Chứng sỹ săn tin!

Ngân hàng Nhà nước bơm tiếp gần 9.500 tỷ đồng trong phiên đầu tuần, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước bơm tiếp gần 9.500 tỷ đồng trong phiên đầu tuần, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

NHNN đã bơm cho hệ thống ngân hàng gần 9.470 tỷ đồng trong phiên giao dịch đầu tuần, chủ yếu qua tín phiếu đáo hạn.

Phiên giao dịch đầu tuần 7/11 tiếp tục chứng kiến xu hướng bơm thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hệ thống ngân hàng.

Cụ thể, Nhà điều hành vẫn dừng phát hành tín phiếu mới trong phiên thứ 4 phiên liên tiếp, trong khi có 10.000 tỷ đồng tín phiếu phát hành trong tuần trước đáo hạn. Tính chung, NHNN đã bơm trả hệ thống 10.000 tỷ qua kênh tín phiếu đáo hạn trong phiên đầu tuần. Hiện lượng tín phiếu lưu hành đã giảm về còn 10.000 tỷ đồng, và số này sẽ đáo hạn vào phiên hôm nay (8/11).

Trên kênh cầm cố có giá, NHNN cho 10 thành viên thị trường vay mới gần 6.150 tỷ đồng, kỳ hạn 14 ngày và lãi suất 6%/năm. Trong khi có 6.680 tỷ các khoản vay cũ đáo hạn. Tổng cộng, Nhà điều hành hút ròng 530 tỷ qua kênh này.

Như vậy, trên cả hai kênh, NHNN đã bơm cho các ngân hàng gần 9.470 tỷ đồng. Trước đó, cơ quan quản lý tiền tệ đã bơm ròng vào hệ thống gần 74.100 tỷ đồng trong tuần trước.

NHNN duy trì xu hướng bơm ròng sau khi cơ quan này tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động thêm 1 điểm % từ ngày 25/10. Đây là lần tăng lãi suất điều hành lần thứ hai chỉ trong vòng hơn 1 tháng.

Định hướng bơm thanh khoản của NHNN thể hiện qua số dư kênh mua kỳ hạn tăng mạnh chỉ từ hơn 4,7 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 9 lên xấp xỉ 90.000 tỷ đồng vào giữa tháng 10/2022, và suốt nửa tháng gần đây duy trì đều đặn ở quanh mức này, thậm chí vọt lên trên 106.000 tỷ trong những phiên gần đây. Đồng thời, số lượng thành viên tham gia vào các phiên đấu thầu ở kênh mua kỳ hạn duy trì ở mức cao, và chỉ có số ít thành viên tham gia nghiệp vụ mua tín phiếu NHNN cho thấy nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng vẫn còn. Và thực tế trong những phiên gần đây, NHNN đã bơm tiền với kỳ hạn dài hơn (14 ngày) đi cùng với việc tạm dừng phát hành tín phiếu hút tiền về.

Mặt khác, lãi suất bình quân VND trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng hạ nhiệt vào cuối tuần trước. Theo số liệu mới nhất của NHNN, lãi suất kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm 80 – 90% giá trị giao dịch) đã giảm từ mức 7,12% trong phiên 2/11 xuống 6,93% trong phiên 3/11 và còn 6,21%/năm vào phiên 4/11. Kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng cũng hạ nhiệt trong khi tăng ở kỳ hạn 2 tuần và 3 tháng.

Với diễn biến bơm ròng của NHNN trên thị trường mở, Chứng khoán Bảo Việt dự báo lãi suất liên ngân hàng trong tuần này sẽ có diễn biến hạ nhiệt. Dù vậy, nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng sẽ dao động quanh mặt bằng 5-7% từ nay tới cuối năm, khó có thể hạ nhiệt mạnh như thời điểm đầu năm.

Trong báo cáo thị trường mới nhất, SSI Research cho rằng NHNN đã đưa ra một số thông điệp quan trọng liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới.

Theo đó, về tổng thể, NHNN cho rằng thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn ổn định và biến động trong tháng 10 chủ yếu đến từ yếu tố tâm lý. Trên thực tế, trong cuộc họp với các NHTM gần đây, NHNN ghi nhận về điểm nghẽn thanh khoản của thị trường, và yêu cầu các NHTM nên tăng cường hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống và của từng ngân hàng. NHNN khẳng định các NHTM trong hệ thống đều đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của NHNN, nhằm giải đáp những lo ngại của thị trường trong thời gian qua.

Về định hướng trong thời gian tới, SSI Research cho rằng NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là dịp cuối năm. Đặc biệt, việc đẩy mạnh sử dụng công cụ tài khóa cũng được nhắc đến nhằm giảm bớt áp lực tiền tệ và tín dụng từ hệ thống ngân hàng.

Nguồn bài viết: Ngân hàng Nhà nước bơm tiếp gần 9.500 tỷ đồng trong phiên đầu tuần, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

1 Likes

Đại hội XX và một số điểm nhấn mới về định hướng kinh tế của Trung Quốc

Báo cáo Đại hội 20 cho thấy rằng Trung Quốc đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả, hoàn thành các mục tiêu phấn đấu 100 năm lần thứ nhất. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ cả bên trong lẫn bên ngoài…

Đại hội XX và một số điểm nhấn mới về định hướng kinh tế của Trung Quốc.

Với việc hoàn thành cuộc chiến công kiên thoát nghèo, xây dựng toàn diện xã hội khá giả và hoàn thành mục tiêu phấn đấu 100 năm lần thứ nhất, báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 20) tiếp tục đưa ra những kế hoạch, sự sắp xếp chiến lược cho sự nghiệp của Đảng Cộng sản và đất nước Trung Quốc trong chặng đường mới xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện. Bài viết nhận diện và đánh giá một số điểm mới về định hướng kinh tế của Trung Quốc qua Báo cáo chính trị Đại hội 20.

Về tổng thể, Báo cáo Đại hội 20 vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển logic lý luận và các chủ trương từ Đại hội 18, 19 đến nay về các vấn đề quan trọng, như: mục tiêu phấn đấu, các nhiệm vụ trọng tâm, định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới sáng tạo, phát triển chất lượng cao, thúc đẩy cục diện mới mở cửa toàn diện, thúc đẩy sự “thịnh vượng chung” và chiến lược “tuần hoàn kép” với định hướng tập trung vào mở rộng nhu cầu trong nước để tự chủ hơn,… mà không có sự đảo ngược hay thay đổi đáng kể trong định hướng chính sách; nhưng có sự nâng cấp trong một số nội hàm phát triển cụ thể và có một số điểm mới đáng chú ý về mặt định hướng trọng tâm. Đại hội 20 làm rõ các ưu tiên đối với Trung Quốc trong tương lai, hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý của nước này trong 5 năm tới, đồng thời đặt ra một số mục tiêu cụ thể hơn đến năm 2035 và giữa thế kỷ này. So với trước đây, các trọng tâm kinh tế tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng và sự công bằng trong phát triển kinh tế.

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN KINH TẾ

Báo cáo chính trị của Đại hội và dự kiến bộ máy lãnh đạo chủ chốt sau Đại hội 20 cho thấy một số điểm nhấn mới về mặt chủ trương phát triển kinh tế và xu hướng chính sách kinh tế trọng tâm của Trung Quốc so với ĐH 19.

Một là, “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” và “thịnh vượng chung” sẽ là chủ trương điều hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn tới.

“Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” là một khái niệm mới lần đầu tiên được nêu rõ trong báo cáo Đại hội 20 với 6 đặc trưng cụ thể: (i) hiện đại hóa XHCN do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo; (ii) hiện đại hóa với dân số khổng lồ; (iii) hiện đại hóa vì sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người; (iv) hiện đại hóa kết hợp hài hòa giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần; (v) hiện đại hóa trong đó con người và thiên nhiên cùng tồn tại hài hòa; (vi) hiện đại hóa theo con đường phát triển hòa bình.

Tờ Globaltimes (2022) trong bài “China expounds indigenous way to achieve modernization, to navigate nation’s economy toward fairer, innovative growth” cho biết, “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” được xác định là sứ mệnh cốt lõi của Đảng cộng sản Trung Quốc trên hành trình mới của kỷ nguyên mới và sẽ được thúc đẩy toàn diện nhằm thực hiện “sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc”. Bên cạnh đó, trong bài viết “Pursuing Chinese-style modernization”, Taylor (2022) đã nhận định, “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” sẽ đóng vai trò là động lực chính cho các sáng kiến ​​chính sách quan trọng trong 5 năm tới và xa hơn nữa của nước này.

Yang Zhicheng, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Bắc Kinh về Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, khi phân tích nội hàm của “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” đã nhấn mạnh, đây là con đường hiện đại hóa dựa trên sở hữu công cộng đối với tư liệu sản xuất, lấy con người làm trung tâm và một nền hiện đại hóa trong đó tất cả người dân đều thịnh vượng, khác với kiểu hiện đại hóa lấy tư bản làm trung tâm, hiện đại hóa phân cực, hiện đại hóa vật chất như phương Tây. Tuy nhiên, Taylor (2022) cho rằng “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” sẽ đòi hỏi một quá trình hiện đại hóa dựa trên cơ sở “tự cung tự cấp, an ninh quốc gia và sự thịnh vượng chung”. Liệu mô hình này có thể giải quyết được các vấn đề tồn đọng mà hiện đại hóa phải đối mặt cũng như các vấn đề kinh tế nổi cộm của Trung Quốc hay không còn tùy thuộc vào cách thức hiện thực hóa nó cũng như các biện pháp triển khai cụ thể của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, “thịnh vượng chung”, một trong những chính sách kinh tế và xã hội quan trọng nhất được ban hành trong thời gian vừa qua ở Trung Quốc, sẽ là chủ trương mang tính định hướng việc thực thi các chính sách và mục tiêu “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” trong giai đoạn tới.

Nguồn bài viết: Đại hội XX và một số điểm nhấn mới về định hướng kinh tế của Trung Quốc - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Khi đầu tư, cần luôn chuẩn bị tình huống bất ngờ

## Khi đầu tư, ngoài việc luôn luyện tập và cải thiện mình, thì phải luôn chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, ông Phạm Lưu Hưng, kinh tế trưởng CTCK SSI chia sẻ.

Trong chương trình Bí mật đồng tiền số 45, nhiều câu hỏi từ nhà đầu tư về việc muốn bỏ cuộc khi gặp biến động dù lớn dù nhỏ rất phổ biến với người mới bắt đầu, nên làm gì để trở nên “lì đòn” hơn. Quan điểm của ông Hưng, có 2 mặt, tâm lý lỳ đòn kiểu gồng lỗ thì không nên, mà phải cân nhắc ta làm gì sai không, nếu sai thì phải dừng và làm lại.

Trả lời cho câu hỏi, khi đầu tư, lúc hưng phấn nhất có nên dừng lại?, ông Hưng cho rằng, đã gặp trường hợp này rất nhiều. Khi thị trường uptrend, nhà đầu tư lãi quá hưng phấn vì lãi nhiều quá, thì lúc đó chính là lúc thị trường đạt đỉnh.

“Khi nhà đầu tư đạt cái ngưỡng tâm lý rằng “mình nhất định phải kể với ai đấy rằng tài khoản mình nhân 2, nhân 3”, “mình nhất định phải post cái tin này lên facebook không thể nhịn được nữa, nhiều tiền thế này cơ mà”…, thì lúc đó nên dừng lại, độ hưng phấn quá cao thường báo hiệu thị trường đã đạt đỉnh”, ông Hưng chia sẻ.

Khi đầu tư, cần luôn chuẩn bị tình huống bất ngờ ảnh 1

Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động mạnh thời gian qua, rất nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng vừa mua hàng chưa về tài khoản đã lỗ nặng, gây chán nản cực độ và hoang mang. Vì vậy, làm sao chọn được cổ phiếu, chọn lĩnh vực ngành nghề nào – đang là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Về câu hỏi này, ông Trần Đăng Nam, Giám đốc dự án Môi giới cá nhân, Chi nhánh Hà Nội CTCK SSI chia sẻ, tháng 11, đầu tháng 12, nhóm tài chính chứng khoán có nhiều biến động. Tuy nhiên, biến động dòng tiền năm nay có khác biệt mọi năm nên nhà đầu tư phải theo dõi. Các chuyên gia cũng không dám dự báo, vì có nhiều yếu tố biến động, phải tùy cơ ứng biến và đưa ra nhiều kịch bản. Cùng với hoạt động các quỹ ETF cũng có tác động tới nhóm này.

Với ngành thép, cổ phiếu nhóm này bị bán mạnh vì kết quả kinh doanh quý III không tốt, cùng với đó là có nhiều thông tin không tích cực, như số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, trong tháng 10 một số mặt hàng thép thô sản lượng sản xuất giảm đến 20-25%, hay thông tin một số doanh nghiệp sản xuất thép phải đóng cửa một số nhà máy sản xuất thép… Điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận quý III và quý IV.

Về dự báo tương lai của ngành thép trong năm 2023, ông Nam cho rằng, khó dự báo vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, nhu cầu xây dựng của Việt Nam trong tương lai rất lớn, trong đó có nhu cầu đến từ đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nên sẽ có tăng trưởng trong tương lai, nhưng tùy vào từng thời điểm để có điều chỉnh nhất định, bởi giá thép tác động lớn đến chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, ước tính chiếm đến 30%. Nếu giá thép quá cao cũng làm tăng chi phí đầu tư, ngoài ra còn phụ thuộc lượng phôi nhập khẩu, phụ thuộc thị trường xuất nhập khẩu thế giới. Thị trường nước ngoài tăng đột biến thì dĩ nhiên có lượng thép nhất định xuất khẩu đi nước ngoài.

Với đầu tư công, ông Hưng chia sẻ, Chính phủ ra nhiều chỉ thị, nghị quyết thúc đẩy đầu tư công, nhưng đến thời điểm này số liệu mới nhất của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê công bố thì tỷ lệ giải ngân vẫn thấp, khoảng 56% kế hoạch cả năm.

Với nhóm ngành bảo hiểm, việc lãi suất tăng dường như nhóm này được hưởng lợi, vì các doanh nghiệp bảo hiểm thường đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ và gửi tiền ngân hàng, nhưng theo ông Hưng, cần nhìn thêm mặt ngược lại, đó là lãi suất tăng khiến thị trường chứng khoán sụt giảm, qua đó khiến phần đầu tư vào cổ phiếu của nhóm này sẽ bị giảm. Có trường hợp, lãi suất tăng, với công ty bảo hiểm danh mục cổ phiếu giảm mạnh thì lại là không tốt cho họ.

Với lĩnh vực hàng không, sau dịch, nhu cầu giao thương, đi lại sẽ tăng lại nên ngành phục hồi mạnh mẽ, nhưng để trở lại hoàn toàn thì phải tầm 2 năm nữa. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc bỏ chính sách zero Covid, thì lượng khách từ thị trường này sẽ tăng mạnh và đây là việc có lợi cho ngành du lịch, hàng không. Tuy nhiên, hiện trên sàn hơi ít doanh nghiệp trong lĩnh vực này, nên cơ hội đầu tư không nhiều.

Trong khi đó, với ngành hóa chất, cụ thể là Hóa Chất Đức Giang (DGC) đang hưởng lợi nhờ Trung Quốc hạn chế xuất khẩu photpho. Việc Trung Quốc có mở cửa trở lại hay không không ảnh hưởng nhiều tới DGC, mà yếu tố ảnh hưởng chính là chính sách xuất khẩu photpho của Bắc Kinh có nới lỏng hay không.

1 Likes

Thị giá FTS xuống đáy 18 tháng, cổ đông ngoại muốn gom thêm 1,9 triệu cổ phiếu

Thị giá FTS xuống đáy 18 tháng, cổ đông ngoại muốn gom thêm 1,9 triệu cổ phiếu

Cổ phiếu FTS đã giảm sàn 3 phiên liên tiếp và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng kể từ ngày 26/5/2021. So với đỉnh cách đây gần một năm, cổ phiếu này đã giảm 68% thị giá.

Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính SBI (SBI Financial) vừa đăng ký mua thêm 1,94 triệu cổ phiếu của CTCP Chứng khoán FPT (FPTS – mã FTS) với mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 10/11-8/12/2022. Nếu giao dịch thành công tổ chức này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 23,5%.

Về người nội bộ có liên quan, ông Ueno Taro – người đại diện vốn của SBI Financial đang là thành viên HĐQT của FPTS. SBI Financial hiện là cổ đông lớn nhất tại FPTS nắm giữ 43,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 22,51%). Công ty chứng khoán này còn một cổ đông lớn khác là Tập đoàn FPT với tỷ lệ sở hữu 17,9%.

Động thái đánh tiếng mua thêm của cổ đông đến từ Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu FTS đã giảm sàn 3 phiên liên tiếp và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng kể từ ngày 26/5/2021. Kết phiên 8/11, thị giá FTS dừng ở mức 18.850 đồng/cổ phiếu, giảm 68% so với đỉnh đạt được cách đây gần một năm.

Thị giá FTS xuống đáy 18 tháng, cổ đông ngoại muốn gom thêm 1,9 triệu cổ phiếu - Ảnh 1.

Về kết quả kinh doanh, FPTS ghi nhận doanh thu hoạt động sụt giảm tới 87% so với cùng kỳ năm trước, đạt 54 tỷ đồng, chủ yếu do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) âm 154 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, FPTS lỗ trước thuế 35 tỷ đồng trong quý 3/2022, trong khi cùng kỳ lãi 333 tỷ đồng. Lỗ sau thuế ghi nhận hơn 60 tỷ đồng trong khi cùng kỹ lãi đậm 296 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động của FPTS giảm 38% xuống 633 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm 66% xuống 228 tỷ đồng. Năm 2022, FPTS tỏ ra thận trọng với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm 6% so với thực hiện năm trước về mức 680 tỷ đồng. Dù vậy sau 9 tháng, công ty mới chỉ hoàn thành gần nửa mục tiêu lợi nhuận cả năm.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 08/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. Nguồn thu BĐS giảm sút, Hà Đô, PC1 và nhiều doanh nghiệp được cứu cánh bởi nguồn thu hàng nghìn tỷ từ điện

  2. Sáng nay, loạt ông lớn BĐS Novaland, Him Lam, Hưng Thịnh, Sơn Kim Land…họp cùng Chính Phủ và Bộ Xây dựng

  3. VND: Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect xuống sát mệnh giá

  4. HPG: Các nhà đầu tư chi gần 2.300 tỷ đồng mua gom HPG phiên 31/10 và 1/11 đến hiện tại đang lỗ khoảng 345 tỷ đồng, tương đương 15%

  5. SAB: Cổ phiếu “bình thản” trong 3 tháng, cổ đông SAB né được thiệt hại từ thị trường chung

  6. HBC: Đối mặt với tổng nợ phải thu và nợ khó đòi tăng cao

  7. VGC: Viglacera ước lợi nhuận 10 tháng vượt 38% kế hoạch năm

_

😎 KBC: Được chấp thuận mở rộng thêm 90ha KCN Quang Châu với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, Foxconn đã ký thuê hơn 50ha

  1. Hoàng Quân chậm công bố thông tin giao dịch với Thành phố Vàng

  2. AGM: Thị trường khó khăn, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận âm

  3. HAG: Công ty Bapi của Bầu Đức bắt tay với chuỗi siêu thị bán thịt heo ăn chuối, gà chạy bộ

  4. CEO Tập đoàn Masan Danny Le mới đây đã chia sẻ về lý do tập đoàn quyết định tiến vào lĩnh vực mới là công nghệ thông qua thương vụ rót 65 triệu USD sở hữu 25% cổ phần Trusting Social.

  5. Masan hoạch tính gì khi bỏ 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social?

  6. SGP: Cảng Sài Gòn và đối tác tính rót 48 triệu USD “cứu” Liên doanh SSIT

  7. HAH: Xếp dỡ Hải An không quá bị ảnh hưởng từ việc cước vận tải giảm

  8. FLC: Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sai quy định tại dự án FLC ở Kon Tum

  9. GMD: Doanh thu cảng Cái Mép Gemadept-Terminal Link tăng hơn 96%

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Nhiều lãnh đạo đăng ký mua vào khi giá cổ phiếu lao dốc: Thế giới Di động, Hàng Xanh, Phú Tài, Nhà Đà Nẵng

  2. FTS: Thị giá FTS xuống đáy 18 tháng, cổ đông ngoại muốn gom thêm 1,9 triệu cổ phiếu

  3. Một quỹ ngoại trở thành cổ đông lớn của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên

  4. Chủ tịch Quản lý tài sản Trí Việt đăng ký mua 500.000 cổ phiếu TVC

  5. Thị giá giảm hơn 40% trong 2 tháng, Chủ tịch và CEO Thế Giới Di Động cùng chi tiền “bắt đáy” cổ phiếu MWG, với giá hiện tại khoảng 43.000 đồng/1cp, 2 bác sẽ chi khoảng 65 tỷ nếu mua thành công

  6. DIG: Đăng ký mua 20 triệu cổ DIG nhưng con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn chỉ mua được 4,5 triệu cổ vì hết tiền

  7. Phó Tổng Giám đốc Chứng Khoán SHS muốn bán toàn bộ cổ phiếu

  8. DBC: Cổ phiếu “trượt” về vùng đáy 30 tháng, Chủ tịch HĐQT Dabaco bán thành công 10 triệu cổ phiếu

  9. Giao dịch lớn cổ phiếu SJC, SHI, SHS, TVC, LHC, CBS, PTT, HBC, DC4, MWG, HAX

_

  1. TDH: Huỷ tổ chức Đại hội bất thường, dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu
  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Bất động sản tiếp tục gây áp lực lên Vn-Index

  • Đối ứng với áp lực bán tại nhóm bất động sản, cổ phiếu ngân hàng nhận được lực cầu tích cực từ giữa phiên sáng và là nhân tố chính giúp chỉ số đóng cửa trong sắc xanh. Riêng nhóm này đóng góp phần lớn đà tăng của Vn-Index, tương ứng 6,2 điểm.

  • Diễn biến tích cực tại nhóm ngân hàng giúp chỉ số đóng cửa trên mốc 980 điểm. Độ rộng thị trường ghi nhận 392 mã tăng giá, 479 mã giảm giá và 168 mã tham chiếu.Thanh khoản trên HOSE đạt gần 9.000 tỷ đồng, tăng 8% so với giá trị giao dịch phiên trước đó.

  • Phiên 8/11: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 520 tỷ đồng, tập trung KDH

  • Phiên 08/11, tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 435 tỷ đồng. Trong đó, KDH và GMD là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt gần 167 tỷ đồng và gần 149 tỷ đồng. Ngược lại, cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là VCB với giá trị hơn 44 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Lãnh đạo và cổ đông lớn của DIG, PDR tiếp tục bị các công ty chứng khoán “call margin” từ ngày 8/11

  2. Thấy gì từ việc lãnh đạo doanh nghiệp bị bán giải chấp cổ phiếu?

  3. Chứng khoán Việt Nam vẫn hút tiền từ Đài Loan, một quỹ đầu tư giải ngân 10 tháng liên tiếp và gia tăng khi VN-Index giảm sâu

  4. Loạt công ty chứng khoán hạ tỷ lệ cho vay margin với cổ phiếu bất động sản. Với việc giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh, việc hạ tỷ lệ cho vay ký quỹ là điều không quá khó hiểu. Song, việc này đang khiến bối cảnh thêm phần khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp bất động sản.

  5. Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của 28 ngân hàng đã công bố BCTC đạt 192.500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 79% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong đó, có 17 ngân hàng đã đạt trên 75% mục tiêu cả năm, tức hoàn thành kế hoạch 9 tháng.

_

  1. BVSC: Nếu NHNN giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho cả năm 2022, sẽ vẫn còn khoảng 2,5% hạn mức tín dụng sẽ được cấp cho các NHTM trong hai tháng còn lại của năm.

  2. Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu SCB không né tránh người dân

  3. VASEP: Doanh nghiệp thuỷ sản bị cắt giảm hạn mức tín dụng dù mới giải ngân được 60-80%

  4. NHNN đặt mục tiêu đến năm 2030 ít nhất 50% hoạt động của ngành ngân hàng thực hiện qua kênh online

  5. VPBank tăng kịch trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lên mức 1%/năm

_

=> VIỆT NAM

  1. Đảm bảo nguồn cung xăng dầu: Chính sách cần bám sát khó khăn của doanh nghiệp

  2. Người Việt mua 12 tấn vàng trong quý III, tăng 264% so với cùng kỳ năm ngoái.

  3. Tổng doanh thu PVN đạt 782 nghìn tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch năm

  4. 96 cây xăng của Petrolimex ở Hà Nội sẽ hoạt động 24/24

  5. ĐBQH: Tính minh bạch của Quỹ bình ổn giá xăng dầu gần như không có

  6. Thanh Hóa thành lập 2 cụm công nghiệp gần 700 tỷ đồng

  7. Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,5 tỷ USD trong 10 tháng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc tăng điểm

  2. Sau phiên giao dịch khởi sắc, chứng khoán Châu Âu tiếp tục diễn biến tích cực với đa phần các chỉ số tăng

  3. Mô hình của ngân hàng Nomura cho thấy tính đến ngày 7/11, các biện pháp chống dịch của Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực đến 12,2% GDP quốc gia, tăng từ tỷ lệ 9,5% một tuần trước. Goldman Sachs dự đoán phải đến quý II năm sau Trung Quốc mới có thể bắt đầu mở cửa.

  4. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên đầu tuần với nhiều sự kiện quan trọng như cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ và báo cáo lạm phát tháng 10. Nhà đầu tư dường như đã phớt lờ cảnh báo nguồn cung từ Apple.

  5. Tổng thống Biden bỏ ngoài ta mọi tiếng chuông báo động suy thoái

  6. Theo đánh giá của một số nhà phân tích Trung Quốc, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đối mặt nhiều bất ổn và có thể xấu đi sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 8/11 tại Mỹ nếu kết quả là Đảng Cộng hòa giành được một hoặc cả hai viện trong Quốc hội.

  7. Giá nhà Hong Kong giảm sâu khi lãi suất tăng

  8. GDP của Indonesia trong quý 3/2022 tăng trưởng 5,72% so với cùng kỳ năm trước.

  9. Chính phủ Mỹ bí mật yêu cầu ngân hàng tiếp tục giữ quan hệ với Nga

  10. Tỷ phú Elon Musk đã đăng tweet thông báo Twitter đang đạt mức tăng trưởng người dùng cao nhất mọi thời đại dưới quyền của ông.

  11. Lợi nhuận trên mỗi xe điện Tesla bán ra cao gấp 8 lần Toyota

  12. Hơn 40% các công ty lớn tại Nhật Bản báo cáo kết quả kinh doanh “kém sắc”

  13. 2 quý liền báo lỗ tổng cộng 35 tỷ USD, Masayoshi Son sẽ lùi về hậu trường, không chủ trì họp báo cáo quý nữa

  14. Cựu Tổng thống Donald Trump gợi ý rằng ông sẽ khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới trong một sự kiện ngày 15/11 ở Florida.

  15. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 sẽ thay đổi chính trường Mỹ ra sao?

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. CEO Binance: CBDC không phải ‘mối lo’ cạnh tranh với BTC, tiền số

  2. Hàng loạt doanh nghiệp tiền mã hóa giảm ngân sách quảng cáo do thị trường tiền số ảm đạm, khiến doanh thu của Google lao dốc mạnh.

  3. Nhà lập pháp của Nhật Bản kêu gọi nới lỏng hơn nữa quy định về tiền điện tử

  4. Hàn Quốc hoàn thành cuộc thử nghiệm giao dịch NFT và CBDC

  5. Mỹ tịch thu 50.000 BTC liên quan đến con đường tơ lụa, trị giá khoảng 3,36 tỷ USD

  6. Sáng ngày 08/11/2022, thị trường crypto biến động mạnh khi giá BTC giảm về cột mốc 19.500 USD. Toàn thị trường đỏ lửa vì ảnh hưởng từ drama giữa Sam FTX và CZ Binance.

_

  1. Đồng Euro và bảng Anh tăng vọt, USD chững lại khi các tài sản rủi ro hấp dẫn nhà đầu tư

  2. Sau khi tăng mạnh lên gần mức cao 3 tuần, vàng chỉnh nhẹ trong 2 phiên gần đây, đang giao dịch quanh ngưỡng 1670 USD/ounce

  3. Quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust có phiên bán ròng thứ tư liên tiếp. Quỹ xả khoảng 1,5 tấn vàng trong phiên đầu tuần, giảm khối lượng nắm giữ còn khoảng 905,5 tấn vàng. Trong vòng 4 phiên, quỹ vàng khổng lồ này đã bán ròng hơn 14 tấn vàng.

  4. Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm tháng thứ ba

  5. Ngày 8/11, Bộ Tài chính Nhật Bản tiết lộ hành động can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng nghiệp vụ bán USD mua Yen hôm 22/9 đã tiêu tốn tới 2.830 tỷ Yen (khoảng 19 tỷ USD)

_

  1. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 9% lên mức cao nhất 1 tháng, do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm từ giữa đến cuối tháng 11/2022 cao hơn so với dự kiến trước đó.

  2. Anh sẵn sàng cho việc công bố thỏa thuận lớn về khí đốt với Mỹ. Tờ The Telegraph đưa tin, theo thỏa thuận dự kiến sẽ hoàn tất trong 1-2 tuần tới, Mỹ sẽ cung cấp khoảng 10 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Anh.

  3. Đầu tuần này, Mỹ đã nhất trí cung cấp 15 tỷ m3 LNG cho Liên minh châu Âu, góp phần hỗ trợ khu vực này khi dừng nhất khẩu năng lượng của Nga.

  4. Giá quặng sắt tại Singapore giảm sau 4 phiên tăng liên tiếp, trong khi giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 2%, ngay cả khi Trung Quốc tuân thủ phương pháp ngăn chặn Covid nghiêm ngặt.

  5. Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc: Nguy cơ phá sản hàng loạt

Vàng SJC 67.2 tr/lượng

USD 24,872 đồng

Bảng Anh 28,944 đồng

EUR 25,545 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô | Facebook

1 Likes

Bị bán giải chấp 55 triệu cổ phiếu, DIC Corp (DIG) phải bổ sung tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu có mệnh giá 3.500 tỷ đồng

(ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HoSE) bất ngờ công bố bổ sung tài sản đảm bảo cho 3 lô trái phiếu phát hành năm 2021 với tổng mệnh giá 3.500 tỷ đồng.

Bị bán giải chấp 55 triệu cổ phiếu, DIC Corp (DIG) phải bổ sung tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu có mệnh giá 3.500 tỷ đồng

Theo đó, ngày 8/11, Công ty thay đổi 110 triệu cổ phiếu DIG làm tài sản đảm bảo thành 79,2 triệu cổ phiếu, tức giảm 30,8 triệu cổ phiếu. Trong đó, Công ty bị bán giải chấp 55 triệu cổ phiếu và thế chấp bổ sung 24,2 triệu cổ phiếu DIG từ việc chia cổ tức và cổ tức thưởng.

Bị bán giải chấp 55 triệu cổ phiếu, DIC Corp (DIG) phải bổ sung tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu có mệnh giá 3.500 tỷ đồng ảnh 1
Bên thứ ba bị bán giải chấp 55 triệu cổ phiếu DIG làm tài sản đảm bảo lô trái phiếu mệnh giá 3.500 tỷ đồng.

Đồng thời, công ty cũng đã phải bổ sung 80 bất động sản tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai làm tài sản đảm bảo thay cho 3 lô trái phiếu thay thế cho 55 triệu cổ phiếu của bên thứ ba vừa bị bán giải chấp.

Điểm đáng lưu ý, tài sản đảm bảo của 3 lô trái phiếu trên là toàn bộ tài sản, quyền tài sản và các quyền, lợi ích hiện hữu và phát sinh trong tương lai từ việc đầu tư, phát triển, khai thác tiêu thụ sản phẩm dự án “Khu Đô thị du lịch Long Tân” với diện tích 331,9 ha tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai; và cổ phiếu DIG và toàn bộ lợi tức, cổ tức phát hành từ số cổ phiếu thế chấp tại Ngân hàng mà Công ty sở hữu.

Theo tìm hiểu, tính tới 30/9/2022, DIC Corp đang có tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn là 5.301,99 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng nguồn vốn và bằng 70,5% vốn chủ sở hữu. Trong đó, Công ty thuyết minh có tổng dư nợ 3.417,34 tỷ đồng trái phiếu.

Công ty thuyết minh trái phiếu DIGH2124001 phát hành ngày 16/09/2021 với tổng mệnh giá 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng và đáo hạn ngày 16/9/2024; trái phiếu DIGH2124002 phát hành ngày 30/9/2021 với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng và đáo hạn ngày 30/9/2024; và lô trái phiếu DIGH2124003 phát hành ngày 26/11/2021 với tổng mệnh giá 1.500 tỷ đồng, thời hạn 36 tháng và đáo hạn ngày 26/11/2024.

Trong đó, lãi suất được áp dụng 2 kỳ 6 tháng đầu tiên là 11%/năm cho 3 lô trái phiếu, các kỳ sau được tính là 4,25% cộng với lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân 12 tháng tại Ngân hàng HDBank nhưng không thấp hơn 10%/năm.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý, cổ phiếu DIG từ đầu năm tới nay liên tục bị bán tháo. Cụ thể, 3 lô trái phiếu được phát hành ngày 16/9/2021, ngày 30/9/2021 và ngày 26/11/2021 khi đó cổ phiếu DIG lần lượt giao dịch 27.130 đồng/cổ phiếu, 25.410 đồng/cổ phiếu, và 57.300 đồng/cổ phiếu.

Tính tới ngày 8/11/2022, cổ phiếu DIG đang giao dịch vùng 14.400 đồng/cổ phiếu, đã trải qua 3 phiên dư bán sàn liên tục và đồng thời giảm 85,3% từ 98.200 đồng/cổ phiếu (ngày 11/1/2022).

Thêm nữa, so với giá thời điểm phát hành trái phiếu, cổ phiếu DIG lần lượt giảm 46,9%, 43,3% và 74,9% so với thời điểm phát hành 3 lô trái phiếu DIGH2124001, DIGH2124002 và DIGH2124003.

Gia đình ông Nguyễn thiện Tuấn liên tục bị bán giải chấp số lượng lớn

Cụ thể, từ ngày 4/11, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho biết sẽ bán giải chấp 2,8 triệu cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp.

Ngày 7/11, Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự kiến sẽ bán giải chấp 2.131.548 cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn; dự kiến giải chấp 1.474.031 cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn; và bán giải chấp 1.445.195 cổ phiếu DIG của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền.

Như vậy, ước tính Chứng khoán Yuanta Việt Nam sẽ bắt đầu bán khoảng 5.050.774 cổ phiếu DIG của ông Tuấn và hai người con.

Thêm nữa, từ ngày 27/10 đến 28/10, ông Nguyễn Thiện Tuấn và con trai là Nguyễn Hùng Cường đã bị bán giải chấp 4.44.950 cổ phiếu DIG.

Điểm đáng lưu ý, tại Đại hội cổ đông bất thường ngày 12/10/2022, ông Nguyễn Thiện Tuấn đã tỏ ra bất ngờ khi giá cổ phiếu DIG liên tục giảm trong thời gian qua. Ông Tuấn cho biết, con gái ông (Nguyễn Thị Thanh Huyền) đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu và khẳng định nếu giá cổ phiếu DIG sau ngày 30/10 vẫn dưới 30.000 đồng/cổ phiếu, bản thân ông sẽ đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, tính tới ngày 8/11, vẫn chưa có động thái đăng ký mua như lời hứa của ông Nguyễn Thiện Tuấn ngày 12/10/2022 với cổ đông. Trong khi đó, người con gái bị bán giải chấp hơn 1,4 triệu cổ phiếu và chỉ mua được một lượng so với đăng ký.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền chỉ mua được 4.571.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký 20 triệu cổ phiếu, tỷ lệ mua so với đăng ký là 22,9%, thời gian giao dịch từ ngày 7/10 đến 4/11. Như vậy, sau giao dịch bà Huyền nâng sở hữu từ 3,61% lên 4,36% vốn điều lệ.

Lý do được đưa ra là không thu xếp kịp tài chính.

Thực tế, từ đầu năm tới nay, ông Nguyễn Hùng Cường, anh trai bà Nguyễn Thị Thanh Huyền liên tục đăng ký mua nhưng chỉ mua với tỷ lệ rất nhỏ hoặc không mua vào cổ phiếu với lý do “giá thị trường không phù hợp” hoặc “không thu xếp kịp tài chính”.

Nguồn bài viết: Bị bán giải chấp 55 triệu cổ phiếu, DIC Corp (DIG) phải bổ sung tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu có mệnh giá 3.500 tỷ đồng

1 Likes

Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc: Nguy cơ phá sản hàng loạt

Khủng hoảng địa ốc Trung Quốc đang kéo ngành thép nước này “chết chùm”…

Một nhà máy thép ở Liễu Châu, Quảng Tây - Ảnh: Caixin.

Ngành thép Trung Quốc đang bước vào một thời kỳ u ám mới, khi cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản nước này kéo tụt nhu cầu tiêu thụ thép, chưa kể mô hình tăng trưởng dựa vào xây dựng mà Bắc Kinh theo đuổi bấy lâu nay đang trở nên thiếu bền vững. Trong bối cảnh như vậy, một số lượng lớn doanh nghiệp thép Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ phá sản.

Thực ra, đây không phải là một nguy cơ mới của ngành thép Trung Quốc, mà đã xuất hiện từ mấy tháng trước. Tại một cuộc họp công ty hồi tháng 6, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của hãng thép Hebei Jingye Steel Group – ông Li Ganpo - cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng này của ngành thép Trung Quốc có thể kéo dài 5 năm và khoảng 1/3 số nhà máy thép ở nước này có thể rơi vào phá sản trong khoảng thời gian đó. “Toàn ngành đang thua lỗ và tôi không biết đâu là điểm dừng của tình trạng này”, ông Li phát biểu – theo một tài liệu về cuộc họp do hãng tin Bloomberg thu thập được.

Thị trường nội địa Trung Quốc tiêu thụ khoảng 95% số thép mà nước này sản xuất ra. Trong số khoảng 1,2 tỷ tấn thép mà nước này sản xuất mỗi năm, tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 1 tỷ tấn. Trong khi đó, ngành nhà đất vốn là đối tượng tiêu thụ thép chủ lực ở Trung Quốc, chiếm ít nhất 1/3 nhu cầu thép nội địa, nên khủng hoảng địa ốc đang kéo ngành thép “chết chung”.

Ngành bất động sản của Trung Quốc hiện vẫn chìm trong cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết, với những thách thức lớn đặt ra đối với cả các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp địa ốc, ngân hàng, và người mua nhà ở nước này. Theo trang AG Metal Miner, hiện có khoảng 29% doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc cảnh báo khả năng rơi vào cảnh vỡ nợ.

Giới phân tích nhận định rằng với chủ trương dịch chuyển sang một mô hình tăng trưởng bền vững hơn, bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư phát triển bất động sản và hạ tầng, Chính phủ Trung Quốc sẽ chấp nhận để thị trường địa ốc nước này tự cải tổ và thanh lọc, chấp nhận những đổ vỡ nhất định. Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ giải cứu các doanh nghiệp bất động sản lớn như Evergrande Group, đồng thời tiếp tục giữ vững các quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế hoạt động vay nợ của các công ty địa ốc.

Hồi tháng 7, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành thép Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Gần đây, chỉ số này hồi phục, nhưng mức điểm vẫn dưới 50 - thể hiện sự suy giảm thay vì tăng trưởng. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ giảm 5% trong năm nay.

Ngoài ra, dù kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc mạnh và nhiều khả năng nước này không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm nay, ngành thép cũng không thể trông chờ vào một gói đầu tư hạ tầng lớn như hồi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Đó là bởi Bắc Kinh không muốn gia tăng gánh năng nợ nần trong nền kinh tế và như đề cập ở trên, họ muốn chuyển sang một mô hình phát triển bền vững hơn.

“Câu chuyện lần này thực sự khác”, CEO Leland Miller của China Beige Book International, một công ty chuyên theo dõi ngành thép Trung Quốc, nhận định. “Với ngành bất động sản không còn được giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng, những hàng hoá cơ bản như thép sẽ không còn được hưởng lợi ích của nguồn vốn tín dụng bất tận”.

Trong ngắn hạn, trở ngại chính của ngành thép Trung Quốc là một số lượng lớn các dự án bất động sản bị đình trệ, mà biểu hiện chính là làn sóng người mua nhà ngừng việc trả nợ vay thế chấp nhà. Họ tuyên bố hoãn thanh toán các khoản đáo hạn cho ngân hàng chừng nào dự án còn chưa hoàn tất. Giá thép xây dựng ở Trung Quốc thời gian qua giảm chóng mặt, bất chấp sản lượng thép trên đà giảm.

Để cứu giá thép, doanh nghiệp thép Trung Quốc muốn cắt giảm sản lượng hơn nữa, nhưng một số nguồn tin trong ngành tiết lộ rằng chính quyền các địa phương muốn các nhà máy thép cố gắng duy trì sản lượng để không để ảnh hưởng đến các số liệu kinh tế.

Các nhà máy thép từng được xem như “các nhà vô địch” trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, một số thậm chí từ những xưởng nhỏ ở nông thôn trở thành doanh nghiệp trị giá nhiều tỷ USD. Giới phân tích nhận định rằng đến một thời điểm nào đó, ngành địa ốc Trung Quốc sẽ thoát khủng hoảng, nhưng cơ hội để ngành này tạo ra sự bùng nổ trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới như trong những thập kỷ qua là rất thấp. Bởi vậy, cơ hội của các doanh nghiệp thép Trung Quốc cũng không còn được như trước.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhu cầu thép của Trung Quốc đã qua đỉnh, và từ giờ trở đi sẽ là một vòng xoáy dần đi xuống.

Dữ liệu từ ngành thép Trung Quốc cho thấy, trong tháng 7, chưa đầy 20% số doanh nghiệp thép ở nước này có lãi, so với tỷ lệ 80% trước tháng 3.

Trong lúc thị trường thép Trung Quốc tụt dốc, các nhà sản xuất thép nước này cũng khó dựa vào xuất khẩu, vì kinh tế toàn cầu đang đối mặt nguy cơ suy thoái. Theo tờ báo tài chính Trung Quốc Caixin, xuất khẩu thép của Trung Quốc trong tháng 9 vừa qua, giảm còn 4,984 triệu tấn, thấp hơn 19% so với tháng 8 và chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm, Trung Quốc xuất khẩu 51,2 triệu tấn thép, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc chiếm khoảng một nửa sản lượng thép toàn cầu, nên khi ngành thép Trung Quốc “lâm nạn”, giá quặng thép của thế giới cũng lao dốc theo, ảnh hưởng đến các nhà khai mỏ từ Australia tới Brazil. Hồi cuối tháng 10, giá quặng sắt giao sau tại thị trường Singapore đã giảm xuống mức thấp nhất hơn 2 năm, còn hơn 82 USD/tấn. Kể từ mức đỉnh thiết lập hồi tháng 3, giá quặng đến nay đã giảm hơn một nửa.

Nguồn bài viết: Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc: Nguy cơ phá sản hàng loạt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Kiến nghị bổ sung vốn 200.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế giai đoạn cao điểm cuối năm

HOREA đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Đây là một trong năm giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho thị trường bất động sản vừa được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) đề cập trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ chiều ngày 7/11.

Thứ nhất, Hiệp hội kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã “tạm nộp tiền sử dụng đất” hoặc đang được “rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung” do các dự án này không thể hoàn chỉnh pháp lý vì không ai dám định giá đất dẫn đến doanh nghiệp không thể hoàn thành nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước và để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Thứ hai, Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền, nhất là các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có sản phẩm bán tốt, có thanh khoản tốt, giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Thứ ba, Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất cho 04 ngân hàng thương mại BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank đã được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho đối tượng hưởng chính sách vay ưu đãi với lãi suất 4,8%/năm để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Thứ tư, Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Cuối cùng, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỷ lệ nhất định.

Theo HOREA, chính sách này sẽ thu hút nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn rỗi trong xã hội và giúp cho người dân có thêm kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhất là Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã có các quy định rất chặt chẽ đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín thương hiệu, công ty đại chúng, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán được xếp hạng tín nhiệm thì được phát hành riêng lẻ chào bán cho nhà đầu tư cá nhân không phải là “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”.

Trước mắt, để đảm bảo cho các nhà đầu tư cá nhân chưa đủ điều kiện “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” có thể tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Hiệp hội đề nghị quy định cho phép các nhà đầu tư cá nhân này được ủy thác cho công ty chứng khoán, các tổ chức đảm bảo năng lực bằng các hợp đồng thương mại để đầu tư trái phiếu theo quy định. Như vậy thì mới phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư trái phiếu, cũng như đảm bảo rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân (không đủ điều kiện) khi ủy thác đầu tư thông qua các tổ chức chuyên nghiệp có năng lực theo quy định.

Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng ngày 6/11, Hiệp hội nhận định, hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

HOREA nêu, có một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn, đặc biệt là rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để tồn tại trước mắt.

Cụ thể, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO, mà điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đói vốn nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro, hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có rủi ro do là sản phẩm hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc bán dự án với giá hời có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thôn tính có thể làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.

Nguồn bài viết: Kiến nghị bổ sung vốn 200.000 tỷ đồng hỗ trợ nền kinh tế giai đoạn cao điểm cuối năm

1 Likes

DIG: Chứng khoán ACBS sẽ bán giải chấp 2.486.000 cổ phiếu của ông Nguyễn Hùng Cường và Nguyễn Thiện Tuấn

Theo đó, từ ngày 9/11, Chứng khoán ACBS cho biết sẽ bán giải chấp 1.423.000 cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường và 1.063.000 cổ phiếu cổ đông Nguyễn Thiện Tuấn. Như vậy, ước tính Chứng khoán ACBS sẽ bán tổng cộng 2.486.000 cổ phiếu DIG.

https://fireant.vn/charts

Nguồn: ACBS - Đón đầu cơ hội đầu tư mới

1 Likes

Bloomberg: Nhà Trắng kín đáo yêu cầu các ngân hàng Mỹ làm việc với Nga

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang kín đáo thúc giục các ngân hàng hàng đầu của Mỹ như JPMorgan Chase và Citigroup tiếp tục kinh doanh với các công ty chiến lược của Nga bất chấp những lệnh trừng phạt áp đặt lên Mátxcơva vì xung đột ở Ukraine, một số nguồn thạo tin nói với Bloomberg.

Các yêu cầu trên được đưa ra bởi Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ khi Nhà Trắng một mặt cố gắng duy trì áp lực với Nga, mặt khác vẫn muốn tránh “một thảm hoạ kinh tế toàn cầu”, Bloomberg đưa tin.

Cụ thể, Washington được cho là đã yêu cầu các dịch vụ như thanh toán bằng đô la Mỹ, chuyển tiền thanh toán… cho các công ty Nga được miễn khỏi một số nội dung nhất định của lệnh trừng phạt. Các công ty này bao gồm cả tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga và các nhà sản xuất phân bón Uralkali, PhosAgro, các nguồn tin cho biết.

Với đề nghị này, các ngân hàng của Mỹ vô tình rơi vào thế khó xử giữa chính quyền Tổng thống Biden với Quốc hội - vốn luôn đòi hỏi các biện pháp khắc nghiệt hơn đối với Mátxcơva.

Các biện pháp trừng phạt ngăn cản các ngân hàng Mỹ cung cấp dịch vụ cho các thực thể và cá nhân Nga có trong danh sách đen. Các hành vi vi phạm có thể bị phạt hàng tỷ đô la.

Jamie Dimon, Giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase được cho là đã bị tra hỏi trong một phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 9 về việc công ty của ông bị cáo buộc sử dụng các kẽ hở trong lệnh trừng phạt để tiếp tục hợp tác với Nga. Đáp lại, Dimon giải thích rằng “chúng tôi làm theo hướng dẫn của chính phủ Mỹ”.

Khi được Bloomberg hỏi về vấn đề này, một phát ngôn viên của Bộ Tài chính nói rằng họ đã ban hành hướng dẫn cho các ngân hàng, làm rõ rằng các hoạt động trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo, năng lượng và nông nghiệp là được phép. Ngân hàng JPMorgan và Citigroup đã từ chối bình luận.

“Quốc hội cần phải hiểu điều này - Chính phủ Mỹ chưa áp đặt lệnh cấm vận toàn diện với Nga, vẫn có nhiều hoạt động kinh doanh được phép,” Nnedinma Ifudu Nweke, luật sư chuyên về các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ chỉ rõ. Bộ Tài chính “sẽ tiếp tục có các cuộc họp để hướng dẫn các ngân hàng về phạm vi những giao dịch được phép, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân đạo,” Nweke nói thêm.

Minh Hạnh (Theo RT, Bloomberg)

Nguồn bài viết: Bloomberg: Nhà Trắng kín đáo yêu cầu các ngân hàng Mỹ làm việc với Nga

2 Likes

Chủ tịch HoREA tiết lộ nội dung quan trọng trong cuộc họp ngày 8/11 giữa Chính Phủ, Bộ Xây dựng với loạt ông lớn BĐS Novaland, Him Lam, Hưng Thịnh…

Ông Châu cũng cho biết thêm tại cuộc họp trực tiếp với Phó Thủ tướng, Hiệp hội cũng đã đề nghị xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng.

Trao đổi riêng với chúng tôi, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết: "Sáng ngày 8/11, tại TPHCM Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp với Bộ Xây dựng cùng đại diện các doanh nghiệp bất động sản phía Nam như Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh…

Cùng ngày, tại Hà Nội Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp với Bộ Xây dựng cùng đại diện các doanh nghiệp bất động sản phía Bắc gồm Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn TNG…", ông Châu cho hay.

Theo tiết lộ của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, tại cuộc họp Chính phủ, Bộ Xây dựng đã nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế của bất động sản hiện nay, các doanh nghiệp đã nói hết được những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản ánh hiện nay vướng mắc lớn nhất là pháp lý, chiếm tới 70%. Bên cạnh đó, vướng mắc lớn thứ hai của thị trường là các thủ tục hành chính", ông Châu cho biết.

Trước những khó khăn này, trong cuộc họp các doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị cần có một Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ và giải quyết những khó khăn dứt điểm dự án bị vướng mắc pháp lý phải dừng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tạo niềm tin và “cú huých” cho thị trường bất động sản.

Ông Châu cũng cho biết thêm tại cuộc họp trực tiếp với Phó Thủ tướng, Hiệp hội cũng đã đề nghị xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Bởi, vừa qua có nhiều trường hợp đang giải ngân nhưng mới chỉ được một phần đã hết room tín dụng.

Đánh giá về cuộc họp giữa Chính Phủ, Bộ Xây dựng cùng các doanh nghiệp bất động sản, ông Châu cho biết Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. “Hai cuộc họp này, mục đích là nắm chắc lại tình hình của thị trường, tìm ra nguyên nhân, sau đó, đề xuất những giải pháp để Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ xem xét trong thời gian tới”, ông Châu khẳng định.

Ông Châu cũng hy vọng, sắp tới trong cuộc họp với người đứng đầu cơ quan Chính Phủ tại Hà Nội nhằm tổng kết những khó khăn và tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp bất động sản, ông sẽ tiếp tục có cơ hội được tham gia.

Nguồn bài viết: Chủ tịch HoREA: Chính phủ vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

1 Likes

Chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu tụt mạnh, tiền ảo bị bán tháo

Phiên tăng này của giá cổ phiếu ở Phố Wall có thể do kỳ vọng của nhà đầu tư vào một sự dịch chuyển cán cân quyền lực ở Washington sau khi kết quả bầu cử được công bố…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: CNBC.

Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co và chốt phiên tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (8/11), trong lúc cử tri nước này đợi kết quả cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Giá dầu thô sụt giảm vì mối lo liên quan đến nhu cầu của Trung Quốc, và giá BTC cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.

Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ cùng có phiên tăng thứ ba liên tiếp. Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 333,83 điểm, tương đương tăng 1,02%, chốt ở 33.160,83 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,56%, đạt 3.828,11 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,49%, chốt ở 10.616,2 điểm.

Giới phân tích nói rằng phiên tăng này của giá cổ phiếu ở Phố Wall có thể do kỳ vọng của nhà đầu tư vào một sự dịch chuyển cán cân quyền lực ở Washington sau khi kết quả bầu cử được công bố. Thị trường đang hy vọng Đảng Cộng hoà sẽ giành từ tay Đảng Dân chủ quyền kiểm soát ít nhất một viện Quốc hội Mỹ lần bầu cử này.

Trao đổi với hãng tin CNBC, chiến lược gia trưởng Mike Wilson của Morgan Stanley nói rằng sự phân chia quyền lực giữa hai đảng có thể giúp xoa dịu mối lo về lạm phát và lãi suất cao trong thời gian tới.

“Để đà hồi phục của thị trường duy trì, chúng tôi cho rằng lãi suất cần giảm xuống. Cuộc bầu cử ngày hôm nay có thể rất quan trọng ở phương diện đó, vì có vẻ như Hạ viện sẽ về tay những người Cộng hoà. Như vậy, chi tiêu tài khoá sau này sẽ ít hơn” ông Wilson nhận định.

Ngoài ra, lịch sử cũng cho thấy chứng khoán Mỹ thường tăng điểm sau các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, vì đây là thời điểm các chính sách của Washington trở nên rõ ràng hơn.

“Thị trường đang hy vọng về một sự phân chia quyền lực giữa mà ở đó Đảng Dân chủ chỉ còn kiểm soát Nhà Trắng và một viện Quốc hội, thậm chí là Đảng Cộng quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội”, Giám đốc đầu tư Joseph Sroka của công ty NovaPoint phát biểu. “Chính sách tài khoá dè dặt hơn có thể là điều sẽ xảy ra nếu Quốc hội thuộc về Đảng Cộng hoà. Khi đó, áp lực lạm phát trong nền kinh tế sẽ giảm bớt, và công việc của Fed sẽ dễ dàng hơn”.

Lạm phát là một mối lo lớn đối với cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử lần này. Thị trường tài chính cũng đang chờ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 dự kiến công bố vào ngày thứ Năm tuần này để xem lạm phát có suy suyển gì sau 6 lần nâng lãi suất liên tiếp của Fed.

Thị trường chứng khoán châu Âu đóng cửa ở mức cao nhất trong 8 tuần, khi giới đầu tư đặt cược vào một kết quả có lợi cho thị trường từ cuộc bầu cử ở Mỹ. Chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu tăng 0,78%, góp phần đưa chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán thế giới chốt phiên với mức tăng 0,79%.

Không phải tài sản rủi ro nào cũng tăng giá trong phiên này. Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London sụt 2,6%, chốt ở 95,36 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York trượt 3,14 USD/thùng, đóng cửa ở mức 88,91 USD/thùng.

Tình hình dịch Covid-19 căng thẳng hơn ở Trung Quốc làm dấy lên mối lo về sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ dầu, thậm chí là suy thoái kinh tế. Số ca nhiễm mới tăng mạnh ở Quảng Châu và một số thành phố khác đã làm suy giảm khả năng Trung Quốc nới các hạn chế chống dịch.

“Số ca Covid tăng lên ở Trung Quốc là điều khiến các nhà giao dịch lo ngại trong phiên này. Các đợt phong toả ở Trung Quốc cứ trở đi trở lại”, Phó chủ tịch phụ trách giao dịch của BOK Financial, ông Dennis Kissler, nhận định.

Trên thị trường tiền ảo, giá BTC rớt về ngưỡng 18.000 USD, thấp nhất từ đầu năm. Nhiều tiền ảo khác cũng bị bán tháo, với mức giảm giá 2 con số. Lúc hơn 7h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá BTC theo dữ liệu từ trang Coinmarketcap.com đứng ở 18.563 USD, giảm hơn 9% so với cách đó 24 tiếng.

Thị trường tiền ảo lao dốc sau khi có tin hai sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới là Binance và FTX nhất trí sáp nhập để giải quyết tình trạng mà Binance gọi là “thanh khoản thắt chặt”.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu tụt mạnh, tiền ảo bị bán tháo - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

GAS: Lãi 9 tháng vượt xa mục tiêu cả năm, vị thế tiền mặt ròng dồi dào

Theo báo cáo tài chính quý III Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS, mã: GAS) công bố mới đây, ngoài kết quả kinh doanh khả quan, doanh nghiệp còn sở hữu nền tảng tài chính vững chắc với khối tiền mặt ròng dồi dào.

Lãi trước thuế 9 tháng vượt 66% kế hoạch cả năm

Theo đó, GAS ghi nhận doanh thu thuần 24.329 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu bán và vận chuyển khí chiếm ghi nhận 78.495 tỷ đồng. Trừ gần 20.000 tỷ đồng giá vốn, doanh nghiệp thu về 4.397 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Biên lãi gộp đạt 18%, không có thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.851 tỷ đồng, tăng 25% và lãi ròng ghi nhận 3.089 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ 2021.

Theo doanh nghiệp, lợi nhuận trong quý III tăng là do giá dầu Brent bình quân trong quý là 100,84 USD/thùng, tăng 27,33 USD/thùng so với quý III/2021 (71,51 USD/thùng) tương ứng tăng 37% làm cho lợi nhuận của khí khô tăng tương ứng. Tuy nhiên, sản lượng khí khô tiêu thụ trong quý III/2022 giảm 12% so với quý III/2021 do huy động khí thấp, đặc biệt là huy động khí cho điện.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, PV GAS đạt doanh thu 78.672 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 14.633 tỷ đồng, tăng 69% và lãi ròng 11.726 tỷ đồng, tăng 72% so với 9 tháng 2021.

Năm 2022, GAS đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 80.043 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 8.791 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 7.039 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, PV GAS đã vượt mức cao (66%) so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm 2022.

Trong Hội nghị với nhà đầu tư năm 2022, GAS cho biết, dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh cả năm 2022 ước vượt kế hoạch từ 25-77% kế hoạch cả năm, trong đó doanh thu dự kiến đạt mốc 100.000 tỷ đồng.

VNDirect cho biết, dù hoàn thành xây dựng trong quý IV năm nay, nhưng hoạt động của kho cảng LNG Thị Vải có thể bị trì hoãn do cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Giá LNG cao có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tiến độ của các nhà máy điện NT3&4 (khách hàng chính của kho cảng LNG Thị Vải). Do đó, các chuyên gia kỳ vọng GAS có thể bắt đầu cung cấp LNG từ nửa cuối năm 2023 thay vì cuối năm nay. Nhìn chung, sản lượng khí khô của GAS năm 2022 sẽ phục hồi 9,9% so với cùng kỳ từ mức thấp của năm 2021, sau đó đạt tốc độ tăng trưởng kép là 7,2% trong năm 2023-2024 nhờ huy động điện khí phục hồi khi hiện tượng La Nina có khả năng sẽ kết thúc vào năm 2023.

Vị thế vững chắc nhờ tiền mặt ròng dồi dào

Về tình hình tài chính, tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của GAS là 85.224 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 67% với 57.329 tỷ đồng.

Tổng tiền mặt và tiền gửi các kỳ hạn của doanh nghiệp đạt tới 36.000 tỷ đồng, tương đương 42% tổng tài sản; bao gồm: 2.121 tỷ đồng tiền mặt, 8.085 tỷ đồng tương đương tiền (tiền gửi có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng tại các NHTM) và 25.794 tỷ đồng đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn gốc từ trên 3 tháng đến 12 tháng).

Hàng tồn kho còn 2.537 tỷ đồng, giảm 21,7% từ đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn 17.522 tỷ đồng, tăng 3,5%.

GAS có 401 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn, trong đó 391 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

Ảnh: GAS

Bên kia bảng cân đối tài chính, GAS ghi nhận tổng nợ 27.210 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn 15.493 tỷ đồng và nợ dài hạn 11.717 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính cả ngắn hạn và dài hạn chỉ 89.82 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tính đến 30/9 ghi nhận 58.013 tỷ đồng.

Nhờ sở hữu số dư tiền mặt ròng dồi dào, khoảng 27.000 tỷ đồng vào cuối quý III, một trong những lượng tiền lớn nhất trong số các công ty niêm yết, VNDirect cho rằng GAS sẽ là đơn vị được hưởng lợi trong bối cảnh môi trường lãi suất đang tăng. Đơn vị này ước tính nếu lãi suất tăng thêm 1%, GAS có thể kiếm thêm 224 tỷ lợi nhuận tài chính thuần mỗi năm, tương đương 1,2% lợi nhuận trước thuế. Do đó, GAS sẽ được hưởng lợi từ môi trường lãi suất cao, hỗ trợ cho KQKD của công ty. Hơn nữa, việc giá bán khí được tính theo đồng USD có thể giúp GAS bù đắp hoàn toàn cho khoản lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ vốn lưu động bằng USD.

GAS đã tích lũy được lượng tiền mặt rất lớn trong nhiều năm qua, điều này có thể giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ xu hướng lãi suất gia tăng (Đơn vị: tỷ đồng)

Về lưu chuyền tiền tệ, dòng tiền thuần từ kinh doanh ghi nhận 10.946 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động. Dòng tiền đầu tư âm 1.669 tỷ đồng do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn, đồng thời cho vay, mua lại các công cụ nợ của đơn vị khác. Dòng tiền tài chính ghi nhận âm 4.913 tỷ đồng, chủ yếu là trả cổ tức và lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GAS vẫn giữ được mức giá cao, thậm chí tăng nhẹ 2% trong 3 tháng qua dù thị trường lao dốc. Kết phiên 7/11, GAS giao dịch ở mức giá 112.900 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa của GAS trên thị trường là 216.085 tỷ đồng, vượt qua Vinhomes và đứng trong top 3 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam (đứng sau VCB của Vietcombank và VIC của Tập đoàn Vingroup – công ty mẹ của Vinhomes).

1 Likes

Chưa có giải pháp sau cuộc họp doanh nghiệp BĐS với Chính phủ

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho biết cuộc họp chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ nắm vững tình hình, hiện chưa có kết luận và giải pháp cụ thể.

Trao đổi với Zing tối 8/11, ông Lê Hoàng Châu đã có thông tin liên quan cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản ngày 8/11 tại TP.HCM do Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cùng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh và đại diện Văn phòng Chính phủ.

Phía doanh nghiệp có ông Châu đại diện HoREA và 19 chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản của TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

“Cuộc họp ở TP.HCM và Hà Nội chỉ là khởi động, mục đích để lãnh đạo Chính phủ nắm vững tình hình và tìm nguyên nhân cốt lõi, cũng như lắng nghe các đề xuất. Đến nay chưa thể có kết luận và giải pháp cụ thể từ phía lãnh đạo Chính phủ”, ông Châu thông tin.

Vị Chủ tịch HoREA cho biết thêm nội dung hai cuộc họp này sẽ được tổng hợp lại, báo cáo Thủ tướng sau khi Thủ tướng từ Campuchia về, sau đó khả năng có thêm một số cuộc họp nữa rồi mới có thể đưa ra giải pháp.

Cuộc họp sáng 8/11 chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ lắng nghe khó khăn và đề xuất của doanh nghiệp. Ảnh: Quỳnh Danh.


Cuộc họp sáng 8/11 chủ yếu để lãnh đạo Chính phủ lắng nghe khó khăn và đề xuất của doanh nghiệp. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại cuộc họp, mỗi đơn vị có 10 phút trình bày với Phó thủ tướng về các vấn đề cần tháo gỡ. Nhìn chung 2 khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là nguồn vốn và pháp lý.

“Tình hình hiện nay rất khó khăn. Tôi không dám dùng những từ quá nghiêm trọng nhưng tôi đã báo động trong các văn bản gửi Chính phủ. Vấn đề là các lãnh đạo phải tiếp tục tìm hiểu để ra quyết sách hợp lý”, ông Châu chia sẻ thêm.

Tại cuộc họp, ông Châu cũng đại diện các doanh nghiệp TP.HCM khẳng định giải pháp lớn nhất, bao quát nhất và có tính quyết định nhất là hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

Tuy nhiên, quá trình này dự kiến đến 2023 mới hoàn tất. Do đó, trong lúc này, cần có các giải pháp cấp bách hơn. HoREA đề nghị Chính phủ lựa chọn để tập trung tháo gỡ cho khoảng 10 tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang có nhiều dự án bị vướng mắc pháp lý phải dừng thực hiện, nhằm tạo niềm tin và cú hích cho thị trường.

Còn với nguồn vốn, ông cho rằng nguồn vốn từ tín dụng lẫn trái phiếu đều cần được khơi thông.

Lãnh đạo Novaland cũng từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn mới đây về mong muốn Ngân hàng Nhà nước có sự nghiên cứu, chỉ đạo cụ thể để khách hàng, nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

“Một trong những giải pháp hiện nay là tạo điều kiện cho những chủ đầu tư lớn, những dự án đã được thẩm định, được duyệt thì cần có sự cởi mở hơn trong việc tiếp cận tín dụng, giúp cho thị trường bất động sản ấm hơn”, đại diện Novaland nói.

Nguồn bài viết: Chưa có giải pháp sau cuộc họp doanh nghiệp BĐS với Chính phủ - Bất động sản - ZINGNEWS.VN

1 Likes

họp với thằng ptt thì lấy gì giải pháp

Ghi nhận thôi bác, chờ Thủ tướng công tác về mới thảo luận tiếp

1 Likes

Có phương án cũng phải từ từ mới ra được, đâu phải họp phát thống nhất dc ngay

1 Likes

Con trai Chủ tịch DIC Corp tiếp tục bị “call margin” khi thị giá DIG giảm sàn 4 phiên liên tiếp

KBSV vừa thông báo về việc sẽ bán giải chấp cổ phiếu DIG thuộc sở hữu của ông Nguyễn Hùng Cường và CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân.

Con trai Chủ tịch DIC Corp tiếp tục bị "call margin" khi thị giá DIG giảm sàn 4 phiên liên tiếp

Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa thông báo về việc sẽ bán giải chấp cổ phiếu DIG thuộc sở hữu của ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp).

Số lượng cổ phiếu DIG dự kiến bán là gần 640 nghìn đơn vị. Thời gian thực hiện từ ngày 9/11/2022 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của KBSV. Được biết, ông Cường là con trai của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp.

Tương tự, cổ đông lớn nhất của DIC Corp là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng sẽ bị ép bán gần 1,6 triệu cổ phiếu DIG. Thời gian thực hiện cũng là từ ngày 9/11/2022 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của KBSV.

KBSV cũng lưu ý số lượng chứng khoán dự kiến bán giải chấp là ước tính tại thời điểm công bố thông tin, số lượng chứng khoán bán thực tế có thể ít hơn hoặc nhiều hơn do thay đổi giá thị trường làm thay đổi giá trị tài sản đảm bảo.

Trong những ngày trước đó, KBSV liên tục phát đi thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu DIG thuộc sở hữu của ông Nguyễn Hùng Cường và Thiên Tân, lần lượt là 184 nghìn và 715 nghìn đơn vị từ ngày 7/11 rồi tới 399 nghìn và 1,1 triệu đơn vị từ ngày 8/11.

Không chỉ mình KBSV, hàng loạt công ty chứng khoán đã thông báo sẽ bán giải chấp cổ phiếu DIG thuộc sở hữu của các lãnh đạo và cổ đông lớn. Chứng Khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) thông báo về việc bán giải chấp 3,9 triệu cổ phiếu DIG thuộc sở hữu của Chủ tịch Tuấn và 2,1 triệu cổ phiếu DIG của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó Chủ tịch HĐQT DIC Corp kể từ 8/11.

Trước đó vào ngày 4/11, MAS cũng thông bán thực hiện bán giải chấp 2,8 triệu cổ phiếu DIG của ông Tuấn.

Tương tự, Chứng khoán Yuanta Việt Nam mới đây đã thông báo sẽ thực hiện bán giải chấp 2,13 triệu cổ phiếu DIG của Chủ tịch Tuấn. Ông Nguyễn Hùng Cường và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng sẽ bị ép bán lần lượt 1,47 triệu cổ phiếu và 1,44 triệu cổ phiếu DIG. Thời gian thực hiện của ba giao dịch trên đều bắt đầu từ ngày 7/11.

Ngoài ra, trước khi bị các CTCK “call margin” đồng loạt gần đây, những cổ đông này còn từng bị bán giải chấp đồng loạt cổ phiếu DIG hồi cuối tháng 10. Cụ thể, ông Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp hơn 3 triệu cổ phiếu DIG trong hai ngày 27 và 28/10. Trong khi ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp gần 1,4 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 31/10 và 1/11. Cổ đông lớn Thiên Tân cũng không ngoại lệ khi bị ép bán 4,2 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 27/10.

Lãnh đạo và cổ đông lớn bị bán giải chấp trong bối cảnh cổ phiếu DIG liên tục giảm mạnh và đang giao dịch quanh vùng đáy 2 năm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/11, cổ phiếu này tiếp tục giảm sàn xuống mức 13.400 đồng/cổ phiếu, thanh khoản cao kỷ lục với giá trị khớp lệnh đạt hơn 57 triệu đơn vị, xấp xỉ 10% lượng cô phiếu đang lưu hành của DIG. Mức thị giá hiện tại đã “bốc hơi” gần 90% so với đỉnh đạt được hồi giữa tháng 1 năm nay. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay gần gần 52.000 tỷ đồng (~2,1 tỷ USD), còn gần 8.200 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 12/10, Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn đã tỏ ra bất ngờ khi giá cổ phiếu DIG liên tục giảm trong thời gian qua. Ông cũng khẳng định nếu giá cổ phiếu DIG sau ngày 30/10 vẫn dưới 30.000 đồng/cổ phiếu, bản thân ông sẽ đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, khi còn chưa kịp thực hiện lời hứa đăng ký mua vào, ông Tuấn bị bị bán giải chấp rồi đang liên tục bị call margin hàng triệu cổ phiếu DIG.

Nguồn bài viết: Con trai Chủ tịch DIC Corp tiếp tục bị "call margin" khi thị giá DIG giảm sàn 4 phiên liên tiếp

1 Likes

Sau khi Chủ tịch và Tổng giám đốc “khởi xướng”, thêm 3 lãnh đạo Thế Giới Di Động đăng ký mua hàng trăm nghìn cổ phiếu MWG

Chỉ trong 3 ngày qua, đã có 5 lãnh đạo của Thế Giới Di Động đăng ký mua vào 2,16 triệu cổ phiếu MWG, tương đương giá trị gần 100 tỷ đồng.

Trong 3 ngày trở lại đây, dàn lãnh đạo Thế Giới Di Động liên tiếp đăng ký mua cổ phiếu MWG, trong bối cảnh giá cổ phiếu đã giảm khoảng 40% trong 2 tháng qua.

Cụ thể, ngày 7/11, Tổng giám đốc Tràn Huy Thanh Tùng đăng ký mua 500.000 cổ phiếu.

Sang ngày 8/11, đến Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu.

Sáng 9/11, thêm 3 lãnh đạo của Thế Giới Di Động đăng ký mua cổ phiếu, gồm Giám đốc Tài chính Vũ Đăng Linh mua 60.000 cổ phiếu, Thành viên Hội đồng quản trị Đặng Minh Lượm mua 100.000 cổ phiếu và Thành viên Hội đồng quản trị Đoàn Văn Hiểu Em mua 500.000 cổ phiếu.

Như vậy, tổng cộng số cổ phiếu mà các lãnh đạo của Thế Giới Di Động đăng ký mua là 2,16 triệu đơn vị. Trên sàn chứng khoán, MWG hiện có giá khoảng 44.600 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, 2,16 triệu cổ phiếu có giá trị khoảng gần 100 tỷ đồng.

Sau khi thông tin dàn lãnh đạo sẽ mua vào lượng lớn cổ phiếu, giá MWG đã hồi phục trong phiên hôm qua (8/9) và tiếp tục tăng nhẹ trong phiên sáng nay (9/9).

Trước đó, MWG có 2 phiên giảm sàn liên tiếp và đã giảm khoảng 40% trong 2 tháng trở lại đây.

Trong quý 3/2022 vừa qua, lợi nhuận của Thế Giới Di Động đạt 906 tỷ dồng, giảm 20% so với quý 2. Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bảo Việt, lợi nhuận giảm và xuống thấp hơn dự báo của BVSC do khoản chi phí một lần đến từ việc đóng cửa một số cửa hàng Bách Hóa Xanh cao hơn ước tính.

Khoản phí một lần do đóng cửa hàng được trích lập hoàn toàn vào cuối quý 3/2022, trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi được kỳ vọng sẽ cải thiện rõ ràng hơn (doanh thu trên mỗi cửa hàng và biên lợi nhuận tăng). BVSC kỳ vọng Bách Hóa Xanh sẽ hòa vốn trong tương lai gần và khi Bách Hóa Xanh chuyển từ lỗ sang lãi, chuỗi này sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho tập đoàn trong những năm tới.

Về doanh thu, doanh thu của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh giảm 10,5% so với quý trước, do yếu tố mùa vụ và thấp hơn dự báo của BVSC. Sự chững lại cho thấy khách hàng khả năng đang trì hoãn việc mua sắm trước các đợt ra mắt mới và việc Tết 2023 đến sớm hơn thường lệ. Bên cạnh đó, lạm phát đã tác động đến người tiêu dùng có thu nhập thấp.

Nguồn bài viết: Sau khi Chủ tịch và Tổng giám đốc "khởi xướng", thêm 3 lãnh đạo Thế Giới Di Động đăng ký mua hàng trăm nghìn cổ phiếu MWG

1 Likes

Nhiều doanh nghiệp niêm yết về đích sớm

(ĐTCK) Đến cuối quý III, nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành, thậm chí vượt xa mục tiêu lợi nhuận năm.

Tăng trưởng vượt trội

Số liệu của Bộ Công Thương về nhóm ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong 10 tháng đầu năm cho thấy, ngành công nghiệp chế biến mang về 270 tỷ USD, đóng góp tới 86% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong đó, nhóm hóa chất, phân bón có tốc độ tăng trưởng vượt trội về giá trị xuất khẩu, cụ thể, xuất khẩu phân bón các loại tăng 153% so với cùng kỳ; xuất khẩu hóa chất tăng 40,8%…

Bức tranh xuất khẩu tích cực đã phản ánh vào kết quả kinh doanh quý III cũng như 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, quý III vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) ghi nhận doanh thu hơn 3.695 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.513 tỷ đồng, lần lượt tăng 75% và hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, Công ty đạt doanh thu 11.333 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.917 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 86% và tăng 342% so với cùng kỳ.

Năm nay, DGC đặt kế hoạch doanh hợp nhất 12.117 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 3 quý đầu năm, Công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm tới 1.417 tỷ đồng.

Tình hình tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) còn tích cực hơn nhiều, khi lợi nhuận hợp nhất 9 tháng ước đạt 5.400 tỷ đồng, cao gấp 3 lần kế hoạch cả năm.

Thông tin từ Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ, mã DPM) cho thấy, 9 tháng đầu năm, Công ty xuất khẩu 155.000 tấn, gấp 3 lần kế hoạch đề ra cho cả năm,; doanh thu và lợi nhuận trước thuế tương ứng đạt gần 15.000 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng. Năm nay, Đạm Phú Mỹ đặt mục tiêu doanh thu 17.239 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.130 tỷ đồng. Như vậy, sau 3/4 chặng đường của năm, Công ty đã thực hiện được 87% mục tiêu doanh thu, nhưng đạt 128% mục tiêu lợi nhuận năm.

Ngoài một số doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất, trong số doanh nghiệp đã về đích kế hoạch lợi nhuận năm ghi nhận tại thời điểm này còn có một số doanh nghiệp ngành dầu khí. Ba quý đầu năm, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) ghi nhận doanh thu 126.700 tỷ đồng, cao gấp 1,9 lần cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 12.899 tỷ đồng, cao gấp 3,2 lần so với cùng kỳ.

Năm nay, BSR đặt mục tiêu doanh thu đạt 91.678 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.295 tỷ đồng. Như vậy, BSR đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm đến gần 10 lần.

Giá xăng dầu tăng cao, khoảng chênh lệch giá giữa giá nguyên liệu và thành phẩm nới rộng, cộng với nhu cầu xăng dầu phục hồi mạnh khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch đã giúp BSR hưởng lợi. Ông Bùi Ngọc Dương, Tổng giám đốc BSR cho biết, Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý, vận hành) đạt công suất vận hành trung bình 105%, sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, đạt 106% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch cả năm. Tổng sản lượng tiêu thụ của nhà máy đạt hơn 5 triệu tấn, đạt 106% kế hoạch 9 tháng và đạt 78% kế hoạch năm.

Doanh nghiệp cùng ngành với BSR là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL, mã OIL) ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng tăng trưởng mạnh, với doanh thu đạt 79.617 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 431 tỷ đồng. Dù mới thực hiện được 93,5% kế hoạch doanh thu cả năm, nhưng PV OIL đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 40%.

Hưởng lợi từ nền kinh tế phục hồi

Kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của Covid-19. Các doanh nghiệp đã tận dụng tối đa những cơ hội để đưa hoạt động kinh doanh trở lại với đường đua. Ông Nguyễn Hoàng Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần City Auto (City Ford, mã CTF) cho biết, dù mới kết thúc 9 tháng đầu năm nhưng Công ty đã hoàn thành 90% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Công ty tự tin sẽ vượt kế hoạch đề ra.

CTF đã chủ động, linh hoạt để thích nghi với bối cảnh thị trường. Chẳng hạn, việc các ngân hàng thương mại cạn room tín dụng giai đoạn cuối quý II, đầu quý III đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh chung của ngành ô tô (do khách hàng không tiếp cận được vốn vay mua xe), Công ty đã làm việc với các ngân hàng đối tác chiến lược để tìm giải pháp tháo gỡ, đưa ra các chính sách tối ưu cho doanh nghiệp và khách hàng. Nhân sự của Công ty cũng được nâng cao cả về chất và lượng, nhờ đó, hoạt động kinh doanh tốt hơn trong bối cảnh thị trường ô tô có nhiều khởi sắc.

“Thị trường ô tô có tốc độ tăng trưởng trung bình 15 - 20%/năm. City Ford cũng trong xu hướng tăng trưởng đó. Hiện nay, nhu cầu mua xe của khách thì lớn mà nguồn cung thì ít nên dư địa kinh doanh còn rộng”, ông Tiến cho hay.

Một doanh nghiệp khác trong ngành ô tô là Công ty cổ phần Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã HAX) đã vượt xa kế hoạch kinh doanh năm. Cụ thể, trong 9 tháng, Công ty đạt doanh thu 5.177 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 241 tỷ đồng, tăng 445% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Haxaco đã vượt 13% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Haxaco cho biết, kết quả này là nhờ chính sách bán hàng linh hoạt. Công ty đã bám sát các ngân hàng đang hợp tác để khách hàng nhận được sự hỗ trợ tài chính một cách nhanh nhất. Số lượng xe cung ứng trong quý III được cải thiện, giúp giải quyết phần lớn đơn hàng cho khách đặt cọc. Bên cạnh đó, showroom Haxaco Cần Thơ đi vào hoạt động từ tháng 7/2022 đã bắt đầu đóng góp vào kết quả chung của Công ty.

Nhiều doanh nghiệp đã hưởng lợi mạnh mẽ nhờ nền kinh tế. Tại Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT), lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 21.708 tỷ đồng tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 80% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế đạt 369 tỷ đồng cao gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 51% kế hoạch năm.

Trong quý IV/2022, FRT nhận định thị trường chung bước vào giai đoạn khó khăn, sức mua có thể giảm nhưng Công ty sẽ cố gắng tối đa để hoàn thành kế hoạch năm.

Với những doanh nghiệp đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm, quý IV là giai đoạn tập trung chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh của năm mới. Lãnh đạo BSR cho hay, năm 2023, Công ty sẽ tiếp tục vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục ở công suất cao và cơ cấu sản phẩm tối ưu phù hợp với nhu cầu và tình hình thị trường để tối đa hoá hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

Còn tại Haxaco, ông Đỗ Tiến Dũng cho hay, Công ty tự tin đặt nhiều kế hoạch kinh doanh trong năm 2023, trong đó điểm nhấn là đơn vị tiên phong tại miền Bắc phân phối xe điện Mercedes-Benz. Ngoài mảng phân phối xe, Công ty sẽ tập trung vào mảng cho thuê xe, mảng tài chính và đầu tư mở rộng quỹ đất. Mục tiêu chi trả cổ tức của Haxaco trong năm sau là 20 - 30% vốn điều lệ.

Kinh tế 2023 được dự báo sẽ có nhiều thách thức, doanh nghiệp cũng chuẩn bị sẵn tâm thế để đối mặt và vượt qua.

Nguồn bài viết: Nhiều doanh nghiệp niêm yết về đích sớm | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes