mua nhà đã tăng lên 8,2%/năm trong năm đầu tiên, vay 36 tháng lên 8,9%/năm; vay cố định 60 tháng lên 9,5%/năm. Lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng như UOB, Woori Bank, Hong Leong Bank hiện từ 6,49-7,92%/năm…

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hiện lãi vay mua nhà đã tăng lên 11-12%/năm.

Các ngân hàng đang áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà từ 4,99-10,59%/năm. Nhưng khách vay mua nhà chỉ được hưởng mức lãi suất ưu đãi trong thời gian nhất định, thường từ 3-6 tháng vay đầu tiên. Hết thời gian ưu đãi, các ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất ấn định ở mức cao hoặc thả nổi theo lãi suất thị trường. Trong đó, lãi suất thả nổi thường bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ lãi suất khoảng 3-5%/năm hoặc bằng lãi suất cơ sở được ngân hàng công bố cộng với biên độ lãi suất 3-5% tùy từng ngân hàng.

Điều này khiến lãi suất cho vay mua nhà sau thời gian ưu đãi có thể tăng lên mức cao. Nhiều người vay mua nhà đang phải trả lãi suất từ 11-13%/năm trong các năm tiếp theo.

Đơn cử, mức lãi suất mua nhà 4,99%/năm của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) chỉ cố định trong 3 tháng đầu, đến tháng thứ 4 sẽ thả nổi theo lãi suất thị trường. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi 5%/năm trong 6 tháng đầu, sau đó lãi suất thả nổi là 12%/năm…

Nhiều chuyên gia dự báo từ nay đến cuối năm, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động, kéo theo lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng theo.

Người vay mua nhà 'đứng ngồi không yên’

Vào các năm trước, cuối năm luôn là thời điểm các nhà băng rầm rộ tung ra các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà. Nhưng năm nay, các ngân hàng hạn chế cấp vốn vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản trung và cao cấp. Do đó, các ngân hàng thương mại cũng không còn các gói tín dụng ưu đãi như trước đây. Vì vậy, cơ hội vay mua nhà với nhiều người thêm khó.

Bên cạnh nỗi lo làm sao để vay được tiền mua nhà thì vấn đề xoay xở trả nợ ngân hàng khi lãi suất vay mua nhà ngày càng tăng cao cũng khiến nhiều người mất ăn mất ngủ.

Nhiều người đang vay vốn ngân hàng bắt đầu cảm nhận rõ áp lực tài chính. Những năm 2020-2021, lãi suất cho vay mua nhà thấp đã kích thích nhiều người vay tiền để mua nhà. Nhưng giờ đây, khi khoản vay mua nhà hết thời gian ưu đãi và sẽ phải trả lãi theo lãi suất thả nổi, trong khi lãi suất vay mua nhà có xu hướng tăng cao, nhiều người đã vay mua nhà đang “đứng ngồi không yên”.

Anh Hà (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, năm 2021, gia đình anh vay 1,5 tỷ đồng mua một căn chung cư giá 3 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi năm đầu tiên chỉ 5,5%/năm. Thời gian ưu đãi đã hết, gia đình anh đang rất lo lắng làm sao để có tiền trả lãi hàng tháng.

Gia đình chị Lan Anh (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng trong tình cảnh tương tự khi đang nợ ngân hàng 1 tỷ đồng tiền vay mua nhà. Sau 1 năm hưởng lãi suất ưu đãi 6,5%, gia đình chị Lan Anh đang phải lo trả lãi hàng tháng khi lãi suất thả nổi ở mức gần 11%/năm. Mà khi mặt bằng lãi suất ngân hàng liên tục nhích tăng như hiện nay, chị Lan Anh lo lãi suất sẽ lại tăng thêm.

Không chỉ những người đã vay ngân hàng mà ngay cả những người có nhu cầu vay mới để mua nhà cũng phải cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng kế hoạch tài chính bởi nỗi lo lãi suất sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Anh Sơn (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, gia đình anh tiết kiệm được 1,5 tỷ đồng, định vay ngân hàng để mua một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ với giá 2,5 tỷ đồng. Nhưng anh đang do dự trước tình hình lãi suất ngày một tăng cao.

Nhiều người mua nhà trả góp cũng đang phải lo lắng với khoản nợ vay khi lãi suất ngày càng có chiều hướng đi lên.

Anh Bình (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, 2 năm trước, anh vay trả góp ngân hàng 800 triệu đồng để mua căn hộ hơn 50m2. Năm đầu, anh được hỗ trợ mức lãi suất ưu đãi 6,8%/năm. Các năm sau, lãi suất thả nổi theo thị trường, dự kiến trong khoảng 8,5-9 %/năm. Nhưng từ đầu tháng 10, anh Bình được ngân hàng thông báo lãi suất tăng lên gần 11%. Anh đang đau đầu lo làm sao có đủ 12 triệu đồng để trả cho ngân hàng mỗi tháng, khi thu nhập của cả gia đình anh mới được hơn 2 chục triệu đồng.

Các chuyên gia cho rằng, người vay mua nhà chỉ nên dành tối đa 40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở để đảm bảo chi phí cho những nhu cầu cơ bản khác. Việc trả lãi gốc hàng tháng nếu không lên kế hoạch kỹ lưỡng và hợp lý có thể tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực lớn cho cuộc sống.

Nguồn bài viết: Ngân hàng tăng lãi suất cho vay mua nhà: Giật mình con số 13%

1 Likes

Một năm khốc liệt.

Fed sẽ quyết liệt hơn với việc tăng lãi suất vào đầu năm 2023 sau cú sốc lạm phát mới nhất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất chuẩn lên 5% vào năm 2023.

Việc tăng lãi suất chuẩn lên 5% vào năm 2023 là nhận định của tổ chức nghiên cứu Barclays đưa ra ngày 13/10 vừa qua, khi báo cáo lạm phát nóng hơn dự đoán của tháng 9 đã thúc đẩy cơ quan này thay đổi dự đoán về các động thái chính sách của ngân hàng trung ương.

Jonathan Millar, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Barclays, cho biết hiện đang kỳ vọng Fed sẽ tăng cường tích cực hơn trong một vài cuộc họp tới. Barclays hiện dự kiến ​​các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng lãi suất cho vay lên 75 điểm cơ bản vào tháng 12, so với quan điểm trước đó là tăng 50 điểm cơ bản. Trong cuộc họp đầu tiên của năm 2023, Barclays dự đoán sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản, tăng so với dự báo trước đây là 25 điểm cơ bản. Cơ quan này giữ quan điểm rằng vào tháng 11, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang do Chủ tịch Fed Jerome Powell đứng đầu sẽ tăng tỷ lệ lên 3/4 điểm phần trăm.

Tổng hợp lại, điều đó sẽ đẩy lãi suất cho vay lên phạm vi từ 5% đến 5,25% vào tháng 2 năm tới. Barclays trước đó đã dự báo phạm vi từ 4,5% đến 4,75%. Cục Thống kê Lao động Mỹ ngày 13/10 cho biết Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi - một thước đo lạm phát không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động - đã tăng 6,6% trong năm tính đến tháng 9, mức tăng giá nhanh nhất kể từ năm 1982. Kỳ vọng là 6,5% trong số các nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò ý kiến.

Do đó, các ước tính mới nhất cho thấy sự gia tăng trên diện rộng trong danh mục dịch vụ, điều này rõ ràng không phù hợp với quyết tâm của FOMC trong việc tiếp tục tăng mạnh cho đến khi họ nhận thấy ‘bằng chứng rõ ràng và thuyết phục’ về sự sụt giảm liên tục của áp lực lạm phát". Sau báo cáo lạm phát tháng 9, các nhà đầu tư tin rằng tỷ lệ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 12 của Fed đã tăng gấp đôi.

Barclays cho biết: với chức năng phản ứng ngược của FOMC tăng cường thắt chặt rủi ro, dự kiến ​​FOMC sẽ cắt giảm lãi suất huy động 75 điểm phần trăm trong ba cuộc họp cuối cùng của năm 2023. Những động thái như vậy sẽ đưa phạm vi mục tiêu của quỹ được hỗ trợ từ 4,25% đến 4,5% vào cuối năm tới, so với dự kiến ​​trước đó của ngân hàng đầu tư là 4% -4,25%.

Fed dự kiến ​​vào ngày 1-2/11 tới sẽ tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp lên 75 điểm cơ bản và lần tăng thứ sáu vào năm 2022. Lãi suất chuẩn ở mức 3% -3,25% sau khi bắt đầu từ mức 0 trong năm nay.

Nguồn bài viết: Fed sẽ quyết liệt hơn với việc tăng lãi suất vào đầu năm 2023 sau cú sốc lạm phát mới nhất

1 Likes

Lãi suất tăng liên tiếp …

Vừa “tìm về” với Hóa chất Đức Giang (DGC), Dragon Capital đã lãi ngay hơn 5 tỷ đồng

Sau phiên Dragon Capital gom lượng lớn cổ phiếu DGC, mã này có 2 phiên liên tiếp tăng mạnh lên mức 79.800 đồng/cp (kết phiên 14/9). Như vậy quỹ ngoại này đã lãi hơn 5,3 tỷ đồng ngay khi cổ phiếu về tài khoản.

Mới đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital thông báo đã mua vào tổng cộng 925.000 cổ phiếu DGC] của Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Được biết giao dịch được thực hiện trong ngày 12/10.

Sau giao dịch, Dragon Capital nâng lượng nắm giữ tại DGC lên gần 26,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 7,05% vốn điều lệ. Trong đó, CTBC Vietnam Equity Fund nắm nhiều nhất với 8,4 triệu cổ phiếu, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) hiện sở hữu hơn 4,1 triệu cổ phiếu.

Ghi nhận trong phiên diễn ra giao dịch, cổ phiếu DGC không phát sinh giao dịch thỏa thuận, do đó khả năng Dragon Capital đã mua theo phương thức khớp lệnh qua sàn. Tạm chiếu theo thị giá đóng cửa phiên là 74.000 đồng/cp, ước tính tổn giá trị giao dịch đạt khoảng 68 tỷ đồng.

Sau phiên Dragon Capital gom lượng lớn cổ phiếu DGC, mã này có 2 phiên liên tiếp tăng mạnh lên mức 79.800 đồng/cp (kết phiên 14/9). Như vậy quỹ ngoại này đã lãi hơn 5,3 tỷ đồng ngay khi cổ phiếu về tài khoản.

Trước đó, ngày 16/8, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ra 400.000 cổ phiếu DGC để giảm sở hữu từ 7,04% về còn 6,93% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited bán 285.000 cổ phiếu và Wareham Group Limited bán 115.000 cổ phiếu DGC.


Diễn biến giá cổ phiếu DGC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

DGC báo lãi quý II gần 1.900 tỷ đồng

Về kết quả kinh doanh, quý II/2022. DGC ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.783 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ. Đây tiếp tục là mức lợi nhuận lớn nhất theo quý của Hóa chất Đức Giang.

Trong quý II/2022, DGC ước tính doanh thu thuần 4.002 tỷ đồng, tăng 96,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng 22,4% lên 1.877 tỷ đồng giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 24,3% lên 53,1%.

Doanh thu tài chính quý này của Hóa chất Đức Giang đạt 107,7 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ 2021. Chi phí hoạt động như chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng lần lượt 126,3% và 42,2% nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 40,2% còn 17 tỷ đồng.

Kết quả, doanh nghiệp hóa chất này thu về 1.894 tỷ đồng lãi sau thuế, gấp 5,7 lần so với quý II/2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.783 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ. Đây tiếp tục là mức lợi nhuận lớn nhất theo quý của Hóa chất Đức Giang.

EPS cải thiện từ 1.767 đồng lên 4.516 đồng do trong quý vừa rồi Hóa chất Đức Giang phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông.

Lũy kế 6 tháng, đơn vị này ghi nhận doanh thu thuần 7.637 tỷ đồng, tăng 91,5% so với nửa đầu năm 2021. Trong đó, doanh thu phốt pho vàng tăng 185%, doanh thu các mặt hàng phân bón tăng 62,8%, doanh thu WPA tăng 22,7%.

Doanh thu tài chính nửa đầu năm là 192,1 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi có kỳ hạn đạt 107,3 tỷ đồng, gấp 2,6 lần 6 tháng đầu năm 2021. Vì vậy, lãi sau thuế của công ty đạt 3.401 tỷ đồng, gấp 5,4 lần năm trước.

Năm nay, tập đoàn đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 12.117 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng, tăng lần lượt 26% và 39% so với kết quả năm ngoái. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu 97,3% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của công ty đạt 11.400 tỷ đồng, tăng 38,2% so với đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng 64,8% lên 5.984 tỷ đồng. Hàng tồn kho ở mức 1.591 tỷ đồng, tăng 14,8%, phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 57,6% lên 994,4 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính của công ty ở mức 987,2 tỷ đồng, tăng 17,3% so với đầu năm trong đó toàn bộ là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của Hóa chất Đức Giang đạt 9.498 tỷ đồng, tăng 50% so với đầu kỳ. Trong đó vốn điều lệ đã tăng từ 1.710 tỷ đồng lên 3.712 tỷ đồng nhờ việc phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2021 tỷ lệ 117%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn lại 3.779 tỷ đồng, tăng 28,3%.

Kế hoạch lãi quý III đạt 1.300 tỷ đồng

DGC vừa công bố kế hoạch kinh doanh quý III/2022. Cụ thể, trong quý III, DGC dự kiến đạt 4.067 tỷ đồng doanh thu; 1.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt gấp 1,9 lần và 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên so với con số lãi kỷ lục trong quý II/2022 vừa qua, lợi nhuận dự kiến quý III đã giảm khoảng 16%.

Trong kỳ, DGC còn dự kiến chi 100 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy phân bón Đắk Nông. Nhà máy này được xây dựng để sản xuất phân bón NPK với công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm và sản xuất phân bón kali sunfat với công suất 4.800 tấn sản phẩm/năm. Hiện dự án đã hoàn thành việc góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản từ tháng 6 năm nay đến tháng 6/2023 đưa vào hoạt động.

Đồng thời, DGC còn nghiên cứu đầu tư 57.000 tỷ đồng phát triển dự án bô xít. Dự án tổ hợp Nhôm - Đắk Nông có quy mô khai thác khoảng 14,4 triệu tấn quặng bô xít/năm, và 3 nhà máy tuyển quặng sẽ được xây dựng với công suất 5,8 triệu tấn quặng tinh/năm.

Về vị trí mỏ bô xít, UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý cho công ty ty nghiên cứu, khảo sát đặt mỏ tại huyện Tuy Đức và huyện Đắk Song, và đặt nhà máy chế biến alumin tại xã Thuận Hà và Thuận Hạnh (Đắk Song). Ước tính dự án đóng góp hơn 4.800 tỷ đồng cho ngân sách hàng năm khi đi vào hoạt động.

REE: Quỹ ngoại Singapore muốn gom thêm gần 5 triệu cổ phiếu REE

Tạm tính theo mức giá hiện tại, Platinum Victory sẽ phải bỏ ra khoảng 371 tỷ đồng để mua được số cổ phiếu đã đăng ký.

Sau nhiều lần giao dịch không đạt kỳ vọng, Platinum Victory Pte. Ltd thông báo tiếp tục đăng ký mua hơn 4,8 triệu cổ phiếu REE của tại Cơ điện lạnh (mã REE) để tăng tỷ lệ sở hữu.

Theo đó, thời gian thực hiện từ 20/10 đến 18/11 theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc giao dịch khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

Nếu giao dịch hoàn tất, đơn vị sẽ nâng sở tại REE hữu từ 119,5 triệu cổ phần (tỷ lệ 33,64%) lên 124,3 triệu cổ phần (tỷ lệ 34,99%).

Bất chấp thị trường chung liên tục trồi sụt, cổ phiếu REE tăng gần 6% so với hồi đầu tháng 10 lên mốc 77.300 đồng/cp (chốt phiên 14/10). Tuy nhiên, mã này đã giảm 22% nếu so với mức đỉnh thiết lập giữa tháng 6. Tạm tính theo mức giá hiện tại, Platinum Victory sẽ phải bỏ ra khoảng 371 tỷ đồng để mua được số cổ phiếu đã đăng ký.

Thời gian gần đây, quỹ ngoại này vẫn miệt mài gom mua cổ phiếu REE, dù kết quả giao dịch không được như kỳ vọng do “thị trường không thuận lợi”.

Mới đây nhất, Platinum Victory Pte.Ltd dự tính mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu REE từ ngày 15/9-14/10. Tuy nhiên, kết thúc thời gian giao dịch, do điều kiện thị trường không thuận lợi, tổ chức này chỉ mua được hơn 1,2 triệu cổ phiếu REE thông qua phương thức giao dịch thỏa thuận trên sàn.

Trước đó, quỹ ngoại này cũng đã đăng ký mua thêm gần 6,5 triệu cổ phiếu REE từ ngày 11/8-9/9. Tuy nhiên, đơn vị này cũng không mua được toàn bộ cổ phiếu đã đăng ký mà chỉ mua được 446 nghìn cổ phiếu.

Quỹ này là đơn vị có liên quan đến Thành viên HĐQT Stephen Patrick Gore và Phó Chủ tịch HĐQT Alain Xavier Cany. Cả hai vị lãnh đạo này của Cơ khí Điện lạnh đều là đại diện theo ủy quyền tại Platinum Victory Pte. Ltd.

Trong cơ cấu cổ đông của REE, Platinum Victory đang là cổ đông lớn nhất, tiếp đến là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh với 12,20%; chồng Chủ tịch là ông Nguyễn Ngọc Hải nắm giữ 5,47%, con trai Nguyễn Ngọc Thái Bình - thành viên HĐQT nắm giữ 1,96%.

Thực tế, REE là một trong những cổ phiếu đang kín room ngoại với tỷ lệ thường xuyên ở mức tối đa 49%. Do REE đã hết room ngoại nên Platinum Victory có thể mua lại thông qua giao dịch thỏa thuận.

Về kết quả kinh doanh, nửa đầu năm nay Cơ điện lạnh ghi nhận doanh thu 4.068 tỷ đồng, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp được cải thiện từ 39% lên 50,3%. Nhờ vậy, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của đơn vị này đạt 1.710 tỷ đồng, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Năm 2022, REE lên kế hoạch kinh doanh với 9.279 tỷ đồng doanh thu và 2.064 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau 6 tháng, công ty đã hoàn thành 44% kế hoạch doanh thu và 83% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Chân dung tân Chủ tịch SCB Vũ Anh Đức

Chân dung tân Chủ tịch SCB Vũ Anh Đức

Chân dung tân Chủ tịch SCB Vũ Anh Đức

Vietstock - Chân dung tân Chủ tịch SCB Vũ Anh Đức

Theo thông báo từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Vũ Anh Đức chính thức thay ông Bùi Anh Dũng trở thành Chủ tịch HĐQT và người đại diện pháp luật của Ngân hàng từ ngày 14/10.

Ông Vũ Anh Đức sinh năm 1977, trình độ Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển. Ông Đức từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG (HM:CTG)) chi nhánh 11 như Phó phòng đầu tư, Trưởng phòng Thị trường vốn – Khối Kinh doanh vốn, Uỷ viên HĐQT CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (HOSE: CTS), Giám đốc VietinBank chi nhánh Quang Trung…

Ông Vũ Anh Đức (trái) tại buổi lễ trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh của VietinBank.

Một số mốc trong quá trình công tác của ông Đức:

03/2000 – 06/2001: Chuyên viên xuất nhập khẩu – Công ty Bánh kẹo Hải Hà.

06/2001 – 08/2003: Trưởng phòng Đối ngoại – Công ty TNHH Nikken Việt Nam.

08/2003 – 12/2004: Phó Giám đốc CTCP Phát triển CN Sao Nam.

04/2004 – 01/2005: Giám đốc Dự án “Intel Teach to the Future” Việt Nam.

08/2005 – 01/2006: Nhân viên phòng Định chế VietinBank.

01/2006 – 12/2010: Nhân viên phòng Đầu tư VietinBank.

12/2010 – 12/2011: Tổ trưởng quan hệ nhà Đầu tư và Trái phiếu chính phủ VietinBank.

12/2011 – 03/2013: Phó phòng Đầu tư VietinBank.

04/2013 – 06/2014: Phó phòng Thị trường vốn VietinBank.

07/2014 – 04/2015: Trưởng phòng Thị trường vốn VietinBank.

04/2015 – 04/2016: Trưởng phòng Thị trường vốn VietinBank, kiêm Ủy viên HĐQT CTS

05/2016 – 03/2018: Giám đốc VietinBank chi nhánh Quang Trung, kiêm Ủy viên Hội đồng quản trị CTS.

nguồn: Chân dung tân Chủ tịch SCB Vũ Anh Đức | Fili

1 Likes

Sức nóng của iPhone 14 nhanh chóng mang về 200-400 tỷ cho FPT Shop, TopZone, CellphoneS chỉ trong 1 ngày

Sức nóng của iPhone 14 nhanh chóng mang về 200-400 tỷ cho FPT Shop, TopZone, CellphoneS chỉ trong 1 ngày

Hệ thống cửa hàng FPT Shop & F.Studio by FPT thông tin đã giao đến tay khách hàng gần 14.000 máy sau hơn 1 ngày mở bán iPhone 14 Series mới, thu về doanh thu kỷ lục 400 tỷ.

iPhone 14 vẫn đang được săn đón bởi các tín đồ tại Việt Nam. Tương ứng, các nhà bán lẻ đã và đang hưởng lợi từ nhu cầu này. Theo một dự báo, doanh số bán hàng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi bất chấp nhu cầu trên toàn cầu đối với sản phẩm này có vẻ chậm lại.

Thực tế cho thấy, không chỉ số lượng đăng ký tăng bằng lần cùng kỳ, các đại lý Apple như FPT Shop, TopZone, CellphoneS… thậm chí ghi nhận doanh số ngày đầu mở bán lên đến 400 tỷ đồng.

Cụ thể, hệ thống cửa hàng FPT Shop & F.Studio by FPT thông tin đã giao đến tay khách hàng gần 14.000 máy sau hơn 1 ngày mở bán iPhone 14 Series mới, thu về doanh thu kỷ lục 400 tỷ.

Ông Nguyễn Thế Kha - Giám đốc Khối Viễn thông di động, Hệ thống FPT Shop và F.Studio by FPT cho biết: “Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu rất thách thức trước khi mở bán là tăng trưởng gấp 2 lần so với sản phẩm tiền nhiệm, và đã đạt được. Số lượng đặt mua iPhone 14 Series mới gấp 3 lần so với sản phẩm tiền nhiệm”.

Phía FPT Shop cho biết nhận thấy nỗ lực rất lớn từ Apple Việt Nam khi lượng hàng về năm nay ghi nhận ban đầu đã tăng gấp 2 lần năm ngoái. Với những thuận lợi như vậy, người trong cuộc dự báo sức tiêu thụ và số bán năm nay sẽ tiếp tục tạo nên những con số kỷ lục tại FPT Shop & F.Studio by FPT nói riêng và Việt Nam nói chung.

Con số tương tự tại TopZone, ngày đầu bên hệ thống bán được 12.000 máy, doanh số tương đương 300-350 tỷ đồng. Theo kế hoạch, TopZone sẽ tiếp tục giao hàng đợt 1 đến cuối tháng 11/2022.

Ông Trần Văn Hoàng, Giám đốc phát triển bán hàng Thế Giới Di Động cho biết thêm: “Sức hấp dẫn của iPhone 14 series vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi máy chính thức về Việt Nam. Sản phẩm hứa hẹn sẽ còn thu hút nhiều khách hàng quan tâm hơn nữa, đặc biệt là mùa mua sắm cuối năm tới đây”.

Với CellphoneS, ngày đầu tiên mở bán đồng loạt, hệ thống trên 100 cửa hàng ghi nhận đạt doanh thu xấp xỉ 200 tỷ đồng. Cùng với đó, lượng khách quan tâm và đặt hàng tăng 2 lần, lượng máy được chuyển đến tay khách hàng trong ngày đầu tiên mở bán tăng 250.

Theo đại diện CellphoneS, tỷ lệ trả hàng ngày đầu với iPhone 14 Pro & Pro Max chiếm 95%; iPhone 14 & iPhone 14 Plus chiếm 5%: con số này khá tương đương với tỷ lệ đặt hàng.

Đặc biệt mọi năm khi mà tỉ lệ Pro Max 128GB/256GB là xấp xỉ 2/1 thì năm nay là 1/2 và 1/3. Điều này cho thấy người dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn các phiên bản bộ nhớ cao hơn. Trong 2-3 ngày tới khi lượng khách hàng đặt Pro & Pro Max cơ bản đã lấy gần hết thì tỉ lệ bán ra của 14 & iPhone 14 Plus sẽ tăng lên.

Được biết, nguồn thu từ iPhone 14 sẽ ghi nhận vào quý cuối năm cho các doanh nghiệp đại lý. Sức nóng cũng nhanh chóng thổi vào giao dịch cổ phiếu của các đơn vị niêm yết. Phiên 14/10 (ngày đầu mở bán), “họ” ICT trên thị trường đồng loạt kịch trần, trắng bên bán. Trong đó, PET của Petrosetco chốt phiên với 28.650 đồng/cp, FRT dừng tại mức trần 78.000 đồng/cp, tương tự DGW với 68.800 đồng/cp.

1 Likes

Có chuyên gia nói Cổ phiếu BDS đóng băng trong 3-4 năm nữa

nhưng có lồng thêm trừ những DN BĐS ít trái phiếu DN và có câu chuyện riêng ko bác? Các chuyên gia hay vậy lắm :)))

Bà Nguyễn Phương Hằng và các công ty thành viên Đại Nam dùng hơn 2.000 lô đất để thay thế nghĩa vụ trả nợ tại Ngân hàng OCB

Một công ty trong danh sách vay nợ là CTCP Glove Đại Nam - nhà máy sản xuất găng tay đúng thời điểm đại dịch Covid bùng lên ở Việt Nam, từng được tiết lộ vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD.

Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã tiết lộ việc ngân hàng này đang nhận tài sản đảm bảo là hơn 2.000 lô đất thuộc 2 Khu dân cư Đại Nam để thay thế nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân và các doanh nghiệp có liên quan đến vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng – ông Huỳnh Uy Dũng.

Cụ thể, Nghị quyết số 36/2022/NQ-HĐQT nhận tài sản đảm bảo là 963 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 281/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.

Nghị quyết số 37/2022/NQ-HĐQT của OCB nhận tài sản đảm bảo là 1.104 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam, phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng CTCP Đại Nam, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty CP Glove Đại Nam, Công ty CP Glove Hằng Hữu, Công ty TNHH TV&XD Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng tại OCB Bình Dương nêu tại tờ trình số 282/2022/TT-TGĐ ngày 29/4/2022 của Tổng Giám đốc.

Tất cả các công ty này đều có người đại diện pháp luật là ông Huỳnh Uy Dũng,

Trong đó nổi tiếng nhất là CTCP Glove Đại Nam được thành lập vào tháng 9/2020 – đúng thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Công ty của vợ chồng ông chủ Đại Nam tập trung sản xuất găng tay, với mức đầu tư được CEO Nguyễn Phương Hằng hé lộ lên đến 1 tỷ đôla. Khi đó, ông Dũng mô tả sản phẩm này là “Khi đeo sẽ mang đến một cảm giác hoàn toàn khác” vì găng tay được sản xuất không sử dụng chất gây hại cho sức khỏe và da, giúp các y bác sĩ dễ chịu hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

Theo thông tin trên website của Glove Đại Nam, nhà máy có công suất đạt 36,8 triệu thùng mỗi năm. Trong đó, chủ lực là găng tay Nitrile được làm từ cao su tổng hợp Acrylonitrile Butadiene.

Nhà máy của ông bà chủ Đại Nam có tên gọi Glove Đại Nam (trực thuộc hai công ty là Công ty cổ phần Glove Đại Nam và Công ty cổ phần Glove Hằng Hữu) được xây dựng tại Khu Công nghiệp Sóng Thần 3 thuộc trung tâm Tỉnh Bình Dương. Hằng Hữu là tên con trai của 2 ông bà.

Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định có hoạt động chính là kinh doanh bất động sản. Công ty TNHH TV&XD Đại Nam hoạt động chinh trong lĩnh vực thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, nhà xưởng.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên sáng ngày 23/4, Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng thông tin, tổng dư nợ nhà băng này cho Đại Nam vay là trên 1.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, quyết định nhận tài sản đảm bảo để thay thế nghĩa vụ trả nợ của OCB đối với các đơn vị trên diễn ra vào cuối tháng 4 và sau đó gần nửa tháng, một công ty của ông Huỳnh Uy Dũng là công ty Tân Khai đã có bản ghi nhớ chuyển nhượng một phần dự án khu dân cư Đại Nam ở Bình Phước với giá hơn 2.400 tỷ đồng.

Cụ thể, ông Huỳnh Uy Dũng chia sẻ, vào ngày 12/5/2022, Công ty Tân Khai ký “hợp đồng ghi nhớ” với Công ty cổ phần Vinasing Group (trụ sở chính tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng giá trị hợp đồng dự kiến là trên 2.434 tỉ đồng.

Đại diện Công ty Tân Khai ký hợp đồng là ông Huỳnh Uy Dũng - chủ tịch công ty, đại diện Công ty Vinasing Group là ông Lê Minh Thơ - chủ tịch HĐQT. Theo hợp đồng, Ngân hàng Phương Đông (OCB) chi nhánh Bình Dương là trung gian thanh toán.

Tới ngày 21/5/2022, ông Huỳnh Uy Dũng ký văn bản gửi Công ty Vinasing Group thông báo chấm dứt hợp đồng ghi nhớ đã ký ngày 12/5/2022 vì bên mua không chuyển tiền cọc như cam kết. Do đó, hợp đồng ghi nhớ đã bị hủy. Ông Dũng không tiết lộ thêm có chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho đối tác khác hay không.

Nguồn bài viết: Bà Nguyễn Phương Hằng và các công ty thành viên Đại Nam dùng hơn 2.000 lô đất để thay thế nghĩa vụ trả nợ tại Ngân hàng OCB

Găm hàng, chờ xăng lên giá để trục lợi có thể bị truy cứu hình sự

Trước ý kiến xử lý ra sao nếu cá nhân, pháp nhân có hành vi găm hàng xăng dầu, chờ lên giá để trục lợi, Bộ Công an cho biết tuỳ mức độ sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bộ Công an cho biết, theo quy định tại Điều 15 (Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá) Luật giá thì mặt hàng xăng, dầu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Đối với hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu tùy thro tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, về xử lý hành chính, Điều 32 (Hành vi găm hàng) Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020) quy định với các hành vi như:

Cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng khác với thời gian trước đó. Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó. Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường, thì phạt tiền ở mức 5-30 triệu đồng.

Mức phạt tiền trên cũng được áp dụng với các hành vi không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, đại điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng; găm hàng trong kho vượt quá 150% so với số lượng hàng hóa tồn kho trung bình của 3 tháng liền kề trước đó…

Ngoài ra còn phạt bổ sung: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Về xử lý hình sự, theo khoản 1 Điều 196 (Tội đầu cơ) Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền, phạt tù.

Trường hợp, nếu đối tượng mua vét hàng hóa tại thời điểm giá xăng, dầu tăng, sau đó bán lại thu lời bất chính là hành vi Đầu cơ.

Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 3 năm

Nguồn bài viết: Găm hàng, chờ xăng lên giá để trục lợi có thể bị truy cứu hình sự - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes