đọc cái tin từ SSC trên đi bác :)))
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 14/11
=> DOANH NGHIỆP
-
DGW: Digiworld lên tiếng về việc DGW “nằm sàn” nhiều phiên, khẳng định lãnh đạo không bao giờ bán cổ phiếu
-
FRT: Công bố nghị quyết tăng vốn góp tại Long Châu lên gấp đôi, từ 225 tỷ thành 450 tỷ. Nếu rót vốn thành công thì FRT sẽ sở hữu 89,83% vốn của Long Châu.
-
MWG: Trong giai đoạn 2022~2023 ước tính MWG sẽ ghi nhận khoản lỗ lần lượt là 227 tỷ đồng và 104 tỷ đồng từ hoạt động tài chính.
-
VND: Trustlink - công ty “1 vốn 67 nợ” và nghệ thuật kinh doanh của VNDirect
-
DGC: Dự kiến giảm giá bán và sản lượng xuất khẩu phốt pho vàng do nhu cầu điện tử sụt giảm mạnh
-
PDR: Dùng 126.336m2 đất Vũng Tàu bổ sung tài sản đảm bảo khi lãnh đạo liên tục bị “call margin”
-
Vocarimex dự thu hơn 2.100 tỷ đồng khi chuyển nhượng 24% cổ phần công ty sở hữu thương hiệu dầu ăn Simply, Meizan
_
MPC: Trở lại sau 2 năm vắng bóng trên sàn chứng khoán, Minh Phú liên tục tăng kế hoạch sản xuất kinh doanh mặc dù liên tiếp 5 năm chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra
-
LTG: Tập đoàn Lộc Trời liên kết, tiêu thụ 110.000 ha lúa vụ Đông Xuân
-
VNM: VNDIRECT - Lợi nhuận Vinamilk sẽ tăng trưởng trong 2 năm tới nhờ giá sữa bột giảm và thị trường Trung Đông hồi phục
-
DHG: Dược Hậu Giang bị xử phạt và truy thu vì khai sai thuế
-
HAI: Siết nợ một công ty trong hệ sinh thái FLC, Agribank giảm mạnh giá bán mảnh đất 3.000m2 tại TP HCM
-
POW: Thuỷ điện Đakđrinh về đích sớm 87 ngày so với kế hoạch
-
NKG: Giải trình 5 phiên sàn, TGĐ Thép Nam Kim Võ Hoàng Vũ ‘Việc mua bán CP phụ thuộc thị hiếu nhà đầu tư’
-
VGC: Đón đầu thu hút đầu tư tại Đài Loan
-
HAG: Bapi HAGL của bầu Đức sẽ bán thêm 100.000 con bò Lào đặc sản
-
PVD: Giàn PV Drilling II tiếp tục khoan tại khu vực biển West Java của Indonesia
-
TDH: Vụ Thuduc House - Bắt Chủ tịch Công ty Phương Nam, khởi tố Phó cục trưởng Cục Thuế TP. HCM
-
CTD: Coteccons ở đâu trên đường đua ngành xây dựng?
-
FRT: Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của FPT Retail
-
DHG: Thông báo nhận được quyết định xử phạt thuế, khẳng định công ty không trốn thuế
-
BWE: Thực hiện được 77% kế hoạch lợi nhuận sau 10 tháng
-
SCD: Huyền thoại nước giải khát “sá xị Chương Dương” lỗ hơn 35 tỷ sau chín tháng đầu năm 2022
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
-
Cổ phiếu Hóa chất Đức Giang (DGC) rơi xuống đáy 14 tháng, Chủ tịch Đào Hữu Huyền muốn tăng sở hữu
-
HPG: Một “siêu cá mập” bán ròng hơn 110 triệu cổ phiếu Hòa Phát từ đầu năm
-
DXG: Ông Lương Trí Thìn - Hành trình cùng Đất Xanh từ “vốn bỏ túi” tiền tỷ đến “số dư” nghìn tỷ
-
DIG: Công ty Chứng khoán đã bán giải chấp hơn 27,5 triệu cổ phiếu DIG
-
LDG: Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng tiếp tục bị bán giải chấp hơn 3,9 triệu cổ phiếu
_
-
KDC: KIDO muốn phát hành 10 triệu cổ phiếu ESOP và tạm dừng phương án tăng vốn
-
Chứng khoán Bản Việt (VCI) mua lại trước hạn loạt trái phiếu với tổng giá trị gần 400 tỷ đồng
-
Thị giá IDC mất 65% từ đỉnh, IDICO xin ý kiến cổ đông mua lại cổ phiếu quỹ và giảm vốn điều lệ
_
=> CỔ TỨC
- VIB: Lãnh đạo - Lên kế hoạch trình phương án chia cổ tức tiền mặt có thể lên tới 35%
- Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-
Thị trường ghi nhận gần 250 mã giảm sàn, nhóm BĐS vẫn mất thanh khoản với áp lực giải chấp, NVL và PDR tiếp tục mất thanh khoản với khối lượng dư bán tại mức giá sàn hàng chục triệu đơn vị, lần lượt hơn 62 và 60 triệu cổ phiếu.
-
Cổ phiếu ngân hàng giảm sâu, khối ngoại tiếp tục gom STB
-
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13,49 điểm (-1,41%) xuống 941 điểm.
-
Trên HOSE, thanh khoản khớp lệnh vẫn ở mức khá thấp, đạt 8.139 tỷ đồng.
-
Phiên 14/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 114 tỷ đồng. HPG là mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị gần 80 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACV là mã bị bán ròng mạnh nhất (gần 40 tỷ đồng), theo sau là SAB (25.3 tỷ đồng).
-
Phiên 14/11: Thị trường giảm điểm, khối ngoại tung thêm gần 1.800 tỷ đồng “bắt đáy”, có đóng góp không nhỏ từ Fubon ETF.
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
-
Dấu hiệu tạo đáy của VN-Index trong quá khứ thường ra sao?
-
Mùa báo cáo tài chính quý 3 đã lần lượt công bố, thép là một trong những nhóm ngành gây thất vọng nhất với bức tranh lợi nhuận đầy ảm đạm.
-
Hàng loạt cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực, cơ hội vàng để gom mua?
-
P/E của VN-Index đã về dưới 10 lần, thấp nhất kể từ năm 2012
-
Từ đỉnh trên 1.500 điểm, VN-Index đã giảm 38% xuống dưới 950 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Mức giảm hơn 36% từ đầu năm cũng đã đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất thế giới. Độ rộng nghiêng hoàn toàn sang chiều giảm và gần như không có nhóm cổ phiếu nào ngược dòng.
-
Xét về chỉ tiêu vốn hóa, khốc liệt nhất là nhóm penny khi chỉ số VNSmallcap (VNSML) “bốc hơi” gần 57% từ đỉnh hồi cuối tháng 3
-
Giải trình cổ phiếu trần sàn 5 phiên liên tiếp có thực sự hữu dụng?
-
Dragon Capital: Thận trọng với ngành BĐS, lợi nhuận ngân hàng khó vượt trội
_
-
Thanh khoản bớt dồi dào, tỷ lệ CASA của 19 ngân hàng sụt giảm sau 9 tháng đầu năm
-
Giá USD tăng cao, nhiều ngân hàng lãi đậm từ ngoại hối
-
Thấy gì từ động thái giảm giá USD lần đầu tiên kể từ đầu năm của NHNN? Động thái giảm giá USD - chấp nhận bán USD ở mức giá thấp hơn ra thị trường, trong bối cảnh tỷ giá chịu áp lực suốt thời gian dài là tín hiệu đáng mừng, nhất là đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD.
-
Vietinbank: Một ngân hàng nhóm ‘Big 4’ đưa lãi suất huy động lên 8,2%/năm
_
=> VIỆT NAM
-
Đơn hàng năm 2023 của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực sụt giảm nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô sản xuất
-
Bộ Tài chính đề nghị khẩn trương báo cáo chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam
-
Xăng dầu nhập khẩu qua cảng biển Quảng Ninh tăng gần 160%
-
Giấy phép bay thẳng đến Mỹ của Bamboo Airways hết hạn, “Tre Việt” vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi và tiếp tục xin gia hạn
-
Bình Dương bổ sung hơn 3.500 tỷ đồng cho dự án đường Vành đai 3 TP.HCM
-
10 tháng, hơn 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN Đồng Nai, đạt 129% so với kế hoạch năm.
-
Khánh Hoà: 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 24%
_
=> THẾ GIỚI
-
Tại Châu Âu, thị trường mở đầu tuần mới với đa phần các chỉ số tăng
-
Tâm điểm tuần tới: Rắc rối trên thị trường tiền điện tử toàn cầu, các dữ liệu kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, Ngân sách của Anh
-
Hong Kong hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm xuống -3,2%
-
Các cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đã công bố kế hoạch chi tiết bao gồm 16 biện pháp nhằm vực dậy thị trường bất động sản nước này, từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản tại doanh nghiệp bất động sản cho đến nới điều kiện thanh toán cho người mua nhà.
-
Nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gặp nhau tại Bali vào ngày 14/11. Cuộc gặp gỡ sẽ đánh dầu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo tiếp xúc trực tiếp kể từ khi ông Biden nhậm chức.
-
Đối với ông Biden, hội nghị thượng đỉnh G20 có thể bị lu mờ bởi cựu Tổng thống Trump. Ông Trump dự kiến sẽ đưa ra một “thông báo lớn” trong tuần này, nhiều khả năng liên quan đến kế hoạch ra tranh cử năm 2024.
-
BYD đã vượt qua Tesla của tỷ phú Elon Musk để trở thành hãng xe điện lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022, tính theo doanh số. Chủ tịch BYD Wang Chuanfu cũng là người giàu thứ 11 Trung Quốc năm nay với khối tài sản ròng trị giá 17,7 tỷ USD.
-
Indonesia xem xét kế hoạch khuyến khích chuyển đổi ô tô điện
-
Mỹ và Trung Quốc chiếm 50% tổng tài sản hộ gia đình toàn cầu
-
8 câu chuyện đáng chú ý tại hội nghị G20 tuần này
-
Sự sụp đổ của sàn FTX, tình trạng hỗn loạn tại Twitter và cuộc sa thải quy mô lớn ở công ty mẹ của Facebook cho thấy mô hình quản trị kiểu thiên tài đơn độc có thể gây ra thất bại khổng lồ.
-
Kinh tế Malaysia tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN trong quý 3/2022
-
Trở thành “hầm trú ẩn” an toàn khi thị trường toàn cầu biến động trong năm nay, Ấn Độ đang chuẩn bị tiến đến danh hiệu là thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2022. Tăng 6,1% trong năm nay, chỉ số Sens.ex đang có xu hướng tăng 7 năm liên tiếp. Mức tăng này lớn nhất trong số các chỉ số chính ở những nước có thị trường chứng khoán trị giá ít nhất 1 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, MSCI Emerging Markets Index đã giảm tới 23% trong năm nay, còn MSCI All-Country World Index mất 18%.
-
Tài sản của ông chủ Shopee giảm từ 22 tỷ USD xuống chỉ còn 3 tỷ USD sau 1 năm, công ty đang phải cắt giảm việc làm, đóng cửa hoạt động tại châu Âu và châu Mỹ Latin cũng như giảm chi phí.
-
Sakumaseika: Công ty kẹo hơn trăm năm tuổi của Nhật Bản phá sản vì lạm phát
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
-
Nguồn quỹ của khách hàng trên FTX ‘bốc hơi’ 1-2 tỷ USD
-
Nguồn tin nói rằng nhà sáng lập Sam Bankman-Fried (SBF) đã bí mật chuyển 10 tỷ USD tiền của khách hàng, và một phần số tiền này đã biến mất
-
Giữa thời điểm mọi người hoảng loạn vì quá nhiều FUD và tin xấu, CEO Binance CZ tuyên bố thành lập “quỹ cứu trợ các dự án crypto”.
-
Sàn AAX bất ngờ bảo trì, dừng hoạt động trong 10 ngày dù trước đấy tuyên bố không tiếp xúc với FTX
-
Sàn Crypto dot com bị phát hiện chuyển 1 tỷ USDC lên FTX – CEO nói là để “phòng hộ” cho người dùng
-
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng giảm về 16.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và khi về gần 15.800 USD, đồng tiền này đã có nhịp tăng mạnh lên trên 16.700 USD/BTC vào cuối ngày.
_
-
Mỹ cho phép Ấn Độ mua dầu Nga trên giá trần
-
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,43 USD (-0,48%), xuống 88,53 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,63 USD (-0,66%), xuống 95,36 USD/thùng.
_
- Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 15,6 USD lên mức 1.771,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về 1.760 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.
_
-
Sàn giao dịch kim loại lớn nhất thế giới sẽ không cấm hàng hóa của Nga
-
Giá tôm Ecuador giảm mạnh vì nhu cầu ở các thị trường lớn thấp
Vàng SJC 67.5 tr/lượng
USD 24,855 đồng
Bảng Anh 29,565 đồng
EUR 26,260 đồng
Nguồn: Thông Tô | Facebook
Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại FPT Retail
(VNF) - Quỹ ngoại báo cáo kết quả giao dịch tại Công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FRT).
Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại FPT Retail (FRT)
Cụ thể, Quỹ CTBC Vietnam Equity Fund thuộc Dragon Capital vừa thông báo vừa mua vào 300.000 cổ phiếu FRT để nâng sở hữu từ 4,98% lên 5,23% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 9/11.
Như vậy, sau giao dịch, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital chính thức trở thành cổ đông lớn tại FPT Retail.
Cổ phiếu FRT đã ghi nhận 3 phiên giảm liên tiếp trong đó có tới 2 phiên giảm sàn ngay sau khi phát sinh giao dịch trở thành cổ đông lớn. Chốt phiên 14/11, FRT nằm sàn tại mức 64.200 đồng/cp, tức giảm 15% so với thị giá chốt phiên diễn ra giao dịch.
Kết thúc 9 tháng, FPT Retail ghi nhận doanh thu hợp nhất lũy kế đạt 21.708 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu năm 2022. Trong đó, doanh thu chuỗi Long Châu đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu online đạt 3.958 tỷ đồng, tăng trưởng 39% và chiếm 18% tổng doanh thu hợp nhất.
Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của FPT Retail đạt 369 tỷ đồng, gấp 2,7 lần 9 tháng năm 2021, hoàn thành 51% kế hoạch năm.
Kết thúc 9 tháng năm 2022, chuỗi FPT Shop có 745 cửa hàng, tăng thêm 98 cửa hàng so với đầu năm 2022. Tại ngày 30/9/2022, Long Châu sở hữu 800 nhà thuốc trên cả nước, mở mới 400 nhà thuốc so với đầu năm.
Như vậy, với kết quả này, cả hai chuỗi FPT Shop và Nhà thuốc Long Châu đều đã hoàn thành kế hoạch mở cửa hàng mới trong năm 2022, sớm hơn kế hoạch đã đặt ra.
Theo FPT Retail, bước sang quý IV/2022, thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung đều bước vào giai đoạn khó khăn với nhiều rủi ro khó lường, do ảnh hưởng từ lạm phát, lãi suất tăng và biến động tỷ giá. Điều này gây ảnh hưởng đến chi phí đẩy và dẫn đến sức mua giảm.
FPT Retail nhận định đây là giai đoạn quan trọng và nhiều thách thức, do đó, công ty sẽ cần cố gắng tối đa để hoàn thành cao nhất kế hoạch năm dựa trên nền kết quả doanh thu rất cao đạt trong quý IV/2021 và trong điều kiện thị trường vô cùng khó khăn.
Nguồn bài viết: Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại FPT Retail
Thị giá về đáy 14 tháng, Chủ tịch DGC đăng ký mua 1 triệu cp
Ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) vừa đăng ký mua 1 triệu cp DGC nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 17/11-16/12/2022 theo phương thức khớp lệnh.
Hiện, ông Huyền đang sở hữu gần 68.8 triệu cp DGC, tương đương tỷ lệ 18.11%. Nếu mua thành công, vị Chủ tịch sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 18.38%, tương đương gần 69.8 triệu cp.
Chiếu theo giá cổ phiếu DGC kết phiên 14/11 là 57,200 đồng/cp, ước tính ông Huyền cần chi 57.2 tỷ đồng để mua thành công số cổ phiếu đã đăng ký.
Động thái gom vào cổ phiếu của ông Huyền diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu DGC lao dốc không phanh. Hiện, DGC có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp về còn 57,200 đồng/cp, giảm gần 56% so với đỉnh 134,700 đồng/cp (phiên 17/06). Đây cũng là vùng giá thấp nhất trong vòng 14 tháng kể từ ngày 13/09/2021
Trước đó, tháng 6, con trai ông Huyền là ông Đào Hữu Duy Anh chỉ mua thành công 172,900 cp DGC trong tổng số 1 triệu cp đã đăng ký trong thời gian từ 18/05-16/06/2022. Hiện, ông Duy Anh đang là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc DGC.
Với thị giá trung bình trong khoảng thời gian trên là 176,609 đồng/cp, ước tính ông Duy Anh đã chi 30.5 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Sau khi hoàn tất, ông Duy Anh tăng tỷ lệ sở hữu từ 2.92% (hơn 5 triệu cp) lên 3.02% (gần 5.2 triệu cp).
Về tình hình kinh doanh, quý 3/2022, DGC ghi nhận doanh thu thuần gần 3,696 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế gần 1,514 tỷ đồng, tăng 210%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty đạt gần 11,333 tỷ đồng, tăng 86%, do sản lượng sản xuất tăng, doanh thu các mặt hàng tăng, giá bán tăng (doanh thu phốt pho vàng tăng 171%, doanh thu các mặt hàng phân bón tăng 32% và doanh thu WPA tăng 68%…). Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt gần 4,917 tỷ đồng, tăng 342%.
Năm 2022, DGC đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu 12,117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3,500 tỷ đồng. Với kết quả trên, Hóa chất Đức Giang đã thực hiện lần lượt 94% chỉ tiêu doanh thu và vượt 40% kế hoạch lợi nhuận năm.
Nguồn bài viết: Thị giá về đáy 14 tháng, Chủ tịch DGC đăng ký mua 1 triệu cp | Fili
NLG: Chủ tịch và 2 con trai mua 1.6 triệu cp
Trong giai đoạn từ 14/10-11/11, ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch CTCP Đầu tư Nam Long (Nam Long Group, HOSE: NLG) đã mua 1 triệu cp NLG trên tổng số 2 triệu cp đăng ký theo hình thức khớp lệnh.
Cũng trong giai đoạn trên, 2 con trai của ông Quang là Nguyễn Nam và Nguyễn Hiệp đã mua mỗi người 300 ngàn cp NLG trên số đăng ký là 2 triệu cp theo hình thức khớp lệnh.
Tổng cộng, gia đình Chủ tịch Quang đăng ký 6 triệu cp, nhưng mua thành công 1.6 triệu cp. Lý do công bố là vì điều chỉnh tiến độ mua vào theo diễn biến rủi ro từ thị trường.
Chiếu theo thị giá trung bình giai đoạn gần 23,000 đồng/cp, ước tính tổng giá trị các thương vụ khoảng 36.8 tỷ đồng. Sau giao dịch, ông Quang nắm giữ 46.45 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu từ 11.87% lên 12.09%; ông Nam sở hữu 1.34 triệu cp, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 0.27% lên 0.35%; ông Hiệp sở hữu gần 684 ngàn cp, với tỷ lệ nắm giữ nâng từ 0.1% lên 0.18%.
Cùng giai đoạn, cổ đông liên quan đến ông Quang là Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp mua 500 ngàn cp NLG trên tổng số 1 triệu cp đăng ký. Giá trị ước tính của thương vụ khoảng 11.5 tỷ đồng, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu của Tân Hiệp tại NLG từ 0.44% lên 0.57% (tương đương 2.2 triệu cp).
Tại thời điểm 30/09/2022, tổng tài sản của NLG đạt hơn 25.5 ngàn tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là lượng tiền mặt (gồm tiền và tiền gửi ngắn hạn) gần 4,179 tỷ đồng, tăng 8%. Hàng tồn kho cũng tăng 4%, lên hơn 16 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng đa số vẫn là các dự án bất động sản dở dang.
Trong khi đó, nợ phải trả tăng 25%, lên hơn 12.6 ngàn tỷ đồng. Điểm sáng là lượng tiền người mua trả tiền trước tăng 56%, chiếm hơn 3.8 ngàn tỷ đồng.
Tổng vay nợ của NLG cũng tăng 27%, lên gần 4.6 ngàn tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng chiếm hơn 2,078 tỷ đồng, vay từ huy động trái phiếu hơn 2,517 tỷ đồng.
Nguồn bài viết: NLG: Chủ tịch và 2 con trai mua 1.6 triệu cp | Fili
Nỗi lo “chiến tranh lạnh” dịu bớt sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên kéo dài 3 giờ đồng hồ vào ngày 14/11…
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Bali ngày 14/11 - Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên kéo dài 3 giờ đồng hồ vào ngày 14/11, thảo luận về những vấn đề gai góc trong quan hệ song phương như Đài Loan và Triều Tiên, trong nỗ lực ngăn mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào một cuộc “chiến tranh lạnh” mới.
Theo tin từ Reuters, trong lúc bất đồng còn âm ỉ về các vấn đề nhân quyền, chiến tranh Nga-Ukraine và hỗ trợ doanh nghiệp mỗi nước, hai nhà lãnh đạo đã cam kết tăng cường liên lạc. Sau cuộc gặp thượng đỉnh, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ tới Bắc Kinh để có các cuộc thảo luận nối tiếp với giới chức Trung Quốc.
“Chúng tôi cạnh trạnh tranh mạnh mẽ, nhưng tôi không tìm kiếm xung đột. Tôi muốn quản lý sự cạnh tranh này một cách có trách nhiệm”, Reuters dẫn lời ông Biden tại họp báo sau cuộc gặp với ông Tập bên lề thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) ở Bali, Indonesia.
Trong một tuyên bố sau cuộc họp, ông Tập gọi Đài Loan là “giới hạn đỏ đầu tiên” không được phép vượt qua trong quan hệ Mỹ-Trung - truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Ông Biden cho biết ông đã đảm bảo với ông Tập rằng chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan chưa hề thay đổi. Trong chính sách đã duy trì nhiều thập kỷ này, Washington vừa dành sự ủng hộ đối với lập trường “một Trung Quốc” của Bắc Kinh, vừa hỗ trợ quân sự cho Đài Loan.
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng nói không cần thiết phải có một cuộc “chiến tranh lạnh” mới và ông cũng không nghĩ Trung Quốc đang có kế hoạch cho một cuộc “chiến tranh nóng” với Đài Loan.
Về vấn đề Triều Tiên, ông Biden nói rất khó để biết liệu Bắc Kinh có ảnh hưởng gì đối với việc Bình Nhưỡng thử vũ khí hay không. “Rất khó để nói chắc chắn là Trung Quốc có kiểm soát Triều Tiên hay không”, ông nói và cho biết đã nói với ông Tập rằng Mỹ sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để bảo vệ bản thân và hai nước đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.
“Chúng tôi sẽ phải có những hành động nhất định mang tính tự vệ cao hơn cho bản thân, để gửi đi một thông điệp rõ ràng tới Triều Tiên. Chúng tôi sẽ bảo vệ đồng minh của mình, cũng như lãnh thổ Mỹ và năng lực Mỹ”, ông Biden phát biểu.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh, cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden là ông Jake Sullivan cho biết ông Biden sẽ đề cập với ông Tập về khả năng Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực - một điều mà Bắc Kinh không muốn chứng kiến. Trước đó, Trung Quốc đã ngừng một loạt kênh đối thoại chính thức với Mỹ, bao gồm các cuộc thảo luận về chống biến đổi khí hậu và đối thoại giữa quân đội hai nước, do chuyến thăm Đài Loan hồi tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi khiến Bắc Kinh nổi giận.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh, Nhà Trắng cho biết ông Biden và ông Tập đã nhất trí nối lại các kênh đối thoại về khí hậu, giảm nợ cho các nước nghèo, và một số vấn đề khác.
Điểm nổi bật nhất trong tuyên bố của ông Tập sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Mỹ là những cảnh báo liên quan đến vấn đề Đài Loan.
“Vấn đề Đài Loan nằm ở phần rất lõi trong lợi ích lõi của Trung Quốc, là hòn đá tảng trong nền móng chính trị của quan hệ Trung-Mỹ, và là giới hạn đỏ đầu tiên không được phép vượt qua trong quan hệ Trung-Mỹ”, thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập. “Giải quyết những câu hỏi về Đài Loan là một vấn đề đối với người Trung Quốc và là chuyện nội bộ của Trung Quốc”.
Trước khi bước vào hội đàm, hai nhà lãnh đạo tươi cười và bắt tay tại một khách sạn ở Bali. Cuộc gặp diễn ra một ngày trước thượng đỉnh G20, sự kiện được cho là sẽ dành nhiều thời gian cho vấn đề căng thẳng xung quanh chiến tranh Nga-Ukraine. “Rất vui được gặp ngài”, ông Biden nói với ông Tập.
Mối quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi nhiều trong những năm gần đây, khi mâu thuẫn song phương gia tăng trong một loạt vấn đề từ Hồng Kông, Đài Loan tới Biển Đông và Tây Tạng, từ thương mại cho tới những hạn chế mà Mỹ áp đặt lên các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức Mỹ tiết lộ rằng trong hai tháng qua, cả Washington và Bắc Kinh đều âm thầm nỗ lực cải thiện quan hệ.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh ở Bali, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói với báo giới rằng lần gặp này của hai nhà lãnh đạo nhằm mục đích ổn định quan hệ song phương và tạo ra một “bầu không khí chắc chắn hơn” cho doanh nghiệp Mỹ.
Nguồn bài viết: Nỗi lo “chiến tranh lạnh” dịu bớt sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Khó khăn của ngành thép có thể kéo dài đến quý 2/2023
Sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 10/2022 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng đi xuống, khi giảm lần lượt 16,38% và 29,4% so với cùng kỳ. Về nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt, cuộn cán nóng (HCR), thép phế liệu nhập khẩu cũng ghi nhận mức giảm khá mạnh…
Nguồn cung thép trong nước tăng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
Theo báo cáo mới nhất vừa được Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) công bố, trong tháng 10/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,046 triệu tấn, giảm 16,38% so với tháng 9/2022 và giảm 28,7% so với cùng kỳ 2021; tiêu thụ thép các loại đạt 1,888 triệu tấn, giảm 5,53% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ.
Tính chung 10 tháng năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 25,31 triệu tấn, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 23,159 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2022. Nguồn:VSA.
Tình hình tiêu thụ thép thành phẩm năm 2022. Nguồn: VSA.
Về tình hình xuất khẩu, số liệu cập nhật đến tháng 9/2022 cho thấy, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 533 nghìn tấn, tăng 3,8% so với tháng trước nhưng giảm 60,63% so với cùng kì năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 429 triệu USD, giảm 6,17% so với tháng 8/2022 và giảm 69,32% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 9 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,46 triệu tấn thép giảm 34,38% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD giảm 22,65% so với cùng kỳ năm 2021.
Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam năm 2022. Nguồn: VSA.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: khu vực ASEAN (41,47%), Khu vực EU (16,57%), Hoa Kỳ (8%), Hàn Quốc (6,03%) và Hồng Kông (Trung Quốc) (5,65%).
Từ chiều ngược lại, trong tháng 9/2022, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 743 triệu tấn với kim ngạch đạt 710 triệu USD, giảm 5,32% về lượng và giảm 16,32% về trị giá so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 11,79% về lượng và giảm 24,83% về trị giá.
Tính chung 9 tháng năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 8,93 triệu tấn với trị giá hơn 9,56 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về giá trị so với cùng kỳ 2021.
Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022. Nguồn:VSA.
Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (44,68%), Nhật Bản (15,46%), Hàn Quốc (11,44%), Đài Loan (9,64%) và Ấn Độ (7,93%).
Về tình hình nguyên liệu sản xuất thép, báo cáo của VSA cho thấy, giá quặng sắt ngày 7/11/2022 giao dịch ở mức 87,8 - 88,3 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), giảm khoảng 7,75 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 10/2022.
Mức giá này giảm khoảng 122,2-123,7 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (~ 210 – 212 USD/tấn).
Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc ngày 7/11/2022 giao dịch ở mức khoảng 302 USD/tấn FOB, tăng mạnh 46,5 USD/tấn so với đầu tháng 10/2022.
Trong tháng 10/2022, giá thép phế nội địa tăng từ 800 VND/kg đến 1.000 VND/kg giữ mức 8.200 đến 9.200 VND/kg. Ngược lại, giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 394 USD/tấn CFR Đông Á ngày 7/11/2022 giảm 11 USD/tấn so với hồi đầu tháng 10/2022.
Giá điện cực than chì (GE) tại Trung Quốc giảm tháng thứ năm liên tiếp trong bối cảnh tình hình kinh tế nước này xấu đi và nhu cầu thiếu trầm trọng. Các nhà sản xuất điện cực graphite của Trung Quốc đã bị lỗ tại thị trường nội địa trong quý 3/2022 (khoảng 20-60 USD/ tấn) do giá lao dốc và tốc độ giảm chi phí sản xuất quá chậm.
Giá cuộn cán nóng (HRC) ngày 7/11/2022 ở mức 488 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, giảm mạnh 81 USD/Tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 10/2022.
Nhìn chung, thị trường HRC thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép,…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2022. Nguồn: VSA.
Lý giải nguyên nhân sụt giảm của ngành thép, một số chuyên gia cho rằng trái ngược với các kỳ vọng từ tăng trưởng kinh tế trong nước, thị trường thép quý 3/2022 đối mặt với nhiều khó khăn khi giá thép thế giới lao dốc tạo sức ép lớn lên giá thép trong nước.
Bên cạnh đó, tình trạng xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine cùng với các khó khăn của nền kinh tế thế giới dẫn đến nhu cầu suy giảm, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu suy giảm dẫn đến tăng nguồn cung trong nước và tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa.
Dự báo, thị trường thép trong nước quý 4/2022 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hoạt động xuất khẩu kém khả quan, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất; các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành thép.
Theo VSA, kinh tế - xã hội Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 khá ổn định, các cân đối vĩ mô đưa ra triển vọng, lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, đặc biệt ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý 2/2023.
Nguồn bài viết: Khó khăn của ngành thép có thể kéo dài đến quý 2/2023 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Hơn 2.100 tỷ đồng vốn ETF đổ vào cổ phiếu Việt Nam
Trong tuần từ ngày 07-11/11/2022, các quỹ ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam ghi nhận mức vào ròng hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với tổng mức vào ròng tuần trước đó…
Ảnh minh họa.
Số liệu thống kê từ FiinPro cho thấy, rong tuần từ ngày 07-11/11/2022, các quỹ ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam ghi nhận mức vào ròng hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với tổng mức vào ròng tuần trước đó.
Các quỹ ETF nước ngoài vào ròng 1.519 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF hút ròng hơn 152 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương với hơn 1.472 tỷ đồng. Đồng thời cũng là tuần vào ròng mạnh nhất của quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF kể từ đầu năm đến nay.
Riêng trong ngày 14/11/2022, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vào ròng hơn 345 tỷ đồng.
Các quỹ ETF trong nước vào ròng 630 tỷ đồng. Trong đó, hai quỹ do Dragon Capital quản lý VFMVN Diamond ETF và VFM VN30 ETF vào ròng hơn 393 tỷ đồng. Cùng với đó, là quỹ SSIAM VNFIN LEAD ETF cũng vào ròng hơn 236 tỷ đồng.
Top cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất gồm VIC 199 tỷ đồng, MSN 181 tỷ đồng, VHM 149 tỷ đồng, HPG 139 tỷ đồng, VNM 128 tỷ đồng, NVL 113 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều mã cũng được mua ròng như SSI, VRE, VCB, STB, ACB, PDR, KDH, HDB, VND.
Nguồn bài viết: Hơn 2.100 tỷ đồng vốn ETF đổ vào cổ phiếu Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài (NCT): Chốt ngày tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền 35%
Trong ĐHĐCĐ thường niên 2022 hồi đầu năm, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài cho biết tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến năm 2022 sẽ là 85%. Như vậy, sau lầ
Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài (HoSE: NCT) vừa thông báo sẽ bắt đầu thực hiện triển khai phương án tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 35% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 3.500 đồng).
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 16/11, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 15/11. Công ty dự tính thực hiện chi trả là 15/12/2022. Với hơn 26,1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính NCT cần chi hơn 91 tỷ đồng để hoàn tất đợt tạm ứng này. Nguồn vốn sẽ lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty.
Trong ĐHĐCĐ thường niên 2022 hồi đầu năm, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài cho biết tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến năm 2022 sẽ là 85%. Như vậy, sau lần tạm ứng đợt 1 này, Công ty còn ít nhất 1 lần trả cổ tức cho cổ đông nữa với tỷ lệ còn lại 50%.
Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài hoàn thành 72% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm
Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý III 2022 của NCT
Về tình hình kinh doanh, NCT vừa trải qua một quý đi lùi nhẹ, với doanh thu 174 tỷ đồng (giảm 6%) và lãi sau thuế 56,4 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ năm trước).
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, NCT ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 545 tỷ đồng (giảm nhẹ 3,4%). Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 170 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 212 tỷ đồng; lần lượt giảm 1,2% và 0,5%.
So với kế hoạch sản xuất kinh doanh được thông qua vào ĐHĐCĐ thường niên hồi đầu năm, NCT đã hoàn thành 69% kế hoạch doanh thu và hơn 72% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tại phiên giao dịch sáng 15/11, giá cổ phiếu NCT giảm 0,83% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 83.900 đồng/cổ phiếu.
Nguồn bài viết: Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài (NCT): Chốt ngày tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền 35% | Dân Việt
Dragon Capital gom 19 triệu cổ phiếu Nhà Khang Điền (KDH), trở lại làm cổ đông lớn
Nhiều khả năng, giao dịch được nhóm quỹ ngoại thực hiện theo phương thức thỏa thuận với tổng giá trị ước tính khoảng 380 tỷ đồng.
Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã hoàn tất mua thêm 19 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền trong ngày 11/11. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) mua 9,75 triệu đơn vị và Amersham Industries Limited mua 9,25 triệu đơn vị. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm đã tăng từ 4,99% lên 7,64% và trở lại làm cổ đông lớn từ ngày 15/11.
Nhiều khả năng, giao dịch của nhóm Dragon Capital được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Tại ngày diễn ra giao dịch (11/11), cổ phiếu KDH trên thị trường xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng hơn 19 triệu đơn vị. Tổng giá trị các giao dịch này lên đến gần 382 tỷ đồng tương ứng giá thỏa thuận bình quân 20.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, một quỹ ngoại khác là VOF Investment Limited thuộc VinaCapital quản lý cũng đã mua vào 10 triệu cổ phiếu KDH để nâng sở hữu từ 0% lên 1,41% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 31/10 đến 8/11/2022.
Trong một động thái tương tự khác, bà Mai Trần Thanh Trang, Chủ tịch HĐQT Nhà Khang Điền đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu KDH để nâng sở hữu từ 1,44% lên 2,84% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 31/10 đến 29/11.
Động thái mua gom của loạt quỹ ngoại cùng lãnh đạo công ty diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu KDH đang giao dịch quanh vùng đáy 2 năm dưới 20.000 đồng/cổ phiếu. So với đỉnh hồi đầu tháng 1 năm nay, thị giá KDH đã giảm hơn 60% tương ứng vốn hóa bị thổi bay khoảng 22.800 tỷ đồng (~1 tỷ USD) sau hơn 10 tháng.
Về kết quả kinh doanh, Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 802,7 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng 8,9% so với cùng kỳ, đạt 344,8 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.678 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 970,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 46,7% và tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Năm 2022, Nhà Khang Điền lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu dự kiến 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 16% so với thực hiện trong năm 2021. Với kết quả đạt được sau 9 tháng đầu năm, công ty hoàn thành được 42% chỉ tiêu doanh thu và 69% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Nguồn bài viết: Dragon Capital gom 19 triệu cổ phiếu Nhà Khang Điền (KDH), trở lại làm cổ đông lớn
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 15/11
=> DOANH NGHIỆP
-
NVL: Huỷ văn bản công nhận 752 căn thuộc dự án Aqua City đủ điều kiện bán
-
CEO: Quảng Ninh thu hồi để điều chỉnh quyết định chấp thuận chủ trương dự án Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor
-
MWG: Từng lãi 100-150 tỷ đồng mỗi quý từ hoạt động tài chính, nhưng 2 quý gần đây Thế Giới Di Động liên tiếp thua lỗ từ hoạt động này trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá biến động mạnh. Doanh nghiệp đã qua thời ‘tiền đẻ ra tiền’?
-
DGC: Theo BVSC, Hóa chất Đức Giang sẽ khó bứt phá năm 2023 do mảng mảng phốt pho vàng, mảng đóng góp hơn 50% doanh thu của công ty có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm. Trong khi đó, mảng phân bón cũng khó tăng mạnh do thừa cung. Còn dự án Nghi Sơn mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch.
_
-
PVS: Sembcorp và PTSC hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng ở Việt Nam
-
VTP: Viettel Post bị xử lý về thuế gần 1,7 tỷ, cổ phiếu lao dốc 50% chỉ trong 1 tháng
-
DPG: Vì sao Đạt Phương mua lại 100 tỷ trái phiếu trước hạn được bảo đảm bằng cổ phiếu DPG?
KLB: Ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý III, đảm bảo hoạt động an toàn và bền vững
- HAG: Bài toán của Bầu Đức - Xây dựng kênh phân phối cho “heo ăn chuối” BaPi ra sao?
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
-
VHC: Dragon Capital tiếp tục chi tiền mua thêm cổ phiếu của Vĩnh Hoàn
-
NLG: Gia đình Chủ tịch Nam Long chỉ mua được 27% số cổ phiếu đã đăng ký
-
Thị giá về đáy 2 năm, Phó tổng giám đốc Thép Nam Kim đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu
-
CMX: Về đáy 4 năm, vợ chủ tịch Camimex đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu
-
HUT: Chủ tịch HĐQT gom 2 triệu cổ phiếu
-
Chủ tịch Hóa chất Đức Giang mua 1 triệu cổ phiếu DGC khi giá giảm sàn ba phiên liên tiếp
-
KDH: Sau Vina Capital, đến lượt Dragon Capital mua gom 19 triệu cổ phiếu KDH, trở thành cổ đông lớn
-
Dragon Capital mua 1,1 triệu cổ phiếu PVD, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 9%
-
Lãnh đạo An Phát Holdings, Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua vào cổ phiếu
-
VIB: Phó Tổng giám đốc VIB muốn mua 1,5 triệu cổ phiếu
-
DIG: Gia đình Chủ tịch DIC Corp cùng cổ đông lớn bán ròng hơn 6% công ty trong một tháng
-
DHC: Thị giá giảm sàn 4 phiên liên tiếp, Chủ tịch DHC tiếp tục bị “call margin” hàng triệu cổ phiếu
-
BCG: Thị giá giảm sâu, vợ nhân sự cấp cao Bamboo Capital đăng ký bán 600.000 cổ phiếu
-
Giao dịch lớn cổ phiếu VAT, PCG, SHS, CBS, HNI, QNS, NLG, VIB, DGC, CMX
_
-
DIG: DIC Corp mua lại 1.600 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
-
VIC: VinFast huy động thành công hơn 9.000 tỷ trái phiếu từ đầu năm
_
=> CỔ TỨC
-
LPB: LienVietPostBank phát hành hơn 225 triệu cổ phiếu nhằm chi trả cổ tức 2021 với tỷ lệ 15%.
-
MSH: May Sông Hồng chuẩn bị tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 25%
-
BVH: Tập đoàn Bảo Việt chốt ngày đăng ký cổ tức cuối cùng, mỗi cổ phiếu cổ đông sẽ nhận được 3.026 đồng
-
Hóa dầu Petrolimex (PLC) sắp trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 12%
- Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-
Kịch bản thị trường phiên nay không có sự khác biệt so với các phiên trước khi cổ phiếu nhóm bất động sản tiếp tục bị bán sàn trong trạng thái mất thanh khoản, từ đó gây ra áp lực bán giải chấp call margin chéo trên diện rộng, đà bán lan sang các nhóm khác và toàn thị trường.
-
Cổ phiếu ngân hàng lại bị bán tháo, 7 mã giảm sàn
-
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết chiều nay tụt giảm 13% so với buổi sáng, ghi nhận phiên hiếm hoi giao dịch yếu hơn kể từ khi có T+2. Trong tình cảnh cổ phiếu bán tháo giá sàn hàng trăm triệu đơn vị, thanh khoản sụt giảm đồng nghĩa với lực mua đã mất hút.
-
Đóng cửa, VN-Index giảm 29,14 điểm (3,1%) xuống 911,9 điểm, thời điểm 14h, VN-Index có lúc giảm gần về mốc 900, tương ứng giảm trên 4%
-
Trên cả ba sàn ghi nhận tới 383 mã giảm hết biên độ, trong đó HoSE là 199
-
Khối ngoại tiếp tục đổ hơn 1.200 tỷ đồng trong phiên thị trường giảm mạnh, tập trung STB, HPG
-
Theo đó NĐT nước ngoài đã có chuỗi mua ròng 7 phiên liên tục, 3 phiên gần đây quy mô tăng mạnh trên 1.000 tỷ đồng.
-
Phiên 15/11, khối tự doanh CTCK bán ròng gần 263 tỷ đồng. KBC là mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị gần 140 tỷ đồng, vượt xa SSI đứng sau với gần 54 tỷ đồng. Chiều ngược lại, BWE là mã được mua ròng mạnh nhất (10.6 tỷ đồng).
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
-
Thị trường chứng khoán biến động, nhiều doanh nghiệp tạm dừng tăng vốn
-
Quỹ VEIL của Dragon Capital giải ngân trở lại sau khi đưa tỷ trọng tiền mặt lên ngưỡng kỷ lục, VEIL hiện lỗ 14,6% trong tháng 10, lũy kế từ đầu năm âm gần 40%
-
Loạt lãnh đạo ngân hàng tranh thủ gom mua cổ phiếu giữa lúc thị trường rực lửa
-
Cổ phiếu “Sale off” diện rộng, nhiều Sếp và người nhà bỏ ra vài chục tỷ mua vào
-
Nợ xấu 27 ngân hàng tăng hơn 28%, đã có 10 thành viên dự phòng vượt đối ứng
-
ROE của 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam giảm còn 11,2%, khu vực FDI có hiệu quả sử dụng tài sản tốt nhất
-
Xáo trộn mạnh trong top 10 cổ phiếu đắt đỏ nhất chứng khoán Việt Nam, chỉ còn một mã đầu 2
_
-
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm còn 4,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức 7% cùng kỳ hạn tại hồi đầu tháng 10/2022. NHNN chuyển sang hút ròng qua kênh OMO
-
Quy định mới, giao dịch tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt lớn trong ngày phải báo cáo
-
Bộ Tài chính: Khối lượng phát hành trái phiếu có xu hướng giảm dần. Trong 10 tháng của năm 2022, 46,48% trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành có tài sản đảm bảo; 53,52% không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là trái phiếu của tổ chức tín dụng.
-
VPBank nâng mức lãi suất huy động lên cao nhất 9%/năm
-
Lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng, cận kề mức 10%/năm
_
=> VIỆT NAM
-
Xuất khẩu phân bón có thể vượt mốc 1 tỉ USD năm 2022: Vừa mừng, vừa lo
-
Đà Nẵng: Sẽ kí cam kết cung ứng xăng dầu giữa thương nhân đầu mối với các cửa hàng bán lẻ
-
Nghệ An: Không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu
-
Đắk Lắk: TP. Buôn Ma Thuột được hưởng loạt cơ chế đặc thù
-
Xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính giảm mạnh
-
Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng 10 tháng vượt 3% kế hoạch, còn lợi nhuận vượt 30,3%, giữ đà tăng trưởng khả quan.
-
Trong cơn bĩ cực của ngành thép, anh trai bầu Thụy khởi công dự án thuộc tổ hợp thép quy mô 100.000 tỷ đồng
-
Bất động sản nguy cơ đóng băng, doanh nghiệp “vượt sóng” cách nào?
-
Xuất khẩu ngành gỗ: Viên nén “thăng hoa”, đồ gỗ sụt giảm
-
Đơn hàng giảm, xuất khẩu gạo trở thành điểm sáng
-
Lợi nhuận doanh nghiệp ngành gạo tiếp tục phân hoá trong quý III
-
Khó khăn của ngành thép có thể kéo dài đến quý 2/2023
-
Trong tháng 10, Thaco bán được gần 11.000 xe ô tô, chiếm tới 30% doanh số toàn thị trường, vượt xa các đối thủ.
_
=> THẾ GIỚI
-
Trong phiên giao dịch chiều 15/11, chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên, nhờ hoạt động mua vào của giới đầu tư và tín hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
-
Chỉ số bao gồm các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục trên Hang Seng đã tăng tới 4,2% trong phiên giao dịch sáng 15/11. Ngày hôm trước, chỉ số này đã tăng 2%. Nếu so với đáy vào ngày 31/10, đà tăng này đã là 20%. Xét về kỹ thuật, nó đã được xếp hạng thị trường tăng giá. Hang Seng cũng đã tăng 3,6% trong phiên, sẵn sàng vượt qua một ngưỡng quan trọng.
-
Chứng khoán Trung Quốc tăng không ngừng nghỉ, cơn bĩ cực đã bị bỏ lại phía sau?
-
Ca bệnh tăng nhanh, quyết tâm nới lỏng Zero COVID của Trung Quốc bị thử thách
-
Nền kinh tế Nhật Bản đã bất ngờ suy giảm trong quý III/2022, với mức giảm thực tế 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái - đánh dấu lần giảm đầu tiên trong 4 quý trở lại đây.
-
Tại Châu Âu, thị trường diễn biến ảm với với đa phần các chỉ số giao dịch quanh mốc tham chiếu
-
Hàn Quốc công bố gói cứu trợ hơn 7 tỷ USD đối với bất động sản
-
Nhật Bản ghi nhận đà phục hồi du lịch mạnh mẽ
-
Từ đống đổ nát đến “kỳ tích kinh tế” ngoạn mục nhất thế kỷ 20, Nhật Bản đã làm những gì?
-
Tân Thủ tướng Anh cáo buộc Nga ‘biến lương thực thành vũ khí’
-
Australia đa dạng hóa thương mại thông qua các FTA mới
-
Ngành công nghiệp Đức “bên bờ vực” vì khủng hoảng năng lượng
-
Mỹ công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga
-
Phó Chủ tịch Fed: Sắp đến ‘thời điểm thích hợp’ để giảm tốc độ tăng lãi suất
-
Hé lộ những khoản đầu tư mới nhất của Warren Buffett, với thương vụ đắt nhất trị giá hơn 5 tỷ đô. Tính tổng cộng trong 9 tháng đầu năm, tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã chi 66 tỷ USD để mua cổ phiếu và riêng trong quý III là 9 tỷ USD.
-
Người dân Mỹ đang nắm giữ gần 5 nghìn tỷ USD tiền mặt trong tay, mức cao nhất 70 năm qua
-
Trung Quốc đang phát tín hiệu sẵn sàng mở cửa lại nền kinh tế. Thị trường cũng phản ứng một cách nhiệt tình, nhưng thực tế có thể rất khác. Điều gì cản đường Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID và bất động sản?
-
Sau Meta và Twitter, Amazon chuẩn bị sa thải 10.000 nhân viên
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
-
Tổng vốn hóa thị trường tiền ảo xuống dưới 850 tỷ USD và được dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh
-
Theo dữ liệu Glassnode cho thấy các trader đang rút tiền khỏi các sàn giao dịch với tốc độ cao nhất, trong đó việc rút tiền chủ yếu đến từ Crypto dot com.
-
Sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Hoa Kỳ Coinbase đã chính thức gửi bản tóm tắt của mình để hỗ trợ Ripple Labs trong vụ kiện với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
-
*Tổng hợp những tổ chức bị liên đới từ sự sụp đổ của FTX
-
Nike tiến sâu vào Web3 với nền tảng .SWOOSH
-
Visa chấm dứt hợp tác với sàn FTX
-
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 16.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích nhẹ và lên trên 16.800 USD/BTC vào cuối ngày.
_
-
Nhà đầu tư bán mạnh, dầu giảm 3% khi hy vọng Trung Quốc mở cửa kinh tế bị dập tắt
-
Nguồn cung nội địa của Mỹ cũng tiếp tục tăng. Sản lượng dầu tại Permian ở Texas và New Mexico, lưu vực dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ tăng khoảng 39.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 5,499 triệu thùng/ngày trong tháng 12, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA.
-
Ba Lan, Đức đồng loạt quốc hữu hóa tài sản của công ty khí đốt Nga Gazprom
-
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,83 USD (-0,97%), xuống 85,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,66 USD (-0,71%), xuống 92,71 USD/thùng.
_
-
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ nhích nhẹ 0,3 USD lên mức 1.771,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ và lên trên 1.775 USD/ounce vào cuối ngày.
-
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp chỉ còn trên 14 triệu đồng/lượng
-
Vàng có mức kháng cự mạnh mẽ tại 1.800 USD, mức hỗ trợ tốt tại 1.750 USD.
_
-
Đồng lên mức cao nhất trong gần 5 tháng do lạc quan về nhu cầu tại Trung Quốc sau khi các quan chức có động thái hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của nước này và nới lỏng những hạn chế về Covid-19. Tuy nhiên, việc bán ra được thúc đẩy bởi USD mạnh lên, tồn kho tăng và việc chốt lời khiến giá đồng sau đó thoái lui.
-
Giá quặng sắt tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng do Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới cam kết sẽ tiếp tục điều chỉnh các quy định ngăn chặn Covid-19 và đưa ra các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản trong nước. Tại Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 12 tăng khoảng 5,2% lên 96 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 28/9.
-
Giá đậu tương và ngô tại Chicago giảm theo áp lực từ giá dầu thô cùng với tình trạng không chắc chắn về nhu cầu xuất khẩu của cả hai loại này.
-
Nhưng lúa mì tăng do nhu cầu xuất khẩu toàn cầu trong khi các thương gia tiếp tục theo dõi triển vọng hành lang xuất khẩu từ Ukraine trước thời hạn chót vào cuối tuần tới.
Vàng SJC 67.7 tr/lượng
USD 24,860 đồng
Bảng Anh 29,620 đồng
EUR 26,334 đồng
Nguồn bài viết: Thông Tô | Facebook
Bầu Đức lý giải chuyện cổ phiếu HAGL giảm sâu
(NLĐO) – Cổ phiếu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã HAG) đã giảm sàn 4 phiên liên tiếp và đang ở mức thấp nhất 6 tháng qua dù tình hình kinh doanh khả quan.
Tối 15-11, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT HAGL, đã có thư gửi cổ đông và nhà đầu tư đề cập vấn đề giá cổ phiếu HAG giảm điểm liên tục trong khi hoạt động kinh doanh của tập đoàn vẫn diễn ta bình thường và đang tăng trưởng gấp nhiều lần so với cùng kỳ các năm trước.
“Điều này phần lớn do ảnh hưởng bởi thị trường chung, khi mà chỉ số VN-Index liên tục giảm mạnh và đã về tiệm cận gần 900 điểm, giá giảm mạnh xảy ra với hầu hết các mã cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, có thể thấy nguyên nhân giá cổ phiếu giảm là vì thị trường chứng khoán đã bị khủng hoảng niềm tin, do cung cầu của thị trường và nằm ngoài sự kiểm soát của công ty” – bầu Đức lý giải.
Bầu Đức cũng nhắc lại kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm đạt doanh thu 3.650 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.001 tỉ đồng, đạt 89% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Do đó, với hoạt động kinh doanh khả quan như hiện nay, HAGL cho rằng sẽ đạt mức lợi nhuận mà đại hội cổ đông thường niên 2022 đã đề ra cho năm nay.
Bầu Đức khẳng định HAGL sẽ đạt mức lợi nhuận đã đề ra tại đại hội cổ đông thường niên 2022
Để khẳng định về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế và chứng minh sự tăng trưởng của công ty, bầu Đức mời các cổ đông sở hữu số lượng trên 500.000 cổ phiếu và đại diện các nhóm cổ đông nhỏ lẻ (tổng số cổ phiếu HAG là 500.000) tham gia hành trình tham quan các dự án của HAGL tại Việt Nam, Lào, Campuchia vào giữa tháng 12, dự kiến 40 người.
Ngày 15-11, cổ phiếu HAG chốt phiên ở mức 5.930 đồng/cổ phiếu sau 4 phiên giảm sàn liên tiếp. Trong 6 tháng gần nhất, cổ phiếu HAG ghi nhận mức đỉnh là 13.900 đồng/cổ phiếu (ngày 19-9) và hiện đang là mức thấp nhất được ghi nhận.
Sản phẩm “heo ăn chuối” Bapi bán tại siêu thị Lotte
HAGL đang tập trung mảng kinh doanh cốt lõi là nông nghiệp với chăn nuôi heo và trồng chuối. Trong khi chuối chủ yếu xuất khẩu thì heo phục vụ nội địa, lượng chuối thải sau xuất khẩu được tận dụng làm thức ăn cho heo nên HAGL mới có thịt “heo ăn chuối” Bapi.
Từ tháng 8, thịt “heo ăn chuối” chính thức ra mắt thị trường, sau đó mở rộng điểm bán và danh mục hàng hóa do HAGL cung cấp như: gà đi bộ, thực phẩm chế biến từ heo, gà,…
Hiện nay, Bapi Food có hơn 10 cửa hàng riêng và nhiều điểm bán tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm và sẽ đạt mục tiêu 200 điểm bán trong năm nay. Mới đây, HAGL cũng ra mắt kênh thương mại điện tử gồm website và app (ứng dụng) với khả năng xử lý khoảng 10.000 đơn hàng/ngày trong năm nay và nâng lên 100.000 đơn hàng/ngày trong năm sau.
Chứng khoán Trung Quốc tăng không ngừng nghỉ, cơn bĩ cực đã bị bỏ lại phía sau?
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11, khi tai ương với bất động sản giảm bớt và căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung có dấu hiệu hạ nhiệt.
Chỉ số bao gồm các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục trên Hang Seng đã tăng tới 4,2% trong phiên giao dịch sáng 15/11. Ngày hôm trước, chỉ số này đã tăng 2%. Nếu so với đáy vào ngày 31/10, đà tăng này đã là 20%. Xét về kỹ thuật, nó đã được xếp hạng thị trường tăng giá. Hang Seng cũng đã tăng 3,6% trong phiên, sẵn sàng vượt qua một ngưỡng quan trọng.
Cú tăng của chứng khoán Trung Quốc đánh dấu một pha “bẻ lái” ngoạn mục trong tâm lý của các nhà đầu tư, những người gần đây còn chìm trong bi quan vì lo ngại các chính sách quản lý chặt chẽ với nền kinh tế. Ngoài ra, người ta cũng tin rằng Trung Quốc sẽ kiên định với chính sách Zero Covid.
Tuy nhiên, những động thái mới nhất nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng tiền mặt trong lĩnh vực bất động sản cũng như giảm bớt sự khắt khe trong các biện pháp chống dịch đã khiến thị trường ngạc nhiên và sau đó là hứng khởi. Các nhà đầu tư coi đó là dấu hiệu cho thấy nhà chức trách Trung Quốc sẽ ưu tiên phục hồi tăng trưởng kinh tế trở lại.
Tín hiệu lạc quan mới nhất là cuộc gặp hôm 14/11 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Người ta tin rằng cuộc gặp là nền tảng cho việc cải thiện mối quan hệ giữa 2 siêu cường, vốn đã rất lạnh nhạt trong thời gian gần đây.
Vey-Sern Ling, giám đốc điều hành của Union Bancaire Privee, cho biết: “Trung Quốc dường như đang nhanh chóng giải quyết những vấn đề chủ chốt mà các nhà đầu tư quan tâm, chẳng hạn như Zero Covid, sự sụt giảm của bất động sản và quan hệ với Mỹ. Kết hợp những điều này sẽ làm giảm bớt nỗi lo ngại bao trùm các nhà đầu tư”.
Có những số liệu để minh chứng cho lập luận này. Các nhà đầu tư tiếp tục mua cổ phiếu Trung Quốc ngay cả khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong tháng 10 với sản lượng công nghiệp thấp hơn kỳ vọng và doanh số bán lẻ lần đầu tiên sụt giảm kể từ tháng 5.
Marvin Chen, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, cho biết: “Phản ứng ban đầu với dữ liệu vĩ mô của Trung Quốc có vẻ tích cực dù chúng thấp hơn kỳ vọng. Điều này có thể làm tăng khả năng nới lỏng các biện pháp trong thời gian tới”.
Trong một dấu hiệu tiếp tục hỗ trợ chính sách, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết họ đã tìm cách duy trì mức tiền mặt dồi dào trong hệ thống tài chính của mình bằng các công cụ thanh khoản với kỳ hạn khác nhau. Cơ quan này đã gia hạn một phần khoản vay chính sách quan trọng, vốn đến hạn vào ngày 15/11, nhưng nói thêm rằng việc bơm thanh khoản trong tháng này – được thực hiện với sự kết hợp của các công cụ ngắn, trung và dài hạn – đã vượt qua mức đáo hạn 1.000 tỷ tệ (142 tỷ USD).
Ngoài cổ phiếu bất động sản, các công ty công nghệ Trung Quốc cũng tham gia bữa tiệc khi kỳ vọng ngày càng tăng về việc điều tồi tệ nhất đã qua. Hang Seng Tech Index đã tăng tới 6,7% vào ngày 15/11 khi cổ phiếu Alibaba tăng kịch trần 11%. Các nhà đầu tư đang đặt cược các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc rồi sẽ lấy lại được vận may của mình sau một năm 2022 đầy khó khăn.
Tham khảo: Bloomberg
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: “Tôi đã bắt đầu mua vào cổ phiếu, nếu không mua 4 – 5 tháng sau có lẽ sẽ hối hận”
“Từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng. Bởi nếu không chuẩn bị sớm thì rất khó cho bối cảnh hiện nay, NHNN 2 tuần nay đang làm và sắp tới sẽ làm mạnh hơn”, ông Nghĩa chia sẻ.
Chia sẻ tại Toạ đàm “Các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra chiều ngày 15/11, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia - đã có những thông tin đáng chú ý.
Trong đó, trả lời nhà đầu tư về câu hỏi liệu Ngân hàng Nhà nước còn tăng lãi suất nữa không, ông Nghĩa cho biết theo quan điểm cá nhân, Fed của Mỹ nếu tăng cũng chỉ mở mức 0,5%, và Việt Nam thì không tăng nữa.
"Từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng"
“Từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng. Bởi nếu không chuẩn bị sớm thì rất khó cho bối cảnh hiện nay, NHNN 2 tuần nay đang làm và sắp tới sẽ làm mạnh hơn”, ông Nghĩa nói.
Dưới một góc nhìn lạc quan hơn, ông Nghĩa cho rằng sự khó khăn của nền kinh tế thế giới hiện nay chỉ là một tai nạn do Covid-19 và do xung đột. Vì tai nạn lớn nên kéo dài, dẫn đến sẽ có khó khăn nhất định; song không nền tài chính nào trên thế giới bị khủng hoảng.
Và tai nạn thì không biểu hiện cho dài hạn, thực tế khảo sát cho thấy Mỹ đang hồi phục rất tốt. Ông Nghĩa theo đó không nghĩ là thực tế sẽ quá bi đát như những định chế dự báo hiện nay, và Việt Nam chúng ta cũng đang phản ứng thái quá do tâm lý.
Ông Nghĩa cũng đề cập đến tình trạng DN đang kinh doanh trong bối cảnh chênh lệch “lãi suất – lạm phát” rất cao.
Ông Nghĩa minh chứng, từ đầu năm đến tháng 10, tăng trưởng GDP vào khoảng 8%, lạm phát khoảng 3%. Như vậy, GDP danh nghĩa tăng khoảng 11%. Hay nói cách khác, GDP tính theo giá hiện hành tăng 11%. Trong khi đó, cung tiền M2 chỉ tăng được 3%. Giả định, vòng quay tiền không đổi, thì nền kinh tế thiếu tiền cung ứng để lưu thông hàng hoá theo giá hiện hành một cách bình thường.
Theo thống kê, cung tiền năm 2021 tăng 11%, trong khi GDP danh nghĩa chỉ tăng khoảng 4,6%. Như vậy, có khoảng 6,4% tiền dư thừa từ năm 2021 được tiếp tục lưu hành trong các quý đầu năm 2022. Dù vậy, đến nay thanh khoản của nền kinh tế bắt đầu suy kiệt.
Cũng vì lý do đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đang rất lớn dẫn tới lãi suất cho vay của NHTM tăng rất nhanh. Ví dụ, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm khoảng 10%, lạm phát 3%. Ngược lại, ở châu Âu lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm là 3%, trong khi lạm phát 10%. Lãi suất thực âm gấp đôi lạm phát. Mỹ cũng tương tự, lạm phát Mỹ khoảng 8,5-9%, trong khi lãi suất cho vay khoảng 2,5% - 3%.
Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát thuộc nhóm thấp nhất thế giới nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay cao dẫn đến vấn đề thanh khoản hiện tại của DN Việt Nam.
Mặt khác, NHNN đã hút vào 600.000 tỷ đồng dẫn tới tiền hạn chế trong lưu thông. Đồng thời, 900.000 tỷ đồng đầu tư công do phát hành trái phiếu Chính phủ đang bị đóng băng. Do đó, cần phải tìm cách giải phóng 900.000 tỷ đầu tư công đang bị “nhốt” tại hệ thống ngân hàng.
Giải pháp “giải cứu” DN bất động sản: Cho DN tái cấu trúc như một NHTM và không hình sự hoá án kinh tế
Câu hỏi đặt ra, làm sao để giải cứu tình trạng này? Đó chính là đẩy nhanh dòng tiền ra ngoài. Cụ thể, theo ông Nghĩa, ban tư vấn đã và đang khẩn trương làm đề án giải pháp do trực tiếp Thủ tướng chỉ đạo; có 4 kiến nghị giải pháp chính, gồm:
Một, có thể dùng 300.000 tỷ đồng gửi vào 4 ngân hàng quốc doanh lớn và cho phép cho vay ngắn hạn. Đây là cách ngân hàng không lo mất thanh khoản.
Hai, trích một phần trong số tiền này thành lập khẩn trương quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đang làm. Quỹ sẽ mua lại trái phiếu, bảo lãnh, tái bảo lãnh trái phiếu rồi từ từ xử lý tài sản trong tương lai. Chính phủ cũng có thể xem xét kéo dài điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp của nghị định trước đó thêm 1 năm. Như vậy sẽ có thêm 1 năm để nhà đầu tư không chuyên tiếp tục đầu tư trái phiếu, sau đó, từ từ thu hẹp lại.
Ba, không hình sự hóa các vụ án, vì nếu như thế thì tài sản sẽ bị phong tỏa không xử lý được nữa.
Cuối cùng, cho phép các doanh nghiệp tái cấu trúc nợ như một NHTM, làm đề án tái cấu trúc nợ và công khai ra thị trường.
Với các giải pháp này, ông Nghĩa cho biết có thể dần dần giải quyết các vấn đề của nền kinh tế trong vòng 1 - 2 năm để dứt điểm các vấn đề về trái phiếu. Trong vòng 2 năm thì chứng khoán sẽ hồi phục. Tiền sẽ được bơm ra từ các kênh, mặt khác, rủi ro từ kênh trái phiếu không còn nữa theo đó lãi suất sẽ đi xuống và tỷ giá hối đoái sẽ đi xuống.
Đồng quan điểm, Chủ tịch VNDirect cũng nhấn mạnh để xử lý tình trạng này cần thời gian bằng năm. Nhưng, điểm tích cực thấy được là chính quyền đã nắm được vấn đề và đang ráo riết lên phương án.
Đây theo đó cũng là cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư. Tiến sĩ Nghĩa tâm sự bản thân là người đầu tiên tham gia TTCK Việt Nam (giai đoạn đầu chỉ có 2 mã là REE và SAM), đồng thời là người Việt đầu tiên nghĩ đến việc mua bất động sản bên Trung Quốc. Và với kinh nghiệm đó, ông nhấn mạnh: “Tôi đã bắt đầu mua vào cổ phiếu, nếu không mua 4 – 5 tháng sau có lẽ sẽ hối hận”.
Thực tế, khối ngoại cũng có dấu hiệu trở lại TTCK Việt nam. “Nhà đầu tư nước ngoài khác Việt Nam ở chỗ, họ chạy nhưng ngoảnh lại, Việt Nam mình chạy là chạy luôn”, ông Nghĩa dí dỏm. Nói vậy, song theo ông để việc đẩy tiền ra hiệu quả (tức phải đúng chỗ), thì Việt Nam cần tái cấu trúc lại hệ thống bất động sản.
Trong đó, bất động sản cao cấp được đẩy mạnh quá đà, nhằm phục vụ đối tượng đầu tư đầu cơ; trong khi nhu cầu ở thực của người dân thu nhập vừa rất cao. Bài học cho chúng ta chính là cuộc khủng hoảng của Trung Quốc, nguyên nhân nhìn thấy là sự dư thừa quá mức của dự án siêu sang.
Dragon Capital tích cực giải ngân “bắt đáy” DGC, FRT, VHC, KDH,… sau khi nâng tỷ trọng tiền mặt lên mức kỷ lục
Dragon Capital hy vọng nhà đầu tư kiên trì với thị trường vì có thể việc thoái vốn giai đoạn này sẽ khiến chi phí tái đầu tư trở nên đắt đỏ hơn trong tương lai.
Dragon Capital tích cực giải ngân - Thị trường Việt đã rẻ?
Thống kê 10 tháng đầu năm 2022, các quỹ thành viên có quy mô tương đối thuộc quản lý của Dragon Capital đều đang thua lỗ. Trong đó, VEIL đã lỗ trên 38% - sâu hơn so với mức giảm của 2 chỉ số VN-Index và VN30-Index. Diamond ETF tích cực nhất trong nhóm các quỹ thụ động cũng đã lỗ gần 21% kể từ đầu năm.
Trước bối cảnh VN-Index liên tục phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và tạo đáy mới, trong 2 tháng 9 và 10 quỹ Dragon Capital dồn dập thoái vốn khỏi nhiều doanh nghiệp Việt và nâng tỷ trọng tiền mặt lên đáng kể. Trong đó, VEIL đã đưa tỷ trọng tiền mặt về 9,49%, đây cũng là ngưỡng cao nhất trong lịch sử của quỹ tỷ đô nhà Dragon Capital .
Tuy nhiên, gần đây, khi các cổ phiếu đã mất khoảng 30% - 60% so với hồi cuối tháng 10/2022, VN-Index trượt về vùng 911 điểm (chốt phiên 15/11), nhà đầu tư ngoại đang miệt mài gom ròng với phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp. Dòng tiền quỹ ngoại Dragon Capital cũng đã quay trở lại thị trường Việt Nam.
Sau thoái bớt vốn để tái cơ cấu danh mục, phiên 11/11, Dragon Capital đẩy mạnh rót ròng vào các mã như: Hóa chất Đức Gian (DGC), PVDrilling (PVD), FPT Retail (FRT), Vĩnh Hoàn (VHC), Hà Đô (HDG), Nhà Khang Điên (KDH),…
Ngày 11/11, nhóm quỹ Dragon Capital thông báo đã hoàn tất giao dịch mua vào 19 triệu cổ phiếu KDH để nâng sở hữu từ 4,99% lên 7,64% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn của Nhà Khang Điền. Tạm chiếu theo giá đóng cửa phiên diễn ra giao dịch của KDH là 20.200 đồng/cp, nhóm Dragon Capital đã bỏ ra 383,8 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.
Cùng ngày, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund, thành viên Dragon Capital đã bỏ ra khoảng 20,7 tỷ để mua vào 300.000 cổ phiếu FRT để nâng sở hữu từ 4,98% lên 5,23% vốn điều lệ. Sau giao dịch, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital chính thức trở thành cổ đông lớn tại FPT Retail.
Đồng thời, Dragon Capital mua tổng cộng 980.000 DGC nâng tổng sở hữu của cả nhóm nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 6,9151% lên 7,1731%, tương đương số lượng cổ phiếu sở hữu tăng lên 27.241.980 đơn vị.
Tạm tính theo giá kết phiên 11/11 là 61.400 đồng/cp, ước tính nhóm quỹ ngoại Dragon Capital phải chi hơn 60 tỷ để hoàn tất giao dịch trên.
Trước đó, ngày 10/11, nhóm quỹ Dragon Capital đã thực hiện thành công giao dịch mua vào tổng cộng 282.500 cổ phiếu VHC, theo đó, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm tăng từ 5,85% lên mức 6%. Tạm tính theo thị giá VHC đóng cửa ngày diễn ra giao dịch thương vụ đạt khoảng 21 tỷ đồng.
Nhóm quỹ này cũng vừa chi khoảng 16,5 tỷ để mua vào 600.000 cổ phiếu HDG để nâng sở hữu từ 9,79% lên 10,04% vốn điều lệ. Trong đó, CTBC Vietnam Equity Fund mua vào 500.000 cổ phiếu và Norges Bank mua vào 100.000 cổ phiếu. Thời gian thực hiện giao dịch là 9/11.
Cũng trong ngày 9/11, nhóm quỹ Dragon Capital vừa mua thêm 1,1 triệu cổ phiếu PVD để nâng sở hữu từ 8,91% lên 9,11% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund mua vào 1 triệu cổ phiếu và quỹ Norges Bank mua vào 100.000 cổ phiếu.
Đáng chú ý, kể từ đầu tháng 9/2022, Dragon Capital đã gom mạnh PVD dù PV Drilling ngập trong thua lỗ. Cụ thể, quỹ này đã mua 8,8 triệu đơn vị chỉ trong 2 tháng.
Trước xu hướng khối ngoại tích cực gom ròng, câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm là liệu thị trường đã tạo được điểm cân bằng vững chắc hay chưa?
Tuy nhiên, các chuyên gia Việt Nam nhận định rằng các chỉ báo vẫn tiêu cực, quán tính giảm rõ nét có thể khiến VN-Index lùi về ngưỡng 800. Dù vậy, tín hiệu tích cực là, phiên sáng nay (16/11) sau khi chỉ số vế sát ngưỡng 800 nhằm kiểm định cung cầu, dòng tiền bắt đáy đã nhập cuộc thị trường đã được kéo lên một cách ngoạn mục. Tạm dừng phiên sáng, Vn-Index tăng 8,01 điểm lên 919,91 điểm.
Tuy nhiên, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng Chứng khoán SSI cho rằng xác suất thị trường có thể tạo đáy ngay trong tháng 11 tương đối khó. Bởi vì ngắn hạn có thể được nhưng trong dài hạn cần phải có các yếu tố vĩ mô ổn định một cách tốt hơn, nhất là thị trường, doanh nghiệp và thanh khoản.
Điều gì ở thị trường Việt Nam đã hấp dấn Dragon Capital?
Trong chia sẻ mới đây với nhà đầu tư, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam cho biết thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam từ đầu năm 2022 đến hiện tại đã diễn biến không mấy thuận lợi với rất nhiều sự kiện khó lường. Áp lực tăng lãi suất điều hành từ các NHTW trên thế giới gây tác động mạnh đến các thị trường chứng khoán toàn cầu.
Tại Việt Nam, bên cạnh câu chuyện lãi suất, các sự việc sai phạm trên thị trường chứng khoán và trái phiếu đang được xử lý cũng ít nhiều tác động đến tình hình giao dịch trên thị trường.
Trong bối cảnh đó, hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường đều không được tích cực, các quỹ đầu tư DCDS, DCBC của Dragon Capital đã có mức sụt giảm dẫn đến việc các nhà đầu tư vào quỹ trong thời gian này không khỏi lo lắng.
“Là những người điều hành quỹ, chúng tôi đang tập trung cải thiện hiệu quả đầu tư, linh hoạt hơn trong trong chiến lược tái cấu trúc danh mục cho thật phù hợp với tình hình thị trường và tìm ra những cơ hội sinh lời tốt nhất”, Dragon Capital chia sẻ.
Nhóm quỹ ngoại này cho biết đã có những thay đổi về cách tiếp cận và kỹ thuật đầu tư để có thể cải thiện tình hình. Và việc thay đổi sẽ cần thời gian để phản ánh hiệu quả đầu tư vào kết quả. Dragon Capital đã tích cực thực hiện các điều chỉnh và tối ưu danh mục để hy vọng thu hẹp được khoảng cách với chỉ số tham chiếu VN-Index.
Mặc dù hoàn cảnh thị trường sau tháng 4 thị trường tiếp tục có nhiều biến động không lường trước được và trở nên tiêu cực hơn nhưng hỉ trong 3 tháng từ 8/2022 tới hết tháng 10/2022, khoảng cách giữa hai quỹ và thị trường đã rút ngắn đáng kể xuống chỉ còn dưới 2%.
Tại thời điểm này, Dragon Capital cho biết vẫn tiếp tục kiên trì theo dõi sát sao thị trường và có những biện pháp giao dịch phù hợp để tiếp tục củng cố và tối ưu hiệu quả của các quỹ.
Công ty quản lý quỹ này cũng chia sẻ rằng trong nhiều năm gắn bó đồng hành cùng thị trường Việt Nam, đây không phải lần đầu Dragon Capital trải qua những biến động và nếu xét hiệu quả đầu tư 10 năm trở lại đây thì các quỹ đầu tư chứng khoán như DCDS, DCBC đều có hiệu quả vượt VN-Index và nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường.
Do đó dù thị trường trong thời gian tới có thể phát sinh thêm những diễn biến mới hay không, Dragon Capital hy vọng nhà đầu tư tiếp tục kiên trì và kiên nhẫn với khoản đầu tư của mình vì có thể việc thoái vốn giai đoạn này sẽ khiến cho việc tái đầu tư trở nên đắt đỏ hơn trong tương lai.
Trong báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán tháng 11, Chứng khoán ACBS đánh giá, P/E trung bình của VN-Index giảm sâu hơn từ 12,2 xuống 10,7 đang đưa định giá về mức hấp dẫn hơn so với các thị trường ngang hàng và đem đến mức giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt có thể tích lũy cổ phiếu ở mức định giá tương đối thấp. ROE hiện tại của VN-Index là khoảng 15,4%, trong số các thị trường có tỷ suất sinh lợi cao nhất.
Trong ngắn hạn, ACBS kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục biến động do thiếu chất xúc tác rõ ràng để kéo tâm lý nhà đầu tư thoát khỏi trạng thái thiếu niềm tin. Tuy nhiên mức định giá thấp so với lịch sử có thể đem lại cho các nhà đầu tư dài hạn cơ hội để tích lũy chứng khoán ở mức định giá hấp dẫn.
ACBS nhấn mạnh “Chúng tôi kỳ vọng rằng các ngành bán lẻ, thực phẩm & đồ uống và vận tải có thể được hưởng lợi nhờ tăng trưởng của doanh số bán lẻ trong nước khi mùa lễ hội cuối năm sắp đến”.
Nguồn bài viết: Dragon Capital tích cực giải ngân "bắt đáy" DGC, FRT, VHC, KDH,... sau khi nâng tỷ trọng tiền mặt lên mức kỷ lục
Trung Quốc “quay xe” cứu bất động sản, hai trùm địa ốc kiếm gần 4 tỷ USD sau vài giờ
## Hai trong số các nữ tỷ phú địa ốc giàu nhất Trung Quốc, bà Wu Yajun và Yang Huiyan, vừa “bỏ túi” tổng cộng 3,6 tỷ USD chỉ trong vài giờ, sau khi Bắc Kinh có động thái bất ngờ với việc công bố một loạt các biện pháp nhằm giải cứu ngành bất động sản đang chìm trong khủng hoảng của nước này…
Bà Wu Yajun (trái), đồng chủ tịch Longfor Group Holdings, và Yang Huiyan, đồng chủ tịch Country Garden - Ảnh: Forbes
Để đảm bảo “sự phát triển ổn định và lành mạnh” của thị trường bất động sản, các cơ quan giám sát tài chính của Trung Quốc - bao gồm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) - thứ Sáu tuần trước đã đưa ra một kế hoạch 16 điểm nhằm tiếp sức cho thị trường.
Kế hoạch này bao gồm các biện pháp từ giải quyết tình trạng cạn kiệt thanh khoản của các công ty phát triển nhà, tăng cường tín dụng, cho tới nới quy định về tiền đặt cọc đối với người mua nhà, theo nguồn thạo tin của Bloomberg.
Theo ảnh chụp màn hình tài liệu về kế hoạch này đang được lan truyền tại Trung Quốc, giới chức trách nước này đang khuyến khích các ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn “hợp lý” của công ty phát triển bất động sản được quản trị tốt. Các ngân hàng cũng được khuyến khích gia hạn nợ tối đa một năm cho các doanh nghiệp này, đồng thời đối xử công bằng với cả công ty bất động sản tư nhân và nhà nước.
“Chúng tôi xem đây là động thái điều chỉnh chính sách quan trọng nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu siết mạnh tín dụng của ngành bất động sản”, nhóm các nhà kinh tế học của ngân hàng Nomura, dẫn đầu là ông Lu Ting, viết trong một báo cáo nghiên cứu đầu tuần này. “Vì vậy, những công ty phát triển bất động sản đang thiếu tiền trầm trọng (đặc biệt là công ty tư nhân), công ty xây dựng, người vay thế chấp mua nhà và các bên liên quan khác giờ đây có thể thở phào nhẹ nhõm”.
Phản ứng với tin tốt này, giá cổ phiếu các công ty bất động sản lớn của Trung Quốc đồng loạt tăng vọt. Cổ phiếu Country Garden của nữ tỷ phú Yang Huiyan, niêm yết tại Hồng Kông, có thời điểm tăng tới 40,6% trong phiên giao dịch ngày 14/11. Trong khi đó, cổ phiếu công ty Longfor Group của tỷ phú Wu Yajun, cũng đang niêm yết tại Hông Kông tăng 22,8% trong phiên.
Nhờ đó, tài sản của bà Yang và bà Wu lần lượt tăng 2,4 tỷ USD và 1,2 tỷ USD, lọt top 5 tỷ phú có tài sản tăng mạnh nhất trong ngày, theo danh sách tỷ phú theo thời gian thực của Tạp chí Forbes.
Trước đó, dù được xem là có sức khỏe tài chính tốt hơn so với các công ty vỡ nợ như Shimao, Sunac China và Evergrande, hai công ty này vẫn bị “bầm dập” khi Chính phủ Trung Quốc siết quản lý thị trường bất động sản, sau thời gian giá nhà tăng bùng nổ và tín dụng dồi dào.
Đơn cử, Country Garden ghi nhận lợi nhuận ròng giảm 96% xuống còn 612 triệu USD trong năm đầu năm 2022. Tháng 9, công ty này chứng kiến doanh thu giảm tháng thứ 14 liên tiếp khi niềm tin của người mua nhà giảm sút.
Tuy nhiên, ông Shen Meng, giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư Chanson & Co. có trụ sở tại Bắc Kinh, cảnh báo rằng kế hoạch 16 điểm của Bắc Kinh không đồng nghĩa với một gói cứu trợ toàn ngành.
“Các chính sách này nhằm năn chặn nguy cơ vỡ nợ hàng loạt và gây ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống khi nhiều nhà phát triển bất động sản đến hạn trả nợ vào năm sau”, ông Meng nói. “Một trọng tâm nữa của các chính sách này là nhằm đảm bảo việc bàn giao nhà tại các dự án đã bán nhưng đang ngừng xây dựng".
Theo báo cáo hôm 27/10 của Moody’s Investors Service, các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc đang có ít nhất 55 tỷ USD trái phiếu tới hạn thanh toán trong vòng 2 năm tới. Tuy nhiên, các công ty này đang chứng kiến doanh thu sụt giảm và không có nhiều lựa chọn tái cấp vốn. Cạn tiền buộc các công ty này phải ngừng xây dựng dù đã bán nhà cho khách hàng. Điều này thổi bùng làn sóng biểu tình và dừng thanh toán nợ vay thế chấp mua nhà của người dân trên khắp Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ông Shen, vì nhà chức trách sẽ chỉ giải cứu có trọng điểm, những công ty đang gặp khó khăn như Evergrande khó có thể đảo ngược số phận của mình.
Tỷ phú Hui Ka Yan, người sáng lập Evergrande, hiện là biểu tượng cho những trùm địa ốc vay nợ tràn lan để mở rộng “đế chế” của mình. Từng là người giàu nhất châu Á, ông Hui hiện chỉ có tài sản ròng 2,9 tỷ USD, giảm hơn 93% so với mức đỉnh 42,5 tỷ USD năm 2017. Evergrand hiện đang chật vật tái cơ cấu khối nợ 300 tỷ USD sau khi bị tuyên vỡ nợ vào cuối năm ngoái.
Dragon Capital mua 19 triệu cổ phiếu Nhà Khang Điền, KDH bất ngờ “nằm sàn”
## Bà Mai Trần Thanh Trang, Chủ tịch HĐQT Nhà Khang Điền đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu KDH trong thời gian từ ngày 31/10 - 29/11.
Ngày 11/11, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital mua vào tổng cộng 19 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH). Trong đó, quỹ Amersham Industries Limited mua vào 9,25 triệu đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited mua vào 9,75 triệu cổ phiếu.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại KDH được nâng từ 4,99%, tương ứng 35,79 triệu cổ phiếu lên 7,64%, tương ứng 54,79 triệu cổ phiếu. Như vậy Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của Nhà Khang Điền.
Tính theo mức giá đóng cửa ngày 11/11 là 20.200 đồng/cp, ước tính Dragon Capital cần chi gần 384 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Trước đó, từ ngày 31/10 - 8/11, VOF Investment Limited, quỹ thuộc VinaCapital đã mua thỏa thuận thành công 10 triệu cổ phiếu KDH, nâng tỷ lệ sở hữu lên 1,41%.
Cùng chiều, bà Mai Trần Thanh Trang, Chủ tịch HĐQT KDH đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu trong thời gian từ ngày 31/10 - 29/11 để nâng sở hữu lên hơn 20,3 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 2,84% vốn của Công ty.
Các bên dồn dập gom lượng lớn cổ phiếu KDH trong bối cảnh mã này đã giảm gần 60% kể từ đầu năm. Mở phiên sáng náy (16/11), KDH giảm sàn về 18.050 đồng/cp.
“Soi” các doanh nghiệp đang được khối ngoại “săn” khi giá cổ phiếu xuống thấp
Sau thời gian giảm mạnh, P/B của các doanh nghiệp trên đều đã xuống dưới 1.
Chuỗi ngày ảm đạm của chứng khoán Việt Nam vẫn chưa kết thúc, VN-Index tiếp tục giảm mạnh 29,14 điểm (-3,1%) xuống 911 điểm. HNX-Index giảm 7,66 điểm xuống 175,78 điểm và UPCoM-Index giảm 3,51 điểm xuống 63 điểm. Thanh khoản trên HOSE đạt giá trị 9.797 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi tiếp tục mua ròng mạnh trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 1.206 tỷ đồng. Đây cũng là phiên thứ ba liên tiếp khối ngoại mua ròng trên 1.000 tỷ đồng trên thị trường. Lực mua của nhà đầu tư ngoại trong hôm nay tập trung giải ngân vào STB, HPG, SSI, KBC.
Trong đó, cổ phiếu ngân hàng STB được mua ròng nhiều nhất với giá trị 146 tỷ đồng, HPG được mua ròng 127 tỷ đồng, SSI được mua ròng 99 tỷ đồng và KBC được mua ròng 73 tỷ đồng.
Phiên hôm qua (15/11) STB, HPG, SSI, KBC cũng là những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng tích cực nhất giá trị hơn 100 tỷ đồng, đặc biệt, giá trị mua ròng ngày hôm qua của STB còn hơn 337 tỷ đồng.
Khối ngoại đã mua ròng 7 phiên liên tiếp
Sau 1 thời gian giá cổ phiếu giảm sâu, hiện tại định giá của các cổ phiếu trên đều đang ở mức thấp, P/B nhỏ hơn 1.
Như P/E của cổ phiếu STB hiện tại đang ở mức 6,9 và P/B nhỏ hơn 1 là 0,8. Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý 3 của ngân hàng đạt mức độ tăng trưởng cao. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, STB ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 1.532 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi trước thuế đạt 4.440 tỷ đồng, tăng 36,6% so với 9 tháng đầu năm 2021.
Còn SSI là công ty hàng đầu ngành chứng khoán, sau thời gian giảm mạnh, giá cổ phiếu SSI chỉ còn 13.900 đồng/cp. Tỷ lệ P/E là 8,7 và P/B là 0,9. Trong quý 3 và 9 tháng đầu năm, do ảnh hưởng từ diễn biến của thị trường nên các công ty chứng khoán đều tăng trưởng âm thậm chí thua lỗ. Trong bối cảnh đó, lợi nhuận trước thuế quý 3 của SSI đạt 415 tỷ đồng, giảm 51% và lũy kế 9 tháng lãi 1.821 tỷ đồng, giảm 14%.
Về phía Hòa Phát (HPG), theo báo cáo gần đây của VNDIRECT, trong 9 tháng đầu năm 2022, thị phần thép xây dựng tại Việt Nam của HPG tăng từ mức 32,6% trong năm 2021 lên 35,8%. Đáng chú ý, khoảng cách giữa HPG với công ty có thị phần lớn thứ 2 đã tăng lên 24,5%. VNDIRECT dự phóng sản lượng của HPG vẫn sẽ tăng trưởng dương so với năm 2022. HPG sẽ được hưởng lợi trong xu hướng tập trung hơn của thị phần ngành đặc biệt trong bối cảnh thị trường chung nhiều thách thức. Lợi thế của HPG đến từ mô hình sản xuất quy mô lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp và hiệu quả vận hành.
Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia nhận thấy một số tín hiệu có thể là tiền đề cho việc ngành thép được cải thiện bao gồm: giá than cốc được dự báo sẽ giảm từ mức 420 USD/tấn của năm 2022 xuống lần lượt 258-220 USD/tấn trong năm 2023-24 khi các mỏ khai thác than cốc được hoạt động bình thường trở lại, Trung Quốc dỡ bỏ giãn cách xã hội sẽ kích thích nhu cầu thép toàn cầu và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam sẽ bù đắp phần nào cho việc thị trường bất động sản trì trệ.
Hiện nay, P/E của HPG là 4,1 và P/B chỉ 0,7.
Còn Kinh Bắc (KBC) mới đây thông báo HĐQT dự kiến tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần 2 năm 2022 hoặc lần 1 năm 2021 để xin ý kiến ĐHĐCĐ thực hiện chia cổ tức 20% bằng tiền hay mua vào cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, tăng giá trị cổ phiếu để đem lại lợi ích chính đáng cho cổ đông khi tình hình thị trường chứng khoán khó lường, giá cổ phiếu xuống thấp. Với hơn 767,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy nếu thực hiện chia cổ tức, dự kiến KBC sẽ chi 1.535 tỷ đồng để trả cổ tức.
Trước đó, KBC cũng đón nhận tin tốt khi đã nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Quang Châu mở rộng tỉnh Bắc Giang, quy mô diện tích dự án là 90ha với vốn đầu tư 996 tỷ đồng. Đặc biệt, Tập đoàn Foxconn – một vệ tinh lớn của Tập đoàn Apple đã ký Biên bản ghi nhớ thuê lại 50,5 ha đất trong 90 ha đó để triển khai dự án đầu tư tập trung chủ yếu sản xuất các sản phẩm của Apple với quy mô vốn đầu tư hơn 300 triệu USD.
Trong quý 3, KBC ghi nhận khoản lợi nhuận từ công ty liên kết gần 2.000 tỷ đồng đến từ thu nhập chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh trong giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng phát sinh trong quý 2/2022. Theo đó, LNST thu về đột biến 1.936 tỷ, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 59 tỷ đồng. P/E hiện tại của KBC là 5,1 và P/B là 0,7.
Bị bán giải chấp 4,6 triệu cổ phiếu, Chủ tịch Bamboo Capital (BCG) vội đăng ký mua lại 5 triệu cổ phiếu
Theo BCG, giá cổ phiếu hiện nay là do xu thế chung trên thị trường, không phản ánh đúng giá trị và tiềm năng của doanh nghiệp. Dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này nhưng các hoạt động của Tập đoàn vẫn đang được triển khai bình thường.
Bamboo Capital (BCG) vừa công bố về việc ông Nguyễn Hồ Nam – Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu BCG. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 21/11/2022 đến ngày 20/12/2022 theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Theo thị giá hiện tại của BCG, ông Nam dự chi khoảng 25 tỷ đồng để mua số cổ phiếu đã đăng ký.
Động thái mua vào diễn ra sau khi tài khoản chứng khoán của ông Nam bị bán giải chấp gần 4,6 triệu cổ phiếu. Phía BCG cho biết đây là một sự cố đáng tiếc, xuất phát từ việc phối hợp không kịp thời trong việc quản lý tài khoản giữa đại diện quản lý tài khoản chứng khoán với cá nhân ông Nam, khiến các tài khoản chứng khoán của ông Nam đã bị thực hiện việc bán giải chấp. Khi phát hiện ra sai sót ngoài ý muốn này, ông Nam đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu BCG để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cổ phiếu BCG.
Số lượng cổ phiếu ông Nam sở hữu trước khi thực hiện giao dịch mua vào 5 triệu cổ phiếu là 78.371.894 cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 14,69%. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Nam sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 15,63% tương ứng với 83.371.894 triệu cổ phiếu BCG.
Theo BCG, giá cổ phiếu hiện nay là do xu thế chung trên thị trường, không phản ánh đúng giá trị và tiềm năng của doanh nghiệp. Dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này nhưng các hoạt động của Tập đoàn vẫn đang được triển khai bình thường. Ban lãnh đạo Tập đoàn đang nỗ lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với các biến động của thị trường nhằm tối ưu hóa giá trị mang lại cho Công ty, cổ đông và nhà đầu tư.
Về trái phiếu, BCG cũng thông tin hiện tại các trái phiếu phát hành bởi các công ty thành viên cũng như tại Tập đoàn phục vụ cho mục đích tài trợ phát triển các dự án và có thời gian đáo hạn phù hợp với dòng tiền của dự án. Trong năm 2022, một trái phiếu được phát hành bởi công ty thành viên của Tập đoàn với giá trị 450 tỷ sẽ đến hạn trong quý 4, và không có khoản trái phiếu nào đến hạn trong năm 2023. Công ty đang duy trì lượng tiền mặt và tương đương tiền khoảng 1.300 tỷ.
Năm 2022, BCG đặt mục tiêu doanh thu 7.250,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 2.200,3 tỷ đồng. Sau 9 tháng, BCG đã hoàn thành 45,7% và 40,2% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm.
Nguồn bài viết: Bị bán giải chấp 4,6 triệu cổ phiếu, Chủ tịch Bamboo Capital (BCG) vội đăng ký mua lại 5 triệu cổ phiếu
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 16/11
=> DOANH NGHIỆP
-
VCG: Vinaconex nặng gánh nợ nần vì “mê” bất động sản
-
CEO PAN Group: Tự tin hoàn thành kế hoạch năm khi quý IV là cao điểm của nông nghiệp và bánh kẹo
-
DGC: Chủ tịch DGC - ‘Tự hào là một trong những công ty có nền tảng tài chính tốt nhất Việt Nam’
-
VIB: Có thể sẽ nới room ngoại đến 30%
-
HAG: Để khẳng định về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế và chứng minh sự tăng trưởng của công ty, bầu Đức mời các cổ đông sở hữu số lượng trên 500.000 cổ phiếu và đại diện các nhóm cổ đông nhỏ lẻ (tổng số cổ phiếu HAG là 500.000) tham gia hành trình tham quan các dự án của HAGL tại Việt Nam, Lào, Campuchia vào giữa tháng 12, dự kiến 40 người.
_
-
Tập đoàn FPT lãi ròng hơn 4.500 tỷ đồng sau 10 tháng, tăng 30,7% so với cùng kỳ
-
TLG: Khánh thành nhà máy tại Long Thành và khai trương Kho TT KCN Lê Minh Xuân
Phát Đạt dùng chung cư bổ sung tài sản đảm bảo trái phiếu khi PDR bốc hơi đến 50%
-
HPX: Cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát bị cắt margin
-
Vĩnh Hoàn rót thêm 158 tỷ đồng vào công ty sản xuất nước ép và chế biến rau quả
-
BBS: Bắt lãnh đạo VICEM Bao bì Bút Sơn về tội vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
-
CTG: VietinBank không bảo lãnh cho người mua dự án Trung tâm Bến du thuyền
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
-
Giảm sàn 9 phiên liên tiếp, Chủ tịch Phát Đạt tiếp tục bị giải chấp gần 4 triệu cổ phiếu PDR từ 17/11
-
Maybank bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu của vợ chồng chủ tịch Danh Khôi (NRC) và chủ tịch Hải Phát Invest (HPX)
-
HPX: Tắt thanh khoản, chủ tịch Hải Phát Invest và em trai mua vào 10 triệu cổ phiếu HPX
-
Thêm một lãnh đạo của VIB đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu
-
NVL: NovaGroup chỉ mua vào 1,8 triệu cổ phiếu NVL trên tổng số 8 triệu đã đăng ký
-
TNG: Tổng giám đốc bị bán giải chấp khi cổ phiếu giảm 72% giá trị
-
Dragon Capital tích cực giải ngân “bắt đáy” DGC, FRT, VHC, KDH,… sau khi nâng tỷ trọng tiền mặt lên mức kỷ lục
-
DPM: Theo thông báo trên HoSE chiều 15/11, thông qua các quỹ ngoại, Dragon Capital tiếp tục mua thêm 483.500 cổ phiếu DPM của Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ), sau động thái mua vào cổ phiếu loạt doanh nghiệp khác trước đó.
-
DBC: Sau khi cùng các con bán hàng chục triệu cổ phiếu DBC, ông Nguyễn Như So tiếp tục chuyển nhượng phần vốn tại công ty Chế biến thực phẩm Dabaco
-
Giao dịch lớn cổ phiếu HTN, PVV, SP2, HNI, HUT, IDC, HLB, HTT, AAA, APH, NLG, MWG
_
- SAM: SAM Holdings dùng hàng chục triệu cổ phiếu làm tài sản cho lô trái phiếu 250 tỷ đồng
_
=> CỔ TỨC
-
GMX: Lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng trưởng hơn 140% so với cùng kỳ - sắp trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%
-
PLC: Hóa dầu Petrolimex sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 12%. Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) là công ty mẹ của PLC với lượng nắm giữ lên đến gần 63,9 triệu cổ phiếu. Theo đó, PLX sẽ nhận về gần 76,7 tỷ đồng.
-
Nam Việt lùi ngày trả cổ tức tiền mặt 5 tháng do tình hình tài chính khó khăn, dự kiến tháng 4 2023
- Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-
Khoảng gần 11h, thị trường lan truyền tin đồn về gói giải cứu và dòng tiền lớn lập tức đổ vào thị trường, kéo toàn trường xanh, tím rực rỡ. Có thể trong 1-2 tuần nữa tin chính thức mới lộ diện, nhưng giới đầu tư Việt Nam thì vốn dĩ phản ứng mạnh trước với kỳ vọng của tin đồn. Sự đột biến về thanh khoản và hành động giá phiên hôm nay đã khởi động cho một đợt nỗ lực hồi phục mới, được cho là khả thi hơn.
-
Chỉ số VN-Index được kéo tăng từ mức đáy thấp 873 điểm lên đóng cửa tại đỉnh cao nhất ngày là 942 điểm, tương ứng tăng 3.4%, nhưng biên độ dao động giá ngày hôm nay gần 70 điểm. Nhiều cổ phiếu lội từ sàn sang tím, mang tới tỷ suất sinh lợi cực kỳ hấp dẫn 10%-20% trong một phiên.
-
Cổ phiếu ngân hàng đảo chiều tăng mạnh, EIB giảm sàn phiên thứ 6 liên tiếp. Sắc tím xuất hiện trên nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn như STB, LPB, SHB, BID, TCB, ACB và MBB. Theo quan sát, khối lượng giao dịch tại các mã này đều cải thiện so với mức trung bình 10 phiên gần nhất.
-
Kết phiên 16/11, VN-Index tăng 31 điểm (3,40%) lên 942,90 điểm với 154 mã tăng trần, 3 sàn có 288 mã kịch trần
-
PDR, NVL vẫn sàn, DIG chấm dứt chuỗi giảm sàn trong 8 phiên liên tiế
-
Điều quan trọng là dòng tiền. Thanh khoản đạt hơn 934 triệu đơn vị, gấp 1.7 lần thanh khoản bình quân 50 phiên. Đã lâu lắm rồi mới có phiên thanh khoản hơn 14 nghìn tỷ trên sàn HOSE, cao hơn so với mức bình thường quanh 10 nghìn tỷ. Trong bối cảnh thị trường bị kẹt thanh khoản vì margin call, thanh khoản đột biến cực kỳ có ý nghĩa, xét về khối lượng cổ phiếu giao dịch thì khá ấn tượng với hơn 930 triệu cổ phiếu được trao tay, đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2022.
-
Phiên 16/11: Khối ngoại duy trì mua ròng hơn 685 tỷ đồng, tập trung gom CTG
-
Khối ngoại mua ròng 8 phiên liên tiếp
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
-
Các doanh nghiệp lần lượt bổ sung tài sản đảm bảo trái phiếu bằng bất động sản
-
WiGroup: 34% doanh nghiệp trên sàn có lợi nhuận quý III tăng trưởng so với cùng kỳ, dự báo quý IV tiếp tục khó khăn
-
Dragon Capital miệt mài ‘bắt đáy’ cổ phiếu, thị trường Việt Nam đã thực sự rẻ?
-
Bất chấp giảm vốn điều lệ, loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ nhằm “đỡ giá” giữa lúc nước sôi lửa bỏng
-
“Soi” các doanh nghiệp đang được khối ngoại “săn” khi giá cổ phiếu xuống thấp
-
Nhiều cổ phiếu trên sàn HOSE có mức tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu và tăng trưởng lợi nhuận ròng 3 năm trên 30%.
-
‘Nhiều ông lớn bất động sản bán tháo tài sản từ 100 tỷ đến 1.000 tỷ’
-
Thị trường giảm sâu, khối ngoại tung gần 7.000 tỷ “gom hàng” chỉ trong nửa tháng 11
_
-
Ngày 15-11, Bộ Tài chính cho biết, 10 tháng đầu năm, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đạt 328.900 tỷ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các quý (quý 1 đạt 134.800 tỷ đồng, quý 2 đạt 122.400 tỷ đồng, quý 3 đạt 65.900 tỷ đồng, tháng 10 đạt 5.800 tỷ đồng).
-
Sau nhiều ngày bơm ròng ra thị trường mở lượng vốn lớn, Ngân hàng Nhà nước ngày 15/11 đã hút mạnh gần 20.000 tỷ đồng từ thị trường.
_
=> VIỆT NAM
-
Gần 2.300 doanh nghiệp môi giới BĐS tạm ngừng kinh doanh trong 10 tháng năm 2022
-
Đầu tư hạ tầng dẫn dắt FDI vốn lớn
-
Quy hoạch điện VIII: Đề xuất bỏ hơn 1.600 MW điện mặt trời đến năm 2030
-
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo ngay các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, đảm bảo tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống, đến ngày hôm nay 15/11, thị trường xăng dầu đã “giảm nhiệt”, tình trạng người dân phải xếp hàng dài chờ đổ xăng ở nhiều nơi đã giảm đáng kể.
-
“Cùng với việc đơn hàng sụt giảm, lãi suất ngân hàng tăng khiến cho nhiều DN xuất khẩu phải chịu thêm gánh nặng chi phí vốn. Nếu như từ tháng 7/2022 về trước lãi suất khoảng trên 7%/năm thì từ tháng 8 đến nay lãi suất tăng dần lên mức gần 10%/năm” - Giám đốc Điều hành Phaata nói.
-
Chiều ngày 15/11/2022, sau 21 ngày làm việc trách nhiệm, tập trung, nghiêm túc, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 4. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, quan trọng với sự đồng thuận, nhất trí cao.
-
Hội thảo ‘Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức & giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng’ ngày 26/11 tại TP Cần Thơ
_
=> THẾ GIỚI
-
Thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến khả quan trong phiên 15/11 sau khi Cục Thống kê Lao động cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 10 tăng chậm hơn dự báo. Tuần trước, số liệu giá tiêu dùng (CPI) được công bố cũng tích cực hơn kỳ vọng.
-
Ông Trump tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024
-
Trung Quốc được dự báo chỉ tăng trưởng 3,3% năm nay, đe dọa kinh tế toàn cầu
-
Việc chính quyền địa phương Trung Quốc không thể chi trả các khoản nợ cho doanh nghiệp xét nghiệm đang làm dấy lên nghi ngờ về tính bền vững tài chính của chính sách Zero COVID.
-
Người dân Trung Quốc vui buồn lẫn lộn khi chính phủ nới lỏng Zero COVID
-
Khi sự cạnh tranh ở thị trường quê nhà tăng cao, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD, Great Wall Motor hay Hozon bắt đầu mở rộng sang Đông Nam Á, khu vực mà thị trường xe điện vẫn chưa thực sự phát triển.
-
Trung Quốc vừa ban hành gói chính sách nới lỏng sâu rộng đối với lĩnh vực bất động sản bao gồm 16 điểm. Điểm đáng chú ý nhất là cho phép giãn nợ, gia hạn thời gian vay bất động sản. Thấy gì từ chính sách này?
-
Ba Lan tố ‘tên lửa do Nga sản xuất’ rơi vào lãnh thổ và làm chết hai người, NATO họp gấp
-
Shorts đạt 1,5 tỷ người dùng hàng tháng và bước đi mới của YouTube để cạnh tranh với TikTok
-
Walmart thua lỗ 1,8 tỷ USD trong quý III/2022
-
Credit Suisse bán bớt tài sản tài chính cho Apollo
-
Thung lũng Silicon chứng kiến hàng loạt đợt sa thải nhân sự khủng - tổng cộng 20.000 người trong tuần qua và lên tới hơn 120.000 người trong năm 2022
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
-
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế: Khoảng 75% số người mua BTC đã bị mất tiền
-
Điểm danh các sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới năm 2022, sàn vừa phá sản FTX đứng thứ tư
-
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co và chốt tại 16.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục rung lắc và giảm nhẹ về gần 16.700 USD/BTC vào cuối ngày
-
Visa chấm dứt thỏa thuận với sàn giao dịch tiền điện tử bị phá sản FTX
-
“Đế chế” tiền ảo FTX vừa phá sản có tới 1 triệu chủ nợ, nhiều nước mở cuộc điều tra
-
Người sáng lập FTX Sam Bankman-Fried có khả năng bị thẩm vấn ở Hoa Kỳ
-
Nhà đồng sáng lập Terra Daniel Shin bị Hàn Quốc khám xét
-
CEO sàn giao dịch tiền điện tử bitFlyer nói sẽ có thêm nhiều công ty phá sản
-
Kẻ tấn công FTX trở thành “cá voi” ETH lớn thứ 34 thế giới
-
Bộ sưu tập NFT của Cristiano Ronaldo sẽ ra mắt trên Binance vào ngày 18/11
-
FTX đóng băng hàng triệu USD của nhiều công ty
_
-
Đức: Các kho dự trữ khí đốt đạt 100% công suất
-
Tàu chở dầu của Israel bị tấn công bởi máy bay không người lái nghi của Iran
-
IEA: Lệnh cấm của EU và trần giá đối với dầu mỏ Nga sẽ khiến thị trường thêm khó đoán định
-
Tháng 10, tổng lượng dầu thô xuất khẩu tháng 10 của Nga đã tăng 165.000 thùng/ngày lên 7,7 triệu thùng/ngày. Trong đó, xuất khẩu sang EU là 1,5 triệu thùng/ngày. Dự kiến lệnh cấm sắp có hiệu lực sẽ làm giảm lượng xuất khẩu dầu Nga sang khối này khoảng 1,1 triệu thùng/ngày.
-
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,26 USD (+0,3%), lên 87,18 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,54 USD (+0,58%), lên 94,40 USD/thùng.
_
-
Đồng bạc xanh chịu sức ép lớn từ các dấu hiệu cho thấy Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất. Chỉ số USD rơi xuống mức thấp nhất 3 tháng, trong khi euro đã đắt hơn USD.
-
Vàng thế giới tăng lên gần đỉnh 3 tháng, “cá mập” SPDR Gold Trust rón rén mua ròng
-
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7,6 USD lên mức 1.779,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên gần 1.785 USD/ounce vào cuối ngày.
_
-
Mỹ và EU cam kết gỡ bỏ rào cản với xuất khẩu ngũ cốc, phân bón của Nga
-
Giá dầu, quặng sắt, cao su, ngũ cốc đồng loạt tăng, đường thô cao nhất 7 thán
-
Giá đồng giảm do số ca nhiễm Covid-19 tăng và hoạt động sản xuất yếu tại Trung Quốc. Đồng đã tăng hơn 10% giá trị trong hai tuần đầu tháng 11 do dự đoán nới lỏng việc kiểm soát Covid của Trung Quốc và lãi suất của Mỹ tăng chậm lại dấy lên hy vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại sẽ cải thiện.
Vàng SJC 67.7 tr/lượng
USD 24,860 đồng
Bảng Anh 29,889 đồng
EUR 26,454 đồng
Nguồn: Thông Tô