Chứng sỹ săn tin!

Chính phủ yêu cầu đánh giá TPDN đáo hạn quý IV/2022 và năm 2023, sửa Nghị định 65 nếu cần

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP nếu cần.

f\ 663x377
Bộ Tài chính phải sớm báo cáo đánh giá từng loại trái phiếu, việc đáo hạn trái phiếu và đề xuất giải pháp xử lý

Chính phủ ban hành vừa Nghị quyết 143/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2022.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Cùng với thực hiện Nghị định 65, Bộ Tài chính phải rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để sửa đổi (nếu cần thiết). Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo xử lý.

Công văn của Chính phủ nêu rõ, Bộ Tài chính phải có giải pháp xử lý kịp thời các khó khăn trong ngắn hạn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong trung hạn, dài hạn. Sớm báo cáo đánh giá từng loại trái phiếu, việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong Quý IV/2022 và năm 2023, đề xuất giải pháp xử lý chủ động, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình.

Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ yêu cầu phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Trong đó, điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình, có biện pháp can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết theo quy định, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng; có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, ngăn chặn tình trạng đô la hoá và vàng hoá trong nền kinh tế.

Chính phủ yêu cầu NHNN phải cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Kịp thời nắm tình hình, có giải pháp phù hợp hỗ trợ, chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn cho thương nhân nhập khẩu xăng dầu, than, góp phần tháo gỡ khó khăn, bảo đảm an ninh năng lượng.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, củng cố niềm tin thị trường, tâm lý của nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp.

Nguồn: baodautu

1 Likes

Chứng khoán Phú Hưng đăng ký niêm yết hơn 150 triệu cp lên HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE của CTCP Chứng khoán Phú Hưng (UPCoM: PHS) vào ngày 08/11/2022.

PHS đăng ký niêm yết lên HOSE toàn bộ hơn 150 triệu cp đang lưu hành của Công ty, tương đương vốn điều lệ hơn 1,500 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu PHS từ đầu năm 2022 đến nay

PHS tiền thân là Công ty Chứng khoán Âu Lạc, được thành lập năm 2006. Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp. PHS chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM từ tháng 7/2019.

Về hoạt động kinh doanh, dù trước thềm chuẩn bị niêm yết nhưng PHS lại ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 11 tỷ đồng trong quý 3/2022. Đây là quý báo lỗ đầu tiên của Công ty kể từ khi đưa cổ phiếu lên sàn, quý báo lỗ gần nhất của PHS là quý 2/2015.

Trong quý 3/2022, doanh thu hoạt động của PHS khá khả quan khi ghi nhận hơn 131 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ lãi từ các khoản cho vay và phải thu. Không những thế, chi phí hoạt động còn giảm nhẹ.

Tuy nhiên, chi phí tài chính lại tăng mạnh, gấp 8 lần cùng kỳ, với gần 76 tỷ đồng. Nguyên nhân do chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái và chi phí lãi vay đều lần lượt tăng đột biến lên 51 tỷ đồng và gần 25 tỷ đồng, gấp 51 lần và 3 lần cùng kỳ. Hệ quả là, PHS lỗ sau thuế hơn 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 38 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Phú Hưng đăng ký niêm yết hơn 150 triệu cp lên HOSE | Fili

1 Likes

Gần 30 triệu cổ phiếu EIB được ‘sang tay’ thoả thuận trong 10 ngày đầu tháng 11

Cổ phiếu EIB liên tục được sang tay thoả thuận với khối lượng giao dịch lớn kể từ cuối tháng 9 đến nay trong bối cảnh đại diện SMBC và nhóm Thành Công đều rút khỏi HĐQT Eximbank.

Ngày 10/11, khối lượng giao dịch thoả thuận cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) lên đến hơn 3,7 triệu đơn vị với giá trị 106,8 tỷ đồng. Kể từ đầu tháng 11, mã cổ phiếu này cũng được sang tay theo hình thức thoả thuận với khối lượng giao dịch lên tới hàng triệu mã.

Cụ thể, từ 1/11-10/11, có hơn 29,8 triệu cổ phiếu EIB được thỏa thuận, tương đương với giá trị giao dịch là 1.000 tỷ đồng . Trong đó, hai phiên giao dịch có lượng giao dịch thoả thuận cao nhất là 4/11 và 9/11 với khối lượng lần lượt đạt 9,1 triệu và 8 triệu cổ phiếu.

Khối lượng giao dịch cổ phiếu EIB từ 1/11-10/11.

Trước đó, trong tháng 10, có tới 378 triệu cổ phiếu EIB đã được giao dịch thỏa thuận, tương đương với giá trị là 14.910 tỷ đồng. Loạt giao dịch thoả thuận diễn ra trong bối cảnh nhóm Thành Công thoái vốn khỏi Eximbank.

Tương tự, trong tuần cuối tháng 9, cổ phiếu EIB cũng bất ngờ dẫn đầu toàn ngành về khối lượng giao dịch với hơn 102 triệu đơn vị được trao tay, chiếm chủ yếu trong đó là các giao dịch thỏa thuận. Tính chung cả tháng 9, gần 108,5 triệu cổ phiếu EIB được thỏa thuận, tương đương với giá trị giao dịch gần 3.932 tỷ đồng.

Các giao dịch lớn trong tháng 9 của EIB diễn ra sau khi Eximbank được chấp thuận tăng vốn; cùng với đó, đại diện SMBC cũng đã rút khỏi HĐQT của ngân hàng.

Mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank đã có nghị quyết về việc đề cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025). Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền đề cử là ngày 11/11. Số lượng thành viên dự kiến bầu bổ sung sẽ được nêu và công bố thông tin tại thông báo gửi cổ đông.

Thời gian Eximbank gửi thông báo cho cổ đông về việc đề cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung là ngày 16/11. Thời gian nhận hồ sơ đề cử từ ngày 30/11-2/12. Ngày 6/12, ngân hàng sẽ trình hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT của Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025.

Bên cạnh đó, ngân hàng dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 1/2023 tại TP HCM, ngày chốt danh sách cổ đông có quyền dự họp là ngày 28/11.

Kế hoạch bầu bổ sung thành viên HĐQT được công bố sau khi hai thành viên HĐQT là bà Lê Hồng Anh (Thành viên HĐQT) và ông Đào Phong Trúc Đại (Thành viên HĐQT độc lập) có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân kể. Đây đều là hai nhân sự có liên quan tới Tập đoàn Thành Công.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 11/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. PDR: Cổ phiếu mất thanh khoản, ngoài tầm kiểm soát, Phát Đạt khẳng định vẫn hoạt động bình thường

  2. DXG: Hơn 12.000 tỷ “kẹt” tại dự án bất động sản, dòng tiền kinh doanh âm

  3. HAG: Hơn 2/3 sản lượng chuối tháng 10 dùng để nuôi heo, lợi nhuận luỹ kế từ đầu năm vượt 1.000 tỷ, hoàn thành 89% kế hoạch năm

  4. BSR: Tham gia làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng chính sách cho doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn

  5. CMF: Khởi công nhà máy 850 tỷ đồng tại Long An, dự kiến vận hành cuối năm 2023

_

  1. PC1: Chính thức sở hữu toàn bộ cổ phần của NAIV tại KCN Nomura Hải Phòng

  2. Cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp, thị giá “bốc hơi” 88% so với đỉnh, DIC Corp (DIG) khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường

😎 TNG: VDSC - TNG nhận đủ đơn hàng cho Q4/2022

  1. VGI: Tăng nợ xấu, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 6000 tỷ đồng

  2. SJS: ‘Đất không nhà, nhà không người’ tại khu đô thị Nam An Khánh

  3. QCG: Lãi ròng quý 3 vỏn vẹn 1,6 tỷ đồng, cổ phiếu lùi sâu chỉ còn hơn 3.000 đồng/cp

  4. AFX: Thực phẩm An Giang lên kế hoạch niêm yết sàn HOSE cuối năm 2022

  5. PHS: Đăng ký ‘chuyển nhà’ sang HoSE, Chứng khoán Phú Hưng đang hoạt động thế nào?

  6. NVL: Ông Bùi Thành Nhơn không còn là tỷ phú USD

  7. GAS: Lãi suất cứ tăng 1%, PV GAS lại tăng 224 tỷ lợi nhuận, dự án kho cảng LNG Thị Vải có thể bị trì hoãn

  8. TC6: Cổ phiếu TC6 bị kiểm soát và lộ trình “thoát án” của công ty

  9. HVX: Vừa bị thu hồi khu đất gần 7.300 m2, (HVX) bị phạt và truy thu thuế hơn 3,6 tỷ đồng

  10. BWE: 10 tháng, Biwase ước lãi tăng trưởng 4% lên 575 tỷ đồng

  11. FTS: Cổ phiếu FTS giảm sàn 5 phiên liên tiếp

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KDH: Chạm trần sau tin VinaCapital đã gom 10 triệu cổ phiếu

  2. CII: Vợ tổng giám đốc Lê Quốc Bình đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu

  3. XMC: Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu

  4. CMM: Thị giá giảm mạnh sau 3 ngày đầu niêm yết, Phó TGĐ đăng ký bán toàn bộ 150.000 cp

  5. Cổ đông lớn Bất động sản và Đầu tư VRC liên tục mua bán hàng triệu cổ phiếu

_

  1. Masan huy động gói tín dụng 600 triệu USD từ HSBC và các định chế tài chính khác. Quy mô khoản vay đã tăng thêm 225 triệu USD so với ban đầu

  2. Phú Tài (PTB) tạm dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và ESOP, muốn mua lại cổ phiếu quỹ

_

=> CỔ TỨC

  1. TLH: Thép Tiến Lên triển khai phát hành 10 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 10%
  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Vốn ngoại rót gần 3,3 ngàn tỷ mua vào, VN-Index tăng nhẹ, 214 mã vẫn giảm sàn

  • Nếu tính riêng phiên chiều, vốn ngoại mua tới 2.192 tỷ đồng và bán ra 587,8 tỷ đồng. Như vậy, chiều nay quy mô giải ngân của khối này chiếm tới 35% tổng giá trị giao dịch của HoSE, là một tỷ trọng cực lớn. Tỷ trọng mua tính cho cả phiên cũng xấp xỉ 30% giá trị sàn.

  • HoSE vẫn có tới 90 mã giảm sàn, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản, xây dựng và vật liệu

  • Cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt, STB hút dòng tiền ngoại

  • Gần 30 triệu cổ phiếu EIB được ‘sang tay’ thoả thuận trong 10 ngày đầu tháng 11

  • Khối ngoại mua ròng hơn 2.500 tỷ đồng phiên VN-Index ‘xanh vỏ đỏ lòng’, tâm điểm STB, KDH

  • Khối ngoại mua ròng 5/5 phiên trong tuần, giá trị hơn 4.500 tỷ đồng

  • Phiên 11/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 440 tỷ đồng. EIB là mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị 125 tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu chứng khoán có mặt trong top mua ròng mạnh. SSI, VCI, VND được mua ròng từ 34 - 52 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Nhiều doanh nghiệp phải giải trình việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp

  2. Sau giảm giá mạnh, DIG, THD, VND và loạt cổ phiếu rời rổ MSCI

  3. Bualang Securities khẳng định nhà đầu tư Thái Lan vẫn có thể mua chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam một cách bình thường

  4. Toàn cảnh bức tranh kinh doanh quý 3/2022 của hơn 1.000 doanh nghiệp niêm yết

  5. Quỹ VEIL nâng tỷ lệ tiền mặt lên kỷ lục mới, nắm gần 4.500 tỷ đồng chờ giải ngân

_

  1. Chính phủ yêu cầu đánh giá TPDN đáo hạn, sửa Nghị định 65 nếu cần

  2. Chính phủ yêu cầu hạn chế chuyển tài sản bằng VNĐ sang ngoại tệ

  3. Chính sách tiền tệ ứng biến ngày càng linh hoạt

  4. Hưng Thịnh Land và 4 doanh nghiệp sẽ mua lại trái phiếu trước hạn

  5. Để mở rộng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, Ngân hàng ADB và VPB vừa ký khoản vay trị giá 500 triệu USD.

  6. SSB: DFC tài trợ cho SeABank khoản vay 200 triệu USD

  7. F88 huy động 60 triệu USD từ hai quỹ đầu tư quốc tế

_

=> VIỆT NAM

  1. Từ 15 giờ chiều 11/11, giá xăng tăng hơn 1.100 đồng/lít. Đây là lần thứ tư giá xăng tăng liên tiếp.

  2. Dự án sân bay Long Thành: Giải ngân rất chậm, mua bán đất sôi động

  3. Lần thứ 3 liên tiếp Cà Mau đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên 1 tỉ USD

  4. Đến 2030, Việt Nam tăng thêm khoảng 4,9% GDP nhờ hưởng lợi từ RCEP

  5. Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới

  6. CNG Việt Nam khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG đầu tiên tại Long An

  7. Thực thi Hiệp định UKVFTA: Nhiều lợi thế nhưng cần chủ động nắm bắt, tận dụng kịp thời

  8. TPHCM: Gần 200 dự án kêu gọi đầu tư nhưng chưa đủ điều kiện

  9. RCEP đang tác động đến các ngành chủ lực của Việt Nam như thế nào

  10. ĐBQH Hoàng Văn Cường: ‘Chính sách tài khoá đang rất thuận lợi nhờ nợ công thấp 43-44% GDP’

  11. Thanh tra việc quản lý quỹ phát triển đất, nhà ở tại Hà Nội và TP HCM

  12. Bộ Xây dựng đôn đốc rà soát, kiểm định chung cư cũ cần cải tạo

  13. Chuyên gia thương mại cho rằng thủy sản Việt Nam sẽ không còn lợi thế độc tôn tại khu vực châu Mỹ khi một số nước đang có kế hoạch tham gia CPTPP, FTA Canada - ASEAN sắp tái khởi động.

  14. Người dân xếp hàng mua xăng, ĐBQH hỏi vai trò của Quỹ bình ổn ở đâu?

_

=> THẾ GIỚI

  1. Khi lạm phát tháng 10 của Mỹ thấp hơn dự báo, thị trường chứng khoán Mỹ có ngày giao dịch sôi động, kéo theo thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt.

  2. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất 2 năm sau báo cáo lạm phát, S&P 500 nhảy hơn 5,5%, chỉ số Nasdaq tăng 7,35%, mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, đạt 11.114,15 điểm. DJ cũng tăng 3,7%

  3. Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy CPI tháng 10 của Mỹ chỉ tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cả năm thấp nhất của CPI kể từ đầu năm và thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,2% ghi nhận trong tháng 9, đồng thời thấp hơn so với mức dự báo tăng 0,6% và 7,9% mà giới chuyên gia đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.

  4. Chứng khoán châu Á bật tăng, Hang Seng vọt lên hơn 7,6% sau tin Zero COVID được nới lỏng

  5. Thay vì phải cách ly 7 ngày, người nhập cảnh Trung Quốc hiện nay chỉ phải cách ly 5 ngày. Bắc Kinh cũng nới lỏng thêm một số biện pháp phòng dịch khác.

  6. Nền kinh tế Nga có thể suy giảm GDP tới 3,3% trong năm 2022, dự kiến tăng trưởng trở lại ở mức 2,6%/năm trong giai đoạn 2024-2025.

  7. Nga khẳng định kinh tế vẫn mạnh bất chấp loạt trừng phạt

  8. Định giá ngân hàng quốc doanh Trung Quốc giảm sát mức thấp kỷ lục

  9. Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch cung cấp cho Ukraine một gói khoản vay trị giá 18 tỷ USD để giúp đất nước sống sót đến năm 2023. Tuy nhiên, điều kiện được đặt ra ở đây là Kiev phải trả khoản nợ trong vòng 35 năm.

  10. GDP của Ukraine suy giảm 39% trong tháng 10

  11. Mỹ thu hồi quy chế coi Nga là nền kinh tế thị trường

  12. Trong tháng 9 và tháng 10, các nhà đầu tư ngoại đã bán ròng tổng cộng 68,5 tỷ Nhân dân tệ (9,45 tỷ USD) cổ phiếu niêm yết ở thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. Tính từ đầu năm, các nhà đầu tư quốc tế đã bán ròng khoảng 9,6 tỷ Nhân tân tệ, ngược lại với xu hướng mua ròng của những năm trước.

  13. Ngân hàng Trung ương Canada cũng đã mạnh tay thắt chặt tiền tệ. Thị trường dự đoán có 70% khả năng ngân hàng trung ương Canada sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản thay vì 50 điểm cơ bản trong kỳ họp vào ngày 7/12 tới.

  14. Iran tuyên bố chế tạo thành công tên lửa đạn đạo siêu vượt âm

  15. Quyền kiểm soát Quốc hội Hoa Kỳ cân bằng, tâm điểm các cuộc tranh cử quan trọng

  16. Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 7 tỉ USD ‘cứu’ thị trường bất động sản

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Hy vọng ‘giải cứu’ sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX ngày càng giảm

  2. Cơ quan quản lý tài chính California khởi động cuộc điều tra vào FTX

  3. Nhân viên FTX lần lượt thông báo nghỉ việc

  4. Coinbase tiếp tục làn sóng cắt giảm nhân viên

  5. Người Lebanon giữ BTC và Tether giữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện

  6. Tether tuyên bố sẽ không có kế hoạch “giải cứu” FTX và quỹ Alameda Research

  7. Thượng viện Mỹ đẩy nhanh dự luật quản lý crypto sau vụ FTX

  8. FTX US chính thức rút lui khỏi Hội đồng đổi mới tiền mã hóa (CCI)

  9. Đế chế 40 tỷ USD sụp đổ chỉ trong vòng vài ngày – Sam và FTX thành tội đồ của cả thị trường Crypto

  10. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 17.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt đôi chút và gần như đi ngang quanh ngưỡng 17.200 USD/BTC cho đến cuối ngày.

_

  1. Saudi Aramco sẽ cung cấp đủ dầu thô theo hợp đồng cho châu Á trong tháng 12

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,41 USD (+2,79%), lên 88,88 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,39 USD (+2,55%), lên 96,06 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 49 USD lên mức 1.755,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên gần 1.765 USD/ounce vào cuối ngày.

  2. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới rút ngắn xuống còn gần 15 triệu đồng/lượng

  3. Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 10/11 theo giờ Việt Nam giảm mạnh 1,9% xuống 108,447.

  4. Các đồng tiền như Euro, Bảng Anh, Yen Nhật tăng lần lượt 1,6% đến 3,24%

  5. Thị trường ngoại tệ khởi sắc, Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD

_

  1. Lượng tôm của Ecuador xuất khẩu sang Trung Quốc tăng kỷ lục

  2. Giá gạo đồng loạt không thay đổi tại Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ

  3. Giá cao su tại Nhật Bản giảm, theo xu hướng giá cao su tại thị trường Thượng Hải giảm và thị trường chứng khoán nội địa suy yếu, do lo ngại nhu cầu trong bối cảnh các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng, gây áp lực thị trường.

Vàng SJC 67.6 tr/lượng

USD 24,860 đồng

Bảng Anh 29,516 đồng

EUR 26,087 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

Một “siêu cá mập” bán ròng hơn 110 triệu cổ phiếu Hòa Phát (HPG) từ đầu năm

Theo ước tính, quỹ ngoại này đã bán ròng tối thiểu 110 triệu cổ phiếu HPG, chiếm hơn 40% tổng lượng bán ròng của khối ngoại trên cổ phiếu đầu ngành thép từ đầu năm.

Theo báo cáo cập nhật đến thời điểm 3/11, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã không còn nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ tỷ USD thuộc Dragon Capital quản lý. Đây là điều khá bất ngờ khi cuối năm ngoái, HPG vẫn là chủ lực trong danh mục của quỹ ngoại này với tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 12%.

Thời điểm đó, giá trị tài sản ròng (NAV) của VEIL lên đến hơn 2,6 tỷ USD tương đương giá trị khoản đầu tư vào HPG ước tính vào khoảng 310 triệu USD. Chiếu theo thị giá HPG giai đoạn đó, quỹ ngoại này nắm giữ khoảng 156 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành thép. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 trở đi, quỹ ngoại này đã bắt đâu có những động thái giảm dần sở hữu.

Đến giữa tháng 6, VEIL đã bán ròng khoảng 50 triệu cổ phiếu HPG từ đầu năm qua đó giảm lượng sở hữu xuống còn 106 triệu đơn vị (giá trị 141 triệu USD). Trong đợt Hòa Phát chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% (ngày không hưởng quyền là 17/6), quỹ ngoại đã nhận thêm gần 32 triệu cổ phiếu để nâng lượng nắm giữ lên 138 triệu đơn vị tuy nhiên giá trị không thay đổi.

VEIl miệt mài bán cổ phiếu HPG từ đầu năm (số liệu tại ngày 3/11 là số ước tính)

Sau đó, VEIL vẫn miệt mài bán cổ phiếu HPG, đặc biệt từ giữa tháng 9. Tính đến ngày 3/11, HPG đã không còn trong top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục của VEIL, tương đương tỷ trọng dưới 3,11% (tỷ trọng của PNJ – cổ phiếu đứng thứ 10). Với NAV chỉ còn 1,54 tỷ USD, giá trị khoản đầu tư vào HPG của VEIL chỉ còn chưa đến 48 triệu USD, tương ứng lượng sở hữu vào khoảng 78 triệu cổ phiếu. Ước tính, VEIL đã bán ròng tối thiểu 60 triệu cổ phiếu HPG từ giữa tháng 6.

Như vậy, VEIL đã bán ròng tối thiểu 110 triệu cổ phiếu HPG từ đầu năm 2022. Con số này chiếm hơn 40% tổng khối lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên cổ phiếu đầu ngành thép. Đáng chú ý, HPG cũng là cổ phiếu bị khối ngoại xả mạnh nhất từ đầu năm với giá trị lên đến 7.558 tỷ đồng (khối lượng hơn 264 triệu đơn vị). Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nắm giữ gần 1,1 tỷ cổ phiếu HPG (tỷ lệ 18,8%).

Động thái bán ròng của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh HPG liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay. So với đỉnh hồi cuối tháng 10/2021, cổ phiếu này đã “bốc hơi” 72% thị giá và rơi xuống vùng đáy 27 tháng. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay 183.700 tỷ đồng (~7,6 tỷ USD), chỉ còn 71.500 tỷ đồng.

chart(1).jpg

Cổ phiếu HPG rơi từ đỉnh lịch sử về đáy 27 tháng

Khó khăn bủa vây

Cổ phiếu HPG liên tục trượt dốc trong bối cảnh khó khăn đang bủa vây ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng. Trong quý 3, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán trong quý 3 âm đến hơn 4.700 tỷ đồng, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, riêng Hòa Phát đã có lần đầu tiên báo lỗ kể từ năm 2008 với khoản lỗ ròng 1.786 tỷ đồng.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố tiêu cực bao gồm giá thép giảm, hàng tồn kho giá cao và ảnh hưởng của lỗ tỷ giá là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp đầu ngành thép lỗ trong quý 3. Lượng tồn kho kỷ lục lên đến gần 58.000 tỷ đồng vào cuối quý 2 đã gây áp lực lớn lên giá vốn trong khi giá thép thế giới lại liên tục sụt giảm.

Nhu cầu chậm lại là một trong những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Hoà Phát. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của doanh nghiệp này trong tháng 10 đã giảm đáng kể xuống 210.000 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong tháng lần lượt giảm 73% và 44% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ phôi thép, ống thép và thép mạ kẽm cũng giảm lần lượt 92%, 21% và 40% so với cùng kỳ, xuống lần lượt đạt 15.000 tấn, 57.000 tấn và 27.000 tấn trong tháng 10.

Mặc dù sản lượng tiêu thụ HRC trong tháng 10 vẫn duy trì ở mức cao 269.000 tấn (tăng 30% so với cùng kỳ), nhưng có thể giảm trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ thép dẹt thành phẩm suy yếu. Theo đó, căn cứ trên sản lượng tiêu thụ, hiệu suất hoạt động của các lò cao của HPG trong tháng 10 đạt gần 70%.

Do đó, Hòa Phát đang xem xét kế hoạch tạm thời tạm dừng khoảng 4 lò cao tại Khu liên hợp Hải Dương và Khu liên hợp Dung Quất từ tháng 11 để giảm lượng hàng tồn kho và cắt giảm chi phí hoạt động. Theo ban lãnh đạo, chi phí đóng cửa và mở lại mỗi lò cao vào khoảng 40 tỷ đồng và mất từ 5-7 ngày để khởi động lại một lò. SSI Research cho rằng việc đóng cửa các lò cao có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo về triển vọng thị trường thép trong tương lai.

Theo báo cáo mới đây, SSI Research đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hoà Phát xuống 10.200 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2021. Như vậy, theo ước tính của bộ phận phân tích, Hoà Phát có thể sẽ lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý 4/2022.

Lợi nhuận của Hòa Phát trượt dốc

Lạc quan hơn, EVS Research kỳ vọng sự phục hồi của ngành thép sẽ diễn ra vào các tháng quý 4 do cuối năm là mùa xây dựng. Dù vậy, CTCK này cũng đánh giá yếu tố quan trọng quyết định đến triển vọng trong dài hạn là sự hồi phục thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn do dòng vốn trái phiếu bị siết lại trong năm 2022. Luật đất đai sửa đổi với nhiều thay đổi và việc chờ đợi những sửa đổi chính thức được ban hành cũng có thể làm giảm tốc độ phê duyệt các dự án trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: Một "siêu cá mập" bán ròng hơn 110 triệu cổ phiếu Hòa Phát (HPG) từ đầu năm

1 Likes

Dragon Capital: Thận trọng với ngành BĐS, lợi nhuận ngân hàng khó vượt trội

Đội ngũ phân tích Dragon Capital cũng dự báo về khả năng Fed sẽ ngừng việc tăng lãi suất vào đầu năm 2023 và áp lực lên Việt Nam sẽ được kỳ vọng sẽ giảm đi đáng kể.

Dragon Capital: Thận trọng với ngành BĐS, lợi nhuận ngân hàng khó vượt trội

VN-Index giảm 12,7% trong tháng 10 sau những thông tin xử lý vi phạm của một doanh nghiệp bất động sản lớn. Thanh khoản trên cả ba sàn giảm 18% về mức 517 triệu USD, tính riêng trên HOSE giảm 16% về mức 477 triệu USD. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị 60 triệu USD trong tháng 10, tổng giá trị bán ròng 10 tháng ở mức 79 triệu USD.

Nhiều rủi ro đã được phản ánh vào giá

Trong báo cáo mới đây, Dragon Capital đánh giá tình trạng rút tiền tại các tổ chức tín dụng đã được kiểm soát, nhưng lo ngại trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu vẫn còn. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu sụt giảm mạnh và chưa có dấu hiệu trở lại, trừ trường hợp tổ chức phát hành sử dụng nguồn tiền của chính công ty để mua lại trái phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BĐS và các cổ phiếu ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng khi đồng loạt giảm sâu. Nhà đầu tư đang lo ngại các tổ chức liên quan đến phát hành trái phiếu sẽ phải mua lại lượng trái phiếu này. Thêm vào đó, một số công ty chứng khoán đã giảm tỷ lệ cho vay ký quỹ đối với một số cổ phiếu bất động sản.

Mặt khác, Dragon Capital nhận thấy tâm lý thị trường không tích cực hơn sau khi kết quả kinh doanh quý 3 được công bố. Lợi nhuận sau thuế top 80 chỉ tăng 4,2% so với cùng kỳ và giảm 9,4% so với quý 2. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao, lãi suất tăng và tiền đồng mất giá.

Ngành Ngân hàng tiếp tục công bố số liệu tích cực so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng 52%, song so với quý trước, lợi nhuận nhóm này giảm 4,1%. Nhóm Hàng hóa chịu tác động bởi biến động trên thị trường thế giới, lợi nhuận doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu và lọc dầu sụt giảm, các công ty thép ghi nhận lỗ ròng. HPG là trường hợp điển hình, với mức lỗ kỷ lục 72 triệu USD trong quý 3. Kết quả này phản ánh chi phí đầu vào tăng và lỗ chênh lệch tỷ giá USD, kết hợp với doanh thu sụt giảm do xuất khẩu yếu và thị trường BĐS chậm lại.

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang thắt chặt, Dragon Capital duy trì quan điểm thận trọng về ngành BĐS và dự báo triển vọng ngành ngân hàng khó vượt trội, qua đó kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn cho năm 2023.

Tuy triển vọng yếu đi, nhưng Dragon Capital cho rằng nhiều rủi ro đã được phản ánh vào giá. Định giá thị trường đang ở vùng rất hấp dẫn khi về gần mức thấp nhất 10 năm. Cụ thể, P/E thị trường ở mức 10,7 lần cho 12 tháng gần nhất và 7,9 lần cho năm 2023.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần phải theo dõi đà tăng lãi suất và những diễn biến xảy ra trên toàn cầu. Và quan trọng hơn hết, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách nào để hỗ trợ lĩnh vực tài chính.

Fed ngừng tăng lãi suất vào đầu năm 2023 có thể giúp áp lực giảm đi đáng kể

Về bối cảnh vĩ mô, điểm sáng là kinh tế Việt Nam vẫn duy trì phục hồi ổn định và tiến tới mốc tăng trưởng dự kiến 7,8% cho cả năm 2022. Lạm phát vẫn được kiểm soát, với CPI trong 10 tháng đầu năm và trong tháng 10 tăng tương ứng chỉ 2,89% và 4,3% so với cùng kỳ.

Với những kết quả nêu trên, rất nhiều các tổ chức quốc tế tiếp tục dành cho Việt Nam những đánh giá tích cực. Fitch duy trì xếp hạng tín nhiệm ở mức BB với triển vọng tích cực và và Nikkei Asia đánh giá Việt Nam có mức độ phục hồi sau đại dịch tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn gặp phải một số vấn đề trong vĩ mô, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng và tiền tệ. Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh giải ngân đầu tư công chưa đạt kế hoạch và đây là một trong những lý do có thể khiến tăng trưởng cung tiền M2 chậm lại đáng kể trong năm 2022.

Về mặt cung cầu ngoại tệ, Việt nam vẫn thu hút được lượng lớn vốn chảy vào, bao gồm 9,6 tỷ USD thặng dư thương mại, 17,7 tỷ USD vốn giải ngân FDI và ước tính 9 tỷ USD kiều hối trong 10 tháng. Tuy nhiên tiền VND đã có tháng mất giá mạnh nhất kể từ năm 2011, mất 4% về mốc 24.870 VND/USD trong tháng 10.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều hành động để ổn định thị trường ngoại tệ: (1) tiếp tục bán ngoại tệ, cung ứng ra thị trường, (2) nới biên độ giao dịch tỷ giá từ ±3% to ±5%, và (3) nâng lãi suất điều hành thêm 1% để tăng sức hấp dẫn của tiền đồng. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trên thị trường cuối tháng 10 vào khoảng 7,5%-8,0%, điều này có nghĩa lãi suất của Việt nam vẫn đang thực dương 3,4-4,0% nếu lạm phát được kiểm soát ổn định dưới 4%.

Trong thời gian tới, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục sử dụng biện phát lãi suất và bán ngoại tệ can thiệp đối với thị trường ngoại tệ nếu như Fed vẫn tiếp tục tăng lãi suất lên vùng lãi suất mục tiêu ở 4,6-5,0%.

Đội ngũ phân tích Dragon Capital cũng dự báo về khả năng Fed sẽ ngừng việc tăng lãi suất vào đầu năm 2023 và áp lực lên Việt Nam sẽ được kỳ vọng sẽ giảm đi đáng kể. Tốc độ triển khai dự án hạ tầng cũng có thể sẽ khởi sắc hơn vào đầu năm sau, đó là cơ sở để nền kinh tế đạt được mục tiêu Chính phủ đặt ra với mức tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023.

https://markettimes.vn/dragon-capital-than-trong-voi-nganh-bds-loi-nhuan-ngan-hang-kho-vuot-troi-8443.html

1 Likes

Chủ tịch WEF ấn tượng về sự phục hồi lạc quan và ổn định vĩ mô của Việt Nam

Chủ tịch WEF cho rằng sự tham dự và đóng góp của Việt Nam tại hội nghị thường niên WEF Davos năm 2023 sẽ mang đến câu chuyện phục hồi kinh tế lạc quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch WEF - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch WEF - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan tại Phnom Penh, Campuchia.

Đây là tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Chính phủ và Giáo sư Klaus Schwab sau cuộc điện đàm vào tháng 4/2022.

Thủ tướng cảm ơn sự ủng hộ của Giáo sư Klaus Schwab dành cho Việt Nam, góp phần quan trọng đưa hợp tác giữa Việt Nam và WEF ngày càng phát triển tích cực. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gia tăng rủi ro, Thủ tướng cho rằng vai trò của WEF trong định hình các ý tưởng, mô hình hợp tác mới nhằm phối hợp giải quyết các thách thức chung toàn cầu là rất cần thiết.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ bức tranh phục hồi tích cực của kinh tế Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022 và một số định hướng phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.

Thủ tướng đề nghị WEF tăng cường tư vấn cho Việt Nam về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong môi trường quốc tế nhiều biến động; đẩy mạnh kết nối Việt Nam với các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu là thành viên WEF; hỗ trợ đa dạng hoá thị trường cho hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Đồng thời, trên tinh thần là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Thủ tướng đề nghị WEF phối hợp tổ chức các hội nghị khu vực và toàn cầu tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ tịch WEF Klaus Schwab cho biết rất vui mừng được trực tiếp trao đổi với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Giáo sư đánh giá các diễn biến của kinh tế toàn cầu hiện nay không phải các vấn đề ngắn hạn mà phản ánh những chuyển đổi dài hạn, sâu sắc và mang tính hệ thống.

“Trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn, kết quả phục hồi kinh tế -xã hội và duy trì ổn định vĩ mô của Việt Nam rất ấn tượng”, ông Chủ tịch WEF nói.

Giáo sư Klaus Schwab cho biết rất mong được chào đón lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tham dự hội nghị thường niên WEF Davos năm 2023 và cho rằng sự tham dự và đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị sẽ mang đến câu chuyện phục hồi kinh tế lạc quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức.

Chủ tịch WEF nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đề xuất và triển khai các dự án hợp tác thực chất, phù hợp với quan tâm của Việt Nam và thế mạnh của WEF như Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đào tạo kỹ năng số cho người dân, thúc đẩy chuyển đổi xanh…

Trên nền tảng hợp tác đã đạt được trong thời gian qua, hai bên nhất trí sớm thống nhất nội dung thoả thuận hợp tác Việt Nam – WEF trong giai đoạn mới, qua đó tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn nữa.

Nguồn bài viết: Chủ tịch WEF ấn tượng về sự phục hồi lạc quan và ổn định vĩ mô của Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Lạm phát ở Mỹ đã qua đỉnh và Fed sắp trở nên mềm mỏng?

Việc lạm phát tháng 10 ở Mỹ giảm mạnh hơn dự báo có thể sẽ là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất, vì nền kinh tế đã bắt đầu ngấm tác dụng của những đợt nâng mạnh tay từ đầu năm đến nay…

Biểu tượng đại bàng Mỹ tại trụ sở Fed ở Washington DC - Ảnh: Reuters.

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/11 cho thấy giá của những nhóm hàng hoá và dịch vụ chủ chốt như giá thuê nhà đều tăng ít hơn dự báo. Đặc biệt, giá ô tô đã qua sử dụng - một “thủ phạm” khiến lạm phát tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 - giảm 2,4%, đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Giá vé máy bay, dịch vụ y tế và hàng may mặc đều giảm.

Lạm phát toàn phần tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cao so với tiêu chuẩn lịch sử, với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm ngoái là 7,7%, nhưng lạm phát lõi (không tính đến hai nhóm mặt hàng có biến động lớn là thực phẩm và năng lượng) đã giảm một nửa so với tháng trước. CPI lõi tháng 10 chỉ tăng 0,3% so với tháng 9, từ chỗ tăng 0,6% trong tháng 9 so với tháng 8.

Theo hãng tin Reuters, một số nhà phân tích nói rằng đây mới là sự khởi đầu của lạm phát xuống thang ở Mỹ. Từ năm ngoái, lạm phát đã nổi lên thành rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế nước này.

“Đây không phải là một ngoại lệ nào đó. Đây là sự khởi đầu của lạm phát đi xuống”, chuyên gia Omair Sharif của Inflation Insights nhận định trong một báo cáo.

Sau khi báo cáo lạm phát được công bố, thị trường chứng khoán Mỹ tăng bùng nổ, với chỉ số S&P 500 chốt phiên tăng 5,5%, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng giảm mạnh.

Nhà đầu tư nhìn chung chưa kỳ vọng Fed sẽ sớm chuyển sang cắt giảm lãi suất, nhưng ít nhất họ tin rằng Fed sẽ giảm bớt tốc độ tăng lãi suất hoặc tạm dừng việc tăng lãi suất sớm hơn dự tính.

Chiến dịch tăng lãi suất của Fed trong năm nay là mạnh nhất kể từ thập niên 1980. Từ tháng 3 tới nay, Fed đã có 6 đợt nâng, với 4 đợt liên tiếp áp dụng bước nhảy 0,75 điểm phần trăm. Sau đợt nâng mới nhất diễn ra vào tuần trước, lãi suất chính sách của Fed đã tăng lên khoảng 3,75-4%.

Thị trường hiện kỳ vọng Fed sẽ chuyển sang nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp vào tháng 12. Thị trường lãi suất tương lai đang phản ánh rằng lãi suất cực đại trong chu kỳ này sẽ là mức 4,75-5% thiết lập vào tháng 3/2023.

Trước khi báo cáo lạm phát được công bố, đỉnh lãi suất của chu kỳ tăng này được dự báo sẽ trên 5%. Ngoài ra, thị trường cũng tin rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất từ nửa sau của năm 2023.

Lạm phát và lãi suất ở Mỹ - Nguồn: Reuters.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed cảm thấy được giải toả tâm lý phần nào sau khi đón nhận báo cáo CPI tháng 10. Tuy nhiên, Fed đã dự báo sai về lạm phát, dẫn tới việc họ phải “chạy theo” lạm phát trong chu kỳ thắt chặt này và hứng chịu sự chỉ trích của dư luận. Bởi vậy, các phát biểu của giới chức Fed ngày 10/11 đều giữ quan điểm thận trọng, rằng sự leo thang của giá cả vẫn còn chưa đến hồi chấm dứt.

“Số liệu CPI công bố ngày hôm nay là một điều đáng mừng, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phải đi”, Chủ tịch Fed chi nhánh Dallas Lorie Logan phát biểu.

“Tôi tin rằng việc giảm tốc độ tăng lãi suất có thể là phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta nên đánh giá kỹ lưỡng hơn về các điều kiện tài chính và kinh tế. Tôi cho rằng một tốc độ tăng lãi suất chậm hơn không nên được xem là đại diện cho chính sách tiền tệ dễ dãi hơn”, ông Lorie Logan bày tỏ quan điểm.

Giới chức Fed từ lâu vẫn nói rằng họ muốn có bằng chứng thuyết phục cho thấy lạm phát giảm thực sự trước khi có sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ. Họ tin rằng việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% sẽ đòi hỏi phải giữ lãi suất ở mức thắt chặt trong một khoảng thời gian có thể là dài.

Lạm phát cao ở lĩnh vực dịch vụ - có khả năng phản ánh thị trường lao động còn thắt chặt ở những ngành đòi hỏi nhiều nhân công - có thể sẽ cản trở bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào cho vấn đề lạm phát nói chung.

Dù vậy, trong cuộc họp hôm 1-2/11, Fed đã phát tín hiệu có thể tăng lãi suất với tốc độ chậm lại khi nền kinh tế ngấm tác dụng có độ trễ của chính sách tiền tệ.

“Các đợt tăng lãi suất đã bắt đầu tác động đến nền kinh tế. Lạm phát đang giảm xuống vì người tiêu dùng trở nên tiết kiệm hơn”, chuyên gia kinh tế trưởng Peter Cardillo của Spartan Capital Securities nhận định.

Phát biểu sau báo cáo CPI, Chủ tịch Fed chi nhánh Philadelphia Patrick Harker thể hiện quan điểm ủng hộ việc giảm tốc độ tăng rồi tiến tới dừng tăng lãi suất, thậm chí là sớm hơn so với kỳ vọng hiện nay của thị trường.

“Tôi thuộc phái muốn lãi suất chỉ tăng lên mức khoảng 4,5% rồi tạm dừng ở đó để chờ xem mọi việc thế nào”, ông nói.

Nguồn bài viết: Lạm phát ở Mỹ đã qua đỉnh và Fed sắp trở nên mềm mỏng? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

VIB có thể chia cổ tức tiền mặt đến 35% nếu được phê duyệt

(VNF) - Lũy kế 10 tháng năm 2022, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ở mức 8.715 tỷ đồng tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 109% lợi nhuận của cả năm 2021, với hệ số ROE (lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) đạt 30% liên tiếp trong 3 năm.

VIB có thể chia cổ tức tiền mặt đến 35% nếu được phê duyệt

Hệ số ROE của VIB đạt 30% liên tiếp trong 3 năm

Kết quả này được đóng góp từ việc tăng thu nhập từ phí qua các sản phẩm dịch vụ thu phí, digital banking, tối ưu hóa chi phí/vốn mà nhà băng này đã đồng loạt triển khai từ 5 năm nay. Bên cạnh đó, với tỷ lệ hơn 90% cho vay bán lẻ trong đó trên 90% khoản vay có tài sản đảm bảo chất lượng và thanh khoản cao, VIB có nhiều lợi thế trong việc quản trị tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn.

Nhờ chiến lược chuyển dịch trọng yếu sang bán lẻ (thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh, bảo hiểm) và đẩy mạnh số hóa, lãnh đạo VIB dự báo lợi nhuận trước thuế của cả năm 2022 nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao là 10.500 tỷ, tương đương với 8.400 tỷ lợi nhuận sau thuế. Kết quả này còn có thể cao hơn nhiều nếu tính đến lợi nhuận bất thường từ một số thỏa thuận hợp tác mà VIB có khả năng hoàn tất trong năm 2022.

Nhờ chiến lược chuyển dịch trọng yếu sang bán lẻ và đẩy mạnh số hóa, VIB thiết lập và duy trì đà tăng trưởng cao và bền vững trong nhiều năm liên tiếp.

Với dự báo lợi nhuận này, đồng thời với việc luôn đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh đạt mức cao, sau khi kết thúc năm tài chính 2022 VIB có thể chia cổ tức tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ, nghĩa là mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VIB có thể nhận được 3.500 VNĐ cổ tức. Con số 35% này có thể cao hơn nhiều nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022. Sau khi chi trả cổ tức, VIB vẫn hoàn toàn tuân thủ các hệ số an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng nhà nước (NHNN) và các tiêu chuẩn chọn lọc của Basel II và Basel III. Hệ số an toàn vốn (CAR) Basel II của VIB sau khi chi trả cổ tức dự kiến sẽ ở mức trên 10%, cao hơn so với mức 8% theo quy định của NHNN.

Thực hiện hướng dẫn của NHNN, các ngân hàng, trong đó có VIB đã không chia cổ tức tiền mặt trong 3 năm 2020-2022. Thay vào đó, VIB đều đặn chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông trong với tỷ lệ 20% trong năm 2020, 40% trong năm 2021 và 35% trong năm 2022, chưa kể ESOP và cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên. Trước đó, trong suốt giai đoạn 2017-2019, nhà băng này đã liên tục thực hiện việc chia cổ tức bằng tiền mặt hàng năm cho cổ đông. Kế hoạch quay lại thực hiện chia cổ tức tiền mặt trong năm 2023 trong khi vẫn duy trì các chỉ số an toàn, hiệu quả sau 3 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là điều thiết thực và phù hợp với nguyện vọng của đa số cổ đông.

Lãnh đạo VIB cho biết, ngân hàng sẽ tính toán mức cổ tức tối ưu để trình ĐHĐCĐ vào đầu năm 2023, phù hợp với chủ trương của NHNN. Nếu phương án chi trả cổ tức tiền mặt được đệ trình, được Đại hội đồng cổ đông VIB (ĐHĐCĐ) thông qua và được NHNN chấp thuận thì đây sẽ là tin vui mà các cổ đông đặc biệt mong đợi sau một thời gian dài việc chia cổ tức bằng tiền mặt bị ngắt quãng. Thêm vào đó, VIB là ngân hàng luôn tổ chức họp ĐHĐCĐ sớm và thường hoàn thành việc chia cổ tức trong vòng 6 tháng đầu năm, nghĩa là các cổ đông của nhà băng này hoàn toàn có thể kỳ vọng sớm nhận được cổ tức trong vòng 6-7 tháng nữa.

Với kỳ vọng này, chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam về cả chất lượng và quy mô mà VIB kiên trì theo đuổi suốt hơn 5 năm qua dường như đã thực sự phát huy lợi thế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện tại, giúp nhà băng duy trì hiệu quả kinh doanh và các chỉ số an toàn ở nhóm cao nhất tại Việt Nam và khu vực ASEAN trong nhiều năm qua.

Nguồn bài viết: VIB có thể chia cổ tức tiền mặt đến 35% nếu được phê duyệt

1 Likes

Thống đốc Fed: Tốc độ tăng lãi suất có thể chậm lại

Thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng tại thời điểm hiện nay, Fed có thể bắt đầu nghĩ đến một tốc độ tăng lãi suất chậm hơn.

Trụ sở Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 13/11, thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller cho biết Fed có thể cân nhắc làm chậm tốc độ tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo, song điều này không đồng nghĩa với việc Fed làm yếu đi cam kết chống lạm phát.

Trả lời một loạt câu hỏi về chính sách tiền tệ tại hội nghị kinh tế do ngân hàng UBS tổ chức tại Australia, ông Waller cho rằng thị trường nên chú ý đến “điểm cuối” của lãi suất, thay vì tốc độ tăng. Theo ông Waller, điểm cuối sẽ phụ thuộc vào lạm phát.
Ông Waller cho rằng tại thời điểm hiện nay, Fed có thể bắt đầu nghĩ đến một tốc độ tăng lãi suất chậm hơn. Tuy nhiên, cho đến khi hạ nhiệt được lạm phát, Fed vẫn còn phải đi một chặng đường để đến điểm cuối của lãi suất.
Một báo cáo được công bố gần đây cho thấy lạm phát trong tháng Mười chậm hơn dự kiến. Theo ông Waller, đây là “tin tốt”, nhưng chưa đủ để minh chứng một cách thuyết phục rằng lạm phát đang chậm lại. Thống đốc Fed nhận định mức tăng lạm phát hàng năm 7,7% trong tháng Mười vẫn cao đồng thời khẳng định Fed đang đi đúng hướng vì chính sách tăng lãi suất cho đến nay vẫn chưa “phá vỡ bất cứ điều gì.”
Fed đã tăng lãi suất tổng cộng 3,75 điểm phần trăm trong năm nay bắt đầu từ tháng Ba, bao gồm bốn lần tăng 0,75 điểm phần trăm, một sự thay đổi nhanh chóng trong chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, đã vọt lên mức cao nhất kể từ những năm 1980.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế và nhà phân tích đã cảnh báo rằng chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái và ảnh hưởng đến thị trường việc làm.
Tháng trước, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ Sherrod Brown đã thúc giục Fed cẩn trọng về chính sách tiền tệ khi hàng triệu người Mỹ vốn đang phải vật lộn với lạm phát cũng đứng trước nguy cơ mất việc làm./.

Nguồn bài viết: Thống đốc Fed: Tốc độ tăng lãi suất có thể chậm lại

1 Likes

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 117.000 tỷ đồng, lãi suất qua đêm sụt giảm

Bơm ròng hơn 117.000 tỷ đồng

Trong hai tuần từ ngày 31/10-11/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ra thị trường qua kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO) tổng cộng hơn 81.200 tỷ đồng, tất cả với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất đều ở mức 6%/năm. Trong khi đó, NHNN ghi nhận đáo hạn 37.176 tỷ đồng số giấy tờ có giá trong 5 phiên, từ 24-28/10, tất cả đều có kỳ hạn 7 ngày.

Như vậy, qua kênh OMO, NHNN đã bơm ròng gần 44.028 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng.

Cũng trong hai tuần trên, NHNN chỉ phát hành tín phiếu trong hai ngày 31/10 và 1/11, trị giá gần 20.000 tỷ đồng, nhưng tất cả được trả lại thị trường trong tuần 7-11/11 do số tín phiếu đều có kỳ hạn 7 ngày (lãi suất cũng 6%/năm).

Trong khi đó, NHNN bơm ra tổng cộng gần 73.099 tỷ đồng từ tín phiếu đáo hạn trong 5 phiên từ 24-28/10, tất cả đều có kỳ hạn 7 ngày.

Tổng cộng, qua hai kênh, từ ngày 31/10-11/11, NHNN đã bơm ra thị trường 117.126 tỷ đồng.

Hoạt động trên thị trường mở trong 3 tuần qua của Ngân hàng Nhà nước. (Biểu đồ: Mạnh Hà)

Như vậy, thông qua kỳ hạn bơm tiền dài hơn và gần như ngừng hoạt động hút tiền (8/10 phiên) trong hai tuần qua, NHNN đã tăng thêm tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng dù số lượng tiền bơm mỗi phiên không nhiều.

NHNN bơm ròng tiền khá mạnh trong hai tuần qua, khi tỷ giá USD/VND ổn định trở lại. Trước đó, giá USD tại Vietcombank đã tăng vọt khoảng 3,6% trong tháng 10. Hôm 10/11, lần đầu tiên kể từ đầu năm NHNN giảm giá bán USD tại Sở Giao dịch NHNN.

Tỷ giá hạ nhiệt, lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh

Khoảng một tuần qua, NHNN cũng có xu hướng hạ tỷ giá trung tâm USD/VND, từ mức 23.693 hôm 4/11 xuống còn 23.683 hôm 11/11.

Trên hệ thống ngân hàng, giá USD cũng hạ nhiệt.

Đây là phiên thứ 5 liên tiếp giá USD ở các ngân hàng đi xuống, theo xu hướng tỷ giá trung tâm. Tỷ giá tại Vietcombank từ mức 24.877 đồng/USD hôm 4/11 xuống 24.860 đồng/USD hôm 10/11.

Tính từ đầu năm 2022 đến 11/11, giá bán USD tại Vietcombank chỉ còn tăng 8,46%.

Lạm phát tháng 9 ghi nhận ở mức 3,94% (so với cùng kỳ).

Trên thế giới, chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới - tụt giảm trong vài phiên qua, từ mức 111 điểm đầu tuần xuống 106,42 điểm vào ngày 11/11 sau khi Mỹ công bố lạm phát suy giảm nhanh, qua đó tạo ra kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bớt thắt chặt chính sách tiền tệ.

Với động thái bơm tiền mạnh kéo dài hai tuần, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm nhanh. Lãi suất qua đêm (chiếm 80-90% khối lượng giao dịch) giảm từ mức 7,12%/năm hôm 2/11 xuống 6,01% hôm 7/11 và tụt xuống 4,88%/năm hôm 10/11.

Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng hạ nhiệt. (Biểu đồ: Mạnh Hà)

Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 6-9 tháng trên thị trường vẫn ở mức cao, từ 7,7%-9,1%/năm.

NHNN hôm 25/10 tăng lãi suất điều hành lần thứ 2 trong năm, nâng lãi suất tái chiết khấu được tăng từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng (TCTD) từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được nâng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.

Về chính sách tỷ giá, hôm 17/10, Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ tỷ giá USD/VND lên từ mức +/-3% lên +/-5%. Giá bán USD tại Hội sở Ngân hàng Nhà nước cũng tăng mạnh, từ 23.925 đồng/USD hôm 16/10 lên 24.870 đồng/USD như hiện tại.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 117.000 tỷ đồng, lãi suất qua đêm sụt giảm - Báo VietnamNet

1 Likes

Thống đốc Fed nhấn mạnh ‘còn chặng đường dài cần đi’ trước khi ngừng tăng lãi suất

Mới đây, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Christopher Waller cho biết “ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn một chặng đường dài cần đi” trước khi ngừng tăng lãi suất, dù họ vừa đón nhận tin tốt về giá tiêu dùng hồi tuần trước.

Từ đầu năm đến nay, nhằm khống chế lạm phát, các nhà hoạch định chính sách tại Fed đã liên tục tăng lãi suất chuẩn, trong đó có 4 đợt tăng 75 điểm cơ bản - mức cao nhất trong hàng chục năm qua. Lãi suất chuẩn hiện nay vào khoảng 3,75 - 4%.

Hiện tại, trong khi các quan chức có thể đang cân nhắc điều chỉnh quy mô tăng lãi suất xuống 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo hoặc cuộc họp sau đó, Thống đốc Fed Christopher Waller cảnh báo rằng chưa đến lúc các nhà hoạch định nên nghỉ ngơi.

Chia sẻ tại một hội nghị của UBS Group tại Sydney, ông Waller cho hay: “Fed phải tiếp tục nâng lãi suất và giữ chúng ở mức cao trong một thời gian, cho đến khi chúng tôi thấy lạm phát hạ xuống gần với mục tiêu của mình”.

“Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài cần đi. Chu kỳ tăng lãi suất sẽ không kết thúc trong một hoặc hai cuộc họp tiếp theo”, vị thống đốc nhấn mạnh.

Thống đốc Fed Christopher Waller. (Ảnh: Getty Images).

Giảm tốc độ tăng lãi suất?

Các bình luận của ông Waller có phần tương đồng với những chia sẻ hồi đầu tháng từ Chủ tịch Fed Jerome Powell và các đồng nghiệp khác. Các quan chức này cũng khẳng định chưa thể ngừng tăng lãi suất nhưng tốc độ có thể sẽ sớm chậm lại.

Theo Bloomberg, đồng USD đã tăng giá trong phiên 14/11 khi Thống đốc Waller đề cập khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Hôm 11/11, chỉ số USD Index đã sụt hơn 1% và ghi nhận tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp - đánh dấu đợt giảm mạnh nhất kể từ năm 2020.

Ông Waller là một trong những nhà hoạch định chính sách “diều hâu” của ngân hàng trung ương Mỹ. Ông ủng hộ thắt chặt chính sách mạnh tay để kìm chế áp lực giá cả, bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế.

Dữ liệu công bố tuần trước cho thấy lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt hơn dự kiến trong tháng 10. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với mức tăng 8,2% ghi nhận trong tháng 9.

Thay đổi trong số liệu lạm phát đã khiến các nhà đầu tư kỳ vọng rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 12. Thông tin này được phản ánh trên thị trường tương lai. Lãi suất chuẩn tại Mỹ được dự báo sẽ đạt đỉnh 4,9% vào giữa năm 2023.

“Thật tốt khi cuối cùng chúng tôi đã thấy một số bằng chứng chứng tỏ lạm phát đã bắt đầu đi xuống”, ông Waller bày tỏ tại hội nghị. “Fed cần lạm phát phải tiếp tục hạ nhiệt trước khi bắt đầu suy nghĩ đến việc ngừng thắt chặt chính sách”.

Chia sẻ với các phóng viên sau cuộc họp hồi đầu tháng 11, Chủ tịch Powell từng nói các dữ liệu đáng thất vọng gần đây cho thấy lãi suất phải tăng cao hơn dự kiến trước đó, Bloomberg thông tin.

Đồng thời, ông hàm ý ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới có thể sẽ điều chỉnh quy mô tăng lãi suất sớm nhất là vào tháng 12.

Hồi tháng 9, các quan chức Fed kỳ vọng lãi suất sẽ đạt mức 4,4% vào cuối năm nay và khoảng 4,6% vào năm 2023. Điều này cho thấy Fed có thể sẽ nâng lãi suất khoảng 50 điểm cơ bản trong tháng 12 và thêm 25 điểm cơ bản khác vào năm tới.

Tại sự kiện ở Sydney, khi được hỏi liệu lãi suất có thể vọt lên trên mức 5% hay không, ông Waller cho biết điều đó sẽ phụ thuộc vào diễn biến lạm phát. Vị thống đốc khẳng định rõ ràng rằng Fed sẽ không chùn bước nếu cần.

“CPI tăng 7,7% vẫn là rất lớn”, ông nói. “Vấn đề giờ đây không phải là Fed sẽ tăng lãi suất bao nhiêu, mà là chúng tôi sẽ dừng tăng lãi suất khi nào. Mọi việc chủ yếu phụ thuộc vào lạm phát”.

Các đợt tăng lãi suất mạnh tay của Fed đang đẩy nền kinh tế Mỹ đến gần với bờ vực suy thoái hơn. Vào tháng 10, tổ chức phi lợi nhuận The Conference Board dự đoán xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới là khoảng 96%. Các tổ chức dự báo khác cũng đưa ra những ước tính tương tự.

1 Likes

Khối ngoại giải ngân mạnh mẽ, mua ròng hơn 4.550 tỷ đồng trong tuần qua

## Khối ngoại vừa có một tuần giao dịch rất tích cực trên thị trường chứng khoán tuần qua. Khối này đã mua ròng hơn 4.550 tỷ đồng trong tuần, bất chấp khối nhà đầu tư cá nhân nội vẫn bán ra rất mạnh. Nhiều ý kiến kỳ vọng, động thái mua ròng tích cực của khối ngoại sẽ hỗ trợ cho tâm lý khối nội và giúp thị trường hồi phục.

Trên thị trường chứng khoán tuần qua, giao dịch khối ngoại là điểm sáng của thị trường. Tính chung cả tuần, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 4.553 tỷ đồng, bất chấp thị trường giảm điểm trước áp lực bán ra của khối nội. Khối này đã mua ròng trên cả 3 sàn.

Trên sàn HOSE, sau tuần hai bán ròng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài tuần qua đã trở lại giải ngân mạnh mẽ trên thị trường với giá trị 4.123 tỷ đồng. Mua ròng thông qua khớp lệnh đạt 3.504 tỷ đồng.

Kể từ đầu năm, khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE đạt 1.599 tỷ đồng, trong đó mua ròng thông qua khớp lệnh 3.037 tỷ đồng và bán ròng thông qua thỏa thuận 1.440 tỷ đồng.

Tuần vừa qua, khối ngoại mua ròng 20/20 nhóm ngành so với 14/20 nhóm ngành ở tuần trước đó, các nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng là: dầu khí, thực phẩm, bán lẻ…

Đối với nhóm ETF, tuần vừa qua khối ngoại mua ròng ở nhóm là Finselect, Finlead trung bình 700 tỷ đồng trong khi tuần trước bán 184 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại đã mua ròng nhóm VN Diamond với giá trị 283 tỷ đồng.

Tại sàn HOSE, khối ngoại tuần này tỏ ra ưa thích cổ phiếu bất động sản KDH, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt 533 tỷ đồng, phần lớn mua ròng thoả thuận. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại VHM với 297 tỷ đồng và DGC với 245 tỷ đồng. Danh sách top 10 cổ phiếu được mua ròng trăm tỷ trong tuần qua tại sàn HOSE còn có FUESSVFL (224 tỷ đồng), SSI (190 tỷ đồng), POW (184 tỷ đồng)…

Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại cổ phiếu ngành ngành thép HSG và mã KDC, giá trị đều đạt hơn 40 tỷ đồng tại mỗi mã. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại hai cổ phiếu ngân hàng là HDB và OCB với giá trị lần lượt là 36 tỷ đồng và 31 tỷ đồng. Các mã khác như DGW, FTS, HDC, VPB cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng có tuần mua ròng với giá trị mua ròng đạt 353 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu PVS với giá trị độn biến 340 tỷ đồng. Ngoài ra, PVI và TNG cũng lần lượt được mua ròng khoảng 3 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có CEO, SHS, BCC, NTP, TIG… Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại IDC với hơn 1 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có THD, HUT, PVC, APS, giá trị bán ròng tại mỗi mã chỉ vài trăm triệu đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 78 tỷ đồng. Trên sàn này, cổ phiếu BSR tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 23 tỷ đồng, VEA và ACV cũng được mua ròng 19 tỷ đồng và 15 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến QNS, MCH, OIL, CLX… Tại phía bán ra, cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng gần 4 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VGT và QTP với giá trị gần 3 tỷ đồng tại mỗi mã./.

Nguồn bài viết: Khối ngoại giải ngân mạnh mẽ, mua ròng hơn 4.550 tỷ đồng trong tuần qua | Thời báo Tài chính Việt Nam

1 Likes

Thông điệp từ Chính phủ về các giải pháp cho trái phiếu doanh nghiệp

## TTO - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sửa đổi nghị định 65/2022/NĐ-CP nếu cần.

Tại nghị quyết 143/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh minh hoạ: NGỌC PHƯỢNG

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết 143/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2022.

Theo nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 153 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đưa ra giải pháp xử lý kịp thời các khó khăn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp trong ngắn hạn và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh trong trung, dài hạn.

Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ yêu cầu phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Kịp thời nắm tình hình, có giải pháp phù hợp hỗ trợ, chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn cho thương nhân nhập khẩu xăng dầu và than, góp phần tháo gỡ khó khăn, bảo đảm an ninh năng lượng.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, ổn định thị trường tiền tệ, củng cố niềm tin thị trường, tâm lý của nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp.

Mới đây, trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư luôn được thực hiện một cách nghiêm túc.

Một số công ty sai phạm chỉ là đơn lẻ và đã bị xử lý pháp luật để lành mạnh thị trường. Các công ty phát hành này đã cam kết trả đúng hạn trái phiếu khi đến hạn. “Chúng tôi sẽ tích cực giám sát và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư” - Bộ trưởng khẳng định.

Theo đó, Chính phủ, Bộ Tài chính đang hành động khẩn trương để đảm bảo tài sản cho nhà đầu tư. Phong tỏa tài khoản hàng trăm công ty để bảo vệ và thu hồi tiền trái phiếu cho nhà đầu tư, đảm bảo trả nợ cho nhà đầu tư chính là một trong những phương án khẩn trương mà Chính phủ đang triển khai để mang đến môi trường đầu tư lành mạnh.

Đề xuất tính tới các giải pháp đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, vừa tổng hợp và báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Nhiều giải pháp được đề xuất để gỡ khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, như cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường.

Bên cạnh đó, Ban IV đề xuất có thể kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách giảm 2% VAT, chính sách giãn hoặc hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo nghị định số 96 của Chính phủ; các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ…

Để gia tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023, giúp dòng vốn hỗ trợ được cho doanh nghiệp ở nhiều ngành và lĩnh vực, Ban IV đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước làm việc với các ngân hàng thương mại để nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực trong nước, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để không triệt tiêu năng lực doanh nghiệp.

“Với việc siết tín dụng bất động sản, cần phân tách các loại bất động sản để các loại hình như xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, các dự án xây dựng hạ tầng sản xuất… không bị ảnh hưởng tiêu cực theo chính sách chung, từ đó tạo cơ hội cho nhiều nhóm doanh nghiệp liên quan”, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề nghị.

1 Likes

Quỹ thuộc Dragon Capital lỗ 643 tỷ trong 10 tháng đầu năm Quỹ đầu tư chứng khoán năng động (DCDS) – trực thuộc Dragon Capital – lỗ nặng trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục lao dốc.

Trong báo cáo gần nhất, quỹ DCDS ghi nhận khoản lỗ sau thuế 643 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm, giữa lúc thị trường chứng khoán Việt liên tục phá đáy trong thời gian gần đây. Sau 10 tháng, tổng tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV/ccq) lao dốc hơn hơn 33%, trong khi VN-Index giảm 28.8%. Đáng chú ý, sau kết quả ảm đạm năm 2022, quỹ DCDS đã mất phần lớn mức tăng kể từ lúc thành lập (năm 2004), chỉ còn tăng 11.2%.

Thời gian qua, quỹ đầu tư này hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ phía cộng đồng nhà đầu tư Dragon Capital. Các nhà đầu tư tỏ ra khó hiểu khi DCDS là quỹ hỗn hợp trái phiếu và cổ phiếu, nhưng lại biến động còn mạnh hơn so với VN-Index. Đồng thời, tỷ lệ quay vòng tài sản của quỹ ở mức hơn 500%, có nghĩa quỹ đầu tư này đã trải qua 5 lần thay toàn bộ danh mục trong 12 tháng qua.

Nhận thấy sự chán nản của phía nhà đầu tư, Dragon Capital đã lên tiếng trấn an nhà đầu tư, kêu gọi sự kiên nhẫn trước sự biến động của thị trường.

Trong thư ngỏ gửi tới nhà đầu tư, Dragon Capital cho biết làn sóng nâng lãi suất trên toàn cầu và câu chuyện xử lý sai phạm tại Việt Nam đã gây rất nhiều sức ép cho thị trường.

“Trong bối cảnh đó, các quỹ đầu tư DCDS, DCBC của Dragon Capital đã có mức sụt giảm dẫn đến việc các nhà đầu tư vào quỹ trong thời gian này không khỏi lo lắng. Là những người điều hành quỹ, chúng tôi đang tập trung cải thiện hiệu quả đầu tư, linh hoạt hơn trong trong chiến lược tái cấu trúc danh mục cho thật phù hợp với tình hình thị trường và tìm ra những cơ hội sinh lời tốt nhất”, Dragon Capital chia sẻ.

Kể từ đầu quý 2/2022, Dragon Capital đã có những thay đổi về cách tiếp cận và kỹ thuật đầu tư để có thể cải thiện tình hình, nhưng việc thay đổi sẽ cần thời gian để phản ánh hiệu quả đầu tư vào kết quả. “Chúng tôi đã tích cực thực hiện các điều chỉnh và tối ưu danh mục để hy vọng thu hẹp được khoảng cách với chỉ số tham chiếu VN-Index”, lãnh đạo quỹ cho biết.

“Dù thị trường trong thời gian tới có thể phát sinh thêm những diễn biến mới hay không, chúng tôi hy vọng rằng Quý Nhà Đầu Tư tiếp tục kiên trì và kiên nhẫn với khoản đầu tư của mình vì có thể việc thoái vốn giai đoạn này sẽ khiến cho việc tái đầu tư trở nên đắt đỏ hơn trong tương lai”.

Nâng tỷ trọng tiền mặt

Cuối tháng 10/2022, tổng tài sản ròng của quỹ DCDS ở mức gần 1.3 ngàn tỷ đồng. Trong đó, 74.7% tài sản nằm ở 48 cổ phiếu, tập trung nhiều nhất ở MWG, VCB, VNMFPT. Các trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết chiếm 13.5% tài sản của DCDS.

Top 10 cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất tại cuối tháng 10

Danh sách trái phiếu của DCDS tại cuối tháng 10/2022

Nguồn: Dragon Capital

Trong bối cảnh bất ổn, DCDS cũng nâng mạnh tỷ trọng tiền mặt lên 11.9%, cao hơn nhiều so với mức 3.2% tại cuối tháng 8/2022.

Nguồn bài viết: Quỹ thuộc Dragon Capital lỗ 643 tỷ trong 10 tháng đầu năm | Fili

1 Likes

Khối ngoại gom mạnh 6,000 tỷ đồng giữa lúc thị trường rớt mốc 950 điểm

Giữa lúc làn sóng bán tháo đang tiếp diễn, khối ngoại đã trở lại gom cổ phiếu và góp phần ghìm cương đà lao dốc trên thị trường.

Khép phiên ngày 14/11, chỉ số VN-Index giảm 13.49 điểm (tương đương 1.41%) xuống mức 941 điểm. Trong 6 phiên qua, chỉ số chứng khoán Việt đã giảm 5.63%.

Giữa bối cảnh thị trường đỏ lửa, khối ngoại lại tranh thủ gom mạnh cổ phiếu. Trong 6 phiên vừa qua, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng hơn 6 ngàn tỷ đồng trên HOSEHNX, còn cao hơn cả giá trị bán ròng của giai đoạn tháng 7-10/2022 (hơn 4 ngàn tỷ).

Đợt mua ròng của khối ngoại góp phần nâng đỡ cho một thị trường đang cạn dần thanh khoản, đồng thời đánh dấu sự trở lại của khối ngoại sau nhiều tháng bán ròng liên tục.

*Tính tới phiên 14/11/2022. Nguồn: VietstockFinance.

Trên sàn HOSE, nhà đầu tư nước ngoài đang gom mạnh cổ phiếu KDH (541 tỷ đồng), STB (414 tỷ đồng), VHM (467 tỷ đồng), SSI (447 tỷ đồng), VND (281 tỷ đồng). Trên HNX, họ tập trung gom cổ phiếu PVS với giá trị mua ròng gần 400 tỷ đồng.

1 Likes

Chứng khoán Việt Nam vào top thị trường giảm mạnh nhất thế giới, Ủy ban Chứng khoán nói gì?

Hình ảnh minh họa: Nhadautu.

Sau các biện pháp hỗ trợ kinh tế sau đại dịch COVID-19, lạm phát đã tăng mạnh ở nhiều nơi trên thế giới khiến nhiều nền kinh tế phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ với nhịp độ nhanh, mạnh nhằm kiểm soát lạm phát. Trong năm 2022, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành thêm 3,75 điểm % qua 6 lần điều chỉnh liên tiếp: tháng 3/2022 tăng 0,25 điểm %, tháng 5/2022 tăng 0,5 điểm % và 4 lần liên tiếp tăng 0,75 điểm %, vào tháng 6, 7, 9 và 11/2022, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994.
image
Tương tự, Ngân hàng Trung ương Anh đã điều chỉnh tăng lãi suất 7 lần liên tiếp kể từ tháng 12/2021, lên mức 2,25%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng ba lần điều chỉnh tăng lãi suất trong năm 2022 trong bối cảnh lạm phát tiếp tục xu hướng tăng ở khu vực này.

Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới đang làm dấy lên lo ngại về rủi ro “suy thoái - lạm phát” ở một số quốc gia. Các tổ chức quốc tế tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và 2023: IMF (10/2022) hạ mức dự báo xuống còn 3,2% cho năm 2022 và 2,7% cho năm 2023, trong khi Ngân hàng thế giới (9/2022) ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm xuống còn 0,5% trong năm 2023.

Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong năm 2022. Xung đột Nga – Ukraine, căng thẳng giữa các nước lớn và chiến lược Zero-COVID của Trung Quốc tiếp tục tiếp diễn đã làm trầm trọng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; giá cả lương thực, năng lượng theo đó tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của các doanh nghiệp và gia tăng áp lực lạm phát.

Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán trên thế giới cũng trải qua nhiều biến động: tính đến ngày 31/10/2022, chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI ACWI đã giảm 21,98%; chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 12,3%, chỉ số DAX của Đức giảm 16,63%, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 23,82%, chỉ số Shang Hai của Trung Quốc giảm 19,89%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 36,48%, chỉ số S&P500 của Mỹ giảm 18,15% so với cuối năm 2021.
image
Trong nước, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã chịu sự tác động của các thay đổi trong mặt bằng lãi suất. Sau các bước điều chỉnh lãi suất liên tục của FED trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành nhằm ứng phó với lạm phát và giảm tác động từ bên ngoài.

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cũng đã gia tăng, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng và giảm sự hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng có sự dịch chuyển trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát. Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh trong năm 2021 đến quý I/2022.

Do vậy, khi xuất hiện các yếu tố tác động không thuận, nhà đầu tư sẽ có tâm lý chốt lời nhằm bảo vệ thành quả, tạo nên áp lực bán trên thị trường. Ngoài ra, việc điều tra, khởi tố một số doanh nghiệp bất động sản lớn trong thời gian vừa qua liên quan đến các sai phạm trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng tác động đến tâm lý chung trên thị trường chứng khoán, tạo tâm lý thận trọng trong đầu tư, tác động đến dòng tiền trên thị trường.

“Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh trong thời gian qua xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế - chính trị thế giới và có sự đồng pha với diễn biến trên thị trường chứng khoán thế giới”, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhìn nhận.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Việt Nam vào top thị trường giảm mạnh nhất thế giới, Ủy ban Chứng khoán nói gì?

1 Likes

Về hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các khuyến nghị của Bộ Tài chính

  1. Trái phiếu doanh nghiệp là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất và được doanh nghiệp trả lãi, gốc khi trái phiếu đến hạn. Thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam đều quy định trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Trái phiếu doanh nghiệp không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

  2. Thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước đã từng bước phát triển để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng. Trong quá trình phát triển, thị trường đã phát sinh những rủi ro tiềm ẩn, các cơ quan quản lý và Bộ Tài chính đã theo sát diễn biến thị trường để hoàn thiện chính sách. Theo đó, khung pháp lý về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm ban hành đầy đủ từ cấp Luật, Nghị định đến các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, có 02 loại trái phiếu là trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ. Trong đó, từ năm 2021, 2 phương thức phát hành trái phiếu được phân biệt cụ thể: trái phiếu phát hành ra công chúng được chào bán cho mọi nhà đầu tư và chỉ được chào bán sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép; trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, là các nhà đầu tư có kiến thức, kinh nghiệm và tài sản để đầu tư vào sản phảm có rủi ro cao hơn trái phiếu phát hành ra công chúng. Song song với việc hoàn thiện khung pháp lý, Bộ Tài chính thường xuyên tuyên truyền về trái phiếu doanh nghiệp, làm rõ đặc điểm của sản phẩm này khác với sản phẩm tài chính của các NHTM như tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi.

  3. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đã xuất hiện một số tồn tại như: (i) có doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn, lãi suất cao trong khi tình hình tài chính hạn chế, (ii) một số tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng dịch vụ, (iii) một số nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lãi suất, không đánh giá đầy đủ đặc điểm, bản chất của trái phiếu doanh nghiệp, một bộ phận nhà đầu tư cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo đó, hiện tượng các nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Trước thực trạng này, từ năm 2019 đến nay, Bộ Tài chính đã thường xuyên thông tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ban hành 17 thông cáo báo chí, trong đó đã có các cảnh báo đến các doanh nghiệp phát hành, các chủ thể tham gia thị trường và nhà đầu tư cá nhân về các rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

  4. Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ. Trước tình hình này, Bộ Tài chính đề nghị các chủ thể tham gia trên thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật và lưu ý như sau:

(i) Đối với doanh nghiệp phát hành: Với nguyên tắc trái phiếu doanh nghiệp phát hành tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm phải tự cân đối dòng tiền để đảm bảo các nghĩa vụ đã cam kết với nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu. Trường hợp có khó khăn về tình hình tài chính thì phải chủ động xây dựng phương án trả nợ cụ thể và làm việc thống nhất với các nhà đầu tư để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp như (i) cơ cấu lại nợ, (ii) đàm phán hoán đổi trái phiếu, (iii) xử lý tài sản đảm bảo, (iv) thỏa thuận thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác của doanh nghiệp; trường hợp không thỏa thuận được sẽ xử lý theo quyết định của tòa án.

(ii) Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ: Các tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, đại lý lưu ký, chuyển nhượng trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư để đảm bảo các nghĩa vụ đã ký kết cũng như đảm bảo uy tín khi cung cấp dịch vụ trên thị trường.

(iii) Đối với các nhà đầu tư:

  • Khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành.

  • Các nhà đầu tư cần cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu để có quyết định phù hợp, không nghe tin đồn thất thiệt.

  • Các nhà đầu tư cá nhân khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc có ý định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần yêu cầu tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp phát hành, trái phiếu. Nhà đầu tư cần đọc, hiểu và nắm rõ các quy định này tại văn kiện trái phiếu và các bản công bố thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Việc các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này bảo lãnh, bảo đảm cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là tổ chức cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

  1. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là thị trường tiềm năng khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới cho phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn. Do đó, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch. Do đó, các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật. Ngày 16/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP bổ sung các quy định để sàng lọc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, hạn chế việc nhà đầu tư nhỏ lẻ không có năng lực tham gia thị trường; đây cũng chính là các quy định để hạn chế nhà đầu tư cá nhân tiếp cận những rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp khi không có khả năng phân tích, đánh giá và cũng là các quy định để bảo vệ nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ. Đồng thời, Nghị định cũng tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc tuân thủ phương án và hồ sơ chào bán, yêu cầu chế độ công bố thông tin, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, hoàn thiện cơ chế quản lý giám sát và trách nhiệm thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý.

Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát. Trước mắt, việc triển khai Nghị định số 65/2022/NĐ-CP cùng với các giải pháp xử lý nghiêm các vi phạm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp vừa qua sẽ giúp thị trường điều chỉnh hướng tới thị trường hoạt động hiệu quả hơn./.

https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidstincongbo/vichitiet102?dDocName=APPSSCGOVVN162151764&_afrLoop=62556807024000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=dv950a1zs_1#%40%3F_afrWindowId%3Ddv950a1zs_1%26_afrLoop%3D62556807024000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN162151764%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Ddv950a1zs_86

1 Likes

Bộ Tài chính lại khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo Bộ Tài chính, thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam đều quy định trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

Ngày 14/11, Bộ Tài chính tiếp tục phát đi những thông tin lưu ý về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).


Trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng nhưng sẽ rất rủi ro nếu không nghiên cứu kỹ tình hình doanh nghiệp.

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước đã từng bước phát triển để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng.

Tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, có 02 loại trái phiếu là trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Trong đó, từ năm 2021, 2 phương thức phát hành trái phiếu được phân biệt cụ thể: trái phiếu phát hành ra công chúng được chào bán cho mọi nhà đầu tư và chỉ được chào bán sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép. Trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, là các nhà đầu tư có kiến thức, kinh nghiệm và tài sản để đầu tư vào sản phẩm có rủi ro cao hơn trái phiếu phát hành ra công chúng.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đã xuất hiện một số tồn tại.

Đó là có doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn, lãi suất cao trong khi tình hình tài chính hạn chế. Một số tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Một số nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lãi suất, không đánh giá đầy đủ đặc điểm, bản chất của trái phiếu doanh nghiệp, một bộ phận nhà đầu tư cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Theo đó, Bộ Tài chính lưu ý hiện tượng các nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Bộ Tài chính cho biết: Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ.

Đối với các nhà đầu tư, Bộ Tài chính khuyến nghị: Khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cần cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu để có quyết định phù hợp, không nghe tin đồn thất thiệt.

Các nhà đầu tư cá nhân khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc có ý định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần yêu cầu tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp phát hành, trái phiếu.

Nhà đầu tư cần đọc, hiểu và nắm rõ các quy định này tại văn kiện trái phiếu và các bản công bố thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

“Việc các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này bảo lãnh, bảo đảm cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là tổ chức cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành”, Bộ Tài chính lưu ý.

2 Likes

Ông nhà báo nào viết kém quá.