Chứng sỹ săn tin!

Bất động sản quay cuồng trong áp lực đảo nợ trái phiếu

Khoảng 130.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2023, trong khi khả năng đảo nợ là rất khó bởi hiệu ứng “bond run” (tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu).

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn năm 2023 tương đương hơn 9% dư nợ tín dụng ngân hàng tăng thêm trong năm 2022. Ảnh: Đức Thanh. Đồ họa: Đan Nguyễn.

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn năm 2023 tương đương hơn 9% dư nợ tín dụng ngân hàng tăng thêm trong năm 2022. Ảnh: Đức Thanh. Đồ họa: Đan Nguyễn.

Dồn dập mua lại trước hạn, áp lực đáo nợ trái phiếu vẫn rất lớn

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến ngày 21/10, các doanh nghiệp phát hành đã mua lại trước hạn hơn 142.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tăng 67% so với cùng kỳ. Có tới 74% lượng TPDN mua lại diễn ra trong quý II và quý III/2022, sau khi sự cố Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát xảy ra.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho rằng, việc gia tăng hoạt động mua lại trước hạn TPDN sẽ giảm áp lực rủi ro nợ đáo hạn và giảm đáng kể áp lực vỡ nợ dây chuyền. Tuy nhiên, lượng TPDN bất động sản đáo hạn thời gian tới còn rất lớn.

Theo ước tính của các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), TPDN bất động sản đáo hạn năm 2023 là 130.000 tỷ đồng, tương đương hơn 9% dư nợ tín dụng ngân hàng tăng thêm trong năm 2022. Đỉnh điểm đáo hạn TPDN sẽ rơi vào quý II, quý III/2023.

Trong điều kiện thị trường vận hành bình thường, doanh nghiệp bất động sản đáo hạn trái phiếu sẽ phát hành trái phiếu mới để đảo nợ, làm cho dòng vốn luân chuyển nhịp nhàng. Tuy nhiên, dòng chảy vốn thị trường trái phiếu đang bị đứt gãy, nên khả năng đảo nợ trái phiếu là rất khó, dù Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã chính thức cho phép doanh nghiệp đảo nợ.

Bên cạnh đó, Nghị định 65 siết chặt điều kiện của nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, khiến người mua trên thị trường trái phiếu riêng lẻ bị co hẹp, nên doanh nghiệp bất động sản cũng khó khăn hơn khi đảo nợ trái phiếu.

“Chúng tôi cho rằng, khả năng đảo nợ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản khá thấp do nhà đầu tư nắm giữ chủ yếu là cá nhân đang bị hạn chế rất nhiều do niềm tin bị xói mòn cũng như do các quy định chặt chẽ hơn của Nghị định 65/2022 NĐ-CP và do các hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng. Đồng thời, dòng tiền từ hoạt động bán hàng đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh lãi suất tăng và tín dụng thắt chặt. Do đó, chúng tôi nhận thấy một số rủi ro đáng chú ý về nợ xấu và tăng lãi suất của thị trường từ khả năng đáo hạn TPDN các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới”, chuyên gia phân tích VDSC nhận định.

Ngăn hiệu ứng “bond run”

Thị trường TPDN trong tháng 10/2022 gần như đóng băng. Số liệu của FiinPro cho thấy, trong tháng 10/2022, chỉ có một đợt phát hành TPDN của Công ty TNHH Khai thác chế biến khoảng sản Núi Pháo với vỏn vẹn 210 tỷ đồng.

“Trong ngắn hạn, tâm lý rời bỏ kênh đầu tư TPDN có thể dần ổn định trở lại, nhưng nếu như những nút thắt về pháp lý không được tháo gỡ, thiếu đi sự hỗ trợ và định hướng từ nhà điều hành, thì nhiều khả năng, khó khăn trên thị trường TPDN sẽ còn tiếp diễn”, VDSC nhận định.

Trong khi làn sóng tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu chưa dừng lại, thì việc doanh nghiệp bất động sản đảo nợ trái phiếu là rất khó khăn, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy lớn hơn. TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu, cơ quan quản lý cần có giải pháp chống “bond run”.

“Với thị trường TPDN, đầu tiên, nhà đầu tư phải bình tĩnh, không hành động theo tâm lý đám đông. Tuy nhiên, cơ quan quản lý và các bên cũng phải tham gia hỗ trợ, lên tiếng để ngăn tâm lý đám đông”, ông Ánh nhận định.

Lý giải nguyên nhân nhà đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu, thậm chí tháo chạy khỏi cả các quỹ đầu tư trái phiếu (bán chứng chỉ quỹ trước hạn), ông Lê Hồng Khang, Trưởng phòng Phân tích xếp hạng tín nhiệm của FiinRatings cho rằng, gốc rễ của vấn đề là nhà đầu tư thiếu thông tin. Do đó, để tránh trường hợp doanh nghiệp phát hành hoạt động tốt mà vẫn bị “bond run”, doanh nghiệp phát hành nên minh bạch thông tin, bổ sung đánh giá độc lập để khẳng định vị thế kinh doanh của mình, cũng như khẳng định việc vẫn kinh doanh bình thường. Nếu doanh nghiệp phát hành khó khăn trong chi trả, thì cần tôn trọng trái chủ bằng cách công khai, minh bạch lộ trình giải pháp, hoạt động cấu trúc lại thời gian trả nợ, để nhà đầu tư an tâm phần nào.

“Về phía nhà đầu tư, cần bình tĩnh, xem xét lại tài sản, trái phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ của doanh nghiệp nào, kết quả kinh doanh ra sao, nếu thật sự tốt thì không có lý do gì bán rẻ, chiết khấu rất cao. Trong trung hạn, giải pháp được nói tới nhiều là các quỹ bình ổn. Đây là biện pháp đã được áp dụng ở các quốc gia khác và các quỹ này sẽ có những điều kiện cụ thể vào những đối tượng cụ thể để có thể giải ngân”, ông Khang khuyến nghị.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh.

Theo đó, đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỷ lệ nhất định. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín thương hiệu, công ty đại chúng, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán được xếp hạng tín nhiệm thì được phát hành riêng lẻ chào bán cho nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Nguồn bài viết: Bất động sản quay cuồng trong áp lực đảo nợ trái phiếu | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Sau 4 tháng chững lại, dòng tiền từ Thái Lan lại “ồ ạt” mua gom chứng khoán Việt Nam

Sau 4 tháng chững lại, dòng tiền từ Thái Lan lại “ồ ạt” mua gom chứng khoán Việt Nam

Động thái mua gom “ồ ạt” chứng chỉ quỹ ETF qua kênh DR cho thấy nhà đầu tư Thái Lan đang đánh giá cao khả năng tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam tuy nhiên vẫn có sự phân hóa nhất định giữa các ETF chủ yếu do sự khác biệt về danh mục.

Theo tin từ Sở GDCK Thái Lan (SET), tính đến cuối tháng 10/2022, lượng chứng chỉ lưu ký DR FUEVFVND (FUEVFVND01) dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF do Bualuang Securities phát hành đã tăng vọt lên 110,7 triệu đơn vị. Giá trị vốn hóa tương ứng 3,76 tỷ Bath (~2.500 tỷ đồng), tăng 21% so với cuối tháng 9.

Tỷ lệ chuyển đổi giữa DR và chứng chỉ quỹ cơ sở là 1:1 đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Thái Lan đang gián tiếp sở hữu 110,7 triệu chứng chỉ FUEVFVND tại thời điểm cuối tháng 10. Con số này đã tăng đến 31,8 triệu đơn vị so với tháng trước và là mức cao nhất kể từ khi DR FUEVFVND ra mắt vào tháng 3 năm nay.

Sau 4 tháng chững lại, dòng tiền từ Thái Lan lại “ồ ạt” mua gom chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

Nhà đầu tư Thái Lan gom mạnh Diamond ETF qua kênh DR

Tương tự, nhà đầu tư Thái Lan cũng mạnh tay gom chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF thông qua kênh DR. Trong tháng 10, lượng DR E1VFVN30 (E1VFVN3001) do Bualuang Securities phát hành đã tăng thêm 22,3 triệu đơn vị lên mức 202,8 triệu đơn vị. Giá trị vốn hóa đạt gần 5,37 tỷ Bath (3.500 tỷ đồng), giảm 6% so với cuối tháng trước.

Tỷ lệ chuyển đổi giữa DR và chứng chỉ quỹ cơ sở cũng là 1:1 đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Thái Lan đang gián tiếp nắm giữ 202,8 triệu chứng chỉ E1VFVN30. Đây cũng là mức kỷ lục kể từ khi sản phẩm DR E1VFVN30 ra mắt vào năm 2018.

Sau 4 tháng chững lại, dòng tiền từ Thái Lan lại “ồ ạt” mua gom chứng khoán Việt Nam - Ảnh 2.

Lượng DR E1VFVN30 cũng tăng vọt

Như vậy, sau khoảng 4 tháng chững lại, dòng tiền từ Thái Lan lại “ồ ạt” đổ vào Việt Nam qua kênh ETF. Động thái đã góp phần đảo chiều dòng vốn vào Diamond ETF và VN30 ETF sau 3 tháng liên tiếp bị rút ròng mạnh trong quý 3 trước đó.

Theo thống kê, dòng tiền vào Diamond ETF trong tháng 10 lên đến 835 tỷ đồng trong khi VN30 ETF có tháng hút ròng mạnh nhất từ đầu năm với giá trị 566 tỷ đồng. Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn trong những ngày đầu tháng 11. Tính từ đầu năm đến nay, Diamond ETF đang là một trong những ETF hút tiền mạnh nhất thị trường với giá trị gần 4.900 tỷ đồng trong khi dòng vốn vào VN30 ETF vẫn âm gần 1.100 tỷ đồng.

Dòng vốn vào Diamond ETF và VN30 ETF đảo chiều sau 3 tháng liên tiếp bị rút ròng

Trong tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có nhiều biến động mạnh theo chiều hướng không thuận lợi. VN-Index giảm 9,2% trong tháng kéo theo hàng loạt Bluechips xuống đáy dài hạn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân thúc đẩy dòng tiền từ Thái Lan trở lại khi nhiều cổ phiếu chất lượng đã chiết khấu đủ hấp dẫn.

Động thái trên phần nào cho thấy nhà đầu tư Thái Lan đang đánh giá cao khả năng tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam tuy nhiên vẫn có sự phân hóa nhất định giữa các ETF chủ yếu do sự khác biệt về danh mục. Diamond ETF với danh mục gồm các cổ phiếu hết room, đầu ngành “hot” như bán lẻ, công nghệ, năng lượng, tiện ích,… chiếm tỷ trọng lớn vẫn cho thấy sức hút đáng nể. Trong khi đó, danh mục của VN30 ETF với một số cổ phiếu đã qua chu kỳ tăng trưởng có thể sẽ hút tiền yếu hơn đôi chút.

Ảnh hưởng bởi tỷ giá

DR - Depositary Receipt là một loại chứng khoán có thể chuyển nhượng, được giao dịch trên sàn chứng khoán của nước sở tại nhưng đại diện cho một chứng khoán khác được phát hành bởi một công ty đại chúng đang niêm yết ở một quốc gia khác. DR chịu rủi ro về tỷ giá khi đồng tiền của nước sở tại tăng giá so với đồng tiền tại quốc gia mà chứng khoán được DR đại diện đang niêm yết.

Trước áp lực từ sự leo thang của USD do động thái tăng tốc hút tiền của Fed, vào ngày 25/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có lần thứ 2 trong một tháng tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 1%. Tuy nhiên, VND vẫn mất giá so với THB 3,1% trong tháng 10 và điều này đã ảnh hưởng đến hiệu suất của các chứng chỉ lưu ký trên.

Theo báo cáo, DR FUEVFVND giảm 13,9% mạnh hơn so với mức 9% của Diamond ETF chủ yếu do tỷ giá VND/THB giảm. Bên cạnh đó, từ ngày 7/11, VNDiamond đẽ thêm mới cổ phiếu bất động sản NLG (​​tỷ trọng 2%) và loại cổ phiếu dệt may TCM (tỷ trọng 0,2%). Điều này khiến định giá P/E của FUEVFVND giảm xuống 9,x do P/E forward 2023 của NLG là 6 lần trong khi TCM là 13 lần.

Tương tự, DR E1VFVN30 giảm 15,9% cũng mạnh hơn so với mức 10,7% của VN30 ETF cũng do VND mất giá so với THB. Ngoài ra, cổ phiếu HPG (tỷ trọng 5% trong chỉ số VN30) đã giảm 26,2% sau khi công bố sản lượng giao tháng 9 giảm và cổ phiếu tiêu dùng MSN (tỷ trọng 5%) giảm 13,6% sau khi tiết lộ lợi nhuận quý 3 giảm 53% cũng đã ảnh hưởng đến hiệu suất của chứng chỉ lưu ký này.

1 Likes

Nắm HPG, VHM, PLX một quỹ ngoại báo lỗ kỷ lục, khiến 10 năm đầu tư chứng khoán Việt lãi chỉ 8%
Lumen Vietnam Fund (LVF) ghi nhận âm 15,3% trong tháng 10 đưa hiệu suất từ đầu năm đến nay âm 35,1%. Đây là mức lỗ kỷ lục của LVF khiến thành quả của 10 năm đầu tư chứng khoán Việt Nam chỉ lãi 7,99%.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Báo cáo hiệu suất tháng 10/2022 vừa cập nhật, quỹ Lumen Vietnam Fund (LVF) ghi nhận âm 15,3% trong tháng 10 đưa hiệu suất từ đầu năm đến nay âm 35,1%. Đây là mức lỗ kỷ lục của LVF khiến thành quả của 10 năm đầu tư chứng khoán Việt Nam chỉ lãi 7,99%.

Top 10 danh mục đầu tư của Lumen Vietnam Fund có những cổ phiếu rớt 60-70% từ đầu năm như HPG, VHM, PLX với tỷ trọng lần lượt là 3,91%; 5,01% và 4,03%. Ngoài ra, 7 mã khác chiếm tỷ trọng lớn gồm FPT, CTG, HCM, VRE, BVH, CTR, GMD.

Quỹ này đánh giá, tháng 10 năm 2022 là một tháng đầy thách thức đối với thị trường Châu Á cũng như đối với Lumen Vietnam Fund. Sự điều chỉnh mạnh của thị trường chủ yếu đến từ áp lực giải chấp trên diện rộng và phản ánh nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư về một số rủi ro toàn cầu bên ngoài và tin tức xấu trong nước.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng và bất động sản đã giảm giá đáng kể so với giá mục tiêu của quỹ. Đây sẽ là chất xúc tác tốt cho sự phục hồi của thị trường trong những tháng tới mặc dù sẽ còn những sóng gió ngắn hạn. Ở thời điểm này, quỹ đánh giá rất tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai trung và dài hạn.

Hiệu suất của Lumen Vietnam Fund từ năm 2012 đến nay.

Cập nhật thêm về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và những ảnh hưởng đến Việt Nam, theo Lumen Vietnam Fund, khi bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã xác nhận lại chính sách Zero-COVID-19 của mình. Với chính sách này, thị trường kỳ vọng kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng chậm lại ít nhất là cho đến nửa sau năm 2023. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nắm giữ khoảng 24% giá trị thương mại hai chiều, triển vọng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của Việt Nam.

Chính sách Zero-COVID của Trung Quốc cũng làm chậm làn sóng dịch chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc đến Việt Nam. Cam kết FDI từ Trung Quốc và Hồng Kông giảm đáng kể từ 34% trong tổng số cam kết FDI của Việt Nam trong 9T2019 xuống còn 14% trong 9T2022, do tiếp tục hạn chế biên giới. Các dự án đầu tư mới từ Trung Quốc và Hồng Kông bị hoãn lại.

Một lưu ý tích cực là thời điểm mà chính sách Zero-COVID sẽ bị xóa bỏ, các cam kết FDI vào Việt Nam sẽ phục hồi đáng kể. Ngoài ra, Tập Cận Bình cho biết trong bài phát biểu của mình tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 rằng lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sẽ thay đổi để hướng tới “sản xuất chất lượng cao hơn, thông minh hơn và xanh hơn”. Trong khi đó, Việt Nam được định vị tốt để hưởng lợi từ sự dịch chuyển đó.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 09/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. ACB: Sau 9 tháng 2022, dự nợ trái phiếu và nợ có khả năng mất vốn tại Ngân hàng ACB tăng mạnh

  2. DIG: Nộp bổ sung 24,2 triệu cổ phiếu và 80 bất động sản làm tài sản đảm bảo cho 3.500 tỷ đồng trái phiếu

  3. DHB: Tái cơ cấu tài chính, vực dậy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

  4. BWE: Vừa bán nước sạch, vừa xử lý rác và nước thải, một doanh nghiệp Bình Dương “bỏ két” 1.100 tỷ đồng tiền các loại

  5. VHC: Doanh thu xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 10 của Vĩnh Hoàn giảm mạnh 43%

_

  1. HPG: Những sức ép nào buộc “vua thép” Trần Đình Long phải đóng cửa một nửa số lò cao của Hòa Phát?

  2. DIG: DIC Corp dự thu hơn 611 tỷ đồng trong quý IV nhờ mở bán dự án Hậu Giang

😎 DIC Corp bổ sung tài sản đảm bảo cho ba lô trái phiếu sau khi bị giải chấp 55 triệu cổ phiếu DIG

  1. DIG: Con trai Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn tiếp tục bị “call margin” khi thị giá giảm sàn 4 phiên liên tiếp

  2. Cenland vay VPBank 100 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh BĐS

  3. HPG: Thị giá về đáy hai năm, vốn hóa Hòa Phát mất hơn 5 tỷ USD

  4. LDG Group đưa ra cam kết tại dự án The Viva City

  5. TN1: Cổ phiếu xuống đáy, TNS Holdings rút hồ sơ phát hành để hoán đổi

  6. CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel, SGT) vừa có văn bản giải trình nguyên nhân và đưa ra biện pháp, lộ trình khắc phục việc chậm công bố thông tin dẫn đến cổ phiếu SGT bị đưa vào diện cảnh báo.

  7. BCM: Tỉnh Bình Phước và Becamex IDC tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với Italia

  8. Thị giá về “đáy” 15 tháng bất chấp KQKD tăng trưởng cao, điều gì đang diễn ra với HAH?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Tổng giám đốc HDBank mua vào gần 660.000 cổ phiếu

  2. MWG: Sau khi Chủ tịch và Tổng giám đốc “khởi xướng”, thêm 3 lãnh đạo Thế Giới Di Động đăng ký mua hàng trăm nghìn cổ phiếu MWG

  3. Chỉ trong 3 ngày qua, đã có 5 lãnh đạo của Thế Giới Di Động đăng ký mua vào 2,16 triệu cổ phiếu MWG, tương đương giá trị gần 100 tỷ đồng.

  4. IDC: IDICO muốn mua cổ phiếu quỹ, chấp nhận giảm vốn điều lệ

  5. Thị giá “tụt dốc” 85% từ đỉnh, Chủ tịch LDG bị bán giải chấp 4,5 triệu cổ phiếu sau chưa đầy 2 tuần

  6. Chứng khoán APG muốn bán toàn bộ gần 7 triệu cổ phần DAP – VINACHEM (DDV)

_

  1. PNJ sắp phát hành hơn 82 triệu cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1

_

=> CỔ TỨC

  1. KBC: Tổ chức họp ĐHCĐ bất thường, dự chi 1.500 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc mua cổ phiếu quỹ

  2. Tập đoàn Bảo Việt dự kiến chi hơn 2.246 tỷ đồng trả cổ tức trong tháng 12, tỷ lệ 30%

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng mạnh

  • Tiền không chịu vào, VN-Index “xanh” nhờ kéo trụ, DIG giao dịch gần 9,5% cổ phiếu đang lưu hành

  • Đến giây cuối cùng của đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán đã đè VN-Index thủng ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên chỉ số vẫn thoát được một phiên giảm nhờ một vài mã vốn hóa lớn đột ngột được kéo mạnh trong đợt ATC. Tuy vậy diễn biến thị trường chiều nay chủ đạo vẫn là lao dốc…

  • Kết phiên VN-Index tăng 3,94 điểm, tương đương 0,4%, ghi nhận phiên phục hồi trọn vẹn thứ 2 liên tiếp. Tuy vậy VN30 vẫn giảm 0,04%, Midcap giảm 0,89% và Smallcap tăng 0,35%.

  • Nguyên nhân quan trọng khiến thị trường dễ chao đảo là dòng tiền quá mỏng. Chiều nay hai sàn khớp lệnh còn giảm 2% so với phiên sáng, chỉ đạt gần 4.173 tỷ đồng. HoSE giảm giao dịch 3%, đạt 3.807 tỷ đồng. Do giao dịch cả sáng lẫn chiều đều kém, tổng mức khớp lệnh HoSE và HNX cả ngày giảm 5% so với hôm qua, còn gần 8.407 tỷ đồng. Như vậy bất kể thị trường xanh hay đỏ, lượng tiền sẵn sàng mua vẫn duy trì ngưỡng rất kém.

  • Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn cầm cự khá tốt đến hết phiên, dù rất nhiều mã phải hạ độ cao. Riêng NVL và PDR vẫn sàn “cứng” suốt cả buổi, dư bán sàn hàng chục triệu cổ. Riêng phiên chiều thêm KBC và DIG gia nhập nhóm giảm sàn.

  • Phiên 9/11: Khối ngoại mua ròng gần 570 tỷ đồng, tâm điểm FUESSVFL, VHM

  • Phiên 09/11, tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng gần 167 tỷ đồng. Trong đó, TDP là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất (53 tỷ đồng), sau đó là ACV (gần 38 tỷ đồng). Ngược lại, TCB là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với gần 9 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Bán ròng hơn 28 triệu cổ phiếu trong chưa đầy 1 tháng, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của KBC

  2. “Ôm” cổ phiếu bất động sản, Pyn Elite Fund lỗ kỷ lục 36,11% trong 10 tháng năm 2022

  3. Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt… tích trữ tiền mặt như thế nào?

  4. Cổ phiếu thép “dắt tay nhau” về dưới mệnh giá, chỉ còn HPG và NKG giao dịch trên vùng 1x

_

  1. Duy nhất 1 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ được ghi nhận trong tháng 10

  2. 18 ngân hàng sụt giảm CASA, nguồn vốn giá rẻ đã không còn “rẻ”

  3. Thị trường “chung tay” giảm áp lực đáo hạn trái phiếu

  4. NHNN tiếp tục bơm thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng giảm về sát lãi suất điều hành

_

=> VIỆT NAM

  1. Ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT, loạt doanh nghiệp gỗ trở nên khốn đốn

  2. Kế hoạch 3 năm 2023-2025: Tổng chi ngân sách gần 6,5 triệu tỷ đồng, tăng 15%

  3. Sáng 9/11, Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) đã tổ chức lễ đón container hàng hóa thứ 1 triệu thông qua trên tàu Maersk Copenhagen thuộc tuyến dịch vụ vận tải biển xuyên Thái Bình Dương TPX của hãng tàu Maersk.

  4. Bộ Tài chính: Vẫn tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm với lo ngại về nền kinh tế

  2. Các chỉ số lớn tại thị trường Châu Âu đang giao dịch dưới mốc tham chiếu

  3. Chứng khoán Mỹ tiếp tục đi lên trong ngày bầu cử giữa kỳ, Dow Jones vượt mốc 33.000 điểm

  4. Rút gần 9 tỷ đô trong 1 tháng, nhà đầu tư ngoại vẫn chưa hào hứng trở lại với TTCK Trung Quốc dù vừa có đợt tăng rực rỡ

  5. Khó khăn kinh tế “thối bay” gần 20% tổng tài sản của giới siêu giàu Trung Quốc

  6. Hồng Kông thể hiện sẵn sàng tham gia Hiệp định RCEP

  7. Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu

  8. BoJ dự báo khả năng lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến

  9. ECB đã và đang tăng lãi suất với tốc độ kỷ lục, đồng thời vẫn hướng tới nhiều đợt tăng lãi suất tiếp theo để đưa lạm phát đang ở mức hai con số của Eurozone trở lại mức mục tiêu 2%

  10. Châu Âu trải qua tháng 10 nóng kỷ lục

  11. Nhật Bản thông qua dự thảo ngân sách gần 200 tỷ USD

  12. Lợi nhuận Apple tại Trung Quốc nhiều hơn cả Tencent, Alibaba gộp lại

  13. Tài sản ròng của Elon Musk giảm xuống dưới 200 tỷ USD, so với đỉnh, tài sản của Elon đã giảm khoảng 120 tỷ USD

  14. Bầu cử Mỹ: Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ bám đuổi sít sao

  15. EC: Động lực tăng trưởng kinh tế châu Âu đã “biến mất”

  16. Doanh số bán lẻ Eurozone tốt hơn dự báo, cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn khá ổn định trong quý III/2022.

  17. Tokyo: Tên lửa của Triều Tiên rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản

  18. Máy bay ‘Made in China’ chính thức cất cánh: Nhận được hàng trăm đơn đặt hàng, giá rẻ hơn cả Airbus

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Sàn FTX tạm ngừng xử lý giao dịch rút tiền

  2. Sự sụp đổ của FTX đang kéo thị trường tiền mã hoá rơi vào thời kỳ khủng hoảng – đặc biệt là những dự án liên đới là Solana, hệ sinh thái hiện đang gặp khó khăn toàn cục.

  3. Giá SOL đã giảm xuống còn 16.24 USD, giảm 42% trong hôm nay. SOL hiện đã biến mất khỏi bảng xếp hạng top 10 tiền mã hoá hàng đầu.

  4. Binance vừa công bố mua lại FTX để giúp sàn giao dịch này vượt qua khủng hoảng thanh khoản

  5. Tỷ phú 30 tuổi ngã ngựa: Đỉnh cao tài sản lên tới 26 tỷ USD, từng tuyên bố sẽ “nuốt chửng” Goldman Sachs nhưng vừa mất 94% tài sản tương đương 16 tỷ USD sau 1 đêm, công ty bị “cá mập” thâu tóm

  6. Đằng sau thương vụ giải cứu FTX của Binance

  7. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua biến động khá mạnh và lùi về gần 18.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục lao dốc và về gần 17.300 USD/BTC vào cuối ngày.

  8. Nhà mạng Nhật Bản NTT Docomo dự kiến đầu tư 4,1 tỷ USD vào Web3

  9. Mỹ cáo buộc Tornado Cash “rửa tiền” cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên

_

  1. Nga đầu tư tàu phá băng, đi “đường tắt” qua Cực Bắc để bán dầu sang châu Á nhanh hơn 50%

  2. Xuất khẩu dầu của Trung Quốc trong tháng 11 sẽ đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2020 khi các nhà máy lọc dầu liên tục tăng sản lượng. Theo Reuters, động thái tăng sản lượng dầu của Trung Quốc tới từ việc lợi dụng giá dầu thế giới đang ở mức cao và quốc gia này muốn hưởng lợi từ xuất khẩu, bù đắp lại nhu cầu trong nước đang thấp do các lệnh hạn chế từ chính sách Zero-Covid.

  3. Kết phiên 8/11 đêm qua, 2 loại dầu giảm 2 USD/thùng

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,65 USD (-0,73%), xuống 88,26 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,58 USD (-0,61%), xuống 94,78 USD/thùng.

  5. Ngoài ra, giá dầu giảm khi Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 4/11/2022 tăng 5,6 triệu thùng, cao hơn so với tăng 1,1 triệu thùng dự kiến trước đó.

  6. Những người tham gia thị trường lo ngại lạm phát tăng cao và lãi suất tăng có thể dấy lên 1 cuộc suy thoái toàn cầu. Trong khi đó, EIA cắt giảm triển vọng nhu cầu năng lượng năm 2023 và dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm tới sẽ thấp hơn 21% so với dự kiến trước đó.

_

  1. USD đi ngang, vàng tăng mạnh, bảng Anh và Euro lao dốc

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 37,1 USD lên mức 1.712,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên, nhưng chỉ chạm 1.715 USD đã bị đẩy ngược về gần 1.710 USD/ounce vào cuối ngày.

  3. Sau 4 phiên bán ròng liên tiếp, quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua ròng vàng trong phiên ngày thứ Ba. Sau khi bán hơn 14 tấn vàng trong 4 phiên trước, phiên này quỹ mua ròng 2,9 tấn vàng, nâng mức nắm giữ lên 908,4 tấn.
    _

  4. Mỹ và châu Âu tranh cãi việc ai trục lợi từ khủng hoảng khí đốt

  5. Công nghiệp hóa chất Đức đang đứng trước nguy cơ thiếu nguồn cung khí đốt vào mùa đông năm nay, mặc dù Nga đã mở lại đường ống dẫn khí Nord Stream dài 1.220 km sau một thời gian đóng cửa bảo dưỡng.

  6. Giá tôm Ấn Độ tiếp tục lao dốc bất chấp chính phủ can thiệp

  7. Trong tháng 10, giá cà phê toàn cầu giảm gần 11% so với tháng trước và là tháng giảm giá mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay. Đồng thời, ước tính sơ bộ của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 đạt gần 129 triệu bao, giảm nhẹ 0,4% trong niên vụ trước.

  8. Giá cà phê arabica thấp nhất 15 tháng

  9. Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng lên mức cao nhất 2 tuần, được hỗ trợ bởi kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế Covid-19, bất chấp lo ngại các trường hợp nhiễm virus corona mới tại một số thành phố của Trung Quốc tăng và nhu cầu thép suy yếu.

Vàng SJC 67.5 tr/lượng

USD 24,872 đồng

Bảng Anh 29,125 đồng

EUR 25,740 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô | Facebook

1 Likes

Bộ Xây dựng: Nghiên cứu đánh thuế bất động sản, khuyến khích sử dụng nhà đất hiệu quả

TTO - Bộ Xây dựng vừa kiến nghị nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với bất động sản, khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, hạn chế đầu cơ, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Bộ Xây dựng: Nghiên cứu đánh thuế bất động sản, khuyến khích sử dụng nhà đất hiệu quả - Ảnh 1.

Giá nhà tại Hà Nội, TP.HCM đang bỏ xa thu nhập của đa số người dân - Ảnh: L.Q.

Đánh thuế, giá nhà sẽ giảm

Kiến nghị được Bộ Xây dựng đưa ra tại cuộc họp với Phó thủ tướng Lê Minh Khái về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản vừa diễn ra tại TP.HCM.

Báo cáo với Phó thủ tướng về tình hình thị trường bất động sản thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở vẫn ở mức cao hơn thu nhập người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở.

Giao dịch bất động sản chưa minh bạch, hiện tượng “hai giá”, kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong hoạt động mua bán bất động sản khá phổ biến.

Một tồn tại khác của thị trường bất động sản hiện nay theo Bộ Xây dựng là tình trạng nguồn cung bất động sản suy giảm, cơ cấu bất hợp lý, nguồn cung bất động sản cao cấp (chung cư giá trên 50 triệu đồng/m2), trung cấp (chung cư giá trên 30 triệu đồng/m2), bất động sản du lịch đang quá dư thừa. Có loại hình đã vượt dự báo nhu cầu đến năm 2025.

Trong khi thị trường lại thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá phù hợp, phân khúc bình dân (chung cư dưới 30 triệu đồng/m2), Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Con số nguồn cung trên thị trường trong 9 tháng năm 2022 theo Bộ Xây dựng cũng rất đáng báo động, cả nước chỉ có 63 dự án nhà ở thương mại được hoàn thành với quy mô khoảng 14.948 căn hộ, bằng 50,4% nguồn cung cùng kỳ năm 2021.

Ngược lại, số dự án nhà ở thương mại dở dang, đang triển khai lại có xu hướng tăng lên - khoảng 1.102 dự án, với 302.616 căn hộ, số lượng dự án dở dang, bằng 156,7% cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, còn có 104 dự án được chấp thuận đầu tư, bằng 51% năm 2021, 193 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, bằng 76% cùng kỳ năm 2021.

Số dự án nhà ở thương mại hoàn thành trên cả nước giảm sâu, trong khi dự án dở dang tăng mạnh cũng cho thấy thị trường bất động sản đang rất khó khăn, nhiều chủ đầu tư buộc phải thi công cầm chừng, tạm dừng thi công vì đói vốn.

Thực tế thị trường hiện nay cũng cho thấy trong khi phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung thì vẫn có những khu đô thị với nhiều dãy nhà phố, biệt thự có chủ nhưng bỏ hoang nhiều năm. Tình trạng đầu tư biệt thự, nhà phố, chung cư cao cấp, đất nền để găm giữ tài sản khá phổ biến.

Bộ Xây dựng: Nghiên cứu đánh thuế bất động sản, khuyến khích sử dụng nhà đất hiệu quả - Ảnh 2.

Chuyên gia khuyến nghị chọn thời điểm phù hợp để đánh thuế nhà đất thứ 2 trở lên - Ảnh: L.Q.

Chọn thời điểm đánh thuế phù hợp

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - đã nhiều lần khẳng định nếu không đánh thuế với bất động sản (nhà đất thứ 2 trở lên) thì không thể giảm được giá nhà đất hiện nay. Bởi đây là công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường, giá cả đã được nhiều nước áp dụng.

Nhận định về thị trường bất động sản hiện nay, ông Nguyễn Chí Thanh - phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - cho rằng thị trường đang đi vào chu kỳ điều chỉnh. Giá nhà ở đang quá cao, vượt xa giá trị thật, để tăng tính thanh khoản trên thị trường, nhiều chủ đầu tư buộc phải điều chỉnh giảm giá bán hoặc tăng chiết khấu bán nhà.

Đã đến lúc người có nhu cầu mua nhà ở thực, có tiền thực quyết định giá bán trên thị trường, ông Thanh khẳng định.

Trong khi một số chuyên gia lại bày tỏ băn khoăn về việc áp thuế với bất động sản, đặc biệt trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng cần lựa chọn thời điểm cụ thể để áp thuế, tránh tác động không mong muốn lên thị trường.

Theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thị trường bất động sản đang rất khó khăn, đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái nếu Nhà nước không sớm ban hành các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, đi đôi với nỗ lực tái cấu trúc thị trường, hướng sản phẩm bất động sản tới nhu cầu thực.

Ông Châu cũng cho biết một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn, lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ, cổ phiếu nằm sàn, thanh khoản sụt giảm sâu hoặc mất thanh khoản. Một số tập đoàn phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để tồn tại như thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, dừng, giãn, hoãn dự án, cắt giảm tới 50% nhân sự.

Nguồn bài viết: Bộ Xây dựng: Nghiên cứu đánh thuế bất động sản, khuyến khích sử dụng nhà đất hiệu quả - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

BAF khởi động lại kế hoạch phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

## Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) dự kiến phát hành tối đa 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để góp vốn vào đơn vị thành viên.

Theo đó, BAF dự kiến phát hành 600 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu. Tổng giá trị huy động tối đa 600 tỷ đồng. Đây là trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và phát hành tại thị trường trong nước. Thời gian dự kiến triển khai là trong quý IV/2022 đến quý I/2023.

Số trái phiếu này có kỳ hạn 7 năm với lãi suất cố định là 5,25%/năm. Nếu tổ chức mua trái phiếu không chuyển đổi, trái chủ sẽ nhận bổ sung thêm 5,25%/năm cho các kỳ tính lãi, nâng lãi suất thực đợt phát hành lên 10,5%/năm.

BAF dự kiến sử dụng số tiền huy động được như sau: 280 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ Công ty CP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh từ 120 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng; 110 tỷ đồng sẽ góp vốn để tăng vốn điều lệ tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại xanh 2 từ 20 tỷ đồng lên 130 tỷ đồng; và góp lần lượt 70 tỷ đồng vào 3 Công ty là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Bắc An Khánh, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đông An Khánh và Công ty TNHH Chăn nuôi Nam An Khánh.

Đơn vị mua trái phiếu là International Finance Corporation (IFC) – thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB).

Ngày 18/10/2022, BAF phải tạm dừng kế hoạch phát hành 600 tỷ trái phiếu chuyển đổi nói trên do một số nội dung đã nêu tại phương án không còn phù hợp với tình hình thực tế theo quy định mới của Nghị định 65/2022 sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định 153/2020 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Phía BAF cho biết sẽ điều chỉnh lại phương án cho phù hợp và nộp lại hồ sơ trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, ngày 23/8/2022, BAF đã phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu đợt 1, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 10,5%/năm và định kỳ trả lãi 6 tháng một lần. Ngày kết thúc đợt chào bán là 23/8/2022. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.
Về tình hình kinh doanh, luỹ kế 9 tháng năm 2022, BAF ghi nhận doanh thu thuần giảm 46% so với cùng kỳ, còn 4.890 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 286 tỷ đồng, tăng 17%.

Xét về cơ cấu doanh thu, mảng bán nông sản giảm 54% còn gần 3.934 tỷ đồng (chiếm 80% tổng doanh thu); doanh thu hoạt động chăn nuôi tăng 95% lên hơn 955 tỷ đồng (chiếm gần 20%).

Theo giải trình của BAF, sản lượng và doanh thu mảng kinh doanh chăn nuôi theo mô hình khép kín tăng mạnh hơn 95% so với cùng kỳ, do cơ cấu đàn dần đi vào ổn định và các trại mới đi vào vận hành.

Bên cạnh đó, giá bán heo trung bình quý 3 tăng 21% so với năm trước. Đây là động lực chính cấu thành nên tăng trưởng lợi nhuận. Riêng mảng kinh doanh thương mại nông sản thuần túy sẽ thu hẹp dần theo đúng chủ đích nhằm tối ưu nguồn lực cho hoạt động chính.

Năm 2022, BAF đặt kế hoạch doanh thu đi lùi 43% so với thực hiện năm 2021, mang về 5.950 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 402 tỷ đồng, tăng gần 25%. Như vậy, công ty đã thực hiện được 71% mục tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/11, cổ phiếu BAF giảm 100 đồng về còn 21.000 đồng/cp.

Nguồn bài viết: BAF khởi động lại kế hoạch phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

1 Likes

Novaland nói gì về giá cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tục?

(NLĐO)- Novaland giải thích việc cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên liên tục là do tâm lý chung và điều kiện kinh tế vĩ mô.

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland - mã chứng khoán NVL) vừa gửi công văn đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) giải trình về việc giá cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên liên tục.

Theo lãnh đạo Novaland, “giá cổ phiếu giảm là do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô”.

Gần đây, giá cổ phiếu NVL đã giảm liên tiếp 10 phiên, trong đó 5 phiên liên tục giảm sàn nên theo quy định, lãnh đạo Novaland phải giải trình.

Văn bản giải trình của Novaland

Trước đó, lãnh đạo Novaland đã chính thức lên tiếng về việc khó khăn của công ty, phải cấu trúc, giảm nhân sự…

Trong 10 phiên gần nhất, giá cổ phiếu NVL đã giảm từ 75.000 đồng xuống còn 44.950 đồng/cổ phiếu trong phiên hôm nay, 10-11.

Cùng với NVL, cổ phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản khác cũng có nhiều phiên giảm sàn liên tục như PDR; KBC, DIG, DRH…

Cụ thể, cổ phiếu PDR của Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã giảm 17 phiên liên tục, từ 49.500 đồng xuống còn 28.150 đồng/cổ phiếu. Dư bán giá sàn mỗi phiên lên tới hàng chục triệu cổ phiếu nhưng không có lệnh mua đối ứng

Mã DIG củaTổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng cũng giảm sâu liên tục với 5 phiên gần nhất đã giảm gần kịch sàn. Hiện giá DIG chỉ còn 12.500 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Novaland nói gì về giá cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tục? - Báo Người lao động

1 Likes

VN-Index thủng đáy, 107 mã giảm sàn, khối ngoại “quay xe” bán ròng

Thị trường đã có phiên giảm quyết định sáng nay, VN-Index mất 30,64 điểm tương đương -3,11% và rơi xuống mức 954,95 điểm. Như vậy chỉ số này đã chính thức thủng đáy tháng 10 vừa qua. Hoạt động bán tháo lan tràn khiến 107 cổ phiếu giảm kịch biên độ ở 3 sàn, trong đó HoSE đóng góp 57 mã…

Thanh khoản HoSE tăng sáng nay nhưng VN-Index lại lao dốc càng lúc càng sâu, tức là áp lực bán vượt trội.

Thị trường đã có phiên giảm quyết định sáng nay, VN-Index mất 30,64 điểm tương đương -3,11% và rơi xuống mức 954,95 điểm. Như vậy chỉ số này đã chính thức thủng đáy tháng 10 vừa qua. Hoạt động bán tháo lan tràn khiến 107 cổ phiếu giảm kịch biên độ ở 3 sàn, trong đó HoSE đóng góp 57 mã.

Sự bất ổn trên thị trường là rất cao, mới hôm qua giao dịch còn giằng co cân bằng, nhiều nét tích cực, thậm chí đầu tuần VN-Index còn phát tín hiệu giữ được đáy ngắn hạn. Hôm nay áp lực bán lại tăng vọt ở tất cả các cổ phiếu, đẩy thanh khoản HoSE tăng trên 14% so với sáng hôm qua, đạt 4.476 tỷ đồng khớp lệnh.

Điều quan trọng là độ rộng của VN-Index quá tệ, với 24 mã tăng/402 mã giảm, trong đó 57 mã giảm sàn, 193 mã giảm từ 2% tới 6%. Rất hiếm các cổ phiếu có thể đi ngược dòng trong tình cảnh này, chủ đạo là vì không có thanh khoản. Trong 24 mã tăng tại HoSE, VJC thanh khoản cao nhất với 11,9 tỷ đồng, giá tăng 0,89%, CKG giao dịch 7,8 tỷ giá tăng 2,8% và KPF giao dịch 1,6 tỷ giá tăng 2,23%. Những cổ phiếu còn lại thậm chí chỉ giao dịch vài chục tới vài trăm triệu đồng thanh khoản.

Ngược lại, số giảm giá đều là các mã có thanh khoản rất cao và giá giảm rất sâu. Trong 20 cổ phiếu thanh khoản nhất cả 3 sàn thì tất cả đều giảm, với 13 mã giảm từ 5% tới mức sàn. HPG và STB là hai cổ phiếu thanh khoản vượt trội, khớp tương ứng 552,1 tỷ đồng và 352,3 tỷ đồng thì giá lần lượt bốc hơi 6,15% và 6,46%. Nhóm này cũng chỉ có duy nhất 2 cổ phiếu giảm dưới 3% là KBC giảm 0,7% và HDC giảm 0,48%. Hai cổ phiếu này thực chất là vừa mới giảm những phút cuôi, còn giữa phiên vẫn tăng tốt.

Với độ rộng quá kém như vậy, không có nhóm ngành nào đi ngược thị trường được. Cũng không có cổ phiếu trụ nào đủ năng lực giữ nhịp thị trường, VJC là mã duy nhất trong rổ VN30 còn xanh. Thậm chí chỉ số VN30-Index cũng đang giảm 3,3% giá trị, còn mạnh hơn cả VN-Index. Ngoài VJC, 29 cổ phiếu còn lại của rổ đều giảm. NVL và PDR dĩ nhiên tiếp tục mất thanh khoản giá sàn: NVL dư bán sàn 28,4 triệu cổ, PDR dư sàn 53,7 triệu cổ. 22/30 cổ phiếu của rổ đang rớt giá từ 2% trở lên.

Cổ phiếu bất động sản dĩ nhiên vẫn có áp lực giảm mạnh nhất, thậm chí sàn cả loạt. DRH, VPH, NLG, SCR, SJS, IDJ, PVL… là những mã tiêu biểu. Nhóm ngân hàng cũng có EIB đóng góp vào nhóm giảm sàn, loạt giảm trên 4% là STB, VIB, SHB, MSB, PGB, KLB, LPB, TCB. Chứng khoán có APS, PSI, CTS, FTS sàn, các blue-chips rơi sâu là VCI giảm 6,6%, SSI giảm 5,7%, VND giảm 5,74%, HCM giảm 6,14%… Nhóm thép HPG giảm 6,15%, HSG giảm sàn 6,95%, NKG sàn -7%…

Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn giảm rất sâu.

Nhìn chung tình trạng giảm sâu cả loạt như vậy là biểu hiện bán tháo trong hoảng loạn một cách rõ ràng. Nhà đầu tư bất kể đang nắm giữ cổ phiếu nào cũng chỉ muốn chạy thoát thân. Lực mua quá yếu nên để bán được, không còn cách nào khác là hạ giá thật nhiều. Đó là lý do tại sao thanh khoản tăng khá cao nhưng giá lại giảm sâu đồng loạt.

Khối ngoại cũng chấm dứt chuỗi 5 phiên mua ròng khi quay xe bán ròng 237,5 tỷ đồng ở HoSE. Tổng giá trị bán đạt 622,1 tỷ đồng, mua vào 384,6 tỷ đồng. HPG bị bán dữ dội 141,3 tỷ đồng, STB -82 tỷ, VNM -32,5 tỷ, MSN -21 tỷ. Phía mua ròng lớn nhất có VIC cũng chỉ đạt 16,2 tỷ, VND +12,1 tỷ, FRT +10,4 tỷ.

Mức giảm mạnh sáng nay đã đẩy VN-Index rơi hẳn qua đáy thấp nhất ngày 25/10. Nói cách khác, chỉ số này đã thủng đáy kỹ thuật. Tuy nhiên cũng giống như phiên ngày 8/11, đến chiều tình thế lại thay đổi, chỉ số phục hồi. Vì vậy vẫn còn cơ hội để VN-Index lội ngược dòng chiều nay. Tuy vậy lực bán đang quá mạnh, cần phải có dòng tiền khỏe vào may ra mới có thể đảo ngược tình thế.

Nguồn bài viết: VN-Index thủng đáy, 107 mã giảm sàn, khối ngoại “quay xe” bán ròng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

NHNN đảo pha, chuyển sang hút ròng hơn 18.000 tỷ đồng trong hai ngày qua

NHNN đã hút ròng gần 15.200 tỷ trong ngày 9/11 khi các khoản vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn. Trước đó, Nhà điều hành cũng đã rút bớt 3.253 tỷ ra khỏi hệ thống trong phiên 8/11.

Phiên giao dịch 9/11 chứng kiến sự mở rộng hoạt động hút thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Cụ thể, Nhà điều hành chỉ cho 9 thành viên thị trường vay mới hơn 4.800 tỷ trên kênh cầm cố giấy tờ có giá với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giữ nguyên ở mức 6%/năm. Trong khi có tới 20.000 tỷ đồng các khoản vay trước đó đáo hạn. Trên kênh tín phiếu, cơ quan này tiếp tục dừng phát hành tín phiếu mới, đồng thời không còn tín phiếu cũ đáo hạn. Tổng cộng, NHNN đã hút ròng tổng gần 15.200 tỷ trong ngày 9/11.

Trước đó, Nhà điều hành cũng đã rút bớt 3.253 tỷ ra khỏi hệ thống trong phiên 8/11, đưa tổng mức hút ròng trong hai phiên vừa qua lên 18.453 tỷ đồng.

Động thái trên diễn ra khi lãi suất liên ngân hàng liên tục sụt giảm trong những phiên gần đây. Theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, lãi suất vay mượn VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính 90% giá trị giao dịch) đã giảm về còn 5,56%/năm trong phiên giao dịch 8/11, từ mức 7,12%/năm ghi nhận vào đầu tuần trước (2/11). Lãi suất các kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng cũng có xu hướng giảm trong khi tăng ở kỳ hạn 2 tuần và 3 tháng.

Như vậy, lãi suất vay mượn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã giảm về dưới các mức lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn (6%/năm) và lãi suất trúng thầu OMO (6%/năm). Điều này cho thấy, thanh khoản hệ thống đã bớt căng thẳng hơn nhiều so với hồi đầu tháng.

Trước đó, khi lãi suất liên ngân hàng có dấu hiệu tăng nóng, NHNN đã có 5 phiên liên tiếp ở trạng thái bơm ròng trong đầu tháng 11 (1/11 – 7/11) với tổng lượng cung ứng cho hệ thống ngân hàng đạt hơn 86.600 tỷ.

Dù vậy, giới phân tích vẫn cho rằng nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng sẽ dao động quanh mặt bằng 5-7% từ nay tới cuối năm, khó có thể hạ nhiệt mạnh như thời điểm đầu năm.

Với dự báo xu hướng tăng lãi suất của các NHTW chưa chấm dứt, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định lãi suất liên ngân hàng vẫn còn dư địa tăng. Ngoài mức tăng chung theo mức tăng lãi suất của các NHTW, các tháng cuối năm theo yếu tố mùa vụ là thời điểm nhu cầu thanh khoản tăng lên phục vụ cho các nhu cầu thanh toán cuối năm và do đó không lãi suất liên ngân hàng vẫn có thể tăng.

Nguồn bài viết: NHNN đảo pha, chuyển sang hút ròng hơn 18.000 tỷ đồng trong hai ngày qua

1 Likes

CII: Vợ tổng giám đốc Lê Quốc Bình đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu

## Bà Phạm Thị Thúy Hằng, vợ ông Lê Quốc Bình, Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu CII nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là từ ngày 15/11 - ngày 14/12. Nếu giao dịch này thành công, tỷ lệ sở hữu của bà Hằng tại CII sẽ tăng từ 1 triệu cổ phiếu, tương đương 0,4% vốn điều lệ lên 3 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,19% vốn điều lệ.

Liên quan đến tình hình cổ phiếu CII, từ đầu tháng 10 đến nay, cổ phiếu CII liên tiếp giảm với 6 phiên nằm sàn, nhiều lãnh đạo và người nhà lãnh đạo các công ty đã có động thái đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu và bà Hằng cũng không ngoại lệ.

Về tình hình kinh doanh, quý III/2022, doanh thu thuần của CII đạt 2.183 tỷ đồng, tăng 8,4 lần; lợi nhuận gộp đạt 329 tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Song, biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 15%, thấp hơn cùng kỳ là 26,7%.

Trong quý, doanh thu tài chính đạt 177 tỷ đồng, giảm 52%; trong khi đó, chi phí tài chính tăng 16% (323 tỷ đồng), chi phí bán hàng gấp đôi (18 tỷ đồng), chi phí quản lý giảm 20% (88 tỷ đồng).

Tuy vậy, với lợi nhuận gộp cao và có thêm 20 tỷ đồng lãi từ công ty liên doanh, liên kết, CII có lãi trước thuế quý III/2022 đạt 99 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ thuế, CII có lãi sau thuế quý III/2022 đạt 51 tỷ đồng, tăng gấp 4,8 lần.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của CII đạt 3.890 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu kinh doanh bất động sản có sự bứt phá mạnh mẽ khih tăng gấp đôi (đạt 2.372 tỷ đồng, chiếm 59% tổng doanh thu), kế tiếp là doanh thu phí giao thông cũng tăng 68% (đạt 1.081 tỷ đồng, chiếm 27% tổng doanh thu).

Doanh thu tài chính 9 tháng đạt 1.295 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ, chủ yếu là lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính (đạt 806 tỷ đồng, tăng 8 lần, chiếm 62% doanh thu tài chính). Các loại chi phí đáng kể nhất là chi phí tài chính, đạt 1.006 tỷ đồng, tăng 3,2 lần cùng kỳ.

Kết 9 tháng, CII có lãi trước thuế 976 tỷ đồng, tăng 3,2 lần; lãi sau thuế 852 tỷ đồng, tăng 6,7 lần.

Về tài sản, tại ngày kết thúc quý III/2022, CII có tổng tài sản 29.295 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm. Điểm đáng chú ý trong bức tranh tài sản là sự sụt giảm đáng kể của hàng tồn kho, đạt 2.667 tỷ đồng, giảm 41%. Tuy vậy, trong cơ cấu hàng tồn kho có tới 1.334 tỷ đồng là bất động sản hoàn thành chờ bán (tăng gấp 9 lần), tập trung ở khu nhà ở chung cư tại lô 3.15 (1.262 tỷ đồng) và khu nhà ở chung cư tại lô 3.2 (72 tỷ đồng).

1 Likes

https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-11-10/vietnam-stocks-tumble-by-most-since-april-extending-rout
Nhất thế giới rồi các cụ nhá!

SSI Research điều chỉnh dự báo Hòa Phát từ lãi 1.757 tỷ sang lỗ ròng 270 tỷ trong quý 4

## Chỉ cách đây ít ngày, SSI Research còn dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hòa Phát có thể đạt 12.200 tỷ đồng, tương đương lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 1.757 tỷ đồng.

SSI Research điều chỉnh dự báo Hòa Phát từ lãi 1.757 tỷ sang lỗ ròng 270 tỷ trong quý 4

Trong báo cáo vừa công bố, SSI Research đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hoà Phát (mã HPG) xuống 10.200 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2021. Nhóm phân tích cũng điều chỉnh dự báo lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát trong quý 4 từ lãi sang lỗ ròng 270 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh này của SSI Research được xem là khá bất ngờ khi chỉ cách đây ít ngày, công ty chứng khoán này vừa dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hòa Phát có thể đạt 12.200 tỷ đồng, tương đương lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 1.757 tỷ đồng.

Trước đó, SSI Research cũng từng đưa ra dự phóng lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của Hòa Phát có thể đạt 2.100 tỷ đồng tuy nhiên thực tế doanh nghiệp đầu ngành thép lại lỗ ròng tới 1.786 tỷ đồng dưới tác động của nhiều nguyên nhân bao gồm giá thép giảm, hàng tồn kho giá cao và ảnh hưởng của lỗ tỷ giá.

SSI Research cho rằng, nhu cầu chậm lại là một trong những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Hòa Phát. Báo cáo cập nhập mới nhất cho thấy sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG trong tháng 10 giảm đáng kể xuống 210.000 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Cụ thể, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa trong tháng lần lượt giảm 73% và 44% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ phôi thép, ống thép và thép mạ kẽm cũng giảm lần lượt 92%, 21% và 40% so với cùng kỳ, xuống lần lượt đạt 15.000 tấn, 57.000 tấn và 27.000 tấn trong tháng 10.

Mặc dù sản lượng tiêu thụ HRC trong tháng 10 vẫn duy trì ở mức cao 269.000 tấn (tăng 30% so với cùng kỳ), nhưng có thể giảm trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ thép dẹt thành phẩm suy yếu. Theo đó, căn cứ trên sản lượng tiêu thụ, hiệu suất hoạt động của các lò cao của HPG trong tháng 10 đạt gần 70%.

Như thông tin đã chia sẻ, Hòa Phát đang xem xét kế hoạch tạm thời tạm dừng khoảng 4 lò cao tại Khu liên hợp Hải Dương và Khu liên hợp Dung Quất từ tháng 11 để giảm lượng hàng tồn kho và cắt giảm chi phí hoạt động.

Công ty hiện có 7 lò cao với tổng công suất trên 8 triệu tấn/năm. Theo ban lãnh đạo, chi phí đóng cửa và mở lại mỗi lò cao vào khoảng 40 tỷ đồng và mất từ 5-7 ngày để khởi động lại một lò.

Do đó, SSI Research cho rằng mối lo ngại chính trong thời gian tới là nhu cầu thép giảm nhanh ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, hơn là bản thân việc đóng cửa lò cao. Việc đóng cửa các lò cao có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo về triển vọng thị trường thép trong tương lai.

Sang năm 2023, SSI Research điều chỉnh giảm lợi nhuận ròng của Hòa Phát xuống 10.880 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ nhờ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá và giá than cốc giảm. Mức dự báo này cũng đã giảm 14% so với dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2023 của Hòa Phát có thể đạt 12.600 tỷ đồng mà SSI Research đưa ra trong báo cáo trước đó.

“Chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều yếu tố hỗ trợ cho Hòa Phát trong ngắn hạn trong bối cảnh thị trường bất động sản chững lại cùng với triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc môi trường kinh doanh diễn biến không thuận lợi như vậy có thể là cơ hội để những công ty hàng đầu như HPG củng cố vị thế trên thị trường trong dài hạn”, nhóm phân tích nhận định.

1 Likes

Vua thép Hòa Phát “dội bom trứng gà”, bán hơn 1 triệu quả/ngày kể từ đầu tháng

Một tháng trở lại đây, sản lượng bán hàng của Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát đạt bình quân 850.000 quả trứng gà. Riêng đầu tháng 11, sản lượng trứng gà cung cấp cho thị trường đã vượt mốc hơn 1 triệu quả mỗi ngày.

Theo thông tin mới nhất từ Hòa Phát, những ngày đầu tháng 11, trứng gà sạch của Công ty Gia cầm Hòa Phát tiêu thụ đã tăng 40% so với bình thường, cao điểm có ngày lượng trứng gà xuất kho lên tới gần 1,2 triệu quả.

Dự kiến đến cuối năm, Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát phấn đấu đạt sản lượng bình quân ngày 950.000 - 1.000.000 quả/ngày, giữ vững thị phần số 1 về sản lượng cung cấp trứng gà khu vực phía Bắc và nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất trứng gà sạch lớn nhất Việt Nam.

Gà đẻ trứng của Hòa Phát có nguồn gốc giống từ Hyline International, nhập khẩu trực tiếp từ các trang trại tại Australia, Anh và được nuôi theo mô hình công nghệ cao tại trại giống, tập trung theo chuẩn VietGAP tạo nên các sản phẩm trứng gà tươi - sạch - an toàn cung cấp ra thị trường.

Tháng 12/2022, Công ty sẽ nhập thêm khoảng 8000 con giống từ Mỹ về để phát triển giống bố mẹ. Đây là lô gà giống bố mẹ thứ 11 được Hòa Phát nhập về từ năm 2018 và là lô thứ 2 trong năm nay.

Với mục tiêu phủ rộng, gia tăng thị phần bán hàng trên cả nước, Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát đang đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường, bằng cách đa dạng hóa kênh bán hàng, từ trường học, bếp ăn, khu công nghiệp, nhà hàng khách sạn, siêu thị ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương… Trong năm tới, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển kênh bán lẻ siêu thị dưới dạng hộp pet 10 quả để có thể đến với người tiêu dùng thuận tiện hơn.

photo-1-16287421291171570987891.jpg

Hoà Phát bắt đầu đầu tư nông nghiệp năm 2015 với số vốn vỏn vẹn 300 tỷ đồng, thời điểm 2016 khi mảng nông nghiệp không có lãi, tỷ phú Trần Đình Long đã phải trấn an cổ đông: “Đầu tư nông nghiệp không thể có lời nhanh”.

Sau đó, giai đoạn Q4/2019 đến Q2/2021, mảng nông nghiệp Hòa Phát tăng trưởng mạnh mẽ khi đều đặn lãi 400 tỷ mỗi quý, trở thành ngành chiếm tỷ trọng doanh thu thứ 2 sau ngành cốt lõi là ngành thép.

Song từ Q3/2021, tỷ suất lợi nhuận của nông nghiệp Hòa Phát bắt đầu lao dốc. Q4/2021 mảng này lỗ kỷ lục đến hơn trăm tỷ, đến Q2 năm nay bắt đầu có lãi trở lại nhưng ở mức rất khiêm tốn là 21 tỷ. Kết thúc Q3/2022, mảng này báo lãi 109 tỷ.

Lũy kế 9T2022, mảng nông nghiệp Hòa Phát đạt doanh thu hơn 5.000 tỷ và lãi 84 tỷ, lần lượt bằng 64% và 11% cả năm 2021. Hòa Phát đặt mục tiêu 5 năm tới sẽ phát triển doanh thu mảng nông nghiệp gấp đôi năm 2020.

Nguồn bài viết: Vua thép Hòa Phát "dội bom trứng gà", bán hơn 1 triệu quả/ngày kể từ đầu tháng

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 10/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. MSN: Lô trái phiếu 4.000 tỷ đồng Masan sắp phát hành có mức độ rủi ro tương đối thấp

  2. Hòa Phát bán 700.000 trứng/ngày, đại gia nông nghiệp hơn 30 năm kinh nghiệm bị Vietcombank, Vietinbank lần lượt rao bán nợ cả nghìn tỷ đồng

  3. HPG: Ông Trần Đình Long rớt khỏi danh sách tỷ phú USD

  4. NVL của Novaland giảm sàn phiên thứ 6 liên tiếp

  5. PDR của Phát Đạt có chuỗi 5 phiên giảm sàn và tính rộng ra là 17 phiên giảm giá liên tiếp

  6. SAM: Doanh thu tài chính trở thành “cứu cánh” giúp SAM Holdings thoát lỗ trong quý 3/2022

  7. MWG: Thế Giới Di Động thừa nhận hiện không đủ hàng để trả khách cọc trước iPhone 14 Series. Việc Trung Quốc ban hành lệnh phong tỏa 7 ngày từ ngày 2/11 đối với khu vực có nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới của Foxconn đã khiến chuỗi cung ứng iPhone 14 Series bị gián đoán ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam.

_

😎 PVP: PVTrans Pacific thu về 225,6 tỷ đồng từ thanh lý tàu PVT Athena

  1. POW: Tháng 10, sản xuất hơn 1 tỷ kWh điện, doanh thu trong tháng ước đạt 1.860 tỷ đồng.

  2. VNM: Vinamilk đầu tư 42 triệu USD phát triển các dự án sữa tại Campuchia

  3. DIG: Rớt giá từ đỉnh cao xuống vực sâu, điều gì đang xảy ra ở DIC Corp?

  4. LAS: Giữ vững ‘kiềng ba chân’ giữa áp lực phân bón tăng giá

  5. CTR: 10 tháng đầu năm 2022, (CTR) báo lãi tăng gần 27% so với cùng kỳ

  6. ‘Lãi suất tăng và USD mạnh lên sẽ hỗ trợ cho lợi nhuận của PV GAS’

  7. PVG: PV GAS LPG đặt mục tiêu dẫn đầu thị phần kinh doanh bán lẻ khí hóa lỏng

  8. PSH: Hàng triệu lít xăng, dầu đã cập cảng Trà Nóc, liên tục “bơm” vào thị trường

  9. VNM: Kết thúc quý 3, VNM nắm giữ tiền ròng lớn lên tới 12.900 tỷ đồng

  10. IBC: Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders tại TP.Biên Hòa ‘đem con bỏ chợ’

  11. AMD: Cổ phiếu giảm 90% sau 10 tháng, FLC Stone dùng 10 QSDĐ để thế chấp khoản vay tại OCB

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Cổ phiếu CP1 mất giá hơn 50% từ đầu tháng 9, Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn đăng ký mua 1 triệu cp

  2. DHC: Chủ tịch Lương Văn Thành bị bán giải chấp 700.000 cổ phiếu Đông Hải Bến tre

  3. TDM: Dự kiến đấu giá 10 triệu cố phiếu trên HoSE, giá khởi điểm 28.300 đồng/cổ phiếu

  4. VTO: Người thân lãnh đạo đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu, muốn ngồi ghế cổ đông lớn công ty

  5. NVL: Con trai Chủ tịch Bùi Thành Nhơn vừa mua vào thành công 2 triệu cổ phiếu Novaland

  6. Thêm MBS bán giải chấp cổ phiếu của cha con ông chủ DIC Corp và chủ tịch Phát Đạt

  7. LDG: Thị giá giảm 84,3% từ đỉnh, Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng tiếp tục bị bán giải chấp 3,8 triệu cổ phiếu

  8. Thêm hai lãnh đạo HDBank đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu HDB

  9. Vừa đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu KBC, Chủ tịch Đặng Thành Tâm “quay xe” chỉ mua 25 triệu cổ. Tại sao, nguyên nhân là do nêu thực hiện giao dịch này dẫn đến tổng số cổ phiếu do ông Tâm và những người liên quan sở hữu vượt quá 25% số cổ phần đang lưu hành của KBC. Như vậy, sẽ phải chào mua công khai. Do đó, ông Tâm đăng ký lại với số lượng cổ phiếu mua là 25 triệu cổ phiếu.

  10. Chủ tịch Đất Xanh Lương Trí Thìn đã mua xong 10 triệu cổ phiếu DXG khi thị giá mất gần 80% từ đỉnh

  11. Chứng khoán APG muốn bán toàn bộ gần 7 triệu cổ phần DAP – VINACHEM (DDV)

_

  1. HBC: Chuẩn bị phát hành 7,55 triệu cổ phiếu ESOP với giá “rẻ” hơn 41% thị giá

  2. BAF: “Heo ăn chay” BAF thông báo chi tiết sử dụng tiền từ 600 tỷ đồng huy động trái phiếu

_

=> CỔ TỨC

  1. TV2: Công ty con của Điện lực Việt Nam (EVN) sắp chia cổ tức tỷ lệ 10% bằng tiền và phát hành 22,5 triệu cổ phiếu
  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index thủng đáy 2 năm, thị trường ghi nhận kỷ lục hơn 300 mã giảm sàn

  • Thị trường lao dốc như trong cơn hoảng loạn, có thời điểm VN-Index có lúc mất tới gần 50 điểm, với hơn 4% giá trị thị trường, sau đó có phục hồi nhẹ nhưng vẫn chia tay 38,36 điểm (-3,89%) trong ngày. Đây là vùng giá thấp nhất kể từ ngày 6/11/2020 đến nay

  • Mã chứng khoán được giao dịch nhiều nhất là cổ phiếu quốc dân HPG với gần 80 triệu cổ phiếu được sang tay, xấp xỉ thanh khoản kỷ lục phiên đầu tháng 11. Giá HPG giảm sàn về 12.100 đồng, mất hơn 65% giá trị so với vùng đỉnh đầu năm.

  • Thanh khoản trên thị trường dù có trạng thái bán mạnh nhưng vẫn không cao với tổng giá trị là 12.177 tỷ đồng. Trong đó giao dịch tại HoSE nhích nhẹ 1% so với phiên hôm qua lên 10.832 tỷ đồng; trong đó dòng tiền phân bổ chủ yếu 99% ở các mã giảm giá cho thấy áp lực bán rất quyết liệt

  • Giao dịch của khối tự doanh chứng khoán tiếp tục là lực cản của thị trường khi bán ròng mạnh 422 tỷ đồng trên HoSE

  • Khối ngoại duy trì mua ròng nhẹ phiên VN-Index rơi hơn 38 điểm

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tổng số tài khoản trên thị trường hiện tại lên 6.709.181 tài khoản, tương đương khoảng 6,8% dân số. Tính từ đầu năm 2022, thị trường có thêm gần 2,4 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán mới.

  2. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi ngược thế giới. Trong khi đó chứng khoán Mỹ, châu Á đều tăng mạnh, thậm chí có bùng nổ theo đà. Chuyện gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán Việt Nam?

  3. Ồ ạt mở rộng chuỗi, doanh thu loạt công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital tăng phi mã, riêng Pharmacity đóng 75 cửa hàng

  4. Khi ‘cá mập’ mắc cạn

  5. Dòng tiền từ Đài Loan (Trung Quốc) không ngừng chảy vào chứng khoán Việt Nam, Fubon ETF hút ròng hơn 9.000 tỷ đồng từ đầu năm

  6. Sở GDCK Việt Nam (VNX) thay thế HOSE và HNX đăng ký tham gia Liên đoàn Sở GDCK thế giới (WFE)

  7. Lumen Vietnam Fund (LVF): Nắm HPG, VHM, PLX một quỹ ngoại báo lỗ kỷ lục, khiến 10 năm đầu tư chứng khoán Việt lãi chỉ 8%

_

  1. Để hỗ trợ ngân hàng thương mại, phiên giao dịch ngày 9/11, Ngân hàng Nhà nước đã bơm gần 5.000 tỷ đồng qua thị trường mở.

  2. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại quyết liệt triển khai các giải pháp tín dụng, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt, sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm gây chậm trễ trong công tác tín dụng.

_

=> VIỆT NAM

  1. Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 2023 đạt 6,5%, mức tăng CPI khoảng 4,5%

  2. Áp lực nguồn cung tăng lên vào đầu vụ mới và nguồn dự trữ khá dồi dào đang gây sức ép lên thị trường hạt tiêu trong nước. Tháng 10/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.

  3. Thêm 2,7 tỷ USD vốn FDI rót vào Bình Dương trong 10 tháng năm 2022, đưa “thủ phủ” công nghiệp trở thành địa phương xếp thứ hai cả nước về hiệu quả thu hút vốn.

  4. Đại sứ Canada: Đầu tư của Canada vào Việt Nam sẽ tăng mạnh trong vòng 5-10 năm tới

  5. Ngành gạo thực hiện 96% kế hoạch xuất khẩu sau 10 tháng, không còn xa so với mục tiêu năm 2022 và mức giá đang bỏ cách xa Thái Lan 23 USD/tấn.

  6. Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

  7. “Cơn khát xăng” đã lan rộng đến Sơn La, Lào Cai

  8. Xuất khẩu sang EU tăng trưởng ấn tượng sau 2 năm thực thi EVFTA

  9. Dữ liệu sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy cán cân thương mại hàng hóa quốc tế ghi nhận xuất siêu gần 2,5 tỷ USD, cao hơn so với con số ước tính 2,27 tỷ USD được Tổng cục Thống kê công bố trước đó.

  10. Tổng quan thị trường bất động sản từ đầu năm 2022 đến nay

  11. Điều chỉnh giá xăng dầu theo ngày có khả thi?

  12. Giá xăng dầu nhập khẩu giảm 4 tháng liên tiếp

  13. Ngành cảng biển, vận tải biển vẫn lãi lớn quý III nhờ bệ đỡ từ giá cước tàu và sản lượng hàng hóa thông quan

_

=> THẾ GIỚI

  1. Các thị trường lớn Châu Á diễn biến tiêu cực khi đều mang sắc đỏ, trong đó nổi bật là VN-Index của đất nước Việt Nam thân yêu với mức giảm 3,89% (vừa soạn tin vừa khóc =((()

  2. Tại Châu Âu, thị trường tiếp tục diễn biến đi ngang phiên thứ 2 liên tiếp với các chỉ số chỉ giao dịch quanh mốc tham chiếu

  3. Đảng Cộng hòa của Mỹ đã đạt được số phiếu tăng khiêm tốn trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, trong khi Đảng Dân chủ có kết quả tốt hơn dự kiến.

  4. Cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm trong ngày 9/11, Dow Jones mất hơn 600 điểm sau bầu cử giữa kỳ, đứt chuỗi tăng 3 ngày

  5. Amazon là công ty đại chúng đầu tiên trên thế giới mất 1.000 tỷ USD giá trị thị trường do lạm phát leo thang, việc thắt chặt chính sách tiền tệ và báo cáo doanh thu đáng thất vọng. Microsoft bám đuổi sát nút khi mất 889 tỷ USD

  6. Mỹ: Số liệu mới nhất từ Báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) sẽ được công bố trong ngày 11/10 và lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao.

  7. Nhà máy Trung Quốc xoay xở tồn tại khi nhu cầu nội địa và nước ngoài cùng giảm

  8. Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đang gây ra áp lực lên thị trường trái phiếu

  9. Giá cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc đã tăng sau khi chính phủ nước này ra một chương trình mới hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

  10. Thấy gì từ làn sóng “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản ở Trung Quốc?

  11. Giới doanh nghiệp châu Âu đang chịu sức ép lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát tồi tệ nhất trong bốn thập niên. Nhưng giờ đây, họ lại chuẩn bị đương đầu với một cú sốc mới: lạm phát tiền lương và mối đe dọa đình công ngày càng tăng từ người lao động. Các cuộc đình công liên tiếp xảy ra gần đây tại những tập đoàn lớn ở châu Âu như TotalEnergies, Stellantis và Airbus cho thấy người lao động quyết tâm yêu cầu tăng lương vào năm 2023 để bù đắp sức mua đang bị xói mòn.

  12. Adidas hạ dự báo triển vọng kinh doanh năm 2022

  13. Giá sản xuất tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong gần hai năm, con số này trái ngược so với mức tăng 0,9% của tháng 9.

  14. Theo tờ The Economist, dịch bệnh, suy thoái và sự xấu đi trong quan hệ Mỹ-Trung, tất cả đều là cú sốc giáng xuống hệ thống thương mại của thế giới.

  15. Theo tạp chí Forbes, tổng giá trị tài sản ròng của 100 người giàu nhất Trung Quốc năm 2022 đã giảm 39% so với năm trước, từ 1.480 tỷ USD xuống chỉ còn 907,1 tỷ USD, mức giảm kỷ lục.

  16. Công ty mẹ Facebook sa thải 11.000 nhân viên trong “vòng đầu tiên”

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Binance vừa tuyên bố không tham gia vào thương vụ mua lại FTX

  2. Trước FTX, Binance từng “huỷ kèo” với nhiều công ty crypto khác

  3. Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ SEC đang cùng nhau điều tra chi nhánh Mỹ của FTX, theo Wall Street Journal đưa tin.

  4. Liên tục nhiều tổ chức tuyên bố “liên đới” từ FTX

  5. Coinbase, Ripple và Circle yêu cầu chính sách rõ ràng hơn sau khi FTX sụp đổ

  6. Crypto chấm com tạm dừng rút gửi USDT, USDC mạng Solana

  7. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm mạnh về gần 15.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp hồi phục và lên trên 16.500 USD/BTC vào cuối ngày.

  8. BTC về mức thấp nhất trong 2 năm, Gần 700 triệu USD vị thế bị thanh lý

  9. JP Morgan dự đoán BTC xuống 13.000 đô la

_

  1. Châu Âu đã mua đủ dầu và khí đốt chuẩn bị cho mùa đông, dự kiến sẽ gặp khó khăn để lấp đầy kho dự trữ khí đốt trong mùa Hè tới

  2. Thế giới chạy đua mua dầu từ Trung Đông do nguồn cung của Nga bất ổn

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,13 USD (-0,13%), xuống 85,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,10 USD (-0,11%), xuống 92,55 USD/thùng.

  4. Cả hai loại dầu đều giảm 3% trong phiên đêm qua

_

  1. Còn quá sớm để đặt cược vào sự “giảm nhiệt” của USD

  2. Đồng bảng Anh giảm 1,24% so với đồng đô la xuống 1,1393 USD, kết thúc chuỗi tăng 3 ngày, khi các nhà đầu tư lo lắng về việc đồng tiền này không thể vượt qua mức 1,16 USD.

  3. Các nhà đầu tư vẫn tiếp tục chờ đợi báo cáo tài chính dự kiến ​​của Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt vào ngày 17 tháng 11, với những dấu hiệu cho thấy chi tiêu công sẽ bị siết chặt và có khả năng sẽ tăng thuế.

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5,9 USD xuống mức 1.706,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Với những yếu tố không chắc chắn trong thời gian tới, một số chuyên gia trong ngành cho rằng các nước cung cấp tôm cho Mỹ như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan có thể giảm sản lượng cho đến khi lượng hàng dư thừa được giải quyết.

  2. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 4% xuống mức thấp nhất 1 tuần, do dự báo thời tiết đến cuối tháng 11/2022 ít lạnh.

  3. Giá quặng sắt tại Đại Liên vấn ở mức cao nhất 2 tuần, do sự hỗ trợ tài chính cho các nhà phát triển bất động sản tại Trung Quốc, đã thúc đẩy giá quặng sắt tăng.

  4. Giá lúa mì tại Mỹ giảm, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) bất ngờ nâng triển vọng nguồn cung toàn cầu trong báo cáo hàng tháng, khi vụ mùa bội thu tại Australia, Anh và Kazakhstan bù đắp cho sản lượng giảm tại Argentina và EU.

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 24,870 đồng

Bảng Anh 28,708 đồng

EUR 25,587 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Công ty mẹ Facebook sa thải 11.000 nhân viên

CEO Mark Zuckerberg đã thông báo đợt sa thải đầu tiên của Meta sẽ có quy mô lên tới hơn 11.000 việc làm và cần phải nhớ một điều, đây là vòng đầu tiên. Đồng nghĩa với việc quá trình sa thải nhân sự có thể vẫn chưa dừng lại.

Theo Bloomberg, CEO Meta Platforms, Mark Zuckerberg cho biết công ty sẽ cắt giảm hơn 11.000 việc làm trong đợt sa thải lớn đầu tiên trong lịch sử của gã khổng lồ truyền thông xã hội. Hôm 10/11, công ty mẹ của Facebook đã công bố cắt giảm khoảng 13% lực lượng lao động, đồng thời thông báo Meta sẽ kéo dài thời gian đóng băng tuyển dụng trong quý đầu tiên.

“Tôi muốn chịu trách nhiệm về những quyết định này và cách chúng tôi đi đến quyết định. Tôi biết điều này là khó khăn cho tất cả mọi người và tôi đặc biệt xin lỗi những người bị ảnh hưởng", Mark Zuckerberg thông báo.

Công ty cho biết mặc dù việc cắt giảm sẽ diễn ra trên toàn công ty, nhưng đội ngũ tuyển dụng của họ sẽ bị chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và các nhóm kinh doanh của công ty sẽ được tái cấu trúc “về đáng kể hơn”.

Meta cũng sẽ giảm diện tích văn phòng, xem xét chi tiêu cơ sở hạ tầng và cho nhân viên chia sẻ bàn làm việc. Ngoài ra, công ty dự định sẽ thông báo cắt giảm chi phí hơn ​​trong những tháng tới.

CEO Meta, Mark Zuckerberg. (Ảnh: Bloomberg).

Cổ phiếu Meta đã giảm 71% trong năm nay và công ty mẹ của Facebook đang thực hiện các bước để bù đắp chi phí sau nhiều quý lợi nhuận đáng thất vọng, doanh thu sụt giảm. Động thái cắt giảm lần này được xem là hành động quyết liệt nhất của công ty kể từ khi thành lập Facebook vào năm 2004, phản ánh sự suy giảm mạnh của thị trường quảng cáo kỹ thuật số trong bối cảnh nền kinh tế đang chao đảo trên bờ vực suy thoái. Trong khi, khoản đầu tư hàng tỷ đô la của Mark Zuckerberg vào vũ trụ ảo metaverse còn mơ hồ.

Mark Zuckerbeg cũng đã thừa nhận sai lầm khi dự đoán rằng sự gia tăng trong thương mại điện tử và lưu lượng truy cập web kể từ khi bắt đầu lockdown (phong toả) COVID-19 sẽ là một phần thúc đẩy tăng trường.

“Nhưng kinh tế vĩ mô suy thoái, cạnh tranh gia tăng và quảng cáo giảm đã khiến doanh thu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với dự kiến. Tôi đã sai điều này ”, CEO Meta thừa nhận.

Meta là một trong rất nhiều ông lớn công nghệ đã cắt giảm nhân sự hàng loạt trong những ngày gần đây. Hôm 9/11, công ty sản xuất phần mềm Salesforce cho biết họ đã cắt giảm hàng trăm nhân sự các nhóm bán hàng, trong khi Apple, Amazon.com và Alphabet đều đã giảm hoặc tạm dừng việc tuyển dụng.

Snap, công ty mẹ của ứng dụng Snapchat, cũng đang thu hẹp quy mô lại. Đồng thời, hồi tháng 8, Snap cho biế họ sẽ cắt giảm khoảng 20% lực lượng lao động. Một mạng xã hội khác là Twitter cũng đang trong thời kỳ hỗn loạn dưới sự tiếp quản của ông chủ mới Elon Musk. Twitter đã cắt giảm gần một nửa lực lượng lao động vào tuần trước.

Không giống nhân viên Twitter, Meta vẫn cho phép nhân viên tiếp tục có quyền truy cập vào email của họ để có thể nói lời tạm biệt với đồng nghiệp nhưng họ bị loại khỏi những hệ thống nhạy cảm hơn. Nhân sự Meta ở Mỹ bị cắt giảm cũng sẽ nhận được 16 tuần lương cơ bản khi thôi việc, cộng với hai tuần cho mỗi năm họ làm việc tại công ty.

Công ty cũng cung cấp 6 tháng bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cũng như các dịch vụ nghề nghiệp và hỗ trợ nhập cư. Ở ngoài nước Mỹ, các chế độ sẽ tuân theo quy định của từng quốc gia.

Hồi tháng 9, Mark Zuckerberg thông báo công ty có ý định cắt giảm chi phí và tái cấu trúc đội ngũ để thích ứng với một thị trường đang thay đổi. Công ty mẹ của Facebook đã thực hiện việc đóng băng tuyển dụng vào thời điểm đó. Meta dự kiến ​​số lượng nhân viên vào năm 2023 sẽ nhỏ hơn năm nay.

Ở thời điểm đó, Mark Zuckerberg cho biết: “Đây rõ ràng là một chế độ khác với chế độ mà chúng tôi đã từng hoạt động. Trong 18 năm đầu tiên của công ty, về cơ bản chúng tôi tăng trưởng nhanh hàng năm. Gần đây doanh thu của chúng tôi lần đầu tiên đi ngang và giảm nhẹ. Vì vậy, chúng tôi phải điều chỉnh".

Ngay cả khi bị cắt giảm, Meta vẫn tiếp tục kỳ vọng rằng khoản lỗ trong bộ phận Reality Labs sẽ tăng “đáng kể” qua từng năm vào năm 2023. Mark Zuckerberg đã yêu cầu các nhà đầu tư kiên nhẫn khi anh rót hàng tỷ USD vào dự án metaverse. Tuy nhiên, tham vọng này đòi hỏi sự đầu tư chuyên sâu vào phần cứng và nghiên cứu mà có thể sẽ không được nhìn thấy kết quả trong tương lai gần.

Trong khi đó, tăng trưởng tại mạng xã hội hàng đầu Facebook đang trì trệ. Công ty đang nỗ lực để tăng tốc và tiếp tục thêm người dùng vào ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram, bằng cách thử nghiệm với một thuật toán dựa trên sở thích nhiều hơn và các video dạng ngắn có tên là Reels. Và Mark Zuckerberg tiếp tục gặp khó khi phải thực hiện cải tiến công ty với quy mô nhân sự ít hơn.

Nguồn bài viết: Công ty mẹ Facebook sa thải 11.000 nhân viên

1 Likes

Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục, Mark Zuckerberg có thêm 5,4 tỷ USD

## Chứng khoán Mỹ có phiên tăng kỷ lục kể từ khi hồi phục sau đại dịch COVID-19 sau khi số liệu cho thấy lạm phát nước này đã đạt đỉnh.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/11 (rạng sáng 11/11 giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ tăng hơn 1.200 điểm (+3,7%), trong khi chỉ số chứng khoán tầm rộng S&P 500 tăng hơn 5,5%. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 7,35%.

Đây là phiên tăng mạnh nhất kể từ khi chứng khoán Mỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giúp nhà đầu tư gia tăng hy vọng rằng lạm phát đã đạt đỉnh.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong 2 năm. (Ảnh: CNBC)

Cụ thể, số liệu công bố đêm qua (giờ Việt Nam) cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tại Mỹ tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với con số 8,2% ghi nhận trong tháng 9 và mức đỉnh 9,1% ghi nhận trong tháng 6.

Nếu loại trừ thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI cốt lõi tăng 0,3% trong tháng 10 và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, lạm phát ở Mỹ đã tạo đỉnh và đi xuống khá nhanh.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm nhanh xuống 3,81%, so với mức đỉnh trên 4,2%/năm ghi nhận hồi đầu tháng 11.

Lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm nhanh. (Biểu đồ: M. Hà)

Với diễn biến mới này, nhiều khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cân nhắc việc giảm mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ và mục tiêu lãi suất có thể sẽ không lên mức 5-6% (từ mức 4% như hiện tại) như lo ngại của thị trường.

Một đồng USD suy giảm giúp đẩy các loại hàng hóa và tài sản khác đi lên, trong đó có thị trường cổ phiếu.

Nhiều tỷ phú Mỹ chứng kiến tài sản tăng vọt sau 1 đêm. (Nguồn: Forbes)

Áp lực về lãi suất cao suy giảm đã khiến nhóm cổ phiếu công nghệ (vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất về yếu tố này) đã tăng vọt. Cổ phiếu Amazon tăng 12,2%; Meta tăng hơn 10%; Apple và Microsoft đều vọt hơn 8%; Tesla tăng 7,4%…

Chứng khoán tăng mạnh giúp ông Jeff Bezos (Amazon) có thêm 6,6 tỷ USD và ông chủ Facebook Mark Zuckerberg có thêm 5,4 tỷ USD. Tỷ phú giàu số 1 thế giới Elon Musk có tài sản hơn 196 tỷ USD.

Trong phiên liền trước, chứng khoán Mỹ giảm 2-2,5% do lo ngại về lạm phát và ảnh hưởng từ cú lao dốc trên thị trường tiền số.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục, Mark Zuckerberg có thêm 5,4 tỷ USD

1 Likes

VinaCapital mua thoả thuận thành công 10 triệu cổ phiếu KDH

(VNF) - VOF Investment Limited vừa báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu cổ phiếu KDH của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH).

VinaCapital mua thoả thuận thành công 10 triệu cổ phiếu KDH

VinaCapital mua thoả thuận thành công 10 triệu cổ phiếu KDH

Theo đó, VOF Investment Limited, quỹ do VinaCapital quản lý đã mua thành công 10 triệu cổ phiếu KDH đăng ký giao dịch trước đó, chính thức trở thành cổ đông của KDH với tỷ lệ sở hữu 1,41%.

Giao dịch được thực hiện từ ngày 31/10 đến ngày 8/11, theo phương thức thoả thuận. Bên bán thoả thuận không được phía VOF Investment Limited công bố.

Ở chiều ngược lại, nhóm quỹ Dragon Capital trong phiên 25/10 vừa qua đã bán xong 762.991 cổ phiếu KDH, đưa tổng số lượng nắm giữ giảm từ hơn 36,5 triệu đơn vị xuống còn 35,8 triệu đơn vị.

Tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,1% xuống 4,998%. Như vậy, Dragon Capital đã không còn là cổ đông lớn của KDH kể từ ngày 27/10.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý III/2022, KDH có doanh thu thuần 802 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ cải thiện được giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 509 tỷ đồng, tăng 6%.

KDH có khoản lãi khác rất lớn, đạt 116 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lỗ 6 tỷ đồng) do được bồi thường chấm dứt hợp đồng (123 tỷ đồng).

Kết quý, KDH báo lãi trước thuế 483 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của KDH đạt 1.678 tỷ đồng, giảm 46%; lợi nhuận gộp 1.084 tỷ đồng, giảm 17%.

Cùng với khoản lãi khác 410 tỷ đồng từ giao dịch mua rẻ (269 tỷ đồng) với công ty Phước Nguyên và Đoàn Nguyên cùng khoản bồi thường chấm dứt hợp đồng (160 tỷ đồng), Khang Điền có lãi trước thuế 9 tháng đạt 1.228 tỷ đồng, tăng 22%.

Năm 2022, KDH lên kế hoạch doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 17% so với mức thực hiện trong năm 2021.

Sau 9 tháng, doanh nghiệp đã hoàn thành 87,7% kế hoạch về lợi nhuận.

Cổ phiếu KDH đóng cửa phiên 10/11 ở mức giá 19.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hoá thị trường ước tính hơn 13.600 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: VinaCapital mua thoả thuận thành công 10 triệu cổ phiếu KDH

1 Likes

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Chốt ngày trả cổ tức 2021 bằng tiền tỷ lệ hơn 30%

## Ngày 8/11/2022, Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) đã thông qua Nghị quyết chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30,261% trên mệnh giá cổ phiếu, tương đương số tiền chi trả hơn 2.246 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết vừa ban hành, Bảo Việt sẽ chốt danh sách chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30,261%, tương đương 01 cổ phiếu sẽ được nhận 3.026,1 đồng. Số tiền cổ tức mỗi cổ đông nhận được sẽ làm tròn xuống hàng đơn vị, hàng lẻ thập phân sẽ bị huỷ bỏ. Như vậy, Bảo Việt dự chi hơn 2.246 tỷ đồng để thực hiện thanh toán cổ tức cho lần này

Ngày đăng ký cuối cùng sẽ là ngày 28/11, tương đương ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày 25/11. Công ty sẽ thực hiện việc thanh toán cổ tức vào ngày 28/12/2022. Nguồn chi trả sẽ lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế tới 31/12/2021 của Công ty.

Lợi nhuận của Bảo Việt đi lùi gần 14% trong quý III/2022

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Bảo Việt ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc hơn 10.748 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí nhượng tái bảo hiểm giảm 10%, còn gần 762 tỷ đồng, nên doanh thu phí bảo hiểm thuần tăng 13%, đạt gần 9.899 tỷ đồng.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) : Chốt ngày trả cổ tức 2021 bằng tiền tỷ lệ hơn 30% - Ảnh 1.

Tổng hợp kết quả kinh doanh quý III 2022 của Tập đoàn Bảo Việt

Tuy nhiên, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục là gánh nặng với hơn 10.030 tỷ đồng, tăng 15% - cao hơn mức tăng của doanh thu phí bảo hiểm thuần khiến hoạt động kinh doanh bảo hiểm có lợi nhuận giảm đến 93% so với cùng kỳ, chỉ còn vỏn vẹn hơn 18 tỷ đồng.

Dù vậy, lợi nhuận sau thuế quý III/2022 của BVH chỉ giảm gần 14% so với cùng kỳ, còn hơn 408 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Bảo Việt đạt hơn 492 tỷ đồng lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm, giảm 20% so cùng kỳ; trong khi lợi nhuận đầu tư tài chính gần như đi ngang, đạt hơn 5.940 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.551 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiêu giao dịch ngày 09/11, giá cổ phiếu BVH tăng 0,98%, hiện đang ở mức 51.300 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023

Tại phiên họp, có 645/646 đại biểu đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023…

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Chiều 10/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo đó, Quốc hội đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%…

Ngoài ra, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5-6%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

Tại Nghị quyết, Quốc hội nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt như: Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, khu vực, trong nước, kịp thời nhận biết rủi ro để có đối sách phù hợp, điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định nền tảng vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế hợp lý, hiệu quả.

“Tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống; kiểm soát chặt chẽ lạm phát, điều hành chủ động, linh hoạt công cụ lãi suất, tỷ giá, phù hợp và sát thực với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tăng cường kỷ luật tài chính, chống thất thu, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; rà soát để sớm đưa các nguồn lực chưa khai thác hiệu quả vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Quốc hội yêu cầu.

Nhiệm vụ tiếp khác được nêu tại nghị quyết là đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng, tăng cường minh bạch, khắc phục triệt để hiệu quả tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay không tài sản bảo đảm không đúng quy định hoặc tài sản bảo đảm được định giá không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau”, Quốc hội nêu yêu cầu tiếp theo.

Ngoài ra, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, bất cập để phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững và hội nhập, bảo đảm hoạt động thông suốt, lành mạnh, chất lượng các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; mở rộng, nâng cao chất lượng thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ.

Quốc hội cũng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế trong nước.

“Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”, Nghị quyết nêu.

Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2023 được Quốc hội thông qua:

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%.

2. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD.

3. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8%.

4. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.

5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0 – 6,0%.

6. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%.

7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%.

8. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

9. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%.

10. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ.

11. Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32 giường bệnh.

12. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số.

13. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%.

14. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

15. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Nguồn bài viết: Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Thấy gì từ làn sóng “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản ở Trung Quốc?

Các đơn vị phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (LGFV) tại nhiều tỉnh, thành phố Trung Quốc đang mua lại dự án dang dở của các công ty địa ốc vỡ nợ, bao gồm cả loạt dự án của China Evergrande Group…

Việc các LGFV mua dự án đang dang dở của các công ty địa ốc gặp khó khăn diễn ra phổ biến tại tỉnh Quảng Đông - Ảnh: Bloomberg

Theo hãng tin Bloomberg, các thành phố và chính quyền địa phương tại Trung Quốc đang đua nhau vào vai “hiệp sĩ” giải cứu các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn.

Các đơn vị phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (LGFV) hiện là bên mua lớn nhất của những dự án dở dang từ các công ty bất động sản vỡ nợ, bao gồm cả China Evergrande Group. Sự tham gia ngày càng lớn của LGFV trong lĩnh vực bất động sản làm dấy lên quan ngại về áp lực nợ của các chính quyền địa phương.

Từ giữa những năm 1990, chính quyền trung ương Trung Quốc đã đưa ra quy định về ngân sách nhằm ngăn chặn địa phương tạo ra những khoản nợ lớn. Để đối phó với quy định này, các chính quyền địa phương sử dụng LGFV để huy động vốn. Các LGFV đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại nguồn tiền xây dựng cầu, đường, tàu điện ngầm…

Các nhà phân tích David Qu và Chang Shu của Bloomberg Economics ước tính tổng khối nợ của các LGFV ở Trung Quốc, bao gồm nợ vay ngân hàng, là khoảng 60.000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 8.275 tỷ USD), tương đương khoảng 50% GDP của nước này. Trong đó, nợ trái phiếu là khoảng 11.600 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1.600 tỷ USD). Do đó, hậu quả sẽ rất lớn nếu xảy ra vỡ nợ.

Việc các LGFV mua dự án đang dang dở của các công ty địa ốc gặp khó khăn diễn ra phổ biến tại tỉnh Quảng Đông - một trung tâm thương mại có sức khỏe tài chính tương đối tốt tại Trung Quốc.

Tập đoàn đầu tư xây dựng thành phố Quảng Châu, một LGFV được sự hậu thuẫn của thành phố Quảng Châu - thủ phủ của Quảng Đông - tháng trước đã mua lại một lô lất lẽ ra được dành để xây dựng sân vận động bóng đá sức chứa 80.000 người từ tay Evergrande. Đây là một trong nhiều dự án mà tập đoàn Evergrande - tâm điểm của cuộc khủng hoảng tín dụng trên thị trường bất động sản Trung Quốc - nắm giữ ở Quảng Châu.

Với thương vụ này, Tập đoàn Đầu tư xây dựng thành phố Quảng Châu giờ đây chịu trách nhiệm hoàn thiện nốt việc xây dựng sân vận động. Trước đó, Evergrand ước tính dự án có tổng vốn đầu tư 12 tỷ Nhân dân tệ nhưng mới chỉ đầu tư 2 tỷ Nhân dân tệ. Phần còn lại giờ đây sẽ do LGFV này chi trả, sau khi chi 57 tỷ Nhân dân tệ cho các dự án bất động sản khác tính tới tháng 3 năm nay.

Tại thành phố Thẩm Quyến gần đó, một LGFV cấp quận cũng đang tăng cường hỗ trợ 4 dự án trọng điểm của Evergrande ở đây. Dù LGFV này không huy động vốn trên thị trường mở, nhưng dữ liệu cho thấy cổ đông lớn nhất của đơn vị này - công ty Shenzhen Talents Housing Group Co. - đã tăng phát hành trái phiếu trong năm nay.

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service, sự hiện diện ngày càng lớn của các LGFV trong lĩnh vực bất động sản có thể ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của họ. Bên cạnh đó, nỗ lực trực tiếp giải cứu các công ty bất động sản vỡ nợ của các LGFV, cùng với mối liên hệ ngày càng chặt hơn với lĩnh vực này, đang làm dấy lên mối lo ngại mới về sức khỏe tài chính của những chính quyền địa phương là mắt xích yếu nhất trong khu vực công ở Trung Quốc.

“Việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng là một trong những rủi ro đối với các LGFV. Doanh số có thể sẽ không được như kỳ vọng nếu dự án không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này sẽ khiến dòng tiền của họ hao hụt”, nhà phân tích trái phiếu Zhou Yue tại Zhongtai Securities viết trong một báo cáo hồi tháng 9.

Trước khi trở thành “hiệp sĩ”, các LGFV ở Trung Quốc cũng đã cho nhiều nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn vay nợ.

Ở khía cạnh tích cực, việc các LGFV đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tiếp tục xây dựng các dự án khu dân cư dang dở đang khiến giới đầu tư tin rằng các LGFV có sự đảm bảo ngầm từ chính quyền địa phương và điều này giúp các đơn vị đó tránh bị vỡ nợ trái phiếu - theo nhận định của các nhà phân tích tại Tianfeng Securities Co.

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service, sự hiện diện ngày càng lớn của các LGFV trong lĩnh vực bất động sản có thể ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của họ - Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Ivan Chung tại Moody’s, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng địa ốc dài chưa từng thấy ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngày càng nhiều công ty bất động sản sẽ lâm vào tình cảnh nguy cấp. Khi đó, áp lực giải cứu của các LGFV sẽ tăng lên gấp bội. Do đó, những chính quyền địa phương đang gặp khó khăn về tài chính sẽ càng thêm áp lực.

“Các LGFV ở những thành phố có sức khỏe tài chính yếu đối mặt rủi ro tín dụng cao hơn. Nếu các dự án dở dang cần nguồn tiền lớn để tiếp tục triển khai, điều này gây ra rủi ro lớn hơn nữa cho các LGFV đứng sau”, ông Chung nhận định.

“Chính phủ cần dựa vào các LGFV trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhưng một khi chính sách thay đổi, chúng tôi không loại trừ nguy cơ các LGFV sẽ vỡ nợ trái phiếu”, bà Zerlina Zeng, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại CreditSights (Singapore) nhận định. “Trung Quốc có thể lại phải tập trung vào việc thanh toán nợ cho các chính quyền địa phương khi tăng trưởng kinh tế phục hồi”.

Nguồn bài viết:Thấy gì từ làn sóng “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản ở Trung Quốc? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes